You are on page 1of 18

CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ NHÂN THỰC

Mục tiêu:
1. Trình bày được cấu tạo, chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào nhân sơ.
2. Trình bày được cấu tạo, chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào nhân thực.
Nội dung bài học:
1. Tế bào nhân sơ.
1.1. Đặc điểm chung.
1.2. Cấu tạo của tế bào nhân sơ.
2. Tế bào nhân thực.
1.1. Đặc điểm chung.
1.2. Cấu tạo của tế bào nhân thực.
*********************************
Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của mọi sinh vật. Tế bào chia làm 2 loại: Tế
bào nhân sơ và Tế bào nhân thực.
I. Tế bào nhân sơ (Prokaryote).
1. Đặc điểm chung.
- Đa số các sinh vân nhân sơ là đơn bào (vi khuẩn và vi sinh vật cổ), tuy nhiên ở một
số loài các tế bào vẫn gắn với nhau khi phân chia tế bào.
- Phần lớn các tế bào nhân sơ có kích thước dao động từ 0,5 - 5µm.
- Tỷ lệ S/V (diện tích bề mặt TB/thể thích TB) lớn → Tốc độ trao đổi chất với môi
trường nhanh.
- Ba loại hình dạng phổ biến nhất: Hình cầu (cocci), Hình que (bacilli), hình xoắn
(spirals).
2. Cấu tạo tế bào nhân sơ.
2.1. Vỏ nhầy, lông, roi.
a) Vỏ nhầy (màng bao).
 Chức năng:
- Bao phủ thành tế bào, giúp tế bào nhân sơ bám dính vào các tề bào nhân sơ khác
hoặc bám dính vào cơ chất.
- Bảo vệ tế bào khỏi sự mất nước.
- Bảo vệ vi khuẩn tránh khỏi sự tấn công của các tế bào miễn dịch của cơ thể vật chủ.
 Cấu tạo:
- Polysaccharide hoặc protein.
b) Lông (tua).
 Chức năng:
- Giúp tế bào nhân sơ bám dính vào nhau hoặc bám lên cơ chất.
- Lông giới tính (dài hơn nhưng số lượng ít hơn lông thông thường): Kéo 2 tế bào lại
gần nhau trước khi trao đổi DNA thông qua tiếp hợp (conjugation).
 Cấu tạo:
- Protein.
c) Roi.
1
 Chức năng:
- Cơ qua vận động của tế bào: Giúp tế bào nhân sơ di chuyển có hướng – sự hướng
động: Chuyển động ra xa hoặc tiến lại gần nguồn kích thích.
 Cấu tạo:
- Protein.
2.2. Thành tế bào và màng tế bào.
a) Thành tế bào.
 Chức năng:
- Duy trì hình dạng tế bào.
- Bảo vệ tế bào.
 Cấu tạo:
- Ở vi khuẩn: Peptidoglycan, là mạng lưới nhiều phân tử đường biến đổi, liên kết
chéo với nhau bởi chuỗi polypeptid ngắn.
- Ở vi sinh vật cổ: Chứa nhiều loại polysaccharide và protein, không có
peptidoglycan.
 Kỹ thuật nhuộm Gram: Phân loại vi khuẩn thành 2 nhóm: Gram dương và
Gram âm dựa trên sự khác nhau về thành phần thành tế bào.
 Vi khuẩn Gram âm:
 Thành tế bào ít peptidoglycan và màng ngoài chứa lipopolysaccharide (LPS)
gây ngộ độc, hoặc số phản vệ.
 Có xu hướng kháng nhiều thuốc kháng sinh hơn VK Gram dương do lớp màng
ngoài ngăn cản thuốc vào trong tế bào.
 Nhóm kháng sinh β-lactam tiêu diệt vi khuẩn (đặc biệt với các VK Gram
dương) do ức chê tổng hợp thành tế bào.
b) Màng tế bào (Màng sinh chất).
 Chức năng:
- Trao đổi chất có chọn lọc.
- Là nơi diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào.
 Cấu tạo:
- Lớp kép phospholipid và protein.
2.3. Tế bào chất, ribosome.
a) Tế bào chất.
 Chức năng:
- Nơi diễn ra các phản ứng sinh hóa, đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào.
- Nơi chứa các hạt dự trữ (đường, lipid) và ribosome
 Cấu tạo:
- Thành phần chủ yếu là nước, enzyme, muối và các hợp chất hữu cơ, vô cơ khác
(bào tương – chất keo bán lỏng).
b) Ribosome.
 Chức năng:
- Nhà máy tổng hợp protein của tế bào.
2
 Cấu tạo:
- Protein và rRNA
- Ribosome 70S, bao gồm một tiểu đơn vị nhỏ (30S) và một tiểu đơn vị lớn (50S)
2.4. Vùng nhân.
 Chức năng:
- Mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
 Cấu tạo:
- Không có màng nhân bao bọc.
- Hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
 Thuốc kháng sinh nhóm Quinolone: Ngăn cản sự tổng hợp DNA của vi khuẩn.
 Plasmid:
- Nằm ngoài vùng nhân.
- Là những vòng DNA nhỏ có khả năng nhân lên độc lập, thường chỉ chứa một gen.
- Thiếu plasmid, vi khuẩn vẫn sinh trưởng bình thường.
- R-plasmid (resistance) mang có gen kháng kháng sinh, có thể truyền từ vi khuẩn
này sang vi khuẩn khác bằng con đường tiếp hợp.
