You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ Họ và tên sinh viên: Huỳnh Huệ

MINH San
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN MSSV: 41221118TPE1
Mã lớp: 2226
Ngành học: Quản trị kinh doanh
Môn học: Con người và môi
trường

DIỄN ĐÀN THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ 3

“Hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên rừng và các hệ lụy”

Thời gian Chương môn học phù hợp


00:00:00 – 00:10:23 Chương 1: Khái quát chung về môi
trường và con người
00:10:25 – 00:15:41 Chương 2: Các nguyên lý sinh thái học
ứng dụng trong môi trường
00:15:52 – 00:24:30 Chương 3: Dân số và môi trường
00:55:48 – 00:59:35
00:24:30 – 00:39:09 Chương 4: Nhu cầu và hoạt động thoả
mãn nhu cầu của con người
00:39:25 – 00:55:48 Chương 5: Tài nguyên thiên nhiên
00:59:35 – 01:15:35 Chương 6: Ô nhiễm môi trường và biến
đổi khí hậu
01:16:00 – 01:28:00 Chương 7: Bảo vệ môi trường

1
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ CÁC HỆ
LỤY

Như trong video ta có thể thấy những thông tin về hiện trạng khai thác các nguồn
tài nguyên rừng như sau: Trong vòng 40 năm khu rừng Amazon bị mất đi 1/5 diện
tích bề mặt, rừng nhường chỗ cho chăn nuôi và trồng đậu nành, khu rừng bị ví
như biến thành thịt cho chăn nuôi.

Ngoài ra rừng còn bị chuyển sang trồng và sản xuất dầu cọ, cung cấp ngành công
nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. Tiếp đó về việc sử dụng đất rừng để trồng cây bạch
đàn, tăng diện tích trồng bạch đàn, hút cạn nguồn nước do sinh trưởng nhanh.
Bên cạnh đó, con người còn phá rừng vì lí do sinh tồn, sống phụ thuộc vào than
củi dẫn đến xói mòn đất.

Như vậy, theo những tài liệu bên lề thêm của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã
(WWF, 1998), trong thời gian 30 năm (1960 – 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế
giới đã giảm đi gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32
triệu km2, với tốc độ giảm trung bình 160.000km2/năm.

Sự mất rừng lớn nhất xảy ra ở các vùng nhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung bình
mỗi năm rừng bị thu hẹp 19.000km2 trong suốt hơn 20 năm qua. Bốn loại rừng bị
hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng
30%, rừng ẩm nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%.
Châu Á là nơi mất rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70%.

Suy thoái rừng làm giảm khả năng thích ứng với khí hậu bởi rừng có khả năng
hấp thụ 2,4 tỷ tấn CO2 mỗi năm trên toàn thế giới, tương đương với 1/3 lượng khí
CO2 phát thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm
trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém…
Theo Tổng cục Phòng, Chống thiên tai, mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 10-15 trận
lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là tại các vùng núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên và
Đông Nam bộ.

You might also like