You are on page 1of 117

SỞ Y TẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ

GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: VI SINH – KÝ SINH TRÙNG
NGÀNH/NGHỀ: Y SỸ - ĐIỀU DƯỠNG - HỘ SINH
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

BÀ RỊA, NĂM 2017


2
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG...............................................................................................4


BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH – KÝ SINH TRÙNG Y HỌC..............................................4
BÀI 2. ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC............................25
BÀI 3. PHƯƠNG PHÁP LẤY BỆNH PHẨM BẢO QUẢN BỆNH PHẨM ĐỂ LÀM XÉT
NGHIỆM VI SINH – KÝ SINH TRÙNG..................................................................................35
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VI SINH – KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP43
BÀI 1 . MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP...................................................43
BÀI 2. MỘT SỐ VIRUS GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP............................................................64
BÀI 3. KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT........................................................................................76
BÀI 4.MỘT SỐ ĐƠN BÀO KÝ SINH: AMIP, TRÙNG ROI, TRÙNG LÔNG......................87
BÀI 5. GIUN ĐŨA, GIUN TÓC, GIUN MÓC, GIUN KIM, GIUN CHỈ.................................96
BÀI 6. SÁN LÁ – SÁN DÂY..................................................................................................108

3
CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG
BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH – KÝ SINH TRÙNG Y HỌC

MỤC TIÊU

- Hiểu được lịch sử của ngành vi sinh – ký sinh trùng.


- Trình bày được các đặc điểm về hình thể, cấu trúc, các đặc điểm sinh lý, sinh
sản của vi sinh – ký sinh trùng.
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh – ký sinh
trùng và các ứng dụng cơ bản trong phòng bệnh và trị bệnh.

MỞ ĐẦU

Vi sinh học là khoa học nghiên cứu hình thái, cấu tạo, sinh lý và hoạt động
của các vi sinh vật để phục vụ con người.
Người đầu tiên quan sát thấy và mô tả vi sinh vật là một người Hà Lan tên là
Antoni van Lewuenhoek. Ông là người phát minh ra kính hiển vi.
Louis Pasteur đã khám phá vai trò của vinh sinh vật trong tự nhiên và từ đó
lập ra nền tảng cho môn vi sinh học. Ông đưa ra những phương pháp khử trùng
thực phẩm, khử trùng các dụng cụ mổ xẻ.
Robert Koch (1843-1910) đã phát minh:
- Cách dung thuốc nhuộm để phát hiện vi sinh vật
- Cách dung môi trường đặc để phân lập vi khuẩn
- Tìm ra trực khuẩn lao, trực khuẩn than, phẩy khuẩn tả.
Vào đầu thế kỷ XX người ta tìm ra virus và phagiơ mở rộng thêm phạm vi
nghiên cứu vi sinh vật.
Các nhóm vi sinh vật chính gồm:
- Vi khuẩn
- Nấm
- Một số nguyên sinh động vật
- Virus
Ích lợi của vi sinh vật học trong y học:
Nghiên cứu vi sinh vật trong y học đã giúp ta hiểu quy luật phát sinh và phát
triển những bệnh nhiễm trùng ở ngoài, nắm vững được phương pháp ngăn ngừa
và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Tóm lại nghiên cứu vi sinh vật đã giúp ta:
- Chẩn đoán bệnh
- Dự phòng và điều trị các bệnh truyền nhiễm.
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VI KHUẨN
1.1. Định nghĩa về vi khuẩn

4
Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào rất nhỏ kích thước của chúng trung bình
vào khoảng 1-2 micromet, do đó phải nhìn qua kính hiển vi phóng đại hàng
trăm lần.
Đời sống của vi khuẩn ngắn ngủi nhưng sự sống và sức sinh sản rất mãnh liệt.
Có một số vi khuẩn gây bệnh nhưng có rất nhiều loại có ích đối với sự sống con
người.
1.2. Các loại hình thể và kích thước của vi khuẩn
Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, mỗi vi khuẩn có hình thể nhất định nhờ
vách của chúng. Các yếu tố liên quan đến hình thể gồm: hình dạng, kích thước,
sự sắp xếp các tế bào vi khuẩn. Dựa vào hình thể người ta chia vi khuẩn thành 3
loại:
1.2.1. Cầu khuẩn
Phế cầu Song cầu Tụ cầu Liên cầu

1.2.2. Trực khuẩn


Là những vi khuẩn có hình que, µTrực khuẩn thường đứng riêng, tuy nhiên có
vài loại có sự sắp xếp đặc biệt như:
- Xếp thành chuỗi
- Xếp thành hình hàng rào
- Xếp thành hình bó củi
- Có thể cong như hình dấu phẩy

1.2.3. Xoắn khuẩn


Là những vi khuẩn hình lò xo thường đứng riêng lẻ. Đường kính từ 0,2 –
0,5µm, dài từ 5-500µm.
Có 3 loại xoắn khuẩn gây bệnh thường gặp là xoắn khuẩn giang mai
(Treponema), borrelia, leptospira. Ba loại này có hình dạng khác nhau về chiều
dài, số vòng xoắn, biên độ xoắn.

5
1.2.4. Một số vi khuẩn có hình thể trung gian
Vi khuẩn dịch hạch, Brucella có hình cầu trực khuẩn.
1.3. Cấu tạo của tế bào vi khuẩn
Vi khuẩn là những vi khuẩn đơn bào, không có màng nhân điển hình
(prokaryote)
Các thành phần cấu tạo của vi khuẩn được xếp thành 2 nhóm:
- Thành phần chung gồm có: vách, màng bào tương, bào tương và nhân.
- Thành phần riêng: vỏ, lông, pili, nha bào.

1.3.1. Nhân
Chỉ gồm một sợi ADN xoắn kép khép kín. Sợi ADN này được coi là nhiễm sắc
thể duy nhất của nhân. Nhân không có màng bao bọc. Nhân có nhiệm vụ di
truyền những đặc tính của vi khuẩn mẹ cho vi khuẩn con.
1.3.2. Bào tương (chất nguyên sinh)
Chất nguyên sinh được bao bọc bởi màng nguyên sinh bao gồm các thành phần:
- Nước dưới dạng gel
- Protein
- Enzyme nội bào
- Ribosom
- ARN có ít nhất 3 loại là: ARN thông tin, ARN vận chuyển và ARN ribosom.
Đây là thành phần hóa học chính.
- Các hạt vùi. Đây là những không bào chứa lipid, glycogen và một số không bào
chứa các chất có tính đặc trưng cao với một số loại vi khuẩn.
- Trong chất nguyên sinh của vi khuẩn còn có thông tin di truyền đó là các loại
plasmid và transposon.
1.3.3. Màng bào tương (màng nguyên sinh)
Màng nguyên sinh bao quanh chất nguyên sinh và nằm trong vách tế bao vi
khuẩn. Màng nguyên sinh của vi khuẩn bao gồm 60% protein, 40% lipid mà đa
phần là phospholipids.
Chức năng:

6
- Hấp thụ và đào thải chọn lọc các chất
- Tổng hợp các enzym ngoại bào
- Tổng hợp các thành phần của vách tế bào
- Là nơi tồn tại của hệ thống enzym hô hấp tế bào, nơi thực hiện các quá trình
năng lượng chủ yếu của tế bào thay cho chức năng của Ty lạp thể.
- Tham gia vào quá trình phân bào nhờ các mạc thể.
1.3.4. Vách (cell wall)
Vách có ở mọi vi khuẩn trừ Mycoplasma
Cấu trúc: vách tế bào là bộ khung vững chắc bao bên ngoài màng sinh chất.
- Vách vi khuẩn gram dương: bao gồm nhiều lớp peptidoglycan (80-90%)
- Vách các vi khuẩn gram âm: chỉ bao gồm một lớp peptidoglycan
Chứa năng của vách:
- Duy trì hình dạng vi khuẩn
- Quy định tính chất nhuộm Gram
- Vách vi khuẩn Gram âm chứa đựng nội độc tố
- Quyết định tính chất kháng nguyên than của vi khuẩn.
- Là nơi mang các điểm tiếp nhận (receptor) đặc hiêu của thực khuẩn thể.
1.3.5. Vỏ (capsule)
Chỉ có một số vi khuẩn, hợp phần của vỏ mang tính kháng nguyên và là một
yếu tố độc học của vi khuẩn. Vỏ của các vi khuẩn khác nhau có thành phần hóa
học không giống nhau. Vỏ vi khuẩn đóng vai trò bảo vệ cho một loại vi khuẩn
dưới những điều kiện nhất định. Chúng có tác dụng chống thực bào.
1.3.6. Lông (flagella)
Có thể ở xung quanh thân hoặc ở một hoặc hai đầu vi khuẩn. Lông mang tính
kháng nguyên (kháng nguyên H) và giúp cho vi khuẩn có khả năng di động.
1.3.7. Pili
Pili giống như lông nhưng mảnh và ngắn hơn. Có hai loại Pili:
- Pili chung: giúp cho vi khuẩn bám vào mô.
- Pili giới tính: tham gia vào sự vận chuyển di truyền.
1.3.8. Nha bào
Nha bào là hình thái tồn tại đặc biệt giúp cho vi khuẩn chịu đựng được những
nhân tố ngoại cảnh bất lợi. Nha bào có một lớp vỏ chứa rất ít nước. Khi gặp
điều kiện thuận lợi nha bào trở lại trạng thái bình thường.Nha bào thường thấy ở
trực khuẩn gram dương
1.4. Sinh lý của vi khuẩn
1.4.1. Dinh dưỡng
Tất cả vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn dị dưỡng. Nhu cầu về dinh dưỡng của
vi khuẩn gồm: axit amin, đường, muối khoáng, nước,… Một số vi khuẩn gây
bệnh phải hoàn toàn ký sinh trong tế bào sống. Sự dinh dưỡng của vi khuẩn nhờ
khả năng vận chuyển qua màng.
1.4.2. Chuyển hóa
Để phân giải các chất dinh dưỡng vi khuẩn tiết ra các loại enzym tương ứng với
tứng chất. Quá trình chuyển hóa của vi khuẩn ngoài việc phục vụ cho sinh

7
trưởng và phát triển còn tạo ra một số chất như: độc tố, chất gây sốt, sắc tố,
phân hóa tố, vitamin, kháng sinh…
1.4.3. Hô hấp
Về mặt sử dụng oxy ta chia vi khuẩn làm ba loại:
- Hiếu khí
- Yếm khí
- Hiếu kỵ khí tùy ngộ
1.4.4. Sự sinh sản của vi khuẩn
Vi khuẩn sinh sản theo kiểu trực phân, mỗi tế bào phân chia thành 2 tế bào mới.
Trong những điều kiện thích hợp sự phân chia này diễn ra rất nhanh (20-30 phút
với vi khuẩn E.coli) có những vi khuẩn chậm hơn (36 giờ với vi khuẩn lao).
a. Sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường lỏng
Trong môi trường lỏng vi khuẩn có thể làm đục đều môi trường, lắng cặn hoặc
tạo thành váng.

Log số lượng vi
khuẩn

3
4
2
1

Sơ đố các giai đoạn phát triển của vi khuẩn trong môi trường lỏng
1. Thích ứng 2. Tăng thêm hàm số mũ
3. Dùng tối đa 4. Suy tàn
b. Sự phát triển của vi khuẩn trong môi trường đặc
Trong môi trường đặc mỗi vi khuẩn sẽ phát triển thành một khuẩn lạc riêng rẽ.
Khuẩn lạc là một quần thể vi khuẩn được sinh ra từ một vi khuẩn.
Có ba dạng khuẩn lạc chính:
- Dạng S (Smooth – nhẵn nhụi): khuẩn lạc xám nhạt hoặc trong về kích thước, bờ
đều, mặt lồi đều và bóng.
- Dạng M (Mucous – nhầy): khuẩn lạc dục, tròn lồi hơn khuẩn lạc S, quánh hoặc
dính.
- Dạng R (Rough – xù xì): khuẩn lạc thường dẹt, bờ đều hoặc nhăn nheo, mặt xù
xì, khô (dễ tách thành mãng hoặc cả khối).
1.4.5. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đối với vi sinh vật
Sự phát triển của vi khuẩn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố môi trường
xung quanh như yếu tố vật lí, yếu tố hóa học và yếu tố sinh vật.
a. Yếu tố vật lý
- Nhiệt độ: trong khoảng từ 18 – 400C thích hợp nhất là 370C
- Độ pH: đa số vi khuẩn thích hợp với độ pH trung tính.
- Áp suất thẩm thấu: 7atm

8
- Bức xạ: có khả năng diệt khuẩn do làm biến đổi các phản ứng sinh vật của axit
nucle.
- Siêu âm: Khi những tần số chấn động quá 20.000 lần / phút sẽ phát sinh ra áp
suất co giãn làm vi khuẩn bị xé tan.
 Ứng dụng yếu tố vật lý trong khử trùng
* Phương pháp dùng hơi nóng
+ Nước đun sôi:
Đun sôi: trong 20 phút, có thể diệt hết các loại vi khuẩn không có nha bào và
một số lớn nha bào.
Tydall: đun sôi 1000C trong 30-45 phút mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp.
Phương pháp Pasteur: đun nóng 600C trong 30 phút hoặc 720C trong 20 phút
hoặc 750C trong 10 phút. Phương pháp này đủ để diệt vi khuẩn không có nha
bào.
+ Hơi nóng dưới áp suất cao: Phương pháp này được thực hiện trong các nồi
hấp ướt (autoclave). Nhiệt độ và thời gian khử khuẩn phụ thuộc vào áp suất của
hơi nước.
+ Hơi nóng nhiệt điện: phát ra thường rất cao và được sử dụng trong các máy
hấp khô (even). Thời gian khử khuẩn thay đổi theo nhiệt độ.
* Phương pháp dùng bức xạ
Tia phóng xạ: có đặc tính sát khuẩn và có thể xuyên qua các vật đặc.
Tia cực tím: tia này không xuyên qua các vật đặc.
b. Yếu tố hóa học
Sự có mặt của các hóa chất ở trong môi trường có chứa có chứa vi khuẩn có ảnh
hưởng hoặc kích thích sự phát sinh và phát triển hoặc ức chế sự sinh sản của vi
khuẩn…. Các hóa chất có tác dụng giết chết vi khuẩn gọi là chất sát khuẩn. Còn
các hóa chất có khả năng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gọi là chất chế
khuẩn.
Một số hóa chất có tác dụng sát khuẩn:
- Axit và bazơ
- Muối kim loại
- Phenol
- Cồn: tác dụng sát khuẩn thay đổi theo nồng độ, cao nhất là 70, sau đó thì tác
dụng giảm. Cồn nguyên chất 100 không có tác dụng diệt khuẩn.
c. Yếu tố sinh vật
- Trong quá trình tồn tại của vi sinh vật, nếu chúng phải sống trong điều kiện có
vi sinh vật khác thì nó có thể bị cạnh tranh hoặc bị tiêu diệt hoặc song song tồn
tại.
- Chất đối kháng
- Phagiơ hay virus gây bệnh đối với vi khuẩn
- Chất kích thích
2. ĐẠI CƯƠNG VỀ VIRUS
2.1. Định nghĩa về virus

9
Virus là một hình thái của sự sống đơn giản, kích thước rất nhỏ trung bình
khoảng 10-300nm.
Virus chỉ chứa một loại axit nucleic
Virus không có khả năng phát triển và tự nhân lên.
2.2. Kích thước, hình thể và cấu trúc
1.1.1. Kích thước
Mỗi loại virus có một kích thước nhất định (từ 20-300nm) và không thay đổi
trong suốt quá trình phát triển.
1.1.1. Hình thể
Phần lớn các virus có một hình thể nhất định, đặc trưng cho từng loài virus.
Một số hình thể virus thường gặp:
- Hình cầu: virus cúm, sởi, bại liệt
- Hình khối đa diện: Adenovirus, Papovavirus
- Hình que: virus khảm thuốc lá
- Hình viên gạch: virus đậu mùa
- Hình dùi trống (đinh ghim): phage T2 của E.coli
1.1.2. Cấu trúc
Tất cả các hạt virus đều có 2 thành phần cơ bản: axit nucleic là thành phần
mang mật mã di truyền của virus và capsid là protein bao quanh axit nucleis.
Loại axit nucleis và capsid hợp lại tạo thành nucleocapsid.
1.1.3. Axit nucleic của virus
Mỗi một hạt virus đều có một trong hai loại axit nucleic hoặc là ADN hoặc là
ARN đơn hoặc đa sợi. Axit nucleic nằm ở giữa hạt virus tạo thành lõi hay hệ
gen của virus.
Các axit nucleic chỉ chiếm 1-2% trọng lượng phân tử của hạt virus, chức năng:
- Mang toàn bộ m thông tin di truyền
- Quyết định khả năng gây nhiễm
- Quyết định chu kỳ nhân lên
- Mang tính kháng nguyên đặc hiệu
1.1.4. Capsid
Bản chất hóa học của capsid là protein, đơn vị hình thái gọi là capsomer. Các
capsomer được sắp xếp theo một trật tự không gian nhất định tạo nên các kiểu
đối xứng của capsid hoặc đối xứng xoắn hoặc đối xứng khối hoặc đối xứng
phức hợp.
Capsid của virus có các chức năng sau đây:
- Bảo vệ axit nucleic
- Mang tính kháng nguyên đặc hiệu
- Vai trò quan trọng trong giai đoạn bám và xâm nhập tế bào
- Giữ cho hình thể và kích thước của virus luôn luôn được ổn định
1.1.5. Vỏ ngoài (envelope)
Bản chất hóa học của vỏ ngoài là một phức hợp lipid, protein và gluxit, mang
tình kháng nguyên đặc hiệu cho virus. Những virus không có vỏ ngoài gọi là
virus trần.

10
1.1.6. Gai protein
Trên vỏ ngoài của một số virus có những mấu gai protein lồi lên có thể có
những chức năng riêng biệt như ngưng kết hồng cầu tố hoặc enzym
neuraminidase hoạt động.
1.1.7. Một số enzym
Virus không có hệ enzym chuyển hóa hoàn chỉnh như vi khuẩn, nhưng trong
thành phần cấu trúc của một số virus có một vài loại protein có hoạt tính enzym.
Phổ biến nhất là các polymerase như ARN polymerase, ADN polymerase phụ
thuộc ARN (enzym chép ngược)… Tất cả virus đều không có enzym chuyển
hóa và hô hấp.
1.1.8. Virion
Hạt virus hoàn chỉnh có khả năng gây nhiễm trùng cho tế bào cảm thụ được gọi
là virion. Tùy theo từng loài virus, virion có thể có capsid trần hoặc capsid có
vỏ ngoài.
1.1.9. Pseudovirion
Hạt virus đã nhận vật liệu di truyền của tế bào chủ trong quá trình sao chép thay
cho axit nucleic của virus được gọi là pseudovirion. Dưới kính hiển vi điện tử
chúng giống hệt virion, có khả năng chuyển các gen của tế bào từ một tế bào
chủ này đến một tế bào chủ khác.
1.1.10. Viroid
Viroid là một tác nhân nhiễm trùng nhỏ bé gây bệnh ở thực vật và có thể ở một
vài nhiễm trùng virus chậm của động vật, tác nhân này chỉ có axit nucleic.
2.3. Phân loại virus
Có nhiều cách để phân loại virus. Hiện nay việc phân loại virus dựa theo những
tiêu chuẩn cơ bản sau đây:
- Loại axit nucleic (ADN hoặc ARN) và cấu trúc của chúng (số sợi).
- Đối xứng của capsid
- Có hoặc không có vỏ ngoài (envelope)
- Cấu trúc gen virus
- Đường kính và số lượng capsomer của virus
- Các enzym
- Nhạy cảm với ether
- Tính kháng nguyên
- Triệu chứng học
Theo sự phân loại hiện nay, các virus của người và động vật có xương sống
được
chia thành 22 họ khác nhau: 8 họ virus chứa ADN và 14 họ virus chứa ARN.
2.4. Sự nhân lên của virus.
Virus không có quá trình trao đổi chất, không có khả năng tự nhân lên ngoài tế
bào sống. Vì vậy sự nhân lên của virus chỉ có thể được thực hiện ở trong tế bào sống
nhờ vào sự trao đổi chất của tế bào chủ. Điều này cho thấy tình ký sinh của virus trong
tế bào sống là bắt buộc. Nói cung quá trình nhân lên của virus trong tế bào được chia

11
thành 5 giai đoạn: Hấp thụ, xâm nhập, tổng hợp các thành phần cấu trúc, lắp ráp, giải
phóng.
2.5. Sự hấp thụ của virus vào bề mặt tế bào.
Các cấu trúc đặc hiệu trên bề mặt hạt virus gắn được vào các thụ thể (receptor)
đặc hiệu với virus nằm ở trên bề mặt của tế bào.
2.6. Sự xâm nhập của virus vào trong tế bào
Theo cơ chế ẩm bào
Bơm axit nucleic vào tế bào
2.7. Sự tổng hợp các thành phần cấu trúc của virus phức tạp nhất
Giai đoạn các virus truyền đạt những thông tin di truyền của mình cho tế bào
chủ và bắt tế bào chủ chuyển hướng hoạt động của mình sang việc tổng hợp các
thành phần của virus.
Cơ chế nhân lên của các ADN và ARN của virus có khác nhau. Sau đây là ví dụ
về ba loại virus có có ba loại axit nucleic khác nhau:
- Ở các virus chứa ADN hai sợi
- Ở các virus chứa ARN một sợi dương
- Ở các virus chứa ARN có enzym sao chép ngược
2.8. Sự lắp ráp các thành phần của virus
Nhờ enzym cấu trúc virus hoặc của tế bào cảm thụ
2.9. Sự giải phóng các hạt virus ra khỏi tế bào
Phá vỡ màng tế bào nhờ sự xuất bào
2.10. Hậu quả của sự nhân lên của virus
2.10.1. Tế bào bị hủy hoại
2.10.1.1. Tế bào bị tổn thương nhiễm sắc thể
Gây ra các hậu quả như sau:
- Dị tật bẩm sinh, thai chết lưu
- Tế bào tăng sinh vô hạn tạo khối u
2.10.1.2. Tạo ra các tiểu thể đặc trưng cho các virus khác nhau
Bản chất các tiểu thể có thể do tích tụ những virion hoặc những thành phần của
virion hoặc có thể là các hạt phản ứng của tế bào khi nhiễm virus.
Các tiểu thể này có thể nhuộm soi thấy dưới kính hiển vi quang học và dựa vào
đó có thể đoán gián tiếp sự nhiễm virus trong tế bào.
2.10.1.3. Tạo hạt virus không hoàn chỉnh
Chỉ có capsid, không có hoặc có không hoàn chỉnh axit nucleic
2.11. Các hậu quả của sự tích hợp genom virus vào ADN tế bào chủ
- Chuyển thể tế bào (transformation) và gây nên các khối u hoặc ung thư
- Làm thay đổi kháng nguyên bề mặt tế bào
- Làm thay đổi một số tính chất của tế bào
- Tế bào trở thành tế bào sinh tan
2.12. Kích thích tế bào tổng hợp Interferon
Có 3 loại Interferon: Interferon-alpha, Interferon-beta và Interferon-gama
- Interferon-alpha thường do các tế bào bạch cầu sinh ra
- Interferon-beta được sản xuất bởi các nguyên bào sợi

12
- Interferon-gama là một lymphokin do các tế bào lympho T sinh ra
Một số tính chất của Interferon:
+ Tính kháng nguyên yếu
+ Xuất hiện sớm
+ Tính chất chống virus của Interferon mang tính đặc hiệu loài nhưng không đặc
hiệu với virus.
+ Interferon không có tác động trực tiếp lên virus
2.13. Sức đề kháng
Chịu được lạnh (-200C đến -400C) hàng tháng hoặc hàng năm, không chịu được
nóng hoặc tia ngoại tím
2.14. Tính miễn dịch
Miễn dịch tự nhiên: lâu như đậu mùa, sởi, ngắn như thuỷ đậu, cúm
Miễn dịch nhân tạo bằng các văcxin và huyết thanh nhưng tác dụng hạn chế vì
kháng thể trong huyết thanh không khống chế được virus phát triển trong tế
bào, chỉ làm cho bệnh giảm nhẹ và ít có biến chứng
2.15. Phương pháp xét nghiệm virus để chẩn đoán
dựa trên 2 nguyên tắc chung
 Tìm virus bằng phân lập từ bệnh phẩm (nuôi cấy trên tế bào, tiêm truyền qua
sút vật, bào thai trứng gà ấp…)
 Tìm kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân
3. ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH TRÙNG
3.1. Hiện tượng ký sinh, ký sinh trùng và vật chủ
3.1.1. Định nghĩa
Ký sinh trùng là những sinh vật (bao gồm động vật và thực vật) phải sống ký
sinh vào những sinh vật khác đang sống, chiếm chất dinh dưỡng của những sinh
vật đó để sinh sống và phát triển.
3.1.2. Các loại ký sinh trùng
- Ký(sinh trùng vĩnh viễn): giun đũa, giun móc…
- Ký sinh tạm thời: muỗi
- Nội ký sinh trùng: giun sán
- Ngoại ký sinh vật: chấy, rận
- Ký sinh trùng đơn thực: giun đũa
- Ký sinh trùng đa thực: sán lá gan nhỏ
- Ký sinh trùng lạc chủ: giun đũa chó đi lạc qua người
3.1.3. Các loại vật chủ
a. Vật chủ vĩnh viễn
Là vật chủ chứa ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành hoặc đã định giống
b. Vật chủ trung gian
Chứa ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng hoặc chưa định giống
Cần phân biệt với sinh vật trung gian truyền bệnh
3.2. Chu kỳ phát triển
3.2.1. Định nghĩa

13
Chu kỳ là toàn bộ quá trình phát triển của ký sinh trùng kể từ trứng hoặc ấu
trùng đến khi ký sinh trùng trưởng thành có khả năng sinh sản hữu tính.
3.2.2. Phân loại chu kỳ
- Chu kỳ đơn giản: là chu kỳ mà toàn bộ quá trình phát triển chỉ cần thực hiện
trên một vật chủ và có thêm một thời kỳ phát triển ở ngoại cảnh.
Ví dụ: Chu kỳ của giun đũa, giun móc…
Người

Ngoại cảnh
- Chu kỳ phức tạp: là chu kỳ mà toàn bộ quá trình phát triển phải thực hiện trên
hai vật chủ (ví dụ: giun chỉ, sán dây lợn, sán dây bò…) hay nhiều vật chủ (ví
dụ: sán lá gan, sán lá phổi…)

gười Người

Vật chủ trung gian VCTG Vật chủ TG


3.3. Đặc điểm chung của ký sinh trùng
3.3.1. Đặc điểm về hình thái
- Kích thước: Tùy theo giai đoạn phát triển và tùy theo loại ký sinh trùng
- Về cấu tạo: Do đời sống ký sinh nên cơ quan nào cần thiết cho việc tìm vật chủ,
hút thức ăn thì phát triển, cơ quan nào không cần thiết cho sự sống ký sinh thì
thoái hóa.
3.3.2. Đặc điểm về sinh sản
Ký sinh trùng nói chung sinh sản rất nhanh, nhiều và có nhiều hình thức sinh
sản phong phú, như:
- Giun thường đơn tính
- Sán thường hữu tính
- Sán dây sinh sản nẩy chồi
- Sán lá gan sinh sản đa phôi (từ một trứng thành nhiều ấu trùng)
- Nấm vừa sinh sản hữu tính vừa sinh sản vô tính…
3.3.3. Đặc điểm sống, phát triển và phân bố của ký sinh trùng
- Đời sống và phát triển của ký sinh trùng cũng như mọi sinh vật khác liên
quan mật thiết tới môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và các quần thể sinh
vật khác.
- Tuổi thọ của ký sinh trùng rất khác nhau, có loại chỉ sống vài tháng (giun
kim) nhưng có loại sống hàng năm (giun tóc, giun móc, sán dây…)
- Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự sống, phát triển và phân bố ký sinh
trùng: sinh địa cảnh, thổ nhưỡng; thời tiết khí hậu; quần thể và lối sống của con
người đều có ảnh hưởng quan trọng tới ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng.
3.4. Phân loại ký sinh trùng
3.4.1. Ký sinh trùng thuộc giới động vật

