You are on page 1of 90

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA SINH HỌC

HỆ SINH THÁI

Hà Nội - 2021
HỆ SINH THÁI

Ø Các định luật vật lý chi phối dòng năng lượng và chu
trình vật chất trong các hệ sinh thái.
Ø Năng lượng và các nhân tố giới hạn khác kiểm soát
sản lượng sơ cấp của các hệ sinh thái.
Ø Năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng thường
chỉ đạt 10%.
Ø Các quá trình sinh học, hóa học, địa lý quay vòng
các chất dinh dưỡng giữa các thành phần vô cơ và
hữu cơ của hệ sinh thái.
Ø Hoạt động của con người hiện nay đang chi phối
hầu hết các chu trình vật chất trên trái đất.
1.1. Khái niệm

Ø Hệ sinh thái là đơn vị


cấu trúc, chức năng cơ
bản bao gồm quần xã
sinh vật và môi trường
của nó tác động lẫn
nhau để duy trì sự
sống.

Ø Trong hệ sinh thái vòng


tuần hoàn vật chất và
dòng năng lượng được
thực hiện.
Thành phần của Hệ sinh thái

1. Chất vô cơ: C, N, CO2, H2O.....


Tham gia vào chu trình tuần
hoàn vật chất.

2. Chất hữu cơ: Lipít, Gluxit,


Protit, chất mùn liên kết các
chất vô cơ và hữu cơ

3. Khí hậu

4. Đất

5. Sinh vật:
Thành phần của Hệ sinh thái

1. Sinh vật sản xuất: có khả


năng tổng hợp chất hữu cơ
từ chất vô cơ.
2. Sinh vật tiêu thụ: sử dụng
thực vật hay các loài động
vật khác làm thức ăn
3. Sinh vật phân giải: Phân
giải các chất hữu cơ và
giải phóng chất vô cơ,
khép kín vòng tuần hoàn
vật chất.
Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái

Có 3 quá trình vận động của vật chất trong HST

1. Quá trình tạo


thành ở cây
xanh: hình
thành chất hữu
cơ từ chất vô
cơ thông qua
quá trình quang
hợp.
Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái

Có 3 quá trình vận động của vật chất trong HST

2. Quá trình
tích tụ: các
loài sinh vật
dị dưỡng
trong quá
trình hoạt
động sống
tích lũy một
lượng chất
sống nhất
định.
Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái

Có 3 quá trình vận động của vật chất trong HST

3. Quá trình phân giải:


Nấm và các sinh vật
phân giải chuyển hóa
vật chất hữu cơ thành
các chất vô cơ đơn
giản bằng 2 hình thức:

Phân giải vô sinh

Phân giải hữu sinh


Phân loại hệ sinh thái

Để xác đinh ranh giới


của hệ sinh thái phải
căn cứ vào các hợp
phần tổng thể của nó,
quan trọng nhất là căn
cứ vào loài ưu thế vì
chúng có ảnh hưởng
quyết định đến chu
trình vật chất và dòng
năng lượng trong hệ
sinh thái
Phân loại hệ sinh thái
A- Hệ sinh thái ở nước Video 6.1.2

Sun

Sinh vật sản xuất (rooted plants)

Sinh vật sản xuất (phytoplankton)


Vật tiêu thụ cấp 1 (zooplankton) Vật tiêu thụ cấp
Vật tiêu thụ cấp 2 (fish) 3
(turtles)

Các chất hoà tan

Nền đáy

Sinh vật phân huỷ (bacteria and fungi)


Phân loại hệ sinh thái
B- Hệ sinh thái trên cạn
Video 6.1.1

Oxygen (O2) Sun

Không khí
SV sản xuất
Carbon dioxide (CO2)
SV tiêu thụ bậc 2
(fox)
SV tiêu thụ bậc 1
(rabbit)
SV sản xuất
Mưa lắng đọng Cành lá rụng

SV phân huỷ ở đất

Các chất khoáng hoà tan


Môi trường đất
Nước
Phân loại hệ sinh thái
C- Microecosystem

Hệ sinh thái trên một phần thân cây gỗ mục


Phân loại hệ sinh thái
D- Hệ sinh thái nhân tạo

Hệ sinh thái nhân tạo có


thể dơn giản nhưng
cũng có thể rất phức
tạp không kém hệ sinh
thái tự nhiên.

Loài ưu thế trong quần


xã nhân tạo được con
người lựa chọn cho
mục đích của mình.

Nếu con người dừng


tác động, hệ sinh thái Micro ecosystem aquarium
nhân tạo sẽ suy thoái
và được thay thế bằng
một hệ tự nhiên ổn định
hơn
Cấu trúc hệ sinh thái
Hai hợp phần cơ bản của HST là quần xã sinh vật và môi
trường của nó cho nên các yếu tố cấu thành của mỗi HST
rất khác nhau.

