You are on page 1of 16

Mở Đầu

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên, là những giá trị có
ích của môi trường tự nhiên thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của con người
bằng sự tham gia trực tiếp vào các quá trình phát triển kinh tế và đời sống của nhân
loại. Tuy nhiên nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tự nhiên không phải là vô tận.
Trong khi đó, sự nâng cao chất lượng cuộc sống của con người gắn liền với việc
tăng cười sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng cho các nhu cầu phát
triển .Do vậy con người phải biết cách khai thác và sử dụng hợp lí để chúng phục
vụ cho lợi ích của con người một cách hiệu quả.
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng
sinh học cao nhất thế giới ( xếp thứ 16/25 nước có mực độ ĐDSH cao trên thế
giới), với nhiều kiểu rừng và đầm lầy, sông, suối, rạng san hô,.. tạo nên môi trường
sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Nước ta còn
là một trong 8 “ Trung tâm giống gốc” của nhiều loại cây trồng, vật nuôi, trong đó
có hàng chục giống gia súc và gia cầm.
Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, hơn
21.000 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài
được sửa dụng để cung cấp vật liệu di truyền.
Tuy vậy hiện nay tài nguyên thiên nhiên ở trên thế giới nói chung và nước ta nói
riêng đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự cạn
kiệt nghiêm trọng đó, các giải pháp để bảo vệ các nguồn tài nguyên nàylà gì chúng
ta cùng nghiên cứu đề tài: “ Tài nguyên thiên nhiên – Nguyên nhân – Giải pháp”.
I.Khái niệm:
Tài nguyên thiên nhiên là những giá trị hữu ích của môi trường tự nhiên có thể
thỏa mãn các nhu cầu khác của con người bằng sự tham gia trực tiếp của chúng
vào các quá trình kinh tế xã hội.
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật
chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người.
Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển,
số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác
ngày càng tăng lên.
II. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên:
2.1. Hiện trạng tài nguyên sinh học:
Tài nguyên sinh học hay đa dạng sinh học là tất cả các loài động vật, thực vật,
vi sinh vật sống hoang dại, tư nhiên trong rừng, trong các vực nước, trong đất.
2.1.1. Trên thế giới:
Theo ước tính trên thế giới có khoảng 13-14 triệu loài sinh vật, trong đó mới chỉ
phát hiện khoảng 1,4 triệu loài.
Đa dạng sinh học có ý nghĩ rất lớn không chỉ trong thiên nhiên mà cả đối với đời
sống con người. Trước hết, các loài và các hệ sinh thái tạo nên giá trị cho nền văn
minh nhân loại. Chúng sống không thể thiếu thiên nhiên và không thể gawsb kết
chặt chẽ với việc bảo vê nó.
Tuy nhiên tính đa dạng sinh học đang bị suy giảm mạnh do nơi ở, thức ăn, môi
trường và tính mạng của chúng đang bị đe dọa. Nguyên nhân dẫn đến các hiện
tượng trên phần lớn do con người khai thác quá mức và bừa bãi
2.1.2. Ở Việt Nam:
Việt Nam là nước có đo đa dạng sinh học cao: Hệ thực vật có khoảng 14000 loài;
đã xác định được 7000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nắm, 600 loài
rong biến. Trong đó có 1200 loài thực vật đặc hữu, 2300 loài thực vật sử dụng
lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, tinh dầu, vật liệu xây dựng. Hệ thực vật
nước ta có nhiều loài quý hiếm như gỗ đỏ, hoàng đàn, Hoàng Liên chân gà...
Hệ động vật tính đến nay đã xác định được hơn 275 loài thú, 1009 loài và phân loài
chim, 349 loài bò sát và lưỡng cư, 527 loài cá nước ngọt, khoảng 2038 loài cá biển,
1200 loài côn trùng, 1600 loài động vật giáp xác, 2500 loài động vật thân mềm,
350 loài san hô được biết tên....Hệ động vật Việt Nam còn có một loài quý hiếm
như voi, tê giác, voọc, hồ, báo..
Hình 1. Gấu đen Hình 2. Vọoc
Tuy nhiên hiện nay nước ta đang trong tình trạng báo động về nhiều loài có nguy
cơ bị tiêu diệt, nhiều loài động thực vật quý hiểm đã được dựa vào sách đỏ. Có
khoảng 400 loài dạng trong tình trạng hiếm và khoảng 400 loài có nguy cơ bị tiêu
diệt. Nguyên nhân do sự khai thác quá mức, bùa bãi, sự phá hoại mỗi trường sống
của con người dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng và làm mất đi nơi cư trú của các loài
sinh vật...

