You are on page 1of 89

16644y GIÁ0 DỤCyfKĐ^ ° TẠ0

t r ư ờ n g đ ạ i h ọ c n o n g lâ m t h a i n g u y ê n

NGUYỄN THỊ LIÊN (CHỦ BIÊN) - NGUYỄN QUANG TUYÊN


BỘ■ GIÁO DỤC ■VÀ ĐÀO TẠO •
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC N Ô N G LÂM

NGUYỄN THỊ LIÊN - NGUYỄN q u a n g t u y ê n


Chủ biên
NGUYỄN THỊ LIÊN

GIAO TRINH
VI SINH VẬT HỌC DẠI CƯ0NG

DAI HOC THAI NGUYÊN

PHỒNG m ơ ọ n

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP


HÀ NỘI - 2004
LỜI NÓI ĐẨU

Giáo trìnli vi sinh vật học đại cương được biên soạn làm tủi liệu giáng
dạy, học lập clio giảng viên, sinh viên dại học, cao dẳng chuyên ngành
chăn nuôi - tliú V và sinh viên ngành sư phạm kỹ tliuật nông ngliiệp... thuộc
các trường đại học Nông ngliiệp, đồng thời có th ể dùng làm tài liệu tham
kháo clio các cán bộ làm công tác nghiên cíni vi sinh vật.

Vi sinli vật học đại cương trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bàn
về đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hoá, di truyền... của các nhóm
vi sinh vật thường gặp trong tự nhiên và trong cơ th ể người, động vật như: vi
khuẩn, virút, nấm men, nấm mốc... Ngoài ra, môn học còn nghiên cứu rác
độnq cùa các nhân tô' ngoại cánh tới vi sinli vật, nghiên cứu những m ặt có
lợi và có hại của vi sinh vật trong đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực nông
nghiệp. Qua chương trình cùa môn học, sinh viên d ễ được trang bị những
kiến thức cơ bản đ ể hiểu rỗ, giải tlúch được các hiện tượng và ứng dụng của
vi sinli vật trong học tập, nghiên cứu váo thực tiễn sản xuất. Môn học này
còn làm tiền đề, cơ sở đ ể sinh viên tiếp thu kiến thức của các môn chuyên
ngành khác như: vi sinh vật học chăn nuôi, vi sinh vật liọc thú y, truyền
nhiễm...

Giáo trình được biên soạn lần đầu tiên nên không tránh khỏi sai sót,
chúng tôi mong nhận được ỷ kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và bạn
đọc đ ể cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn.

Tập thể tác giả

3
Chương 1

GIỚI THIỆU
• MÔN HỌC

l . l ễ ĐỊNH NGHĨA ĐẠI CƯƠNG VỂ VI SINH VẬT

1.1.1. Vi sinh vật: Microorganism

Vi sinh vật là tên chung dùng để chỉ tất cả các loại sinh vật nhỏ bé mà muốn nhìn
thấy rõ chúng phải sử dụng kính hiển vi.
Vi sinh vật (Microorganism) có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp
- Micro: nhỏ bé.
- Organism: cơ thể sống.

1.1.2. Vi sinh vật học: Microbiology


Vi sinh vật học là môn khoa học nghiên cứu về hoạt động sống của vi sinh vật.
Theo nguồn gốc Hy Lạp:
Micro: nhỏ bé
Bios: sự sống
Logos: khoa học.

1.1.3. Các nhóm vi sinh vật chủ yếu


Trong nghiên cứu người ta phân loại vi sinh vật thành 6 nhóm chủ yếu sau đây:
- Vi khuẩn: Bacteria - Tảo: Algae
- Nấm men: Levuve - Động vật nguyên sinh: Protozoa
- Nấm mốc: Molds - Virút: Virus.

1.1.4. Phân loại vi sinh vật học

Vi sinh vật học phát triển rất nhanh và đã dẫn đến tạo thành các lĩnh vực khác nhau.
Căn cứ vào đặc điểm và tính chất của vi sinh vật, hiện nay người ta phân loại vi sinh vật
học thành các lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Vi khuẩn học: Bacteriology
- Nấm học: Micology
- Tảo học: Algology
- Virút học: Virology.

5
Dựa vào phương hướng ứng dụng, vi sinh vật học còn được phân chia thành:

- Vi sinh vật học y học - Vi sinh vật học phóng xạ

- Vi sinh vật học thú y - Địa sinh vật học

- Vi sinh vật học công nghiệp - Vi sinh vât vũ trụ

- Vi sinh vật học nông nghiệp - Vi sinh vật học khòng khí

- Vi sinh vât học nước.

Trong vi sinh vật học nông nghiệp cũng có nhiều chuyên ngành như:

- Vi sinh vât học đất - Vi sinh vật học thú y

- Vi sinh vât học chăn nuôi - Vi sinh vật học thuỷ sản

- Vi sinh vật học lâm nghiệp - Vi sinh vật học lương thực, thực phẩm.

1Ế2ỂĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u VÀ NHIỆM v ụ CỦA VI SINH VẬT HỌC

1.2.1. Đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật học

- Vi sinh vật học nghiên cứu các đặc điểm cơ bản về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh
hoá, di truyền... của các nhóm vi sinh vật thường gặp trong tự nhiên.

- Nghiên cứu vai trò to lớn về nhiều mặt của các nhóm vi sinh vật trong tự nhiên và
trong nông nghiệp, tìm cách khai thác một cách đầy đủ nhất các tác dộng tích cực của
vi sinh vật cũng như tìm phương pháp ngăn chặn một cách hiệu quả nhất các tác động
có hại của chúng.

- Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm sinh thái học và sinh vật học của các nhóm
vi sinh vật, xây dựng cơ sở cho việc tìm kiếm các kỹ thuật nuôi trổng có lợi nhất đối
với hoạt động của vi sinh vật, nhằm nâng cao không ngừng sản lượng và phẩm chất
hàng hoá nông nghiệp.

1.2.2. Nhiệm vụ cơ bản của vi sinh vật học

- Vi sinh vật học bảo vệ sức khoẻ của người và gia súc bằng cách nghiên cứu
nguyên nhân sinh bệnh, tìm ra và đem áp dụng những phương pháp chẩn đoán vi sinh
vật, những phương pháp phòng bệnh đặc hiệu và điều trị bệnh truyền nhiễm để ngăn
ngừa và phòng trừ dịch tễ, giảm nhẹ sự thiệt hại về người và gia súc, tiến tới thanh toán
hoàn toàn dịch bệnh.

- Vi sinh vật học góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển, bảo vệ đàn
gia súc, tránh thiệt hại về kinh tế. Do đó tăng mức sinh sản, tăng sản lượng, năng suất
chăn nuôi.

6
- Tãng sản lượng ngành trồng trọt bằng những ứng dụng trong quy hoạch sản xuất
nông nghiệp, bố trí cây trồng, trong việc tác động các yếu tố kỹ thuật, biện pháp kỹ
thuật canh tác dể nâng cao tính chống chịu của cây đối với vi sinh vật gây bệnh...

- ứng dụng trong chế biến, bảo quản thực phẩm, chế biến thức ăn cho gia súc (bia,
rượu, ủ thức ăn gia súc...).

1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIEN c ủ a VI SINH VẬT HỌC

1.3ềl . Những khái niệm về vi sinh vật dưới thời thượng cổ và trung cổ

- Từ thời thượng cổ con người đã biết ủ phân, trồng xen cây họ đậu với các loại cây
trồng khác, loài người đã biết ứng dụng những hiện tượng vi sinh vật trong thực tế. Cách
đây trên 4000 năm họ đã biết gây men để nấu rượu, làm bánh mỳ, biết cất giữ lâu ngày
những thực phẩm động vật hay thực vật... Nhưng bản chất của các hiện tượng này thì
chưa giải thích được.

Lịch sử cũng còn ghi lại những trang khủng khiếp về thảm họa của bệnh truyền
nhiễm, như một số bệnh sau:

+ Bệnh dịch hạch: như dòng nước lũ, nhiều nãm cuốn đi dân số của từng thành phố,
từng quốc gia. Ở thời đại đế quốc Đông La Mã, chỉ trong vòng 50 năm dân ở vùng Đại
Trung Hải đã mất đi gần 100 triệu người. Đến đầu thế kỷ XV 1/4 dân số châu Âu bị chết
vì bệnh này.

+ Bệnh dịch tả: ở Ấn Độ trong 12 năm (1880-1892) chết 4,5 triệu người, ở Nga năm
1840 chết 12 vạn người.

+ Bệnh đậu mùa: thường 1/3 số người mắc bệnh bị chết ở thế kỷ XVIII. Ở Pháp
hàng năm trung bình có 3 vạn người bị chết. Ngoài ra bệnh dịch còn làm tổn thất lớn
cho đàn gia súc.
Trước nhũng bệnh do vi sinh vật gây ra, loài người thời thượng cổ và trung cổ cho
rằng đó là sự trừng phạt của thượng đế thánh thần v.v... và những côn trùng, động vật như
ruồi, bọ, chim đều là những quá trình 'Tựsinh" của các vật chất mà ra.
Đế đấu tranh giành sự sống, qua nhiều năm con người đã có những kinh nghiệm
phòng bệnh như:

- Thời thượng cổ: người ta đã biết chủng đậu bằng cách lấy vẩy đậu mùa của người
mắc bệnh gói lại, sấy khỏ trên ống khói rồi nghiền nhỏ bỏ vào mũi người khoẻ để phòng
bệnh đậu mùa.

- Thổ dân Châu Phi đã biết tiêm chủng để phòng bệnh viêm màng phổi cho bò bằng
cách: lấy kiếm chọc vào phổi con mắc bệnh đã bị giết, để cho dịch phổi ngấm ướt mũi
kiếm rồi đem mũi kiếm đó rạch vào da chân con vật khoẻ để tạo miễn dịch.

7
1.3.2. Thời kỳ phát minh ra kính hiển vi - phát hiện và phân loại vi khuẩn học
(giai đoạn hình thái từ th ế kỷ XVIỉ đến cuối th ế k ỷ XIX)

Do sự phát triển của mậu dịch, đòi hỏi cần phải cải tiến các dụng cụ quang học như:
ống nhòm, ống đo để dùng vào hàng hải nên kính hiển vi đã được phát minh.

Kính hiển vi được phát minh vào khoảng nãm 1609 cùng một lúc do hai ông: Jansen
(Hà lan) tổ hợp nhiều kính trong một ống và ông Galile (Ý) đã căn cứ vào nguyên lý
khoa học phát minh ra kính hiển vi đầu tiên.

Năm 1676 Liuoenhốc (Leeuwenhock) (1632-1723) đã phát minh ra kính hiển vi có độ


phóng đại gấp 300 lần và chính ông là người đầu tiên sử dựng kính hiển vi để nghiên cứu
vi sinh vật. Ông là thuỷ tổ của nguyên sinh động vật học và vi sinh vật học. Kính hiển vi
ông dùng xem vi khuẩn là một kính lồi hai mặt rất đơn giản, tiêu cự ngắn, đặt giữa hai đĩa
kim khí, tiêu bản xem để vào trong giọt nước hay trong ống thuỷ tinh mỏng đặt ở một
điểm của giá kim khí, có thể di chuyển đến tiêu điểm bằng cách vặn ốc, phóng đại được
300 lần. Ông đã sử dụng kính hiển vi này để xem các loại vi sinh vật trong phân người và
súc vật, quan sát nước ao tù, các dung dịch ngâm các chất hữu cơ, bựa răng, nước hạt tiêu
để tìm nguyên nhân tại sao hạt tiêu có sức nóng. Ông đã tìm ra tại sao trong miệng của
người có nhiều vi sinh vật như: cầu khuẩn, trực khuẩn và xoắn khuẩn. Ông đã viết: "Tôi
thấy trong miệng tôi có nhiều vi sinh vật tí hon hoạt động, chúng nhiều hơn so với cả
Vương quốc Hà Lan hợp nhất". Với quan sát và phát hiện của mình Liuoenhốc đã trình
bày vấn đề đó trong nhiều tiểu phẩm. Những tiểu phám này đã được tập hợp lại trong tác
phẩm "Phát hiện của Liuoenhốc vê những bí mật của giới tự nhiên" xuất bản năm 1695.
Trong tác phẩm này ông đã ghi chép tỉ mỉ tất cả những điều quan sát được về vi sinh vật.
Tuy nhiên mãi đến 150 năm sau, vi sinh vật mới được chú ý.

Có thể nói Liuoenhốc là nhà vi sinh vật học tài nhất thời ấy. Ông tìm ra vi khuẩn
trong nhiều loại nước. Năm 1680, mô tả men trong rượu bia. Năm 1681, tìm ra vi khuẩn
và xoắn khuẩn ưong miệng và ruột.

Sau sự phát minh ra kính hiển vi là thời kỳ áp dụng vào việc mô tả vi sinh vật cũn°
là thời kỳ mà người ta biết dùng kính hiển vi vào việc kiểm tra các loài vi khuẩn trong
phạm vi hẹp, phạm vi hình thái học, thời kỳ này kéo dài từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ
XIX; chỉ đến khi Pasteur bắt đầu chỉ đạo việc nghiên cứu bất cứ loài vi khuẩn nào về
tính chất sinh vật học của nó thì mới chuyển sang thời kỳ vi sinh vật học.

Trong thời kỳ dài kiểm tra vi khuẩn bằng kính hiển vi, do phương pháp nghiên cứu
hình thái vi sinh vật một cách thuần tuý chưa tiến bộ cho nên không đưa ra được một
phương pháp phân loại vi khưẩn có căn cứ khoa học, cách phân loại lúc bấy giờ rất hỗn
tạp, các nhà khoa học tự nhiên chỉ đem tất cả các loài vi khuẩn tập trung lại một cách
hỗn loạn. Từ 1830 - 1860, khoa phân loại học được hình thành sau khi đã vận dụng
phương pháp nghiên cứu so sánh giữa các cơ thể.

8
1.3.3. Giai đoạn vi sinh vật học

Cuối thế kỷ XIX, do sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật phục vụ cho
công nghiệp tư bản chủ nghĩa, khoa học vi sinh vật học cũng thu được những tiến bộ lớn
lao. Thời kỳ này vấn đề cơ bản của vi sinh vật học là nghiên cứu quá trình truyền nhiễm
và tìm phương pháp ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm xảy ra. Những đóng góp xây dựng
cho sự phát triển của vi sinh vật học ở giai đoạn này tập trung nhất vào các công trình
của nhà bác học Pháp L. Pasteur.

* P astơ (Louis Pasteur) 1822-1895: Ông là nhà vi sinh vật học có tiếng tăm nhất
thế giới lúc bấy giờ. Ông là nhà vi sinh vật học thú y, là người đã mở đầu cho giai đoạn
mới trong lịch sử phát triển vi sinh vật học. Đó là thời kỳ sinh lý học, đưa vi sinh vật học
phát triển đến chỗ thành một môn khoa học độc lập.

Những công trình đầu tiên của Pasteur nhằm giải quyết vai trò của vi sinh vật trong
các quá trình lên men. Ông đã chứng minh được bản chất của sự lên men (lên men rượu,
sữa...) là do tác động của men đặc hiệu. Ông đã nghiên cứu và nhận thấy quá trình
chuyển nước nho thành rượu vang là nhờ tác dụng của nấm men. Ông đã tìm cách phòng
ngừa sự hoá chua của rượu và xác định nguyên nhân rượu đã biến thành dấm là kết quả
hoạt động của một loại vi sinh vật khác. Nghiên cứu của Pasteur không những có tác
dụng lớn đến kỹ thuật chế biến rượu mà còn giải quyết một cách cơ bản một trong
những quá trình sinh lý quan trọng, đó là quá trình hô hấp. Ông đã chỉ rõ lên men là một
quá trình hô hấp yếm khí.

Trong khi nghiên cứu quá trình lên men, Pasteur đã tìm ra một nguyên tắc đơn
giản nhưng rất có giá trị: khi rượu đã đủ ngon rồi thì chỉ cần đun nóng lên và giữ trong
thùng kín là có thể bảo quản được khá lâu. Phương pháp khử trùng Pasteur này có tác
dụng to lớn đối với công nghiệp thực phẩm và đặt cơ sở cho các phương pháp khử
trùng trong y học.

Pasteur đã chứng minh được sự sai lầm của thuyết "ngẫu sinh":

Thuyết ngẫu sinh cho rằng: sinh vật tự nhiên phát sinh. Động vật và thực vật là do sự
tổ hợp tự nhiên của các nhân tố và những chất thượng đẳng.

V í dụ: Xác sư tử sinh ra ong và mật.

Chuột sinh ra từ giẻ rách và hạt lên men...

Pasteur đã làm một loạt thí nghiệm như sau:

- T hí nghiệm 1: lọc không khí qua bông (len) có nhiều vi khuẩn nằm trên bông lọc,
lấy một ít chất trên bông lọc cấy vào dịch bồi dưỡng đã khử trùng thấy vi khuẩn mọc rất
nhanh, mạnh.

9
- Thí nglỉiệm 2.Ếlấy nước thối dun khứ trùng, giữ nước đó một thời gian, nếu nước
không bị bụi ớ không khí vào thì không bị nhiễm trùng.

Qua những thí nghiệm này Pasteur đã chứng minh rằng: chỉ có vi khuẩn cho vào
mòi trường mới sinh sỏi nảy nở được và ông đã kết luận: sinh vật không thê tự hhiên
phát sinh dưới bất cứ một điều kiện nào và sinh mệnh tất nhiên phải liên quan đên sự tồn
tại của tế bào, tế bào chí có thể do tế bào sinh ra.

Theo Pasteur thì vi khuẩn có tính chất cố định, không thay đổi, sự phát siíihẽ bệnh
truyền nhiễm là do tác động duy nhất của vi khuẩn (quan điểm này chưa hoàn toàn đúng
vì tác động gây bệnh còn phụ thuộc vào yếu tô cơ thể và •ngoại cánh - quan điểm của
Paplop).

Quan điếm của Pasteur cho rằng sinh vật không thể tự nhiên phát sinh được dưới bất
cứ một điều kiện nào, quan điểm này trái với quan điểm của Su-khô-chép. Theo thuyết
tế bào không sinh mệnh của Su-khô-chép thì trong thiên nhiên cũng có loại sinh vật
không có tế bào như những chất kết tinh của chất đản bạch và những thể qua lọc của vi
khuẩn (như vi khuẩn lao), những chất đó sinh ra tế bào. Trong những điều kiện nhất định
nào đó, do những biến đổi phức tạp của vật chất, sinh vật có thể từ trong những vật chất
không có sinh mệnh tự sinh ra.

- Năm 1857 Pasteur đã xác định rằng lên men lactic là do vi khuẩn lactic đảm
nhiệm.

- Nãm 1863 ông đã chứng minh bệnh nhiệt thán là do một loại vi khuẩn gây ra. Ông
lấy máu cúa con vật chết vì bệnh than cấy vào chất dịch nuói dưỡng đã vô trùng, một vài
ngày sau chất dịch đó đục lên, khi đem soi trên kính hiển vi thấy có vi khuấn. Ông lấy
một giọt dịch nuôi xát vào da con vật khác thì thấy con vật đó mắc bệnh than và chết,
ông đã xác định được vi khuẩn là nguồn gốc gây bệnh than.

Ngày 30 tháng 4 năm 1878, trong báo cáo đọc tại Viện hàn lâm khoa học Pháp,
Pasteur chỉ ra rằng có những bệnh nhiễm trùng, bệnh lây truyền mà nguyên nhân chỉ là
những vi sinh vật. Lần đầu tiên vai trò của vi sinh vật trong nguyên nhân gây bệnh ờ
người và động vật đã được khẳng định.

Ỏ miền Nam nước Pháp và Italia, tằm thường bị bệnh rất nghiêm trọng. Qua nghiên
cứu Pasteur thấy rằng bệnh này do một loại vi sinh vật gây ra. Để tránh lây lan ông đã đề
xuất phòng bệnh bằng phương pháp cách ly, phương pháp này có hiệu quả. Nó đã giải
quyết được vấn đề lớn trong nghề nuôi tằm lúc bấy giờ. Từ nghiên cứu này Pasteur đã
ứng dụng vào việc chữa bệnh cho người và gia súc. Từ đó phương pháp cách ly để tránh
sự lây lan của bệnh tật đã trớ thành một phương pháp phòng bệnh rất quan trong có khả
nãng phòng chống bệnh. Ong đã đề xuất phương pháp làm yếu vi khuẩn nhiệt thán ở
nhiệt độ 42-43'’C và làm vacxin chống bệnh nhiệt thán, cứu nguy cho nhiều đàn gia súc
của nước Pháp lúc bấy giờ đang bị dịch than gây chết hàng loạt. Pasteur đã làm thí

10
nghiệm tiêm phòng vacxin cho cừu vào năm 1881 ớ nông trường Paifo, ỏng chọn 50 con
cừu, 25 con được tiêm chủng vacxin, số còn lại được tiêm vi khuẩn sống chưa làm yếu.
Thí nghiệm đạt kết quả là: 25 con được tiêm chủng vacxin vẫn sống khoẻ mạnh, còn 25
con kia đều bị chết. Pasteur cũng đã nghiên cứu bệnh dịch tả gà. Ông đã chứng minh
bệnh do một loại virút gây nên. Pasteur đã tìm cách cấy virút đó ở phòng thí nghiệm và
sau đó chế thành vacxin phòng bệnh dịch tả gà. Kết quả nghiên cứu của ông tạo ra cơ sở
cho phương pháp phòng bệnh bằng tiêm phòng vacxin.

Năm 1880, Pasteur đến thăm một em bé trai chết vì bệnh dại, cái chết đến với em bé
rất kinh khung, em đã bị điên dại một cách rất thương tâm. Pasteur đã dày công nghiên
cứu về bệnh dại. Khi nghiên cứu về bệnh dại ông đã gặp phải loại vi sinh vật không nhìn
thây trong kính hiển vi thường, nhưng áp dụng phương pháp giảm độc, ông đã tạo ra
được giống virút dại cố định để chế vacxin phòng dại. Ông là người đầu tiên nghiên cứu
chế được vacxin dại. Ông lấy não chó dại, nghiền nát rồi đem tiêm vào não thỏ và rồi từ
não thỏ này truyền sang não thỏ khác, cứ như thế nhiều lần, thu được mầm bệnh dại cố
định đối với thỏ. Não thỏ này được làm khô bằng Potat 14 ngày thì mầm bệnh yếu đi và
không gây được bệnh dại cho chó.

Ngày 6 tháng 7 năm 1885, Pasteur dùng vacxin dại của mình chế để tiêm cho người.
Bé gái Joseph 9 tuổi bị chó dại cắn nhiều vết sâu, là nạn nhân đầu tiên đã được Pasteur
cứu sống.

Bệnh nhân tiếp theo là chú bé Jupille, 15 tuổi, cũng được cứu sống. Tiếng đồn lan
xa, từ nhiều nước trên thế giới, các bệnh nhân bị chó dại cắn đã đến với Pasteur. Đây là
một cống hiến to lớn của ông cho nhân loại và công trình nghiên cứu vacxin phòng dại
đã đưa Pasteur đến đính cao vinh qưang trong cuộc đời khoa học của ông.

Timiriadep viết về Pasteur như sau: "Cuộc đời của nhà khoa học vĩ đại... đã để lại
những ảnh hướng chưa từng có đối với đời sống nhân loại... v ề y học, từ sau khi loài
người nguyên thuỷ tìm cách thoát ra khỏi những uy hiếp của dã thú trong rừng sàu, trên
lịch sử chưa từng có nhũng tiến bộ nào có ý nghĩa quyết định như công trinh nghiên cứu
của Pasteur".

* Cốc (Robert Kock) 1843-1910: đồng thời với Pasteur, nhà bác học Đức là Kock
đã có những cống hiến lớn cho thú y và nhân y.

Năm 1876 ông đã phát hiện ra trực khuẩn nhiệt thán hình thành nha bào.

Năm 1882 ông phân ly được vi khuẩn lao người và lao bò (gọi là trực khuẩn Kock)
và phát minh ra khuẩn tố lao Tuberculin dùng để chẩn đoán bệnh lao của súc vật.

Năm 1884 ông phán ly được vi khuẩn tả. Ông là người sáng lập ra phương pháp vi
sinh vật học, phát minh ra phương pháp dùng môi trường đặc: gelatin, huyết thanh đặc,
khoai tây... để nuôi cấy vi sinh vật. Ông còn tìm ra cách dùng thuốc nhuộm Anilin để
nhuộm vi khuẩn (1877) và dùng kính hiển vi để nhiếp ảnh.

11
Bên cạnh những phát hiện mới về vi khuẩn gây bệnh và phương pháp vi sinh vật học,
ông còn mang tính bảo thủ trong học thuyết đơn hình thái (học thuyết vĩnh viễn bất biến
của hình thái vi khuẩn). Do những quan niệm sai lầm về tính bất biến vĩnh viễn của vi
khuẩn gây bệnh nên ông đã nhận định sai rằng: vi khuẩn lao của bò hoàn toàn không có
hại đối với người.

Trong 10 nãm sau học trò của Kock đã phát hiện các bệnh bạch hầu, uốn ván, dịch
hạch, xác định và phát hiện những bệnh vi khuẩn chính nguy hiểm nhất đối với gia súc
về mặt kinh tế, năm 1842 bệnh tỵ thư và lợn đóng dấu, năm 1887 bệnh tụ huyết trùng ở
dê và cừu, nãm 1888 bệnh xạ khuẩn, nãm 1895 bệnh độc thịt, năm 1896 bệnh sẩy thai
truyền nhiễm của bò.

* M etsnhicôp (M etchnikov 1845-1916, Nga):

Qua nhiều năm nghiên cứu ỏng sáng tạo ra thuyết miễn dịch thực bào, cho rằng
phản ứng thực bào trong cơ thể biểu hiện sự bảo vệ cơ thể đối với sự xâm nhập của vi
khuẩn. Metsnhicôp đem so sánh sinh lý học và bệnh lý học, tiến hành nghiên cứu rất tỷ
mỷ các giai đoạn tiến hoá khác nhau của động vật, quá trình dinh dưỡng của tế bào trong
cơ thể.

Trong thời kỳ đầu phát triển vi sinh vật học, ông đề xướng vấn đề biến dị của vi sinh
vật và chứng minh rằng có thể dùng điều kiện cải biến ngoại giới để cải biến khả năng,
phẩm chất của vi khuẩn và cơ thể để đạt được sự di truyền, biến dị vĩnh viễn

Đối lập với thuyết miễn dịch thực bào của Metsnhicỏp có thuyết miễn dịch dịch thể
của ông Nutan đề ra năm 1888, căn cứ vào khả năng diệt khuẩn của dịch thể, của máu,
khả năng bảo hộ của thể dịch là do sự xuất hiện trong huyết thanh những chất gọi là
kháng thể, tác động đặc hiệu đối với vi khuẩn. Ông còn nghiên cứu sâu trực khuẩn sữa
chua (Bacterium - lactic axit) ứng dụng trong công nghiệp và công nghệ chế biến sữa.

1.3.4. Thời kỳ phát hiện và nghiên cứu virút

Đến cuối thế kỷ thứ XIX, khoa học đã tìm được vi khuẩn gây bệnh đối với nhiều
bệnh truyền nhiễm. Tuy vậy vẫn còn nhiều bệnh chưa tìm được nguyên nhân vi sinh vât
thí dụ như bệnh đậu mùa, bệnh dại, bệnh cúm.