Cấu trúc không gian: theo chiều ngang hoặc chiều


thẳng đứng
Chức năng của hệ sinh thái

Chức năng cơ bản của hệ sinh thái là thực hiện vòng


tuần hoàn vật chất, trao đổi năng lượng, thông tin để
tái tổ hợp các quần xã sinh vật thích nghi với môi
trường sống, tạo lập thế cân bằng động trong quá trình
phát triển
Chức năng của hệ sinh thái

Tuần hoàn vật chất là vòng cơ sở

Chất dinh dưỡng của MTS Sinh vật Sinh vật PG

Có nhiều loại chu trình khác nhau nhưng đều gồm các khâu quan
trọng: tổng hợp chất hữu cơ, sử dụng chat hữu cơ và phân giải
chat hữu cơ.

Thực hiện chu trình sinh học hoàn chỉnh, vật chất đi
vào hệ sinh thái, qua quá trình biến đổi chúng lại được
trả lại môi trường.
Tính chất của hệ sinh thái

Hệ sinh thái là hệ thống tương đối hoàn chỉnh, thường


xuyên trao đổi vật chất, năng lượng và có khả năng tự
điều chỉnh, đảm bảo sự ổn định lâu dài theo thời gian.
Tính chất của hệ sinh thái

Hệ sinh thái là một hệ thống cân bằng động có khả


năng tự điều chỉnh

Nếu hệ sinh thái tự điều chỉnh, quay trở lại trạng thái cân bằng để
hệ có thể tồn tại và đi lên thì đó được gọi là trạng thái nội cân
bằng. Ở trạng thái này sản xuất entropi là cực tiểu.

Nếu hệ sinh thái không thể quay trở lại trạng thái cân bằng ki đó
gọi là tình trạng mất cân bằng sinh thái. Hệ sinh thái càng mất cân
bằng, entropi càng lớn.

Hệ sinh thái tự điều chỉnh nhờ 2 cơ chế: dân số học và sinh địa
hóa
Tính chất của hệ sinh thái

Hệ sinh thái là một hệ thống luôn luôn vận động và


biến đổi không ngừng. Trạng thái tĩnh chỉ là tương đối
và tạm thời
Tính chất của hệ sinh thái

Hệ sinh thái có tính đa dạng càng cao thì độ bền vững


càng lớn
Trong môi trường thuận lợi và đa dạng số lượng loài lớn, số cá
thể trong môi loài nhỏ. Chỉ số đa dạng cao, sản xuất entropi nhỏ.

Trong môi trường khắc nghiệt, nhiều biến động số lượng loài ít
nhưng số lượng cá thể của từng loài cao. Sản xuất entropi cao.
Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật và môi trường

Quần xã có xu hướng
biến đổi môi trường
theo xu hướng có lợi
cho quần xã thông qua
các mối liên hệ ngược.

Tỷ số giữa sinh khối và


sinh cảnh thể hiện mối
quan hệ tương tác
ngược.

Sinh vật lượng trên cạn


đạt 10-12kg/m2, dưới Micro ecosystem
nước 10g/m2. Trên cạn
phân bố trong phạm vi Thành phần sống trong hệ chiếm tỷ lệ
hẹp hơn dưới nước nhỏ nhưng chúng có vai trò lớn trong
chu trình sinh địa hóa
Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật và môi trường

Quần xã liên tục phát


triển do sự tiến hóa
không ngừng của các
loài.

Sinh cảnh bị thay đổi do


quá trình tiến hóa của
quần xã (quá trình biến
đổi rất chậm). Đó được
gọi là diễn thế sinh thái

Micro ecosystem
Ví dụ sự tác động vào môi trường của con người: con người sống
trong sinh quyển và tác động vào sinh quyển.
Sức bền sinh thái (tính bền vững của hệ sinh thái)

Sức bền sinh thái là khả năng


hệ sinh thái duy trì được
trạng thái của nó theo thời
gian hay khả năng quay trở
lại trạng thái ban đầu.

Dạng đặc trưng của tính bền


là khả năng duy trì sự biến
đối có tính tuần hoàn trong
khi các nhân tố giới hạn của Rừng tràm Trà Sư
môi trường xuất hiện một
cách tuần hoàn
Ví dụ về sức bền: Năm 1970, nước biển Đỏ hạ thấp đột ngột trong 3 ngày, 90%
polip của rạn san hô chết. Sau hơn nửa thế kỉ, rạn san hô được phục hồi.
Sức bền sinh thái (tính bền vững của hệ sinh thái)

Tính phức tạp trong cấu trúc


của quần xã làm tăng tính
bền của chính nó. Quần xã
rừng mưa nhiệt đới rất phức
tạp và có tính ổn định cao so
với quần xã vùng cực.
Tính đa dạng càng tăng thì
tính bền vững của các quần
thể càng giảm.
Rừng tràm Trà Sư
Để nâng cao tính bền vững cấu trúc dinh dưỡng càng phải phức tạp (sự xuất
hiện của những loài rộng thực) do đó sinh vật tiêu thụ ít chịu tác động đối với
sự biến động số lượng của các nhóm thức ăn chuyên biệt.