→ Làm vector chuyển gen đế biến nạp gen tái tổ hợp từ tế bào này sang tế bào
khác.
II. Tế bào nhân thực (Eukaryote).
1. Đặc điểm chung.
- Có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ (10 - 100µm).
- Đã có nhân chính thức với màng nhân cách nhân và tế bào chất.
- Có bộ khung xương tế bào, và hàng loạt các bào quan có màng bao bọc.
- Tế bào động vật và thực vật có hầu hết các bào quan giống nhau.
2. Cấu tạo tế bào nhân thực.
2.1. Nhân tế bào.
- Nhân chứa hầu hết các gen của tế bào (một số gen nằm ở ty thể lục lạp).
- Màng nhân bao bọc nhân, ngăn cách nhân với tế bào chất, là màng kép (mỗi màng
bao gồm một lớp lipid kép kết hợp với protein, cách nhau khoảng 20 - 40nm).
- Trên màng nhân có phức hệ lỗ màng nhân (cấu tạo bởi các protein), điều hòa sự ra
vào của protein, DNA và các phức hệ đại phân tử.
- Hình dạng nhân được duy trì bởi tấm lót màng nhân (cấu tạo bởi mạng lưới các sợi
protein).
- Trong nhân, DNA được tổ chức thành các đơn vị tách biệt được gọi là nhiễm sắc
thể, cấu trúc mang thông tin di truyền.
- Mỗi nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc, phức hệ gồm protein và DNA.
- Nhân con nằm ở trung tâm của nhân, xuất hiện dưới kính hiển vi dưới dạng mội
khối đậm đặc, là nơi tổng hợp rRNA.
2.2. Ribosome
- Là nhà máy sản xuất protein của tế bào.
- Ribosomes là phức hệ cấu tạo từ protein và RNA.

3
- Ribosomes tổng hợp protein ở 2 nơi trong tế bào chất:
 Trong tế bào chất (ribosome tự do).
 Phía ngoài lưới nội chất (ER-endoplasmic reticulum) hoặc màng nhân
(ribosome liên kết).
 Hệ thống màng nội bào
 Là hệ thống màng các bào quan kế tiếp nhau về mặt vật lý hoặc do tách chuyển
một đoạn màng dưới dạng các túi nhỏ.
 Tuy có quan hệ với nhau nhưng khác nhau về cấu trúc và chức năng.
 Hệ thống màng nội bào bao gồm: màng nhân, lưới nội chất, bộ máy Golgi,
lysosome, không bào và màng sinh chất.
 Chức năng:
 Tổng hợp và vận chuyển protein đến màng tế bào và các bào quan khác ra
khỏi tế bào.
 Chuyển hóa lipid.
 Khử độc.
2.3. Lưới nội chất: Nhà máy tổng hợp sinh học (ER-endoplasmic reticulum)
- Là màng lưới kéo dài của các màng, chiếm hơn ½ tổng số màng ở nhiều loại tế bào
nhân thực.
- Gồm các ống có màng bao và các túi dẹp chứa dịch nối thông với nhau tạo thành
một mạng lưới. Màng lioiws nội chất tiếp nối với màng nhân.
- Có hai vùng lưới nội chất khác biệt về cấu trúc và chức năng:
 ER trơn: Mặt ngoài không có ribosome.
 ER hạt: Có ribosome trên mặt ngoài của màng.
Chức năng của ER trơn Chức năng của ER hạt
Chứa các enzyme quan trọng tham gia: o Tiết ra các protein (glycoprotein)
o Tổng hợp lipid. do ribosome liên kết tổng hợp
o Chuyển hóa cacbohydrate. nên.
o Khử độc (thuốc và các chất độc). o Đóng gói các protein tiết vào các
o Dự trữ canxi để thể hiện các chức túi vận chuyển có màng bao để ra
năng như co cơ, truyền tin TB… ngoài tế bào chất.
o Là nhà máy sản xuất màng cho
TB.

2.4. Bộ máy Golgi: Trung tâm vận chuyển và tiếp nhận.


- Gồm các túi dẹp có màng bào (túi chứa dịch).
- Bộ máy Golgi được phân thành 2 cực:
 Mặt cis: nằm gần ER, “khu vực nhập hàng”.
 Mặt trans: nằm xa ER, sinh ra các túi vận chuyển, “khu vực xuất hàng”.
 Chức năng:
- Sửa đổi các sản phẩm tới từ ER.
- Sản xuất một số đại phân tử.
4
- Phân loại, đóng gói sản phẩm vào túi vận chuyển.
2.5. Lysosome: Ngăn tiêu hóa.
- Là một túi chứa các enzyme thủy phân có màng bao mà tế bào động vật dùng để
tiêu hóa các đại phân tử.
- Enzyme lysosome có thể thủy phân protein, chất béo, acid nucleic, polysaccharides.
- Lysosome thực hiện tiêu hóa nội bào theo nhiều hoàn cảnh:
 Thực bào (phagocytosis): tạo thành một túi không bào để nuối các sinh vật
nhỏ hoặc các hạt thức ăn.
 Tự thực bào (autophagy): tái quay vòng vật chất hữu cơ riêng của tế bào →
tế bào liên tực được đổi mới.
2.6. Không bào: Khoang bảo dưỡng đa năng.
- Là các túi có màng bao bọc, có những chức năng khác nhau ở các tế bào khác nhau.
Tế bào thực vật hoặc tế bào nấm có thể có một hoặc nhiều không bào.
