You are on page 1of 10

PHẦN TẢO HỌC

Chương 1: Đại cương


Chương 2: Cyanobacteria
Chương 3: Rhodophyta
Chương 4: Ochrophyta (Phaeophyceae, Bacillariophyceae)
Chương 5: Chlorophyta (Chlorophyceae, Bryopsidophyceae,  Ulvophyceae, Zygnematophyceae,
Cladophorophyceae, Charophyceae)

Chương 6: Dinophyceae
Chương 7: Euglenophyceae

CHƯƠNG 2: CYANOBACTERIA
I. Cấu tạo tế bào vi khuẩn lam
- Vách tb: 4 lớp
- Sắc bào chất: vùng tbc có màu đều đặn nằm ở
phần ngoài của thể nguyên sinh, chứa chlorophyll
a, caroten beta, biliprotein: phycocyanin (màu
lam) và phycoerythin (màu đỏ)
- Trung bào chất: là vùng ko màu nằm giữa, đ
cxem tương đồng với nhân, chứa DNA
- Ribosome: phân bố khắp chất nguyên sinh
- Chất dự trữ: tinh bột,hạt cyanophycin,
poluphosphate
- Khí thể

1 Khí thể:
- Là những ko bào khí, rất dễ nhận ra trong tế bào
- Đc cấu tạo từ nhiều túi khí có dạng hình trụ xếp sát nhau như tổ ong
- Cả hai nhóm vkl chứa khí thể:
+ Các vkl chỉ chứa khí thể trong một giai đoạn của vòng đời hoặc ở những tế bào đặc biệt
+ Các vkl có lối sống trôi nổi
- Chức năng của khí thể:
+ Làm cho tế bào nổi
+ Giúp chắn sáng cho tế bào

II. Các dạng tản: Tản là thuật ngữ đc sd để chỉ cơ quan sinh dưỡng của tảo
- Đơn bào, tạp chủng, sợi ko phân nhánh, sợi nhánh giả (Scytonema), sợi nhánh thật
(Hapalosiphon)
III. Dị bào (Heterocyte)
- Dị bào là những tb vách dày trong suốt, thường gặp ở những vkl sợi, thuộc hai bộ Nostocales
và Stigonematales
- Dị bào có thể ở giữa hay ở ngoài cùng của tản
- Dị bào thường xuất hiện đơn đọc và phân bố đều đặn dọc theo chiều dài của sợi hay ở vị trí
đặc biệt như đáy của sợi
- Chức năng của dị bào:
+ Trong sự sinh sản của tb dinh dưỡng
+ Là đơn vị sinh sản
+ Là bộ phân để gắn
+ Điều hoà sự hình thành bào tử
+ Là nơi cố định Nitrogen
IV. Sinh sản ở vi khuẩn lam: VKL ko có hình thức sinh sản hữu tính
- Các hình thức sinh sản vô tính: Phân cắt, bì bào tử, ngoại bào tử, nội bào tử
4.1 Phân cắt ở tản đơn bào (bộ Chroococcales)
- Thẳng góc với tb: chia làm 2, 8 tế bào
- Theo hai mặt phẳng thẳng góc: cộng tộc thẳng
- 3 chiều: khối

4.2 Phân cắt ở tản hình sợi – Bộ Oscillatoriales


Tảo đoạn (Hormogonia)
- Đoạn ngắn của mao tản
- Có khả năng tách rời, di chuyển, phát triển thành sợi mới, Đặc trưng của vkl sợi
Đĩa phân cắt
- Vài Vkl có đĩa phân cắt: chuyên phân chia trong qtr hình thành tảo đoạn
- Là những tb có 2 mặt lõm dó áp lực của hai tc cạnh

IV. Bí bào tử
- Ở các họ Nostocaceae, Rivulariaceae, Stigonemataceae
- Hình cầu – trụ, màu vàng – nâu, lớn hơn tb dinh dưỡng
- Sắc tố quang hợp giảm, tích luỹ lượng lớn các hạt cyanophycin, là nơi dự trữ protein
- Nếu đk thuận lợi, nội dung của bào tử sẽ phát triển thành đoạn sinh sản (mao tản)

