You are on page 1of 4

ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP LƯỠNG CƯ

* Đặc điểm chung :


- Là động vật có xương sống
- Thích nghi với môi trường sống vừa ở nước vừa ở cạn
- Da trần và ẩm ướt
- Hô hấp bằng phổi và da
- Di chuyển bằng 4 chi
- Tim 3 ngăn , có 2 vòng tuần hoàn , máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Thụ tinh ngoài , nòng nọc phát triển qua biến thái
- Là động vật biến nhiệt
* Vai trò :
- Là thực phẩm bổ dưỡng
- Một số có thể làm thuốc chữa bệnh
- Tiêu diệt sâu bọ và vật trung gian truyền bệnh
- Một số còn có thể gây độc chết người
ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT
Đặc điểm chung của bò sát:
   - Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn. 
- Da khô, vảy sừng khô: hạn chế thoát hơi nước. 
- Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt linh hoạt: cử động đầu và thu nhận thông tin.  
- Chi yếu, có vuốt sắc: bám vào nền khi di chuyển   
- Phổi phát triển, có nhiều vách ngăn, có cơ liên sườn: tăng hiệu suất hô hấp 
- Tim 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt (cá sấu tim 4 ngăn): máu nuôi cơ thể ít pha trộn. 
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng giàu noãn hoàng, có vỏ đá vôi bảo vệ: tăng khả
năng sống sót của con non.
Những nguyên nhân dẫn tới sự diệt vong của Khủng long là:
- Do khí hậu thay đổi, nóng lạnh đột ngột, cùng ảnh hưởng của thiên tai, thiên thạch rơi vào
trái đất.
- Do Khủng long có kích cỡ lớn thiếu chỗ trú thích hợp để tránh rét
- Do thiếu thức ăn
- Do các loài thú, chim cạnh tranh mạnh mẽ về thức ăn và môi trường sống, nhiều loài phá
hoại trứng Khủng long.
Ý khác: Khủng long bị xóa sổ khỏi trái đất do thiên thạch chứ không phải do hoạt
động của núi lửa, theo nghiên cứu mới. Thiên thạch, va chạm với trái đất ngoài khơi Mexico
vào cuối kỷ Phấn trắng cách đây 66 triệu năm, từ lâu được cho là nguyên nhân gây ra sự
tuyệt chủng của tất cả các loài khủng long.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LÓP CHIM
- Mình có lông vũ bao phủ
- Có mỏ sừng
- Phổi có hệ thống ống khí và túi khí tham gia hô hấp
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Là động vật hằng nhiệt
- Trứng có kích thước lớn, có vỏ đá vôi được ấp nở nhờ thân nhiệt của bố mẹ.
CÁC BỘ THÚ :Có 9 bộ thú
Bộ thú Huyệt: Thú mỏ vịt
Bộ thú Túi: Kanguru, Koala
Bộ Dơi : dơi ăn hoa quả, dơi ăn sâu bọ
Bộ cá voi: Cá voi, cá heo
Bộ ăn sâu bọ: chuột chù, chuột chũi
Bộ gặm nhấm: chuột đồng, sóc, nhím
Bộ ăn thịt: Hổ, mèo, sói
Các bộ móng guốc ( bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ, bộ voi) : voi, trâu, lợn
Bộ Linh trưởng : Khỉ, vượn, tinh tinh
- Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay:
   + Đuôi ngắn, thân ngắn và hẹp. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể
thuận tiện cho việc thả mình rơi tự do khi bắt đầu bay.
   + Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối
liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với mình, chi sau và
đuôi.
- Đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống ở dưới
nước được thể hiện
  + Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới
da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng
cách uốn mình theo chiều dọc.
  + Chi trước biến đổi thành vây dạng chèo, song vẫn được nâng đỡ
bởi các xương chi như các động vật có xương sống ở cạn, xương cánh
tay và xương ống tay ngắn, các xương ngón tay rất dài.
TIẾN HÓA VỀ SINH SẢN:
Có 2 hình thức sinh sản ở động vật :sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Phân biệt:   +sinh sản vô tính:là hình thức sinh sản ko có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực
và tế bào sinh dục cái trong sự thụ tinh.
                   +sinh sản hữu tính:là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và
tế bào sinh dục cái trong sự thụ tinh.
Sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính:
– Thụ tinh ngoài → Thụ tinh trong.
– Đẻ trứng → Noãn thai sinh → Đẻ con.
– Phôi phát triển có biến thái → Phát triển trực tiếp không có nhau thai → Phát triển trực tiếp
có nhau thai.
– Con non không được nuôi dưỡng → Được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, được học tập thích
nghi với cuộc sống.
ĐA DẠNG SINH HỌC (TT)
vùng nhiệt đới gió mùa có mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm, thực vật phát triển mạnh và phong
phú, cung cấp nguồn thức ăn và môi trường sống cho động vật phát triển. Điều kiện sống rất
đa dạng của môi trường đã dẫn tới hiện tượng cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sinh
sống, tận dụng được nguồn sống mà không cạnh tranh và khống chế lẫn nhau.
Nguyên nhân suy giảm động vật sinh học
Nạn phá rừng bừa bãi cháy rừng
Du canh, di chuyển khai hoang
Xây dựng đô thị làm mất môi trường sông của động vật
Săn bắn, buôn bán động vật trái phép
Sử dụng chất hóa học, thuốc trừ sâu tràn lan
Thải các chất thải từ nhà máy, từ sinh hoạt dân cư ra môi trường
Biện phá bảo vệ động vật sinh học
Cấm đốt phá khai thác rừng bừa bãi
Cấm săn bắn động vật trái phép
Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường
Tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ động vật sinh học
Tăng cường nhân giống lai tạo, sản xuất các loài có giá trị
Xây dựng khu vực bảo tồn
BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC
Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc
giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.
1. Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.
Vd: cá đuôi cờ, chim sáo, cóc, thằn lằn bóng đêm ăn sâu bọ
2. Sử dụng sản phẩm của thiên địch để tiêu diệt sản phẩm gây hại
Vd: sd bướm đêm đẻ trứng kí sinh lên cây xương rồng; sd ong mắt đỏ để trứng kí sinh
lên trứng của sâu xám
3. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại
Vd: sd vi khuẩn miôma và calixi để gay bệnh truyền nhiễm cho thỏ
4. Gây vô sinh để tiêu diệt sinh vật gây hại
Vd: triệt sản ruồi đực marcô -) ruồi cái ko sinh sản được
5. Sử dụng nấm kí sinh gây bệnh cho sinh vật gây họa
Vd: sd nấm kí sinh tiêu diệt dịch châu chấu

You might also like