You are on page 1of 43

Chương 1: Cấu trúc tế bào

1.1. Khái quát chung


1.1.1. Học thuyết tế bào
- Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống
- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào
- Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia của những tế bào trước đó

1.1.2. So sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực

Nhân sơ (prokaryote) Nhân thực (eukaryote)


- Có màng tế bào, trong màng là bào tương chứa các cơ quan của tế bào
và các thành phần chất khác của tế bào
- Chứa nhiễm sắc thể, ribosome
-DNA tập trung ở một vùng không - DNA nằm trong nhân tế bào.
có màng bao bọc Nhân là cấu trúc màng kép ngăn
cách DNA với bào tương
- Không có các bào quan có màng - Có các bào quan có màng
- Có thành tế bào - Thành chỉ xuất hiện ở một số giới
nhất định
- Kích thước nhỏ hơn (0,1-5 - Kích thước lớn hơn (10-100
micromet) micormet)

1.1.3. Phân loại


- Nhân sơ (prokaryote): Siêu giới vi khuẩn (bacteria), cổ khuẩn
(Archaea).
- Nhân thực (eukaryote): Động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.

1.1.4. Kích thước tế bào


- Tế bào có kích thước nhỏ vì
+) Tỉ lệ S/V: Tế bào càng nhỏ tỉ lệ này càng lớn => khả năng trao đổi chất
và năng lượng với môi trường càng hiệu quả.
+) Tế bào càng to thì khoảng cách để các bào quàn và các chất trong tế
bào phải di chuyển càng lớn => tốc độ trao đổi chất và phản ứng hóa học
bị chậm đi.
+) Tuy nhiên một số tế bào vẫn phát triển to hơn nhằm tránh bị các tế bào
khác ăn thịt.

1.2. Cấu trúc tế bào nhân thực


1.2.1. Nhân tế bào
A. Cấu trúc
* Tổng quan
- Nhân tế bào thường định vị ở trung tâm tế bào. Các tế bào đã biệt hóa
nhân có thể phân bố ở các vị trí khác nhau.
- Gồm các thành phần chính: Màng nhân, nhân con, chất nhiễm sắc, dịch
nhân
* Màng nhân
- Lớp màng bao bọc nhân tế bào, phân biệt nhân với tế bào chất. Gồm 2
lớp kép với màng trong và màng ngoài cùng với khoảng không ở giữa hai
màng
- Màng nhân ngoài liên kết với ER bởi các khe bể chứa và hình thành một
hệ thống khe thông với nhau
- Lỗ màng nhân:
+ Phân bố đồng đều trên bề mặt màng nhân
+ Một số lỗ nối thông nhân với tế bào chất, một số lỗ có khả năng điều
chỉnh kích thước cho các chất đi ra và vào nhân. Lỗ màng nhân còn có
chức năng cố định hình dạng nhân tế bào
- Mặt phía trong của màng nhân đc lót bởi tấm lót màng nhân (hệ thống
tấm lamina) đc cấu tạo từ các vi sợi trung gian đan chéo vào nhau. Tấm
này có vai trò cơ học giữ cho màng nhân ổn định đồng thời là nơi gắn của
chất NS trong kì TG.
- Chức năng:
+ Phân lập cách ly NST khỏi TBC, tạo cho TB có nhân thực sự. Giúp bảo vệ
VCDT. Ở thời kì phân bào màng nhân tiêu biến tạo đk cho các NST di chuyển
về 2 cực TB.
+ Giúp TĐC giữa nhân vs TBC. Sự vận chuyển chất có thể thông qua cơ chế
hoạt tải qua màng lipoprotein hoặc thông qua hệ thống lỗ màng nhân.
+ Màng nhân còn tham gia vào chức năng chuyên chở và TH các chất: mặt
ngoài của màng ngoài của nhân có đính nhiều ribosome, do đó màng nhân tham
gia tích cực vào việc TH pro.
*Nhân con
- Trong nhân có 1 hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so vs phần còn lại của
chất NS, đó là hạch nhân (nhân con).
- Nhân con được cấu tạo từ các sợi nhiễm sắc và hạt ribonucleo
- Chức năng:
+ Tổng hợp rRNA và đóng gói ribsome
+ Điều chỉnh sự vận chuyển mRNA ra tế bào chất.

B. Chức năng:
- Mang thông tin DT, trung tâm điều khiển và xử lí mọi HĐ của TB
- Nhân là nơi chứa NST, là tổ chức chứa ADN, VCDT của toàn bộ cơ thể.
- Trong nhân diễn ra qt nhân đôi ADN

1.2.2. Ribosome
- Phức hệ cấu tạo từ RNA và protein, thực hiện quá trình tổng hợp
protein. Cấu tạo gồm 2 tiểu phần lớn và nhỏ có khả năng phân tách hoặc
liên kết lại
- Ribosome tự do nằm lơ lửng trong tế bào chất. Ribosome liên kết gắn
với phía ngoài của lưới nội chất hoặc màng nhân. Chúng có cấu trúc
giống nhau và có thể thay thế vai trò cho nhau.
- Ribosome liên kết tạo ra các protein để xen vào màng, để bao gói bào
quan hoặc để tiết ra khỏi tế bào.
- Nguồn gốc của ribosome là tiền ribosome được tổng hợp trong nhân tế
bào

1.2.3. Mạng lưới nội chất (ER)


A. Cấu trúc
- Mạng lưới nội chất là mạng lưới các kênh, màng, chiếm hơn một nửa tổng số
màng ở nh loại tế bào, được nâng đỡ bởi khung xương tế bào.
- Chúng gồm 1 mạng lưới các ống có màng bao bọc và các túi được gọi là túi
chứa dịch. Mạng lưới này đc giới hạn bởi màng lipopro.
- Màng ER phân tách khoang bên trong của ER, đc gọi là xoang ER hay xoang
chứa dịch vs bào tương.
- Các ống dẫn, nhánh rẽ và các túi của ER nối thông vs nhau và bản thân mạng
lưới nối kết trực tiếp vs lớp màng ngoài của nhân TB => khoảng không gian
giữa 2 màng của màng nhân tiếp nối với xoang ER.
- ER gồm 2 vùng:
+ ER trơn: Mặt ngoài ko có ribosome, bao gồm hệ thống ống chia nhánh với
nhiều kích thc khác nhau.
+ ER hạt: gồm các túi dẹp xếp // thành nhóm, thông vs nhau; có ribosome đính
vào màng ở mặt ngoài

B. Chức năng
- Giao thông nội bào: vận chuyển các chất từ môi trường ngoài vào tế bào chất.
Hoặc tập trung các chất khác nhau từ tế bào chất hoặc từ các bào quan vào các
xoang túi bể chứa và vận chuyển đến các phần khác nhau của TB hoặc thải ra
ngoài.
- Tổng hợp các chất:
+ ER trơn:
(+) Tổng hợp lipid
(+) Tổng hợp và phân giải glycogen
(+) Khử độc tế bào
(+) Dự trữ Ca2+
+ ER hạt:
(+) Tổng hợp protein tiết
(+) Sản xuất màng cho tế bào
1.2.4. Bộ máy golgi
A. Cấu trúc
- Cấu tạo từ các chồng túi dẹt, hay các túi chứa dịch (cisternae) nhưng
không giống túi chứa dịch của ER, không liên kết với nhau về mặt vật lý.
Hình thù đa dạng tùy loại tế bào
- Gồm 2 mặt:
+) Mặt CIS: Mặt nhập, dày hơn, nhận các túi tải tự ER chuyển đến bằng
cách kết dính.
+) Mặt TRANS: Mặt xuất, mỏng hơn, sinh ra các túi vận chuyển protein
hoàn thiện đến các vị trí khác của tế bào hoặc chuyển ra ngoài.
- Có nguồn gốc từ ER trơn

B. Chức năng
- Hoàn thiện các protein tiết, tập trung và đóng gói lại
+) Túi tải từ ER sẽ kết hợp lại để tạo túi chứa dịch golgi mới ở dạng mặt
nhập (CIS)
+) Các protein trong túi tải sẽ di chuyển xuyên qua phức hệ golgi từ mặt
cis -> trans. Tại mỗi túi dịch những protein đi qua sẽ có một enzyme thích
hợp sửa đổi và hoàn thiện chúng
+) Gắn thêm các phân tử tín hiệu để khi đến mặt trans và hình thành túi
tiết có thể biết được sản phẩm protein này sẽ đi đến đâu.
- Tiết ra một số loại sản phâm cho tế bào như glycoprotein, các
polysaccharide tham gia cấu tạo thành tế bào ( ở thực vật )

1.2.5. Lysosome
A. Cấu trúc
- Lysosome là túi chứa các enzyme thủy phân có màng bao.
- Enzyme chính bao gồm: Lipase, carbonhydrase, protease, nuclease.
Những enzyme này do ER tạo ra, golgi xử lý trực tiếp
- Màng đơn có nhiều hệ thống bơm proton để duy trì pH thấp bên trong
lysosome ( pH thấp thì các enzyme của lysosome mới hoạt động).
- Phía trong màng có các cấu trúc không gian ba chiều ngăn cho các
enzyme tự phá hủy lysosome.
B. Chức năng
- Tiêu hóa các đại phân tử
- Sự thực bào: Phân giải các thành phần hữu cơ (chất hữu cơ, vi
khuẩn,…) mà tế bào ăn
- Tự thực bào: Lysosome kết hợp và phá hủy các bào quan bị tổn thương.

1.2.6. Không bào


- Là các túi có màng bao bọc, có các chức năng khác nhau trong những
loại tế bào khác nhau
- Không bào thức ăn hình thành bởi sự thực bào
- Không bào co bóp ở protist nước ngọt bơm nước thừa ra khỏi tế bào
- Không bào trung tâm ở thực vật:
+) Kết hợp từ các không bào nhỏ ( nguồn gốc tự golgi), có tính chọn lọc
với chất tan do đó dịch không bào khác với dịch bào tương
+) Chứa các chất dự trữ, protein trong không bào hạt
+) Chứa một số sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất, một số chất
độc với côn trùng và động vật ăn cỏ, một số chất tiết
+) Đóng vai trò chính trong sự phát triển của tế bào thực vật nhờ việc hấp
thụ nước làm tế bào to hơn.

