You are on page 1of 3

Chương 2: Vi sinh vật tiền nhân

1/ Thông tin chung


Vi sinh vật tiền nhân (vsv nhân sơ) sinh vật đơn bào không có nhân và các bào
quan có màng bao bọc khác. Bao gồm: vi khuẩn và cổ khuẩn. Thuật ngữ
“bacterium” đề cập đến 1 thành viên của vi khuẩn, “archaeon” đề cặp đến 1
thành viên của cổ khuẩn
Vi sinh vật đơn bào thuộc nhóm vsv nhân sơ; hình dạng, kích thước thay đổi tùy
loài: chiều dài khoảng 1-10um. Cấu tạo chưa hoàn chỉnh ( chưa có nhân thật).
Phân bố: đất, nước, không khí; trên/trong cơ thể người, động, thực vật
Đa dạng về hình dạng và cách sắp xếp. Phổ biến nhất là hình cầu và hình que
Tế bào hình cầu đa số có dạng hình cầu nhưng cũng có những ngoại lệ như hình
bầu dục và hình ngọn lửa nến. Các sắp xếp thì hữu ích cho việc định danh, tồn
tại riêng lẻ: đơn bào; liên kết với nhau trong sự liên kết đặc trưng.
-Đơn cầu: tế bào hình cầu tồn tai riêng lẻ
-Song cầu: cầu khuẩn phân chia trên 1 mp và gắn lại với nhau thành cặp
-Liên cầu: chuỗi cầu khuẩn dài tạo ra khi các tế bào kết dính lại với nhau sau
khi lặp đi lặp lại sự phân chia trên 1 mp
-Tụ cầu khuẩn: tế bào hình cầu phân chia trên các mp ngẫu nhiên theo nhiều
hướng để tạo thành cục giống chùm nho
-Tứ cầu khuẩn: tế bào phân chia trên 2 mp tạo thành hình vuông gồm 4 tế bào
-Bát cầu khuẩn: tế bào phân chia trên 3 mặt phẳng để tạo thành khối hình lập
phương gồm 8 tế bào
Tế bào hình que (trực khuẩn): gồm b, d, s, p, cocco
Các hình dạng khác gồm hình dấu phẩy, hình xoắn, hình sợi, hình bầu dục tới
hình quả lê tạo chồi, hình cuống, đa hình
Đa dạng về kích thước
-Vi khuẩn nhỏ nhất là …Nano….: đường kính tế bào 0,05-0,2um. Kích thước
lớn nhất của vi rút là poxvirus khoảng 0,3um
-Vi khuẩn lớn nhất …..Namibi.. đường kính tế bào 100-750um. Tế bào động
thực vật có kích thước điển hình từ 10-50um

2/ Cấu trúc và chức năng


A/ Màng tế bào
Có ở tất cả các sinh vật sống, thường dày khoảng 50-100Ao, chiếm khoảng 10-
15% trọng lượng khô, cấu tạo theo mô hình khảm lỏng Singer…: màng là lớp
lipid kép có gắn protein
Có thể quan sát bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Cấu trúc mỏng,
dày khoảng 5-10nm, dạng là 2 lớp màu sẫm ở giữa là 1 lớp màu nhạt
-Màng lipid
+Được tổ chức thành 2 lớp phân tử xếp theo kiểu đuôi nối đuôi, lipid không
phân bố đồng đều trên màng sinh chất
+Bằng kỹ thuật cắt đông là làm chia nhỏ lớp lipid kép. Cấu trúc phức tạp bên
trong là: trong lớp lipid kép có các hạt nhỏ hình cầu nhìn thấy. Protein màng
nằm trong lớp lipid kép
-Lớp phospholipid (PL) kép: chiếm khoảng 30-40% khối lượng.
+Có cấu trúc lưỡng tính, không đối xứng: 1 đầu phân cực: tích điện, ưa nước và
1 đuôi không phân cực: không tích điện, kỵ nước, có xu hướng tương tác với
nhau
+Trong môi trường nước: Lipids lưỡng tính tương tác tạo thành 1 lớp kép: đầu
ưa nước quay ra ngoài, đuôi kỵ nước quay vào trong để cách xa nước
+Cấu tạo và cách sắp xếp PL làm màng hóa lỏng: cho phép các protein hoạt
động tự do trong lớp PL kép. Cách sắp xếp protein và Pl như vậy gọi là mô hình
khảm lỏng
-Các protein: chiếm khoảng 60-70% khối lượng. Bao gồm 2 loại protein khác
biệt về khả năng tách ra khỏi màng
+Protein xuyên màng: không dễ dàng chiết xuất từ màng, không hòa tan, chiếm
khoảng 70-80% tổng protein màng. Bản chất lưỡng tính: vùng kỵ nước nằm
trong lớp lipid kép, phần ưa nước nhô lên bề mặt màng. Khuếch tán theo chiều
ngang nhưng không lật, xoay tới vị trí mới
+Protein ngoại vi: kết nối lỏng lẻo với màng, có thể dễ dàng bị loại bỏ, hòa tan
trong nước, chiểm khoảng 20-30% tổng protein màng
+Carbohydrates: thường được gắn vào mặt ngoài của protein màng
Cấu tạo của màng tương tự như sinh vật nhân chuẩn. Điểm khác biệt ở nhiều vi
khuẩn:
-Thiếu sterol như là cholesterol
-Có hopanoids (hợp chất tương tự như sterol-đóng vai trò ổn định màng)
-Mycoplasma (vi khuẩn không có thành tế bào): màng tế bào có sterol làm
màng vững chắc hơn
Cấu tạo màng của vi khuẩn là 1 hệ thống có tổ chức cao, bất đối xứng nhưng
linh hoạt
-Hiện tượng màng xâm nhập bào tương:
+Màng cuộn thành túi, ống, phiến dẹt
=> Tạo bề mặt màng lớn hơn, giúp hoạt động trao đổi chất cao hơn
+Quan sat thấy ở: vi khuẩn quang hợp như vi khuẩn lam, vi khuẩn tía; vi khuẩn
có hô hấp cao như vi khuẩn nitrate hóa
B/ Chất nền tế bào chất

You might also like