You are on page 1of 12

Ôn tập Sinh học Giáo viên: Phạm Thị Liên

PHẦN SÁU: TIẾN HÓA


CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
BÀI 24. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU SO SÁNH.


ND Cơ quan tương đồng Cơ quan thoái hóa Cơ quan tương tự
- Xương chi của các loài ĐV có xương - Nhiều loài rắn vẫn còn dấu vết của các chi ở dạng - Cánh sâu bọ và cánh dơi.
sống. cơ quan thoái hóa. - Mang cá và mang tôm.
- Tuyến nọc độc của rắn tương đồng - Xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người cũng - Chân chuột chũi và chân
với tuyến nước bọt của các động vật được xem là các cơ quan thoái hóa. dế dũi.

khác. - Cá voi là động vật có vú, do thích nghi với đời - Gai xương rồng (biến dạng
dụ
- Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới sống dưới nước nên các chi sau bị tiêu giảm, hiện của lá) và gai hoa hồng (do
của các sâu bọ khác. chỉ còn di tích của xương đai hông, xương đùi và sự phát triển của biểu bì
- Gai xương rồng và tua cuốn của đậu xương chày hoàn toàn không dính với cột sống. thân).
Hà Lan là biến dạng của lá.
Là các cơ quan: Là cơ quan tương đồng vì: Là các cơ quan:
- Nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ - Chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài - Khác nhau về nguồn gốc.
thể. tổ tiên. - Nhưng thực hiện chức
Đặc - Có cùng nguồn gốc trong quá trình - Nhưng do điều kiện sống thay đổi các cơ quan năng như nhau nên có kiểu
điểm phát triển phôi  nên có kiểu cấu tạo này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hình thái tương tự nhau.
giống nhau. hiện chỉ để lại 1 vài vết tích xưa kia.
- Có thể thực hiện các chức năng rất - Phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
khác nhau.
- Phản ánh sự tiến hóa phân li tính - Phản ánh nguồn gốc chung của các loài. - Phản ánh sự tiến hóa đồng
Y/n
trạng. quy.
KL: Sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến
hóa từ một tổ tiên chung.

II. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ.


1. Bằng chứng tế bào học:
- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó.
- Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
- Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hoặc vùng nhân)
2. Bằng chứng sinh học phân tử:
- Các loài đều có cơ sở vật chất di truyền chủ yếu là axit nucleic (gồm ADN và ARN) và prôtein.
- ADN đều có cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G, X.
- Prôtein đều được cấu tạo từ hơn 20 loại axit amin khác nhau.
- Các loài sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền.
=> KL: Đây là bằng chứng tiến hóa cho thấy tất cả các loài sinh vật trên Trái Đất đều có tổ tiên chung.
------------------------------------------------------------------------------
BÀI 25. HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN

II. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA ĐACUYN.


1. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa.
- Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm Biến dị cá thể: Con sinh ra thường giống bố mẹ, nhưng có những trường hợp sai
khác so với bố mẹ chúng (gọi là biến dị cá thể), các biến dị này có khả năng di truyền cho các thế hệ sau  là nguyên nhân xuất hiện
loài mới.
- Nguyên nhân tiến hóa: Do tác động của CLTN thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật: Sinh vật sống trong môi
trường luôn đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (đấu tranh sinh tồn). Những cá thể nào có đặc điểm (biến dị di truyền) thích
nghi với môi trường sống  dẫn đến khả năng sống sót và sinh sản cao hơn cá thể khác  tăng số lượng cá thể và ngược lại (CLTN)
 sinh vật sống sót ngày càng thích nghi với môi trường sống.
- Cơ chế tiến hóa: Sự tích lũy, di truyền các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của CLTN.
- Chọn lọc tự nhiên (CLTN): Thực chất là sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. Kết quả
của quá trình CLTN tạo nên loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường.
- Chọn lọc nhân tạo: trong quá trình chọn giống vật nuôi, cây trồng, con người chủ động tạo ra những cá thể có các biến dị mà
mình mong muốn, rồi cho chúng giao phối với nhau  tạo nên gống mới, và loại đi những cá thể có các biến dị không mong muốn.
- Sự hình thành loài mới: Loài mới được hình thành từ từ, qua nhiều dạng trung gian, dưới tác động của CLTN, theo con đường
phân li tính trạng.

2. Ưu và nhược điểm trong học thuyết Đacuyn.


* Ưu điểm: - Ông cho rằng các loài đều được tiến hóa từ tổ tiên chung.
- Sự đa dạng hay khác biệt giữa các loài sinh vật là do các loài đã tích lũy được các đặc điểm thích nghi với các môi
trường khác nhau.
* Hạn chế: - Chưa hiểu được nguyên nhân phát sinh biến dị (do đột biến – biến dị đột biến và giao phối – biến dị tổ hợp) và cơ chế
di truyền biến dị.
- Chưa thấy được vai trò của cách li đối với việc hình thành loài mới.
------------------------------------------------------
1
Ôn tập Sinh học Giáo viên: Phạm Thị Liên
BÀI 26. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI.