1.2.7. Ty thể
A. Cấu trúc
- Quan sát thấy ở mọi tế bào nhân thực gồm thực vật, động vật, nấm và
hầu hết protist.
- Ti thể thg có dạng hạt hoặc dạng sợi do chúng rất dễ biến đổi bởi: áp suất thẩm
thấu, độ pH, tình trạng sinh lí và bệnh lí của tế bào.
- Được bao bọc bởi 2 lớp màng, mỗi màng là một lớp kép phospholipid
gồm các protein riêng biệt
+ Lớp màng ngoài nhẵn, chứa nhiều protein kênh/mang để vận chuyển
các chất
+ Lớp màng trong lồi lõm hướng vào phía trong, hình thành các nếp gấp
được gọi là các mào (cristae)
- Các lớp màng chia ty thể thành hai khoang
+ Khoang 1 là khoảng gian màng giữa 2 lớp màng ty thể, có nồng độ H+
cao và chứa nhiều protein tham gia vào quá trình chết theo chu trình
+ Khoang 2 được bao bọc bởi màng trong, chứa chất nền của ty thể ( gồm
nhiều enzyme ty thể, DNA ty thể và ribosome).
- Ty thể có thể tổng hợp một số protein riêng do có DNA và ribosome
riêng, tuy nhiên phần lớn protein vẫn được nhập từ bào tương do nhân
tổng hợp.
- Ty thể có thể tự nhân đôi và phân chia mà không theo sự kiểm soát của
tế bào.

B. Chức năng
- Tham gia vào quá trình hô hấp tế bào. Các enzyme trong chất nền ty thể
( matrix) tham gia vào chu trình acid citric chiết rút năng lượng từ các
phân tử chất béo và đường còn phức hệ chuyển electron trên màng trong
tạo ATP cung cấp cho tế bào.
- Màng trong gấp nếp nhằm tăng diện tích bề mặt => tăng hiệu quả hô
hấp.
- Tham gia vào các quá trình trao đổi chất, tham gia điều hòa nồng độ Ca
trong máu
- Giải phóng các tác nhân tham gia vào quá trình chết theo chương trình

1.2.8. Lục lạp


A. Cấu trúc
- Lục lạp thuộc một họ các bào quan được gọi là lạp thể ( lục lạp, bột lạp,
sắc lạp).
- Gồm 2 lớp màng kép phospholipid như ty thể, ngoài ra còn có màng
thylakoid. Lục lạp gồm 3 khoang là khoảng gian màng, chất nền và xoang
thylakoid ( ở tảo còn có thể có 4 khoang).
- Lục lạp chứa sắc tố chlorophyll, tác nhân quan trọng trong quá trình
quang hợp.
- Kích thước từ 2-5 micromet, hình giống thấu kính, quan sát được ở lá
cây hoặc các cơ quan có màu xanh của cây và tảo.
- Bên trong có hệ thống màng bao dạng túi dẹt, liên kết phần trong với
nhau được gọi là thylakoid. Các thylakoid xếp chồng lên nhau, tạo thành
các chồng được gọi là grannum.
- Chất lỏng bên ngoài thylakoid là chất nền ( stromma) chứa các DNA,
enzyme và ribosome của riêng lục lạp.
- Sinh trưởng, hoạt động linh hoạt, tự phân chia mà không bị tế bào kiểm
soát, di chuyển dọc theo khung xương tế bào.

B. Chức năng
- Là bào quan quan trọng nhất trong quá trình quang hợp.

1.2.9. Perosisome
- Khoang trao đổi chất chuyên hóa được bao bọc bởi màng đơn
- Chứa enzyme truyền hydro từ các cơ chất khác nhau đến oxy tạo hydro
peroxide như một sản phẩm phụ có nhiều chức năng khác nhau.
+) Phá hủy acid béo thành các phân tủ nhỏ hơn và chuyển đến ty thể.
+) Khử chất độc alcohol và chất khác bằng cách chuyển hydro từ chúng
tới oxy.
+) Tham gia vào phản ứng hô hấp sáng ở thực vật C3
- Chứa enzyme chuyển hóa hydro peroxide thành nước. Các enzyme được
cô lập khỏi các thành phần khác của tế bào để tránh gây tổn thương.
- Glyoxome là một loại peroxixome chuyên hóa tại các mô dự trữ chất
béo của hạt, chứa các enzyme chuyển hóa chất béo thành đường để cây
non sử dụng trong quá trình chúng lớn lên.

1.2.10. Bộ khung tế bào


A. Khái quát chung
B. Vi ống
*) Cấu trúc
- Tồn tại trong tất cả các tế bào nhân thực
- Ống rỗng, đường kính 25 nm, chiều dài từ 200nm-25 micromet
- Là polymer với tiểu đơn vị cấu tạo cơ bản là tubulin. Hai đầu vi ống
không giống nhau với một đầu (+) có khả năng giải phóng hoặc tích lũy
các tubulin nhanh hơn nhiều trong hoạt động tế bào so với đầu còn lại (-).
*) Chức năng
- Nâng đỡ định dạng tế bào
- Đường đi để các bào quan có thể dịch chuyển
*) Trung thể và đôi trung tử
- Có ở hầu hết tế bào động vật, không xuất hiện ở tế bào thực vật.
- Nằm gần nhân, nơi khởi đầu của các vi ống
- Bên trong trung thể có đôi trung tử, mỗi trung tử có đường kính khoảng
250 nm, cấu tạo từ 9 bộ với mỗi bộ 3 vi ống ( tổng 27 vi ống ). Hai trung
tử nằm vuông góc với nhau.
*) Lông và roi
- Lông và roi có chung đặc điểm cấu trúc: Gồm lõi là các vi ống được bao
trong phần nhô ra của màng tế bào.
+) Kiểu 9+2: Có ở tất cả roi và lông vận động, 9 cặp vi ống xếp thành
vòng, 2 vi ống đơn ở trung tâm
+) Kiểu 9+0: Ở lông sơ cấp, không có 2 vi ống ở trung tâm
+) Thể gốc: Cấu trúc giống trung tử, tập hợp vi ống của lông hoặc roi
trong tế bào
- Protein dynein:
+) Chịu trách nhiệm cho sự vận động của lông và roi theo cơ vhees
movement: Một chân tiếp xúc và một chân nhả ra và tái tiếp xúc theo
từng bước dọc vi ống.
+) Giúp định vị bộ đôi vi ống => các đôi vi ống không thể trượt quá
nhanh

C. Vi sợi
- Sợi hình que, rắn chắc, đường kính khoảng 7 nm. Có mặt ở mọi tế bào
nhân thực. Thành phần chính là sợi actin
- Gồm 2 sợi actin xoắn lấy nhau, ngoài ra có thể liên kết với các protein
tạo thành cấu trúc mạng lưới.
- Chức năng chính: Chịu lực căng/kéo cho tế bào
- Tham gia vào hoạt động co cơ: Xếp dọc theo các tế bào cơ, đan xen với
các protein myosin ( myosin hoạt động giống dynein).

D. Sợi trung gian


- Đường kính khoảng 8-12 nm ( nằm giữa vi ống và vi sợi)
- Thành phần đa dạng trong bộ khung tế bào cấu tạo từ họ các protein
- Vai trò chịu lực căng tế bào, duy trì hình dạng tế bào và cố định các bào
quan.

1.2.11. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất


A. Thành tế bào:
1.Tế bào thực vật: Không giống tế bào động vật, tế bào thực vật có lớp thành
bao ngoài màng sinh chất
a.Cấu tạo:
+ Các sợi nhỏ cấu tạo từ cellulose được tổng hợp nhờ enzyme cellulose
synthase và đc tiết ra khoảng ko ngoại bào, nơi chúng gắn vào chất nền gồm các
loại polysaccharide và các protein khác. Khoảng 80 phân tử cellulose liên kết
tạo nên 1 vi sợi
+ Các TB TV còn non tiết ra lớp thành tương đối mỏng và linh động tạo điều
kiện cho TB sinh trưởng dễ dàng gọi là thành tế bào sơ cấp. Ở những tế bào
sinh trưởng mạnh các sợi cellulose định vị vuông góc ớis hướng mở rộng của tế
bào ảnh hg tới kiểu sinh trưởng.
+ Cầu SC (plasmodesmata): Là những kênh xuyên qua thành cellulose của các
tế bào thực vật liền kề, cho phép các chất ( kể cả các phân tử cỡ lớn) đi qua giữa
các tế bào.
b.Chức năng:
- Vai trò cơ học:
+ Bảo vệ lớp MSC bên trong khỏi những tác động cơ học, quy định hình dạng,
kích thc TB. Nhờ có thành, các TB trong 1 mô sinh trưởng ở 1 giới hạn nhất
định.
+ Tạo sức trương cho TB TV thực hiện những chức năng sinh lý khác nhau,
tránh bị vỡ tế bào
- Vai trò tham gia các HĐ sống:
+ Ngăn cản lấy vào lượng nước dư thừa.
+ Ngăn cản sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn.
+Tham gia biệt hoá tế bào.

2. Tế bào nấm:
- Cấu tạo:
+ Đa số tế bào nấm có thành bằng chất chitin giống chất chitin của côn trùng và
1 số loài động vật chân khớp.
+ Chitin là chất polysaccharide vững chắc và mềm dẻo chứa Nitơ.
- Chức năng: Bao bọc, bảo vệ TB, định dạng TB nấm.

