You are on page 1of 28

ĐỀ CƯƠNG THỰC VẬT

11
Phần

For K74
MỤC LỤC

Chương 2: Mô thực vật 3


Chương 3: Cơ quan sinh dưỡng của thực vật 9
Chương 4: Cơ quan sinh sản của cây 14
Chương 6: Ngành tảo lam 18
Chương 7: Nấm 19
Chương 8: Giới thực vật Phần 2
Chương 9: Tài nguyên cây thuốc 22

Trong quá trình soạn đề cương có thể có một vài sai sót, mong các bạn thông cảm và hãy ibox để ad
cập nhật lại nhé 😊
Chúc các bạn ôn tập tốt!!!
#From_ad_with_love

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 2


MÔ THỰC VẬT
• Mô là tổ chức của các tế bào thuộc một hoặc một số loại tế bào có nguồn gốc và nhiệm vụ chung
• Phân loại theo chức năng gồm: mô phân sinh, mô che chở, mô mềm, mô nâng đỡ, mô dẫn, mô tiết

1. Mô phân sinh
- Cấu tạo bởi các tế bào non, chưa phân hóa, màng mỏng bằng cellulose, không dự trữ dinh dưỡng,
sắp xếp khít không để hở khoảng gian bào, phân chia rất nhanh tạo thành các mô khác

- Phân loại gồm:


+ mô phân sinh ngọn
+ mô phân sinh lóng
+ mô phân sinh bên

1.1. Mô phân sinh ngọn


- Gồm các tế bào non ở đầu ngọn rễ và thân
- Phân chia rất nhanh và lộn xộn không theo quy tắc tạo thành khối tế bào
- Dài ra và biến thành các thứ mô khác, giúp rễ và thân dài ra

1.2. Mô phân sinh lóng


- Gồm các tế bào phân chia giúp cây dài ra ở phần gốc các lóng thân

1.3. Mô phân sinh bên


- Giúp rễ và thân phát triển theo chiều ngang
- Gồm hai lớp tế bào non, mặt trong và mặt ngoài phân hóa thành hai loại mô khác nhau, các mô này
hình thành đều đặn về hai phía tạo thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm

Tầng phát sinh bần - lục bì Tầng phát sinh libe - gỗ


- nằm trong vỏ của rễ và thân - nằm trong trụ giữa của rễ và thân, nằm giữa
libe cấp 1 và gỗ cấp 1
- về phía ngoài sinh lớp bần che chở cây - sinh libe cấp 2 dẫn nhựa luyện
về phía trong sinh lớp mô mềm cấp 2 (lục bì) sinh gỗ cấp 2 dẫn nhựa nguyên

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 3


2. Mô mềm
- Cấu tạo từ các tế bào sống chưa phân hóa, vách là xenlulozơ mỏng. Tế bào hình đa giác, xếp sít
nhau hoặc bong ra ở góc tế bào tạo thành khoảng gian bào
- Nhiệm vụ: liên kết các mô khác với nhau, đồng hóa và dự trữ
- Phân loại
+ theo vị trí: mô mềm vỏ/ mô mềm ruột
+ theo nguồn gốc: mô mềm cấp 1/ mô mềm cấp 2
+ theo chức năng: mô mềm hấp thụ/ mô mềm đồng hóa/ mô mềm dự trữ

Mô mềm hấp thụ Mô mềm đồng hóa Mô mềm dự trữ


- dưới biểu bì lá hoặc thân non
- gồm các lông hút của rễ - cấu tạo từ tế bào chứa lục lạp - gồm các tế bào thường xếp
cạnh nhau để hở các khoảng
gian bào ở góc tế bào

- có chức năng hấp thụ nước - có chức năng quang hợp - có chức năng dự trữ các chất:
và chất vô cơ hòa tan trong + Mô giậu: gồm các tế bào hình tinh bột, đường, dầu, nước,
nước chữ nhật dài, xếp sít nhau, thẳng không khí, hemicellulose
góc với mặt lá
+ Mô khuyết: gồm các tế bào
không đồng đều cạnh nhau, để hở
một khoảng gian bào lớn, rỗng,
chứa đầy khí

3. Mô che chở
- Được chuyên hóa từ mô phân sinh, nằm tại mặt ngoài của các cơ quan của cây
- Cấu tạo từ các tế bào xếp sít nhau, vách tế bào không thấm nước
- Nhiệm vụ: bảo vệ các bộ phận của cây tránh các tác động có hại từ môi trường: giống kí sinh, sự
thoát hơi nước, thay đổi nhiệt độ môi trường

3.1. Biểu bì
- Cấu tạo từ một lớp tế bào sống bao bọc các phần ngoài của cây, vách ngoài hóa cutin k thấm nước
- Tế bào biểu bì hình chữ nhật, xếp sít nhau, bên trong thường không có lạp lục.
Một số TB chứa lạp không màu hay chất antocin hòa tan trong không bào
- Dưới biểu bì có thể có 1-2 lớp tế bào hạ bì (trước mô giậu) chứa đầy nước và lớn hơn TB biểu bì

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 4


• Lỗ khí
- Là lỗ thủng trong biểu bì, dùng để trao đổi khí
- Cấu tạo gồm 2 TB hình hạt đậu (TB lỗ khí) mang lạp lục, úp mặt lõm vào nhau tạo ra khe nhỏ (khe
lỗ khí), thông với 1 khoảng trống ở dưới (khoang lỗ khí)
- TB lỗ khí thường đi kèm 1-4 tế bào kèm gọi là TB bạn. Dựa vào TB bạn mà chia ra 5 kiểu lỗ khí:
hỗn bào, trực bào, dị bào, song bào, vòng bào
- Lỗ khí thường nằm ở cả 2 mặt của lá thẳng đứng lớp Hành, mặt dưới của lá ngang lớp Ngọc Lan,
mặt trên của các lá nổi trên mặt nước
- Cơ chế đóng/mở:
+ Có ánh sáng → lạp lục quang hợp tổng hợp đường → tăng nồng độ dịch tế bào → nước kéo vào
trong → tế bào phồng lên → lỗ khí mở
+ Thiếu ánh sáng → quang hợp yếu đi → lỗ khí khép lại phù hợp với sự trao đổi khí giảm bớt

