You are on page 1of 14

Chương 3: Tế bào học

I, Tế bào - đơn vị tổ chức cơ bản nhất của cơ thể sống:


1. Sự đa dạng về kích thước và hình dạng của tế bào:
- Hình dạng của tế bào:
+ Mỗi loại tế bào thường có hình dạng nhất định
+ Trong môi trường lỏng tế bào thường có dạng hình cầu
+ Đa số tế bào động vật và thực vật có dạng hình khối đa giác
 Kích thước tế bào
- Độ lớn của tế bào rất thay đổi
+ Tế bào vi khuẩn khoảng từ 1-3 micro mét
+ Đa số tế bào có kích thước từ 1 đến 50 micro mét
+ TB có kích thước bé nhất được tìm thấy là Mycoplasma 0,05 micro m,
chứa khoảng 150 đại phân tử sinh học
- Thể tích của tế bào cũng thay đổi ở các dạng tế bào khác nhau:
+ TB vi khuẩn có thể tích 2,5 micro m khối
+ TB mô người có thể tích khoảng 200 micro m khối
- Sự sai khác kích thước các cơ quan là do số lượng tế bào
- Số lượng tế bào trong cơ thể sinh vật:
+ Cơ thể đơn bào chỉ gồm 1 tế bào
+ Cơ thể đa bào gồm hàng trăm tế bào đến hàng tỷ tế bào
+ Cơ thể đa bào thường được phát triển từ 1 Tb khởi nguyên là hợp tử-
Zygote
2. Đặc điểm cơ bản nhất của tế bào:
 Thuyết tế bào:
- Mọi sinh vật đều gồm 1 hoặc nhiều tế bào, trong đó xảy ra các quá trình
chuyển hóa vật chất và tồn tại tính di truyền
- Tế bào là dạng tồn tại của sinh vật nhỏ nhất, đơn vị tổ chức cơ bản của
mọi cơ thể
- Tế bào có thể tự sinh sản và chỉ xuất hiện nhờ quá trình phân chia của tế
bào tồn tại trước đó
- Các tế bào hiện đại ngày nay phát triển từ 1 tổ tiên chung ( thêm vào)
 Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống
 Những đặc điểm cơ bản nhất của một tế bào:
- Cấu trúc cơ bản của tế bào:
+ Mọi tế bào được màng sinh chất bao quanh, có tác dụng như rào chắn
tách tế bào với thế giới bên ngoài
+ Mọi tế bào đều chứa nhân hoặc nguyên liệu nhân chứa thông tin di
truyền tế bào
+ Mọi tế bào đều chứa tế bào chất
- Cấu trúc màng tế bào:
+ Màng TB được cấu tạo từ lipid và protein
+Loại lipid phổ biến nhất trong màng là phospholipid, chúng tạo thành
một lớp kép
+ Mỗi phân tử phospholipid có một đầu ưa nước quay ra ngoài và một
đầu kỵ nước hướng vào trong màng
+ Các phân tử protein vùi rải rác bên trong lớp phospholipid kép
+ Tính lỏng của màng:
-Trong màng TB, các phân tử lipid có khả năng chuyển động bên
trong lớp phospholipid kép
- Phần lớn các lipid và 1 số protein có thể dịch chuyển qua lại. một
số ít phân tử có thể dịch chuyển lên xuống
- Sự vận chuyển qua màng tế bào:
+ Sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xung quanh được kiểm soát
bởi màng tế bào
+ Màng tế bào có tính thấm chọn lọc
+Các chất đi qua màng tế bào bằng nhiều hình thức khác nhau
-Khuếch tán (Diffusion)
-Khuếch tán có trợ lực (Facilitated Diffusion)
-Vận chuyển tích cực (Active Transport )
-Xuất bào và nhập bào (exocytosis and endocytosis)
- Khuyếch tán:
+ Khuếch tán là xu hướng các phân tử phân bố cách đều nhau trong một
khoảng không gian xác định.
