You are on page 1of 154

Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.

s Tô Nguyên Cương

 Lamarck và Darwin đã giải thích quá trình hình thành loài hươu cao cổ
như thế nào?
 Những luận điểm cơ bản của thuyết tiến hóa tổng hợp – hiện đại là gì?

I. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ CỔ ĐIỂN


1. Học thuyết Lamarck

a. Cơ sở ra đời
- Trước Lamarck, là thời kỳ đêm trường trung cổ ở Châu Âu: Kitô giáo thống trị mọi mặt của
đời sống xã hội và cho rằng toàn bộ sinh giới ngày nay do đấng siêu nhiên của họ tạo
nên. Do là đấng siêu nhiên tạo ra nên các loài đều mang các đặc điểm thích nghi, hợp lý
với môi trường sống. Vì hợp lý như vậy nên quan niệm phổ biến coi sinh vật là Bất biến.

a. Giàn thiêu b. Giá treo cổ


Hình 15.1. Hình phạt cho các quan điểm khoa học đi ngược lại Kitô giáo (Nguồn: internet)

- Những tài liệu phân loại học, hình thái học so sánh, giải phẫu học so sánh tích luỹ trong thế
kỷ XVII, XVIII.

→ Ông thấy có những bằng chứng về sự Biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng của ngoại
cảnh.

b. Nội dung cơ bản


* Nguyên nhân
+ Do ngoại cảnh: Không đồng nhất, thường xuyên thay đổi, thay đổi chậm chạp → Là
nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục.
+ Do sinh vật: Chủ động thích ứng bằng cách thay đổi tập quán hoạt động.

* Cơ chế
+ Cơ chế phát sinh, di truyền các BD
Các biến đổi (sử dụng hay không sử dụng) do ngoại cảnh, tập quán hoạt động → Đều
tích luỹ qua các thế hệ → Những biến đổi sâu sắc. (1)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 147 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

+ Cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi


 Do ngoại cảnh: Thay đổi chậm chạp → sinh vật thích nghi kịp thời → không loài nào
bị đào thải.
 Do sinh vật: Chủ động phản ứng phù hợp với sự thay đổi của điều kiện môi trường
bằng cách thay đổi tập quán hoạt động các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì
phát triển và ngược lại. Và nó biến đổi nhất loạt giống nhau trước điều kiện ngoại
cảnh. (2)

+ Cơ chế hình thành loài: Từ một tổ tiên ban đầu do môi trường thay đổi theo những
hướng khác nhau nên lâu ngày, các sinh vật sẽ “luyện tập” để thích ứng với các môi
trường mới → Hình thành nên các loài khác nhau. VD: Sự hình thành loài hươu cao
cổ từ loài hươu cổ ngắn. (3)

c. Hạn chế
- (1) → Chưa phân biệt được BD di truyền với BD không di truyền.
- (2) → Chưa thành công trong việc giải thích các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
- (3) → Chưa giải thích được chiều hướng tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp.

 82. Điều thành công nhất của học thuyết tiến hóa Lamarck là gì?

2. Học thuyết tiến hoá Darwin


a. Nguyên nhân: Do Biến dị (BD cá thể)
* Định nghĩa: Biến dị cá thể là sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng
loài trong quá trình sinh sản.
* Phân loại:
+ Biến dị do ngoại cảnh và tập quán hoạt động sống: Là những biến đổi đồng loạt theo
một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn
giống và tiến tiến hoá.
+ Biến dị trong quá trình sinh sản: Là các biến dị xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ, không
theo hướng xác định mới là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.

b. Cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi, loài mới: Dưới tác động của CLTN và CLNT.
- Tất cả các loài luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn nhiều so với số con
có thể sống sót đến sinh sản.
- Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ những khi có biến đổi
bất thường về môi trường.
- Các cá thể của cùng một bố mẹ, mặc dù giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không
có họ hàng nhưng chúng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm, gọi là BD cá thể.
Phần nhiều, các BD này được di truyền lại cho các thế hệ sau.
Suy ra:

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 148 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn, gọi là đấu tranh
sinh tồn. Do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng
thích nghi tốt hơn, dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao hơn cá thể khác
thì sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, cá thể có các biến dị thích nghi
sẽ ngày càng tăng, các cá thể có các biến dị không thích nghi sẽ ngày càng giảm. Quá
trình đó gọi là CLTN.
Các loài sinh vật trên trái đất thống nhất do có chung nguồn gốc, còn thành phần loài đa
dạng hay khác biệt nhau là do các loài đã tích luỹ các đặc điểm thích nghi với các môi
trường sống theo các hướng khác nhau qua hàng triệu năm tiến hoá.
Đặc điểm CLTN CLNT
Đối tượng Sinh giới - tất cả các loài sinh vật. Vật nuôi, cây trồng và VSV.
Yếu tố tiến hành Môi trường sống. Con người.
Nguyên liệu Biến dị phát sinh trong quá trình Biến dị phát sinh trong quá trình
sinh sản. sinh sản.
Động lực Đấu tranh sinh tồn. Nhu cầu thị hiếu, thẩm mĩ của
(Nguyên nhân) con người.
Nội dung Gồm 2 mặt đào thải các biến dị có Gồm 2 mặt, đào thải các BD có
hại, tích lũy các biến dị có lợi cho hại,
bản thân sinh vật.
Thời gian Dài, hàng trăm đến hàng triệu năm. Ngắn, chỉ một vài năm hoặc vài
chục năm. Thậm chí ngay tức thì.
Kết quả - Sinh vật ngày càng thích nghi với - Vật nuôi, cây trồng và VSV
môi trường sống. ngày càng đáp ứng được nhu cầu
- Sinh giới ngày càng đa dạng và của con người.
phong phú. - Vật nuôi, cây trồng và VSV
ngày càng đa dạng, phong phú.

Hình 15.2. Chọn lọc nhân tạo từ giống cải hoang dại (Nguồn: Biology-Nail A. Campbell)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 149 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 15.3. Một số dạng mỏ chim sẻ (Nguồn: internet)


c. Thành công
- Giải thích khá thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
- Chứng minh được rằng toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hoá từ một
nguồn gốc chung.

a - Giải thích theo Lamarck b - Giải thích theo Darwin


Hình 15.4. Giải thích quá trình tiến hóa hình thành loài hươu cao cổ (Nguồn: internet)
 83. Hãy dùng luận điểm của Lamarck và Darwin, kết hợp với Hình trên giải thích quá
trình hình thành loài hươu cao cổ?

d. Hạn chế: Chưa thể hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
 84. Tại sao nói hạn chế trên của Darwin là hạn chế không thể tránh khỏi?

Hình 15.5. Những luận điểm cơ bản của học thuyêt Darwin
(Nguồn: ppdhsinhhoc12.weebly.com)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 150 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

II. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP - HIỆN ĐẠI


1. Cơ sở ra đời: Học thuyết ra đời dựa trên 2 cơ sở:
- Cơ chế tiến hoá bằng CLTN của học thuyết Darwin.
- Các thành tựu của di truyền học, đặc biệt là di truyền học quần thể.
Kết quả: Vào những năm 40 của thế kỉ XX, Fisher, Haldane, Dobzhansky, Wright, Mayr và
một số nhà khoa học khác đã tổng hợp xây dựng nên học thuyết này.

2. Phân loại
Được chia thành 2 quá trình:
Quá trình Tíên hoá nhỏ Tiến hoá lớn
Nội dung Là quá trình làm biến đổi cấu Là quá trình hình thành các
cấu trúc di truyền của quần nhóm phân loại trên loài: chi,
thể. họ, bộ, lớp, ngành, giới.
Quy mô Nhỏ-Quần thể. Rộng lớn
Thời gian Ngắn Dài, hàng triệu năm
Kiểm chứng bằng Có Không
thực nghiệm
Kết quả Hình thành đặc điểm thích Hình thành loài mới (Sinh giới
nghi đa dạng, phong phú)

→ Quá trình hình thành loài được xem là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

Hình 15.6. Cây phát sinh chủng loại


(Nguồn: internet)

3. Nguồn nguyên liệu tiến hoá: Là Biến dị di truyền của quần thể. Phát sinh do:
* Do đột biến: Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
Giao phối
* Do giao phối: Đột biến (BD sơ cấp) → BD tổ hợp (BD thứ cấp).
* Do nhập gene: Sự nhập cư của các cá thể hoặc các giao tử mang Biến dị từ quần thể
khác vào.

Ví dụ: Hạt phấn từ nơi quần thể lân cận bay tới, con cái khi đi kiếm ăn giao phối
với con đực của quần thể khác.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 151 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

 Kết quả: Các quần thể tự nhiên đều rất đa hình, tức có nhiều Biến dị di truyền.

4. Các nhân tố tiến hoá


a. Định nghĩa

 85. Một quần thể tuân theo định luật Hardy-Weinberg có tiến hóa hay không?Vì sao?

b. 5 nhân tố tiến hoá

Hình 15.7. Hiện tượng biến dị tổ hợp (Nguồn: internet)

Hình 15.8. Hiện tượng di nhập gen (Nguồn: internet)

Hình 15.9. Các hình thức chọn lọc tự nhiên (Nguồn: Biology-Nail A. Campbell)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 152 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Các cá thể có xu hướng giao phối với


những cá thể mang đặc điểm giống mình.

Hình 15.10. Giao phối có lựa chọn


(Nguồn: pphdsinhocj12.weebly.com)

NTTH Nguyên nhân - Cơ chế Các hình thức Vai trò


Tần số ĐB ở từng gene rất nhỏ ĐB gene. - Là nhân tố chính, nguồn phát
(10-6→10-4), nhưng số lượng ĐB NST. sinh các BD di truyền của quần
Đột gene của mỗi loài là rất lớn → thể.
biến khả năng cơ thể, quần thể xuất - ĐB gene là nguồn nguyên liệu
hiện ĐB rất lớn. sơ cấp, qua giao phối tạo ra vô
số BD tổ hợp - nguồn nguyên
liệu thứ cấp của tiến hóa.
Các quần thể thường không cách  Phát tán cá thể hoặc Làm phong phú vốn gene hoặc
Di- ly hoàn toàn → Di-nhập cá thể giao tử tới quần thể. mang đến các loại allele đã có
nhập từ quần thể này vào quần thể  Giao phối với cá thể trong quần thể.
gene khác, làm cho tần số allele và (đực) lân cận.
thành phần KG của quần thể
thay đổi.
Là quá trình phân hoá khả năng
sống sót và khả năng sinh sản
(phân hoá mức độ thành đạt  Chọn lọc chống lại  Quy định chiều hướng, nhịp
sinh sản) của các cá thể với KG allele trội điệu biến đổi thành phần KG của
CLTN khác nhau trong quần thể. quần thể.
→ Trong mỗi điều kiện môi  Chọn lọc chống lại  Hình thành quần thể có nhiều
trường, CLTN tác động trực tiếp allele lặn cá thể mang các KG quy định
lên KH, gián tiếp làm biến đổi các đặc điểm thích nghi.
tần số KG, qua đó làm biến đổi
tần số allele của quần thể.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 153 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Các Các yếu tố ngẫu nhiên làm biến  Thay đổi fallele không
yếu tố đổi thành phần KG, và tần số theo một chiều hướng
ngẫu tương đối của các allele của nhất định. Có thể làm nghèo vốn gene của
nhiên quần thể từ thế hệ này sang thế  Một allele nào đó dù quần thể, giảm sự đa dạng di
(Biến hệ khác. có lợi cũng có thể bị truyền.
động di Quần thể kích thước càng nhỏ loại bỏ hoàn toàn và
truyền – → càng dễ làm thay đổi fallele của một allele có hại cũng
Phiêu
quần thể và ngược lại. có thể phổ biến trong
bạt di
quần thể.
truyền)
Giao phối gần - tự thụ
Giao
Không làm thay đổi fallele của phấn.
phối
quần thể nhưng lại làm thay đổi Giao phối có chọn lọc: Làm nghèo vốn gene của quần
không
thành phần KG theo hướng tăng Các cá thể có kiểu hình thể, giảm sự đa dạng di truyền.
ngẫu
dần KG đồng hợp tử. giống nhau có xu hướng
nhiên
giao phối với nhau.

 86. So sánh tốc độ chọn lọc của hai hình thức trên và giải thích?
 87. Tại sao CLTN làm thay đổi tần số allele của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần
thể sinh vật nhân thực?
 88. Tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm
mạnh về số lượng cá thể lại rất dễ bị tuyệt chủng?
 89. Có phải cả 5 nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số allele, thành phần KG của quần
thể?

So sánh các thuyết tiến hoá

Vấn đề Thuyết
Thuyết Darwin Thuyết hiện đại
phân biệt Lamarck
- Thay đổi của - BD. - Quá trình ĐB.
ngoại cảnh. - Di truyền. - Di - nhập gen.
Các nhân - Tập quán hoạt - CLTN. - Giao phối không ngẫu nhiên.
tố tiến hóa động (ở động - CLTN.
vật). - Các yếu tố ngẫu nhiên. (Phiêu
bạt gene).
Các cá thể cùng
loài phản ứng
Hình Đào thải các BD bất lợi, Dưới tác động của 3 nhân tố
giống nhau trước
thành đặc tích luỹ các BD có lợi chủ yếu: quá trình ĐB, quá
sự thay đổi từ từ
điểm thích dưới tác dụng của CLTN. trình giao phối và quá trình
của ngoại cảnh,
nghi Đào thải là mặt chủ yếu. CLTN.
không có đào
thải.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 154 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Dưới tác dụng Được hình thành dần dần Là quá trình cải biến thành
của ngoại cảnh, qua nhiều dạng trung gian phần KG của quần thể theo
Hình loài biến đổi từ dưới tác dụng của CLTN hướng thích nghi, tạo ra KG
thành loài từ, qua nhiều theo con đường phân ly mới cách li sinh sản với quần
mới dạng trung gian. tính trạng từ một nguồn thể gốc.
gốc chung.
Nâng cao trình - Ngày càng đa dạng. Tiến hoá là kết quả của mối
Chiều
độ tổ chức từ - Tổ chức ngày càng cao. tương tác giữa cơ thể với môi
hướng tiến
đơn giản đến - Thích nghi ngày càng trường và kết quả là tạo nên đa
hóa
phức tạp. hợp lý. dạng sinh học.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 15

1. Hãy nêu ra các khái niệm cơ bản đã được đưa ra trong học thuyết tiến hóa của Lamarck
và Darwin?
2. Nêu các nội dung cơ bản của học thuyết tiến hóa tổng hợp – hiện đại?

Hình 0.9: “Cách tốt nhất để biết được về tương lai của mình là hãy tạo ra nó” – Peter Drucker

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 155 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

 Tại sao con sâu rau lại có mầu xanh?


 Tại sao sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú?

I. CƠ CHẾ PHÁT SINH BIẾN DỊ


Do Đột biến, Giao phối và Di nhập gene (Xem chương I và II của phần I – Di truyền học).

II. HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI - QUẦN THỂ THÍCH NGHI
1. Đặc điểm thích nghi
a. Ví dụ: Sâu sồi giống hoa sồi, cành sồi; bọ que giống que khô; bọ lá giống lá, …
Màu sắc sặc sỡ của con công đực, …

a. Bọ que b. Bọ lá c. Bọ xít non


Hình 16.1. Một số đặc điểm thích nghi của sinh vật (Nguồn: internet)

Hình 16.2. Sự thích nghi với ánh sáng của các loài động vật hoạt động ban ngày

b. Định nghĩa: Là các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường, làm tăng khả năng
sống sót và sinh sản của chúng.

c. Đặc điểm
- Được hoàn thiện từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Số lượng cá thể thích nghi ngày càng tăng trong quần thể qua các thế hệ khác

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 156 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

2. Phân loại
a.Thích nghi kiểu hình (Thích nghi sinh thái): Chính là thường biến.
b.Thích nghi kiểu gene (Thích nghi lịch sử): Chính là dựa trên cơ sở biến dị di truyền.

3. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi


a. Một số bằng chứng
* Hình thành đặc điểm thích nghi với môi trường sống: Nguỵ trang, đe doạ, bắt chước, tự vệ
hoặc thu hút.
+ Màu sắc, hình dáng lẫn với nền môi trường:
Bọ que, bọ lá, …
+ Màu sắc báo hiệu nhằm đe dọa, dọa nạt kẻ
thù: Rắn san hô, rắn vua, …
+ Tiết ra mùi hôi khó chịu: Bọ xít, bọ hung, … Hình 16.3. Màu sắc dọa nạt ở rắn
(Nguồn: internet)

 Tiết ra mùi thu hút (thụ phấn hoặc giao phối): Các loài hoa, …
 Có loài không độc nhưng màu sắc sặc sỡ như loài có độc: Rắn vua, …

* Tăng cường sức đề kháng của sâu bọ:


+ Ở Italia, 1944 DDT diệt được gần hết giống rận truyền bệnh sốt vàng ở Italia nhưng
đến 1948 DDT không còn khả năng dập tắt dịch.
+ Ở Nga, 1950 DDT diệt được 95% ruồi, 1953 chỉ diệt được 5-10%.
+ 1957, DDT hoàn toàn mất hiệu lực đối với loài rận trên toàn thế giới.

* Tăng cường sức đề kháng của VK:


Khi penicilline được sử dụng lần đầu tiên trên thế giới, nó có hiệu lực rất mạnh trong
việc tiêu diệt các VK tụ cầu vàng gây bệnh cho người nhưng chỉ ít năm sau hiệu lực này
giảm đi rất nhanh.

b. Thí nghiệm
* Đối tượng: Loài bướm sâu đo (Biston betularia) sống trên thân cây bạch dương.
* Các bước

Hình 16.4. Kết quả thí nghiệm

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 157 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

*Thí nghiệm 1: Thả 500 bướm đen vào rừng cây bạch dương trồng trong vùng không bị
ô nhiễm (thân cây màu trắng). Sau một thời gian, bắt lại thấy hầu hết bướm bắt
được đều là bướm trắng. Đồng thời khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày
của các con chim bắt được ở vùng này, thấy số lượng bướm đen nhiều hơn so với
bướm trắng.
* Thí nghiệm 2: Thả 500 bướm trắng vào rừng cây bạch dương trồng trong vùng bị ô
nhiễm (thân cây màu đen). Sau một thời gian, bắt lại thấy hầu hết bướm bắt được
đều là bướm đen. Đồng thời khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của
các con chim bắt được ở vùng này, thấy số lượng bướm trắng nhiều hơn so với
bướm đen.
 90. Giải thích kết quả thí nghiệm trên?

* Nhận xét - Vai trò của CLTN


- Sàng lọc, làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể.
- Tăng cường mức độ thích nghi bằng cách tích lũy các allele tham gia qui định các
đặc điểm thích nghi.
c. Cơ sở di truyền
- Mỗi đặc điểm thích nghi không phải do một gene mà do nhiều gene cùng quy định.
- Trong tự nhiên đột biến không ngừng phát sinh: Theo thời gian trong quần thể tích luỹ rất
nhiều đột biến, qua giao phối tạo ra vô số biến dị tổ hợp. Kết quả hình thành nên Quần
thể có tính đa hình.
(Đột biến và giao phối tạo nên tính đa hình của quần thể)
- Trong mỗi một môi trường CLTN đào thải các biến dị có hại, tích luỹ các biến dị có lợi
cho sinh vật trong môi trường đó.
- Các cá thể mang đặc điểm thích nghi ngày càng sinh sản ưu thế và chiếm đa số trong
quần thể.

d. Kết luận: Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình
- Tích luỹ các allele cùng tham gia quy định KH thích nghi, môi trường chỉ đóng vai trò
sàng lọc những cá thể có KH thích nghi mà không tạo ra đặc điểm thích nghi.
- Làm tăng dần số lượng cá thể có KH thích nghi. Nếu môi trường thay đổi theo 1 hướng
xác định thì khả năng thích nghi sẽ không ngừng được hoàn thiện qua các thế hệ.
- Phụ thuộc vào:
(1) Quá trình phát sinh ĐB và tích luỹ ĐB. (Đột biến)
(2) Quá trình sinh sản. (Giao phối)
(3) Áp lực CLTN. (Chọn lọc tự nhiên)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 158 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

4. Sự hợp lý tương đối của mỗi đặc điểm thích nghi


a. Ví dụ: Một số quần thể loài rắn Thamnophis sirtalis
có khả năng kháng lại chất độc của một loại kì
giông nhỏ. Nhưng sau khi ăn thì nó không thể bò
nhanh được nên dễ lại làm mồi cho các loài ăn rắn.
Hình 16.5. Rắn ăn kì giông nhỏ
b. Kết luận
(Nguồn: internet)

- Vì trong môi trường này nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể
không thích nghi.
- CLTN chọn lọc KH của một sinh vật theo lối "thỏa hiệp", duy trì một KH dung hòa với
nhiều đặc điểm khác nhau. (Bản chất vẫn là đặc điểm thích nghi chỉ có tính tương đối)
 Vậy, không có một đặc điểm thích nghi hoặc một cơ thể sinh vật nào thích nghi với
nhiều môi trường khác nhau.

 91. Cho VD về đặc điểm thích nghi? Từ đó đề xuất giả thuyết về quá trình hình thành
đặc điểm thích nghi đó?
 92. Hiện tượng ếch kêu trời mưa là đặc điểm thích nghi hay không thích nghi? Hãy
phân tích?
Cho ví dụ về đặc điểm thích nghi và chứng minh nó chỉ hợp lý tương đối?

Hình 16.6. Bản đồ khái niệm quá trình hình thành quần thể thích nghi
(Nguồn : Tô Nguyên Cương – 2013)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 159 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

III. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH LOÀI MỚI


1. Loài
a. Định nghĩa: Là một hoặc một nhóm các quần thể, trong đó các cá thể có khả năng giao
phối với nhau và sinh ra con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách ly sinh sản với
các nhóm quần thể khác thuộc loài khác.
b. Đặc điểm
*Ý nghĩa
- Cách ly sinh sản là một tiêu chuẩn khách quan, chính xác nhất để xác định hai quần thể
thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau.
- Có ý nghĩa trong việc phân biệt hai loài thân thuộc có hình thái rất giống nhau.
*Hạn chế
- Không thể xác định hai loài cách ly sinh sản ở mức độ nào với nhau.
- Không sử dụng được với loài sinh sản vô tính.

 Tuỳ vào hai loài cần phân biệt mà cần căn cứ vào một hoặc cùng một lúc một vài tiêu
chuẩn: Hình thái, sinh sản, hoá sinh, phân tử.

2. Các cơ chế cách ly sinh sản giữa 2 loài


a. Cách ly trước hợp tử
* Bản chất: Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau, ngăn cản sự thụ
tinh tạo ra hợp tử.
* Phân loại
+ Cách ly nơi ở (sinh cảnh): Do các
nhóm cá thể phân bố ở các khu vực khác
nhau nên khả năng giao phối với nhau
giữa các cá nhóm cá thể thấp.
Ví dụ: Mao lương.
Mao lương sống ở bãi cỏ ẩm: Có chồi
nách lá, vươn dài bò trên mặt đất.
Mao lương sống ở bờ mương, bờ ao:
Lá hình bầu dục, ít răng cưa.

Hình 16.7. Hai loài mao lương


1. Loài ở bãi cỏ ẩm; 2 Loài ở bờ ao

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 160 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

+ Cách ly tập tính: Trong tự nhiên các cá thể có xu hường giao phối với cá thể giống mình.
Ví dụ: Ở Châu Phi, có 2 nhóm cá giống hệt nhau và chỉ khác nhau về màu sắc – cá đỏ
và cá xám. Cá đỏ chỉ giao phối với cá đỏ, cá xám chỉ giao phối với cá xám, còn cá
đỏ và cá xám không giao phối với nhau.

+ Cách ly thời gian (mùa vụ): Do chu kì sinh sản của các nhóm cá thể khác nhau về thời
gian.
Ví dụ: Các quần thể một số loài thực vật sống trên bãi bồi sông Volga (cỏ băng, cỏ
sâu róm,…) rất ít sai khác về hình thái so với các quần thể tương ứng ở trong
bờ. Mùa lũ hàng năm vào tháng 5.
Thực vật bãi bồi: Ra hoa, kết hạt trước khi mùa lũ về.
Thực vật trong bờ: Ra hoa, kết hạt vào đúng mùa lũ .

+ Cách ly cơ học: Cấu tạo cơ thể, cơ quan sinh sản khác nhau dẫn tới không giao phối
được với nhau.
Ví dụ:
- Do cấu tạo xoắn khác nhau nên cơ quan sinh sản của 2 loài
ốc sên không phù hợp, từ đó không giao phối được
với nhau (Hình 16.8).
- Chiều dài ống phấn của cây này không tới noãn cầu của cây
khác. Hình 16.8. Cách li
cơ học ở ốc sên
(Nguồn: internet)

b. Cách ly sau hợp tử


* Bản chất: Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai
hữu thụ.
* Phân loại: Thể hiện ở 3 mức độ:
+ Hợp tử không phát triển;
+ Con lai giảm sức sống;
+ Con lai bất thụ.

Như vậy, ở loài sinh sản hữu tính, cách ly sinh sản là yếu tố quyết định đánh dấu sự hình
thành loài mới từ quần thể của loài gốc.

3. Cơ chế hình thành loài

Hình 16.9. Sơ đồ quá trình hình thành đặc điểm thích nghi và hình thành loài

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 161 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

a. Hình thành loài khác khu vực địa lý (Con đường cách ly địa lý)
* Bằng chứng

Chim sẻ ngô (Parus major): Do


khả năng phát tán mạnh nên phân
bố khắp Châu Âu, Châu Á, Bắc
Phi, các đảo Địa Trung Hải.
Hiện tượng:
Nơi tiếp giáp giữa nòi Châu Âu-
Ấn Độ, giữa nòi Ấn Độ-Trung
Quốc đều có các dạng lai tự
nhiên → cùng loài.
Nơi tiếp giáp giữa nòi Châu Âu-
Trung Quốc, thượng lưu sông
Amua 2 nòi tồn tại song song
không có dạng lai. Đây là dấu
hiệu đánh dấu hình thành nên
Hình 16.10. Phân bố của các nòi chim sẻ ngô (Parus major) 2 loài mới.
(Nguồn: internet)

* Thí nghiệm: Của Diane Dodd, trường ĐH Yale Mỹ.