- Năm 1892: Ivanôpski (Ivanovski 1864 - 1920, Nga) là người đầu tiên phát hiện ra
virút: Khi nghiên cứu bệnh đốm thuốc lá ông đã tìm ra virút đốm thuốc lá, lấy lá có
bệnh ngâm nước, lấy nước đó tiêm cho lá khác thì gây được bệnh nhưng nhìn không
thấy trong kính hiển vi và không nuôi cấy được, đem nước đó lọc qua ống lọc mà vi
khuẩn không thể qua được, dùng nước lọc tiêm thì cũng truyền được bệnh lần đầu tiên
ỏng chứng minh có virút.

- Năm 1939: kính hiển vi điện tử được phát minh có độ phóng đại hàn° chục vạn lần
đã giúp đỡ các nhà vi sinh vật học rất nhiều trong việc nghiên cứu các cấu trúc vi thể của
vi khuẩn và virút.

12
1.3.5. Giai đoạn hiện đại của sự phát triển vi sinh vật học

Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành khoa học chính xác và sự ra đời của
hàng loạt các phương tiện nghiên cứu mới đã đưa đến những tiến bộ có tính chất nhảy
vọt trong sinh học nói chung và trong vi sinh vật học nói riêng.

- Nhờ có kính hiển vi điện tử phân biệt được hai điểm cách nhau 10A°, loài người có
thể thấy được rõ ràng từng cấu trúc của virútế

- Nhờ có máy siêu âm phá vỡ tế bào và màng tách từng cấu trúc tế bào, người ta có
thể nắm được từng loại cấu trúc xây dựng nên tế bào vi sinh vật.

- Nhờ máy siêu ly tâm có thể làm lắng được các hạt từ 10-15 milimicron đến 300
milimicron để đo kích thước của virút.

- Nhờ các phương pháp phân tích nhanh chóng và hiện đại (như điện tử, sắc ký,
quang phổ tử ngoại, quang phổ phát xạ, quang phổ hồng ngoại, cộng hưởng từ hạt
nhân...). Ngưòi ta có thể làm thuần khiết và định lượng từng nhóm hợp chất hoá học
chứa trong tế bào vi sinh vật hoặc các sản phẩm trao đổi chất mà vi sinh vật đã tích lũy
trong môi trường xung quanh.

- Dùng kính hiển vi hiện đại, hiển vi huỳnh quang, vạn năng, hồng ngoại, tử ngoại
và dùng phương pháp quay phim khoa học để nghiên cứu tác dụng gây bệnh của vi khuẩn
trong tế bào, rút ngắn thời gian nghiên cứu từ 20 phút xuống còn 1-2 phút.

- Nhờ kỹ thuật nhiễm xạ tia Rentgen và việc sử dụng máy tính điện tử người ta biết
rõ được cấu trúc không gian của các hợp chất cao phân tử có ý nghĩa quan trọng trong
hoạt động sống (protit, axit nucleic).

Trong những năm gần đây, người ta đã thực hiện thành công kỹ thuật di truyền trong
sản xuất các sản phẩm sinh học từ vi sinh vật, đó là việc cấy chuyển gen mã hoá một đặc
tính sinh học nào đó vào vi khuẩn để buộc chúng sản xuất ra một sản phẩm sinh học nào
đó. Có thể kể đến kích tố sinh trưởng bò và kích tố sinh trưởng lợn đã được sản xuất nhờ
vi khuẩn E.coli hoặc nấm men Saccharomyces được cấy gen mã hoá việc sinh kích tố và
được nuôi cấy bằng con đường công nghiệp.

Riêng về lĩnh vực vi sinh vật học nông nghiệp, những tiến bộ về sinh học của sinh
học phân tử, của tin học... đã có ảnh hưởng rất lớn, có ý nghĩa sâu sắc trong thực tiễn.

- Nghiên cứu cơ chế phân tử của các quá trình miễn dịch và các khả năng nâng cao
tính miễn dịch của gia súc, cây trồng, nghiên cứu khả năng sản xuất và sử dụng các chế
phẩm vi sinh vật ở quy mô công nghiệp như sinh khối giàu protein, vitamin, một số axit

13
amin không thay thế, các thể kháng sinh nhằm phục vụ cho công nghiệp hoá nền chăn
nuôi, thuý sán. Hiện nay nhiều nước vẫn tiếp, tục triển khai công nghệ sản xuất sinh khối
vi sinh vật - protein đơn bào từ các nguyên liệu rẻ tiền phong phú là phụ phẩm ngành
công nông nghiệp như: bã mía, rơm rạ, dịch kiềm suníit, rỉ đường, parafin và khí đốt...
để dùng làm nguồn thức ăn bổ sung đạm trong chăn nuôi.

- Trong trồng trọt và lâm nghiệp, nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ phức tạp giữa
cày trồng, đất đai cùng với hệ vi sinh vật có ích nhằm xây dựng các chương trình điều
khiển tối ưu cơ chế cô định N2 phân tử, khả năng tách các gen tổng hợp men
Nitrogenaza ở vi sinh vật và đưa vào bộ máy di truyền của các cơ thể khác với mơ ước
một lúc nào đó chúng ta có những giống cây con có khả nãng cố định N2 của khí quyến.

* Vi sinh vật là một đối tượng rất quan irọng trong nền công nghệ sinh học đê phục
vụ ngày càng đắc lực cho sản xuất và đời sông loài người.

14
Chưong 2

HÌNH THÁI CẤU TẠO


■ CỦA VI SINH VẬT

2.1. HÌNH THÁI - KÍCH THƯỚC VÀ CÂU TẠO CÚA VI KHUẨN

2.1.l ẽ Khái niệm vi khuẩn (Bacteria)

Vi khuẩn là nhũng vi sinh vật mà cơ thể chỉ có một tế bào, vi khuẩn có hình thái và
đặc tính sinh vật riêng, vi khuán có thê nuôi cây trong các mỏi trường nhân tạo (thạch,
nước thịt...) và quan sát được ở kính hiển vi thường.

- Một số vi khuẩn có khá năng gây bệnh cho người, động vật và thực vật.

- Một số vi khuẩn có khả năng tiết chất kháng sinh như Bacillus subtilis tiết Subtilin,
Bacillus brevis tiết Tirotroxin. Đa số vi khuẩn sống hoại sinh trong tự nhiên.

Vi khuẩn có hình thái nhất định, hình thái này do màng vi khuẩn quyết định, trừ một
số vi khuẩn không có màng nén không có hình thái nhất định.

2.1Ể2. Phương pháp nghiên cứu hình thái - cấu tạo vi khuẩn

Có 3 phương pháp nghiên cứu vi khuẩn sau đây:

2.1.2.1. Phương pháp soi tươi

Làm giọt ép từ canh khuẩn hay từ bệnh phám rồi quan sát dưới kính hiển vi quang
học có thể biết được hình thái, kích thước, tính chất di động của vi khuấn, phương pháp
này bước đầu phân biệt, nhận dạng được hình thái của vi khuẩn.

2.1.2.2. Phương pháp nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học

Là phương pháp không thể thiếu được trong quá trình xét nghiệm vi khuẩn. Bằng
nhiều phương pháp nhuộm khác nhau như phương pháp nhuộm đơn, nhuộm kép đã giúp
cho việc quan sát hình thái và cho biết tính chất bắt mầu gram của vi khuẩn.

- Ngoài ra người ta còn sử dụng nhiều phương pháp nhuộm đặc biệt khác, kỹ thuật
nhuộm đặc biệt này không những cho phép quan sát được hình thái vi khuẩn mà còn
quan sát được các cấu tạo khác của vi khuẩn như các hạt nhiễm sắc, hình thể của nhân vi
khuẩn, giáp mô và nha bào.

15
- Nhuộm đơn:

Thường dùng các màu đỏ íucxin (kiềm Thionin), xanh methylen. Nhỏ thuốc nhuộm
lên tiêu bản, để 1-2-10 phút tuỳ theo loại thuốc nhuộm. Rửa nước, để vòi nước chảy từ từ
xuống một đầu phiến kính, cầm hơi nghiêng đến khi nước trong là được. Thấm khô bằng
giấy thấm đặc biệt, hay sấy khố bằng hơi nóng.

- Nhuộm kép:

1- Phương pháp gram:

1. Nhỏ một giọt dung dịch tím gentian hoặc kết tinh tím trên tiêu bản, để 1-2
phút.
2. Rửa nước nhanh, vẩy nước đi.
3. Nhỏ dung dịch lugol, để lphút (tiêu bản có màu nâu đen).
4. Rửa nước nhanh, vẩy nước đi.
5. Nhỏ cồn Axeton thật nhanh để tẩy màu từ đầu phiến kính, đặt nghiêng, để
cồn chảy qua chỗ phết, đến khi cồn không còn nhuộm màu nữa.

6. Rửa nhanh bằng nước.


7. Nhỏ một giọt dung dịch đỏ fucxin hay saữanin để lphút.
8. Rửa nước đến khi nước trong không còn màu.
9. Thám khỏ hay sấy khô trong tù ấm.
Vi khuẩn gram dương ( g r +) nhuộm màu tím.

Vi khuẩn gram âm (gr ~) nhuộm màu đỏ.

Chú ý:

- Tẩy không kỹ sẽ nhầm vi khuẩn gram âm với vi khuẩn gram dương.

- Tẩy quá lâu thì vi khuẩn gram dương sẽ mất màu tím - khi nhuộm fucxin sẽ
chuyển sang màu đỏ.

- Khi nhuộm đỏ fucxin hay saữanin không nên dùng thứ quá đặc hay quá lâu vì màu
đỏ có thể ảnh hưởng tới màu tím của vi khuẩn nhuộm gram.

- Thuốc nhuộm không để quá lâu, phải sạch không cặn.

- Vi khuẩn già gram dương để lâu trong môi trường thì nhuộm gram không rõ.

2- Phương pliủp nhuộm Giemsa:

- Tiêu bản máu làm xong cố định bằng cồn nguyên chất trong 10 phút rồi rửa bằng
nước cất trung tính.

16
- Nhỏ dung dịch giemsa (1/20 hay 1/10 tuỳ theo công thức đã xác định) cho ngập
chỗ phết để 20-30 phút (phiến đồ cũ để 1 giờ).

- Rửa nước nhanh.

- Sấy khô xem kính.

Hồng cầu và hạt của bạch cầu đa nhân toan tính có màu hồng. Nguyên sinh chất của
bạch cầu và nhiễm sắc động vật nhuộm màu xanh, nhân bạch cầu, hạt nhỏ của bạch cầu
đa nhân trung tính và huyết tiêu bản màu tím, vi khuẩn màu tím.

Ngoài ra nhuộm kép còn có phương pháp: Vrait (Wight), Zinnenxơn nhuộm giáp
mỏ, nha bào, lông vi khuẩn.

2.1.2.3. Phương pháp quan sát dưóỉ kính hiển vi điện tử

Bằng phương pháp nhuộm âm bản và nhuộm trên các lát cắt cực móng của vi khuẩn
rồi quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho phép thấy được các vi cấu trúc bên trong từng
bộ phận của vi khuẩn.

2.1.3ề Các dạng hình thái và kích thước của vi khuẩn

Cãn cứ vào hình thái bên ngoài, người ta phân loại vi khuẩn thành 5 loại hình khác
nhau đó là:

1. Cầu khuẩn (Coccus)


2. Trực khuẩn (Bacillus, Bacterium)
3. Cầu trực khuẩn (Cocco - Bacillus)
4. Xoắn khuẩn (Spirillum)
5. Phẩy khuẩn (Vibrio).

Kích thước của vi khuẩn cũng thay đổi theo loài, chiều dài từ 1-10|_1, chiều ngang từ
0,2-10*1.

1 micron (ụ.) = —ỉ— (mm) hay 1 ụ. = 10"3 mm


100

2.1.3.1. Cầu khuẩn ịcoccus)

Cầu khuẩn phần lớn có dạng như quả cầu, ít khi hoàn toàn tròn, thường hình bầu
dục, cũng có thứ dẹp, dài hay nhọn đầu (phế cầu) kích thước 0,3-3fj., trong mủ nó có
đường kính 0,8-l,2|i..C ầu khuẩn đứng riêng lẻ hay tập hợp lại, cách tập hợp tuỳ theo lối
sinh trướng hay sự phân bào, khi đứng cạnh ghép với nhau thì hai mặt đối diện thường
deo xuống nên cầu khuẩn thành hình bầu d ục.
DẠI HỌCThai nguyên

17
Dựa vào sự sắp xếp thứ tự của cầu khuẩn mà người ta phân loại cầu
khuẩn về hình thái học như sau: .

i ể

I 10

(Tpữzzĩ5>
àpm íP 1*
13

17

< A A /V *
18
h e |3 |4 15 |6 |7 |8 e noi

Hình 1. Hình thái các loại v/ếkhuẩn

l ệTứ cầu 2. Song cầu 3. Song cầu có vỏ


4. Song cầu hình hạt cà phê 5. Liên cầu 6. Tụ cầu
7ẻBát cầu 8. Song trực khuẩn có vỏ 9. Ricketsia
10. Cầu trực khuẩn 11. Trực khuẩn. 12. Trực khuẩn lớn
13. Trực khuẩn hình chuỳ 14. Trực khuẩn có nhánh 15. Trực khuẩn hình thoi
16. Phẩy khuẩn 17. Spirillum 18. Leprospira
19. Treponema

18
a) Đơn cấu khuẩn (Micrococcus)

Thường đứng riêng lẻ từng tế bào một, đa số sống hoại sinh trong đất, nước và
không khí như:

- Micrococcus agilis

- Micrococcus roseus.

b) Song cầu khuẩn (Diplococcus)

Gồm hai cầu khuẩn tập hợp lại do kết quả phân chia của một mặt tế bào, khi đứng
cạnh nhau thường hai mặt đối diện dẹp xuống, nên cầu khuẩn thành hình bầu dục, một
số song cầu khuẩn có khả năng gây bệnh như: Song cầu khuẩn phế viêm,
(Pneumococcus), màng não cầu (Meningococcus), lậu cầu (Neissria gonorrhoeae).

c) T ứ cầu khuẩn (Tetracoccus)

Gồm 4 cầu khuẩn tập hợp lại do kết quả phân chia của hai mặt, tứ cầu khuẩn thường
sông hoại sinh, song cũng có loại có khả năng gây bệnh cho động vật như: Tetracoccus
homari.

cl) Bát cầu khuẩn (Sarcina)

Gồm những tụ cầu khuẩn tập hợp thành đống hình vuông từng đám 8 hoặc 16 đơn vị
chồng chất lên nhau do kết quả phân chia 3 mặt tế bào. Trong không khí thường gặp một
số loại như: Sarcina lutea, Sarcina aurantiaca. Khi cấy vào môi trường đặc chúng phát
triển thành những khuẩn lạc có màu vàng.

e) Liên cấu khuẩn (Streptococcus)

Gồm nhiều cầu khuẩn xếp thành chuỗi như dây xích do kết quả của sự phân chia
liên tục một mặt tế bào cầu khuẩn.

Ví dụ: liên cầu khuẩn sinh mủ: Streptococcus pyogenes.

Trong loại này còn có liên song cầu khuẩn (song cầu khuẩn tập hợp từng đôi một
thành chuỗi).

Ví dụ: Streptodi plococcus.

f) Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus)

Cầu khuẩn tập trung thành chùm, không định hình như chùm nho, do sự phân chia
về mọi mật của tế bào. Đa số tụ cầu sống hoại sinh một số có thể gây bệnh cho người và
động vật như: Staphylococcus aureus, Staphylococcus épidermidis. Tụ cầu khuẩn sinh
mủ Staphylococcus pyogenes.

Đa số tụ cầu sống hoại sinh, một số gây bệnh cho người và động vật.

19
Cầu khuẩn nói chung không có tiên mao nên không có khá nãng di động, riêng 2
giống Planococcus và Planosarcina có tiên mao và c á khả năng di động. Khi nhuộm màu
đa số cầu khuẩn bắt mầu gram dương.

2.1.3.2. Trực khuẩn (Bacillus, Bacterium)

Gồm những vi khuẩn có hình que, gậy nhỏ, dày mỏng, dài ngắn khác nhau. Kích
thước trực khuẩn khoảng 0,5-1 X 1-4 11. Căn cứ vào hình dạng của trực khuẩn chia ra làm
4 loại sau:

a) Loại 2 đầu tròn

Ví dụ: - Trực khuẩn ruột già: Escherichia coli.

- Trực khuẩn thương hàn: Salmonella.

b) Loại 2 đẩu vuông

Trực khuẩn nhiệt thán: Bacillus anthracis.

c) Loại 2 đầu phình to như quả chuỳ liay quả tạ

Ví dụ: Trực khuẩn bạch hầu: Corynebacterium diphteriae.

d) Loại 2 đầu nhọn pliình giữa

Ví dụ: Trực khuẩn hình thoi: Bacillus fusiformis.

Nhũng trực khuẩn hay gặp thuộc các giống sau:

* Bacỉllus (viết tắt Bac)

Là trực khuẩn gram dương, hiếu khí, sinh nha bào, chiều ngang của nha bào không
vượt quá chiều ngang của tế bào vi khuẩn do đó khi có nha bào, tế bào vi khuẩn không
bị thay đổi hình dạng.

V í dụ: Bacillus anthracis, Bacillus subtilis.

* Bacterium (Bact)

Là trực khuẩn gram âm, hiếu khí, không sinh nha bào, thường có tiên mao ở xung
quanh thân, có nhiều loại gây bệnh cho người và gia súc.

Ví cỉụ: Salmonella, Escherichia coli, Shigella, Proteus...

* Clostridium (Cl)

Là trực khuẩn gram dương, hai đầu tròn, sinh nha bào, chiều ngang của nha bào
thường lớn hơn chiều ngang của tế bào vi khuẩn nên khi mang nha bào thì vi khuẩn bị

20
biên đổi hình dạng như hình thoi, hình vợt, hình dùi trống. Clostridium là vi khuẩn kỵ
khí bắt buộc, có nhiều loại gây bệnh cho người và động vật như:

- Vi khuẩn uốn ván: Clostridium tetani

- Vi khuẩn ung khí thán: Clostridium chauvoei

- Vi khuẩn độc thịt: Clostridium botulinum

Có loài rất có ích như Clostridium pasteurianum (vi khuẩn cố định nitơ).

* Corynebacterium

Vi khuẩn không sinh nha bào, hình dạng kích thước thay đổi khá nhiều tùy giống,
khi nhuộm màu thường tạo thành các đoạn nhỏ bắt màu khác nhau.

V í dự: Corynebacterium diphtheriae (bạch bầu) thường bắt màu sẫm ở 2 đầu làm
cho tế bào vi khuẩn có hình dạng giống như quả tạ.

Có loại gây bệnh cho gia súc như: Trực khuẩn đóng dấu lợn (Erysipelothrix
rhusiopathiae).

2.1.3.3. Cầu trực khuẩn (Cocco-Bacilỉus)

Là loại vi khuẩn trung gian giữa cầu khuẩn và trực khuẩn, vi khuẩn có hình quả
trứng, hình bầu dục, kích thước khoảng: 0,25-0,3 X 0,4-1,5 |I.

V í dụ: ở Vi khuẩn tụ huyết trùng (Pasteurella multocida).

2.1.3.4. Xoắn khuẩn (Spirillum)

Có hình xoắn như cái vặn nút chai, như cái lò xo tuỳ theo cách sắp xếp của những
vòng xoắn ốc, có những loại xoắn khuẩn sau đây:

- Spirochaeta hay Borrelia: vòng xoắn thưa không đều, không có quy tắc.

V í dụ: Borrelia gallinarum.

- Treponema: nhiều vòng xoắn sát nhau, cuộn đều đặn có quy tắc.

V í dụ: Treponema cuniculi.

- Leptospira: vòng xoắn hơi sát nhau, sắp xếp lộn xộn.

Ví dụ: Leptospira ictero - haemorragiae.

Xoắn khuẩn gồm tất cả các vi khuẩn có từ 2 vòng xoắn trở lên, gram dương, di
động được nhờ một hay nhiều tiên mao ở đỉnh. Kích thước: 0,5-3 X 5-40 |i.

21
2.1.3.5. Phẩy khuẩn (Vibrio)

Là tên chung để chỉ các vi khuẩn có hình que uốn cong' lên, có hình như dấu phẩy
hình lưỡi liềm, đứng riêng lẻ hoặc nối liền với nhau thành hình chữ s hoặc số 8.

- Phẩy khuẩn phần lớn sống hoại sinh, một số ít có khả năng gây bệnh như phẩy
khuẩn tả (Vibrio cholerae). Phẩy khuẩn tả bắt màu gram âm

Kích thước của phẩy khuẩn: 0,4 X 1,5 |0..

2.1.4. Cấu tạo của tê bào vi khuân

3 ^ 5 0

ẳ!ẼằằẳÌỂÈỀÌ|ầv\ 13

Hình 2. Cấu tạo tể bào vi khuẩn

1. Pili giới tính 6ềNguyên sinh chất 11. Hạt cơ bản


2. Mezosome 7. Hạt vùi 12. Pili chung
3. Màng nguyên sinh chất 8. Ribosome 13. AND nhiẻm sắc thể
4. Màng tế bào 9. Nhân 14. Sắc tố.
5. Lớp vỏ nhầy (giáp mô) 10. Lông
, Ọ *
S ự khác nhau giữa tê bào vi khuân và tê bào động thực vật

TB động vật và thực vật Tế bào vi khuẩn

- Có một màng - Không có màng


Nhân - Nhiều nhiễm sắc thể - Có 1 nhiễm sắc thể
- Có bộ máy phân bào - Không có bộ máy phân bào

- Thường có lưới nội bào - Không có lưới nội bào


Nguyên sinh chất - Có ty lạp thể - Không có ty lạp thể,có Mezosome
- Đôi khi có lục lạp - Không có lục lạp
- Chuyển động dòng nội bào - Không chuyển động dòng nội bào

Các phần tử nhỏ Không có Glycopeptit màng Có Glycopeptit màng

22
* Cấu trúc từ ngoài vào trong của tế bào vi khuẩn có 3 phần: màng - nguyên sinh
chất - nhân, một số vi khuẩn có giáp mô, nha bào, lông.

2.1.4.1. M àng tè bào (Menibrane)

Màng tế bào nằm trong lớp vỏ nhầy hay giáp mô. Màng tế bào vi khuẩn gồm 2 lớp
màng: lớp màng ngoài và lớp màng nguyên sinh chất.

ơ) M àng ngoài:

- Là lớp vỏ tế bào, có tính dai chắc, đàn hồi, kích thước thay đổi tuỳ loại vi khuẩn.

+ Vi khuẩn gram dương: kích thước 20 - 80 nm.

+ Vi khuẩn gram âm: kích thước 1 0 - 1 5 nm

- Khối lượng của chúng có thể chiếm 10-20% khối lượng khô của tế bào.

* Cấu tạo của màng ngoài:

ở vi khuẩn gram dương:

- Màng có cấu tạo cơ bản là glycopeptit (còn gọi là: Mucopeptit, Peptidoglycan,
Murein), hàm lượng glycopeptit chiếm 95%.

- Glycopeptit được tạo nên từ các chuỗi polysaccarit, các chuỗi này được cấu tạo từ
nhiều loại đường khác nhau gắn với các đường amin.

+ N - axetyl glucozamin (AG)

+ Galactozamin

+ Axit - N - Axetylmuramic (AAM).

Các mạch peptit đều tương đối ngắn, hầu hết gồm có alanin, lyzin, axit D. glutamic,
glyxin và axit diaminopumelic, axit này và AAM là một yếu tố đặc hiệu của màng tế
bào vi khuẩn.

Ở vi khuẩn gram âm:

Cấu trúc màng của các vi khuẩn gram âm rất phức tạp, ngoài glycopeptit còn có
thêm các cấu trúc lipit và polypeptit nữa. v ề mặt hoá học màng của các vi khuẩn gram
âm có:

- Glycopeptit: 5-10% - Lipit tự do: 20%

- Lipoprotein: 50% - Lipopolysaccarit: 20%.

23
Những chất này tạo nên nội độc tố của vi khuẩn gram âm. Phần lipit của
lipopolysaccarit là nội độc tố gây sốt, ỉa chảy, phá huỷ hồng cầu.

Ví dụ: như các vi khuẩn đường ruột.

* Nhiệm vụ của màng ngoài:

- Là khung giữ thể hình cho tế bào vi khuẩn vì màng có cấu trúc cứng chịu được áp suất
nội tế bào (khoảng 25 atm), giúp cho vi khuẩn chống lại được các tác nhân lý, hoá học có
hại ở bén ngoài như: không bị vỡ hoặc bị phá khi bị xử lý bằng các thuốc tẩy mạnh).

- Điều tiết sự xâm nhập đối với một số chất. Ngăn ngừa sự thất thoát của các enzym,
sự xâm nhập của các chất hoá học hoặc enzym từ bên ngoài vào gây hại cho tế bào có
thể bảo vệ tế bào khỏi các chất có hại như muối mật, enzym tiêu hoá, lyzozym, chất
kháng sinh, protein của tế bào bạch huyết rất độc đối với tế bào vi khuẩn gram dương, ở vi
khuẩn gram âm chức năng trên được thực hiện bởi màng ngoài.

- Là nòng cốt của kháng nguyên thân (kháng nguyên O).

+ ở vi khuẩn gram dương: Cấu trúc polyozit của glycopeptit quyết định tính chất
đặc hiệu về miễn dịch của kháng nguyên.

+ Ở vi khuẩn gram âm: Màng tạo thành kháng nguyên o , kháng nguyên này có tầm
quan trọng trong công tác chẩn đoán.

- Ớ các vi khuẩn gây bệnh màng tế bào có vai trò nhất định trong khả năng gây bệnh
của vi khuẩn vì một số thành phần của màng mang tính chất độc, do đó gây nên hội
chứng lâm sàng của các bệnh nhiễm khuẩn như nội độc tố của các trực khuẩn gram âm.

- Có vai trò quyết định đến tính bắt màu thuốc nhuộm khi dùng phương pháp nhuộm
gram, vì thể mà vi khuẩn có thể là vi khuẩn gram dương hoặc vi khuẩn gram âm, Vi
khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương có nhiều đặc điểm không giống nhau.

Lipoprotein

Polysaccarit

Phản tử protein

Glycopeptit

Màng nguyên sinh chất

Hình 3: Cấu tạo của vi khuẩn E. coli ịgr-)

24
* Vai trò của màng vi khuẩn Vong phương pháp nhuộm gram

Việc phân biệt ra 2 loại vi khuẩn gram dương (+) và vi khuẩn gram âm (-) được đề
xuất nãm 1889 bởi nhà vi khuẩn học Đan Mạch Christian Gram.

Vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương có nhiều đặc điểm khác nhau, có thể
nêu một số sai khác chủ yếu như sau:

Đặc tính Vi khuẩn gram (+) Vi khuẩn gram (-)


- Điểm đảng điện pH = 2-3 pH = 4-5
- Tác dụng của tripxin, pepxin Có sức đề kháng khá lớn Có sức đề kháng khá nhỏ
- Tác dụng của dung dịch kiềm mạnh (NaOH 1%) Không bị hoà tan Bị hoà tan
- Quan hệ với thuốc nhuộm Triphenylmethane Mẩn cảm ít mẫn cảm
- Quan hệ với Lyzozim (Lyzozime) Mần cảm ở nhiều loại Chỉ mẫn cảm sau khi đã
xử lý màng tế bào
- Chiểu dày màng tế bào Khá dày: 20-80 nm Mỏng hơn: 10-15 nm
- Hiện tượng co nguyên sinh chất Xảy ra khó khăn Xảy ra dễ dàng
- TỈ lệ ARN/ADN trong tế bào Khoảng 8/3 Khoảng 1/1
- Các axit amin thơm và axit amin chứa s trong Thấp: 0-2% Cao: 10-20%
màng tế bào
- Hàm lượng glucozamin trong màng tế bào Cao: 10-20% Thấp-ễ0-5%
- Hàm lượng polysaccarit trong màng tế bào Khoảng 30-60% Khoảng 1-5%
- Số loại axit amin trong màng tế bào 4-5 loại 17-18 loại
- Tính kháng axit Có ở một số loại Không có
- Tính thấm của thuốc nhuộm vào tế bào sống Khá cao Thấp
- Tác dụng ức chế của lod Man cảm ít mẫn cảm
- Tính tự tan (Autolyse) ít phổ biến Khá phổ biến
- Tính mẫn cảm đối với sức căng bề mặt Biểu hiện rõ Biểu hiện không rõ

Màng tế bào vi khuẩn có vai trò quyết định tính chất bắt màu gram, bởi vì nguyên
sinh chất của mọi vi khuẩn đều bắt màu gram âm, mặc dầu ở các vi khuẩn có nguồn gốc
là vi khuẩn gram dương. Nếu nguyên sinh chất còn lại một số mảnh glycopeptit thì độ
dương tính của gram mạnh hay yếu liên quan đến số lượng còn lại ít hay nhiều của các
mảnh này.

Cơ chế nhuộm gram đã được nghiên cứu nhiều nhưng cho đến nay vẫn chưa được
giải quyết một cách triệt để. Cơ chế nhuộm gram còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố lý, hoá
học của tế bào vi khuẩn.

Có nhiều giả thiết về cơ chế nhuộm gram nhưng có 2 giả thiết được chú ý nhiều nhất.

(1) Giả thiết hoá học:

Giả thiết này cho rằng ở vi khuẩn gram dương, trong tế bào có những chất đặc biệt
mà ở vi khuẩn gram âm không có hoặc có rất ít, đó là protein kiềm, muối, magie và axit

25
nucleic. Khi nhỏ Crystal violet rồi xử lý bằng lugol, các chất trên thấm vào trong tế bào
và tạo với các chất đặc biệt có trong tế bào thành một phức hợp protein ribonucleat
magie iod pararosanilin. Chất này cố định thuốc nhuộm trong tế bào, thuốc nhuộm này
bền vững và không bị hoà tan trong cồn hoặc axeton, vì thế khi tẩy màu, vi khuẩn gram
dương vẫn giữ được màu tím của Crystal violet, cuối cùng khi nhỏ íucxin, do tế bào đã
nhuộm màu tím nên không bắt màu hồng của íucxin nữa.

(2) Giả thiết về cấu trúc màng:

Tính chất bắt màu gram là do tính thấm của màng tế bào quyết định, tính thấm này
mạnh ở các vi khuẩn gram âm, nó cho phép cồn và axeton lôi kéo được thuốc đã nhuộm
trong tế bào ra ngoài. Giả thiết này có giá trị hơn, vì nó phù hợp với cấu trúc hoá học của
màng tế bào vi khuẩn gram âm và gram dương.

Tuy nhiên mức độ bền vững của thuốc nhuộm với nguyên sinh chất tế bào còn phụ
thuộc vào điều kiện nuôi cấy, thành phần dinh dưỡng của mỏi trường và thời gian nuối cấy.

V í dụ: Vi khuẩn Clostridium chauvoei bắt màu gram dương trong canh trùng non,
gram âm trong canh trùng già.

b) M àng nguyên sinh chất (Cytoplasmic membrane; Pvotoplasmic m em brane)

- Bên dưới lớp màng ngoài là lớp màng nguyên sinh chất (màng tế bào chất). Lớp
màng này bao bọc toàn bộ khối nguyên sinh chất và nhân. Dưới kính hiển vi điện tử có
thể quan sát thấy màng nguyên sinh chất có độ dày 5-10 nm và chiếm 10-15% khối
lượng của tế bào vi khuẩn.

* Cấu tạo của lớp màng nguyên sinh cliất:

Màng nguyên sinh chất cấu tạo bởi 3 lớp. Ngoài cùng và trong cùng là 2 lớp phân tử
protein, ở giữa là lớp photpholipit. Lớp photpholipit lại gồm 2 lớp phân tử:

- Một lớp có gốc quay vào trong

- Một lớp có gốc quay ra ngoài.

Hình 4. Cấu tạo của lớp màng nguyên sinh chất

26
Sự phân bố protein và photpholipit ở màng nguyên sinh chất khác nhau ở từng vùng,
có những vùng nhiều protit, ít photpholipit và ngược lại. Sự phân bố đó tạo ra các lỗ
hổng trên màng nguyên sinh chất, chứa một loại protein đặc biệt có tác dụng vận chuyển
dinh dưỡng gọi là các permeaza (men vận chuyển) hay protein vận chuyển.

- Photpholipit thường gặp ở màng nguyên sinh chất của vi khuẩn là: Cardiolipit;
Photphattidil glyxerol; Phophattidiletanolamin; Axit photphattidic; đôi khi là Lexitin.

- Phần protein: chứa đủ các loại axit amin thường gặp. Protein của màng nguyên
sinh chất tồn tại dưới 2 dạng: dạng protein và dạng enzym.

Ngoài 2 thành phần chính là photpholipit và protein, trong màng nguyên sinh chất
của vi khuẩn còn chứa một ít các thành phần khác là:
+ Hydratcacbon: 2-5%
+ Một số ít glycolipit
+ Một lượng nhỏ ARN (axit ribonucleic).

* Nhiệm vụ của màng nguyên sinh chất:

Màng nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn đảm nhiệm các chức năng sau đây:

- Duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào.

- Đảm bảo việc chủ động tích luỹ các chất dinh dưỡng trong tế bào và thải các sản
phẩm trao đổi chất ra ngoài tế bào.

- Là nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp một số thành phần của tế bào, nhất là các
thành phần của màng tế bào và giáp mô.

- Là nơi chứa một số enzim, đặc biệt là các enzim chuyển hoá hô hấp, các xytocrom,
các enzim của các chu trình tricacboxyl. Mặt khác nó cũng là nơi chứa các cơ quan con
của tế bào như ribỏxỏm, mêzôxỏm.

- Nhiệm vụ trong phân chia tế bào: người ta thấy các mezôxôm và màng nguyên
sinh chất chỉ đạo việc phân chia tế bào vi khuẩn. Nó có một sự liên kết không đổi giữa
nhân và màng nguyên sinh chất qua khâu trung gian là mezốxôm. Trong quá trình phân
chia tế bào các mezôxỏm lớn dần lên cùng với thể tích của nhân, nhiễm sắc thể tách đôi,
các mezôxôm đồng thời cũng tách đôi, chúng xa dần nhau và kéo theo nhân tách xa
nhau và giữa tế bào xuất hiện một vách ngăn, quá trình phân chia kết thúc.

- Tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng do màng nguyên sinh chất có chứa
men photphorin, men này có tính chất vận chuyển điện tử.

2.1.4.2. Nguyên sinh chất (cytoplasm)

Nguyên sinh chất là phần chính của tế bào vi khuẩn. Đây là một khối chất keo bán
lỏng chứa 80-90% nước, phần còn lại chủ yếu là lipoprotein.

27
- Hệ keo của nguyên sinh chát có tính chất dị thể, gồm nhiều hướng phân tán, các
hạt keo có kích thước và bán chất rất khác nhau. Trạng thái phân tán của keo luôn luôn
biến đổi phụ thuộc vào điểu kiện môi trường và hoạt động sống của tế bào.

- Khi tế bào còn non, nguyên sinh chất có cấu tạo đồng nhất, bắt màu giống nhau
khi nhuộm màu. Khi già do xuất hiện không bào và các thể ẩn nhập mà nguyên sinh
chất có dạng lổn nhổn, bắt màu không đều và có tính chiết quang khác nhau.

- Trong nguyên sinh chất của các vi khuẩn trưởng thành người ta quan sát thấy nhiều
cơ quan con khác nhau như: mezỏxôm, không bào, hạt dự trữ, hạt sắc tô và các cấu trúc
cua nhân

o) M ezôxôm (Mesosome)

- Lả một thể hình cầu, trông giống như cái bong bóng, nằm ở gần vách ngãn ngang
và chí xuất hiện khi tế bào phân chia.

- Mezỏxôm có đường kính khoảng 2500A", gồm nhiều lớp màng bện chặt lại với
nhau, chiều dày mỗi màng vào khoảng 72A°.

- Mezôxỏm có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào và hình thành
vách ngăn ngang để tạo ra 2 tế bào mới. Trong mezỏxôm có nhiều hệ thống men vận
chuyển điện tử và liên quan mật thiết với nucleotit của tế bào.

- Trong mỗi tế bào có từ 1-2 mezôxốm.

Mezỏxôm

b) Ribôxôm (Ribosome)

- Gồm màng lưới nội chất và những hạt nhỏ có kích thước khoảng 250A". Tên gọi
riboxom có nghĩa là thể ribonucleic. Vì trong riboxom có chứa một lượng lớn ARN.

- Riboxom chứa khoảng 40-60% ARN, 35-60% protein.

- Một ít lipit và một số men như ribonucleaza, lexinamino peptidaza p


galactozidaza...

- Một sô' ít chất khoáng, ribôxôm nằm chủ yếu trong nguvên sinh chất một phần
nhỏ bám trên màng nguyên sinh chất.

28
t
- Riboxom tồn tại dưới dạng hạt gồm 2 tiểu thể (hạt dưới đơn vị):
+ Tiểu thể lớn: có hằng số sa lắng 50S. (S là đơn vị Svedberg, 1S = 10'1'1 cm/s).
+ Tiểu thể nhỏ: hằng số sa lắng 30S. Cả hai tiểu thể có hằng số sa lắng 70S. Hai
riboxom dính liền với nhau có hằng số sa lắng là 100 s.
- Mỗi tế bào có khoảng 10.000 riboxom (trong tế bào E. coli đang phát triển mạnh
có 15.000 riboxom).
- Riboxom là trung tâm tổng hợp protein của tế bào, nhưng không phải mọi riboxom
đều tham gia vào quá trình này. Số riboxom tham gia tổng hợp protein không quá 5-10%
tổng số riboxom có trong tế bào. Những riboxom "hoạt động" này ở những dạng tập hợp
gồm vài riboxom gọi là polyriboxom hay polyxom.

c) Các hạt khác

* Các hạt dự trữ liay th ể vùi

Trong nguyên sinh chất của vi khuẩn ngoài các cơ quan con ra còn thường gặp các
loại hạt khác có hình dạng và kích thước không giống nhau. Chúng không phải là cơ
quan ổn định của vi khuẩn. Nhiều hạt được nguyên sinh chất sử dụng như các chất dự
trữ, chúng thường được hình thành khi tế bào tổng hợp thừa các chất loại đó và được sử
dụng khi thiếu thức ăn. Hạt dự trữ có một số loại sau:

- Hạt hydratcacbon: là các hạt tinh bột, glucozen hoặc các chất tương tự. Khi thiếu
thức ãn, vi khuẩn sẽ sử dụng các hạt này làm nguồn năng lượng và nguồn thức ăn cacbon.

- Volutin (hạt dị nhiễm sắc): chúng có đặc tính bắt màu khác với tế bào chất (Ví dụ:
nhuộm xanh methylen chúng bắt màu đỏ, tế bào chất bắt màu xanh). Nói chung vi
khuẩn chỉ tích luỹ volutin trong các điều kiện dinh dưỡng bất thường (Ví dụ: khi không
có lưu huỳnh trong môi trường).

* Không bào:

- Là một tổ chức có hình cầu hoặc bầu dục bao bọc bởi một lớp màng không bào
(tonoplast) có cấu trúc hoá học là lipoprotein, trong không bào chứa đầy dịch muối
khoáng và các chất hữu cơ.

- Không bào có tác dụng trong việc điều chỉnh áp suất thẩm thấu của tế bào, là nơi chứa
sản phẩm của quá trình trao đổi chất. Có tác giả cho rằng không bào là cơ quan con cần thiết
và ổn định của tế bào, cũng có tác giả cho rằng không bào chỉ là một cấu trúc tạm thời sinh
ra dưới ảnh hưởng của các sản phẩm trao đổi chất và của điều kiện ngoại cảnh.

2.1.4.3. Nhản

Nhân là một bộ phận của tế bào vi khuẩn, chứa rất nhiều AND (chiếm 1-2% khối
lượng khô của tế bào), ADN là chất đặc trưng của nhân tế bào vi khuẩn, vì có nhiều axit
này nên nhân có tính ưa kiềm đối với các thuốc nhuộm kiềm.

29
a) Cấu trúc của nhân vi khuẩn

- Nhân tế bào vi khuẩn không phân hoá thành khối rõ rệt như nhân của tế bào nhiều vi
sinh vật khác như nấm men, nấm mốc, tảo... Cấu trúc chứa ADN của vi khuẩn chưa phải
là nhân thực sự (nucleus) mà là thể nhân (nucleoid nuclear body), thể nhân được coi như
nhiễm sắc thể cấu tạo bởi ADN xoắn kép rất dài, quan sát vi cấu trúc của thể nhân thấy:

+ Thể nhân có hình cầu, kéo dài như hình que, hình quả tạ hay chữ V.

+ Không có màng nhân, nhưng giới hạn giữa thể nhân và nguyên sinh chất rất rõ rệt.
Thể nhân tiếp xúc trực tiếp với tế bào chất.

+ Có một cấu trúc sợi nhỏ có đường kính từ 3-8 nm, đó là nhiễm sắc thể độc nhất
của tế bào, cấu tạo bởi một sợi ADN xoắn, nếu mớ vòng xoắn ra thì sợi dài khoảng
1 mm, đó chính là một sợi ADN có dạng vòng tròn và chỉ là một phân tử ADN đóng kín.

b) Sự phân chia cửa nhân vi khuẩn

- Trong quá trình phân bào, nhân vi khuẩn phân chia đơn giản bằng cách cắt đôi,
không có sự gián phân bởi vì vi khuẩn chỉ có 1 nhiễm sắc thể duy nhất.

- Sự cắt đôi của nhân liên quan tới sự tăng lên của màng nguyên sinh chất và
mezôxôm. Theo Jacob và Ryter nhiễm sắc thể phải nối với màng tế bào. Ở điểm tiếp xúc
sự chỉnh lý giữa sự sao chép của ADN và sự phát triển của tế bào đã được thực hiện.

- Sự phân chia của nhân thường trước sự phân chia của nguyên sinh chất do đó ở một
giai đoạn nhất định của sự phát triển, một vi khuẩn có thể có 4 nhân, do vi khuẩn này đã
có 2 tế bào con và sắp sửa phân chia.

1— ^

( T ì

H
<3 V : » 4

Hình 5. Sơ đồ phân cliia cửa nhân vi khuẩn

30
c) Chức năng của nhân vi khuẩn

- Điều khiển việc tổng hợp protit.

- Di truyền mọi tính chất của tế bào cho thê hệ sau.

2.1.4.4. Giáp mô (Capsule)

- Một số vi khuẩn ở bên ngoài màng tế bào còn được bao bọc một lớp vỏ nhầy hay
dịch nhầy, ở điều kiện bình thường xung quanh tế bào có lớp chất nhầy bám vào và luôn
toả ra trong môi trường trọng lượng phân tử cao. Khi chất nhầy đó nhiều và đặc lại thì
thành giáp mô, cũng do chất nhầy đó mà trong môi trường nước có những sợi, như vậy
giáp mô do màng vi khuẩn sinh ra.

Một số vi khuẩn tuy không có giáp mô nhưng tế bào vẫn được bao bọc bởi một lớp
dịch nhầy, không có giới hạn nhất định và không có cấu trúc nhất định.

a) Cấu tạo của giáp mô

Trong giáp mô: Nước chiếm: 98%, còn lại là polysaccarit - các chất đa đường gồm:

- Đồng đa đường: là hợp chất cao phân tử chứa cùng một gốc đường
homopolysaccarit; loại homopolysaccarit được biết nhiều nhất là dextran

- Dị đa đường (Hetero polysaccarit): là tập hợp của nhiều gốc đường khác nhau.

Vỏ nhầy của Streptococcus mutans chứa glycan (còn gọi là dextran), đây là loại
homosaccarit, hoặc có thể là heterosaccarit như trong vỏ nhầy của Streptococcus
pneumoniae typ VI chứa galactoza, glucoza, ramnoza.

- Kích thước của giáp mô thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào loài vi khuẩn và điều
kiện sống. Giáp mô có kích thước lớn hơn 0,2 |A, có khi dày đến 10-20|_1, có trường hợp
kích thước của giáp mô vượt quá đến 20 lần kích thước của tế bào.

V í dụ: Vi khuẩn Leuconostoc mesenteroides (loài vi khuẩn thường gặp ở các nhà
máy đường),giáp mô có kích thước từ 10-20(J.

- Không phải loại vi khuẩn nào cũng có giáp mô và sự xuất hiện giáp mô chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố môi trường sống. Có vi khuẩn khi phát triển trên môi trườno
chứa ít N2 sẽ tạo thành vỏ nhầy dày hơn so với khi phát triển trên mồi trường nhiều N2
như vi khuẩn Azotobacter chroococum - cố định đạm).

- Có vi khuẩn chỉ hình thành giáp mô sau khi đã xâm nhập vào cơ thể người và động
vật như: cầu khuẩn phổi chỉ tạo ra vỏ khi vi khuẩn ớ trong cơ thể người hoặc động vật
sống, ra khỏi cơ thể hoặc được sống trong môi trường nhân tạo, vi khuẩn mất khả năng

31
sinh vỏ nhưng vẫn sống, vẫn sinh sản. Trực khuẩn nhiệt thán Bacillus anthracis chỉ hình
thành giáp mô khi đã xâm nhập vào cơ thể ký chủ.

b )T á c dụng của giáp mô vi khuẩn

- Giáp mỏ giúp cho vi khuẩn đề kháng mạnh hơn với những điều kiện bất lợi, ớ các
vi khuẩn gây bệnh giáp mỏ có vai trò làm tăng cường sức gây bệnh, giúp cho vi khuẩn
chống lại hiện tượng thực bào của bạch cầu (vi khuẩn có giáp mô khó bị thực bào, khó bị
bạch cầu bao trùm và tiêu diệt), đồng thời mang tính chất kháng nguyên, nó là yếu tố
độc lực của vi khuẩn. Khi vi khuẩn mất khả nãng hình thành vỏ nhầy nó sẽ nhanh chóng
bị bạch cầu tiêu diệt. Mất vỏ được coi là hình thức biến dị và thấy vi khuẩn đó mất tính
gây bệnh, v ỏ làm hạn chế tác động của một số yếu tố lý hoá tác hại tới vi khuẩn như
thuốc kháng sinh.

- Vỏ vi khuẩn còn mang tính kháng nguyên đặc hiệu. Trong thực tế dựa vào kháng
nguyên vỏ để phân loại vi khuẩn thành nhiều typ. Ví dụ phân loại cầu khuẩn phổi thành
85 typ khác nhau về kháng nguyên vỏ.

- Giáp mô còn là nơi tích luỹ các chất dinh dưỡng, khi chất dinh dưỡng trong môi
trường cạn dần, vi khuẩn sẽ tiêu thụ đến các chất dinh dưỡng dự trữ chứa trong vỏ làm
cho vỏ nhầy tiêu biến dần đi. v ỏ nhầy còn là bộ phận tích luỹ một số chất cần thiết như
vi khuán sắt tích luỹ hydroxit sắt trong vỏ nhầy.

- Vỏ nhẩy giúp cho vi khuẩn bám vào các giá thể trong nước như rễ cây, tảng đá,
mặt răng... v ỏ nhầy còn là dịch đệm giữa tẽ bào và môi trường, ngăn cản chất dinh
dưỡng không bị thất thoát.

Vỏ nhầy vi khuẩn ít bắt màu. Để quan sát vỏ, phải nhuộm vỏ theo kỹ thuật đặc biệt
hoặc làm cho vỏ phình to ra.

Vi khuẩn có giáp mô khi sinh trưởng và phát triển trên môi trường đặc sẽ tạo ra
những khuẩn lạc (conlonies) khò, nhám, xù xì gọi là khuẩn lạc dạng R (từ chữ tiếng Anh
"Rough" /à xù xì). Vi khuẩn không có giáp mỏ sẽ tạo thành khuẩn lạc trơn, ướt, bóng gọi
là khuẩn lạc dạng s ("Sm ooth!': trơn bóng). Vi khuẩn có lớp dịch nhầy rất nhầy sẽ tạo ra
những khuẩn lạc nhớt dạng M (Mucoid: nhầy nhớt). Trong điều kiện nào đó vi khuẩn có
thể chuyển từ khả năng tạo khuẩn lạc dạng R sang khuẩn lạc dạng s và ngược lại.

c) Sự gây hại của vỏ nhầy trong công nghiệp, trong sản xuất thực phẩm

- Tích luỹ chất nhầy ớ các thiết bị, dụng cụ lọc, ống dẫn.

- Làm biến đổi chất lượng sản phẩm: sữa bị dính quánh do Alcaligenes viscolactic
dịch đường bị biến thành lớp dịch nhầy do nhiễm Leuconostoc mesenteroides bánh mỳ
nhiễm Bac. subtilis bị keo dính.

32
2.1.4.5. N ha bào - nội bào tử (Spore)

Một sô' vi khuẩn, thường là các vi khuẩn gram dương như giống trực khuẩn Bacillus
và Clostridium trong những giai đoạn phát triển nhất định có thể hình thành trong tế bào
nhũng thể hình tròn hay bầu dục gọi là bào tử hay nha bào (Spore).

Nha bào là một hình thức tiềm sinh của vi khuẩn, nó giúp cho vi khuẩn vượt qua
được những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, nha bào thường được sinh ra trong những
điều kiện khó khăn như: môi trường nghèo nàn, chất dinh dưỡng thiếu, nhiệt độ, độ pH
không thích hợp, môi trường tích luỹ nhiều sản phẩm bất lợi.

a) Sự hìnli thành nha bào

Trong điều kiện phát dục không bình thường một số loại vi khuẩn hình thành nha
bào qua 3 giai đoạn:

l ỗT ế bào dinh dưỡng dần dần mất nước, nguyên sinh chất được kết lại tại một điểm
nào đó trong tế bào vi khuẩn gọi là vùng bào sinh.

2. Nguyên sinh chất dần dần mất nước, hình thành kết cấu đồng nhất và trong suốt
(tiền nha bào).

3. Hình thành lớp màng bao bọc gồm 3 lớp: lớp màng ngoài, lóp vỏ bào tử, lớp màng
trong.

Thời gian hình thành nha bào trung bình 48 giờ và tồn tại lâu dài.

V í dụ: nha bào nhiệt thán tồn tại trong đất 18 năm; màng tế bào vi khuẩn bọc ngoài
nha bào trong vài giờ hay trong vài ngày tuỳ theo điều kiện sẽ tan rã, nha bào từ đó
không có gì bao bọc và sống tiềm tàng hàng năm.

b ) Cấu trúc của nha bào

Quan sát dưới kính hiển vi điện tử thấy:

- Nha bào được cấu trúc bởi nhiềụ lớp màng khác nhau bao bọc, nhũng lớp màng
này kết thành những lớp đồng tâm và rất riêng lẻ.

- Tiếp xúc với nguyên sinh chất của nha bào là một lớp mỏng gọi là màng nha bào,
tương ứng với màng nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn ở thể sinh trưởng.

- Sau đó là vách nha bào được bao bọc bởi một lớp dày gọi là vỏ. v ỏ này không bắt
màu thuốc nhuộm.

- Xung quanh vỏ có hai lớp bao: bao trong và bao ngoài, đó là những lóp đề kháng
mạnh, hai lớp này quyết định tính không thấm các nhân tố hoá học và quyết định tính đề
kháng đối với các nhân tố lý học.
H ìn h 6. Vị trí và cấu trúc của nha bào vi khuẩn

Các loại nha bào của vi khuẩn Cấu trúc của nha bào vi khuẩn

1. Nha bào ở giữa 1. Bao ngoài 4. Màng nha bào 7. Nguyên sinh chất.
2. Nha bào ở gần cuối 2. Bao trong 5. Vách nha bào
3. Nha bào ở cuối 3. vỏ 6. Nhân

c) Cấu tạo hoá học cửa nha bào

- Các lớp bao và màng của nha bào:

+ Cấu tạo cơ bản là protein chứa nhiều glyxin, tiroxin, đặc biệt là xystin.

+ Keratin: có nhiều cầu disufua, những cầu này quyết định tính chất của nha bào
như sự đề kháng đối với các nhân tố lý hoá học.

- Nguyên sinh chất nha bào: chứa ít nhất một nhiễm sắc thể, một số riboxom, nhiều
enzym chuyển hoá ở trạng thái không hoạt động, khi vi khuẩn nảy mầm thì những
enzym này mới hoạt động.

- Nha bào còn chứa một lượng lớn Ca, Mg và axit dipicolinic (5-12% khối lượng
khô nha bào, axit này không bao giờ có trong tế bào dinh dưỡng, nó được hình thành
trong quá trình nha bào hoá và mất đi khi nảy mầm).

- Lượng nước trong nha bào rất thấp, tồn tại dưới dạng nước liên kết.

d) Sức để kháng của nha bào

* Với nhiệt độ:

+ ở một số vi khuẩn ưa nhiệt thì đun sôi 5 ngày mới diệt được nha bào, ợ nhiệt độ
18CTC nha bào của Clostridium botulinum chịu được 10 phút.

+ Trong điều kiện nhiệt độ thấp và sự khô cạn, nha bào có thể sống được thời gian dài.

V í dụ: Nha bào nhiệt thán sống 18 năm hoặc lâu hơn nữa ở trạng thái tiềm sinh.

34
* Với hoá chất, các loại bức xạ: cùng nồng độ, thời gian có thể dễ dàng giết tế bào
dinh dưỡng của vi khuẩn nhưng không giết được nha bào.

V í dụ: dung dịch fenol 5%: T ế bào dinh dưỡng của vi khuẩn chết rất nhanh, nhưng
nha bào sống tới 25 ngày.

HgCl2 1%: Nha bào sống được trên 2 giờ, còn tế bào dinh dưỡng của vi khuẩn thì
chết ngay.

Một vài dẫn liệu về sự sống của nha bào như sau:

Nhà sinh vật học Liên x ỏ Omelianki (1911) tìm thấy nha bào của vi khuẩn trên xác
một con voi ma mút vùi sâu trong băng tuyết cách đây hàng nghìn nãm.

- Mây-e (nhà khoa học Mỹ) gần đây đã tìm thấy nha bào vi khuẩn dưới đáy một lớp
băng dày 30 m đã có tối thiểu là 3000 năm trước.

- 1972 nhà địa hoá học Liên Xô Tsudinop tìm thấy nha bào của một loại vi khuẩn
trên một lớp quặng kali sống tiềm tàng cách đây trên 250 triệu năm.

Khi đưa các nha bào này vào môi trường dinh dưỡng và điều kiện thích hợp, thì
chúng nảy mầm và phát triển nhanh.

