You are on page 1of 9

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Con người và môi trường

Chương 5: Tài nguyên thiên nhiên

Chủ đề 5.4: Các tài nguyên khác

Slide Nội dung

1 Chào mừng các anh/chị sinh viên đến với môn học Con người và môi trường.
Nội dung của Chương 5 Tài nguyên thiên nhiên bao gồm 4 chủ đề như sau:
• 5.1 Khái niệm và Phân loại Tài nguyên thiên nhiên
• 5.2 Tài nguyên rừng và tài nguyên đất
2
• 5.3 Tài nguyên biển và tài nguyên nước
• 5.4 Các tài nguyên khác
Bài giảng này giới thiệu về Chủ đề 5.4 Các tài nguyên khác
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về Tài nguyên sinh vật.
Tài nguyên sinh vật bao gồm tất cả các loài động vật, thực vật, vi sinh vật và các
dạng sống khác tồn tại trong sinh quyển (đất, nước, không khí). Sinh quyển trải
dài từ đáy biển sâu khoảng 11.000m đến các đỉnh núi cao tới khoảng 9.000m. Sự
sống phân phối không đồng đều trong sinh quyển. Trên các đỉnh núi cao nhất, sự
sống chỉ có dưới dạng bào tử ngủ tiềm sinh của nấm, vi khuẩn. Dưới đáy sâu nhất
3 của đại dương, sự sống cũng rất nghèo nàn. Sự sống chủ yếu chỉ tập trung trong
phạm vi từ 200m dưới mặt biển đến 6.000m trên mặt biển.
Sự sống khác với các vật không sống ở 3 tính chất đặc trưng là có cấu trúc vật
chất phức tạp và tổ chức tinh vi, sự chuyển hóa năng lượng phức tạp, thông tin ổn
định, chính xác và liên tục. Sự sống có nhiều biểu hiện đặc trưng bao gồm sự trao
đổi chất, sự nội cân bằng, sự tăng trưởng, sự vận động, sự đáp lại, sự sinh sản và
sự thích nghi.
Tài nguyên sinh vật hay đa dạng sinh học bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài, đa
dạng hệ sinh thái, là sản phẩm của các quá trình biến dị di truyền, chọn lọc thích
nghi, cạnh tranh, tiến hoá trong điều kiện môi trường và các nhân tố sinh thái vô
sinh, hữu sinh đa dạng biến động có quy luật trong tự nhiên. Do các điều kiện tự
nhiên phân hoá và không lặp lại, nên sinh vật có tính đa dạng và duy nhất không
tái lặp. Do vậy nếu để mất gen, loài, hoặc hệ sinh thái nào đó thì vĩnh viễn chúng
không trở lại với tự nhiên. Sự tồn tại của mỗi loài có vai trò, giá trị riêng khó thay
4 thế trong hệ, và đa dạng loài là cơ sở cho cân bằng của hệ sinh thái.
Đa dạng sinh học là cơ sở đảm bảo khép kín chu trình sinh – địa – hoá, tạo cân
bằng sinh thái, bảo vệ môi trường; cung cấp tài nguyên thiên nhiên và các giá trị
thẩm mỹ, tín ngưỡng, giải trí,... cho con người; là cơ sở cho nền văn minh nhân
loại phát triển. Mỗi hệ sinh thái tự nhiên là cơ sở cho hình thành một nền văn hoá
bản địa riêng. Hệ tự nhiên càng phân hoá và đặc thù thì hệ xã hội càng có bản sắc
riêng. Khi đa dạng sinh học suy giảm, cơ sở cho sự sinh thành và bảo tồn đa dạng
văn hoá bị tổn thương, gây nguy cơ giảm đa dạng văn hoá.
Mọi biểu hiện của sự sống ở các sinh vật đều do thông tin di truyền lưu trữ trong
phân tử DNA điều khiển. Thông tin di truyền được ghi chép lưu trữ và sử dụng ở
dạng một ngôn ngữ của tự nhiên gọi là mật mã di truyền. Trong ngôn ngữ này chỉ
có 4 chữ cái là A, T, C và G (Adenine, Thymine, Cytosine và Guanine). Trong
mật mã di truyền, số lượng và trình tự sắp xếp của các chữ cái quyết định ý nghĩa
của các thông tin mang trong nó. Do đó, chỉ với 4 chữ cái nói trên, thế giới tự
5 nhiên đã tạo ra đa dạng gen. Mỗi cá thể, giống, loài mang trong nó những thông
tin di truyền đảm bảo cho chúng tồn tại, phát triển được trong điều kiện môi
trường mà cha mẹ chúng đang sống và mang tính địa phương, tự nhiên hoang dại
một cách rõ nét. Ví dụ: Đa dạng di truyền của hoa trạng nguyên Euphobia
leucocephala thể hiện qua màu sắc và hình dạng của lá bắc.