• Lông che chở


- Là tế bào biểu bì dài ra, có thể sống or chết và chứa đầy không khí
- Nhiệm vụ bảo vệ và giảm sự thoát hơi nước
- Các dạng thường gặp: đơn bào, đa bào, hình thoi, tỏa tròn, lông ngứa
- Một số lông tiêu biến thành gai gọi là “trâm”

3.2. Bần và thụ bì


• Bần:
- Gồm các tế bào bao bọc phần già của cây, vách tế bào đều hóa bần (suberin) không thấm nước và
khí. Tế bào hình chữ nhật xếp đều nhau tạo thành dãy xuyên tâm và hình tròn đồng tâm
- Chức năng bảo vệ cây chống lạnh
- Trao đổi khí qua lỗ vỏ

• Thụ bì:
- Là lớp TB chết ở phía ngoài của lớp bần (vỏ chết)

3.3. Chu bì
- Gồm 3 lớp: bần, tầng sinh bần, lục bì

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 5


4. Mô nâng đỡ
- Cấu tạo bởi các thế bào có vách dày, cứng
- Nhiệm vụ nâng đỡ như bộ xương của cây

Mô dày Mô cứng
- cấu tạo từ các TB sống, vách dày = cellulose - cấu tạo từ các TB chết, vách dày hóa gỗ
- gồm: mô dày góc, mô dày phiến, mô dày tròn, - gồm: tb cứng, thể cứng, sợi mô cứng
mô dày xốp

- nhuộm hồng bắt màu của đỏ son phèn - nhuộm bắt màu xanh

Cách phân phối mô nâng đỡ trong cây:

- Mô nâng đỡ có tính chắc và co dãn rất lớn, có thể bị đè nặng mà không bị biến dạng
- Được sắp xếp trong cây đúng theo quy luật cơ học
+ Thân cây tròn: xếp theo vòng tròn ở gần phía ngoài, thân cây vuông: đặt ở 4 góc => thích nghi
với sự gập, cong của gió
+ Rễ cây: tập trung ở phía trung tâm => chịu được tác dụng của trọng lực ở trên đè xuống

5. Mô dẫn
- Gồm các Tb dài, xếp nối tiếp thành từng dãy, song song với các trục cơ quan
- Nhiệm vụ: dẫn nhựa nguyên (nước và các chất vô cơ hòa tan trong nước), dẫn nhựa luyện (dung
dịch các chất hữu cơ do lá quang hợp)
- Gồm: gỗ dẫn nhựa nguyên và libe dẫn nhựa luyện

5.1. Gỗ 5.2. Libe


Gồm: + mạch ngăn Gồm: + mạch rây
+ mạch gỗ (mạch thông) + tế bào kèm
+ sợi gỗ + sợi libe
+ mô mềm gỗ + mô mềm libe

Gỗ Libe
a) Mạch ngăn b) Mạch gỗ a) Mạch rây

- Gồm các tế bào chết, hình - Gồm các tế bào chết, dài, ko có - Gồm các tế bào sống, không có
thoi chất TB nhân, chất tế bào mỏng dính sát
vách, vách = cellulose

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 6


- Các tế bào xếp nối tiếp - Các tế bào xếp nối tiếp nhau - Các tế bào dài xếp nối tiếp nhau
nhau tạo thành hệ thống dẫn thành dãy dọc, giữa chúng có các thành dãy, giữa các vách ngăn có
truyền, giữa chúng có các vách ngăn có lỗ thủng lỗ nhỏ nhiều xếp hình rây
vách ngăn ngang

- Các vách ngăn bên hóa gỗ - Các vách ngăn bên cellulose có - Giữa mạch rây là không bào lớn
ở mặt trong nhưng không chỗ dày hóa gỗ chứa nhựa luyện
đồng đều

- Nhựa nguyên chuyển từ - Nhựa nguyên lưu thông qua các b) Tế bào kèm
mạch ngăn này sang mạch lỗ thủng
ngăn khác qua vách ngăn - Là các tế bào sống, dài, vách
không hóa gỗ mỏng nằm cạnh mạch rây, trao
đổi chất với mạch rây = sợi liên
- Dựa vào hình dạng những - Dựa vào hình dạng những chỗ bào
chỗ dày hóa gỗ, chia ra làm dày hóa chia ra làm
+ Mạch ngăn vòng + Mạch xoắn - Chức năng:
+ Mạch ngăn xoắn + Mạch vòng + Hình thành men giúp mạch rây
+ Mạch ngăn hình thang + Mạch vạch thực hiện các phản ứng sinh hóa
+ Mạch ngăn có chấm hình + Mạch mạng + Ngăn cả chất TB của mạch rây
đồng tiền + Mạch đỉnh đông lại

- Dựa vào sự thủng lỗ, chia ra:


+ Thủng lỗ kép (có nhiều lỗ
thủng): gồm hình mạng, hình
thang, hình rây
+ Thủng lỗ đơn: chỉ có 1 lỗ thủng
duy nhất

- Mạch gỗ già không làm nhiệm


vụ dẫn nhựa nữa mà bị lấp bởi
các thể nút tạo ra lớp gỗ ròng hay
lõi, có tác dụng nâng đỡ và dự trữ

c) Sợi gỗ c) Sợi libe


- Cấu tạo từ các tế bào chết, hình thoi, khoang TB hẹp - Cấu tạo từ các tế bào sống or
chết, hình thoi, khoang tb hẹp
- Vách hóa dày, có ống nhỏ trao đổi xuyên qua - Vách dày có thể hóa gỗ
- Nhiệm vụ nâng đỡ - Nhiệm vụ nâng đỡ
d) Mô mềm gỗ d) Mô mềm libe
- Cấu tạo từ các tế bào sống - Cấu tạo từ các tế bào sống
- Vách có thể hóa gỗ or không - Vách mỏng có nhiệm vụ dự trữ
các chất (tinh bột)
- Tia ruột: là dải tế bào mô mềm, vách = cellulose, kéo dài theo - Tia ruột: là dải mô mềm kéo dài
hướng xuyên tâm xuyên qua gỗ, giúp TĐC giữa trung tâm - vỏ xuyên tâm, hẹp khi đi qua gỗ C2,
loe rộng khi đi qua libe C2

