You are on page 1of 25

NHÀ TÀI TRỢ & ĐỐI TÁC

DỰ ÁN
RỪNG LÀ GÌ?
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật
rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các
yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc
hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che
phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng
và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Nói cách khác, rừng là tập hợp của nhiều cây, trong đó
quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã
sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã
sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo
khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
VAI TRÒ CỦA RỪNG
Cải thiện chất lượng không khí

Chúng ta đều biết, cây xanh có khả năng quang hợp. Do đó, rừng giống như một
nhà máy thu nhận khí CO2 và sản xuất ra O2. Đặc biệt là trong tình trạng trái đất
đang ngày một nóng lên như hiện nay, thì việc giảm lượng khí CO2 là điều cực kỳ
quan trọng.

Làm giảm thiên tai

Rừng giúp điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở
đất. Rừng giúp điều hòa và giảm dòng chảy bề mặt, khắc phục xói mòn, hạn chế
lắng đọng lòng hồ, lòng sông, điều hòa dòng chảy của sông, suối.

Điều hòa khí hậu

Lượng hơi nước khổng lồ thoát ra từ lá tạo ra những đám mây, là thứ cung cấp
bóng râm cho một số vùng ấm hơn của Trái đất. Lớp mây bao phủ này phản chiếu
vào không gian phần lớn nhiệt lượng truyền đến chúng ta từ Mặt trời, do đó duy trì
nhiệt độ ổn định hơn.
Làm tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất

Khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi
có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và

VAI TRÒ CỦA RỪNG lý hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên.

Cung cấp nguyên vật liệu cho con người

Rừng là nơi trú ngụ khổng lồ và vô cùng tuyệt vời của các loại động thực vật quý hiếm; là nguồn cung cấp
dược liệu, các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, và đặc biệt cũng là nơi lưu trữ của nhiều nguồn gen
quý hiếm.
THỰC TRẠNG RỪNG
Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), thế giới đã mất
khoảng 100 triệu ha rừng trong 20 năm qua, và hiện rừng chỉ còn
bao phủ 30% bề mặt Trái Đất. Một nghiên cứu được công bố trên
tạp chí Nature Sustainability cho biết, lượng khí thải carbon từ nạn
phá rừng nhiệt đới trong thế kỷ này đã tăng gấp đôi chỉ trong 2
thập kỷ và đang tiếp tục tăng tốc.

Trong 10 năm Liên hợp quốc tổ chức Ngày Quốc tế bảo vệ rừng
(21/3), nhiều cam kết ngăn chặn phá rừng đã được thực thi và ở một
số nơi, tình trạng phá rừng đã giảm. Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có
khoảng 10 triệu ha rừng biến mất.

Khoảng 70% diện tích rừng nhiệt đới nguyên thủy của thế giới
đã bị suy thoái hoặc phá hủy bởi con người, làm dấy lên báo động
về tình trạng vùng đệm tự nhiên quan trọng chống lại biến đổi khí
hậu đang nhanh chóng biến mất. Vào năm 2020, 2.5 tỷ tấn CO2 đã
bị thải lại vào khí quyển do việc mất rừng nhiệt đới.
THỰC TRẠNG RỪNG
Việt Nam hiện có 14,6 triệu ha đất rừng vào năm 2019 với độ che phủ ước đạt gần 42%. Nhưng
trên toàn lãnh thổ Việt Nam, những khu rừng nguyên sinh còn nguyên chỉ có 0,25%.

Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là một trong những
quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ. Các hiện tượng thiên tai
như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn,... ngày càng nghiêm trọng do tình trạng rừng bị tàn
phá.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm (2012-2017), diện tích rừng tự
nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng
diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11%. Phần lớn các doanh
nghiệp lợi dụng dự án để chiếm phá, khai thác rừng hoặc không đủ năng lực tài chính, thiếu trách
nhiệm khiến rừng bị tàn phá, lấn chiếm trái phép.