14
a. Đơn bào (Protozoa)
- Amip (Entamoeba histolytica: chuyển động bằng chân giả
- Trùng roi: chuyển động bằng roi
- Ký sinh trùng đường máu:
Trypanosoma: Gây bệnh ngủ châu Phi
Leihmania: Gây lở da, viêm mạc
- Ký sinh vật đường ruột: Giardia lamblia: gây tiêu chảy
- Ký sinh vật đường sinh dục tiết niệu: Trichomonas vaginalis: gây viêm âm đạo,
viêm niệu đạo
- Trùng lông: chuyển động bằng lông: Balantidium coli gây tiêu chảy
- Trùng bào tử: ít di động, sinh sản vô tính và hữu tính
b. Đa bào (Metazoa)
- Giun sán:
+ Giun tròn: cơ thể hình ống
Đẻ trứng: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun lươn, giun kim
Đẻ ra ấu trùng: giun chỉ, giun xoắn
+ Sán dẹt: than dẹt
+ Sán dây: Sán dây lơn Toenia solium, sán dây bò Toenia saginata
+ Sán lá: Sán lá ruột (Fascilopsis buski); Sán lá phổi (Paragonimua westermani);
Sán lá gan (Clonochis sinensis); Sán máng (Schistosoma)
- Côn trùng: Bọ chét truyền bệnh dịch hạch; ruồi truyền bệnh do đơn bào; Muỗi
truyền sốt rét giun chỉ; chấy rận rệp
3.4.2. Ký sinh trùng thuộc giới nấm
- Candida gây viêm niêm mạc, nội tạng
- Vi nấm ngoài da: gây hắc lào, nấm móng, nấm da đầu, nấm tóc,…
- Sporothix scheuchii: gây bệnh da, dưới da
- Histoplasma capsulatum: gây bệnh nội tạng
3.5. Các yếu ảnh hưởng đến sự phân bố ký sinh trùng
Trong quá trình sống ký sinh trên vật chủ bao giờ cũng có tác động, phản ứng
qua lại giữa ký sinh trùng và vật chủ. Tác động này tùy thuộc vào:
- Loại ký sinh trùng
- Số lượng ký sinh trùng ký sinh
- Tính di chuyển của ký sinh trùng
- Phản ứng của vật chủ chống lại hiện tượng ký sinh
3.6. Bệnh do ký sinh trùng
3.6.1. Đặc điểm của bệnh do ký sinh trùng
- Bệnh ký sinh trùng nói chung thường diễn biến thầm lặng
- Bệnh có tính phổ biến theo vùng
- Bệnh ký sinh trùng thường kéo dài do người dân liên tục bị tái nhiễm
- Bệnh ký sinh trùng có thời hạn: tuy bệnh ký sinh trùng kéo dài nhưng ký sinh
trùng có tuổi thọ nhất định vì vậy bệnh cũng có thời hạn nhất định.
3.6.2. Hội chứng bệnh do ký sinh trùng
- Chiếm sinh chất của vật chủ

15
- Gây nhiễm độc cho cơ thể vật chủ
- Gây tắc chèn ép, gây viêm, gây dị ứng
- Gây biến chứng ngoại khoa cấp tính
3.6.3. Chẩn đoán xác định
- Xét nghiệm trực tiếp: tìm ký sinh trùng trong bệnh phẩm
- Xét nghiệm gián tiếp: chủ yếu là miễn dịch chẩn đoán
3.6.4. Diễn biến của hiện tượng ký sinh, bệnh ký sinh trùng
- Ký sinh trùng chết
- Ký sinh trùng tồn tại nhưng không phát triển
- Ký sinh trùng phát triển hoàn tất chu kỳ hoặc một số giai đoạn của chu kỳ và
tiếp tục phát triển trong cơ thể vật chủ
- Vật chủ bị ký sinh không bị bệnh hoặc chưa biểu hiện bệnh hoặc bị bệnh
3.6.5. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng
3.6.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Nhìn chung rất nhiều bệnh ký sinh trùng không thể dựa vào triệu chứng lâm
sàng để chẩn đoán xác định, các chẩn đoán lâm sàng chỉ mang tính định hướng.
3.6.5.2. Chẩn đoán xét nghiệm
- Bệnh phẩm xét nghiệm: tùy theo vị trí ký sinh, đường thải của ký sinh trùng mà
lấy bệnh phẩm cho thích hợp. Thông thường để xét nghiệm tìm con ký sinh
trùng có các loại bệnh phẩm sau: phân, máu, tủy xương, mô, dịch và các chất
thải khác (nước tiểu, đàm, dịch tá tràng, dịch màng phổi), các chất sừng (tóc,
móng, da, lông…), các mẫu vật để tìm ký sinh trùng (đất, nước, thực phẩm, côn
trùng…)
- Ngoài các xét nghiệm tìm ký sinh trùng trực tiếp hoặc gián tiếp trên cơ thể con
người chúng ta cần làm thêm các xét nghiệm miễn dịch, huyết học như số lượng
bạch cầu toan tính (trong một số bệnh giun) số lượng hồng cầu và huyết cầu tố
(trong bệnh sốt rét), siêu âm trong bệnh sán lá gan, CT, cộng hưởng từ hạt nhân
và điện não trong bệnh ấu trùng sán dây lợn, xét nghiệm tủy đồ (trong bệnh sốt
rét, giun móc…)
3.6.5.3. Chẩn đoán dịch tễ học, vùng
Do đặc điểm ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng liên quan mật thiết tới môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội, các yếu tố địa lý, kinh tế - xã hội phong
tục, tạp quán, hành vi … nên việc phân tích các đặc điểm trên là rất cần thiết
cho việc chẩn đoán cá thể và nhất là chẩn đoán cho một cộng đồng, một vùng
lãnh thổ hẹp hoặc rộng.
Ngoài chẩn đoán xác định bệnh ký sinh trùng ở người còn cần tìm ký sinh trùng
ở vật chủ trung gian, ở môi trường, ở ngoại cảnh… các mẫu vật có thể là vật
chủ trung gian (tôm, cua, cá), sinh vật trung gian (ruồi nhặng, thực vật thủy
sản), nước (nước sạch, nước thải), thực phẩm, đất bụi,…
3.7. Dịch tễ học bệnh ký sinh trùng
3.7.1. Nguồn chứa/ mang mầm bệnh
Mầm bệnh có thể có trong vật chủ, sinh vật truyền bệnh, các ổ bệnh hoang dại,
xác súc vật, phân, chất thải, đất, nước, rau, cỏ, thực phẩm…

16
3.7.2. Đường ký sinh trùng thải ra môi trường hoặc vào vật khác
Đường ký sinh trùng thải ra môi trường hoặc vào vật khác qua nhiều cách:
- Qua phân như nhiều loại giun sán (giun đũa, giun móc, giun tóc…)
- Qua chất thải như đàm (sán lá phổi)
- Qua máu, từ máu qua sinh vật trung gian như ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ
- Qua nước tiểu như sán lá máng Schistosoma haematobium
- Qua da như nấm gây bệnh hắc lào…
- Qua dịch tiết từ vết lở loét như ấu trùng giun chỉ Onchocerca volvulus, qua súc
vật như sán Echinococcus granulosus
3.7.3. Đường xâm nhập của ký sinh trùng vào vật chủ, sinh vật
- Đường tiêu hóa qua miệng (giun đũa, giun tóc, amip…), hậu môn (ấu trùng
giun kim)
- Đường da rồi vào máu (ký sinh trùng sốt rét, ấu trùng giun chỉ)
- Đường da rồi ký sinh ở da (nấm da, ghẻ)
- Đường hô hấp (nấm, trứng giun)
- Đường nhau thai (ký sinh trùng sốt rét, bệnh Toxoplasma gondii)
- Đường sinh dục (trùng roi Trichomonas vaginalis)
3.7.4. Khối cảm thụ
Khối cảm thụ là một trong các mắt xích có tính quyết định trong dịch tễ học
bệnh ký sinh trùng.
- Tuổi
- Giới
- Nghề nghiệp
- Cơ địa
- Khả năng miễn dịch
3.7.5. Môi trường
Môi trường (đất, nước, thổ nhưỡng, khu hệ động vật – thực vật, không khí…)
đều
ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng.
Nhìn chung khung cảnh địa lý và thổ nhưỡng phong phú, khu hệ động vật –
thực vật phát triển thì khu hệ ký sinh trùng phát triển.
Ngoài môi trường tự nhiên thì môi trường do con người tạo ra như bản làng, đô
thị, đường giao thông, công trình thủy lợi, rác phế thải, khu công nghiệp …
cũng có ảnh hưởng rất lớn tới mật độ và phân bố của ký sinh trùng.
3.7.6. Thời tiết khí hậu
Là những sinh vật có thể có những giai đoạn sống và phát triển ở ngoại cảnh
hoặc sống tự do ở ngoại cảnh nên ký sinh trùng chịu tác động rất lớn của thời
tiết khí hậu. Nhìn chung khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều thì khu hệ ký
sinh trùng phong phú, bệnh ký sinh trùng phổ biến.
3.7.7. Các yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội
Có thể nói có rất nhiều bệnh ký sinh trùng là bệnh xã hội, bệnh của người
nghèo, bệnh của sự lạc hậu, bệnh của sự mê tín – dị đoan.

17
Kinh tế, văn hóa, giáo dục, phong tục – tập quán, dân trí, giao thông, chính trị, y
tế, chiến tranh – hòa bình, mức độ ổ định xã hội… đều có tính quyết định đến
ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng.
3.7.8. Tình hình ký sinh trùng ở Việt Nam
Việt Nam có hầu hết các loại ký sinh trùng đã được mô tả trên thế giới, mức
phổ biến khác nhau. Hàng đầu là các bệnh giun sán: giun đũa, giun móc, giun
tóc, giun kim, sán lá gan, sán dây, sán lá phổi, giun chỉ. Khoảng 70 – 80%
người dân nhiễm ít nhất một loại giun sán nào đó. Hai phần ba diện tích đất đai,
trên một phần ba dân số nằm trong vùng sốt rét lưu hành làm cho nước ta nằm
trong vùng sốt rét nặng của thế giới, hàng năm vẫn còn nhiều người bệnh sốt
rét. Các bệnh đơn bào như amip, trùng roi đường tiêu hóa và sinh dục cũng phổ
biến tại một số nơi.
3.8. Nguyên tắc và biện pháp phòng chống bệnh do ký sinh trùng
3.8.1. Nguyên tắc
- Phải có trọng tâm và kế hoạch
- Phải phòng chống trong một quy mô rộng lớn vì đa số là bệnh xã hội, phổ biến,
nhiều người mắc và dễ lây lan.
- Phòng chống lâu dài vì các bệnh ký sinh trùng thường kéo dài, tái nhiễm liên
tiếp.
- Phải dựa vào quần chúng
3.8.2. Biện pháp thực hiện
- Diệt ký sinh trùng ở các giai đoạn của chu kỳ phát triển
+ Điều trị người mang ký sinh trùng kể cả người bệnh mang ký sinh trùng lạnh
+ Diệt ký sinh trùng ở vật chủ trung gian
+ Diệt ký sinh trùng ở ngoại cảnh
- Cắt đứt các khâu của chu kỳ phát triển của ký sinh trùng
+ Cắt đường ký sinh trùng từ người ra ngoại cảnh, ví dụ: quản lý và xử lý phân tốt
+ Cắt đường xâm nhập của ký sinh trùng vào người, ví dụ: nằm màn không cho
muỗi đốt.
+ Cắt đường ký sinh trùng từ ngoại cảnh vào vật chủ trung gian, ví dụ: không nuôi
lợn thả rông.
+ Cắt đường ký sinh trùng từ vật chủ trung gian vào vật chủ trung gian, ví dụ: áo
nuôi cá phải không có ốc trung gian truyền bệnh sán lá gan.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Phương pháp dùng nhiệt để tiệt trùng hiệu quả nhất là gì


a. Hơi nước dưới áp suất
b. Đun sôi
c. Xông hơi nước
d. Không khí nóng
e. Phương pháp Pasteur (Pasteurization)

18
2. Chất sát khuẩn, chọn câu đúng
a. Axit, bazơ có khả năng điện phân thành ion rất mạnh và có tác dụng sát
khuẩn
b. Muối đồng, muối bạc, muối thủy ngân không có tác dụng sát khuẩn
c. Phenol 5% trong 24 giờ giết được nha bào
d. A, C đúng
e. Tất cả đều đúng
3. Kích thước trung bình của vi khuẩn vào khoảng
a. 1-2µm
b. 10-300nm
c. 300µm
d. Dưới 10nm
e. Trên 300µm
4. Các yếu tố có liên quan đến sự nhận biết hình thể vi khuẩn là
a. Hình dạng,vỏ, lông
b. Kích thước, hình dạng, tính chất bắt màu
c. Hình dạng, tính chất bắt màu, sự sắp xếp của tế bào
d. Nhân, sự sắp xếp tế bào, tính chất bắt màu
e. Vách, lông, hình dạng
5. Vi khuẩn nào không phải là trực khuẩn
a. Vi khuẩn lậu
b. Vi khuẩn lao
c. Vi khuẩn bạch hầu
d. Vi khẩn đường ruột
e. Vi khuẩn than
6. Trong thành phần cấu tạo vi khuẩn, thành phần chung (vi khuẩn nào cũng có)
gồm
a. Lông, vách, bào tương, nhân
b. Nha bào, bào tương, màng bào tương
c. Vỏ, lông, bào tường, nhân
d. Vách, màng bào tương, bào tương, nhân
e. Vỏ, vách, lông, bào tương
7. Vi khuẩn giữ được hình dạng là nhờ
a. Vỏ
b. Vách
c. Màng bào tương
d. Bào tương
e. Nha bào
8. Sự phân chia vi khuẩn thành 2 nhóm theo phương pháp nhuộm Gram là dựa vào
sự khác biệt của cấu trúc
a. Vỏ
b. Ribosom
c. Nhân

19
d. Vách
e. Lông
9. Tính chất nào liên hệ đến vi khuẩn Gram âm
a. Vỏ là nơi chứa độc lực
b. Màu hồng
c. Vách không giữ được thuốc nhuộm tím
d. Màu tím
e. Màu đỏ trên nền xanh
10. Nha bào có chức năng
a. Giúp cho tế bào chuyển động
b. Giữ cho vi khuẩn có hình dạng nhất định
c. Giúp cho chịu đựng được yếu tố ngoại cảnh bất lợi
d. Dinh dưỡng
e. Sinh sản
11. Phương pháp Tyndall thường áp dụng để diệt các loại vi khuẩn
a. Tiết nội độc tố
b. Tiết ngoại độc tố
c. Tất cả các loại vi khuẩn
d. Tất cả các loại vi khuẩn trừ vi khuẩn có nha bào
e. Tất cả đều sai
12. Cồn là một chất
a. Có tác dụng sát khuẩn cao
b. Nồng độ càng cao tính sát khuẩn càng tăng
c. Sát khuẩn tốt ở nồng độ 990
d. Sát khuẩn tốt ở nồng độ 700
e. Tất cả đều đúng
13. Chất nào tiệt trùng da trước khi tiêm
a. Hydrogen peroxide (3%)
b. Nitrate bạc
c. Merthiolate
d. Methanol
e. Cồn-iod
14. Chất tẩy rửa da hiệu quả nhất là chất nào
a. Hydrogen peroxide (3%)
b. Nitrate bạc
c. Merthiolate
d. Ethanol (70%)
e. Cồn-iod
15. Nha bào của vi khuẩn có các tính chất sau đây, ngoại trừ
a. Được tạo ra bên trong tế bào
b. Một vi khuẩn tạo một nha bào
c. Là phương thức tồn tại và sinh sản
d. Đề kháng cao với các tác nhân lý hóa

20
e. Gồm có áo ngoài, lớp vỏ và phần lõi
16. Chiên mao của vi khuẩn
a. Không cần cho sự di chuyển của vi khuẩn
b. Chỉ tìm thấy ở vi khuẩn Gram âm
c. Không bao giờ mất đi
d. Được gắn vào bề mặt vách tế bào
e. Cấu tạo bởi những sợi flagellin đàn hồi
17. Những mô tả sau đây về cấu trúc bề mặt tế bào vi khuẩn đều đúng, ngoại trừ
a. Trực khuẩn, cầu khuẩn Gram âm đều có lipopolysaccharide trong vách tế
bào
b. Chiên mao là phụ bộ của vi khuẩn không có tính kháng nguyên đối với
người
c. Nang polysaccharide cản trở tế bào ký chủ thực bào vi khuẩn
d. Vi khuẩn có thể tạo nang khi ở trong cơ thể ký chủ
e. Lớp nhớt bề mặt giúp vi khuẩn bắt giữ thức ăn ở gần nó
18. Phản ứng huyết thanh học chẩn đoán vi khuẩn dựa trên sự hiện diện những
kháng nguyên đặc hiệu. Thành phần cấu tạo nào của tế bào vi khuẩn hầu như
KHÔNG chứa đựng kháng nguyên
a. Nang
b. Chiên mao
c. Pili thường
d. Ribô thể
e. Vách tế bào
19. Nha bào được hình thành khi vi khuẩn
a. Có đầy đủ chất dinh dưỡng
b. Gặp điều kiện không thuận lợi, mất nước ở bào tương
c. Gặp nhiệt độ cao quá
d. Gặp nhiệt độ thấp quá
e. Tất cả đều đúng
20. Vi khuẩn nào không di động.
a. Cầu khuẩn
b. Trực khuẩn
c. Phẩy khuẩn
d. Xoắn khuẩn
e. Các vi khuẩn không có lông
21. Vi khuẩn Gram dương vách tế bào chứa:
a. 20-30% peptidolican
b. 30-40% peptidolican
c. 40-50% peptidolican
d. 50-80% peptidolican
e. 80-90% peptidolican
22. Thành phần nào của vi khuẩn gây cho ta khó khăn trong công tác tiệt khuẩn?
a. Nhân

21
b. Tế bào chất
c. Màng bào chất
d. Vỏ
e. Bào tử
23. Vi khuẩn là loài sinh vật có đời sống như thế nào?
a. Ký sinh
b. Cộng sinh
c. Hoại sinh
d. Tất cả đều đúng
e. Tất cả đều sai
24. Virus là loại sinh vật có đời sống như thế nào?
a. Ký sinh
b. Cộng sinh
c. Hoại sinh
d. Ký sinh và hoại sinh
e. Cộng sinh và ký sinh
25. Tại sao tính chất gây bệnh của ký sinh vật khác nhau?
a. Chiếm sinh chất khác nhau
b. Vị trí ký sinh khác nhau
c. Đời sống khác nhau
d. Kích thước khác nhau
e. Chu kỳ khác nhau
26. Bệnh do ký sinh trùng, chọn câu đúng
a. Ký sinh vật phân bố đồng đều trên mặt địa cầu
b. Bệnh ký sinh trùng thường diễn biến không rầm rộ
c. Bệnh ký sinh trùng không có thời hạn nhất định
d. Chẩn đoán xác định bệnh ký sinh trùng dựa vào dấu hiệu lâm sàng
e. Xét nghiệm trực tiếp chủ yếu là miễn dịch chẩn đoán
27. Phòng chống ký sinh trùng, chọn câu đúng
a. Để phòng chống bệnh ký sinh trùng phải ưu tiên bệnh nào gây tác hại
nhiều nhất
b. Để phòng chống bệnh ký sinh trùng phải ưu tiên bệnh nào phổ biến
c. Dựa vào khâu yếu nhất trong chu kỳ phát triển để tiêu diệt ký sinh trùng
d. A, C đúng
e. Tất cả đều đúng
28. Ký sinh trùng bám lên cơ thể vật chủ để
a. Có nơi trú ẩn tạm thời
b. Có nơi trú ẩn vĩnh viễn
c. Chiếm nguồn thức ăn để sinh sống
d. A, B, C đúng
e. B, C đúng
29. Giun đũa chỉ sống trong ruột non của người như vậy giun đũa là :
a. Ký sinh trùng tạm thời

22
b. Ký sinh trùng vĩnh viễn
c. Ngoại ký sinh trùng
d. Ký sinh trùng chuyển động bằng chân giả
e. Ký sinh trùng chuyển động bằng roi
30. Người chưa có sán lá gan ở giai đoạn trưởng thành, như vậy người là
a. Ký chủ trung gian
b. Ký chủ vĩnh viễn
c. Trung gian truyền bệnh
d. Ký chủ tùy nghi
e. Tất cả đều đúng
31. Dịch tễ học bệnh ký sinh trùng, chọn câu sai
a. Khu hệ của ký sinh trùng phụ thuộc vào môi trường
b. Bệnh lý ký sinh trùng thường kéo dài
c. Bệnh ký sinh trùng chỉ diễn biến âm thầm
d. Bệnh ký sinh trùng mang tính chất xã hội
e. Trình độ văn hóa liên quan tới bệnh ký sinh trùng
32. Đặc điểm ký sinh trùng, chọn câu sai
a. Cơ quan sinh sản của ký sinh trùng rất phát triển
b. Cơ quan vận động của ký sinh trùng ít phát triển
c. Cơ quan tìm vật chủ của ký sinh trùng rất phát triển
d. Vật chủ trung gian đều là vật chủ phụ
e. Ký sinh trùng có thể gây suy dinh dưỡng
33. Vật chủ trung gian có thể là
a. Vật chủ chính
b. Vật chủ phụ
c. Sinh vật trung gian truyền bệnh
d. A và B đúng
e. A và C đúng
34. Bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất ở Việt Nam
a. Bệnh sốt rét
b. Các bệnh giun sán
c. Bệnh Amip
d. Bệnh trùng roi
e. Tất cả đều đúng
35. Tác hại hay gặp nhất do ký sinh trùng gây ra
a. Thiếu máu
b. Đau bụng
c. Mất sinh chất
d. Biến chứng nội khoa
e. Tất cả đều đúng
36. Vật chủ chính là vật chủ mang ký sinh trùng
a. Ở giai đoạn trưởng thành
b. Ở giai đoạn ấu trùng

23
c. Có khả năng sinh sản vô giới
d. Có khả năng sinh sản hưu giới
e. A, D đúng

24
BÀI 2. ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH VÀ ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

MỤC TIÊU
- Trình bày được định nghĩa, phân loại cơ bản về kháng nguyên, kháng thể,
vacxin và huyết thanh.
- Trình bày được hệ thống phòng ngự đặc hiệu của cơ thể khi có sự xâm nhập
của mầm bệnh.
- Trình bày được các tiêu chuẩn cơ bản và các nguyên tắc sử dụng vacxin, huyết
thanh.

1.Đại cương về miễn dịch


1.1 Định nghĩa
Miễn dịch là trạng thái sinh vật đề kháng sự nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố.
1.2 Phân loại
1.2.1 Miễn dịch tự nhiên
- Miễn dịch của loài
- Miễn dịch của giống
- Miễn dịch cá nhân
1.2.2 Miễn dịch thu nhận
- Miễn dịch thụ động
- Miễn dịch hoạt động
1.3 Một số vấn đề cơ bản về kháng nguyên, kháng thể
1.3.1 Kháng nguyên
a. Định nghĩa
Kháng nguyên là một chất lạ khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật thì sinh vật đó
có khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch.
b. Tính chất
- Kháng nguyên phải là một chất lạ đối với cơ thể
- Thuộc loại protein hoặc phức hợp protein với gluxit và lipit
- Trọng lượng phân tử lớn hơn trên 10.000UI
c. Tính đặc hiệu của kháng nguyên
Do cấu trúc của kháng nguyên.
- Mỗi loại vi khuẩn thường bao gồm các loại kháng nguyên
- Kháng nguyên thân (KN O), là kháng nguyên (KN) bao bọc bề ngoài vi khuẩn
- Kháng nguyên lông
- Kháng nguyên bề mặt (KN VI, KN K)
d. Kháng nguyên không hoàn toàn

25
Là chất có thể kết hợp đặc hiệu với kháng thể nhưng không gây đáp ứng miễn
dịch vì có trọng lương phân tử nhỏ. Khi Hapten kết hợp với một phân tử lớn
như protein thì có khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch.
e. Điều kiện miễn dịch của kháng nguyên
- Ngoại lai đối với cơ thể
- Phải có khối lượng lớn
- Cơ thể có “gen phát hiện” để phát hiện được các đặc điểm của kháng nguyên đó
mà hình thành được kháng nguyên tương ứng.
1.3.2 Kháng thể
a. Định nghĩa
Kháng thể hay globulin miễn dịch là chất do cơ thể tổng hợp để đáp ứng sự kích
thích của kháng nguyên.
b. Tính đặc hiệu
Kháng thể là những phân tử globulin của huyết thanh có khả năng kết hợp đặc
hiệu với kháng nguyên.
c. Phân loại
Các globulin miễn dịch có nhiều lớp khác nhau: IgG, IgM, IgA, IgE, IgD
d. Chức năng chính của kháng thể
- Giúp bạch cầu trong việc thực bào
- Giết chết vi khuẩn nhờ kết hợp với bổ thể
- Ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus
- Trung hòa độc tố vi khuẩn
1.4 Sức đề kháng của cơ thể với vi sinh vật gây bệnh
1.4.1 Hệ thống phòng ngừa tự nhiên
Hệ thống này gồm nhiều hàng rào vốn có của cơ thể. Nó chống đối sự xâm
nhập của vi sinh vật mà không cần sự tiếp xúc trước với vi sinh vật nên người ta
gọi nó là miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch không đặc hiệu.
a. Hàng rào da và niêm mạc
Đây là hàng rào đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật bằng các cơ chế
sau:
- Cơ chế vật lý: nhiều lớp tế bào, lớp màng nhầy, sự bài tiết các chất
- Cơ chế hóa học: pH, Lysosym, Spermin, acid béo không bão hòa
- Cơ chế cạnh tranh: Vi sinh vật cư trú
b. Hàng rào tế bào
Hàng rào này bao gồm các tế bào thực bào (đơn nhân, đại thực bào, bạch cầu
trung tính) và tế bào diệt tự nhiên.
- Bạch cầu có nhân đa hình (bạch cầu đa nhân trung tính còn gọi là tiểu thực
bào). Chúng là đội quan cơ động có trong máu và bạch huyết. Nhiệm vụ của nó
là bắt và tiêu hóa vi sinh vật
- Các tế bào đơn nhân thực bào và đại thực bào: trong máu, trong các tổ chức.
Chức năng bắt và tiêu hóa các vi sinh vật.
- Tế bào diệt tự nhiên (Natural Killer – NK): Loại tế bào này tìm thấy ở máu
ngoại vi của đa số người. Chúng khác với các Lympho B, T, đại thực bào và các

26
bạch cầu trung tính. Các tế bào đích là các tế bào nhiễm virus, tế bào ung thư.
Hoạt tính này tăng lên khi NK bị kích thích bởi Interferon.
c. Hàng rào dịch thể
Các yếu tố bảo vệ có sẵn trong máu và các dịch của cơ thể là bổ thể, Propecdin,
Interferon và các kháng thể tự nhiên.
- Bổ thể: khi được hoạt hóa bởi kháng thể và kháng nguyên có thể làm tan các vi
khuẩn Gram âm, Rickettsia, virus và tiêu diệt các vi khuẩn Giam dương. Bản
thân bổ thể khi chưa bị kích hoạt cũng có thể làm tan virus.
- Propecdin: là một hệ thống protein có trong huyết thanh, nó có tác dụng như
một kháng thể tự nhiên.
- Interferon (IF N): là những Polypeptid có trọng lượng phân tử thấp (20.000-
30.000 dalton) được cơ thể sinh ra khi có sự kích thích của virus và một số chất
khác, nó có thể ngăn cản sự nhân lên của virus trong tế bào.
- Kháng thể tự nhiên (Natural antibody): là những kháng thể có sẵn trong máu,
mà không rõ đã có sự tiếp xúc với kháng nguyên tương ứng, tuy với số lượng
rất ít, nhưng nó làm tăng đáng kể sức đề kháng của cơ thể.
d. Miễn dịch chủng loại
Các loài động vật khác nhau có sức đề kháng không giống nhau với các vi sinh
vật. Ngay trong cùng một loài động vật, sức đề kháng cũng có sự khác biệt.
Thực chất của đề kháng chủng loại là phụ thuộc vào tính di truyền của chủng
loại đó.
1.4.2 Hệ thống phòng ngừa đặc hiệu
a. Đáp ứng miễn dịch dịch thể
Do tế bào lympho B đảm nhiệm, có khả năng sinh kháng thể. Chức năng cơ bản
là kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên của vi sinh gây bệnh, sự kết hợp này sẽ:
- Ngăn cản sự bám của vi sinh vật vào các niêm mạc
- Trung hòa độc lực của virus, Rickettsia, ngoại độc tố và enzyme
- Làm tan các vi sinh vật
- Ngưng kết các vi sinh vật, kết tủa các sản phẩm của vi sinh vật
- Làm tăng sự thực bào do sự opsonin hóa
Tùy theo cấu trúc của kháng nguyên, tế bào lympho B sẽ được kích thích để tạo
ra kháng thể theo hai kiểu:
+ Nếu kháng nguyên là những phân tử có cấu trúc đơn giản.