I. QUAN NIỆM TIẾN HÓA VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA.


1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
ND Tiến hóa nhỏ Tiến hóa lớn
Nội dung - Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần KG - Là quá trình biến đổi trên quy mô lớn  làm xuất hiện
của QT (CTDT của quần thể)  làm xh loài mới. các đơn vị phân loại trên loài.
Pvi ng/cứu - Quần thể (loài) - Trên loài (chi, họ, bộ, lớp, ngành)
Quy mô - Hẹp - Rộng
(t) lịch sử - Ngắn - Dài
Pthức ngh/c - Có thể ng/cứu trực tiếp = thực nghiệm - Thường được ng/cứu gián tiếp qua các bằng chứng TH
Bản chất - Làm xuất hiện loài mới. - Làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
* Mối quan hệ giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn: Cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài (tiến hóa lớn) là quá
trình hình thành loài mới (tiến hóa nhỏ).
2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể.
- Đột biến (biến dị sơ cấp), trong đó đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
- Biến dị tổ hợp (biến dị thứ cấp) (được hình thành qua quá trình giao phối - sinh sản hữu tính).
- Sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử từ các quần thể khác vào (nhập gen).
II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA: Là các nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
1. Đột biến: - Đột biến làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Đột biến được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa. Đột biến gen qua giao phối tạo nên nguồn biến
dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
- Đột biến gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể với tốc độ chậm.
- Là nhân tố tiến hóa vô hướng.
2. Di nhập gen: - Di nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể.
+ Di gen: có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.
+ Nhập gen: có thể làm phong phú vốn gen của quần thể (mang alen mới đến) hoặc các alen có sẵn.
- Di nhập gen làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
3. Chọn lọc tự nhiên:
- CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản (về mức độ thành đạt sinh sản ) của các cá
thể với những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen , tần số alen của QT theo 1 hướng xác định –
hướng thích nghi với môi trường sống. (CLTN quy định chiều hướng tiến hóa - Nhân tố tiến hóa có hướng).
- Tốc độ CLTN tùy thuộc vào :
+ Chọn lọc chống lại alen trội.  quá trình chọn lọc diễn ra nhanh. (alen trội bị loại bỏ)
+ Chọn lọc chống lại alen lặn.  quá trình chọn lọc diễn ra chậm hơn.(alen lặn còn tồn tại ở cá thể có kiểu gen dị hợp). (CLTN
quy định nhịp độ tiến hóa).
- Kết quả của CLTN:  Hình thành quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi
trường.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên (phiêu bạt di truyền). Vd: thiên tai, dịch bệnh, con người khai thác, săn bắn ...
- Sự thay đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên được gọi là sự
biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền..
- Sự biến đổi ngẫu nhiên về cấu trúc di truyền hay xảy ra với những quần thể có kích thước nhỏ.
- Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định. Một alen
dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và 1 alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
- Kết quả: làm nghèo vốn gen của quần thể.
5. Giao phối không ngẫu nhiên:
- Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm: + Tự thụ phấn(thực vật)+ Giao phối gần(động vật) + Giao phối có chọn lọc (động vật)
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen, nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần
dần tần số kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp.
- Kết quả: làm nghèo vốn gen của quần thể.
* So sánh quan niệm về chọn lọc tự nhiên:
ND Quan niệm ĐacUyn Quan niệm hiện đại
Nguyên liệu của CLTN - Biến dị cá thể. - Đột biến, biến dị tổ hợp, nhập gen.
Đơn vị tác động của CLTN - Cá thể. - Quần thể.
Thực chất của CLTN - Phân hóa khả năng sống sót và khả Phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản
năng sinh sản của các cá thể trong quân (về mức độ thành đạt sinh sản ) của các cá thể với
thể. những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Kết quả của CLTN - Hình thành loài sinh vật thích nghi với - Tạo quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.
môi trường.
Vai trò của CLTN - Là nhân tố tiến hoá quan trọng, xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.
----------------------------------------------------------

2
Ôn tập Sinh học Giáo viên: Phạm Thị Liên
BÀI 28. LOÀI

I. KHÁI NIỆM LOÀI SINH HỌC.


- Khái niệm: Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có:
+ Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí. (1)
+ Có khu phân bố xác định. (2)
+ Có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các
nhóm quần thể thuộc loài khác. (3)
- Lưu ý: Ở các loài sinh sản vô tính thì loài mang đặc điểm (1) và (2).
- Các tiêu chuẩn phân biệt loài: + Cách li sinh sản. (chính xác nhất)
+ Hình thái, sinh hóa, phân tử.
II. CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI SINH SẢN GIỮA CÁC LOÀI
* K/n cách li sinh sản: là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản
tạo ra con lai hữu thụ.
* Phân loại:
T/chí 1. Cách li trước hợp tử. 2. Cách li sau hợp tử.
K/n - Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với - Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc
nhau. (Thực chất là ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử.) ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
Các - Cách li nơi ở (sinh cảnh): sinh vật sống trong cùng khu - Có giao phối  tạo hợp tử, nhưng hợp tử bị chết.
dạng vực địa lí, nhưng ở các sinh cảnh khác nhau  không giao VD: Lai cừu với dê.
cách li. phối với nhau. (VD: loài mao lương trên cạn và loài mao - Có giao phối  tạo hợp tử  phát triển thành con
lương dưới nước) lai, nhưng:
- Cách li tập tính: Do tập tính sinh sản khác nhau (cách tán + Con lai giảm khả năng sống: Con lai chết ngay sau khi
tỉnh, xây tổ...)  SV không giao phối với nhau. lọt lòng hoặc chết trước tuổi trưởng thành.
- Cách li thời gian (mùa vụ): do mùa vụ sinh sản khác + Con lai sống được nhưng không có khả năng sinh sản:
nhau  không có điều kiện giao phối với nhau. (Vd: chim (do không tương hợp 2 bộ NST của bố mẹ  gphân
cu gáy – mùa hè; chim én – mùa xuân) không bình thường  không tạo giao tử)
- Cách li cơ học: do cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau  VD: Lai ngựa cái với lừa đực  con La.
không giao phối với nhau. Lai ngựa đực với lừa cái  con Boocđô.
* Y/n: - Bảo vệ được đặc trưng của loài.
- Phân hóa vốn gen  hình thành loài mới  tạo sự đa dạng trong sinh giới.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 29 + 30. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI.

