You are on page 1of 4

Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Bùi Phúc Trạch) Nhân tố tiến hóa

NHÂN TỐ TIẾN HÓA


(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)
Giáo viên: BÙI PHÚC TRẠCH
Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Nhân tố tiến hóa thuộc khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh
học (Thầy Bùi Phúc Trạch) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần Nhân tố tiến hóa, Bạn cần kết
hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này.

I. Đột biến
- Với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến thấp : từ 10-6 đến 10-4 (1 triệu đến 1 vạn giao tử thì mới có 1
giao tử đột biến về 1 alen), do đó quần thể biến đổi rất chậm. Tuy mỗi cá thể có nhiều gen, quần thể lại có
nhiều cá thể , nên tỉ lệ đột biến đáng kể, nhưng đột biến vô hướng và không phải là nguyên nhân chủ yếu
làm thay đổi đáng kể tần số alen ở quần thể.
- Vai trò chính của đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp, qua giao phối tạo nên nguyên liệu thứ cấp (biến
dị tổ hợp) rất phong phú cho tiến hóa.
- Đột biến có hại khi chúng phá vỡ mối quan hệ hài hòa ở kiểu gen, ở cơ
thể, giữa cơ thể với môi trường, đã được hình thành lâu đời nhờ CLTN.
Tuy nhiên, phần lớn alen đột biến là lặn, thêm vào đó ngoại cảnh thay đổi
có thể làm cho biến dị có hại thành có lợi . Ngoài ra giá trị thích nghi của
đột biến còn thay đổi tùy tổ hợp gen chứa nó.
- Ví dụ : Bướm sâu đo bạch dương vốn có màu trắng đốm đen là màu
thích nghi, còn màu đen là màu có hại vì dễ làm chim sâu phát hiện và
tiêu diệt (hình 30.1). Nhưng khi thân cây bạch dương bị nhiễm đen bởi
khói bụi than, thì màu đen lại trở thành đặc điểm có lợi và dạng này được
củng cố. H.30.1. Bướm bạch dương
- Thực nghiệm cho thấy : các nòi, các loài phân biệt nhau thường không (Biston betularia)
phải bằng một vài đột biến lớn mà bằng nhiều đột biến nhỏ.
II. Di nhập gen
- Sự lan truyền gen của quần thể này sang quần thể khác gọi là di - nhập gen (hay dòng gen).
- Di - nhập gen gồm :
+ Di cư (cá thể ở QT này chuyển sang QT khác).
+ Nhập cư (cá thể ở QT khác chuyển đến QT này).
+ Phát tán bào tử, hạt phấn, quả, hạt v.v.
- Di - nhập gen có thể làm quần thể có thêm những alen mới trước đó không hề có, đồng thời nó là nhân tố
làm thay đổi tần số alen , dẫn đến thay đổi vốn gen quần thể không theo hướng xác định. Tốc độ thay đổi
này tùy thuộc vào số lượng cá thể (hay bào tử, hạt phấn …) ra (di) hay vào (nhập), nhưng nói chung là khá
nhanh chóng.
III. Giao phối không ngẫu nhiên
• Biểu hiện ở hiện tượng : chỉ những kiểu hình nhất định mới
giao phối với nhau (không tự do).
• - Ví dụ : Khi nuôi chung ruồi giấm mắt đỏ và mắt trắng, thì
ruồi cái mắt đỏ lựa chọn ruồi đực mắt đỏ để giao phối hơn là

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Bùi Phúc Trạch) Nhân tố tiến hóa

ruồi đực mắt trắng.


- Kết quả : Tần số alen trong quần thể không đổi, nhưng ở quần thể tăng tỉ lệ thể đồng hợp và giảm tỉ lệ
thể dị hợp, dễ dẫn đến giảm đa dạng di truyền và tạo điều kiện cho gen lặn biểu hiện.
IV. Yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền)
Quần thể có khi bị tác động của cháy rừng, lũ lụt, biến động địa chất, phiêu bạt gen (do phát tán) v.v.
‒ Tần số alen trong quần thể biến động đột ngột, v
hướng.
‒ Có khi alen có lợi biến mất, hoặc tần số alen c
hại tăng vọt
‒ Các thể sống sót tạo nên quần thể mới có vốn ge
khác hẳn quần thể gốc, thường làm giảm đa dạng
truyền của quần thể.
‒ Quần thể kích thước càng nhỏ càng dễ biến động
Nhận xét chung:
- Bốn nhân tố trên làm cấu trúc di truyền của quần thể thay đổi không xác định nên là NT vô hướng.
- Không có giới hạn rõ rệt giữa các nhân tố
- Các nhân tố không chỉ tác động riêng rẽ, mà còn phối hợp với nhau, đặc biệt là kết hợp với CLTN.
V. CHỌN LỌC TỰ NHIÊN
1. Thực chất của CLTN
- Theo quan điểm hiện đại, CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những
kiểu gen khác nhau trong quần thể.
- CLTN trực tiếp tác động lên kiểu hình, từ đó thay đổi tần số kiểu gen và gây biến đổi tần số alen.
2. Đối tượng tác động của CLTN
- CLTN tác động trực tiếp đến kiểu hình qua đó tác động tới
+ Alen (cấp độ phân tử),
+ NST (cấp độ tế bào),
+ Từng sinh vật (cấp độ cá thể)
+ Quần thể (là cấp độ chính).
- CLTN không chỉ tác động đến từng gen riêng rẽ, mà là toàn bộ kiểu gen, trong đó các gen tương tác
nhau.
- CLTN tác động không chỉ đến từng cá thể, mà còn đối với cả quần thể, trong đó các cá thể có quan hệ
ràng buộc.
3. Kết quả của CLTN
- Cá thể nào có kiểu gen quy định kiểu hình tăng khả năng sống sót và sinh sản thì có cơ hội góp các gen
của nó cho đời sau. Ngược lại, cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi kém hơn, thì tần số các
alen này sẽ ngày càng giảm. Như vậy, vốn gen quần thể biến đổi theo hướng tăng tần số các alen có lợi,
giảm dần tần số các alen quy định kiểu hình có hại.
- Khi môi trường thay đổi theo hướng xác định, thì CLTN biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo
hướng xác định, nghĩa là CLTN định hướng quá trình tiến hóa.
- CLTN làm cho quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế quần thể kém thích nghi. CLTN là nhân tố
chính tạo ra quần thể thích nghi. Ngay cả khi có mâu thuẫn giữa cá thể với cả quần thể vì xuất hiện biến dị
di truyền, thì CLTN bao giờ cũng bảo tồn quần thể hơn là cá thể.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Bùi Phúc Trạch) Nhân tố tiến hóa

