You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC (SHORT EDITION)

Bài 8: Tế bào nhân thực

I. Đặc điểm chung

- Kích thước lớn

- Cấu tạo phức tạp:

+ Có màng nhân ngăn cách nhân và tế bào chất

+ Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang riêng biệt

+ Các bào quan đều có màng bao bọc.

II. Nhân tế bào

- Nhân có hình cầu hoặc hình bầu dục

- Màng nhân gồm:

+ Màng trong, màng ngoài

+ Bên trong: dịch nhân chứa nhân con và các sợi nhiễm sắc (AND liên kết với Protein)

+ Thường có nhiều lỗ nhỏ

- Chức năng: chứa thông tin di truyền quy định các đặc điểm của cơ thể, điều khiển hoạt động sống của tế bào thông qua
điều khiển sự tổng hợp Protein

III. Riboxom

- Là bào quan không có màng bao bọc

- Cấu trúc: gồm một số loại rARN và nhiều prôtêin khác nhau

- Chức năng: tổng hợp prôtêin của tế bào

IV. Mạng lưới nội chất

- Là hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau

- Gồm 2 loại:

+ Lưới nội chất hạt có đính các hạt riboxom, chức năng tổng hợp protein cho tế bào.

+ Lưới nội chất trơn không có gắn protein, chức năng chuyển hoá đường và phân huỷ các chất độc hại đối với cơ thể.

V. Bộ máy gôngi

- Là chống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau.

- Là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào.

Bài 9+10: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

VI. Ti thể

- Là bào quan có 2 lớp màng bao bọc

1
- Màng ngoài trơn, nhẵn; màng trong gấp khúc ăn sâu vào tế bào chất tạo thành các gờ răng lược, có nhiều loại enzim hô
hấp.

- Chất nền chứa: ADN và ribôxôm.

- Chức năng: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu cho các hoạt động sống của tế bào

VII. Lục lạp

- Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, có 2 lớp màng bao bọc, không gấp khúc

- Bên trong chứa chất nên và hệ thống túi dẹt gọi là tilacôit, tilacôit xếp chồng lên nhau được gọi là các hạt grana, các
grana nối với nhau bằng hệ thống màng, trên màng chứa chất diệp lục và các enzim.

- Trong chất nền chứa ADN và ribôxôm.

- Chức năng: Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học mà cơ thể sử dụng được.

VIII. Không bào và Lizoxom

1. Không bào

- Là bào quan có 1 lớp màng bao bọc, bên trong có các chất hữu cơ và ion khoáng

- Chức năng: chứa các chất dự trữ, hoặc các chất phế thải cũng như giúp các tế bào hút nước.

2. Lizoxom

- Là bào quan có 1 lớp màng bao bọc, chứa enzim thủy phân

- Chức năng: phân huỷ các tế bào già, bào quan già, các tế bào bị tổn thương.

IX. Màng sinh chất

1. Cấu trúc

- CT từ 2 TP chính: lớp kép photpholipit và protein (xuyên màng và bám màng)

- Ngoài ra có thể có glicoprotein, colesteron (chỉ có ở tế bào động vật)

2. Chức năng

- TĐ chất, chọn lọc với môi trường

- Thu nhận thông tin cho tế bào nhờ protein thụ thể

- Nhận biết tế bào lạ và tế bào cùng cơ thể nhờ dấu chuẩn glicoprotein

X. Các CT bên ngoài màng sinh chất

1. Thành tế bào

- Tế bào thực vật: thành xenlulozo

- Tế bào nấm có thành kitin

- Chức năng: bảo vệ quy định hình dạng

2. Chất nền ngoại bào chỉ có ở tế bào động vật (con người)

2
- Cấu tao: glicoprotein, các chất vô cơ, hữu cơ

- Chức năng: liên kết các tế bào với nhau tạo thành mô

Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

I. Vận chuyển thụ động

- Là phương thức vận chuyển các chất dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao, đến nơi có
nồng độ thấp.

- Không tiêu tốn năng lượng

- Có 2 cách vận chuyển các chất qua màng:

+ Qua lớp photpholipit kép: không phân cực, kích thước nhỏ, không phân cực hoặc tan trong lipit

VD: NO, O2, Vitamin A, etanol

+ Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng: phân cực, tích điện kích thước lớn

- Sự vận chuyển chất phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa môi trường và tế bào

+ MT ưu trương: Nồng độ chất tan môi trường > Nồng độ chất tan tế bào (môi trường ưu trương, chất tan di chuyển từ
bên ngoài vào bên trong tế bào)

+ MT nhược trương: Nồng độ chất tan môi trường < Nồng độ chất tan tế bào (môi trường nhược trường, chất tan di
chuyển từ bên trong ra bên ngoài môi trường)

+ MT đẳng trương: Nồng độ chất tan môi trường = Nồng độ chất tan tế bào (môi trường đẳng trương. Chất không di
chuyển)

- Nước qua màng nhờ kênh aquaporin

II. Vận chuyển chủ động

- Là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien nồng độ)

- Tiêu tốn năng lượng.

- Trên màng tế bào có các bơm ứng với các chất cần vận chuyển, năng lượng được sử dụng là ATP.

III. Nhập bào và xuất bào

1. Nhập bào

- Là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

- Gồm 2 loại:

+ Thực bào: là phương thức các tế bào động vật “ăn” các loại thức ăn có kích thước lớn như vi khuẩn, mảnh vỡ tế bào…

Diễn biến: Màng tế bào lõm vào bọc lấy thức ăn và đưa thức ăn vào trong tế bào, sau đó lizôzim và enzim có tác dụng
tiêu hóa thức ăn.

+ Ẩm bào: là phương thức vận chuyển các giọt dịch vào trong tế bào

2. Xuất bào

- Là phương thức đưa các chất ra bên ngoài tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.

You might also like