V. Ngoại bào tử, nội bào tử


Ngoại bào tử: hình thành từ những tb tự do ở đầu do phân chia ngang (Chamaesiphon)
Nội bào tử: hình thành từ sự phân chia bên trong của nguyên sinh chất (Dermocarpa)
VI. Phân loại vkl
1. Chroococcales
2. Oscillatoiales
3. Nostonematales
4. Stigonematales
BỘ CHOCOCCALES
- Tế bào ở dạng đơn bào hay tạp chủng
- Tế bào phân chia ở một hay nhiều mặt phẳng vuông góc nhau.
Một số chi thường gặp
- Aphanocapsa: tế bào hình cầu, không chứa khí thể
- Merismopedia glauca: có dạng bản nhầy, mỏng, uốn còn như hình chiếu gồm các tb hình cầu,
dính nhau từng cặp một
- Chroococcus dispersus: các tb thường thành nhóm 4, các nhóm phân bố xa nhau nhưng chung
trong một chất nhầy

BỘ OSCILLATORIALES
- Sợi ko phân nhánh, ko dị bào, ko có bì bào tử
- Tế bào phân chia vuông góc với trục dài của mao tản
- Sợi gồm có mao tản và chất nhầy bên ngoài
- Sự sinh sản bằng tảo đoạn ( mao tản gảy thành đoạn ngắn - một hay
nhiều tb )

BỘ NOSTOCALES
- Sợi có dị bào, mao tản luôn luôn cùng một dãy, không nhánh hoặc nhánh giả
- Sự phân chia tế bào vuông góc với trục dài của mao tản
- Gồm 4 họ :
▪ Scytonemataceae,
▪ Microchaetaceae,
▪ Rivulariaceae
▪ Nostocaceae

BỘ STIGONEMATSLES

▪ sợi với nhánh thật


▪ các tế bào sắp xếp thành một hàng, hai hàng hay nhiều hàng
▪ tế bào phân chia ở nhiều hơn một mặt phẳng: vuông góc, song song hay xéo với trục dài của
mao tản
▪ Luôn luôn có sự hiện diện của dị bào
▪ Chi Hapalosiphon: tản hình sợi, có bao ngoài, nhánh thật
VII. Dinh dưỡng ở vi khuẩn lam
• Phần lớn VKL sống tự dưỡng
• vài loài sống dị dưỡng: Oscillatoria sống trong thực quản của chuột bạch
• Cộng sinh:
– với nấm - địa y;
– với thực vật bậc cao - (lá) bèo hoa dâu, (rễ) cây thiên tuế
VIII. Môi trường sống của vi khuẩn lam
VKL có môi trường sống rất đa dạng:
• nước ngọt, mặn, lợ
• môi trường khắc nghiệt: sông băng, sa mạc, suối nước nóng
• đài vật (giá thể, vật bám): đất, bùn, đá, tường, vỏ cây
Sinh thái vi khuẩn lam
IX. Sự phân bố theo mùa:
• Vùng ôn đới: cột nước phân tầng
– Hồ sâu: mùa hè/thu – các hoa nước vi khuẩn lam xuất hiện ở tầng mặt
– Hồ cạn: dinh dưỡng tốt-ưu thế suốt mùa hè: Osc.
– Vài hồ sạch: Aphanizomenon flos-aquae và Oscillatoria agardhii hình thành những quần thể
lớn
• Vùng nhiệt đới: hoa nước hình thành bất kỳ
Hiện tượng nở hoa của VKL
• Hiện tượng nở hoa của Phiêu sinh thực vật để chỉ một sinh khối phiêu sinh thực vật cao hơn
đáng kể so với mức trung bình của thủy vực
• Khoảng 20.000 tế bào/ml là nồng độ tế bào gây khó chịu cho các hoạt động giải trí
• Sự xuất hiện của một hoa nước phản ánh điều kiện môi trường
Hoa nước ở tầng mặt
• xuất hiện nhanh, đột ngột
• là kết quả di trú lên phía trên của một quần thể
• kết hợp với điều kiện êm ả và ít chuyển động
• chỉ xảy ra với những sinh vật có khả năng nổi hay chuyển động
• Các chi thường gặp đó là:
– dạng sợi: Spirulina, Oscillatoria (Planktothrix), Cylindrospermum, Aphanizomenon,
Anabaenopsis, Anabaena, Nodurina.
– dạng tập chủng: Microcystis,...
VKL gây nên hiện tượng nở hoa
Tác động lên sự hiện diện của các hoa nước
• Cacbon vô cơ: ngăn khí thể vỡ - thúc đẩy tế bào nổi trong thời gian ngắn
• Nitrogen: quan trọng đối với VKL có khí thể - thành phần chính trong sự tổng hợp của túi khí –
điều hòa khả năng nổi của tế bào
Độc tố của VKL Sinh thái của Cyanotoxin
• VKL nước ngọt có thể tạo ra một loạt các độc tố:
neurotoxins,
hepatoxins và
lipopolysaccharide endotoxin
• các chi VKL thường tạo ra váng nước hay hoa nước thì đều có khả năng tạo ra độc tố
• độc tố do VKL mang tính toàn cầu
• phát hiện nhiều hoa nước VKL có độc và nhiều loài VKL có độc mới.
• định lượng nồng độ cyanotoxin: chuột, HPLC, ELISA
• nồng độ cyanotoxin trong các hoa nước có thể lên đến 18000μg/g trọng lượng khô và thay
đổi theo mùa
• ở các vùng khí hậu khác nhau, các hoa nước VKL có thời điểm và kéo dài khác nhau.
Sinh thái của Cyanotoxin
• Nhân tố môi trường có thể làm thay đổi độ độc
• Độc tố được tạo ra nhiều nhất ở điều kiện thích hợp nhất cho sự phát triển của VKL.
• Tất cả các dòng tạo độc tố nhiều nhất ở điều kiện ánh sáng tối ưu, nhiệt độ từ 18-25oC.
• Trong thử nghiệm ở chuột, tế bào độc hơn khi phát triển ở pH cao và thấp.
• Nồng độ Phospho cao / thấp gây ra sự khác biệt về độ độc từ hai đến bốn lần.
• Các loài không cố định Nitơ tạo nhiều độc tố hơn dưới điều kiện giàu Nitơ.