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 7


5.3. Các bó dẫn
- Bó chồng: libe ở ngoài, gỗ ở trong, xếp chồng lên nhau. Gồm bó mạch kín và bó mạch hở
- Bó chồng kép: gỗ tiếp xúc với libe ở 2 mặt
- Bó đồng tâm: libe xung quanh gỗ
- Bó xuyên tâm: bó libe và gỗ riêng, xếp xen kẽ hướng xuyên tâm

6. Mô tiết
- Là mô được cấu tạo từ các tế bào sống, vách bằng cellulose
- Tiết ra các chất gọi là cặn bã của cây đọng lại trong cây: tinh dầu, nhựa, tanin, …

6.1. Biểu bì tiết


Là những tế bào biểu bì tiết tinh dầu thơm

6.2. Lông tiết


Gồm 1 chân và 1 đầu, có thể đơn or đa bào

6.3. Tế bào tiết


- Nằm rải rác trong mô mềm, hình dạng và kích thước giống TB mô mềm, có thể lớn hơn
- Chứa các chất tiết của tế bào

6.4. Túi và ống tiết


- Là những lỗ hổng hình cầu (túi) hay hình trụ (ống) được bao bọc bởi các tb tiết
- Vi phẫu cắt ngang có thể quan sát được đáy túi tiết, ống tiết khó qsát hơn, chỉ là hình tròn rỗng
Vi phẫu cắt dọc có thể dễ dàng phân biệt được túi tiết và ống tiết
- Tạo thành = hình thức phân sinh hoặc dung sinh (sgt)

6.5. Ống nhựa mủ


- Ống dài, hẹp, phân nhánh
- Lớp chất TB phủ lên vách = cellulose, ở giữa là không bào lớn chứa nhựa mủ
- Có 2 loại
+ Ống chia đốt: TB xếp nối thành từng dãy, vách ngang có lỗ thủng or biến mất hẳn
+ Ống không chia đốt: TB mọc dài vô hạn, phân nhánh

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 8


CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA THỰC VẬT
1. Rễ cây
a) Các miền của rễ:
- Chóp rễ: mũ úp lên ngọn dễ
+ Vách ngoài hóa nhầy
+ Có nhiều hạt tinh bột giúp thăng bằng hướng đất của rễ
+ Rụng sau một thời gian
- Miền sinh trưởng: là mô phân sinh giúp dễ ăn sâu vào đất
+ 1 tế bào khởi sinh dạng khối 4 mặt
+ Nhóm tế bào mô phân sinh, thường chia làm 3 tầng: ngoài cùng (sinh bì, chop rễ), giữa (phát
triển tầng sinh vỏ), trong (phát triển tầng sinh trụ)
- Miền lông hút: mang nhiều lông hút hút nước, muối khoáng. Lông phía trên sẽ già và rụng dần,
phía dưới dần tạo thành
- Miền hóa bần: Rễ cấp 2, sinh dễ con
- Cổ rễ: nối với thân: sự chuyển tiếp mạch dẫn từ rễ tới thân

b) Các loại rễ
- Rễ cọc: 1 rễ chính phát triển thành mạch, thẳng xuống
- Rễ chùm: Các rễ phát triển mức độ gần giống nhau, dài như nhau
- Rễ củ: Phát triển mạnh, mang chất dự trữ
- Rễ phụ: Sinh từ thân với lá
- Rễ biểu sinh: Bám vỏ cây gỗ lớn, hấp thụ nước chảy dọc thân
- Rễ cà kheo: Mọc vững chắc, giúp chống đỡ cho cây
- Rễ bám: Từ mấu thân, giúp cây bám chặt
- Rễ kí sinh: Đâm vào mô mềm và bó mạch cây chủ, giúp lấy dinh dưỡng và nước
- Rễ khí sinh: Mọc trong không khí, có thể hấp thụ hơi nước

c) Cấu tạo rễ:

P/s: ad không tự tin vào khả năng vẽ của mình nên các bạn có thể xem hình trong giáo trình hoặc trên
fanpage Vitamin Dược nhé!!! ☺

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 9


- Cấp 1: Libe và gỗ xen kẽ: Gỗ → bó hướng tâm

- Cấp 2:

2. Thân cây
a) Các phần của thân
- Thân chính: Thường mọc thẳng đứng
- Mấu và gióng:
+ Mấu: nơi mọc chồi lá
+ Gióng: Nối 2 mấu lien tiếp
- Chồi: Có gióng ngắn, lá non, bao bọc bởi lá bắc chồi. Gồm: chồi lá, chồi hoa, chồi hỗn hợp
- Cành: Giống thân chính, kích thước nhỏ hơn, thường mọc nghiêng
- Gốc: phần tận cùng của thân trên mặt đất, tiếp xúc với cổ rễ, có thể bành gốc

b) Các loại thân


- Thân khí sinh:
+ Thân đứng: thân cây gỗ to, thân cột, thân rạ
+ Thân bò: bò lan trên mặt đất

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 10


+ Thân leo: Leo bằng thân quấn
- Thân địa sinh
+ Thân rễ: mọc ngang mang lá biến đổi thành vẩy khô
+ Thân hành: Ngắn, xung quanh có nhiều lá biến đổi thành vảy mọng nước
- Thân củ: Phồng to lên do chất dự trữ

c) Cấu tạo:
- Cấp 1 Ngọc Lan: Có bó chồng libe gỗ: libe hình bầu dục ở ngoài, gỗ ở trong, li tâm

- Cấp 2 Ngọc Lan:

- Lớp Hành: Bó libe gỗ chữ V. Gỗ kẹp libe ở giữa. Xếp nhiều vòng rải rác trong mô mềm, to dần khi
đi vào tâm

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 11


Kí hiệu:

3. Lá cây
- Mọc có hạn
- Cấu tạo đối xứng qua mặt phẳng
- Chức năng: Quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước

a) Các phần của lá


- Phần chính:
+ Phiến lá: Rộng, mỏng, màu xanh
+ Cuống lá: Hẹp, dày, gắn với phiến, đính vào than
+ Bẹ lá: Phần rộng, ôm lấy thân
- Phần phụ:
+ Lá kèm
+ Lưỡi nhỏ: Ở nơi nối liền phiến lá với bẹ lá
+ Bẹ chìa: Màng mỏng ôm lấy thân trên các mấu

b) Các kiểu gân lá:

c) Các kiểu lá:


- Lá đơn: Cuống chỉ mang 1 phiến lá
- Lá kép: Cuống phân nhánh mang nhiều lá chét
+ Hình chân vịt
+ Hình lông chim

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 12


d) Cấu tạo:
- Lớp Ngọc Lan

* Cấu tạo cuống lá (từ 2 phía vào trung tâm)


+ Biểu bì trên và dưới
+ Mô mềm
+ Mô dày
+ Bó libe gỗ: Libe ngoài, gỗ trong
* Phiến lá: Từ trên xuống

- Lớp Hành
+ Bó libe gỗ: bao quanh bởi mô cứng, có thể có cột mô cứng nâng đỡ

P/s: ad không tự tin vào khả năng vẽ của mình nên các bạn có thể xem hình trong giáo trình hoặc trên
fanpage Vitamin Dược nhé!!! ☺

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 13


CƠ QUAN SINH SẢN CỦA CÂY
1. Hoa
Là 1 cành chồi biến đổi đặc biệt, rút ngắn lại và sinh trưởng có hạn, trên đó mang các lá biến đổi để
thích nghi với khả năng sinh sản. Các bộ phận của hoa: đài, tràng, nhị, nhụy.

a) Các kiểu sắp xếp hoa


- Hoa mọc đơn độc
- Cụm hoa đơn

+ Đơn vô hạn: Chùm, bông, ngù, tán, đầu

+ Đơn hữu hạn: Xim 1 ngả hình bọ cạp/ đính ốc, Xim 2 ngả, Xim nhiều ngả

- Cụm hoa kép:


+ Chùm kép: Mỗi hoa gồm nhiều chùm nhỏ
+ Tán kép: Mỗi hoa là 1 tán nhỏ

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 14


- Cụm hoa hỗn hợp: Nhiều loại: Chùm tán, ngù đầu, …

b) Các phần của hoa


- Đế hoa: Lồi, lõm, bằng
- Đài hoa:
+ Hình ống, chuông, bánh xe, môi, mào, lông
+ Đài phụ: hoa bông tai
+ Đài đồng trưởng: Cà chua
- Tràng hoa
+ Đều
• Rời: Hoa hồng, cẩm chướng, hình chữ thập
• Liền: Bánh xe, chuông, nhạc, phễu, đinh, ống
+ Không đều
• Rời: Lan, hình bướm
• Liền: Môi, lưỡi nhỏ, mặt nạ
- Bộ nhị
+ Chỉ nhị: Đính gốc/ lưng
+ Bao phấn: 4 kiểu nứt
+ Trung đới

- Bộ nhụy: Núm, vòi, bầu

- Các kiểu đính noãn


+ Thân
• Gốc: 1 noãn đính trên gốc bầu nối liền với đế hoa
• Trung tâm: Đính trên 1 cột là phần kéo dài của đế hoa. Bầu 1 ô
+ Lá:
• Mép/ bên: bầu 1 ô dô 1 hay nhiều lá noãn tạo thành, noãn đính vào mép lá noãn tạo
thành dãy
• Trung trụ: nhiều lá noãn, mép cuốn vào tạo thành các ô, đính các noãn trên đó.
• Vách: Noãn phủ trong bề mặt vách
• Giữa: Bầu 1 ô, nhiều lá noãn, noãn dính vào các phiến mỏng xung quanh từ gân giữa
mỗi lá noãn

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 15


❖ Tiền khai hoa
- Đều: Xoắn ốc, vạn, vặn, lợp, năm điểm

- Không đều: Cờ, thìa

c) Hoa thức- Hoa đồ


- Hoa thức: Phần này các bạn coi trong giáo trình nhé!!!
- Hoa đồ:

+ Lớp Hành: Đài lẻ quay về phía lá bắc, trừ Lan


+ Lớp Ngọc Lan: Đài lẻ quay về cành trục, trừ Đậu
+ Hoa đều có vòng tròn đồng tâm, không đều có trục đối xứng dọc

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 16


2. Quả
a) Cấu trúc
- Vỏ quả ngoài: Nguồn gốc từ lớp biểu bì ngoài của vỏ bầu
- Vỏ quả giữa: Từ mô mềm vỏ bầu
- Vỏ quả trong: Biểu bì trong vỏ bầu

b) Các loại quả


- Quả đơn: Sinh từ 1 hoa, có 1 hoặc nhiều lá noãn hàn liền
Gồm: + Quả thịt: Hạch, mọng
+ Quả khô: tự mở, không tự mở
+ Quả có áo hạt
- Quả kép: Từ 1 cụm hoa
Gồm: Loại sung, dứa, dâu tằm
- Quả tụ: Sinh ra từ 1 hoa nhiều lá noãn rời
- Quả đơn tính: do sự phát triển của bầu nhưng noãn không được thụ tinh. Gồm không hạt or có hạt

3. Hạt
a) Cấu tạo: 2 phần
- Nhân hạt:
+ Cây mầm: do tế bào trứng phát triển tạo thành
+ Nội nhũ: Do nhân dinh dưỡng cấp 2 tạo thành
+ Ngoại nhũ: Do noãn tâm
- Vỏ hạt: do vỏ noãn

b) Phần phụ: mồng, mào, thể dầu, áo hạt, cánh, lông

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 17


NGÀNH TẢO LAM
1. Đặc điểm chung
- Nhân sơ
- Trong nguyên sinh chất có chứa sắc tố ở ngoài và nucleoprotein ở trong
- Vách cấu tạo bởi 1 màng riêng và 1 vách pectin cellulose ở loài dạng sợi
- Cách sắc tố gồm diệp lục a, biliprotein, dẫn chất carotene và oxycarotene

2. Hình thái tản:


- Đơn/ đa bào dạng sợi hoặc 1 khối tế bào chông lên nhau
- Dị bào

3. Sinh sản
- Sinh dưỡng
+ Đơn bào phân đôi
+ Sợi đứt khúc tạo thành sợi mới
- Vô tính: Bào tử (nội bào tử, ngoại bào tử, bào tử sinh trưởng)
- Đảm, túi
+ Bào tử nảy mầm tạo thành các sợi nấm đơn bội phát triển dài ra đến khi 2 tế bào tận cùng của 2
sợi nấm khác giới tiếp xúc
+ Vách tế bào chỗ tiếp xúc tự tiêu tạo thành tế bào song nhân, phân chia tạo thành các sợi nấm sông
nhân, sau đó phối nhân
+ Giảm phân ở tế bào đỉnh tạo thành các túi/đảm bào tử chứa các bào tử (đơn bội).