 Không bào thức ăn: Hình thành bởi sự thực bào.
 Không bào co bóp: Làm nhiệm vụ chiếc bơm, bơm nước ra khỏi tế bào khi
tế bào hấp thụ quá nhiều nước.
 Không bào trung tâm: Điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào, chứa chất dự
trữ, nước.
2.7. Ty thể và lục lạp.
 Đặc điểm chung:
- Có lớp màng kép.
- Có các protein được ribosome tự do sản xuất ra.
- Có DNA riêng.
 Ty thể: Nhà máy năng lượng của tế bào.
 Có trong hầu hết các tế bào nhân thực.
 Màng ngoài nhẵn, màng trong gấp nếp hình răng lược, tạo thành các mào
(cristae)
 Ty thể chia thành 2 khoang:
 Khoang ngoài: Chứa ion H+ → tổng hợp ATP.
 Khoang trong: Chứa các chất nền có nhiều loại enzyme tham gia quá trình
hô hấp tế bào.
 Chất nền chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng và ribosome → tự nhân đôi
và tổng hợp protein cho riêng mình.
 Lục lạp: Bào quan thu giữ năng lượng ánh sáng.
 Chứa cholorophyll (diệp lục tố), enzyme, và các loại phân tử khác có chức năng
sản xuất đường bằng quang hợp.
 Được tìm thấy trong lá và các cơ quan có màu xanh khác của cây và tảo.
 Cấu trúc:
 Thylakoid: Hệ thống có màng bao ở dạng các túi dẹp, liên kết phần trong với
nhau.
 Granum: Là các thylakoid xếp lên nhau thành chồng.
5
 Stroma (chất nền): Chất lỏng bao quanh granum:
o Chứa enzyme → cố định CO2 trong quang hợp.
o Chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng và ribosome.
→ Tự nhân đôi và tổng hợp mổ số protein tham gia vào quá trình quang
hợp.
2.8. Peroxisome: Giải độc và chuyển hóa lipid.
- Là khoang trao đổi chất chuyển hóa, được bao bọc bởi màng đơn.
- Chứa các enzyme truyền hydro từ các cơ chất khác nhau đến oxi, tạo thành
peroxide và chuyển nó thành nước.
- Glyoxysome: Là loại peroxisome chuyển hóa được tìm thấy ở hạt cây.
2.9. Tế bào chất và bộ khung xương tế bào.
a) Tế bào chất.
- Gồm bào tương và các bào quan khác.
- Bào tương có dạng keo, với thành phần cơ bản là nước và các phân tử sinh học.
- Có các mạng lưới protein liên kết với nhau, hình thành nên bộ khung xương tế bào.
b) Bộ khung xương tế bào.
- Là hệ thống mạng lưới các sợi trải rộng xuyên suốt tế bào, gồm 3 loại cấu trúc:
 Vi ống (Microtubule).
 Vi sợi (Microfilament).
 Sợi trung gian (Intermediate filament).
 Chức năng:
- Giúp nâng đỡ tế bào và duy trì hình dạng của tế bào.
- Tương tác với các protein động cơ để tạo sự vận động.
- Là hệ thống “đường ray đơn” đưa các túi và các bào quan khác di chuyển đến đích.
- Tham gia điều hòa các hoạt động hóa sinh trong tế bào để đáp lại các kích thích cơ
học.
 Vi ống.
 Cấu tạo:
 Tubulin, ống rỗng.
 Chức năng chính:
 Duy trì hình dạng tế bào (các xà nhà chống nén).
 Vận động tế bào (như lông rung hoặc lông roi).
 Chuyển động của NST trong quá trình phân chia tế bào.
 Chuyển động của các bào quan.
 Vi sợi.
 Cấu tạo:
 Actin, 2 sợi xoắn lấy nhau.
 Chức năng chính:
 Duy trì hình dạng của tế bào (yếu tố chịu lực căng).
 Vận động tế bào (như chân giả).
 Phân chia tế bào (hình thành rãnh phân cắt).
6
 Thay đổi hình dạng tế bào.
 Co cơ.
 Dòng tế bào chất.
 Chuyển động của các bào quan.
 Sợi trung gian.
 Cấu tạo:
 Keratin, các sợi siêu xoắn thành dây cáp.
 Chức năng chính:
 Duy trì hình dạng tế bào (yếu tố chịu lực căng).
 Neo giữ nhân và một số bào quan khác.
 Hình thành các phiến lót màng nhân.
2.10. Màng tế bào.
 Cấu trúc:
- Lớp kép phospholipid và các protein màng.
 Chức năng:
- Bảo vệ, ngăn cách tế bào với môi trường bên ngoài.
- Kiểm soát các chất ra vào tế bào: Có tính thấm chọn lọc, chỉ cho những chất nhất
định ra vào tế bào.
- Tiếp nhận thông tin từ môi trường và truyền tín hiệu vào trong tế bào.
- Quy định hình dạng tế bào phù hợp với chức năng của chúng.
2.11. Thành tế bào
- Là cấu trúc ngoại bào của tế bào thực vật, giúp phân biệt tế bào động vật và thực
vật.
- Sinh vật nhân sơ, nấm và một số sinh vật nguyên sinh cũng có thành tế bào.
 Cấu tạo:
- Các sợi polysaccharide cellulose.
 Chức năng:
- Bảo vệ tế bào thực vật, duy trì hình dạng của tế bào, ngăn cản sự lấy nước vào dư
thừa.