Hệ sinh thái trẻ, dinh dưỡng của vật tiêu thụ bị giới hạn bởi một số loại con
mồi do đó, sự biến động số lượng con mồi gây biến động lớn số lượng vật tiêu
thụ
CHUỖI VÀ LƯỚI THỨC ĂN
Vận chuyển vật chất qua chuỗi và lưới thức ăn

+ Chuỗi thức ăn
Việc truyền năng lượng từ
sinh vật sản xuất đến sinh vật
tiêu thụ các cấp được gọi là
chuỗi thức ăn.
Cấu trúc và động học của một
quần xã phụ thuộc nhiều vào
các mối quan hệ thức ăn giữa
các sinh vật với nhau.
Các chuỗi thức ăn liên kết với
nhau hình thành nên các lưới
thức ăn.
Một loài có thể tham gia vào
lưới thức ăn ở nhiều bậc dinh
dưỡng khác nhau.
Phân loại chuỗi thức ăn

ØChuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất

ØChuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ phân huỷ

ØChuỗi thức ăn có sinh vật kí sinh

ØChuỗi thức ăn thẩm thấu


Chuỗi thức ăn có sinh vật sản xuất

Rất phổ biến ở cả hệ sinh


thái dưới nước và trên
cạn gồm có các thành
phần:

– Sinh vật sản xuất


– Sinh vật tiêu thụ
– Sinh vật phân giải.
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn hữu cơ

Các mảnh vụn hữu cơ


hấp phụ keo hữu cơ trên
bề mặt là nơi cư trú của
vô số sinh vật (động vật
nguyên sinh, tảo, nấm…)

Do hoạt động của sinh vật


nên các mảnh vụn hữu cơ
được làm giàu thêm bởi
các chất khoáng, các
dạng hữu cơ chuyển hóa
(L, G, P, vitamin, hocmon)
trở thành nguồn thức ăn
mới gọi là cặn vụn
(detritus)
Chuỗi thức ăn có sinh vật phân giải là VTT cấp 1

Phân tích ví dụ về vai trò của chuỗi thức ăn có sinh vật


phân giải

Phân là điều bình thường trong cuộc sống, nếu không có một hệ
thống xử lý chất thải hiệu quả thì thế giới này sẽ nhanh chóng trở
thành một đầm lầy đầy những chất thải chưa xử lý. Bọ hung chính
là hệ thống đó.
Chuỗi thức ăn có sinh vật phân giải là VTT cấp 1

• Trong một hành động táo bạo, Tổ chức nghiên cứu


Khoa học và Công nghiệp Thịnh vượng chung (CSIRO)
đã đưa ra Dự án Bọ hung Úc.
• Trong vòng hai thập kỷ, dự án này đã đưa vào nước Úc
53 loài bọ hung từ khắp nơi trên thế giới. Những loài bọ
hung nhập khẩu này đã đẩy lùi làn sóng phân và giúp
làm giảm 90% lượng ruồi.
• Ngoài ra, nhiều người đã cho rằng sự giảm đáng kể của
lượng ruồi này cũng đã giúp cứu cho các quán cà phê
ngoài trời của Úc khỏi biến mất.
Chuỗi thức ăn có sinh vật phân giải là VTT cấp 1

Hãy xác đinh trong hình có bao nhiêu chuỗi thức ăn?
Chuỗi thức ăn có sinh vật kí sinh

Ngược với kiểu chuỗi thức ăn trên, chuỗi thức ăn có vật kí sinh kích
thước của vât tiêu thụ cấp 2,3,4… có kích thước ngày càng nhỏ
nhưng sô lượng tăng dần.
Ví dụ: thông ba lá -> sâu ăn lá -> ong kén -> cánh màng
Lưới thức ăn Humans

Baleen Smaller Sperm


Trong hệ sinh thái whales toothed
whales
whales
không có các chuỗi
thức ăn đứng độc lập Crab-
Elephant
seals
Leopard
mà chúng liên kết eater
seals
seals

thành lưới thức ăn.


Người ta thường Fishes Squids
Birds
nhóm các loài có vai
trò gần với nhau
Carniv-
thành từng nhóm (bậc orous
plankton
dinh dưỡng: sinh vật Euphau- Cope-
sản xuất, sinh vật tiêu sids
(krill)
pods

thụ và sinh vật phân


giải). Phyto-
plankton
+ Lưới thức ăn
Lưới thức ăn

Ø Trong lưới thức ăn, nếu càng có nhiều chuỗi thức ăn


khác nhau liên hệ tương hỗ với nhau thì thành phần loài
của quần xã càng phong phú, càng nhiều dạng rộng
thực. Tính ổn định càng tăng.

Ø Tất cả các chuỗi thức ăn chỉ là tạm thời, không bền


vững. Các chế độ ăn khác nhau trong các giai đoạn phát
triển khác nhau của động vật đều có thể gây nên sự biến
đổi về loại thức ăn, nhất là các loài rộng thực. Mặt khác
còn phụ thuộc vào môi trường tạo nên loại thức ăn đó.
KHUẾCH ĐẠI SINH HỌC
Khuếch đại sinh học

Thế nào là khuếch


đại sinh học?
Khuếch đại sinh học

• Phần lớn các chất độc được


sinh vật đào thải ra ngoài,
một phần chất độc có khả
năng tồn lưu trong cơ thể.
Theo chuỗi thức ăn, các
chất độc tồn lưu đó có thể
được chuyển từ sinh vật này
sang sinh vật khác, hàm
lượng độc tố tăng dần theo
bậc dinh dưỡng và thời gian
sinh sống. Quá trình này
được gọi là khuyếch đại
sinh học.
Khuếch đại sinh học

• Hiện tượng khuyếch đại sinh học xuất hiện khi độc chất
tích tụ sinh học hiện diện tồn dư rất nhiều mà lại phân
hủy chậm. Mỗi khi đi qua một bậc dinh dưỡng, lượng
tổng tồn dư của chất ô nhiễm lại được chuyển tới bậc
dinh dưỡng trên. Do đó, nồng độ chất ô nhiễm này trong
sinh vật ở mức trên cùng của chuỗi dinh dưỡng có thể
rất cao so với nồng độ gặp trong môi trường.

