You are on page 1of 7

Câu hỏi ôn tập SHNN2 – Phần thực vật

1. Hãy điền vào ô trống tên các cơ quan của cơ thể thực

2. Đặc điểm của cây 1 lá mầm (phôi, gân lá, thân, rễ và hoa). Cho ví dụ 5 loại cây 1 lá
Mầm.
- Phôi của hạt có 1 lá mầm
- Gân lá có hình cung hoặc song song
- Thân cỏ
- Rễ chùm
- Hoa thường 6 cánh
- VD:Cây họ Lan, cây tre, nứa, trúc, cây lúa, ngô,…

3. Đặc điểm của cây 2 lá mầm (phôi, gân lá, thân, rễ và hoa). Cho ví dụ 5 loại cây 2 lá
Mầm.
- Phôi của hạt có 2 lá mầm
- Gân lá hình mạng
- Thân gỗ, thân cỏ
- Rễ cọc
- Hoa thường 5 cánh
- VD:Cây ổi, cây cam, cây chanh, cây mít, cây sầu riêng,…

4. Mô phân sinh là gì? Đặc trưng của mô phân sinh ? Có bao nhiêu kiểu mô phân sinh có thể có ở cây một lá
mầm và cây hai lá mầm?

• Gồm những tế bào còn non, phân cắt tích cực để tạo ra các tế bào mới.
• Đặc trưng của các tế bào mô phân sinh:
– Kích thước nhỏ
– Vách mỏng
– Tế bào chất đậm đặc
– Nhân chiếm phần lớn tế bào
• Mô phân sinh có ở nơi có sự tăng trưởng mạnh (ngọn
Thân, ngọn rễ…), phân chia suốt đời sống của cây
 Có 2 kiểu mô phân sinh:
• Sơ cấp
– Mô phân sinh ngọn
• Thứ cấp
– Mô phân sinh bên
+ Tượng tầng sinh mạch
+ Tượng tầng sinh bần (tượng tầng sube nhu bì)
Mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng
5. Hãy nêu vị trí và vai trò của mô phân sinh bên. Cho ví dụ minh họa.
- ở những vùng mô phân sinh vòng quanh ngoại vi Của rễ và thân, nằm giữa lớp gỗ (xylem) và libe
(phloem) Và ngay trong vùng vỏ.
- Phân bố theo hình trụ hướng ra phần ngoài của thân, Tạo nên những vùng tăng trưởng thứ cấp, làm
tăng độ Dày của thân.
- Mô phân sinh bên (lateral meristems) hay tượng tầng (chỉ có ở cây Song tử diệp) giúp cho cây tăng
trưởng

6. Định nghĩa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. Cho ví dụ minh họa từng trường hợp.

 Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
thân và đỉnh rễ. Xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm
→Ví dụ: cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm
 - Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo đường kính của thân, làm tăng bề ngang (độ dày) của thân và rễ
do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên.
→Ví dụ: chỉ cây 2 lá mầm
7. Nguồn gốc và phân loại mô chuyên hóa. Đặc điểm của từng loại mô chuyên hóa.

 Mô chuyên hóa: được hình thành bởi sự phân hóa tế bào do mô phân sinh tạo ra và không có khả năng sinh
ra tế bào mới.

Phân loại: Có 3 loại mô chuyên hóa ở mô thực Đặc điểm


vật:
+ Mô che chở ( Mô bì ) -Là 1 lớp t.bào nằm ở bề mặt ngoài để bảo vệ cho
cây.
- Có cấu trức khác nhau ở các vị trí của cây.
- Những phần tế bào biểu bì tiếp xúc với không
khí được bảo vệ bởi lớp cutin không thấm nước,
hạn chế sự thoát hơi nước.
-Một số t.bào biểu bì ở rễ chuyên hóa thanh lông
hút.
-Ở những cây thân gỗ già, t.bào biểu bì ở thân
được thay thế bởi lớp mô bần(chu bì).
-Ở lá có sự biệt hóa t.bào biểu bì dưới thanh
t.bào b.vệ( t.bào khẩu) và khí khẩu.
+ Mô căn bản ( Mô nền ) -Nằm giữa mô che chở và mô dẫn truyền.
-Gồm 3 loại chinh:
+Nhu mô
+Giao mô
+Cương mô
+ Mô dẫn truyền ( Mô mạch ) -Là loại mô phức tạp gồm nhiều loại t.bào.
-Mô dẫn truyền là đặc điểm của thực vật có
mạch, gồm những t.bào hình ống.
-Dẫn truyền nước, muối khoáng, đường và các
hormon.
-Có hai loại mô chính: mô gỗ và mô libe.

