You are on page 1of 40

Mô Dẫn Truyền

1) Nguồn gốc mô dẫn truyền: ( 3-5 câu thi)


- SAM (1): Sinh mô ngọn ( ngọn thân)
- Protoderm (2): Nguyên bì
- Residual meristem(2): Sinh mô còn dư
- Ground Meristem(2): Sinh mô nền
- Epidermis(3): Biểu bì
- Interfascicular parenchyma (3): Nhu mô giữa các bó tiền tượng tầng
- Procambium: (3): Các bó tiền tượng tầng
- Pith and cortex: (3) Tủy và vỏ
- Interfascicular cambium (5) : Vùng phân sinh libe mộc giữa các bó dẫn
- Residual procambium (4): Tiền tượng tầng còn dư
- Fascicular cambium (5) Vùng phân sinh libe mộc trong các bó dẫn
- Primary xylem and phloem (4) : Bó libe và bó mộc sơ cấp ( hoặc bó dẫn) (I)
- Pericycle (4): chu luân
- I.c (Interfascicular cambium (5) : Vùng phân sinh libe mộc giữa các bó dẫn )
- Cork Cambium* ( 5) Tầng bì sinh
- Cork* + Phelloderm: Su be + nhu bì
- Vascular Cambium ( 6) Vùng phân sinh libe mộc
- Secondary xylem and phloem (6) Libe và mộc thứ cấp (II)
- Trong sinh mô ngọn, lớp ngoài cùng là nguyên bì, một vòng ở giữa là sinh mô còn
dư, bao quanh sinh mô còn dư là sinh mô nền.
- Nguyên bì phát triển thành biểu bì. Sinh mô nền phát triển thành tủy và vỏ. sinh mô
còn dư phân hóa thành các bó tiền tượng tầng, giữa các bó tiền tượng tầng có nhu mô
giữa các bó tiền tượng tầng.
- Mỗi bó tiền tượng tầng cho ra ngoài cùng là chu luân ngay bên dưới là bó libe, trong
cùng là bó mộc. Nếu giữa bó mộc và bó libe có tiền tượng tầng còn dư về sau sẽ phát
triển thành vùng phân sinh libe mộc trong bó dẫn. Nhu mô giũa các bó tiền tượng
tầng phân chia tạo thành vùng phân sinh libe mộc giữa các bó dẫn. Hai phần của vùng
phân sinh libe mộc kết nối lại với nhau tạo thành vùng phân sinh libe mộc hoàn
chỉnh, về sau tạo thành libe II bên ngoài và Mộc II bên trong. Ngoài ra tầng bì sinh có
thể được hình thành ở biểu bì hoặc vùng vỏ hoặc chu luân. Tầng bì sinh hoạt động
cho ra bên ngoài là sube và bên trong là nhu bì .

- Cùng 1 tb sinh mô ban đầu, tb nhân đôi gồm 1 tb nhỏ ( tbk) và 1 tb lớn ( ống sàng)
- Ống sàng là yếu tố dẫn của libe nên bắt buộc phải hủy nhân tb chất, trên vách xuất
hiện lỗ để dẫn, nhưng khi nhuộm màu thì ống sàng vẫn bắt màu hồng ( dấu hiệu cho
thấy tb còn hoạt động sống)  mọi chất cần thiết cho hoạt động sống , dinh dưỡng
đều do tb kèm cung cấp ( 1 câu thi)
Lưu ý: Nguồn gốc, I ( sơ cấp), II ( thứ cấp), TBk có bài bản ở STD và ĐTD
Lưu ý: Nguồn gốc Mộc I ở đâu ( các bó tiền tượng tầng hoặc sinh mô sơ cấp), phân
biệt giữa các nhóm thực vật tiến hóa dần ( dựa vào hậu mộc, sợi mạch, mạch,
thang[T]

Lưu ý: Học nguồn gốc ( tất cả là sơ cấp), chúng sắp xếp lộn xộn

Hoạt động của sinh mô sơ cấp:


- Có 2 sinh mô sơ cấp: vùng phân sinh libe mộc, có thể có thêm tầng bì sinh
- Đặc điểm nhận diện cơ cấu thứ cấp, tế bào xếp thẳng hang dọc ( tia là rõ nhất).
- Ranh giới của cơ cấu thứ cấp: tia chạy tới đâu thì cơ cấu thứ cấp đi đến đó

Lưu ý: Nguồn gốc mộc I và mộc II, tính tới hiện tại chỉ có 2 nhóm thực vật có cơ cấu
mộc II đó là hột trần ( cấu tạo đồng mộc chủ yếu là sợ mạch núm) và hai lá mầm ( dị
mộc có nhiều thành phần khác nhau)
Lưu ý ( có 1 câu thi) phân biệt giữa mạch và sợi mạch
- Mạch luôn luôn lủng 2 đầu, sợi mạch không có

Cách nhận diện Mộc II:


- Trong vùng màu xanh phải là
màu xanh
- Có những cột tb thẳng hàng
( tia)
- Gần tia có những cái lỗ to
nhất vách màu xanh là mạch mộc
- Sợi mộc to nhỏ lộn xộn, vách
dày
- Nhu mô mộc hàng nào ra
hàng đó (vách mỏng)
- Mộc II dị mạch ( có tia, mạch mộc, sợi mộc, nhu mô mộc)

- Đầu tiên nhất của TVCM là sợi mạch


- Trong quá trình tiến hóa có 2 con đường
( 1 là hình thành mạch, càng ngày càng
ngắn 2 đầu lủng lỗ. 2 là càng ngày càng
ốm dài nhọn 2 đầu hình thành sợi)
Lưu
ý:

Nguồn gốc, thành phần yếu tố

-Định nghĩa của libe tầng: Libe tầng là libe II, trong đó ống sàng tbk tập trung thành
khối, bên trong khối có các băng sợi libe II, các khối này được ngăn cách bởi các tia
libe lớn.
-Định nghĩa libe trong: ngoài bó libe phía trên bó mộc, ở một số loài thực vật có
them, một bó libe bên dưới bó mộc, gọi là libe trong.
-Định nghĩa libe kẹt: là libe I bó mộc II

Thân
-Nhiệm vụ: nối kết rễ với hoa lá quả vận chuyển chất dinh dưỡng và nâng đỡ
- Độc trụ ( cây đu đủ): chồi , ngọn về lý thuyết sẽ phát triển mãi mãi. Hoa, trái nằm ở
nách lá.
- Cộng trụ: chồi ngọn phát triển một thời gian rồi thoái hóa ( tạo thành nhu mô hoặc
cơ quan sinh sản) hoặc giảm tăng trưởng. chồi nách kế cận bên dưới phát triển thay
thế chồi ngọn.
Đơn phân: Chỉ có 1 chồi nách
thay thế ( dây tiêu)
 Lưỡng phân : có 2 chồi nách
thay thế ( cây bàng)
 Đa phân: Có 3 chồi nách trở lên
chồi nách thay thế
Chức năng: Làm mới sinh mô
ngọn, lấn chiếm không gian