Hình 16.11. Thí nghiệm của Dodd (Nguồn: internet)

+ Chia quần thể ruồi giấm Drosophila pseudo obscura thành nhiều quần thể nhỏ, nuôi
trong các môi trường nhân tạo khác nhau. Một số quần thể nuôi bằng tinh bột, một số
được nuôi bằng maltose.
Sau nhiều thế hệ, từ một quần thể ban đầu đã tạo nên hai quần thể thích nghi với việc tiêu
hoá tinh bột và tiêu hóa đường maltose.
+ Cho hai loại ruồi sống chung, thấy ruồi “maltose” có xu hướng thích giao phối với ruồi
“maltose” hơn và ngược lại.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 162 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

* Cơ chế
+ Nguyên nhân
 Loài mở rộng khu vực phân bố.
 Khu phân bố của loài bị chia nhỏ do các chướng ngại địa lý (sông, núi, biển, …)
 Ngăn cản cá thể của các quần thể giao phối với nhau, tạo điều kiện cho các nhân tố
tiến hóa tác động theo các hướng khác nhau và duy trì sự khác biệt về fallele và thành phần
KG giữa các quần thể.
+ Phạm vi: Chủ yếu xảy ra với các loài có khả năng phát tán mạnh, đặc biệt là động vật.

+ Quá trình: Từ quần thể đơn hình, nhờ đột biến và giao phối đã hình thành Quần thể đa
hình. Do bị các chướng ngại địa lý (sông, núi, phát tán, …) phân cắt thành các quần thể
nhỏ hơn. Trong các điều kiện môi trường khác nhau, NTTH (đặc biệt là CLTN) làm cho
các nhóm quần thể ngày càng khác biệt nhau về tần số allele và thành phần KG. Kết quả
làm cho các nhóm quần thể tích lũy các vốn gene ngày càng khác nhau và mang các đặc
điểm khác nhau, dần dần dẫn đến cách ly sinh sản và hình thành nên loài mới.

+ Đặc điểm
 Xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều thế hệ.
 Không phải là cách ly sinh sản mà là điều kiện duy trì sự khác biệt tần số allele và thành
phần KG giữa các quần thể để dẫn tới quá trình cách ly sinh sản, đánh dấu sự xuất
hiện loài mới.
 Quá trình hình thành các quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài
mới.

b. Hình thành loài cùng khu vực địa lý


* Hình thành loài bằng cách ly tập tính
+ Bằng chứng
Các quần thể một số loài thực
vật sống trên bãi bồi sông Volga
(cỏ băng, cỏ sâu róm…) rất ít sai
khác về hình thái so với các quần
thể tương ứng ở trong bờ. Sông
Volga có mùa lũ hàng năm vào
tháng 5.
- Thực vật bãi bồi: Ra hoa, kết
Hình 16.12. Thí nghiệm của Dodd hạt trước khi mùa lũ về.
(Nguồn: internet) - Thực vật trong bờ: Ra hoa, kết
hạt vào đúng mùa lũ.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 163 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Giả sử sau này bãi bồi nối với bờ trở thành đất liền thì lúc đó 2 nhóm không thể thụ phấn được
cho nhau và sẽ song song tồn tại. Qua thời gian dài tất yếu 2 vốn gene sẽ ngày càng sai khác,
từ đó hình thành nên 2 loài khác nhau.

+ Thí nghiệm: Ở Châu Phi, có 2 loài cá P.nyrerel (cá đỏ) và P.pundamilia (cá xám) tồn tại
song song không giao phối với nhau:
Đặc điểm Loài 1 Loài 2
Giống nhau Hình thái
Khác nhau Màu đỏ Màu xám

Khi chiếu ánh sáng đơn sắc da cam → 2 loài


có màu sắc giống nhau → 2 cá thể của 2 loài Hình 16.13. Cá xám và cá đỏ
(Nguồn: Sinh học - Nail A. Campbell)
giao phối với nhau.

+ Cơ chế
Từ quần thể đơn hình, nhờ đột biến và giao phối đã hình thành Quần thể đa hình. Trong
quần thể các cá thể có xu hướng giao phối với các cá thể giống mình (giao phối có lựa
chọn). Theo thời gian các nhóm cá thể tích lũy các vốn gene theo các hướng khác nhau,
dần dần dẫn đến cách ly sinh sản và hình thành nên loài mới.

* Hình thành loài bằng cách ly sinh thái


+ Bằng chứng: Mao lương (Xem lại những đặc điểm của Mao lương tại mục III bài 16)
Mao lương sống ở bãi cỏ ẩm: Có chồi nách lá, vươn dài bò trên mặt đất.
Mao lương sống ở bờ mương, bờ ao: Lá hình bầu dục, ít răng cưa.
+ Cơ chế:
Từ quần thể đơn hình, nhờ đột biến và giao phối đã hình thành Quần thể đa hình. Trong
quá trình phát phát tán đã hình thành các nhóm cá thể thích nghi với các ổ sinh thái khác
nhau. Các cá thể sống trong cùng một ổ sinh thái có xác suất giao phối với nhau cao hơn
với các cá thể thuộc các ổ sinh thái khác. Theo thời gian dẫn tới tích lũy các vốn gene theo
các ổ sinh thái khác nhau, sau đó dẫn đến cách ly sinh sản và hình thành nên loài mới.

+ Phạm vi: Xảy ra chủ yếu với các loài động vật ít di chuyển.

* Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá


+ Đa bội hoá khác nguồn
 Bằng chứng
Loài cỏ Spartina ở Anh (2n=120), là kết quả lai tự nhiên giữa một loài gốc Châu Âu
(2n=50) với một loài gốc Mỹ nhập vào Anh (2n=70). Thể song nhị bội xuất hiện đầu
tiên năm 1870 ở bờ biển miền Nam nước Anh. Đến 1902, phát tán khắp bờ biển nước
Anh, 1906 lan sang Pháp. Vì chăn nuôi tốt nên được phổ biến khắp thế giới.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 164 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Quá trình hình thành


lúa mì hiện đại giữa lúa
mì hoang dại (Triticum
monococcum), loài cỏ
dại (Triticum
speltoiders) và loài cỏ
dại (Triticum tauschii)

Hình 16.14. Sự hình


thành loài lúa mì hiện
đại bằng con đường lai
xa và đa bội hóa
(Nguồn: @ 2009 Pearson
Education, Inc)

 Thí nghiệm
Lai cải củ (Raphnus) và cải bắp
(Brassica) (Hình 16.15 và 16.16)
 Cơ chế
- Tế bào cơ thể lai khác loài chứa bộ NST
của hai loài bố mẹ không tương đồng, dẫn
tới kỳ đầu I không xảy ra sự tiếp hợp, làm
trở ngại cho phát sinh giao tử. Vì vậy cơ
Hình 16.15. Lai xa giữa cải củ và cải bắp
thể lai xa thường chỉ sinh sản vô tính.
(Nguồn: Sinh học - Nail A. Campbell)

nA × nB → nA+nB → Loài sinh sản vô tính.


- Nếu cơ thể lai được đa bội hoá (lưỡng bội hóa) → Có khả năng sinh sản hữu tính (các
NST sắp xếp thành cặp) → Loài mới (Vì nó được cách ly sinh sản với hai loài bố mẹ).
nA × nB → nA+nB → 2(nA+nB) → Loài sinh sản hữu tính. (Mới thấy ở thực vật)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 165 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 16.16. Lai khác loài giữa ngựa cái và lừa đực
(Nguồn: Sinh học - Nail A. Campbell)

+ Đa bội hoá cùng nguồn


 Bằng chứng: Hai loài thằn lằn cái 3n trinh sản - đẻ trứng (3n) và trứng phát triển trực
tiếp thành thằn lằn con mà không qua thụ tinh.

a. Leiolepis ngovantrii b. Cnemidophorus sonorae


Hình 16.17. Một số loài thằn lằn trinh sinh (Nguồn:internet)
 Thí nghiệm: Cải củ tứ bội (4n), cải củ tam bội (3n), dưa hấu tam bội (3n)…
 Cơ chế:
- Xuất hiện do nguyên phân: Tác động lên đỉnh sinh trưởng hoặc mẩu mô bằng
colchicine. Kết quả, làm cho NST nhân đôi nhưng không phân li, hình thành nên
cơ thể tứ bội (4n).

- Xuất hiện do giảm phân: Do giảm phân không bình thường đã hình thành nên giao tử 2n.
+ Sự kết hợp giữa giao tử đột biến lưỡng bội (2n) với giao tử bình thường (n) tạo
nên thể đa bội lẻ tam bội: 2n x n → 3n → Loài mới sinh sản vô tính.
+ Sự kết hợp giữa các giao tử đột biến lưỡng bội (2n) tạo nên thể đa bội chẵn:
2n x 2n → 4n → Loài mới sinh sản hữu tính.

 93. Trong các con đường hình thành loài, con đường nào diễn ra nhanh nhất? Vì sao?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 166 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

IV. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH CÁC NHÓM PHÂN LOẠI TRÊN LOÀI – TIẾN HÓA LỚN
1. Bằng chứng: Bằng chứng ở ruồi giấm, tinh tinh, người…
- Một số đột biến ở ruồi giấm làm đóng mở các gene nhầm thời điểm, nhầm vị trí có thể tạo
nên những đặc điểm hình thái bất thường như có 4 cánh hoặc có chân mọc ở đầu thay vì
ăng ten.
- Người và tinh tinh giống nhau 98% nhưng về mặt hình thái thì lại khác xa nhau.

2. Thí nghiệm: Do Boraas tiến hành năm 1988 ở tảo lục đơn bào Chlorella vulgaris bằng
cách nuôi tảo trong môi trường có nhiều thiên địch chuyên ăn tảo.
- Sau một vài thế hệ, trong môi trường đã xuất hiện các khối tế bào hình cầu.
- Sau khoảng 20 thế hệ, hầu hết các tập hợp tế bào hình cầu bao gồm 8 tế bào.
- Sau 100 thế hệ, các tập hợp 8 tế bào có cấu trúc hình cầu chiếm tuyệt đại đa số
 Dưới áp lực của CLTN, những tế bào có khả năng tập hợp nhau lại để tránh sự tiêu diệt của
kẻ thù được duy trì và đây là bước đầu tiên tạo tiền đề cho sự hình thành các cơ thể đa bào.

3. Tiến hoá lớn


a. Cơ sở nghiên cứu
+ Nghiên cứu hoá thạch.
+ Các nghiên cứu phân loại sinh giới: Dựa trên mức độ giống nhau về đặc điểm hình thái,
hoá sinh và sinh học phân tử.
b. Đặc điểm
+ Tốc độ hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau là khác nhau.
Ví dụ: Cá phổi gần như không thay đổi suốt 150 triệu năm.

Hình 16.18. Một số loài cá phổi


(Nguồn:2011 Encycyclop aedia Britannica, Inc)

+ Quá trình không cần những đột biến lớn mà chủ yếu là sự tích luỹ các đột biến nhỏ qua
các thế hệ.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 167 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

c. Kết quả
+ Sinh giới ngày càng đa dạng:
Nhờ có tiến hoá phân nhánh: Tổ tiên chung → Thế giới vô cùng phong phú đa dạng.
+ Tổ chức ngày càng phức tạp, thích nghi với môi trường.
+ Thích nghi ngày càng hợp lý.

Hình 16.19. Sự khác nhau giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn (Nguồn:internet)

d. Ý nghĩa
+ Giúp tìm hiểu về lịch sử hình thành các loài cũng như các nhóm loài trong quá khứ.
+ Xây dựng cây phát sinh chủng loại – cây phân loại sinh giới.
Kết luận: Nghiên cứu, phân loại thế giới sống và mối quan hệ với tiến hóa lớn, giúp xây dựng
cây phát sinh và làm sáng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các loài. Quá trình tiến hóa của
sinh giới là quá trình thích nghi với môi trường sống.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 6

1. Giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của bọ xít hại nhãn?
2. Với mỗi con đường hình thành loài, hãy sơ đồ hóa và mô tả quá trình đó? Lấy ví dụ minh
họa?

Hình 0.10: “Tôi luôn luôn biết rằng tôi sẽ trở nên giàu có. Tôi đã không nghi ngờ điều đó một phút
nào.” – Warren Buffett –

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 168 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

 Mầm mống sự sống đầu tiên được hình thành như thế nào? Sau khi hình
thành nó đã phát triển tạo nên toàn bộ sinh giới như thế nào?

I. SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG


1. Tiến hoá hoá học - Tiến hoá phân tử: Gồm 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn 1: Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ
* Thí nghiệm: Của Miller và Urey.
* Cơ chế: Nhờ năng lượng trong tự nhiên
C,H  C,H,O  C,H,O,N: aa, ribonu, nu,…
(2) (3) (4)

 Nặng, theo nước mưa rơi xuống biển.


Kết quả: Biển đầy chất hữu cơ hoà tan.

* Kết quả: Hình thành các phân tử hữu cơ


đơn giản.

 94. Hãy cho biết ý nghĩa của các thành


phần cấu tạo nên hệ thống thí nghiệm
của Miller và Urey?

Hình 17.1. Thí nghiệm của Miller và Urey


(Nguồn:internet)

b. Giai đoạn 2: Trùng phân các chất hữu cơ đơn giản thành hợp chất hữu cơ phức tạp.
* Thí nghiệm
Hỗn hợp acid amine khô được đun nóng ở 150-180oC  Các chuỗi polypeptide ngắn.

* Cơ chế: (Nối tiếp giai đoạn 1): Nhờ nguồn năng lượng tự nhiên, mà:
→ aa  protein đơn giản  protein phức tạp
→ ribonucleotide  ARN → ADN : acid nucleic
→ glucose → carbohydrate.
→ lipid

* Kết quả: Hình thành các phân tử hữu cơ phức tạp (polymer – cao phân tử) có kích thước,
khối lượng lớn.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 169 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

b. Giai đoạn 3: Hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp có khả năng tự nhân đôi.
- Một số ARN có hoạt tính của enzyme giúp nó nhân đôi tốt hơn. Tuy nhiên ARN có một
mạch nên không bền bằng ADN trong bảo quản thông tin di truyền nên CLTN đã
giữ lại ADN.
- Acid amine tạo liên kết yếu với các ribonu trên ARN, tạo thành chuỗi polypeptide có đặc
tính của enzyme, thay thế chức năng xúc tác của ARN.

2. Tiến hoá tiền sinh hoc

* Nguyên nhân

Do đặc tính kị nước của lipid, đặc


biệt là phospholipid → hình thành lớp
màng, gồm 2 lớp phospholipid bao
bọc lấy tập hợp các đại phân tử hữu
cơ. Kết quả tạo nên các giọt lipid có
thành phần khác nhau (liposome).

* Cơ chế Hình 17.2. Đặc tính của phopholipid (Nguồn:internet)


Từ các hợp chất hữu cơ cao phân tử hoà tan với đặc tính của lipid (phospholipid) đã hình
thành nên các giọt dịch keo hữu cơ (Acid nucleic, protein, carbohydrate, lipid, …) Qua
CLTN đã hình thành nên 2 loại giọt liposome:
+ Các giọt chứa protein và acid nucleic (coacerva): Nó có dấu hiệu sơ khai của trao
đổi chất, tăng kích thước, sinh sản, duy trì cấu trúc tương đối ổn định trong
dung dịch.
+ Các giọt không chứa đồng thời acid nucleic và protein: Không có các biểu hiện của
sự sống.

* Kết quả: Qua CLTN chỉ những giọt chứa đồng thời acid nucleic và protein có tiềm năng
trở thành mầm mống đầu tiên của sự sống.

Kết luận: Như vậy quá trình phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của của các hợp chất
carbon, dẫn tới sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử protein và acid nucleic có khả
năng tự nhân đôi, tự đổi mới.

 95. Quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trải qua các giai đoạn nào? Kết quả của
mỗi giai đoạn là gì?
 96. Nguyên nhân nào thúc đẩy quá trình tiến hóa ở mỗi giai đoạn?
 97. Điều gì đã đảm bảo cho ADN thay thế ARN trong vai trò lưu giữ, bảo quản, truyền
đạt thông tin di truyền?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 170 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG - Tiến hóa sinh học.


1. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
a. Hiện tượng trôi dạt lục địa
* Ví dụ:
- Cách đây 180tr năm siêu lục địa
Pangaea bắt đầu phân tách thành
2 lục địa Bắc (Laurasia) và lục
địa Nam (Gondwana).
- Tiểu lục địa Ấn Độ cách đây
khoảng 10tr năm đã sát nhập với
lục địa Âu-Á làm xuất hiện dãy
núi Himalaya.
- Lục địa Bắc Mĩ vẫn đang tách ra
khỏi lục địa Âu-Á với tốc độ
2cm/năm.

Hình 17.3. Hiện tượng trôi dạt lục địa (Nguồn:internet)

* Định nghĩa
Là hiện tượng các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên
dưới chuyển động.

* Diễn biến
Cách đây 250tr năm, toàn bộ lục địa kết nối với nhau thành một siêu lục địa
(Pangaea), cách đây 180tr năm tách thành 2 lục địa Bắc và lục địa Nam và sau đó liên
tiếp tách ra rồi lại sát nhập và cuối cùng phân tách thành các lục địa như ngày nay.

* Vai trò
Hiện tượng trôi dạt lục địa làm thay đổi khí hậu, từ đó quy dịnh, hình thành nên hệ
sinh vật tương ứng.

b. Các đại địa chất


* Căn cứ phân chia thời gian địa chất: Các biến đổi địa chất
* Bản chất: Biến đổi về địa chất →Biến đổi về khí hậu → Quy định hệ sinh vật tương ứng.
* Sinh vật trong các đại địa chất:

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 171 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 17.4. Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

Nội dung này có thể xem thêm trong SGK. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu cách nhớ những
nội dung chủ yếu:

BẢNG MẸO NHỚ CÁC SỰ KIỆN ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC THỜI KÌ ĐỊA CHẤT
ĐẠI CỔ TRUNG TÂN
C TRI CRE
KỈ C O S D (Than P (Tam JURA (Phấn TAM TỨ
đá) điệp) trắng)
Địa Khác Di Hình Không Không Liên Ưu Chia Liên Nay Không
chất
Khí Không Khô Ẩm Khô Ẩm Khô Khô Ẩm Khô Ẩm Khô
hậu (Băng hà) (Băng hà) (Băng hà)
TV Phân Thực Mạch Không Hạt Không Trần Trị Hoa Trị Không
ĐV Ngành Diệt Cạn Trùng Sát Phân Thú Phân Vú Trưởng Người
Tv Tảo Xỉ Trần Trần hoa
 Đv Cư Xương Sát
 Tv Nhiều
Đv Biển Sát
Tv Tảo Trị
BS
Đv Cá xương

Giải thích bảng trên:

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 172 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

 Nhớ 5 đại: THÁI NGUYÊN CỔ TRUNG TÂN

THÁI là Đại Thái Cổ; NGUYÊN là Đại Nguyên Sinh; CỔ là Đại Cổ Sinh; TRUNG
là Đại Trung Sinh; TÂN là Đại Tân Sinh.
 Nhớ 6 kỉ của Đại cổ sinh: Cảm Ơn Sự Đề Cao Pé; nhớ 3 kỉ của Đại trung sinh: Trỉ Jủ
Rê.
Cảm là Cambri; Ơn là Ordovician; Sự là Silua; Đề là Devol; Cao là Carbon; Pé là
Pecmi; Trỉ là Triassic; Jủ là Jurassic; Rê là Cretaceous.

 Nhớ đặc trưng địa chất của các kỉ: Khác Di Hình Không Không Liên Ưu Chia Liên
Nay Không.

 Nhớ đặc trưng khí hậu của các kỉ: Không Khô Ẩm Khô Ẩm Khô Khô Ẩm Khô Ẩm
Khô (Dương Xuân Lực – 12A2 – Khóa 2010-2013 THPT Đại Từ, hiện là SV ĐH Y Thái Nguyên)

 Nhớ đặc trưng thực vật ở các kỉ: Phân thực mạch không hạt không, trần trị, hoa trị,
không.
PHÂN nghĩa là PHÂN HÓA, trong khi đến kỉ Ordovician thực vật mới xuất hiện nên
sự phân hóa đấy là của Tảo; THỰC nghĩa là thực vật xuất hiện; MẠCH nghĩa là thực
vật có mạch xuất hiện; KHÔNG nghĩa là kỉ đó không có nội dung gì tương ứng; HẠT
thực vật có hạt xuất hiện; TRẦN cây hạt trần xuất hiện; TRỊ nghĩa là ngự trị, và đi sau
cây hạt trần nên nghĩa là cây hạt trần ngự trị; HOA nghĩa là thực vật có hoa xuất hiện;
TRỊ nghĩa là ngự trị nhưng sau thực vật có hoa nên là thực vật có hoa ngự trị.

 Nhớ đặc trưng thực vật ở các kỉ: Ngành diệt cạn, trùng sát phân, thú phân, vú trưởng
người.
NGÀNH nghĩa là phân hóa các ngành động vật; DIỆT nghĩa là động vật bị tiêu diệt
hàng loạt; CẠN nghĩa là động vật lên cạn; TRÙNG nghĩa là phát sinh côn trung; SÁT
nghĩa là bò sát xuất hiện; PHÂN nghĩa là bò sát phân hóa; THÚ nghĩa là xuất hiện thú;
PHÂN nghĩa là thú phân hóa; VÚ nghĩa là xuất hiện động vật có vú; TRƯỞNG xuất
hiện linh trưởng; NGƯỜI nghĩa là loài người xuất hiện.
Chú ý: Ngoài ra cần nhớ thêm một số nội dung về động vật, thực vật mà chúng tôi đã thêm ở
phía dưới bảng trên mà cách nhớ trên chưa truyền tải hết được. Những ý tưởng, đề xuất hay sẽ
được chúng tôi in trong sách và giữ nguyên bản quyền tác giả như em Dương Xuân Lực ở trên.
Như vậy, ranh giới giữa các đại, các kỉ thường là giai đoạn có những biến đổi địa chất của
Trái Đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là sự bắt đầu một giai đoạn tiến
hóa mới của những sinh vật sống sót.

KẾT LUẬN: Quá trình phát triển của sự sống là từ mầm mống cơ thể sống đầu tiên - tế bào
nguyên thủy nhờ các nhân tố tiến hóa đã hình thành nên toàn bộ sinh giới ngày nay.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 173 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 17.5. Tổng quan các giai đoạn phát triển chính của sinh giới (Nguồn:internet)

 98. CLTN bắt đầu xuất hiện từ thời điểm nào?

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 17

1. Quá trình phát sinh sự sống, phát triển của sự sống trải qua các giai đoạn nào?
2. Cải tiến, đề xuất các nhớ các sự kiện (địa chất, khí hậu, thực vật, động vật) trong các đại
địa chất?

Hình 0.11: “Cuộc sống là 10% những gì xảy đến với bạn còn 90% là cách bạn phản ứng”

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 174 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

 Con người có nguồn gốc từ đâu?Quá trình hình thành và phát triển của
loài người diễn ra như thế nào?

Hình 18.1. Quá trình hình thành loài người hiện đại (Nguồn:internet)

I. BẰNG CHỨNG VỀ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT CỦA LOÀI NGƯỜI


1. Những đặc điểm tương đồng giữa người và thú: Cấu tạo cơ thể rất giống thể thức, cấu tạo
chung của ĐVCXS.

a. Bằng chứng hình thái học: Ở người có những cơ quan thoái hóa:
- Nếp thịt nhỏ ở khóe mắt là dấu vết của mi mắt thứ ba ở chim và bò sát.
- Mấu lồi mép vành tai phía trên của người là di tích đầu nhọn của vành tai thú.
- Xuất hiện hiện tượng lại giống (lại tổ): Người có đuôi dài 20-25cm, có lông rậm khắp
mình và kín mặt (gọi là ma sói) hoặc có 3-4 đôi vú (Xem lại Bài 14).
- Có lông mao bao phủ.

b. Bằng chứng giải phẫu học


- Bộ xương gồm những phần tương tự, các nội quan sắp xếp giống nhau.
- Có tuyến sữa.
- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
- Ruột thừa là vết tích ruột tịt đã phát triển ở động vật ăn cỏ.
c. Bằng chứng sinh lý
- Giống với thú là đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 175 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

d. Bằng chứng phôi sinh học: Sự phát triển phôi lặp lại các giai đoạn lịch sử của động vật.
- Có dấu vết của khe mang ở cổ khi phôi được 18-20 ngày.
- Phôi một tháng: Bộ não chia thành 5 phần rõ rệt giống như não cá. Về sau bán cầu đại não
mới trùm lên các phần sau, xuất hiện khúc cuộn và nếp nhăn.
- Có đuôi khá dài khi thai được 2 tháng tuổi.
- Tháng thứ 6 trên toàn bề mặt phôi vẫn còn có một lớp lông mịn, chỉ trừ môi, gan bàn tay,
gan bàn chân. Hai tháng trước lúc sinh lớp lông đó mới rụng đi.
- Phôi người thường có vài ba đôi vú, về sau chỉ một đôi ở ngực phát triển.

Kết luận: Những dấu hiệu trên chứng minh nguồn gốc của loài người từ ĐVCXS, đặc biệt
quan hệ gần gũi với lớp thú.

2. Điểm giống và khác nhau giữa người và vượn người


a. Điểm giống nhau
- Trong các loài thú thì vượn dạng người (gọi tắt là vượn người) giống người hơn cả.
Ngày nay có: + Một loài vượn người cỡ bé: Là vượn
+ Ba loài vượn người cỡ lớn: Đười ươi, gorila (khỉ đột) và tinh tinh.
Trong số 4 loài vượn người nói trên, tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất.
+ Vượn, đười ươi: Sống ở Đông Nam Á.
+ Gorila (khỉ đột), tinh tinh: Sống ở vùng nhiệt đới Châu phi.

Hình 18.2. Sự giống nhau trong cấu trúc bộ xương một số loài linh trưởng (Nguồn:internet)

- Vượn người rất giống người:


+ Hình dạng và kích thước: Không có đuôi, có thể đứng trên 2 chân sau.
+ Giải phẫu: Có 12 – 13 đôi xương sườn, 5 – 6 đốt sống cùng, 32 răng (chỉ khác là kẽ răng
của vượn người thì hở mà răng người thì xếp sít nhau), vượn người cũng có 4
nhóm máu như người, kích thước và hình dạng tinh trùng, cấu tạo của nhau thai
giống nhau. Giống nhau về cấu tạo bộ não,
+ Sinh lý: Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày, thời gian có mang 270 – 275 ngày, cai sữa, về khả
năng hoạt động thần kinh.
+ Bằng chứng phôi sinh học: Phôi 3 tháng ngón chân cái nằm đối diện với cac ngón khác,
giống như ở vượn.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 176 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

+ Hóa sinh: Người và tinh tinh trình tự nucleotide trên ADN giống nhau 97,6%; chuỗi –
hemoglobin giống nhau 100%.

b. Điểm khác nhau


* Hình thái
+ Vượn người đi lom khom, tay vẫn còn phải tỳ xuống mặt đất, do đó cột sống cong hình cung
(tuy đã bớt cong so với thú), lồng ngực hẹp bề ngang, xương chậu hẹp. Tay dài hơn chân,
gót chân không kéo dài ra sau, ngón chân dài, ngón cái đối diện với các ngón khác.
+ Người có dáng đứng thẳng, nên cột sống cong hình chữ S, khi chạy nhảy cơ thể ít bị chấn
động. Lồng ngực hẹp theo chiều trước – sau, xương chậu rộng (nhất là ở phụ nữ), tay ngắn
hơn chân, gót chân kéo dài ra phía sau, ngón chân ngắn, ngón cái không úp vào các ngón
khác. Tay người được giải phóng khỏi chức năng di chuyển, chuyên hoá với chức năng cầm
nắm công cụ nên ngón cái lớn và rất linh hoạt.