+ Ở trạng thái cân bằng động (dynamic equilibrium), sự di chuyển của
các phân tử theo hướng này bằng với sự di chuyển của các phân tử theo
hướng ngược lại.
+ Thẩm thấu là sự khuếch tán của nước qua một màng thấm chọn lọc.
+ Sự thẩm tách là sự khuếch tán của các phân tử chất tan qua màng thấm
chọn
+ Tính trương (Tonicity) là khả năng một dung dịch làm cho tế bào hút
nước hoặc mất nước.
+ Dung dịch đẳng trương (Isotonic solution): nồng độ dung dịch bên
ngoài bằng với nồng độ dịch bào; lượng nước đi vào và đi ra khỏi tế
bào bằng nhau.
+ Dung dịch ưu trương (Hypertonic solution): nồng độ dung dịch bên
ngoài lớn hơn bên trong tế bào; tế bào mất nước.
+ Dung dịch nhược trương (Hypotonic solution): nồng độ dung dịch
bên ngoài nhỏ hơn bên trong tế bào; tế bào hút nước.
- Sự vận chuyển qua màng tế bào:
+ Khuếch tán có trợ lực:
- Trong sự khuếch tán có trợ lực có sự tham gia của các protein
chuyên chở trong sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào
+ Các protein kênh:
- Trợ giúp cho sự khuếch tán của nước
- Đóng hoặc mở khi đáp ứng một kích thích
+ Vận chuyển tích cực:
- Sự vận chuyển tích cực cần được cung cấp năng lượng, thường là
ATP.
- Sự vận chuyển tích cực được tiến hành nhờ các protein đặc hiệu
trong màng tế bào
- Vận chuyển tích cực cho phép tế bào duy trì sự khác biệt về
gradient nồng độ với môi trường xung quanh
- Bơm Na+ - K+ (sodium-potassium pump) là một loại trong hệ
thống vận chuyển tích cực
+ Xuất bào và nhập bào:
- Các đại phân tử như polysaccharide và protein, đi qua màng nhờ các
túi chuyên chở
- Hình thức chuyên chở này cần dược cung cấp năng lượng
- Xuất bào:
+ Trong sự xuất bào, các túi chuyên chở di chuyển về phía màng, hợp
nhất với màng và phóng thích các chất bên trong ra ngoài
+ Nhiều loại tế bào tiết dùng hình thức xuất bào để phóng thích các sản
phẩm
- Nhập bào:
+ Trong sự nhập bào, tế bào thu nhận các đại phân tử bằng cách
thành lập các túi chuyên chở từ màng tế bào.
+ Có ba kiểu nhập bào:
- Thực bào (Phagocytosis)
- Ẩm bào (Pinocytosis)
- Nhập bào qua trung gian thụ thể (Receptormediated endocytosis)
- Vách tế bào thực vật:
+ Bao gồm: cellulose, hemicellulose và pectin
- Cellulose đóng vai trò chủ yếu cấu tạo nên vách của tế bào thực vật,
tạo nên bộ khung chính của vách
- Hemicellulose, pectin và nước lấp đầy các khoảng trống giữa các
phân tử cellulose
+ Bao gồm 3 lớp:
-Lớp chung (lớp trung gian): là lớp ngoài cùng của tế bào, bằng chất
pectin
-Lớp sơ cấp: dày hơn lớp chung, bằng chất hemicellulose và pectin,
gặp ở những tế bào còn non hay tế bào ở mô phân sinh
-Lớp thứ cấp: bằng chất cellulose, gặp ở các tế bào đã trưởng thành
và phân hóa
- Tế bào nhân sơ và nhân thực ( Prokaryotes và Eukaryotes):
+ Prokaryotes: Các tế bào đơn bào không có nhân hoặc không có bào
quan với màng bao bọc. Bao gồm Vi khuẩn và vi khuẩn lam (Tương phản
với sinh vật nhân chuẩn).
+ Eukaryotes: các tế bào chứa vật liệu di truyền của chúng bên trong một
cấu trúc là nhân. Bao gồm tất cả sự sống ngoài các vi-rút, vi khuẩn cổ
sinh và vi khuẩn (Tương phản với prokaryote).