Hình 3. Các loài động vật quý hiếm bị săn bắt


2.2.Hiện trang về tài nguyên rừng:
Rừng là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cáo nhất và được mệnh danh là “ Ngôi
nhà khổng lồ” cho các loài động vật, thực vật, là “ lá phổi xanh” điều hòa kí hậu
cho toàn cầy
2.2.1. Trên thế giới:
Theo tính toán trước dây, diện tích rừng trên lục địa có khoảng 60 triệu km và nay
còn khoảng 50%. Diện tích rừng trên thế giới bị triệt phá mạnh nhất ở Mỹ La tinh,
Trung Mỹ,, rừng và đất giảm 38%, Rừng châu Phi giảm 23% trong thời gian từ
năm 1950-1983.
2.2.2. Ở Việt Nam:
Ở Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích. Rừng Việt
Nam là kho tài nguyên quý báu, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái,
rừng làm cho không khí trong lành điều hòa khí hậu. Việt Nam có hơn 100 khu bảo
tồn thiên nhiên.

Hình 4. Rừng ở Việt Nam


Nhưng chỉ mấy tập kỉ qua, rừng bị suy thoái nặng nề diện tích rừng toàn quốc bị
suy giảm rất lớn
Bảng 1. Diện tích rừng ở Việt Nam qua các năm
Diện tích rừng Diện tích rừng
Năm Năm
% %
1943 43 1998 28,8
1990 28,4 2000 33,2

Trên thực tế rừng tự nhiên vẫn bị xâm hại nhiều và hiện chỉ còn khoảng 10% rừng
nguyên thủy. Miền Bắc Việt Nam đã chứng kiến sự sa sút lớn nhất về độ che phủ
rừng, giảm từ 95% xuống còn 17% trong thời gian từ năm 1952 – 2000. Nhiều tỉnh
miền núi đô che phủ rừng tự nhiên rất thấp, nhất là rừng già: Ở Lai Châu chỉ còn
7,88%; Sơn La 11,95%; Lào Cai 5,38%. Từ 1995 – 1999, ở Tây Nguyễn đã có
18.500 ha rừng bị chặt phá. Diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm diện tích khá lớn
30,5%. Theo đánh giá thì khuynh hướng giảm tài nguyên nói chung vẫn còn tiếp
diễn.
Nguyên nhân chủ yếu do sự khai thác thiếu hợp lí, bừa bãi của con người, sự hiểu
biết về tầm quan trong của rừng và ý thức bảo vệ rừng của con người chưa cao, do
những phong tục lạc hậu của một số dân tộc thiểu số có thói quen đốt rừng làm
nương rẫy, do các thiên tại như hạn hán dẫn tới chảy rừng...