Thuyết Áo -thể: Dựa vào hướng phân chia của tế bào để chia thành 2 lớp áo- thể.
Lớp áo phân cắt theo 1 hướng nhất định, phần thể phân cắt theo nhiều hướng.
Thuyết vùng phân sinh
plantefol và Buvat ( 4 câu
ra thi) :Ngay bên dưới đỉnh
sinh mô ngọn là một khối
tế bào gần như không hoạt
động ( không phân chia,
không chuyên hóa), khối tế
bào này gọi là sinh mô chờ
đợi về sau sẽ cho ra hoa.
Bên dưới sinh mô chờ đợi,
hai bên hông gọi là vùng
phân sinh Plantefol và
Buvat hoạt động rất tích cực cho ra tất cả các mô và cơ quan bên ( phác thể lá và
tiền thượng tầng). Dưới sinh mô chờ đợi, phần ở giữa tạo thành sinh mô nền.
-Trong cấu tạo của bó dẫn 2 lá mầm , hột trần có vùng phân sinh libe mộc ( phân
biệt 2 lá mầm khỏa tử vs 1 lá mầm)
- Một lá mầm cả thân lá rễ không có vùng phân sinh libe mộc trong bó dẫn
Kiểu 1: Mộc li tâm: ( họ cau , dừa, lan): có bó mộc li tâm ở trong, hậu mộc to dần
ở ngoài, bên trên là bó libe, ở giữa không có vùng phân sinh libe mộc.
Kiểu 2: Chu vi thủy khuyết: ( học lác, lúa) : Mộc li tâm, trên mộc cũng là bó libe,
giữa mộc và libe không có vùng phân sinh libe mộc, các mạch hậu mộc có xu
hướng bao lấy 1 phần bó libe ( chu vi ), ở vị trí của tiền mộc có một khoảng trống
gọi là thủy khuyết
Kiểu 3: Chu vi chữ V: Mộc li tâm, trên mộc cũng là bó libe, giữa mộc và libe
không có vùng phân sinh libe mộc, , các mạch hậu mộc có xu hướng bao lấy 1
phần bó libe ( chu vi ), bó mộc có hình chữ v hoặc chữ U.
Kiểu 4: chu vi hoàn toàn : Mộc li tâm, trên mộc cũng là bó libe, giữa mộc và libe
không có vùng phân sinh libe mộc, , các mạch hậu mộc có xu hướng bao lấy 1
phần bó libe ( chu vi ), bó mộc bao lấy hoàn toàn bó libe.

Tiến hóa trụ: Mục tiêu của tiến hóa trụ:


- Tăng diện tích tiếp xúc giữa các mô
- Tăng khả năng dự trữ, giúp cây sống qua mùa bất lợi
- Có 3 xu hương tiến hóa trụ xuất phát từ đơn trụ
+ Hướng 1: đơn trụ-tinh trụ-phiến trụ: Ngõ cụt của tiến hóa trụ
+ Hướng 2: đơn trụ-quản trụ đơn-phân quản trụ đơn- hỗn trụ: đây là hướng tiến hóa
nhất về mặt cấu trúc
+Hướng 3: Đơn trụ- quản trụ kép- phân quản trụ kép
 Giải thích: Hướng 1: Đơn trụ: ( là cây đầu tiên từ biển lên trên cạn cổ xưa
nhất), màu xanh là libe, đơn trụ là toàn bộ bên trong là mộc, bên ngoài bao lấy là
libe, không có nhu mô tủy,  để tăng S giữa mộc và libe thì libe lấn sâu và trong
mộc tạo thùy mộc( tinh trụ) libe tiếp tục lấn sâu vào trong mộc cắt mộc thành
từng đoạn xen kẽ Phiến trụ chấm dứt nen gọi là ngõ cụt( gặp ở thực vật có
mạch rất thấp).
 Giải thích hướng thứ 2: : Đơn trụ: ( là cây đầu tiên từ biển lên trên cạn cổ xưa
nhất), màu xanh là libe, đơn trụ là toàn bộ bên trong là mộc, bên ngoài bao lấy là
libe, có xuất hiện nhu mô tủy, chỉ có 1 vòng libe bên ngoài( quản trụ đơn) để dự
trữ tinh bột ( giúp cây sống qua điều kiện bất lợi, đây là mấu chốt lớn trong tiến
hóa trụ) để tăng S tiếp xúc giữa nhu mô tủy, mộc và libe, nó tiến hành chia nhỏ
trụ ống thành nhiều phần tại song tử diệp( Phân quản trụ đơn)- Nhiều vòng bó
dẫn hơn tại đơn tử diệp( tang S tiếp xúc) Tiến hóa nhất.
 Giải thích hướng thứ 3: : Đơn trụ: ( là cây đầu tiên từ biển lên trên cạn) cổ xưa
nhất), màu xanh là libe, đơn trụ là toàn bộ bên trong là mộc, bên ngoài bao lấy là
libe, có xuất hiện nhu mô tủy, xuất hiện vòng libe ở trong và ngoài ( quản trụ
kép) chia nhỏ
Giải phẫu hoa
Spike (gié) : là hoa không cọng, gắn trên 1 trục phát hoa
Raceme (chùm) : là hoa có cọng, gắn trên 1 trục phát hoa
Panicle (chùm tụ tán): hay còn gọi là chùm mang chùm hoặc 2 chùm kép, cắt từng khúc nhỏ là
1 chùm và gắn lên 1 trục khác 
Cymes (tán)
Corymb (tản phòng): hoa có cọng dài ngắn khác nhau, đưa hoa gần như lên ùng 1 mặt phẳng
Thyrse 
Umbel (tán): là hoa có cọng, gắn trên cùng 1 điểm  
Compound umbel (tán kép): tán mang tán
Spikelet (gié nhỏ) :
Heads (capitula) (hoa đầu): là phát hoa không có cọng hoặc có cọng cực ngắn, gắn trên 1 đế
hoa phù ra
Spadix (gié mo)
Catkin (gié đuôi chồn)
Verticillaster
Glomerule
Syconium

VD: Hoa cô độc (Solitairs): hoa chỉ có 1 cái duy nhất

       Chùm (Raceme) : có 1 cọng chung, mỗi hoa cọng riêng, cọng riêng gắn với cọng chung

       Chùm tụ tán = Chùm kép (Panicle): cọng chung lớn nhất, mang nhìu cọng mang hoa, mỗi
hoa đều có cọng

       Tụ tán bò cạp = cym 1 ngả hình bò cạp (Cyme-Scirpoid): là hoa có cọng, qtrong các hoa
nằm về 1 phía, tổng thể nhìn chung các hoa cong cong lại

