You are on page 1of 9

MỤC LỤC

I. Lời cảm ơn……………………………………………………………. 2


II. Tóm tắt nội dung dự án…………………………………………….....2
1. Lí do nghiên cứu………………………………………......................... 2
2. Ý tưởng nghiên cứu……………………………………….....................2
3. Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………….... 2
4. Đối tượng nghiên cứu………………………………………..................2
5. Công việc chính đã thực hiện …………………………………………. 2
6. Kết quả mong đợi………………………………………........................ 2
7. Lợi ích mang lại………………………………………........................... 2
8. Ứng dụng của nghiên cứu………………………………………............. 2
9. Tham khảo kết quả nghiên cứu trước …………………………………..3
III. Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu…………….3
IV. Giới thiệu và tổng quan về vấn đề nghiên cứu.....................................3
1. Lý do chọn dự án…………………………………………………..........3
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………......5
3. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………….....5
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu……………………………………………5
5. Sự khác biệt của đề tài so với đề tài trước. ……………………………..5
V. Phương pháp nghiên cứu ( tài liệu và thực nghiệm)…………………..5
VI. Kết quả .……………………………………………………………….8
VII. Kết luận………………………………………………………………...8
VIII. Tài liệu tham khảo……………………………………………………9
2

I. Lời cảm ơn
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nam,
Phòng GD&ĐT Kim Bảng đã tổ chức cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học
sinh trung học để chúng em được tham gia.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến BGH nhà trường, các
thày cô giáo, ông bà, bố mẹ em và các bạn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em
về kiến thức, về vật chất, động viên về tinh thần rất nhiều để em có thể hoàn
thành dự án một cách nhanh nhất và đạt kết quả tốt nhất!
II. TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN
1. Lí do nghiên cứu:
Muỗi là một trong những loại côn trùng nguy hiểm gây ra nhiều bệnh
truyền nhiễm thường gặp cho con người như: bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét
Tuy nhiên trong thực tiễn hiện nay có nhiều cách diệt muỗi khác nhau
như dùng hóa chất phun xịt, diệt lăng quăng bọ gậy, dùng bẫy điện, vợt sạc điện,
đèn bắt muỗi,… các thiết bị này thường sau một thời gian sử dụng phải mua một
nguyên liệu mới để thay thế, rất tốn kém, và có thể gây hại cho sức khỏe con
người.
2. Ý tưởng nghiên cứu:
Em muốn nghiên cứu, tìm hiểu, đưa ra các giải pháp diệt muỗi mà không
dùng hóa chất, không thải ra khí độc, thân thiện với môi trường, bảo vệ sức
khỏe cho người sử dụng mà chi phí rẻ. Ngoài ra, em cũng muốn tận dụng xác
muỗi để làm thức ăn để chăn nuôi ếch và cá cảnh. Vì vậy chúng em đã trăn trở
suy nghĩ rất nhiều để thiết kế ra sản phẩm mang tên: “ BẪY DIỆT MUỖI”
3. Câu hỏi nghiên cứu: ? Làm thế nào để có thể diệt muỗi mà không gây hại
cho môi trường và có thể tận dụng được xác muỗi để làm thức ăn trong chăn
nuôi?
4. Đối tượng nghiên cứu: cách diệt muỗi bằng bẫy.
5. Công việc chính đã thực hiện:
+ Chọn đề tài nghiên cứu.
+ Lên kế hoạch thực hiên cho dự án nghiên cứu.
+ Sưu tầm tư liệu, thông tin, bài viết liên quan đến đời sống của muỗi, tác
hại của muỗi gây ra đối với sức khỏe con người và các giải pháp để diệt muỗi.
+ Tiến hành chế tạo thiết kế sản phẩm và thử nghiệm tại các hộ gia đình.
6. Kết quả mong đợi:
+ Diệt muỗi mà không gây hại đến môi trường, sức khỏe con người.
+ Chi phi thấp.
+ Tận dụng được xác muỗi làm thức ăn để chăn nuôi ếch và cá cảnh
7. Lợi ích đề tài mang lại:
- Áp dụng phổ biến cho các vị trí, thao tác và sử dụng vận hành đơn giản, tái sử
dụng nhiều lần dễ chế tạo, giá cả vừa phải, vật liệu sẵn có rộng rãi trên thị
trường. Quạt bắt muỗi được thiết kế to hay nhỏ tùy thuộc vào từng trường hợp
nên dễ áp dụng rộng rãi trong hộ gia đình và đơn vị…hay bất cứ nơi nào có
nhiều muỗi, góp phần đẩy lùi dịch bệnh sốt xuất huyết, sốt rét và các bệnh
3