• Ví dụ: Đối với PCBs, nồng độ trong mô cá cao hơn từ


105 – 106 lần nhiều hơn nồng độ trong nước.
Khuếch đại sinh học

• Việc xác định nồng độ độc chất chuyển qua chuỗi


thức ăn có ý nghĩa lớn trong việc giám sát, quản lý
chất ô nhiễm và nghiên cứu độc học môi trường.

• BMF là tỷ số đo nồng độ chất độc trong cơ thể vật


ăn thịt (mg/kg) so với nồng độ chất độc trong con
mồi (mg/kg).
BMF = C (VAT)/C (con mồi)
Khuếch đại sinh học

Sinh vật Chuỗi thức ăn Hàm lượng DDT (ppm)

Nước biển Môi trường sống 0.00005

Thực vật phù du Sống trong nước biển 0.04

Sheepshead minnow Ăn phù du thực vật 0.94

Pikeran Cá nhỏ ăn PDĐV 1.33

Cá trích (Herring Gun) Ăn cá nhỏ 3.57

Diệc (Heron) Ăn tạp 6.00

Chim ưng biển (Osprey) Ăn cá + các loài khác 13.8

Vịt trời (Merganser) Ăn trứng cá 22.8

Chim cốc (Cormoran) Ăn cá 26.4


Khuếch đại sinh học

Sinh vật Chuỗi thức ăn Hàm lượng DDT Số lần khuếch


(ppm) đại

Nước hồ Môi trường sống 0.000002

Phù du TV Sống trong hồ 0.025 1000

Phù du ĐV Ăn PSTV 0.123 5

Cá nhỏ Epertan Cá nhỏ ăn PSĐV 1.04 10

Cá hồi Ăn cá nhỏ 4.83 5

Chim Goldan Ăn cá 124 25


Argente
Khuếch đại sinh học

• 1960, Rachel Carson viết


Slient spring

• 1971: DDT bị cấm sử dụng


ở Mỹ, sau thời gian này
các quần thể chim nhanh
chóng được phục hồi.

• Vùng nhiệt đới DDT vẫn


được sử dụng do giá thành
rẻ.
Khuếch đại sinh học

Bệnh Minamata
Bệnh lý do nhiễm độc thủy ngân lâu dài
qua chuỗi thức ăn
Khuếch đại sinh học

Hg2+
Vi khuẩn kị khí Hoạt hóa
CH3Hg+

Sinh vật phù du


Khuếch đại

Giáp xác, côn trùng Cá nhỏ

Khuếch đại
chim Cá lớn

Khuếch đại Người

• Metyl thủy ngân tham gia vào dây truyền thực phẩm thông qua
sinh vật phù du và khuếch đại đo tích đọng ở cá với nồng độ
lớn gấp khoảng 100 lần hoặc hơn so với lúc đầu
Khuếch đại sinh học

Một chất độc đi qua màng tế bào theo bốn cách sau:
•- Khuếch tán thụ động qua màng
•- Thấm lọc qua các lỗ trên màng
•- Vận chuyển tích cực
•- Nội thấm bào.
Khuyếch đại sinh học

Khử hoạt hóa, tăng


tính phân cực, Dễ bài tiết
tăng tính ưa nước
Giảm độc tính

Chất ô nhiễm

Hoạt hóa, giảm Khó bài tiết


tính phân cực,
tăng tính ưa mỡ
Tăng độc tính
Khuếch đại sinh học

• Hai cơ quan quan trọng nhất trong quá trình chuyển hóa
sinh học là gan và thận. Gan chứa nhiều men chuyển
hóa sinh học nên có thể chuyển hóa chất độc một cách
nhanh chóng. Một số chất độc có khả năng hòa tan
trong nước được chuyển qua máu vào thận, thận sẽ lọc
và loại bỏ chất độc có khả năng phân cực qua đường
tiểu.
SỰ VẬN CHUYỂN NĂNG LƯỢNG
TRONG HỆ SINH THÁI VÀ NĂNG
SUẤT SINH HỌC
Sự vận chuyển năng lượng trong hệ sinh thái

Sinh vật cần năng


lượng để làm gì?
Hô hấp
Sinh trưởng, tích lũy
sinh khối
Sinh sản
Di chuyển
Chống chịu
Định luật bảo toàn năng lượng trong hệ sinh thái