       Tán (Umble): tất cả các hoa đều có cọng và các cọng đều gắn trên 1 điểm chung 
       Gié (Spike) = Bông: hoa không có cọng, gắn trên 1 cọng chung

       Gié đuôi chồn (Catkin) :hoa không có cọng, gắn trên 1 cọng chung và dài như cái đuôi

       Đầu trạng = Hoa đầu (Head): 

       Chụm = Cym Co (Glomerule) : là hoa mang cọng dài hoặc ngắn gắn cùng 1 điểm chung gắn
sát trên mặt thân cây 

       Gié Mo = Bông Mo (Spadix): hoa không có cọng, gắn trên 1 cọng chung và có 1 bộ phận
lớn gọi là mo bao lấy gié 

       Sung (Syconium): là 1 phát hoa, không phải là trái, nửa bên dưới là hoa cái, phần trên là hoa
đực, tất cả các hoa gắn trên 1 đế hoa phù mập ra, uốn cong lại, hình dạng giống như trái hay gọi
là trái giả

Cấu Trúc Hoa: 


_ Mỗi 1 hoa luôn có 1 phiến rất nhỏ, nằm dọc theo cọng của hoa ( nếu hoa có cọng), người ta
thường gọi là lá bắc (lá hoa), phiến hoa có thể rụng hoặc không tùy vào cây. Lá bắc rất quan
trọng về việc định hướng trong việc phân tích bông 

Cấu Tạo Hoa: ( dưới lên, ngoài vào)


Phần Dinh Dưỡng:
_ Đi từ dưới lên đầu tiên là cọng mang hoa, tiếp theo ngay đầu hoa hơi phình ra là đế hoa
_ Trên đế hoa gắn những phần khác nhau như đài (calyx): đài là tập hợp của các lá đài (sepals)
_ Bên trong đài hoa có Vành hoa (Corolla) = Tràng hoa : là tập hợp của các cánh hoa (petals)
 Lưu ý: Trong trường hợp không phân biệt rõ màu của đài và vành thì người ta gom chung
lại là bao hoa và từng phần của bao hoa người ta gọi là phiến hoa (Perianths) 
Phần Sinh Sản
_ Bộ nhụy : gồm bộ nhụy đực và bộ nhụy cái . Bộ nhụy là tập hợp của các tiểu nhụy (Stamen)
_ Mỗi tiểu nhụy gồm 1 bao phấn (anther) gắn lên 1 cọng gọi là chỉ nhụy hay tua nhụy (filament) 
_ Phần trong cùng, gọi là bầu noãn: là tập hợp của 1 hay nhìu tâm bì (lá noãn) 
_ Cấu tạo của bầu noãn:
 Trên cùng có đầu nhụy (nướm)  và có 1 cọng vòi nhụy và nơi phình to ra ở phía cuối gọi
là bầu 
 Trong bầu có chứa noãn 

1 vài khái niệm 


_ Thư đài (cuống nhụy): 1 cọng mang phần trái của hoa, trên cùng là nướm, bên dưới là vòi
nhụy, phần phình to là bầu nhụy , bên dưới bầu là cọng thư đài
_ Hùng thư đài (cuống nhị nhụy) : ở họ dâm bụt có cấu tạo hùng thư đài, có 1 cọng chung mang
hoặc bao lấy cả đực và cái 

Đài dạng cánh (tam phân) ( ở trường hợp lưu ý ): 3 phiến dưới là đài, 3 phiến trên là cánh
Hoa vô cánh (Hoa bao hoa đơn) : hoa có đài, sau đó đến bộ nhụy đực cái hoặc đực hoặc cái. Hoa
ko có cánh hoa chỉ có đài có. Chỉ có hoa vô cánh 

Hoa cánh rời ( Tràng cánh phân ) : mỗi 1 cánh hoa là 1 phần ko dính với nhau 

Hoa cánh dính ( Tràng cánh hợp ): là các cánh hoa dính lại với nhau nên khi rụng thì sẽ rụng hết
vành hoa 

Hoa trần : ko có đài, ko có tràng hoa chỉ có nhụy đực và nhụy cái (hiếm gặp)

Vành phụ ( Tràng phụ ): là 1 phần ở giữa vành hoa và bộ nhụy, là 1 bộ phận bên trong vành hoa
bên ngoài phần phụ của hoa, dùng để dẫn dụ tác nhân thụ phấn
Đài phụ : là 1 phần giống như đài nằm ở phía ngoài đài
Tiền Khai Bao Hoa
Hoa Đồ
Bao phấn khai dọc
Tiểu noãn 

_ Mỗi tiểu noãn gắn vào thai tòa nhờ vào cuống noãn. Trong cuống noãn, có bó libe mộc dẫn
chất dinh dưỡng để nuôi noãn, nơi mà bó libe mộc cuống noãn chẻ đôi gọi là hợp điểm 
Cấu tạo gồm: 
 Vỏ noãn ngoài và vỏ noãn trong 
 Nơi các vỏ noãn hở ra gọi là noãn khổng
 Phần trong cùng gọi là noãn tâm ( phôi tâm ): là các tế bào 2n
 Nơi mà bó libe mộc cuống noãn chẻ đôi gọi là hợp điểm 
Hình Thành Túi Phôi (thi) (3-5 câu)
Slide nói về quá trình hình thành túi phôi.
_ Túi phôi ở hột kín đc hình thành qua 2 giai đoạn:
 Giai đoạn tạo đại bào tử: trong noãn tâm về phía noãn khổng có 1 tế bào 2n phát
triển gọi là tế bào mẹ của đại bào tử. Tế bào 2n này giảm phân 1 lần tạo 4 đại bào
tử n.

 Giai đoạn tạo túi phôi (đại giao tử): Trong 4 đại bào tử n, 3 cái phía trên tiêu
giảm, đại bào tử n cuối cùng nguyên phân 3 lần tạo thành 1 tế bào có 8 nhân n. Tế
bào này về sau phát triển thành túi phôi gồm 
 1 trứng được 2 trợ cầu bảo vệ ,đối lại gọi là 3 đối cầu, ở giữa là 2 nhân phụ

Thụ phấn (ko thi ): là quá trình giúp cho hạt phấn rơi đc trên nướm của bộ nhụy cái
 Phần được của hoa (hoa đực), phần cái của hoa (hoa cái)
 Các cơ chế giúp hoa tránh hiện tượng tự thụ 
 Tác nhân thụ phấn 

Sự Thụ Tinh (thi) 


