You are on page 1of 50

Các thuật ngữ

• Tế bào: đơn vị cấu trúc của sự sống

• Mô: tập hợp nhiều tế bào có cùng cấu trúc và chức


năng (VD: mô mạch, mô nền, mô bì …)

• Cơ quan: tập hợp nhiều mô khác nhau hình thành nên


những đơn vị cấu trúc – chức năng (VD: lá, thân, rễ…).

• Cơ thể: tập hợp của nhiều cơ quan


Vách tế bào
Màng nguyên Lục lạp0
sinh chất Cầu liên bào
00
Không bào
trung tâm
Ty thể
00
Tiêu thể
Ribosome
Bộ máy Golgi Màng 00
nhân
Khung sườn tế bào
Nhân Mạng lưới nội
Hạch nhân chất nhám
Mạng lưới nội
chất trơn Tế bào chất
Mô phân sinh ngọn chồi Chồi ngọn
Vùng tăng trưởng Phiến
Cơ thể thực vật
sơ cấp Gân Lá
Cuống
Vùng tăng trưởng Chồi bên
thứ cấp
Lóng Đốt (mắt)
Chồi

Hệ thống mạch
Tủy (lõi)
Rễ bên

Rễ

Rễ sơ cấp
Vùng tăng trưởng
Mô phân sinh ngọn rễ sơ cấp
Tăng trưởng cây mầm

Đậu nành Bắp


• Thực vật có thể tăng trưởng trong suốt đời sống
của mình nhờ có mô phân sinh (meristem) ở đầu
ngọn thân và rễ.

• Có ba loại mô chuyên hóa ở thực vật:


– Mô che chở (Epidermal tissue – mô bì)

– Mô cơ bản (Ground tissue – mô nền)

– Mô dẫn truyền (Vascular tissue – mô mạch)


1. Mô phân sinh
• Gồm những tế bào còn non, phân cắt tích cực để tạo ra
các tế bào mới
• Đặc trưng của các tế bào mô phân sinh:
– Kích thước nhỏ
– Vách mỏng
– Tế bào chất đậm đặc
– Nhân chiếm phần lớn tế bào
• Mô phân sinh có ở nơi có sự tăng trưởng mạnh (ngọn
thân, ngọn rễ…), phân chia suốt đời sống của cây
Các kiểu mô phân sinh

• Sơ cấp
– Mô phân sinh ngọn
• Thứ cấp
- Mô phân sinh bên
 Tượng tầng sinh mạch
 Tượng tầng sinh bần
(tượng tầng sube nhu
bì)
Mô phân sinh ngọn
- Có ở đầu rễ và đầu thân

- Tạo ra tế bào mới giúp cho cây tăng trưởng theo chiều
dài mô sơ cấp
- Hình thành nên quá trình tăng trưởng sơ cấp của cây

Ở các cây họ Hòa bản (Poaceae) còn có thêm mô phân sinh


lóng.
1. Mô phân sinh ngọn chồi (SAM
– Shoot Apical Meristem): có
Shoot
vai trò trong sự tăng trưởng Apical Meristem
sơ cấp ở chồi, tăng chiều cao (SAM)

chồi.

2. Mô phân sinh ngọn rễ (RAM


– Root Apical Meristem): có
vai trò trong sự tăng trưởng Root
Apical Meristem
sơ cấp ở rễ, tăng chiều dài rễ. (RAM)
Mô phân sinh lóng
Cấu trúc chồi

Apical meristem: Mô phân


sinh ngọn
Leaf primordia: mầm lá
Protoderm: Tầng sinh bì
Procambium: Tầng trước
phát sinh
Ground meristem: Mô
phân sinh cơ bản
Axillary bud meristem:
Mô phân sinh chồi bên
Cấu trúc
rễ
Mô phân sinh bên
- Nằm ở những vùng mô phân sinh vòng quanh ngoại vi
của rễ và thân, nằm giữa lớp gỗ (xylem) và libe (phloem)
và ngay trong vùng vỏ.

- Phân bố theo hình trụ hướng ra phần ngoài của thân,


tạo nên những vùng tăng trưởng thứ cấp, làm tăng độ
dày của thân.