B. Chất nền ngoại bào:


- Cấu tạo: Thành phần chính của ECM là glycopro do tế bào tiết ra. Thành
phần phân tử và cấu trúc của ECM thay đổi từ loại tế bào này sang loại tế bào
khác và thường có 3 loại glycoprotein khác nhau :
+ Collagen: Loại glycopro có nhiều nhất trong ECM, làm cho chất nền
có tính bền vững và dẻo dai.
+ Proteoglycan: Các sợi collagen gắn vào mạng lưới đc cấu tạo từ
proteoglycan liên kết vs nhau.
+ Fibronectin: Fibronectin và các protein ECM khác gắn vs các protein
thụ thể của màng tế bào có tên integrin
- Chức năng:
+ Liên kết các tế bào ở cạnh nhau tạo nên các mô nhất định.
+ ECM của những mô riêng biệt có thể điều hòa tập tính của tất cả các tế bào
trong mô đó.
+ Bôi trơn tế bào, giúp lọc các chất đi qua các mô khác nhau.
- Các mối nối giữa các TB ĐV:
+ Các TB ĐV có 3 loại mối nối giữa các TB: mối nối kín, thể nối (desmosome)
và mối nối hở (mối nối thông tin) (giống cầu SC ở TB TV). Cả 3 loại mối nối
này đều đb phổ biến ở các biểu mô lót mặt trong và mặt ngoài của cơ thể:
+ Ở các mối nối kín, màng tế bào bị nén rất khít gắn kết nhau nhờ những protein
đặc hiệu tạo thành đường bịt kín liên tục quanh các TB. Các mối nối kín ngăn
cản sự rò rỉ dịch ngoại bào qua lớp tế bào biểu mô.
+ Các thể nối có chức năng như những chiếc đinh tán, xiết các tế bào thành
những tấm chắc. Các sợi TG đc cấu tạo từ pro keratin chắc neo các thể nối vào
tế bào chất.
+ Các mối nối hở (mối nối thông tin) tạo ra các kênh tế bào chất từ 1 tế bào đến
các tế bào liền kề. Các mối nối hở đc cấu tạo từ các protein màng, bao lấy các lỗ
qua đó các chất có thể đi qua.

Chương 2: Màng tế bào


2.1. Cấu trúc màng tế bào
2.1.1. Khái quát chung
- Lớp kép phospholipid với nhiều protein gắn vào hoặc xen giữa
- Đuôi kị nước của phospholipid hướng vào trong nhờ tương tác kị nước,
đầu ưa nước hướng ra bên ngoài.
- Protein gắn với vùng ưa nước hoặc xuyên màng. Phần protein nằm
trong màng chứa các amino acid kị nước còn phần hướng ra ngoài ưa
nước.
- Các chuỗi carbonhydrat gắn với phần ưa nước của proein và
phospholipid.

2.1.2. Các tính chất của màng


*) Tính khảm
- Màng là một lớp kép lỏng phospholipid kéo dài
- Protein nằm phân tán và xen kẽ vào lớp màng phospholipid này, tạo
thành một cấu trúc khảm.
*) Tính lỏng
- Màng không phải là một phiến ổn định
- Hầu hết các phân tử lipid và protein có thể di chuyển theo chiều mặt
phẳng của màng. Các phân tử lipid di chuyển ngang rất nhanh và lình
động
- Các phân tử lipid có khả năng dịch chuyển giữa hai lớp, nhưng thường
khó khăn hơn so với di chuyển theo chiều mặt phẳng màng.
- Một số protein có thể di chuyển lên xuống qua màng, tức chuyển động
giữa 2 lớp phospholipid. Một số thậm chsi có thể chuyển từ màng này
sang màng khác

2.1.2. Protein màng và chức năng


- Mỗi loại tế bào có thành phẩn protein màng khác nhau. Các protein
màng cũng đa dạng về số lượng và chức năng.
- Dựa vào vị trí liên kết, có thể chia protein màng thành ba loại
+ Protein xuyên màng: Có phần kị nước nằm xen giữa lớp phospholipid
và phần ưa nước hướng ra ngoài môi trường hay hướng vào tế bào chất.
+ Protein bám màng: Bám vào lớp màng phospholipid bằng liên kết
electron yếu
+ Protein neo màng: Hình thành liên kết với đuôi acid béo hoặc các thành
phần glycoprotein của màng
- 6 chức năng chính của protein xuyên màng
+ Vận chuyển các chất từ bên ngoài môi trường vào tế bào hoặc từ trong
tế bào ra ngoài môi trường
+ Hoạt tính enzyme
+ Truyền tín hiệu (protein thụ thể)
+ Nhận biết tế bào (glycoprotein)
+ Mối nối tế bào
+ Gắn kết với bộ khung tế bào và chất nền ngoại bào
2.1.3. Carbonhydrate màng và chức năng
- Carbonhydrate màng thường ngắn ( chuỗi ít hơn 15 phân tử đường).
Hầu hết liên kết cộng hóa trị với protein hình thành glycoprotein. Một số
liên kết cộng háo trị với lipid hình thành glycolipid.
- Tế bào khác nhau có các loại carbonhydrat màng khác nhau. Chức năng
chủ yếu là hình thành phân tử tín hiệu gắn màng.

2.1.4. Lipid màng và chức năng


A. Phosphoglycerides
- Cấu tạo gồm glycerol gắn với hai nhóm acid béo và một nhóm
phosphate, do vậy phosphoglyceride có tính phân cực. Các
phosphoglyceride khác nhau bởi nhóm chức gắn kèm vào nhóm
phosphate (head group). Các acid béo có thể bão hòa hoặc không bão
hòa, và thường một phân tử phosphoglyceride sẽ gồm một acid béo bão
hòa và một aicd béo không bão hòa
B. Sphingolipid
- Một lớp lipid màng ít phong phú hơn,được gọi là sphingolipids, là dẫn
xuất của sphingosine, một loại rượu amin chứa một chuỗi hydrocarbon
dài
C. Cholesterol
- Một thành phần lipid khác của màng là cholesterol, có thể chiếm tới 50
phần trăm các phân tử lipid trong màng sinh chất ở tế bào động vật. Tế
bào thực vật chứa sterol giống như cholesterol. Các phân tử cholesterol
được định hướng bằng các hạt nhỏ ưa nước của chúng. nhóm hydroxyl về
phía bề mặt màng và phần còn lại của phân tử nằm trong lớp lipid kép.
Các các vòng kỵ nước của một phân tử cholesterol phẳng và cứng, và
chúng cản trở sự chuyển động của các đuôi axit béo của photpholipit
D. Chức năng của lipid màng
- Xác dịnh tính chất vật lý của màng và ảnh hưởng dến trạng thái hoạt
động của protein màng
- Một số lipid màng là tiền chất truyền tin thứ 2 tham gia vào con đường
truyền tín hiệu tế bào
- Các phân tử lipid màng liên kết thành một màng liên tục nhờ liên kết kị
nước, khó phá vỡ và linh động.

2.2. Vận chuyển các chất qua màng


2.2.1. Tính thấm có chọn lọc của màng
- Màng được cấu tạo từ lớp kép phospholipid, với phần ưa nước hướng ra
ngoài và phần kị nước hướng vào trong, nên các phân tử có tính chất và
kích thước khác nhau có khả năng đi qua màng khác nhau:
+ Các phân tử nhỏ, không phân cực (kỵ nước) như oxy, carbonic có thể đi
qua màng dễ dàng
+ Các phân tử phân cực như glucose và nước đi qua màng một cách khó
khăn
+ Các phân tử tích điện hoặc có lớp nước bao quanh không thể đi qua
màng.
- Protein vận chuyển
+ Hỗ trợ các phân tử khó đi qua màng có thể di chuyển qua màng
+ Protein kênh: Hoạt động như một kênh dẫn (cái cầu) để các phân tử có
thể di chuyển qua. Thường mỗi kênh chỉ cho một loại phân tử đi qua
+ Protein mang: Biến đổi cấu hình phù hợp để mang các chất đi vào hoặc
đi ra. Có thể mang được 2 loại phân tử.

2.2.2. Vận chuyển thụ động


- Khuếch tán các chất qua màng mà không cần tiêu tốn năng lượng.
- Tuân theo nguyên tắc: Các chất đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp.
- Sự thẩm thấu
+ Sự khuếch tán của nước qua màng có tính thấm chọn lọc. Dựa vào tính
chất này có thể chia môi trường thành ưu trương (hypertonic), nhược
trương (hypotonic) và đẳng trương (isotonic)
- Tế bào không có thành
+ Ưu trương: Nước đi ra hết khỏi tế bào => tế bào co lại và có thể chết
+ Nhược trương: Nước đi vào tế bào => trương phồng và có thể bị vỡ ra.
=> đòi hỏi phải có cơ chế điều hòa thẩm thấu
- Tế bào có thành
+ Ưu trương: Màng co lại tách khỏi thành => co nguyên sinh => cây héo
úa
+ Nhược trương: Thành tế bào ngăn không cho tế bào trương phồng và
vỡ ( ở một mức nhất định).

2.2.3. Khuếch tán tăng cường - vận chuyển thụ động nhờ protein
- Trên màng tế bào có nhiều kênh ion vân chuyển các ion đi ra/vào
- Hầu hết mọi kênh ion đều đặc hiệu: chỉ cho một loại ion nhất định đi
qua, và vận chuyển thụ động: đi từ nơi có năng lượng cao sang nơi có
năng lượng thấp.
- Hầu hết các kênh ion được xác định đều tồn tại ở hai trạng thái là đóng
và mở, hay nói cách khác là bị kiểm soát (to be gated). 3 loại chính:
+ Voltage-gated channel: Trạng thái đóng/mở phụ thuộc vào sự chênh
lệch điện áp hai bên màng
+ Ligand-gated channel: Trạng thái đóng/mở phụ thuộc vào việc kênh có
hay không liên kết với phối tử.
+ Mechano-gated channel: Trạng thái đóng/mở phụ thuộc vào ngoại lực.

2.2.4. Vận chuyển chủ động


A. Khái quát chung
- Vận chuyển chống lại gradient nồng độ
- Giống với vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động phụ thuộc vào
các protein xuyên màng, vận chuyển đặc hiệu và đòi hỏi biến đổi cấu
hình protein. Tuy nhiên, do vận chuyển ngược chiều gradient nên đòi hỏi
cung cấp năng lượng. => gọi là protein bơm.