Nói lên đặc điểm thụ tinh đôi ở cây hột kín
_ Sau khi thụ phấn, hạt phấn nảy mầm tạo 1 ống phấn luồng lách qua vòi nhụy để đến noãn 
_ Ở đầu ống phấn, có 2 nhân (n) , nhân đi trước là nhân dinh dưỡng nhân đi sau là nhân sinh sản.
_ Khi ống phấn đến noãn khổng ( hoặc hợp điểm ), nhân sinh sản đã đc nguyên phân tạo thành 2
tinh trùng. 2 tinh trùng vào túi phôi, 1 kết hợp với noãn cầu(trứng) tạo thành hợp tử chính 2n, 1
tinh trùng còn lại kết hợp với 2 nhân phụ tạo thành hợp tử phụ 3n
_ Hợp tử chính (2n) về sau phát triển thành cây mầm, hợp tử phụ (3n) phát triển thành phôi nhũ
Đọc cho biết 
Cấu Tạo Hột Sau Khi Chín (1-2 câu thi)
Ví dụ

Hột đậu: 2 lá mầm, ko phôi nhũ


Hột bắp: 1 lá mầm, có phôi nhũ
Hột thầu dầu: 2 lá mầm, có phôi nhũ

học nha 

Tảo Học

Rong và thực vật bậc cao:


- Phần lớn rong sống ở dưới nước, thực vật thì sống trên cạn
- Tuy nhiên một số thực vật thì lại trở về đời sống thủy sinh
+ Thalassia ( đơn tử diệp), ở biển
+ Rong đuôi chồn ( cỏ kim ngư), rong trứng ( cỏ nhĩ cán)
- Nếu những cỏ thủy siinh này không ỏ thời kì mang hoa thì ta khó phân biệt chúng với
rong.
Cách phân biệt rong và thực vật
- Bộ máy dinh dưỡng
- Hoa: Lý thuyết, khó áp dụng
- Hột: Có mầm là phần quan trọng nhất, rong chỉ có giao tử , bào tử, hợp tử nhưng
không bao giờ có mầm đa bào
Rong và vi khuẩn:
- Kích thước: Rong : nhỏ lắm cũng vài chục micromet
Vi khuẩn: To lắm cũng vài micromet
Nguyên sinh vật có diệp lục = rong Rong là thực vật có diệp lục , thường sống
trong nước , bộ máy dinh dưỡng là tản, bọ máy sinh dục là tử phòng
 Rong là gì:
- Là giới riêng biệt gồm nhiều ngành khác nhau.
- Cấu tạo, chu trình sinh học có nhiều khác biệt với cây cỏ thông thường
- Rong là thực vật- đa số chứa cellulo trong tế bào , ít nhất cũng có trong giai đoạn nào
đó
- Rong là thực vật- tự dưỡng, chứa diệp lục a hấp thu năng lượng từ ánh sang, quang
giải nước và đồng hóa khí cacbonic để tạo chất hữu cơ cần thiết.
Môi trường sống của rong:
- Biển ( Marine)
- Nước ngọt ( Freshwater)
- Trên cạn ( Terrestrial): đất , tường, than cây…
- Cộng sinh (Symbiotic)
Các dạng sống của rong:
- Sống phù du ( phiêu sinh thực vật): tự do trong nước
- Sống bám: đá hoặc sinh vật khác
Các sắc tố:
- Sắc tố quang hợp: Chlorophyll
+ Chl a: tất cả các nhóm
+ Chl b: Chlorophyta…
Phycobilins: ( thực vật cổ)
+ Phycocyanin ( lam)
+ Phycoerythrin ( đỏ)
Sinh sản ở rong:
- Sinh sản vô tính: + Phân bào: gặp ở các loài rong đơn bào, 1 tế bào phân cách thành 2
tế bào con, mỗi tế bào con sẽ phát triển thành một tản mới, hoặc tiếp tục phân cắt
nhưng vẫn còn liên quan tới nhau, tạo thành tạp chủng
+ Phân đoạn: gặp ở những rong có tản hình sợi
+ Sự thành lập bào tử:
- Sinh sản hữu tính:
+ Đẳng giao: 2 giao tử đực và cái giống nhau về hình dạng và kích thước, 1 giao tử
cái kết hợp với một giao tử đực
+ Dị giao: 2 giao tử đực và cái giống nhau về hình dạng và khác nhua về kích thước,
trong đó giao tử cái to hơn, giao tử đực nhỏ hơn
+ Noãn giao: là sự phối hợp giữa giao tử đực có 2 chiên mao và 1 giao tử cái bất động
gọi là noãn cầu