Tính đến 2015, đất rừng ở Tây Nguyên giảm 180.000 ha so với năm 2010. Chỉ trong năm 2019,
rừng tự nhiên ở Tây Nguyên đã bị xóa sổ gần 16.000 ha. Trong đó, Đắk Lắk là tỉnh có diện
tích rừng giảm nhiều nhất, khoảng hơn 11.000 ha.
NGUYÊN NHÂN
Khai thác gỗ và những sản phẩm rừng

Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và
lâm sản nhằm phục vụ cho phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, việc
khai thác bừa bãi và không có biện pháp bảo vệ và cải tạo, khiến
cho hệ sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng.

Việc khai thác, buôn bán gỗ diễn ra mạnh mẽ ở các nước Đông
Nam Á, chiếm đến gần 50% trên thế giới.

Phá rừng để canh tác nông nghiệp & chăn thả gia súc

Canh tác nông nghiệp và chăn thả các loại gia súc cần diện tích
đất lớn, khiến cho nhiều khu rừng bị chặt phá, biến nhiều vùng
đất đai trù phú thành hoang mạc, để lại nhiều hậu quả nghiêm
trọng về môi trường.
NGUYÊN NHÂN
Các dự án phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng,
thủy điện

Rừng bị xâm hại để phát triển các nền tảng cơ sở vật chất, như xây
dựng hệ thống thủy lợi, thủy điện, giao thông, khu tái định cư, khu
công nghiệp, khai thác khoáng sản…

Chính sách đất đai, quản lý rừng, di dân, di cư

Quá trình giao đất, giao rừng cùng với việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất chậm và chưa rõ ràng. Hệ thống pháp lí chưa
hoàn thiện và năng lực thực thi pháp luật còn hạn chế, thiếu sự phối
hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật khiến cho việc kiểm soát,
xử lý với các vi phạm chưa hiệu quả.

Bên cạnh đó, người dân di cư từ vùng đồng bằng lên các vùng cao,
góp phần vào tỉ lệ tăng dân số và tạo áp lực lên những diện tích
rừng hiện có.
HẬU QUẢ
Làm suy giảm đa dạng sinh học

Rừng bị tàn phá làm suy giảm cả về số lượng và chất lượng của
đa dạng sinh học. Theo ước tính, Việt Nam đang mất đi 137
loài thực vật, động vật và côn trùng mỗi ngày do phá rừng
nhiệt đới, con số này tương đương với 50.000 loài mỗi năm.

Cạn kiệt nguồn nước

Rừng có vai trò rất quan trọng trong việc giữ nước, ngăn lũ.
Theo thống kê năm 2016 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng
chống thiên tai Việt Nam, hạn hán và xâm nhập mặn đã làm cho
475.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu tình trạng phá rừng vẫn diễn ra
như hiện nay, thì sẽ có khoảng 2 tỷ người, chiếm 20% dân số
thế giới sẽ bị thiếu nước trầm trọng vào năm 2050.
Gia tăng biến đổi khí hậu

Sự tàn phá rừng làm mất cân bằng sinh thái và khả năng hấp thụ CO2, góp phần đẩy nhanh biến đổi khí hậu toàn cầu, cường độ & tần suất

HẬU QUẢ các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão, lũ lụt tăng lên.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là một trong những quốc gia có rủi ro thiên tai cao nhất
thế giới. Trung bình hàng năm ở Việt Nam có khoảng 649 đợt thiên tai xảy ra như lũ lụt, hạn hán, sạt lở, xâm nhập mặn… Thực trạng này
sẽ kéo theo chất lượng cuộc sống suy giảm, đói kém, bệnh tật khắp nơi.
GIẢI PHÁP VƯỜN RỪNG
Mô hình vườn rừng là trồng cây lâu năm, dù đó là những loại cây thân gỗ
hoặc cây nhỏ hơn như hành. Chăm sóc cây lâu năm đỡ mất công hơn
cây ngắn ngày, bởi vì chỉ phải trồng một lần, sau đó thì chúng sẽ tự chăm
sóc bản thân. Cây lâu năm chống chịu sâu hại, bệnh dịch, sự bất thường
của thời tiết hằng năm tốt hơn cây ngắn ngày. Sản phẩm của cây lâu năm
thường có nhiều dinh dưỡng hơn bởi vì bộ rễ lớn, có thể lấy nhiều dưỡng
chất từ đất.