Khi thay đổi trình tự các chữ cái, thêm bớt một vài chữ cái, sẽ tạo ra thông tin
mới, tức sinh vật mới, hoặc một tính chất mới cho sinh vật. Ví dụ, nếu ta đưa đoạn
DNA của người mang thông tin tạo ra chất insulin (một dược phẩm chữa bệnh
tiểu đường) vào vi khuẩn Escherichia coli, thì vi khuẩn này sẽ sản sinh ra insulin
với lượng rất cao, cao hơn nhiều lần so với năng suất của con người, vì các tế bào
vi khuẩn phát triển rất nhanh.
Gen hoang dại là sản phẩm của điều kiện tự nhiên đa dạng và có giá trị tự thân
nhất định mà con người có thể đã biết hoặc chưa biết. Đối với những giá trị còn
chưa biết, con người chỉ có thể khám phá ra và có cách sử dụng nó khi nghiên cứu
đầy đủ về nó, vì thế nó cần được bảo vệ, bảo tồn để làm cơ sở cho nghiên cứu và
sử dụng trong tương lai. Một số loài sinh vật được thuần chủng và nuôi dưỡng
nhân tạo trong thời gian dài sẽ bị thoái hoá giống và có thể dùng giống hoang dại
lai với giống đã thuần dưỡng cùng loài, hoặc dùng công nghệ biến đổi gen để tạo
ra những giống mới có khả năng chống chịu với môi trường cao hơn.
Đa dạng loài là sự đa dạng, phong phú giữa các loài động thực vật khác nhau,
được hiện diện trong cùng một cộng đồng sinh thái nhất định hoặc hệ sinh thái
nhất định, được đặc trưng về số lượng loài và sinh khối.
Việt Nam được công nhận là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học cao trên thế
giới, gồm cả đa dạng gen, loài và hệ sinh thái.
6
Nếu xu hướng mất rừng hiện nay vẫn tiếp tục thì mỗi thập kỷ tới sẽ có khoảng 5 –
10% các loài sẽ bị diệt vong.
Việc khai thác bất hợp lý tài nguyên rừng và sinh vật, áp dụng giống mới trong
sản xuất đã làm thu hẹp hoặc mất đi các hệ sinh thái, dẫn tới nguy cơ tiêu diệt các
loài.
Đa dạng về hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá
trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái.
Hai nhân tố sinh thái vô sinh quan trọng tạo ra sự phân hoá sinh quyển thành các
7
sinh đới: nhiệt độ và lượng mưa. Sinh đới là những vùng rộng lớn với những đặc
thù nhất định về khí hậu, hệ thực vật, hệ động vật và kiểu đất.
Mỗi sinh đới có thể rộng hàng triệu km2, có thể trải ra trên nhiều lục địa, thường
có nhiều hệ sinh thái khác nhau, tồn tại trong những sinh cảnh có không gian
tương đối xác định. Giữa hai hệ sinh thái khác nhau thường có một vùng giao sinh
thái, tại đó các giống loài sinh vật sống xen nhau, tạo ra độ đa dạng sinh học cao
hơn hẳn các hệ sinh thái hợp thành.
Trên Trái Đất có các sinh đới chính như sau:
• Sinh đới đồng rêu vùng cực
• Sinh đới rừng
• Sinh đới đồng cỏ
8
• Sinh đới lãnh nguyên
• Sinh đới savan
• Sinh đới sa mạc
• Sinh đới thủy sinh: biển, nước ngọt
Thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của tình trạng tuyệt chủng
và suy giảm loài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đa dạng sinh học. Tốc độ tuyệt
chủng hiện tại gấp hàng chục – hàng trăm lần so với 10 triệu năm trước. Ước tính
khoảng 1 triệu loài bị đe dọa tuyệt chủng trên tổng số 8 triệu loài trên thế giới bao
gồm động vật lưỡng cư, động vật có vú sống ở biển, rạn san hô, cá đuối, cá mập,
động vật giáp xác, động vật có vú, bò sát, động vật thân mềm, chim, cá, chuồn
chuồn, họ dương xỉ, cây 1 lá mầm, cây lá kim, cây 2 lá mầm, cây tuế.
9
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do việc khai thác quá mức, bất hợp lý,
khai thác huỷ diệt khiến các hệ sinh thái, các loài không kịp tái tạo, tự phục hồi,
hoàn nguyên; hiện tượng ô nhiễm môi trường, tai biến sự cố môi trường tự nhiên
hoặc nhân tạo, gây chết hoặc khủng hoảng hệ sinh thái, những biến đổi của các
điều kiện khí hậu toàn cầu và những tác động đa dạng của con người lên các hệ
sinh thái trong tự nhiên (ví dụ: sự gia tăng của các loài ngoại lai, sự biến mất của
môi trường tự nhiên)
10 Giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học là
• Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn Quốc gia nhằm bảo vệ các
hệ sinh thái đặc biệt
• Bảo vệ các loài quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng
• Khai thác sử dụng hợp lý, khoa học các giá trị đa dạng sinh học, bao gồm
cả đa dạng gen, loài và hệ sinh thái.