Hình 5. Rừng bị chặt phá ở các vùng núi Việt Nam


Những năm gần đây diễn tích rừng có tăng lên ít nhiều là do những chính sách, kế
hoạch của chính phủ về trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc... đã được triển
khai va mang lại hiệu quả. Ý thức bảo vệ rừng của người dân ngày càng được nâng
cao.
2.3. Hiện trạng về tài nguyên biển và ven biển:
2.3.1. Trên thế giới:
Trên thế giới biển chiếm 71% bề mặt trái đất, có độ sâu trung bình 3.170m, tổng
thể tích nước khoảng 1.730 triệu km, biến và đại dương trở thành hệ sinh thái
khổng lồ, cùng với lục địa, khí quyển tạo nên sự cân bằng ổn định cho toàn sinh
quyển và hành tinh. Biến và đại dương không phải là hệ thống đồng nhất mà gồm
các bộ phận khác biệt bởi các nét riêng của mình, đồng thời phân bố ở những vĩ độ
khác nhau, bị ngăn cản bởi các lục địa khác nhau.
Tại mỗi vùng tác động của con người lên biển cũng khác nhau nên hầu quả mà
biến phải gánh chịu cũng khác nhau. Biển mang lại cho con người nguồn sinh vật
biển vô cùng phong phú. Tuy nhiên do việc khai thác quá nhiều của con người
cùng với sự gia tăng dân số nhanh như hiện nay nguồn sinh vật biển đang có âm rất
lớn. Do xu hướng giảm rất lớn. Do vậy để phục vụ nhu cầu về thủy hải sản con
người phải đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ hải sản.. Ở nhiều nơi việc khai thác dầu khí
trên biển đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Ngoài ra biển
còn có tiềm năng về du lịch... Hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới tài nguyên biển và
ven biển đang ô nhiễm và giảm sút về chất lượng một cách nghiêm trọng. nguồn
tài nguyên biến dần bị cạn kiệt.
Nguyên nhân chủ yếu do việc khai thác quá nhiều nguồn lợi từ biển làm mất đi sự
đa dạng và phong phú tài nguyên biển, do các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của
con người, các sự cố tràn dầu trên biển làm biển bị ô nhiễm, dẫn đến làm mất đi
môi trường sống của nhiều loài sinh vật, lam mất cân bằng sinh quyển...
3.2.2. Ở Việt Nam:
Ở Việt Nam biển đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Với
chiều dài 3.260km và nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, biển nước ta có độ đa
dạng sinh học cao. Theo thống kê hệ thực vật thủy sinh có khoảng 1.300 loài và
phân loài, 9.250 loài động vật.
Bờ biển dài cùng với vùng lãnh thổ rộng nên nguồn lợi thủy hải sàn rất lớn, có
nhiều tiềm năng về nuôi trồng thủy hải sản, dầu khi và du lịch