Vi khuẩn lam
Cấu tạo tế bào:
- Vách tế bào gồm 4 lớp
- Sắc bào chất: vùng tế bào chat có màu đều đặn nằm ở phần ngoài của thể nguyên
sinh, chứa chl a , caroten B, Biliprotein: Phycocyanin ( màu lam), và phycoerythrin
( đỏ)
- Trung bào chất: là vùng không màu nằm ở giữa, được xem như tương đồng với nhân,
chứa DNA
- Ribosome: phân bố khắp chất nguyên sinh
- Chất dự trữ: tinh bột, hạt cyanophycin, polyphosphate
- Khí thể: là những không bào khí, rất dễ nhận ra trong
tế bào, được cấu tạo từ nhiều túi khí có dạng hình trụ
xếp sát nhau như những ô trong tổ ong.
+ Có 2 nhóm VKL có chứa khí thể: * Các
VKL chỉ chứa khí thể trong 1 giai đoạn của
vòng đời hoặc ở những tế bào đặc biệt
+ Các VKL sống trôi nổi
 Chức năng: làm cho tb nổi, giúp chắn
sáng cho tế bào
Các dạng tản: Tản : là thuật ngữ được sử dụng để chỉ cơ quan dinh dưỡng của tảo
- Đơn bào hoặc tạp chủng ( 1 khối nhầy và dạng phiến)
- Sợi , không phân nhánh: gồm 1 mao tản trần hoặc sợi có bao bên ngoài
- Sợi , nhánh giả: nhanh được tạo ra do sự kết hợp của 2 đoạn tảo, hình thành bao
chung
- Sợi , nhánh thật: giống như cành cây mọc nhánh ra, hình thành vách nhầy bao lấy
nhánh bao tản
Dị bào:
- Dị bào là những tb vách dày trong suốt, thường gặp ở những VKL sợi, thuộc 2 bộ
Nostocales và stigonematales
- Dị bào có thể ở giữa hay ở ngoài cùng của tẩn
- Dị bào thường xuất hiện đơn độc và phân bố đều đặn dọc theo chiều dài của sợi hay ở
vị trí đặc biệt như đáy của sợi
Sinh sản ở VKL
- VKL không có sinh sản hữu tính
- Các hình thức sinh sản vô tính: Phân cắt/ bì bào tử/ ngoại bào tử, nội bào tử
+ Phân cắt ở tản đơn bào ( bộ Chroococcales): * Thẳng góc với tế bào: chia làm 2 , 8
tế bào
* Theo 2 mặt phẳng thẳng góc: cộng
tộc phẳng
* 3 chiều: khối
+ Phân cắt ở tảo sợi: ( tảo đoạn):
 Đoạn ngắn của mao tản
 Có khả năng tách rời, di chuyển, phát triển thành sợi mới
 Đặc trưng của VKL sợi
+ Đĩa phân cắt:
 Vài VKl có đữa phân cắt : chuyên phân chia trong quá trình hình thành tảo đoạn
 Là những tế bào có 2 mặt lõm do áp lực của 2 tế bào bên cạnh
+ Bì bào tử:
 Ở các họ Nostocaceae, Rivulariceae
 Hình cầu- trụ, màu vàng- nâu, lớn hơn tế bào dinh dưỡng
 Sắc tố quang hợp giảm, tích lũy lượng lớn các hạt cyanophycin, là nơi dự trữ protein
 Gặp điều kiện thuận lợi, nội dung bào tử sẽ phát triển
+ Ngoại bào tử, nội bào tử:
 Ngoại bào tử : Hình thành từ những tế bào tự do ở đầu do phân chia ngang
 Nội bào tử: Hình thành từ sự phân chia bên trong của nguyên sinh chất
Phân loại VKL
- Bộ chroococales:
 Tế bào ở dạng đơn bào hay tạp chủng
 Tế bào phân chia ở một hay nhiều mặt phẳng vuông góc nhau
- Bộ Oscillatoriales
 Sợi không phân nhánh, không dị bào, không có bì bào tử
 Tế bào phân chia vuông góc với trục dài của mao tản
 Sợi gồm có mao tản và chất nhầy bên ngoài
 Sự sinh sản bằng tảo đoạn ( mao tản gãy thành đoạn ngắn- một hay nhiều tế bào)
- Bộ Nostocales
 Sợi có dị bào, mao tản luôn luôn cùng một dãy, không nhánh hoặc nhánh giả
 Sự phân chia tế bào vuông góc với trục dài của mao tản
 Gồm 4 họ:
- Bộ Stigonematales
 Sợi với nhánh thật
 Các tb sắp xếp thành một hang, hai hang hay nhiều hang
 Tế bào phân chia ở nhiều hơn một mặt phẳng: Vuông góc, song song hay xéo với trục dài
cảu mao tản
 Luôn luôn có sự hiện diện của dị bào
Dinh dưỡng ở vi khuẩn lam
 Phần lớn VKL sống tự dưỡng
 Vài loài sống dị dưỡng: Oscillatoria song trong thực quản của chuột bạch
 Cộng sinh:
+ với nấm -địa y
Môi trường sống của VKL
 VKL có Môi trường sống đa dạng
+ Nước ngọt, mặn lợ
+ Môi trường khác nghiệt: song bang, sa mạc, suối nước nóng
+ Đài vật ( giá thể, vật bám): đất bùn đá tường
Sinh thái VKL
- Sự phân bố theo mùa:
 Vùng ôn đới: Cột nước phân tầng
+ Hồ sâu: màu hè/ thu – các hoa nước vi khuẩn lam xuất hiện ở tầng mặt
+ hồ cạn: Dinh dưỡng tốt- ưu thế suốt mùa hè: Osc
+ Vài hồ sạch
Hiện tượng nở hoa của VKL
- Hiện tượng nở hoa để chỉ 1 sinh khối phiêu sinh thực vật cao hơn đáng kể so với mức
trung bình của hồ
- Khoảng 20.000 tế bào / ml là nồng độ tế bào gây khó chịu cho các hoạt động giải trí
- Sự xuất hiện của một hoa nước phản ánh điều kiện môi trường
Sinh thái của Cyanotoxin
- Độc tố do VKL mang tính toàn cầu
- Phát hiện nhiều hoa nước VKL có độc và nhiều loài VKL có độc mới
- Định lượng nồng độ Cyanotoxin: chuột, HPLC, ELISA
- Nồng độ cyanotoxin trong các hoa nước có thể lên đến 18000ug/g trọng lượng khô và
thay đổi theo mùa
- Ở các vùng khí hậu khác nhau, các hoa nước VKL có thời điểm và kéo dài khác nhau
- Nhân tố môi trường có thể làm thay đổi độ độc
- Độc tố được tạo ra nhiều nhất ở điều kiện thích hợp nhất cho sự phát triển của VKL
- Tất cả các dòng tạo đọc tố nhiều nhất ở điều kiện ánh sáng tối ưu, nhiệt độ từ 18-25
độ
- Trong thử nghiệm ở chuột, tế bào độc hơn khi phát triển ở pH cao và pH thấp
- Nồng độ Phospho cao/ thấp gây ra sự khác biệt về độ độc từ hai đến 4 lần
- Các loài không cố định nito tạo nhiều độc tố hơn với điều kiện giàu nito
Ảnh hưởng của cyanotoxin
 Lên thủy sinh vật:
+ Ngộ độc trực tiếp: yieeuj thụ, ăn trực tiếp
+ Tích tụ sinh học : qua phiêu sinh động vật, than mềm và cá
+ Ngộ độc gián tiếp: cá chết do thiếu oxy do VKL tàn nhiều
 Lên động vật hoang dã và gia súc, gia cầm:
+ Độc tố VKL gây ra cái chết của gia súc, cừu…
+ Ảnh hưởng của cyanotoxin lên động vật liên quan đến hệ thần kinh và gan
 Triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh: các cơ tụm thành bó, giảm vận động, thở bụng,
bị chứng xanh tím. Co giật và chết
 Dấu hiệu liên quan đến gan ở động vật: bị yếu, lười vận động, biếng ăn, tái nhợt và loạn
trí
 Lên sức khỏe con người
 Chứng viêm dạ dày, ruột cấp: sử dụng nước song bị ô nhiễm VKL, cyanotoxin
 Dị ứng da, mắt, đau tai, sốt, tiếp xúc với nước hồ
 1994: Trung Quốc , tỉ lệ ung thư gan trong cộng đồng cao-ao-mương-giếng cạn
Ngành Ochrophyta- Lớp Phaeophyceae- Tảo nâu
- Trên thế giới : 240 chi, 1500 loài
- Tất cả các loài đều đa bào. Hình tháu và cấu trúc của tản thay đổi rất nhiều
- Sắc tố: diệp lục a và c, nhiều xantophil
- Vách chứa nhiều muối cảu acid alginic ( alginate)
- Lạp: có thể có hạch lạp nhưng không có tinh bột
- Chất dự trữ: chrysolaminaran, lipid, matinol
- Hầu hết có trú quán ở biển
- Bào tử hay giao tử có 2 chiên mao không giống nhau
- Hai chiên mao gắn ở hông và có thể màu cam giống nhỡn điểm
- Bào tử/giao tử được hình thành trong các tử phòng, có 2 loại tử phòng
+ Tử phòng nhiều buồng: tế bào có n/2n NST Tế bào có n/2n NST, tử phòng: Bào
tử phòng/giao tử phòng
+ Tử phòng 1 buoonff: có sự giảm nhiễm Bào tử 1n/giao tử
Chu trình phát triển và phân loại
- Sinh dục hữu tính: Đồng hình, dị hình hay noãn phối
- Chu trình phát triển : phân loại tảo nâu thành 3 nhóm
 Nhóm Cyclospotar: chỉ có GTTV 2n, không có luân phiên sinh kì
+ Rong sargassum: Mọc dựa biển, song mạnh- tảnh bụi cao dinh vào đá = đĩa - trục
chính, trục phụ ( 2n)
 Huyệt đực: mang giao tử hình dùi
 Huyệt cái: có 2 noãn cầu
 Nhóm isogeneratae: 2 sinh kì giống nhau
+ Rong Dictyota: Noãn phòng cho ra noãn cầu, chứa nhiều trữ liệu và lạp nâu, khi trưởng
thành phóng thích vào nước, sự thụ tinh cho ra hợp tử, hợp tử mọc liền ra 1 cây rong (2n)
giống GTTV mang mang nhiều bào tử phòng, 1 bào tử giảm nhiễm cho ra 4 bào tử, có 2
chu kì giống nhau ( GTTV và BTTV)
+ Rong biệt chu
 Nhóm heterogenerate: 2 sinh kì khác nhau
- Rong Laminaria
+ Ở biển lạnh
+ Tản to , dài gồm 1 cột
+ Tản đa niên
+ Mùa không thuận lợi, phiến rách đi
+ Tản Laminaria là một BTTV, mang nhiều bào tử phòng một buồng cho ra 64 bào tử
có 2 chiên mao không giống nhau
+ GTTV đực mang giao tử phòng cho ra tinh trùng
+ GTTV cái mang giao tử phòng , noãn cầu được hình thành bên trong và được thụ
tinh
+ Hợp tử phát triển cho ra căn trạng và tản cũng được thành lập
+ Chu kì: 2 sinh kì ( GTTV nhỏ và BTTV lớn)
+ Vì GTTV rất nhỏ nên noãn cầu thụ tinh tại chõ, hợp tử mọc ngay nơi nào có bào tử
rơi là nơi đó có tảo mới mọc