+ Nếu kháng nguyên là những phân tử có cấu trúc phức tạp như vi khuẩn,virus,
protein...

27
b. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào:
- Vai trò chủ yếu là các tế bào lymphô T, vai trò quan trọng trong đáp
ứng miễn dịch qua trung gian tế bào là do tế bào Tdh sinh ra phản ứng quá mẫn
muộn và tế bào Tc gây độc trực tiếp lên tế bào đích.
- Tế bào Tdh còn có khả năng kích thích các đại thực bào để giết chết
các vi sinh vật nội bào.
Cho đến nay, tầm quan trọng của miễn dịch qua trung gian tế bào đã được hiểu
rõ trong các trường hợp sau:
+ Đề kháng chống vi sinh vật nội bào
+ Đáp ứng miễn dịch với một số kháng nguyên hoà tan
+ Mẫn cảm do tiếp xúc
+ Các phản ứng của cơ thể chống ung thư và mảnh ghép
+ Một số bệnh tự miễn
2.Ứng dụng
2.1 Vacxin
2.1.1 Khái niệm
Là những chất có nguồn gốc từ vi sinh vật hoặc vi sinh vật có cấu trúc tương tự
như vi sinh vật gây bệnh, đã qua bào chế đảm bảo sự an toàn cần thiết, làm cho
cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.
2.1.2 Nguyên tắc sử dụng vacxin
a. Phạm vi dùng: tùy theo tình hình dịch tễ của bệnh
b. Tỷ lệ dùng: trên 80% mới có thể ngăn ngừa được dịch
c. Đối tượng:
- Tất cả những người có nguy cơ nhiễm vi sinh vật mà chưa có miễn dịch
- Các đối tượng không được dùng vacxin:
+ Người đang sốt
+ Đang có biểu hiện dị ứng
+ Vacxin sống giảm độc lực không được dùng cho người đang bị thiếu hụt miễn
dịch
d. Liều lượng: tùy thuộc loại vacxin và đường đưa vào
e. Thời gian:
- Trước mùa dịch
- Vacxin tạo miễn dịch cơ bản phải dùng nhiều lần, cách nhau một tháng
- Thời gian nhắc lại tùy vào thời gian duy trì được tình hình miễn dịch
f. Đường đưa vacxin vào cơ thể
- Chủng
- Tiêm
- Uống
g. Phản ứng sau dùng vacxin
- Tại chỗ
- Toàn thân
h. Bảo quản: tùy vào từng loại vacxin nhưng nói chung cần bảo quản nơi khô ráo,
tối, lạnh từ 2-80C

28
2.1.3 Tiêu chuẩn vacxin
- An toàn: vô trùng, thuần khiết, không độc
- Hiệu lực: gây miễn dịch mức độ cao và tồn tại lâu
2.1.4 Các loại vacxin
a. Vacxin giải độc tố: được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn bằng cách làm
mất độc tính nhưng vẫn còn tính kháng nguyên. Ví dụ: bạch hầu, uốn ván…
b. Vacxin chết hoặc kháng nguyên tinh chế: sau khi vi sinh vật chết có thể lấy toàn
bộ huyền dịch hoặc tinh chế lấy các thành phần kháng nguyên quan trọng. Chủ
yếu gây ra đáp ứng miễn dịch dịch thể
c. Vacxin sống giảm độc lực: vacxin này có hiệu lực cao
2.1.5 Lịch tiêm chủng
a. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- BCG: sơ sinh
- BH-HG-UV-BL: 2-4 tháng tuổi
- Sởi: 9-11 tháng tuổi
- VGSVB: dùng trước 4 tháng tuổi
- Tả: 2-5 tuổi
- Thương hàn: 3-5 tuổi
- Viêm não Nhật Bản: 1-5 tuổi
b. Đối với người lớn: tùy từng đối tượng và đặc thù công việc mà dùng vacxin cho
thích hợp. Nói chung, ở người lớn chỉ dùng vacxin khi có nguy cơ nhiễm bệnh
cao.
2.2 Huyết thanh
2.2.1 Nguyên lý sử dụng: đưa kháng thể từ ngoài vào cơ thể
2.2.2 Nguyên tắc sử dụng
a. Đối tượng sử dụng
- Người đang nhiễm vi sinh vật gây bệnh hay nhiễm độc cấp tính. Ví dụ: SAT,
SAD…
- Dùng dự phòng. Ví dụ: SAR
- Điều trị thiếu hụt miễn dịch, dị ứng và tán huyết sơ sinh
b. Liều lượng sử dụng: phụ thuộc tuổi và cân nặng
c. Đường dùng:
- Tiêm bắp
- Có thể tiêm tĩnh mạch nhưng tuyệt đối không tiêm mạch với huyết thanh có
nguồn gốc động vật.
d. Đề phòng phản ứng
- Hỏi xem bệnh nhân đã tiêm huyết thanh lần nào chưa?
- Làm phản ứng thoát mẫn Besredka trước khi tiêm: pha loãng huyết thanh 10 lần
bằng NaCl 0,85%, tiêm trong da 0,1ml; đọc kết quả sau 30 phút.
+ Nếu không có mẫn đỏ thì tiêm huyết thanh
+ Nếu có mẫn đỏ, nếu thực sự cần thiết phải tiêm thì chia thành nhiều liều nhỏ và
tiêm cách nhau 20-30 phút.
- Theo dõi sát trong quá trình tiêm

29
e. Tiêm vacxin phối hợp: kháng thể do tiêm huyết thanh sẽ phát huy hiệu lực ngay
nhưng sẽ giảm và mất đi hoàn toàn sau 10-15 ngày, do vậy cần tiêm vacxin
phối hợp.
2.2.3 Các phản ứng
- Tại chỗ: nơi tiêm có thể bị đau, mẫn đỏ. Những phản ứng này thường nhẹ,
không gây nguy hiểm và sẽ hết sau ít ngày.
- Toàn thân: Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run, khó thở, đau các khớp, một số
trường hợp có thể bị nhức đầu và nôn. Sốc phản vệ là phản ứng nguy hiểm nhất.
Ngoài ra, còn gặp các triệu chứng do phức hợp kháng nguyên kháng thể đọng
lại trong các tiểu động mạch như viêm cầu thận, viêm cơ tim, van tim, viêm
khớp…

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Kháng thể, chọn câu sai


a. Kháng thể đóng vai trò chính trong miễn dịch dịch thể
b. Đóng vai trò quyết định trong miễn dịch tế bào là tế bào Lympho B
c. Kháng nguyên là chất kích thích cơ thể hình thành nên kháng thể
d. Kháng thể là chất do cơ thể tổng hợp ra
e. Không bao giờ được tiêm chủng vacxin cho trẻ có cơ địa dị ứng
2. Vacxin và huyết thanh, chọn câu sai
a. Một số vacxin có thể tiêm chủng cho phụ nữ mang thai
b. Có thể tiêm tất cả các loại huyết thanh cho người
c. Huyết thanh kháng vi sinh vật được đưa vào cơ thể bằng đường tĩnh
mạch
d. Màng nguyên sinh của vi khuẩn là nơi hấp thụ và đào thải các chất
e. Không tiêm vacxin cho trẻ đang sốt cao
3. Loại globulin miễn dịch nào sau đây qua được hàng rào nhau thai?
a. IgG
b. IgA
c. IgM
d. IgD
e. IgE
4. Đây là đáp ứng miễn dịch dịch thể trong trường hợp?

a. Kháng nguyên đơn giản

30
b. Kháng nguyên là vi khuẩn, virus, protein
c. Kháng nguyên phức tạp
d. A, B đúng
e. B, C đúng
5. Một bệnh nhân bị uốn ván, được bác sĩ cho chích SAT, như vậy bệnh nhân đã
được
a. Chủng ngừa
b. Huyết thanh trị liệu
c. Huyết thanh phòng ngừa
d. A, B đúng
e. A, C đúng
6. Nguồn gốc tế bào của miễn dịch đặc hiệu là từ
a. Neutrophil
b. Eosinophil
c. Basophil
d. Lympho
e. Các tế bào kể trên
7. Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có nguồn gốc
a. Lympho B
b. Lympho T
c. Lympho bào NK
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
8. Miễn dịch tế bào là miễn dịch có nguồn gốc
a. Lympho B
b. Lympho T
c. Lympho bào NK
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
9. Con nhận được miễn dịch từ mẹ truyền qua nhau trong thời kỳ bào thai hay qua
sữa mẹ, miễn dịch này có thể tồn tại đến
a. 3 tháng tuổi
b. 6 tháng tuổi
c. 3 năm tuổi
d. 6 năm tuổi
e. 10 năm tuổi
10. Miễn dịch dịch thể có đặc tính
a. Truyền được qua huyết thanh
b. Truyền được qua nhau thai
c. Dễ bị nhiễm khuẩn khi thiếu hụt
d. A, B đúng
e. A, B, C đúng
11.Vacxin BCG phổ biến hiện nay là

31
a. Một toxoid
b. Một antitoxin
c. Vi khuẩn sống giảm độc lực
d. Vi khuẩn bị bất hoạt
e. Một vacxin khác với 4 tính chất trên
12.Bản chất của vacxin sởi là
a. Một toxoid
b. Một antitoxin
c. Vi khuẩn sống giảm độc lực
d. Vi khuẩn đã chết
e. Không thuộc 4 loại kể trên
13.Huyết thanh kháng dại đang sử dụng ở nước ta
a. Là một toxoid
b. Là virus bất hoạt
c. Là virus giảm độc lực
d. Là kháng thể
e. Gây miễn dịch chủ động
14.Vacxin là một kháng nguyên có nguồn gốc từ, chọn câu sai
a. Vi sinh vật sống còn hoạt lực
b. Vi sinh vật bị dung dải
c. Vi sinh vật sống mất hoạt lực
d. Độc tố có tính kháng nguyên
e. B, C đúng
15.Tế bào đầu tiên kháng nguyên có cấu trúc phức tạp tác động đến trong đáp ứng
miễn dịch thể là
a. Lympho B
b. LymphoTDH
c. Lympho Tc
d. Lympho Th
e. Tất cả đều đúng
16.Tế bào có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào là
a. Lympho B
b. LymphoTh
c. Lymphokin
d. Lympho T
e. Lympho TDH
17.Những thành phần có liên quan đến đáp ứng miễn dịch dịch thể với kháng
nguyên có cấu trúc đơn giản
a. Tương bào, nguyên tương bào, IgM
b. Tương bào, lymphoB, IgE
c. Lymphokin, nguyên tương bào, IgM
d. Tương bào, nguyên tương bào, IgA
e. LymphoT, nguyên tương bào, IgG

32
18.Khi dùng cần huyết thanh cần chú ý
a. Thường có sốt
b. Dễ bị loét ở chỗ tiêm
c. Phòng tránh sốc
d. Có thể nổi hạch
e. Tất cả đều sai
19.Để có thể ngăn ngừa được dịch xảy ra, tỷ lệ tiêm chủng phải đạt ít nhất
a. 60%
b. 70%
c. 80%
d. 90%
e. 95%
20.Cần tiêm vacxin cho
a. Tất cả trẻ em
b. Tất cả người lớn
c. Tất cả những người có nguy cơ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có
miễn dịch
d. Những người đang bị sốt
e. Những người đang dị ứng
21.Khoảng cách thích hợp giữa 2 lần tiêm chủng một loại vacxin để tạo miễn dịch
cơ bản là
a. 1 tuần
b. 2 tuần
c. 3 tuần
d. 1 tháng
e. 2 tháng
22.Huyết thanh cần được sử dụng cho đối tượng
a. Tất cả trẻ em
b. Tất cả người lớn
c. Những người đang nhiễm vi sinh vật gây bệnh
d. Những người khỏe mạnh
e. Những người đang sốt
23.Huyết thanh được đưa vào cơ thể bằng đường
a. Tĩnh mạch
b. Tiêm bắp
c. Uống
d. Chủng
e. Tất cả đều đúng
24.Trường hợp nào là miễn dịch tự nhiên?
a. Sau khi khỏi bệnh
b. Sau khi tiêm vacxin
c. Sau khi tiêm huyết thanh
d. Sau khi trẻ không còn bú mẹ

33
e. Sau khi tiêm kháng sinh
25.Vacxin, chọn câu đúng
a. Tiêu chuẩn an toàn rất quan trọng đối với vacxin chết
b. Khi đưa kháng nguyên vào cơ thể lần đầu kháng thể tạo ra có nồng độ
cao nhất vào tuần thứ nhất
c. Vacxin là một loại kháng thể nhân tạo
d. A, B đúng
e. Tất cả đều sai

34
BÀI 3. PHƯƠNG PHÁP LẤY BỆNH PHẨM BẢO QUẢN BỆNH PHẨM ĐỂ LÀM XÉT
NGHIỆM VI SINH – KÝ SINH TRÙNG

MỤC TIÊU
- Trình bày được mục đích của phươngg pháp lấy bệnh phẩm,bảo quản bệnh
phẩm để làm xét nghiệm vi sinh ký sinh trùng.
- Thực hiện được đúng quy trình kỹ thuật lấy bệnh phẩm và bảo quản bệnh phẩm
để làm xét nghiệm.

I. Đại cương
Trong việc thăm khám, chữa bệnh, ngoài việc khai thác các dấu hiệu lâm sàng
do thầy thuốc làm, còn phải làm các xét nghiệm nhằm mục đích:
- Giúp thầy thuốc chẩn đoán và theo dõi bệnh được chính xác, khách quan.
- Giúp cho việc chẩn đoán bệnh đạt kết quả tốt hơn.
Do đó, việc lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm rất quan trọng do đó phải chuẩn bị
và tiến hành lấy bệnh phẩm đúng kỹ thuật.
II. Kỹ thuật
2.1 Cách lấy máu để làm xét nghiệm
Có rất nhiều xét nghiệm về máu như xét nghiệm sinh hóa, tế bào, vi khuẩn...
Có hai cách: lấy máu tĩnh mạch và mao mạch.
2.1.1 Lấy máu tĩnh mạch
a. Chuẩn bị dụng cụ
- Vô khuẩn
+ Bơm tiêm (Tùy số lượng máu làm xét nghiệm)
+ Kim tiêm
- Những dụng cụ khác
+ Bông tẩm cồn
+ Lọ hoặc ống nghiệm dán nhãn tên, tuổi của bệnh nhân, số giường, khoa phòng.
Có chất chống đông hay không tùy loại xét nghiệm.
+ Dây ga rô
+ Khay quả đậu có nước
+ Túi giấy
+ Gối nhỏ bọc nylon
b. Chuẩn bị bệnh nhân
- Báo và giải thích cho bệnh nhân biết rõ về mục đích, việc làm (nếu bệnh nhân
tỉnh), bệnh nhi và bệnh nhân hôn mê phải giải thích cho người nhà bệnh nhân.
- Tay bệnh nhân phải sạch, nếu bẩn thì trước khi lấy máu phải rửa tay bệnh nhân
bằng xà phòng.
c. Tiến hành
- Cho bệnh nhân nằm thoải mái trên giường, nếu là trẻ nhỏ phải có người giữ để
trề khỏi giãy giụa.
- Chọn tĩnh mạch thích hợp thường lấy máu ở nếp gấp khuỷu tay (hệ thống M
tĩnh mạch), đặt gối ở dưới chỗ định lấy máu, trẻ nhỏ thường lấy ở tĩnh mạch

35
thóp, tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch thái dương, tĩnh mạch thấy rõ mà không di
chuyển.
- Lắp kim vào bơm tiêm và kiểm tra xem kim có thông không.
- Buộc gây ga rô cách chỗ tiêm 5cm về phía trên.
- Sát khuẩn da thật kỹ và để khô.
- Ðưa kim vào tĩnh mạch, mở dây ga rô (nếu thử máu về sinh hóa).
- Kéo lui nòng nhẹ nhàng và rút đủ số máu cần thiết tránh tạo bọt khí.
- Tháo dây ga rô, rút kim ra, ấn nhẹ bông nơi tiêm, bảo bệnh nhân gấp tay lại.
- Tháo kim ra, bơm máu nhẹ nhàng vào ống nghiệm, đậy nút lại.
+ Ðặt bơm tiêm chếch với thành ống nghiệm một góc 450.
+ Bơm từ từ máu theo thành ống để tránh làm vỡ hồng cầu.
- Gửi bệnh phẩm và giấy xét nghiệm đến phòng xét nghiệm.
d. Thu dọn và bảo quản dụng cụ
- Rửa bơm tiêm, kim tiêm với nước xà phòng thật sạch.
- Lau khô và gửi đi tiệt khuẩn.
e. Ghi hồ sơ
- Ngày giờ lấy máu
- Số lượng máu
- Loại xét nghiệm
- Tên người thực hiện
g. Những điểm cần 1ưu ý
- Chuẩn bị bệnh nhân cẩn thận trước khi lấy máu.
- Bơm, kim tiêm phải thật khô và vô khuẩn.
- Trường hợp cấy máu nên lấy trước khi dùng kháng sinh.
1.2.2 Lấy máu mao mạch
Áp dụng trong:
- Tìm ký sinh trùng sốt rét, lấy máu khi bệnh. nhân lên cơn sốt.
- Tìm ấu trùng giun chỉ: lấy máu lúc 12giờ trưa hoặc 24 giờ đêm.
a. Chuẩn bị dụng cụ
- 5 phiến kính thật sạch và khô, lựa 1 phiến kính có cạnh nhẵn đế làm kính kéo
- Kim vô khuẩn hoặc lan xét (lancett)
- Bông tẩm cồn
- Bông khô
- Bút chì, túi giấy
b. Chuẩn bị bệnh nhân: giống như phần lấy máu tĩnh mạch
c. Tiến hành
- Lau sạch đầu ngón tay, thường là ngón áp út hay dái tai, bằng tẩm cồn (Ngón
tay này ít sử dụng đến)
- Ðiều đường viên dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt đầu ngón tay nhân (tránh
máu bị lan rộng).
- Dùng kim đám một bên đầu ngón tay với động tác nhanh. Vết chích vừa phải để
máu trào lên thành giọt nhỏ khi bóp nhẹ.
- Lau bỏ giọt máu đầu.

36
- Lấy giọt máu thứ hai lên giữa kính, đặt cạnh kính chéo cho tiếp xúc với giọt
máu một góc 30. Ðợi máu phán tán qua kính 1 và 2.
- Ðẩy kính kéo lên phía trước với động tác đều và nhanh để có làn máu mỏng,
đều đặn, không dừng lại khi làn máu còn ngắn vì các tế bào chồng lên nhau.
- Lau khô ngón tay lần nữa, bóp nhẹ để có giọt máu lớn và tròn, để làm giọt máu
đặc.
- Cầm hai cạnh của kính phía đuôi làn máu, chấm đầu kia phiến kính vào đỉnh
giọt máu.Úp mặt kính có máu xuống phía dưới không cho kính chạm vào đầu
ngón tay.
- Dùng góc cạnh của kính trộn giọt máu theo chuyển động tròn đường kính làm
để tránh tan sợi fibrin, tránh che khuất ký sinh trùng.
- Ngừng động tác ngoáy ở trung tâm lớp máu tạo giọt máu có viền mỏng.
- Ghi tên bệnh nhân, số giường lên kính.
- Ðể khô gói lại, gửi phòng xét nghiệm.
d. Ghi hồ sơ
- Ngày giờ lấy máu.
- Tên người lấy.
e. Những điểm cần lưu ý
Ðừng làm giọt máu quá đặc vì khi khô sẽ bị nứt và tróc khỏi kính. Giọt máu
đặc vừa phải là khi giọt máu còn ướt, đặt kính lên tờ báo nhìn thấy chữ in.
- Làn máu mỏng phải thật mỏng không có sọc và loang - Các viền của làn máu
mỏng phải nằm trên kính.
2.2 Cách lấy đàm, phần, mủ để xét nghiệm
2.2.1 Chuẩn bị dụng cụ
- Khay vô khuẩn có phủ khăn vô khuẩn.
+ Bơm tiêm, kim tiêm
+ Tăm bông
+ Kẹp
- Dụng cụ khác:
+ Lọ nhỏ hấp hoặc luộc sạch
+ Phiến kính hoặc ống nghiệm vô khuẩn
+ Ðèn cồn
+ Khay quả đậu
Phải vô khuẩn khi thử về vi khuẩn
2.2.2 Tiến hành
a. Ðàm: Lấy đàm để tìm vi khuẩn.
- Áp dụng: trong những bệnh về hô hấp.
- Kỹ thuật:
+ Cho bệnh nhân đánh răng, xúc miệng làm bớt tạp khuẩn trong miệng và họng
+ Bảo bệnh nhân ho mạnh, khạc đàm vào vật chứa.
+ Dùng que lấy một chút đàm, cho vào ống tiệt khuẩn, đậy kín lại. Lấy chỗ có
đàm chứ không phải nước bọt.

37
+ Có thể dùng tăm bông vô khuẩn quệt vào niêm mạc miệng họng rồi phết lên
phiến kính hoặc để cả tăm bông vào ống nghiệm tiệt khuẩn gửi lên phòng xét
nghiệm. (Trường hợp bệnh nhân ít đàm, hoặc không khạc được đàm).
b. Phân
- Lấy phân nhằm mục đích:
+ Thử nghiệm sinh hóa: máu, sắc tố mật, mỡ.
+ Tìm vi khuẩn và ký sinh trùng đường ruột.
- Áp dụng: Trong những bệnh về tiêu hóa và những cơ quan liên quan như gan,
tụy...
- Kỹ thuật:
+ Cho bệnh nhân đi tiểu, hứng nước tiểu riêng. Trường hợp cấy vi khuẩn dùng
khay quả đậu to tiệt khuẩn và phải rửa hậu môn trước.
+ Cho bệnh nhân đi ngoài vào bô dẹt (không lẫn nước tiểu).
Dùng que lấy phân (10-15g) ngay chỗ giữa bãi phân đều hoặc nghi ngờ, cho
phân vào lọ đậy kín lại. Lấy phân nơi có đờm, máu, mủ trong bệnh lý amib.
- Chú ý:
+ Ðối với amip: khi trời lạnh phải giữ lọ phân ấm, gửi lên ngay phòng xét
nghiệm.
+ Dùng tăm bông cho vào hậu môn ngoáy rồi phết lên kính nếu cần tìm giun kim,
trứng giun.
- Những điểm cần lưu ý:
+ Trường hợp tìm máu trong phân, bệnh nhân phải kiêng ăn thịt nạc hoặc không
uống thuốc có chất sắt, bismuth trong vòng 48 giờ.
Lưu ý không nhầm lẫn máu từ bộ phận sinh dục.
+ Không lấy phân lẫn với nước tiểu.
c. Mủ
- Mục đích: Tìm các vi khuẩn gây mủ để trị bệnh. Làm kháng sinh đồ.
- Áp dụng trong các vết thương có mủ như áp xe vỡ hoặc chưa vỡ, lỗ rò....
- Kỹ thuật:
Vết thương hở:
- Phương pháp phết lên kính:
+ Mở vết thương.
+ Dùng tăm bông vô khuẩn lấy ít mủ, phết lên giữa phiến kính, để khô, đặt một
phiến kính khác lên trên. Ðể khô tự nhiên hoặc hơ lên lửa nhưng không hơ nóng
quá làm hỏng bệnh phẩm.
+ Dán nhãn vào mẫu, gửi ngay lên phòng xét nghiệm:
+ Rửa và băng vết thương lại.
- Phương pháp bỏ vào ống nghiệm:
+ Mở nắp ống nghiệm, hơ miệng ống nghiệm trên lửa (đèn cồn).
+ Dùng bơm tiêm hút mủ cho vào ống hoặc điều dưỡng dùng tăm bong lấy mủ
cho vào ống nghiệm. Bẻ bỏ đầu que đã cầm ở tay.
+ Hơ miệng ống lại lần thứ hai, đốt viên bông đút ống rồi đậy lại.

38
Trường hợp ổ mủ chưa vỡ: Sát khuẩn da của bọc mủ, đâm kim vào hút mủ, bơm
mủ vào ống nghiệm hoặc phết lên phiến kính. Trường hợp mủ ít: đậy đầu kim,
giữ nguyên bơm tiêm, gửi ngay lên phòng xét nghiệm. Việc đâm kirn vào bọc
mủ do bác sĩ thực hiện.
+ Rửa tất cả các dụng cụ vòi nước và xà phòng thật sạch, lau khô rồi gửi đi tiệt
khuẩn.
d. Ghi hồ sơ
- Ngày giờ lấy bệnh phẩm.
- Chất thử.
- Loại thuốc đã sử dụng (nếu có).
- Tên điều dưỡng viên thực hiện.
2.3 Cách lấy nước tiểu xét nghiệm
2.3.1 Chuẩn bị dụng cụ
- Một khay thông tiểu như trong bài thông tiểu.
- Ống nghiệm vô khuẩn nếu thử nghiệm về vi khuẩn.
- Bình chứa nước tiểu có vạch đo thể tích.
- Ðèn cồn.
- Vải cao su (tấm nylon).
- Bình phong.
2.3.2 Tiến hành
Có nhiều cách:
a. Kiểm tra nước tiểu về số lượng, màu sắc trong 4 giờ
Khoảng 8giờ sáng cho bệnh nhân đi tiểu để lấy hết nước ở bàng quang, xong đổ
nước tiểu ấy đi, lấy bình nước tiểu sạch, ghi tên bệnh nhân, số giường. Cho
bệnh nhân
chứa tất cả các nước tiểu ngày hôm đó trong bình. Ðến 8h sáng hôm sau báo
bệnh nhân đi tiểu lần cuối vào bình. Sau đó đo số lượng nước tiểu 24 giờ. Ghi
vào hồ sơ.
- Cần dặn bệnh nhân hứng nước tiểu mỗi khi đi tiểu.
- Bình nước tiểu đậy kín để chỗ mát.
- Tránh cho nước tiểu phân hủy, dùng các dung dịch:
+ Cho thymol trong rượu 1% 1ml/100ml nước tiểu.
+ 1 giọt phenol trong 30ml nước tiểu.
b. Kiểm tra tế bào và ký sinh trùng
- Rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng xà phòng nước hoặc thuốc sát khuẩn và nước
chín.
- Bệnh nhân đi tiểu, bỏ phần nước tiểu đầu. Lấy phần giữa cho vào ống nghiệm.
Nên lấy vào buổi sớm.
- Gửi ngay lên phòng xét nghiệm: để tránh amoniac trong nước tiểu trở thành
kiềm làm hủy hoại tế bào.
c. Tìm vi khuẩn
- Nữ: thông tiểu, thủ thuật phải được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo vô
khuẩn tuyệt đối.

39
- Nam:
+ Sát khuẩn quy đầu, đầu niệu đạo, rửa lại bằng nước vô khuẩn.
+ Bỏ nước tiểu đầu, lấy phần giữa.
+ Cho nước tiểu vào ống nghiệm vô khuẩn.
Nhớ hơ miệng ống nghiệm trước và sau khi lấy nước tiểu trên ngọn lửa đèn cồn.
- Trẻ em gái sơ sinh:
+ Rửa kỹ bộ phận sinh dục.
+ Ðắp lên âm hộ một lớp bông thấm nước vô khuẩn.
+ Sau khi trẻ tiểu xong, vắt bông lấy nước tiểu.
- Trẻ em trai:
+ Rửa bộ phận sinh dục ngoài.
+ Ðể dương vật trẻ vào ống nghiệm vô khuẩn, cố định bằng băng dính.
c. Lấy nước tiểu theo giờ.
Tùy theo chỉ định, thường áp dụng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Có thể lấy nước tiểu từ 6-12giờ; 12-18giờ; 18-24giờ; 24-6giờ.
Lấy tất cả nước tiểu bệnh nhân đi tiểu hoặc:
- Từ trước bữa ăn sáng đến bữa ăn trưa.
- Từ trước bữa ăn trưa đến trước bữa ăn tối.
- Từ trước bữa ăn tối đến 24giờ.
- Từ 24giờ đến trước bữa ăn sáng.
Chứa nước tiểu trong một bình riêng lắc đều, lấy 50ml nước tiểu gửi ngay lên
phòng xét nghiệm.
Lấy nước tiểu 1 giờ hoặc 2 giờ trong trường hợp:
- Bệnh nhân bị nhiễm acid.
- Bệnh nhân hôn mê (Tìm đường và aceton)
Lưu ý:
- Lấy nước tiểu trước khi ăn.
- Lấy nước tiểu khi tiêm Insulin.
2.3.3 Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ
- Rửa sạch tất cả dụng cụ với xà phòng và nước.
- Lau khô và gửi đi tiệt khuẩn.
2.3.4 Ghi hồ sơ
- Ngày giờ lấy bệnh phẩm.
- Loại xét nghiệm.
- Tên điều dưỡng viên thực hiện
2.4 Cách bảo quản và gửi bệnh phẩm
- Tất cả các loại bệnh phẩm nên cho vào chai môi trường chuyên chở
caryblair với que tẩm bệnh phẩm. Ngoại trừ máu phải cho vào chai hay ống môi
trường cấy máu.
- Nếu cần gửi đi xa, nên hàn nắp chai môi trường chuyên chở bằng paraffin
và cho vào một hộp có hai lớp, chèn bông cẩn thận để khỏi vở. Phiếu thử
nghiệm gửi kèm theo giữa hai lớp của hộp.
- Phải gửi ngay đến phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ.