* Giải phẫu
+ Não vượn người còn bé, ít nếp nhăn (não tinh tinh: 460g, 600cm3, 392cm2), thuỳ trán ít phát
triển, mặt dài và lớn hơn hộp sọ. Não người to hơn nhiều, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn
(1000 – 2000g, 1400 – 1600 cm3, 1250cm2), sọ lớn hơn mặt, thuỳ trán não người rộng gấp 2
lần ở vượn, do đó trán người không còn gờ trên hốc mắt.
+ Xương hàm của vượn người không có lồi cằm. Do tiếng nói phát triển, người có lồi cằm, não
người có vùng cử động nói, vùng hiểu tiếng nói (chưa có ở động vật). Sự hình thành hệ
thống tín hiệu thứ 2 (tiếng nói, chữ viết) và khả năng tư duy trừu tượng là sự sai khác về
chất lượng trong hoạt động thần kinh của người so với vượn người.

* Sinh lý: Nguồn thức ăn chủ yếu của vượn người là thực vật. Bộ răng thô, răng nanh phát
triển, xương hàm to, góc quai hàm lớn. Trong lịch sử, người đã chuyển sang ăn cả thức ăn
động vật, từ ăn sống sang biết nấu chín thức ăn. Do đó bộ răng bớt thô, răng nanh ít phát triển,
xương hàm bớt to, góc quai hàm bé.
Từ các bằng chứng về hình thái, giải phẩu, sinh lý, phôi, sinh học phân tử cho phép xác
định mối quan hệ họ hàng, vẽ được cây chủng loại phát sinh loài người, chỉ ra được đặc điểm
nào trên cơ thể người được hình thành trước trong quá trình tiến hóa, đặc điểm nào mới xuất
hiện.

Những đặc điểm giống nhau chứng tỏ người có quan hệ họ hàng rất gần với vượn người, và
có mối quan hệ gần gũi nhất với tinh tinh, những điểm khác nhau nói trên chứng tỏ vượn người
ngày nay không phải là tổ tiên của người mà là 2 hướng tiến hóa khác nhau.

Từ đó người ta xác định được: Con người thuộc Lớp thú (Mammalia) - Bộ linh trưởng
(Primates) - Họ người (Homonidae) - Chi người (Homo) - Loài người (Homo sapiens)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 177 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

II. CÁC SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI
NGƯỜI

1. Bàn tay trở thành cơ quan chế tạo công cụ lao động.
a. Cơ sở: Tổ tiên xa xưa của loài người là những dạng vượn người sống thành đàn trên cây,
ăn quả, lá cây, sâu bọ, trứng chim,…
Cuộc sống leo trèo đã phân hóa chức năng các chi. Chi trước để nắm cành cây, hái quả, đưa
thức ăn vào miệng. Chi sau đỡ lấy toàn thân khi di chuyển trên cây, thân gần như thẳng
đứng.
Bản chất: Sống trên cây  Phân hóa chi, thân gần như thẳng.

b. Nguyên nhân: Vào nửa sau của kỉ Thứ ba (đại Tân sinh) băng hà tràn xuống phía Nam,
khí hậu lạnh, rừng thu hẹp dẫn tới vượn người phương nam đã buộc phải chuyển xuống đất.

c. Cơ chế: Dáng đứng thẳng khi chuyển xuống mặt đất nhiều thú dữ đã có tác dụng phát hiện
được kẻ thù từ xa. Vượn người càng tiến ra nơi trống trải thì CLTN càng củng cố đặc điểm
có lợi này.

d. Kết quả - Ý nghĩa: Dáng đi thẳng đã kéo theo hàng loạt các biến đổi hình thái, cấu tạo trên
cơ thể vượn người (cột sống, lồng ngực, xương chậu, …) nhưng hệ quả quan trọng nhất là
giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển.
Qua hàng vạn năm dưới tác dụng của lao động, bàn tay được hoàn thiện dần, thực hiện
những động tác ngày càng phức tạp.

2. Sự phát triển tiếng nói có âm tiết


a. Cơ sở
- Khi vượn người buộc phải di
chuyển xuống mặt đất nhiều
thú dữ thì bản năng sống
thành đàn được củng cố. Sự
yếu ớt của từng cá thể được
bù lại bởi sức mạnh của số
đông, dựa vào nhau để tự vệ,
kiếm ăn.
- Việc chế tạo công cụ bằng đá
phải có nhiều cá thể tham gia.
Hình 18.3. Lao động tập thể (Nguồn:internet)
b. Nguyên nhân
- Lao động trong tập thể đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi ý kiến giữa các thành viên.
- Truyền đạt kinh nghiệm cho người khác giúp đấu tranh có hiệu quả với thiên nhiên.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 178 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

c. Cơ chế: Do đi thẳng thuận lợi cho sự biến đổi tư thế đầu và cổ làm cho bộ máy phát âm đã
được hoàn thiện dần. Từ những tiếng hú kéo dài có nội dung thông tin nghèo nàn của vượn
người đã dần dần hình thành tiếng nói của người có âm thanh tách bạch từng tiếng, nội dung
thông tin ngày càng phong phú. Cằm là nơi bám của cơ lưỡi nên tiếng nói càng phát triển thì
lồi cằm càng nhô ra.

d. Kết quả - Ý nghĩa: Sự phát triển của tiếng nói và sau này là chữ viết đã tạo điều kiện cho
các thế hệ loài người truyền đạt kinh nghiệm đấu tranh thiên nhiên và xã hội, tiết kiệm
được công sức mò mẫm tự phát. Sự truyền đạt kinh nghiệm qua các thế hệ bằng tiếng nói
và chữ viết được gọi là sự di truyền tín hiệu độc đáo của xã hội loài người và phân biệt với
sự di truyền sinh học được thực hiện qua ADN.

3. Sự phát triển bộ não và hình thành ý thức

a. Cơ cở: Hệ thống tín hiệu thứ hai (tiếng nói, chữ viết là tín hiệu của tín hiệu – theo
I.P.Pavlop).

b. Nguyên nhân: Do có hệ thống tín hiệu thứ hai mà số lượng phả xạ có điều kiện ở người
phong phú hơn ở động vật rất nhiều, đặc biệt bộ não người có khả năng phản ánh thực tại
khách quan dưới dạng trừu tượng, khái quát.

c. Cơ chế: Sự phát triển của lao động và tiếng nói đã kích thích sự phát triển của bộ não và
các cơ quan cảm giác. Tương ứng với tính thuận tay phải trong lao động, bán cầu não trái
của người to hơn bán cầu não phải. Tiếng nói ảnh hưởng đến một số vùng vỏ não như thùy
trán, thùy thái dương, hình thành một số trung khu mà động vật chưa có như vùng cử động
nói, vùng hiểu tiếng nói.

d. Kết quả - Ý nghĩa: Trên cơ sở đó hình thành ý thức. Nhờ có trí khôn, tổ tiên loài người đã
phát triển vượt lên tất cả các loài động vật khác.

4. Sự hình thành đời sống văn hóa


a. Cơ sở: Sự phát triển công cụ lao động.
b. Nguyên nhân
- Nhờ sự phát triển công cụ lao động, nguồn thức ăn thay đổi về số lượng và chất lượng. Ở
một giai đoạn nhất định, tổ tiên loài người đã chuyển từ thức ăn thuần túy thực vật sang
việc dùng thịt săn bắn được làm thức ăn, giúp cho việc tăng cường thể lực, thúc đẩy sự
phát triển của bộ não.
- Con người đã biết lợi dụng lửa lấy được trong các vụ cháy rừng rồi biết giữ lửa và làm ra
lửa để nấu chín thức ăn. Thức ăn chín đã làm tăng hiệu quả quá trình tiêu hóa, làm cho
xương hàm và bộ răng bớt thô, răng nanh thu nhỏ.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 179 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

c. Cơ chế: Từ thế hệ này sang thế hệ khác, công cụ và hình thức lao động càng hoàn thiện.
Ngoài việc săn bắn và chăn nuôi, con người đã biết trồng trọt, dệt vải, làm đồ gốm, chế
tạo kim loại.

d. Kết quả: Công nghệ và thương mại, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học đã ra đời. Từ các bộ lạc
đã hình thành các dân tộc, quốc gia với chính trị, luật pháp.

III. VƯỢN NGƯỜI HÓA THẠCH & QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI NGƯỜI
1. Quá trình

Hình 18.4. Quá trình hình thành loài người qua các dạng vượn người (Nguồn:internet)

Người và các loài vượn người hiện nay (tinh tinh) chỉ mới tách khỏi tổ tiên chung cách đây
5-7 triệu năm. Sau đó người cổ đại đã phân hóa thành nhiều loài khác nhau, trong đó có một
nhánh tiến hóa hình thành nên chi Homo. Đây là nhánh tiến hóa chính:
Tổ tiên → Vượn người cổ đại → H.habilis → H.erectus → H.sapiens.
(Người khéo léo) (Người đứng thẳng) (Người hiện đại)

Người H. habilis (người khéo léo) là đại diện đầu tiên của loài người, bắt đầu biết sử dụng
những công cụ bằng đá đơn giản.

Hình 18.5. Một số dạng người vượn (Nguồn:internet)

Người H. erectus (người đứng thẳng) là những tổ


tiên đầu tiên của loài người, có thể đi thẳng tuyệt đối
và trông giống người hiện đại nhưng có hàm răng và
xương lông mày to lớn.

Hình 18.6. H.erectus và H.sapiens (Nguồn:internet)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 180 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Người hiện đại H. sapiens xuất hiện lần đầu tiên ở Châu phi, sau đó di chuyển đến nhiều nơi
khác trên khắp Châu Âu và Châu Á.

2. Địa điểm phát sinh loài người: “Ra đi từ Châu Phi”


Loài người H.sapiens được hình thành từ loài H.erectus ở châu Phi sau đó phát tán sang các
châu lục khác (đây là giả thuyết được nhiều người chứng minh, ủng hộ)

Hình 18.7. Quá trình phát sinh loài người (Nguồn:internet)

IV. NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HÓA VĂN HÓA


1. Nguyên nhân: Người hiện đại có những đặc điểm thích nghi nổi bật:
- Đôi tay được giải phóng: Chuyển sang chức
năng cầm nắm, chế tạo và sử dụng công cụ
lao động.
- Tìm ra lửa: Giúp nấu chín thức ăn đảm bảo bộ
não, thể chất phát triển.
- Xuất hiện hệ thống tín hiệu thứ 2: Bộ não lớn:
+ Tiếng nói có âm tiết phát triển: Do cấu trúc
thanh quản phù hợp cho phép phát triển Hình 18.8. Đời sống văn hóa người

tiếng nói.
+ Chữ viết: Giúp việc truyền đạt kinh nghiệm có hiệu quả.
Kích thích bộ não phát triển.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 181 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

2. Vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội
a. Các nhân tố sinh học: Đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn vượn người hóa thạch.
Những biến đổi trên cơ thể các dạng vượn người hóa thạch là kết quả sự tích lũy các đột
biến và biến dị tổ hợp dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

b. Các nhân tố xã hội: Có vai trò chủ đạo từ giai đoạn người tối cổ trở đi.
Các nhân tố này chi phối sự hình thành nhiều đặc điểm trên cơ thể người khác với động
vật. Lao động có mục đích đã quyết định hướng tiến hóa của họ người.

3. Kết quả: Xuất hiện tiến hoá văn hoá: Là quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi không
có sự biến đổi về gene.
- Xã hội ngày càng phát triển: Từ chỉ biết sử dụng những công cụ bằng đá thô sơ để tự vệ
và săn bắt thú rừng đến việc sử dụng lửa để nấu chín thức ăn cũng như xua đuổi vật dữ;
từ chỗ ở trần lang thang kiếm ăn đến biết tự tạo quần áo, lều trú ẩn; từ chỗ biết hợp tác
với nhau trong việc săn mồi và hái lượm chuyển dần sang trồng trọt và thuần dưỡng vật
nuôi và dần phát triển nghề nông. Cuối cùng là làng mạc, đô thị xuất hiện.
- Con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến
sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính
mình.

Như vậy, quá trình tiến hóa xảy ra là từ tiến hóa sinh học sang tiến hóa xã hội, con người
ngày càng ít phụ thuộc vào thiên nhiên, kích thước cơ thể lớn hơn, tuổi thọ cao hơn.

 99. Loài người ngày nay có thể thể tiến hóa thành loài khác hay không? Tại sao?

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 18

1. Tại sao nói con người có nguồn gốc từ vượn người hóa thạch nguyên thủy?
2. Động lực nào đã giúp cho vượn người hóa thạch nguyên thủy tiến hóa thành người?
3. Cái nôi của loài người ở đâu? Hãy kể tên các dạng vượn người mà loài người đã tiến
hóa trải qua?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 182 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 0.12: “Đừng chỉ đi qua cuộc đời này, hãy trưởng thành qua cuộc sống này”
- Eric Butterworth -

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 183 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

 100. Trình bày các luận điểm cơ bản của học thuyết tiến hóa?
 101. Sơ đồ hóa quá trình phát sinh, phát triển của sự sống theo cách của mình và mô tả
sơ đồ dưới đây:

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 184 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 0.13:
If you can’t get a miracle, become one.
<Nick Vujicic>

(Nếu bạn không nhận được một phép màu, hãy trở thành phép màu đó)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 185 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

- Tại sao cần phải bảo vệ môi trường?


- Tại sao sự phát triển của xã hội loài người cần đảm bảo bền vững?
- Cần phải làm gì để đảm bảo sự phát triển bền vững hệ sinh thái trên trái đất?

A - KHÁI QUÁT

Sinh thái học: Là môn khoa học nghiên cứu điều kiện sống của sinh vật, những mối quan hệ
tương hỗ giữa các sinh vật cũng như giữa sinh vật với môi trường.

1. Môi trường và các nhân tố sinh thái.


2. Sinh thái học cá thể
3. Sinh thái học quần thể:
+ Các đặc trưng cơ bản.
+ Mối quan hệ giữa các cá thể.
+ Biến động số lượng cá thể của quần thể.
4. Sinh thái học quần xã:
+ Các đặc trưng cơ bản.
+ Mối quan hệ giữa các loài.
+ Tính chất ổn định tương đối của quần xã: Diễn thế sinh thái.
5. Sinh thái học hệ sinh thái:
+ Cấu trúc.
+ Trao đổi vật chất: Quần xã, hệ sinh thái.
+ Dòng vận chuyển năng lượng.
6. Sinh thái học sinh quyển

“Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ


thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm
ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim
mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm
nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày,
chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được
xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng
nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung
thư không thể chữa trị.”
Hình III. Sinh thái học giúp tạo một thế giới xanh <Theo Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia>
(Nguồn:internet)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 186 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

B – NỘI DUNG

 Môi trường là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của sinh vật. Vậy
môi trường là gì, nó có những thuộc tính nào?

I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI


Môi trường tác động lên tổ chức sinh vật thông qua các Nhân tố sinh thái.
ĐĐ Môi trường sống Nhân tố sinh thái
Ví dụ

- Đất, nước, không khí, sinh vật.

Định Là tất cả những gì bao quanh sinh


nghĩa vật, các yếu tố vô sinh và hữu sinh có Là những nhân tố có mối quan hệ mật thiết
tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự với nhau, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
sinh sống, phát triển và sinh sản của tiếp lên cơ thể sinh vật.
sinh vật.
Phân - Môi trường trên cạn: Mặt đất và khí - Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: Đất, nước,
loại quyển. không khí, …
- Môi trường nước: Vùng nước lợ,
nước ngọt, nước mặn. - Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Vi sinh
- Môi trường đất: Ở độ sâu khác nhau. vật, động vật, thực vật.
-Môi trường sinh vật: Cộng sinh, kí
sinh, mối quan hệ với loài khác. - Nhóm nhân tố sinh thái con người.

 102. Công thức hóa mối quan hệ giữa môi trường và các nhân tố sinh thái?

Hình 19.1. Các loại môi trường sống (Nguồn:internet)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 187 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI


1. Giới hạn sinh thái
a. Ví dụ: Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái 5,6oC đến 42oC
- 5,6oC: Giới hạn dưới.
- 42oC: Giới hạn trên.
- 20oC-35oC: Giới hạn thuận lợi.

b. Định nghĩa: Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thể
tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
c. Cấu trúc:
- Khoảng thuận lợi: Sinh vật sinh
trưởng, phát triển nhanh nhất.
- Khoảng chống chịu: Ức chế hoạt
động sinh lý của sinh vật.
- Khoảng ngoài giới hạn chịu
đựng: Là khoảng mà tại đó sinh
vật không thể tồn tại.
Hình 19.2. Các thuộc tính của một nhân tố sinh thái
- Điểm gây chết: Ranh giới giữa khoảng chống chịu và khoảng ngoài giới hạn chịu đựng.
2. Ổ sinh thái
a. Ví dụ: Cá trắm cỏ sống ở tần
nước mặt, cá trê sống ở tầng đáy.
b. Định nghĩa:
Là không gian sinh thái mà ở đó
tất cả các NTST của môi trường
nằm trong giới hạn sinh thái cho
phép loài đó tồn tại và phát triển.

Hình 19.4. Sự phân chia nơi ở và ổ sinh thái của các


loài sẻ trên tán cây rừng lá rụng ôn đới (Nguồn:internet)

c. Đặc điểm:
- Mỗi loài có một ổ sinh thái khác nhau.
- Nơi ở chỉ nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách
sinh sống của loài đó.

Hình 19.3. Ổ sinh thái 2 loài tắc kè  103. Xác định ổ sinh thái của 2 loài tắc kè hình 19.3
(Nguồn:Biology – Nail A. Campbell)
bên?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 188 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 19.5. Các loài chim chích có ổ sinh thái khác nhau trong cùng một nơi ở (Nguồn:internet)

Hình 19.6. Ổ sinh thái về kích thước thức ăn


 104. Giải thích đồ thị Hình 19.6?

III. CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC SỐNG TRONG SINH THÁI HỌC


Cá thể  Quần thể  Quần xã  Hệ sinh thái  Sinh quyển

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 19

1. Sinh thái học là gì? Tại sao cần phải nghiên cứu Sinh thái học?
2. Môi trường là gì? Nhân tố sinh thái là gì? Cho ví dụ?
3. Giới hạn sinh thái? Ổ sinh thái là gì? Cho ví dụ?

Hình 0.14: “Một người không bao giờ phạm sai lầm sẽ không bao giờ tìm ra được một cái gì mới”
- Albert Einstein -

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 189 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

 Mối quan hệ giữa cá thể và môi trường như thế nào? Cá thể và môi
trường yếu tố nào chiếm vai trò quyết định?

I. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN CÁ THỂ

Hinh 20.1. Các nhân tố sinh thái tác động lên cá (Nguồn:internet)
 105. Vai trò của môi trường trong việc quy định đặc điểm thích nghi của sinh vật?

1. Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng:

Ánh sáng với vai trò là nhân tố CLTN đã


phân hóa động, thực vật thành các nhóm:

a. Thực vật: Ánh sáng quy định đặc điểm hình


thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý.

- Cây ưa sáng: Lá cây có phiến dày, màu xanh


nhạt, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng
tránh tia nắng chiếu thẳng góc (Hình 20.2).

Ví dụ: Cây chò nâu, bạch đàn… Hình 20.2. Cấu tạo thích nghi của lá
(Nguồn:internet)

- Cây ưa bóng: Phiến lá mỏng, màu xanh đậm, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang thu
nhiều tia tán xạ.
Ví dụ: Cây rong, ráy, trầu không…
b. Động vật: Có cơ quan chuyên hóa tiếp nhận ánh sáng nên thích nghi tốt hơn với điều kiện
chiếu sáng luôn thay đổi.
- Nhóm ưa hoạt động ban ngày: Hươu, gà, …
- Nhóm ưa hoạt động ban đêm: Cú, chuột, …
→ Định hướng trong không gian và nhận biết sự vật xung quanh. Tuy nhiên, một số loài
thích nghi với đời sống ở những nơi không có ánh sáng hoặc ánh sáng yếu bằng cách mắt tiêu
biến (bị mù) – Hình 20.3.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 190 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 20.3. Sự thích nghi với ánh sáng của các loài động vật
hoạt động ban đêm hoặc sống trong hang (Nguồn:internet)

2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ

a. Sinh vật biến nhiệt

Thích nghi bằng cách phơi nắng.

Hình 20.4. Thằn lằn phơi nắng


(Nguồn:internet)

Hình 20.5. Sự thích nghi với lửa


của các cây ở rừng khộp Tây Nguyên (Nguồn:internet)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 191 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

b. Sinh vật hằng nhiệt


* Quy tắc Bergman: Quy tắc kích thước cơ thể.
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thể lớn hơn
so với động vật cùng loài hay có mối quan hệ họ hàng gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp.
VD: Voi, gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn ở vùng nhiệt đới.

* Quy tắc Allen: Quy tắc về kích thước các bộ phận thò ra (tai, đuôi, chi, …) của cơ thể.
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi, … thường bé hơn tai,
đuôi, chi, ... của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.
Ví dụ: Thỏ ở vùng ôn đới (nơi có nhiệt độ thấp) có tai, đuôi nhỏ hơn vùng nhiệt đới.

Kết luận: Động vật hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ thấp S/V giảm, góp phần hạn chế
toả nhiệt của cơ thể.

II. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁ THỂ TỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG


Sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà thông qua hoạt động sống của mình
(trao đổi chất, vận động-cảm ứng, sinh trưởng-phát triển, sinh sản) làm biến đổi môi trường.
Ví dụ:

1) Thông qua hoạt động sống của mình,


giun làm cho đất trở nên tơi xốp hơn.

2) Sự phát triển của các khu rừng giúp


điều hòa khí hậu trên trái đất.
Hình 20.6. Sự tác động của rừng tới môi trường

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 20

1. Sự thích nghi của sinh vật đối với sự tác động của môi trường? Giải thích ý nghĩa của
các đặc điểm thích nghi đó?
2. Lấy (hoặc đề xuất) ba ví dụ về ứng dụng sự tác động của môi trường tới sinh vật, ba ví
dụ về ứng dụng sự tác động của sinh vật tới môi trường?

Hình 0.15: “Tự học, ý thức học tập của bạn mà không có bất kì ai dạy, có giá trị vô cùng to lớn”.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 192 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

 Quần thể là gì? Nó có các đặc trưng cơ bản nào? Tại sao nói quần thể có
xu hướng được duy trì ở trạng thái cân bằng động?

I. KHÁI NIỆM
1. Ví dụ
- Tập hợp các cá thể cây chò nâu sống ở rừng quốc gia Cúc Phương năm 2013.
- Tập hợp các con gà bao gồm cả gà trống và gà mái ở rừng Quốc gia Tam Đảo năm 1983.
2. Định nghĩa
Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào
một thời điểm nhất định. Trong đó các cá thể trong quần thể phải có khả năng sinh sản để
duy trì nòi giống.

Hình 21.1. Sơ đồ tư duy Sinh thái học quần thể


(Nguồn: sodotuduy.net)
3. Phân loại
+ Quần thể tự nhiên: Quần thể rắn ở sa mạc Sahara, quần thể cá rô trong một dòng suối.
+ Quần thể nhân tạo: Quần thể lúa trên trên một cánh đồng, quần thể gà của một trang trại
nuôi gà, quần thể chè Bản Ngoại (Đại Từ - Thái Nguyên).

4. Quá trình hình thành


Quần thể ban đầu, có một nhóm cá thể phát tán. Ở môi trường mới, dưới tác động của
CLTN, các cá thể thích nghi nhanh chóng tăng nhanh số lượng, hình thành quần thể mới.
Còn phần lớn các cá thể không thích nghi, sẽ bị đào thải (chết) hoặc tiếp tục phát tán.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 193 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

II. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ


1. Tỉ lệ giới tính
a. Ví dụ
- Quần thể người Việt Nam có tỉ lệ giới tính xấp xỉ 1:1
- Quần thể cua hoàng đế Ranina khu vực biển Nha Trang, Bình Thuận có tỉ lệ giới tính:

Hình 21.2. Tỷ lệ cua đực/cái


qua các tháng năm 2009 Hình 21.3. Phân biệt cua đực cái
(Nguồn:internet) (Nguồn:internet)

b. Định nghĩa
Là tỉ lệ giữa số lượng các thể đực và cái trong quần thể.
c. Yếu tố ảnh hưởng
Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: môi trường sống, mùa sinh sản, sinh lý. . .

Tỉ lệ giới tính Các nhân tố ảnh hưởng

- Ngỗng, vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60. - Do tỉ lệ tử vong không đồng đều


giữa cá thể đực và cá thể cái, cá
- Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số
thể cái trong mùa sinh sản chết
lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ
nhiều hơn cá thể đực.
trứng tỉ lệ này lại gần bằng nhau.

o - Do điều kiện môi trường sống


- Loài kiến nâu, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ <20 C thì
(nhiệt độ).
trứng nở ra hầu hết cá thể cái và nếu đẻ trứng ở nhiệt
0
độ >20 C thì trứng nở ra hầu hết cá thể đực

- Gà, hươu, nai số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể - Do đặc điểm sinh sản và tập tính

đực gấp 2-3 lần, đôi khi tới 10 lần. đa thê ở động vật.

- Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số - Do khác nhau về đặc điểm sinh

lượng nhiều hơn muỗi cái. lí và tập tính của con đực và cái.

- Ở cây thiên nam tinh, rễ củ loại lớn nhiều chất dinh - Do lượng chất dinh dưỡng tích

dưỡng khi nảy chồi sẽ cho ra cây có hoa cái và ngược. luỹ trong cơ thể.

lại rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho ra cây chỉ có hoa đực.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 194 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

d. Vai trò: Là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện
môi trường thay đổi. Tỉ lệ giới tính hợp lý giúp giảm sự cạnh tranh về con cái (hay con
đực), đảm bảo sự phát triển của các quần thể.

Ví dụ, khi số lượng cá thể quần thể quá ít sẽ dẫn đến xác suất gặp gỡ nhau giữa con đực và
con cái thấp, đồng thời không đảm bảo sự đa dạng của quần thể để từ đó giúp cho quần
thể dễ dàng thích nghi khi môi trường sống thay đổi.