truyền nhiễm khác đồng thời có thể vận dụng trong chăn nuôi, giúp cho phát
triển chăn nuôi được tốt hơn.
- Diệt muỗi không dùng hóa chất, không thải ra khí độc, thân thiện với môi
trường, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Ngoài ra, xác muỗi có thể sử dụng
để làm thức ăn để chăn nuôi ếch và cá cảnh.
8. Ứng dụng của nghiên cứu:
Có thể được triển khai rộng rãi tại các hộ gia đình.
9. Tham khảo kết quả nghiên cứu trước:
Chưa tham khảo kết quả nghiên cứu nào
III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH NGHIÊN
CỨU
1. Giả thuyết khoa học
Giả thuyết được đặt ra là: Muỗi là loài động vật có thê cảm nhận được tia
hồng ngoại phát ra từ một vật có thân nhiệt cao; thường bay ra nơi kín gió, trú
ngụ trên các vật có màu tối sẫm vào các thời điểm chập tối, mờ sáng chúng đặc
biệt nhạy cảm với CO2 trong hơi thở người và động vật và mùi trong mồ hôi,
kết hợp với nguyên lý hoạt động hút đẩy của quạt đảo chiều, nguyên liệu dễ
kiếm, dễ thao tác lắp đặt, có thể sử tái sử dụng nhiều lần, cho hiệu quả diệt
muỗi cao nêm chúng em đã nghĩ ra giải pháp diệt muỗi như sau:
- Dùng đèn thu hút muỗi.
- Dùng quạt đảo chiều: hút muỗi vào trong và sau 1 thời gian muỗi sẽ chết
ngạt
- Tận dụng xác muỗi để làm thức ăn nuôi ếch và cá.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm giải pháp để thu hút muỗi đến
- Tìm giải pháp để hút muỗi vào trong mà muỗi không thoát ra ngoài được.
- Tìm giải pháp lấy xác muỗi ra 1 cách dễ dàng
3. Dự kiến kết quả: Tiêu diệt được lượng lớn muỗi mà không gây hại cho môi
trường
IV. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Muỗi là loài động vật gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO), các căn bệnh lan truyền từ muỗi hàng năm làm
khoảng 750.000 người chết trên toàn thế giới, trong đó đa số là trẻ em. Dưới đây
là một số bệnh do muỗi gây ra: Sốt xuất huyết Dengue, Sốt rét, Virus Zika Sốt
vàng da,Bệnh sốt Rift Valle,Viêm não Murray Valley, Sốt Chikungunya,
Dirofilaria immitis, Viêm não Nhật Bản
Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, bộ Hai
cánh (Diptera).
Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài.
Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và
động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có
trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5
km/h.
4

Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae
thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anopheles,
Culex, Psorophora, Ochlerotatus, Aedes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta,
Haemagoggus,...
Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước
đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng
gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát
triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C.
Vì vậy, chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời
của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.
Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút
máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức
ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho
muỗi cái.
Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa
quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu.
Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc
biệt nhạy cảm với cacbon điôxit trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ
hôi. Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ
tìm được đến động vật và chim máu nóng.
Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai
đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là
trứng muỗi, bọ gậy(ấu trùng), cung quăng (nhộng) và muỗi trưởng thành. Muỗi
cái trưởng thành đẻ trứng theo từng đợt.
Các biện pháp diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh không làm giảm ngay số
lượng muỗi đốt, có khi phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới giảm được số lượng
muỗi đốt. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh bao gồm các biện pháp khác nhau như
thau vét bọ gậy, làm thay đổi nơi sinh sản của muỗi, làm cho bọ gậy không sinh
sôi, nảy nở được. Khống chế không cho muỗi trưởng thành đến được nơi sinh
sản. Thả cá và các loài sinh vật ăn bọ gậy khác vào những nơi có bọ gậy muỗi.
Đồng thời có thể dùng các loại hóa chất thuốc diệt bọ gậy. Các biện pháp can
thiệp này nhắm tới mục đích là giảm nguồn truyền.
Việc làm thoát nước ở các khu vực đầm lầy, nước tù đọng, đất đai khai
khẩn và các biện pháp lâu dài khác được thực hiện từ đầu thế kỷ 20 ở nhiều nơi
đã góp phần rất tích cực trong các biện pháp phòng chống và giảm thiểu những
bệnh do muỗi truyền. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh cần phải được thực hiện
chung quanh nơi sinh sống của con người trong phạm vi lớn hơn phạm vi dự
định diệt muỗi. Đối với nhiều loài muỗi, phạm vi này khoảng 1,5–2 km. Các
biện pháp không có hiệu quả lâu dài cần phải được duy trì suốt trong thời gian
có muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh.
Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với
người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong
cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da...
5

Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi
thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm
2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó
có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ
người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền
bệnh là muỗi. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm ra phương pháp diệt muỗi hiệu quả
nó bao gồm phương pháp diệt muỗi bằng vật lý (Phát quang bụi dặm, bỏ nước
ao tù, để không có nơi sinh sôi và phát triển) Đồng thời tiến hành diệt muỗi bằng
phương pháp hóa học như dùng hóa chất phun xịt, diệt lăng quăng bọ gậy, dùng
bẫy điện, vợt sạc điện, đèn bắt muỗi,… các thiết bị này thường sau một thời gian
sử dụng phải mua một nguyên liệu mới để thay thế và gây hại cho môi trường
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Tiêu diệt được động vật trung gian truyền bệnh cho con
người mà không gây hại cho sức khỏe con người.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Biện pháp tiêu diệt muỗi này có thể áp dụng
rộng rãi trong mọi hộ gia đình.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm ra giải pháp diệt muỗi an toan hiệu quả, chi phí thấp, không gây hại cho
môi trường.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Chỉ đề cập đến cách diệt muỗi.
5. Sự khác biệt của đề tài so với đề tài trước:
- Áp dụng phổ biến cho các vị trí, thao tác và sử dụng vận hành đơn giản, tái
sử dụng nhiều lần dễ chế tạo, giá cả vừa phải, vật liệu sẵn có rộng rãi trên thị
trường.
- Quạt bắt muỗi được thiết kế to hay nhỏ tùy thuộc vào từng trường hợp nên
dễ áp dụng rộng rãi trong hộ gia đình hay bất cứ nơi nào có nhiều muỗi, góp
phần đẩy lùi dịch bệnh sốt xuất huyết, sốt rét và các bệnh truyền nhiễm khác.
- Diệt muỗi không dùng hóa chất, không thải ra khí độc, thân thiện với môi
trường, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.
- Dùng xác muỗi có thể sử dụng để làm thức ăn để chăn nuôi ếch và cá cảnh.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
1. Phương pháp quan sát và điều tra.
Qua quan sát và điều tra em thấy được đại bộ phân các hộ dân cư trong
thôn em đều:
- Phần lớn sử dụng hoá chất để diệt muỗi: như nước lau sàn đuổi muỗi,...
- Số ít thì dùng đèn đuổi muỗi bằng tinh dầu.
2. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
a) Thực nghiệm lần 1.
Việc dùng đèn đuổi muỗi bằng tinh dầu nhanh hết, tốn kém; còn dùng
hóa chất đuổi muỗi thì có thể gây hại cho sức khỏe con người. Từ thực tế trên
6

nhóm nghiên cứu chúng em đã đưa ra giải pháp thiết kế diệt muỗi bằng bẫy diệt
muỗi không đèn. Tuy nhiên trong quá trình kiểm nghiệm thực tế nhóm em thấy
trong mô hình trên tồn tại một nhược điểm là chưa thu hút được muỗi đến.
b) Thực nghiệm lần 2.
Với mong muốn đề có thể thu hút được muỗi đến và diệt muỗi 1 cách tự
nhiên không gây hại cho cho sức khỏe con người, nhóm chúng em đã tiếp thu
các ưu và nhược điểm của mô hình trên kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu
tham khảo, qua mạng internet,… từ đó đưa ra giải pháp thiết kế thành công mô
hình:“ Bẫy diệt muỗi” .
Mô hình là một hệ hút và xử lí muỗi khép kín, được thể hiện trên hình:

Cấu tạo các thành phần của mô hình gồm:


Có cấu tạo đơn giản gồm các bộ phận chính như sau:
7

- Quạt điện 220V ( thiết bị chính).


- Ống chụp phía trước quạt (ống hút muỗi );
- Ống chụp phía sau quạt (ống đẩy muỗi vào túi lưới);
- Bóng đèn 220V (bóng đèn hồng ngoại);
- Công tắc, dây dẫn,…
Nguyên lí hoạt động của mô hình.
Chế tạo ra bẫy bắt muỗi gồm 3 bộ phận hoạt động theo nguyên lý của lực
hút và lực đẩy
Bẫy bắt muỗi là một thiết bị phát ra ánh sáng màu tím, có khả năng thu hút
và tiêu diệt muỗi hiệu quả. Không giống như những loại hương muỗi, thuốc xịt muỗi
thông thường, bóng đèn bắt muỗi không thải ra hoá chất, đảm bảo an toàn cho sức
khoẻ và không gian sử dụng.
Nguyên lý bẫy bắt muỗi là dùng ánh sáng để thu hút muỗi đến gần. Và đó là
lý do bóng đèn không thể vắng mặt trên mỗi thiết bị. Ánh sáng được sử dụng thường là
ánh sáng tia tử ngoại ultraviolet có màu tím hoặc xanh mờ để thu hút con trùng.
Khi kết nối với nguồn điện, quạt và đèn phía ngoài sẽ được cung cấp năng
lượng. Các loại đèn bắt muỗi sử dụng nguồn điện 220V, ánh sáng phát ra không quá
gay gắt nên dễ dàng lắp đặt trong phòng. Sử dụng bóng đèn chiếu sáng để thu hút
muỗi, bên trong bóng đèn sẽ có quạt hút gió Muỗi sau khi bị thu hút bởi ánh sáng của
8