Ngành Ochrophyta - Lớp Bacillariophyceae (Khuê tảo - Diatom)


_ Lớp cùng ngành với Tảo nâu
_ Đặc biệt: kích thước bé, phải quan sát dưới kính hiển vi, ng ta thường gọi là rong hiển vi
_Khuê tảo là những rong nhỏ và thường đc gọi là tảo hơn là rong

_ Khuê tảo gồm những rong đơn bào, đôi khi hợp thành tập chủng

 Hình bên trái là đơn bào


 Hình bên phải là tập chủng dạng sợi ( các tb gắn nhau thành 1 sợi nhờ những cái gai vươn ra và
kết nối lại thành 1 chuỗi)

 Cấu tạo khuê tảo 


 Vỏ, giáp: 
• Vỏ bằng Silic (SiO2), với nhiều chạm trổ tinh vi (thường nằm trên mặt mảnh)
• Vỏ gồm 2 mảnh: mảnh trên và mảnh dưới, mỗi mảnh đc nối với nhau bởi mặt mảnh
(valve) với mặt đai (cingulum) 
• Mảnh trên epitheca = epivalve+ epicingulum
• Mảnh dưới hypotheca = hypovalve + hypocingulum 
• Mặt mảnh (valve view): mảnh trên hoặc mảnh dưới
• Mặt đai (girdle view): epicingulum và hypocingulum
• Mặt mảnh: cấu trúc đẹp, được trang trí, khác biệt
từng loài
• Mặt đai: gồm 2 hoặc nhiều dải (band)
VD:

Hai hình bên trái là mặt mảnh                                     Hình bên phải là mặt đai

          • Dựa vào hình thái, sự đối xứng ở mặt vỏ ng ta chia thành 2 dạng:
 Khuê tảo trung tâm: đối xứng quanh một trục (radial symmetrical), trục đi xuyên qua mặt
mảnh
 Khuê tảo lông chim : Đối xứng lưỡng biên (bilateral symmetrical), đối xứng qua trục dài
của tế bào ( thường có rãnh )
          • Rãnh: khe hở dài trên mảnh vỏ (valve), thường nằm dọc theo mặt phẳng dài, nơi tế bào
thông với bên ngoài,không có ở khuê tảo trung tâm và khuê tảo lông chim sống trôi nổi,liên quan
đến sự vận động của Khuê tảo
          • Khuê tảo không có rãnh: không di chuyển chủ động.
          • Nốt giữa: nốt dày nằm ở giữa rãnh
          • Nốt đầu: nốt dày nằm ở 2 đầu rãnh

Lạp và sắc tố:


• Khuê tảo có lạp nâu, lạp hình phiến hay hình hạt, có hạch lạp hoặc không
• Sắc tố:
– chlorophyll a và c: sắc tố quang hợp
– caroten β và một ít α và ɛ ;
– xanthophil (fucoxanthin, diatoxanthin)
• Chất dự trữ: lipid và chrysolaminaran (β-1,3-linked glucan)
   Khi 1 tế bào khuê tảo còn sống, ta sẽ thấy được lạp của chúng, tùy vào loài mà có những kiểu
lạp khác nhau 

Sinh sản ở Khuê tảo


Sinh sản dinh dưỡng : bằng cách phân cắt tế bào, mỗi tế bào con hình thành giữ lấy 1 trong 2
mảnh của tế bào mẹ, sau đó tiết ra mảnh còn thiếu. (...)

_ Trong 2 mảnh mới tạo ra từ tế bào, thường sẽ có 1 mảnh kích thước nhỏ hơn 
_ Qua nhìu quá trình sinh sản dinh dưỡng, thì tế bào cuối cùng sẽ cho kích thước nhỏ nhất nhờ sự
phân cắt tế bào
_ Đến 1 lúc nào đó tế bào bị phân cắt đến ko thể nhỏ được nữa, sẽ chuyển sang sinh sản hữu tính
Tế bào ss hữu tính → giao tử → hợp tử → tế bảo tử → tế bào mới ( có kích thước như tế
bào ban đầu )

Sinh sản hữu tính:  


 bằng noãn phối: giao tử đực có chiên mao (ở khuê tảo trung tâm – central diatom) 
 hay phòng phối (đồng hình hoặc dị hình): giao tử không có chiên mao (ở khuê tảo lông
chim –pennate diatom)

Phân loại Bacillariophyceae


Có 2 bộ :
_ Bộ Centrales: là tập hợp các loại khuê tảo trung tâm
• Đối xứng qua một trục
• Tế bào dinh dưỡng luôn luôn bất động(do ko có rãnh) , có nhiều lạp
• Thường gặp trong phiêu sinh ở biển
• Coscinodiscus, Cyclotella,...
_ Bộ Pennales: tập hợp các loại khuê tảo lông chim
• đối xứng lưỡng biên
• trên mặt vỏ có rãnh dài hoặc không
• Tế bào dinh dưỡng cử động và có ít lạp
• Thường gặp ở nước ngọt hay ở biển
• Pinnularia, Navicula, ...