2.12. Chất nền ngoại bào (ECM-extracellular matrix)
- Tế bào động vật không có thành tế bào nhưng được bao quanh bởi chất nền ngoại
bào.
 Cấu tạo:
- Glycoprotein như collagen, proteoglycan và fibronectin.
- Các protein của EMC gắn với protein thụ thể trong màng tế bào (intergrin – một
protein xuyên màng).
 Chức năng:
- Nâng đỡ, bám dính, vận động và điều hòa.

7
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG MÀNG SINH HỌC
Mục tiêu:
1. Trình bày được cấu trúc, chức năng của lipid màng tế bào
2. Trình bày được cấu trúc, chức năng của protein màng tế bào.
Nội dung bài học:
1. Cấu trúc, chức năng của lipid màng tế bào.
1.1. Phospholipid.
1.2. Cholesterol.
1.3. Glycolipid.
2. Cấu trúc, chức năng của protein màng tế bào.
2.1. Protein xuyên màng.
2.2. Protein neo và lipid màng.
2.3. Protein ngoại vi.
*********************************
Tổng quan về màng sinh học
- Màng tế bào được cấu tạo bởi lipid, protein và cacbohydrate. Trong đó lipid và
protein là những vật liệu chính.
- Lipid màng tế bào là các phân tử lưỡng phần, trong đó phospholipid chiếm số
lượng lớn nhất, tạo nên bộ khung chính của màng tế bào.
- Các phospholipid và protein của màng tế bào được sắp xếp theo “mô hình khảm
lỏng”: Màng là cấu trúc lỏng được “khảm” bằng có protein khác nhau nằm trong
hoặc gắn kết với lớp kép phospholipid.
I. Cấu trúc, chức năng lipid màng tế bào.
1. Phosphlipid.
- Là các phân tử lưỡng phần:
 Đầu ưa nước (đầu phân cực gắn với nhóm phosphat).
 Đuôi kỵ nước (2 mạch acyl béo ester hóa với 2 nhóm hydroxyl của glycerol
phosphate).
→ Có thể tạo các hạt micell đóng hói các chất thân dầu bên trong.
→ Ứng dụng trong ngành Dược: Tạo các lysosome vận chuyển thuốc tới đích, hạn chế
độc tính.
- Độ dài, độ bão hòa của các đuôi acid béo và nhiệt độ ảnh hưởng đến tính lỏng của
màng:
 Càng nhiều acid béo no thì độ nhớ của màng càng cao.
 Nhiệt độ càng cao thì tính lỏng của màng càng cao.
2. Glycolipid.
- Là các phân tử lipid gắn với câc sphaan tử đường.
- Tập trung ở phía ngoài màng tế bào.
- Có vai trò trong quá trình nhận biết tế bào. Là vị trí xâm nhập của một số đọc tố vi
khuẩn và virus.
3. Cholesterol.
8
- Nằm xen kẽ với các phospholipid và rải rác trong lớp kép phospholipid màng.
- Hộ trợ cấu trúc màng: ngăn chặn các mạch acyl của phospholipid tập trung quá gần
nhau để duy trì độ linh động của màng mà vẫn đảm bảo độ bền cơ học cần thiết.
II. Cấu trúc, chức năng protein màng tế bào.
- Xác định hầu hết các chức năng của màng tế bào. Màng tế bào là hình ảnh cắt dán
của các protein khác nhau gắn vào chất nền lỏng của lớp kép lipid.
- Mỗi loại tế bào khác nhau chưa các bộ protein màng khác nhau, và mỗi loại màng
khác nhau trong tế bào lại có một tập hợp các protein của riêng nó.
- Phân loại (dựa vào cấu trúc và vị trí của chúng với màng): 3 loại.
1. Protein xuyên màng.
- Các protein xuyên màng xuyên qua lõi kỵ nước của lớp kép lipid.
- Vùng kỵ nước của protein xuyên màng được cấu tạo từ một hoặc nhiều mạch acid
amin không phân cực
 Chuỗi xoắn α: Aquaporin – kênh dẫn nước của tế bào → Đột biến gen
aquaporin – 2 gây đái tháo nhạt.
 Chuỗi xoắn β: Kênh porin cho phép hấp thụ và thải ra các phân tử ưa nước phân
tử nhỏ → Một trong những cơ chế kháng penicillin của vi khuẩn.
2. Protein neo vào lipid màng.
- Chỉ ở một phía của lớp kép lipid.
- Các protein tan trong nước liên kết cộng hóa trị với lipid của màng – lipid neo.
- Gồm 3 loại:
 Neo acyl hóa.
 Protein + acid béo (myristate hoặc palmitate)
 Có vai trò quan trọng đối với chức năng đi kèm với màng
 Ví dụ: v-Scr, là một thể đột biến của protein tyrosine kinase đầu N được
myristyl hóa → ung thư.
 Neo preryl hóa.
 Protein + hydrocacbon.
 Có vai trò tăng cường gắn protein lên màng.
 Ví dụ: Ras, Rab (họ GTPase: truyền tín hiệu trong tế bào) gắn vào màng
bằng neo prenyl.
 Neo GPI (glycosylphosphatidylinositol).
 Chỉ có trên bề mặt tế bào.
 Có nhiều vai trò sinh lý khác nhau: enzyme, kháng nguyên bề mặt tế bào, thụ
thể truyền tín hiệu, kết dính tế bào.