* Thời gian tồn tại của nha bào rất lâu, thực tê'coi là vĩnh cỉtti

Sở dĩ nha bào có sự đề kháng cao và sống lâu do các nguyên nhân:

- Nước trong nha bào phần lớn ở trạng thái liên kết, do đó không có khả năng làm
biến tính protein khi tăng nhiệt độ.

- Trong nha bào có một lượng lớn ion Ca++ và axit dipicolinic. Protein trong nha bào
kết hợp với dipicolinat canxi thành một phức chất có tính ổn định cao với nhiệt độ.

- Các enzym và hoạt chất sinh học khác trong nha bào đều tồn tại dưới dạng không
hoạt động làm hạn chế sự trao đổi chất của nha bào với môi trường.

- Sự có mặt của các axit amin có chứa lưu huỳnh, đặc biệt là xystin giúp nha bào đề
kháng với tia cực tím.

- Với cấu trúc có nhiều màng bao bọc và tính ít thẩm thấu của các lớp màng, làm
cho các chất hoá học và các chất sát trùng khó có thể tác động với nha bào.

Nha bào cũng có thể bị phá huỷ bởi một vài chất hoá học. Trong thực tế, các dụng
cụ phẫu thuật, dụng cụ nội soi, kim, bơm tiêm, thuốc, dịch truyền phải đảm bảo không
còn vi khuẩn sống và bào tử. Để loại bỏ bào tử thường tiến hành theo các cách: sấy hấp
bằng hơi nước nóng 120°c trong 30 phút, sấy khô bằng không khí nóng 170°c trong 60
phút hoặc bằng phương pháp Tyndall.

35
e) Sự nảy mầm của nha bào

Khi gập điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, ẩm độ, pH, dinh dưỡng, nha bào sẽ nảy
mầm và phát triển thành vi khuẩn thể dinh dưỡng mới.

- Nha bào hút nước, trương lén, dài ra, mất tính trong suốt và khó bắt màu, màng nứt
ra hoặc bị phân huỷ dưới tác dụng của các enzym chứa trong nha bào, vi khuẩn non làm
nứt bọc thoát ra ở một đầu hoặc ở giữa nhân nha bào. v ỏ nha bào phân đôi, teo dần đi,
màng bọc tan đi rồi thành vi khuẩn mới, sau đó vi khuẩn phân chia bằng cách phân đôi
như thường lệ.

- Thời gian chuyển từ nha bào sang thể dinh dưỡng từ 10 phút đến vài giờ.

Sự nảy mầm của nha bào là hình thức đổi mới và nâng cao sự sống của tế bào vi
khuẩn.

f) Vị trí của nlia bào

- Nha bào thường gặp ở các giống vi khuẩn gram dương thuộc giống Bacillus và
Clostridium.

+ ở giống Bacillus nha bào có kích thước hẹp hơn bề ngang thân vi khuẩn nên vi
khuẩn không bị biến dạng.

+ ở giống Clostridium: kích thước nha bào thường lớn hơn bề ngang thân vi khuẩn
nên khi hình thành nha bào thân vi khuẩn bị biến dạng, tuỳ theo vị trí của nha bào trên
thân vi khuẩn: nằm giữa thân, nằm ở gần đầu và nằm ở một đầu mà vi khuẩn có hình
thoi, hình dùi trống, hình cái vợt, nha bào có thể tồn tại ngay trong tế bào vi khuẩn hoặc
độc lập.

2.1.4.6. Tiên mao và khả năng di động của vi khuẩn

Một số loại vi khuẩn có khả năng di động một cách chủ động là nhờ những cơ quan
đặc biệt gọi là tiên mao (ílagellar) như: Vi khuẩn Salmonella suipestiíer, Bacillus
subtilis... Flagellar có nguồn gốc từ tiếng la tinh: ilagellum, nghĩa là cái roi hay còn gọi
là lông (tricha, trichos). Lông vi khuẩn mảnh, có kích thước dài 6-9 ịx (có khi dài đến 80-
90 1^), rộng: 0,01-0,05 |i.

a ) Câu tạo của lông

- Lông của vi khuẩn là những sợi nguyên sinh chất rất mảnh xoắn lại với nhau. Lông
xuất phát từ lớp ngoại nguyên sinh chất (excytoplasm) rồi xuyên qua màng nguyên sinh
chất và màng tế bào ra ngoài ở gốc lông có một hạt nhỏ gọi là hạt gốc. Hạt gốc có đường
kính là 40A°, nó nằm ở mặt trong màng nguyên sinh chất.

- Lông cố định vào tế bào vi khuẩn nhờ 1 cái móc (crochel) có đường kính lớn hơn
đường kính của sợi lông môt ít và có cấu tạo là protein. Trên móc này mang 4 vòng nhẫn
khác nhau (nhẫn L, p, s, M) xuyên qua 4 vòng nhẫn là thanh lõi, đoạn dài mang 4 vòng
nhẫn này gọi là thể gốc, thể gốc của các vi khuẩn gr+ chỉ có một đôi vòng nhẫn.

H ìn h 7. Sơ đổ cấu tạo của móc tiên mao ở vi khuẩn

b ) Thành phần liná học của lông vi khuẩn

- Lông vi khuẩn cấu tạo chủ yếu là protein (gọi là ílagellin) có khối lượng phân tử
30.000-40.000. Flagellin của lông là cơ sở của kháng nguyên H (H-antigene) ờ vi khuẩn.
Khi trong huyết thanh của động vật có kháng thể H tương ứng sẽ xảy ra sự kết dính các lông
của vi khuẩn lại với nhau tạo nên phản ứng ngưng kết).

- Thành phần hoá học của lông: protein: 98%; hydrat C: 0,2%:; Lipit: 0,1%.

c) Vị trí và sô' lượng lông

Vị trí sắp xếp và số lượng lỏng trên thân vi khuẩn thay đổi tuỳ từng loại vi khuẩn.

+ Có nhiều loại vi khuẩn không có lông (atricha)

+ Có loại chỉ có một lông ở một đầu: đơn mao (monotricha)

+ Có loại mỗi đầu có một lỏng: song mao hay lưỡng mao (amphotricha)

+ Có loại ở mỗi đầu hoặc ở hai đầu có một chùm mao (lophotricha) hoặc lưỡng
chùm mao (dilophotricha).

+ Lông mọc khắp cơ thể: chu mao (peritricha).

37
Đơn mao Chùm mao Chu mao

Vibrio Pseudomonas Chromatium (/[


3)
2) Thiospirillium Spirillum

Hình 8. Vị trí sắp xếp của tiên mao và kiểu di động của vi khuẩn

d )T á c dụng của tiên mao

- Vị trí phân bố của lỏng trên thân vi khuẩn quyết định đặc tính của vi khuẩn. Tốc
độ di động của những vi khuẩn có lông mọc ở một đầu có khả năng di động nhanh,
mạnh và theo một đường rõ rệt (60 |i/s - 200 |j./s). V í dụ: Vibrio.

- Vi khuẩn có chùm mao di động chậm hơn và không theo một quy định nhất định
nào, di động lung tung tứ phía.

- Sự có mặt và vị trí sắp xếp của lông trên tế bào vi khuẩn là một tiêu chuẩn quan
trọng trong chẩn đoán, phân biệt, định tên của một số loại vi khuẩn.

- Thành phần Flagellin của lông là kháng nguyên H ở vi khuẩn. Trong huyết thanh
động vật tồn tại kháng thể H tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng kết dính các lông vi khuẩn
lại với nhau tạo nên phản ứng ngưng kết.

Để phân biệt vi khuẩn có lông, có thể thực hiện một trong các cách sau:

+ Cấy vi khuẩn vào ống môi trường thạch mềm, rồi quan sát hiện tượng vi khuẩn
mọc lan rộng ra xa đường cấy.

+ Quan sát vi khuẩn di động bằng kính hiển vi tụ quang nền tối (nền đen)

+ Nhuộm lông theo kỹ thuật đặc biệt rồi quan sát ở kính hiển vi thường.

2.1.4.7. Các Pili của vi khuẩn

Ngoài lông ra ở nhiều vi khuẩn còn có một bộ phận phụ khác hình sợi rất ngắn và
rất mảnh gọi là tiêm mao (Pili, íimbriae).

38
Các pili có đường kính từ 20-80 nm; dài từ 0,3 - 0,4 1^.

Tiêm mao thấy rõ ở vi khuẩn gram âm, có 250-400 tiêm mao/1 vi khuẩn. Tiêm mao
được chia ra hai loại:

a) Pili chung

- Chỉ được phát hiện trên kính hiển vi điện tử.

- Các pili chung có cấu tạo của một protein mang tên pilin và nó là một kháng
nguyên. Pili chung không phải là cơ quan di động của vi khuẩn, nó có tác dụng làm
tăng thêm bề mặt hấp thụ dinh dưỡng của tế bào, giúp cho vi khuẩn bám được chắc
hơn trên bề mặt cơ chất.

b) Piìi giới tính

- Mỗi vi khuẩn có 1-4 lipi giới tính, chỉ có vi khuẩn gram dương mới có pili này.

- Nhiệm vụ của các pili này là tham gia vào các hiện tượng giới tính, sự tiếp hợp thể
hiện bằng sự cố định một đầu của pili vào tế bào cái, sau đó là sự vận chuyển ADN của
vi khuẩn đực sang vi khuẩn cái qua đường pili này, nếu pili này bị đứt thì vi khuẩn
không tiếp hợp được nữa. Một số phagiơ bám trên pili này sẽ bơm axit nucieic của
phagiơ vào vi khuẩn qua đường pili này.

2ễ2. M ỘT SỐ NHÓM VI SINH VẬT ĐẶC BIỆT

2.2.1. Xạ khuẩn (Actinomycestes)

2.2ẽ2 . i ỀĐ ặc điểm của xạ khuẩn

Xạ khuẩn là một nhóm vi sinh vật đơn bào phân bố rộng rãi trong tự nhiên: đất,
nước, các cơ chất hữu cơ. Xạ khuẩn đa số sống trong đất, gram dương, hầu hết sống
hiếu khí.

Xạ khuẩn là sinh vật quá độ giữa vi khuẩn và nấm vì ở xạ khuẩn có những đặc điểm
vừa giống vi khuẩn vừa giống nấm.

Những đặc điểm giống vi khuẩn Đặc điểm giống nấm

- Kích thước tương tự vi khuẩn Phát triển bằng cách phân nhánh

- Nhân xạ khuẩn cùng loại nhân vi khuẩn bằng những sợi nhỏ, dài (khuẩn ty).
Mỗi khuẩn ty do một tế bào hình
- Màng xạ khuẩn không chứa xelluloza hay kitin
thành. Tập hợp của các khuẩn ty
- Phân chia tế bào theo kiểu vi khuẩn này gọi là hệ khuẩn ty
- Xạ khuẩn không có giới tính

39
2.2.1.2. Vai trò của xạ khuẩn trong tự nhiên

- Xạ khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trinh hình thành đất và tạo ra độ phì
nhiêu của đất, tham gia vào các quá trình phân giải, chuyển hoá hợp chất hữu cơ phức
tạp: xelluIoza, mùn, kitin, lignin...

- Hầu hết các xạ khuẩn thuộc giống Actinomyces có khả nãng hình thành chất
kháng sinh, đây là đặc điểm quan trọng nhất của xạ khuẩn. Ngoài ra quá trình trao đổi
chất xạ khuẩn có thể sinh ra vitamin nhóm B (Bị, B2, B6, Bl2). Một số axit hữu cơ: lactic,
axetic và nhiều axit amin glutamic, methionin, tryptophan, lyzin...

- Một số có khả năng sinh ra men: proteaza, amylaza, kitilaza.

- Một số có khả năng tạo thành những chất kích thích sinh trưởng của thực vật.

Bên cạnh những loại có ích, một số xạ khuẩn lại sinh ra những chất độc kìm hãm sự
sinh trưởng của thực vật, một số khác là nguyên nhân gây ra một số bệnh khó chữa ớ
người và gia súc, các bệnh này gọi tên chung là Actinomycose.

2.2.1.3. Khuẩn ty xạ khuẩn

a) Hình dạng, kích tliước

- Xạ khuẩn có hệ khuẩn ty phát triển tốt, khuẩn ty không có vách ngang và phân
nhánh, có hình que hay hình cầu.

Đường kính khuẩn ty từ 0,5 - 1,5 ja. Khi xạ khuẩn phát triển trên môi trường đặc có
thể phân biệt được 3 loại khuẩn ty:

- Khuẩn ty cơ chất ăn sâu vào trong môi trường làm nhiệm vụ hấp thụ chất dinh
dưỡng còn gọi là khuẩn ty dinh dưỡng.

- Khuẩn ty trên cơ chất phát triển trên bề mặt môi trường.

- Khuẩn ty<khí sinh mọc lộ ra khỏi bề mặt môi trường.

Đòi khi có xạ khuẩn không có khuẩn ty cơ chất hoặc khuẩn ty khí sinh. Khuẩn ty trên
cơ chất hoặc khuẩn ty khí sinh thường phân hoá thành các cành bào tử (sinh ra các bào tử
theo kiểu kết đoạn và cắt khúc) và chúng tạo thành bề mặt của khuẩn lạc xạ khuẩn.

Khuẩn lạc xạ khuẩn rắn chắc, bề mặt xù xì có dạng nhăn, dạng vòi, dạng nhunơ tơ
hay dạng màng xơ. Khuẩn lạc thường có dạng phóng xạ hay đồng tâm. Khuẩn lạc của xạ
khuẩn thường có màu sắc rất đẹp: trắng, dỏ, vàng, nâu, xanh, hồng, tím. Đây là tiêu
chuẩn quan trọng để định tên các loài xạ khuẩn.

Nhiều khuẩn ty kết hợp với nhau thành từng búi gọi là hệ khuẩn ty, kích thước và
khối lượng của hệ khuẩn ty thường không ổn định, chúng phụ thuộc vào từng loại và
từng điếu kiện nuôi cấy.

40
Các khuẩn ty non và các khuẩn ty có mang bào tử thường lớn hơn so với các khuẩn
ty già và không mang bào tử. Khi già, xạ khuẩn thay đổi hình dạng rõ rệt, chúng trở nên
giòn, dễ gẫy thành từng đoạn nhỏ có kích thước khác nhau.

b) Thành phần hoá học và sự phân nhánh của khuẩn ty

- Màng khuẩn ty khí sinh chứa nhiều lipit, axit nucleic, men. Hoạt tính của các men
này mạnh hơn so với khuẩn ty cơ chất, ở khuẩn ty cơ chất chứa ít hoặc không chứa lipit.

- Các loại xạ khuẩn đều có khả năng phân nhánh (khác với vi khuẩn). Đầu tiên trên
bề mặt sợi xuất hiện những mấu lồi, sau lớn lên thành chồi, chồi được kéo dài ra thành
nhánh hình sợi, từ các nhánh mới này lại mọc ra các chồi mới và cứ như vậy chẳng bao
lâu từ một nhánh có thể phát triển thành một nhóm dày đặc các sợi xạ khuẩn.

2.2.1.4. Cấu tạo tẻ bào

T ế bào xạ khuẩn có cấu tạo tương tự tế bào vi khuẩn, gồm có:

a) M àng t ế bào xạ khuẩn

* Mùng ngoài: cấu tạo tương đối dày và khá vững chắc, đó là một nguyên nhân làm
cho khuẩn lạc xạ khuẩn rắn chắc hơn khuẩn lạc vi khuẩn.
- Màng tế bào xạ khuẩn cấu tạo bởi 3 lớp:
+ Lớp ngoài dày 60-120A",khi khuẩn ty già có thể dày tới 150-200A".
+ Lớp giữa chắc hơn, dày 50A°
+ Lớp trong dày 50A".
- Cấu tạo hoá học của màng gồm:
+ Protein + Axit teictionic
+ Lipit + Nhiều men tham gia vào
+ Mucopolysaccarit quá trình trao đổi chất của tế bào
+ Các hợp chất photpho.
- Chức năng của màng ngoài xạ khuẩn:

+ Cho phép các chất kháng sinh, axit amin, men, nhiều hợp chất khác kể cả hợp chất
hoá học có kích thước lớn như: dextran, protein chui qua dễ dàng.

+ Cho phép các chất dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài cũng được thẩm thấu một
cách có chọn lọc qua màng.

+ Bén ngoài màng tế bào có thể có vỏ nhầy (capsule) cấu tạo từ polysaccarit và
thường rất mỏng, ở một số xạ khuẩn lớp vỏ nhày được hình thành trong quá trình hình
thành bào tử.

41
* M ủ n g lìíỊiivêiỉ sin li cl iấ t:

- Bên trong màng ngoài là một lớp mầng mỏng phủ trực tiếp nguyên sinh chất gọi là
màng nguyên sinh chất. Màng này dày 50 nm, có cấu tạo giống màng của tế bào vi
khuẩn (3 lớp).

- Chức năng chủ yếu của màng nguyên sinh chất là điều hoà sự hấp thu các chất
dinh dưỡng vào tế bào và tham gia vào quá trình hình thành bào tử.

b) Nguyên sinli chất và nliân của xạ khuẩn

- Tương tự như nguyên sinh chất và nhân vi khuẩn, do đó người ta cho rằng xạ
khuẩn cùng loài vi khuẩn, trong nguyên sinh chất của xạ khuẩn chưa có nhân thật mà là
thể nhân, các thể ẩn nhập, không bào và các cơ quan khác.

2.2.1.5. Bào tử và sự hình thành bào tử

a) Bào tử của xạ khuẩn

- Được hình thành trên các nhánh phân hoá của khuẩn ty khí sinh (gọi là cuống sinh
bào tứ) đó là cơ quan sinh sản đặc trưng của xạ khuẩn.

- Cuông sinh bào tứ dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào loài xạ khuẩn, có loài chỉ từ
20-30 nm, có loài dài tới 100-200 nm. Cuống sinh bào tử có thê thẳng, lượn uốn cong, lò
xo xoắn ốc.

Tuỳ từng loại xạ khuẩn mà số vòng của cuống sinh bào tử có thể từ: 1-3 vòng xoắn
hoặc có thể từ 5-10 vòng xoắn. Đường kính của các vòng xoắn có thể từ 2-3 nm hoặc từ
5-7 lim.

Bên cạnh những loài có cuống sinh bào tử nhiểu vòng xoắn gọi là các vòng xoắn
thật sự (hay các vòng xoắn hoàn chỉnh), còn gặp các loài chỉ có một vòng xoắn hay một
nửa vòng xoắn trông như móc câu gọi là các vòng xoắn đơn giản (hay các vòng xoắn
không hoàn chỉnh).

b) Sự hình thành bào tử

Sự hình thành bào tử của xạ khuẩn theo 2 cách sau:

* Sự liên kết đoạn ự ram entation):

- Các hạt cromatin (chất tạo thành thể nhân) trong nguyên sinh chất được phân bố
đồng đều khắp cuống sinh bào tử, cái nọ cách cái kia theo một khoảng cách nhất định
sau đó nguyên sinh chất và các chất ưa kiềm co lại bao bọc xung quanh những hạt
cromatin tạo thành một khối gọi là tiền bào tử. Sau đó tiền bào tử lại được bao bọc bởi
một lớp màng riêng và biến thành bào tử.

42
- Mỗi bào tử chứa ít nhất một hạt cromatin kích thước bàng 1/3 đường kính của bào
tử, nằm ờ trung tâm hoặc sát màng bào tử.

- Bào tử hình thành kiểu này thường có hình cầu và được giải phóng ra ngoài khi
màng cuống sinh bào tử tan đi.

* Sự cắt khúc (Segmentation):

- Cuống sinh bào tử hình thành các vách ngăn ngang. Trước khi hình thành vách
ngăn các chất nhân cũng được phân chia và tạo thành hạt cromatin phân bố đều thành
một hàng dọc trên cuống sinh bào tử.

- Nguyên sinh chất và các chất ưa kiềm tập trung xung quanh hạt cromaíin tạo thành
tiền bào tử. Nhờ việc hình thành các vách ngăn ngang mà các tiền bào tử lại biến thành
bào tử thực sự. Bào tử được hình thành theo kiểu này thường có hình que hay hình viên trụ.

- Trên mỗi cuống sinh bào tử có 30-100 bào tử, đôi khi tới 200 bào tử. Kích thước
bào từ 0,7-0,9 X 0,7-1,9 ị.1. Bề mặt của bào tử có thể trơn, nhẵn; cũng có thể xù xì hoặc
có nhiều gai nhỏ.

Ghi chú:
- Khi nuôi cấy xạ khuẩn trong mỏi trường đặc, khuẩn ty xạ khuẩn phát triển thành
2 loại.

+ Một loại cắm sâu vào mỏi trường lấy nước và thức ăn gọi là khuẩn ty cơ chất (hay
khuẩn ty dinh dưỡng)Ễ

+ Một loại phát triển ra ngoài không khí, trên bề mặt môi trường gọi là khuẩn ty
khí sinh.

2.2.2. Rickettsia

Rickettsia là nhóm vi sinh vật bé, nhỏ hơn vi khuẩn, lớn hơn virút, có nhiều hình
thái, sống ký sinh bắt buộc, được nhà khoa học Mỹ H.T. Ricketts phát hiện thấy năm
1909 trong máu người mắc bệnh sốt phát ban.

2.2.2./. Hình thái, cấu tạo của Rickettsia

- Hình thái: Có dạng que ngắn: 0,3 X 0,6 |a, hình cầu: 0,3 |J., hình que dài: 0,3 X 2 |i
hoặc hình sợi: < 5 n

- Cấu tạo: Rickettsia cấu tạo gồm 3 phần chính: Màng tế bào, nguyên sinh chất thể
trung tâm hình sợi.

43
- Thành phần hoá học của tế bào: Protein 30%, lipit trung tính, photpholipit, hydrrat
cácbon, nucleic và một sô enzym nên có thể thực hiện một số quá trình đường phân và
sinh tổng hợp protein, nhưng do không đủ men cần thiết thực hiện quá trình đường phân
và tổng hợp các axit amin cần thiết nên Rickettsia có đời sống ký sinh bắt buộc

2 ẵ2.2.2. M ột sô đặc điêrn cơ bản của Rickettsia

- Ký sinh tuyệt đối, phát triển tốt trên mỏi trường phôi gà, chuột lang, nhau thai, thỏ.

- Tế bào không di động.

Khó bắt màu khi nhuộm, phải dùng phương pháp nhuộm đặc biệt như nhuộm
Giemsa (Rickettsia bắt màu gram âm).

- Sinh sản bằng phương pháp phân cắt giống như vi khuẩn.

- Có sức đề kháng yếu đối với nhiệt độ cao: ở nhiệt độ 80°c bị chết sau 1 phút. Mẫn
cảm với điều kiện khô và các chất sát trùng: axit, íormol, lyzozim.

- Một số gây bệnh: R. prowazekii gây sốt phát ban

2.2.3ề Mycoplasma

Mycoplasma được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1898 bởi Nokard và Roux. Chúng
có 36 loài gây bệnh ở người và các loài động vật.

Có 3 loài sau đây gày bệnh ở người thường gặp:

- Mycoplasma pneumoniae

- Mycoplasma hominis

- Mycoplasma urealyticum

Đã phát hiện thấy M ycoplasm a trong bệnh viêm phổi, màng phổi nên được đặt
tên là p .p . o (Pleuro pneum onia organism s), nhưng sau đã phân lập thấy những
dạng tương tự ở trong cơ thể dê, cừu, chó. Nên được gọi chung là nhóm P.P.L.O
(Pleuro pneum onia like organism s) - nhóm vi sinh vật giống loại gây bệnh viêm
phổi - màng phổi.

2.2.3.1. Hình thái, kích thước

- Do chưa có vỏ tế bào nên có hình thái dễ biến đổi như hình hạt nhỏ riêng lẻ hay
kết thành đôi hay chuỗi ngắn, hình ovan, hình vòng khuyên, hình sợi, hình sao.

- Kích thước nhỏ bé, trung binh 100-125 nm thường nhỏ hơn vi khuẩn hàng chục lần.

44
2 .2 3 .2 . Cấu tạo

- Chúng không có thành tế bào như các vi khuẩn khác, chỉ có màng bào tương có 3
lớp dày khoang 7,5-10 nm, tế bào chứa cả AND và ARN (AND chiếm khoáng 23-40%).
Trong tế bào có thấy các hạt riboxom và sợi nhân (thể nhân).

2.2.3.3. M ột sô đặc điểm của M ycoplasma

- Nói chung chúng phát triển tốt ở môi trường nhân tạo, không cần tế bào sống
(trong mỏi trường cần các protein, sterol, các phosphotlipit, muxin, purin và pirimidin).
o môi trường đặc chúng mọc thành những khuẩn lạc nhỏ, đậm màu và gồ lên ớ trung
tâm, phần rìa mỏng dần, các khuẩn lạc cắm sâu vào trong thạch. Ở môi trường nuôi cấy
lâu ngày (5-6 ngày) có thể hình thành những khuẩn lạc to 200-500 micromet.

- Sự phát triển của chúng bị ức chế bởi các kháng thể đặc hiệu.
- Sinh sản không theo phương pháp phân cắt do không có mczôxôm mà bằng cách
tương tự như náy chồi hoặc phân cắt các đầu sợi thành các thế hình cáu mới.
- Khó bắt màu thuốc nhuộm thông thường mà phải dùng phương pháp nhuộm
Giemsa, là nhóm gram âm.

- Sống hiếu khí hoặc hiếu khí tuỳ tiện, thích hợp ở nhiệt độ 37°c và pH 7-8.
- Phát triển tốt ớ môi trường phôi gà, nhưng cũng phát trien dược trẽn mòi trường
nhân tạo như môi trường có chứa hemoglobin, huyết thanh hay xistein.
Mycoplasma phân bỏ rộng trong tự nhiên, nhiểu loại có thế gãy bệnh cho neười và
gia súc. Gần đây còn phát hiện thấy Mycoplasma gây bệnh cho cây trong như
Spiroplasma citri gây bệnh héo vàng ở cam chanh.
- Các kháng sinh penixilin, ampixilin, metixcilin không có tác dụng ức chế
Mycoplasma. Chúng bị diệt bởi erythromyxin và các macrolid khác.

2.3. NẤM MEN (YEAST - LEVUVE)

Nấm men là nhóm vi sinh vật đơn bào có kích thước lớn, cấu tạo hoàn chinh, sinh
sản bàng phương pháp nảy chồi

2ễ3ẵl ệ Hình thái, kích thước nấm men

- Nấm men là nhóm nấm có cấu tạo đơn bào, hình thái của nấm men thay đổi phụ
thuộc vào từng loại nấm men, điều kiện nuối cấy, tuổi. Do đó nấm men có hình thái đa
dạng như: hình trứng, hình bầu dục, hình tròn, hình ống dài, hình quả dưa chuột, hình
bình, hình tam giác và một số hình đặc biệt khác.

Ví dụ: Hình bầu dục: Sacaromyces cerevisiae


Hình tròn: Candida utilis

Hình bình: Pytyrosporum.

45
- Một số loại nấm men có tế bào hình dài nối tiếp nhau thành những dạng sợi gọi là
khuẩn ty thê (mycelium) hoặc khuẩn ty thế giả (pseudomycelium).

Hình 9. T ế bào nảy chồi và khuẩn ty ở Enomycopsis capsularia

Không bào Chổi

Hạt dự trữ Màng ngoài

Màng NSC

Trung tâm thể

Ty thể
Nhân
Nhân con

Riboxom

Hỉnh 10. Sơ đồ cấu tạo đại th ể của t ế bào nấm men

46
Muốn quan sát và đo kích thước tế bào nấm men người ta thường nhuộm màu tiêu
bản nấm men bàng dung dịch lugol, hoặc bằng các thuốc nhuộm thông thường như
íucxin, xanh methylen, rồi dùng thước đo vật kính và thước đo thị kính mà quan sát.