- Cấu trúc tế bào nhân sơ, Prokaryotes:
+ Các cơ thể đại diện bao gồm vi khuẩn (Bacteria) và tảo lam
(Cyanophyta) hay còn gọi là vi khuẩn lam (Cyanobacteria)
+ Kích thước tế bào rất bé, thường khoảng 1 – 3 micro mét
- TB Gram dương và Gram âm:
+ Gram âm là loại tế bào có vách tế bào phức tạp hơn nhưng mỏng,
không giữ thuốc nhuộm gram.
+Gram dương là loại có vách tế bào đơn, dày, giữ thuốc nhuộm Gram
bên trong tế bào, nên khi bị nhuộm tế bào có màu tím hoặc tía.
3. Cấu trúc tế bào tiền nhân và tế bào nhân thật:
- Cấu trúc tế bào nhân thật, Eukaryotes
+ Đại diện là các tế bào của nấm, thực vật và động vật, ngoài ra còn có
tảo và nguyên sinh động vật
+ Kích thước tế bào lớn, thường khoảng 10 – 50 micro mét
 So sánh TB nhân sơ và nhân thực:
- Giống: Có đủ 3 cấu trúc cơ bản của 1 tế bào là màng TB, tế bào chất của
các bào quan, vật chất di truyền
- Khác:
TB Prokaryotes TB Eukaryotes
Vi sinh vật, tảo lam Nấm, động vật, thực vật, động vật
nguyên sinh
Kích thước bé (1-3 micro mét) Kích thước lớn hơn (10-50)
Cấu tạo đơn giản Cấu tạo phức tạp
Vật chất di truyền là ADN trần Vật chất di truyền là ADN +
dạng vòng nằm phân tán trong TB histon tạo nên nhiễm sắc thể khu
chất trú trong nhân
Chưa có nhân, chỉ có Nucleoid là Có nhân với màng nhân. Trong
phần tế bào chất chứa ADN nhân chứa chất nhiễm sắc và hạch
nhân
Tế bào chất chứa các bào quan Tế bào chất được phân vùng và
đơn giản như riboxom, mezoxom chứa các bào quan phức tạp như:
mạng lưới nội chất, riboxom, ty
thể, lục lạp, thể Golgi, lyzoxom,
peroxyxom, trung thể....
Có lông, roi cấu tạo đơn giản Có cấu trúc lông và roi theo kiểu 9
+2

4. Tế bào động vật và tế bào thực vật:


 So sánh cấu trúc của các TB động vật và thực vật
- Giống:
• Thuộc loại tế bào Eucaryota
• Kích thước lớn 10 - 50m
• Vật chất di truyền là ADN + histon tạo nên nhiễm sắc thể khu trú trong
nhân
• Có màng tế bào, nhân và tế bào chất
• Tế bào chất được phân vùng chứa các bào quan phức tạp như mạng lưới
nội chất, riboxom, thể golgi, lyzoxom,...
- Khác:
TB động vật TB thực vật
Kích thước tế bào nhỏ hơn Kích thước tế bào lớn hơn
(đường kính khoảng 20m) (đường kính khoảng 50m)
Hình dạng không nhất định Có hình dạng cố định
Thường có khả năng chuyển động Chuyển động thụ động
Không có lục lạp; Không có Thường có lục lạp; Không bào dịch
không bào dịch lớn ở trung tâm
Chất dự trữ dưới dạng các hạt Chất dự trữ dưới dạng các hạt
glycogen tinh bột
Màng tế bào cấu tạo bởi Ngoài màng tế bào cấu tạo bởi
Phospholipit Phospholipit còn có vách tế bào
bằng xenlluloz
 Sự tiến hóa của TB nhân chuẩn và nhân sơ:
- Những dẫn chứng thể hiện mối liên quan tiến hóa giữa chúng:
+ Tế bào nhân chuẩn xuất hiện muộn hơn trong di tích tiến hóa thạch
+ Dù có cấu tạo khác nhau nhưng giữa hai dòng tế bào này có chung
nhiều phản ứng hóa sinh quan trọng, đặc biệt là đường phân và quang
hợp
 Thuyết nội cộng sinh:
- Dẫn chứng:
+ Cả ty thể và lạp thể đều có dạng cấu trúc màng kép giống tế bào nhân
sơ. Ty thể giống các vi khuẩn hiếu khí về kích thước và cấu tạo. Lục lạp
giống một số dạng sinh vật quang hợp nhân sơ.
