You are on page 1of 4

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Con người và môi trường

Chương 5: Tài nguyên thiên nhiên

Chủ đề 5.1: Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên nhiên

Slide Nội dung

1 Chào mừng các anh/chị sinh viên đến với môn học Con người và môi trường.
Nội dung của Chương 5 Tài nguyên thiên nhiên bao gồm 4 chủ đề như sau:
● 5.1 Khái niệm và Phân loại Tài nguyên thiên nhiên
● 5.2 Tài nguyên rừng và tài nguyên đất

2 ● 5.3 Tài nguyên biển và tài nguyên nước


● 5.4 Các tài nguyên khác

Bài giảng này giới thiệu về Chủ đề 5.1 Khái niệm và phân loại tài nguyên thiên
nhiên.
Trước hết, chúng ta tìm hiểu tài nguyên là gì?
Tài nguyên thường được hiểu là tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông
tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử
dụng cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Trong mối quan hệ với con người, tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên
3 nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên xã hội gắn liền với các nhân
tố con người và xã hội.
Như vậy, tài nguyên thiên nhiên có thể được hiểu là bao gồm các dạng năng lượng,
vật chất, thông tin tự nhiên, tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người, có giá trị
tự thân mà con người có thể sử dụng được trong hiện tại và tương lai để phục vụ
cho sự phát triển của xã hội loài người.
4 Tài nguyên thiên nhiên được phân loại theo nhiều cách khác nhau.
Theo dạng tồn tại của vật chất thì gồm có tài nguyên vật liệu, tài nguyên năng lượng
và tài nguyên thông tin.
Phân loại theo đặc trưng về bản chất thì gồm có tài nguyên đất, nước, sinh vật,
5
khoáng sản, năng lượng.
Phân loại theo khả năng phục hồi thì gồm có 3 nhóm tài nguyên như sau:
● Tài nguyên vĩnh cửu là tài nguyên có liên quan đến năng lượng mặt trời (ví
dụ: trực tiếp - ánh sáng mặt trời; gián tiếp - sóng biển, thủy triều, gió,…).
● Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách
6 liên tục nếu được khai thác và quản lý tốt (ví dụ: sinh vật, đất, nước).
● Tài nguyên không tái tạo là tài nguyên tồn tại một cách hữu hạn, sẽ bị mất
đi hoặc bị biến đổi, không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình khai
thác sử dụng (ví dụ: khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, gen - di truyền).

Các tài nguyên thiên nhiên mà con người khai thác sử dụng đều đến từ thiên nhiên,
đến từ Mẹ Trái đất và bao gồm cả sinh quyển, đa dạng sinh học, hệ sinh thái. Báo
cáo Đánh giá toàn cầu về đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái năm 2019
của IPBES (Diễn đàn Chính sách – Khoa học liên chính phủ về Đa dạng sinh học
và dịch vụ hệ sinh thái) đã tóm tắt các đóng góp quan trọng của thiên nhiên đối với
con người là:
1. Điều tiết các tiến trình môi trường như: tạo và duy trì môi trường sống, sự
7
thụ phấn và phát tán hạt, điều tiết chất lượng không khí, điều tiết khí hậu,
điều tiết sự axít hóa đại dương, điều tiết lượng – vị trí – thời gian cấp nước
ngọt, chất lượng nước ngọt và ven biển, hình thành – bảo vệ - khử ô nhiễm
đất và trầm tích, điều hóa các mối nguy hiểm và hiện tượng cực đoan, điều
tiết các sinh vật có hại và các quá trình sinh học.
2. Cung cấp vật chất và hỗ trợ như: năng lượng, lương thực thực phẩm, vật liệu
và sự trợ giúp, dược phẩm và nguồn gen di truyền
3. Cung cấp giá trị phi vật chất như: trải nghiệm học tập và cảm hứng, trải
nghiệm thể chất và tinh thần, hỗ trợ các bản sắc văn hóa và duy trì các lựa
chọn giải pháp thay thế trong tương lai.

Tuy nhiên, thiên nhiên ở khắp toàn cầu bị biến đổi đáng kể bởi những động lực từ
con người, với đa số các chỉ số của hệ sinh thái và đa dạng sinh học cho thấy mức
độ suy giảm nhanh chóng. Các động lực trực tiếp như thay đổi sử dụng đất/biển,
khai thác trực tiếp sinh vật, biến đổi khí hậu, ô nhiễm, các loài ngoại lai xâm hại,
v.v… là kết quả của các nguyên nhân xã hội tiềm ẩn là nhân khẩu và văn hóa xã
hội, kinh tế và công nghệ, thể chế và quản trị, xung đột và dịch bệnh. Các giải màu
trên hình biểu thị tác động toàn cầu của các động lực trực tiếp đến môi trường trên
cạn, nước ngọt và biển dựa trên các nghiên cứu trên thế giới từ năm 2005 đến 2019.
Biến động sử dụng đất/biển và sự khai thác trực tiếp chiếm tới hơn 50% tác động
đến đất, nước ngọt và biển. Ví dụ minh họa cho thấy sự suy giảm trong tự nhiên về
mức độ và điều kiện các hệ sinh thái, nguy cơ tuyệt chủng loài, quần xã sinh thái,
sinh khối và sự phong phú loài, thiên nhiên cho người bản địa và cộng đồng địa
phương.
Như vậy, việc khai thác sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu được
các quốc gia trên thế giới luôn quan tâm. Việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên
nhiên cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
● Duy trì sự khai thác trong phạm vi có thể tái sinh, tái tạo được đối với các
tài nguyên tái tạo
8 ● Quản lý tốt các tài nguyên không tái tạo và sử dụng khoa học công nghệ để
giảm hao phí và không tạo ra chất thải ô nhiễm khi khai thác, thay đổi cách
hoạt động và tiêu dùng của con người theo hướng giảm sử dụng các tài
nguyên này, tăng các biện pháp tái sinh để tái sử dụng tài nguyên.
● Tôn trọng khả năng chịu tải của hệ sinh thái

9 Tóm lại, những điểm cần nhớ của chủ đề 5.1 là:
● Các khái niệm: tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.
● Các cách phân loại tài nguyên thiên nhiên.
● Vai trò của tài nguyên thiên nhiên
● Sự suy thoái của đa dạng sinh học
● Các nguyên tắc trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Nội dung của chủ đề 5.1 đến đây là kết thúc. Xin cám ơn sự theo dõi của các anh/
10
chị.

You might also like