- Mô phân sinh bên (lateral meristems) hay tượng tầng


(chỉ có ở cây Song tử diệp) giúp cho cây tăng trưởng
theo đường kính và tạo ra mô thứ cấp.
Mô phân sinh bên
Xylem
year 1
year 2
Cork year 3

Cork Cambium

Phloem

- vascular cambium: Vascular Pith


tượng tầng sinh Cambium

mạch
- cork cambium: tượng
tầng sinh bần
- Pith: lõi
Tăng
trưởng
thứ cấp
ở cây
thân gỗ
Tăng trưởng thứ cấp
Tăng trưởng thứ cấp
Biểu bì

Tượng tầng
sinh bần

Bần

Phloem
Tượng tầng
sinh mạch
Xylem
Fibers

Phloem

Tượng tầng sinh mạch

Xylem

Fibers
2.1 Mô che chở (mô bì)
- Là một lớp tế bào nằm ở bề mặt ngoài để bảo
vệ cho cây.
- Có cấu trúc khác nhau ở các vị trí khác nhau của
cây.
- Những phần tế bào biểu bì tiếp xúc với không
khí được bảo vệ bởi lớp cutin không thấm nước,
hạn chế sự thoát hơi nước.
-Một số tế bào biểu bì ở rễ chuyên hóa thành
lông hút.

Lông hút
(rễ)
-Ở những cây thân gỗ già, tế bào biểu bì ở thân được
thay thế bởi lớp mô bần (chu bì).
Lớp bần (cork):
tế bào chết,
Lớp bần ngấm suberin
(chu bì)
không thấm
Tượng tầng nước; được
sinh bần
sinh ra từ
tượng tầng
sinh bần (cork
cambium).
Bì khổng (lỗ vỏ)

Lớp bần
(chu bì)
-Ở lá có sự biệt hóa tế bào biểu bì dưới thành tế
bào bảo vệ (tế bào khẩu) và khí khẩu.

Tế bào
biểu bì

Lục lạp

Tế bào Nhân
bảo vệ
(tế bào
khẩu) Khí
khẩu

Khí khẩu (stomata) ở lá


Khí khẩu mở Khí khẩu đóng
2.2 Mô căn bản (mô nền)

• Nằm giữa mô che chở (dermal tissue) và mô dẫn


truyền (vascular tissue)

• Gồm ba loại chính:


– Nhu mô (parenchyma)

– Giao mô (collenchyma)

– Cương mô (sclerenchyma)
Collenchyma
Nhu mô (Parenchyma)
- Hiện diện hầu hết trong các thành phần của cây.
- Được sinh ra từ mô phân sinh ngọn và mô phân sinh bên.
- Đôi khi chúng chịu sự chuyên hóa tiếp để tạo ra tế bào khác.
- Là những tế bào sống, khi trưởng thành chỉ có vách sơ cấp
mỏng.
- Nhu mô ở lá là lục mô (chlorenchyma) nơi xảy ra sự quang
hợp
- Nhu mô của rễ và thân có chức năng dự trữ chất dinh
dưỡng và nước
PARENCHYMA
Giao mô (Collenchyma)
- Còn gọi là hậu mô, là một loại mô sơ cấp đơn giản, có vai
trò quan trọng trong sự nâng đỡ cho những thân non và lá

- Là những tế bào sống gần như suốt thời gian chúng hiện
diện trong cây

- Giao mô có cấu tạo tương tự nhu mô nhưng tế bào dài


hơn và có vách sơ cấp dày không đồng đều. Chỗ dày nhất
thường ở các góc của tế bào, đây là đặc điểm của mô làm
nhiệm vụ nâng đỡ
COLLENCHYMA
Collenchyma
Cương mô (Sclerenchyma)
- Là một loại mô căn bản đơn giản, làm nhiệm vụ chống đỡ
với vách thứ cấp rất dày, chiếm gần hết xoang tế bào.

- Là những tế bào chết khi trưởng thành.

- Có 2 loại: sợi (fiber) và cương bào (sclereid)

Sợi là những tế bào dài, vách dày và thon dần ở hai đầu.
Sợi cứng, chắc nhưng dai

Cương bào (sclereid) là những tế bào ngắn, hình dạng


không đều, được gọi là tế bào đá
SCLERENCHYMA
2.3. Mô dẫn truyền (mô mạch)

- Là loại mô phức tạp gồm nhiều loại tế bào.