 106. "Ngày 3-11 vừa qua (2012), hội thảo quốc gia về mất cân
bằng giới tính khi sinh đã được tổ chức tại Hà Nội. Phát biểu tại hội
thảo, ông Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, dự báo vào năm 2020 tỷ lệ giới
tính khi sinh ở nước ta sẽ là 125 bé trai/100 bé gái. Với mức tăng như
hiện nay, nếu không có các biện pháp can thiệp tích cực thì dự kiến đến
năm 2050, tỷ lệ chênh lệch giới tính sẽ tăng cao, Việt Nam sẽ dư thừa
từ 2,3 - 4,3 triệu nam giới. Như vậy, số nam giới dưới 50 tuổi bị thừa, ế vợ sẽ chiếm 12% tổng số nam giới
trong nước. Có lẽ, thời gian tới Việt Nam sẽ phải “nhập khẩu” từ 3 – 4 triệu cô dâu để “giải quyết” hệ quả dư
thừa này. Nhưng biết tìm đâu khi một số nước bạn như: Trung Quốc, Hàn quốc, đã phải đương đầu với thực
trạng này từ nhiều năm qua.”<Theo Pháp luật & Xã hội – http://phapluatxahoi.vn >

Tại sao Việt Nam và các nước trên thế giới rất quan tâm đến tỉ lệ giới tính?

2. Nhóm tuổi
a. Ví dụ: Quần thể người
trong Hình 21.4.
b. Định nghĩa: là tập hợp
các cá thể có cùng tuổi
đặc trưng cho quần thể.
c. Yếu tố ảnh hưởng
Điều kiện môi trường:
Nguồn sống, khí hậu,
dịch bệnh. Hình 21.4. Cấu trúc nhóm tuổi quần thể người một số nước
(Nguồn:internet)

d. Phân loại
*Trên cơ sở khả năng sinh sản của nhóm tuổi, phân chia thành 3 nhóm: Nhóm tuổi trước
sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
*Trên cơ sở tuổi thọ của cá thể, chia thành:
 Tuổi sinh lý (Tuổi lý thuyết): Là tuổi do đặc điểm di truyền của loài quyết định.
 Tuổi sinh thái (Tuổi thực tế): Là tuổi do sự chi phối của các điều kiện ngẫu nhiên tác
động. Ví dụ: Bị ăn thịt, bị dịch bệnh, bị tai nạn, …
 Tuổi quần thể (Tuổi trung bình): Tuổi trung bình của tuổi sinh lý và tuổi sinh thái.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 195 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

e. Vai trò
Giúp bảo vệ và khai thác tài
nguyên sinh vật hiệu quả.

 107. Nghiên cứu ba mức độ đánh


bắt cá khác nhau ở hình bên và
cho biết nên đánh bắt ở mức độ
nào? Tại sao?

Hình 21.5. Ba mức độ đánh bắt cá (Nguồn:internet)


3. Sự phân bố cá thể
a. Ví dụ
- Sự phân bố của quần thể cỏ trên đồi.
- Sự phân bố của quần thể người.
b. Định nghĩa
Là sự phân bố của các cá thể trong quần thể.
c. Yếu tố ảnh hưởng: Là thức ăn, nơi ở, con cái.
d. Phân loại: Có 3 kiểu phân bố
Kiểu Đặc điểm Điều kiện Ý nghĩa Ví dụ
phân bố sinh thái
- Điều kiện sống phân bố không Hỗ trợ nhau Các đàn trâu
Phân bố Kiểu phổ đồng đều. chống lại điều trong quần
theo nhóm biến. - Các cá thể sống thành bầy đàn, kiện bất lợi của thể trâu rừng.
khi chúng trú đông, ngủ đông. môi trường.
- Khi điều kiện sống phân bố Làm giảm mức Quần thể
Phân bố Kiểu ít đồng đều. độ cạnh tranh thông rừng.
đồng đều phổ biến. - Khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
giữa các cá thể.
Phân bố Kiểu - Khi điều kiện sống phân bố Tận dụng được Quần thể sâu
ngẫu trung gian đồng đều. nguồn sống tiềm sồi, với các
nhiên của hai - Khi không có sự cạnh tranh tàng trong môi con sâu sồi
dạng trên. gay gắt giữa các cá thể. trường. trên tán lá sồi.

e. Vai trò
Ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống.
4. Mật độ cá thể

a. Ví dụ: 100 cây cỏ/m2, mật độ cá trắm cỏ là 2 con/m3

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 196 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

b. Định nghĩa: Là số lượng các thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

c. Yếu tố ảnh hưởng: Điều kiện môi trường sống (sự thay đổi của mùa, năm).

d. Vai trò: Ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, thông qua đó
ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử
vong của cá thể.

 108. Khi số mật độ cá thể tăng quá cao, hoặc giảm thì điều gì sẽ xảy ra?
 109. Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá chuối khi số lượng tăng lên quá cao?

5. Kích thước
a. Ví dụ: Trong rừng mưa nhiệt đới:
- Voi rừng 25 con/quần thể.
- 300kg nấm men/quần thể (một nồi nuôi cấy) sẽ thu được 11-13 tấn protein

b. Định nghĩa
Là số lượng (khối lượng, năng lượng tích luỹ trong các cá thể) của quần thể.

c. Phân loại
- Kích thước tối thiểu: Là kích thước quần thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát
triển.
- Kích thước tối đa: Là giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể phù hợp với khả năng cung cấp
nguồn sống của môi trường.

d. Đặc điểm
- Mỗi quần thể có kích thước đặc trưng.
- Dao động từ mức tối thiểu tới tối đa.

e. Các yếu tố ảnh hưởng


- Mức độ sinh sản.
- Mức độ tử vong.
- Mức độ phát tán: Di cư và nhập cư.

Hình 21.6. Các yếu tố chi phối kích thước quần thể
(Nguồn:Biology – Nail A - Campbell)

 110. Hãy công thức hóa mối quan hệ giữa kích thước quần thể (K) và tỉ lệ sinh (S), tử
(T), di cư (D), nhập cư (N)?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 197 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

6. Tăng trưởng
- Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học:
Khi điều kiện môi trường không bị giới
hạn.
- Tăng trưởng theo điều kiện sống: Khi
điều kiện môi trường sống bị giới hạn.

 111. Mô tả quá trình tăng trưởng của


quần thể sinh vật trên Hình 21.7?
Hình 21.7. Tăng trưởng của quần thể
(Nguồn:Biology – Nail A - Campbell)

Hình 21.8. Tăng trưởng của quần thể (Nguồn:internet)

7. Tăng trưởng của quần thể người


 112. Trên quan điểm sinh thái học,
Phân tích đồ thị Hình 21.9, sau đó giải
thích tại sao kích thước quần thể người
ngày càng tăng mà hầu như không giảm?

a. Hiện tượng: Tăng trưởng ngày càng cao,


giai đoạn sau chỉ có tăng và tăng rất
nhanh dẫn tới bùng nổ dân số. Hình 21.9. Sự tăng trưởng của quần thể người
(Nguồn: Biology – Nail A - Campbell)
ổi thọ, tăng khả

b. Nguyên nhân: Nhờ những thành tựu về:


- Nông nghiệp: Từ mô hình 2D sang mô hình 3D … (Hình 21.10 và 21.11)
- Xây dựng: Từ mô hình nhà 2D, nhà cấp 4 sang mô hình nhà 3D – nhà cao tầng, thành phố
dưới lòng đất.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 198 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

- Y tế phát triển, giúp tỉ lệ sinh đẻ đạt hiệu quả cao, những vấn đề liên quan đến bệnh tật
được chữa trị, giúp được nhiều trường hợp nguy kịch có thể chết đi sống lại, những
người già tuổi thọ ngày càng cao, ...
- Đạo đức, nhân đạo: Nên những cơ thể khuyết tật, dị dạng vẫn có thể sống, sinh con được.

a. Mô hình 2D b. Mô hình 3D
Hình 21.10. Các mô hình trồng rau (Nguồn: internet)

Hình 21.10 là hình chụp


“Chung cư” nuôi lợn của tỷ phú
Nguyễn Trọng Long – Chủ
nhiệm HTX Chăn nuôi Hoàng
Long ở xã Tân Ước, huyện
Thanh Oai, Hà Nội, ít người có
thể tin được ông Long lại xây

Hình 21.11. “Chung cư” nuôi lợn (Nguồn: danviet.vn)

c. Hậu quả: Chất lượng môi trường giảm sút, từ đó làm chất lượng cuộc sống con người
giảm sút.

III. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 199 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 21.12. Một số mối quan hệ giữa các loài trong quần thể (Nguồn: internet)

Quan hệ Hỗ trợ Cạnh tranh


Ví dụ Hiện tượng nối liền rễ giữa các cây Thực vật cạnh tranh ánh sáng → tự tỉa, tỉa
thông; Chó rừng thường quần tụ từng cành; Động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở,
đàn…. bạn tình…
Định Là quan hệ giữa các cá thể cùng loài, Là quan hệ giữa các cá thể cùng loài trong
nghĩa hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống. việc cạnh tranh về thức ăn, nơi ở, con cái.
Cơ sở - Giúp khai thác hiệu quả nguồn sống. Khi số lượng cá thể vượt quá giới hạn, dẫn
Động lực tới thiếu: Thức ăn, nơi ở, con đực, cái, …
→ Hiệu quả nhóm → Cạnh tranh.
Ý nghĩa - Đảm bảo cho quần thể tồn tại. - Duy trì mật độ cá thể phù hợp trong quần
- Khai thác tối ưu nguồn sống thể
- Tăng khả năng sống sót và sinh sản - Đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển

Kết luận: Như vậy, mối quan hệ cùng loài thể hiện tính chất 2 mặt hỗ trợ và đối địch. Trong
đó quan hệ sinh thái chủ yếu là quan hệ sinh sản để duy trì nòi giống.

IV. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ


1. Khái niệm
a. Ví dụ
- Quần thể ếch khu vực Hồ
Núi Cốc tăng mạnh vào mùa
mưa.
- Quần thể dương xỉ Tam Đảo
giảm mạnh sau vụ cháy rừng.
- Quần thể thỏ rừng và mèo
rừng Canada (Hình 21.13). Hình 21.13. Biến động số lượng thỏ rừng và mèo rừng
Canada (Nguồn: Encycloaedia Britannica, Inc)
b. Định nghĩa: Là hiện tượng tăng hay giảm số lượng các cá thể của quần thể.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 200 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

c. Phân loại
Biến động Theo chu kì Không theo chu kì
- Biến động số lượng nhỏ Thỏ, Mèo - Miền Bắc và Miền Trung: số lượng
ở rừng Canada bò sát, chim, thỏ, … giảm mạnh sau
Ví dụ - Biến động số lượng Cáo ở đồng rêu những trận lũ lụt
phương Bắc. - Miền Bắc: số lượng bò sát và Ếch,
- Biến động số lượng cá Cơm ở biển Nhái giảm vào những năm có giá rét
Peru (nhiệt độ < 8oC)
Là biến động xảy ra do những thay Là biến động xảy ra do những thay
Định nghĩa đổi có chu kỳ của điều kiện môi đổi bất thường của môi trường tự nhiên
trường hay do hoạt động khai thác tài nguyên
quá mức của con người gây nên.
- Biến động theo chu kì ngày đêm. - Do tự nhiên: Lũ lụt, hạn hán, …
- Biến động theo chu kì tháng (tuần - Do con người: Phá rừng, đốt nương,
Phân loại
trăng). làm rẫy,…
- Biến động theo chu kì mùa.
- Biến động theo chu kì nhiều năm.

2. Nguyên nhân
Đặc điểm Sự thay đổi yếu tố vô sinh Sự thay đổi yếu tố hữu sinh
Phụ thuộc vào mật độ - Không - Có
quần thể
- Cạnh tranh.
Yếu tố ảnh hưởng - Khí hậu ảnh hưởng rõ rệt nhất (toC) - Kẻ thù.
chính - Sinh sản, tử vong.
- Phát tán, nhập cư.
Ảnh hưởng tới Trạng thái sinh lý của các cá thể. Nguồn thức ăn, nơi ở, con cái

3. Cơ chế biến động số lượng cá thể của quần thể:


*Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể tăng: Trong điều kiện môi trường thuận lợi (sinh sản tăng,
tử vong giảm, nhập cư tăng) → số lượng tăng nhanh chóng.

*Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể giảm: Số lượng cá thể tăng cao → thức ăn thiếu hụt, nơi
sống chật chội → cạnh tranh → tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng cao → Số lượng
cá thể giảm xuống.
→ Quần thể sống trong môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể
bằng cách làm giảm hoặc tăng số lượng cá thể của quần thể

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 201 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Kết luận: Do một hoặc một tập hợp các NTST đã tác động đến tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong và
sự phát tán của quần thể.

 113. Vẽ đồ thị miêu tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể theo thời gian?

4. Kết quả: Kích thước quần thể dao động ổn định quanh một mức, gọi là trạng thái cân bằng
của quần thể theo thời gian, do:
- Di cư, nhập cư.
- Tỉ lệ tử vong.
- Tỉ lệ sinh.

 114. Mức cân bằng ở các quần thể khác nhau có giống nhau không, vì sao? Công thức
hóa sự tăng giảm số lượng cá thể của quần thể theo thời gian?

5. Ý nghĩa
Đảm bảo sự tồn tại, phát triển bình thường của cơ thể. Cân bằng với khả năng cung cấp
nguồn sống của môi trường.

Chú ý: Cách nhớ 6 đặc trưng cơ bản của Quần thể: Tính Tuổi Bố Mật Kích Tăng.
(Dương Xuân Lực 12A2 Khóa 2010-2013 THPT Đại Từ).

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 21

1. Kể tên các đặc trưng cơ bản của quần thể? Cho ví dụ?
2. Khi nào giữa các cá thể trong quần thể xảy ra hiện tượng hỗ trợ, khi nào xảy ra hiện
tượng cạnh tranh? Cho ví dụ minh họa?

Hình 0.16: “Trung thực là một món quà đắt giá. Đừng mong đợi nó ở những người rẻ tiền.”
- Warren Buffett -

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 202 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

 Quần xã là gì? Cấu trúc quần xã có ổn định, bất biến hay không? Tại sao
nói sự phát triển của loài ưu thế là tự đào mồ chôn nó?

I. KHÁI NIỆM
1. Ví dụ
- Tập hợp quần thể cỏ, quần thể thỏ, quần
thể sói … trong một khu rừng Cúc
Phương thế kỉ XI.
- Quần xã rừng Quốc gia Tam Đảo

2. Định nghĩa
Là tập hợp các quần thể sinh vật khác
loài, sống trong cùng một khoảng không
gian xác định, vào một thời điểm nhất định,
nhờ mối quan hệ sinh thái tương hỗ mà gắn
bó với nhau như một thể thống nhất.

Hình 22.1. Quần xã đầm lầy (Nguồn: internet)

Hình 22.2. Sơ đồ tổng quát cấu trúc quần xã


(Nguồn: sách giáo khoa Sinh học 12)

II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG


1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã

a. Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài.


+ Số lượng loài → Thể hiện sự đa dạng, biến động hay suy thoái.
+ Số lượng cá thể của mỗi loài.
b. Loài ưu thế và loài đặc trưng
+ Loài ưu thế: Là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể
nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 203 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Ví dụ: Trong quần xã đồng cỏ thì cỏ là loài ưu thế.


+ Loài đặc trưng: Là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc
có số lượng và vai trò quan trọng hơn hẳn các quần thể
khác.
Ví dụ: Cá cóc là loài chỉ có ở Tam Đảo.
Cây tràm là loài cây chủ yếu của quần xã rừng U Minh.
Hình 22.3. Cá cóc Tam Đảo
(Nguồn: internet)

2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian


a. Phân loại
* Phân bố theo chiều ngang: Thường với những nơi có điều kiện thuận lợi.
+ Sự phân bố của các loài sinh vật trên một cái đồi.
+ Quần xã sinh vật biển:
Vùng thềm lục địa gần bờ: Có tôm, cua, cá nhỏ, san hô, sứa…
Vùng triều: Cá thu, cá mực, cá nục…
Vùng ngoài khơi: Cá voi, cá heo…

* Phân bố theo chiều thẳng đứng


+ Quần xã rừng nhiệt đới:
Tầng gỗ lớn → tầng gỗ nhỏ
→ tầng cây bụi → tầng cỏ.
+ Quần xã ao: 3 tầng:
Tầng trên: Thực vật, động
vật phù du, cá mè, cá trắm.
Tầng giữa: Cá chép, cá trôi,
cá quả, cá rô,…
Tầng đáy: Tôm, cua, ốc,
lươn, chạch,…
Hình 22.4. Sự phân bố của các loài sinh vật dưới biển (Nguồn: internet)
b. Ý nghĩa
Giảm bớt sự cạnh tranh giữa các cá thể, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
VD: Trồng cây lấy gỗ (keo, trò, …) bên dưới trồng cây ưa bóng (dong, riềng, …) giúp tận
dụng tối đa nguồn sáng.

III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ


1. Phân loại
a. Quan hệ hỗ trợ: Cộng Hợp Hội

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 204 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 22.5. Địa y

Hình 22.6. Cá ép
 115. Phân biệt mối quan hệ cộng sinh và hợp tác?

b. Quan hệ đối kháng: Tranh Kí Ức Ăn

Hình 22.7. Cạnh tranh


ngựa vằn và linh dương

Hình 22.8. Thủy triều đỏ

Hình 22.9. Quan hệ hợp tác (Nguồn: internet)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 205 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 22.10. Quan hệ hội sinh (Nguồn: internet)

Hình 22.11. Quan hệ vật kí sinh và vật chủ (Nguồn: internet)

Hình 22.12. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi (Nguồn: internet)

2. Kết quả: Mối quan hệ đối kháng giữa loài đã dẫn tới hiện tượng khống chế sinh học.
a. Định nghĩa: Là hiện tượng số lượng cá
thể của một loài bị khống chế quanh một
mức độ nhất định do mối quan hệ hỗ trợ,
đối kháng của các loài trong quần xã.

b. Ứng dụng: Sử dụng thiên địch phòng trừ


các sinh vật gây hại.
VD: Nuôi mèo bắt chuột, sử dụng ong mắt
Hình 22.13. Hai loài ong bắp cày (Nguồn: internet)
đỏ dể diệt rầy nâu, …

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 206 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

IV. DIỄN THẾ SINH THÁI – TÍNH DỘNG CỦA QUẦN XÃ


1. Khái niệm
a. Ví dụ
- Quá trình diễn thế hình thành một rừng cây
gỗ lớn.
- Quá trình diễn thế sinh thái của một đầm
nước nông.

Hình 22.14. Diễn thế hình thảnh rừng cây gỗ lớn


(Nguồn: internet)

Hình 22.15. Diễn thế đầm nước nông (Nguồn: internet)

b. Định nghĩa: Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với
sự biến đổi của môi trường.
2. Phân loại
Diễn thế Nguyên sinh Thứ sinh
Diễn thế của quần xã rừng lim Hữu
Ví dụ Diễn thế của một cái ao mới đào.
Lũng – Lạng Sơn.
Khởi đầu Môi trường trống trơn Một quần xã sinh vật
+ Giai đoạn đầu: Hình thành + Giai đoạn đầu: Giai đoạn quần xã ổn
quần xã tiên phong. định hoặc bị khai thác kiệt quệ hoặc do
Diễn biến thiên tai đã bị diệt vong.
+ Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm + Giai đoạn giữa: Giai đoạn gồm các
các quần xã thay đổi tuần tự. quần xã thay đổi tuần tự.
+ Giai đoạn cuối: Hình thành + Giai đoạn cuối: Hình thành quần xã
quần xã ổn định. ổn đinh khác hoặc quần xã bị suy thoái.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 207 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 22.16. Hai loại diễn thế sinh thái (Nguồn: internet)

3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân bên ngoài: Do tác động mạnh mẽ của
ngoại cảnh lên quần xã. Đặc biệt là sự thay đổi khí hậu
thường gây nên những biến đổi sâu sắc về cấu trúc
quần xã.

b. Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh trang gay gắt giữa


các loài trong quần xã. Trong đó loài ưu thế ở mỗi thời
điểm đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế.

Hình 22.17. Sơ đồ diễn thế sinh thái


Tô Nguyên Cương (2013)

 116. Mô tả sơ đồ diễn thế sinh thái?


 117. Tại sao nói “Sự phát triển của loài ưu thế là nó tự đào huyệt chôn mình”?
 118. Môi trường có vai trò gì trong quá trình diễn thế?

4. Ý nghĩa: Hiểu biết các quy luật phát triển của quần xã sinh vật cho phép dự đoán được các
quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai, từ đó:
- Chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ.
- Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ môi trường: Kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của
môi trường, sinh vật và con người.

 119. Phân biệt quần thể với quần xã?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 208 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 22

1. Quần xã là gì? Cho ví dụ và chứng minh đó là quần xã?


2. Diễn thế sinh thái là gì? Nêu (đề xuất) 3 ứng dụng của hiện tượng Diễn thế sinh thái vào
trong đời sống sản xuất?

Hình 0.17: “Chúng ta giống như cái máy, hãy nâng cấp nó thường xuyên” - Ken Hayworth

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 209 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Tách nghĩa: HỆ SINH THÁI. Bao gồm HỆ trong từ Hệ thống, SINH trong từ Sinh Vật,
THÁI nghĩa là Sinh cảnh, Môi trường. Hệ thống là khái niệm muốn nói tới một tổ chức gồm
nhiều thành phần, gắn kết với nhau tương đối bền vững theo một cách nhất định, và trong
trường hợp này đó là 2 thành phần Sinh vật và Môi trường. Như vậy có thể nói bản chất của Hệ
sinh thái là mối quan hệ tác động qua lại giữa Sinh vật (Quần xã) với Môi trường.

 Bản chất của sự vận chuyển các chất từ môi trường vào trong quần xã,
qua các mắt xích của chuỗi thức ăn, sau đó trở lại môi trường là gì?

I. KHÁI NIỆM
1. Ví dụ: Hệ sinh thái ao hồ, đồng ruộng, rừng,…
 120. Tại sao gọi các ví dụ trên là các hệ sinh thái?

2. Định nghĩa
Là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh,
tương đối ổn định bao gồm quần xã và khu
vực sinh sống của quần xã (sinh cảnh),
nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và
đồng thời tác động qua lại với các thành
phần vô sinh.

3. Đặc điểm hệ sinh thái Hình 23.1. Hệ sinh thái đầm lầy (Nguồn: internet)
- Biểu hiện chức năng của một tổ chức sống: Trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật
trong quần xã và giữa quần xã và sinh cảnh.
- Kích thước đa dạng.
- Là hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất, năng lượng với môi trường.
- Gắn kết giữa các sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường.
- Có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng ổn định.

II. CẤU TRÚC: Gồm có 2 thành phần


1. Thành phần vô sinh (Sinh cảnh):
+ Các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, …
+ Các yếu tố thổ nhưỡng: Đất, nước, …
+ Các chất vô cơ và hữu cơ: CO2, O2, NH3, CH4, …
+ Xác sinh vật trong môi trường.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 210 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

2. Thành phần hữu sinh (Quần xã sinh vật)


Tuỳ theo chức năng dinh dưỡng trong hệ sinh thái chúng được xếp thành 3 nhóm:
+ Sinh vật sản xuất: Trùng roi xanh, tảo, cỏ, lúa, …
+ Sinh vật tiêu thụ: Trâu, hổ, báo, …
+ Sinh vật phân giải: Chủ yếu là vi khuẩn, nấm, một số ĐVKXS (như giun đất, sâu, bọ,…)

III. CÁC KIỂU

Hình 23.2. Các kiểu Hệ sinh thái (Nguồn: internet)


1. Hệ sinh thái tự nhiên: gồm:

a. Trên cạn: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, savan đồng cỏ, thảo nguyên,
rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc và đồng rêu hàn đới.

b. Dưới nước: + Hệ sinh thái nước mặn: Hệ sinh thái ven biển.
Hệ sinh thái vùng biển khơi.
+ Hệ sinh thái nước ngọt: Hệ sinh thái nước đứng: Ao, hồ,…
Hệ sinh thái nước chảy: sông, suối, …

2. Hệ sinh thái nhân tạo: Do chính con người tạo ra.


Đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người vì vậy con người phải
biết sử dụng và cải tạo một cách hợp lí.

 121. Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo?

IV. TRAO ĐỔI CHẤT TRONG QXSV


1. Chuỗi thức ăn
a. Ví dụ
Cỏ → Cào cào  Ếch  Rắn  VSV

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 211 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 23.3. Chuỗi thức ăn (Nguồn: internet)

b. Định nghĩa: Là tập hợp các loài có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau. Trong đó, mỗi
loài là một hạt (mắt xích), vừa là hạt tiêu thụ hạt phía trước, vừa là hạt bị hạt phía sau tiêu
thụ.

c. Phân loại
- Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh sản xuất: SV tự dưỡng  SV ăn SV tự dưỡng  động
vật ăn động vật  Vi sinh vật
Ví dụ: Lúa  Trâu  Hổ Người  Vi sinh vật
- Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải: SV phân giải mùn bã hữu cơ  động vật
ăn sinh vật phân giải  động vật ăn động vật.
Ví dụ: Giun  Gà  Cáo  Vi sinh vật

2. Lưới thức ăn: Là tập hợp các chuỗi thức ăn có chung hạt (mắt xích).

Hình 23.4. Lưới thức ăn trong Hệ sinh thái rừng (Nguồn: internet)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 212 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 23.5. Lưới thức ăn đồng cỏ đơn giản (Nguồn: internet)

3. Bậc dinh dưỡng: Là thứ tự của loài đó trong chuỗi thức ăn.

4. Bậc sinh vật tiêu thụ:


Là thứ tự của loài đó trong nhóm sinh vật tiêu thụ của chuỗi thức ăn.

Hình 23.6. Bậc sinh vật tiêu thụ của một chuỗi thức ăn (Nguồn: internet)

Hình 23.7. Chuỗi thức ăn và các bậc dinh dưỡng (Nguồn: internet)
 122. Hãy xác định Bậc dinh dưỡng, Bậc sinh vật tiêu thụ của diều hâu trong lưới thức ăn ở
Hình 23.5? Từ đó có nhận xét gì?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 213 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

5. Tháp sinh thái


a. Ví dụ

Hình 23.8. Tháp số lượng (Nguồn: Hình 23.9. Tháp năng lượng (Nguồn: internet)
internet)

b. Định nghĩa: Là sơ đồ hình tháp biểu thị bậc dinh dưỡng và mối quan hệ về dinh dưỡng
giữa các loài trong lưới thức ăn.
c. Phân loại: - Tháp số lượng; - Tháp sinh khối; - Tháp năng lượng.