Hệ thống trồng trọt chỉ thực sự bền vững khi có riêng một phần đất cho
các loại cây mang chức năng “hệ thống” – loại cây giúp tăng cường sức
khỏe và khả năng chống chịu của toàn thể. Thông thường, đó là những
loại cây cố định đạm và cây kháng sâu hại, bệnh dịch bằng cách thu hút
các loài ăn sâu hại hoặc phát ra mùi hương đánh lạc hướng sâu hại.

Bền vững nhất là hệ thống tuần hoàn khép kín, không bổ sung chất dinh
dưỡng từ bên ngoài, và hệ thống sẽ tự cấp dưỡng cho mình.
MỤC TIÊU DỰ ÁN
• Góp phần khôi phục lại những cánh rừng bị lấn chiếm, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn
nước & không khí, cải tạo đất, chống sa mạc hóa, suy thoái đất và bảo tồn đa dạng
sinh học, giảm phát thải khí nhà kính, giảm tác động thiên tai & điều hòa khí hậu.

• Tăng cường năng lực và phát triển sinh kế cho cộng đồng, người dân tham gia
bảo vệ và phát triển rừng. Tạo nguồn cung thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và
thu nhập ổn định cho nông dân canh tác nông nghiệp hữu cơ.

• Kết nối những tổ chức / cá nhân quan tâm đến các giá trị bền vững của rừng,
thúc đẩy & xây dựng nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trồng
cây, được triển khai trực tiếp bởi những tổ chức / cá nhân tham gia tài trợ và các tình
nguyện viên.
TRIỂN KHAI & GIÁM SÁT
• Dự án sẽ được triển khai trực tiếp trên đất của nông dân và đất rừng
bị lấn chiếm đã được nhà nước thu hồi tại huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm
Đồng, Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà
Kóu, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai và Vườn quốc gia Bù Gia Mập.

• Cây rừng sẽ được trồng xen kẽ với cây nông nghiệp, khoảng
cách giữa mỗi cây là 4 mét, kích thước hố 40 x 40 cm.

• Các nông dân trong dự án sẽ được hưởng lợi nhuận từ các loại cây
nông nghiệp khác. Bên cạnh đó, các nông dân cam kết phối
hợp với nhân sự của JOY, các cơ quan quản lý chuyên ngành về kiểm
lâm và lâm nghiệp tại địa phương chăm sóc các cây rừng của dự án.

• Nhân sự của dự án sẽ kiểm tra thường xuyên những cây đã


trồng để đảm bảo cây được chăm sóc đúng cách & báo cáo mức độ
tăng trưởng của cây.

• Trong trường hợp cây chết, dự án sẽ truy tìm nguyên nhân và có


phương án trồng thay thế.

• Các tổ chức / cá nhân tài trợ, tình nguyện viên và nhân sự địa phương
trực tiếp trồng cây và cùng giám sát các hoạt động của dự án.
Là những loại cây bản địa có khả năng chống sâu bệnh, tán cao, cải tạo đất và không ảnh hưởng đến cây nông nghiệp:

• Cây sao đen: cây gỗ lớn thân thẳng, tròn khuôn, là loại cây ưa sáng có khả năng tạo thành tầng vượt tán. Cây
sinh trưởng thuận lợi ở các khu vực nhiệt đới ẩm có 2 mùa mưa và khô.

LOẠI CÂY TRỒNG • Cây dầu rái: cây gỗ lớn, thân tròn thẳng, phân bố trong rừng nhiệt đới ẩm. Tại Việt Nam, loài cây này thường quần
tụ dọc bờ sông và là cây chủ yếu tại các khu rừng phục hồi dọc theo sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên.