+ Ty thể và lục lạp có ADN riêng dạng cuộn vòng giống tế bào nhân sơ,
thậm chí các bào quan này còn có riboxom riêng, tạo protein của chúng.
+ Bằng chứng về hóa sinh với tác động riêng rẽ lên các loại ribosome
khác nhau.
II. Tế bào chất và các bào quan:
1. Mạng lưới nội chất:
- Cấu trúc hình thái
+ Là một hệ thống các kênh, các túi, các bể chứa phân bố trong tế bào
chất và được giới hạn bởi màng lipoprotein.
+ Có 2 dạng mạng lưới nội chất là mạng lưới có hạt và mạng lưới trơn.
 Chức năng:
- Vai trò giao thông nội bào
+ Đảm bảo sự vận chuyển các chất từ môi trường vào tế bào chất, và
cũng là đường giao thông giữa các cấu trúc nội bào.
+ Các chất khác nhau từ tế bào chất hoặc các bào quan được tập trung
vào xoang túi bể chứa của mạng lưới, từ đó sẽ được chuyển đi đến các
phần khác nhau của tế bào hoặc thải ra ngoài.
+ Quá trình vận chuyển của mạng lưới nội chất là dạng vận chuyển tích
cực.
- Vai trò tổng hợp chất:
+ Mạng lưới nội chất có hạt có vai trò trong tổng hợp protein và các
enzym
+ Mạng lưới nội chất trơn có vai trò tham gia và quá trình tổng hợp và
vận chuyển các chất lipit như photpholipit, lipoproteit, steroid...
+ Mạng lưới nội sinh chất trơn còn có vai trò khử độc, chúng tập trung và
chuyển hoá các độc tố xâm nhập vào tế bào.
2. Ribosome:
- Cấu tạo:
+Kích thước khoảng 20 - 35nm.
+ Thành phần phân tử gồm rARN và protein.
+ Ghép cặp của đơn vị lớn và đơn vị bé.
+ Ribosome có mặt ở mặt ngoài mạng lưới nội sinh chất, mặt
ngoài của màng nhân, nằm tự do trong tế bào chất, có trong ty thể và lạp
thể.
 Chức năng:
- Ribosome là phân xưởng tổng hợp protein:
+ Trên ribosome các axit amin được tập hợp và lắp ráp đúng chỗ tạo
thành mạch polipeptit, theo đúng thông tin di truyền trong mạch mARN.
+ Ribosome có tính ít đặc trưng, không lựa chọn mRNA và hoạt động
theo phương thức hoạt động - nghỉ luân phiên.
+ Các ribosome tập hợp thành liên hợp polyribosme hay polysome. Chiều
dài polisome từ 5 đến 70 ribosome, tùy theo độ dài mARN.
3. Ti thể
- Cấu trúc:
+ Ti thể thường có dạng hình sợi, cầu hoặc hình hạt.
+ Ti thể thường tập trung ở phần tế bào cần nhiều nănglượng để hoạt
động.
+ Số lượng ti thể trong tế bào thay đổi tuỳ trạng thái hoạt động của tế
bào.
+ Ti thể là một- loại bào quan luôn luôn được đổi mới trong tế bào.
- Chức năng:
+ Ti thể được xem như là trạm chuyển hoá năng lượng chứa trong các
phân tử dinh dưỡng (gluxit, lipit, axit amin) thành năng lượng tích
trong ATP, là dạng năng lượng sử dụng cho tất cả các quá trình sống
của tế bào.