 123. Xác định Bậc dinh dưỡng và Bậc sinh vật tiêu thụ của các loài trong chuỗi thức ăn
trên Hình 23.6?
 124. Trong 3 hình tháp sinh thái, hình tháp nào thể hiện được bản chất nhất mối quan hệ
dinh dưỡng giữa các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn?

V. TRAO ĐỔI CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ

Tách nghĩa: CHU TRÌNH là một quá trình lặp đi lặp lại; SINH nghĩa là sinh vật, quần xã;
ĐỊA nghĩa là đất, môi trường; HÓA là quá trình biến đổi, biến hóa của các chất từ dạng này
sang dạng khác. Như vậy Chu trình sinh địa hóa là sự biến đổi của các chất từ Quần xã vào
môi trường và từ môi trường ra Quần xã.

1. Định nghĩa: Là quá trình trao đổi các chất trong tự nhiên, trong đó các chất từ môi trường
ngoài vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn rồi trở lại môi trường.

2. Một số chu trình sinh địa hóa: Để phân tích được mỗi chu trình sinh địa hoá cần trả lời
được 4 câu hỏi sau:
1) Trạng thái tồn tại, sự biến đổi của các chất trong môi trường như thế nào?
2) Các chất vào quần xã như thế nào?
3) Các chất được vận chuyển trong quần xã như thế nào?
4) Các chất trở lại môi trường như thế nào?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 214 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 23.10. Chu trình sinh địa hóa Carbon(Nguồn:


internet) Hình 23.11. Chu trình sinh địa hóa
nước(Nguồn: internet)

Hình 23.12. Chu trình sinh địa hóa nitrogenous (Nguồn: internet)

Hình 23.13. Chu trình sinh địa hóa phospho (Nguồn: internet)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 215 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NITROGEN CẦN BIẾT


(Tô Nguyên Cương – 2012)

Vì sao cha ông ta trước đây nói:


“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Bỗng nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
Vì sao sau những trận mưa có sấm, sét cây cối lại tốt tươi ?
Ngược lại khi thiếu nitrogen thì thực vật sẽ như thế nào ?

Vì sao địa y lại có thẻ sống được ở những nơi nghèo chất dinh dưỡng nhất mà vẫn có đủ nitrogen
để sinh trưởng phát triển? Vậy địa y đã lấy nitrogen ở đâu?
Vì sao người ta dùng cây họ đậu để cải tạo đất trồng ?

1. Vai trò của nitrogen:


a. Vai trò cấu trúc: Cấu tạo nên:
- Các chất hữu cơ (protein, acid nucleic, diệp lục) – thành phần cấu trúc nên tế bào.
- Các chất xúc tác (enzyme, coenzyme).
- Các chất giàu năng lượng (ATP).

b. Vai trò sinh lý: Điều tiết thông qua:


- Các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật (enzyme, coenzyme, ATP xúc tác).
- Việc cung cấp năng lượng (ATP).
- Trạng thái ngậm nước của các phân tử protein trong tế bào chất.
 Giúp cây sinh trưởng, phát triển bình thường.

2. Nguồn cung cấp nitrogen tự nhiên


a. Nitrogen trong không khí: Được cố định theo hai con đường:
* Vật lý-hoá học: (10-15 kg/ha) Sự phóng điện trong cơn giông đã oxy hoá N2 thành nitrate.
N2 + O2 → 2NO + O2 → 2NO2 + H2O + O2 → HNO3 → H+ + NO3-

* Sinh học: (150-200 kg/ha) Nhờ các nhóm VK tự do tổng hợp được enzyme nitrogenase và
cộng sinh thực hiện trong điều kiện kị khí.
+ VK sống tự do: Cyanobacteria, Azotobacter, Clostridium, Anabaena, Nostoc, …)
+ VK cộng sinh: VK thuộc chi Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu; Anabaena azollae
trong bèo hoa dâu

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 216 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

b. Nitrogen trong đất: Được cố định theo 2 con đường:


* Nitrogen khoáng trong muối khoáng: được giữ lại, ít bị rửa trôi do mang điện
dương.
* Nitrogen hữu cơ trong xác sinh vật: Thực vật không trực tiếp hấp thụ được:
- Quá trình khoáng hóa: Protein → Polypeptide → acid amine → -NH2 → NH3.
- Quá trình amone hóa: HCHC chứa nitrogen  RNH2 + CO2 + Phụ phẩm
RNH2 + H2O  NH3 +ROH (VK hóa hợp Nitrosomonas)
NH3 + H2O  NH4+ + OH- (VK hóa hợp Nitrobacter)
- Quá trình nitrate hóa:  

Chú ý: Quá trình phản nitrat hóa: Nitrate  N2  mất cân bằng nitrogen. Do sinh vật kị khí.
 cần làm cho đất tơi xốp, tăng pH của đất.
* Nguồn nitrogen con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
Khi thu hoạch 250-300 tạ/ha khoai tây, con người đã lấy đi khoảng 100kg nitrogen.

3. Quá trình sử dụng nitrogen trong mô thực vật


Rễ hấp thu trực tiếp từ ngoài vào trong TB ở 2 dạng: và . Quá trình 2 dạng ion
khoáng và được sử dụng trong mô để tổng hợp nên các hchc gồm 2 giai đoạn:
a. Giai đoạn khử nitrate:
 
Với sự tham gia của enzyme khử (reductase) và được hoạt hóa bởi Mo, Fe.
Kết thúc giai đoạn này sản phẩm cuối cùng là
 Bón nước giải rất tốt cho cây trồng.

b. Giai đoạn đồng hoá: Gồm 4 phản ứng, chia thành 2 con đường đồng hoá:
* Amine hoá ceto acid:
HOOC-CH2-CH2-CO-COOH + NH4+ + H+ → HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH + H2O
CH3-CO-COOH + NH4+ + H+ → CH3-CH(NH2)-COOH + H2O
HOOC-CH2-CO-COOH + NH4+ + H+ → HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH + H2O

* Amine hoá các acid hữu cơ chưa no:


HOOC-CH=CH-COOH + NH4+ → HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH + H+

c. Chuyển vị hình thành các loại acid amine: Từ các acid amine ở giai đoạn đồng hóa, thông
qua quá trình chuyển vị acid amine sẽ tạo thành 20 loại acid amine trong mô thực vật:
R1-CO-COOH + R2-CH(NH2)-COOH → R2-CO-COOH + R1-CH(NH2)-COOH
VD: Acid glutamic + acid pyruvic → Alanine + Acid -cetoglutaric.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 217 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

d. Giai đoạn dự trữ: Với những acid amine có nhiều hơn 1 nhóm carboxyl.
* Hình thành amone:
HOOC-COOH + NH4+ → HOOC-COONH4 + H+
(oxalic acid) (Muối Amoni oxalate)

* Tạo thành amid: Với các diacid  amid


HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH + NH4+ → H2NCO-(CH2)2-CH(NH2)-COOH + H+
Acid glutamic Glutamin
HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH + NH4+ → H2NCO-CH2-CH(NH2)-COOH + H+
Acid aspartic Asparagin.
Ý nghĩa:
- Là cách giải độc tốt nhất khi NH3 bị tích luỹ trong cây.
- Amid là nguồn dự trữ cho các quá trình tổng hợp các acid amine khi cần thiết.
4. Vận dụng: Bón phân hợp lý để: Tăng năng suất + Bảo vệ môi trường.
a. Nguyên tắc bón:
Bón đúng loại, đủ số lượng, đủ thành phần, đúng cách với từng loại cây trồng, với từng
loại đất ở từng thời điểm.
b. Phương pháp bón:
* Bón lót.
* Bón thúc:
- Bón phân qua rễ: (Bón vào đất).
- Bón qua lá.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 218 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

VI. DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HST

1. Sự phân bố của năng lượng ASMT trên trái


đất

Phân bố không đồng đều về mặt:

- Không gian: Càng lên cao, ánh sáng có cường


độ càng lớn. Sự phân bố ánh sáng ở
miền Bắc và miền Nam Việt Nam là
khác nhau.

- Thời gian: Sự phân bố ánh sáng khác nhau


giữa các buổi trong ngày, giữa các mùa
trong năm.

Năng lượng phụ thuộc vào thành phần tia sáng.

Hình 23.14. Phân bố năng lượng mặt


2. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái trời trên trái đất

- Càng lên bậc dinh dưỡng cao thì sinh khối trung
bình càng nhỏ.

- Năng lượng từ môi trường vào trong quần xã


thông qua SVSX, được vận chuyển qua các
mắt xích của chuỗi, lưới thức ăn và trở lại
môi trường chủ yếu thông qua hoạt động hô
hấp.

 125. Tại sao lại gọi sự di chuyển của năng


lượng trong hệ sinh thái là Dòng năng lượng
trong hệ sinh thái mà không phải là chu trình
năng lượng trong Hệ sinh thái?

Hình 23.15. Khái quát về dòng năng lượng trong hệ


sinh thái

VII. HIỆU SUẤT SINH THÁI


Là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

Hình 23.16. Hiệu suất sinh thái

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 219 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Hình 23.17. Ví dụ về hiệu suất sinh thái

 126. Tính hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 1 với cấp 2, cấp 2 với cấp 3, cấp
3 với cấp 4 ở Hình 23.6? Từ đó rút ra nhận xét?

 127. Tại sao mỗi chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 mắt xích)?

Hình 23.18. Hiện tượng khuếch đại sinh học (Biết thêm) (Nguồn: internet)

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 23

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 220 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

1. Hệ sinh thái là gì? Nó có cấu trúc như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
2. Phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn?
3. Sự vận chuyển của các chất và năng lượng trong hệ sinh thái diễn ra như thế nào? Có
giống nhau hay không?
4. Hiệu suất sinh thái là gì? Giải thích tại sao nuôi lợn thịt ở trang trại người ta lại nhốt
lợn trong một cái chuồng gần như lợn chỉ có thể đứng lên và nằm xuống?

Hình 0.18: "Thành công nghĩa là làm những gì bạn muốn làm, khi nào bạn muốn, nơi đâu bạn muốn, với ai mà
bạn muốn và được làm nhiều như bạn muốn." - Anthony Robbins –

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 221 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

 Cần phải làm gì để đảm bảo sự phát triển bền vững của Sinh quyển? Điều
đó dựa trên cơ sở sinh thái học nào?

I. KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa: Là quyển bao
gồm toàn bộ sinh vật sống
trong các lớp đất, nước và
không khí của Trái Đất.

2. Phạm vi: Sinh quyển dày


khoảng 20 km, bao gồm:
- Địa quyển: Dày khoảng vài
chục mét.
- Khí quyển: Lên cao 6-7 km.

Hình 24.1. Cấu tạo trái đất trái đất


- Thủy quyển (đại dương): Sinh vật có thể phân bố ở độ sâu tới 10-11 km.

II. THÀNH PHẦN: Được chia thành nhiều khu sinh học (biom) - Là hệ sinh thái lớn đặc
trưng cho đất đai, khí hậu của một vùng địa lý xác định.

Hình 24.2. Khu sinh học (biome) trên cạn

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 222 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

1. Khu sinh học trên cạn: Gồm các hệ sinh thái: (Phần này chỉ dùng để đọc thêm)
a. Đồng rêu hàn đới

Hình 24.3. Đồng rêu

* Vị trí: Phân bố thành một đai viền lấy rìa bắc Châu Á, Bắc Mĩ.
* Khí hậu-thổ nhưỡng: Quanh năm băng giá, đất nghèo.
* Sinh vật: Thời kì sinh trưởng ngắn. Thực vật ưu thế là rêu, địa y, cỏ bông. Động vật có
gấu trắng Bắc Cực, tuần lộc,… có thời kì ngủ đông dài, một số có tập tính di trú đông
ở phương nam.

b. Rừng lá kim phương bắc (Taiga)

Hình 24.4. Rừng lá kim phương bắc

* Vị trí: Nằm kề phía nam đồng rêu. Diện tích lớn nhất tập trung ở Xiberi.
* Khí hậu-Thổ nhưỡng: Mùa đông: dài, tuyết dày
Mùa hè: ngắn, ngày dài và ấm.
* Sinh vật: Cây lá kim (thông, tùng, bách) chiếm ưu thế.
Động vật sống trong rừng là thỏ, linh miêu, chó sói, gấu, …

c. Rừng lá rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc Bán Cầu

Hình 24.5. Rừng lá rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bắc Bán Cầu

*Vị trí: Tập trung ở ôn đới.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 223 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

*Khí hậu-Thổ nhưỡng: Lượng mưa trung bình, phân bố đều trong năm. Độ dài ngày và các
điều kiện môi trường biến động lớn theo mùa và theo vĩ độ.
*Sinh vật: Mùa sinh trưởng dài.
Thảm thực vật gồm các cây thường xanh và nhiều cây lá rộng rụng theo mùa.
Khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không loài nào chiếm ưu thế.

d. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới

Hình 24.6. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới


*Vị trí: Tập trung ở nhiệt đới xích đạo. Diện tích rừng lớn nhất thuộc lưu vực sông Amazon
(Brasil), Công Gô (Châu Phi) và Ấn Độ-Malaysia.
*Khí hậu-Thổ nhưỡng: Có nhiệt độ cao, lượng mưa trên 2250mm
*Sinh vật: Thảm thực vật nhiều tầng; nhiều cây cao, tán hẹp, cây dây leo thân gỗ; cây họ
lúa có kích thước lớn (tre, nứa,…), nhiều cây có quả mọc quanh thân
(sung, mít, …), nhiều cây sống bì sinh, kí sinh, khí sinh.
Động vật lớn, gồm voi, gấu, hổ, báo, trâu, bò rừng, hươu, nai, sơn dương, lợn
rừng, trăn, rắn…
Côn trùng rất đa dạng, như: bướm,. ruồi, muỗi, …

2. Khu sinh học dưới nước


a.Khu sinh học nước ngọt: Gồm khu nước đứng và khu nước chảy.
b.Khu sinh học nước mặn (biển):
*Theo chiều thẳng đứng:
- Lớp nước mặt: Nơi sống của nhiều sinh vật nổi.
- Lớp giữa: Có nhiều động vật tự bơi.
- Lớp dưới cùng: Có nhiều động vật đáy sinh sống.
*Theo chiều ngang:
- Vùng ven bờ: Nhất là vùng nước
lợ có thánh phần sinh vật phong
phú hơn hẳn vùng khơi. Hình 24.7. Khu sinh học nước mặn
- Vùng ngoài khơi.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 224 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

YÊU CẦU CẦN ĐẠT SAU KHI HỌC XONG BÀI 24

1. Sinh quyển là gì? Nêu tên thành phần của sinh quyển?
2. Tại sao chúng ta cần phải giữ gìn, bảo vệ sinh quyển?
3. Em đang và sẽ sẽ làm gì để góp phần bảo vệ sinh quyển?

Hình 0.19: “Hãy quên những gì đã làm tổn thương bạn nhưng không bao giờ được quên những gì
nó đã dạy bạn.”

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 225 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

 Tại sao cần bảo vệ môi trường? Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường
ngày càng có những biến đổi lớn: Lũ lụt, sóng thần, động đất, hạn hán, …?

1. TẠI SAO CẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TNTN?

Hình 25.1. Môi trường sống và vai trò (Nguồn: sodotuduy.net)

Tác động môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công thức tổng quát:
I= C.P.E
Trong đó:
C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.
P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới.
E: Sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên được loài người khai thác.
I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến dân số.
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía
cạnh. Đó là sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức
các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất
công nghiệp v.v... Không chỉ vậy, nó còn tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự
phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp. Kết quả là sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm
cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước
sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không
khí, nước tăng lên.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 226 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

2. CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Dạng tài nguyên Các tài nguyên Khu vực phân bố

Tài nguyên -Nhiên liệu hoá - Nhiên liệu hoá thạch: than có nhiều ở Quảng Ninh,
không tái sinh là thạch Thái Nguyên,…Dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa
dạng tài nguyên miền Nam Việt Nam
-Kim loại - Kim loại: thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng)… sắt ở Thái
sau một thời gian
sử dụng sẽ bị cạn -Phi kim loại Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang… vàng ở Bắc Kạn,
kiệt Qủang Nam,…
- Phi kim loại: đá vôi, đất sét,… sản suất xi măng ở
nhiều tỉnh miền Bắc, Trung và Tây Nam Bộ (Hà
Tiên). Đá quý có nhiều ở sông chảy (Yên Bái), Thanh
Hoá, Nghệ An,… -

Tài nguyên tái -Không khí sạch - Không khí sạch


sinh là dạng tài -Nước sạch - Nước sạch: Việt Nam có nguồn nước sạch khá dồi
nguyên khi sử dào, trong đó các hệ thống sông Hồng, Cửu Long,
-Đất Đồng Nai giữ vai trò quan trọng, ngoài ra còn có
dụng hợp lý sẽ
có điều kiện phát -Đa dạng sinh nhiều hồ nước lớn như Hoà Bình, Thác Bà, Trị An,…
triển, phục hồi. học - Đất: Việt Nam là nước có diện tích trung bình
nhưng dân số đông nên diện tích đất tính trên đầu
người không lớn. Hai vùng đất phù sa có độ phì nhiêu
cao thuộc lưu vực sông Hồng và Cửu Long, ngoài ra
còn có nhiều vùng đất trên núi cao, đồi dốc hoặc đất
cát ven biển rất dễ bị rửa trôi như vùng đất Trung Du
Bắc Bộ, ven biển miền Trung,…
-Đa dạng sinh học: có độ đa dạng sinh học cao, nhiều
loài động, thực vật mới dược phát hiện như sao la,…
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loài động, thực vật có
nguy cơ tuyệt chủng như tê giác, chim trĩ, gỗ trụ mỏ,
cẩm lai,…

Tài nguyên năng -Năng lượng mặt - Năng lượng mặt trời: Việt Nam có tiềm năng năng
lượng vĩnh cửu trời lượng mặt trời cao
cửu là tài nguyên - Năng lượng gió: dồi dào
-Năng lượng gió - Năng lượng sóng: Việt Nam có hơn 3200 km bờ
năng lượng sạch
và không bao giờ -Năng lượng sóng biển nên tiềm năng sử dụng năng lượng gió lớn
bị cạn kiệt -Năng lượng - Năng lượng thuỷ triều: có tiềm năng lớn
thuỷ triều

3. CÁC HÌNH THỨC SỬ DỤNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Các hình thức gây ô nhiễm Nguyên nhân gây ô nhiễm Đề xuất biện pháp khắc
môi trường phục
Ô nhiễm không khí - Do công nghệp lạc hậu, - Sử dụng thêm nhiều
- Ô nhiễm từ sản xuất công chưa có biện pháp khắc nguyên liệu sạch
nghiệp từ các nhà máy, làng phục - Lắp đặt thêm các thiết bị
nghề lọc khí cho các nhà máy
- Ô nhiễm do phương tiện giao - Xây dựng thêm nhiều công
thông viên cây xanh,…
- Ô nhiễm từ đun nấu tại các gia
đình…

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 227 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Ô nhiễm chất thải rắn - Do chưa chấp hành quy - Chôn lấp và đốt cháy rác
- Đồ nhựa, cao su, giấy, thuỷ định về xử lí rác thải công một cách khoa học
tinh,… thải ra từ các nhà nghiệp, y tế, rác thải sinh - Xây dựng thêm các nhà
máy, công trường hoạt,…do ý thức của người máy tái chế rác thải,
- Xác sinh vật, phân thải ra từ dân chưa cao
sản xuất nông nghiệp
- Rác thải từ các bệnh viện
- Giấy gói, túi nilon, thải ra từ
sinh hoạt ở mỗi gia đình,…..

Ô nhiễm nguồn nước Do chưa có nơi xử lí nước Xây dựng nhà máy xử lí
- Nguồn nước thải ra từ các nhà thải nước thải
máy, khu dân cư mang nhiều
chất hữu cơ, hoá chất, vi sinh
vật gây bệnh,…

Ô nhiễm hoá chất độc Do sử dụng hoá chất độc hại - Xây dựng nơi quản lí chặt
-Hoá chất độc thải ra từ các nhà không đúng quy định chẽ các chất gây nguy
máy hiểm
- Hạn chế sử dụng hoá chất,
- Thuốc trừ sâu dư thừa trong
thuốc trừ sâu trong nông
quá trình sản xuất nông nghiệp,
nghiệp,

Ô nhiễm do vi sinh vật gây - Do không thường xuyên - Tuyên truyền, giáo dục
bệnh làm vệ sinh môi trường nâng cao ý thức cho mọi
Sinh vật truyền bệnh cho người - Do ý thức của nười dân người và Cách phòng
và sinh vật khác như muỗi, giun chưa cao,… tránh
sán,… - Thực hiện vệ sinh môi
trường,…

4. NGUYÊN NHÂN TẠI SAO MÔI TRƯỜNG NGÀY CÀNG BIẾN ĐỔI?
(Do sự bùng nổ dân số)

2 giờ 45 phút ngày 1/11/2013 đã đi vào lịch sử phát triển


nhân khẩu học Việt Nam với sự ra đời của công dân thứ 90
triệu, bé Nguyễn Thị Thùy Dung (huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương) đã chào đời.

Hình 25.2. Công dân thứ 90 triệu (Nguồn: giadinh.net.vn)


Tính đến ngày 1-1-2014, dân số thế giới là 7.137.661.030 người, trung bình mỗi giây tăng 2,3
người. Tốc độ dân số tăng nhanh khiến khả năng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của dân số toàn cầu
trở thành vấn đề nan giải. Mỗi ngày có đến 25.000 người chết vì suy dinh dưỡng và những
bệnh liên quan đến tình trạng thiếu ăn. (Theo: vtv4.vn)

5. LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG BÙNG NỔ DÂN SỐ


(Sinh đẻ có kế hoạch, dùng các biện pháp tránh thai)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 228 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

6. THẾ NÀO LÀ SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH

 Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 – 2 con để nuôi dạy cho tốt và thay thế bố mẹ ở tương lai.
 Nên sinh con ở độ tuổi 22 trở lên vì khi đó cơ quan sinh sản mới phát triển đầy đủ.
 Hai con cách nhau 3 – 5 năm nhằm để cơ thể mẹ hồi phục, thuân lợi cho chăm sóc, giảm
gánh nặng gia đình trong nuôi dạy con.
 Sinh đẻ có kế hoạch nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

7. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI LÀ GÌ?


Cần phải phòng tránh thai. Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào của nam giới?

a. Tính vòng kinh, b. Bao cao su nam giới, c. bao cao su nữ giới, d. Thuốc tránh thai,
e. Dụng cụ tử cung. F. Cắt ống dẫn trứng. g. Tiêm thuốc tránh thai, h. Cao dán tránh thai,
i. Kem thuốc tránh thai.
Hình 25.3. Các biện pháp phòng tránh thai (Nguồn: internet)

8. KHÔNG PHÒNG TRÁNH THAI THÌ SAO?


(Nạo phá thai, bùng nổ dân số và dẫn đến đói, nghèo)

9. HIỆN NAY TÌNH TRẠNG NẠO, PHÁ THAI DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO ?

Hình 25.4. Tình trạng nạo phá thai (Nguồn: internet)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 229 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

10. BẢN CHẤT NẠO PHÁ THAI LÀ GÌ?

Hình 25.5. Phương pháp nạo phá thai (Nguồn: internet)

Hình 25.6. Hàng ngàn nấm mộ của hơn 42.200 sinh linh bị
chối bỏ được chôn cất ở nghĩa trang bào thai Anh Hài (Thừa
Thiên - Huế) – (Nguồn:vietnamnet.vn)

Hình 25.7. Đói nghèo do dân số tăng (Nguồn: internet)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 230 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

11. PHÁ THAI CÓ PHẢI LÀ BIỆN PHÁP SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH? TẠI SAO ?

12. CHÚNG PHẢI LÀM GÌ ? PHÒNG HAY NẠO-PHÁ THAI?

13. NÊN SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NÀO ĐỂ TRÁNH THAI ? VÌ SAO ?

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG TNTN

Hình 25.8. Môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề (Nguồn: internet)

Hình 25.9. Tài nguyên thiên nhiên đang bị tận diệt (Nguồn: internet)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 231 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

 128. Mô tả cấu trúc Hệ sinh thái rừng nhiệt đới?

 129. Sơ đồ hóa mối quan hệ tương tác qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ
chức sống?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 232 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

 130. Hoàn thành sơ đồ sau:

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 233 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

ĐÁP ÁN CÂU HỎI BÀI HỌC

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 234 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

1. Đáp án câu 1: Deoxy trong từ deoxyribose có nghĩa là gì?


De có nghĩa là tách, Oxy có nghĩa là một nguyên tử oxy. Vì vậy Deoxy nghĩa là tách một
nguyên tử Oxy và deoxiribose nghĩa là tách một oxy của đường ribose.
Ta có đường ribose có CTPT là C5H10O5, nên đường Deoxyribose sẽ có CTPT là C5H10O4.

2. Đáp án câu 2: Vì sao vật chất di truyền ở cấp độ phân tử viết tắt là ADN, ARN?
ADN nghĩa là Acid Deoxyribo Nucleic. Tên này thể hiện rõ 3 thành phần cấu tạo nên
nucleotide. Acid: Nhóm phosphate; Deoxiribose: Thành phần đường; Nucle: Thành phần base;
Đuôi ic thể hiện đuôi của acid trong cách đặt tên của hóa học.
Với ARN chúng ta cũng có cách giải thích tương tự.

3. Đáp án câu 3: Vì sao A chỉ liên kết với T hoặc U, G chỉ liên kết với X?

Do các base cấu tạo khác nhau nên cấu trúc không
gian khác nhau, từ đó tính chất vật lý, hóa học khác
nhau. Kết quả base A chỉ phù hợp và liên kết được với
cấu trúc không gian của base T hoặc base U và tạo 2
liên kết hydro, base G chỉ liên kết được với base X bằng
3 liên kết hydro.