40
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Bệnh phẩm xét nghiệm, chọn câu đúng


a. Lấy bệnh phẩm không đúng kỹ thuật sẽ làm kết quả xét nghiệm sai lệch
b. Lọ đựng phân ký sinh trùng ruột phải vô khuẩn
c. Tùy vào từng loại vi sinh vật mà phương pháp lấy bệnh phẩm khác nhau
d. A, C đúng
e. Tất cả đều đúng
2. Trong việc thăm khám, chữa bệnh, ngoài việc khai thác các dấu hiệu lâm sàng
do thầy thuốc làm, còn phải làm các xét nghiệm nhằm mục đích
a. Giúp thầy thuốc theo dõi bệnh được chính xác
b. Giúp cho việc chẩn đoán bệnh chủ quan hơn
c. Giúp cho việc chẩn đoán bệnh đạt kết quả tốt hơn
d. A, C đúng
e. Tất cả đều đúng
3. Tĩnh mạch thường được chọn để lấy máu làm xét nghiệm ở trẻ em
a. Ở nếp gấp khuỷu tay (hệ thống M tĩnh mạch)
b. Ở tĩnh mạch thóp, tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch thái dương
c. Tĩnh mạch thấy rõ mà không di chuyển
d. B, C đúng
e. Tất cả đều đúng
4. Khi lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm, ta nên buộc dây ga rô thế nào?
a. Buộc cách chỗ tiêm 5cm về phía trên
b. Buộc cách chỗ tiêm 5cm về phía dưới
c. Buộc cách chỗ tiêm 10cm về phía trên
d. Buộc cách chỗ tiêm 10cm về phía dưới
e. Tất cả đều sai
5. Lấy máu mao mạch làm xét nghiệm được áp dụng trong trường hợp nào
a. Tìm ký sinh trùng sốt rét, lấy máu khi bệnh nhân lên cơn sốt.
b. Tìm ấu trùng giun chỉ: lấy máu lúc 12giờ trưa hoặc 24 giờ đêm.
c. Tìm ấu trùng sán lá gan: lấy máu khi bệnh nhân sốt
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
6. Lấy máu mao mạch làm xét nghiệm thường lấy ở dái tai hay ở ngón tay nào sau
đây
a. Ngón áp út
b. Ngón áp út
c. Ngón trỏ
d. Ngón cái
e. Tất cả đều đúng

41
7. Những điều cần lưu ý khi lấy máu mao mạch làm xét nghiệm, ngoại trừ
a. Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt đầu ngón tay bệnh nhân (tránh máu
bị lan rộng)
b. Dùng kim đâm một bên đầu ngón tay với động tác nhanh, vết chích vừa
phải để máu trào lên thành giọt nhỏ khi bóp nhẹ
c. Lau bỏ giọt máu đầu, lấy giọt máu thứ hai lên giữa kính, đặt cạnh kính
chéo cho tiếp xúc với giọt máu một góc 30
d. Giọt máu đặc vừa phải là khi giọt máu còn ướt, đặt kính lên tờ báo nhìn
thấy chữ in
e. Làn máu phải thật đặc để làm tăng khả năng phát hiện nguyên nhân gây
bệnh
8. Những điểm cần lưu ý khi tìm phân trong máu
a. Bệnh nhân phải kiêng ăn thịt nạc
b. Không uống thuốc có chất sắt, bismuth trong vòng 48 giờ
c. Lưu ý không nhầm lẫn máu từ bộ phận sinh dục
d. B, C đúng
e. Tất cả đều đúng
9. Tránh cho nước tiểu phân hủy, người ta có thể dùng các dung dịch
a. Cho thymol trong rượu 1% 1ml/100ml nước tiểu
b. Nhỏ 1 giọt phenol trong 30ml nước tiểu
c. Không có biện pháp bảo quản nước tiểu
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
10.Những điều cần lưu ý khi bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm
a. Tất cả các loại bệnh phẩm kể cả máu nên cho vào chai môi trường
chuyên chở Cary Blair với que tẩm bệnh phẩm
b. Nếu cần gửi đi xa, nên hàn nắp chai môi trường chuyên chở bằng
paraffin và cho vào một hộp có hai lớp, chèn bông cẩn thận để khỏi vở.
c. Phiếu thử nghiệm gửi kèm theo giữa hai lớp của hộp, phải gửi ngay đến
phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ
d. B, C đúng
e. Tất cả đều đúng

42
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VI SINH – KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH THƯỜNG
GẶP
BÀI 1 . MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP

MỤC TIÊU
- Trình bày được các khái niệm, đặc điểm, tính chất của một số loại vi khuẩn.
- Trình bày được các phương pháp chẩn đoán, phòng và trị bệnh của một số loại
bệnh do vi khuẩn.

1.Nhiễm khuẩn
Trong cuộc sống hàng ngày con người và vi sinh vật luôn luôn tiếp xúc với
nhau. Trong một hoàn cảnh nhất định, vi sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể
con người tạo nên một phản ứng phức tạp ta gọi chung là nhiễm khuẩn.
1.1 Vi sinh vật gây bệnh
- Độc lực: Là sức gây bệnh. Nhiều hay ít, nặng hay nhẹ là do độc tố và một số
chất khác do vi khuẩn sản sinh ra trong quá trình chuyển hoá.
- Số lượng mầm bệnh: Vi sinh vật khi vào cơ thể cần một số lượng nhất định mới
gây được bệnh, bởi vì cơ thể có chức năng tự bảo vệ đến một mức độ nhất định
nên nếu số lượng xâm nhập quá ít thì bị cơ thể tiêu diệt mà không gây được
bệnh.
- Đường xâm nhập: Có những vi sinh vật mặc dù có đủ số lượng và độc lực
nhưng khi xâm nhập vào cơ thể bằng con đường không thích hợp thì vẫn không
gây được bệnh.
1.2 Tính chất phản ứng của cơ thể:
Vi sinh vật có xâm nhập được vào cơ thể để gây ra các biểu hiện bệnh lí hay
không là tuỳ thuộc vào các yếu tố. Hàng rào bảo vệ của cơ thể: Bao gồm một số
yếu tố bước đầu có tác dụng ngăn chặn vi sinh vật
1.3 Môi trường
- Môi trường tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, địa dư... đều có ảnh
hưởng đến quá trình phát sinh bệnh truyền nhiễm.
- Hoàn cảnh xã hội: Bệnh truyền nhiễm thường gặp nhiều ở những nước đang
phát triển hơn là ở các nước phát triển, nơi mà hoàn cảnh sống các điều kiện vệ
sinh ăn ở thấp.
2.Truyền nhiễm
2.1 Nguồn gốc bệnh truyền nhiễm
Có thể chia thành 2 loại:
- Bên ngoài: Người truyền bệnh cho người. Cũng có nhiều bệnh truyền nhiễm do
động vật truyền cho người.
Ví dụ: dịch hạch (chuột), bệnh dại (chó), bệnh than (trâu, bò).

43
- Bên trong: Có một số vi khuẩn bình thường vẫn sống ở da hoặc trong cơ thể
người mà không gây bệnh gì. Tuy nhiên lúc cơ thể suy yếu, sức đề kháng sút
kém thì chúng phát triển mạnh mẽ và gây bệnh.
2.2 Phương thức truyền nhiễm
- Truyền nhiễm do tiếp xúc
- Truyền nhiễm qua đường hô hấp
- Truyền nhiễm qua đường tiêu hoá
- Truyền nhiễm do côn trùng tiết túc đốt
2.3 Đặc điểm quá trình sinh bệnh
Mỗi loại vi sinh vật chỉ gây một loại bệnh truyền nhiễm nhất định. Diễn biến
của bệnh gồm các giai đoạn: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn tiền phát, giai đoạn
toàn phát và giai đoạn kết thúc hoặc bệnh nhân bình phục hoặc chết.
Thời kỳ ủ bệnh ngắn hay dài tuỳ thuộc vào số lượng, độc lực của vi khuẩn và
tính chất phản ứng của từng cơ thể. Mặt khác sau khi xâm nhập, vi khuẩn phải
cần một thời gian để sinh sản tới số lượng nhất định hay đủ lượng độc tố để gây
bệnh.
Nhưng không phải tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng và dấu hiệu điển hình
nên muốn xác định bệnh truyền nhiễm phải cần phải xét nghiệm mới quyết định
được.
2.4 Các hình thức biểu hiện của bệnh truyền nhiễm
- Biểu hiện cục bộ và toàn thân: Bệnh truyền nhiễm là kết quả của tác dụng qua
lại giữa cơ thể với vi sinh vật. Nếu sức đề kháng của cơ thể mạnh, độc lực của
vi sinh vật yếu thì vi sinh vật chỉ phát triển trong một giới hạn nhất định như
mụn đầu đinh là biểu hiện cục bộ nhiễm tụ cầu vàng. Nếu sức đề kháng cơ thể
kém, độc lực vi sinh vật cao va số lượng tăng nhanh thì sẽ gây nhiễm toàn thân.
- Biểu hiện cấp tính và mạn tính: Bệnh phát triển nhanh, quá trình bệnh tương đối
ngắn gọi là nhiễm khuẩn cấp tính.
3.Các cầu khuẩn gây bệnh
Cầu khuẩn (cocci) là những vi khuẩn hình cầu, hiếu khí tuyệt đối hoặc kỵ khí
tùy tiện. Thường gặp 3 loại cầu khuẩn gây bệnh cho người:
- Các cầu khuẩn Gram dương thuộc loại tụ cầu (Staphyloccus)
- Các cầu khuẩn Gram dương thuộc loại liên cầu (Streptococcus) và song cầu
(Diphlococcus)
- Các cầu khuẩn Gram âm thuộc loại Neisseria
3.1 Tụ cầu (Staphyloccus)
Rober. Koch mô tả từ năm 1878. Tụ cầu có nhiều loại: có loại gây bệnh
như tụ cầu vàng có loại không gây bệnh chỉ ký sinh ở da và niêm mạc.
3.1.1 Đặc điểm sinh học
- Hình thể: trong bệnh phẩm, tụ cầu xếp thành đôi hoặc đám như chum nho
không di động không sinh nha bào và thường không có vỏ, đường kính 0,8-
1µm.

- Các chất do tụ cầu sinh ra

44
+ Các độc tố: dung tiết tố, độc tố diệt bạch cầu, độc tố ruột
+ Các enzym :
Coagulase
Desoxyribonuclease
Fibrinolysin
Hyaluronidasc
Penicillinase

3.1.2 Nuôi cấy


Tụ cầu vàng thuộc loại dễ nuôi cấy, phát triển được ở nhiệt độ 10-45 0C và nồng
độ muối cao tới 10%. Thích hợp được ở điều kiện hiếu khí và kỵ khí
3.1.3 Khả năng đề kháng
Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi
khuẩn không có nha bào khác. Nó bị diệt ở 80 0C trong một giờ. Tụ cầu vàng
cũng có thể gây bệnh sau một thời gian dài tồn tại ở môi trường.
1.1.4 Khả năng gây bệnh
Người là túc chủ bình thường của tụ cầu. Tụ cầu có thể lan truyền trực tiếp
nhưng thông thường là lây gián tiếp. Tụ cầu thường gây nên các tổn thương
mưng mủ. Bệnh thường gặp là:
- Các nhiễm khuẩn ngoài da
- Nhiễm khuẩn huyết
- Nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp tính
- Viêm phổi nguyên phát, thứ phát
3.1.5 Chẩn đoán vi sinh vật
Chủ yếu dựa vào phân lập. Nói chung chẩn đoán dễ dàng, chỉ cần lấy bệnh
phẩm (máu, mủ, nước tiểu, nước não tủy…). Tránh bội nhiễm từ bênh ngoài.
Lấy đúng vị trí và đúng thời gian. Trong trường hợp bệnh phẩm là máu có thể
lấy nhiều lần.
3.1.6 Phương pháp lấy bệnh phẩm
Dùng tâm bông lấy mủ ở các mụn nhọt, vết thương hở có mủ, chất nôn, thức ăn.
Dùng bơm tiêm lấy mủ ở các ổ kín, lấy máu của những bệnh nhân nhiễm trùng
huyết. Bệnh phẩm phải được bảo quản chu đáo để đưa về phòng xét nghiệm.
3.1.7 Phòng và trị bệnh
a. Phòng bệnh
Phòng bệnh nhiễm khuẩn tụ cầu chủ yếu là vệ sinh môi trường, quần áo và thân
thể vì tụ có rất nhiều ở những nơi này. Đặc biệt là vệ sinh môi trường bệnh viện
để chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
b. Điều trị

45
Làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp
Dùng vacxin gây miễn dịch chống tụ cầu
3.2 Liên cầu (Streptococcus)
Dựa vào đặc tính sinh học có thể phân biệt thành các nhóm A, B, C, D
3.2.1 Đặc điểm sinh học
- Hình thể: Liên cầu là những cầu khuẩn xếp thành chuỗi, uốn khúc, dái ngắn
khác nhau không di động đôi khi có vỏ, đường kính 0,6-1µm bắt màu Gram
dương.

- Các enzym
+ Dung huyết tố: Streptolysin O
Streptolysin S
Hai loại dung huyết này có độc tính cao, có khả năng gây độc với tim và não
Proteinase
3.2.2 Tính chất nuôi cấy
Liên cầu là những vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy tiện. Nhiệt độ thích hợp là 37 0C Khả
năng đề kháng: liên cầu dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các hóa chất thông
thường
3.2.3 Khả năng gây bệnh
Liên cầu có ở tị hầu và ruột
- Bệnh do liên cầu nhóm A
+ Nhiễm khuẩn ngoài da: eczema, nhiễm khuẩn vết thương, viêm tị hầu
+ Các nhiễm khuẩn khu trú thứ phát: nhiễm khuẩn huyết sau nhiễm khuẩn tử
cung, da, tị hầu. Viêm màng trong tim, viêm thận, viêm phổi, viêm màng não.
+ Bệnh thấp tim
- Bệnh do liên cầu nhóm D: Thường gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu có khả
năng đề kháng với penicillin
- Bệnh do các liên cầu nhóm khác (B C): Gặp trong các nhiễm khuẩn tiến triển
chậm, bệnh thường nhẹ.
3.2.4 Chẩn đoán vi sinh
Xét nghiệm các bệnh phẩm từ nơi tổn thương: máu, nước não tủy, áp xe chưa
vỡ. Chú ý, khi lấy bệnh phẩm phải tuyệt đối vô khuẩn.
Có thể xét nghiệm trực tiếp, phân lập vi khuẩn và tìm kháng thể trong máu bệnh
nhân
3.2.5 Phòng và trị bệnh
a. Phòng bệnh

46
Chưa có vacxin hữu hiệu. Cần phát hiện sớm những ổ nhiễm khuẩn ở da, họng
do
liên cầu nhóm A gây nên để kịp thời điều trị tránh nhiễm trùng thứ phát.
b. Điều trị
Dựa vào kháng sinh đồ, chọn kháng sinh phù hợp
3.3 Phế cầu (Streptococcus phneumoniae)
3.3.1 Đặc điểm sinh học
- Hình thể: Phế cầu là những cầu khuẩn hình ngọn nến, đường kính 0,5-1,25µm
thường xếp đôi, phía đầu giống nhau giáp vào nhau. Gram dương không di
động, không sinh nha bào. Trong bệnh phẩm thường có vỏ.

- Tính chất nuôi cấy: Vi khuẩn thích hợp ở 370C hiếu khí và kỵ khí tùy tiện
- Sức đề kháng: dễ bị tiêu diệt bởi hóa chất sát khuẩn thông thường và nhiệt độ
(600C trong 30 phút)
3.3.2 Khả năng gây bệnh
Phế cầu có thể gây bệnh đường hô hấp. Ngoài ra phế cầu còn gây viêm xoang,
viêm họng, viêm màng não, viêm màng bụng, màng tim, viêm thận, viêm tinh
hoàn.
3.3.3 Chẩn đoán vi sinh
Chủ yếu là chẩn đoán trực tiếp phân lập từ bệnh phẩm
3.3.4 Lấy bệnh phẩm
Lấy bệnh phẩm từ họng, mũi bằng tăm bông mềm hoặc máu hoặc chất hút từ
phổi…
3.3.5 Phòng và trị bệnh
a. Phòng bệnh
- Cách ly bệnh nhân
- Dùng vacxin Polysacharid của vỏ phế cầu có thể ngăn cản những nhiễm phế cầu
nặng (Viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết)
b. Điều trị
Phế cầu khuẩn vẫn còn nhạy cảm với các kháng sinh thông thường. Người ta
thường dùng penicillin hoặc cephalosporin để điều trị.
3.4 Não mô cầu (Neisseria meningitides)
Não mô cầu được tìm thấy năm 1887. Đó là một vi khuẩn ký sinh tuyệt đối ở
người và có thể gây bệnh viêm màng não – tủy thành dịch lớn ở người. Bệnh
hay gặp ở thanh thiếu niên.
3.4.1 Đặc điểm sinh học

47
- Hình thể: Song cầu hình hạt cà phê, bắt màu Gram âm, đứng riêng lẻ hoặc đứng
thành đám nhỏ (2 hoặc 3 đôi), một số nằm trong bạch cầu đa nhân. Kích thước
khoảng 1µm.

- Tính chất nuôi cấy: não mô cầu chỉ mọc tốt trên các môi trường có nhiều chất
dinh dưỡng như thạch máu, chocolat và cần khí trường từ 5 – 8% CO 2. Nhiệt độ
tối ưu là 370C, nhưng chúng có thể mọc được trong khoảng nhiệt độ từ 25 –
420C
- Sức đề kháng: Trong nước não tủy, não mô cầu chỉ tồn tại 3-4 giờ. Sau khi ra
ngoài cơ thể, bị tiêu diệt nhanh bởi nhiệt độ (55 0C trong 30 phút hoặc 600C
trong 10 phút) lạnh ít bị ảnh hưởng (có thể tồn tại ở -20 0C)
3.4.2 Khả năng gây bệnh
Thường thấy ở niêm mạc đường hô hấp trên. Trong một số điều kiện nào đó, vi
khuẩn gây viêm hầu họng, ở một số người vi khuẩn gây nên viêm màng não
tủy. Bệnh truyền nhiễm theo đường hô hấp.
Não mô cầu còn có thể gây nhiễm khuẩn huyết rất nặng, kèm theo ban xuất
huyết và shock nhiễm khuẩn.
3.4.3 Chẩn đoán vi sinh
Các bệnh phẩm (máu, nước não tủy, ngoáy họng), chuyển ngay tới phòng xét
nghiệm càng sớm càng tốt vì ra ngoại cảnh vi khuẫn chết rất nhanh. Chủ yếu
chẩn đoán trực tiếp hoặc phân lập vi khuẩn bằng nuôi cấy.
3.4.4 Phòng và trị bệnh
a. Phòng bệnh
Phải phát hiện sớm và cách ly những người nghi ngờ
b. Trị bệnh
Kháng sinh chọn lọc hiện nay là Penicillin
3.5 Lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae)
3.5.1 Đặc điểm sinh học
a. Hình thể: Vi khuẩn lậu là những song cầu hình hạt cà phê 2 mặt úp vào nhau,
bắt màu Gram âm. Thường nằm trong tế bào bạch cầu đa nhân trung tính bị phá
hủy. Trong trường hợp lậu mãn tính vi khuẩn phần lớn nằm ngoài tế bào. Kích
thước khoảng 1µm.

48
b. Nuôi cấy: Vi khuẩn lậu khó nuôi cấy
c. Sức đề kháng:
- Vi khuẩn lậu cầu thường dễ bị bất hoạt khi ở ngoài tế bào: 55 0C vi khuẩn lậu
chết sau 5 phút, trong điều kiện khô và giàu oxy vi khuẩn lậu chết sau 1-2 giờ.
Nhiệt độ lạnh vi khuẩn lậu chết nhanh, do vậy không bao giờ giữ bệnh phẩm ở
điều kiện lạnh.
- Với hóa chất: phenol 1%, mercuric chloric 0,01%, formol 0,1%, sublime 0,1%
vi khuẩn chết sau 1-6 phút tiếp xúc
3.5.2 Khả năng gây bệnh
- Vi khuẩn lậu gây bệnh lậu cho người ở mọi lứa tuổi. Bệnh liên quan chặt chẽ
với hoạt động tình dục
- Viêm niệu đạo cho cả nam và nữ
- Viêm trực tràng
- Nhiễm lậu cầu ở họng
- Bệnh lậu ở trẻ em thường biểu hiện lậu ở mắt do lây vi khuẩn từ mẹ trong chu
kỳ sinh, phổ biến nhất là chảy mủ kết mạc sau sinh 1-7 ngày.
3.5.3 Phương pháp lấy bệnh phẩm
Nếu lấy bệnh phẩm vào các buổi sáng trước khi đi tiểu
- Nam: Lấy mủ ở quy đầu bằng tăm bông kết hợp với nặn niệu đạo
- Nữ: Lấy mủ dịch ở cổ tử cung, mủ ở túi cùng âm đạo
3.5.4 Phòng và trị bệnh
a. Phòng bệnh: Chủ yếu là giải quyết nạn mại dâm. Dùng bao cao su khi quan hệ
tình dục.
b. Trị bệnh: Cần phải làm kháng sinh đồ, lựa chọn kháng sinh thích hợp cho việc
điều trị. Có thể dùng ceftriaxon và cefotaxim để điều trị.
4.Các trực khuẩn gây bệnh
4.1Trực khuẩn gây bệnh đường ruột (Entero bacteriaceae)
Họ trực khuẩn đường ruột gồm các trực khuẩn Gram âm phát triển tốt trên các
môi trường nhân tạo thông thường. Không có nha bào, thường có lông ở quanh
thân (một số ít không có lông như trực khuẩn lỵ).
Các trực khuẩn gây bệnh đường ruột quan trọng là:
- Salmonella
- Shigella
- Escherichia Coli
Sau ba vi khuẩn gây bệnh quan trọng trên đến Klebsiella pneumonia và proteus
còn nhiều trực khuẩn đường ruột khác ít có vai trò gây bệnh.

49
4.2Trực khuẩn thương hàn
4.2.1 Đặc tính sinh học
- Hình thể: Trực khuẩn nhỏ Gram âm rất ít di động nhờ có lông xung quanh
mình, không có vỏ, không có nha bào, dài 0,6 – 0,8µm.

- Nuôi cấy: Salmonella là trực khuẩn hiếu kỵ khí tùy tiện, phát triển được trên các
môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ thích hợp là 37 0C.
- Sức đề kháng: Có thể tồn tại trong nước 2-3 tuần, trong nước đá 2-3 tháng,
trong phân bệnh nhân tồn tại 2-3 tháng. Đun sôi 5 phút vi khuẩn bị giết chết
hoặc tiếp xúc với phenol 5%, clorua thủy ngân 1/500.
4.2.2 Khả năng gây bệnh
- Các Salmonella gây bệnh thương hàn và phó thương hàn. Bao gồm S.typhi và
các S.paratyphi A, B, C gây bệnh cho người.
Salmonella theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào đường tiêu hóa, sau đó vào
hệ thống bạch huyết rồi vào máu.
Trong máu và hệ thống bạch huyết trực khẩn thương hàn bị các tế bào đơn nhân
to tiêu diệt làm giải phóng các nội độc tố. Nội độc tố tác động lên thần kinh gây
sốt kéo dài, liên tục, li bì, nhịp tim chậm (mạch và nhiệt độ phân ly) và huyết áp
giảm. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh thương hàn ở thời kỳ chưa có kháng
sinh đặc hiệu chữa thương hàn.
- Các Salmonella gây bệnh viêm dạ dày (nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn). Sau
vài giờ 10 – 48 giờ vi khuẩn xâm nhập đường tiêu hóa giải phóng ra nội độc tố
gây ra các triệu chứng cấp tính: nôn, ỉa chảy. Các Salmonella lan tràn từ dạ dày
đến ruột và không bao giờ vi khuẩn xâm nhập vào máu.
4.2.3 Chẩn đoán vi sinh
Từ bệnh phẩm là phân hoặc chất nôn, thức ăn bị ô nhiễm, người ta phân lập vi
khuẩn như đối với trực khuẩn thương hàn.
Chẩn đoán vi sinh bằng 3 loại xét nghiệm: Cấy máu trong tuần đầu tiên của
bệnh, cấy phân trong tuần lễ thứ 2 và 3, làm phản ứng huyết thanh chẩn đoán
Widal. Cấy máu phân lập được vi khuẩn thương hàn là xét nghiệm có giá trị
hơn cả.
4.2.4 Lấy bệnh phẩm
Dùng bơm tiêm để lấy máu, dùng tăm bông hoặc ống thông để lấy phân và chất
nôn
4.2.5 Phòng và trị bệnh
 Phòng bệnh
- Vệ sinh ăn uống. Cung cấp và xử lý nước sạch
- Quản lý, xử lý phân

50
- Chẩn đoán sớm, cách ly kịp thời, xử lý chất thải của bệnh nhân
- Dùng vacxin phòng thương hàn đưa vào cơ thể bằng đường tiêm
 Điều trị
Hiện nay Salmonella đã kháng nhiều loại kháng sinh nên tốt nhất là làm kháng
sinh đồ và chọn kháng sinh thích hợp.
4.3Trực khuẩn lỵ (Shigella)
Các trực khuẩn lỵ được chia thành 4 nhóm
- Nhóm A
- Nhóm B
- Nhóm C
- Nhóm D
Hai nhóm A, B thường gặp ở Việt Nam
4.3.1 Đặc điểm sinh học
- Hình thể: Trực khuẩn nhỏ, Gram âm, không có long, không có vỏ, không nha
bào. Dạng mãnh dài 1-3µm, rộng 0,5-0,6µm.

- Tính chất nuôi cấy: Shigella là vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy tiện nhưng phát triển tốt
trong điều kiện hiếu khí, phát triển được trên các môi trường nuôi cấy thông
thường, nhiệt độ thích hợp là 370C.
- Sức đề kháng: Khả năng đề kháng của Shigella kém.
4.3.2 Khả năng gây bệnh
- Trực khuẩn lỵ theo thức ăn và nước uống vào đường tiêu hóa cư trú ở đại tràng.
Giải phóng ra nội độc tố gây các dấu hiệu đặc trưng của bệnh lỵ. Đồng thời độc
tố cũng tác động lên thần kinh giao cảm làm tăng nhu động ruột.
- Bệnh lỵ trực khuẩn rất ít khi trở thành mạn tính
4.3.3 Chẩn đoán vi sinh
Bệnh phẩm là nơi có nhầy máu trong phân. Sau khi có bệnh phẩm phải cấy
truyền ngay càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán gián tiếp ít có giá trị
4.3.4 Phòng và trị bệnh
 Phòng bệnh
- Hiện nay chưa có vacxin phòng ngừa
- Thực hiện vệ sinh ăn uống, sử dụng nước sạch, diệt ruồi, xử lý phân.
- Phát hiện sớm và cách ly bệnh nhân
 Điều trị
Hiện nay Shigella kháng có tỷ lệ kháng sinh cao nên tốt nhất là làm kháng sinh
đồ và chọn kháng sinh thích hợp.

51
4.4Escherichia Coli
4.4.1 Đặc điểm sinh học
- Hình thể : trực khuẩn nhỏ, ngắn, Gram âm, có nhiều lông quanh mình và có thể
có vỏ, đứng riêng lẻ.