B. Vận chuyển chủ động sơ cấp


*) Bơm Na-K
- Chỉ vận chuyển các ion theo một hướng duy nhất

( nồng độ Na+ môi trường luôn được duy trì cao hơn so với trong tế bào
và nồng độ K+ thì ngược lại. Cân bằng với sự chênh lệch điện áp dương
này là sự tích tụ lượng lớn Cl- phân bố gần phía trong màng tế bào cũng
như điện tích âm bởi các protein ngoại màng gây ra)

- Quy trình hoạt động


+) Bước 1: 3 phân tử Na+ liên kết với protein kênh. Một phân tử ATP gắn
với miền phân giải của protein kênh
+) Bước 2: Khi đã liên kết đủ, protein kênh đóng lại
+) Bước 3: Phân tử ATP bị thủy phân thành ADP
+) Bước 4: ADP tách ra, lúc này protein kênh bị biến đổi hình dạng, 3
phân tử Na+ thoát ra ngoài môi trường và 2 phân tử K+ ngoại bào sẽ liên
kết với protein kênh
+) Bước 5: Khi đã liên kết đủ, protein kênh lại đóng
+) Bước 6: Protein kênh được dephosphoryl hóa
+) Bước 7+8: Một phân tử ATP gắn trở lại, protein kênh lúc này lại biến
đổi hình dạng về lại như lúc đầu, 3 phân tử K+ được đưa vào tế bào chất.

C. Vận chuyển chủ động thứ cấp


- Tế bào thực vật dựa vào hệ thống vận chuyển tích cực thứ cấp để hấp
thụ nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm sucrose, axit amin và nitrat. Ở thực
vật, sự hấp thu của các hợp chất này được kết hợp với sự chuyển động
vào trong tế bào chất của ion H+ hơn là ion Na+. Vận chuyển tích cực thứ
cấp glucose vào các tế bào biểu mô của ruột và việc vận chuyển sucrose
vào tế bào thực vật là những ví dụ về đồng vận chuyển , trong đó hai
phân tử vận chuyển (Na+ và glucose hoặc H+ và sucrose) di chuyển theo
cùng một hướng.

2.3. Vận chuyển khối vật chất lớn


- Thực bào: Tế bào nuốt hạt thức ăn bằng cách dùng chân giả bao lại, bao
trong các túi có màng bao bọc – túi đủ lớn để coi là không bào. Hạt thức
ăn được tiêu hóa sau khi không bào kết nối với lysosome
- Ẩm bào: Tế bào nuốt các giọt dịch ngoại bào vào các túi nhỏ. Bản thân
các giọt đó không phải là cái TB cần mà là các phân tử hòa tan trong các
giọt đó. Hiện tượng này ko phải đặc hiệu về các chất vận chuyển
- Nhập bào nhờ thụ thể:
+) Giúp TB lấy đc khối lớn các chất đặc hiệu, dù các chất đó không có
nồng độ cao trong dịch ngoại bào. Vùi trong màng là các protein có các
điểm thụ thể đặc hiệu, mở ra phía ngoại bào
+) Protein thụ thể thường cụm lại ở ở những vùng trên màng được gọi là
hố bao (pit)
+) Hố bao thường đc lót một lớp protein bao ở phía tế bào chất (màu tím)
+) Các chất đặc hiệu (ligand) gắn vào các thụ thể. Khi sự gắn kết diễn ra
các hố bao tạo thành CÁC TÚI chứa ligand
+) Vật chất được giải phóng khỏi túi, các chất nhận quay vòng trở lại
màng TB bằng chính túi đó
- Xuất bào: Quá trình tế bào tiết các chất ra ngoài

Chương 3: Trao đổi chất và năng lượng


3.1. Hô hấp tế bào
3.1.1. Một số khái niệm
A. Dị hóa
- Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ tạo năng lượng
- Phân giải các phân tử phức tạp và giải phóng năng lượng dự trữ
B. Các con đường dị hóa
- Lên men
- Hô hấp tế bào (hiếu khí và kị khí)

3.1.2. Các giai đoạn của hô hấp tế bào


A. Khái quát chung
- Hô hấp TB được xác định bởi 2 chu trình ACID CITRIC và
PHOSPHORYL HÓA OXY HÓA, quá trình ĐƯỜNG PHÂN cung cấp
nguyên liệu.
- Đường phân xảy ra trong bào tương, chuyển glucose thành 2 phân tử
pyruvate.
- Chu trình acid citric xảy ra trong chất nền ty thể (ở nhân sơ thì trong
dịch bào tương) (oxy hóa 1 dẫn xuất của pyruvate thành CO2, CO2 từ hô
hấp là mảnh vỡ của các pt hữu cơ bị oxy hóa)
- PHOSPHORYL HÓA OXY HÓA (PPO -GĐ3 của hô hấp xảy ra ở
màng trong của ty thể): Là quá trình (cách) tổng hợp ATP được cung cấp
năng lượng bởi các phản ứng OXY HÓA KHỬ của chuỗi chuyền e.
(Năng lượng đc giải phóng ở mỗi bước của chuỗi chuyền)
- PPO chiếm gần 90% ATP do hô hấp sinh ra, khoảng 10% được tạo ra từ
quá trình đường phân và chu trình acid citric theo cơ chế PHOSPHORYL
HÓA MỨC CƠ CHẤT (PPC)

B. Đường phân
* Pha đầu tư năng lượng

* Pha thu hồi năng lượng


=> Hết đường phân, thu được 2 phân tử ATP , 2 phân tử NADH và 2
phân tử pyruvate

C. Chu trình acid citric


* Chuyển đổi pyruvate thành acetyl-CoA

=> sinh 2 phân tử NADH, 2 phân tử acetyl CoA đi vào chu trình kreb và
thải ra 2 phân tử CO2
* Chu trình kreb
=> sinh ra 6 NADH, 2 FADH2 , 2ATP và thải ra 4 CO 2
* Tổng kết
- Chu trình kreb diễn ra trong chất nền ty thể (stromma), giải phóng 8
NADH, 2 FADH2, 2ATP .

D. Phosphoryl hóa oxy hóa


* Con đường truyền electron
- Chuỗi truyền e là một tập hợp các phân tử được gắn vào màng trong ty
thể
- Sự chuyền qua phức hệ I:
+ Electron được chuyền tử NADH đến phân tử đầu tiên của chuỗi chuyền
trong phức hệ I – một phân tử FLAVOPROTEIN (do có tiền tố flavin
mônonucleotit – FMN)
+ Ở phản ứng tiếp flavoprotein quay lại dạng oxy hóa khu chuyển e đến
protein Fe-S (một loại protein liên kết chặt với Fe và S)
+ Sau đó protein Fe-S chuyển e cho hợp chất UBIQUINONE (Q,
coenzyme Q, CoQ– đây là 1 phân tử nhỏ kỵ nước, (!) không phải protein,
di động riêng lẻ trong màng ko cố định trong phức hệ)
+ Phần lớn chất mang e còn lại giữa Q và oxy là protein có tên
CYTOCHROME
- Phức hệ II:
+ FADH2 (sp từ chu trình citric) chuyển e cho chuỗi chuyền e ở phức hệ
II ở mức năng lượng thấp hơn NADH
+ Chuỗi chuyền e không tạo ATP 1 cách trực tiếp mà làm nhẹ bớt độ sụt e
từ thức ăn dến oxy – giải phóng năng lượng với liều nhỏ để dễ sử dụn

* Hóa thẩm
- Năng lượng được bảo toàn ở dạng gradient H+ qua màng được dùng để
điều khiển việc sinh công tế bào (như tổng hợp ATP) được gọi là cơ chế
HÓA THẨM (Chemiosmosis)
- ATP - synthase
+ ATP synthase là phức hệ đa tiểu đơn vị gồm 4 thành phần chính và
được cấu thành bởi các polypeptide
+ Từng proton đi vào vị trí liên kết trên bộ phân (rotor) làm nó quay theo
cách giúp xúc tác tổng hợp ATP từ ADP

(1) Ion H+ đi xuôi theo gradient vào nửa kênh trong stator được neo giữ
trong màng
(2) Ion H+ xâm nhập vào vị trí liên kết bên trong rotor, biến đổi hình
dạng của mỗi tiểu đơn vị sao cho rotor quay bên trong màng
(3) Mỗi ion H+ tạo một vòng hoàn toàn trước khi rời rotor và chuyển qua
nửa kênh thứ 2 trong stator vào chất nền ty thể
(4) Sự quay của rotor làm trục nối bên trong cũng quay, trục này kéo dài
như cuống nối vào núm dưới, nó được giữ ổn định nhờ một bộ phận của
stator.
(5) Sự quay của trục có tác dụng hoạt hóa các vị trí xúc tác trong
núm tạo ra ATP và ADP và phosphate vô cơ

* Lưu ý
- 3 lý do ko xđ được chính xác ATP từ 1 phân tử glucose:
+ Phosphoryl hóa và các PƯ Redox không liên kết trức tiếp với nhau nên
tỷ lệ NADH/ ATP ko phải số nguyên
+ Hiệu quả tạo ATP thay đổi không đáng kể phụ thuộc vào loại con thoi
dùng để chuyển e từ NADH từ dich bào vào ty thể
+ Sử dụng lực vận động proton nhờ phản ứng redox trong hô hấp TB để
thực hiện các loại công khác (vd lấy pyruvate từ dịch bào)

3.1.3. Lên men và hô hấp kị khí


- 2 cơ chế oxy hóa ăng lượng mà không cần oxy
- Hô hấp kị khí: Quá trình giống hô hấp hiếu khí, nhưng chất nhận e cuối
cùng là các chất khác chứ không phải oxy
- Lên men
+) Khi ko có/ thiếu oxy, nhiều TB dùng lên men tạo ATP nhờ phosphoryl
hóa mức cơ chất.
+) Pyruvat đóng vai trò như chất nhận e để oxy hóa NADH trở lại thành
NAD+ để tiếp tục quá trình đường phân.
+) Gồm 2 loại: Lên men lactic và lên men rượu

Chương 4: Truyền tin tế bào


4.1. Các thành phần cơ bản của truyền tin tế bào
4.1.1. Phân tử truyền tin ngoại bào:
- Autocrine: Màng tế bào có các thụ thể đáp ứng những tín hiệu mà tế bào
tự tiết ra.
- Paracrine: Phân tử tín hiệu được tế bào tiết ra sẽ di chuyển quãng ngắn
thông qua EMC đến những tế bào lân cận. Các tín hiệu này bị giới hạn về
quãng đường di chuyển vì chúng không ổn định, dễ bị thủy phân bởi
enzyme.
- Endocrine: Phân tử tín hiệu di chuyển đến tế bào đích thông qua hệ
thống mạch máu. Các endocrine còn được gọi là các hormone.