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 18


NGÀNH NẤM THỰC
Nấm thực là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào dạng sợi, có nhân thực, vách tế bào làm bằng kitin
hình thức dinh dưỡng bằng hấp thụ thức ăn
dự trữ glucid dưới dạng glycogen

1. Cấu tạo tế bào

- TPHH đặc trưng: glucid và kitin


Vách tế bào
- Cấu tạo: vừa có cấu trúc phiến, vừa có cấu trúc sợi nhỏ

- Dung dịch keo có độ nhớt gấp 800 lần nước


- Gồm: (6)
+ Mạng nội chất
+ Bộ máy Golgi
Chất tế bào + Ty thể: Hình que hoặc hình chuỗi hạt không phân nhánh
Chức năng: Thực hiện các phản ứng OXH-K cung cấp năng lượng cho
tế bào và tham gia tổng hợp protein, lipid, các enzym
+ Không bào
+ Glycogen: là glucid dự trữ đặc trưng
+ Các giọt lipid
- Gồm màng nhân, dịch nhân và hạch nhân
Nhân tế bào
- Màng nhân có 2 lớp với nhiều lỗ thủng
- Nhân thực
- TB có thể có 1,2 hay nhiều nhân, thường là 2 nhân

2. Các dạng hình thái tản


- Tế bào có 1 hay 2 roi
Tản đơn bào có roi - Di chuyển được trong nước
Đơn - Phân loại gồm: 1 roi trước, 1 roi sau, 2 roi
bào - Tế bào hình cầu hoặc hình trứng
Tản đơn bào
- Không có roi, có thể có lông (nấm men)
không roi
- Có 2 kiểu: đơn bào nguyên thủy và tản đơn bào
- Các TB nối tiếp nhau không có vách ngăn thành ống, trong ống
Sợi nấm không
có nhiều nhân rải rác di chuyển tự do
ngăn vách
- Đại diện: Nấm roi, Nấm tiếp hợp
- Giữa TB có vách ngăn, vách thường có lỗ thủng để trao đổi chất
Sợi
nguyên sinh, mỗi đoạn có 1 hay nhiều nhân
Sợi nấm ngăn vách - TB ngọn sợi phát triển nhanh thành khuẩn lạc, một số phát triển
thành rễ giả, hạch nấm, mô giả
- Đại diện: Nấm túi, Nấm đảm (trừ Nấm men)

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 19


3. Sinh sản
❖ Sinh sản sinh dưỡng
Cách sinh sản phổ biến ở nấm là hình thành cơ thể mới bằng cách phân chia cơ thể mẹ
- Đứt khúc tạo cơ thể mới: các nấm có sợi phát triển bằng các đoạn sợi nấm đã tách ra khỏi hệ sợi
- Phân bào và nảy chồi: ở các nấm đơn bào. TB nảy chồi chiếm 1 phần nhân và chất TB rồi ngăn
vasvh tạo cơ thể mới
- Bào tử dày: trong điều kiện bất lợi, trên sợi nấm hình thành TB dày chứa nhiều chất dinh dưỡng
→ gặp điều kiện thuận lợi tạo nên hệ sợi nấm mới

❖ Sinh sản vô tính bằng bào tử


Hình thành cơ thể mới = con đường vô tính. Các bào tử là đơn bội

- Đặc trưng cho Nấm roi


- Có thể có lông, 1 hoặc 2 roi
Bào tử
động - Hình thành trong các túi bào tử động
- Sau khi được giải phóng khỏi túi, chuyển động di chuyển trong nước,
sau đó mất roi → nảy sợi tạo tản mới
Bào tử kín
- Đặc trưng cho Nấm tiếp hợp
- Không có roi
Bào tử
nang - Hình thành trong túi kín, túi gồm cuống túi, trụ và vỏ túi
- Khi gặp đktl, bào tử giải phóng bằng cách vỏ nang nứt vỡ hoặc hóa
nhầy → nảy sợi tạo sợi nấm mới
- Đặc trưng cho Nấm túi, Nấm đảm, Nấm bất toàn và 1 số ít Nấm roi
Bào tử trần - Các bào tử trần mang 1 sợi nấm biến đổi gọi là các giá bào tử
- Giá bào tử có thể riêng lẻ hoặc tạo thành bó giá, túi giá, đĩa giá

❖ Sinh sản hữu tính:

Đẳng giao,
Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành sợi nấm mà không qua bào tử
dị giao

- Đại diện: Nấm roi


- Do noãn giao tạo thành
Bào tử noãn
- Túi noãn được tạo thành bào tử noãn → bào tử noãn phân bào giảm nhiễm
→ nhân con đơn bội → sợi nấm đơn bội

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 20


- Đại diện: Nấm tiếp hợp

Bào tử tiếp hợp - Hai sợi nấm khác nhau mọc gần nhau song song. Từ đó mọc ra 2 mấu lồi
đối diện nhau, tiến lại gần nhau → đỉnh mấu hình thành vách ngăn tạo TB
đỉnh → 2 TB đỉnh tiếp xúc tạo hợp tử → bào tử tiếp hợp → sợi nấm

- Đại diện: Nấm túi


- Các bào tử hình thành và chứa trong các túi, có thể đứng riêng lẻ → túi
Bào tử túi
trần, hoặc tập trung → thể quả
- Bào tử được giải phóng khỏi túi ptriển thành sợi (kín, mở hình chai or đĩa)

- Đại diện: Nấm đảm


Bào tử đảm
- Các đảm tập trung thành thể quả

VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG

1. Vai trò
Vai trò chính là tác nhân phân hủy
- Nấm phân hủy các mảnh vụn hữu cơ: nấm có hoạt động thoái biến cao, tiêu hao một số năng lượng
khi thoái hóa các phân tử hữu cơ phức tạp nhờ có nhiều enzym. Chúng giải phóng các chất vô cơ
→ đóng góp và sự hóa mùn, phân hủy lớp vụn cây ở dưới tán rừng