- Vai trò của E.coli: E.coli là vi khuẩn chiếm nhiều nhất trong số vi khuẩn hiếm
khí sống ở đường tiêu hóa (chủ yếu ở ruột già). E.coli có mặt trong phân của trẻ
sơ sinh sau khi sinh một thời gian ngắn. Vi khuẩn này cộng sinh với cơ thể góp
phần tiêu hóa thức ăn, sản xuất một số vitamin và giữ thăng bằng sinh thái các
vi khuẩn sống ở đường tiêu hóa.
- Sức đề kháng: E. coli có sức đề kháng kém
4.4.2 Khả năng gây bệnh
Viêm đường tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, đường ruột, đường hô hấp và nhiễm
khuẩn huyết. Nhưng quan trọng nhất là gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em, biểu hiện
bằng ỉa chảy. Đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh xảy ra có tính chất dịch tễ và gây
tử vong khá cao.
4.5Phẩy khuẩn tả (Vibirio cholera)
4.5.1 Đặc điểm sinh học
- Hình thể: Vi khuẩn tả là loại trực khuẩn hơi cong. Bắt màu Gram âm, không có
vỏ, không sinh nha bào, có một lông ở đầu, có khả năng di động mạnh. Phẩy
khuẩn tả có hơn 60 nhóm huyết thanh nhưng chỉ có nhóm 1 gây dịch tả.

- Tính chất nuôi cấy: Vi khuẩn tả rất hiếu khí, có thể phát triển tốt trong môi
trường kiềm (pH 8,5-9,5) và nồng độ NaCl cao (3%), nhiệt độ thích hợp 37 0C.
- Đề kháng: có sức đề kháng yếu với tác nhân lý hóa, trừ pH kiềm (7,5-8,5), có
thể sống 1 giờ trong phân, một số ngày trong nước.
4.5.2 Khả năng gây bệnh
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng đường ăn uống, vi khuẩn phát triển trong
ruột non và tiết ra độc tố ruột.

4.5.3 Chẩn đoán vi sinh

52
- Bệnh phẩm là phân và chất nôn. Nếu không xét nghiệm ngay (trước 2 giờ) thì
phải cấy vào môi trường bảo quản Carry-Blair.
- Chẩn đoán huyết thanh không làm vì kết quả chậm
4.5.4 Phòng và trị bệnh
 Phòng bệnh
- Vệ sinh ăn uống, sử dụng nước sạch, diệt ruồi, xử lý chất thải chất nôn của bệnh
nhân.
- Khi có dịch tả phải thông báo ngay và kịp thời thực hiện các biện pháp bao vây
dịch.
- Có 2 loại vacxin sử dụng theo đường uống: vacxin sống giảm độc lực và vacxin
chết dùng cho mọi đối tượng.
 Điều trị
- Bù nước và điện giải có tầm quan trọng hàng đầu để cứu sống bệnh nhân.
- Để điều trị bệnh tả thường dùng tetracycline, chloramphenicol hoặc bactrim.
Tuy nhiên, cũng đã có tài liệu công bố phát hiện được vi khuẩn tả kháng thuốc
kháng sinh.
4.6 Trực khẩn gây bệnh khác
4.6.1 Trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphteriae)
Trực khuẩn bạch hầu gây bệnh nguy hiểm cho người chủ yếu là trẻ em. Đó là
bệnh gây nhiễm khuẩn nhiễm độc rất cấp tính.
a. Đặc điểm sinh học
- Hình thể: đó là những trực khuẩn hình trùy, thẳng hoặc hơi cong. Hạt nhiễm sắc
ở hai đầu phình. Gram dương, không có vỏ, không có lông và không có nha
bào. Thường đứng thành từng đám như chữ nho.

- Sức đề kháng: Vi khuẩn có khả năng đề kháng


b. Khả năng gây bệnh
- Đường xâm nhập: đường hô hấp
- Nơi cư trú vi khuẩn thường ký sinh ở vùng hầu họng tạo nên màng giả, màu
trắng xám, dai, khó bóc và khi bóc hay chảy máu.
- Trực khuẩn bạch hầu sống ở màng giả tiết ra ngoại độc tố, ngoại độc tố vào
máu và gây nhiễm độc toàn thân. Bệnh nhân bị bạch hầu chết thường là do biến
chứng tim.
c. Chẩn đoán vi sinh
- Bạch hầu là bệnh nguy hiểm và cấp tính nên cần chẩn đoán nhanh
- Bệnh phẩm là màng giả bạch hầu
4.6.2 Trực khuẩn lao (M. tuberculosis)

53
a. Đặc điểm sinh học
- Hình thể: Vi khuẩn lao là những trực khuẩn mảnh, không có vỏ, lông và nha
bào. Trực khuẩn lao thường đứng thành từng đám nối đầu vào nhau.

- Nuôi cấy: Trực khuẩn lao thuộc loại hiếu khí. Chúng phát triển rất chậm,
thường 1-2 tháng mới tạo được khuẩn lạc trên môi trường.
- Sức đề kháng: Trực khuẩn lao thuộc loại đề kháng cao với các nhân tố lý hóa
b. Khả năng gây bệnh
Trực khuẩn lao thường xâm nhập theo đường thở, đường tiêu hóa.
Từ các cơ quan bị lây ban đầu (phổi, đường ruột), trực khuẩn lao theo đường
máu và bạch huyết đến tất cả các cơ quan và gây lao ở tất cả các bộ phận khác
nhau của cơ thể (lao hạch, lao màng não, lao thận, lao xương, lao da,…)
c. Chẩn đoán vi sinh
Bằng cách lấy bệnh phẩm (chủ yếu là đờm), nhuộm Ziel-Neelsen, nuôi cấy và
tiêm truyền cho chuột lang.
Chú ý: cách lấy bệnh phẩm là đàm, cần phải lấy 3 mẫu đàm
- Mẫu đàm 1: lấy tại chỗ khi bệnh nhân đến khám
- Mẫu đàm 2: lấy vào sáng sớm khi ngủ dậy
- Mẫu đàm 3: lấy tại chỗ bệnh nhân mang mẫu đàm 2 tới
d. Phòng và trị bệnh
 Phòng bệnh
- Phát hiện sớm và cách ly người bệnh
- Tiêm vacxin BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Người lớn chỉ dùng vacxin này khi
xét nghiệm Mantoux âm tính.
 Điều trị: thuốc kháng lao cùng với tăng cường sức khỏe.
5.Một số xoắn khuẩn gây bệnh
5.1 Đặc tính chung
- Hình thể: xoắn lò xo, mềm mại dễ uốn mảnh và di động mạnh, bắt màu Gram
âm nhưng thường phát hiện bằng phương pháp Fontana tribondeau.
- Sức đề kháng: yếu, nhạy cảm với hóa chất và tác nhân hóa học, kháng sinh.
- Phân loại: có 3 loại khác nhau về hình thể:
+ Borrelia: vòng xoắn không đều nhau và khoảng cách giữa các vòng xoắn cũng
không
đều nhau. Đại diện là B. recurrentis
+ Treponema: vòng xoắn đều nhau và khoảng cách giữa các vòng xoắn đều nhau.
Đại diện là T. pallidum gây bệnh giang mai
+ Leptospira: các vòng xoắn ở sát nhau và hai đầu cong nhu móc câu

54
5.2 Xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum)
5.2.1 Đặc điểm sinh vật học
- Hình thể và tính chất bắt màu: xoắn khuẩn giang mai có hình lò xo rất đều đặn
- Tính chất nuôi cấy: cho đến nay chưa nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo.
Việc giữ chủng T. pallidum được thực hiện bằng cách cấy truyền liên tục trong
tinh hoàn thỏ.
- Sức đề kháng: sức chịu đựng của vi khuẩn giang mai rất kém.
5.2.2 Khả năng gây bệnh
- Đối với người khả năng lây truyền chủ yếu là đường sinh dục. Ngoài ra
có thể lây qua niêm mạc mắt, miệng…
- Bệnh giang mai ở người thường qua 3 thời kỳ : 1,2,3 và cuối cùng khu
trú vào não, tủy sống gây nên giang mai thần kinh.
- Người phụ nữ có thai bị giang mai có thể truyền bệnh cho con qua nhau
thai nhi (kể từ tháng thứ 4). Đứa bé có thể chết torng bụng mẹ, có thể bị dị hình
hoặc vẫn sống nhưng bị giang mai bẩm sinh.
5.2.3 Chẩn đoán vi sinh vật
- Soi trực tiếp: bệnh ở thời kỳ 1 có thể lấy chất tiết ra ở các vét loét soi trực tiếp ở
kính hiển vi nền đen hay nhuộm Fontana Tribondeau.

- Phản ứng huyết thanh: áp dụng cho bệnh nhân ở thời kỳ 2,3 lấy máu bệnh nhân
để đông và làm các phản ứng VDRL, RPR…
5.2.4 Phòng và trị bệnh
 Phòng bệnh
Giáo dục nếp sống lành mạnh, thanh toán nạn mại dâm
Phát hiện kịp thời, cách ly điều trị
 Điều trị

55
Dùng penicillin, nếu dị ứng với penicillin thì có thể dùng tetracylin
5.3 Leptospira
5.3.1 Đặc điểm vi khuẩn
Leptospira là một loại xoắn khuẩn thuộc họ Leptospiraceae, có kích thước rất
mãnh, trên kính hiển vi đen có thể giống như chuỗi cầu trùng, không bắt màu,
nhuộm gram thông thường, chỉ phát hiện bằng nhuộm nitrat bạc, có nhiều type
huyết thanh khác nhau.

5.3.2 Khả năng gây bệnh


Nguồn lây là các súc vật (loài gậm nhấm) đào thải Leptospira qua nước tiểu của
chúng
Đường lây: qua da bị xây sát, vết thương, niêm mạc hoặc do tiếp xúc trực tiếp
như bác sĩ thú y, công nhân chăn nuôi, mổ thịt súc vật bi bệnh hoặc gián tiếp
qua nước, đất bị ô nhiễm Leptospira.
Leptospira vào cơ thể gây bệnh diên biến qua 2 thời kỳ:
- Thời kỳ 1: sốt cao đột ngột sau thời gian ủ bệnh 1-2 ngày, sốt kéo dài 3-8 ngày.
Trong máu có nhiều vi khuẩn
- Thời kỳ 2: sốt lại do các cơ quan gan và thân bị tổn thương
5.3.3 Chẩn đoán vi sinh
Tùy theo thời kỳ của bệnh mà có cách lấy bệnh phẩm và chẩn đoán thích hợp
- Thời kỳ 1: lấy máu lúc bệnh nhật sốt cao nuôi cấy, tiêm cho chuột
- Thời kỳ 2: lấy nước tiểu bệnh nhân tiêm cho chuột; lấy máu làm phản ứng
huyết thanh
5.3.4 Phòng và trị bệnh
 Phòng bệnh
- Diệt chuột và các loài gậm nhấm, tránh tiếp xúc với nước tiểu và động vật chết
- Sử dụng găng tay, ủng bảo hộ khi phải làm việc trong môi trường có nhiều xoắn
khuẩn như khai thông cống rãnh, làm mỏ, cày ruộng…
- Theo dõi định kỳ các nghề nghiệp có nguy cơ mắc bệnh xoắn khuẩn cao
- Trường hợp mới nhiễm có thể dùng Doxycyclin, 200mg, liều duy nhất mỗi tuần
 Trị bệnh: Vacxin có khả năng bảo vệ chống xoắn khuẩn vàng da xuất huyết
(L.ictero-hemorrhagiae) trong 3 năm. Hiệu lực bảo vệ xuật hiện sau lần tiêm thứ
ba (mỗi lần cách nhau 15 ngày, 1ml/ lần). Có thể tiêm phòng vacxin cho súc
vật: trâu bò, chó, heo….

56
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Đây là hình thể của loại vi khuẩn nào?

a. Trực khuẩn
b. Xoắn khuẩn
c. Cầu trực khuẩn
d. Phế cầu
e. Phẩy khuẩn
2. Đây là hình thể của loại vi khuẩn nào?

a. Tụ cầu
b. Trực khuẩn
c. Song cầu
d. Phế cầu
e. Liên cầu
3. Đây là hình thể của loại vi khuẩn nào?

a. Trực khuẩn
b. Xoắn khuẩn
c. Cầu trực khuẩn
d. Phế cầu

57
e. Liên cầu
4. Đây là hình thể của loại vi khuẩn nào?

a. Than
b. Lao
c. Tả
d. Bạch hầu
e. Liên cầu
5. Loại cầu khuẩn nào sau đây nhuộm màu Gram dương?
a. Tụ cầu
b. Phế cầu
c. Não mô cầu
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
6. Loại cầu khuẩn nào sau đây nhuộm màu Gram âm?
a. Staphylococcus
b. Streptococcus
c. Neiserria
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
7. Ở thời kỳ chưa có kháng sinh điều trị đặc hiệu thì dấu hiệu mạch nhiệt phân ly
thường gặp trong bệnh lý nào?
a. Tả
b. Lỵ
c. Thương hàn
d. A, B đúng
e. A, C đúng
8. Thử nghiệm Widal dùng để chẩn đoán nhiễm khuẩn do nguyên nhân nào?
a. Salmonella typhi
b. Shigella boydii
c. Vibrio cholera
d. Escherichia coli
e. B, C đúng
9. Trực khuẩn lao có thể phát hiện được bằng cách nhuộm nào?
a. Gram
b. Kháng cồn-acid
c. Nhuộm Zeil-Neelsen

58
d. B, C đúng
e. A, C đúng
10. Trực khuẩn nào sau đây kháng cồn-acid?
a. Mycobacterium turberculosis
b. Treponema pallidum
c. Neisseria meningitides
d. A, C đúng
e. B, C đúng
11. Để phát hiện ra xoắn khuẩn giang mai cần phải?
a. Soi trực tiếp dưới kính hiển vi nền đen
b. Nhuộm nitrat bạc
c. Nhuộm Fontana Tribondeau
d. A, C đúng
e. Tất cả đều đúng
12. Phương pháp nhuộm Fontana Tribondeau giúp phát hiện vi khuẩn nào?
a. Borrelia
b. Treponema
c. Leptospira
d. B, C đúng
e. Tất cả đều đúng
13.Vi khuẩn và virút, chọn câu sai
a. Trực khuẩn lỵ không lông, không di động được
b. Vi khuẩn lỵ gây bệnh tại ruột ít khi vào máu.
c. Thử nghiệm Widal để chẩn đoán bệnh thương hàn
d. Khi vào cơ thể virút dại qua hệ thần kinh trung ương đến tủy sống gây
liệt
e. A, B đúng
14.Cầu khuẩn, chọn câu sai
a. Tụ cầu không di động, không sinh nha bào và thường không có vỏ
b. Lấy bệnh phẩm từ mủ ta có thể phân lập được tụ cầu
c. Liên cầu nhóm A thường cư trú ở họng miệng
d. Liên cầu phát triển làm đục môi trường canh thang
e. Phế cầu thường gây viêm phổi ở trẻ em
15.Cầu khuẩn, chọn câu sai
a. Có thể dùng vacxin để phòng bệnh do phế cầu
b. Não mô cầu là song cầu hình hạt cà phê
c. Khi nhuộm Gram, não mô cầu bắt màu Gram dương
d. Lậu cầu phát triển thích hợp ở môi trường có 3-10% khí CO 2
e. Vi khuẩn lậu không chỉ gây bệnh cho người trưởng thành
16.Bệnh phẩm dùng để xét nghiệm chẩn đoán tụ cầu là
a. Nước súc họng
b. Mủ
c. Nước não tủy

59
d. Phân
e. Đàm
17.Để xét nghiệm chẩn đoán liên cầu, có thể lấy bệnh phẩm từ
a. Nước súc họng
b. Chất ngoáy họng miệng
c. Nước não tủy
d. Đàm
e. Phân
18.Để xét nghiệm chuẩn đoán phế cầu, có thể lấy bệnh phẩm từ
a. Nước súc họng
b. Chất ngoáy họng miệng
c. Chất ngoáy họng mũi
d. Phân
e. Đàm
19.Bệnh phẩm dùng để xét nghiệm chẩn đoán não mô cầu là
a. Nước súc họng
b. Mủ
c. Nước não tủy
d. Phân
e. Đàm
20.Bệnh phẩm dùng để xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn lậu là
a. Nước súc họng
b. Mủ
c. Nước não tủy
d. Phân
e. Đàm
21.Trực khuẩn, chọn câu sai
a. Salmonella di động được
b. Salmonella là tác nhân gây bệnh ngộ độc thức ăn
c. Salmonella là tác nhân gây bệnh lỵ
d. Shigella không di động được
e. Shigella là vi khuẩn không sinh nha bào
22.Bệnh phẩm dùng để chẩn đóan Salmonella là
a. Chất chọc hạch
b. Mủ
c. Nước não tủy
d. Phân
e. Đàm
23.Bệnh phẩm dùng để chuẩn đoán vi khuẩn tả là
a. Chất chọc hạch
b. Mủ
c. Nước não tủy
d. Phân

60
e. Đàm
24.Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán trực tiếp bệnh giang mai là
a. Máu
b. Chất tiết vết loét bộ phận sinh dục
c. Nước não tủy
d. Phân
e. Tất cả đều sai
25.Liên cầu khuẩn không có đặc điểm nào?
a. Gram dương
b. Không di động
c. Không tạo bào tử
d. Dễ nuôi cấy
e. Kỵ khí tuyệt đối
26.Cầu khuẩn, chọn câu đúng
a. Màng não cầu thường gây nhiễm khuẩn huyết
b. Người không có miễn dịch tự nhiên với tụ cầu
c. Định lượng kháng thể ASLO để chuẩn đoán bệnh do liên cầu
d. Liên cầu nhóm D có khả năng đề kháng với Penicillin
e. C, D đúng
27.Trực khuẩn, chọn câu sai
a. Bệnh phẩm tả nếu không xét nghiệm ngay phải cho vào dung dịch bảo
quản
b. Vi khuẩn tả có giai đoạn phát triển trong máu
c. Bệnh phẩm tả là phân và chất nôn
d. Vi khuẩn lao gây bệnh ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể
e. Phản ứng Mantoux thường được đọc kết quả sau 3 ngày
28.Vi khuẩn, chọn câu sai
a. Phản ứng Mantoux rất có giá trị để chuẩn đoán bệnh lao
b. Vi khuẩn lao theo máu và bạch huyết đến gây lao ở các bộ phận
c. Có thể gặp vi khuẩn lao ở sữa bò tươi
d. Bệnh Leptospira sốt thời kỳ đầu là do gan, thận bị tổn thương
e. C, D đúng
29.Vi khuẩn, chọn câu sai
a. Dấu hiệu của bệnh Leptospira không bao giờ gây đau cơ
b. Trong bệnh Leptospira, cơ quan tổn thương chủ yếu là gan và thận
c. Bệnh Leptospira có thể gây xuất huyết
d. B, C đúng
e. Tất cả đều đúng
30.Các trực khuẩn đường ruột gây bệnh quan trọng là
a. Salmonella
b. Shigella
c. Vibrio cholera
d. A, B, C đúng

61
e. B, C đúng
31.Trực khuẩn E.coli có đặc điểm
a. Chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở đường tiêu hóa
b. Có mặt trong phân của trẻ sơ sinh vài giờ sau khi sinh
c. Là loại vi khuẩn cộng sinh
d. A, B, C đúng
e. B, C đúng
32.Trực khuẩn E.coli có đặc điểm
a. Bắt màu Gram dương, xếp thành nhiều đám nhỏ
b. Không bao giờ gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em
c. Góp phần tiêu hóa thức ăn, sản xuất vitamin
d. Có sức đề kháng yếu ở ngoại cảnh
e. Không gây bệnh cơ hội
33.Vi khuẩn tả là loại
a. Phát triển trong ruột già
b. Tiết ra ngoại độc tố mạnh
c. Có sự đề kháng cao với tác nhân lý hóa
d. Làm cho niêm mạc ruột giảm hấp thụ Na + tiết nhiều nước và Cl-
e. Trực khuẩn thẳng Gram dương
34.Trực khuẩn bạch hầu có đặc điểm
a. Phình hai đầu, có hạt nhiễm sắc
b. Không vỏ, không lông, không nha bào
c. Xếp thành từng đám như chữ nho
d. Bắt màu Gram dương
e. Tất cả đều đúng
35.Trực khuẩn bạch hầu
a. Rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ
b. Kháng lại Penicillin
c. Chỉ lây truyền trực tiếp giữa người bệnh và người lành
d. Gây bệnh nguy hiểm cấp tính
e. Bệnh phẩm là máu
36.Vi khuẩn lao có đặc điểm
a. Bắt màu Gram dương
b. Trực khuẩn to đậm đứng riêng lẻ
c. Di động, không sinh nha bào
d. Có sức đề kháng cao với tác nhân lý hóa
e. Ít nhạy cảm với Rilampicin
37.Trong bệnh lao
a. Vi khuẩn lao có thể xâm nhập bằng đường tiêu hóa
b. Vi khuẩn lao ngày càng kháng lại Ebuton và INH
c. 90% là bệnh lao phổi
d. Vi khuẩn gây lao ở các bộ phận khác nhau
e. Tất cả đều đúng

62
38.Lestospira không có khả năng
a. Lây qua da, vết thương, niêm mạc do tiếp xúc trực tiếp
b. Lây gián tiếp
c. Đối tượng dễ lây là người tiếp xúc với súc vật
d. Lây do ăn uống
e. Đào thải qua nước tiểu
39.Shigella là tên khoa học vi khuẩn gì?
a. Tả
b. Lỵ
c. Thương hàn
d. Giang mai
e. Bạch hầu

63
BÀI 2. MỘT SỐ VIRUS GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP

MỤC TIÊU
- Trình bày được các khái niệm, đặc điểm, tính chất của một số loại virus.
- Trình bày được các phương pháp chẩn đoán, phòng và trị bệnh của một số loại
bệnh do virus.

1.Virus cúm
I.1 Đặc điểm sinh học
I.1.1 Cấu trúc
Dưới kính hiển vi, virus cúm hình cầu, cấu trúc đối xứng hình xoắn, có vỏ bao
ngoài, chứa ARN, đường kính 10-100nm. Vỏ bao ngoài của virus được cấu tạo
bởi lớp lipid, có kháng nguyên hemaglutimin (H) và neuraminidase (N). Hai
kháng nguyên H và N là kháng nguyên đặc hiệu của từng thứ type virus, có khả
năng thay đổi ngưng kết hồng cầu động vật.
Các virus cúm được chia thành 3 typ khác nhau: A, B, C do một số cấu trúc
kháng nguyên bề mặt khác nhau nhưng phần lớn có cấu trúc kháng nguyên
giống nhau.

I.1.2 Khả năng đề kháng


Virus cúm tương đối bền với nhiệt độ
I.2 Khả năng gây bệnh
- Qua đường hô hấp. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, xuân từ tháng
giêng đến tháng 4
- Chủng A gây dịch cúm rộng lớn khắp thế giới, chủng B có tính chất
dich địa phương, chủng C dịch nhỏ, nhẹ.
- Virus cúm typ A thường gây đại dịch với chu kỳ từ 7-10 năm.
- Virus typ B thường gây dịch nhỏ với chu kỳ 5 -7 năm.
- Khỏi rồi, miễn dịch không quá 1-2 năm, không có miễn dịch chéo giữa
các chủng A,B,C
I.3 Phương pháp lấy bệnh phẩm
Bệnh phẩm được lấy vào những ngày đầu của bệnh, dùng ống hút hút nước xuất
tiết

64
đường mũi họng.
I.4 Phòng và điều trị
I.4.1 Phòng bệnh
Trong vụ dịch có thể dùng amantadin hydrochloid để phòng bệnh có hiệu quả
nhất là đối vối cúm typ A. Cũng có thể dùng Interferon để phòng bệnh cúm
tiêm phòng vacxin virus bất hoạt typ A và B cho người kháng thể âm tính. Tuy
vậy, kháng thể được hình thành chỉ kháng lại virus vacxin, không miễn dịch
chéo với thứ typ mới.
I.4.2 Điều trị
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tăng sức đề kháng.
II. Virus dại
II.1 Đặc điểm sinh vật học
II.1.1 Cấu trúc
Virus dại giống như hình viên đạn, cấu trúc đối xứng hình xoắn, chứa ARN một
sợi, có vỏ bao ngoài.

2.1.2 Khả năng đề kháng


Virus có thể bất hoạt bởi dung môi hòa tan lipid. Ánh sáng mặt trời, tia cực tím
làm nhanh chóng bất hoạt virus. Tuy vậy, virus dại cũng bền vững với môi
trường glycerol, phenol 0,5%.
II.2 Khả năng gây bệnh
- Virus dại chủ yếu gây bệnh ở động vật máu nóng
- Thời gian ủ bệnh: thay đổi từ 1- 3 tháng. Thời gian ủ bệnh dài hay ngắn
là tùy thuộc vào vị trí và mức độ vết cắn.
- Thời kỳ toàn phát: tất cả bệnh nhân dại lên cơn đều bị chết trong tình
trạng bị liệt cơ hô hấp và tuần hoàn.
II.3 Phòng và điều trị
II.3.1 Phòng bệnh
Cần tiêu diệt những động vật bị dại hoặc nghi dại. Hạn chế muôi chó mèo, tiêm
vacxin phòng dại cho chó mèo mỗi năm 1 lần vào mùa xuân trước khi bệnh dại
có thể phát triển mạnh.
II.3.2 Điều trị
Đối với người bị chó dại hoặc mèo dại cắn, cào chúng ta phải:
- Tiêm kháng huyết thanh chóng dại (SAR), dưới da phía trên vết cắn trong vòng
72giờ.