8. Mô bì( mô che chở) là gì? Hãy nêu cấu tạo và các dạng biến đổi của t.bào mô bì( ở rễ, thân và lá)

Mô bì: Là 1 lớp t.bào nằm ở bề mặt ngoài để bảo vệ cho cây.
- Có cấu trúc khác nhau ở các vị trí khác nhau của cây.
- Những phần tế bào biểu bì tiếp xúc với không khí được bảo vệ bởi lớp cutin không thấm nước, hạn chế sự
thoát hơi nước.
-Một số t.bào biểu bì ở rễ chuyên hóa thành lông hút.
-Ở những cây thân gỗ già, t.bào biểu bì ở thân được thay thế bởi lớp mô bần(chu bì).
-Ở lá có sự biệt hóa t.bào biểu bì dưới thành t.bào b.vệ( t.bào khẩu) và khí khẩu.
9. Có bao nhiêu loại mô nền(mô căn bản). Hãy so sánh đặc trưng của các loại mô nền và cho biết vai trò và vị trí
của chúng trong cây.

 Gồm 3 loại chính:


+Nhu mô
+Giao mô
+Cương mô
Đặc trưng Vai trò Vị trí
Nhu mô -Hiện diện hầu hết trong -Nhu mô của rễ và thân -Nhu mô ở lá là lục
các thanh phần của cây. có chức năng dự trữ mô(chlorenchyma) nơi
-Được sinh ra từ mô chất dinh dưỡng và xảy ra quang hợp.
phân sinh ngọn và mô nước.
phân sinh bên.
Đôi khi chúng chịu sự
chuyên hóa tiếp để tạo
ra t.bào khác.
-Là những t.bào sống,
khi trưởng thanh chỉ có
vách sơ cấp mỏng.
Giao mô -Còn gọi là hậu mô, là 1 -Giao mô có cấu tạo -Là những t.bào sống
loại mô sơ cấp đơn giản, tương tự nhu mô gần như suốt thời gian
có vai trò q.trọng trong nhưng t.bào dài hơn và chúng hiện diện trong
sự nâng đỡ cho những có vách sơ cấp dày cây.
thân non và lá. không đồng đều.Chỗ
dày nhất thường ở các
góc của t.bào, đây là
đặc điểm của mô làm
nhiệm vụ nâng đỡ.
Cương mô -Có 2 loại: sợi và cương -Là 1 loại mô căn bản -Chiếm gần hết xoang
t.bào đơn giản, làm nhiệm t.bào.
+Sợi là những t.bào dài, vụ chống đỡ với vách
vách dày và thon dần ở 2 thứ cấp rất dày.
đầu.
+Cương bào là những
t.bào ngắn, hình dạng
không đều, được gọi là
t.bào đá.
Câu 10: Có bao nhiêu loại mô mạch( mô dẫn truyền ) trong cơ thể thực vật ; nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của
từng loại mô mạch.

- Là loại mô phức tạp gồm nhiều tế bào.


- Mô dẫn truyền là đặc điểm của thực vật có mạch gồm những tế bào hình ống
- Dẫn truyền nước muối khoáng, đường và các hoocmon
- Có 2 loại mô chính: mô gỗ và mô libe
1) Mô gỗ (xylem)
- Chức năng: dẫn truyền nước và muối khoáng từ rễ lên thân và lá, nâng đỡ cho cây
- Ở thực vật có hoa, chỉ có 2 loại tế bào dẫn truyền là sợi mạch( quản bào) và yếu tố mạch.
- Tế bào chất và nhân của những tế bào này đều thoái hóa (chết) khi trưởng thành, vách tế bào với lớp
thứ cấp tẩm mộc tố (lignin) dày
- Mô gỗ cũng gồm nhiều tế bào nhu mô gỗ ( tế bào sống chưa ngấm lignin) và sợi gỗ (fiber).
2) Mô libe(phloem)
- Chức năng: vận chuyển các vât chất hữu cơ như đường, acid amin và hoocmon theo cả 2 hướng lên và
xuống trong mô libe
- Mô libe là một loại mô phức táp, gồm các ổng sàng, các tế bào kèm và nhu mô libe
Ống sàng là những tế bào dẫn truyền của mô libe, chúng vẫn là những tế bào sống khi trưởng thành
Vách ngăn ngang thủng thành tấm sàng với các lỗ sàng để dẫn truyền vật chất lên xuống trong cây.