Chọn lọc Cách li


Các quần thể Tần số alen và thành Các quần thể
Cách li Các nhân tố tiến hóa tư nhiên sinh sản Hình thành
Quần khác nhau phần kiểu gen của các thích nghi
thể gốc (Quần thể Quần thể thay đổi theo (có vốn gen loài mới
(Đột biến, CLTN, di-nhập
cách li) gen, giao phối không ngẫu các hướng khác nhau đặc trưng)
nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên).

I. HÌNH THÀNH LOÀI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ.


1. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới.
* Cách li địa lí : là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển…ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao
phối với nhau.
* Vai trò của cách li địa lí:
- Sự cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các
nhân tố tiến hóa.
- Do các quần thể sống trong những khu vực địa lí khác nhau nên CLTN và các nhân tố tiến hóa khác có thể tạo nên sự khác biệt
về vốn gen giữa các quần thể.
- Khi sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện cách li sinh sản thì loài mới được hình thành.
* Đặc điểm của quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí:
- Thường xảy ra với những loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
- Xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp (thời gian lịch sử dài).
- Thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.

2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí. (SGK)
- Đối tượng: Ruồi giấm
- Nguyên liệu: Tinh bột, đường mantôzơ
- Cách tiến hành: Chia một quần thể ruồi giấm thành nhiều quần thể nhỏ và nuôi bằng các môi trường nhân tạo khác nhau trong
lọ thủy tinh riêng biệt bằng tinh bột hoặc bằng đường mantôzơ.
- Kết quả: Sau nhiều thế hệ trên các môi trường khác nhau, từ một quần thể ban đầu đã tạo nên 2 quần thể thích nghi với việc
tiêu hóa tinh bột và tiêu hóa đường mantôzơ. Sau đó người ta cho 2 loại ruồi này sống chung với nhau. Người ta nhận thấy ruồi
mantôzơ có xu hướng thích giao phối với ruồi mantôzơ hơn là với ruồi tinh bột và ruồi tinh bột cũng có xu hướng thích giao phối với
ruồi tinh bột hơn là với ruồi mantôzơ.
- Nhận xét: Như vậy cách li địa lí và sự khác biệt về điều kiện môi trường sống đã làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối
dẫn đến cách li sinh sản giữa 2 quần thể ruồi.

3
Ôn tập Sinh học Giáo viên: Phạm Thị Liên
II. HÌNH THÀNH LOÀI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÍ.
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái.
a. Hình thành loài bằng cách li tập tính.
* Ví dụ: Trong 1 hồ ở Châu Phi có 2 loài cá giống nhau (chỉ khác nhau về mầu sắc – đỏ và xám).
- Mặc dù sống cùng nhau  không giao phối với nhau.
- Khi chiếu ánh sáng đơn sắc  trông chúng cùng mầu  giao phối với nhau.
* Cơ chế: - Các cá thể của 1 quần thể ban đầu  do đột biến có được kiểu gen nhất định  làm thay đổi một số đặc điểm liên quan
tới tập tính giao phối  thì những cá thể đó có xu hướng giao phối với nhau  tạo nên quần thể cách li giao phối với quần thể gốc.
- Lâu dần do giao phối không ngẫu nhiên và các nhân tố tiến hóa tác động  dẫn đến cách li sinh sản  và dần sẽ hình thành
loài mới.
b. Hình thành loài bằng cách li sinh thái.
* Ví dụ: Một loài côn trùng sống trên loài cây A  khi quần thể phát triển mạnh  cạnh tranh  1 số côn trùng phát tán sang sinh
sống ở loài cây B trong cùng khu vực địa lí với cây loài A (những cá thể có gen đột biến có thể tiêu hoá được thức ăn của cây loài B
thì tồn tại và phát triển), sinh sản và phát triển thành quần thể mới dần có xu hướng giao phối với nhau hơn là giao phối với các cá thể
sống của quần thể gốc (sống ở cây loài A). Lâu dần, các nhân tố tiến hoá tác động làm phân hoá vốn gen của 2 quần thể theo các
hướng khác nhau  cách li sinh sản  loài mới hình thành.
* Cơ chế: - Các cá thể của 1 quần thể ban đầu  do đột biến có được kiểu gen nhất định  thích nghi với điều kiện sinh thái khác (ổ
sinh thái khác).
- Hai quần thể cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần các nhân tố tiến hóa tác
động làm phân hóa vốn gen của 2 quần thể đến một lúc nào đó làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành.
- Hình thành loài bằng cách lí sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.

2. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa.


- Lai xa là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 loài khác nhau, hầu hết cho con lai bất thụ.
- Tuy nhiên trong trường hợp cây sinh sản vô tính lại có thể hình thành loài mới bằng lai xa.
- Lai xa kèm theo đa bội hóa  tạo thể song nhị bội (chứa bộ NST lưỡng bội của 2 loài)  có khả năng giảm phân bình thường
(sinh sản bình thường)  tạo loài mới.
- Hay xảy ra ở thực vật, ít xảy ra ở động vật.
- Là con đường hình thành loài nhanh nhất trong các con đường hình thành loài.
-----------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT.
BÀI 32. NGUỒN GỐC SỰ SỐNG.

I. TIẾN HÓA HÓA HỌC


1. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ: (khí quyển nguyên thủy không có Oxi)
- Giả thuyết của Oparin và Haldale: Các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành từ các chất vô cơ theo con đường
tổng hợp hóa học nhờ nguồn năng lượng tự nhiên là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa....
- Quá trình: các chất vô cơ trong khí quyển nguyên thủy (nước, hidro, NH3, ...)  năng lượng  Chất hữu cơ đơn giản (A.a, đường
đơn, nucleotit...)

2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ
- Thí nghiệm của Fox và các cộng sự: Đun nóng hỗn hợp aa khô ở 150 – 1800C  các chuỗi polipeptid ngắn (Protein nhiệt).
- Sự trùng phân tạo các đại phân tử hữu cơ: + Các aa  chuỗi polipeptid  Protein.
+ Các Nucleotid  chuỗi polinucleotid  Axit Nucleic (ARN, ADN).
- Lưu ý: + Trái đất nguyên thủy không có oxi (hoặc có rất ít), nên các đơn phân được tạo ra không bị phân hủy ngay.
+ ARN có trước AND. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (protein).
II. TIẾN HÓA TIỀN SINH HỌC
- Khi các đại phân tử sinh học xuất hiện trong nước và tập trung lại, các phân tử lipid do đặc tính kị nước  tạo lớp màng bao bọc
các đại phân tử hữu cơ  hình thành giọt nhỏ ngăn cách môi trường.
- Những giọt nhỏ chứa các chất hữu cơ có màng bao bọc chịu sự tác động của CLTN sẽ dần tạo nên các tế bào sơ khai.
III. TIẾN HÓA SINH HỌC
- Từ những tế bào sơ khai  dưới tác động của các nhân tố tiến hóa (đột biến, CLTN…)  hình thành thế giới loài sinh vật đa
dạng, phong phú như ngày nay.dưới tác dụng của CLTN.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
BÀI 33. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT.
I. HÓA THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC HÓA THẠCH TRONG NG/CỨU LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI.
1. Hóa thạch. - Hóa thạch là di tích của các sinh vật lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái đất.
- Di tích của sinh vật để lại dưới dạng: các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá, xác sinh vật được bảo
quản nguyên vẹn trong băng, trong hổ phách…
2. Vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới.
- Hóa thạch cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới
+ Căn cứ vào tuổi của hóa thạch, có thể xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiên sau và quan hệ họ hàng
giữa các loài.
+ Phương pháp xác định tuổi các hóa thạch: Phân tích các đòng vị có trong hóa thạch hoặc đồng vị phóng xạ có trong các lớp
đất đá chứa hóa thạch.
4
Ôn tập Sinh học Giáo viên: Phạm Thị Liên
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT.
1. Hiện tượng trôi dạt lục địa:
- Lớp vỏ của trái đất không phải là một khối thống nhất mà được chia thành những vùng riêng biệt được gọi là các phiến kiến tạo.
- Các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng bỏng chảy bên dưới chuyển động. Hiện tượng di chuyển của các lục
địa như vậy gọi là hiện tượng trôi dạt lục địa.
- Trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của Trái Đất, dẫn đến những đợt đại tuyệt củng hàng loạt các loài và
sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới.
2. Sinh vật trong các đại địa chất:
a. Căn cứ để phân định các mốc thời gian địa chất:
- Những biến đổi lớn của lịch sử địa chất.
- Những thay đổi về thành phần giới hữu sinh (hóa thạch điển hình).
b. Đặc điểm địa chất khí hậu, sự sống ở các đại địa chất:

----------------------------------------------------------------------------
BÀI 34. SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI NGƯỜI HIỆN ĐẠI.
1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người.
- Bằng chứng giải phẫu so sánh: Bộ xương chia 3 phần (đầu, mình, chi).
- Bằng chứng phôi sinh học so sánh: Sự phát triển phôi người tái hiện nhiều đặc điểm động vật (có mang ở cổ, có đuôi ...).
- Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ADN người giống ADN tinh tinh tới 98%...
 Kết luận: Người có nguồn gốc từ động vật.
2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người.
- Loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là H.habilis (người khéo léo), sau đó tiến hóa thành nhiều loài khác trong đó có
H.erectus (người đứng thẳng), từ H.erectus hình thành nên loài người hiện nay H.sapiens (người thông minh).
- Trong chi Homo đã phát hiện hóa thạch 8 loài khác nhau, chỉ có duy nhất loài người hiện nay còn tồn tại.
- Loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi khát tán sang các châu lục khác.
II. NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HÓA VĂN HÓA.
- Những đặc điểm thích nghi giúp con người có khả năng tiến hóa văn hóa: Dáng đi thẳng, bộ não phát triển, cấu trúc thanh quản
phát triển cho phép phát triển tiếng nói, bàn tay có các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ…
- Kết quả của quá trình tiến hóa văn hóa: Con người biết sử dụng lửa để nấu chính thức ăn cũng như xua đuổi vật giữ, tự chế tạo
ra quần áo, lều trú ẩn, biết trồng trọt và thuần dưỡng vật nuôi, phát triển nghề nông, làng mạc và đô thị xuất hiện….
- Như vậy, nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người trở thanh loài thống trị trong tự nhiên, làm chủ khoa học kĩ thuật, có ảnh hưởng
đến nhiều loài khác và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của chính mình.
----------------------------------------------------
5
Ôn tập Sinh học Giáo viên: Phạm Thị Liên
ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ: TIẾN HÓA
I. NHẬN BIẾT.
Câu 1: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là:
A. Đột biến gen. B. Đột biến nhiễm sắc thể. C. Biến dị cá thể. D. Biến dị tổ hợp.
Câu 2: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa là:
A. Đột biến gen. B. Biến dị tổ hợp. C. Nhập gen. D. Cả A, B và C.
Câu 3: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, loại biến dị nào sau đây là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa?
A. Đột biến gen. B. Đột biến nhiễm sắc thể. C. Biến dị cá thể. D. Biến dị tổ hợp.
Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là
A. Đột biến gen. B. Đột biến nhiễm sắc thể. C. Biến dị cá thể. D. Biến dị tổ hợp.
Câu 5: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là:
A. Cá thể. B. Quần thể. C. Giao tử. D. Nhiễm sắc thể.
Câu 6: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là:
A. Cá thể. B. Quần thể. C. Giao tử. D. Nhiễm sắc thể.
Câu 7: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 8: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài gọi là:
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến. C. Di - nhập gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 9: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Di - nhập gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 10: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
A. Đột biến. B. Di – nhập gen. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 11: Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành nên:
A. Kiểu gen mới. B. Alen mới. C. Ngành mới. D. Loài mới.
Câu 12: Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hóa lớn là hình thành nên:
A. Kiểu gen mới. B. Alen mới. C. Ngành mới. D. Các đơn vị phân loại trên loài.
Câu 13: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Đột biến. B. Di - nhập gen. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 14: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên:
A. Kiểu gen. B. Kiểu hình. C. Nhiễm sắc thể. D. Alen.
Câu 15: Theo thuyết hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số alen của QT theo một hướng nhất định?
A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Di – nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 16: Tiêu chuẩn được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài là tiêu chuẩn:
A. Địa lý – sinh thái. B. Hình thái. C. Sinh lí- sinh hóa. D. Di truyền.
Câu 17: Để phân biệt 2 cá thể thuộc cùng 1 loài hay thuộc 2 loài khác nhau thì tiêu chuẩn nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Cách li sinh sản. B. Hình thái. C. Sinh lí, sinh hoá. D. Sinh thái.
Câu 18: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Cách li địa lí. D. Đột biến.
Câu 19: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thú phát sinh ở:
A. Đại thái cổ. B. Đại Tân sinh. C. Đại Nguyên sinh. D. Đại Trung sinh.
Câu 20: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim phát sinh ở:
A. Đại thái cổ. B. Đại Tân sinh. C. Đại Nguyên sinh. D. Đại Trung sinh.
Câu 21: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào xuất hiện thực vật có hoa?
A. Đại Tân sinh. B. Đại Cổ sinh. C. Đại Nguyên sinh. D. Đại Trung sinh.
Câu 22: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên:
A. Các giọt côaxecva. B. Các tế bào nhân thực. C. Các tế bào sơ khai. D. Các đại phân tử hữu cơ.
Câu 23: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học đã hình thành nên:
A. Các giọt côaxecva. B. Các tế bào nhân thực. C. Các tế bào sơ khai. D. Các đại phân tử hữu cơ.
Câu 24: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Đệ tam. B. Kỉ triat (Tam điệp). C. Kỉ Đêvôn. D. Kỉ Jura.
Câu 25: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người phát sinh ở kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Đệ tam. B. Kỉ triat (Tam điệp). C. Kỉ Đêvôn. D. Kỉ Đệ tứ.
Câu 26: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các nhóm linh trưởng?
A. Đại Cổ sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Tân sinh. D. Đại Trung sinh.
Câu 27: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại nào sau đây?
A. Đại Trung sinh. B. Đại Cổ sinh. C. Đại Nguyên sinh. D. Đại Tân sinh.
Câu 28: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim và thú phát sinh ở kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Đệ tam. B. Kỉ triat (Tam điệp). C. Kỉ Đêvôn. D. Kỉ Jura.
Câu 29: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư và côn trùng phát sinh ở kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Đệ tam. B. Kỉ triat (Tam điệp). C. Kỉ Đêvôn. D. Kỉ Jura.
Câu 30: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt và bò sát phát sinh ở kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Đệ tam. B. Kỉ Cacbon (Than đá). C. Kỉ Đệ tứ. D. Kỉ Krêta (Phấn trắng). 6
Ôn tập Sinh học Giáo viên: Phạm Thị Liên
Câu 31: Trong đại Cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ:
A. Pecmi. B. Cacbon (than đá). C. Silua. D. Cambri.
Câu 32: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở
A. Kỉ Cambri. B. Kỉ Đêvôn. C. Kỉ Pecmi. D. Kỉ Jura.
Câu 33: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở:
A. Kỉ Đệ tam. B. Kỉ triat (Tam điệp). C. Kỉ Đêvôn. D. Kỉ Krêta (Phấn trắng).
Câu 34: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Cách li địa lí. C. Đột biến. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 35: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các đột biến mới theo hướng khác
nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen:
A. Cách li cơ học. B. Cách li trước hợp tử. C. Cách li địa lý. D. Cách li sau hợp tử