Hình 6. Đánh bắt thủy sản ở biển

Hình 7. Khai thác dầu ở biển


Tuy nhiên, do sự khái thác quá mức và bừa bãi làm cho nhiều loại hải sản bị cạn
kiệt, khó có thể hồi phục... Việc khai thác dầu khí trên thêm lục địa đang đóng góp
phần quan trong trong kinh tế nước. Tuy nhiên, nó cũng gây nên sự suy thoái và
mất cân bằng sinh thái biển.. Do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người
thai ra biển các chất thải làm ô nhiễm biển...
2.4. Hiện trạng về tài nguyên đất:
2.4.1. Trên thế giới:
Diện tích trái đất là 510 triệu km, trong đó biển và đại dương chiếm 70,8%, trái đất
chiếm 29,2%. Trong đất liền Bắc cầu chiếm 39%Nam bán cầu là 19%.
Bảng 2. Bảng phân bố diện tích đá liền các khu vực trên thế giới
Địa danh Diện tích (km2) Địa danh Diện tích (km2)
Châu Âu 9.671.000 Châu Úc 7.965.000
Châu Á 42.275.000 Châu M ỹ 17.976.000
Châu Phi 29.813.000 Bắc M ỹ 20.443.000
Quần đảo Á Nhĩ 3.882.000 Quần đảo Mã Lai 2.621.000
Lan và Canada
Châu Nam Cực 14.165.000
Đất đai trên thế giới đang ở tình trạng sử dụng không hợp lý (hàng năm có khoảng
7 triệu ha đất nông nghiệp bị mất đi dành cho các hoạt động phi nông nghiệp), do
bị xâm thực hay bị thoái (do gió, bão cát, do mưa) làm đất đai không có khả năng
canh tác, đất đai bị hoang mạc hóa, ô nhiễm.
2.4.2. Ở Việt Nam:
Việt Nam có trên 39 triệu ha đất tự nhiên xếp thứ 55 trong số 200 nước trên thế
giới. Diện tích đất đã sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội là 18,881 triệu ha,
chiếm 57,04% quỹ đất tự nhiên trong đó đất nông nghiện chiếm 22,20% diện tích
đất tự nhiên và 38 92% diện tích đất đang sử dụng. Hiện còn 14.217 triệu ha đất
chưa sử dung chiếm 43,96% quỹ đất tự nhiên. Vị trí và địa hình đặc biệt làm cho
thổ nhưỡng Việt Nam có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm nhưng rất đa dạng
và nhận hóa xã từ đồng bằng lên núi cao. từ Bắc vào Nam và từ đông sang Tây. Cả
nước có 14 nhóm đất là:
+ Cận cát và xen biển: 502.045 ha
+ Datman: 991.202 ha
+ Đất phèn: 2.140.306 ha
+ Đặt xám bạc màu: 2.481.987 ha
+ Đất đỏ xả xám nâu vùng báo khô can 34.234 ha
+ Đất đen: 237.602 ha
+ Đất đỏ vàng: 15.815.790 ha
+ Đất mùn vàng đỏ trên núi 2.976.313 ha
+ Đất mùn trên núi cao: 280.714 ha
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: 330.814 ha
+ Đất xói mon trơ sỏi đá: 505 298 ha
+ Các loại đất khác và đất chưa điều tra 3.651.586 ha
Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiêp của cả nước khoảng 10 – 11 triệu
ha, diện tích đã được sử dụng chỉ có 6,9 triệu ha; trong đó 5,6 triệu ha là đất trồng
cây lâu năm (lúa 4,144 triệu dâu tằm, hồ tiêu, cam, quýt,...)
Đất đai của nước ta ở khu vực nhiệt đới, mưa nhiều, nhiệt độ cao, quá trình khoảng
hóa xảy ra mạnh. Vì thế đất dễ bị rủa trôi, xói món dễ thoái hóa. Tuy vây Việt Nam
có hai nguồn đất phù sa lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long có đo phù sa lớn và
tiềm năng sinh học cao
Ngoài ra, Việt Nam còn có nguồn đất ngập nước tập trung ở vùng châu thổ sông
hồng và sông cửu long. Hệ sinh thái ngập nước có giá trị kinh tế rất lớn, đặc biệt về
nông nghiệp và lâm nghiệp, không những thể đây còn là nơi cư trú của nhiều loài
động vật như chim di cư…
Tuy nhiên tài nguyên đất ở Việt Nam cũng nằm ở tỏng tình trạng chung nhất là
trong thời kì công nghiệp hóa, đô thị hóa, dân số tăng. Nguồn đất đai canh tác ngày
càng giảm do sử dụng với những mục đích phi công nghiệp.
Do hoạt động công, nông nghiệp thải ra đất các chất độc hại, các chất thải trong
sinh hoạt của con người làm cho đất bị ô nhiễm,..
Hình 8. Rác thải gây ô nhiễm đất và nguồn nước
Hiện tượng chặt phá rừng làm mất đi lớp che phủ gây ra các hiện tượng sói mòn
đất, lở đất.