Ø Tổng năng lượng tích lũy trong các phân tử hữu cơ


với tổng năng lượng mất đi do tỏa nhiệt và bức xạ
cân bằng với năng lượng sinh vật sản xuất tiếp
nhận từ mặt trời.
Ø Tính toán quỹ năng lượng và theo dõi việc truyền
năng lượng qua hệ sinh thái giúp ta biết về những
yếu tố điều chỉnh dòng năng lượng.
Ø Bất kì sự chuyển đổi năng lượng nào đều làm tăng
entropi của vũ trụ. Năng lượng luôn mất đi dưới
dạng nhiệt.
Ø Dòng năng lượng trong hệ sinh thái cuối cùng
chuyển toàn bộ vào không gian dưới dạng nhiệt.
Định luật bảo toàn khối lượng trong hệ sinh thái

Ø Do khối lượng được bảo toàn nên có thể tính được


khối lượng của một nguyên tố hóa học quay vòng
trong hệ sinh thái, được thêm hoặc mất đi theo thời
gian.
Ø Các nguyên tố hóa học quay vòng liên tục trong HST.
Ø Các nguyên tố hóa học thường xuyên được chuyển từ
HST này sang HST khác.
Ø Đầu vào và đầu ra là rất nhỏ so với tuần hoàn trong hệ
sinh thái. Khi xem xét đầu vào đầu ra cho biết hệ sinh
thái là nguồn cung cấp hay bể chứa cho một nguyên tố.
Ø Đầu ra của một số chất khoáng lớn hơn đầu vào nó sẽ
làm hạn chế sản lượng sơ cấp.
Động học của vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái

NL mặt trời
Nhiệt Chu trình hóa học
Hãy đưa Dòng năng lượng
ra nhận
xét của Sinh vật sản xuất

bạn về
đường
SV tiêu thụ Mảnh vụn hữu cơ
đi của bậc 1
năng
lượng,
VSV và
các chất SVTT bậc 2
sinh vật
hóa học. ăn xác chết
Sự vận chuyển năng lượng trong hệ sinh thái

Năng lượng được chuyển hoá như thế nào?

Mặt trời
Chemical cycling
Nhiệt Energy flow

Sinh vật sản xuất

SVTT cấp 1 Mảnh vụn


hữu cơ

SVTT cấp 2 VSV và


ĐV ăn xác chết
Sự vận chuyển năng lượng trong hệ sinh thái

Năng lượng được chuyển hoá như thế nào?

• Năng lượng qua HST tuân theo định luật bảo toàn năng
lượng
– Định luật 1: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất
đi, chúng chỉ có thể chuyển từ dạng này sang dạng
khác.
– Định luật 2: Khi năng lượng được chuyển từ dạng
này sang dạng khác không được bảo toàn 100%,
thường bị mất đi một số năng lượng nhất định.
– Năng lượng tiềm ẩn trong liên kết hoá học của hydrat
cacbon (C - C; CH - CH; C-OH,…) khi chuyển qua
các bậc dinh dưỡng dưới dạng thế năng
Sự vận chuyển năng lượng trong hệ sinh thái

Định luật bảo toàn khối lượng


• Vật chất giống như năng lượng, không thể được tạo ra hoặc
phá hủy.

– Các nguyên tố hóa học quay vòng trong hệ sinh thái.

– CO2 cố định trong thực vật rồi bị bò Bison và các loài động
vật khác ăn. C lại quay trở lại môi trường qua phân, khí
thở... Đo đạc và phân tích chu trình hóa học như vậy là
hướng nghiên cứu quan trọng của sinh thái học.

– Mặc dù không bị mất đi trên quy mô toàn cầu nhưng vật


chất luôn bị chuyển từ hệ sinh thái này sang hệ sinh thái
khác.
Sự truyền năng lượng qua các bậc dinh dưỡng

• Vì sao chuỗi thức


ăn thường ngắn?

• Vì sao một số loài


động vật ăn thịt cỡ
lớn dễ bị tổn
thương dẫn đến
tuyệt chủng?

• Vì sao chuỗi thức


ăn dưới nước dài
hơn trên cạn?
Vì sao số lượng mắt xích trong chuỗi thức ăn ít?

Giả thuyết về năng lượng

Ø Độ dài của chuỗi thức ăn bị giới han bởi tính không


hiệu quả của việc truyền năng lượng qua các bậc
dinh dưỡng (10% được chuyển lên bậc dinh dưỡng
trên)

Chuỗi thức ăn ở nơi có sản lượng quang hợp cao


dài hơn so với chuỗi thức ăn ở nơi có sản lượng
quang hợp thấp do năng lượng đầu vào của chuỗi
cao.
Giả thuyết về năng lượng
Chuỗi thức ăn ở nơi có sản lượng quang hợp cao dài hơn so với chuỗi thức ăn ở nơi
có sản lượng quang hợp thấp do năng lượng đầu vào của chuỗi cao.

-90%NL: thất thoát và các hoạt


động sống:di chuyển, hô hấp,
bài tiết, sinh sản,….

10%
-90%NL: thất thoát và các hoạt
động sống:di chuyển, hô hấp,
bài tiết, sinh sản,….