4. Đáp án câu 4: Trước đây khi nghiên cứu di truyền học phân tử, phân tích thành phần
hóa sinh trong tế bào các nhà khoa học thấy có 20 loại acid amine được mã hóa bởi 4 loại
nucleotide. Cơ sở lý thuyết nào đã giúp cho các nhà khoa học khẳng định mã di truyền là
mã bộ ba – nghĩa là ba nucleotide sẽ mã hóa cho một acid amine?
- Giả sử mã di truyền là mã bộ 1, nghĩa là mỗi một nu mã hóa cho một acid amine. Suy ra 4
nu sẽ hình thành được 4 mã di truyền và hóa được cho 4 loại acid amine. Như vậy không đủ số
mã mã hóa cho 20 loại acid amine.
- Giả sử mã di truyền là mã bộ 2, nghĩa là 2 nu mã hóa cho một acid amine. Suy ra sẽ hình
thành được 4.4 = 16 bộ mã di truyền và mã hóa được cho 16 loại acid amine. Như vậy vẫn
không đủ số mã mã hóa cho 20 loại acid amine.
- Giả sử mã di truyền là mã bộ 3, nghĩa là 3 nu mã hóa cho một acid amine. Suy ra sẽ hình
thành được 4.4.4 = 64 bộ mã di truyền. Như vậy đủ số mã để mã hóa cho 20 loại acid amine.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 235 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

- Giả sử mã di truyền là mã bộ 4, nghĩa là 4 nu mã hóa cho một acid amine. Suy ra sẽ hình
thành được 4.4.4.4 = 256 bộ mã di truyền. Như vậy quá nhiều bộ mã để mã hóa cho 20 loại
acid amine nên không hiệu quả.
Vậy CLTN đã giữ lại trường hợp hiệu quả nhất với mã di truyền là mã bộ ba.

5. Đáp án câu 5: Viết phương trình phản ứng miêu tả quá trình hình thành mối liên kết
giữa các acid amine?

6: Đề xuất cách nhớ bộ ba mở đầu và ba bộ ba kết thúc?


Mã mở đầu: AUG => Ăn Uống Gì? – theo Nguyễn Văn Tuấn – A3 – THPT Lưu Nhân
Chú – Đại Từ - Thái Nguyên (Khóa 2010-2013). Theo NTBS, ta có mã mở đầu trên ADN là
TAX, đọc là TAX.
Mã kết thúc: UAA, UAG, UGA => U lA lA, U Ăn Gà, U Gà Ăn (U la la, u ăn gà, u gà ăn).
(Chúng tôi rất mong muốn các em học sinh, các bạn đồng nghiệp đóng góp thêm các câu nói
hay, các cách nhớ thú vị. Chúng tôi sẽ ghi rõ bản quyền như em Tuấn cựu học sinh của tôi).

7: Thiết lập mối quan hệ giữa các đơn vị mm, μm, nm và A0?
1mm = 103 μm = 106 nm = 107 A0

8: Một phân tử ADN của tế bào nhân thực dài hơn rất nhiều so với phân tử ADN của tế bào
nhân sơ. Vậy quá trình nhân đôi của nó diễn ra như thế nào để đảm bảo tốc độ nhân đôi?

Trong quá trình nhân đôi, enzyme sẽ tác


động tại nhiều điểm, mỗi điểm đó sẽ trở
thành một Đơn vị tái bản. Ở mỗi đơn vị tái
bản đó có 2 chạc sao chép theo 2 chiều khác
nhau, tức là tại mỗi đơn vị tái bản quá trình
ADN nhân đôi diễn ra theo 2 chiều.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 236 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

9: Phân biệt chạc sao chép, đơn vị tái bản? Xác định mối tương quan giữa số lượng đoạn
mồi và số lượng đoạn okazaki được hình thành ở một chạc sao chép và ở một đơn vị tái
bản?
Chạc sao chép có hình chữ Y, Đơn vị tái bản gồm 2 chạc sao chép.
 Xét một chạc sao chép: Có k đoạn okazaki cần có k +1 đoạn mồi.
 Xét một đơn vị tái bản: Do gồm 2 chạc sao chép nên cần có k + 1 + k + 1 = 2k + 2
đoạn mồi. Nếu đặt 2k = m là số đoạn okazaki của đơn vị tái bản thì số đoạn mồi là: m
+ 2.
Vậy, trong một chạc sao chép số đoạn mồi là: k + 1, trong một đơn vị tái bản thì số đoạn mồi
là: k + 2 thì cần phải hiểu rằng k trong 2 trưởng hợp này là khác nhau, k trong đơn vị tái bản là
tổng số đoạn okazaki trên cả 2 chạc.

10: Cơ chế nào đảm bảo cho quá trình nhân đôi chính xác qua các thế hệ?
Dựa trên 2 nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với X bằng 3
liên kết hydrogen.
- Nguyên tắc bán bảo tồn: Là nguyên tắc giữ lại một nửa, tức là 2 phân tử ADN tạo ra có
2 mạch, một mạch của ADN mẹ và một mạch mới.

11. Đáp án câu 11: Dạng đột biến nào nguy hiểm nhất? Tại sao?
Dạng đột biến mất (hoặc thêm) cặp nu là nguy hiểm nhất bởi dẫn tới thông tin di truyền bị đọc
sai từ điểm bị mất (hoặc bị thêm). Ví dụ ở hình dưới là mất cặp XG.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 237 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

12: Vẽ sơ đồ cơ chế gây đột biến do tia tử ngoại?

13: Tại sao đột biến điểm (thay thế cặp nu) hầu như vô hại với thể đột biến?
Vì nó chỉ ảnh hưởng tới một acid amine, mặt khác do tính thoái hóa nên nu khác thay thế vào
có thể vẫn cùng quy định một acid amin.

14: Tại sao nói đột biến gene là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa?
Bởi so với đột biến NST, mặc dù tần số thấp 10-6 đến 10-4 nhưng do số lượng gene mỗi loài lớn
nên khả năng cơ thể bị đột biến cao, qua giao phối các allele tổ hợp lại với nhau sẽ tạo ra vô số
tổ hợp kiểu hình khác nhau (nguồn nguyên liệu thứ cấp). Mặt khác nó chỉ gây nên những biến
đổi nhỏ, ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống, khả năng sinh trưởng, phát triển của cơ
thể.

15: Tại sao quá trình Phiên mã không được gọi là quá trình Sao mã?
Vì mã di truyền trên gene (ADN) không được sao chép nguyên vẹn sang ARN mà được sao
chép sang theo Nguyên tắc bổ sung, tức khi so sánh thông tin di truyền trên ARN không giống
y hệt thông tin di truyền trên gene.

16: Gene là gì? Tại sao từ 4 loại nucleotide lại tạo ra được nhiều loại gene khác nhau?
Phân loại các loại gene về cấu trúc và chức năng?
*Gene là gì? Phân loại các loại gene về cấu trúc và chức năng? (Xem bài 1)
*Từ 4 loại nu tạo ra được nhiều loại gene khác nhau bởi các gene khác nhau về loại acid
nucleic, số mạch, số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nu.

17: Tại sao quá trình biểu hiện tính trạng không theo sơ đồ ADN  protein mà lại
theo sơ đồ: ADN mARN protein?
Bởi mỗi phân tử ADN dài, mang rất nhiều gene cuộn xoắn nhiều bậc (xem bài 7), nó
không có không gian để tổng hợp trực tiếp. Mặt khác vào mỗi thời điểm chỉ có một số
gene hoạt động biểu hiện tính trạng nên quá trình biểu hiện thông tin di truyền trên gene
phải theo “đường vòng”. Tức là thông tin di truyền trên gene (ADN) được sao sang
mARN, sau đó mARN mới tham gia vào quá trình dịch mã để tổng hợp nên protein,
quy định tính trạng.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 238 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

18: So sánh quá trình nhân đôi ADN và phiên mã tổng hợp mARN ở sinh vật nhân thực?
*Giống nhau:
- Đều xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị.
- Enzyme xúc tác theo chiều 3’-5’ trên mạch khuôn.
- Thông tin di truyền được truyền đạt chính xác theo nguyên tắc bổ sung.
* Khác nhau:
Điểm phân biệt Nhân đôi ADN Tổng hợp mARN
Nguyên liệu A, T, G, X A, U, G, X
Đường deoxyribose Đường ribose
Enzyme ADN polymerase xúc tác cả ARN polymerase chỉ xúc tác
2 mạch trên mạch gốc theo chiều 3’-5’.
Cơ chế Diễn ra trên 2 mạch khác nhau ở Diễn ra chỉ trên một đoạn,
nhiều đơn vị nhân đôi tại mạch gốc có chiều 3’-5’.
Kết quả Tạo ra 2 phân tủ ADN Tạo ra một phân tử mARN
mạch kép giống hệt nhau. mạch đơn.

19: Đột biến gene là gì? Hãy nêu các dạng đột biến gene, nguyên nhân, cơ chế phát
sinh? Tính chất biểu hiện của đột biến gene, vai trò của đột biến gene trong tiến hóa
và chọn giống?
Xem bài 3

20: Chức năng của các yêu tố trong tế bào tham gia vào quá trình dịch mã tổng hợp protein?
*ADN: Là thành phần tham gia gián tiếp. ADN chứa đựng, bảo quản thông tin di truyền tham
gia vào quá trình truyền thông tin di truyền tới mARN theo cơ chế phiên mã. Ngoài ra nó cũng
tham gia vào điều hòa hoạt động của gene (Xem bài 5).
* ARN: mARN làm khuôn tổng hợp chuỗi polypeptide; tARN vận chuyển acid amine vào vị trí
tương ứng trên ribosome; rARN là thành phần cấu tạo nên ribosome.
*Ribosome: Lắp ráp các acid amine do tARN mang tới.
*Các enzyme: Tháo xoắn ADN, tổng hợp chuỗi polynucleotide, hoạt hóa acid amine, …
*Các acid amine tự do: Làm nguyên liệu.
*ATP: Cung cấp năng lượng cho tổng hợp protein.

21:

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 239 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

22: Ý nghĩa của hiện tượng tháo xoắn, đóng xoắn của NST qua các kì phân bào?
*NST tháo xoắn cực đại: Giúp cho ADN dễ dàng nhân đôi ở pha S của giai đoạn chuẩn bị.
*NST co xoắn cực đại: Giúp NST thu gọn cấu trúc không gian, thuận lợi cho NST phân li đồng
đều tại kì sau của quá trình phân bào.

23: Đề xuất cách nhớ tên các bậc cấu trúc Nhiễm sắc thể và đường kính mỗi bậc?
Em hãy ghi nhớ tên các bậc cấu trúc bằng cách hình dung ra một đoạn phim “kì lạ”:
*Đoạn 1: 2-11-30-300-700-1400: (I) Một con vịt (số 2) dẫn 2 con giun (số 11) cùng đi đẻ
trứng (trứng nghĩa là 0, 3 con đẻ trứng nghĩa là 30). Kết quả tổng 3 con đẻ ra số trứng gấp 100
lần (3x100 = 300). Để đạt được mục tiêu số đẹp nó cần đẻ tiếp 700 quả (700), tuy nhiên nó đã
đẻ được gấp đôi số mong đợi, tức là 1400 quả (1400).
*Đoạn 2: Một Anh (ADN) bạn của bạn, bề ngoài trông giống như NST trông thấy hiện tượng
đó đã cười sặc sụa gật lên, gật xuống tít mù: Anh Bạn Sặc Siêu Tít, Thề (II)
Anh: ADN; Bạn: Sợ cơ bản; Sặc: Sợi nhiễm sắc; Siêu: Sợi siêu xoắn; Tit: Chromatide; Thề -
Nhiễm sắc thể.
Từ (I) và (II) chúng ta ghép nối và gióng hàng thì dễ dàng có được kết quả chính xác.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 240 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

24: Tại sao nguyên phân giữ nguyên bộ NST lưỡng bội (2n) còn giảm phân bộ NST chỉ còn
đơn bội (n)?
Do Nguyên phân và Giảm phân chỉ có một lần ADN nhân đôi nhưng Nguyên phân chỉ trải
qua một lần phân chia tế bào còn Giảm phân trải qua 2 lần phân chia tế bào.
2n.2 2n.2
Cụ thể, có thể tính như sau: Trong Nguyên phân:  2n ; Trong Giảm phân: n
2 2.2

25: Tại sao nói nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST lưỡng bội của
hình thức sinh sản hữu tính?

26: Xét 2 quần thể cùng loài, một quần thể sinh sản vô tính, một quần thể sinh sản hữu tính
loài nào có khả năng thích nghi cao hơn? Tại sao?
Loài sinh sản hữu tính sẽ thích nghi cao hơn. Vì loài sinh sản vô tính thì tất cả các cá thể
trong quần thể có kiểu gene giống nhau nên khi môi trường thay đổi thì sẽ xảy ra 2 trường hợp,
một là tất cả cá thể đều thích nghi, hai là tất cả các cá thể bị đào thải. Còn loài sinh sản hữu
tính do giảm phân và thụ tinh đã tạo nên quần thể đa hình với rất nhiều các cá thể, mỗi cá thể
mang một đặc điểm, mỗi cá thể có khả năng thích nghi trong các loại môi trường khác nhau
nên khi môi trường thay đổi (không phải những biến đổi quá đặc biệt) thì quần thể sẽ không bị
tiêu diệt hoàn toàn. Những cá thể không thích nghi sẽ bị đào thải và những cá thể thích nghi sẽ
nhanh chóng phát triển hình thành quần thể mới.

27: Vẽ và mô tả sơ đồ quá trình giảm phân của một tế bào ruồi giấm (2n=6)?

(Nguồn: Biology, Neil A Campbel)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 241 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

28: Tại sao cơ thể dị bội, đa bội lẻ thường bất thụ và cơ thể đa bội có tế bào, cơ quan sinh
dưỡng lớn?
Do cơ thể dị bội hay đa bội lẻ các NST không sắp xếp được thành cặp tương đồng, không xảy
ra hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo nên quá trình giảm phân bị rối loạn – không phân chia
đồng đều vật chất di truyền. Kết quả thường không hình thành được giao tử bình thường hoặc
giao tử kém sức sống.
Do vật chất di truyền trong cơ thể đa bội tăng lên gấp bội, nên quá trình tổng hợp các chất tăng
lên gấp bội. Kết quả cơ thể có kích thước lớn hơn cơ thể bình thường.

29: Sơ đồ hóa (hình cành cây) phân biệt các dạng ĐB đã học (ĐB gene, ĐB NST)?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 242 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

30: Vẽ sơ đồ cơ chế giảm phân với cặp NST XY trong 2 trường hợp rối loạn phân ly lần I
và lần II?

Giảm phân bình thường Rối loạn giảm phân I Rối loạn giảm phân II

Rối loạn giảm phân II Rối loạn giảm phân II

31: Phân biệt hai gene không allele và hai gene allele?
 Hai gene allele là 2 allele của cùng một gene. Ví dụ: A và a; IA và IB và Io.
 Hai gene không allele là 2 allele của 2 gene khác nhau. Ví dụ: A và B, M và n.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 243 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

32: Phân biệt hai gene cùng locus và hai gene không cùng locus?
Locus nghĩa là vị trí, vì vậy Hai gene cùng locus nghĩa là Hai gene cùng vị trí trên cặp NST
tương đồng, Hai gene không cùng locus nghĩa là Hai gene khác vị trí trên cặp NST tương
đồng.

 Hai gene cùng locus bằng nghĩa với Hai gene allele. Ví dụ: Gene R và r, gene S và s.
 Hai gene không cùng locus bằng nghĩa với Hai gene không allele. Ví dụ: Gene R và L,
gene r và gene S, gene N và h.

33: Cơ sở khoa học của phép lai phân tích?


Phép lai 1 Phép lai 2 Cơ thể đồng
Pa : AA × aa Pa : Aa × aa
(Trội) (Lặn) (Trội) (Lặn) hợp lặn chỉ
GPa : A a GPa : 1A:1a a cho một loại
Fa : Aa Fa : 1Aa : 1aa
(100% trội) (50% trội) (50% lặn) giao tử là
→ Cơ thể kiểm tra có KG đồng hợp. → Cơ thể kiểm tra có KG dị hợp. giao tử lặn,
do đó tỉ lệ kiểu hình ở đời con hoàn toàn phụ thuộc vào cơ thể đem kiểm tra.
Phép lai 1, ta thấy cơ thể AA cho 1 loại giao tử A và đời con 100% kiểu hình trội; phép lai 2,
cơ thể Aa cho 2 loại giao tử A, a với tỉ lệ bằng nhau và đời con cho ra 2 loại kiểu hình với tỉ lệ
bằng nhau. Thông qua biểu hiện ở đời con chúng ta sẽ dễ dàng xác định được kiểu gene của cơ
thể đem kiểm tra.

34: Hãy cho biết quy luật di truyền xảy ra với mỗi gene và giữa các gene?
Câu hỏi đưa ra không nhằm mục đích để các em trả lời được, giúp các em có một hình dung
tổng quan về bản chất di truyền của các gen trên NST. Câu hỏi như là lời dẫn dắt vấn đề trước
khi chúng ta đi tìm hiểu các quy luật di truyền thú vị. Để trả lời được đầy đủ, bản chất vấn đề
câu hỏi đó các em cần nghiên cứu hết các quy luật di truyền – hết bài 9.

35: So sánh quy luật di truyền trội lặn không hoàn toàn với quy luật phân li?
Giống nhau: Có kiểu gene (sơ đồ lai) giống hệt nhau.
Khác nhau: Về tỉ lệ kiểu hình ở đời con.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 244 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

36: Nếu xét 23 cặp gene, mỗi gene quy định một tính trạng, biểu hiện trội lặn hoàn toàn. Khi
lai 2 cơ thể bố mẹ thuẩn chủng khác nhau thì ở F2 có 2n KH, trong đó kiểu hình mới xuất hiện
do biến dị tổ hợp là 2n – 2.

37: Tương tự, nghiên cứu kĩ và làm theo các bước biện luận của tỉ lệ 9:7 các em sẽ dễ dàng
biện luận cho các trường hợp tỉ lệ KH ở F2 là 9:6:1 hoặc 9:3:3:1?

38: Tương tự hãy biện luận trong trường hợp tỉ lệ KH ở F2 là 9:3:4 hoặc 12:3:1?
Nghiên cứu kĩ và làm theo các bước biện luận của tỉ lệ 9:7 các em sẽ dễ dàng biện luận cho các
trường hợp tỉ lệ KH ở F2 là 9:3:4 hoặc 12:3:1.

39: Phân biệt về mặt bản chất quy luật tương tác bổ sung và tương tác cộng gộp?
*Tương tác bổ sung giữa 2 gene không allele làm xuất hiện biểu hiện mới.
Ví dụ: 9A-B- : Đỏ
3A-bb : 3aaB- : 1aabb: Trắng
Vậy sự tương tác giữa 2 allele trội A, B làm xuất hiện biểu hiện mới (Đỏ).
*Tương tác cộng gộp là kiểu tương tác mà 2 gene có vai trò như nhau trong sự biểu hiện của
tính trạng. Ví dụ AAbb và aaBB và AaBb có biểu hiện kiểu hình giống hệt nhau do đều có 2
allele trội.

40: So sánh quy luật tương tác gene với quy luật phân li độc lập?
Trong phạm vi chương trình quy luật tương tác gene mới chỉ đề cập tới sự tương tác giữa các
gene nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
 Giống nhau: Kiểu gene (Sơ đồ lai).
 Khác nhau: Về biểu hiện kiểu hình. Quy luật phân li độc lập thì chi phối sự biểu hiện của
nhiều tính trạng, còn Quy luật tương tác gene chỉ chi phối sự biểu hiện của một tính trạng.

41: Em giải thích như thế nào về hiện tượng F2 thu được tỉ lệ KH là 12:3:1 hoặc 13:3 hoặc
9:3:4?
Đây là tỉ lệ của kiểu tương tác át chế. Nghiên cứu kĩ và làm theo các bước biện luận của tỉ lệ
9:7 các em sẽ dễ dàng biện luận cho các trường hợp tỉ lệ KH ở F2 12:3:1 hoặc 13:3 hoặc 9:3:4.

42: Ở ruồi giấm, biết thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so với cánh cụt. Thực hiện
phép lai giữa 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng, tương phản Thân xám, cánh dài với Thân đen,
cánh cụt. Sau đó lai phân tích ruồi F1. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình thu được?
Quy ước: A: Xám; a: Đen; B: Dài; b: Cụt

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 245 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Sơ đồ lai:
PT/C : AABB  aabb
(Xám, dài) (Đen, cụt)
Gp : AB ab
F1 : AaBb
(Xám, dài)
Pa : AaBb  aabb
(Xám, dài) (Đen, cụt)
Gp : 1AB : 1Ab : 1aB : 1ab ab
Fa : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
(1 Xám, dài : 1 Xám, cụt ; 1 Đen, dài : 1 Đen, cụt)

43: Cơ thể RL/rl có fHGV = m (0 ≤ m ≤ 0,5) cho các loại giao tử nào với tỉ lệ bao nhiêu?
Rl = lR = m/2; RL = rl = (1-m)/2

44: Cơ thể Rl/rL có fHGV = m (0 ≤ m ≤ 0,5) cho các loại giao tử nào với tỉ lệ bao nhiêu?
RL = rl = m/2; Rl = lR = (1-m)/2

45: Tại sao con có KH giống bố mẹ có số lượng lớn hơn? (Xám, dài và đen cụt)

(Sơ đồ này là sản phẩm sáng tạo “bằng vàng” của tác giả Tô Nguyên Cương)
Nhìn vào sơ đồ trên chúng ta có thể thấy ngay nếu xảy ra hiện tượng trao đổi chéo sẽ tạo ra 4
loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau. Mặt khác còn có tế bào không xảy ra trao đổi chéo thì chỉ tạo
giao tử liên kết. Vì vậy khi tính cả 2 trường hợp thì rõ ràng tỉ lệ giao tử liên kết luôn lớn hơn tỉ
lệ giao tử hoán vị. Từ đó qua thụ tinh sẽ tạo ra số loại kiểu hình giống bố mẹ nhiều hơn.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 246 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

46: Tại sao con sinh ra có cả KH khác bố mẹ? (Xám, cụt và đen, dài)
Do hiện tượng trao đổi chéo dẫn tới hình thành giao tử hoán vị mang gene của cả bố và mẹ.
Qua thụ tinh các giao tử trên kết hợp với giao tử lặn cho ra kiểu hình khác bố mẹ (vừa mang
đặc điểm giống bố, vừa mang đặc điểm giống mẹ).

47: Chứng minh fHVG ≤ 0,5?


(Xem hình câu 44)
Trong cơ thể có rất nhiều các tế bào tiến hành giảm phân phát sinh giao tử (m+n tế bào),
tuy nhiên:
- Không phải tất cả các tế bào đều xảy ra sự tiếp hợp trao đổi chéo của cặp NST tương
đồng kép. (Trong đó m tế bào có xảy ra xảy ra trao đổi chéo ở cặp NST mang 2
gene trên, còn n tế bào thì không)
- Không phải tất cả các cặp NST tương đồng kép trong các tế bào tham gia giảm phân
đều xảy ra trao đổi chéo.
2m m mn n 1 n 1
Vậy ta có f HVG       
4m  4n 2m  2n 2m  2n 2m  2n 2 2m  2n 2

48: Gene quy định có túm lông ở tai (hoặc gene quy định tật dính ngón tay 2, 3) là gene trội
hay gene lặn quy định? Giải thích?
Nếu chỉ dựa vào sự biểu hiện kiểu hình qua các thế hệ thì không thể xác định các dị tật này là
do gene trội hay gene lặn quy định. Bởi nam giới có cặp NST giới tính XY, gene quy định đặc
điểm có túm lông ở tai (tật dính ngón tay 2,3) chỉ có trên Y mà không có allele trương ứng trên
X nên khi xuất hiện sẽ biểu hiện ngay ra thành kiểu hình.

49: Em hãy cho biết quy luật di truyền xảy ra với các gene nằm trên vùng tương đồng, vùng
không tương đồng chỉ có trên X và vùng không tương đồng chỉ có trên Y?
*Với gene nằm trên vùng tương đồng: Về mặt lý thuyết là vẫn tuân theo quy luật di truyền như
trên cặp NST thường.
*Với gene nằm trên vùng không tương đồng của X: Quy luật di truyền chéo.
*Với gene nằm trên vùng không tương đồng của Y: Quy luật di truyền thẳng.

50: Làm thế nào để xác định được một gene nào đó nằm trên NST thường hay NST giới
tính, nằm trong nhân hay nằm trong tế bào chất?
Sử dụng phép lai thuận nghịch.
 Nếu kết quả khác nhau, con sinh ra 100% giống mẹ => Tính trạng do gene nằm trong tế
bào chất quy định.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 247 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

 Nếu kết quả khác nhau, chỉ biểu hiện ở giới dị giao tử => Tính trạng do gene nằm trên
vùng không tương đồng của Y quy định.
 Nếu kết quả khác nhau, con biểu hiện ở cả 2 giới => Tính trạng do gene nằm trên vùng
không tương đồng của X quy định.
 Nếu kết quả giống nhau, biểu hiện đồng đều ở 2 giới => Tính trạng do gene nằm trên NST
thường quy định.

51: Hãy xác định quy luật di truyền chi phối các gene:
1. Gene a; 2. Gene A và n; 3. Gene A và b; 4. Gene g; 5. Gene x; 6. Gene r.

1. Tuân theo quy luật phân li.


2. Tuân theo quy luật phân li độc lập hoặc
quy luật tương tác gene.
3. Tuân theo quy luật liên kết gene hoặc
hoán vị gene.
4. Quy luật di truyền chéo.
5. Quy luật di truyền thẳng.
6. Quy luật di truyền qua tế bào chất.

52: Sự biểu hiện kiểu hình do mấy yếu tố chi phối? Trong đó yếu tố nào quyết định?
Sự biểu hiện kiểu hình là do 2 yếu tố chi phối: Kiểu gene và Môi trường. Trong đó kiểu gene là
yếu tố quyết định.

53: n tiến tới vô cực có nghĩa là gì? n tiến tới vô cực hay không?
n tiến tới vô cực nghĩa là trong một môi trường bất kì thì kiểu gene đó đều có thể có hình thành
kiểu hình tương ứng, thích nghi. Điều này là vô lý, suy ra n không tiến tới vô cực.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 248 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

54: Có hay không trường hợp:


- 1000 con lợn con sinh ra từ một con lợn nái trong mỗi lần mang thai?
- Sinh vật nào là nhóm sinh vật có mức phản ứng rộng nhất với môi trường?

Không có trường hợp 1000 con lợn con sinh ra từ một con lợn nái trong mỗi lần mang thai
bởi nó do giới hạn của kiểu gene đặc trưng của từng loài quy định.

