You are on page 1of 5

Bài 29-30: Quá trình hình thành loài

I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ

1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới

- Không phải nhân tố tiến hoá


- Bảo tồn sự khác biệt về kiểu gen và alen trong quần thể

- Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển…ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và
giao phối với nhau.

- Vai trò của cách li địa lí:

+ Sự cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các
nhân tố tiến hóa.

+ Do các quần thể sống trong những khu vực địa lí khác nhau nên CLTN và các nhân tố tiến hóa khác có thể tạo nên sự khác
biệt về vốn gen giữa các quần thể.

+ Khi sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện cách li sinh sản thì loài mới được hình thành.

2. Đặc điểm của quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí
- Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh.

- Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.

 - Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.

II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÍ

1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái
a. Hình thành loài bằng cách li tập tính
+ Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao
phối thì những cá thể đó có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc.

+ Lâu dần do giao phối không ngẫu nhiên và các NTTH tác động dẫn đến cách li sinh sản và dần sẽ hình thành loài mới

b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái

- Kết luận:

+ Hai quần thể cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần các nhân tố tiến hóa tác
động làm phân hóa vón gen của 2 quần thể đến một lúc nào đó làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành.

+ Hình thành loài bằng cách lí sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển

2. Hình thành loài bằng con đường lai xa


- Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, hầu hết cho con lai bất thụ.

- Tuy nhiên trong trường hợp cây sinh sản vô tính lại có thể hình thành loài mới bằng lai xa.

Bài 32: Chuyển hóa

I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng


- Đồng hoá: quá trình tổng hợp các chất hữu cơ và tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp.

- Dị hoá: là quá trình phân giải các chất hữu cơ và giải phóng năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống, kể cả năng lượng
cho đồng hoá.

Đồng hóa Dị hóa

- Tổng hợp các chất hữu cơ - Phân giải các chất hữu cơ

- Tích luỹ năng lượng (chuyển từ động năng sang thế năng trong các liên kết hoá - Giải phóng năng lượng (chuyển từ thế năng sang thế động b
học của hợp chất hữu cơ) hoá học của hợp chất hữu cơ)

Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào:

- Lứa tuổi: ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại lớn hơn đồng
hoá.

- Vào thời điểm lao động, dị hoá lớn hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghi ngơi đổng hoá mạnh hơn dị hoá.

⇒ Như vậy trao đổi chất là mặt biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng xảy ra bên trong các tế
bào.

⇒ Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bất đầu từ sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.

II. Chuyển hóa cơ bản:


- Chuyển hóa cơ bản được tính bằng kJ trong 1 giờ đối với 1 kg khối lượng cơ thể.

- Khi chuyển hóa cơ bản 1 người , nếu sự chênh lệch quá lớn -> đang ở trạng thái bệnh lí.
- Chuyển hoá cơ bản là quá trình sử dụng năng lượng tiêu dùng ở mức tối thiểu khi cơ thể ở trạng thái nghi ngơi hoàn toàn (khi
đó cơ thể chỉ sử dụng nãng lượng cung cấp cho hoạt động của tim, của các cơ thể và duy trì thân nhiệt).

- Ở cơ thể bình thường, chuyển hoá cơ bản giữ ở một mức ổn định.

Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

I. HOÁ THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA HOÁ THẠCH TRONG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI
1. Hoá thạch là gì?

- Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. Di tích của sinh vật để lại có thể dưới dạng các

bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng…), xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên

vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng,...

2. Vai trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

- Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về sự phát triển của sinh giới. Bằng phương pháp xác định tuổi

của các hoá thạch, người ta có thể biết được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau cũng như mối liên hệ họ hàng giữa

các loài.

- Tuổi của hoá thạch có thể xác định bằng phươg pháp phân tích các đồng vị phóng xạ của Cacbon hoặc Urani.

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
1. Hiện tượng trôi dạt lục địa

- Hiện tượng trôi dạt lục địa là hiện tượng các phiến kiến tạo trên lớp vỏ trái đất liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy

bên dưới chuyển động.

- Những biến đổi về kiến tạo của vỏ trái đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu

của trái đất, do vậy có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các

loài mới.

2. Sinh vật trong các đại địa chất


- Dựa vào quá trình biến đổi của trái đất, và các hoá thạch điển hình các nhà địa chất học chia lịch sử phát triển của trái đất

thành các giai đoạn chính được gọi là các đại địa chất. Bao gồm: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại

Tân sinh. Các đại lại được chia nhỏ thành các kỉ. Ranh giới giữa các đại hoặc các kỉ thường là các giai đoạn có những biến đổi

của trái đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là bắt đầu một giai đoạn tiến hoá mới của các sinh vật sống sót.

Các sinh vật sống sót tiến hoá và bước vào giai đoạn bùng nổ, phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.

- Mỗi đại, mỗi kỉ thường có các đặc điểm về địa chất và khí hậu riêng biệt nên cũng kéo theo sự phát triển của nhóm sinh vật

điển hình. Ví dụ: đại Trung sinh còn được gọi là kỷ nguyên của bò sát.

You might also like