• Cây giáng hương: cây thân gỗ, rễ cây có sinh vật cộng sinh có khả năng cố định đạm cải tạo đất. Là loại cây ưa
đất thoát nước, mọc nhiều trên đất xám & đất đỏ bazan, chịu được điều kiện đất khô xấu, thích hợp với những
vùng có khí hậu 2 mùa mưa nắng rõ rệt.
PHÁT TRIỂN CÂY GIỐNG
Cây giống là những loại cây nảy mầm từ hạt, được chăm sóc
trong các vườn ươm của JOY, đảm bảo cây có thể phát triển tốt nhất
với khí hậu địa phương.

Sau khi được chăm sóc tại vườn ươm, những cây đạt đến kích thước
từ 80 cm, đường kính thân 80 mm, sẽ được triển khai trồng thực địa
để đảm bảo tỉ lệ sống của cây ở mức 95%.
ĐẾN HIỆN TẠI,
JOY ĐÃ TRỒNG
71.000 CÂY
Dự toán chi phí trồng 30.000 cây năm 2023

# Hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền (VNĐ)
A Chi phí trồng rừng 900.000.000
1 Chi phí nhân công 330.000.000
- Xử lý thực bì cây 30.000 3.000 90.000.000
- Khoan hố hố 30.000 4.000 120.000.000
- Trồng cây cây 30.000 4.000 120.000.000
2 Chi phí vật tư 570.000.000
- Cây giống cây 30.000 16.000 480.000.000
- Phân bón cây 30.000 3.000 90.000.000
B Chi phí chăm sóc sau khi trồng 150.000.000
- Chăm bón phân cho cây cây 30.000 5.000 150.000.000
Tổng 1.050.000.000
CHI PHÍ
TRỒNG MỘT CÂY
35.000 VNĐ / CÂY
THỜI GIAN TRIỂN KHAI
NỘI DUNG BẮT ĐẦU KẾT THÚC

Khảo sát dự án 1/1 30 / 1

Chuẩn bị cây giống 1/2 10 / 5

Truyền thông & Gây quỹ 15 / 2 1/8

Bàn giao cây giống cho địa phương 1/5 1/8

Triển khai trồng thực địa 1/5 15 / 8

Báo cáo & Kết thúc dự án 20 / 8 25 / 8


QUYỀN LỢI TÀI TRỢ

# Quyền lợi

1 Tặng chứng nhận cảm ơn nhà tài trợ

2 Giới thiệu và cám ơn nhà tài trợ trên Facebook

3 Logo nhà tài trợ trên website Joy Foundation, các ấn phẩm truyền thông và báo cáo thường niên.

4 Ưu tiên tổ chức các hoạt động trồng cây cho nhân viên của nhà tài trợ

5 Phối hợp thực hiện các chiến dịch marketing của nhà tài trợ

6 Đáp ứng các yêu cầu từ đội ngũ marketing của nhà tài trợ (nếu phù hợp và khả thi)
Nguồn tham khảo

• https://cafef.vn/thi-truong/ai-da-xoa-so-130000-ha-rung-tay-nguyen-2014031115035414318.chn

• http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Bài-học-từ-việc-mất-rừng-ở-khu-vực-Tây-Nguyên-và-giải-pháp-bảo-vệ-rừng-tại-Việt-Nam-41560

• https://www.thiennhien.net/2019/05/27/pha-rung-chiem-dat-thach-thuc-trong-quan-ly-rung-tay-nguyen/

• http://tongcuclamnghiep.gov.vn/LamNghiep/Index/rung-la-nguon-tai-nguyen-quy-gia-cua-dat-nuoc-ta--159

• https://thanhnien.vn/thoi-su/noi-lo-dich-pha-rung-o-tay-nguyen-1085480.html

• http://tcpermaculture.com/site/2013/05/27/nine-layers-of-the-edible-forest-garden/

• Trích từ “Sống không cần tiền”


Mọi thông tin về dự án và đóng góp,
xin liên hệ:

(+84) 0987.03.03.87

journeyofyouth.vn@gmail.com

www.journeyofyouth.vn

You might also like