You are on page 1of 4

BÀI 5.

CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC

Câu 1: Hoàn thành thông tin cho bảng sau:


Nhóm nguyên tố Hàm lượng trong cơ thể Vai trò Ví dụ
người
Đa lượng > 0.01% Thành phần chủ yếu cấu tạo C, H, O, N, S, P,
nên hợp chính chất trong tế …
bào
Vi lượng < 0.01% Tham gia cấu tạo nhiều loại Fe, Ca, I, Cu, Zn,
enzyme …

Câu 2: Nếu nguyên tố oxygen và hydrogen có độ âm điện bằng nhau thì vai trò của nước đối với
tế bào có bị thay đổi hay không? Vì sao?

- Oxygen có độ âm điện lớn hơn hydrogen nên liên kết cộng hóa trị giữa oxygen và hydrogen
trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị có cực. Từ đó dẫn đến nước có tính phân cực.
- Nếu nước không còn tính phân cực thì nước không thể hòa tan các chất cần thiết cũng như tham
gia vào các phản ứng hóa học trong tế bào.

Câu 3: Hợp chất nào khiến cho oxygen chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ thể người?

- Nước là hợp chất chiếm khoảng 70-90% khối lượng tế bào và có công thức H2O.
- Vì vậy nước là phân tử làm cho oxygen chiếm tỉ lệ cao trong cơ thể.

Câu 4: Tại sao khi đưa rau cải vào ngăn đá tủ lạnh một thời gian, khi lấy ra và để tan đá thì rau
cải sẽ bị mềm?

- Để rau trong ngăn đá tủ lạnh  nước trong tế bào đông thành đá  tăng thể tích tế bào chất
trong khi màng và thành tế bào không đổi  tế bào bị vỡ. Khi đá tan, tế bào vỡ rời ra  rau cải
sẽ mềm.
Câu 5: Trình bày vai trò của nước trong việc điều hoà nhiệt độ tế bào và cơ thể.

Nước điều hoà nhiệt độ tế bào và cơ thể trên cơ sở phá vỡ hoặc hình thành các liên kết hydrogen
giữa các phân tử nước vì qua đó nước có thể hấp thu và thải ra 1 lượng nhiệt lớn. Khi nước bay
hơi và ngưng tụ giúp cơ thể và tế bào điều hòa nhiệt.

Câu 6: Nếu cấu tạo cơ thể sinh vật chứa 70-90% chất lỏng là ethanol thay vì nước thì các sinh vật
sống sẽ thay đổi phạm vi ở trong khoảng nhiệt độ rộng hay hẹp hơn. Vì sao? Biết nhiệt bay hơi
của ethanol bằng một nửa nhiệt bay hơi của nước.

Phạm vi nhiệt độ hẹp hơn. Vì nhiệt bay hơi của ethanol chỉ bằng một nửa so với nước, sinh vật có
70-90% ethanol sẽ mất nhiều lượng chất lỏng và thời gian hơn để giải toả cùng 1 lượng nhiệt so
với sinh vật có 70-90% nước  khiến chúng phụ thuộc vào môi trường có nhiệt độ ổn định hơn
 giới hạn phạm vi nhiệt độ mà sinh vật có thể sống.
BÀI 6. CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC
B. TỰ LUẬN
Câu 1: Hoàn thành bảng sau:
Loại đường Cấu tạo Chức năng Ví dụ

Monosaccharide Có 3-7 nguyên tử carbon - Cấu tạo nên đường đôi, đường - Ribose
trong phân tử. đa và một số hợp chất khác như - Glucose
nucleic acid (DNA, RNA), - Fructose
glycoprotein, glycolipid, …. - Galactose
- Là nguyên liệu của hô hấp tế …
bào/ Cung cấp năng lượng cho tế
bào.
Disaccharide Gồm 2 phân tử đường đơn - Nguồn dự trữ carbon và năng - Lactose
liên kết với nhau. lượng tạm thời. - Sucrose
Polysaccharide Gồm nhiều phân tử đường - Là nguồn năng lượng dự trữ - Cellulose.
đơn liên kết lại với nhau của tế bào và cơ thể. - Tinh bột…
- Cấu tạo nên tế bào và các bộ
phận của cơ thể.

Câu 2: Kể tên các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc protein?

Các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc protein:
- Liên kết peptide hình thành giữa 2 acid amin. Các acid amin nối với nhau bởi liên kết peptide
hình thành nên chuỗi polypeptide tạo nên cấu trúc bậc 1 của protein.
- Liên kết hydrogen. Cấu trúc bậc 2 của protein được giữ vững nhờ liên kết hydrogen giữa các
acid amin ở gần nhau.
- Tương tác kị nước. Khi các gốc kị nước (ví dụ gốc −CH3 của các acid amin) ở gần nhau, giữa
chúng hình thành lực hút.
- Liên kết disulfide (-S-S-) giữa hai gốc cysteine góp phần hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của
protein.