65
- Sau đó 1-2 ngày, tiêm vacxin phòng dại
Hiện nay, có 2 loại vacxin phòng dại: Loại vacxin chết là Semple và loại vacxin
sống giảm độc lực như: Fuenzalida và Verorab
II.3.3 Cách xử lý trường hợp chó nghi dại cắn
Khi người bị chó dại cắn, chúng ta phải bình tĩnh thực hiện các bước sau:
- Nhốt chó lại cho ăn đầy đủ và theo dõi trong 10 ngày
- Xử lý vết cắn ở người bắng cách: rửa sạch vết thương bắng nước xà phòng đặt
20%, hoặc dung dịch Bensal konium clorua 20%. Không khâu vết thương. Gây
tê tại chỗ bằng Procain.
- Nếu vết cắn vào chỗ nguy hiểm (gần đầu, sâu) thì tiêm ngay huyết thanh kháng
dại rồi tiếp tục tiêm vacxin phòng dại. Nếu vết cắn bình thường (xa đầu, nông)
thì theo dõi chó, nếu sau 10 ngày chó vẫn sống, ăn uống bình thường thì không
cần tiêm vacxin, nếu trong 10 ngày chó bị chết thì phải tiêm huyết thanh và
vacxin ngay.
- Trường hợp chó bị mất tích hoặc bị đánh chết hoặc bị chó con cắn thì phải tiêm
huyết thanh và vacxin ngay vì dấu hiệu dại ở chó con không rõ ràng.
III. Virus viêm gan (Hepatitis Viruses)
Các virus viêm gan là những virus có ái tính với tế bào gan.
III.1Virus viêm gan A (Hepatitis A Viruses: HAV)
III.1.1 Đặc điểm sinh học
a. Cấu trúc
HAV có cấu trúc đối xứng hình khối, chứa ARN một sợi, không có vỏ ngoài

b. Khả năng đề kháng


HAV bền ở nồng độ ether 20%, ở -200C có thể sống hàng năm
III.1.2 Khả năng gây bệnh
- HAV lây truyền qua đường tiêu hóa
- Thời kỳ ủ bệnh thường 20 -30 ngày nhưng sớm nhất là 15 ngày, dài nhất là
45 ngày. Khoảng 60% các trường hợp HAV triệu chứng không điển hình. Bệnh
thường gặp thành dịch.
- Virus đào thải ra phân suốt thời kỳ tiền vàng da và vàng da. HAV không có
trạng thái người lành mang virus và không tạo thành bệnh mạn tính. Rất hiếm
gây bệnh thể cấp tính nặng. Tỷ lệ tử vong thấp.
III.1.3 Phương pháp lấy bệnh phẩm
Bệnh phẩm là phân và mảnh sinh thiết gan
III.1.4 Phòng và trị bệnh

66
a. Phòng bệnh
- Cách ly bệnh nhân, xử lý đồ dùng và phân bệnh nhân bằng thuốc sát trùng
- Phòng bệnh thụ động: dùng globulin
- Vacxin phòng bệnh đang được nghiên cứu là vacxin sống giảm độc
b. Trị bệnh
- Dùng globulin kháng HAV cho những người đã nhiễm giai đoạn đầu để dự
phòng
- Globulin chỉ có giá trị bất hoạt virus từ 7 – 10 ngày
- Chăm sóc bệnh nhân cẩn thận, cho chế độ ăn uống thích hợp không mỡ, giàu
vitamin và đạm là biện pháp hỗ trợ quan trọng
III.2Virus viêm gan B (Hepatitis B Viruses: HBV)
III.2.1 Đặc điểm sinh học
a. Cấu trúc
HBV có cấu trúc đối xứng hình khối, chứa ARN hai sợi không khép kín.

b. Sức đề kháng
HBV cũng bền với ether 20%
c. Đặc điểm kháng nguyên
HBV có 3 loại kháng nguyên chính
- HBsAg: là kháng nguyên bề mặt, có sự thay đổi giữa các thứ typ
- HBcAg: là kháng nguyên lõi, nằm ở trung tâm hạt virus
- HBeAg: là kháng nguyên vỏ, có cấu trúc thay đổi ở các thứ typ. Kháng nguyên
này cũng như HBsAg có thể tìm được trong máu, huyết tương bệnh nhân.
III.2.2 Khả năng gây bệnh
Virus viêm gan huyết thanh gây bệnh cho người ở mọi lứa tuổi, lây truyền bởi
đường máu qua nhiều phương thức: truyền máu, tiêm chích, tình dục, mẹ truyền
sang con….. HBV không lây qua đường tiêu hóa.
Thời gian ủ bệnh trung bình là 50-90 ngày, có thể 30-120 ngày
III.2.3 Phương pháp lấy bệnh phẩm
Bệnh phẩm là máu và tổ chức gan sinh thiết
III.2.4 Phòng và trị bệnh
a. Phòng bệnh
Tuyên truyền cho người dân biết các đường lây truyền của HBV để có biện
pháp phòng tránh thích hợp.
Dùng vacxin HBsAg và globulin đặc hiệu có anti_HBV

67
b. Trị bệnh
Điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, nghỉ ngơi và chế độ ăn
uống hợp lý. Có thể dùng interferon để điều trị.
IV. Virus bại liệt (Poliovirus)
Poliovirus xâm nhiễm họng và ruột nên có thể phân lập ở cả 2 nơi.
Poliovirus gây nên bệnh bại liệt, một bệnh cấp tính tác động lên hệ thần kinh
trung ương.
Trong một vụ dịch 90-93% các trường hợp là thể ẩn, 4-8% bệnh nhẹ với những
triệu chứng đường hô hấp và đường ruột, chỉ có 1-2% có hội chứng bại liệt.
IV.1 Đặc tính sinh học
IV.1.1 Hình thái
Virus chứa ARN một sợi, capsid đối xứng hình khối.
IV.1.2 Sức đề kháng
Virus đề kháng với ete và thuốc tẩy, bền vững ở pH 4-10
Virus giữ khả năng xâm nhiễm trong một thời gian tương đối dài ở trong nước,
sữa và các thức ăn khác.
Virus bại liệt có sức đề kháng cao, ở trong nước bẩn, trong sữa sống được hơn
ba tháng, trong phân: trên 6 tháng
IV.1.3 Tính chất nuôi cấy
Người ta có thể nhiễm virus cho các loài khỉ
Phần lớn những chủng Poliovirus có thể phát triển ở tế bào người hoặc tế bào
thận khỉ, hoặc tế bào thường trực như tế bào Hela
IV.1.4 Cấu trúc kháng nguyên
Poliovirus gồm 3 typ: 1,2,3
IV.2 Khả năng gây bệnh
IV.2.1 Đường lây truyền bệnh
Có thể lây truyền bằng đường tiêu hóa và đường hô hấp nhưng chủ yếu là
đường tiêu hóa.
IV.2.2 Sự phát triển của virus ở trong cơ thể
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus xâm nhiễm vùng miệng họng và ruột, nhân
lên ở đó và những hạch bạch huyết ở cổ và màng treo ruột. Sau 2-3 ngày virus
được phóng thích vào máu và sự nhiễm trùng thứ phát xảy ra ở những mô nhạy
cảm khác mô thần kinh và hệ thần kinh trung ương.
Thời gian nung bệnh từ 7-14 ngày có khi ngắn hơn 3 ngày hoặc dài hơn 35
ngày.

IV.3 Đặc điểm lâm sàng


IV.3.1 Sự nhiễm trùng không biểu hiện
Khoảng 90-95% nhiễm Poliovirus không cho thấy triệu chứng.
IV.3.2 Chứng bệnh nhẹ
Bệnh nhân sốt vừa trong 24-48 giờ
IV.3.3 Chứng bệnh nặng

68
Xuất hiện 1-3 ngày sau chứng bệnh nhẹ hoặc xảy ra mà không có chứng bệnh
nhẹ
- Giai đoạn trước khi bại liệt: đặc điểm: sốt, đau đầu, buồn nôn, mửa và dấu
hiệu kích thích vừa ở màng não gây nên đau và cứng cổ và lưng, cũng có
thể đau ở tứ chi.
- Giai đoạn bại liệt: 1-5 ngày sau khi xuất hiện chứng bệnh nặng
IV.4 Các hình thức bại liệt
- Bại liệt tủy sống
- Bại liệt hành não
- Bại liệt não
IV.5 Tính miễn dịch
Tính miễn dịch thường xuyên với typ Poliovirus gây nên sự nhiễm trùng
IV.6 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
IV.6.1 Nước não tủy
IV.6.2 Phân lập và xác định virus
- Bệnh phẩm: là que bông ngoáy họng trong thời gian bệnh mới bộc phát nhưng
có thể lấy ngoáy hậu môn hoặc lấy phân trong một thời gian dài hơn. Khả năng
tìm thấy virus tùy thuộc quá trình chứng bệnh: 80% trong 2 tuần lễ đầu nhưng
chỉ 2% trong tuần lễ thứ 3.
- Phân lập xác định: nuôi cấy tế bào thận khỉ hoặc tế bào màng ối hoặc tế bào
thường trực
- Phản ứng huyết thanh: lấy huyết thanh kép lần thứ nhất sau khi bệnh bộc phát,
lần thứ 2, 2-3 tuần lễ sau để tìm động lực kháng thể
IV.7 Phòng và trị bệnh
IV.7.1 Phòng bệnh
Bằng biện pháp chung khó thực hiện, chủ yếu bằng vaccine rất hữu hiệu. Có 2
loại vacxin: vacxin Salk và vacxin Sabin
- Vacxin Salk là vacxin chết chứa 3 typ virus độc lực
- Vacxin Sabin là vacxin sống giảm độc. Đây là một vacxin sống hoàn chỉnh
chứa 3 typ virus bại liệt 1, 2, 3 giảm độc
IV.7.2 Điều trị: Không có thuốc đặc hiệu
V. Virus sốt xuất huyết (Virus Dengue)
V.1 Đặc điểm sinh học
V.1.1 Cấu trúc
Virus Dengue hình cầu, cấu trúc đối xứng hình khối, chứa một sợi ARN. Virus
Dengue có 4 typ khác nhau, được ký hiệu là D1, D2, D3, D4
V.1.2 Khả năng đề kháng
Virus Dengue nhạy cảm với các dung môi hòa tan lipid
V.1.3 Dây chuyền dịch tễ
Ổ chứa Virus Dengue là người và khỉ nhiễm virus. Virus truyền sang người
lành qua muỗi đốt. Muỗi truyền bệnh chủ yếu là Aedes aegypti có trong nhà.
Aedes albopictus có trong rừng.

69
V.2 Khả năng gây bệnh
- Muỗi
- Có thể mắc ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ khác nhau theo vùng
V.3 Phương pháp lấy bệnh phẩm
Lấy 3-4ml máu bệnh nhân trong giai đoạn sốt chưa quá 4 ngày kế từ cơn sốt
đầu, có chất chống đông.
Vectơ: bắt 20-40 con muỗi A.aegypti. Bệnh phẩm được bảo quản lạnh, riêng
muỗi giữ cho sống và gửi ngay tới phòng thí nghiệm.
V.4 Phòng và trị bệnh
V.4.1 Phòng bệnh
Tiêu diệt côn trùng tiếc túc, diệt môi giới trung gian truyền bệnh
Tránh và hạn chề bị muỗi đốt
V.4.2 Trị bệnh
Cần chú ý chống choáng, chống hạ nhiệt độ đột ngột và xuất huyết ồ ạt, nâng
cao thể trạng cho bệnh nhân, cho bệnh nhân ăn nhiều hoa quả, đạm và vitamin
nhất là vitamin C.
VI. Virus viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis virus: JEV)
VI.1 Đặc điểm sinh học
VI.1.1 Cấu trúc
JEV có hình cầu, cấu trúc đối xứng hình khối, chứa ARN một sợi
VI.1.2 Khả năng đề kháng
JEV nhạy cảm với các dung môi hòa tan lipid
Ở 600C JEV bị tiêu diệt sau 30 phút, ở 40C bị tiêu diệt sau vài giờ
VI.1.3 Dây chuyền dịch tễ học
Vật trung gian truyền bệnh là muỗi thuộc giống Culex và Aedes trong đó muỗi
Culex tritaeniorhynchus là vectơ chính, truyền virus qua các động vật có xương
sống và từ đó chuyển sang người.

VI.2 Khả năng gây bệnh


Bệnh thường mắc ở trẻ em dưới 10 tuổi, phần lớn là thể ẩn, thể điển hình gặp
rất ít.

70
Thời gian ủ bệnh từ 6-16 ngày
VI.3 Phương pháp lấy bệnh phẩm
- Máu: 2-4ml máu bệnh nhân sau khi phát hiên bệnh 1-3 ngày
- Nước não tủy: 2-4ml nước não tủy bệnh nhân sau khi phát hiện bệnh
1-3 ngày
- Não tử thi: lấy trước 6h từ khi chết, lấy ở các phần khác nhau của não
như đại não, tiểu não, các thân xám
- Vectơ: bắt 20-40 con muỗi Culex tritaeniorhynchus cho vào ống
nghiệm
- Bệnh phẩm được bảo quản lạnh, riêng muỗi giữ cho sống và đưa ngay
tới phòng thí nghiệm
VI.4 Phòng và trị bệnh
VI.4.1 Phòng bệnh
Dùng vacxin tiêm phòng cho trẻ em dưới 10 tuổi, nhất là vùng có dịch lưu hành.
Khi xảy ra dịch cần tiêm nhắc lại cho trẻ trong lứa tuổi cảm thụ (dưới 15 tuổi)
VI.4.2 Trị bệnh
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
VII. Virus Sởi
VII.1 Các tính chất của virus
VII.1.1 Cấu trúc
Hình thể chủ yếu của virus là hình cầu
VII.1.2 Sức đề kháng
Virus nhạy cảm với eter. Virus sởi có sức đề kháng cao
VII.2 Khả năng gây bệnh của virus
Bệnh sởi là một bệnh phát ban truyền nhiễm và gây dịch do virus sởi gây nên
VII.2.1 Sự lan truyền của virus trong cơ thể
Virus sởi xâm nhiễm vào đường hô hấp trên hoặc có thể vào mắt và nhân lên ở
các tế bào biểu mô và mô bạch huyết kế cận.
Sự nhân lên của virus ở đường hô hấp và ở kết mạc gây nên những triệu chứng
như: sổ mũi, ho khan, đau đầu, viêm kết mạc, sốt và dấu hiệu Koplick ở niêm
mạc miệng.
VII.2.2 Dịch tễ học
- Bệnh sởi là một trong những bệnh dễ lây nhất, lưu hành ở vùng mật độ
dân số cao, thỉnh thoảng lại phát sinh thành dịch, người lớn thường đã qua một
lần mắc bệnh.
- Lây bệnh trực tiếp qua đường hô hấp và niêm mạc mắt. Lây nhất ở thời
kỳ khởi phát và trong khi phát ban.
- Bệnh sởi trên toàn thế giới đều do một giống virus độc nhất và bền
vững gây nên.
- Bệnh sởi bắt đầu lây từ ngày đầu thời kỳ tiên phát và kéo dài cho đến
ngày thứ 8-10.
- Miễn dịch thu được sau khi khỏi bệnh bền vững suốt đời, những trường
hợp mắc bệnh lần thứ 2 rất hiếm.

71
VII.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
VII.3.1 Phân lập và xác định virus
Phân lập virus từ nước rửa họng và máu 48 giờ trước khi ban xuất hiện và 30
giờ sau khi nổi ban.
Hoặc dùng phản ứng turng hòa trong các nuôi cấy tế bào.
VII.3.2 Chẩn đoán huyết thanh
-Có thể dùng các phản ứng huyết thanh như phản ứng trung hòa, phản ứng kết
hợp bổ thể.
VII.4 Phòng và trị bệnh
VII.4.1 Phòng bệnh
- Cách ly bệnh nhân sởi cho đến khi khỏi bệnh.
- Phòng bệnh đặc hiệu bằng vaccine là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả
nhất.
- Không nên tiêm vacxin sởi cho trẻ em ít tháng tuổi quá vì dưới 6 tháng
trẻ vẫn còn kháng thể sởi của mẹ truyền cho, tốt nhất là tiêm cho trẻ 9-11 tháng
tuổi.
- Hiện nay nước ta đang dùng loại vacxin sởi sống giảm độc lực trong
chương trình tiêm chủng mở rộng.
VII.4.2 Trị bệnh
Trong các trường hợp không có biến chứng, chữa bệnh chỉ nhằm giải quyết các
triệu chứng, cho trẻ nằm nghỉ ăn các thức ăn dễ tiêu, chỉ dùng thuốc kháng sinh
khi có biến chứng nhiễm khuẩn thứ phát. Dùng gamma globulin đặc hiệu chống
sởi để điều trị có tác dụng rất tốt.
VIII. Virus HIV
VIII.1 Đặc điểm sinh học
VIII.1.1 Cấu trúc
HIV hình cầu, cấu trúc đối xứng hình khối, chứa ARN một sợi, có vỏ bao ngoài,
có enzym sao chép ngược.
- Lớp vỏ ngoài: glycoprotein ngoài màng (gp 120); glycoprotein xuyên màng
(gp41)
- Lớp vỏ trong (capsid) bao gồm 2 lớp protein. Lớp ngoài hình cầu, lớp trong
hình trụ không đều, đây là kháng nguyên rất quan trọng để chẩn đoán bệnh
(p24)

VIII.1.2 Sức đề kháng


Cũng giống như các virus có lớp vỏ ngoài là lipid, HIV dễ dàng bị bất hoạt bởi
các yếu tố vật lý, hóa chất và nhiệt.

72
VIII.1.3 Phận loại HIV
Theo typ huyết thanh: HIV-1 và HIV-2
- Thời gian nung bệnh của HIV-2 dài hơn HIV-1
- Hiệu quả gây nhiễm HIV-1 cao hơn HIV-2
- Vùng lưu hành của HIV-2 chủ yếu ở Tây và Nam Phi, còn HIV-1 thì toàn cầu
VIII.2 Khả năng gây bệnh
VIII.2.1 Đường xâm nhập
VIII.2.2 Sự xâm nhập của virus qua tế bào và hậu quả
HIV xâm nhập vào tế bào lympho T4
VIII.3 Phương pháp lấy bệnh phẩm
Bệnh phẩm là máu
VIII.4 Phòng và trị bệnh
VIII.4.1 Phòng bệnh
Hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh, nên cần coi trọng các biện pháp phòng
bệnh chung
VIII.4.2 Trị bệnh
- Chống virus bằng thuốc như: Retrovir, AZT, Interferon
- Tăng cường miễn dịch bằng b-globulin và các thuốc kích thích miễn dịch
- Chống các bệnh nhiễm trùng cơ hội

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Đây là hình thể của virus nào?

a. Virus cúm
b. Virus dại
c. Virus HIV
d. Virus viêm gan
e. Virus viêm não Nhật Bản
2. Virus, chọn câu sai
a. Khi nhiễm một số virus tế bào có thể hình thành các tiểu thể nội bào
b. Virus cúm lây lan theo đường hô hấp ở mọi đối tượng
c. Virus viêm gan A lây lan theo đường máu
d. Virus viêm gan B lây lan theo đường máu

73
e. HIV có thể lây lan theo đường tình dục
3. Virus, chọn câu sai
a. Không tiêm chích ma túy là một biện pháp phòng lây nhiễm HIV
b. Virus Dengue lây lan do muỗi Aedes
c. Virus viêm não Nhật Bản lây lan do muỗi Culex
d. Virus dại chỉ gây bệnh ở trẻ em
e. A, B đúng
4. Kích thước trung bình của virus vào khoảng
a. 1-2µm
b. 10-300nm
c. 300µm
d. Dưới 10nm
e. Trên 300µm
5. Bệnh cúm khỏi rồi miễn dịch không quá
a. 1-2 năm
b. 2-3 năm
c. 3-4 năm
d. 4-5 năm
e. 5-6 năm
6. Bệnh sởi bắt đầu lây từ ngày đầu thời kỳ tiên phát cho đến ngày thứ
a. 4-6
b. 6-8
c. 8-10
d. 10-12
e. 12-14
7. Virus bại liệt ở trong nước bẩn, trong sữa sống được hơn….
a. 1 tháng
b. 2 tháng
c. 3 tháng
d. 5 tháng
e. 6 tháng
8. Chức năng giữ cho virus có hình thái, kích thước ổn định là do:
a. Capsomer
b. Acid nucleid
c. Capsid
d. Enzym cấu trúc
e. Kháng nguyên virus
9. Vỏ bao ngoài (envelop) có chức năng
a. Mang kháng nguyên đặc hiệu typ
b. Ổn định hình thể virus
c. Mang mật mã di truyền
d. Truyền tin
e. Tất cả đều đúng

74
10.Bệnh phẩm dùng để phân lập virus viêm gan B là
a. Dịch tiết họng mũi
b. Phân
c. Nước não tủy
d. Máu
e. Đàm
11.Bệnh phẩm dùng để phân lập virus Dengue là
a. Dịch tiết họng mũi
b. Phân
c. Nước não tủy
d. Máu
e. Đàm
12.Bệnh phẩm dùng để phân lập virus viêm não Nhật Bản là
a. Dịch tiết họng mũi
b. Phân
c. Nước não tủy
d. Máu
e. Đàm

75
BÀI 3. KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT

MỤC TIÊU
- Trình bày được đặc điểm, chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét.
- Trình bày được các phương thức nhiễm bệnh, những thay đổi của cơ thể trong
bệnh sốt rét.
- Trình bày được các triệu chứng lâm sàng, các phương pháp chẩn đoán và điều
trị bệnh sốt rét.
- Trình bày các nguyên tắc và biện pháp phòng chống bệnh sốt rét tại Việt Nam.

Nội dung
Plasmodium thuộc bộ bào tử trùng, có khoảng 120 loài ký sinh trùng sốt rét
không những gây bệnh cho người mà cả cho động vật có xương sống.
Plasmodium gây bệnh cho người có 4 loài:
- Plasmodium falciparum
- Plasmodium vivax
- Plasmodium malariae
- Plasmodium ovale
I. Đặc điểm sinh học
I.1 Hình thể
Trong quá trình phát triển ở người cũng như ở muỗi, Plasmodium luôn biến đổi hình thể
Thể P. falciparum P.vivax
Nhẫn tương đối dày và
Giống hình nhẫn nhỏ và
Tư dưỡng gọn, thể già trông giống
mảnh, thường ở rìa hồng cầu
hình amip
8-32 mảnh
Phân liệt 14-24 mảnh
Rất hiếm thấy ở máu ngoại vi
Hình lưỡi liềm hoặc hình quả
Giao bào Hình tròn
chuối
Sắc tố Sắc tố ít, nhỏ, màu đen Sắc tố hình gậy, màu nâu
Hồng cầu bị ký Hình dáng kích thước bình Lớn hơn bình thường,
sinh thường méo mó

76
I.2 Chu kỳ phát triển
Plasmodium phát triển 2 giai đoạn: giai đoạn hữu tính ở muỗi, giai đoạn vô tính
ở người.

- Giai đoạn hữu tính:


+ Muỗi Anopheles cái đốt người mang kỳ sinh trùng sốt rét hút máu vào
trong dạ dày muỗi máu được tiêu hóa. Nếu hồng cầu có giao tử đực và giao tử
cái (gametocytes), khi hồng cầu bị hủy sẽ phòng thích ra dạng các phôi tử
(gametes), các phôi tử phối hợp nhau để thành hợp tử (zygotes), hợp tử phát
triển thành noãn động (ockinites) rồi nang (ocytes), nang bám chặt vào thành dạ
dày để lớn lên rồi thành các tế bào hình kim được gọi là thoa trùng
(sporozoites), chúng đến thực quản rồi khu trú ở tuyến nước bọt muỗi, khi muỗi
đốt chúng sẽ vào cơ thể người.
+ Thời gian chu kỳ thoa trùng là số ngày cần thiết để giao tử phát triển
thành thoa trùng trong cơ thể muỗi.
+ Giai đoạn này ngắn hay dài tùy vào nhiệt độ môi trường, muỗi và loại
ký sinh trùng trung bình khoảng 7-21 ngày.
- Giai đoạn vô tính: có 2 chu kỳ

77
+ Chu kỳ ngoại hồng cầu: 30 phút sau khi vào cơ thể, các thoa trùng xâm nhập
vào tế bào gan, phát triển thành thê tự dưỡng (trophozoties), rồi thể phân liệt
(schizontes), chúng phá vỡ tế bào gan và thành các tiết trùng còn gọi là tiểu thể
hoa cúc (merozoites) vào máu để xâm nhập vào hồng cầu.
Đối với các tiểu thể hoa của P. falciparum sau khi vào máu không tồn tại trong
gan nữa, cho nên không gây ra tái phát xa.
Đối với tiểu thể hoa cúc P. vivax một số vào máu một số còn tồn tại trong tế
bào gan (còn gọi là thể ngủ) song song với chu kỳ hồng cầu, gây các đợt tái
phát xa.
+ Chu kỳ hồng cầu: Các tiểu thể hoa cúc vào máu sẽ xâm nhập hồng cầu, rồi phát
triển thành tự dưỡng, rồi thể phân liệt, rồi thành tiểu hoa cúc. Các tiểu thể hoa
cúc phá vỡ hồng cầu (gây sốt) rồi vào máu và xâm nhập hồng cầu khác tạo một
chu kỳ mới và cứ thế ngày một tràn ngập nhiều hơn trong máu nếu không điều
trị. Chu kỳ này thay đổi 24 – 48 giờ cho P. falciparum (cơn sốt cách nhật ác
tính), 36-48 giờ cho P. vivax (cơn sốt cách nhật lành tính)

II. Bệnh sốt rét


II.1 Phương thức nhiễm bệnh
Bệnh sốt rét lây truyền qua 3 đường chính:
- Muỗi đốt là chủ yếu
- Truyền máu bị nhiễm ký sinh trùng
- Nhau thai
Ngoài ra dùng chung kim chích có dính máu mang ký sinh trùng sốt rét không
tiệt trùng (rất hiếm, ở người sử dụng ma túy)
II.2 Cơ chế gây bệnh
Cơ chế gây bệnh sốt rét là sự tổng hợp của tất cả các tác nhân kích thích độc hại
của ký sinh trùng lên vật chủ.
- Do độc tố của ký sinh trùng

78
- Do viêm
- Do thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy của tổ chức và tế bào, do thiếu máu…
II.3 Phân loại bệnh sốt rét
- Sốt rét thông thường (sốt rét chưa biến chứng)
- Sốt rét ác tính (sốt rét có biến chứng)
II.4 Các thể cận lâm sàng
II.4.1 Thể sốt rét thông thường
Cơn sốt rét điển hình thường lần lượt qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn rét run: bệnh nhân rét run toàn than, mình nổi da gà, đắp nhiều chăn
vẫn không hết rét. Da tái nhợt, lạnh, môi thâm tím…. Giai đoạn này có thể kéo
dài từ 0,5 – 2 giờ.
- Giai đoạn sốt nóng: có thể lúc đầu cảm giác nòng còn xen lẫn cảm giác rét, sau
đó cảm giác nóng tăng dần. Thân nhiệt có thể lên đến 39 – 40 0C hoặc cao hơn,
mặt đỏ, mạch nhanh, thở hổn hển, đau đầu, khát nước, da khô và nóng. Giai
đoạn này kéo dài một vài giờ.
- Giai đoạn vã mồ hôi: mồ hôi ra rất nhiều, than nhiệt đột ngột giảm. Huyết áp
tăng trở lại, mạch chậm dần và trở lại bình thường, bệnh nhân cảm thầy hồi
phục dần và khỏe.
Đối với P. falciparum có thể gây sốt hàng ngày hoặc sốt cách nhật, với P. vivax
sốt cách nhật, còn P. malariae thường 3 ngày một cơn.
II.4.2 Thể sốt rét ác tính
a. Thể não
- Hay gặp nhất ở thể sốt rét ác tính (80-95%)
- Dấu hiệu nổi bật của thể này là rối loạn ý thức
- Dấu hiệu kích thích màng não rất thường gặp
Nếu diễn biến tốt bệnh nhân sẽ hồi phục sau 1-6 ngày, trung bình là 3 ngày và ít
để lại di chứng. Tỷ lệ tử vong rất cao (20-40%) nếu không được điều trị sớm và
triệt để.
b. Thể đái huyết sắc tố
Là một thể đặc biêt của sốt rét có huyết tán cấp, đái huyết sắc tố, thiếu máu
nặng, dẫn đến trụy tim mạch, suy thận cấp, tỷ lệ tử vong cao, thường do P.
falciparum gây nên.
c. Những thể sốt rét đặc biệt
 Phụ nữ có thai
Khi mang thai có tình trạng giảm miễn dịch, nên rất dễ bộc phát bệnh hoặc dễ
tái phát
Bệnh nhân dễ hạ đường huyết khi mắc bệnh do P. falciparum và dùng quinine.
Bệnh nhân mắc sốt rét dễ sẩy thai, sinh non, cũng gặp ở trẻ sơ sinh thiếu cân
hoặc sốt rét bẩm sinh.
 Trẻ em
Trẻ nhiễm bệnh thường kéo dài, suy dinh dưỡng và thiếu máu, dễ mắc sốt rét ác
tính.
 Nghiện ma túy và suy giảm miễn dịch

79
Có thể gặp sốt rét thể giá lạnh, sốt không rõ ràng thường kèm tiêu chảy và hạ
đường huyết kéo máu máu phát hiện ký sinh trùng tình cờ. Tử vong cao.
II.5 Thay đổi của cơ thể trong bệnh sốt rét
II.5.1 Thay đổi của Lách
Lách thường to ra, nguyên nhân:
- Tăng cường chức năng
- Rối loạn thần kinh vận mạch và thần kinh giao cảm.
Tiến triển của lách to có 2 khả năng:
+ Không thể trở lại bình thường
+ Trở lại bình thường
II.5.2 Thay đổi về gan
Gan là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với KST nên chịu ảnh hưởng trước tiên. Gan
có thể to và đau, là triệu chứng thường gặp của sốt rét.
II.5.3 Thay đổi của máu
Thiếu máu là một triệu chứng bao giờ cũng có trong bệnh sốt rét.
II.6 Chẩn đoán
 Dịch tễ
- Sống trong vùng dịch hoặc có tiền sử sốt rét
- Có liên quan đến truyền máu
 Dấu hiệu lâm sàng
- Cơn sốt điển hình: rét run – sốt nóng – vã mồ hôi
- Cơn sốt không điển hình
+ Sốt không thành cơn: chỉ có cảm giác ớn lạnh, gai rét
+ Sốt liên tục hoặc dao động trong 5-7 ngày đầu rồi sau đó chuyển thành cơn
+ Những dấu hiệu khác: lách to, thiếu máu…
 Xét nghiệm ký sinh trùng
- Xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng trong máu hoặc kháng nguyên, kháng thể sốt
rét trong huyết thanh.
- Kỹ thuật miễn dịch: Parasigh-F/Paracheck, PCR…
III. Phòng chống sốt rét
III.1Vectơ truyền bệnh
Muỗi Anopheles cái là vecto truyền bệnh và là vật chủ tạm thời. Nước ta có
4/50 loài truyền bệnh.
- A. minimus: ở vùng nước chảy núi rừng sâu trong cả nước
- A. dirus (balabacensis): vùng rừng từ ranh giới Nghệ An, Thanh Hóa vào miền
Nam
- A. sundaicus: vùng biển nước lợ Nam Bộ
- A. subpictus: Di Linh, Lâm Đồng

80
Ở nhiệt độ tối ưu 20-30 0C, muỗi Anopheles sống chừng 4 tuần lễ thời gian này
đủ cho Plasmodium có thể hoàn chỉnh chu kỳ hữu tính ở muỗi ( khoảng 10-16
ngày)
III.2Các yếu tố nguy cơ
III.2.1 Môi trường tự nhiên và sinh học
- Nhiệt độ môi trường: tối ưu 20-300C
- Độ ẩm môi trường >50%
- Mùa: trước, trong, sau mùa mưa (nước ta từ tháng 4-10 hàng năm)
- Vị trí địa lý: núi đồi, cao nguyên, rừng rậm hoặc ven biển nước lợ, phù hợp với
điều kiện sinh thái của vecto
- Sự nhạy cảm của vecto đối với hóa chất đang sử dụng
III.2.2 Yếu tố kinh tế - xã hội
- Tuổi và giới
- Phong tục tập quán
- Mức sống
- Nghề nghiệp
- Những hoạt động có khả năng tăng sốt rét
- Các yếu tố làm dễ cho bệnh nặng
III.3Điều trị
III.3.1 Nguyên tắc điều trị
- Phải chẩn đoán sớm, điều trị càng sớm
- Tùy theo loài ký sinh trùng, tùy từng giai đoạn
- Phối hợp thuốc
- Đủ liều và an toàn
- Điều trị cả thể giao bào
- Diệt “thể ngủ”
- Phòng ngộ độc thuốc
III.3.2 Thuốc điều trị
Các nhóm thuốc sốt rét. Phân loại theo cấu trúc có 10 nhóm
- Nhóm 1: Quinnin
- Nhóm 2: Amino acridin (Quinacrin, Acrikin, Atebin, Mepacrin…)
- Nhóm 3: 4-Amino quinnolein (Chloroquin, Delagyl, Nivaquin, Amodiaquin…)
- Nhóm 4: 8-Amini quinnolein (Primaquin, Plasmocid, Plasmoquin, Quinocid…)
- Nhóm 5: Biguamit (Bigumal, Paludrrin, Proguanil…)
- Nhóm 6: Pyrimethamin
- Nhóm 7: Nhóm kháng sinh gồm Tetracyclin, Doxycyclin..