Việt Nam trong những năm qua luôn đẩy mạnh các giải pháp quản lý bền vững tài
nguyên sinh vật thông qua việc ký kết các công ước RAMSAR, Công ước
HERITAGE, Công ước CITES, 3 Công ước Rio; cũng như ban hành Luật Bảo vệ
môi trường 2014, Luật Đa dạng sinh học 2008, Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Tài
nguyên môi trường biển và hải đảo 2015, Luật Tài nguyên nước 2012.
Tiếp theo chúng ta tìm hiểu về tài nguyên khoáng sản.
Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong
lòng đất, trên mặt đất và hoà tan trong nước biển, mà hiện tại con người có khả
năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp trong đời sống hàng ngày.
Tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất tạo ra của cái hàng hoá nguyên liệu đầu
vào của hệ kinh tế công nghiệp.
11
Tài nguyên khoáng sản thuộc loại không tái tạo, sẽ bị cạn kiệt trong quá trình khai
thác sử dụng, khiến khai thác những mỏ khoáng phân bố trong các vùng sâu, vùng
xa và có hàm lượng khoáng thấp hơn.
- Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế.
Việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi
trường.
Khoáng sản đa dạng về nguồn gốc và chủng loại:
• Theo dạng tồn tại: rắn (quặng, than), khí (khí đốt, He), lỏng (dầu, nước
khoáng)
12
• Theo nguồn gốc: nội sinh (sinh ra trong lòng Trái đất), ngoại sinh (sinh ra
trên bề mặt Trái đất).
• Theo thành phần hoá học:
✓ Khoáng kim loại: gồm kim loại thường gặp có trữ lượng lớn (nhôm,
sắt, crom, magiê,..) và kim loại hiếm (vàng, bạc, bạch kim, thuỷ ngân,
..)
✓ Khoáng phi kim loại: gồm các loại quặng photphat, sunphat,.; các vật
liệu khoáng (cát, thạch anh, đá vôi,..); và dạng nhiên liệu (than, dầu
mỏ, khí đốt,...)
Khai thác khoáng sản gây ra các vấn đề sau:
- Thay đổi đặc điểm địa hình theo hướng tăng cường mức độ lồi lõm bề mặt,
ảnh hưởng xấu tới cảnh quan, tăng cường độ bở rời của đất đá, dẫn đến làm
tăng cực đoan dòng chảy và ô nhiễm dòng chảy, ô nhiễm không khí, tăng
tích tụ chất thải rắn với khối lượng rất lớn
- Tăng mức độ phá rừng do nhu cầu gỗ lớn trong chống lò, chặt phá giải
phóng mặt bằng làm mất lớp thực vật che phủ bề mặt, làm mất toàn bộ các
13
chức năng của hệ rừng này, mất nơi cư trú của động vật và ảnh hưởng xấu
tới sự hình thành dòng chảy
- Phát tán vật chất gây ô nhiễm ra môi trường. Vận chuyển khoáng sản gây ô
nhiễm theo trục đường giao thông. Chế biến sử dụng khoáng sản gây ô
nhiễm đất, nước, không khí, cạn kiệt tài nguyên. Suy thoái, ô nhiễm môi
trường tác động xấu đến người lao động trực tiếp, cũng như cư dân và hệ
sinh thái trong khu vực
Giải pháp cho các vấn đề của tài nguyên khoáng sản:
• Tài nguyên khoáng sản thuộc loại không có khả năng tái tạo, nên trong việc
khai thác sử dụng cần chú ý áp dụng các giải pháp sử dụng hợp lý, tiết
kiệm, tái chế, tái sử dụng.
14
• Khắc phục các hệ quả môi trường trong khai thác, vận chuyển tài nguyên,
sử dụng các công nghệ khai thác tài nguyên tối ưu.
• Phải có các giải pháp cải tạo bề mặt đất và trồng rừng trên các diện tích mỏ
đã khai thác xong để hạn chế tới mức thấp nhất những tác động xấu tới môi
trường khu vực.
Tài nguyên khoáng sản Việt Nam đa dạng về loại hình nhưng phân bố không tập
trung. Các loại khoáng sản chính gồm có: dầu, khí, than đá, than nâu, than bùn,
sắt, apatit, vàng.
Quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam phải tuân thủ theo Luật
Khoáng sản 2010, đồng thời các khía cạnh cần quan tâm là:
15
• Hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu cực đến môi trường trong quá
trình thăm dò, khai thác.