55: Tại sao trước đây bạn Việt học bình thường, thậm chí kém em nhưng sao giờ bạn ấy
học giỏi thế?
Bạn ấy vẫn là bạn ấy, tức là phần di truyền không có gì thay đổi. Vậy là bạn đã tác động tới
yếu tố môi trường. Có thể bạn tăng thời lượng học lên, chơi với các bạn học tốt, luôn cải tiến
phương pháp học tập, hay hỏi, hay thắc mắc các nội dung kiến thức chưa hiểu,…

56: Ở ngô, 2n = 20. Hãy hoàn thành bảng sau:


Nguyên phân

Số lượng Trạng thái Số tâm động Số chromatide
Đầu kì trung gian 20 Đơn 20 0
Cuối kì trung gian 20 Kép 20 40
Kì đầu 20 Kép 20 40
Kì giữa 20 Kép 20 40
Kì sau 40 Đơn 40 0
Kì cuối 20 Đơn 20 0

Giảm phân
Kì Nhiễm sắc thể
Số lượng Trạng thái Số tâm động Số chromatide
Đầu kì trung gian 20 Đơn 20 0
Cuối kì trung gian 20 Kép 20 40
Kì đầu I 20 Kép 20 40
Kì giữa I 20 Kép 20 40
Kì sau I 20 Kép 20 40
Kì cuối I 10 Kép 10 20
Kì đầu II 10 Kép 10 20
Kì giữa II 10 Kép 10 20
Kì sau II 20 Đơn 20 0
Kì cuối II 10 Đơn 10 0

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 249 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

57:

BẢN CHẤT TÊN QUY LUẬT


Xét 1 Trội hoàn toàn Quy luật phân ly
gene Trội không hoàn Quy luật di truyền
Mỗi gene quy toàn trung gian.
định một tính Mỗi gene nằm Quy luật phân ly
trạng Xét 2 hay trên một gặp độc lập.
nhiều gen NST tương đồng
Gene nằm Hai hay nhiều Quy luật LKG
trên cặp gene nằm trên
NST thường cùng một cặp Quy luật HVG
hoặc vùng NST tương đồng.
Gene tương đồng Tương tác bổ sung
trong của cặp Nhiều gene quy Tương tác cộng gộp
nhân NST giới định một tính Tương tác Át chế trội
tính. trạng át chế Át chế lặn
Mỗi gene quy Đa hiệu gene
định nhiều tính
trạng
Gene nằm Gene nằm trên Di truyền chéo
trên vùng vùng không
không tương tương đồng của
đồng của NST X
cặp NST Gene nằm trên Di truyền thẳng
giới tính vùng không
tương đồng của
NST Y
Gene Di truyền theo dòng mẹ
trong tế
bào
chất

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 250 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

58:

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 251 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

59:

60: Một quần thể có p là tần số allele A, q là tần số allele a. Em hãy đặt điều kiện với p, q và
xác định cấu trúc tống quát về thành phần KG của quần thể khi cân bằng di truyền theo p,
q?
Với 0 ≤ p ≤ 1, 0 ≤ q ≤ 1, p + q = 1. Quần thể cân bằng sẽ có cấu trúc: P2 AA : 2pq Aa : q2 aa

61: Giải thích tại sao tạo ra vô số biến dị tổ hợp?


Qua giảm phân, sự phân li độc lập, sự trao đổi chéo, sự tổ hợp tự do đã tạo ra vô số các loại
giao tử. Qua thụ tinh vô số các loại giao tử đực kết hợp với vô số các loại giao tử cái đã tạo ra
vô số các cá thể mang các tổ hợp Kiểu gene khác nhau từ đó quy định các đặc điểm khác nhau.

62: Em có nhận xét gì về các giống lúa IR22 và CICA4 được tạo ra?
Giống lúa IR22 mang đặc điểm của cả 3 giống lúa Peta, Dee-geo woo-gene, Takudan.
Giống lúa CICA4 mang đặc điểm của cả 3 giống lúa Peta, Dee-geo woo-gene và IR-12-178.

63: Có nên sử dụng con lai F1 làm giống bằng lai hữu tính hay không? Tại sao?
Không nên sử dụng con lai F1 làm giống bởi con lai F1 đang ở trạng thái dị hợp nhiều cặp
gene và mang nhiều đặc điểm có lợi nhất. Nếu cho làm giống sẽ dẫn đến những gene lặn tổ
hợp lại sẽ làm giảm đặc điểm có lợi và xuất hiện các đặc điểm bất lợi.
Ví dụ khi sử dụng con lai F1: AaBbCcDd làm giống thì chắc chắn qua thụ tinh sẽ không thể
tạo ra ở đời con tất cả các cá thể đều mang 4 tính trạng trội như con lai F1 và sẽ xuất hiện rất
nhiều các cơ thể, bao gồm các cơ thể chỉ mang 1 tính trạng trội (A-bbccdd), mang 2 tính trạng

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 252 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

trội (aaB-C-dd), mang 3 tính trạng trội (A-bbC-D-), 4 tính trạng trội (A-B-C-D-). Như vậy rõ
ràng đời con không thể thu được 100% giống F1, tức chất lượng so với F1 sẽ giảm đi.

64: Có thể dùng tác nhân sinh học để tạo ra các giống mới hay không? Giải thích?
Có, nhưng sự tác động của nhân tố sinh học đã hình thành một phương pháp tạo giống mới
hiện đại nhất là Kĩ thuật chuyển gene.

65: Đưa các cá thể có KH mong muốn về trạng thái dòng thuần có ý nghĩa gì?
- Để khi lai với cơ thể khác, không làm giảm phẩm chất của con giống.
VD: AABBDD x AabbDd → A-B-D-, vậy 100% con sinh ra giống dòng thuần ban đầu.
- Để lai khác dòng tạo ưu thế lai.
VD: AAbbDDEEff x aaBBddeeFF → AaBbDdEeFf (Con lai dị hợp về nhiều cặp gene)

66: Giả sử ta sử dụng gene đánh dấu là gene kháng chất kháng sinh tetraxiclin. Muốn thu
được tế bào chứa ADN tái tổ hợp ta cần phải làm gì?
Ta chỉ cần bổ sung tetraxilin. Nếu tế bào vi khuẩn sống, tạo thành khuẩn lạc, chứng tỏ nó đã
mang plasmid tái tổ hợp chưa gene cần chuyển, nếu tế bào vi khuẩn chết, chứng tỏ nó chưa có
ADN tái tổ hợp chứa gene cần chuyển.

67: Con sinh ra giống con cho trứng hay cho nhân hay con mang thai hộ? Điều đó chứng
tỏ điểu gì?
Con sinh ra giống con cho nhân. Điều đó chứng tỏ các gene quy định các tính trạng chủ yếu
nằm trong nhân tế bào.

68: Ý nghĩa của phương pháp cấy truyền phôi ở động vật?
Giúp nhân nhanh một giống mới để phổ biến vào trong sản xuất.

69:

Các chỉ tiêu so sánh Đột biến Thường biến

- Không liên quan tới biến đổi trong kiểu gene. 

- Di truyền được. 

- Mang tính cá biệt, xuất hiện ngẫu nhiên. 

- Theo hướng xác định. 

- Mang tính chất thích nghi cho cá thể. 

- Là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. 

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 253 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

70:

Các tiêu chí so sánh Tự phối Ngẫu phối

Làm giảm tỉ lệ dị hợp tử và tăng tỉ lệ đồng hợp tử qua các thế hệ 

Tạo trạng thái cân bằng di truyền của quần thể 


Tần số các alen không đổi qua các thế hệ  
Có cấu trúc p2AA: 2pqAa: q2 aa 
Thành phần các kiểu gen thay đổi qua các thế hệ 
Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú 

71:

(Sơ đồ tác giả thiết kế trong quá trình học Cao học)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 254 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 255 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

72:

73:

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 256 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 257 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

74:

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 258 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

75:

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 259 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

76:

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 260 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

77:

78:

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 261 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 262 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

79: Tại sao cơ quan thoái hóa vẫn được di truyền mà không bị loại bỏ?
Vì nó trung tính – không có lợi cũng không có hại cho cơ thể sinh vật nên không bị loại bỏ.

80: Tại sao 2 loài sóc ở 2 khu vực khác nhau lại có hình dạng và khả năng giống nhau?
Do điều kiện môi trường giống nhau nên CLTN xảy ra theo cùng một chiều hướng. Kết quả
chọn lọc ra các con sóc mang đặc điểm giống nhau – đều bay được.

81: Chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay có chung một nguồn gốc và đã tiến hóa theo
các hướng khác nhau?
Đó là dựa trên các bằng chứng:
*Bằng chứng trực tiếp: Hóa thạch.
*Bằng chứng gián tiếp:
- Bằng chứng hình thái, giải phẫu.
- Bằng chứng phôi sinh học.
- Bằng chứng địa lý sinh vật học.
- Bằng chứng sinh học tế bào.
- Bằng chứng sinh học phân tử.
Từ các đặc điểm giống nhau chứng tỏ có cùng một nguồn gốc, với các đặc điểm khác nhau
chứng tỏ chúng đã tiến hóa theo các hướng khác nhau.

82: Điều thành công nhất của học thuyết tiến hóa Lamarck là gì?
Là một học thuyết tiến hóa đầu tiên, có tính chất hệ thống giải thích sự biến đổi của sinh giới,
coi sinh vật có sự BIẾN ĐỔI chứ không phải bất biến.

Đáp án câu 83: Hãy dùng luận điểm của Lamarck và Darwin, kết hợp với Hình 15.1 giải
thích quá trình hình thành loài hươu cao cổ?

*Lamarck: Từ quần thể hươu tổ tiên cổ ngắn, trong


quá trình sống chúng ăn hết lá cây ở tầng thấp và
phải ăn lá ở trên cao. Do phải ăn lá ở trên cao nên
mỗi ngày nó rướn thêm một ít để ăn lá. Kết quả hình
thành nên loài hươu cao cổ.

*Darwin: Từ quần thể hươu tổ tiên cổ ngắn, do biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản đã
hình thành nên quần thể hươu có độ dài cổ biến thiên từ cổ ngắn đến cổ dài. Trong quá trình

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 263 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

sống chúng ăn hết lá ở tầng thấp, chỉ còn lại lá ở trên cao. Kết quả những con cổ ngắn không
thể ăn được lá và chết (con hươu nằm dưới đất). Qua thời gian những con cổ dài ngày càng
được củng cố và chiếm ưu thế và phổ biến trong quần thể - Quần thể hươu cổ dài.

84: Tại sao nói hạn chế trên của Darwin là hạn chế không thể tránh khỏi?
Vì thời đó Di truyền học chưa phát triển. Cụ thể chúng ta có thể thấy Darwin (sinh ngày
12/02/1809) sinh ra trước Mendel (sinh ngày 22/07/1822). Trong khi Mendel - ông tổ của Di
truyền học mới đang “bập bẹ” nhân tố di truyền thì hoàn toàn không có cơ sở để giải thích
được nguyên nhân, cơ chế phát sinh và di truyền các biến dị.

85: Một quần thể tuân theo định luật Hardy-Weinberg có tiến hóa hay không?Vì sao?
Không, vì cấu trúc di truyền không đổi qua các thế hệ.

86: So sánh tốc độ chọn lọc của hai hình thức trên và giải thích?
Chọn lọc chống lại allele trội sẽ có tốc độ nhanh hơn bởi allele trội khi ở trạng thái dị hợp vẫn
biểu hiện ra kiểu hình. Còn chọn lọc chống lại allelel lặn do trong kiểu gene dị hợp allele lặn
tồn tại bên cạnh allele trội nên cần phải trải qua rất nhiều thế hệ mới làm giảm dần tỉ lệ dị hợp.
Cuối cùng cần rất nhiều thời gian để xuất hiện yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ đi hoàn toàn allele lặn
ở trạng thái dị hợp.

87: Tại sao CLTN làm thay đổi tần số allele của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần
thể sinh vật nhân thực?
Vì ở vi khuẩn ADN có dạng vòng và các gene không sắp xếp thành cặp giống như cặp allele
trên cặp NST tương đồng. Hay nói cách khác nó giống như cơ thể đơn bội ở sinh vật nhân
thực, khi đó allele xuất hiện trong kiểu gene thì chắc chắn sẽ biểu hiện thành kiểu hình, nếu là
mang gene lặn có hại thì sẽ bị đào thải trực tiếp. Còn ở sinh vật nhân thực thì nó còn phụ thuộc
vào allele thứ 2, nếu nó lặn thì mới biểu hiện trực tiếp thành kiểu hình, nếu allele còn lại là
allele trội thì lại cần phải thêm một thế hệ nữa để cho các allele tổ hợp lại với nhau.
Ngoài ra vòng đời của vi khuẩn rất ngắn chỉ tính bằng phút hoặc giờ còn sinh vật nhân thực thì
vòng đời tính bằng ngày, bằng tháng hoặc bằng năm.

88: Tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm
mạnh về số lượng cá thể lại rất dễ bị tuyệt chủng?
Khi số lượng ít sẽ dẫn đến sự gặp gỡ giao phối giữa các cá thể có xác suất thấp, đồng thời số
lượng ít thì khi có yếu tố ngẫu nhiên xảy đến sẽ dễ làm cho quần thể bị tiêu diệt hoàn toàn.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 264 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

89: Có phải cả 5 nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số allele, thành phần KG của quần
thể?
Chỉ có 4 nhân tố tiến hóa là: Đột biến, di nhập gene, chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu nhiên mới
làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể. Còn nhân tố giao phối không
ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.

90: Giải thích kết quả thí nghiệm trên?


Màu sắc bướm do nhiều gene tương tác quy định.
*Thí nghiệm 1: Thả 500 bướm đen sau một thời gian, bắt lại thấy hầu hết bướm bắt được đều
là bướm trắng.
Ban đầu bướm màu đen, trong đó có những cá thể có gene dị hợp, và qua giao phối đã làm
xuất hiện những tổ hợp gene mới và biểu hiện thành bướm trắng. Trong quá trình sống trên
thân cây bạch dương, những con màu trắng, kẻ thù khó phát hiện nên ngày càng chiếm ưu
thế trong quần thể.
* Thí nghiệm 2: Thả 500 bướm trắng sau một thời gian, bắt lại thấy hầu hết bướm bắt được
đều là bướm đen. Tương tự như vậy, ban đầu trong những bướm màu trắng thả vào, có
những cá thể có gene dị hợp, và qua giao phối đã làm xuất hiện những tổ hợp gene mới và
biểu hiện thành bướm đen. Trong quá trình sống trên thân cây bạch dương đen bị ô nhiễm,
những con màu đen, kẻ thù khó phát hiện nên ngày càng chiếm ưu thế trong quần thể.

91: Cho VD về đặc điểm thích nghi? Từ đó đề xuất giả thuyết về quá trình hình thành đặc
điểm thích nghi đó?
*Ví dụ: Đặc điểm giống một cái lá khô của con bọ lá.
*Giải thích: Từ quần thể tổ tiên (đơn hình) không giống lá và cũng không sống ở mặt đất – nơi
có những chiếc lá khô. Trong quá trình phát triển, quần thể mở rộng khu vực phân bố, đồng
thời nhờ có đột biến, giao phối đã hình thành nên quần thể đa hình - có con rất giống lá khô, có
con giống lá khô, có con gần giống lá khô, … đặc điểm đó biến thiên từ giống chiếc lá khô cho
đến không giống. Trong những cá thể mở rộng khu vực sống xuống mặt đất, nơi có lá khô, thì
những cá thể nào càng giống chiếc lá khô thì xác suất bị kẻ thù và con mồi phát hiện càng thấp.
Do đó chỉ nhóm cá thể giống là khô ít bị kẻ thù tiêu diệt và không bị cạnh tranh nên bắt được
nhiều mồi hơn. Qua quá trình sinh sản số lượng con cháu – giống nó (giống lá khô) ngày càng
chiếm ưu thế. Kết quả hình thành nên quần thể mới mang đặc điểm thích nghi với đời sống
trên lá cây khô.

92: Hiện tượng ếch kêu trời mưa là đặc điểm thích nghi hay không thích nghi? Hãy phân
tích?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 265 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Là đặc điểm thích nghi đảm bảo quá trình sinh sản của ếch.
Tuy nhiên hiện tượng ếch kêu như vậy là tín hiệu để các loài khác phát hiện ra ếch và tiêu diệt.
Vì vậy mỗi đặc điểm thích nghi chỉ có ý nghĩa tương đối, mang tính chất thỏa hiệp với môi
trường.

93: Trong các con đường hình thành loài, con đường nào diễn ra nhanh nhất? Vì sao?
Con đường lai xa và đa bội hóa, vì chỉ cần tiến hành trên một số ít cá thể và chỉ cần qua 2 thế
hệ, lai và gây đa bội (lưỡng bội) có thể hình thành nên loài mới. Còn các con đường hình thành
loài bằng con đường khác khu, con đường cách li tập tính, cách li sinh thái vì nó cần có nhiều
cá thể, trải qua nhiều thế hệ để phát sinh biến dị hình thành nên quần thể đa hình. Đồng thời
cũng cần nhiều thế hệ diễn bị chọn lọc, dẫn tới kiểu gene ngày càng phân hóa, phân hóa đến
mức cách li sinh sản để từ đó hình thành loài mới.

94: Hãy cho biết ý nghĩa của các thành phần cấu tạo nên hệ thống thí nghiệm của Miller và
Urey?
- 2 điện cực để tạo tia lửa điện: Tương ứng
với tia sét.
- Hỗn hợp H2O, H2, CH4, NH3: Tương ứng
với khí quyển nguyên thủy.
- Ngọn lửa dùng để đốt cháy bình cầu:
Tương ứng với năng lượng phát ra do núi
lửa, bức xạ mặt trời.
- Bình cầu chứa nước: Tương ứng với biển,
đại dương.
- Hệ thống làm lạnh: Thể hiện sự chênh
lệch nhiệt độ ngày đêm, hiện tượng nhiệt
độ xuống thấp giúp cho các hợp chất hữu
cơ ngưng tụ lại.

95: Quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trải qua các giai đoạn nào? Kết quả của mỗi
giai đoạn là gì?
*Quá trình phát sinh sự sống: Trải qua 2 giai đoạn:
- Tiến hóa hóa học: Hình thành nên các hợp chất hữu cơ phức tạp.
- Tiến hóa tiền sinh học: Hình thành nên mầm mống cơ thể sống đầu tiên.
*Quá trình phát triển của sự sống: Trải qua một giai đoạn là giai đoạn Tiến hóa sinh học, kết
quả từ mầm mống cơ thể sống đầu tiên hình thành nên toàn bộ sinh giới .

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 266 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

96: Nguyên nhân nào thúc đẩy quá trình tiến hóa ở mỗi giai đoạn?
Do sự biến đổi của môi trường. Cụ thể:
*Giai đoạn tiến hóa hóa học: Là sự tác động của nguồn năng lượng tự nhiên: Sự hoạt động của
núi lửa, năng lượng bức xạ của ánh sáng mặt trời, sấm sét.
*Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học: Chủ yếu là chọn lọc tự nhiên.
*Giai đoạn tiến hóa sinh học: Là sự tác động của các nhân tố tiến hóa: Đột biến, giao phối, di
nhập gene, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.

97: Điều gì đã đảm bảo cho ADN thay thế ARN trong vai trò lưu giữ, bảo quản, truyền đạt
thông tin di truyền?
ADN có cấu trúc 2 mạch giúp nó bền hơn, giúp lưu trữ được nhiều gene hơn. Mỗi một thời
điểm chỉ một gene (một đoạn ADN) tách ra phiên mã để truyền đạt thông tin cho ARN tham
gia vào quá trình dịch mã, tổng hợp protein quy định tính trạng.

98: CLTN bắt đầu xuất hiện từ thời điểm nào?


Từ giai đoạn tiến hóa hóa học, đó là tiến hóa từ ARN thành ADN.

99: Loài người ngày nay có thể thể tiến hóa thành loài khác hay không? Tại sao?
Về có bản có thể nói loài người không thể tiến hóa được thành loài khác bởi sự phát triển của y
học, nhân đạo làm cho nhiều người mang các đặc điểm kém thích nghi vẫn tồn tại trong khi
những sinh vật trong tự nhiên đã bị đào thải. Ví dụ: Sinh ra không có chân tay.
Tuy nhiên nếu xét tận cùng, một cách tổng thể thì loài người vẫn tiến hóa nhưng rất chậm đòi
hỏi thời gian dài.

100: Trình bày các luận điểm cơ bản của học thuyết tiến hóa?
(Xem phần khái quát mở đầu vào phần TIẾN HÓA)

101: Sơ đồ hóa quá trình phát sinh, phát triển của sự sống?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 267 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 268 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 269 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

102: Công thức hóa mối quan hệ giữa môi trường và các nhân tố sinh thái?
1 Môi trường = n Nhân tố sinh thái.

103: Xác định ổ sinh thái của 2 loài tắc kè trên?

Ổ sinh thái của loài 1 là khu vực trên bờ rào.

Ổ sinh thái của loài 2 là khu vực thân cây.

104: Giải thích đồ thị Hình 19.4? Để đơn giản hóa ổ sinh thái người ta
chỉ nghiên cứu sự khác biệt về nhân tố
sinh thái là kích thước thức ăn của 2 loài
chim. Qua đồ thị chúng ta có thể thấy rõ
ràng sự trùng khớp một phần ổ sinh thái
giữa loài A và loài B. Tức là chúng sẽ
cạnh tranh với nhau ở một mức độ nhất
định do sự trùng khớp – giống nhau một
phần về kích thước thức ăn.

105: Vai trò của môi trường trong việc quy định đặc điểm thích nghi của sinh vật?
Mỗi loài sinh vật chỉ có thể sống trong một môi trường nhất định, tức là nó phải mang các
đặc điểm phù hợp với môi trường sống (thích nghi), còn những cá thể mang các đặc điểm
không thích nghi với môi trường sẽ không thể tồn tại, tức bị đào thải. Như vậy môi trường
trong việc quy định đặc điểm thích nghi của sinh vật là đóng vai trò là chọn lọc tự nhiên.

106: Tại sao Việt Nam và các nước trên thế giới rất quan tâm đến tỉ lệ giới tính?
Trên cơ sở sinh thái học thì tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản, giảm sự cạnh tranh
giữa các cá thể trong quần thể. Vì vậy khi mất cân bằng giới tính sẽ dẫn tới sự cạnh tranh, đặc
biệt ở quần thể người là sự cạnh tranh khốc liệt hoặc có những hình thức giải quyết gây ảnh
hưởng mạnh mẽ tới quần thể (tới xã hội). Như buôn người, hiếp dâm, lấy chồng ngoại, lấy vợ
ngoại, nhiều người đàn ông cùng chung một vợ, …

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 270 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

107: Nghiên cứu ba mức độ đánh bắt cá khác nhau ở hình bên và cho biết nên đánh bắt ở
mức độ nào? Tại sao?
A. Đánh bắt nhiều. Vì đánh bắt hết cá to nên
giờ chỉ đánh bắt được cá nhỏ.
B. Đánh bắt vừa.
C. Đánh bắt ít. Vì đánh bắt được toàn cá to.
Không nên đánh bắt quá nhiều sẽ đe dọa sự
đa dạng, bền vững nguồn thủy sản. Không
nên đánh bắt quá ít vì như vậy những con
to sẽ kìm hãm, cạnh tranh với những con
cá nhỏ.

108: Khi số mật độ cá thể tăng quá cao, hoặc giảm thì điều gì sẽ xảy ra?
* Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn đến thiếu hụt về thức ăn, nơi ở, từ đó dẫn đến cạnh tranh
cùng loài về thức ăn nơi ở, đồng thời dẫn đến kẻ thù nhiều. Trong chăn nuôi, trồng trọt thì sẽ
làm giảm năng suất.
* Khi mật độ cá thể giảm dẫn dẫn đến kẻ thù ít, nguồn sống lớn hơn kích thước quần thể. Kết
quả giảm cạnh tranh và tăng sự hỗ trợ giữa các cá thể, làm kích thước quần thể tăng.

109: Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá chuối khi số lượng tăng lên quá cao?
Dẫn tới thiếu hụt thức ăn và xảy ra hiện tượng cá to ăn cá con, ăn trứng. Từ đó làm giảm năng
suất.

110: Hãy công thức hóa mối quan hệ giữa kích thước quần thể (K), tỉ lệ sinh (S), tử (T), di
cư (D), nhập cư (N)?
K = (S + N) – (T + D)

111: Mô tả quá trình tăng trưởng của quần thể sinh vật trên Hình 21.7?
Hình 21.7 thể hiện quá trình tăng trưởng
của quần thể trong 2 trường hợp.
* Tăng trưởng lý thuyết: Khi môi trường
không bị giới hạn về thức ăn, nơi ở (nguồn
sống) - tức số lượng cá thể sinh ra đến đâu
thì nguồn thức ăn, nơi ở đáp ứng được đến
đó. Kết quả quần thể chỉ có sự tăng trưởng
đi lên.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 271 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

* Tăng trưởng thực tế: Khi môi trường bị giới hạn về thức ăn, nơi ở. Kết quả quần thể tăng
trưởng đến một mức độ nhất định cân bằng với nguồn sống của môi trường.

112: Trên quan điểm sinh thái học, Phân tích đồ thị Hình 21.9, sau đó giải thích tại sao
kích thước quần thể người ngày càng tăng mà hầu như không giảm??

Có thể vẽ lại hình 21.9 một cách rõ ràng như sau:

Số Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3


lượng

Trạng thái cân bằng

Thời gian

Sự tăng trưởng của quần thể người khác hẳn so với các quần thể trong tự nhiên bởi quần thể
người giải quyết được 2 vấn đề: Thức ăn (lương thực) và nơi ở.
Có thể chia đồ thị thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Săn bắn hái lượm: Đời sống con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên
nên số lượng biến động như các loài sinh vật khác.
- Giai đoạn 2: Chăn nuôi trồng trọt: Chủ động trong nguồn sống của mình bằng việc
thuần hóa giống vật nuôi cây trồng, không còn sống trong hang.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn Ứng dụng Khoa học kĩ thuật: Giúp nhanh chóng tăng năng suất,
mở rộng không gian sống. Một trong những biện pháp đó là mô hình 3D trong chăn
nuôi trồng trọt và trong xây dựng. Xây nhà cao tầng, thành phố trên mặt biển, trong
lòng đất, … để mở rộng không gian sống. Ngoài ra còn phải kể đến sự phát triển của y
tế làm cho tuổi thọ ngày càng cao, xác suất sinh con khỏe mạnh và thành công cao.

113: Vẽ đồ thị miêu tả sự biến động số lượng cá thể cua quần thể theo thời gian?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 272 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Số
lượng

Trạng thái cân bằng

Thời gian

114: Mức cân bằng ở các quần thể khác nhau có giống nhau không, vì sao? Công thức
hóa sự tăng giảm số lượng cá thể của quần thể theo thời gian?
Không giống nhau vì nó phụ thuộc vào nguồn sống của quần thể đó. Ví dụ quần thể cỏ Việt
Nam có mức cân bằng thấp hơn so với mức cân bằng của quần thể cỏ Trung Quốc do Trung
Quốc rộng hơn nên thức ăn và nơi ở cho cỏ lớn hơn.
Công thức hóa:
n
Si  Ni S1  N1 S2  N 2 S3  N3 S  Nn
T D
i 1
  
T1  D1 T2  D2 T3  D3
 ...  n
Tn  Dn
 1
i i

Si: Số lượng sinh ở giai đoạn i.