81
- Nhóm 8: Sulfamid gồm Sulfol, Sulfadoxin…
- Nhóm 9: Artemisinin và dẫn suất (Artemisinin. Artesunat, Arthemether…)
- Nhóm 10: Các thuốc khác: Mefloquin, Fanidar, CV-8…
Những thuốc thuộc nhóm 2 và 5 hiện nay ít được sử dụng.
III.4Phòng bệnh
III.4.1 Phân vùng sốt rét ở Việt Nam: được phân thành 7 vùng sốt rét
- Vùng 1: đồng bằng và đô thị; không có sốt rét lưu hành
- Vùng 2: vùng nước chảy đồi thấp; sốt rét lưu hành nhẹ
- Vùng 3: vùng nước chảy núi đồi; sốt rét lưu hành vừa
- Vùng 4: vùng nước chảy núi rừng; sốt rét lưu hành nặng
- Vùng 5: vùng cao nguyên; sốt rét lưu hành nhẹ ( trừ cao nguyên miền Trung)
- Vùng 6: vùng núi cao; không có sốt rét lưu hành
- Vùng 7: vùng ven biển nước lợ; sốt rét lưu hành các mức độ khác nhau.
III.4.2 Nguyên tắc phòng chống sốt rét
3.4.2.1 Giải quyết nguồn lây: chủ yếu là diệt KST sốt rét bằng các biện pháp như
phát hiện, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh nhân sốt rét.
a. Phát hiện bệnh: nhằm phát hiện sớm
Ca nghi ngờ sốt rét (ca sốt rét lâm sàng) là trường hợp không có xét nghiệm
máu hoặc xét nghiệm âm tính mà có các đặc điểm như:
- Hiện đang sốt hoặc có sốt trong 3 ngày gần đây
- Đã loại trừ các nguyên nhân gây sốt khác
- Có tiếp xúc với vùng sốt rét
- Đáp ứng tốt với điều trị sốt rét trong 3 ngày đầu điều trị
b. Chẩn đoán bệnh
- Xét nghiệm lam máu
- Test nhanh
c. Điều trị cho người bệnh
- Ca bệnh xác định là sốt rét
- Điều trị sớm, đúng và triệt để (thể ngủ và thể giao bào). Diệt thể giao bào chính
là diệt nguồn lây nhiễm. WHO khuyến cáo dùng liệu pháp điều trị phối hợp có
Artemisinin.
d. Quản lý bệnh nhân sốt rét
Những bệnh nhân sốt rét sau khi điều trị có thể hết sốt nhưng cũng có thể vẫn
còn ký sinh trùng sốt rét trong máu nên cần được quản lý và theo dõi.
Những người đi làm ăn, đến công tác ở các cùng sốt rét hoặc người từ vùng sốt
rét trở về cũng cần được quản lý theo quy định để tiếp tục điều trị hoặc phát
hiện bệnh tái phát kịp thời.
3.4.2.2 Giải quyết trung gian truyền bệnh: bao gồm các biện pháp diệt muỗi và
phòng chống muỗi đốt
a. Biện pháp cải tạo môi trường: làm giảm nơi đẻ và mật độ của muỗi
b. Biện pháp hóa học: tẩm màn và phun hóa chất
c. Biện pháp sinh học có ưu điểm là không làm ô nhiễm môi trường. Hai biện
pháp sinh học có thể áp dụng:

82
- Sử dụng các sinh vật ăn mồi
- Diệt sinh bằng phương pháp di truyền
3.4.2.3 Bảo vệ người lành (khối cảm thụ)
- Uống thuốc phòng
- Ngủ màn chống muỗi
- Chủ động phát hiện sớm bệnh
- Tự giác phòng chống bệnh
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Ký sinh trùng sốt rét, chọn câu đúng


a. Diệt ký sinh trùng sốt rét trong máu để cắt cơn sốt rét
b. Muốn tránh cơn tái phát xa của ký sinh trùng sốt rét phải điều trị thể giao
bào
c. Ký sinh trùng sốt rét sinh sản vô tính trong máu và gan
d. A, C đúng
e. Tất cả đều đúng
2. Một cơn sốt rét điển hình (không phải sốt rét ác tính) các giai đoạn thứ tự sau
a. Rét run, sốt nóng, ra mồ hôi
b. Sốt nóng, rét run, ra mồ hôi
c. Sốt nóng, ra mồ hôi, rét run
d. Rét run, ra mồ hôi, sốt nóng
e. Ra mồ hôi, rét run, sốt nóng
3. Các loại KSTSR sau đây đều gây bệnh cho người, ngoại trừ
a. P. falciparum
b. P. ovale
c. P. malariae
d. P.berghei
e. P.vivax
4. Để điều trị cơn sốt rét phải dùng thuốc diệt thể
a. Phân liệt già
b. Tự dưỡng
c. Giao bào
d. Thể ở gan
e. Tất cả đều đúng
5. Loại Plasmodium thường gây sốt cách nhật điển hình ở Việt Nam
a. P. vivax
b. P. malariae
c. P. falciparum
d. P. ovale
e. Tất cả đều sai
6. Để diệt thể ngủ của Plasmodium ta dùng
a. Mefloquin
b. Quinin

83
c. Atermisinin
d. Primaquin
e. Tất cả đều sai
7. Phòng bệnh sốt rét lan tràn phải chú ý điều trị diệt thể
a. Những kí sinh trùng ở gan
b. Phân liệt
c. Tự dưỡng
d. Giao bào
e. Tất cả đều đúng
8. Về đặc điểm của P. falciparum, chọn câu sai
a. Là ký sinh trùng ký sinh tế bào vật chủ
b. Là ký sinh trùng chiếm tỉ lệ cao nhất Việt Nam
c. Là loại ký sinh trùng dễ kháng thuốc nhất
d. Gây các cơn sốt tái phát xa
e. Hay gây các thể sốt rét nặng
9. Biện pháp chủ yếu giải quyết nguồn lây trong phòng chống sốt rét là
a. Phun hóa chất diệt muỗi
b. Điều trị cho người bệnh
c. Biện pháp sinh học
d. Ngủ màn
e. Tất cả đều đúng
10.Nếu dịch sốt rét xảy ra, việc cần làm trước tiên là
a. Vệ sinh môi trường
b. Biện pháp sinh học
c. Giáo dục sức khỏe
d. Phun hóa chất
e. A, B đúng
11.Biện pháp giải quyết trung gian truyền bệnh trong phòng chống sốt rét là
a. Cải tạo môi trường
b. Uống thuốc phòng sốt rét
c. Phát hiện bệnh sớm
d. Quản lý bệnh nhân sốt rét
e. Tất cả đều đúng
12.Loại muỗi truyền sốt rét chủ yếu ở vùng rừng núi Việt Nam là
a. Anopheles minimus
b. Anopheles vagus
c. Anopheles sinensis
d. Anopheles subpictus
e. Tất cả đều đúng
13.Dịch sốt rét xảy ra do P.vivax có đặc điểm
a. Diễn biến nặng
b. Phức tạp
c. Thời gian tồn tại của dịch kéo dài

84
d. Tử vong cao
e. A, B đúng
14.Ký sinh trùng sốt rét, chọn câu đúng
a. Chu kỳ phát triển trên cơ thể người (chu kỳ sinh sản hữu giới)
b. P.vivax gây nên những cơn tái phát xa do có thể ngủ ở gan
c. Trong bệnh sốt rét, hồng cầu vỡ do ký sinh trùng phát triển ở thể tự
dưỡng
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
15.Ký sinh trùng sốt rét, chọn câu đúng
a. Ký sinh trùng sốt rét, giao tử đực và cái trưởng thành có trong hồng cầu
b. Trứng ký sinh trùng sốt rét phát triển ngoài thành dạ dày của muỗi
c. Thoa trùng tập trung trong dạ dày muỗi
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
16.Thoa trùng của ký sinh trùng sốt rét sau khi muỗi đốt người, thoa trùng vào máu
để lưu thông trong máu
a. Sau 15 phút toàn bộ thoa trùng chui vào gan
b. Sau 30 phút toàn bộ thoa trùng chui vào gan
c. Sau 45 phút toàn bộ thoa trùng chui vào gan
d. Sau 60 phút toàn bộ thoa trùng chui vào gan
e. Sau 90 phút toàn bộ thoa trùng chui vào gan
17.Trong tế bào gan thoa trùng phát triển thành thể
a. Tư dưỡng
b. Phân liệt
c. Giao bào
d. A, B, C đúng
e. B, C đúng
18.Thuốc được sử dụng để uống phòng khi vào vùng sốt rét
a. Atebrin
b. Mefloquin
c. Quinin
d. Primaquin
e. Tất cả đều đúng
19.Theo phân vùng dịch tể của Mac Donald thì chỉ số ký sinh trùng sốt rét ở trẻ em
(2-9 tuổi) 55% là vùng
a. Sốt rét lưu hành nhẹ
b. Sốt rét lưu hành vừa
c. Sốt rét lưu hành nặng
d. Sốt rét lưu hành rất nặng
e. Tất cả đều đúng
20.Trong tế bào hồng cầu ký sinh trùng có thể ở dạng
a. Tư dưỡng

85
b. Phân liệt
c. Giao bào
d. A, B, C đúng
e. B, C đúng
21.Ký sinh trùng sốt rét, chọn câu đúng
a. Có thể tìm thấy ký sinh trùng sốt rét ở trong tủy xương
b. Ở Việt Nam chỉ gặp 2 loại Plasmodium gây bệnh cho người
c. Nguyên nhân gây ký sinh trùng kháng thuốc là hoàn toàn do dùng thuốc
sốt rét không đúng phác đồ
d. Lấy máu ngoài cơn sốt không thể thấy ký sinh trùng sốt rét
e. Vùng đồng bằng không bao giờ có sốt rét lưu hành
22.Ký sinh trùng số rét từ muỗi vào người ở dạng nào?
a. Thoa trùng
b. Tự dưỡng trưởng thành
c. Giao bào
d. Mảnh trùng
e. Phân liệt
23. Khi vào cơ thể muỗi ký sinh trùng sốt rét dạng nào phát triển thành giao tử?
a. Tất cả các thể
b. Phân liệt
c. Thoa trùng
d. Giao bào
e. Tự dưỡng trưởng thành
24. Tại sao Plasmodium falciparum không gây tái phát xa?
a. Vì không có chu trình hồng cầu
b. Vì thể giao bào không sống lâu
c. Vì sau chu trình tiền hồng cầu ký sinh trùng không còn ở gan
d. Khi vào cơ thể toàn bộ thoa trùng đến gan
e. Giao bào không sống lâu được trong cơ thể người

86
BÀI 4.MỘT SỐ ĐƠN BÀO KÝ SINH: AMIP, TRÙNG ROI, TRÙNG LÔNG

MỤC TIÊU
- Trình bày được đặc điểm (hình thể, chu kỳ phát triển) của amip, trùng roi,
trùng lông.
- Trình bày được khả năng gây bệnh, các phương pháp chẩn đoán, phương pháp
phòng và điều trị bệnh do ký sinh trùng gây ra.

I. Amip gây bệnh (E.histolytica)


I.1 Đặc điểm sinh học
I.1.1 Hình thể
Amip là loại đơn bào, di chuyển nhờ chân giả hình thành từ nguyên sinh chất.
Amip có 3 dạng hình thể khác nhau
- Thể ăn hồng cầu (Thể Magna):

Đó là thể gây bệnh thường thấy ở phân người bị bệnh lỵ amip


- Thể hoạt động chưa ăn hồng cầu (minuta):

- Thể bào nang (thể kén): đó là thể bảo vệ và phát tán amip

I.1.2 Chu kỳ phát triển


Người nhiễm amip do ăn phải bào nang, gián tiếp qua sự ô nhiễm của môi
trường. Các dịch tiêu hóa làm tan vỏ của bào nang, 4 nhân và nguyên sinh chất

87
phân chia thành 8 amip thể minuta. Thể không ăn hồng cầu ký sinh trên niêm
mạc ruột ăn vi trùng và các bã thức ăn, có thể chuyển thành dạng tiền kén rồi
kén hay chuyển sang thể ăn hồng cầu.

I.2 Khả năng gây bệnh


Bệnh amip có thể có hoặc không triệu chứng, có khi biến mất tự nhiên
I.2.1 Thể cấp diễn
- Thời kỳ ủ bệnh
- Thời kỳ khởi phát
- Thời kỳ toàn phát: điển hình là hội chứng lỵ
- Thời kỳ lui bệnh
- Giai đoạn di chứng
I.2.2 Bệnh lỵ amip thể tối (ác tính)
Gặp ở cơ thể suy giảm miễn dịch, hoặc suy kiệt với tổn thương hoại tử lan khắp
đại tràng
I.2.3 Bệnh lỵ amip mạn tính
a. Điều kiện xuất hiện
- Bệnh amip không được chẩn đoán
- Bệnh amip không được điều trị triệt để
b. Lâm sàng
- Thể lỵ
- Thể tiêu chảy
- Thể táo bón
- Thể xen kẻ táo bón với ỉa chảy
c. Biểu hiện thần kinh của bệnh amip mạn
Các quá trình viêm và loét mạn tính ở đại tràng lan dần đến các đám rối thần
kinh mặt trời, đám rối mạc treo và hạ vị.
I.2.4 Thể phối hợp: Lỵ amip và lỵ trực trùng với 2 khả năng
- Hai bệnh song hành diễn biến cấp tính

88
- Lỵ amip bội nhiễm Shigella
I.3 Chẩn đoán
- Đối với bệnh lỵ amip ở ruột:
+ Soi trực tràng trong lỵ cấp tính có thể thấy được “vết bấm móng tay”
+ Xét nghiệm phân
- Đối với amip ở ngoài ruột: xét nghiệm miễn dịch
I.4 Phòng và trị bệnh
I.4.1 Phòng bệnh
I.4.2 Trị bệnh
- Tiến hành điều trị sớm sau khi có kết quả xét nghiệm, điều trị muộn sẽ có
khuynh hướng chuyển thành mạn tính.
- Điều trị đúng phác đồ và liều lượng
- Các loại thuốc trị amip hiện nay
(1) Diloxanide furoate (Furamide)
(2) Indoquinol (Yodoxin)
(3) Paromomycin sulfate
(4) Chloroquine
(5) Và một số kháng sinh khác
II. Amip không gây bệnh (E.coli)
II.1 Thể bào nang (thể kén)
Hình tròn, vỏ mỏng, đường kính 15-20µm
Trên tiêu bản nhuộm lugol thường thấy 4-8 nhân, nhân có trung thể chiếc quang
nằm lệch tâm.
II.2 Thể hoạt động
Có 2 thể hoạt động là thể nhỏ và thể lớn
II.2.1 Thể nhỏ
Trên tiêu bản tươi rất dễ nhầm với thể Minuta của E.histolytica
I.1.1 Thể lớn:hoạt động chân giả nhanh nhưng không theo một hướng nhất định như
E.histolyca
II. Trùng roi
- Là nhóm hoạt động nguyên sinh lớn
- Trùng roi vận chuyển bằng roi
- Nhiều nhóm trùng roi vừa có khả năng dinh dưỡng như động vật (dị dưỡng) vừa
có khả năng dinh dưỡng như thực vật (tự dưỡng)
- Hình dạng trùng roi rất sai khác nhau
II.1 Trùng roi thìa
- Trùng roi thìa có các tên khoa học khác nhau như Giardia intestinalis,
Lamblia giardia, Lamblia intestinalis, Giardia duodenalis.
- Đây là một loại trùng roi sống ký sinh ở ruột và gây bệnh cho con người.
mầm bệnh là thể kén của trùng roi thìa. Trùng roi thìa lây lan dễ dàng qua
đường tiêu hóa.
II.1.1 Đặc điểm sinh học của Giardia Lamblia
a. Hình thể

89
 Thể kén
- Hình bầu dục hoặc hơi tròn, vỏ dày và có 2 lớp rất gần nhau.
- Trên tiêu bản nhuộm, nguyên sinh chất có 2-4 nhân, và những vết roi cuộn lại
thành một bó. Ngoài ra còn có thể sống thân và thể cạnh gốc.

 Thể hoạt động


- Khi trùng roi nằm xấp hoặc nằm ngữa đều có hình quả lê, đầu tròn và đuôi thon
nhọn.
- Trên tiêu bản tươi, trùng roi cử động rất mạnh, tương đối nhịp nhàng.

b. Đặc điểm dinh dưỡng


Trùng roi thìa sống ký sinh trên bề mặt niêm mạc ruột non, tá tràng, đôi khi
thấy ở đường dẫn mật, túi mật. Chúng lấy chất dinh dưỡng ở ruột thông qua
hình thức thẩm thấu qua màng.
c. Đặc điểm sinh sản
Sinh sản bằng cách phân đôi theo chiều dọc: nhân phân chia trước, rồi đến đĩa
bám thể gốc, thể cạnh gốc, trục sống và tới roi.
d. Đặc điểm chu kỳ phát triển
Khi thể hoạt động xuống cuối ruột non và tới đại tràng, tạo đây chúng biến
thành thể kén và theo phân ra ngoài.
Kén xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đến tá tràng chúng biến thành thể
hoạt động và tiếp tục vòng đời sống ký sinh.

90
II.1.2 Khả năng gây bệnh
Trùng roi thìa thường bám chặt vào niêm mạc ruột và luôn luôn hoạt động, thay
đổi vị trí nên thường xuyên kích thích các đầu mút thần kinh ở ruột.
Ngoài ra các sản phẩm chuyển hóa của trùng roi thìa có tác dụng độc đối với hệ
thần kinh, gây nên mất ngủ, biến ăn ở trẻ em. Đôi khi trùng roi thìa còn gây ra
bệnh lý viêm đường dẫn mật và túi mật.
II.2.2 Triệu chứng
Nhiều người mang ký sinh trùng đầy trong mình không có triệu chứng gì
cả.Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh biểu lộ rõ rệt.
II.2.3 Chẩn đoán
- Xét nghiệm phân có thể dễ dàng phát hiện thể kén cùa trùng roi thìa, đôi khi có
thể thấy cả thể hoạt động.
- Xét nghiệm dịch tá tràng có thể thấy thể hoạt động của trùng roi thìa
- Chẩn đoán huyết thanh
II.2.4 Điều trị
Trị bệnh trùng roi thìa bằng các loại thuốc đặc hiệu như:
- Quinacrin
- Metronidazol
II.3 Trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis)
Trùng roi chỉ có một vật chủ là người và phụ nữ là đối tượng dễ bị mắc bệnh vì
các điều kiện xã hội và sinh hoạt có liên quan.

II.3.1 Đặc điểm sinh học


- Ký sinh chủ yếu ở âm đạo
- T. vaginalis ưa pH hơi toan (6-6.5)
- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc
II.3.2 Khả năng gây bệnh
Chu kỳ phát triển phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau ngày thấy
kinh nếu khám dễ thấy có nhiều ký sinh trùng.
Tùy thuộc vào vị trí ký sinh sẽ gây bệnh ở các mức độ nặng nhẹ và xuất hiện
các triệu chứng khác nhau. T. vaginalis gây viêm cơ quan sinh dục, tiết niệu.
Gây bệnh ở cả nam lẫn nữ nhưng triệu chứng biểu hiện rõ ở phụ nữ.

91
II.3.3 Điều trị và phòng bệnh
a. Điều trị
- Thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục
- Điều trị cho cả vợ lẫn chồng
- Dùng các loại thuốc diệt trùng roi phối hợp với các thuốc diệt nấm và vi khuẩn
- Thuốc đặc hiệu điều trị trùng roi âm đạo thường dùng là tinidazol, nimorazol,
ornidazol (uống) vàmetronidazol (đặt âm đạo)
b. Phòng bệnh
Để phòng tránh bị mắc bệnh trùng roi âm đạo, cần có biện pháp kiểm soát và
thanh toán tệ nạn mại dâm, có quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh và chung
thủy, tăng cường các điều kiện, tiện nghi vệ sinh cho phụ nữ ở gia đình, nơi học
tập, lao động và công tác. Đồng thời cũng cần tích cực phát hiện, điều trị những
người mắc bệnh để chủ động khống chế sự lây truyền bệnh.
III. Trùng lông (Balantidium coli)
III.1Đặc điểm sinh học

- B.coli chủ yếu sống ở mang tràng, đoạn cuối hồi tràng
- B. coli ăn vi khuẩn. ăn tinh bột, đôi khi ăn cả đồng loại
- Sinh sản bằng phân chia theo chiều ngang, hoặc tiếp hợp
- B.coli hình thành kén khi điều kiện môi trường bất lợi. Kén theo phân ra ngoài
và trở vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa, đến mạng tràng thành thể hoạt
động.
- B.coli sống hội sinh, chỉ tấn công gây bệnh khi niêm mạc ruột bị tổn thương.

92
III.2Khả năng gây bệnh
- Gây hoại tử mô ở thành manh tràng, có thể đi sâu vào thành ruột và gây thủng
đại tràng.
- Triệu chứng lâm sàng: đau bụng, đi ngoài (có thể đến 15 lần ngày), mót rặn,
phân có nhầy máu.
- Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân là do
biến chứng thủng ruột, xuất huyết đường tiêu hóa.
- Hội chứng lỵ B.coli gây ra cũng có thể diễn biến mạn tính.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Amip là loại đơn bào di chuyển bằng:


a. Roi
b. Chân giả
c. Lông
d. Không di chuyển
e. Tất cả đều đúng
2. Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm trùng roi âm đạo nên lấy vào
a. Sau ngày thấy kinh 14 ngày
b. Ngay trước và sau ngày thấy kinh
c. Bất cứ ngày nào trong chu kỳ kinh nguyệt
d. Trước ngày thấy kinh 10 ngày
e. Tất cả đều đúng
3. Đa số người nhiễm amip do ăn phải
a. Thể hoạt động ăn hồng cầu
b. Thể hoạt động chưa ăn hồng cầu
c. Thể bào nang
d. Thể A và B
e. Cả ba thể A, B, C
4. Trùng roi là những nguyên sinh động vật, ở Việt Nam trùng roi thường ký sinh
a. Đường tiêu hóa
b. Âm đạo

93
c. Đường máu
d. A, B đúng
e. B, C đúng
5. Ký sinh trùng sau chuyển động bằng roi
a. Entamoba histolitica
b. Trichomonas vaginalis
c. Toxoplasma gondii
d. Balantidium coli
e. Plasmodium
6. Đây là hình thể nào của Entamoeba histolytica

a. Thể Magna
b. Thể Minuta
c. Thể bào nang
d. A, B đúng
e. B, C đúng
7. Đây là hình thể của loại trùng nào?

a. Trùng roi
b. Trùng lông
c. Amip
d. Trichomonas vaginalis
e. Giardia lamblia
8. Thể hoạt động amíp tồn tại bao lâu khi rời khỏi ký chủ?
a. 2 giờ
b. 2 ngày
c. 2 tháng
d. 2 tuần
e. 2 năm

94
9. Ở thể nào amíp dễ lây nhiễm?
a. Hoạt động
b. Hoạt động nhỏ
c. Hoạt động lớn
d. Bào nang
e. Ăn hồng cầu
10. Amíp có nhiều men phân hủy khi ở dạng nào?
a. Thể hoạt động lớn
b. Thể hoạt động nhỏ
c. Thể bào nang
d. Bào nang 4 nhân
e. Bào nang 8 nhân
11.Vị trí ký sinh thường gặp nhất của E.histolytica
a. Ruột non
b. Đại tràng sigma và trực tràng
c. Gan
d. Đại tràng xuống
e. Tất cả đều sai

95
BÀI 5. GIUN ĐŨA, GIUN TÓC, GIUN MÓC, GIUN KIM, GIUN CHỈ

MỤC TIÊU
- Trình bày hình thể, chu trình, tác hại của giun đũa, giun móc, giun tóc, giun
kim, giun chỉ.
- Trình bày các biện pháp phòng và điều trị bệnh giun đũa, giun móc, giun tóc,
giun kim, giun chỉ.

I. Giun đũa (Ascarus lumbricoides)


I.1 Đặc điểm sinh học
I.1.1 Hình thể
- Giun đũa là loại giun lớn ký sinh ở đường tiêu hóa. Màu trắng, hai đầu nhọn,
thân tròn dài. Giun cái dài trung mình 20-25cm. Đầu giun đũa có 3 môi. Đuôi
giun cái thẳng, đuôi giun đực cong.
- Trứng giun đũa mới bài xuất khỏi cơ thể thường có màu vàng, vỏ dày, xù xì,
hình bầu dục, kích thước 45-75 cm.

I.1.2 Chu kỳ phát triển


- Giun đũa có chu kỳ đơn giản, có giai đoạn phát triển trên người và giai đoạn
phát triển ở ngoại cảnh.
- Giun đũa sống chủ yếu ở ruột non. Trứng được bài tiết theo phân ra ngoại cảnh.
Gặp điều kiện thích hợp (độ ẩm 70%, nhiệt độ 25-30 0C) sau một thời gian trứng
phát triển thành trứng có ấu trùng. Khi trứng có ấu trùng vào đường tiêu hóa, do
tác dụng co bóp của dạ dày, ruột, tác dụng của dịch vị, ấu trùng phá vỡ vỏ trứng
theo hệ thống mạch máu từ ruột tới gan, về tim, lên phổi, thay vò và lớn dần
lên. Từ phổi ấu trùng lên họng rồi xuống ruột để phát triển thành giun trưởng
thành.
- Diễn biến của giai đoạn trong cơ thể mất khoảng 60 ngày. Giun đũa sống
khoảng 1 năm.