+ Trong ti thể đã diễn ra quá trình oxy photphorin hoá bao gồm chu trình
Krebs (giải phóng điện tử), dãy hô hấp (truyền điện tử) và photphorin
hoá (tổng hợp ATP).
4. Lạp thể:
- Là dạng bào quan đặc trưng cho tế bào thực vật.
- bạch lạp là lạp thể không màu
+ Loại lạp thể không màu, có trong các bộ phận không màu của cây
+ Các loại bạch lạp: lạp bột, lạp dầu và lạp đạm
+ Phổ biến nhất là lạp bột có vai trò tổng hợp tinh bột thứ cấp từ các
mono và disacarit.
- sắc lạp là lạp thể có chứa sắc tố.
+ Trong quá trình hình thành sắc lạp, chlorofin và tinh bột trong lục lạp
dần biến mất, đồng thời sắc tố vàng tăng dần.
+ Sắc lạp được hình thành trong quá trình quả chín, lá xanh chuyển màu
vàng, hình thành màu của hoa.
 Lục lạp:
- Cấu trúc:
+ Cấu trúc
- Hình cầu, hình trứng hoặc hình đĩa.
- Lục lạp thường tập trung ở gần nhân hoặc ở ngoại biên gần thành tế
bào.
+ Chức năng:
-Nơi thực hiện quá trình quang hợp
-Nhờ chlorofin chứa trong lục lạp mà cây xanh có thể hấp thụ
năng lượng ánh sáng mặt trời ở dạng các foton và biến chúng thành năng
lượng hoá học trong phân tử ATP
5. Phức hệ Golgi:
- Cấu trúc:
+ Dạng mạng lưới phức tạp xếp quanh nhân
+Phức hệ golgi có cấu trúc rất đa dạng và có đặc tính dễ thay đổi hình
dạng.
+ Phức hệ golgi là bào quan có cấu tạo màng lipoproteit điển hình giới
hạn các xoang, khe, bể chứa.
+ Trong tế bào thực vật thể Golgi còn được gọi là thể lưới.
- Chức năng:
+ Các sản phẩm tiết protein được tổng hợp trên ribosome ở dạng
proprotein được chuyển đến thể golgi, ở đây proprotein được
xử lý thành protein.
+ Protein được tổng hợp trên ribosome và gluxit được tổng hợp
trong mạng lưới nội sinh chất được chuyển đến thể golgi. Tại
thể golgi phân tử glicoproteit được hình thành và đóng gói.
+ Các sản phẩm đóng gói trong phức hệ golgi không chỉ cung
cấp các chất tiết, mà còn cung cấp các cấu thành protein và
glicoprotein để tái tạo lại màng sinh chất, cung cấp hệ enzym
cho lizoxom.
6. Lyzoxom và Peroxyxom:
- Cấu tạo:
+ Lizoxom là bào quan dạng túi có màng giới hạn chứa nồng độ
cao các enzym tiêu hoá - thuỷ phân.
+ Bắt nguồn từ mạng lưới nội chất, Peroxyxom có trong tế bào
gan và thận của động vật có xương sống; có trong lá và hạt của thực vật;
có trong động vật nguyên sinh, nấm và vi sinh vật nhân chuẩn như nấm
men.
7. Bộ xương tế bào:
- Cấu tạo: hệ thống vi sợi và vi ống
+ Vi sợi bao gồm: vi sợi actin, vi sợi myozin và vi sợi trung gian.
+ Vi sợi phân bố thành hình giỏ quanh nhân, hoặc xếp kéo dài tận màng
sinh chất thậm chí thâm nhập cả vào màng sinh chất
+ Vi ống: Cấu trúc hình trụ dài có đường kính trung bình 25nm. Thành
ống được cấu tạo bởi 9 đến 14 nguyên sợi tuỳ loại.
+ Vi ống được cấu tạo từ protein tubulin.
- Chức năng:
+ Vi sợi có vai trò cơ học, giữ cho tế bào có độ vững chắc nhất định, vì
vậy chúng rất phát triển ở tế bào động vật, nhất là tế bào đảm nhận vai trò
cơ học.