• Điều tra chi tiết, qui hoạch khai thác và chế biến khoáng sản, tăng cường
tinh chế và tuyển luyện khoáng sản.
• Đầu tư kinh phí xử lý ô nhiễm trong quá trình khai thác và xử dụng.
Tài nguyên cuối cùng được giới thiệu đến các anh/chị là Tài nguyên năng lượng.
Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất, xuất phát từ hai nguồn chủ yếu là
năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất, là nhân tố cần thiết cho mọi quá trình
tiến hoá của sinh vật và phát triển của xã hội loài người.
Năng lượng mặt trời bao gồm bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học, năng lượng
16 của các chuyển động trong khí quyển, thuỷ quyển như dòng chảy, gió, sóng...,
nhiên liệu hoá thạch; Năng lượng lòng đất bao gồm nguồn địa nhiệt, năng lượng
phóng xạ,...
Tài nguyên năng lượng bao gồm các dạng có khả năng tái tạo như sinh khối, có
nguồn gốc gần như vô tận (như năng lượng mặt trời) và không có khả năng tái tạo
(như than đá).
Theo số liệu năm 2018 của cơ quan Năng lượng quốc tế IEA, lượng năng lượng
tiêu thụ trên toàn cầu tăng 2,3% so với năm 2017, gần gấp đôi mức tăng trung
bình kể từ năm 2010, do kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh, nhu cầu làm mát và
17
sưởi ấm gia tăng ở nhiều khu vực trên thế giới. Cơ cấu năng lượng của toàn cầu
như sau: 31% dầu, 26% than đá, 23% khí đốt, 10% sinh khối và chất thải, 5% hạt
nhân, 3% thủy điện và 2% nguồn năng lượng tái tạo.
Hệ quả môi trường của việc tiêu thụ năng lượng tùy thuộc vào dạng năng lượng
tiêu thụ:
• Đốt nhiên liệu hoá thạch và sinh khối xả thải CO2, bụi và một số chất độc
hại khác
• Dùng năng lượng thuỷ điện gắn liền với xây dựng hồ chứa nước gây nên
các vấn đề môi trường, tài nguyên, sinh thái, xã hội cho vùng thượng và hạ
lưu đập
• Dùng năng lượng hạt nhân tiềm ẩn nguy cơ rủi ro với xác suất nhỏ nhưng
tác động lớn và lâu dài,...
Giải pháp cho các vấn đề môi trường liên quan tới sử dụng năng lượng:
• Tiết kiệm năng lượng là quốc sách hàng đầu vừa hạn chế nguy có nhanh
chóng cạn kiệt tài nguyên
• Trong tương lai, các nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái sinh được
nghiên cứu và sử dụng rộng rãi như gió, năng lượng mặt trời, thủy điện, địa
18
nhiệt, sinh khối, nhiên liệu sinh học, thủy triều...
• Nghiên cứu các quy trình, thiết bị sản xuất tiết kiệm năng lượng
• Hạn chế tối đa các tác động môi trường trong khai thác và sử dụng năng
lượng
• Thay đổi cơ cấu năng lượng, giảm mức độ tiêu thụ năng lượng hóa thạch.
Cơ cấu năng lượng điện của Việt Nam năm 1995 gồm thủy điện 40%, than 16%,
dầu khí 14%, còn lại là từ sinh khối. Đối tượng tiêu thụ năng lượng gồm dân
dụng, công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và các lĩnh vực khác.
Đến nay Việt Nam nằm trong top 3 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về chuyển
19
đổi sang năng lượng tái tạo với chỉ số bổ sung năng lượng tái tạo (RAI) đạt 46, tức
công suất năng lượng tái tạo đang xây dựng chiếm 46% tổng công suất năng
lượng đang xây dựng, bao gồm năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt và sinh khối
(củi gỗ, phế phụ phẩm nông lâm nghiệp).
Các nhiên liệu sinh học cũng đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam là diesel
sinh học, xăng sinh học và khí sinh học.
Tóm lại, những điểm cần nhớ của chủ đề 5.4 là:
• Các khái niệm liên quan tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và tài
nguyên năng lượng.
• Giá trị, hiện trạng và sự suy giảm của đa dạng sinh học.
20 • Hiện trạng, tình hình khai thác và các vấn đề môi trường của tài nguyên
khoáng sản và tài nguyên năng lượng.
Ngoài ra, các anh chị thảo luận nhóm về vấn đề sau:
• Các giải pháp quản lý tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và tài
nguyên năng lượng ở Việt Nam
Nội dung của chủ đề 5.4 đến đây là kết thúc. Xin cám ơn sự theo dõi của các anh/
21
chị.

You might also like