➢ Lên thủy sinh vật:


• ngộ độc trực tiếp: ăn phải VKL/tiêu thụ động vật khác mà chúng đã ăn phải VKL có độc tố
• tích tụ sinh học: qua phiêu sinh động vật, động vật thân mềm và cá
• ngộ độc gián tiếp: khi một hoa nước VKL lớn tàn xuống thì nồng độ oxy trong nước rất thấp
do vi khuẩn trao đổi chất, và cá chết là do thiếu oxy.
Ảnh hưởng của cyanotoxin

➢ Lên động vật hoang dã và gia súc, gia cầm:


• Độc tố của VKL gây ra cái chết của gia súc, cừu, heo, ngựa, chó, mèo, khỉ, sóc, bò tót, cá, chim
và các động vật không xương sống khác
• Ảnh hưởng của cyanotoxin lên động vật liên quan đến hệ thần kinh và gan
– Triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh: các cơ tụm thành bó, giảm vận động, thở bụng, bị
chứng xanh tím, co giật và chết
– Dấu hiệu liên quan đến gan ở động vật: bị yếu, lười vận động, biếng ăn, tái nhợt và loạn trí

Oscillatoria
Oscillatoriales

Mycrocystis
Chroococcales
Cylindrospermum

Tên Oscillatoria
Ngành Cyanobacteria
lớp Cyanophyceae
bộ Oscillatoriales

Tên Mycrocystis
Ngành Cyanobacteria
Lớp Cyanophyceae
Bộ Chroococcales

Tên: Cylindrospermun
Ngành Cyanobacteria
Lớp Cyanophyceae
Bộ Nostocales

Tên Calothrix
Ngành Cyanobacteria
Lớp Cyanophyceae
Bộ Nostocales
Tên Anabaena
Ngành Cyanobacteria
Lớp Cyanophyceae
Bộ Nostocales

Tên Scytonema
Ngành Cyanobacteria
Lớp Cyanophyceae
Bộ Nostocales

You might also like