+ Vi ống:
- Làm chuyển động các nhiễm sắc thể về 2 cực, nhờ các vi ống của thoi
phân bào kết hợp với sao phân bào.
- Vận tải nội bào: các bào quan như ty thể, các bóng nội bào... được vận
chuyển từ phần này đến phần kia của tế bào chất là nhờ hoạt động của vi
ống.
-Duy trì hình dạng tế bào: những tế bào biệt hoá có hình dạng nhất
định, hình dạng đó được duy trì nhờ sự sắp xếp của hệ vi ống.
-Tham gia quá trình vận chuyển các bóng nhập bào và xuất bào, duy trì
tính ổn định của màng sinh chất, tạo tính phân cực cho tế bào.
8. Trung thể:
- Cấu tạo:
+ Trung thể cấu tạo bởi trung tử và chất quanh trung tử.
+Trung tử: có 9 nhóm, mỗi nhóm có 3 vi ống, các vi ống cấu tạo bởi 13
vi sợi.
+Chất quanh trung tử: gồm các vi ống tự do xếp phóng xạ quanh trung
tử.
- Chức năng:
+ Vai trò quan trọng trong sự phân bào, tạo thành các vi ống và định
hướng cho các vi ống: Khi có ATP trung thể kích thích sự trùng hợp
tubilin tạo thành các vi sợi, đóng vai trò hình thành và điều chỉnh bộ máy
phân bào.
+ Tạo thành các tiền trung tử và từ đây phân hoá thành trung tử mới.
Ngoài ra nó còn có vai trò tạo nên thể nền là cấu trúc nằm ở gốc lông và
roi. Thể nền có vai trò tái tạo lại cấu trúc lông và roi.
9. Lông và roi:
- Cấu tạo:
+ Cấu trúc của lông và roi là
dạng 9 + 2 vi ống
- 2 vi ống trung tâm, được cấu tạo từ 13 vi sợi có bản chất protein
-9 đôi vi ống ngoại vi xếp xung quanh đôi trung tâm.
- Chức năng chính: vận động
IV, Cấu trúc của nhân tế bào:
1.Nhân tế bào:
- Nhân là bào quan lớn nhất và dễ thấy nhất trong tế bào nhân chuẩn.
- Hình dạng nhân thường có dạng hình cầu.
- Nhân là kho chứa thông tin di truyền, trung tâm điều hành, định hướng và
giám sát mọi hoạt động trao đổi chất và quá trình sinh trưởng, phát triển
và sinh sản của tế bào.
- Nhân có 3 hợp phần: màng nhân, chất nhiễm sắc và nhân con
a) Màng nhân:
- Bề mặt nhân được giới hạn bởi màng trong và màng ngoài.
- Màng ngoài thường nối với mạng lưới nội chất. Phân tán trên bề mặt là
các lỗ nhân.
- Lỗ nhân có cấu trúc phức tạp, tham gia vào quá trình trao đổi chất chọn
lọc giữa nhân và tế bào chất. Ngoài ra lỗ nhân còn có chức năng nâng đỡ,
cố định không cho màng nhân thay đổi
b) Chất nhiễm sắc:
- Chất nhiễm sắc là phức hệ gồm ADN và protein của nhiễm sắc thể tế bào
nhân chuẩn.
- Chất nhiễm sắc là nguyên liệu dạng sợi, trải qua quá trình xoắn biến
thành dạng que trước khi tế bào phân chia gọi là nhiễm sắc thể.
- Trong tế bào nhân chuẩn nhiễm sắc thể có thể ngưng tụ thành cấu phần
chặt khi tế bào phân chia và sau đó tháo xoắn sao cho thông tin mà nhiễm
sắc thể mang có thể sử dụng để định hướng tổng hợp protein.
c) Nhân con:
- Trong phần lớn chu trình nhân, thường xuất hiện một hay nhiều vùng bắt
màu đậm hơn gọi là nhân con.