 
Phân loại ( đọc đi lỡ hỏi biết tl ^^ )
Round và cộng sự (1990):
Ngành Bacillariophyta
• Lớp Coscinodiscophyceae: khuê tảo trung tâm
• Lớp Fragilariophyceae: khuê tảo lông chim không có rãnh.
• Lớp Bacillariophyceae: khuê tảo lông chim córãnh

Guiry, M.D. (2017)


Ngành Bacillariophyta
• Lớp Coscinodiscophyceae
• Lớp Fragilariophyceae
• Lớp Bacillariophyceae
• Lớp Mediophyceae

Môi trường sống


• Khuê tảo có thể sống ở các môi trường
– Nước mặn (sống ở biển)
– Nước lợ (sống ở cửa sông)
– Nước ngọt (sống ở ao hồ, sông , suối,..)

Dạng sống
• Khuê tảo có thể sống ở dạng:
– Phù du: phytoplankton
– Bám: periphyton (bùn, lá, thân, rễ cây)
– Trầm tích: benthos

Chức vụ trong tự nhiên


• Trong phiêu sinh: bộ Centrales - trọng lượng chính của phiêu sinh ở biển
• Trong trầm sinh: khuê tảo Pennales làm thành một lớp sinh vật trên bùn
• Trong trầm tích( sâu trong lòng đất ): giáp của khuê tảo không tan,chồng chất ở đáy ao, biển
làm thành lớp bùn mịn 

Ngành Chlorophyta - Tảo lục- Green algae


• Xấp xỉ 7000 loài
• Rong có màu lục, lục lạp có màu xanh, chlorophyll a,b,(c)
• Sắc tố khác: xanthophyll, lutein, zeaxanthin,...
• Hình thái đa dạng, đơn bào, sợi, tập chủng, đa bào.
• Chất dự trữ là tinh bột, được tạo ra trong lạp.
• Sinh sản bằng bào tử động đẳng mao: các chiên mao tương tự về cấu trúc, mặc dù có thể khác
nhau về chiều dài.
• Nhiều loài ở nước ngọt, nước mặn và trên đất.
• Sống phù du hay bám vào các đài vật.
• Nhiều loài sống cộng sinh với động vật, thực vật, nấm. ( đọc sơ lược )

Các đặc tính để phân chia các lớp


• Hai đặc tính quan trọng nhất:
– động bào tử: có 4 kiểu
– quá trình phân chia nhân và tế bào: chia tảo lục
thành 8 nhóm

Các đặc tính để phân chia các lớp


• Ngoài ra một số đặc tính khác cũng được sử dụng để phân chia Chlorophyta:
– cấp tổ chức tế bào và hình thái của tản
– cấu trúc của lục lạp
– thành phần của sắc tố quang hợp
– chất dự trữ
– cấu trúc và thành phần của vách tế bào
– chu trình phát triển
Lớp Chlorophyceae
thường gặp, có nhiều công dụng,vai trò trong mtrg và con ng

• Hình thái: đa dạng


– đơn bào/tập chủng có chiên mao bơi tự do;
– hình cầu/ palmelloid →không cử động;
– đa bào (sợi/thallose); dạng ống (siphonous)
• Dạng có chiên mao: tế bào được bao bọc bằng vỏ glycoprotein.
• Dạng không chiên mao: có vách bằng polysaccharid. Celulose hiện diện ở vài loài đơn
bào/hình sợi.
• Vòng đời: haplontic (kiểu số 1, cá thể trưởng thành là đơn bội)
• Trú quán: nước ngọt 
Sinh sản hữu tính: hình thành những tế bào sinh sản có 2 hoặc 4 chiên mao
• Một số chi tạo động bào tử với nhiều chiên mao
• Một vài đại diện chỉ có TBSS ( tế bào sinh sản ) không chiên mao
• Phần còn lại tạo cả TBSS có chiên mao và không chiên mao
• Sinh sản bằng: đồng hình, dị hình và noãn giao

Phân loại
1. Bộ Volvocales: Tản đơn bào hay tập chủng cử động được nhờ chiên mao
2. Bộ Chlorococcales: Tản đơn bào hay tập chủng không cử động
3. Bộ Chaetophorales: đa bào, sợi nhánh hoặc không
4. Bộ Oedogoniales: dạng sợi (đơn trục), phân nhánh
hoặc không

Bộ Volvocales - Tản đơn bào

Chlamydomonas ( chi đại diện )


• Rất nhỏ, <25 μm
• Sống trong các ao nước đứng
• Có lục lạp đơn, lớn, hình chén
• Có 2 chiên mao dài như roi
• Chuyển động kiểu bơi ếch
• Sinh sản vô tính thường xảy ra: ( tạo thành những tb con, tb con phá vỡ vách bên ngoài tạo tb
mới) 
– Hình thành 16 tế bào trong tế bào mẹ
– Các tế bào này thoát ra ngoài khi tiêu hóa tế bào mẹ
• Đôi khi có hiện tượng sinh sản hữu tính xảy ra
Volvox
• Dạng tập chủng – tản cộng tộc
• Hàng ngàn tế bào sắp xếp trên 1 lớp ở ngoại biên của khối nhầy
• Mỗi tế bào của tập chủng tương tự tế bào Chlamydomonas
• Mỗi tế bào có 2 chiên mao, sự hoạt động của chiên mao làm cho tập chủng quay và tiến tới
• Vài tế bào giữ nhiệm vụ sinh sản
– Mỗi tế bào như vậy phân chia để hình thành tập chủng con
bên trong tập chủng mẹ
– Sau đó sẽ rời tập chủng mẹ phát triển thành tập chủng mới

Bộ Chlorococcales

• Tản đơn bào không cử động: (ko có chiêm mao)


– Chlorella: các tế bào đơn độc, tròn hay oval, một thể màu dạng vòng đai, cầu, bản, hình
chén. Sinh sản bằng tự bào tử.Chất dự trữ là tinh bột và dầu.
    • Dạng tập chủng:
– Pediastrum: tập chủng gồm nhiều tế bào có 1 hoặc 2 sừng trong một mặt phẳng
– Scenedesmus: tập chủng gồm 4 hay 8 tế bào có gai hay không
• Đa bào sarcinoid, filamentous, siphonous
Có 2 hoặc nhìu vòng tế bào, vòng ngoài cùng thường có gai (sừng), gai giúp cho tế bào ở trong
nước sẽ nhẹ, nổi được và có thể lơ lửng, tế bào sẽ di chuyển đc nhờ lực đẩy của nước
Bộ Chaetophorales