Hình 9. Đất bị xói mòn gây sạc lở


Do hiện tượng nước triều cường làm cho đất bị nhiễm mặn, ở một số nơi đất bị
nhiễm phèn làm cho đất không còn khả năng sử dụng,..
2.5. Hiện trạng về tài nguyên nước:
2.5.1. Trên thế giới:
Trên trái đất, nước được phát sinh từ 3 nguồn:
+Từ trong lòng đất
+Từ các thiên thạch đưa lại
+Từ lớp trên của khí quyển trái đất
Nguồn nước từ trong lòng đất tạo nên nước mặn, nước ngọt, hơi nước trên mặt đất,
nước tự nhiên tập chung chủ yếu ở biển và đại dương (chiếm 97.61%), sau đó là
trong các khối băng ở các cực (1.83%), cuối cùng là nước ngầm (0.54%). Nước
ngọt tầng mặt chiếm tỉ lệ không đáng kể (2.4%),
Bảng 3. Bảng số liệu về sự phân bố nước
Nơi chứa Thể tích Tỷ lệ % so với Thời gian thay
(1.000m3 tổng số đổi nước mới
)
Đại dương 1.370.000 97,61 3 – 100 năm
Băng ở cực và 29.000 2,08 16.000 năm
núi cao
Nước ngầm 4.000 0,29 300 năm
Nước hồ 125 0,009 1 – 100 năm
Hồ nước mặn 104 0,008 10 – 1000 năm
Độ ẩm của đất 67 0,005 280 ngày
Các dòng sông 1,2 0,00009 120 – 200 ngày
Hơi nước trong 14 0,00009 Trong ngày
khí quyển