3. Protein ngoại vi.
- Là những phần phụ, hoàn toàn không gắn kết vào lớp kép lipid, gắn lỏng lẻo với bề
mặt màng.
- Gắn vào màng bằng:
 Tương tác gián tiếp với protein xuyên màng hoặc protein neo vào lipid màng.
 Tương tác trực tiếp với phần đầu của lipid.
9
- Vai trò: Hỗ trợ kết cấu của tế bào, truyền thông tin bên trong và bên ngoài tế bào,
enzyme, ...
 Protein màng tế bào chiếm 2/3 số đích tác dụng của thuốc đã biết và có khoảng 50% những
thuốc phân tử nhỏ đã biết liên kết với protein màng tế bào.

10
VẬN CHUYỂN ION VÀ PHÂN TỬ NHỎ QUA MÀNG
Mục tiêu:
1. Trình bày được đặc điểm của tính thấm chọn lọc của màng tế bào.
2. Trình bày được đặc điểm chung và các kiểu vận chuyển thụ động các chất qua màng.
3. Trình bày được đặc điểm chung và các kiểu vận chuyển chủ động các chất qua màng.
4. Phân biệt được vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng.
Nội dung bài học:
1. Tính thấm chọn lọc của màng tế bào.
2. Vận chuyển thụ động.
2.1. Đặc điểm của vận chuyển thụ động.
2.2. Các kiểu vận chuyển thụ động.
3. Vận chuyển chủ động.
3.1. Đặc điểm của vận chuyển chủ động.
3.2. Các kiểu vận chuyển chủ động.
*********************************
I. Tính thấm chọn lọc của màng.
- Màng tế bào xác định ranh giới vật lý và hóa học giữa tế bào và môi trường bên
ngoài.
- Màng bào quan: Phân tách bào quan và nội bào quan.
- Màng có tính thấm chọn lọc, có:
 Vai trò rào chắn, kiểm soát các chất đi qua.
 Vai trò ống dẫn, vận chuyển chọn lọc một số chất.
 Vài trò rào chắn.
 Chỉ số ít chất khí và chất tan phân tử nhỏ, không tích điện có khả năng khuếch
tán quan lớp kép phospholipid.
 Các phân tử phân cực (glucose và các đường khác), không dễ dàng thấm qua
màng.
 Các phân tử không phan cực (hydrocacbon) có thể hòa tan trong lớp kép lipid
và nhanh chóng thấm qua màng.
 Vai trò ống dẫn.
 Hầu như tất cả các ion và phân tử nhở qua màng tế bào đều được điều phối bởi
các protein xuyên màng.
 Các protein xuyên màng đóng vai trò như kênh dẫn, con thoi, hoặc bơm để vận
chuyển các phân tử nhỏ và ion qua khoang kỵ nước của màng.
 Mục đích của tính thấm chọn lọc (bán thấm) của màng:
- Duy trì sự khác biệt cần phải có giữa thành phần dịch ngoại bào và bào tương (đối
với tế bào); giữa bào tường và nội bào quan (đối với bào quan).
Ví dụ:
[Na+] trong máu và dịch ngoại bào là 150mM.
[Na+] trong bào tương là 15mM.
[H+] trong lysosome cao gấp hàng trăm lần so với trong bào tương.
11
- Vận chuyển những chất cần thiết vào trong tế bào và đào thải những chất cần bị
loại bỏ.
II. Vận chuyển thụ động.
1. Đặc điểm của vận chuyển thụ động
- Vận chuyển thụ động (passive transport) là sự khuếch tán của một chất qua màng
mà không cần tiêu tốn năng lượng.
- Sự khuếch tán của các chất tan xuôi theo chiều gradient nồng đồ, từ nơi có nồng độ
cao đến nơi có nồng độ thấp hơn.
- Mỗi chất khuếch tán xuôi theo gradient nồng độ riêng của nó, không chịu tác động
bởi sự khác biệt nồng độ của những chất khác.
- Có 2 kiểu vận chuyển thụ động:
 Khuếch tán đơn giản (Diffusion).
 Khuếch tán tăng cường (Facilitated diffusion).
2. Các kiểu vận chuyển thụ động.
2.1. Khuếch tán đơn giản (Diffusion).
- Tốc độ khuếch tán của cơ chất qua màng phospholipid kép tinh khiết tỷ lệ với
gradient nồng độ, độ kỵ nước và kích thước của chất đó.
 Gradient nồng độ càng lớn, cơ chất dịch chuyển qua màng kép càng nhanh.
 Độ kỵ nước: Được xác định bằng hệ số phân phối K – hệ số cân bằng khuếch
tán của cơ chất giữa dầu và nước. Hệ số K càng lớn (càng thân dầu) → Tốc độ
di chuyển qua màng càng nhanh.
Ví dụ: Ure có K = 0,0002; Diethylure có K = 0,01.
 Kích thước của cơ chất: Màng phospholipid kép hầu như chống thấm với các
phân tử và ion hòa tan. Chỉ có các chất khí O 2, CO2 và các phân tử nhỏ không
tích điện (ure, EtOH) có thể đi qua màng nhờ khuếch tán thuần túy.
- Các ion khuếch tán đơn giản qua màng xuôi theo gradient điện hóa.
 Mọi tế bào đều có điện thế qua màng tế bào → “Chiếc acquy” nguồn năng
lượng tác động đến sự lưu thông của các chất tích điện qua màng.