• Đa bào, dạng sợi có nhánh hoặc không


• Stigeoclonium: nhánh không chẻ đôi, không bao trong chất nhầy
Bộ Oedogoniales

• Dạng sợi có nhánh hoặc không


• Oedogonium: tản hình sợi không phân nhánh,lạp hình mạng

Lớp Ulvophyceae
Đặc điểm chính:
• Gồm những tảo lục đơn bào, đa bào hoặc dạng ống không có chiên mao
• Động bào tử có 2/4 chiên mao hình chữ thập
• Chu trình phát triển: haplontic ( đơn bội ) hoặc isomorphic diplohaplontic (luân sinh thế hệ,
2 gttv và bttv giống nhau )
• Sinh sản hữu tính: đẳng giao hoặc dị giao
• Môi trường sống: chủ yếu ở biển (mặn, lợ) vài loài ở nước ngọt
• Đa dạng: 35 chi, 265 loài

• Bộ Codiolales: vòng đời kiểu haplontic, các kiểu tản:


– Đơn bào hình cầu
– Sợi, không phân nhánh (Ulothrix)
– Sợi phân nhánh
– Ống không phân nhánh

– Ống có phân nhánh


– Đa bào, thalloid

• Bộ Ulvales: vòng đời kiểu isomorphic diplohaplontic


– tản hình sợi (Enteromorpha)
– hay phiến (Ulva).
    Ví dụ: Vòng đời của Ulva
    Chu trình phát triển: haplontic hay isomorphic diplohaplontic
Sinh sản hữu tính: đẳng giao hay dị giao

Lớp Cladophorophyceae
Đặc điểm chung:
• Khoảng 32 chi, 420 loài,
• Tản dạng siphonocladous (dạng sợi đơn hàng,dạng ống , có nhánh hoặc không, gồm những
tế bào đa nhân)
• Động bào tử: 2 hoặc 4 chiên mao (11h-5h)
• Chu trình phát triển: isomorphic diplohaplontic
• Trú quán: phần lớn ở biển
Bộ Cladophorales:
- chủ yếu ở biển
- Tản hình sợi phân nhánh hay không, lạp hình mạng.
– Chaetomorpha antennina (mao hình râu): bụi màu lục đậm, sợi cứng, đốt ở đáy rất dài,
có căn trạng,đốt giữa dài 2-4 lần ngang.

– Chaetomorpha crassa (mao hình ngấn): nùi màu lục ve chai đậm, sợi chằng chịt, dài đến
50cm,rộng đều.

Lớp Bryopsidophyceae
• Tản luôn luôn có dạng ống, thực vật là 1 tế bào lớn
chứa nhiều nhân
• Động bào tử có 2/4 chiên mao
• Vòng đời: haplontic
• Trú quán: ở biển
• Bộ Bryopsidales: Codium
• Bộ Halimedales: Halimeda, Caulerpa (có vài loài ăn đc như rong nho,..)

lớp Zygnematophyceae (tiếp hợp tảo)


• Gồm các dạng đơn bào hoặc sợi không có nhánh
• Tế bào đơn nhân, lục lạp nhiều hình dạng
• Sinh sản sinh dưỡng: sự phân cắt tế bào
• Sinh sản hữu tính: bằng cách tiếp hợp (2 tb sinh sản tiếp xúc nhau)
• Không có tế bào sinh sản (giao tử) có chiên mao
• Chu trình phát triển: haplontic (đơn bội)
• Trú quán: nước ngọt
• Hai bộ: Zygnematales và Desmidiales
Sinh sản ở Zygnematophyceae

• Sinh sản hữu tính: bằng cách tiếp hợp


• Tất cả nội dung tế bào biến thành một giao tử
• Hai giao tử phòng phối hợp nhờ ống giao phối
→ phòng phối: đặc sắc của lớp

Bộ Zynematales

• Đơn bào hoặc sợi không phân nhánh


• Trú quán nước ngọt, trừ vài loài sống ở nước lợ
• Đơn bào: Spirotaenia, Cylindrocystis, Netrium
• Dạng sợi: Spirogyra, Zygnema, Mougeotia
 Spirogyra:có kiểu tiếp hợp hình thang
 Có nhiều lạp, lạp là từng sợi xoắn trong tế bào, khi rong sinh sản sẽ hình thành
ống tiếp hợp đó là lúc 2 sợi tảo tiến lại gần nhau và hình thành 1 ống để có thể
chuyển nội dung từ sợi này sang sợi kia
 Nội dung từ ống trái sang phải, sợi nào chuyển nội dung là giao tử đực, sợi nào
nhận nội dung là gtu cái
 Sau khi nhận nội dung, sẽ tạo nên hợp tử. Hợp tử sẽ nằm trong sợi, khi điều kiện 
mtrg thuận lợi thì sẽ tạo thành sợi mới phát triển thành rong

Bộ Desmidiales

• Vách do hai mảnh và có lỗ mịn


• Đây là nhóm tảo có hình thái đẹp, đa dạng ở các thủy vực nước ngọt có pH thấp (từ 4-7)
• Cosmarium, Staurastrum, Closterium: đơn bào ( đặc điểm chung: tb gồm 2 nửa giống hết
nhạu, dính nhau tại phần eo )
• Desmidium, các tế bào dính nhau thành sợi
• Hyalotheca, các tế bào làm thành tập chủng dạng sợi không phân nhánh nằm trong bao nhầy
bằng mucilage
lớp Charophyceae (tảo vòng)

• Tản lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường


• Tản do một trục mang nhiều luân sinh sợi nhánh
• Trục gồm nhiều lóng, nơi trục mang nhánh là mắt
• Tản của Nitella: Không có ngoại phần, không tẩm vôi
• Tản của Chara: Có ngoại phần, tẩm vôi nhiều
• Trong sự thành lập ngoại phần 1 tế bào tạo thành gai

   • SSHT bằng noãn phối với giao tử phòng đặc biệt, xem như giao tử nang (GTN) ở thực vật
• GTN cái hình thành ở mắt :
– Noãn phòng
– Noãn cầu
– Tràng: Chara – 1 luân sinh tế bào
              Nitella – 2 luân sinh tế bào
    • GTN đực cùng tản với GTN cái hoặc khác tản
    • Giao tử nang cái chín, tràng mở ra
• Một tinh trùng + noãn cầu →  hợp tử
• Hợp tử giảm phân  4 tế bào, 3 tế bào mất đi, 1 tế bào hoạt động như tế bào ngọn
• Chu trình phát triển: Haploid
• Hầu hết ở nước ngọt, vài loài ở nước lợ.

Phân loại: dựa vào bộ phận cái và ngoại phần


Có 6 chi, 2 họ phụ:
Nitelloidae: tràng do 2 tầng, mỗi tầng 5 tế bào
    • Trục và nhánh không có ngoại phần, nhánh thường từng cặp
• Các chi: Nitella, Tolypella
    Charoidae: tràng do 1 tầng, 5 tế bào
    • Trục và nhánh thường có ngoại phần, nhánh thường cô độc
• Các chi Chara, Nitellopsis, ...

You might also like