4.1.2. Khái quát con đường truyền tin tế bào


- Tế bào tiết tiết các phân tử truyền tin đến các tế bào khác
- Các tế bào tiếp nhận tín hiệu có các thụ thể (receptor) trên màng tế bào.
Những phân tử có khả năng gắn đặc hiệu với receptor được gọi là ligand.
- Trong hầu hết trường hợp, phân tử truyền tin ngoại bào bám vào thụ thể
màng tế bào tiếp nhận. Sự liên kết này làm thay đổi hình dạng của thụ thể
khiến tín hiệu được chuyển tiếp qua màng đến vùng đáp ứng thụ thể trong
tế bào chất
- Khi thụ thể đã tiếp xúc được với mặt trong của màng sinh chất, có hai
con đường chính được kích hoạt nhằm khuếch đại tín hiệu của thụ thể
(ngoài ra còn có một số con đường khác ít phổ biến hơn )
+) Truyền tín hiệu đến một enzyme lân cận ở miền trong màng tế bào,
enzyme này sẽ hoạt hóa phân tử tín hiệu thứ cấp.
+) Thụ thể có thể biến đổi cấu hình thành vùng đặc hiệu (protein
recruitment) tương tác với các protein đặc hiệu khác.
- Khi tín hiệu đã hoàn toàn được tiếp nhận, một loạt các protein được kích
hoạt nhằm khuếch đại tín hiệu. Mỗi bước truyền tín hiệu đều có những
protein đặc hiệu riêng, và số lượng protein được hoạt hóa tăng theo số mũ
qua mỗi bước.

4.1.3. Protein kinase và phosphatase


- Hoạt động bằng cách thay đổi cấu hình các protein tham gia vào chuỗi
truyền tin, từ đó khiến các protein này bị ức chế/hoạt hóa bằng cách
thêm/bớt các nhóm phosphate
- Tồn tại trong tế bào dưới hai dạng : Tích hợp màng hoặc hòa tan trong
tế bào chất.
- Protein kinase có số lượng rất lớn, nhưng mỗi loại kinase tương tác đặc
hiệu với một vài protein đích

4.2. Truyền tin tế bào thông qua thụ thể G-protein couples (GPCRs)
4.2.1. Thụ thể G-protein:
- Đặc hiệu với một tín hiệu cụ thể.
- Các thụ thể họ G protein giống nhau về cấu hình không gian:
+) Là một chuỗi đơn polypeptide với 7 vòng xoắn α xuyên màng. Các
vòng xoắn liên kết với nhau bằng các vòng ngắn có độ dài khác nhau.
+) Ba cấu trúc loop hiện diện bên ngoài tế bào, hình thành vùng liên kết
với phân tử tín hiệu. Các thụ thể G- protein khác nhau về cấu trúc vùng
này.
+) Ba cấu trúc loop hiện diện bên trong tế bào, hình thành vùng liên kết
với các protein tín hiệu nội bào.
A. G- protein:
* Cấu trúc:
- Gọi là G-protein vì chúng liên kết với nucleotide guanine, GTP hoặc
GDP.
- Tồn tại ở dạng heterotrimetric, gồm ba tiểu phần α, β và γ.

- α và γ liên kết với màng bằng lipid gắn cộng hóa trị. β và γ luôn gắn với
nhau dưới dạng tiểu phần βγ.

* Cơ chế hoạt động


- Ở trạng thái nghỉ ( không liên kết với phân tử tín hiệu), tiểu phần α gắn
với GDP và tạo phức với tiểu phần βγ.
- Khi phân tử tín hiệu gắn với thụ thể G-protein, thụ thể này thay đổi cấu
hình trong bào tương và nhanh chóng liên kết với tiểu phần α
- Tiểu phần α nhanh chóng giải phóng GDP, và GTP ngay lập tức bám
vào vị trí trống này.
- Sự liên kết với GTP khiến cho liên kết giữa tiểu phần α và tiểu phần βγ
yếu đi. Lúc này, tùy thuộc vào từng loại G-protein mà tiểu phần α-GTP
sẽ hoạt hóa/ ức chế phân tử hiệu ứng hoặc tiểu phần βγ tương tác với
protein hiệu ứng.
- Trạng thái hoạt động này tồn tại trong thời gian ngắn, do GTP nhanh
chóng bị thủy phân bởi hoạt động của GTPase nội tại của tiểu phần α
hoặc bởi hoạt động phân hủy của phân tử hiệu ứng .
- GTP thủy phân thành GDP, và phức hệ α-GDP lúc này liên kết trở lại
với tiểu phần βγ và G-protein hồi phục trạng thái không hoạt động.

* Kết thúc hoạt động


- Bước 1: Miền tế bào chất của GPCR đang kích hoạt được phosphoryl
hóa bởi một loại kinase cụ thể, được gọi là Kinase thụ thể kết hợp với
protein G ( GRK )
- Bước 2: Phosphoryl hóa GPCR tạo tiền đề cho bước thứ hai, đó là sự
liên kết của các protein, được gọi là các arrestin. Arrestin đình chỉ hoạt
động của thụ thể G-protein ngay cả khi phân tử tín hiệu vẫn liên kết với
thụ thể này, giúp tế bào không xảy ra hiện tượng đáp ứng quá mức.

4.2.2. G-protein hoạt hóa hoặc ức chế adenylyl cyclase


A. Khái quát
- Con đường phổ biến
- Phân tử tín hiệu liên kết hoạt hóa hoạt động của GPCR, GPCR sẽ hoạt
hóa adenyl cyclase, adenyl cyclase sẽ tổng hợp phân tử tín hiệu thứ cấp
cAMP từ ATP, rồi cAMTP hoạt hóa protein kinase phụ thuộc cAMP và từ
đó hoạt hóa các protein đích đặc hiệu.

B. Adenylyl cyclase
- Protein đa xuyên màng với hai phân đoạn bào tương lớn chứa các miền
xúc tác chuyển hóa ATP thành cAMP.
- Được hoạt hóa bởi phức hệ tiểu phần α-GTP.

C. Cơ chế hoạt động


* cAMP hoạt hóa protein kinase A
- Ở trạng thái bình thường, nồng độ cAMP tế bào chất rất thấp và các
PKA ở trạng thái bất hoạt
- Sự gia tăng nồng độ (tăng nhẹ) cAMP sẽ nhanh chóng hoạt hóa các
PKA
- PKA tiếp đó hoạt hóa (phosphoryl hóa) nhiều protein đích khác, gây nên
nhiều đáp ứng đa dạng trong các loại tế bào khác nhau
* Khuếch đại tín hiệu
- Sự khuếch đại xảy ra trong một tầng truyền tín hiệu phụ thuộc vào các
bước phản ứng và nồng độ tương đối của các thành phần khác nhau.
* Kích hoạt biểu hiện gen
- Một vài tiểu phần PKA đi vào trong nhân, phosphoryl hóa protein
CREB.
- CREB bị phosphoryl hóa sẽ hoạt động như một yếu tố phiên mã, kết
hợp với phức hệ phiên mã bắt đầu hoạt hóa các gen đích.
* Protein neo đậu tập trung cAMP
- Các AKAP neo đậu và tập trung các PKA tại một vùng của tế bào, để
các phản ứng của PKA chỉ giới hạn trong một vùng đó
* Kết thúc đáp ứng
- Ái lực của thụ thể với phối tử giảm khi GTP thay thế GDP
- GTP bị phân giải thành GDP, gây bất hoạt phức hệ α-GTP và từ đó
giảm lượng cAMP tạo ra
- cAMP phosphodiesterase hoạt động thủy phân cAMP, chấm dứt đáp
ứng tế bào.
4.2.3. G-protein làm tăng Ca2+ trong bào tương
A. Phospholipase C
- Một số phân tử truyền tín hiệu thứ cấp quan trọng là dẫn xuất của lipid
màng phosphatidylinositol (PI).
- Phospholipase C cắt dẫn xuất PIP2 thành hai phân tử truyền tin thứ cấp
quan trọng là DAG và IP3 => con đường IP3/DAG
- Hormone liên kết thụ thể G-protein => kích hoạt GPCR => tiểu phần
α-GTP hoạt hóa phospholipase C=> cắt PIP2 thành DAG liên kết màng
và IP3 khuếch tán tự do trong tế bào chất

B. IP3
- IP3 biến đổi mở các kênh ion Ca2+ tại màng ER, khiến cho Ca2+ bên
trong ER được giải phóng vào tế bào chất.
- Sự tăng nồng độ đột ngột này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn vì các
bơm Ca2+ trên màng và ER sẽ nhanh chóng bơm Ca2+ để cân bằng lại
cũng như IP3 nhanh chóng bị thủy phân và mất hoạt tính.
- Nếu Ca2+ trong bào tương cao hơn trong ER, chính Ca2+ sẽ ức chế các
kênh IP3 => Chất ức chế hồi biến

C. DAG
- Kích hoạt protein kinase C
- PKC tồn tại bất hoạt trong bào tương. Khi nồng độ Ca2+ tăng cao, sẽ
kích thích PKC di chuyển đến gần màng tế bào, tiếp xúc với DAG
- PKC tham gia hoạt hóa nhiều protein đích.
D. Ca2+
- Hoạt hóa camodulin => kích hoạt nhiều hoạt động tế bào. Chỉ một
lượng nhỏ Ca2+ tăng lên cũng thay đổi lớn mức độ camodulin hoạt hóa
- Kích hoạt các yếu tố phiên mã đặc trưng.