- Nấm tiết ra các yếu tố tăng trưởng và kháng sinh → cân bằng MT mà chúng có mặt

2. Ứng dụng
Nấm có ích:
- Thức ăn: mộc nhĩ, nấm hương, …
- Thuốc: nấm linh chi, ngân nhĩ, đông rùng hạ thảo, …
- CN thực phẩm: sx bánh mì, rượu (nấm men …)
- CN dược làm thuốc: penicillium → sx kháng sinh penicillin, alcaloid (nấm cựa gà), …

Nấm có hại
- Gây bệnh cho người và gia súc
- Gây bệnh cho cây
- Phá hủy vật liệu, sp công nghiệp
- Làm hỏng và giảm chất lượng ngũ cốc
- Ngộ độc: aflatoxin, aspergillus, …

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 21


TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC (TNCT)
I. Khái niệm, đặc điểm và các giá trị của TNCT
1. Khái niệm TNCT
- TNCT gồm 2 bộ phận cấu thành là cây cỏ và tri thức sử dụng

Cây cỏ Tri thức sử dụng


- là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài dưới - là kết quả của qúa trình đấu tranh sinh tồn,
tác động của các yếu tố tự nhiên được đúc rút, tích lũy và lưu truyền qua nhiều
thế hệ
- chịu tác động của các quy luật tự nhiên - chịu tác động của các quy luật KT-XH
- liên quan đến các môn KHTN: sinh học, nông - liên quan đến các môn KHXH: dân tộc học, xã
học, lâm học, dược học, … hội học, …

2. Đặc điểm

Cây cỏ Tri thức sử dụng


1. Một loài có nhiều tên gọi khác nhau nhưng chỉ 1. TTSD có từ 2 nguồn:
có một tên khoa học duy nhất - Tri thức bản địa: truyền miệng, giới hạn ở mức
độ hẹp (gia đình, dòng họ, địa phương, …)
2. Phần có GTSD của cây thuốc là các chất hóa
- Tri thức khoa học: thường lưu lại trong các ấn
học - hoạt chất, thường chiếm tỷ lệ thấp, có thể
phẩm (sách, báo, tạp chí, công trình NCKH, …)
thay đổi theo điều kiện sống
Thành phần, hàm lượng hoạt chất khác nhau tùy 2. TTSD đa dạng: cùng 1 loài có cách sử dụng
từng loài khác nhau tùy dân tộc, địa phương
3. Bộ phận sử dụng đa dạng (rễ/ thân/ lá...) Một 3. TTSD có sự tiến hóa, thông qua kinh nghiệm
số loài, bộ phận khác nhau có tác dụng khác thực tiễn, bài học thất bại
nhau
4. Tri thức gắn liền với văn hóa, tín ngưỡng, tập
tục, thu nhập kinh tế của người sở hữu nó.

Sự khác nhau giữa cây trồng nông nghiệp và cây thuốc

Cây trồng NN Cây thuốc


- Ngắn ngày - Đa dạng
- Số lượng loài ít - Số lượng loài nhiều
- Được nghiên cứu kĩ (dưới mức loài) - Chưa được nghiên cứu kỹ, lẫn lộn nhiều loài
- Đã được thuần hóa, quen thuộc - Ít được thuần hóa, chủ yếu từ hoang dại
- Đầu ra đa dạng - Đầu ra đặc biệt

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 22


3. Giá trị của TNCT

Giá trị - 80% dân số ở các nước đang ptriển có nhu cầu CSSK ban đầu phụ thuộc vào YHCT
sử dụng - Phần lớn trong số đó phụ thuộc vào dược liệu hoặc các chất chiết xuất từ dược liệu

- Thị trường thuốc thảo dược dựa trên tri thức cổ truyền hiện nay ước tính khoảng
600 tỉ USD/năm
Giá trị
- Doanh thu hàng năm từ các sản phẩm tự nhiên tăng 100 lần so với năm 1980
kinh tế
- Tổng kim ngạch XK của sp thuốc YHCT, cao dược liệu và nguyên liệu thô, nguyên
liệu chế biết có giá trị thương mại đạt 830 triệu USD

- TNCT là đối tượng sàng lọc các thuốc mới


- Khoảng 25% các dược phẩm thông thường có nguồn gốc từ cây thuốc
Giá trị
tiềm năng - Chỉ 30% các phân tử mới được đưa vào thị trường trong giai đoạn 1981-2006 là tổng
hợp từ hóa học và các phân tử còn lại đều là sản phẩm từ thiên nhiên hoặc có liên quan
đến thiên nhiên

Giá trị
- Sử dụng cây thuốc là 1 trong những đặc trưng của văn hóa dân tộc
văn hóa

II. TNCT ở Việt Nam


1. Điều kiện tự nhiên - xã hội phát triển TNCT
Điều kiện tự nhiên
- Địa hình đa dạng và phức tạp: 2 ĐB lớn (sông Hồng và sông Cửu Long), 2 dãy núi lớn (Trường
Sơn và Hoàng Liên Sơn) cùng với các cao nguyên nhỏ (Mộc Châu, Đồng Văn, Sơn La, …)
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: lượng mưa lớn, độ ẩm cao

Điều kiện xã hội


- Là nơi giao lưu văn hóa của các dân tộc và nền VH các nước, trong đó có 2 luồng văn hóa lớn là
Ấn Độ và Trung Quốc
- 54 dân tộc anh em có tập quán, niềm tin, tri thức và kinh nghiệm sử dụng khác nhau

2. Tình hình TNCT ở Việt Nam


- Việt Nam xếp thứ 16/25 quốc gia có độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới
- Hơn 10000 loài thực vật bậc cao, số loài cây thuốc tăng nhanh theo thời gian
- Phân bố TNCT
+ 3/4 mọc hoang dại, phân bố chủ yếu ở vùng rừng núi, vùng đồi và trung du

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 23


+ Có 8 vùng sinh thái (Đông Bắc – Bắc Bộ, Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, ĐB sông
Hồng, Bắc Trung Bộ, đông Trường Sơn, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ĐB sông
Cửu Long) và 5 trung tâm đa dạng sinh học
+ Phân bố theo độ cao
+ Phân bố ở biển đảo HS – TS