Nước lưu chuyển trong tự nhiên tạo thành chu trình nước trong sinh quyển
Trong quá trình hoạt động của mình, con người đã không ngừng động vào chu
trình nước. Trong tổng số lượng nước cần cho con người thì:
- 6% dùng cho sinh hoạt.
- 21% dùng cho sản xuất công nghiệp.
- 63% dùng cho sản xuất nông nghiệp
Con người không chỉ lấy nước từ sông hồ mà còn lấy từ nguồn nước ngầm. So với
cách đây 30 năm lượng nước ngầm (cách mặt đất trên 30m về độ sâu) được hút lên
đã tăng hơn 35 lần, và đến năm 2000 tiếp tục tăng thêm 35%.
Những ảnh hưởng từ các hoạt động của con người đến tài nguyên nước chủ yếu là:
-Phân bố lại nguồn nước: do đỏi dòng, làm nguội dòng các dòng sông, đắp đập,
đào hồ, dẫn nước vào hoang mạc...
-Làm suy giảm, có nơi dẫn đến cạn kiệt nguồn nước ngọt và sach.
-Làm chua hóa, mặn hóa và ô nhiễm các vỉa nước ngầm.
-Làm ô nhiễm biển mà đại dương.
-Tạo nguy cơ nứt vỡ và tan băng ở hai cực gây ra hiện tượng dâng cao mực biển và
đại dương.
2.5.2. Ở Việt Nam:
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên nước rất dồi dào và phong phú.
Việt Nam có lượng mưa trung bình hàng năm cao (1800 – 2000 mm), mạng lưới
sông ngòi dày đặc với chiều dài tổng cộng hơn 52.000km. Tuy nhiên mưa phân bố
không đồng đều mà tập chung theo mùa (từ tháng 4 – 11).
Chất lượng nước của Việt Nam thuộc loại nước mềm độ khoảng thấp thuận tiện
cho sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt.
Lương nước mặt dồi dào, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông
trên thế giới trữ lượng nước ngầm lớn, nhịp điệu khai thác trung bình là 15 triệu
m /ngày. Nước ngầm chủ yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
Tổng lương dòng chảy của tất cả các con sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853
km, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 km. Tỉ trong
nước bên ngoài chảy vào nước ta tương đối lớn, tới 60% so với tổng lượng nước
sông toàn quốc, riêng đối với sông Cửu Long la 90%.
Ở vùng đồng bằng châu thổ, mực nước ngầm ở độ sâu từ 1 – 200 m, ở miền núi
thường ở độ sâu từ 10 – 15 m, còn ở các vùng núi đá vội nước ngầm ở độ sâu
khoảng 100m.
Ngoài ra nước ta còn có khoảng 350 nguồn nước khoáng, trong đó có 169 nguồn
nước có nhiệt độ trên 30 °C.
Tài nguyên nước Việt Nam tuy dồi dào và chất lượng tốt. Tuy nhiên hiện nay tài
nguyên nước đang bị ô nhiễm và xâm hại dẫn đến nguy cơ can kiệt nguồn nước
sạch, chất lượng nguồn nước ngày cang giảm sút....
Nguyên nhân
-Do khai thác và sử dụng bừa bãi, chưa hợp lý, không đúng kĩ thuật làm cho nguồn
nước bị ô nhiễm từng phần.
-Nước thải chứa các hóa chất độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, từ các hoạt động
sản xuất, sinh hoạt của con người đỗ trực tiếp vào sông hồ, biển làm nước bị ô
nhiễm.
-Do việc lạm dụng quá nhiều các chất hóa học độc hại trong sang xuất nông nghiệp
như: thuốc trừ sâu, diệt cỏ...
-Các chất độc trong chiến tranh để lại, các chất phóng xạ..
Hình 10. Các chất thải gây ô nhiễm nguồn nước
2.6. Hiện trạng về tài nguyên khoáng sản:
2.6.1. Trên thế giới:
Khoáng sản được phát sinh trong lòng đất, được chứa trong vỏ trái đất, dưới đáy
biển và hòa tan trong nước biển. Khoáng đa dạng về nguồn gốc và chủng loại
Có hai nhóm chính: nhóm kim loại và nhóm phi kim loại.
- Nhóm kim loại: gồm loại có trữ lượng lớn (sắt, đồng, nhôm,....) và loại hiếm
(vàng, bạc....). ----- Nhóm phi kim loại gồm các loại quãng phố phát, quãng sunfat,
clorit,..., các nguyên liệu khoáng (cát, sỏi, đá vôi, thạch anh,...), dang nhiên liệu
(than, dầu mỏ, khí đốt,...). Nước cũng được coi là một dạng chất khoáng (nước
biển, nước ngầm chứa khoáng...)
- Khoảng 100 năm trở lại đây, con người đã lấy đi lượng khoáng sản rất lớn
(khoảng 130 tỉ tấn than, 38 tỉ tấn dầu..). nguy cơ sau kiệt đã và đang là vấn đề quan
tâm của nhân loại vi khoáng sản không phải là tài nguyên tái được, một số loại
khoáng có thể sau kiệt.
2.6.2. Ở Việt Nam:
Việt Nam là nước có tài nguyên khoáng sản dồi dào.
Việt Nam nằm trên bản lề của hai vành đại kiến tạo khoáng sản lớn của trái đất là
Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. Công tác thăm dò địa chất trong 40 năm qua
đã phát hiện và đánh giá được trữ lượng của 5000 mỏ và điểm quăng, thuộc 60 loại