4.3. Protein kinase tyrosine


4.3.1. Cấu chúc
- Phân tử tín hiệu đặc hiệu là các peptide tan, peptide gắn màng hoặc các
hormone
- Cấu trúc chung: 3 miền cốt yếu
+) Miền ngoại bào chứa một vị trí gắn phối tử
+) Một chuỗi xoắn α kị nước
+) Phân đoạn nằm trong tế bào chất mang miền hoạt tính protein kinase
tyrosine
- Hầu hết là monomer, thúc đẩy hình thành các dimer của thụ thể

4.3.2. Cơ chế hoạt hóa chung:


- Ở trạng thái nghỉ, hoạt tính RTK rất thấp. Các RTK có miền linh hoạt
gọi là môi hoạt hóa. Trạng thái nghỉ các môi hoạt hóa không được
phosphoryl hóa nên không có hoạt tính kinase.
- Khi phân tử tín hiệu bám vào, miền ngoại bào RTK thay đổi thành
dimer hóa. Miền ngoại bào của RTK dimer hóa khiến các vùng khác xích
lại gần nhau
- Kinase trên một tiểu phần phosphoryl hóa môi hoạt hóa của tiểu phần
còn lại => môi hoạt hóa có hoạt tính kinase

- Khi RTK được hoạt hóa, đầu tiên chúng sẽ phosphoryl hóa một vài vị trí
tyrosine trên miền tế bào chất của thụ thể. Sau đó các phosphotyrosine
này sẽ là vị trí bám cho các protein có các miền bám bảo thủ
- Miền bám phổ biến là SH2. Các miền bám SH2 có cấu trúc tương đối
giống nhau nhưng bám vào các trình tự amino acid khác nhau quanh
phosphotyrosine
- Ngoài ra còn có các miền protein nhỏ khác có thể nhận biết và bám vào
peptide chứa phosphotyrosine gọi là PTB.

4.3.3. Cơ chế giảm tín hiệu


- Nhập bào nhờ thụ thể
- Phân hủy trong lysosome
- Phosphotyrosine phosphatase
- Protein SOCS

4.4. Ras/MAP kinase


4.4.1. Ras
- Protein Ras là một protein G (nhỏ), monomer thuộc siêu họ GTPase, khi
hoạt hóa sẽ khởi động quá trình hình thành phức hệ truyền tín hiệu gồm 3
protein kinase hoạt động lần lượt
- Ras hoạt động khi gắn với GTP và bất hoạt khi gắn với GDP. Khoogn
liên kết trực tiếp với thụ thể bề mặt tế bào
- Hoạt tính của Ras được tăng cường bởi GEF. GEF bám vào Ras làm cho
GDP tách ra. GTP nhanh chóng thế chỗ. Protein hoạt hóa GTPase sẽ thủy
phân GTP này để Ras bất hoạt

4.4.2. Protein adapter


- GRB2 là một protein adapter, không có hoạt tính enzyme, hoạt động
như một cầu nối giữa thụ thể đã được hoạt hóa và Sos. GRB2 có vùng
SH2 đặc hiệu bám vào vị trí phoshotyrosine của RTK và vùng SH3 bám
với Sos
- Sos là một GEF hoạt hóa Ras

4.4.3. Cơ chế hoạt động


- Khi Ras được hoạt hóa, một phức hệ gộm GRB2, Sos và Ras được hình
thành trên bề mặt màng tế bào

- Ras-GTP hoạt hóa Raf bằng cách thủy phân GTP và chuyển một nhóm
phosphaste sang Raf.
- Raf có hoạt tính lúc này sẽ hoạt hóa MEF. MEF hoạt hóa MEK rồi
MEk hoạt hóa MAP ( đều là phản ứng phosphoryl hóa)
4.4.4. Scaffold
- Protein giá đỡ, cho phép các kinase truyền tín hiệu trong một con đường
cụ thể tương tác với nhau mà không phải với các kinase khác
- Giúp con đường truyền tín hiệu trở nên đặc hiệu và nhanh hơn
4.5. Con đường phosphoinositide-tyrosine kinase
4.5.1. Phospholipase Cγ
- GPCR chỉ hoạt hóa isoform β
- IP3/DAG hoạt hóa isofrom γ. Ngoài ra isofrom này còn chứa SH2 bám
được vào các phosphotyrosine đặc hiệu và đưa enzyme này tới gần cơ
chất gắn màng là PIP2 => Các RTK làm tăng hoạt tính của PLCγ theo hai
cách : đưa đến vị trí cần hoạt hóa và phosphoryl hóa

4.5.2. Tuyển mộ PI-3


- PI-3 có vùng SH2, sẽ bám vào các vị trí phosphotyrosine
- Khi bám vào, PI-3 sẽ đến gần cơ chất phosphoinositide trên bề mặt tế
bào chất. PI-3 sẽ gắn một gốc phosphate vào vị trí carbon 3’ => tạo thành
hai phosphatidyl inositol 3-phosphate độc lập với chức năng làm vị trí
gắn kết cho các protein truyền tín hiệu khác nhau.
- PI-3 khởi động sự phân chia tế bào và ngăn cản chết theo chương trình

4.5.3. Protein kinase B


- PKB (Akt) có vùng bảo thủ PH có khả năng bám vào các PI và trở nên
hoạt hóa
- Khi đã hoạt hóa hoàn toàn, PKB tách khỏi màng tế bào và phosphoryl
hóa nhiều protein đích. Đặc biệt chúng bất hoạt các protein gây chết tế
bào như Bad và hoạt hóa tăng cường sự sống xót thông qua nhiều yếu tố
phiên mã
*) Tổng kết

4.6. Chết theo chương trình


4.6.1. Khái niệm chung
- Chuỗi thay đổi về hình thái: Tê sbaof co lại, cô đặc, phân mảnh và giải
phóng apoptosome
- Protein chết theo chương trình: Sát thương, phá hủy và nuốt chửng.
4.6.2. Protein apoptosis
* Ở giun tròn:
- CED-3: Phá hủy các thành phần của tế bào
- CED-4: Hoạt hóa protase và gây lên sự tự phân cắt của tiền CED-3
=> hai protein sát thương
- CED-9: Ức chế quá trình apoptosis bằng cách ức chế CED-4 ( tạo phức
hợp dimer bất đối xứng với CED-4 bám vào phía ngoài ty thể).
- EGL-1: Bám vào CED-9, làm thay đổi cấu hình của nó và giúp giải
phóng CED-4

* Ở động vật có vú
- Cơ chế phức tạp hơn nhưng có những protein với chức năng tương đồng
như đã quan sát ở giun tròn:
- Tương ứng với CED-3 là Caspase-9. Với CED-4 là phức cyt c/Apaf 1
- Tương ứng với CED-9 là Bcl2 -> Bax/Bak.

4.6.3. Caspase
- Hoạt động như một homodimer. Ở người có 15 dạng caspase khác nhau
- Caspase khởi đầu được dimer hóa và có hoạt tính, chúng sẽ cắt các
caspase đáp ứng. Phản ứng có tính hiệu ứng và gia tăng nhanh chóng .
- Các caspase đáp ứng sẽ tham gia cắt các protein đích khác nhau

4.6.4. Ty thể
- CED-9/CED-4 bám ở mặt ngoài ty thể
- Bcl-2 nằm trên màng ngoài ty thể, có chức năng duy trì tính thẩm thấu
của màng ty thể và ngăn cản cytochrom c và các protein khác ở khoảng
gian màng khuếch tán vào tế bào chất và kích hoạt apoptosis.
- Bax và Bak nằm ở màng ngoài ty thể, thường bám vào Bcl-2. Khi được
giải phóng, chúng sẽ hình thành dạng oligomer và tạo thành các lỗ trên
mặt ngoài ty thể, các protein apoptosis sẽ giải phóng vào tế bào chất qua
các lỗ này
- Cytochrome c khi được giải phóng từ ty thể sẽ bám vào Apaf-1, hình
thành apoptosome. Apoptosome là bộ máy hoạt hóa các caspase khởi đầu
- Các protein SMAC/DIABLO giải phóng từ ty thể ức chế các IAP ( yếu
tố bất hoạt apoptosis)

4.6.5. Ức chế apoptosis


- Yếu tố nuôi dưỡng liên kết với thụ thể, thúc đẩy con đường tín hiệu PI-3
kinase, dẫn tới hoạt hóa PKB
- PKB hoạt hóa sẽ phosphoryl hóa Bad khiến Bad không thể bám vào Bcl
và ngăn không giải phóng Bax/Bak

Chương 5: Chu kỳ tế bào


5.1. Khái quát
5.1.1. Chuỗi các sự kiện có thứ tự
- 4 giai đoạn chính
+ Pha G1: Tế bào tăng kích thước, tổng hợp các RNA và các protein cần
thiết cho việc tái bản DNA. Khi các tế bào đạt đến kích thước thích hợp
và tổng hợp đủ các protein cần thiết, chúng vượt qua điểm kiểm tra
START của pha G1 -> một khi đã đi qua điểm này tế bào chắc chắn phân
chia
+ Pha S: Tế bào sao chép mạnh nhiễm sắc thể
+ Pha G2: Sinh tổng hợp nốt các thành phần cần thiết cho sự phân chia
+ Pha M: Tiến hành phân chia tế bào.