- Tri thức sử dụng có 2 loại chính


+ Trong nền Y học cổ truyền chính thống, có nguồn gốc từ Trung Y, hệ thống lý luận và thực
hành được tư liệu hóa trong sách vở
+ Trong nền Y học nhân dân chưa được nghiên cứu đầy đủ

3. Khai thác và phát triển TNCT ở Việt Nam


3.1 Khai thác TNCT
- Cây thuốc đã và đang được khai thác để bán cho các Cty Dược trong nước và XK, theo đường
tiểu ngạch sang TQ
+ Cả nước: 286 cơ sở sx dược phẩm, 23% từ thực vật hoặc chiết xuất từ thực vật
+ Sử dụng 435 loài cây cỏ
+ Nhu cầu dược liệu: cho CND 20000 tấn/năm, cho XK 10000 tấn/năm
+ Xuất khẩu được 13 triệu USD (1998), tiềm năng 500 – 800 tỷ đồng

- Tình trạng: khai thác bừa bãi, không có kế hoạch, thu hái kiểu tận thu, làm mất khả năng tái sinh tự
nhiên → Cạn kiệt nhanh chóng TNCT

- Một số loài bị đe dọa: Vàng đắng, Ba kích, Hoàng liên, Kim tuyến, …

3.2. Phát triển TNCT


- Trồng và phát triển cây thuốc có nguồn gốc bản địa
+ Khoảng 40 loài cây thuốc bản địa đã được trồng. Nhiều loài trồng theo quy mô lớn ở các tỉnh
miền núi, cung cấp cho thị trường trong nước và XK
Quế (Yên Bái, Thanh Hóa …), Hồi (Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh …), Thảo quả (Lào Cai, Lai Châu …), Ý
dĩ (Sơn La, Đăk Nông …)
Nhiều loài được trồng ở Trung du và ĐB: Hòe, Hương nhu, Cúc hóa, Ích mẫu, Mã đề, Sả, …

+ Các vùng trồng miền núi


Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc…), Yên Bái (Văn Chấn, Lục Yên), Lai Châu (Sìn Hồ), Lào Cai (Sapa, Bắc Hà),
Quảng Nam (Trà My), Lâm Đồng (Đà Lạt) …

+ Các vùng chuyên trồng cây thuốc


Nghĩa Trai (Văn Lâm – Hưng Yên), Mễ Sở - Đa Ngưu (Khoái Châu)

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 24


+ Nhiều cây thuốc đã được các trường, viện, cty dược nghiên cứu phát triển thành công thành các
dạng bào chế bán rộng rãi trên thị trường
Bình vôi, Chè dây, Chó đẻ răng cưa, Ích mẫu, Dây thìa canh, Kim tiền thảo, …

- Trồng và phát triển cây thuốc có nguồn gốc nhập nội


+ Có khoảng 300 loài (>40 họ) được nhập vào Việt Nam. Trong đó 70 loài có thể sinh trưởng phát
triển tạo ra giá trị, 20 loài đã trở thành cây thuốc Việt Nam (Atiso, Đương quy, Sinh địa, Bạch chỉ,
Bạc hà …)
+ Nhiều loại cây thuốc đã được phát triển thành hàng hóa cung cấp cho CND (Atiso, Bụp dấm …)

- Quy hoạch vùng:


+ Một số nhà KH đưa ra 6 vùng quy hoạch phát triển: Vùng núi cao phía Bắc, Trung du phía Bắc,
ĐB song Hồng, Ven biển miền Trung, Tây Nguyên, ĐB sông Cửu Long
+ Quy hoạch đến 2020, tầm nhìn 2030: 5 vùng

III. Bảo tồn TNCT


1. Các mối đe dọa đối với TNCT

Đối với cây thuốc Đối với tri thức sử dụng

- Tàn phá thảm thực vật - Không được tư liệu hóa


(Do áp lực gia tăng dân số, du canh du cư, mở rộng đất (Truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ ng
canh tác, khai thác gỗ, làm đường thủy điện …) dạy sang ng học, không được ghi chép)

- Khai thác quá mức - Sự phá vỡ các nguồn thông tin truyền
(lượng tài nguyên tái sinh k bù đắp được lượng mất đi) khẩu truyền thống
(một số bộ phận trẻ không quan tâm kế thừa tri
- Lãng phí TNCT thức sử dụng cây cỏ làm thuốc từ thế hệ trước)
(thu hái mang tính chất hủy diệt, điều kiện bảo quản kém,
cách sử dụng lãng phí, thiếu các phương tiện vận chuyển - Sự phát triển của các chế phẩm hiện đại
và thị trường thích hợp) và tâm lý coi thường tri thức bản địa

- Nhu cầu sử dụng ngày càng tăng - Xói mòn các nền đa dạng văn hóa

- Thay đổi cơ cấu cây trồng

2. Các phương pháp bảo tồn TNCT


2.1. Bảo tồn nguyên vị (in situ)
- Là hình thức bảo vệ cây thuốc ở nơi sống tự nhiên của chúng, giữ nguyên trạng các mối quan hệ
sinh thái giữa các loài và mối quan hệ giữa các loài với môi trường sống và các nền VH

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 25


- Có 2 dạng
+ Chính thức: Vườn QG, Khu Bảo tồn tự nhiên …
+ Không chính thức: Rừng thiêng, rừng thờ cúng, rừng đầu nguồn …

- Các hoạt động chủ yếu (5)


+ Xây dựng chính sách quốc gia về bảo tồn và sử dụng cây thuốc ở các khu vực được bảo vệ
+ Đánh giá phạm vi bao hàm các loài cây thuốc trong hệ thống các khu vực được bảo vệ trong
cả nước
+ Xác định động cơ KT và XH thúc đẩy sự duy trì các nơi sống tự nhiên và các loài hoang dại
+ Bảo đảm việc bảo tồn và khai thác được kết hợp chặt chẽ trong kế hoạch quản lý
+ Trồng lại các loài cây thuốc bị khai thác quá mức vào các khu vực nguyên sản của chúng

- Ưu điểm:
+ Duy trì sự tiến hóa các loài, nguồn gen cũng như sự phát triển của tri thức sử dụng