- Mô dẫn truyền là đặc điểm của thực vật có mạch, gồm


những tế bào hình ống.

- Dẫn truyền nước, muối khoáng, đường và các hormon.

- Có hai loại mô chính: mô gỗ và mô libe.


Cấu trúc mô gỗ Cấu trúc mô libe

Mạch Quản bào


100 m

Tế bào kèm

Ống sàng
Lỗ

Sàng

Nhân
30 m

Mạch 15 m
Quản bào Dịch bào
Mô gỗ (Xylem)
- Chức năng: dẫn truyền nước và muối khoáng từ rễ lên thân
và lá, nâng đỡ cho cây
- Ở thực vật có hoa, chỉ có hai loại tế bào dẫn truyền là sợi
mạch (quản bào) và yếu tố mạch.
- Tế bào chất và nhân của những tế bào này đều thoái hóa
(chết) khi trưởng thành, vách tế bào với lớp thứ cấp tẩm
mộc tố (lignin) dày.
- Mô gỗ cũng gồm nhiều tế bào nhu mô gỗ (tế bào sống chưa
ngấm lignin) và sợi gỗ (fiber).
Xylem

Mạch
Lỗ

Quản bào (sợi mạch)


Xylem
Mô libe (Phloem)
- Chức năng: vận chuyển các vật chất hữu cơ như đường,
acid amin và hormon theo cả hai hướng lên và xuống trong
mô libe.
- Mô libe là một loại mô phức tạp, gồm các ống sàng, các tế
bào kèm và nhu mô libe.
Ống sàng là những tế bào dẫn truyền của mô libe, chúng
vẫn là những tế bào sống khi trưởng thành.
Vách ngăn ngang thủng thành tấm sàng với các lỗ sàng để
dẫn truyền vật chất lên xuống trong cây.
Nhân
Tế bào kèm
Ống sàng
(companion
cell)

Ống sàng Tế bào


(sieve tube) kèm

Tấm sàng Tấm sàng


(sieve plate)

Mô libe
Chuỗi
dịch bào
Tấm sàng
Ống sàng
Tế bào
kèm

Nhu mô libe

Nhân

Mô libe
Các loại mô Nơi tìm thấy trong cây Chức năng chính
Mô đơn (chỉ gồm một kiểu tế bào)
Nhu mô Tạo nên phần lớn vỏ và tủy cây. Cấu trúc ít chuyên hóa, nơi xảy ra hầu hết
các quá trình sinh lý, hóa sinh trong cây;
độ trương bên trong nhu mô bị mô bì
đối lại, nâng đỡ.
Các dạng biến đổi của nhu mô
Biểu bì Lớp ngoài cùng nhất, tế bào dày, có khí Giảm sự mất nước; bảo vệ, tạo lớp vỏ liên
khổng hoặc không. tục; tham gia nâng đỡ cây
Thịt lá Trong lá, giữa biểu bì trên và biểu bì dưới. Chứa diệp lục là nơi quang hợp.
Bao quanh trung trụ (mô dẫn trung tâm của
Nội bì rễ). Hàng rào chọn lọc các chất trao đổi xâm
Thường ở ngay bên dưới biểu bì trong các nhập vào.
Giao mô thân non, trong lá ở đỉnh và trong miền Đàn hồi, nâng đỡ dễ uốn trong lá và trong
giữa gân chính. các thân non.
Vỏ ngoài trong các thân trưởng thành.
Cương mô Trong và quanh các bó mạch dẫn, trong Nâng đỡ.
và quanh mạch gỗ.
Đơn lẻ hay thành từng nhóm trong thân, lá,
Các tế bào đá quả, hạt. Nâng đỡ và bảo vệ cơ học.

Mô phức (Các kiểu tế bào khác nhau)


Mô gỗ (xylem) - Sợi mạch Vận chuyển nước và muối khoáng.
- Mạch Hệ thống mạch dẫn của
Mô libe (phloem) - Ống sàng thân và rễ. Vận chuyển đường, acid amin và hormon.
- Tế bào kèm Liên kết hoạt động với các ống sàng.

You might also like