- Nhân con thường dễ nhìn thấy qua kính hiển vi trong các tế bào không
phân chia.
- Nhân con là tổ hợp gồm ADN và một số protein riboxom được chuyển
vào nhân từ mạng lưới nội chất hạt và tích luỹ ở vùng nhiễm sắc thể diễn
ra quá trình sinh tổng hợp ARN mạnh.
- Trong nhân con chứa 10 - 20% ARN tế bào. Mỗi nhân thường có 1 hoặc
một vài nhân con
V, Chu kỳ tế bào và sự phân chia bào:
1. Chu kỳ tế bào:
- Quá trình phân chia tế bào là rất cần thiết cho sự sống còn của mọi cơ thể
sống.
- Sinh sản vô tính và sự sinh trưởng của các tổ chức cơ thể, cả hai đều cần
có sự tham gia của nguyên phân hay phân bào nguyên nhiễm, nhờ đó các
tế bào con được sản sinh ra giống hệt tế bào mẹ về mặt di truyền.
- Sinh sản hữu tính đòi hỏi một kiểu phân bào khác gọi là giảm phân hay
phân bào giảm nhiễm, nhờ đó mà có thể tạo ra các tế bào sinh dục khác
nhau về mặt di truyền hay còn gọi là các giao tử.
- Thời gian để tế bào hoàn thành chu kỳ tế bào:
+ Nấm men: khoảng 2 giờ
+ Tế bào động vật, thực vật: khoảng từ 16 - 24 giờ
- Một số loại tế bào không bao giờ tạo thêm tế bào mới:
+ Tế bào thần kinh, Tế bào mắt
- Dạng tế bào chỉ phân chia khi có dấu hiệu kích hoạt:
+ Nguyên bào sợi trong việc chữa lành vết thương
 Chu kỳ TB động vật diễn ra trong khoảng thời gian từ 16 đến 24h:
- Kỳ trung gian bao gồm 3 giai đoạn nhỏ G1, S và G2. Kỳ trung gian
chiếm phần lớn độ dài chu trình tế bào. Sau đó tế bào bước vào quá trình
phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân) hoặc phân bào giảm nhiễm (giảm
phân)
- Phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân) ký hiệu là pha M được chia làm
6 kỳ nhỏ là kỳ đầu, kỳ trước- giữa, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối và phân chia
tế bào chất. Độ dài của phân bào nguyên nhiễm khoảng 1-2h.
- Phân bào giảm nhiễm (giảm phân): 2 lần phân bào là giảm phân 1 và
giảm phân 2.
- Chu kỳ tế bào là chuỗi lặp lại sự tăng trưởng và phân chia tế bào, luân
phiên giữa kỳ trung gian (Interphase) và kỳ phân chia (Mitotic phase)
 Kỳ trung gian:
- Là một giai đoạn trong chu trình tế bào giữa sự tăng trưởng / phân chia tế
bào và sao chép (nhân đôi) nhiễm sắc thể
- Trong nhân:
+ Pha G1, S, và G2 – tăng trưởng tế bào, tổng hợp protein, sao chép
nhiễm sắc thể
- Ngoài nhân:
+ Hình thành các vi ống tỏa ra trong nguyên sinh chất
- Trung thể (Centrosome) – tổ chức trung tâm cho vi ống nằm gần
màng nhân
- Trung tử (Centrioles) – một cặp thể bắt màu sẫm nhỏ ở trung tâm của
trung thể ở động vật (không có ở thực vật)
- Kỳ trung gian – pha G1:
+ Là pha bắt đầu của tế bào mới hình thành
+ NST kéo dài, dãn xoắn
+ Hoạt tính phiên mã của các gen tăng lên
+ Tế bào bắt đầu tăng trưởng. diễn ra các biến đổi để chuẩn bị cho tái bản
ADN: phiên mã tổng hợp ARN, dịch mã tổng hợp protein
- Kỳ trung gian – pha S:
+ Diễn ra sự tổng hợp ADN để tái bản nhiễm sắc thể
+ Sau khi tái bản, ADN liên kết với histon tạo ra chuỗi nucleosome
+ Hình thành các chromatid chị em (nhiễm sắc thể kép).