 Tế bào chất tích điện âm so với dịch ngoại bào → ưu tiên cho sự khuếch tán thụ
động của các cation vào tế bào và anion ra khỏi tế bào.
- Sự thẩm thấu (Osmosis): là sự khuếch tán của nước qua màng có tính thâm chọn
lọc.
 Nước khuếch tán qua màng từ vùng có nồng độ chất tan thấp tới cùng có nồng
độ chất tan cao cho đến khi nồng độ chất tan ở cả 2 phía màng bằng nhau.
 Sự cân bằng nước giữa tế bào và môi trường là điều sống còn với mỗi sinh vật.
 Tính trương của 1 dung dịch (Tonicity):
 Là khả năng dung dịch làm cho tế bào lấy thêm hoặc mất nước.
 Phụ thuộc vào nồng độ các chất tan không thể đi qua màng so với nồng độ
các chất đó bên trong màng.
 Dung dịch đẳng trương (isotonic): Lượng nước đưa vào và ra khỏi tế bào
cân bằng → thể tích tế bào bình thường.
12
 Dung dịch ưu trương (hypertonic): Tế bào mất nước vào môi trường → tế
bào teo lại, có thể chết.
 Dung dịch nhược trương (hypotonic): Nước vào tế bào nhanh hơn đi ra tế
bào → tế bào phình lên và có thể vỡ tế bào.
2.2. Khuếch tán tăng cường (Facilitated diffusion).
- Vận chuyển các chất xuôi chiều gradient nồng độ hoặc gradient điện hóa, không
tiêu tốn năng lượng.
- Gia tăng sự vận chuyển nước và các chất tan ưa nước bằng cách cung cấp đường đi
hiệu quả qua màng, nhưng không làm thay đổi hướng vận chuyển.
- Hai loại protein tham gia khuếch tán tăng cường: protein kênh và protein mang.
 Protein kênh.
- Cung cấp hành lang thuận lợi cho phép phân tử, ion đặc hiệu hoặc các phân tử nhỏ
ưa nươc đi qua.
- Gồm: Aquaporin (kênh dẫn nước) và kênh ion.
 Aquaporin:
 Là họ các protein xuyên màng có khả năng tăng tốc độ vận chuyển nước qua
màng.
 Cấu tạo bởi 4 tiểu phân đồng nhất, 6 xoắn α xuyên màng của mỗi tiểu phân
tạo thành lỗ trung tâm cho nước đi qua theo cả 2 chiều tùy theo gradient
thẩm thấu.
 Có 11 gen biểu hiện aquaporin ở người.
 Aquaporin 2:
o Trong tế bào ống góp ở thận, kiểm soát lượng nước trong cơ thể nhờ tái
hập thụ nước từ nước tiểu.
o Phụ thuộc hormone chống bài niệu vasopressin (ADH – antidiuretic
hormone).
o Đột biến gen aquaporin 2 gây đáo tháo nhạt: Bệnh nhân bài tiết lượng
nước tiểu loãng.
o Kênh hầu như luôn mở: Gọi là các kênh “không cổng”.
o Kênh chức năng như các cổng, mở hoặc đóng để đáp ứng lại các kích
thích điện hoặc kích thích hóa học.
o Có tính chọn lọc với ion được vận chuyển.
 Protein mang.
- Giữ phân tử “hành khách” và tháy đổi hình dạng để vận chuyển các phân tử “hành
khách” đặc hiệu qua màng như con thoi.
- Chỉ vận chuyển đặc hiệu bởi một chất (hoặc một số chất).
- GLUT (glucose transporter): protein vận chuyển glucose.
 14 loại GLUT khác nhau.
 GLUT4: Biểu hiện ở tế bào cơ và tế bào mỡ.
 Được vận chuyển từ màng túi nội bào tới màng tế bào chất nhờ insulin →
giảm glucose trong máu.
13
 Rối loạn chuyển GLUT4 tới màng tế bào chất → đái tháo đường týp 2.
III. Vận chuyển chủ động.
1. Đặc điểm của vận chuyển chủ động.
- Vận chuyển chủ động (active transport) là sự khuếch tán của một chất qua màng
cần tiêu tốn năng lượng, thường ở dạng ATP.
- Sự vận chuyển của các chất tan ngược chiều gradient nồng độ, từ nơi có nồng độ
thấp đến nơi có nồng độ cao hơn.
- Giúp tế bào duy trì nồng độ bên trong của các chất tan khác biệt với nồng độ các
chất đó ngoài ngoài môi trường.
- Các protein vận chuyển chủ động đều là các protein mang: 2 loại.
 Bơm ATP.
 Thể vận chuyển.
2. Các kiểu vận chuyển chủ động.
2.1. Bơm ATP.
- Sử dụng năng lượng giải phóng từ phản ứng thủy phân giải phóng nhóm phosphate
cuối cùng của ATP để vận chuyển ion và các phân tử nhỏ qua màng ngược chiều
gradient nồng độ.
- Được gọi là ATPase vì chỉ thủy phan ATP → ADP + Pi khi đồng thời thực hiện
vận chuyển các ion hoặc phân tử khác.
 Vai trò:
- Thiết lập và duy trì gradient ion bình thường qua màng nội bào và màng tế bào
chất.
[Na+] trong tế bào chất thấp hơn trong máu 8 – 12 lần.
[K+] trong tế bào chất cao hơn trong máu 20 – 40 lần.
[Ca2+] tự do trong tế bào chất thấp hơn hàng nghìn lần trong máu.