Câu 11: Nêu đặc điểm và chức năng của rễ, phân loại rễ và các biến dạng của rễ.

- Chức năng của rễ:


+ giữ chặt cây vào đất
+hấp thụ nước và muối khoáng trong đất.
- Phân loại rễ: dựa theo nguồn gốc hay hình dạng
+ rễ sơ cấp(primary roof) hay rễ cái
+ rễ thứ cấp ( secondary root) hay rễ con
+ rễ trụ ( taproot system) hay rễ cọc “ có ở song tử diệp”
+ rễ chùm ( fibrous root system) “ có ở cây đơn tử diệp”
- Các dạng biến đổi của rễ:
+ rễ dự trữ tinh bột, đường và các chất khác
+ rễ khí sinh
+ rễ chống
+ rễ hô hấp
+ rễ bạnh

Câu 12: hãy mô tả cấu trúc của các vùng của rễ cây song tử diệp và đơn tử diệp theo mặt cắt ngang.

SONG TỬ DIỆP ĐƠN TỬ DIỆP


+Trụ :Mô gỗ và mô libe + vùng nhu mô ở gữa trụ được gọi là tủy
+Tế bào mô gỗ với vách dày thường làm thành + mô gỗ và mô libe cũng được xen kẻ nhau
hình chữ thập hay hình ngôi sao nhưng mô gỗ không có hình ngôi sao như ở rễ
+Mô libe nằm xen kẽ với các mô gỗ song tử diệp

Câu 13: Hãy trình bày các phần của rễ theo phẫu phức dọc,. cho biết vai trò của lông rễ và vùng chóp rễ.

- Các phần của rễ theo phẫu phức dọc:


Vỏ -> Lông hút -> Gỗ -> Chu luân -> Libe -> Nội bì -> Căn bì -> Mô căn bản -> Tiền bì -> Tiền tượng tầng -> Mô phân sinh
ngọn

- Vai trò:
+ Lông rễ là vùng kéo dài của biều bì bảo vệ và giảm sự mất nước trong vùng vỏ rễ
+ Vùng vỏ rễ bảo vệ phần đỉnh rễ và giúp rễ xâm nhập sâu vào đất

Câu 14: Nêu đặc điểm và chức năng của thân, các dạng biến đổi của thân,

- Đặc điểm:
+ Hình thái bên ngoài của thân:
Đơn Tử Diệp
 Thân -> Lá -> Mắt -> Lóng
 Nách lá -> Chồi nách -> Nhánh
 Ngọn thân và ngọn nhánh -> Chồi ngọn cho ra lá và lóng khác -> Thân cao lên
+ Cấu trúc bên trong của thân:
 Mô dẫn truyền làm thành bó thẳng đứng riêng biệt rải rác trong nhu mô, tạo nên nhiều bó libe gỗ, được
bao bởi vòng bao bó mạch
 Bó mạch có hình dạng chữ V
Song Tử Diệp
 Mô dẫn truyền : mô gỗ và mô libe cũng sắp xếp thành những bó riêng biệt
 Các bó mạch sắp xếp tren 1 đường tròn, mô libe nằm ở phía ngoài, mô gỗ hướng vào trung tâm, ở gữa
chúng là tượng tầng libe gỗ
- Chức năng:
+ chống đỡ lá
+ vận chuyển các chất
- Các dạng biến đổi của thân: hành, giò, thân rễ, thân bò, thân củ, thân leo, thân dạng lá.

Câu 15: trình bày và so sánh sự tổ chức hệ thống mô dẫn truyền ở thân cây 1 lá mầm và 2 lá mầm.

Cây 1 lá mầm Cây 2 lá mầm


- Mô dẫn chuyền làm thành bó - Mô dẫn truyền: mô gỗ và mô libe
thẳng đứng riêng biệt rải rác trong cũng sắp xếp thành những bó riêng
nhu mô. Tạo nên nhiều bó libe gỗ, biệt
được bao bởi vòng bao bó mạch - Các bó mạch sắp xếp trên 1 đường
- Bó mạch hình dạng chữ V tròn, mô libe nằm ở phía ngoài, mô
gỗ hướng vào trung tâm, ở giữa
chúng là tượng tầng libe gỗ

Câu 16: Trình bày hình thái và chức năng của lá, cách sắp xếp của lá trên thân cây và sự biến dạng của lá.