Câu 3: Nêu một vài loại protein trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng?

- Collagen và elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chằng, gân.
- Insulin và glucagon do tế bào đảo tụy thuộc tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa hàm lượng
đường glucose trong máu.
- Các enzyme thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, enzyme amylase trong nước bọt phân
giải tinh bột, enzyme pepsin phân giải prrotein, enzym lipase phân giải lipid.
- Huyết sắc tố hemoglobin có chứa trong hồng cầu có vai trò vận chuyển oxygen và carbonic
trong máu...

Câu 4: Tại sao chúng ta cần phải ăn đa dạng và phối hợp hợp lý giữa các nhóm thực phẩm? Có
thể ăn thật nhiều 1 nhóm thực phẩm nào đó không?

Ba nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của con người gồm chất bột
đường, đạm, béo. Thực tế mỗi loại thực phẩm trong tự nhiên thường chứa nhiều chất dinh dưỡng,
nhưng với tỷ lệ khác nhau. Việc chọn lựa và phối hợp thực phẩm một cách khoa học giúp cung
cấp đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không bị dư hoặc thiếu hụt. Ăn quá
nhiều 1 nhóm thực phẩm nào đó sẽ dẫn đến dư thừa chất dinh dưỡng này và lại thiếu hụt chất
khác.
Vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng:
1. Chất bột đường (carbohydrate)
- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động và chức năng quan trọng nhất của cơ thể, chiếm 60-
65% tổng năng lượng khẩu phần. Một g carbohydrate cung cấp 4 kcal năng lượng.
- Cấu tạo nên tế bào và các mô.
- Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh.
- Điều hòa hoạt động của cơ thể.
- Cung cấp chất xơ cần thiết.
- Có trong các loại ngũ cốc và củ như khoai lang, khoai môn, gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến,
đường, bắp, bo bo, trái cây...
2. Chất béo (lipid)
- Cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất, một g chất béo có 9 kcal năng lượng.
- Nguồn dự trữ năng lượng (mô mỡ).
- Giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K.
- Giúp cho sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh.
- Có nhiều trong dầu, mỡ, bơ...
3. Chất đạm (protein)
- Nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, cơ, xương, răng...
- Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các enzyme, hormone giúp điều hòa hoạt động của cơ thể,
nguyên liệu tạo các kháng thể giúp chống đỡ bệnh tật.
- Vận chuyển các dưỡng chất.
- Điều hòa cân bằng nước.
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ...
4. Khoáng chất và vitamine

Câu 5: Tính bền vững và linh hoạt trong cấu trúc của DNA có được là nhờ đặc điểm nào?

- Tính bền vững trong cấu trúc của DNA có được là nhờ:
 Các nucleotide trên một mạch liên kết với nhau bằng liên kết phosphodiester được hình
thành giữa đường pentose của nucleotide này với gốc phosphate của nucleotide kế tiếp.
Đây là liên kết bền vững.
 Các nucleotide giữa hai mạch liên kết với nhau bằng số lượng lớn các liên kết hydrogen tạo
ra tính bền vững tương đối cho DNA.
 Ngoài ra, DNA có thể cuộn xoắn và liên kết với nhiều loại protein để tăng cường tính bền
vững.
- Tính linh hoạt trong cấu trúc của DNA có được là nhờ: Các nucleotide ở 2 mạch liên kết với
nhau bằng liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen là liên kết yếu dễ dàng được phá vỡ và thành lập
lại. Nhờ tính chất này mà hai mạch của phân tử DNA trở nên linh hoạt hơn, giúp 2 mạch của
DNA dễ dàng tách nhau ra khi nhân đôi và phiên mã, và liên kết lại sau khi kết thúc hai quá trình
trên.
BÀI 7. TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC

B. TỰ LUẬN
Câu 1: Xác định tên thành phần cấu trúc có kí hiệu (1) đến (6) ở hình bên dưới
(1) : roi
(2) : vỏ nhầy
(3): thành tế bào
(4): màng tế bào
(5): vùng nhân/ DNA/ chất di truyền
(6): ribosome

Câu 2: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực


Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
- Kích thước nhỏ (0,5 - 10 µm). - Kích thước lớn hơn (10 - 100 µm).
- Luôn có thành tế bào - Không phải tất cả tế bào nhân thực đều
có thành tế bào
- Vật chất di truyền nằm trong vùng nhân. - Vật chất di truyền nằm trong nhân hoàn
chỉnh
- Chưa có hệ thống nội màng. - Có hệ thống nội màng chia tế bào chất
thành các khoang riêng biệt.
- Không có hệ thống các bào quan có màng - Có hệ thống các bào quan có màng và
bao bọc. không có màng bao bọc.
- Ribosome 70S - Ribosome 80S
- Đại diện: vi khuẩn - Đại diện: động vật, thực vật, nấm, …

You might also like