- Nhiều enzyme trong cơ thể cần gradient ion đặc hiệu để có thể hoạt động.
 Bơm Na+/K+ ATPase.
- Vận chuyển 3 ion Na+ ra ngoài và 2 ion K+ vào trong tế bào mỗi khi thủy phân một
phân tử ATP → tạo ra điện thế màng tế bào, mặt trong tế bào tích điện âm.
- 25% tổng lượng ATP được tạo ra ở tế bào thần kinh và tế bào thận; 50% tổng
lượng ATP của hồng cầu để duy trì hoạt động của bơm Na+/K+ ATPase.
- Kiểm soát thể tích tế bào.
 Bơm ABC (ATP-binding cassette transporters) hay còn gọi là protein vận
chuyển ABC.
- Đã phát hiện khoảng 50 loại protein vận chuyển ABC ở động vật có vú. Biểu hiện
mạnh ở gan, ruột và thận (nơi đào thải chất độc tự nhiên và chất thải khỏi cơ thể).
- Cơ chất của bơm ABC: Độc tố, lipid, protein, thuốc, ...
- ABCB1/MDR1 (Multidrug resistance gene 1): Bơm đa kháng thuốc.
- Khối u phát sinh từ các loại tế bào biểu hiện ABCB1 (như ung thư gan), thường
kháng với hầu như mọi loại thuốc dùng trong hóa trị liệu nên rất khó điều trị.
III.2. Thể vận chuyển.
14
- Sự kết hợp vận chuyển của một loại phân tử hoặc ion ngược chiều gradient nồng độ
với vận chuyển của một hoặc nhiều ion khác xuôi chiều gradient nồng độ.
- Sử dụng năng lượng được giải phóng khi vận chuyển các cation (thường là Na+
hoặc H+) xuôi chiều gradient điện hóa để cung cấp năng lượng cho quá trình
nhập/xuất một phân tử nhỏ hoặc ion khác ngược chiều gradient nồng độ.
- Gồm 2 loại:
 Thể đồng chuyển: Hai chất đi cùng chiều.
 Thể nghịch chuyển: Hai chất đi ngược chiều.
 Thể đồng chuyển: SGLT (Sodium/glucose transport protein).
- Là kênh Na+/Glucose: Vận chuyển 2 Na+ xuôi chiều gradient nồng độ kèm 1
glucose ngược chiều gradient nồng độ.
- SGLT1: Biểu hiện trên bề mặt tế bào biểu mô ruột non, vận chuyển glucose vào
máu từ ruột non.
→ Tại sao khi tiểu chảy, sốt cao phải uống oresol?
- SGLT2: Biểu hiện trên bề mặt ống lượn gần ở thận, giúp tái hấp thu 80 – 90%
glucose.
→ Ức chế SGLT2 làm giảm tái hấp thu glucose → giảm glucose máu.
 Thể nghịch chuyển: Kênh Na+/Ca2+.
- Vận chuyển đưa 3 Na+ vào trong tế bào, đồng thơi đấy 1 Ca 2+ từ bào tương ra dịch
ngoại bào, làm nồng độ Ca2+ trong bào tương thấp.
- Một số thuốc (ouabain, digoxin) ức chế bơm Na+/K+ ATPase → tăng nồng độ Ca2+
trong tế bào tăng co bóp cơ tim.

15
VẬN CHUYỂN BẰNG TÚI
Mục tiêu:
1. Trình bày được nguyên tắc chung vận chuyển bằng túi.
2. Trình bày được con đường xuất bào.
3. Trình bày được con đường nhập bào.
Nội dung bài học:
1. Tổng quan về vận chuyển bằng túi.
1.1. Các loại hàng hóa “Cargo” được vận chuyển bằng túi.
1.2. Nguồn gốc của hàng hóa được vận chuyển bằng túi.
1.3. Túi vận chuyển hàng hóa.
1.4. Phân loại hàng hóa vận chuyển trong túi.
2. Con đương tiết – xuất bào.
3. Con đường nhập bào.
3.1. Thực bào.
3.2. Ẩm bào.
3.3. Nhập bào nhờ thụ thể trung gian.
*********************************
I. Tổng quan về vận chuyển bằng túi.
1. Các loại hàng hóa “Cargo” được vận chuyển bằng túi.
- Các loại protein hòa tan/hoặc không hòa tan: Thụ thể bề mặt tế bào, kênh ion,
enzyme, hormone, ...
- Những phân tử ngoại bào kích thước lớn: LDL-Cholesterol.
- Thuốc.
2. Nguồn gốc của hàng hóa được vận chuyển bằng túi.
 Con đương tiết – xuất bào (Exocytosis).
- Các tế bào tiết sản xuất và tiết ra một lượng lớn các protein ra ngoài tế bào.
- Tát cả các protein hòa tan và protein màng từ lưới nội chất ER/Golgi được vận
chuyển đến đích là bề mặt màng tế bào hoặc Lysosome (tiêu thể) và các ngăn tế
bào khác.
 Con đường nhập bào (Endocytic pathways/endocytosis).
- Đưa các phân tử protein và các phân tử nhỏ từ ngoài vào trong tế bào (vào trong tế
bào chất hoặc vào lysosome để phân hủy).
- Đưa các chất từ bề mặt tế bào vào bên trong tế bào.
- Loại bỏ các thụ thể protein trên bề mặt tế bào: Điều hòa giảm.
- 3 kiểu nhập bào:
 Thực bào (Phagocytosis).
 Ẩm bào (Pinocytosis).