- Kỳ trung gian – pha G2:
+ NST bắt đầu kết tụ, cuộn xoắn ở mức độ cao hơn
+ARN và protein được tổng hợp, trong đó đặc biệt quan trọng là tubulin -
protein tạo ra các vi ống của thoi vô sắc và nhân con
+ Sự tích lũy các protein Cyclin ở mức cao nhất và hình thành phức hệ
MPF
2. Sự phân chia tế bào
a) Nguyên phân:
- Nguyên phân là quá trình phân chia tế bào đảm bảo các tế bào con được
sinh ra có vật chất di truyền (bộ nhiễm sắc thể) giống nhau.
- Các tế bào soma thực hiện quá trình nguyên phân và tạo ra phần lớn các
mô của cơ thể
- Kỳ đầu: Kỳ đầu (Prophase)– nhiễm sắc thể đóng xoắn
- Trong nhân
+Nhiễm sắc thể kết tụ thành cấu trúc phù hợp cho sự phân chia.
+Nhân con bị phá vỡ và biến mất.
- Ngoài nhân
+ Trung thể đã được nhân đôi trong kỳ trung gian di chuyển về hai
đầu đối diện của nhân.
+Các vi ống tăng trưởng nhanh chóng tỏa ra từ trung tâm tổ chức
trung thể
- Đầu kỳ giữa (Prometaphase)
+ Màng nhân bị phá vỡ
+ Các vi ống tỏa ra và xâm chiếm nhân
+ Các nhiễm sắc thể đính vào các vi ống qua kinetochore
+ Thoi phân chia – cấu thành từ ba loại vi ống
- Vi ống Kinetochore – là vi ống đính với NST
- Vi ống cực – là nối đầu cực qua phần giữa tế bào
- Vi ống sao – nối đầu cực với phần rìa ngoài tế bào
- Kỳ giữa (Metaphase):
+ Các nhiễm sắc thể di chuyển về phía mặt phẳng xích đạo (được gọi là
tấm kỳ giữa)
- Kỳ sau (Anaphase)
+Sự phân tách của các chromatid chị em cho phép mỗi chromatid bị kéo
về phía cực của thoi vô sắc.
- Kỳ cuối (Telophase)
+ Sợi thoi biến mất
+ Màng nhân hình thành quanh nhóm nhiễm sắc thể tại mỗi cực
+ Một hoặc một số nhân con xuất hiện lại
+ Các nhiễm sắc thể giãn xoắn
- Phân chia tế bào chất (Cytokinesis)
+ Bắt đầu khi ở kỳ sau và kết thúc ở kỳ cuối
+ Tế bào động vật: co rút vòng rìa ngoài tế bào thành hai nửa
+ Tế bào thực vật – hình thành vách tế bào phân chia tế bào thành hai nửa
b) Giảm phân
 Giảm phân – sự phân bào tạo ra các giao tử đơn bội
- Các tế bào sinh dục – có vai trò chuyên hóa trong sự tạo thành các giao
tử.
- Biệt hóa trong sự phát triển phôi ở động vật và sự phát triển hoa ở thực
vật
- Diễn ra giảm phân để tạo thành các giao tử đơn bội
- Các giao tử hợp nhất với giao tử của cá thể có giới tính đối lập để tạo ra
thế hệ con lưỡng bội (sự thụ tinh)
- Trong giảm phân, nhiễm sắc thể nhân
đôi một lần, nhân phân chia hai lần. Kết quả là giảm số lượng nhiễm sắc
thể một nửa ở tế bào con so với tế bào mẹ.
 Giảm phân tạo nên sự đa dạng di truyền:
- Sự tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể không tương đồng tạo nên các tổ
hợp khác nhau của các alen trên các nhiễm sắc thể.
- Sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tạo nên những tổ
hợp khác nhau của mỗi nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.

You might also like