- Nhược: Khó khăn trong quản lí

2.2. Bảo tồn chuyển vị (ex situ)


- Là việc di chuyển cây ra khỏi môi trường sống tự nhiên để chuyển đến chỗ có điều kiện tập trung
quản lý
- Có thể thực hiện được ở các vườn thực vật, sưu tầm, ngân hàng hạt, nhà kín và kho bảo quản lạnh
- Khó khăn: dòng gen hẹp của loài trong tự nhiên, nguy cơ xói mòn gen, phụ thuộc sự chăm sóc của
con người
- Là phần bổ sung cho bảo tồn nguyên vị
- Các hoạt động chủ yếu:
+ Xây dựng vườn thực vật, vườn cây thuốc
+ Ngân hàng hạt. Tuy nhiên không phải loài nào cũng có thể bảo tồn = hạt, hạt của khoảng 50000
loài không thể bảo quản do mất khả năng nảy mầm, thậm chí có loài không cho hạt → cân nhắc
sử dụng biện pháp khác

- Áp dụng: Những cây thuốc có môi trường sống bị phá hủy hay không đảm bảo an toàn, suy kiệt số
lượng, tiệt chủng môi trường địa phương. Không áp dụng với loài có môi trường sống quá đặc thù.
- Nhược điểm:
+ Mẫu cây được bảo tồn chỉ là dòng gen hẹp của loài trong tự nhiên
+ Nguy cơ xói mòn gen, phụ thuộc vào sự chăm sóc của con người

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 26


2.3. Bảo tồn trên trang trại (on farm)
- Là việc trồng trọt và quản lý liên tục các bộ quần thể đa dạng, được thực hiện bởi người nông dân,
trong các hệ sinh thái nông nghiệp nơi cây trồng đã tiến hóa
- Q uan tâm đến toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp kể cả: các loài có ích ngay trước mắt (cây thuốc, cây
trông nông – lâm nghiệp…), các loài hoang dại, cỏ dại có ở trong hay xung quanh khu vực
- Cần trả lời các câu hỏi
+ Số lượng và phân bố của đa dạng nguồn gen được nông dân duy trì theo tgian và không gian
+ Các quá trình được sử dụng để duy trì đa dạng nguồn gen trên đồng ruộng
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định để duy trì đa dạng nguồn gen của nông dân
+ Người duy trì nguồn gen trên đồng ruộng (nam/nữ, già/trẻ, giàu/nghèo …)

IV. Phát triển TNCT

1. Nôi dung cơ bản của GAP

- Vùng trồng = điều kiện MT tự nhiên: khí hậu, ánh sáng, địa hình, chất đất và nước, độ ẩm …

- Giống cây thuốc: đúng chủng loại, nguồn gốc, loại giống tốt nhất

- Trồng trọt và chăm sóc: đúng thời vụ, quy trình: giống, chuẩn bị đất, phân bón, tưới tiêu, chăm sóc
và quản lý đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh …

- Thu hái và sơ chế: thu hái vào giai đoạn cây có hàm lượng hoạt chất cao nhất, cách làm khô bảo
đảm chất lượng dược liệu

- Bao gói, vận chuyển và bảo quản: kho chứa thoáng mát, chống mốc mọt và không làm thay đổi
màu sắc, mùi vị của dược liệu

- Hồ sơ dược liệu: cho biết rõ tên dược liệu, hàm lượng hoạt chất, độ ẩm, tạp chất và các tiêu chuẩn
liên quan như hình dạng, màu sắc, mùi vị

2. Hiện đại hóa YHCT

2.1. Sự cần thiết HĐH YHCT

- Tây Y: phát triển nhanh do biết ứng dụng tiến bộ KHKT


- Đông Y: bảo thủ, chậm phát triển, giữ nguyên cách trước đây hàng nghìn năm → sp khó sử dụng,
chất lượng không ổn định, khó kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn hóa ..
=> Kết quả: Sự xâm lược của Tây y

2.2. Nội dung HĐH YHCT

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 27


- Các hoạt động cơ bản
+ Thiết lập các hệ thống nghiên cứu chuẩn hóa
+ Phát triển sx thuốc YHCT
+ Nghiên cứu và phát triển các thuốc YHCT đạt tiêu chuẩn quốc tế: sử dụng KHKT hiện đại
trên cơ sở giữ được nền tảng và đặc thù của thuốc YHCT

- Các hệ thống chuẩn hóa


+ GAP – Thực hành Trồng trọt tốt
+ GLP – Thực hành PTN tốt
+ GMP – Thực hành Sx tốt
+ GCP – Thực hành Lâm sàng tốt
+ GSP – Thực hành Dịch vụ tốt

- Ba yếu tố quyết định


+ Quản lý nhà nước: định hướng sự phát triển ở phạm vi vĩ mô, tạo đk huy động các nguồn lực
vào sự phát triển này
+ Tài chính đầu tư: cần có đầu tư để thay đổi công nghệ, dây chuyền sản xuất; cần đa dạng các
nguồn vốn - vốn của chính phủ, ngân hàng và các cty dược
+ Khoa học công nghệ: cần đổi mới về cách thức, phương pháp, phương tiện,… áp dụng tiến bộ
của các lĩnh vực khác nhau (thực vật, nông học, lâm học, công nghệ sinh học, bào chế học …)

2.3. Các xu hướng HĐH YHCT (3)


- Dựa trên nền tảng YHCT: phát triển theo đúng tri thức, công nghệ kỹ thuật truyền thống mà không
làm thay đổi bản chất của chúng
- Theo con đường Y học hiện đại phương Tây: chiết, tách, tinh chế chất tự nhiên, nghiên cứu tác
dụng dược lý, độc tính, thay đổi cấu trúc (nếu cần) → sử dụng hoạt chất dưới dạng đơn chất để sản
xuất thuốc
- Theo con đường HĐH nói chung: giữ nguyên hay thay đổi 1 số yếu tố tri thức và kinh nghiệm,
nhưng phải đạt được mục tiêu HĐH nói chung là an toàn, hiệu quả, tiện dụng

→ HĐH thực chất là phát triển dược phẩm mới dựa trên vốn tri thức và kinh nghiệm công nghệ
truyền thống, là tiết kiệm thời gian và chi phí nhất
→ Con đường thứ nhất là khó khăn nhất

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 28

You might also like