Câu 36: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí), nhân tố trực tiếp
gây ra sự phân hóa vốn gen của quần thể gốc là:
A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái. C. Tập quán họat động. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 37: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một
alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của:
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 38: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể
khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Đột biến D. Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 39: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
rất chậm?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến gen. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 40: Nhân tố tiến hóa nào sau đây tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp mới cho quá trình tiến hóa theo quan niệm của
Thuyết tiến hóa hiện đại?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến. C. Di - nhập gen. D. Quá trình giao phối.
Câu 41: Nhân tố tiến hóa nào sau đây tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp mới cho quá trình tiến hóa theo quan niệm của
Thuyết tiến hóa hiện đại?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Quá trình giao phối.
Câu 42: Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung 1 loại mã di chuyền, đều dùng cùng 20 loại axit
amin để cấu tạo nên prôtêin, chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung. Đây là 1 trong những bằng chứng tiến hóa về:
A. Phôi sinh học B. Địa lý sinh vật học C. Sinh học phân tử D. Giải phẫu so sánh
Câu 43: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích luỹ các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại
đến sức sống sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải
A. Triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn. B. Khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.
C. Không triệt đề khỏi quần thể nếu đó là alen trội. D. Khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội.
Câu 44: Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là
A. Quy định chiều hướng tiến hoá. B. Tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
C. Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể. D. Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
Câu 45: Theo học thuyết Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là:
A. Đấu tranh sinh tồn B. Nhu cầu thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người
C. Sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài D. Sự không đồng nhất của điều kiện môi trường
Câu 46: Theo Đacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là:
A. Tạo nên loài sinh vật thích nghi với môi trường. B. Sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi.
C. Tạo nên sự đa dạng trong sinh giới. D. Hình thành quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.
Câu 47: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, kết quả của chọn lọc tự nhiên là:
A. Tạo nên loài sinh vật thích nghi với môi trường. B. Sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi.
C. Tạo nên sự đa dạng trong sinh giới. D. Hình thành quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.
Câu 48: Đối với quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò:
A. Làm phong phú vốn gen của quần thể. B. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
C. Định hướng quá trình tiến hóa. D. Tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.
Câu 49: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gen đột biến gây hại nào dưới đây có thể bị loại khỏi quần thể nhanh nhất?
A. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường. B. Gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của NST X
C. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường D. Gen lặn nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y
Câu 50: Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến và di - nhập gen. D. Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li.
Câu 51: Tần số alen của một gen ở một quần thể giao phối là 0,4A và 0,6a đột ngột biến đổi thành 0,8A và 0,2a. Quần thể
này đã chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
------------------------------------------------
7
Ôn tập Sinh học Giáo viên: Phạm Thị Liên
II. THÔNG HIỂU.
Câu 1: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.
C. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
D. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.
Câu 2: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
F1 : 0,12AA: 0,56Aa: 0,32aa F2 : 0,18AA: 0,44Aa: 0,38aa F3 : 0,24AA: 0,32Aa: 0,44aa F4 : 0,28AA: 0,24Aa: 0,48aa
Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động
của nhân tố nào sau đây?
A. Đột biến gen. B. Các yếu tố ngẫu nhiên C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 3: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả
Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 Thế hệ F5
AA 0,64 0,64 0,2 0,16 0,16
Aa 0,32 0,32 0,4 0,48 0,48
aa 0,04 0,04 0,4 0,36 0,36
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F 3 là
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 4: Có bao nhiêu đặc điểm sau là đặc điểm đặc trưng của đại Tân sinh?
I. Ở kỉ Đệ tứ xuất hiện loài người. II. Ở kỉ Đệ tam phát sinh các nhóm linh trưởng.
III. Ở kỉ Đệ tam cây có hoa ngự trị. IV. Ở kỉ Đệ tam phân hóa các lớp Thú, Chim, Côn trùng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5: Khi nói về tiến hóa nhỏ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến gen quy định chiều hướng của tiến hóa nhỏ. II. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có di – nhập gen.
III. Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới. IV. Nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa nhỏ là biến dị tổ hợp.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 6: Có bao nhiêu nhân tố sau đây vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể?
I. Giao phối ngẫu nhiên. II. Đột biến gen. III. Chọn lọc tự nhiên. IV. Di – nhập gen.
V. Các yếu tố ngẫu nhiên. VI. Giao phối không ngẫu nhiên.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Có bao nhiêu nhân tố sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
I. Chọn lọc tự nhiên. II. Các yếu tố ngẫu nhiên. III. Đột biến. IV. Di - nhập gen.
V. Giao phối ngẫu nhiên. VI. Các cơ chế cách li. VII. Giao phối không ngẫu nhiên.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8: Cho các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền?
I. Giao phối ngẫu nhiên. II. Đột biến gen. III. Chọn lọc tự nhiên. IV. Di gen.
V. Các yếu tố ngẫu nhiên. VI. Nhập gen. VII. Giao phối không ngẫu nhiên.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên có bao nhiêu đặc điểm sau:
I. Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. II. Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
III. Có tác động lớn đến quần thể có kích thước nhỏ. IV. Làm thay đổi tần số các alen theo một chiều hướng nhất định
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên có bao nhiêu đặc điểm sau:
I. Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. II. Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
III. Quy định chiều hướng tiến hoá. IV. Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, giao phối ngẫu nhiên có bao nhiêu vai trò sau:
I. Tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. II. Tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
III. Quy định chiều hướng tiến hoá. IV. Làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đột biến và di – nhập gen có chung bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa II. Có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.
III. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. IV. Làm thay đổi tần số alen của quần thể.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 13: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên có chung mấy đặc điểm sau đây?
I. Quy định chiều hướng tiến hóa. II. Cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
III. Có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. IV. Chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 14: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên có chung mấy vai trò sau đây?
I. Loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể. II. Cung cấp các alen đột biến cho quá trình tiến hóa.
III. Làm thay đổi tần số alen theo một hướng nhất định. IV. Làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
8
Ôn tập Sinh học Giáo viên: Phạm Thị Liên
Câu 15: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên có chung bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể. II. Luôn dẫn đến hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.
III. Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. IV. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 16: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về các nhân tố tiến hóa?
I. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng II. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của QT.
III. Di - nhập gen chỉ mang đến các alen mới cho QT. IV. Chọn lọc tự nhiên tạo ra những cá thể thích nghi nhất
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 17: Đối với quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên có bao nhiêu vai trò sau đây?
I. Tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
II. Cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.
III. Là nhân tố có thể làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, qua hàng triệu năm, làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
III. Hình thành loài được xem là ranh giới giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
IV. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di – nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể sẽ không thay đổi.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 19: Có bao nhiêu phát biểu sau đúng về quá trình tiến hóa của một quần thể sinh vật:
I. Các đột biến trội có lợi với sinh vật sẽ được củng cố nhanh chóng trong quần thể.
II. Nếu quần thể không xuất hiện các đột biến gen mới, quá trình tiến hóa sẽ dừng lại.
III. Đối với sự tiến hóa của một quần thể, đột biến gen là nhân tố duy nhất sáng tạo ra các alen thích nghi.
IV. Hiện tượng nhập gen luôn bổ sung các alen mới vào quần thể, bổ sung nguồn biến dị cho quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tiến hóa sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
II. Nguồn biến dị di truyền trong quần thể gồm đột biến, biến dị tổ hợp và nhập gen.
III. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
IV. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Di - nhập gen có thể mang đến những alen đã có sẵn trong quần thể.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.
III. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng.
IV. Giao phối không ngẫu nhiên vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 22: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định.
II. Đột biến cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
III. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
IV. Di – nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 23: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
III. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
IV. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 24: Nếu một alen đột biến lặn được phát sinh trong quá trình giảm phân thì alen đó sẽ có bao nhiêu khả năng sau?
I. Được tổ hợp với alen trội tạo ra thể đột biến. II. Có thể được biểu hiện ra kiểu hình.
III. Có thể được phát tán trong quần thể nhờ quá trình giao phối.
IV. Bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể, nếu alen đó là alen gây chết.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: Có bao nhiêu thông tin sau đây đúng khi nói về vai trò của đột biến gen?
I. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
II. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
IV. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
9
Ôn tập Sinh học Giáo viên: Phạm Thị Liên
Câu 26: Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng khi nói về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.
II. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa
III. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới
IV. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27: Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến gen trong tự nhiên làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể.
II. Đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới.
III. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hoá
IV. Đột biến cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 28: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể có kích thước nhỏ.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 29: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ đào thải alen lặn mà không đào thải alen trội ra khỏi quần thể.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn làm phong phú vốn gen của quần thể.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định.
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 30: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên có bao nhiêu vai trò sau đây:
I. Cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.
II. Tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
III. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định
IV. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
V. Làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiển gen của quần thể
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31: Theo quan niệm hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
I. Chống lại alen trội sẽ nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn các alen trội ra khỏi quần thể.
II. Không chỉ tác động lên từng cá thể mà còn tác động lên toàn bộ quần thể.
III. Vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Trực tiếp tạo ra các tổ hợp gen thích nghi trong quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?
I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen và tần số alen của quần thể.
II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn chống lại alen lặn.
III. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 33: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
II. Nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới.
III. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
IV. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 34: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra ở các loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
II. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các
nhân tố tiến hóa.
III. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành nên loài mới.
IV. Cách li địa lí không làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 35: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật.
II. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường xảy ra nhanh chóng trong thời gian ngắn.
III. Cách li địa lí tất yếu dẫn đến cách li sinh sản và hình thành nên loài mới.