- Kích thước nấm men nói chung to hơn vi khuẩn: trung bình từ 3-5 X 5-10 |i.

2.3.2. Cấu tạo của tẽ bào nấm men

T ế bào nấm men có cấu tạo gần giống như tế bào, vi khuẩn bao gồm các phần sau.

2.3.2.1. M àng

a ) M ùng ngoài

Khi còn non màng này tương đối mỏng, tuỳ theo thời gian nuôi dưỡng mà dày lên,
tru n g bình: 0,5 - 1 Ị!.

- Thành phần hoá học chủ yếu của màng tế bào nấm men gồm:

+ Polysaccarit: 80-90%. Tỉ lệ này thay đổi tùy theo độ tuổi của từng loại nấm men.

+ Hydratcacbon: 7-9%

+ Đôi khi có polyphotphat, sắc tố, một ít ion vô cơ

+ Đặc biệt màng tế bào còn chứa kitin.

b) Màng nguyên sinh cliất

- Tương tự màng nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn, dày 7-8 \x.

- Cấu tạo chủ yếu lipit và protein.

- Chức năng tương tự màng nguyên sinh chất vi khuẩn, ngoài ra còn có nhiệm vụ
hoạt hoá ty thể.

2.3.2.2ỖNguyên sinh chất

Là chất dịch keo bán lỏng, không có thể mezôxôm, trong nguyên sinh chất có chứa:

a) Ty th ể (Mitochondria)

* Hình tliái:

+ Là những thể hình cầu, hình que, hình sợi

+ Kích thước: 0,2-0,5 X 0,4-1 n

+ Luôn di động và tiếp xúc với cấu trúc khác của tế bào

47
+ Hình dạng số lượng thay đổi thuộc điều kiện nuôi cấy trạng thái sinh lý của tế bào.

* Cấu tạo: có hai lớp màng bao bọc, bẽn trong là lớp dịch ty thể, trong dịch ty thể
có men, ARN, ADN. Giữa hai lớp màng có những hạt cơ bản gọi là oxixom.

* Chức năng: '

+ Ty thế’ là trạm nãng lượng của nấm men, phân giải các hợp chất để giải phóng
nãng lượng và chuyển điện tử qua đó để tạo ra ATP, mật khác còn có tác dụng giải
phóng nãng lượng ra khỏi ATP khi nấm men cần thiết và chuyển năng lượng này thành
năng lượng sử dụng.

+ Tham gia vào sự tổng hợp các hợp chất cao phân tử như: protein, lipit,
hydratcacbon. Những hợp chất này tham gia vào cấu tạo màng tế bào.

Ty thể còn được coi là hệ thống di truyền ngoài nhân.

b) Riboxom

Có hai loại riboxom trong nguyên sinh chất của tế bào nấm men:

+ Loại 70 s tồn tại chủ yếu trong ty thể.

+ Loại 80 s tồn tại chủ yếu trong màng lưới nội chất và một số ít loại 80 s tồn tại ờ
dạng tự do. Loại 80 s ở màng lưới nội chất có hoạt tính cao và có khả năng tổng hợp
protein mạnh hơn.

c) Không bào

- Là một cơ quan được bao bọc bởi một màng, trong có dịch chứa lipoprotein, các
hợp chất hữu cơ và khoáng hoà tan.

- Tác dụng:

+ Điều hoà áp suất thẩm thấu tế bào

+ Là kho chứa các bán thành phẩm của quá trình trao đổi chất.

d) Hạt dự trữ

- Là một dạng hạt, chủ yếu là hạt glucozen, hạt tinh bột, hạt lipit.

2.3.2.3. Nhân

- Nhân đã phân hoá, thuộc nhân thật, kết cấu ổn định và hoàn chỉnh.

- Phân chia theo lối gián phân (Mitosis) nảy chồi.


2.3.3. Phương thức sinh sản của tê bào nấm men

Có hai hình thức sinh sản của tế bào nấm men là sinh sản vô tính và hữu tính.

2.3.3.1. Sinh sản vô tính

Có 2 cách: nảy chồi và phân cắt.

a) Sinh sản bằng phương pháp nảy chồi

- Đây là phương pháp sinh sản phổ biến của tế bào nấm men. T ế bào nấm men
trưởng thành sẽ nảy ra một chồi nhỏ, lớn dần lên, một phần nhân của tế bào mẹ được
chuyển sang chồi, sau đó tách ra thành một tế bào mới. Sau đó hình thành vách ngăn để
ngăn cách tế bào mẹ với tế bào con.

- T ế bào con sau khi được tạo ra sẽ tách khỏi tế bào mẹ hoặc vẫn dính vào tế bào mẹ
và tiếp tục nảy sinh các chồi mới. Nhiều thế hệ nấm men có thể dính liền với nhau tạo
thành một đám phân nhánh giống cây xương rồng.

b) Sinh sản bảng phương pháp phản cắt

- Một sô' ít nấm men có thể sinh sản bằng phân cắt giống vi khuẩn, tế bào dài ra rồi
sau đó sinh ra những vách ngăn đặc biệt và phân chia thành nhiều tế bào.

2 ềJ ễJ.2. Sinh sản hữu tính

- T ế bào nấm men có thể sinh sản bằng túi (hay nang) bào tử. Trong mỗi túi có 2-4
hoặc 8 bào tử. Túi bào tử được sinh ra do sự tiếp hợp của 2 tế bào nấm men hoặc là do sự
sinh sản đơn tính.

Khi 2 tế bào đứng gần nhau ở mỗi đầu của 2 tế bào lồi lên và tiến sát vào nhau, sau
khi tiếp xúc màng tế bào nút ra, hai tế bào tiếp hợp với nhau và hình thành một hợp tử,
nhân của hợp tử phân chia làm 2, 4 hoặc 8 nhân mới và mỗi nhân con cùng với một phần
nguyên sinh chất tạo thành túi bào tử. Túi bào tử gặp điều kiện thích hợp sẽ phát triển
thành một tế bào nấm men mới, tế bào này tiếp tục sinh sản theo lối nảy chồi.

Túi bào tử có thể sinh ra theo 3 phương thức:

- Tiếp hợp đẳng giao: do 2 tế bào nấm men có hình thái, kích thước giống nhau tiếp
hợp với nhau tạo thành.

- Tiếp hợp dị giao: 2 tế bào nấm men có hình thái, kích thước khác nhau tiếp hợp
tạo thành.

- Sinh sản đơn tính: tạo thành bào tử trực tiếp từ một tế bào riêng rẽ, không thông
qua tiếp hợp.

49
H ìn h 11. M ột s ố hình dạng bào tử túi của nấm men
1. Saccharomyces 3. Zygopichia 5. Williopsis 7. Schwanniomyces
2. Fabospora 4. Hansenula 6. Debaryomyces 8. Metschnikoiwella.

2Ệ3.4. Vai trò của nấm men trong đời sống

- Nấm men phân bố rộng trong tự nhiên: đất, nước, không khí, lương thực... Nó có
vai trò quan trọng trong chuyển hoá vật chất

- Nhiều loại được sử dụng rộng rãi để nấu rượu, bia, cồn, glyxerin...

- Nấm men sinh sản nhanh chóng, sinh khối giàu protein, còn gọi là protein đơn bào
(S.c.p - Single Cell Protein), chứa nhiều vitamin nên được sử dụng rộng rãi trong ngành
công nghiệp sản xuất thức ãn bổ sung cho người và gia súc.

- Làm nở bột mỳ, gây hương vị nước chấm, sản xuất một số dược phẩm.

- Tuy nhiên bên cạnh những nấm men có ích cũng còn một số loại nấm men gây
bệnh cho người, gia súc như nấm men Candida albicus gây bệnh về da cho gia súc. Nấm
men còn làm hư hỏng lương thực, thực phẩm.

2.4. NẤM MỐC (MOLDS)

Nấm mốc là nhóm vi sinh vật có cấu tạo dạng sợi phân nhánh. T ế bào hoàn chỉnh,
kích thước lớn, có thể là đơn bào đa nhân hoặc đa bào đơn nhân.

50
2.4.1. Hình thái kích thước nấm mốc

Nấm mốc được cấu thành bởi 2 bộ phận: Sợi nấm - khuẩn ty (hypha) và bào tử (spore).

Nấm mốc có dạng hình sợi phân nhánh, những sợi này sinh trưởng ở đỉnh và phát
triển rất nhanh tạo thành một đám chằng chịt các sợi, từng sợi được gọi là khuẩn ty hay
sợi nấm (Hypha: mạng nhện), còn cả đám sợi được gọi là khuẩn ty thể hay hệ sợi nấm
(Mycelium).

Hình lò xo, xoắn ốc,


quăn queo, xoắn tròn lại

ỶỲ
Hình đốt quấn với nhau
thành mót khối chạt

H ìnli 12. Các dạng hình thái của khuẩn ty nấm mốc

2.4.1.1. Khuẩn ty (Hypha)

- Là những sợi nấm phân nhánh, phát sinh từ bào tử mà ra, chiều ngang của khuẩn ty
khoảng từ 3-10 lớn gấp 10 lần chiều ngang của vi khuẩn, xạ khuẩnỄ
- Tuỳ từng loại nấm khác nhau mà chúng có hình thái khác nhau, thường gặp 5 loại.
Một số sợi nấm phát triển sâu vào cơ chất để hút thức ăn gọi là sợi nấm cơ chất (sợi nấm
dinh dưỡng).
- Một số sợi nấm phát triển trên bề mặt cơ chất (sợi nấm hay khuẩn ty khí sinh).
Từ những sợi nấm khí sinh sau này sẽ có một số sợi nấm phát triển thành cơ quan sinh
sản đặc biệt mang bào tử. 0 một số loại nấm bậc thấp, sợi nấm thường không có vách
ngãn. Toàn bộ hệ sợi nấm có thể coi là một tế bào phân nhánh, người ta gọi đó là cơ
thể đa nhân.

- Ở phần lớn các loài nấm mốc khác sợi nấm có vách ngăn, do đó cơ thể của chúng
có cấu tạo đa bào, do có vách ngăn nên khuẩn ty không thông nhau, ngắt ra nhiều tế bào
riêng biệt nên gọi là đa bào.

- Màng của sợi nấm mốc có cấu tạo sợi và thành phần hoá học thay đổi tuỳ từng loại
nấm (nói chung giống thành phần nấm men).

51
2.4.1.2. Bào tử (spore)

- Bào tử là cơ quan sinh sản chủ yếu của nấm mốc. Khi nấm mốc trưởng thành sẽ
xuất hiện các khuẩn ty khí sinh, từ khuẩn ty khí sinh sẽ sản sinh ra các bào tử.

- Bào tử có nhiều hình thái khác nhau tuỳ loại nấm mà bào tử có hình đầu bút lông
hay hình bàn tay...

2.4.2. Sinh sản của nấm mốc

Nấm mốc có nhiều loại hình sinh sản khác nhau.

2.4.2.1. Sinh sản dinh dưỡng

- Từ một đoạn khuẩn ty riêng rẽ rơi vào môi trường thích hợp và điều kiện thuận lợi
chúng sẽ nhanh chóng phát triển thành một đám nấm mốc.

- Một số loài nấm mốc có khả năng hình thành những bào tử màng dày gọi là bào tử
áo. Trên khuẩn ty xuất hiện những tế bào hình tròn hoặc gần tròn có màng dày bao bọc,
bên trong chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tế bào trải qua được điều kiện bất lợi, bào tử
áo sẽ nảy mầm và phát triển thành một khuẩn ty mới.

- Một số nấm mốc có thể sinh sản dinh dưỡng nhờ hạch nấm.

2.4.2.2ẳ Sinh sản vô tính (bào tử vô tính)

Nấm gây bệnh phần nhiều sinh sản bằng bào tử vô tính, khuẩn ty tự sinh ra tế bào,
không cần tiếp xúc với hạch tế bào.

Có 4 loại bào tử vố tính: Bào tử đốt, bào tử màng dày, bào tử nang, bào tử đính.

- Bào tử đốt: Các khuẩn ty sinh sản có sự ngắt đốt, mỗi một đốt được coi như một
bào tử, rơi vào môi trường sẽ phát triển thành khuẩn ty mới.

- Bào tử màng dày: trên các đoạn của khuẩn ty sinh sản xuất hiện các phần lồi hình
tròn hoặc hơi tròn có màng dày bao bọc tạo thành bào tửỗ Bào tử đề kháng tốt với điều
kiện sống bất lợi.

- Bào tử nang: Đầu một khuẩn ty sinh sản phình to dần hình thành một cái bọc hay
gọi là nang, trong đó có sự tạo thành các bào tử. Nang vỡ các bào tử được giải phóng.

- Bào tử đính: Nhiều loại nấm sinh sản theo hình thức này, các bào tử được hình
thành tuần tự, liên tiếp từ khuẩn ty sinh sản. Phần lớn bào tử đính là ngoại sinh được
sinh ra bên trong hay bán nội sinh, sinh ra sát miệng các thể sinh sản.

52
H ìn h 13. Các loại bào tử vô tính

1- Bào tử đốt 2- Bào tử màng dày 3- Bào tử nang 4- Bào tử đính

2A.2.3. Sinh sản hữu tính (bào tử hữu tính)

Bào tử sinh ra do sự phối hợp giữa hai tế bào, hai hạch tế bào. Do cách thức sinh sản
khác nhau mà tạo ra các loại bào tử khác nhau. Bào tử hữu tính có các loại sau:
- Bào tử noãn (oospore): Các noãn khí được sinh ra trên đỉnh các sợi nấm sinh sản.
Noãn khí dần chín, bên trong chứa một hoặc nhiều noãn cầu. Hùng khí là cơ quan giao
tử đực được sinh ra gần noãn khí sẽ tiến đến gần để tiếp xúc với noãn khí.
Sau khi tiếp xúc hùng khi sẽ sinh ra một vài ống xuyên chứa một nhân và một phần
nguyên sinh chất thụ tinh cho một noãn cầu để tạo thành một noãn bào tử. Noãn bào tử
có màng bao bọc và sau một thời gian phân chia giảm nhiễm sẽ phát triển thành một
khuẩn ty mới.
- Bào tử tiếp hợp (zygospores): Khi hai khuẩn ty khác giống nhau (qui ước là khuẩn
ty dương và khuẩn ty âm) tiếp giáp với nhau, chúng mọc ra hai mấu lồi gọi là nguyên
phối nang, các mấu lồi này tiến dần lại gặp nhau, mỗi mấu sẽ xuất hiện một vách ngăn,
phân cách phần đầu ra thành một tế bào nhiều nhân, tương tự như một tiểu giao tử. Hai
tế bào này sẽ tiếp hợp với nhau và tạo thành một hợp tử đa nhân và có màng dày bao bọc
gọi là bào tử tiếp hợp. Phần mấu lồi còn lại về sau phát triển thành hai cuống treo giữ bào
tử tiếp hợp được gọi là cuống bào tử tiếp hợp.
Sau một thời gian sống tiềm tàng, bào tử tiếp hợp sẽ nảy mầm phá vỡ màng và mọc
ra một ống mầm. Ong mầm này sẽ phát triển thành một nang vô tính chứa nhiều bào tử
kín, khi đó ống mầm sẽ trở thành cuống nang. Phần cuống nang đâm sâu vào trong nang
được gọi là nang trụ hay lõi.
- Bào tử túi (ascospores): Bào tử sinh ra trong túi, đa số loại nấm túi có chứa 4-8 bào
tử ở mỗi túi. Trên khuẩn ty đơn bội sinh ra những cơ quan sinh sản đực và cái. Túi giao
tử đực nhỏ hình ống được gọi là hùng khí. Túi giao tử cái là một tế bào hơi phình to ở
đầu một nhánh khuẩn ty gọi là thể sinh túi (ascogonium). Thể sinh túi có hình cầu hoặc
hình viên trụ, đầu kéo dài ra thành một ống gọi là sợi thụ tinh (trichogyne).
Hùng khí và thể sinh túi sinh ra ở cùng một chỗ trên khuẩn ty. Khi hùng khí tiếp xúc
với sợi thụ tinh thì khối nguyên sinh chất chứa nhiều nhân của hùng khí sẽ chui qua sợi

53
thụ tinh để đi vào thể sinh túi, sau đó xảy ra quá trình phôi chất chứ chưa có quá trình
phôi nhân. Các nhân sẽ xếp thành từng đôi (nhân kép) gồm một nhân đực và một nhân
cái. Thể sinh túi mọc ra nhiều sợi sinh túi, các nhân kép được chuyển vào trong các sợi
sinh túi sau đó từng phần nhân chia nhiều lần, đồng thời xuất hiện các vách ngăn và
phân chia sợi sinh túi thành nhiều tế bào lưỡng bội chứa nhân kép.
Tế bào ở cuối sợi uốn cong lại, nhân kép chứa trong tế bào này phân chia một lần tạo
thành 4 nhân. Sau đó tế bào này tách ra thành 3 tế bào, tế bào ở chỗ uốn cong chứa 2 nhân:
một nhân đực và một nhân cái, tế bào ngọn và tế bào gốc mỗi tế bào chứa một nhân.
Tế bào ở chỗ uốn cong chính là tế bào mẹ của túi, nó sẽ phát triển thành túi bào tử.
Tế bào ngọn về sau tiếp hợp với tế bào gốc để tạo thành một tế bào 2 nhân. T ế bào sau
đó cũng tiếp tục phát triển thành một túi mới.
Khi hình thành túi bào tử, tế bào mẹ của túi dài ra, hai nhàn của nó kết hợp lại tạo
thành một nhân lưỡng bội. Nhân này sau đó phàn chia liên tiếp 3 lần (lần đầu giám
nhiễm) để tạo thành 8 nhân con đơn bội. Mỗi nhân con này về sau sẽ được một lớp
nguyên sinh chất và một lớp màng bao bọc lại để trở thành bào tứ túi. Tuỳ từng loại nấm
mốc mà sô lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước cả túi bào tử khác nhau.
Túi bào tử khi chín sẽ thoát ra ngoài và nếu gập điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm,
phát triển thành nấm mới.

H ìn h l4 . Chu kỳ pliát triển ở nấm noãn Saprolegnia sp.

1-Khuẩn ty 7- Động bào tử tạo nang xác


2- Nang và các động bào tử sơ cấp 8- Nây mầm
3- Động bào tử sơ cấp 9- Hùng khí hướng đên noãn khí, trong noãn khí có
4- Động bào tử tạo vỏ nhày nhiều noãn cầu.
5 - Nảy mầm 10- Hùng khí tạo ống xuyên đâm đến noãn cầu
6- Động bào tử thứ cấp 11 - Bào tử noãn nảy mầm

54
- Đảm bào tử (basidiospore): Là bào tử ngoại sinh. Khi hai khuẩn ty đơn bội (khuẩn
ty sơ cấp) khác dấu nhau, tiếp giáp với nhau thì một tế bào trên khuẩn ty này sẽ sinh ra
một ống nối sang khuẩn ty kia, nhân và nguyên sinh chất sẽ chui sang và phối hợp với tế
bào ở khuẩn ty kia để tạo thành khuẩn ty thứ cấp. Khuẩn ty sơ cấp thường có đời sống
rất ngắn, chúng được thay thế bằng hệ khuẩn ty thứ cấp rất phát triển.

Đảm bào tử được sinh ra ở đầu những khuẩn ty thứ cấp. Tế bào ở khuẩn ty thứ cấp
có chứa hai nhân, khi tế bào ớ đầu khuẩn ty này chuẩn bị phàn cắt thì ở đoạn giữa hai
nhân xuất hiện một ống nhỏ, ống này mọc hướng về phía chồi gốc của tế bào. Một nhàn
sẽ chui vào trong ống, sau đó từng nhân sẽ tiến hành phân chia và tạo ra trong tế bào 4
nhân con: một nhân con trong ống, một nhân con ở phía gốc sẽ chuyển về phía đỉnh của
tế bào, tiếp đó xuất hiện 2 vách ngăn và tạo ra 3 tế bào, một tế bào hai nhân ở đỉnh, một
tế bào một nhân ở gốc, một tế bào một nhân ở bên cạch. Tế bào hai nhân sẽ phát triển
thành đảm, còn hai tế bào kia về sau sẽ tiếp hợp với nhau để tạo thành một tế bào hai
nhân khác.

Khi hình thành đảm, hai nhân của tế bào ở đỉnh sẽ kết hợp với nhau, sau đó phân
chia liên tiếp 2 lần (lần đầu giảm nhiễm) để tạo thành 4 nhân con. T ế bào phình to ra,
phía trên tạo thành 4 cuống nhỏ hay còn gọi là thể bình. Mỗi nhân con sẽ chui vào trong
một cuống nhỏ và phát triển dần thành một bào tử đảm. Bào tử đảm về sau sẽ nảy mầm
để cho 1 khuẩn ty sơ cấp đơn bội mới.

Đâm có thể sinh ra trực tiếp trên đám khuẩn ty thể hoặc cũng có thể sinh ra trên
những cơ quan đặc biệt gọi là quả đảm. Khi đó bên cạch các đảm người ta còn gặp các
sợi bên (paraphyses) và đôi khi cả một số các tế bào phình to, không có vai trò sinh sản
gọi là thể hình nang.

2.4.3. Vai trò của nấm mốc

- Nấm mốc phân bố rộng rãi trong tự nhiên: đất, nước, không khí, lương thực...

- Nấm mốc góp phần quan trọng trong việc đảm bảo các chu trình tự nhiên, chúng
có khả năng phân giải mạnh các hợp chất hữu cơ phức tạp.

- Sử dựng nấm mốc để làm tương, lên men nước chấm: Xì dầu, mixo (Nhật), temp
(Indonexia), sulu (Trung Quốc).

- Sản xuất các chế phẩm enzym: amylaza, proteaza, lipaza...

- Nhiều loại nấm mốc có khả năng tích luỹ vitamin, các chất sinh trưởng và nhiều
loại ancaloit có giá trị chữa bệnh.

- Có khả năng tiết kháng sinh có giá trị như: penixilin, xephalosporum, fuzidin,
íumagilin, tripaxidin...

55
* Tác hại:

- Gây tổn thất cho việc bảo vệ mùa màng, lương thực, thực phẩm, hàng hoá, vải vóc,
khí tài, dụng cụ quang học, phim ảnh, sách vở...

- Nhiều loại nấm mốc gày nên nhiều bệnh khá phổ biến và khó điều trị ở người, gia
súc, cây trồng. Ví dụ: Có nhiều loại nấm aspergillus là loại nấm gây bệnh cho động vật
và người gọi là aspergillosis.

+ Nấm aspergillus Aavus gáy bệnh thể hô hấp cho gia cầm và người, gây viêm da,
gây sảy thai ở bò cái.

+ Nấm aspergillus nidulans gây bệnh cho gia cầm và loài có vú với những khu trú ở
phổi và cũng gây sảy thai ở bò.

+ Nấm aspergillus niger gây bệnh thể phổi ở người và gia cầm, gây viêm tai và
sảy thai.

+ Nấm aspergillus fumigatus gây bệnh nặng nhất cho động vật và người, nhất là đối
với gia cầm, như bệnh nấm phổi ở gia cầm, gây bệnh đường hô hấp cho người gọi là
aspergillosis.

Nấm mốc còn gây nhiều bệnh ở người như: hắc lào, nấm vẩy rồng, kẽ chân, nấm
phổi, nấm tóc, đặc biệt hay gặp ở nước ta, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người.

Các loại nấm mốc tiết độc tố gây ngộ độc thức ăn như: aspergillus flavus tiết ra độc
tố AAatoxine gây tổn thất lớn trong chãn nuôi (chất độc này hay gặp ở các loại thức ăn
như lạc, đỗ bị mốc).

56
Chương 3

SINH LÝ HỌC VI SINH VẬT


■ *

3.1ế DINH DƯỠNG VI SINH VẬT

3.1.l ẻ Thành phần hoá học của tế bào vi sinh vật

3.1.1.ỉ . Nước

- Là thành phần chủ yếu của tế bào vi sinh vật, tham gia vào tất cả các quá trinh
sống trong tế bào. Chiếm 70-80%. Nước tồn tại 2 trạng thái: tự do và liên kết.

+ Nước tự do: không tham gia vào các hợp chất của tế bào (khi sấy dễ bay hơi).

+ Nước liên kết: tham gia vào các hợp chất hữư cơ tế bào (khó tách ra).

3.1.1.2. Các ch ất khoáng

- Trong tế bào vi sinh vật chứa nhiều chất khoáng, lượng chất khoáng thay đổi tuỳ
loài, giai đoạn và điều kiện sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật.

+ Nguyên tố đa lượng: p, K, Ca, Mg, s...

+ Nguyên tố vi lượng: Mn, Cu, Co, Bo...

3.1.1.3. Các chát hữu cơ

Gồm protein, axit nucleic, hydratcacbon, lipit, lipoit, chất sinh trưởng và các chất khác

a) Protein

Là thành phần chủ yếu của nguyên sinh chất, chiếm 50-80% chất khô tế bào.

- Protein tham gia vào cấu trúc tế bào chất, nhân, màng nguyên sinh chất và thành
tế bào.

- Thành phần c ơ bản của protein là axit am in (chủ yếu có trên 2 0 loại axit am in
phổ biến).

+ Protein đơn giản: thuỷ phân cho axit amin.

+ Protein phức tạp: cho axit amin + chất phi protein (nhóm ngoại).

57
Nếu nhóm ngoại là lipit thì protein là lipoprotein

Nếu nhóm ngoại là axit photphoric thì protein là photphoprotein

Nếu nhóm ngoại là axit nucleic thì protein là nucleoprotein

Nếu nhóm ngoại là chất màu thì protein là cromoprotein.

Protein phức tạp có những chức năng sinh lý rất quan trọng trong’ hoạt động sống
của vi sinh vật.

b ) Axit nucỉeic

Có 2 loại:

- Axit ribonucleic (ARN) ở trong tế bào chất chiếm: 3-13% khối lượng khô của
tế bào.

- Axit dezoxiribonucleic (ADN) ở trong nhân chiếm: 2-5% khối lượng khô của tế bào.

Axit nucleic có khối lượng phân tử rất lớn, nó được cấu tạo bởi rất nhiều đơn vị
mononucleotit, mỗi mononucleotit gồm 3 thành phần sau:

>
Nucleozit

+ Nucleotit là este photphorit của nucleozit.

+ Nuleozit là những glucozit của bazơ purin hoặc pirimidin.

+ Trong ADN: pentoza là dezoxiriboza.

+ Trong ARN: pentoza là riboza.

Tên gọi các nucleotit và mononucleotit phụ thuộc vào tên các bazơ dị vòng chứa
trong đó. Tỷ lộ Guanin + Xitozin (G/X) trong tổng số các gốc kiềm của ADN là khá đặc
trưng đối với từng loại vi sinh vật về chức năng sinh học.

- Axit nucleic có hai chức nâng quan trọng sau:

+ Trực tiếp tham gia quá trình tổng hợp protein

+ Mang mật mã di truyền (một đặc điểm quan trong trọng đối với cơ thể sống).

c) L ipit và lipoit

Cấu tạo bởi các nguyên tố hoá học: c, H, o là chính, tập trung ở lớp nguyên sinh
chất và màng tế bào.