khoảng sản
Các loại khoáng sản có quy mô lớn
-Than: trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn ở độ sâu khoảng 300m (1991), chủ yếu là ở
Quảng Ninh, Thái Nguyên. Năm 1996 sản lương khai thác là 10,9 triệu tấn than lộ
thiên.
- Bôxít: sẽ trữ lượng vài tỉ tấn, hàm lượng quăng cao 40 – 43%, chất lượng tốt.
- Thiếc: có ở Tĩnh Túc – Cao Bằng có tới hàng chục tấn, lượng khai thác còn ít trữ
lượng 129 nghìn tấn.
- Sắt phân bố ở phía bắc như Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, ven sông Hồng...
Trữ lượng khoảng gần 1 tỉ tấn.
- Apatít: có trữ lượng trên 1 tỉ tấn. có ở một số nơi như Lào
- Đồng: trữ lượng khoảng 600 nghìn tấn, lượng khai thác còn ít.
- Crôm: trữ lượng khoảng 10 triệu tấn nhưng chất lượng Cai... không cao.
- Vàng phân bố nhiều ở Bồng Miêu - Bắc Lang vàng sa khoáng quy mô nhỏ có
nhiều ở Bắc Kạn, Thái Nguyễn, Hà Giang, Tuyên Quang..., trữ lượng khoảng 100
tấn
- Đá quý có nhiều ở sông Chảy (Yên Bái), Thanh Hóa Nghệ An, Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên, bao gồm: Granat, Rubi, Saphia...
- Đá vôi: ở miền Bắc, miền Trung có trữ lượng lớn và miền Nam (Hà Tiên có trữ
lượng 18 tỉ tấn).
- Cát thủy tinh: phân bố dọc Bình Thuận, trữ lượng là 2% tân theo bờ biển từ
Quảng Bình đấu tỉ tấn
- Dầu mỏ: tập trung trong các bể trầm tích trẻ tuổi ở đồng bằng ven biển và thềm
lục địa. Trữ lượng ở Xinh Bắc Bộ là 500 triệu tấn, Nam Côn Sơn 400 triệu êu cầu
Đồng hãng Sông Cửu Long 300 triệu tấn, vinh Thái Lan 300 triệu tấn. Sản lượng
khai thác của Việt Nam năm 1995 là 10 triệu tấn/năm. Từ 1991 – 1995 Việt Nam
sản xuất 20 23 triệu tấn dầu thô, Việt Nam có nhiều mỏ dầu lớn như Bạch Hổ. Đại
Hùng... đang được khai thác
ngày càng tăng.
Hình 11. Khai thác quặng sắt ở Thái Nguyên
Tuy có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào nhưng hiện nay Việt Nam cũng đang
đứng trước nguy cơ sau kiệt và mất đi của một số tài nguyên khoáng sản.
Nguyên nhân chủ yếu do sự khai thác và sử dụng các tài nguyên khoáng sản chưa
hợp lí, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên dồi dào. chưa có được các biện pháp
phục hồi nguồn tài nguyên sau khi đá khai thác và sử dụng.
Ngoài ra việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này không đúng cách còn gây
ra hiện tượng ô nhiễm môi trường.
2.7. Hiện trang về tài nguyên năng lượng:
2.7.1. Trên thế giới:
Năng lượng được khai thác từ nhiều nguồn
-Từ than, củi, dầu mỏ, khí đốt, sức gió, sức nước...
- Năng lượng thứ cấp như điện...
- Năng lượng hạt nhân
- Các nguồn khác: bức xạ mặt trời, địa nhiệt, năng lượng thủy triều. sóng biển....
Tỉ lệ các dạng năng lượng được sử dụng cho phát triển kinh tế - xã hội khác nhau ở
từng quốc gia, từng vùng (Trung Quốc sử dụng 80% năng lượng từ than đá. Nga sử
dụng 22,5%...)
Hiện nay một số nguồn năng lượng đang đứng trước nguy cơ sau kiệt và đang bị
khai thác quá mức gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và môi trường sống
của con người.
Ngày nay con người đã tìm ra một số nguồn năng lượng sạch thay thế cho những
nguồn năng lượng có hại đến môi trường, tôn kém và đang dần can kiệt. Xu hướng
chung nhân loại sẽ sử dụng nguồn năng lượng sạch đó như: địa nhiệt, năng lượng
mặt trời, gió....

Hình 12. Pin năng lượng mặt trời

Hình 13. Máy phát điện nhờ tuabin gió


2.7.2.Ở Việt Nam:
Oử Việt Nam, sau năm 1954 và đặc biệt là sau khi đất nước thống nhất nhu cầu
năng lượng ngày càng cao. Ngoài năng lượng cung cấp cho sinh hoạt và đun nấu
trong gia đình, năng lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng,
giao thông vận tải,.. đòi hỏi ngày càng nhiều
Chính vì vậy trên phương tiện bảo vệ tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta
tước hết phải tiết kiệm năng lượng mới và sạch, phải tiến hành đánh giá các tác
động môi trường của các dự án sản xuất năng lương của nước ta.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, Việt Nam hiện đang sử dụng nguồn
điện năng với hiệu quả thấp, sản xuất chi phí cao. Muốn có 1% tăng trưởng GDP
hàng năm, phải tăng điện năng lên khoảng 2%, trong khi các nước đang phát triển
khác chỉ tăng chưa đầy 1,5%, thậm chí còn ít hơn.

You might also like