- Hình thái của lá:

+ Phần lớn lá có 1 cuống hẹp và 1 phiến to, dẹp, trên mặt có 1 hệ gân lá

+ Lá non có thể thay đổi hình dạng và màu sắc khi trưởng thành

+ Lá Song tử diệp có gân hình mạng: 1 gân chính to từ đó phát xuất ra nhiều gân phụ nhỏ hơn

+ Lá Đơn tử diệp có gân song song: các gân gần bằng nhau và gần như song song theo trục dọc của phiến lá

- Chức năng: là nơi xảy ra quang hợp


- Cách sắp xếp lá trên thân:
+ Cơ cấu và sắp xếp của lá có xu hướng sao cho nhận được ánh sáng tối đa nhưng mất nước tối thiểu và
cho phép CO2 từ khí quyển vào được bên trong
+ Diệp tự: Cách sắp xếp lá trên thân cây theo 1 trật tự nhất định, được xác định trong chồi ngọn của
thân.
Các diệp tự đều có xu hướng sắp xếp sao cho lá này che khuất lá khác 1 cách ít nhất và nhận
ánh sáng nhiều nhất.
- Sự biến dạng của lá:
+ Lá biến thành gai để giúp cây giảm bớt sự thoát hơi nước.VD: cây xương rồng
+ Lá biến thành cơ quan bắt mồi để bắt sâu bọ.VD: cây nắp ấm
+ Lá biến thành cơ quan chất dinh dưỡng.VD: cây tỏi
+ Lá biến thành vẩy để che chở cho thân rễ sống ở dưới đất.VD: cây dong tai

Câu 17: Mô tả hình dạng của gân lá ở cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm. Định nghĩa lá đơn và lá kép, cho ví dụ minh họa 5
loại lá cho từng nhóm khác nhau

- Lá cây 2 lá mầm: thường có 1 gân chính to từ đó xuất phát ra nhiều gân phụ nhỏ hơn
- Lá cây 1 lá mầm: thường các gân gần bằng nhau và gần như song song theo trục dọc của phiến lá
- Lá đơn với 1 phiến duy nhất. VD: lá mít, lá đu đủ, lá sen, lá xoài, lá dâu tằm,…
- Lá kép: gồm nhiều lá phụ mỗi lá có 1 cuống riêng.VD: lá hoa phượng, lá ổi, lá khế, lá bông so đủa, lá hoa
bằng lăng,…

Câu 18: Nêu cấu trúc của phiến lá, cấu tạo của biểu bì lá và các dạng biến đổi của nó.

- Cấu trúc của phiến lá:


+ đặc tính cấu trúc của lá là có đối xứng 2 bên, còn rễ và thân có đối xứng qua trục
+ một lá điển hình có cấu tạo gồm biểu bì trên và biểu bì dưới bao lấy diệp nhục có chứa lục lạp bên
trong. Mô dẫn truyền từ thân qua cuống lá, vào lá, phân nhánh thành hệ gân lá.
- Cấu tạo của biểu bì lá:
+ thường chỉ có 1 lớp tế bào, trắc diện có hình chữ nhật được bao phủ bởi lớp cutin dày và lớp sáp.
+ Trên biểu bì có các khí khẩu, nơi trao đổi khí của lá
+ Tế bào biểu bì có thể biến dạng thành lông che chở hay những tế bào tiết,…

Câu 19: Thế nào là sinh sản sinh dưỡng, trình bày các hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật.

- Sinh sản sinh dưỡng là kiểu sinh sản trong cơ thể thực vật được thực hiện từ những bộ phận sinh dưỡng
của cây từ mẫu tản hay tế bào riêng lẻ của thực vật bậc thấp từ các cơ quan của cây nuôi cấy tế bào,..ở
thực vật bậc cao
- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật:

*nhân tạo
+ giâm cành
+ chiết cành
+ ghép cành
+ nhân giống trong ống nghiệp

*tự nhiên
+ thân bò
+ thân rễ
+ rễ
+ lá
+ thân củ

Câu 20: Trình bày đặc điểm của hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà trong đó thế hệ con cháu suất phát từ 1 cá thể duy nhất cho sự
nguyên phân tế bào không có sự phối hợp giao tử, do đó con cháu đồng nhất về kiểu di truyền.

Câu 21: Trình bày đặc điểm của hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật
- Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản mà trong đó thế hệ mới suất hiện do sự hợp nhất ̣( tái tổ hợp di truyền
) của tinh trùng và trứng.
- Đặc trưng: luôn có sự tham gia của 2 cá thể, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của 2 bộ gen và luôn gắn liền
với giảm phân.
- Chu kì sống của thực vật hột kín có sự xen kẽ 2 thế hệ: thế hệ đơn bội và lưỡng bội

You might also like