đèn sẽ tự “dấn thân” đến .Khi muỗi bay đến gần, quạt hút gió sẽ hút chúng vào và
nhốt lại bên trong tấm vải
Cách lắp đặt:
Cắt 2 tấm tôn và khoanh thành hai ống tròn hình côn (có thể tận dụng
như xô nhựa cũ, các loại tấm nhựa, xốp, foam dẻo sẽ an toàn hơn vì hạn chế rò rỉ
điện), sau đó dùng liên kết chúng vào mặt trước và mặt sau của quạt điện, đặt
bóng đèn màu vào ống tròn phía trước quạt ( ống hướng hút gió - để tăng hiệu
quả phát tia hồng ngoại dùng giấy màu đỏ trắng xen kẽ dán trong lòng ống hút),
ống tròn phía sau quạt nối với một tấm vải màn mịn đã được may thành dạng túi
lưới.
Thao tác vận hành bẫy bắt và diệt muỗi:
Vào lúc chập tối, mờ sáng, tắt hết các vật phát sáng như bóng đèn, tivi,
nối nguồn điện và nút nhấn khởi động quạt, đèn đỏ bật sáng, hướng ống hút gió
vào vị trí muỗi hai trú ngụ như góc tối, nơi treo quần áo vật dụng sẫm màu;
muỗi sẽ cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra bởi bóng đèn màu đỏ đặt trong
ống hướng gió và tự bay đến, gió sẽ hút chúng vào cánh quạt đang quay, lực
quay của cánh quạt hút chúng vào ống phía trong và đẩy qua tấm vải mùng phía
sau, một thời gian muỗi sẽ chết ngạt. Sau 30 phút đổi sang vị trí khác, làm liên
tục hàng ngày lượng muỗi sẽ giảm đến 70 đến 80%.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1. Kết quả: diệt được muỗi với số lượng lớn, không gây hại cho môi trường
2.Tính toán kinh phí thực hiện cho mô hình.
- Vật liệu thiết bị: vật liệu làm thiết bị bắt muỗi này là nguyên vật liệu dễ mua,
dễ tìm như: tái chế từ thùng sơn nước, vải màn mịn; quạt điện, bóng đèn 220V,
công tắc, dây dẫn… dễ lắp đặt, quy trình vận hành đơn giản, dễ sử dụng, giá
thành rẻ (khoảng từ 100 đến 300 nghìn đồng/cái ), chi phí điện thấp.
- Khả năng ứng dụng cho hiệu quả vượt trội so với các thiết bị bắt muỗi cũ, có
thể sản xuất đồng loạt, độ an toàn cao.
VII. KẾT LUẬN SAU KHI NGHIÊN CỨU.
Nếu được đưa vào sử dụng đại trà trong mọi hộ gia đình, sản phẩm sẽ
phát huy tốt vai trò, góp phần giảm thiểu khí độc hại, thân thiện với môi trường,
hạn chế các nguồn bệnh gây hại từ muỗi.
VIII.CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.Sách giáo khoa Sinh học 7.
2. Sách giáo khoa Vật Lý 7.
3. Sách giáo khoa Vật Lý 8,9.
4.Trang Web:
https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/cac-benh-nguy-
hiem-do-muoi/
https://dietmuoi.com.vn/tin-tuc/dac-diem-sinh-hoc-loai-muoi-
1139.html#:~:text=Mu%E1%BB%97i%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t
%20nh%C3%B3m%20sinh,khi%20l%E1%BB%9Bn%20h%C6%A1n%20v
%C3%A0i%20mm.
5. Trang web https://bangtaihaitin.com/tin-tuc/cau-tao-nguyen-ly-hoat-dong-
cua-quat-hut-48.html
9

Trên đây là phần trình bày báo cáo dự án mô hình: “Bẫy diệt muỗi” của
nhóm em. Chúng em rất mong được sự góp ý của hội đồng Ban giám khảo để dự
án của chúng em được hoàn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi vào thực tế,
giúp bà con nông dân có thể tránh được các bệnh do muỗi gây ra.
Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc ban giám khảo mạnh khỏe, hạnh
phúc!
Đại Cương, ngày 1 tháng 11 năm 2023
Người viết

Trần Ngọc Diệp


Nguyễn Huy Đức

You might also like