- Chọn lọc cá thể tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi nhất trong quần thể.
- Chọn lọc quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể đảm bảo sự tồn tại
phát triển của những quần thể thích nghi nhất.
Ví dụ :
Ở ong mật, các ong thợ thích nghi cao độ với việc tìm
mật, lấy phấn hoa đảm bảo được sự tồn tại của cả tổ ong.
Nhưng ong thợ không sinh sản được nên chúng không thể
di truyền các đặc điểm này cho thế hệ sau. Việc này do ong
chúa đảm nhiệm, nếu ong chúa không đẻ được những ong
thợ tốt thì cả đàn ong sẽ bị tiêu diệt. Trong việc này có sự
đóng góp của ong đực được xem là ăn bám.
H.30.2. Ba loại cá thể ở ong mật
(Apis melliferae)
4. Tốc độ của CLTN
- Khi gen trội là có hại, quá trình CLTN nhanh chóng làm thay đổi tần số alen vì gen trội biểu hiện ngay ở
kiểu hình , đó là quá trình chọn lọc chống lại alen trội.
- Khi gen lặn là có hại thì xảy ra sự chọn lọc chống lại alen lặn :
+ CLTN đào thải chậm, vì alen lặn chỉ biểu hiện ở thể đồng hợp lặn thì mới bị đào thải,
+ CLTN không bao giờ loại hết được, mà alen lặn tồn tại trong quần thể với tỉ lệ thấp, ở thể dị hợp.
- Trong quần thể đơn bội (như vi khuẩn) thì gen trội hay lặn đều biểu hiện ngay, do chúng không có cặp
alen, nên CLTN chống lại alen lặn ở đối tượng này nhanh hơn nhiều ở quần thể lưỡng bội.
5. Hình thức CLTN (CT nâng cao)
- Do tác động của môi trường, CLTN diễn ra ở quần thể có khi diễn ra với xu hướng khác nhau → các
hình thức CLTN khác nhau.
- Các hình thức chính của CLTN gồm : chọn lọc ổn định , chọn lọc vận động và chọn lọc phân hóa.

C.L. VẬN ĐỘNG C.L. ỔN ĐỊNH C.L. PHÂN HÓA


Nội Đào thải đặc điểm cũ, thay Bảo tồn tính trạng trung bình Đào thải trị số S, củng cố
dung bằng đặc điểm thích nghi mới. (S) , đào thải giá trị xa trị số S. tính trạng xa trung bình
Điều Ngoại cảnh thay đổi theo hướng Khi môi trường ổn định qua Khi môi trường không
kiện xác định. nhiều thế hệ. đồng nhất , CLTN diễn ra
theo nhiều hướng.
Kết Thay kiểu hình cũ bằng kiểu Bảo tồn kiểu hình thích nghi Phân hóa quần thể ban đầu
quả hình mới thích nghi hơn (hình vốn đã có (hình 30.3.2) thành nhiều kiểu hình (hình
30.3.1) 30.3.3).
Ví dụ Sự tiêu giảm cánh của sâu bọ ở Chim sẻ chết sau các trận bão Sự giảm số cá hồi Thái
hải đảo vì gió mạnh, như ở đảo thường có cánh dài hay ngắn, Bình Dương cỡ vừa, tăng
Mađerơ có tới hơn 200 loài còn những con có sải cánh số cá rất to và rất nhỏ , do
không bay được, trong khi loài trung bình sống sót nhiều hơn. khi chờ con cái, thì cá to
thân thuộc ở đất liền đều có thường hung dữ, còn cá
cánh và bay được . nhỏ thì náu được ở khe đá.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Bùi Phúc Trạch) Nhân tố tiến hóa

H.30.3. Đồ thị minh họa các hình thức CLTN.


Trục tung = f (tần số cá thể) ; trục hoành = S (trị số trung bình). A: trạng thái ban đầu ; B = kết quả

Giáo viên : BÙI PHÚC TRẠCH


Nguồn : Hocmai.vn

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 -

You might also like