58
- Chất béo trong tế bào vi sinh vật có thể ở dạng lipit (este của glyxerin + axit béo
bậc cao) hoặc ợ dạng lipoit giống với lipit ở một số đặc tính vật lý.

Loại lipit điển hình và đơn giản nhất là dầu và mỡ. Chất mỡ có tác dụng làm cho
màng tế bào ít thẩm thấu làm tăng sức chống đỡ của vi sinh vật đối với ngoại cảnh, làm
nhiệm vụ các chất dự trữ trong tế bào.

- Lipoit (lipit phức tạp) bao gồm nhiều loại có hoạt tính sinh học cao và giữ vai trò
rất quan trọng trong hoạt động sống của vi sinh vật. Các lipoit thường gặp là:
photpholipit - đóng vai trò trong trao đổi chất; lipoproteit - điều chỉnh quá trình oxy hoá
hoàn nguyên, lipoit giữ vai trò quan trọng trong sự cấu tạo màng bán thấm của vi sinh
vật, bảo vệ cơ thể vi sinh vật, ngăn cản tác động bên ngoài, làm tăng sức chống đỡ với
ngoại cảnh.

d ) Gluxit

- Gluxit cấu tạo bởi các nguyên tố: c , H, o , chiếm 12-18% khối lượng khô tế bào.

- Các dạng gluxit thường gặp gồm: đường đơn, đường kép, đường đa. Các loại
đường đa thường gặp là: glucan, dextran, manan, amilo, kitin, xelluloza...

- Gluxit tham gia cấu tạo axit nucleic, cấu trúc thành tế bào, vỏ nhầy...

- Một số polysaccarit có thể phối hợp với protein để hình thành glucoprotein.
Glucoprotein là kháng nguyên của cơ thể, trong đó polysaccarit là bán kháng nguyên.

- M ột số p olysaccarit vi sinh vật có khả nãng kích thích cơ thể tạo thành kháng thể.

- Gluxit là nguồn dự trữ năng lượng và là sản phẩm trung gian của các quá trình trao
đổi năng lượng trong tế bào vi sinh vật.

e) Vitamin

- Vitamin rất cần thiết cho vi sinh vật, với lượng rất nhỏ vitamin sẽ giúp cho vi sinh
vật phát triển bình thường. Vitamin có thể xem là những chất xúc tác sinh học và một số
lớn vitamin là nguyên liệu để cấu tạo men.

- Vilamin có vai trò quan trọng trong các quá trình oxy hoá khử, quá trình hoạt hoá
axit amin, tham gia vào các coenzym có vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển
hóa vật chất, chu trình Krebs, quang hợp. Trong tự nhiên có một số vi sinh vật muốn
phát triển bình thường cần được cung cấp một hoặc nhiều loại vitamin khác nhau.

3.1.1.4. Men của vi sinh vật

Trong cơ thể vi sinh vật, quá trình sống, sinh trưởng, phát triển đòi hỏi một số
enzym, đó là những chất đặc biệt có tác động xúc tác các phản ứng trao đổi chất. Men có
bản chất protit. Trong cơ thể vi sinh vật có hàng trăm enzym.

59
a) Dựa vào bủn chất hoá học

- Men đơn giản: tương ứng với lớp protein đơn giản gồm những loại có thành phần
thuần tuý là axit amin, tính xúc tác sinh học của chúng được quy định bởi cấu trúc phân
từ của phân tử protein.

- Men phức tạp: ngoài phần protein (apoenzim, apoíermen) còn có phần hữu cơ
không phải là protit (nhóm thêm hay coenzym hay coíermen).

b ) Dựa vào vị trí (pliân loại theo vị trí)

- Ngoại enzym (exoenzym): là men do vi sinh vật bài tiết ra ngoài cơ thể, phân tán
trong môi trường, có tác dụng thuỷ phân đối với những phân tử hữu cơ lớn như protit,
gluxit, polyozit, không thể vào tế bào vi sinh vật được (phân tử lượng lớn) cần phái phân
giải thành những mảnh nhỏ ngoài tế bào thì vi sinh vật mới hấp thu được.

- Nội enzym (endoenzym): là men do vi sinh vật tiết ra ở trong tế bào, có thể ra ngoài
tự do khi tế bào chết hay tự dung giải, có tác dụng xúc tác sự chuyển hoá trong tế bào.

c) Phân loại men vi siiìh vật llieo tác dụng

* Men dinh dưỡng:

Gồm có ngoại hoặc nội enzym.

- Hydrolaza: tự do trong mỏi trường, xúc tác thuỷ phân protit (proteaza, peptidaza,
amidaza, desamidaza) hoặc một số ete (esteraza, lipaza, lexitinaza, photphataza,
ribonucleaza).

- L yaza (d ecab oxylaza, andolaza, catalaza xúc tác tan rã phân tứ hoặc các cầu nối
của phân tứ.

- Photphorylaza: xúc tác sự cố định axit photphoric trên những phân tử.

- Pheraza: xúc tác sự chuyển vận những nhóm nguyên tử NH2...

- Izomeraza xúc tác sự đồng phân.

* Men liô hấp: xúc tác sự chuyển vận H từ vật cho đến vậl nhận tác động trong
2

những quá trình oxy hoá hay hoàn nguyên.

- Oxydaza: xúc tác sự cố dịnh H từ 1 vật cho H, (AH2) trên oxy tự do.
2

AHi + Ot—> A + HtOt

- Xitocrom oxidaza: có tác dụng cô' định oxy phân tử trên xitocrom hoàn n°uyẽn.

- Peroxidạza (chỉ có ở vi khuẩn hiếu khí) phá huỷ peroxyt hydro (H 0 2) được hình
2

thành trong quá trình oxy hoá không khí tự do, H 0 rất độc đối với vi khuẩn.
2 2

60
- Catalaza: xúc tác sự tan rã H 0 khi không có vật nhận H2:
2 2

2H20 2 -> 2H20 + 0 2


- Dehydrogenaza: tác động khi không có 0 tự do, là enzim độc nhất với sự hô hấp
2

của vi khuẩn yếm khí, kích động H của vật cho H2, chuyển H đến 0 2.
2 2

AHt+ 1/2 Oj —^ A + H,0


Một số dehydrogenaza xúc tác sự chuyển vận H, lấy ở một vật cho H đến một vật
2

trung gian B bị hoàn nguyên.

AH + B -> A + BH
2 2

- Hydrogenaza: kích động H phân tử thành vật cho H2.


2

* Men tác động gây bệnh:

Một số men tác động trong các quá trình viêm do nhiễm trùng.

- Men Coagulaza: do tụ cầu khuẩn bài tiết làm đông huyết tương (cản trở sự thực
bào của bạch cầu.

- Fibrrinolyzin: làm tan tơ huyết do liên cầu khuẩn dung huyết nhóm A bài tiết.

- Hyaluronidaza: có tác dụng phá huỷ axit hyaluronidic.

3.1.1.5. Sắc tô'

K huẩn lạc của nhiều vi sinh vật có màu sắc rõ rệt, màu sắc có khi xuất hiện trong tế
bào (trong khuẩn lạc), có khi hoà tan vào nước và khuếch tán ra môi trường xung quanh,
việc tạo thành các màu sắc này được ứng dụng trong phàn loại vi sinh vật (nhất là nấm
mốc, xạ khuẩn), sắc tố của vi sinh vật thuộc các nhóm chất khác nhau.

- Sắc tố carotenoit: khuẩn lạc đỏ da cam của các vi khuẩn: Sarcina, Micrococcus,
Mycobacterium, Corynebacterium... phân bố trong màng nguyên sinh chất giúp vi
khuẩn tránh được ảnh hưởng có hại của ánh sáng thường và tia tử ngoại.

- Sắc tỏ' puncherimin: tạo thành ở nấm men Candida puncherima, sắc tố này trên
môi trường có chứa Fe tạo nên màu đỏ tối.

- Prodigiozin làm cho khuẩn lạc Seratia marcescens có màu đỏ sáng.

- Indigoidin ớ Pseudomonas indigofera và nhiều vi khuẩn khác có màu lam, không


tan trong nước.

- Piocianin: ở vi khuẩn mủ xanh Pseudomonas pyocyanea. Một số sắc tố có tính


chất kháng sinh, chính vì vậy nhiều vi sinh vật có màu sắc có khả năng sinh chất
kháng sinh.

61
3.1.2. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

Căn cứ vào nhu cầu của vi sinh vật người ta chia thức ăn vi sinh vật làm 3 loại:

- Thức ãn năng lượng: thức ăn sau khi hấp thu sẽ cung cấp cho vi sinh vật một số
năng lượng cần thiết cho hoạt động sống, thường gặp: protit - lipit - gluxit.

- Thức ăn kiến tạo: thức ăn tham gia xây dựng các cấu trúc của vi sinh vật. Thực tế
một loại thức ăn có thể vừa là thức ăn năng lượng, vừa là thức ãn kiến tạo như: lipit -
gluxit - protit.

- Yếu tố sinh trưởng (thức ăn đặc hiệu) là những chất hữu cơ cần thiết đối với hoạt
động sống mà một loại vi sinh vật nào đó không tự tổng hợp được.

3.1.2.1. Dinh dưỡng cacbon

Cacbon chiếm > 50% vật chất khô của vi sinh vật, là yếu tố đặc biệt quan trọng
trong cấu trúc của tất cả các hợp chất có mặt trong tế bào vi sinh vật. Hợp chất cacbon là
nguồn năng lượng quan trọng trong hoạt động sống. Trong tự nhiên có hai dạng hợp chất
cacbon cơ bản: cacbon hữu cơ và cacbon vỏ cơ. Loại hình vi sinh vật khác nhau sử dụng
các nguồn cacbon sẽ khác nhau. Người ta phân loại dinh dưỡng cacbon như sau:

a) Dị dưỡng cacbon (Hétérotropliic)

Vi sinh vật dị dưỡng cacbon là loại vi sinh vật sử dụng nguồn dinh dưỡng cacbon
trong tự nhiên từ các hợp chất hữu cơ. Từ hợp chất hữu cơ này ngoài nguồn cacbon ra, vi
sinh vật còn thu được năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của mình. Số nãng lượng
trong quá trình chuyển hoá và hấp thu sẽ khác nhau tuỳ loại vi sinh vật. Vi sinh vật dị
dưỡng cacbon có thể chia làm nhóm nhỏ, đó là:
2

* D ị dưỡng cacbon háo khí: quá trình oxy hoá sinh năng lượng (hô hấp) xảy ra kèm
theo việc liên kết H với 0 của không khí.
2 2

Phản ứng tổng quát:

CgHuOg + 60j —^ 6CO2 + 6H-)0 + Q


* D ị dưỡng cacbon yếm khí: quá trình oxy hoá sinh năng lượng không kèm theo việc
liên kết với oxy không khí có thể chia làm loại: lên men và hô hấp nitrat hay hô hấp
2

suníat.

b ) Tự dưỡng cacbon

Vi sinh vật tự dưỡng cacbon là loại vi sinh vật sử dụng nguồn cacbon tự nhiên từ hợp
chất cacbon vỏ cơ như C 0 hoặc muối cacbonat. Quá trình sinh tổng hợp từ hợp chất
2

cacbon này cần phải có năng lượng vì hợp chất vô cơ này không có nãng lượng dự trữ
cho nên năng lượng phải được cung cấp từ các nguồn khác nhau. Vi sinh vật co thể sử
dụng nguồn năng lượng khác nhau:
2

62
- Sử dụng trực tiếp năng lượng của ánh sáng mặt trời.
- Sử dụng năng lượng hoá học oxy hoá hợp chất vô cơ.
* Tự dưỡng cacbon quang năng:

Vi sinh vật tự dưỡng quang năng nhờ có sắc tố quang hợp mà có khả năng hấp thu
năng lượng ánh sáng mặt trời và chuyển hoá thành năng lượng hóa học (tích luỹ ATP).
Quá trình tạo thành trong ATP gắn liền với vận chuyển NAD từ dạng oxy hoá khử
sang dạng khử.

Nãng lượng mặt trời ADP + Pve _ _ AXp

sL r^ h o p > NAD°X + RH, NAD k h 4 +R

ADP: Adenozin diphotphat


ATP: Adenozin triphotphat
p vc: Photphat vô cơ
NAD0X: Nicotinamit adenin dinucleotit oxy hoá
NADkhứ: Nicotinamit adenin dinucleotit khử.

Ở cây xanh sắc tố quang hợp là chlorophin, RH là H20 và R là 0 2. ở vi khuẩn


2

quang hợp RH không bao giờ là H20 và R không bao giờ là 0 2.


2

Sơ đồ tổng quát tự dưỡng quang năng:

Sinh khối

A'

H2A là chất cung cấp H để khử C 0 thành hợp chất hữu cơ của tế bào.
2 2

H,A có thể là chất vô cơ hoặc hữu cơ. Vi sinh vật sử dụng hai hợp chất này thuộc 2
nhóm khác nhau.

- Nhóm tự dưỡng cacbon quang năng vô cơ: sử dụng chất vô cơ ngoại bào làm
nguồn cung cấp điện tử (H).

V í dụ: vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.

Năng lượng mặt trời


C 0 + H2S --------- -- -
2 --------- > 1/6 [C H 0 6] + S
6 1 2 2

- Nhóm tự dưỡng cacbon quang năng hữu cơ:

Dùng chất hữu cơ ngoại bào làm nguồn cung cấp điện tử. Trong trường hợp này H2A
là các axit hữu cơ hay rượu.

63
Ví dụ: Rhodospirillum rubrum (xoắn khuắn màu hồng hay đỏ tía), có thể sử dụng
chất hữu cơ làm chất cung cấp H2, loại này khi phát triển cần yếu tố sinh trướng.

* Tự clưỡng cacbon hóa năng:

Vi sinh vật sử dụng nãng lượng chứa trong các hợp chất hoá học. Tuỳ hợp chất hoá
học người ta có thê chia vi sinh vật làm nhóm: 2

* Tự dưỡng cacbon hoá năng vô cơ:

Chất cho điện tử là chất vô cơ, chất nhận điện tử là 0 hoặc một chất vô cơ khác.
2

(C) (O)

H M: là đại diện của nhiểu hợp chất cho năng lượng.


2

Q : nãng lượng.

V í dụ 1: vi khuẩn Nitrosomonas:

2NH, + 2 0 -> 2 H N 0 + 4H + Q
2 2

C 0 + 4H + Q -» l/ (CfiH Ofi) + H20


2 6 1 2

Ví dụ 2: vi khuẩn chuyển hoá lưu huỳnh: Beggiator.

H2S + 0 -> 2 H20 + 2S + Q


2

CO, + H20 + Q -> 1/6 (C H, A ) + 0


6 2

Phương trình tổng quát quá trình tự dưỡng hoá năng vô cơ như sau:

Hợp chất vô cơ + 0 —» chất oxy hoá + 4H + Q


2

CO, + 4 H + Q —> 1/6(C H pO j + H 0 .


6 2

* Tự dưỡng cacbon hoá năng hữu cơ:

Chất cho điện tử là một hợp chất hữu cơ, phần lớn các vi sinh vật có kiểu dinh dưỡn°
này. Tuỳ theo chất nhận điện tử mà chia thành 3 kiểu trao đổi chất khác nhau: lên men
hô hấp háo khí, hô hấp kỵ khí.

c) Nliững điểm cliú ỷ về dinh dưỡng cacbon

- Sự phân loại hình không phải là tuyệt đối, giữa loại hình dị dưỡng, tư dưỡng, quang
năng và hoá năng đều có các loại hình trung gian.

64
- Số lượng hợp chất hữu cơ vi sinh vật sử dụng được rất lớn.

- Mức độ sử dụng hợp chất hữu cơ của các loại vi sinh vật rất khác nhau. Phụ thuộc
vào đặc tính sinh lý của vi sinh vật và đặc tính lý hoá của chất hữu cơ.

- Ngoại cảnh ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đồng hoá của vi sinh vật.

3.1.2.2. Dinh dưỡng nitơ

- Nguồn N dễ hấp thụ nhất là N H


2 4 và N H , chúng thâm nhập vào tế bào dễ dàng.
3

- Các muối amon của axit hữu cơ thích hợp đối với dinh dưỡng của vi sinh vật hơn là
muối amon vô cơ.

- Các muối N O 3 không có độ chua sinh lý sau khi sử dụng N O 3 sẽ còn các ion kim
loại (K++ Na+ + M g++...) làm kiềm hoá mỏi trường.

- Nguồn nitơ khó hấp thu hơn cả là nitơ khổng khí, để sử dụng được nitơ này vi sinh
vật phải có khả năng sử dụng nitơ phân tử và khử thành NH, (cầu nối 3 vững chắc).

- Cùng với nguồn nitơ vô cơ, đa số vi sinh vật có khả năng sử dụng nitơ trong các
hợp chất hữu cơ, các chất này vừa là nguồn nitơ vừa là nguồn cacbon. Sự sử dụng các
nguồn nitơ hữu cơ thường gắn liền với sự tách nhóm NH ra và NH, sẽ thấm vào tế bào.
3

Tuỳ theo nguồn nitơ được sử dụng người ta chia vi sinh vật làm 2 nhóm.

- Vi sinh vật tự dưỡng amin: tổng hợp nitơ từ những nguồn nitơ vô cơ hay hữu cơ
chuyển thành dạng NH, để xây dựng cơ thể.

- Vi sinh vật dị dưỡng amin: xây dựng cơ thể từ axit amin sẵn có, axit amin được sử
dụng một cách nguyên vẹn không bị phân giải thành NH V

3.1.2.3. Dinh dưỡng khoáng

Nguyên tố đa lượng gồm p, K, Ca, s, Mg...

Nguyên tố vi lượng gồm Mn, Cu, Co, Bo.

Nguyên tô' p >chiếm 50% so với tổng các nguyên tố khoáng, tham gia cấu tạo nhiều
thành phần quan trọng của tế bào: axit nucleic, photpho protein, photpholipit, một sô'
vitamin và nhiều coenzim. Sự có mặt của muối photphat (nhất là photphat kali) còn có
tác dụng tạo ra tính đệm của môi trường. Với tỉ lệ thích hợp, hỗn hợp của muối KH P 0 2 4

và K H P 0 có thể tạo ra những mức pH ổn định trong khoảng pH từ 4,5 - 8,0.


2 4

Nguyên tố S: tham gia thành phần một số axit amin: xistin, xistein, methionin).
Tham gia thành phần một số vitamin (B|, B7) và một số coenzim có vai trò quan trọng
trong quá trình oxy hoá khử.

65
Nguyên tô'K: chiếm tỷ lệ khá lớn, thường ở dạng K+ ở mặt ngoài của cấu trúc tế bào
ảnh hưởng đến tính chất hoá keo và hoạt động xúc tác của các men.

Mg: tham gia nhiều phản ứng men có liên quan đến quá trình photphorin hoá và quá
trình hoạt hoá nhiều men khác nhau. Mg còn có vai trò quan trọng trong việc làm liên
kết hoặc tách rời các tiểu phần riboxom với nhau.

Ca: đóng vai trò cầu nối của trung gian giữa những thành phần quan trọng của tế
bào sống (giữa ADN và protein trong nhân, giữa protein với ARN trong riboxom, giữa
các nucleotit với nhau).

Fe: giúp vi sinh vật tổng hợp một số loại men pocphirin chứa Fe như xitocrom,
oxydaza. Tham gia vào thành phần của sắc tố quang hợp, ở các vi sinh vật tự dưỡng
quang nãng.

NaCÌ: hiểu biết còn ít về vai trò chúng.

Mn: chứa trong men hô hấp, có vai trò quan trọng trong việc hoạt hoá một số men khác.

Zn: tham gia nhiều quá trình hoạt hoá men.

Các nguyên tố: Cu, Co, Mo cũng là những nguyên tố tham gia vào cấu trúc hoặc
tham gia vào quá trình hoạt hoá nhiều loại men khác nhau trong tế bào vi sinh vật.

3.2. C ơ CHẾ VẬN CHUYỂN THỨC ÃN VÀO TẾ BÀO VI SINH VẬT

Vi sinh vật có khả năng nhận và thải các chất một cách chọn lọc.

Sự vận chuyển các chất qua vỏ tế bào tương đối dễ dàng nhưng qua màng tế bào
chất thì lại là một quá trình đồng học khá phức tạp. Các chất qua màng tế bào chất theo
một trong hai cơ chế sau:

+ Cơ chế khuếch tán thụ động: các chất được đi qua màng tế bào nhờ sự chênh lệch
nồng độ (đối với các chất không điện phân) hoặc sự chênh lệch điện thế (đối với các ion)
giữa 2 phía của màng. Sự vận chuyển này không đòi hỏi bất kỳ một sự chi phí năng
lượng nào của tế bào vi sinh vật.

+ Cơ chế vận chuyển tích cực: các chất muốn qua lại được màng tế bào chất trước
hết cần phải liên kết với các phần tử vận chuyển đặc biệt nằm trong màng, đó là men vận
chuyển permeaza (protein thấm), việc vận chuyển nhờ permeaza có thể là thụ động
(không tiêu tốn năng lượng của tế bào) hoặc có thể là chủ động tiêu tốn năng lượng của
tế bào vi sinh vật. Cùng một permeaza có thể đảm nhận cả chức nãng vận chuyển thụ
động lẫn vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào.

66
3.3ề SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN c ủ a VI SINH VẬT

3.3.1. Khái niệm

Sinh trướng và phát triển là đặc điểm của sinh vật nói chung và vi sinh vật nói riêng.

- Sinh trưởng: chỉ sự tăng về kích thước và thể tích tế bào - là biểu hiện của sự tăng
có quy tắc của tất cả các thành phần tổ hợp vật chất tế bào.

- Phát triển: (sinh sản) chỉ sự tăng về số lượng của tế bào. Sinh trướng và phát triển
của vi sinh vật phụ thuộc vào:

+ Chất lượng chất dinh dưỡng cung cấp.

+ Yếu tố ngoại cảnh ảnh hường đến quá trình đồng hoá và dị hoá.

+ Độ pH, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, sự tồn tại của chất ức chế.

Sinh trướng và phát triển của vi sinh vật có tính quy luật.

3.3.2ẵ Đồ thị sinh trưởng của vi sinh vật

Thời gian thế hệ (thời gian tăng đôi) của nhiều loại vi khuẩn chỉ vào khoảng 30
phút. Tế bào có khối lượng khô khoảng 2,5.10 g và thể tích khoảng 10 c m \ nếu có
13 ' 12

thời gian thế hệ là 30 phút thì sau 48 giờ đã có một quần thể vi khuẩn chừng 10 tế bào
2 9

với khối lượng khô chừng 10‘° tấn và thể tích 10" m 3. Tinh hình này không bao giờ xảy
ra vì sinh trướng và sinh sản của vi khuẩn trong hệ thống đúng chỉ sau một thời gian
nhất định, vì nhiều nguyèn nhân khác nhau sẽ bị ngừng lại. Dùng phương pháp nuôi cấv
tĩnh và theo dõi quá trình sinh sản của vi khuẩn. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc logarit
của số lượng tế bào theo thời gian gọi là đường cong sinh trưởng. Đường cong sinh trưởng
có 4 pha chủ yếu:

- Pha 1 (Pha lag): pha mở đầu, pha tiềm tàng. - Pha 3: Pha ổn định.

- Pha 2 (Pha log): pha lũy thừa, pha logarit. - Pha 4: Pha tử vong.

Plia ìag: pha này tính từ lúc bắt đầu cấy đến khi vi khuẩn đạt được tốc độ sinh
trường cực đại. Trong pha lag vi khuẩn chưa phân chia, nhưng thể tích và khối lượng
tăng lèn rõ rệt. Thời gian của pha lag phụ thuộc vào tuổi của ống giống và thành phần
môi trường. Pha lag dài hay ngắn tuỳ thuộc vào sự thích ứng của vi khuẩn với điều kiện
nuôi cấy mới.

67
N (Số lượng VSV)

H ình 15. Đ ổ thị sinli trưởng của vi khuẩn

Pha log: vi khuẩn sinh trưởng và phát triển theo luỹ thừa nếu số tế bào ban đầu là N°
sau n lần phân chia có số tế bào tổng cộng N = N°.2n.

Phơ ổn định: số lượng tế bào mới sinh ra bằng số lượng tế bào cũ chết đi - số tế bào
và cả sinh khối không tãng, không giảm.

Pha tứ vong: số lượng tế bào có khả năng sống giảm theo luỹ thừa, mặc dù số lượng
tế bào tổng cộng có thế không giảm. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do:

- Điều kiện ngoại cảnh bất lợi của mỏi trường.

- Sự tự phân huỷ của tế bào vi khuẩn.

3ế3.3. ứ ng dụng sinh trưởng phát triển của vi khuẩn

Nghiên cứu đồ thị sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật giúp chúng ta có cơ sở lý
luận để vận dụng vào thực tiễn.

Để thích ứng với môi trường mới, thời gian thích ứng này nhanh hay chậm và vi
khuẩn có phát triển được hay không tuỳ thuộc vào một phần ở bản thân vi khuẩn và một
phần khác phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy và các yếu tố ngoại cảnh khác. Dựa vào
quá trình này để chữa bệnh cho người và gia súc, cây trồng (khống chế sự phát triển của
vi khuẩn gây hại ngay từ khi vi khuẩn mới xâm nhập vào cơ thể. Ngược lại nếu là vi
khuẩn có lợi ta có phương pháp tác động rút ngắn pha lag tạo điều kiện cho vi khuẩn
sinh trưởng và phát triển nhanh).

68
Pha logarit: ở pha này hình thái và các đặc tính sinh lý của vi khuẩn thể hiện điển
hình nhất, do đó người ta thường nghiên cứu hình thái và đặc tính sinh lý của vi khuẩn
trong giai đoạn này, công tác bảo quản giống, cấy truyền giống được chú ý ở pha này.
Trong sản xuất đối với vi khuẩn có lợi người ta thường tạo điều kiện cho pha này tiến
hành thuận lợi. Ngược lại đối với vi khuẩn tạp, có hại thì phải ức chế ngay từ pha tiềm
tàng và phải tuyệt đối không cho chúng có điều kiện đi vào pha logarit.

Pha tử vong: môi trường dinh dưỡng thường đã cạn, vi khuẩn không sinh trưởng và
phát triển bình thường. Để vi khuẩn sinh trưởng, phát triển bình thường trở lại phải cấy
truyền vào mối trường dinh dưỡng mới. Trong pha tử vong số tế bào sống giảm nhanh,
số lượng bào tử hình thành ngày càng nhiều, ở giai đoạn bào tử vi khuẩn không hoạt
động hay nếu có cũng ở mức độ không đáng kể. Lợi dụng đặc tính này người ta đã sản
xuất những chế phẩm sinh học quí (Ví dụ: chế phẩm diệt sâu hại) có thể dễ dàng bảo
quản trong thời gian đài.

69
Chương 4

DI TRUYỀN HỌC VI KHUẨN

Vi khuẩn có kích thước nhỏ, cấu tạo đơn giản nên tính chất di truyền của vi khuẩn
khác với các sinh vật bậc cao. Tế bào vi sinh vật thường đơn bội, chỉ có một hệ gen, thời
gian sinh sản lại rất nhanh chỉ trong vòng vài chục phút là cho ra một thế hệ mới. Bới
vậy nghiên cứu các qui luật di truyền ở vi sinh vật nói chung và ở vi khuẩn nói riêng sẽ
biết được kết quả nhanh chóng hơn nhiều so với động, thực vật.