10% -90%NL: thất thoát và các


hoạt động sống:di chuyển, hô
hấp, bài tiết, sinh sản,….
10% -90%NL thất thoát
và đóng mở lỗ khí

1% -99%NL thất thoát


dưới dạng nhiệt
Giả thuyết về năng lượng
Ø Độ dài của chuỗi thức ăn bị giới han bởi tính không hiệu quả
của việc truyền năng lượng qua các bậc dinh dưỡng (10%
được chuyển lên bậc dinh dưỡng trên)

Sâu ăn lá cây

200 J

67 J Hô hấp
Phân 100 J tế bào
33 J

Không tiêu hoá Sinh trưởng; Tiêu hoá


sản phẩm thứ cấp)
Giả thuyết về sự ổn định động thái

Theo giả thuyết về sự


ổn định động thái, em
hãy thiết kế thí nghiệm
để thấy điều kiện môi
trường ảnh hưởng đến
sự bền vững của chuỗi
thức ăn? Giải thích?
Sự điều chỉnh

Từ dưới lên
Ø Sự gia tăng thảm thực vật sẽ làm gia tăng số lượng
hoạc sinh khối của động vật.

Ø Động vặt ăn cỏ bị giới hạn bởi thực vật nhưng


thảm thực vật không bị giới hạn bởi động vật.

Ø Hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng trong đất


sẽ khống chế sản lượng thực vật qua đó khống
chế sản lượng của các bậc dinh dưỡng khác
nhau.

Ø Để thay đổi cấu trúc quần xã cần thay đổi sinh


khối ở bậc thấp nhất qua đó truyền đến toàn bộ
lưới thức ăn. Ví dụ: bón phân, tưới nước cho
đồng ruộng.
Sự điều chỉnh

Từ trên xuống
Ø Vật ăn thịt là sinh vật chủ chốt khống chế tổ
chức quần xã

Ø Ví dụ: quần xã hồ nước có 4 bậc dinh dưỡng, loại


bỏ VAT bậc cao nhất.

Ø Mô hình từ trên xuống có ý nghĩa thực tiễn lớn


trong cải tạo môi trường. Cách tiếp cận đó được
gọi là kiểm soát sinh học.

Ø (SV đưa ra ví dụ)


Sự điều chỉnh

Ø Phân tích ví dụ điển hình

Ø Kiểm soát sinh học ở hồ Vesijanvi (Nam Phần


lan). Hồ có diện tích 110km2
Ø 1986. Vi khuẩn lam pát triển bùng nổ trong nước
hồ kèm theo sự phát triển của cá Rutilus (họ cá
Chép). H = 0.94
Ø 1989-1993: gần 1 triệu kg cá Rutilus (gần 20% số
lượng cá) được loại bỏ khỏi hồ, H = 0.95
Ø 1994: Loại bỏ 20% cá Rutilus và thả thêm cá chó
(loài án thịt Rutilus vào hồ); H = 2.1

Hãy phân tích quá trình kiểm soát đa dạng sinh học
ở hồ Vessijanvi.
Điều chỉnh trong quần xã

Vùng biển bắc Thái Bình dương là một


trong những nơi có độ đa dạng sinh học
trên thế giới. Khi nghiên cứu số lượng rái
cá, sinh khối cầu gai và số lượng tảo bẹ
trong thời gian từ năm 1972 đến 1997 người
ta đã vẽ được biểu đồ như 3 hình trên. Năm
1986 cá voi orca xuất hiện ở biển bắc TBD.
Em hãy chỉ ra điều gì sẽ xảy ra vào năm
2020 đối với hệ sinh thái này. Giải thích.
Tháp sinh thái

• Tháp sinh thái thể hiện năng lượng thất thoát


qua mỗi lần truyền năng lượng trong chuỗi thức
ăn
– Chiều rộng: giống nhau
– Chiều dài: thể hiện năng lượng tích lũy
• Có 3 loại tháp:
– Số lượng
– Sinh khối
– Năng lượng
Tháp sinh thái
Tháp sinh thái

Tại sao trong nghiên cứu chủ yếu sử dụng tháp sinh khối?
Tháp sinh thái

Hình dạng của tháp biểu thị hiệu quả chuyển hóa năng
lượng trong hệ sinh thái.

Sau khi quan sát 5 kiểu tháp sinh thái trên, em có nhận xét
gì?
Tháp sinh thái

Cho hình tháp của một hệ sinh thái trong các mùa khác nhau

3 5

10 12

2g/m2 100g/m2

Đây là hệ sinh thái trên cạn hay dưới nước? Đặc điểm của hệ sinh thái đó?
Tháp sinh thái

Vì sao trong thực tế nhà quản lý rất chú ý


đến những hệ sinh thái có 3 bậc dinh
dưỡng?

Vì sao trong các hệ sinh thái nông nghiệp


tháp sinh thái thường chỉ có hai bậc dinh
dưỡng?
Điều chỉnh trong quần xã

D1

C1 C2

B1 B2

A1 A2

2 hệ sinh thái có các nhân tố sinh thái tương đồng. A,


B, C, D là các loài trong quần xã. Điều gì sẽ xảy ra khi
loài C mất đi?
Sản lượng sinh vật

Ø Khái niệm:

Ø Sản lượng: lượng sinh khối tạo ra trong một đơn vị


thời gian (production).