5.1.2. Kinase phụ thuộc cyclin


- Chu trình tế bào được điều khiển bởi các protein kinase dị nhị phân bao
gồm một tiểu đơn vị điều khiển.
- Nồng độ các tiểu đơn vị xúc tác, các kinase phụ thuộc cyclin (CDK) là
không đổi trong suốt chu trình tế bào, nhưng chúng không có hoạt tính
nếu không được gắn với một tiểu đơn vị cyclin điều khiển
- Mỗi CDK có thể kết hợp với một số ít các cyclin khác nhau để xác định
các cơ chất đặc trưng của tổ hợp.
- Mỗi cyclin chỉ xuất hiện và hoạt động trong giai đoạn mà nó kích thích
trong chu trình tế bào

5.1.3. Những nguyên tắc chi phối trong chu trình tế bào
- Các sự kiện trong chu trình tế bào phải xảy ra theo đúng thứ tự
- Hoạt tính các CDK dao động trong chu trình tế bào, dao động được tạo
ra theo cơ chế phản hồi kích thích ( một CDK cụ thể thúc đẩy sự hoạt hóa
của chính chúng)
- Cơ chế phản hồi ức chế, khi các CDK thúc đẩy sự ngừng hoạt động của
chính chúng
- Các chuỗi điểm kiểm soát đảm bảo tính chính xác của quá trình sao
chép và phân ly nhiễm sắc thể.

5.2. Điều khiển hoạt động của CDK


5.2.1. Các tính chất tiêu biểu
- CDK chỉ hoạt động khi bám với một tiểu đơn vị cyclin nhất định
- Các phức hợp CDK-cyclin khác nhau khởi xướng các sự kiện khác nhau
- Nhiều cơ chế cùng nhau hoạt động đảm bảo rằng các CDK khác nhau
chỉ được hoạt hóa trong giai đoạn mà chúng thúc đẩy.

5.2.2. Cấu tạo và phân loại CDK


- CDk là một họ serine/threonine kinase hoạt tính nhỏ và bất hoạt ở dạng
đơn phân
- Ở tế bào động vật có 9 loại CDK, 4 loại đã được nghiên cứu rõ chức
năng:
+ CDK4 và CDK6 là CDKG, thúc đẩy tế bào đi vào chu kì tế bào
+ CDK2 là CDK G1/S hay CDKS
+ CDK1 là CDK nguyên phân
- CDK không chỉ bị điều khiển bởi việc bám với cyclin mà còn bởi cả sự
phosphoryl hóa
+ CDK không phosphoryl hóa sẽ không có hoạt tính
+ CDK không phosphoryl hóa nhưng bám với cyclin sẽ có hoạt tính rất
nhỏ

5.2.3. Cyclin
- Là một họ protein có 3 tính năng chính:
+ Bám vào và hoạt hóa CDK
+ Chỉ xuất hiện trong giai đoạn mà nó kích hoạt trong chu kì tế bào
+ Không chỉ điều chỉnh một giai đoạn của chu kì tế bào nhất định mà còn
khởi động một loạt các sự kiện để chuẩn bị cho giai đoạn kế tiếp.
- 4 lớp cyclin được xác định: cyclin G1, cyclin G1/S, cyclin S và cyclin
nguyên phân. Các cyclin có một cấu trúc chung gọi là hộp cyclin
* Cyclin G1:
+ Bị điều khiển bởi các con đường truyền tín hiệu đáp ứng lại sự hiện
diện của yếu tố kích thích sinh trưởng.
+ Kí hiểu là cyclin D, liên kết với CDK4 và CDK6
+ Nồng độ tăng dần trong suốt chu kỳ tế bào
* Cyclin G1/S
+ Tích lũy trong cuối pha G1, đạt mức cao nhất khi tế bào vào pha S và
suy giảm trong pha S
+ Kí hiệu là cyclin E và liên kết với CDK2
+ Chức năng chính là kích hoạt giai đoạn chuyển tiếp G1-S
* Cyclin S
+ Tổng hợp đồng thời với cyclin G1 nhưng nồng độ giữ ở mức cao trong
suốt pha S và không giảm cho tới đầu nguyên phân
+ Gồm cyclin E và cyclin A và đều bám vào CDK2
+ Chịu trực tiếp trách nhiệm tổng hợp DNA.
* Cyclin nguyên phân
+ Gồm cyclin A và B; bám với CDK1 thúc đẩy tế bào đi vào và trải qua
nguyên phân
+ Được tổng hợp trong pha S và G2, và ngừng hoạt động khi hoàn tất tổng
hợp DNA

5.2.4. Điều hòa hoạt động của cyclin


- Kiểm soát tiểu đơn vị cyclin thông qua phiên mã là một trong những cơ
chế đảm bảo cyclin biểu hiện đúng thười gian
- Phân hủy protein qua trung gian ubiquitin tại proteasome. Cyclin bị tiêu
hủy thông qua hoạt động của hai enzyme gắn ubiquitin-protein:
+ SCF
+ APC/C ( APC/C được kích hoạt do bị phosphoryl hóa ở giai đoạn
chuyển tiếp kỳ giữa- kỳ sau thông qua hoạt động của chính CDK nguyên
phân)

5.2.5. Điều hòa hoạt động của CDK


- CDK được phosphoryl hóa kích hoạt ở vị trí threonine gần trung tâm
hoạt động bởi CAK
- CDK bị phosphoryl hóa ức chế ở vị trí gắn ATP đặc hiệu
- Một họ protein có khả năng liên kết với phức hợp cyclin-CDK và ức chế
hoạt động được gọi là CKI:
+ Một nhóm CKI gọi là INK4 chỉ tương tác với CDK G1. INK4 bám vào
CDK4 và CDK6 ngăn chặn tương tác với cyclin D
+ Ba protein p21, p27 và p57 ức chế CDK pha G1/S và CDK S. Những
protein này cần phải bị phân hủy trước khi DNA có thể bắt đầu sao chép

5.3. Tế bào quyết định tham gia vào chu trình tế bào và sao chép
DNA
5.3.1. E2F và RB
- Cyclin G1 tồn tại trong suốt pha G1 và thường được thấy tăng mức độ
biểu hiện đáp ứng lại các yếu tố sinh trưởng.
- CDK G1 kích hoạt các yếu tố phiên mã có liên quan E2F bằng cách
phosphoryl hóa và kiềm chế hoạt động của protein ức chế RB -> E2F sau
đó đươc hoạt hóa sẽ kích hoạt phiên mã nhiều gen tổng hợp protein tham
gia quá trình tái bản DNA cũng như các gen mã hóa cho cyclin G1/S và
cyclin S.

5.3.2. Tín hiệu ngoại bào


- Ở sinh vật đa bào, tế bào phân chia bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của
các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng (mitogen) và yếu tố ức chế tăng trưởng
(anti-mitogen)

5.4. Nguyên phân


5.4.1. Tổng quan quá trình nguyên phân
* Trung thể
- Trung thể nhân đôi trong pha S
- Khi vào pha M, trung thể sẽ tách ra và trở thành hai cực tế bào . Hoạt
tính tạo hạch vi ống tăng mạnh.
* 5 chu kỳ
- Kỳ đầu (prophase)
+ Hình thành sao nguyên phân. Động học vi ống tăng lên nhờ hoạt tính
của protein +TIP ở đầu (+). Kinesin-5 đẩy 2 sao nguyên phân về hai cực
tế bào
+ Hệ thống màng nội bào bị phá hủy. Tế bào dừng xuất nhập bào và sắp
xếp lại hệ thống vi sợi . Cohensin giữ 2 nhiễm sắc tử chị em bị phân hủy
trừ vùng tâm động
+ Vùng gắn thoi (kinetochores) hình thành tại tâm động của mỗi nhiễm
sắc tử chị em, là vùng sẽ gắn với thoi phân bào.
- Kỳ giữa sớm (prometaphase)

+ Màng nhân phân rã, hòa vào mạng lưới nội bào
+ Các vi ống lắp ráp từ các cục của thoi nguyên phân và tìm cách bắt cặp
với các nhiễm sắc thể
+ Sau khi liên kết, các nhiễm sắc thể-thoi phân bào sẽ dịch chuyển dần về
trung tâm
- Kỳ giữa (metaphase)

+ Tất cả các nhiễm sắc thể tập hơn trên mặt phẳng xích đạo ở trung tâm tế
bào
- Kỳ sau (anaphase)
+ Phức hệ APC/C phá hủy hoàn toàn cohensin
+ Mỗi nhiễm sắc thể bị kéo về cực tương ứng thông qua các vi ống
+ Các cực phân bào di chuyển ngày càng tách nhau ra xa
- Kỳ cuối (telophase)

+ Màng nhân tái tạo


+ Các nhiễm sắc thể dãn xoắn
+ Tế bào tách ra thành hai tế bào con bởi vòng co thắt trong quá trình
phân chia tế bào chất (cyctokinesis)

5.4.2. Thoi phân bào


A. Thoi nguyên phân chứa ba nhóm vi ống
- Vi ống hình sao: Nhóm vi ống đầu tiên, tỏa ra từ các cực của thoi
nguyên phân tới lớp vỏ của tế bào => định hướng thoi nguyên phân với
trục phân bào.
- Vi ống vùng gắn thoi: Gắn các cực của thoi nguyên phân với vùng gắn
thoi của cặp nhiễm sắc tử chị em thông qua cơ chế tìm kiếm- bắt giữ
- Vi ống phân cực: Kéo dài từ phần thân của mỗi cực thoi nguyên phân và
tương tác đối diện lẫn nhau. Nhiệm vụ là đẩy các cực thoi nguyên phân ra
xa khỏi nhau.
B. Kinase-5 và dynein
- Kinase-5:
+ Tương tác với các vi ống đối song song
+ Thông qua sự dịch chuyển về đầu (+), chúng trượt các vi ống ra x, từ đó
đẩy hai sao nguyên phân xa nhau
- Dynein
+ Protein vận động ở đầu (-) có thể tham gia vào quá trình phân tách hai
sao nguyên phân cũng như định hướng thoi nguyên phân thích hợp
+ Liên kết với màng sinh chất và kéo các vi ống được tạo từ hạch sao
nguyên phân