 Nhập bào nhờ thụ thể trung gian (Receptor – Mediated Endocytosis).
3. Túi vận chuyển.
- Vận chuyển bằng túi: Vận chuyển với số lượng lớn, hàng hóa được đóng gói trong
túi.
16
- Các túi vận chuyển nảy chồ và đóng gói hàng hóa trong túi để vận chuyển tới các
khoang tiếp theo bằng cách dung hợp với màng của khoang đích.
- Các túi vận chuyển có định hướng.
- Trong hầu hết các trường hợp, hàng hóa đặc hiệu cho từng loại túi.
- Các phân tử hàng hóa được phân loại vào túi bằng gắn trực tiếp với các trình tự đặc
hiệu, hoặc các tín hiệu chọn lọc.
- Các loại tín hiệu chọn lọc (Sorting signal): Là đoạn trình tự đặc hiệu acid
amin/glycan.
- Mannose 6 phosphate là tín hiệu chọn lọc để đóng gói hàng hóa là các enzyme của
lysosome.
 Các enzyme của lysosome không được gắn tín hiệu chọn lọc M6P ở cis-Golgi
→ các enzyme của lysosome sau khi rời bộ máy Golgi được tiết ra ngoài tế bào
thay vì đi đến đích là lysosome.
 Bệnh nhân thiếu enzyme lysosome dẫn tới những bất thường về phát triển, sinh
lý và thần kinh: Bệnh rối loạn dữ trữ tiêu thể (bệnh I-cell).
II. Con đương tiết (Xuất bào – Exocytosis).
 Mục đích:
- Protein/Lipid được tổng hợp trong mạng lưới nội chất (ER), được glycosyl hóa và
vận chuyển đến bộ máy Golgi bằng túi vận chuyển.
- Tại bộ máy Golgi, glycoproteins được sửa đổi, gắn thêm lipid để trở thành
glycoplipids, và được vận chuyển đến màng tế bào trong các túi vận chuyển.
- Màng túi dung hợp với màng tế bào, protein trong túi được giải phóng. Các
glycoprotein/glucolipid được cài vào màng tế bào.
III. Con đường nhập bào.
1. Thực bào.
- Trong hiện tượng thực bào: Một tế bào nuối toàn bộ hạt thức ăn bằng cách dùng
chân giả bọc lại và bao giói trong túi có màng bao bọc – Túi không bào.
- Không bào dung hợp màng với lysosome để tiêu hóa hạt thức ăn.
 Mục đích:
- Đáp ứng miễn dịch (Các đại thực bào).
- Chết theo chương trình (Apoptosis): Phân hủy các tế bào chết.
- Lấy chất dinh dưỡng cho tế bào.
- Quá trình virus câm nhập tế bào vật chủ.
2. Ẩm bào.
- Trong hiện tượng ẩm bào, tế bào nuốt các giọt dịch ngoại bào vào các túi nhỏ.
- Tế bào thu được các phân tư hòa trong trong các giọt dịch ngoại bào. Hiện tượng
ẩm bào không đặc hiệu về các chất vận chuyển.
- Túi dung hợp màng với lysosome để tiêu hóa các chất trong túi ẩm bào.
 Mục đích:
- Giám sát miễn dịch (Immunosurveillance).
- Lấy chất dinh dưỡng: Hấp thụ các giọt lipid.
17
- Làm sạch dịch ngoại bào.
3. Nhập bào nhờ thụ thể trung gian.
- Là hiện tượng ẩm bào đặc hiệu cho phép thế bào thu được số lượng lớn các chất cụ
thể.
 Các thụ thể tập trung lại thành cùm ở vùng trên màng, lõm sâu vào trong tế bào
chất, tào thành các hố bao, các chất đặc hiệu (ligan) găn với các thụ thể đó.
 Sau khi chất đặc hiệu được giải phóng hỏi thúi, các thụ thể vào trong túi rỗng
được quay trở lại hòa vào màng tế bào.
- Tốc độ nhập bào qua màng tế bào chất nhìn chung khá cao.
- Hầu hết các thụ thể bề mặt tế bào phải qua nhập bào liên tục để đưa phối tử vào
trong tế bào và sau đó tái sử dụng trên màng tế bào để lấy vào các phân tử phối tử.
Ví dụ: Mỗi thụ thể LDL đi vào tế bào và đi ra bề mặt tế bào trong mỗi 10 – 20 phút,
với tổng số hàng trăm lần như vậy trong tuổi thọ 20 giờ.
 Mục đích:
- Hấp thụ đặc hiệu những chất cần thiết/làm sạch dịch ngoại bào.
- Điều hòa giảm quá trình truyền tín hiệu xuyên màng (làm giảm số lượng thụ thể
màng tế bào).
 Bệnh tăng cholesterol máu có tính gia đình (Familal hypercholesterolemia – FH):
Bệnh di truyền được đánh dấu bởi nồng độ LDL cao trong huyết tương do đột biến gen LDL-R.
Người mang đột biến gen LDL-R thể dị hợp từ: Nồng độ cholesterol máu tăng khoảng 2 lần
so với người bình thường → Thường mắc bệnh tim mạch sớm hơn khoảng 10 năm so với người bình
thường.
Người mang đột biến gen LDL-R thể đồng hợp tử: Nồng độ cholesterol máu tăng khoảng 4 –
6 lần so với người bình thường → Thường chết vì biến cố tim mạch ở độ tuổi 20 – 30.

18

You might also like