Ø Sinh khối: khối lượng sinh vật (sinh vật lượng –


biomass)

Ø Năng suất: là sản lượng tinh trên đơn vị diện tích


hay thể tích.
Sản lượng sinh vật

Ø Sản lượng sinh vật toàn phần (PB, PA) là lượng chất
sống hay số năng lượng được tính bằng calo do 1 cá
thể hoặc 1 bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái sản xuất
được/ 1 thời gian/1 đơn vị diện tích nhất định.

Ø Hay có thể gọi đây là tổng sản lượng sơ cấp (GPP):


đó là năng lượng ánh sáng được chuyển hóa sang
năng lượng hóa học/ 1 đơn vị thời gian.
Sản lượng sinh vật

Ø Sản lượng sinh vật thực tế = sản lượng sơ cấp thực (PN-
TV, PS-ĐV, NPP): là năng lượng được sinh vật ở bậc dinh
dưỡng tiếp theo sử dụng trong hệ sinh thái (sản lượng
sinh vật toàn phần trừ đi năng lượng bị tiêu hao do hô
hấp và bài tiết (R).

Ø PN = PB – R hoặc PS = PA – R

Ø NPP = GPP - R

• Đa số các hệ sinh thái NPP = 0,5GPP hay PN=0,5PB


Sản lượng sinh vật

Ø Các HST khác nhau có NPP rất khác nhau:

Ø RMNĐ có NPP cao nhất trên cạn đóng góp vào phần lớn sản
lượng sơ cấp thực của cả hành tinh (chỉ có 5% S trái đất)

Ø Vùng cửa sông, rạn san hô có sản lượng sơ cấp thực rất
cao nhưng diện tích quá nhỏ nên đóng góp không đáng kể.

Ø Sản lượng sơ cấp thực của đại dương rất nhỏ nhưng đóng
góp cho quỹ sản lượng sơ cấp thực toàn cầu lớn do diện
tích rộng lớn.

Ø NPP giảm dần: RMNĐ -> rạn san hô -> cửa sông -> rừng ôn
đới -> vùng khơi đại dương (vĩ độ thấp) -> sa mạc…
Năng lượng và các nhân tố giới hạn kiểm soát
sản lượng sơ cấp

• Hàng ngày trái đất nhận được 1022J bức xạ. Nguồn
năng lượng này đủ cho 7 tỉ người dùng trong 25
năm (theo mức tiêu thụ của người Mỹ năm 2006).

• Vậy năng lượng đi đâu mà con người vẫn đứng


trước nguy cơ thiếu lương thực?
Sản lượng sinh vật

Ø Sản lượng sinh vật riêng: P/B – Biểu thị sản lượng sinh
vật của một đơn vị sinh khối trong một khoảng thời gian
xác định hay còn gọi là hệ số chỉ vận tốc đổi mới của
sinh khối (thời gian cần thiết để có một sinh khối đã
được xác định ở một thời điểm nhất định).
Ø P: sản lượng sinh vật toàn phần hoặc sản lượng sinh vật thực tế
Ø B: sinh khối của quần thể (hay một bậc dinh dưỡng) trong quần

Ø Ví dụ: một khu rừng 10ha ở độ tuổi 120 có sinh khối
được xác định vào tháng 3 là 3150 tấn. Sản lượng sinh
vật thực tế của thảm thực vật là 12 tấn/ha/năm. Hãy tính
hiệu suất sinh trưởng của khu rừng trên?
Hiệu suất sinh thái

ØHiệu suất quang hợp = PB/LT là tỷ lệ năng lượng mặt


trời được sinh vật sản xuất hấp thu và chuyển hóa.
Ø PB: Sản lượng sinh vật toàn phần của TV
Ø LT: Tổng năng lượng mặt trời
Ø Hiệu suất quang hợp rất thấp, thường chỉ đạt 0,1-0,5%.
Nhìn chung trên toàn trái đất là 0,1%.
Hiệu suất sinh thái

Ø Hiệu suất sản lượng (hiệu suất sản xuất): là tỷ số


phần trăm giữa năng lượng tích lũy được của một
bậc dinh dưỡng (sản lượng thứ cấp) so với năng
lượng mà bậc dinh dưỡng đó đồng hóa được từ
nguồn thức ăn.

Ø Hiệu suất sản lượng = (Pn : An) x 100%

Ø Pn: năng lượng tích lũy được trong sinh khối


Ø An: năng lượng có trong thức ăn mà bậc dinh dưỡng đó đã đồng
hóa được.
Hiệu suất sinh thái

Bài Tập:
Một HST rừng nhận được năng lượng mặt trời 106KCal/m2/ngày.
SVSX chỉ sử dụng được 2,5% năng lượng đó cho quang hợp.
Năng lượng mất cho hô hấp là 90%. VTT1 chỉ khai thác được 1%
sản lượng của SVSX. VTT2 khai thác được 10% sản lượng từ
VTT1. VTT3 khai thác được 20% sản lượng từ VTT2.
Hãy tính sản lượng sơ cấp tổng số và mức năng lượng tích lũy
ở mỗi bậc dinh dưỡng.
SỰ TIẾN HOÁ CỦA HỆ SINH THÁI
Nguyên nhân của sự tiến hoá của hệ sinh thái

– Do biến đổi địa lý và khí hậu


– Do tự phát bên trong của sinh vật

Ø Qua các thời kì địa chất lâu dài, các sinh vật đã tiến hoá
và các hệ sinh thái đã xuất hiện theo hướng ngày càng
phức tạp và càng đa dạng hơn. Sự tiến hoá này được
thực hiện bằng con đường chọn lọc tự nhiên tác động
lên loài hoặc bậc thấp hơn.