5.4.3. Định hướng nhiễm sắc thể


A. Vùng gắn thoi
- Là nơi gắn nhiễm sắc thể với vi ống, lắp ráp tại tâm động của mỗi nhiễm
sắc tử chị em.
- Gồm một lớp DNA tâm động và các lớp trong/ngoài vùng gắn thoi
- Khi vùng gắn thoi liên kết với biên hoặc đầu vi ống, protein vận động
nyein-dynactin liên kết với vùng gắn thoi để dịch chuyển nhiễm sắc thể
đã nhân đôi xuôi theo vi ống đến các cực của thoi nguyên phân
- Khi một bên vùng gắn thoi đã gắn với vi ống, vùng gắn thoi đối diện sẽ
hướng về phía ngoại biên. Lúc này một vi ống từ cực ngoại biên sẽ bắt
giữ vùng này, và hai nhiễm sắc tử chị em đã được định hướng theo hai
chiều ngược nhau
- Kinase 7( CENP-E) liên kết với vùng gắn thoi tự do để dịch chuyển các
nhiễm sắc thể tới đầu (+) của vi ống vùng gắn thoi

B. Cơ chế dịch chuyển nhiễm sắc thể đúng hướng


- Cơ chế đầu tiên là đảm bào vùng gắn thoi tương tác yếu với vi ống cho
đến khi nhiễm sắc thể được định hướng đúng.
+ Khi nst được định hướng đúng sẽ tạo ra lực căng dọc nst => lực căng
này làm bền liên kết vùng gắn thoi với vi ống
- Cơ chế thứ hai là điểm kiểm soát tổng hợp thoi nguyên phân

C. Nhiễm sắc thể dịch chuyển về hai cực


- Khi điểm kiểm soát được đáp ứng, phức hệ APC/C phân hủy nốt
cohensin
- Protein kinase-13 khu trú tại vùng gắn thoi và tăng cường phân hủy vi
ống ở đầu gắn với nhiễm sắc thể, kéo nhiễm sắc thể về cực (tức thoi
nguyên phân bị làm ngắn ở đầu (+) )
- Các nhiễm sắc thể sẽ được cõng bởi các protein dynein đi trên vi ống
thoi phân bào. Các protein dynein kết hợp với kinesin khử polymer hóa
và giải phóng các tiểu phần tubulin.

5.4.4. Phân chia tế bào chất


A. Động vật
- Hình thành vòng co thắt có bản chất là vi sợi, gắn liền với màng tế bào
chất
- VÒng co thắt là dải hẹp hỗn hợp các vi sợi actin phân cực khác nhau rải
rác với các sợi lưỡng cực myosin-II. Đầu tiên nó sẽ co thắt để tạo ra một
rãnh phân cắt
- 2 yếu tố ảnh hướng chức năng:
+ Đặt ở vị trí thích hợp, được quyết định bởi các tín hiệu phát ra từ thoi
=> hình thành ở vị trí cách đều hai thoi
+ Thời gian co thắt diễn ra thích hợp.
B. Thực vật
- Tế bào thực vật bó các vi ống vỏ và sợi actin thành một dải kỳ đàu sớm
và cấu trúc chúng lại thành một thoi ở kỳ đầu mà không cần sự giúp đỡ
của trung thể
- Các túi bào nguồn gốc từ golgi, xuất hiện ở kỳ cuối, được vận chuyển
dọc theo vi ống để hình thành tấm phân bào mới sinh => mở rộng và
được dẫn về phía vị trí phân chỉa bởi các sợi actin để tạo thành thể vách
ngăn.

5.5. Các cơ chế giám sát nguyên phân


5.5.1. Chuỗi điểm kiểm soát sinh trưởng
- Được điều khiển bởi con đường truyền tín hiệu của các yếu tố tăng
trưởng như Ras, AMPK và TOR

5.5.2. Đáp ứng tổn thương DNA


- Hệ thống phản ứng với hư hại của DNA bằng cách nhận biết các thương
tổn DNA và kích hoạt các con đường sửa chữa cũng như ngăn chặn sự
tiến triển của chu trình tế bào.
- Nếu hư hỏng quá nặng, sẽ kích hoạt chết theo chu trình tế bào
- Cặp protein đóng vai trò trung tâm trong việc phát hiện các tổn thương
khác nhau là kinase ATM và ATR.
+ Được tuyển mộ đến điểm tổn hại DNA
+ Sau đó tuyển mộ thêm Chk1 và Chk2 => kích hoạt cơ chế sửa chữa và
dừng chu kì tế bào
+ ATM nhận dạng đặc hiệu các tổn thương đứt gãy mạch kép còn ATR
nhận dạng nhiều loại tổn thương đa dạng hơn
+ Chk1 và Chk2 ngăn chặn chu kỳ tế bào bằng cách phosphoryl hóa
Cdc25A
- Một cơ chế ức chế khác là p53: p53 kích hoạt phiên mã chất ức chế
CDK p21. Ngoài ra p53 cũng tham gia thúc đẩy quá trình chết theo chu
trình.

5.5.3. Chuỗi điểm kiểm soát lắp ráp thoi


- Ngăn chặn bước vào kì sau cho đến khi tất cả vùng gắn thoi của nhiễm
sắc thể được gắn đúng với vi ống
- Các thành phần của điểm kiểm soát lắp ráp thoi nhận ra và liên kết vào
vùng gắn thoi còn trống và tạo ra tín hiệu ức chế kỳ sau\
- Các vi ống gắn lỗi cũng dẫn đến ức chế kỳ sau. Khi vùng gắn thoi gắn
sai vi ống, chúng sẽ không tạo đủ lực căng cần thiết để gắn chặt liên kết.
Đồng thời protein aurora B phosphoryl hóa các protein vùng gắn thoi để
nhả thoi gắn sai ra, tạo vùng gắn thoi tự do.

5.6. Giảm phân


5.6.1. Khái niệm
- Cơ chế tương tự nguyên phân nhưng có nhiều điểm khác biệt chủ chốt
=> tạo các tế bào đơn bội và đa dạng di truyền
- Sau một chu kỳ sao chép là hai pha phân ly nhiễm sắc thể liên tiếp.

5.6.2. Các giai đoạn của giảm phân

* Giảm phân I
- Kỳ đầu I:
+ Các cặp nhiễm sắc thể tương đồng tiếp hợp và trao đổi chéo
+ Kéo dài rất lâu và phức tạp
- Kỳ giữa I:
+ Mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng xếp thành hai hàng song song trên
mặt phẳng xích đạo và đối mặt nhau
- Kỳ sau I:
+ 2 nhiễm sắc thể tương đồng sẽ đi về 2 cực tế bào
+ Các nhiễm sắc tử chị em không tách nhau mà cùng đi về một phía
- Kỳ cuối I:
+ Phân chia tế bào chất tạo thành hai tế bào con với bộ nhiễm sắc thể đơn
bội kép

* Giảm phân II
- Tương tự nguyên phân
- Kết quả sinh ra hai tế bào con với bộ nhiễm sắc thể đơn bội

5.6.3. Những điểm chủ chốt phân biệt với nguyên phân
A. Những khác biệt cơ bản

Nguyên phân Giảm phân


Tế bào soma Tế bào sinh sản
Một lần phân chia tạo 2 tế bào con Một lần phân chia tạo 4 tế bào con
Số lượng nhiễm sắc thể trong môi Số lượng nhiễm sắc thể giảm một
tế bào con được bảo toàn nửa sau mỗi lần giảm phân
Một pha S cho một lần phân chia tế Một pha S cho hai lần phân chia tế
bào bào
Cặp nhiễm sắc thể tương đồng Tiếp hợp hoàn toàn của nhiễm sắc
không hình thành trong kỳ đầu thể tương đồng ở kỳ đầu
Bình thường tái tổ hợp tương đồng Ít nhất một tái tổ hợp tương đồng
không diễn ra trong kỳ đầu giữa hai nhiễm sắc tử không chị em
diễn ra trong kỳ đầu
Vùng gắn thoi định hướng đối lập Vùng gắn thoi định hướng cùng
hai phía hướng trong giảm phân I
Mất kết dính giữa hai cánh tay của Duy trì kết dính giữa hai cánh tay
các nhiễm sắc tử chị em trong kỳ của các nhiễm sắc tử chị em trong
đầu giảm phân I
Tâm động phân chia tại kỳ sau Tâm động không phân chia tại kỳ
sau I nhưng phân chia tại kỳ sau II
Bộ gen tế bào con giống hệt tế bào Thúc đẩy sự khác biệt giữa các sản
mẹ phẩm của giảm phân
B. Những sửa đổi khác biệt
* Tái tổ hợp tương đồng
- Trong kì đầu giảm phân I, nhiễm sắc thể tương đồng hình thành cặp với
nhau và trải qua tái tổ hợp tương đồng
- Sự trao đổi chéo của các nhiễm sắc tử có thể quan sát được bằng kính
hiển vi dưới dạng cấu trúc chiasmata

- Ngoài tái tổ hợp tương đồng, các nhiễm sắc thể tương đồng liên kết với
nhau theo một quá trình kết cặp được xúc tác bởi phức hệ tiếp hợp SC =>
tạo nên sức chống lại lực kéo của các vi ống của mạng lưới thoi kỳ giữa I
- Chức năng:
+ Giữ nhiễm sắc thể tương đồng với nhau trong kỳ giữa I
+ Tạo nên sự đa dạng di truyền
- Vùng gắn thoi của các nhiễm sắc tử chị em cũng đòi hỏi phải gắn với
thoi phát ra từ cùng một cực trong giảm phân I => hướng về một cực

* Phân giải cohensin


- Cohensin phải được loại bỏ từng bước một. Trong giảm phân I,
cohensin rời khỏi cánh tay của nhiễm sắc thể, nhưng một số ít vẫn bám
xung quanh vùng gắn thoi và chỉ bị loại bỏ khi đi vào kỳ sau giảm phân
II.

You might also like