You are on page 1of 2

Hệ sinh thái

 Khái niệm: Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể bao gồm cả sinh vật có sự sống và
không có sự sống, tất cả cùng tồn tại và phát triển trong một môi trường gọi là quần xã.
Những quần thể này luôn có tương tác qua lại dù ít hay nhiều.
 Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết con đường trao đổi vật chất và năng lượng
trong quần xã. Chức năng của hệ sinh thái là duy trì môi trường sống cho mọi sinh vật.
Có thể nói chức năng của hệ sinh thái rất quan trọng trong sing học và nền kinh tế.
 Sơ đồ của hệ sinh thái là một vòng tròn khép kín không có điểm đầu cũng không có điểm
cuối. Các sinh vật trong đường tròn đó không mất đi mà truyền từ nơi này sang nơi khác.

Đặc trưng của hệ sinh thái


1. Tuần hoàn vật chất
-Trong hệ sinh thái, chu trình của vật chất từ môi trường bên ngoài vào cơ thể sinh vật, rồi từ
sinh vật này sang sinh vật kia theo chuỗi thức ăn, rồi lại phân hủy thành chất vô cơ ra môi
trường được gọi là vòng tuần hoàn sinh-địa-hóa

- Nguồn năng lượng từ Mặt Trời đến Trái Đất chỉ chỉ 50% đi vào hệ sinh thái, còn lại thì
chuyển thành nhiệt năng.

- Sinh vật sản xuất chỉ sử dụng 1% năng lượng tiếp nhận này để chuyển sang dạng hóa năng
lượng dự trữ dưới dạng chất hữu cơ nhờ sự quang hợp.

-Cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng thì chỉ 10% năng lượng được tích lũy và chuyển lên bậc tiếp
theo, còn 90% thất thoát dưới dạng nhiệt, như vậy càng lên cao năng lượng tích lũy càng giảm.

-Khi sinh vật chết đi phần năng lượng dưới chất hữu cơ được vi sinh vật phân hủy và sử
dụng.
=> Dòng năng lượng trong hệ sinh thái không tuần hoàn.

2. Dòng năng lượng


Năng lượng là một phương thức sinh ra công, năng lượng không tự sinh ra và cũng không
tự mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Dựa vào nuồn năng lượng hệ sinh thái chia ra thành:


 Hệ sinh thái nhận năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời: rừng, biển, đồng cỏ, …
 Hệ sinh thái nhận năng lượng từ môi trường và năng lượng tự nhiên khác bổ
sung: như hệ sinh thái cửa sông được bổ sung từ nhiều nguồn nước, …
 Hệ sinh thái nhận năng lượng từ Mặt Trời và từ năng lượng do con người bổ
sung như: hệ sinh thái nông nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, vườn cây lâu năm: cây
ăn quả, cây công nghiệp: chè, cao su, cà phê, …
 Hệ sinh thái nhận năng lượng chủ yếu là năng lượng công nghiệp như: điện,
than đá, dầu mỏ, ….
3. Cân bằng hệ sinh thái
Cân bằng hệ sinh thái là một biểu thức dùng để mô tả sự cân bằng giữa các sinh vật sống
như con người, đọng thực vật và môi trường của chúng. Các mối quan hệ hài hòa phản ánh sự
cân bằng sinh thái lành mạnh và mong muốn con người đóng một vai trò quan trọng trong việc
đạt được cân bằng sinh thái vì con người có năng lực tư duy hơn rất nhiều so với các sinh vật
khác.

Con người tác động đến hệ sinh thái


 Tác động vài các chu trình sinh địa hóa tự nhiên
Con người sử dụng năng lượng hóa thạch, tạo thêm lượng lơn khí CO2, SO2, ….
Mỗi năm con người tạo thêm hơn 500 tỷ tấn khí CO2 do đốt các nguyên liệu hóa
thạch lầm thay đổi cân bằng hệ sinh thái làm thay đổi chất lượng và quan hệ các
thành phần trong môi trường tự nhiên. Tạo ra nhiều con đập thủy điện lớn làm
thay đổ dòng chảy của sông dẫn đến ngập úng hay khô hạn ở nhiều khu vực, lmaf
thay đổi điều kiện sống bình thường của các loài sinh vật khác.

 Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái
 Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động thực vật quý
hiếm, làm xói mòn đất, làm biến đổi khí hậu.
 Chuyển đất rừng đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị làm mất
cân bằng hệ sinh thái gây ô nhiễm đến môi trường.
 Gây ô nhiễm môi trường ở các dạng hoạt động kinh tế khác nhau.

 Tác động vào cân bằng sinh thái


 Săn đánh bắt quá mức làm giảm một số loài gây mất cân bằng hệ sinh thái.
 Săn bắt các loài động vataj quý hiếm làm tuyệt chủng như: hổ, tê giác, voi, …
 Chặt phá rừng lấy gỗ làm mất môi trường sống của các loài động vật.
 Đưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo làm hại đến các loài sinh
vật như thuốc trừ sâu, rác thải nhựa, các kim loại độc hại, dầu mỡ, …

You might also like