IV. Hình thành loài bằng con đường sinh thái chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
10
Ôn tập Sinh học Giáo viên: Phạm Thị Liên
Câu 36: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
I. Quá trình hình thành loài mới luôn gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
II. Bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật và động vật bậc cao.
III. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới
IV. Quá trình phát sinh các đột biến là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 37: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
I. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
II. Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
III. Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.
IV. Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 38: Cho các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Cách li tập tính có thể dẫn đến hình thành loài mới.
II. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa thường gặp ở thực vật hơn động vật.
III. Hình thành loài bằng cách li tập tính xảy ra ở cả động vật, thực vật.
IV. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí hay xảy ra đối với các loài động vật có khả năng di chuyển mạnh.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 39: Khi nói về cơ chế hình thành loài có bao nhiên nhận xét đúng?
I. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hóa vốn gen của các quần thể.
II. Hình thành loài bằng cách li tập tính xảy ra đối với các loài động vật sinh sản hữu tính.
III. Sự giống nhau giữa hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái là cần có sự xuất hiện đột biến.
IV. Hình thành loài bằng cách li địa lí giúp chúng ta giải thích tại sao trên các đảo đại dương hay tồn tại các loài đặc hữu.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 40: Cho các phát biểu sau nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Chọn lọc tư nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể.
II. Di - nhập gen không phải là nhân tố định hướng chiều tiến hóa.
III. Quần thể kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể.
IV. Đột biến là nhân tố tiến hóa duy nhất tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 41: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giao phối không ngẫu nhiên dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
III. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
IV. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 42: Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến gen trong tự nhiên làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể.
II. Đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới.
III. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hoá
IV. Đột biến cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 43: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể có kích thước nhỏ.
II. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 44: Khi nói về tiến hóa nhỏ theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
II. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
III. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Đột biến là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 45: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguồn nguyên liệu của tiến hóa.
II. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
III. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn
có thể dẫn đến hình thành loài mới.
IV. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh ra con
lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
11
Ôn tập Sinh học Giáo viên: Phạm Thị Liên
Câu 46: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhân tố tiến hóa là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa thì loài mới không được hình thành.
III. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.
IV. Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi qua các thế hệ.
V. Những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều di truyền được.
A. 2. B. 1 C. 4. D. 3.
Câu 47: Cho các phát biểu sau đây về các cơ chế cách li và quá trình hình thành loài:
I. Hình thành loài bằng con đường sinh thái không cần thiết phải có sự tham gia của cách li địa lý.
II. Mọi con đường hình thành loài ở các loài giao phối đều cần có sự tham gia của cách li sinh sản.
III. Mọi con đường hình thành loài đều có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.
IV. Hình thành loài bằng con đường địa lý và con đường sinh thái đều diễn ra trong cùng khu phân bố.
Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 48: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây về quá trình hình thành loài mới là không chính xác?
I. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra trong 1 khoảng thời gian ngắn.
II. Loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay nhóm quần thể tồn tại, phát triển trong
tự nhiên.
III. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì cơ chế cách ly sinh sản
giữa hai loài phức tạp và việc đa bội hóa ít khi thành công.
IV. Hình thành loài mới ở thực vật có thể diễn ra bằng các con đường cách li địa lí, cách li tập tính, cách li sinh thái.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 49: Một quần thể thực vật ngẫu phối thế hệ xuất phát đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,6.
Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Chỉ khi có nhân tố đột biến thì quần thể mới xuất hiện kiểu gen mới.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen của QT luôn được duy trì ổn định qua các thế hệ.
III. Nếu quần thể chuyển sang tự thụ phấn thì sau một thế hệ tần số alen A = 0,7.
IV. Ở F2, trong các cá thể mang kiểu hình trội thì những cá thể mang kiểu gen dị hợp chiếm trên 50%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 50: 1 quần thể ngẫu phối CTDT: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F2 có 84% số cá thể mang alen A.
II. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
III. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
IV. Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể sẽ làm tăng tần số alen A.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 51: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,16AA : 0,59Aa : 0,25aa. Cho biết alen A trội
hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai về quần thể này?
I. Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì tần số alen A có thể thay đổi.
II. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số các kiểu gen không thay đổi qua tất cả các thế hệ.
III. Nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên thì tần số kiểu hình trội có thể bị giảm mạnh.
IV. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 52: Một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của 1
quần thể thuộc loài này qua các thế hệ, thu được kết quả ở bảng sau:
Thành phần kiểu gen Thế hệ P Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4
AA 7/10 16/25 3/10 1/4 4/9
Aa 2/10 8/25 4/10 2/4 4/9
aa 1/10 1/25 3/10 1/4 1/9
Giả sử sư thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là 1 nhân tố tiến
hóa. Cho các phát biểu sau:
I. Quần thể này là quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
II. Sự thay đổi thành phần kiểu gen ở F2 chắc chắn là do đột biến.
III. Có thể môi trường sống thay đổi nên hướng chọn lọc thay đổi dẫn đến tất cả các cá thể mang kiểu hình lặn ở F3 không
còn khả năng sinh sản.
IV. Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là 1/16.
Theo lí thuyết, trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
-------------------Hết------------------

12

You might also like