Ø Có thể chia quá trình tiến hóa của hệ sinh thái theo hai
giai đoạn:

– Qúa trình tiến hoá về hoá học


– Qúa trình tiến hoá về sinh học
Tiến hoá hoá học

Ozon

3 tỷ năm về trước

N2, NH3, H2, CO, CO2, O2,


NH4 và H2O, Cl2, H2SO4 axit amin Coaxecva SV đơn bào đầu tiên

3 tỷ năm về trước

Sản phẩm: Axit amin,


polysaccarit, polynucleotit
Tiến hoá hoá học

Ø Cách đây hơn 3 tỉ năm thành phần khí quyển trước khi
có sự sống bắt đầu xuất hiện trên trái đất gồm :
– Nitơ, amoniac, hydro, oxit cacbon, mêtan và hơi nước (oxy tự do
hoàn toàn chưa có)
– Khí quyển của trái đất còn chứa chlor, axit sulfuric và các khí
khác độc hại với sinh vật.

Ø Thành phần khí quyển trong thời gian đó phần lớn được
quyết định bởi núi lửa. Vào thời kì này núi lửa hoạt động
mạnh hơn nay rất nhiều .
Tiến hoá hoá học

Ø Do thiếu oxy, nên không có lớp khí ozon tạo thành màng
chắn tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời. Các tia tử ngoại
đó cùng với các yếu tố khác của tự nhiên như tia lửa
điện, đã đẩy sự tiến hóa về hoá học làm xuất hiện các
phân tử hữu cơ phức tạp như axit amin là cơ sở cấu
thành nên sinh vật.

Ø Sau khi đã có lượng oxy nhất định được tạo nên nhờ vào
các hơi nước bị phân huỷ dưới tác dụng của các tia tử
ngoại, đã tạo nên phần nào lớp ozon mỏng ngăn cản
được các tia tử ngoại.

Ø Trải qua hàng triệu năm, tính chất phức tạp của các hợp
chất hữu cơ tăng lên, thúc đẩy khả năng liên kết với
nhau, tạo nên chuỗi các phân tử dài, đưa đến hình thành
nên các giọt coaxecva.
Tiến hoá sinh học video 6.5.1

Tạo ra cơ thể sinh vật đơn bào, đa bào

Ozon

O2 O2 (30%)

Thực vật ở nước


Thực vật trên cạn
Thực vật hạt kín
SV đơn bào
Thuỷ tức
quang hợp SV hô hấp San hô
Nấm men, SV đa bào
hô hấp kị khí hiếu khí Giun đất
600 triệu năm trước Thân mềm
Bùng nổ Cambri ĐV có xương sống
Tiến hoá sinh học

Ø Khi đã có oxy và ozon, sự sống được bảo vệ dưới các


tầng nước. Những sinh vật kỵ khí như nấm men là
những cơ thể sống đầu tiên đã nhận được năng lượng
cần thiết cho sự hô hấp bằng con đường lên men.

Ø Sau đó sự sống tiến qua giai đoạn đơn bào. Sự tìm kiếm
thức ăn của các sinh vật nguyên thuỷ chủ yếu dựa vào
các chất hữu cơ được tổng hợp dưới tác động bức xạ
trong các tầng nước ở mặt trên.

Ø Sự nghèo nàn chất dinh dưỡng đã gây nên áp lực hình


thành sự quang hợp, dẫn đến trái đất có thêm oxy và
tầng ozon dày hơn bảo vệ được trái đất, gây ra sự biến
đổi sâu sắc về hoá học của trái đất đã thúc đẩy sự sống
tiến sát đến bề mặt của đại dương.
Tiến hoá sinh học

Ø Sự hô hấp hiếu khí đã tạo khả năng tiến hoá cho các
sinh vật đa bào phức tạp. Nhiều người cho rằng: Sinh vật
đa bào đầu tiên xuất hiện ngay sau khi hàm lượng oxy
trong khí quyển tăng lên đến khoảng 30%. Cách ngày
nay khoảng 600 triệu năm, Tiền kỉ Cambri (thời kì bùng
nổ Cambri).

Ø Đến giữa kỷ Cambri đã bắt đầu xuất hiện các nhóm sinh
vật đa bào như Thuỷ tức, San hô, Giun đất , Thân mềm,
và sau này có thêm Động vật có xương sống.

Ø Song song với các quá trình xuất hiện động vật đa bào là
sự xuất hiện thực vật có hạt kín và chuyển lên cạn của
thực vật. Lượng oxy thải ra nhiều hơn, nhu cầu O2 của
các nhóm động vật được đáp ứng và hàm lượng O2
trong khí quyển gần như hiện nay ( 20%).

You might also like