Di truyền học vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển những quan
điểm di truyền hiện đại. Di truyền học vi khuẩn là công cụ đắc lực cho nghiên cứu sinh
học phân tử.

4.1ỂĐẶC ĐIỂM VÀ NHÂN T ố DI TRUYEN c ủ a VI KHUAN

4.1ếl. Đặc điểm di truyền vi khuẩn

Vi khuẩn cũng như sinh vật bậc cao, các phân tử mang thông tin di truyền chứa
trong một vùng xác định của tế bào, không phân bố một cách ngẫu nhiên mà phải theo
một trình tự mạch thẳng và ở dạng đó chúng được truyền từ tế bào nọ sang tế bào kia
trong khi tiếp hợp. Như vậy có những phân tử cấu trúc giống như thể nhiễm sắc tồn tại ở
vi khuẩn, do đó khống thể phát hiện được những nhiễm sắc thể thực sự ở vi khuẩn.

Nghiên cứu di truyền vi khuẩn chúng ta cũng gặp phải những khó khăn, chủ yếu là
do kích thước nhỏ bé của chúng, nhiều cấu trúc tế bào gần như ra ngoài phạm vi phân
biệt của máy móc.

4.1.2. Nhân tô di truyền của vi khuẩn

Trong tế bào vi khuẩn có chứa một nhiễm sắc thể, tham gia vào sự phân chia tế bào.
Có thể thấy nhiều phần tử nhân trong một tế bào vi khuẩn vì những phần tử nhân này
phân chia liên tục, nhanh hơn tế bào. Trong điều kiện nuôi cấy thuận lợi, 1 trực khuẩn E.
coli sinh ra 2 tế bào con trong 20-30 phút. Những phần tử nhân được gọi bằng nhiều tên:
thể nhân, nhiễm sắc thể... Nghiên cứu di truyền học cho phép coi chúng là một nhiễm
sắc thể tương tự như những nhiễm sắc thể ở động vật bậc cao. Tất cả những nghiên cứu
về vi khuẩn đều chứng minh thể nhiễm sắc (thể nhân) là nhân tô' di truyền của vi khuẩn.

Tế bào vi khuẩn chứa một yếu tố nhân cấu trúc duy nhất bằng ADN, chiếm từ 2-4%
khối lượng khô của tế bào.

70
Vai trò chủ yếu của nhân vi khuẩn là chuyển thông tin di truyền mà nó chứa và tham
gia vào sự phân chia của tế bào bằng cách khởi phát quá trình này. Nó cũng là cái khung
của những đột biến hoặc biến dị di truyền học.

Nhân tố di truyền ở vi khuẩn cũng như ở các sinh vật khác là axit nuclcic: ADN và
ARN. Nguyên liệu di truyền sơ cấp mà từ đó trực tiếp cấu tạo nên các nhiễm sắc thể và
các gen cũng như các plasmit vi khuẩn và nhiều virút của vi khuẩn là ADN. Gồm có
ADN thể nhiễm sắc và ADN ngoài thể nhiễm sắcỗ

ARN là nguyên liệu di truyền thứ cấp và tham gia vào quá trình phiên mã thông tin
di truyền. Sự tham gia của ARN trong các giai đoạn khác nhau của quá trình truyền
thông tin di truyền được xác định nhờ sự tồn tại của axit nucleic này dưới dạng ARNtt
hay ARN khuôn (ARN-t), ARN vận chuyển (ARN-v) và ARN Riboxom (ARN-r).

4.1.2.1. AD N th ể nhiễm sắc

Chất nhân của vi khuẩn là một phân tử ADN xoắn kép dạng vòng, hai sợi khép kín
độ dài mm, tạo nên thể nhiễm sắc độc nhất của vi khuẩn, thể nhiễm sắc này gồm nhiều
1

đoạn gọi là gen, mỗi gen là một chuỗi nucleotit có trật tự nhất định mã hoá cho một
protein cụ thể, protein này quyết định một tính trạng cụ thể.

Thể nhiễm sắc của trực khuẩn Escherichia coli được nghiên cứu nhiều và được biết
rõ hơn cả. Caira đã dùng chất Tritium phóng xạ để đánh dấu và thu được ảnh phóng xạ
tự chụp của thể nhiễm sắc nguyên vẹn không bị gẫy, tách chiết ra khỏi tế bào
Escherichia coli. Đó là một phân tử ADN hai sợi, dạng vòng, dài 1400|J, có khối lượng
phân tử 3 tỷ dalton, chứa khoảng 5 triệu đôi nucleotit và có thể tới 5000 gen.

ADN vi khuẩn sao chép (nhân bản) theo cơ chế nửa bảo tồn. Hai sợi tách rời nhau,
mỗi sợi tạo thành một khuôn để các bazơ mới bổ trợ vào thành từng cặp Adenin -
Thymin (A-T) hoặc Guanin - Xytoxin (G-X), tạo nên một sợi mới, cuối cùng hình thành
2 ADN xoắn kép mới, mỗi ADN này giống như phân tử ADN xoắn kép ban đầu.

ADN thể nhiễm sắc với các gen của nó có chức năng tổng hợp ra các protein thông
qua hoạt động của các ARN thông tin trong khâu phiên mã và của các ARN vận chuyển
trong khâu dịch mã.

4.1.2.2. ADN ngoài th ể nhiễm sắc (các plasmit)

a) P lasm it là gì?

Các plasmit là những phân tử ADN ngắn (50 - 100 gen) ngoài thể nhiễm sắc vi
khuẩn, không cần thiết đối với tế bào vi khuẩn, tự nhân bản trong bào tương vi khuẩn, di
truyền qua các thế hệ vi khuẩn và có thể truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác cùng
loài và khác loài.

Các plasmit cũng là những ADN hai sợi xoắn kép dạng vòng, độ dài khoảng 0,1-
0 , % chiều dài của thể nhiễm sắc vi khuẩn.
5

71
Một vài plasmit ngoài thể tự do trong bào tương còn có khả năng tích hợp vào thể
nhiễm sắc vi khuẩn và cùng nhân bản với thể nhiễm sắc. Những plasmit này (ở cả hai
dạng) được gọi là Epixom.

Những plasmit lớn (khối lượng phân tử từ 30 triệu dalton trở lên) tự nhân bản đồng
thời với thể nhiễm sắc vi khuẩn và có một hai bản trong tế bào vi khuẩn. Nhiều plasmit
nhỏ (khối lượng phân tử 1,5 - 30 triệu dalton) tự sao chép không đồng thời với thể nhiễm
sắc, số lượng chúng có thể từ 10 - 30 bản trong tế bào vi khuẩn.

Sự nhân bản của plasmit phụ thuộc không những vào bản thân plasmit mà còn vào tế
bào chủ. V í dụ: một plasmit có thể chỉ có 1 - 2 bản trong tế bào trực khuẩn Escherichia
coli, nhưng sau khi chuyển sang tế bào trực khuẩn Proteus mirabilis hoặc tế bào một
giống vi khuẩn khác thì có thể tích luỹ tới
1 bản và hơn thế nữa.
0

Các plasmit được phát hiện bởi những tính chất mới mà chúng tạo cho tế bào vi
khuẩn và tên của plasmit thường được gọi dựa theo những tính chất đó.

b) Epịxôm của vi khuẩn, di truyền ngoài th ể nhiễm sắc.

* Định nghĩa Epixôm

Jacop và Vonman (1958) gọi Epixôm là những phần tử di truyền không phải là
nhiễm sắc thể, có khả năng tồn tại trong vi khuẩn vật chủ dưới hai trạng thái khác nhau
ngoài nhiễm sắc thể: hoặc ở trong trạng thái độc lập (tự sao một cách độc lập đối với
nhiễm sắc thể) hoặc ở trạng thái liên kết gắn liền với nhiễm sắc thể của vi khuẩn và tự
sao lại với nhiễm sắc thể.

* Đ ặc tính của Epixôm

- Chúng không phải là những nhân tố di truyền chủ yếu của vi khuẩn mang chúng

- Sự có mặt của chúng không có hại cho đời sống bình thường của những vi khuẩn
này.

- Sự hình thành của chúng không phải là tự phát mà do sự truyền vật chất di truyền
từ một vi khuẩn có Epixôm hoặc có thể bằng biến nạp.

- Sau khi truyền vật chất di truyền, chúng ở trạng thái độc lập với nhiễm sắc thể
cung cấp cho tế bào nhận một phenotip mới. Chúng có thể bị loại trừ một cách đột ngột
sau khi xử lý vi khuẩn bằng acridin hoặc kim loại nặng

Từ trạng thái độc lập chúng có thể tuần tự chuyển sang trạng thái liên kết, dính vào
nhiễm sắc thể nhưng không thuộc cấu trúc của nó. Trong trường hợp này không thể hoặc
khó loại trừ chúng ra bằng cách xử lý nói trên. Chúng liên kết chặt chẽ với nhiễm sắc
thể, dính vào nó, để khi lai vi khuẩn chúng tham gia vào sự tái tổ hợp di truyền với một
vùng của nhiễm sắc thể tiếp cận, chúng có thể truyền gen của vi khuẩn này sang cho vi
khuẩn khác.

72
c) Giới thiệu m ột vài pỉasm it (Epixôm) chính

* Tiền phagiơ (prophagiơ) và sự sinh tan: Vật chất di truyền của một phagiơ gọi là
"ôn hoà" (ADN, ARN) sau khi thâm nhập vào bên trong một tế bào vi khuẩn, có thể liên
kết với nó dưới trạng thái tiền phagiơ hoặc ở trạng thái độc lập

* Nhân tố giới tính (Plasmit, yếu tố F, yếu tố giới tính, yếu tố tiếp hợp): chỉ có ở vi
khuẩn đực trong quá trình tiếp hợp. Yếư tố này thấy trong chủng Escherichia coli K I 2,
có khối lượng phân tử 6 4 .106 dalton, ở cả hai dạng tự do hoặc tích hợp vào thể nhiễm sắc
của các vi khuẩn, có vai trò quan trọng trong hiện tượng tiếp hợp và chuyển ADN
plasmit hoặc ADN thê nhiễm sắc từ tế bào vi khuẩn cho sang tế bào vi khuẩn nhận.

* Những nhãn tố tạo Bacterioxin : Những plasmit này làm tế bào vi khuẩn tổng hợp
ra những chất có tên chung là Bacterioxin có khả nãng làm chết những vi khuẩn cùng
loài hoặc khác loài nhưng rất gần gũi về họ hàng, tên riêng của từng Baterioxin được đặt
từ tên loài vi khuẩn sinh ra nó.

Thí dụ: Colixin : do Escherichia coli sinh ra

Staphyloxin : do Staphylococcus aureus sinh ra

Vibrioxin : do Vibrio cholerae sinh ra

Pyoxin : do Pseudomonas pyocyanes sinh ra

Các Bacterioxin gây chết vi khuẩn nhưng không làm tan vi khuẩn. Các plasmit sinh
colixin khác nhau, ký hiệu là ColA , ColB, ColC, ColEị, C o lE 2,... Col... Dựa vào các
colixin có thể chẩn đoán phân biệt vi khuẩn.

* Nliững P lasm it R kháng thuốc:

Làm vi khuẩn có tính kháng lại một hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh và các muối
kim loại nặng (Ag, Hg).

Trong cấu trúc của plasmit R, có một hoặc nhiều gen kháng thuốc và một gen
chuyển kháng gọi là RTF (Resistance transfer factor). Các gen kháng thuốc kiểm soát sự
tổng hợp các enzim làm huỷ hoặc thay đổi các phần tử của kháng sinh. Mỗi gen kháng
thuốc chịu trách nhiệm về sự kháng của tế bào vi khuẩn đối với một chất kháng sinh cụ
thể. Gen chuyển kháng RTF chịu trách nhiệm về sự chuyển các gen kháng thuốc, ở các
vi khuẩn gram âm, thường thấy các plasmit R tự chuyển từ vi khuẩn này sang vi khuẩn
khác bằng đường tiếp hợp. ở các vi khuẩn gram dương thường các plasmit R không
chuyển được bằng tiếp hợp, nhưng chuyển được dễ dàng bằng đường tải nạp qua trung
gian một phagiơ.

73
* Những plasm it sinh ra penixiỉinaza:

Những plasmit chứa một gen làm tế bào vi khuẩn tổng hợp ra penixilinaza. Những
plasmit này không tự chuyển được từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác bằng đường tiêp
hợp, nhưng có thể chuyển được bằng đường tải nạp.

* Những plasm it gây độc lực:

Có một số plasmit mang những gen tạo ra những chất tạo có độc lực cho vi khuẩn.

Ví dụ: Plasmit Ent sinh ra độc tố ruột (Enterotoxin ớ những chủng gây bệnh của trực
khuẩn E.coli, plasmit Rly sinh độc tố tan máu (hemolysin) ở tụ cầu Staphylococcus.

* Những pìasm it - phân lìiiỷ:

Đây là những plasmit có gen tạo ra những enzim gây phân huỷ những chất như:
Plasmit Lae, Sae làm vi khuẩn lên men được đường lactoza, sacaroza.

Những khả năng của các plasmit tự sao chép và truyền giữa các vi khuẩn cho thấy
chúng có thể tự duy trì vô hạn. Chúng có nhiều tính chất giống như phagiơ. Chúng tham
gia vào việc vận chuyển các gen tạo ra các chủng tái tổ hợp với những tính chất mới,
trong đó tính kháng thuốc và khả năng gây bệnh có liên quan nhiều đến y học lâm sàng.

4.2ề NHŨNG HIỆN TƯỢNG DI TRUYEN ở VI KHUAN

4.2ếl . Đột biến

4.2.1.1. Đ ịnh nghĩa

Đột biến là sự biến đổi đột nhiên một tính trạng di truyền được, trong một quần thể
tế bào vi khuẩn đồng nhất xuất hiện một cá thể có một tính trạng khác và truyền được
tình trạng này cho các thế hệ sau, tạo thành một clon, cá thể này gọi là biến chủng hay
chủng đột biến.

Thí dụ:

- Trong một quần thể vi khuẩn chịu tác dụng của Streptomyxin (ký hiệu Strs) xuất
hiện một vài tế bào kháng lại streptomyxin (ký hiệu Str1').

- Trong một quần thể Salmonella typhi không tổng hợp được tryptophan (tryptophan )
xuất hiện một vài tế bào tổng hợp được tryptophan (tryptophan+).

4.2.1.2. Các tính chất

- Đột biến: xảy ra ngẫu nhiên (tự phát). Thí nghiệm "ỉn nhung' của Lederberg đã chứng
minh được tính chất này: từ một quần thể vi khuẩn nhạy cảm với streptomyxin (Str5) chưa
hề tiếp xúc với streptomyxin tìm ra được biến chủng kháng lại streptomyxin (Str).

74
- Đột biến xảy ra hiếm: tần xuất đột biến thường là 10 - 10’9, nghĩa là ở mỗi thế hệ
' 7

cứ độ 1 -
0 7tế bào thì có một tế bào đột biến.
1 0 9

- Đột biến có tính chất bền vững và duy trì được từ thế hệ này sang thế hệ khác (tuy
vậy có đột biến ngược, tạo nên quân bình trong quần thể).

- Đột biến có tính đặc hiệu: mỗi đột biến chỉ liên quan đến một tính trạng, không
liên quan đến các tính trạng khác.

- Đột biến có tính độc lập: xảy ra riêng rẽ, đột biến này không ảnh hưởng đến đột
biến khác. Biến chủng có thể bị thêm một đột biến.

ứng dụng trong điều trị: người ta dùng phối hợp 2- 3 loại thuốc kháng sinh để giảm
bớt nhiều khả năng xảy ra những biến chủng kháng thuốc, đảm bảo diệt được vi khuẩn.

Thí dụ: Tần suất đột biến kháng thuốc của một chủng vi khuẩn gây bệnh đối với
từng thuốc kháng sinh A và B là 10 và 10 thì tần suất đột biến kháng đồng thời cả hai
' 7 ' 8

thuốc là 10'7 X 10'*= 10-I5ề

4.2.1.3. C ơ chê đột biến

Cơ chế chung của đột biến là trong một đoạn gen của ADN có một sự thay đổi trật
tự các nucleotit.

Trật tự các nucleotit trong ADN có thể bị thay đổi trong hai trường hợp sau đây:

- Một cặp bazơ bị thay đổi bởi một cặp bazơ khác, do nhầm lẫn trong sao chép. Thí
dụ: cặp A - T bị thay bằng cặp G - X.

- Một bazơ bị chêm vào ADN hoặc bị loại ra khỏi ADN trong quá trình sao chép.

Thí dụ trong đoạn ADN với những bazơ TAG/TXA/AGG/XAT/TGX, có bazơ thứ 3
bị loại ra và trật tự chuỗi bazơ sẽ đổi thành TAT/XAA/GGX/ATT/GX.

4.2.1.4. Tác nhân gây đột biến

Có những tác nhân lý, hoá học tác động làm tăng tần xuất đột biến như.

- Tác nhân vật lý: tia cực tím, tia rơnghen, các bức xạ ion hoá, nhiệt...

- Tác nhân hoá học: một số hợp chất nitơ, các chất alkyl hóa, các đồng đẳng bazơ,
các nitropyren, acridic, iốt, actinomyxin...

Người ta dùng những tác nhân gây đột biến trên đây trong các thí nghiệm để gây
nên những đột biến cảm ứng.

4.2.1.5. K ết qu ả đột biến

Nhiều tính trạng của vi khuẩn có thể bị đột biến.

75
Đột biến về hình thái, như về khuẩn lạc (thể s thành thể R, màu sắc khuẩn lạc), kích
thước vi khuẩn, màng vi khuẩn, lông, nha bào...

Đột biến về tính chất hoá sinh, về tính kháng nguyên, về khả năng gây bệnh, về khả
năng kháng thuốc...

Trong việc nuôi giữ các chủng thuần khiết, cần phải đề phòng đột biến.

4.2.2. Biến nạp (transíorsation)

4.2.2.1. Định nghĩa

Biến nạp là sự chuyển ADN tự do hoà tan dưới thể dung dịch, được giải phóng hay
chiết rút ra từ vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận, đây là sự trao đổi tự do không có sự can
thiệp của bất cứ nhân tố nào khác.

Griffith (1928) đã phát hiện ra hiện tượng biến nạp qua thí nghiệm sau:

Ông sử dụng vi khuẩn Diplococcus pneumoniae là một song cầu khuẩn gram dương,
có giáp mô (vỏ nhầy) gây bệnh viêm phổi. Khả nãng gây bệnh của vi khuẩn này phụ
thuộc vào vỏ nhầy. Khuẩn lạc của vi khuẩn có 2 dạng: dạng s bóng láng và dạng nhám
R. Vi khuẩn dạng s (nòi dại) độc hại, có giáp mỏ bao bọc làm hình thành những khuẩn
lạc bóng láng trên mỏi trường đặc. Chúng có các tip s,, S|| , sm... (được xác định bởi sự
khác nhau của thành phần giáp mô). Vi khuẩn dạng R không có giáp mô, không có khả
năng gây bệnh, làm hình thành những khuẩn lạc thô, nhám. Thí nghiệm được tiến hành
như sau:

Tiêm cho chuột dung dịch có vi khuẩn dạng s m đã bị xử lý bằng nhiệt độ và dung
dịch có vi khuẩn dạng R không bị xử lý, kết quả chuột đều không bị bệnh và kiểm tra
không phát hiện thấy có vi khuẩn sm hoặc R trong máu. Nhưng nếu trộn 2 dung dịch ở
trên lại thì thấy chuột mắc bệnh, kiểm tra máu thấy có vi khuẩn sống dạng S|,|.

Từ kết quả này Griffith đã đưa ra nhận định: Đã có một thành phần vật chất nào đó
của vi khuẩn dạng S|„ bị diệt chết bằng nhiệt độ được chuyển cho vi khuẩn sống dạng R
và làm cho vi khuẩn này có khả năng hình thành giáp mỏ và gây bệnh, bị biến đổi thành
vi khuẩn dạng s m. Hiện tượng này được gọi là biến nạp và nhân tố gây nên hiện tượng
này là nhân tố biến nạp.

Năm 1944 Avery Maccathy đã chứng minh được nhân tố gây ra sự biến nạp là thành
phần ADN, vật chất di truyền đặc hiệu của tế bào. Đặc điểm của ADN biến nạp là:

- Chỉ với một nồng độ cực nhỏ (vài phần ngàn |ag/ ml) ADN tinh khiết cũng gây ra
sự biến nạp. Số lượng tế bào được biến nạp tỷ lệ thuận với nồng độ của ADN cho đến
khi có một nồng độ bão hoà, người ta có thể chuẩn độ được nồng độ ADN biến nạp.

76
- ADN biến nạp có tính đặc hiệu ở chỗ nó chỉ tạo thành kiểu tế bào tương ứng với
ADN gây biến nạp của tế bào đó.

Vi khuẩn dạng R + ADN của vi khuẩn dạng S ị ----------> V K dạng s,

R + ADN của vi khuẩn dạng s m---------->V K dạng S|J,

- Sự biến nạp còn có tính thuận nghịch, ADN của tế bào này có thể gây biến nạp cho
tế bào khác và ngược lại.

VK dạng s ni + ADN của VK dạng S|Ui-------- -> VK dạng s mi

Suli + ADN của VK dạng s m -------- -> VK dạng s m

s mi là dạng tế bào trung gian.

- Sự biến nạp do ADN gây nên có thể được duy trì ở thế hệ con cháu và cũng vì thế
người ta có thể chiết rút được số lượng ADN gây biến nạp lớn hơn gấp nhiều lần so với
lúc đầu.

4.2.2.2. Điều kiện cần thiết cho sự biến nạp

Nghiên cứu tần số xuất hiện của tế bào biến nạp cho thấy: trong cả quần thể không
phải tế bào nào cũng trở thành tế bào biến nạp, vì sự biến nạp phụ thuộc vào nhiều yếu
tố đó là:

- Phụ thuộc đặc tính di truyền: có loài vi khuẩn không có khả năng biến nạp, có thể
do tác động của enzim ADN-aza ngoại bào, sự ngăn trở của vỏ nhầy dày, bền chắc đối
với ADN. Biến nạp hay sự tác động của các nhân tố khác làm giảm khả năng thấm qua
của ADN biến nạp qua vỏ tế bào.

- Khả năng dung nạp ADN tự nhiên của các nòi trong các loài có khả năng biến nạp
cũng có sự sai khác nhau do sự phụ thuộc của nó vào trạng thái sinh lý của tế bào. Nhiều
thí nghiệm chứng minh: ADN biến nạp chỉ có thể thấm qua tế bào ở giai đoạn nào đó
của thời kỳ sinh trưởng, được gọi là giai đoạn cảm ứng sinh lý. Ở giai đoạn này do sự
tổng hợp một yếu tố dung nạp là enzim ngoại bào có hoạt tính cao, khuếch tán vào môi
trường tạo nên những thay đổi đặc trưng trên bề mặt tế bào như làm cho vách tế bào xốp
có nhiều lỗ hổng hoặc tạo thành những vùng đặc thù có khả năng liên kết với ADN. Sự
xuất hiện giai đoạn cảm ứng cũng như mức độ cảm ứng sinh lý của tế bào phụ thuộc vào
điều kiện môi trường nuôi cấy như dinh dưỡng, sự thông khí, pH, nhiệt độ.

Người ta có thể sử dụng các nhân tố vật lý, hoá học tác động để tăng khả nãng dung
nạp ADN như xử lý tế bào bằng CaCl hay dùng xung điện để tạo sự kích thích của điện
2

trường đối với màng làm cho nó trở nên dễ thẩm thấu và dung hợp được. Phương pháp
này có thể dùng gây biến nạp ADN plasmit cho một số vi khuẩn gram dương và vi
khuẩn gram âm.

77
- Vi khuẩn cần làm biến nạp trước tác động của ADN ngoại lai bắt buộc phải ở trong
một trạng thái tiếp thu gọi là trạng thái tiếp thu biến nạp. Đó là một trạng thái sinh lý
giao thời cần thiết cho sự kết hợp của ADN để sau này xâm nhập vào hệ gen. Đó không
phải là tính trạng di truyền, nó chỉ xuất hiện trong điều kiện nuôi cấy nhất định, thay đôi
tuỳ theo loài vi khuẩn: pH, nhiệt độ, cân bằng ion, sự quấy đảo...). Sự thay đổi của thành
phần tế bào là sự cần thiết cho sự xâm nhập của ADN.

- Kích thước và số lượng ADN: nếu phân tử lượng của ADN biến nạp giảm thì hoạt
tính của nó cũng giảm. Nếu làm giảm khả nãng thấm của ADN vào tế bào thì cũng làm
mất hoạt tính biến nạp của nó. Sự phân tích về số lượng của hiện tượng biến nạp cho
thấy khoảng 50 mảnh ADN được quần thể vi khuẩn kết hợp để biến nạp cho một tính
trạng. Số lượng này tương đương với số lượng của những mảnh ADN có phân tử lượng
l x i o do nhân giải phóng khi vi khuẩn dung giải.
7

- Số lượng tính trạng được truyền đi tuỳ thuộc vào sự bố trí của gen tương ứng trên
nhiễm sắc thể. Mỗi mảnh ADN có phân tử lượng 1 X 10 chứa vài chực gen khác nhau
7

và vi khuẩn chứa vài nghìn gen.

- Thành phần của môi trường cũng ảnh hưởng tới tần số của biến nạp. Albumin và
photphat trong mỏi trường làm tãng dần tần số biến nạp, cazein làm giảm tần số này.

- Nhiệt độ môi trường trong biến nạp cũng ảnh hưởng tới tần số biến nạp. Nhiệt độ
thích hợp từ 29-32°C.

4.2.2.3. Các giai đoạn của quá trình biến nạp

Quá trình biến nạp xảy ra qua 4 giai đoạn:

- G iai đoạn 1 : ADN của tế bào cho tiếp xúc với tế bào nhận, xảy ra hiện tượng liên
kết ADN với tế bào nhận. Tần số liên kết phụ thuộc vào tần số va chạm ngẫu nhiên. Các
ADN sợi đơn hay sợi kép, đồng tính hay dị tính đều có thể liên kết. Giai đoạn này là
thuận nghịch.

- Giai đoạn 2: Có sự xâm nhâp của ADN vào tế bào, chỉ những đoạn ADN sợi kép
đồng tính và phân tử lượng thích hợp mới được thấm vào tế bào. Giai đoạn này không
thuận nghịch, ADN không mẫn cảm với ADN-aza và hoạt tính sinh học tạm thơi không
phát hiện thấy.

- Giai đoạn 3: Xảy ra sự kết hợp “kết đổi” của ADN gây biến nạp với đoạn ADN
tương ứng của thể nhận. Trước đó ADN của tế bào cho và ADN của tế bào nhận có sự
biến tính một phần để tạo điều kiện cho 2 phần xích lại gần nhau, sau đó đoạn ADN của
tế bào cho tiếp giáp với đoạn ADN tương đổng. Tiếp đến đoạn ADN của tế bào nhận bị
đứt ở quãng tiếp giáp này và đoạn ADN của tế bào cho được gắn vào chỗ đứt đó tạo ra
sự tái tổ hợp.

78
- G ia i đ o ạ n 4: Quá trình tái tổ hợp kết thúc tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa vật chất
di truyền của tế bào cho và tế bào nhận tạo thành thể biến nạp. Các đoạn ADN khống có
khả năng tái tổ hợp sẽ sinh sản như một sợi ADN đồng nhất, làm cho dòng tế bào biến
nạp phát triển.