96
I.2 Khả năng gây bệnh
- Suy dinh dưỡng, chậm phát triển, rối loạn tiêu hóa…
- Tắt ruột, giun chui vào ống mật, tụy, ruột thừa gây ra các biến chứng: viêm túi
mật, áp xe gan, viêm tụy, viêm ruột thừa…
- Giun đũa có chất độc ascaron gây đau, ngứa vùng bụng. Trong huyết thanh của
người nhiễm giun đũa cũng có chất gây dị ứng, các chất này gây hiện tượng
tăng bạch cầu ái toan và gây hội chứng Loeffler.
- Ngoài ra, trong quá trình di chuyển, giun đũa sẽ mang các mầm bệnh từ ruột tới
các cơ quan khác.
I.3 Điều trị
I.3.1 Nguyên tắc điều trị
- Ưu tiên chọn thuốc có phổ rộng, tác dụng với nhiều loại giun và dùng một liều
duy nhất có hiệu quả cao.
- Dùng thuốc rẻ tiền, sẵn có trên thị trường
- Dùng thuốc ít độc, dễ uống
I.3.2 Điều trị cụ thể
- Mebendazol
- Albendazol (Zentel) viên 200mg
- Pyratel pamoat
II. Giun móc (Ancylostoma duodenale)
II.1 Đặc điểm sinh học
II.1.1 Hình thể
- Giun móc màu trắng ngà hoặc hồng. Giun cái dài 10-12mm, giun đực dài 8-
10mm. Đầu giun móc có bao miệng, có 4 răng bố trí cân đối. Đuôi giun đực xòe
ra như chân ếch, đuôi giun cái thẳng, nhọn.

97
- Trứng giun móc hình bầu dục, không có màu đặc biệt.Kích thước 60µm. Trứng
mới bài xuất có từ 2-4 múi nhân. Sau 24-48 giờ có hình ảnh ấu trùng

II.1.2 Chu kỳ phát triển


- Giun cái ở tá tràng, đẻ trứng theo phân ra ngoại cảnh. Trong ngoại cảnh có điều
kiện ấm và ẩm, trứng phát triển thành trứng có ấu trứng, ấu trùng thoát khỏi
trứng trong vòng 24 giờ và phát triển thành ấu trùng có khả năng lây nhiễm sau
7-10 ngày. Chúng giữ được khả năng truyền bệnh trong đất nhiều tuần hoặc
nhiều tháng. Ấu trùng có khả năng lây nhiễm tìm vật chủ để xâm nhập qua da
bàn chân ở những người đi chân đất (đôi khi xâm nhập bằng đường tiêu hóa).
Theo đường máu và bạch huyết lên phổi, họng và xuống ruột non bám vào
thành ruột non trở thành giun trưởng thành.
- Diễn biến chu kỳ giai đoạn trong cơ thế mất khoảng 6-8 tuần. Tuổi thọ của giun
móc trung bình 10-12 năm do có giai đoạn ngủ, ngừng phát triển trong nhiều
tháng.

II.2 Khả năng gây bệnh


 Giai đoạn ở mô
- Ấu trùng chui qua da: nốt mẫn đỏ, ngứa

98
- Ấu trùng đến phổi: ho khan, khan tiếng, nuốt khó
 Giai đoạn ở ruột
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy có máu đen, Làm loét dạ dày
- Viêm tá tràng kéo dài 1-2 tháng
- Rối loạn tuần hoàn: thiếu máu, BCTT tăng (40-50%)
- Rối loạn tim mạch: khó thở, tim đập nhanh
- Rối loạn thần kinh
II.3 Điều trị
- Pyrantel
- Mebendazol
- Fugacar
- Albendazol
III. Giun tóc (Trichiuris trichiura)
III.1 Đặc điểm sinh học
III.1.1 Hình thể
- Giun tóc có màu hồng nhạt, có thể chia làm hai phần: phần đầu nhỏ và dài, phần
thân to và ngắn. Kích thước dài từ 3-5cm. Con đực đuôi cong, cuối đuôi có một
gai sinh dục, con cái đuôi thẳng.
- Trứng giun tóc hình bầu dục hoặc hình thoi , vỏ dày, hai đầu có nút, màu vàng
đậm.

III.1.2 Chu kỳ phát triển


- Giun tóc ký sinh ở trực tràng, giun cắm sâu phần đầu vào niêm mạc ruột để hút
dịch tế bào. Giun cái đẻ vài ngàn trứng 1 ngày. Trứng được bài xuất ra ngoài
qua phân. Sau khoảng hai tuần phát triển trong đất ấm và ẩm, trứng phát triển
thành trứng có ấu trùng và bắt đầu gây nhiễm. Nếu người ăn phải trứng có ấu
trùng, ấu trùng được giải phóng ra khỏi trứng và phát triển trưởng thành tại đại
tràng (manh tràng, đại tràng, trực tràng).
- Thời gian từ khi nuốt phải trứng đến khi giun trưởng thành là 3 tháng. Giun tóc
có thể sống tới 7-8 năm.

99
III.2 Khả năng gây bệnh
- Gây tổn thương niêm mạc đại tràng, hội chứng kiết lỵ
- Gây thiếu máu nhực sắc
- Viêm ruột thừa, sa trực tràng…
Nhiễm giun tóc thường không có biểu hiện lâm sàng, nhưng nếu nhiễm nhiều
có thể gây ỉa chảy, phân có máu và chất nhầy.
III.3 Điều trị
- Mébendazol
- Fugacar
- Flubendazol
- Albendazol
IV. Giun kim (Enterobius vermicularis)
IV.1 Đặc điểm sinh học
IV.1.1 Hình thể
- Giun kim có kích thước nhỏ, màu trắng, hai đầu nhọn, giun cái dài 10-12mm,
đuôi nhọn thẳng. Con đực nhỏ hơn 2-5mm đuôi cong.
- Trứng giun kim hình bầu dục, lép một gốc, vỏ trứng mỏng trong. Trứng giun
kim thường sớm phát triển thành trứng có ấu trùng

100
IV.1.2 Chu kỳ phát triển
- Giun kim sống ở gốc hồi manh tràng. Giun kim đực chết sau khi giao hợp. Giun
cái đẻ trứng ở vùng niêm mạc hậu môn vào ban đêm. Sau khi đẻ hết trứng giun
kim cái chết. Vì vậy, tuổi thọ của giun kim rất ngắn, chỉ sống khoảng 1-2 tháng.
- Trứng giun kim phát triển thành trứng có ấu trùng sau 4-8 giờ. Nếu người ăn
phải trứng có ấu trùng vào đường tiêu hóa ấu trùng phá vỡ vỏ để phát triển
thành giun trưởng thành.
- Mặt khác, một số trứng ở hậu môn nở thành ấu trùng, ấu trùng chui vào hậu
môn lên ruột để phát triển. Do vậy, việc tái nhiễm giun kim rất dễ dàng.

IV.2 Khả năng gây bệnh


- Rối loạn ở ruột
- Rối loạn thần kinh
IV.3 Điều trị
- Pyrantel
- Mebendazol
- Flubendazol
- Albendazol
- Điều trị tập thể, nhắc lại sau 3 tuần
V. Giun chỉ (Wuchereria bancofti, Brugia malayi)
V.1 Đặc điểm sinh học
V.1.1 Hình thể
Giun chỉ trưởng thành trong giống như sợi chỉ tơ dài 5-10cm màu trắng sữa, ấu
trùng giun chỉ dài khoảng 250µm.
V.1.2 Chu kỳ phát triển
- Giun chỉ sống chủ yếu ở hệ bạch huyết tại bẹn và nách, giun cái đẻ ra ấu
trùng, ấu trùng từ hệ bạch huyết vào máu. Ban ngày ấu trùng ở sâu trong mạch
máu nội tạng. Ban đêm (từ 21 giờ đến 3 giờ sáng) ấu trùng xuất hiện ở máu
ngoại vi. Ấu trùng giun chỉ có thể sống khoảng 1 năm hoặc lâu hơn. Ấu trùng

101
này nếu được muỗi truyền bệnh hút vào dạ dày sẽ phát triển thành ấu trùng gây
nhiễm rồi tiến tới vòi của muỗi. Khi muỗi đốt người ấu trùng từ muỗi vào máu
rồi tới hệ bạch huyết để trở thành giun trưởng thành.
- Giun chỉ sống khoảng 10 năm.

Hình: Phù chân voi do giun chỉ


V.2 Khả năng gây bệnh
Ấu trùng giun chỉ thường gây tắc hệ thống bạch huyết với các biệu hiện như:
- Thời kỳ nung bệnh
- Thời kỳ khởi phát
- Thời kỳ toàn phát
- Thờ kỳ mạn tính
V.3 Điều trị
- Ivermectin
- Albendazol
- Doxycyclin diệt giun trưởng thành

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Giun đường ruột, chọn câu sai


a. Khi nhiễm nhiều giun tóc có thể gây biến chứng tắc ruột.
b. Giun tóc có đuôi nhỏ và dài như sợi tóc
c. Ngừa bệnh giun tóc bằng cách mang giày dép, không tiếp xúc trực tiếp
với đất
d. A, B sai
e. Tất cả đều sai
2. Thời gian hoàn thành chu kỳ của giun đũa là bao lâu?
a. 1 tháng
b. 1,5tháng
c. 1 năm
d. 2 tháng

102
e. 2 năm
3. Giun đường ruột, chọn câu sai
a. Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ em cao hơn người lớn
b. Bệnh giun móc liên quan đến nghề nghiệp
c. Quản lý và xử trí phân tốt đóng vai trò quan trọng trong phòng chống
giun đường ruột
d. Giun đường ruột có chu kỳ phức tạp
e. Chẩn đoán xét nghiệm đóng vai trò quyết định trong chẩn đoán xác định
các bệnh giun đường ruột
4. Đặc điểm chung của chu kỳ giun đường ruột là chu kỳ
a. Có sinh vật trung gian
b. Đơn giản
c. Phải có điều kiện yếm khí
d. Phải có môi trường nước
e. Tất cả đều đúng
5. Muốn chẩn đoán xét nghiệm bệnh giun đũa, giun móc, giun tóc ta phải
a. Xét nghiệm phân
b. Xét nghiệm đàm
c. Xét nghiệm nước tiểu
d. Xét nghiệm dịch tá tràng
e. Tất cả đều đúng
6. Bệnh giun đũa, giun móc, giun tóc có tỷ lệ nhiễm cao ở
a. Các nước có khí hậu lạnh
b. Các nước có khí hậu khô, nóng
c. Các nước có khí hậu nóng, ẩm
d. Các nước có nền kinh tế phát triển
e. Tất cả đều đúng
7. Thức ăn của giun đũa trưởng thành trong cơ thể người là
a. Các sinh chất ở ruột
b. Máu
c. Dịch bạch huyết
d. Dịch mật
e. Tất cả đều đúng
8. Thức ăn của giun móc trưởng thành trong cơ thể người là
a. Các sinh chất ở ruột
b. Máu
c. Dịch bạch huyết
d. Dịch mật
e. Tất cả đều sai
9. Giun đũa trưởng thành ký sinh ở
a. Tá tràng
b. Ruột non
c. Manh tràng

103
d. Đường dẫn mật
e. Tất cả đều đúng
10. Giun móc trưởng thành ký sinh ở
a. Tá tràng
b. Ruột non
c. Manh tràng
d. Đường dẫn mật
e. Tất cả đều sai
11. Giun tóc trưởng thành ký sinh ở
a. Tá tràng
b. Ruột non
c. Manh tràng
d. Hạch bạch huyết
e. Tất cả đều sai
12. Người bị nhiễm giun đũa có thể do
a. Ăn cá gỏi
b. Ăn tôm, cua sống
c. Ăn rau, quả tươi không rửa sạch hoặc uống nước lã
d. Đi chân đất, không mang găng tay khi tiếp xúc với đất, phân
e. A, C đúng
13. Trẻ em nhiễm giun kim chủ yếu do
a. Ăn rau, quả sống
b. Mút tay
c. Uống nước lã
d. Ấu trùng chui qua da
e. Tất cả đều đúng
14. Chẩn đoán xét nghiệm giun kim phải dùng kỹ thuật
a. Giấy bóng kính
b. Cấy phân
c. Kata-Katz
d. Xét nghiệm dịch tá tràng
e. Tất cả đều đúng
15. Tại sao người bị nhiễm giun móc?
a. Ăn phải trứng thụ tinh
b. Ăn phải trứng mất vỏ ngoài cùng
c. Ăn phải trứng có ấu trùng
d. Ăn thịt có ấu trùng
e. Ấu trùng qua da
16. Khi nhiễm giun nào bệnh nhân đau bụng giống như trong hội chứng lỵ?
a. Giun kim
b. Giun đũa
c. Giun tóc
d. Giun móc

104
e. Sán dải heo
17. Giun kim thường đẻ trứng vào thời điểm nào?
a. Ban đêm
b. Buổi sáng
c. Buổi trưa
d. Buổi chiều
e. Tất cả các thời điểm trong ngày
18. Chu trình tự nhiễm có ở giun nào?
a. Giun móc
b. Giun đũa
c. Giun kim
d. Giun tóc
e. Giun chỉ
19. Giun kim ký sinh ở đâu?
a. Cuối ruột non, đầu ruột già
b. Tá tràng
c. Ruột non
d. Hậu môn
e. Cuối ruột già
20. Trứng có kích thước khoảng 22 X 50micromét, hai đầu có nút nhầy là trứng gì?
a. Giun đũa
b. Giun móc
c. Giun tóc
d. Giun kim
e. Giun chỉ
21. Đây là trứng của loại giun nào?

a. Ascaris lumbricoides
b. Ancylostoma duodenale
c. Trichiuris trichiura
d. Enterobius vermicularis
e. Wuchereria bancofti
22. Đây là trứng của loại giun nào?

105
a. Ascaris lumbricoides
b. Ancylostoma duodenale
c. Trichiuris trichiura
d. Enterobius vermicularis
e. Wuchereria bancofti
23. Đây là trứng của loại giun nào?

a. Ascaris lumbricoides
b. Ancylostoma duodenale
c. Trichiuris trichiura
d. Enterobius vermicularis
e. Wuchereria bancofti
24. Đây là hình thể của loại giun nào?

a. Ascaris lumbricoides
b. Ancylostoma duodenale
c. Trichiuris trichiura
d. Enterobius vermicularis
e. Wuchereria bancofti
25. Ký sinh trùng sau không được truyền do côn trùng
a. Sốt rét
b. Giun móc
c. Giun chỉ

106
d. A, B đúng
e. Tất cả đều đúng
26. Ký sinh trùng sau không có giai đoạn phát triển hữu tính
a. Sốt rét
b. Sán
c. Giun
d. Amip
e. Nấm
27. Giun đũa trưởng thành ký sinh ở
a. Tá tràng
b. Ruột non
c. Đại tràng
d. Hồi manh tràng
e. Trực tràng
28. Đời sống của giun kim kéo dài trong
a. 6 năm
b. 10 năm
c. 1 năm
d. 2 tháng
e. 6 tháng
29. Trong bệnh giun móc người bệnh thiếu máu do
a. Thức ăn của giun móc là máu
b. Gây chảy máu
c. Tiết chất độc ức chế cơ quan tạo máu
d. Tất cả đều đúng
e. A, B đúng
30. Bệnh giun móc thường áp dụng biện pháp chẩn đoán ký sinh vật
a. Xét nghiệm phân trực tiếp và phong phú
b. Giấy bóng kính
c. Xét nghiệm máu ngoại vi
d. Quan sát phân bằng mắt thường
e. Xét nghiệm máu nội tạng
31. Gây biến chứng ngoại khoa cấp tính thường gặp ở nhóm
a. Giun
b. Sán
c. Amip
d. Trùng roi
e. Trùng lông

107
BÀI 6. SÁN LÁ – SÁN DÂY

MỤC TIÊU
- Trình bày hình thể, chu trình, tác hại của một số loại sán lá – sán dây.
- Mô tả hình dạng trứng của sán lá – sán dây.
- Trình bày một số biện pháp phòng ngừa sán lá – sán dây.

I. Sán dây
I.1 Đặc điểm sinh học
I.1.1 Sán dải bò (Toenia saginata)
a. Hình thể
Sán dây rất dài (4-10m) có thể gồm nhiều đốt dẹt, lưỡng tính.
Đầu sán tròn có 4 hấp khẩu và không có vòi móc, đốt sán già không rụng, từng
đốt rời nhau ra.

b. Chu kỳ phát triển


- Sán dây bò ký sinh trong ruột người. Đốt giá ở phần cuối (chứa đầy trứng) rụng
khỏi thân sán được bài xuất theo phân hoặc tự động ra khỏi hậu môn.
- ?
- Nếu người ăn thịt bò có ấu trùng chưa nấu chín sẽ mắc bệnh sán trưởng thành.
Người không mắc bệnh ấu trùng sán dây bò.

108
I.1.2 Sán dải lợn
a. Hình thể
- Đầu sán ngoài 4 hấp khẩu còn có 2 vòng móc, đốt cổ ngắn và mãnh.
- Những đốt già cuối thân thường rụng thành từng đoạn ngắn

b. Chu kỳ phát triển


Chu kỳ sán lợn tương tự như sán dây bò chỉ cần thay vị trí lơn cho trâu bò.
Nhưng có một khác biệt lớn: người ta có thể nhiễm bệnh ở giai đoạn ấu trùng.
I.1.3 Sán dải cá

Đầu, đốt và trứng của sán dải cá

Chu trình phát triển của sán dải cá


I.2 Khả năng gây bệnh của sán dây
- Rối loạn đường tiêu hóa: tiêu chảy xen kẻ táo bón, đau bụng
- Rối loạn thần kinh: nhức đầu, suy nhược thần kinh, động kinh

109
- Rối loạn giác quan: mờ mắt, hóa một thành hai, ù tai
- Rối loạn tim mạch; tim đập nhanh, đau ngực
- Rối loạn hô hấp: ho có cơn, khó thở
- Rối loạn ở da: ngứa ngày, nỗi mề đay
- Riêng đối với sán dải cá: thiếu máu đại hồng cầu, thiếu vitamin B12
I.3 Điều trị
a. Sán dải heo, sd bò, sd cá
Praziquantel: 10mg/kg, công hiệu 100%
b. Sán dây lùn
Praziquantel: 20mg/kg (95%)
II. Sán lá
- Sán lá thân dẹt hình lá, đa số lưỡng tính.Chu kỳ sán lá phức tạp phải qua môi
trường nước và qua một hoặc hai vật chủ trung gian. Do bệnh ít phổ biến hơn
bệnh giun.
- Các loại sán lá gây bệnh cho người hay gặp ở Việt Nam là: Sán lá gan nhỏ
(Clonorchis sinensis), sán lá ruột (Fasciolopcis), san lá phổi (Pangonimus
westermani)
II.1 Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis)
a. Hình thể
- Sán lá gan nhỏ thân dẹt màu trắng đục dài 10-25mm, chiều ngang 2-4mm. Cơ
thể không phù gai. Hấp khẩu ăn và hấp khẩu bám xa nhau.

Hình: Sán lá nhỏ ở gan


- Trứng hình hạt vứng màu vàng có nắp, có gai nhỏ. Vỏ có 2 lớp nhẳm bóng,
trứng dài 25-30µm.

Hình: Trứng sán lá nhỏ


b. Chu kỳ phát triển
Sán lá gan nhỏ sinh sống ở ống mật nhỏ trong gan. Trứng sán theo ống mật
xuống ruột, theo phân ra ngoại cảnh. Nếu rơi xuống nước trứng sẽ phát triển
thành ấu trùng lông, ấu trùng lông vào ốc phát triển thành ấu trùng đuôi, ấu
trùng đuôi rời ốc vào cá phát triển thành nang trùng ở các cơ của cá (cá rô, cá
riếc, cá mè, cá chép). Nếu người ăn phải cá có nang trùng chưa nấu chín vào
đường tiêu hóa nang trùng phát triển thành sán trưởng thành.

110
Hình: Chu trình phát triển sán lá gan
c. Khả năng gây bệnh
- Rối loạn tiêu hóa
- Tắc ống dẫn mật, ứ mật, vàng da. Viêm ống mật, túi mật
- Gây áp xe gan
d. Chẩn đoán
- Lâm sàng: Gan to, sờ đau
- Cận lâm sàng: xét nghiệm phân tìm trứng (ít thấy trứng) hay hút dịch tá tràng
tìm trứng
- Siêu âm, chụp X-Quang
- Phản ứng KN-KT (Test ELISA), BC ái toan
e. Điều trị
- Praziquantel
- Albendazol
II.2 Sán lá lớn ở ruột (Fasciolopcis)
a. Hình thể
- Sán lá ruột có màu hơi đỏ, dài và dẹt. Đây là loại sán lớn nhất trong các
sán ký sinh ở người, chiều dài 20-70mm, rộng 8-20mm, dầy 0,5-3mm. Mặt thân
có những gai nhỏ xếp thành hàng, nhiều nhất là gần hấp khẩu bám.
- Hấp khẩu bám ở sát hấp khẩu ăn, hấp khẩu bám to hơn hấp khẩu ăn. Ống
tiêu hóa có 2 nhánh đi tới tận cuối đuôi.

Trứng hình bầu dục, một đầu có nắp nhỏ.Dài 125µm, ngang 75µm, có màu
vàng nhạt, vỏ mỏng và nhẵn.

111
b. Chu kỳ phát triển
- Trứng sán ra ngoài môi trường ở nhiệt độ thích hợp từ 27 – 30 0C. Sau 3
đến 7 tuần phát triển thành ấu trùng rồi phá nắp chui ra thành mao ấu trùng và
bám vào một loại ốc. Trong cơ thể của ốc, nó phát triển tạo ra một túi có nhiều
ấu trùng đuôi. Ấu trùng rời ốc bám vào những loại thực vật sống ở dưới nước
như củ ấu, ngó sen, bèo, các loại rong tạo thành nang trùng. Người ăn phải nang
trùng sẽ bị bệnh.
- Khi xâm nhập cơ thể người hoặc lợn, nang trùng sẽ mất vỏ nang ở tá tràng
vật chủ và sau đó bám vào ruột non để ký sinh và phát triển thành sán trưởng
thành. Thời gian từ khi xâm nhập đến khi trưởng thành khoảng 90 ngày.

c. Khả năng gây bệnh


Những trường hợp nhiễm sán mới có biểu hiện rõ rệt, một phần do sán gây tổn
thương tại ruột, chiếm thức ăn, một phần do độc tố của sán tiết ra gây rối loạn
toàn thân. Tại vết bám của sán có thể loét, niêm mạc ruột non thường bị phù nề
và viêm, có thể lan xuống tận ruột già. Niêm mạc ruột có thể bị sùi và có những
đám sung huyết. Những bệnh nhân nhiễm quá nhiều sán có thể gây hội chứng
tắc ruột, toàn thân bệnh nhân có thể bị phù nề, tràn dịch ngoại tâm mạc.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiễm sán lá ruột thường diễn biến qua 3 giai
đoạn:
- Khởi phát

112
- Toàn phát
- Giai đoạn nặng
d. Chẩn đoán
Chẩn đoán sán lá ruột chủ yếu dựa vào các dấu hiệu gợi ý trên lâm sàng như rối
loạn tiêu hóa, ỉa chảy kéo dài, phù nề, suy nhược.
Xét nghiệm phân, huyết thanh
e. Điều trị
- Albeldazon
- Praziquantel
II.3 Sán lá phổi (Paragonimus westermani)
a. Hình thể: hình hạt cà phê, có một mặt dẹt và một mặt lồi, dài từ 7 – 12 mm,
rộng từ 4 – 5mm. Sán có màu nâu đỏ.
Trứng: Hình bầu dục, một đầu có nắp, một đầu vỏ dày lên, kích thước 45-70 x
80-20 µm, màu vàng, vỏ mỏng, một lớp, nhân là một khối có hạt, chiết quang.

Hình: Sán lá phổi và trứng


b. Chu kỳ phát triển
- Sán trưởng thành sống và đẻ trứng trong phổi. Khi người bệnh ho trứng bật
ra ngoài theo đàm hoặc trứng bị nuốt vào đường tiêu hóa và theo phân ra ngoài.
- Ở ngoại cảnh trứng nở ra ấu trùng lông và ký sinh ở ốc thành bào tử nang,
Redia và ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc, ký sinh ở tôm, cua nước ngọt trở
thành nang ấu trùng.
- Người ăn tôm, cua nước ngọt có ấu trùng nang sán lá phổi nấu chưa chín.
Sau khi ăn, ấu trùng sán vào dạ dày và ruột, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ
bụng, rồi từng đôi một xuyên qua cơ hoành và màng phổi vào đóng kén tại phế
quản phổi. Sán lá phổi có thể ký sinh trong cơ thể người vài năm đến hơn chục
năm.
- Khi di chuyển từ ruột đến phổi, gây thiệt hại cho các mô nó đi qua, sán non
có thể lọt vào tĩnh mạch và đi theo mạch máu ký sinh và gây bệnh ở nơi khác:
não, gan, da…

113
Hình: Chu trình phát triển của sán lá phổi

 c. Khả năng gây bệnh


- Sán ký sinh tại phổi gây bệnh giống Viêm phổi hoặc Lao phổi
+ Ho có đàm, có thể lẫn máu hoặc ho ra máu. Sau một thời gian ho mãn tính, ho
nhiều vào buổi sáng.
+ Có thể sốt hoặc không sốt.
+ Bạch cầu ưa axit tăng (đa số các truờng hợp)
+ X quang phổi: tổn thương nhu mô phổi nốt mờ, hạch trung thất sưng to,…
- Sán ký sinh ở não gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, có thể nôn vọt và xuất
hiện cơn động kinh…
- Sán ký sinh ở gan: đau hạ sườn phải, ápxe gan…
Tùy từng phủ tạng sán ký sinh gây những triệu chứng, diễn biến phức tạp.
 d. Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng
- Xét nghiệm đờm: thấy trứng sán lá phổi
- Xét nghiệm phân: thấy trứng sán lá phổi
- X quang
- Xét nghiệm huyết thanh miễn dịch: Elisa (+)
e. Điều trị 
Praziquantel 25-30 mg/kg/ngày chia 3 lần x 2 ngày

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

114
1. Trong quá trình phát triển của sán lá, trứng sán nở ra ấu trùng, ấu trùng nhiễm
vào ốc, rồi rời ốc vào tôm cua, người ăn tôm cua nên có sán trong gan. Như vậy
với sán này
a. Ốc là vật chủ trung gian 1
b. Tôm cua là vật chủ trung gian 2
c. Người là vật chủ vĩnh viễn
d. Tất cả đều đúng
e. Tất cả đều sai
2. Sán dây bò
a. Đầu có 4 hấp khẩu và 2 vòng móc
b. Thân dẹt và lưỡng tính
c. Đốt cổ có bộ phận sinh dục cái phát triển
d. Đốt cuối thân có bộ phận sinh dục đực phát triển
e. Đốt già thường theo phân ra ngoại cảnh
3. Trong bệnh sán dây bò
a. Người có thể mắc bệnh ấu trùng
b. Tỷ lệ bệnh nhiều hơn bệnh sán dây lợn
c. Sán trưởng thành ký sinh ở đại tràng
d. Ấu trùng thường gặp ở phủ tạng bò
e. Sán bài xuất trứng ra phân
4. Đây là trứng của loại sán nào?

a. Toenia
b. Clonorchis sinensis
c. Fasciolopsis
d. Paragonimus westermani
e. A, C đúng
5. Đây là trứng của loại sán nào?

a. Toenia
b. Clonorchis sinensis

115
c. Fasciolopsis
d. Paragonimus westermani
e. A, C đúng
6. Đây là trứng của loại sán nào?

a. Toenia
b. Clonorchis sinensis
c. Fasciolopsis
d. Paragonimus westermani
e. A, C đúng
7. Đây là trứng của loại sán nào?

a. Toenia
b. Clonorchis sinensis
c. Fasciolopsis
d. Paragonimus westermani
e. A, C đúng
8. Biện pháp phòng ngừa bệnh sán dải heo là gì?
a. Không bỏ dép
b. Không ăn thịt heo chưa nấu chín
c. Vệ sinh ăn uống
d. Vệ sinh hoàn cảnh
e. Quản lý phân tốt
9. Tại sao người mắc bệnh kén (ấu trùng) sán dải heo?
a. Do ăn phải kén sán
b. Do ăn phải trứng sán
c. Do ăn phai bào nang
d. Do ấu trùng qua da

116
e. Do ăn thịt heo không nấu chín
10. Sán dải heo sinh sản bằng cách nảy chồi từ đốt nào?
a. Già
b. Trung gian
c. Cuối
d. Cổ
e. Đốt đã ra ngoài
11.Người có thể mắc bệnh sán dây lợn trưởng thành do ăn
a. Thịt bò tái
b. Cá gỏi
c. Thịt lợn tái
d. Tiết canh lợn
e. Rau, quả tươi không sạch
12.Người có thể mắt bệnh ấu trùng sán lợn do ăn
a. Thịt lợn tái
b. Thịt bò tái
c. Cá gỏi
d. Rau, quả tươi không sạch
e. Tôm, cua sống

117

You might also like