4.2.2.4. ứng dụng hiện tượng biến nạp trong nghiên cứu cấu trúc gen

- Hiện tượng biến nạp là một phương tiện phân tích di truyền. Nó cho phép định vị
trí trên bản đồ di truyền của nòi vi khuẩn trên những vùng rất nhỏ của một gến quyết
1

định một tính trạng. Người ta có thể làm vô hoạt bằng đột biến nhiều enzim của vi khuẩn
và tái tổ hợp bằng biến nạp. Nó cho phép phân tích những đặc tính và chức năng của vi
khuẩn không thể nghiên cứu bằng sự tiếp hợp được, phát hiện những gen kiểm soát sự
hình thành giáp mô. Sự đề kháng với kháng sinh, nghiên cứu quá trình nha bào hoá, đặc
tính cố định nitơ phân tử trên những phân tử của Rhizobium...

ADN

Sợi ADN đơn


của tế bào cho
1. Tiếp xúc a Ị b c
(D
-< Z Ĩ -Ọ
Bacterium ^
im ■
) = t '— í
Chromosom
ADN hai sợi
của tế bào nhận

2. Xâm nhập
b

ADN của tế bào nhận


bong ra bị men nucleaza
phân huỷ

Phục hổi nhờ men


„ x ADN - polymeraza
a* * ' b* c\ ©

5. Phân chia thành các TB b c


đơn bội có NST tái tổ hợp

H ình 16. Các giai đoạn của sự biến nạp

79
- Hiện tượng biến nạp có một tầm quan trọng to lớn trong sinh học vì nó cho phép
xác định sự tổng hợp protein được đặt dưới sự kiểm soát của ADN. Nó mở đường cho di
truyền học hoá học. Nó cho thấy khi có một đột biến thì có một biến đổi của ADN.

- Nhờ hiện tượng biến nạp mà người ta nghiên cứu về cấu trúc gen và biết được
rằng: gen chưa phải là đơn vị nhỏ nhất của vật chất di truyền, trong gen còn có các locus
khác, những locus này đều xác định dấu hiệu mà gen xác định, tuy nó ở vị trí khác nhau
của gen. Từng locus này có thể xảy ra tái tổ hợp.

4.2.3. Sự tải nạp (nạp di) Transduction

4.2.3.1. Đ ịnh nghĩa

Tải nạp là sự.truyền một mảnh nhỏ nguyên liệu di truyền (những đoạn ADN) từ một
vi khuẩn cho đến một vi khuẩn nhận qua một vài trung gian là một phagiơ vi khuẩn
(thực khuẩn thể) gọi là phagiơ vecto hoặc phagiơ tải nạp.

Hiện tượng tải nạp do Zinder và Lederberg phát hiện năm 1911 ở trực khuẩn
Salmonella typhimurium. v ề sau người ta thấy hiện tượng này ở nhiều giống vi khuẩn
như: Escherichia, Shigella, Proteus, Pseudomonas, Vibrio, Staphylococcus, Bacillus.

Có thể tải nạp các gen chịu trách nhiệm về các tính trạng khác nhau: lên men đường,
kháng kháng sinh, tổng hợp một kháng nguyên sinh độc tố.

Muốn hiểu rõ được hiện tượng này cần phải biết bản chất và chu kỳ nhân lên của
phagiơ vi khuẩn và quá trình sinh tan, hoàn toàn khác quá trình tải nạp, nhưng có khi kết
hợp với nhau.

4.2.3.2. Khái niệm về phagiơ của vi khuẩn và Viềkhuẩn sinh tan

Phagiơ của vi khuẩn hoặc phagiơ là những mảnh có tính chất của virút nhưng ở mức
độ phân hoá sâu sắc hơn, có thể hoà tan vi khuẩn.

Phagiơ được phân bố rộng rãi trong tự nhiên, trong nước ở những nơi có vi khuẩn
sinh sỏi nảy nở như trong ruột, phân.

Phagiơ độc hoặc phagiơ hoạt động có khả năng hoà tan rất nhanh chóng những vi
khuẩn non đang nhân lên, chúng hấp phụ trên bề mặt vi khuẩn một cách đặc hiệu.

Có thể quan sát sự dung giải vi khuẩn trên môi trường lỏng bằng cách cho một hỗn
hợp lỏng dịch phagiơ đặc hiệu vào một canh khuẩn nước thịt dinh dưỡng ủ được vài
giờ. Môi trường trở nên trong sáng hoàn toàn. Trên môi trường đặc, sự dung giải của
phagiơ biểu hiện có những vùng nhỏ sáng, những vệt vô khuẩn chứa hơn một triệu
mảnh phagiơ.

80
4.2.3.3. Cơ chê chung của tải nạp

- Thực khuẩn thể và vi khuẩn tiếp xúc với nhau, virút phá vỡ tế bào vi khuẩn đi vào
trong tế bào chất của vi khuẩn lấy cắp ADN của vi khuẩn và chui ra, đem ADN cho vi
khuẩn thể nhận.

- Mỗi loại phagiơ có đặc hiệu riêng với một loại vi khuẩn.

- Đoạn ADN của tế bào cho được gắn lên ADN của thực khuẩn thể bằng trao đổi
chéo. Nghĩa là khi ADN của thực khuẩn thể gắn vào hệ gen của vi khuẩn thì xảy ra tái tổ
hợp giữa đoạn gen của vi khuẩn và một phần ADN của thực khuẩn thể.

4.2.3.4. Các kiểu tải nạp

Có 2 kiểu tải nạp:

a) T ải nạp chung hay tải nạp không đặc hiệu

Là sự tải nạp do những phagiơ tải nạp có thể truyền đi các tính trạng rất khác nhau
từ một vi khuẩn này đến vi khuẩn khác cùng loài như khả năng tổng hợp axit amin, đặc
tính lên men, sự di động, sự đề kháng với chất kháng sinh...Phagiơ tải nạp P của 2 2

Salmonella typhimurium có khả năng tải nạp bất kỳ tính trạng nào trong số rất nhiều
tính trạng riêng lẻ hay liên kết mang các chức năng khác nhau của Salmonella, do ADN
của nó có thể đính vào bất kỳ đoạn nào của hệ gen vi khuẩn. ADN của vi khuẩn cho và
ADN của phagiơ tải nạp có thể có sự trao đổi chéo nhưng cũng có thể ADN của vi
khuẩn cho chỉ liên kết tạm thời với ADN của phagiơ.

A- Đoạn ADN của thể cho do


phagơ tải nạp không có sự trao
đổi chéo do đó không gắn vào
NST của thể nhận (trong tải
nạp ngừng trệ)

B- Đoạn ADN của thể cho có sự C- Đoạn ADN của thể cho cùng
trao đổi chéo và gắn hản vào vói ADN của phagơ được gắn
NST của thể nhận. Phần ADN lẽn đoạn NST thể nhận mà
không sao chép bị phân huỷ không có trao đổi chéo (trong Tiềm tan hoá
(trong tải nạp hoàn toàn) tải nạp đặc hiệu)

H ình 1 7. Sơ đó tải nạp bằng phương thức khác nhau

81
- Tdi nạp lioàn toàn: Là sau khi vào tế bào vi khuẩn nhận thì ADN của vi khuẩn cho
sẽ có sự liên kết chéo với đoạn ADN tương đương và gắn hẳn vào hệ gen của vi khuẩn
nhận, do đó ADN được truyền cho các thế hệ con cháu.

- Tái nạp hạn chế: Trường hợp ADN của vi khuẩn cho không gắn vào hệ gen của vi
khuẩn nhận nên không có sự sao chép cùng, do đó ADN này chỉ còn tồn tại trong một tế
bào duy nhất mà không phải là trong tất cả các tế bào của thế hệ con cháu, đây là sự tải
nạp ngùng trệ, chiếm tỷ lệ lớn trong các trường hợp tải nạp. Tỷ lệ giữa tần số tải nạp
ngừng trệ và tần số tải nạp hoàn toàn là 1 0 / .
1

b) Tải nạp đặc hiệu

Là sự tải nạp do phagiơ chỉ có khả năng tải nạp 1 tính trạng di truyền, do ADN cúa
phagiơ tải nạp chỉ kết hợp với một đoạn xác định của hệ gen vi khuẩn. Ví dụ: phagiơ À.
của E. coli K 12 có khả nâng làm tan những nòi dại của E. coli, chỉ có thể tải nạp được
đoạn ADN xác định hoạt tính và sự tạo thành enzim tham gia lên men galactoza (Gal+)
từ nòi E.coli Gal+ sang E.coli Gai' (không có khả năng lèn men galactoza).

* Quá trình tải nạp diễn ra như sau:


ADN của vi khuẩn cho được gắn lên ADN của phagiơ tải nạp bằng trao đổi chéo (tái
tổ hợp), kết quả phagiơ mang đoạn gen Gal+ của vi khuẩn cho và một phần ADN còn lại
của nó. Sau khi phagiơ vào vi khuẩn nhận, đoạn gen Gal+ chỉ được gắn lên đoạn NST
của vi khuẩn nhận mà không có trao đổi chéo (đoạn ADN tải nạp tồn tại ngoài NST của
vi khuẩn nhận). Như vậy trong tế bào vi khuẩn nhận đoạn gen Gai' không bị thay thế
bời Gal+nên không bị mất đi, do đó tế bào chứa cả hai tính trạng Gai và Gal+, tạo ra thể
dị gen (không phải là thể tái tổ hợp) cho nên nó không ổn định và dễ bị phân ly ở thế hệ
con, khi phân bào đoạn gen Gal+ chỉ được phân vào một tế bào con (ADN tải nạp chỉ
được phiên âm, không được sao chép).

4.2.3.5. ứng dụng của quá trình tải nạp

- Giúp ích cho việc phân tích bản chất phức tạp của những vùng ADN mà người ta
qui ước gọi là gen, tức là những vùng riêng biệt kiểm soát một tính trạng.

- Tải nạp là một phương pháp di truyền học có 2 ưu điểm lớn sau:

+ Phát hiện được những hiện tượng tái tổ hợp xảy ra giữa hai thể dị dưỡng không
giống hệt nhau, thậm chí trong trường hợp tải nạp được thực hiện với tần số rất thấp.

+ Trong tải nạp ngừng trệ có tính trạng giống như trạng thái dị hợp tử ờ sinh vật bậc
cao, nghĩa là trong cùng một tế bào có thể có những gen giống hệt nhau mang những
biến đổi khác nhau.

82
4.2.4. Tiếp hợp

4.2.4.1. Định nghĩa

Tiếp hợp là tình trạng hai tế bào vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp với nhau bằng pili sinh
dục và vật liệu di truyền (plasmit, một phần hoặc toàn bộ thể nhiễm sắc) được chuyển từ
vi khuẩn cho sang vi khuẩn Iihận qua cầu nối pili đó. Vi khuẩn cho được gọi là vi khuẩn
đực, vi khuẩn nhận gọi là vi khuẩn cái.

Hiện tượng tiếp hợp được Lederberg và Tatun chứng minh năm 1946 giữa hai biến
chủng khuyết dưỡng A và B của một chủng Escherichia coli K nguyên dưỡng. Trộn hai
l 2

biến chủng A, B khuyết dưỡng rồi nuôi cấy, Lederberg và Tatun đã thu được chủng
nguyên dưỡng.

Nãm 1952, những thí nghiệm của Hayes chứng minh được giới tính trong hiện
tượng tiếp hợp: các gen được chuyển theo một hướng nhất định từ những tế bào chủng A
sang tế bào chủng B. Các tế bào A cho gen nên được gọi là tế bào đực còn các tế bào B
nhận gen thì được gọi là tế bào cái.

Hiện tượng tiếp hợp là một trong những phát hiện kỳ lạ nhất về vi khuẩn học, không
phải ngẫu nhiên mà do tìm tòi có chủ định rất khoa học, chặt chẽ, lôgic.

4.2.4.2. Yếu tố giói tính F (Fertỉlity: hữu thụ)

Khả năng hoạt động của một vi khuẩn thể cho không phụ thuộc vào một hoặc nhiều
gen của nhiễm sắc thể mà có liên quan đến sự có mặt trong tế bào của một tác nhân "gây
nhiễm" gọi là yếu tố giới tính hoặc yếu tố hữu tính (F). Yếu tố này cấu tạo bởi một phân
tử ADN có kích thước gần giống ADN của nhiễm sắc thể của một phagiơ vi khuẩn, nó
có kích thước trung bình dài bằng 2% chiều dài nhiễm sắc thể của vi khuẩn, nghĩa là
tương đương với số tổ hợp nucleotit có khả năng tự tái tạo.

Có thể coi yếu tố F là một Epixom vì nó có những tính chất của Epixom, có thể tồn
tại trong tế bào tuần tự dưới hai trạng thái khác nhau hoặc ở trạng thái độc lập trong tế
bào chất, trong đó nó được sao lại một cách độc lập hoặc nhiễm vào nhiễm sắc thể của vi
khuẩn như một tiền phagiơ và tự sao lại với nhiễm sắc thể. Yếu tố này không giết chết vi
khuẩn vật chủ. Những vi khuẩn đực chứa yếu tố này, có thể loại trừ nó bằng cách xử lý
nó với acridin vàng cam, chất này có thể tự sao lại của yếu tố F và biến vi khuẩn đực
thành vi khuẩn cái.

Những vi khuẩn đực có yếu tố F được goi là F+. Những vi khuẩn cái không có yếu tố
này trước khi tiếp hợp gọi là F~.

Yếu tố F kích thích sự tiếp hợp, nó hoạt động bằng cách làm biến đổi bề mặt vi
khuẩn đực, nó làm hình thành một kháng nguyên mới làm biến đổi diện tích của vi
khuẩn và tạo điều kiện cho vi khuẩn đực tiếp xúc với vi khuẩn cái.

83
Việc truyền yếu tố F từ một vi khuẩn này sang một vi khuẩn khác đòi hỏi một sự
tiếp xúc trực tiếp giữa hai tế bào.

Có thể phân biệt một số vi khuẩn đực sau:

a) Vi khuẩn đực F +

Là vi khuẩn có yếu tố giới tính F (F ertility: hữu thụ). Yếu tố giới tính F tồn tại độc
lập trong tế bào, do đó vi khuẩn đực F+ có tần sô' tái tổ hợp thấp. Khi lai F+ X F~ sẽ cho ra
thể tái tổ hợp thấp mà chủ yếu là làm đực hoá tế bào cái (F”, F+), do tế bào F+ truyền yếu
tố giới tính F mà không kèm theo việc truyền vật chất di truyền của nó cho tế bào F~.

Ví dụ: Người ta cho vi khuẩn đực A+ B+ CT D+ Sms cảm ứng với Streptomyxin tiếp
xúc với vi khuẩn cái Aũ BD c° Dũ Smr (đề kháng với Streptomyxin), sau một giờ cho
Streptomyxin vào sẽ giết chết các vi khuẩn đực F \ 24 giờ sau kiểm tra lại thấy canh
khuẩn chỉ gồm có vi khuẩn đực F+ Aũ B° CT D+ Smr, như vậy đã có sự đực hoá các vi
khuẩn cái và yếu tố giới tính F sẽ được truyền cho đời sau.

Người ta có thể biến vi khuẩn đực F+ thành vi khuẩn cái F~ bằng cách cho acridin
hoặc muối coban vào canh khuẩn đực F+ sau vài giờ còn lại, đa số là vi khuẩn cái F”.
Nguyên nhân là do các chất trên đã ức chế sự nhân lên của yếu tố F trong tế bào vi
khuẩn, làm cho những lần phân chia sau tế bào con cháu không có yếu tố F.

b) Vi khuẩn đực Hfr (High ỷrequency recombinant)

Là những vi khuẩn có yếu tố giới tính F ở trạng thái liên kết với nhiễm sắc thể của vi
khuẩn, do đó khi truyền yếu tố F cho vi khuẩn cái F~ thường có kèm theo một đoạn hoặc
toàn bộ nhiễm sắc thể của vi khuẩn đực, tạo thành các thể tái tổ hợp vì thế các vi khuẩn
đực H ữ có tần số tái tổ hợp cao. Ví dụ: trong một quần thể F của E.coli K có một vài cá
12

thể đột biến có khả năng truyền nhiễm sắc thể của mình sang cho vi khuẩn F~ với một tần
suất rất cao khoảng 10 2, gấp 1000 lần tế bào F~, chúng được gọi là các biến chủng Hfr.

Nhân tố F+ đã sao
chép mở không đem
theo NST của TB
ãyỡimíõLiãic
n_ c_ft . CĂ2 r F-

onioì Ịcnra ịỹ]ÍẸ


2 — •>- Nhân tố F+ đã sao
chép mở đem
theo NST

a) Sự đực hoá các vi khuẩn F


Ị-T U .
Hfr p- Wfr r- LU-
b) Sự tạo thành thể tái tổ hợp

H ình 18. Sơ đồ vê lai F*x F và Hfr X F

84
Trong biến chủng Hfr yếu tố F tích hợp vào ADN thể nhiễm sắc. Trong quá trình
tiếp hợp, ADN thể nhiễm sắc sao chép, một bản ở lại tế bào đực Hfr, bản thứ hai được
yếu tố F ở phía cuối đẩy qua pili sinh dục sang vi khuẩn cái F~ như một đoàn tàu. Toàn
bộ ADN thể nhiễm sắc vi khuẩn đực được truyền sang vi khuẩn cái trong hai giờ ở 37°c,
với tốc độ tăng nhanh, khoảng 1300 đôi nucleotit trong 1 giây. Nhưng thường xảy ra
rung lắc gãy cầu pili nên ít khi truyền được hết ADN thể nhiễm sắc và cũng không
truyền được yếu tố F.

Trong nghiên cứu người ta làm những thí nghiệm tiếp hợp gián đoạn gây rung lắc
đứt pili sau những thời gian nhất định, rồi nuôi cấy những tế bào vi khuẩn cái, tìm các
tính trạng được thể hiện, từ đó suy ra vị trí của các gen tương ứng với thời gian tiếp hợp,
cuối cùng vẽ được bản đồ gen của vi khuẩn.

c ) V i khuẩn đực trung gian

Một vi khuẩn đực Hfr chứa một yếu tố giới tính thâm nhập gọi là yếu tố F+ (F phẩy)
cấu tạo bằng một gen của nhiễm sắc thể ở gần điểm thâm nhập. Như thế yếu tố giới tính
đã đưa vào trong cấu trúc của nó một mảnh của nhiễm sắc thể vi khuẩn, do đó những vi
khuẩn đực này có khả năng gieo rắc nhanh chóng yếu tố giới tính F, trong những vi
khuẩn cái F~. Cũng như những vi khuẩn đực, chúng có một khả năng gây nhiễm cao,
nhưng chúng cũng có thể truyền dễ dàng những gen của nhiễm sắc thể và cũng cho như
những vi khuẩn đực H ữ những thể tái tổ hợp của nhiễm sắc thể có tần số cao. Từng thời
gian một chúng hoạt động như những vi khuẩn đực F+ hoặc vi khuẩn đực Hfr.

Sự tiếp hợp giữa các tế bào F+, Hfr với tế bào F~, tế bào F+ tiếp hợp dễ dàng với tế
bào F”, yếu tố giới tính có thể được truyền từ tế bào F+ sang tế bào F~. Kết quả là vi
khuẩn F” biến thành VI khuẩn F+. Vi khuẩn mới này có thể truyền lại yếu. tố F cho các vi
khuẩn khác khi tiếp xúc với những cá thể F“. Nhưng sự sinh sản hữu tính như vậy không
dẫn đến sự trao đổi gen. Sự trao đổi gen xảy ra khi vi khuẩn F~ tiếp hợp với vi khuẩn
Hfr. Dưới kính hiển vi điện tử người ta chứng minh được rằng khi tế bào F~ tiếp hợp với
tế bào Hfr thì chất của nhiễm sắc thể được truyền từ tế bào Hfr sang tế bào F~.

Chỉ một đoạn của nhiễm sắc thể của vi khuẩn được truyền sang, chứ không phải
toàn bộ nhiễm sắc thể.

Người ta có thể xác định kích thước của đoạn đã được truyền vào trên cơ sở các gen
đánh dấu của nhiễm sắc thể đã được truyền vào hợp tử hoặc những sản phẩm phân chia
của nó hay không.

Bằng những thí nghiệm người ta cũng xác lập được rằng: khi tiếp hợp cần phải có tối
thiểu thời gian 18 phút để cho gen đánh dấu T (treonin) có thể truyền từ " tế bào cho F+"
xâm nhập vào "tế bào nhận F~". Đối với gen Lac thời gian ấy là 18 phút, đối với gen
Galb là 25 phút, trình tự truyền gen tương ứng với trật tự của chúng trên nhiễm sắc thể
mà trật tự này đã được xác định trên cơ sở các sô' liệu về liên kết và tái tổ hợp.

85
4.2.43. Cơ chê của tiếp hợp (truyên vật chất di truyên)

Cách truyền vật chất di truyền từ -vi khuẩn đực sang vi khuẩn cái được làm sáng tỏ
do những công trình của Wollman và Jacob (1958 - 1960) về động lực của sự hình thành
những thể tái tổ hợp. Những thí nghiệm này đã phát hiện trạng thái của yếu tố giới tính F
trong những vi khuẩn đực H ữ và vai trò của nó trong những quá trình truyền dẫn.

Quá trình truyền vật chất di truyền trong tiếp hợp diễn ra theo các giai đoạn sau:

- Giai đoạn đầu: là sự tiếp xúc ngẫu nhiên xuất hiện vài phút sau khi trộn vi khuẩn
với nhau. Xác suất của sự tiếp xúc phụ thuộc vào nồng độ vi khuẩn của 2 giới.

- Giai đoạn 2: là sự liên kết cập giữa tế bào nhận và tế bào cho. T ế bào nhận đóng
vai trò thụ động, màng tế bào của nó bị hòa tan tại chỗ tiếp xúc tạo thành những cầu
nguyên sinh chất có đường kính 10 - 30|J.. Quá trình này phụ thuộc vào pH làm biến đổi
tỷ lệ tiếp xúc kèm theo một sự kết hợp, điều kiện dinh dưỡng.

- Giai đoạn 3: là giai đoạn mà các chrômôxôm của tế bào cho được chuyển sang tế
bào nhận theo cấu trúc thẳng, mỗi gen phân bố ở một vị trí xác định. Số lượng gen được
chuyển sang phụ thuộc vào thời gian tiếp hợp.

- Giai đoạn 4: là quá trình tái tổ hợp giữa các nhiễm sắc thể của thể nhận và đoạn
chất di truyền của thể cho.

Cuối cùng là sự tái tạo nhiễm sắc thể trong những thế hệ sau, thể lai được hình
thành.

Thí nghiệm cổ điển lai ngắt quãng tiến hành bằng cách lấy trong từng khoảng cách
đều (1 phút) những lượng canh khuẩn giống nhau (0,5ml) trong những hỗn hợp vi khuẩn
đực Hfr và vi khuẩn cái F~ đang tiếp hợp và sau khi pha loãng (1/4) trong nước sinh lý
tách ngay những tế bào đang giao phối bằng cách lắc mạnh trong một máy lắc quay
hoặc một máy chấn động (trong độ 1phút).
0

Sau khi lấy và pha loãng, canh khuẩn được cấy rải ra trên môi trường thạch dinh
dưỡng (thạch đĩa), sau khi ủ người ta phân lập những khuẩn lạc của các thể tái tổ hợp và
nghiên cứu các tính chất của chúng để phát hiện những gen di truyền của những vi
khuẩn đực. Người ta thấy rằng:

a) Mỗi thể quyết định di truyền của nòi đực được truyền đi sau một thời gian đặc
trưng.

b) Những gen khác nhau được truyền đi theo một thứ tự thời gian ăn khớp với sự bố
trí của chúng trên nhiễm sắc thể Hfr.

c) Một đặc tính có khả năng được truyền đi nếu nó ở xa đầu mối dẫn truyền (điểm
gốc ) của nhiễm sắc thể đực trong lúc truyền đi.
0

86
Nhiễm sắc thể được truyền đi như sau:

Trong thời gian tiếp hợp nhiễm sắc thể của vi khuẩn Hfr được mở ra và truyền từ từ
sang những vi khuẩn cái dưới dạng một cấu trúc thẳng có định hướng; đầu mối xâm
nhập đầu tiên là điểm gốc F này ở đầu mối kia của nhiễm sắc thể; như thế nó đại diện
cho đặc tính cuối cùng có thể truyền đi được, nhưng ít khi được truyền đi từ một vi
khuẩn đực Hfr đến một vi khuẩn cái F”, vi nhiễm sắc thể ít khi được truyền toàn bộ; phải
mất một thời gian là hai giờ ở 37°c (100 đến 120 phút ở E.coli K 12) nhưng sợi ADN
được cấu tạo từ các nhiễm sắc thể rất mỏng manh và thường chia thành từng mảnh,
thành đoạn, có nhiều cặp vi khuẩn bất thần tách ra trước khi nhiễm sắc thể được truyền
đi hoàn toàn. Vì thế đặc tính Hfr ít khi được truyền đi.

4.2.4A. Sự tái tổ hợp, các giai đoạn của sự tái tổ hợp

Người ta có thể phân biệt quá trình hữu tính, hai loại hiện tượng là sự tiếp hợp và sự
tái tổ hợp. Sự tiếp hợp tiến hành theo 3 giai đoạn (như trình bày ở trên) còn sự hình
thành nhũng thể tái tổ hợp gồm giai đoạn:
2

- Sự sắp xếp nhiễm sắc thể (Intergation)

- Sự phân tách các thể tái tổ hợp (segregation).

a) Sự sắp xếp nhiễm sắc th ể

Sau khi nhiễm sắc thể được truyền đi phải có một sự sắp xếp lại để hình thành một
nhiễm sắc thể mới mang những gốc Hfr và những gen có gốc của con cái. Sự tái tổ hợp
giữa những đoạn di truyền của nhiễm sắc thể đực và cái đòi hỏi một sự sắp xếp các vùng
có cấu trúc tương tự gọi là "alen". Nếu những vùng này dài thì xác suất của sự tiếp hợp
lớn. Sự tiếp hợp có thể tiến hành bằng cách:

- Cắt khúc đoạn nhiễm sắc thể được truyền sang, tiếp theo là sự trao đổi một khúc
nhiễm sắc thể giữa vi khuẩn đực và vi khuẩn cái.

- Bằng cách sao lại xen kẽ: Nhiễm sắc thể của thể tái tổ hợp hình thành trong quá
trình sao lại khi thì trên khuôn mẫu của khúc chuyển đến; như thế đã xảy ra hai sự trao
đổi chéo trong quá trình hình thành hệ gen của thể tái tổ hợp. Thông tin di truyền được
truvền đi trong quá trình sao lại của ADN.

b ) Sự phân tách các th ể tái tổ hợp

Mỗi vi khuẩn gồm 1-4 nhân, vi khuẩn cái nhận một nhiễm sắc thể của H ữ từng phần
hoặc toàn phần nhiễm sắc thể này sẽ tái tổ hợp với 1 nhiễm sắc thể của con cái. Như thế
sau sự sắp xếp của nhiễm sắc thể hợp tử chứa 1 đến 3 nhiễm sắc thể có gốc của con cái
và một nhiễm sắc thể tái tổ hợp. Số lượng vi khuẩn tái tổ hợp bắt đầu tăng ớ phút thứ 120
sau khi tiếp hợp.

87

You might also like