Ni: Số lượng nhạp cư ở giai đoạn i.
Ti: Số lượng tử vong ở giai đoạn i.
Di: Số lượng di cư ở giai đoạn i.
115: Phân biệt mối quan hệ cộng sinh và hợp tác?
Cộng sinh là mối quan hệ cả 2 bên cùng có lợi và nhất thiết phải có cho sự tồn tại của 2 loài.
Nếu tách ra cả 2 loài sẽ không thể sống được. Mối quan hệ này được hình thành qua quá trình
tiến hóa lâu dài dẫn đến mối quan hệ mang tính chất chuyên hóa sâu sắc giữa 2 loài.
Hợp tác là mối quan hệ cả 2 bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết cần cho sự tồn tại của
chúng, tức tách ra vẫn sống được.

116: Mô tả sơ đồ diễn thế sinh thái?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 273 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Môi trường 1 quyết định quần xã tương ứng có thể


tồn tại – quần xã 1. Trong quá trình tồn tại sự phát
triển của các loài ưu thế trong quần xã 1 đã tác động
lên môi trường 1, làm biến đổi thành môi trường 2.
Môi trường 2 là không còn là môi trường thích nghi
của của các quần thể ưu thế trong môi trường 1, mà là
môi trường thích nghi cho một số loài khác và các
loài đó nhanh chóng phát triển thành các loài ưu thế
mới trong môi trường 2 – quần xã 2. Sự phát triển của
các loài ưu thế trong môi trường 2, làm biến đổi môi
trường 2 thành môi trường 3. Như vậy quá trình cứ
diễn ra sự phủ định qua lại giữa môi trường vã quần
xã.

117: Tại sao nói “Sự phát triển của loài ưu thế là nó tự đào huyệt chôn mình”?
Vì sự phát triển của loài ưu thế làm thay đổi mạnh mẽ môi trường, làm môi trường bị biến
đổi thành môi trường mới mà loài ưu thế không còn thích nghi được nữa.
Ví dụ: Trong quá trình diễn thế sinh thái của một đầm lầy, sự phát triển ưu thế của sen hoặc
của bèo làm cho lượng chất hữu cơ tích lũy ngày càng nhiều và sẽ dẫn đến làm cho đầm ngày
càng khô, cạn. Môi trường khô cạn sẽ làm cho các loài sen, bèo không thể tồn tại được.

Lưu ý, không nhất thiết loài ưu thế phải diệt vong mà có thể chỉ giảm mạnh về mặt số lượng và
mất vai trò ưu thế của mình mà thôi.

Ví dụ sự phát triển ưu thế của địa y trên môi trường trống trơn, tích lũy một lượng chất hữu cơ
nhất định, tạo một độ ẩm nhất định cho sự xuất hiện, phát triển ưu thế của cỏ, sau đó là cây bụi
và rừng cây gỗ lớn. Nhưng địa y không bị tiêu diệt mà chỉ tồn tại bình thường mà không ảnh
hưởng nhiều tới các loài khác trong quần xã.

118: Môi trường có vai trò gì trong quá trình diễn thế?
Môi trường có vai trò khởi động, khơi mào cho quá trình diễn thế sinh thái. Sau đó là sự tương
tác qua lại và lần lượt phủ định lẫn nhau của môi trường và quần xã. Quá trình diễn thế luôn
luôn được khởi đầu từ một môi trường, tận cùng là môi trường trống trơn.

119: Phân biệt quần thể với quần xã?


Quần xã gồm tập hợp các quần thể khác loài.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 274 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

120: Tại sao gọi các ví dụ trên là các hệ sinh thái?


Ao, hồ là hệ sinh thái vì:
- Thành phần vô sinh: Nước, O2, CO2, ánh sáng, nhiệt độ, ....
- Thành phần hữu sinh: SVSX → SVTT → SVPG (Cỏ → Thỏ → Rắn → Đại bàng)
Các thành phần vô sinh và hữu sinh tương tác qua lại với nhau.

121: Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo?
Hệ sinh thái Tự nhiên Nhân tạo
Nguồn gốc Do tự nhiên Do con người
Nguồn năng lượng đầu vào Ánh sáng mặt trời Ánh sáng mặt trời, phân bón.
chủ yếu
Độ đa dạng Đa dạng Kém đa dạng
Ổn định Ổn định Kém ổn định

122: Hãy xác định Bậc dinh dưỡng, Bậc sinh vật tiêu thụ của Diều hâu trong lưới thức ăn ở
Hình 23.5? Từ đó có nhận xét gì?

Ta thấy:
- Trong chuỗi: Cỏ → Cào cào → Chuột →
Diều hâu thì diều hâu có bậc dinh dưỡng cấp 4
và là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
- Trong chuỗi: Cỏ→ Kiến → Ếch → Rắn →
Diều hâu thì diều hâu có bậc dinh dưỡng cấp 5
và là sinh vật tiêu thụ bậc 4.
Như vậy bậc dinh dưỡng, bậc sinh vật tiêu thụ
của sinh vật tùy thuộc vào loài đó thuộc chuỗi
thức ăn nào.

123: Xác định Bậc dinh dưỡng và Bậc sinh vật tiêu thụ của các loài trong chuỗi thức ăn
trên Hình 23.6?

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 275 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

124: Trong 3 hình tháp sinh thái, hình tháp nào thể hiện được bản chất nhất mối quan hệ
dinh dưỡng giữa các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn?
Hình tháp năng lượng là hình tháp bản chất nhất, nó giúp chúng ta so sánh mối quan hệ bản
chất giữa các loài trong chuỗi thức ăn. Còn hình tháp số lượng: chúng ta có thể thấy một cây cỏ
và một con trâu giá trị dinh dưỡng và năng lượng hoàn toàn khác nhau. Tương tự với hình tháp
khối lượng, chúng ta cũng có khối lượng 1 kg cỏ và 1 kg thịt trâu có giá trị dinh dưỡng và năng
lượng hoàn toàn khác nhau.

125: Tại sao lại gọi sự di chuyển của năng lượng trong hệ sinh thái là Dòng năng lượng
trong hệ sinh thái mà không phải là chu trình năng lượng trong Hệ sinh thái?
Bởi dòng năng lượng chỉ di chuyển theo một chiều. Từ Môi trường (chủ yếu là ASMT) →
SVSX → SVTT → SVPG → Trả lại môi trường dưới dạng nhiệt và không được tái sử dụng
trong quần xã.

126: Tính hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 1 với cấp 2, cấp 2 với cấp 3, cấp 3 với
cấp 4 ở Hình 23.6? Từ đó rút ra nhận xét?

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp I và câp II: 1000/10000 = 10%
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp II và câp III: 100/1000 = 10%
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp III và câp IV: 10/100 = 10%
=> Dòng năng lượng trong hệ sinh thái giảm dần qua các mắt xích của chuỗi thức ăn.
127: Tại sao mỗi chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 mắt xích)?
Vì hiệu suất sinh thái qua mỗi bậc dinh dưỡng rất thấp và nếu xét đồng thời qua nhiều bậc thì
hiệu suất sinh thái sẽ giảm nhanh chóng theo cấp số nhân. Nếu chuỗi thức ăn kéo dài quá sẽ
không đảm bảo hiệu quả về mặt năng lượng cho các mắt xích phía sau.

128: Mô tả cấu trúc Hệ sinh thái rừng nhiệt đới?


*Thành phần vô sinh: O2, N2, CO2, …; chất mùn, khoáng, nước, …
*Thành phần hữu sinh: Gồm:

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 276 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

- Sinh vật sản xuất: Cây cỏ, bụi, …


- Sinh vật tiêu thu: Ngựa vằn, hổ, báo, …
- Sinh vật phân giải: Vi sinh vật, nấm, …

129:

MT C¸c nh©n tè sinh th¸i

VS HS CN

C¸c cÊp ®é C¸ thÓ QT -Loµi QX - HST SQ - STQ


tæ chøc sèng

130:

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 277 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 278 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Kính gửi các thầy cô giáo, các em sinh viên và các em học sinh thân mến!
Mở thêm một mục “Thư ngỏ” trong sách này là quyết tâm, khát khao của chúng
tôi muốn cùng các thầy cô giáo, các em sinh viên và học sinh cùng xây dựng bộ sách
ngày càng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của người học. Chúng tôi mong muốn nhận
được các ý kiến đóng góp, các ý tưởng của các thầy cô, các em sinh viên và học sinh.
Chúng tôi cam kết sẽ ghi rõ nội dung, tên tác giả để giữ nguyên bản quyền các ý tưởng
đó trong tập sách.
Trong bộ sách ngoài những hình ảnh sơ đồ do tôi xây dựng cũng như tôi lấy trong
Luận văn cao học của tác giả, chúng tôi còn sử dụng nhiều hình ảnh trên mạng. Tuy
nhiên do việc xây dựng diễn ra từ nhiều năm nên chúng tôi không thể lưu giữ được
chính xác nguồn gốc của các tư liệu đó. Vì vậy chúng tôi sẽ chú thích chung chung:
Nguồn: internet ở cuối sách. Nếu quý độc giả thấy có hình ảnh nào nguồn gốc chính
xác từ đâu, của ai đó thì xin thông báo cho chúng tôi để chúng tôi chú thích và đăng
công khai trên website http://tonguyencuong.com của tôi.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

SỰ VƯỢT TRỘI CỦA BỘ SÁCH CHUYÊN KHẢO


“VƯỢT ĐÍCH MÔN SINH HỌC”

1. Viết theo một hệ thống logic sinh học riêng, đặc trưng có tính logic cao.
2. Đi sâu vào bản chất vấn đề và ở mức độ vừa đủ giúp học sinh dễ hiểu.
3. Giàu hình ảnh, giúp người học dễ ghi nhớ.
4. Phát huy sự sáng tạo không giới hạn trong phương pháp học tập của người học.
5. Giải bài tập một cách tự nhiên, bản chất và sáng tạo mà không dùng công thức.

NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI ĐƯỢC UPDATE TRONG PHIÊN BẢN LT6.4


1. Bổ sung Ma trận đề thi THPT Quốc gia
2. Cấu trúc lại các bằng chứng Tiến hóa.
3. Bổ sung thêm các hình ảnh, sơ đồ bản chất làm sinh động thêm nội dung.
4. Nhiều nội dung được diễn đạt đơn giản hóa, xúc tích và giầu hình ảnh.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 279 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 280 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM

Điều hòa hoạt động của gene


(Nguồn: Ths. Tô Nguyên Cương - 2012, Luận văn Cao học)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 281 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 282 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 283 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Quy luật phân li độc lập


(Nguồn: Ths. Tô Nguyên Cương - 2012, Luận văn Cao học)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 284 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Liên kết gene và hoán vị gene


(Nguồn: Ths. Tô Nguyên Cương - 2012, Luận văn Cao học)

Bản chất của thường biến – mối quan hệ giữa Kiểu gen, Môi trường và Kiểu hình
(Nguồn: Ths. Tô Nguyên Cương - 2012, Luận văn Cao học)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 285 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Bản đồ khái niệm về môi trường sống và các nhân tố sinh thái
(Nguồn: Ths. Tô Nguyên Cương - 2012, Luận văn Cao học)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 286 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

PHỤ LỤC 2: PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ LÀM BÀI THI

Phương pháp là cách thức giúp chúng ta tiến tới mục tiêu của mình. Vì vậy chúng tôi
khuyến cáo các em đọc kĩ và áp dụng triệt để để nhanh chóng giúp các em tới đích.

I - NGUYÊN TẮC
1. Tự tin, duy trì cảm xúc, hành động không ngừng, tiến tới mục
tiêu. Sự tự tin của em là của em hay của bạn em, thầy cô hay người
khác? Thật đơn giản, sự tự tin của em là của em vì vậy em toàn quyền
sở hữu, điều khiển nó. Tất cả chúng ta có khoảng 1000 000 000 000 tế
bào thần kinh. Giả sử nếu hơn kém nhau thì cũng chỉ một vài triệu,
không đáng kể so với số tế bào thần kinh chúng ta có. Hay nói cách

khác xuất phát điểm của tất cả chúng ta từ khi sinh ra là như
nhau vì vậy hãy căn cứ vào tất cả những điều mình đã làm
được, những thành công đã có mà em hãy “nhanh chân” tự
tin vào bản thân để “giành lấy” mục tiêu, mơ ước của mình.
Phần lớn trong chúng ta không điều khiển được cảm xúc của
mình, mà để cho “dòng đời xô đẩy”, có người tin mình không
thể học tốt được đơn giản chỉ là những lời nhận xét của người
khác không tốt về mình, rồi có người khi bị nhận xét thì bức xúc
ám ảnh và ngờ vực chính bản thân mình, có người cứ ngồi mà …
đau khổ. Điều quan trọng nhất tất cả họ đều không làm là “Đứng
dậy và làm lại, làm lại và làm lại” cho tới khi người kia phải
thay đổi cách nhìn về họ.
Còn về học tập, rất nhiều học sinh tự hào và khoe khi nào “hứng”
thì học. Như vậy thời gian để chúng ta “hứng học” sẽ không
nhiều. Tại sao chúng ta không nghĩ và làm khác đi là làm cho
mình luôn ở trạng thái tâm lý tích cực trong học tập? Để làm được điều đó thật đơn giản. Đầu
tiên các em cần phải luôn nhìn thấy mơ ước của mình muốn đạt được, tiếp đó trong tư duy và
trong lời nói tránh dùng những từ tiêu cực, mất phương hướng như: buồn, chán, khó quá,
không biết thế nào, nếu trước đây mình cố gắng, quyết tâm thì giờ đã khác, … mà hãy thay vào
đó bằng những câu từ tích cực, có phương hướng: vui, phấn khởi, không khó, mình sẽ làm
được, mình sẽ học giỏi, mình sẽ trở thành một bác sỹ giỏi cứu giúp được mọi người, được mọi
người ngưỡng mộ, trước đây mình không cố gắng, đó là một bài học rất giá trị mà mình luôn
cần phải nhớ tới, … Đồng thời trong quá trình làm một việc gì đó luôn giữ cho cơ thể của mình
căng, khỏe khoắn, tràn đầy sức sống. Ví dụ khi nghe giảng, học bài em hãy tránh chống tay

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 287 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

dưới cằm, hai mắt trùng xuống. Khi làm được như vậy chắc chắn em sẽ có một cảm xúc tiêu
cực qua cái trạng thái mệt mởi đó.
Theo em, người thành công và người không thành công người nào gặp nhiều thất bại hơn? Rõ
ràng là người thành công sẽ gặp nhiều thất bại hơn nhưng tại sao lại vậy? Vì những người
không thành công họ sợ thất bại nên họ có dám hành động đâu mà gặp thất bại. Vì vậy khi
luôn nhìn thấy mục tiêu của mình, các em cần liên tục hành động để tiến tới nó, đó là tích cực
học hỏi, thay đổi phương pháp học, tăng thời lượng học, … đừng sợ thất bại, đừng sợ những
lời chê, những lời trách móc mà hãy biến nó thành động lực, bài học để rút kinh nghiệm cho
những lần sau.
Như ở trên đã nói chúng ta tích cực học tập không phải vì bố mẹ em bảo thế, cô giáo em bảo
thế, mọi người bảo thế, … mà tất cả các hoạt động tích cực đó đều cần được hướng tới mục
tiêu, mơ ước của riêng em và EM LÀ NGƯỜI CHÈO LÁI nó.
Vì vậy em hãy giành ra 5 phút để tìm lại mơ ước, mục tiêu của mình là gì và hãy giành cho nó
5 phút hàng ngày để “nuôi dưỡng” nó, bởi SUY NGHĨ tạo ra HÀNH ĐỘNG, hành động tạo ra
THÓI QUEN, thói quen tạo ra TÍNH CÁCH, tính cách tạo ra SỐ PHẬN. Do đó ở đây em chỉ
cần “giác ngộ” suy nghĩ, niềm tin vào chính bản thân mình, tin vào con người tài năng, phi
thường trong em.

2. Học hiểu: Thật là nguy hiểm khi việc học tập mà không hiểu mình đang học cái gì? Nói về
cái gì? Nó như thế nào? Tại sao lại như thế? Có ý nghĩa gì? Đây là cách học ban đầu là dài
nhất nhưng sau này khi đã quen, bắt nhịp được thì sẽ là ngắn nhất, chắc chắn, bền vững và hiệu
quả nhất. Khi đã nắm bắt được bản chất vấn đề thì cho dù tình huống đặt ra có xoay ngang,
xoay dọc hay biến dạng theo một cách nào đó thì chúng ta cũng có thể dễ dàng giải quyết
được. Ví dụ với một đơn vị nội dung kiến thức có thể xây dựng nên 100 câu hỏi trắc nghiệm.
Nếu không hiểu bản chất thì thay bằng việc nhớ một đơn vị nội dung kiến thức chúng ta cần
nhớ ít nhất 500 tình huống (Gồm 100 câu dẫn và 400 phương án) của 100 câu hỏi trắc nghiệm.

3. Không học “công thức”, giải bài tập tự nhiên trên nền toán học cơ bản và cơ chế, quy
luật Sinh học: Nghe như có vẻ vô lý tuy nhiên đây là cách tiếp cận các tình huống bài tập Sinh
học chỉ có trong quyển sách này của chúng tôi. Đây là phương pháp tiếp cận mới đã được
chúng tôi nghiên cứu, xây dựng và phát triển. Nếu chúng ta không hiểu bản chất, chăm chăm
học “công thức” mà không hiểu gì thì thật vô cùng nguy hiểm bởi trong bài tập Sinh học có rất
nhiều cái gọi là “công thức”. Không chỉ vậy việc nhớ “công thức” sẽ hạn chế sự linh hoạt,
năng lực sáng tạo cũng như tốc độ giải quyết các tình huống bài tập của bản thân. Qua tập sách
này chúng tôi sẽ giúp em hiểu bản chất sinh học của các “công thức” mà trong rất nhiều sách
tham khảo đã đã “hồ hởi” nêu ra. Bên cạnh đó chúng tôi giúp em cách nhớ một cách bản chất,
hình tượng và một cách dễ dàng tất cả những “công thức” đó. Từ đó em có thể vận dụng một
cách nhanh chóng, linh hoạt để giải bài tập mà không phụ thuộc “công thức”.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 288 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

4. Muốn học thật tốt, thật xuất sắc hãy trở thành một họa sĩ chăm chỉ và là một nhà văn,
nhà thơ dám mơ mộng, tưởng tượng: Bản chất tư duy của con người là tư duy qua biểu tượng
– hình ảnh. Tức là khi đề cập đến cái gì chúng ta sẽ hình dung ra nó như thế nào chứ không
phải nó được viết như thế nào. Ví dụ khi nói tới con gà em sẽ hình dung hình dáng con gà như
thế nào chứ em không hình dung con gà được viết như thế nào. Do đó tại sao mỗi một đơn vị
kiến thức, một hệ thống kiến thức, một cơ chế, quá trình em lại không dám “hình tượng” hóa
nó bằng sơ đồ, bằng hình vẽ theo cách riêng của mình. Như vậy sau khi vẽ xong em đã hoàn
toàn nắm được kiến thức, thậm chí có thể trình bày lại một cách rành mạch, rõ ràng bằng hình
em đã vẽ như là em đang kể về một khung cảnh, một chuyến đi chơi của mình. Nếu để đầu óc
bay bổng em cũng có thể nhân vật hóa cho các khái niệm cũng như thổi hồn vào nó hoặc sáng
tác ra một bài thơ vần điệu.

SƠ ĐỒ TƯ DUY “ĐỂ TRỞ THÀNH THIÊN TÀI”


II - CHUẨN BỊ
Chuẩn bị 2 quyển sổ nhỏ và một quyển nháp:
+ Quyển 1: Ghi tất cả những khó khăn trong quá trình học tập, như không hiểu, mâu thuẫn, …
để trao đổi với các bạn và với giáo viên hoặc trao đổi trên website
http://www.tonguyencuong.com. (Có thể ghi chung với các môn khác cho gọn). Đừng bao
giờ hy vọng các em có thể chắc chắn nhớ được những vấn đề các em còn thắc mắc để gặp
bạn, thầy cô để hỏi.
+ Quyển 2: Chép lại các bài tập hay và khó, đặc biệt là các bài chứa bẫy mà em chưa vượt qua
được.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 289 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

+ Quyển 3: Chính là quyển nháp là nơi các em có thể thỏa sức tưởng tượng, khám phá lý
thuyết, bài tập theo cách của mình. Trên cơ sở đó một lần nữa em có thể tổ chức lại một
cách đầy đủ, logic, hệ thống vào trong vở.

III - HỌC LÝ THUYẾT


- Lên kế hoạch cho cả chương trình tới thời điểm đi thi bằng cách lên kế hoạch cho từng
phần, từng tuần và quyết tâm học triệt để phần đó.
- Tạo, duy trì cảm xúc tích cực (tự tin, lạc quan, phấn khởi,…) trước khi học và trong khi
học. Để học nó một cách tự nhiên, nhẹ nhàng hãy nghĩ nó đơn giản như một trò chơi cần
chinh phục. (Tham khảo sách gối đầu giường “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam
Khoo. Có thể download trên website: http://tonguyencuong.com). Bao gồm 2 bước:
+ Tuyên bố: Như tôi đã đưa ra ở đầu trang sách của bộ này.
+ Thư giãn, tin tưởng: Tưởng thượng về mục tiêu của mình và cảm nhận và ăn mừng như
là mình đã giành được nó.
- Học từ khái quát đến chi tiết: Tốt nhất bằng sơ đồ, nếu có thể thì nên trình bày bằng sơ đồ
tư duy của Tony Buzan. Vậy là việc học sẽ trở nên đơn giản như chúng ta ngắm một bức
tranh và tái hiện lại một cách dễ dàng .
- Học cảm nhận: Đọc đến đâu hình dung, hiểu đến đó. Nếu không hiểu cần trao đổi với giáo
viên ngay (ghi ra Quyển 1).
- Lặp lại nhiều lần, tức ôn tập thường xuyên cho đến lúc thi với những nội dung khó, chưa
chắc chắn.

IV - LÀM BÀI TẬP


Bản chất: Bài tập Sinh học = Cơ chế, quy luật sinh học + Toán học cơ bản
- Trên cơ sở bản chất của Bài tập Sinh học, em có thể thấy mình cần chuẩn bị tốt những yếu tố
nào để có thể giúp em hiểu, giải nhanh các bài tập. Thứ nhất em phải nắm vững các cơ
chế, quy luật sinh học; thứ hai là cần phải trau dồi kĩ năng xử lý toán học linh hoạt.
- Với những kiến thức không thể hiểu do bị rỗng kiến thức thì học thuộc lòng nhưng hạn chế
tối đa.
- Tóm tắt đầu bài sẽ giúp chúng ta dễ dàng thấy được vấn đề
cũng như biết đầu bài đã cho cái gì và phải làm cái gì. Với mỗi
nội dung đầu bài cho đều có một ý nghĩa nhất định phục vụ cho
việc làm bài tập. Đặc biệt các bài tập di truyền học người liên
quan tới một số thành viên trong gia đình thì các em hãy thiết kế
nó dưới dạng một phả hệ.
- Làm bài tập trên cơ sở 2 cách:
+ Làm xuôi: Kết nối giả thiết để dẫn đến kết quả.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 290 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

+ Làm ngược: Từ kết quả ta biến đổi, hướng tới những nội dung giả thiết cho.
- “Sao chép tư duy”, có thể thực hiện đơn giản bằng cách xem lại thường xuyên các bài tập
khó (ở Quyển 2) và giải lại. Nếu sau 30 phút không làm lại được thì xem lời giải. Lặp lại
hàng tuần cho đến khi nhìn thấy bài đó em sẽ biết ngay phải làm gì.

V – HỌC TRẮC NGHIỆM


- Học 1 câu cho 10 câu: Với mỗi câu không chỉ chỉ ra được đáp án mà cần chỉ ra được các
đáp án còn lại sai ở chỗ nào.
- Tích lại những câu chưa làm được. Tùy vào mức độ khó và hay có thể đánh dấu thêm
bằng kí hiệu riêng. VD như *, **, ***, … thậm chí cả ghi chú bằng chữ về vấn đề của
câu đó.
- Những lần ôn tập sau chỉ ôn lại những câu khó, chứa “bẫy” và chưa làm được.

VI – LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM: Tự tin, không quan tâm đến người khác làm xong
sớm.
- Làm chủ thời gian làm bài bằng cách mang đồng hồ. Sau đó phân chia thời gian và lên kế
hoạch để làm bài thi.
- Với đề thi trắc nghiệm, hoàn thành căn bản đề thi trong 50 phút: Làm đề thi ít nhất 2 lượt,
lượt thứ nhất để giải quyết nhanh những tình huống dễ, đồng thời nắm bắt được toàn bộ
đề, đặc biệt những câu khó. Trong quá trình đó nhớ tích, ghi chú cụ thể vấn đề mình
mắc phải, những câu chưa làm được, còn nghi ngờ ra ngay đề thi. 35 phút còn lại giải
quyết các câu khó. 5 phút cuối cùng thì mới tô vào đề thi.

Các em hãy nhớ rằng:

“Häc, con ®-êng duy nhÊt ®Ó tån t¹i.”

“Tự tin, duy trì cảm xúc, hành động không ngừng, tiến tới mục tiêu” Tô Nguyên Cương

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 291 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

PHỤ LỤC 3: MA TRẬN ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
Môn: SINH HỌC; Khối B
Số lượng: 50 câu; Thời gian làm bài: 90 phút
(Đây là ma trận những năm trước đây – từ 2014 trở về trước, tuy nhiên về cơ bản khối lượng, sự phân bố
câu hỏi, trọng tâm câu hỏi cũng như mức độ khó vẫn như vậy nên các em học sinh vẫn nên tham khảo)

Mức độ nhận thức


Phân tích,
Tổng
Chủ đề Biết Hiểu Vận dụng tổng hợp và
(Đơn vị kiến thức) đánh giá
Số Số Số Số Số
Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm
câu câu câu câu câu
Cơ chế di truyền và
1 0,2 3 0,6 4 0,8 3 0,6 11 2,2
biến dị
Tính quy luật của
2 0,4 4 0,8 5 1,0 11 2,2
hiện tượng di truyền
Di truyền học quần
1 0,2 2 0,4 3 0,6
thể
Ứng dụng di truyền
1 0,2 1 0,2 1 0,2 3 0,6
học
Di truyền học người 1 0,2 1 0,2 2 0,4
Bằng chứng tiến hóa
3 0,6 3 0,6 1 0,2 1 0,2 8 1,6
- Cơ chế tiến hóa
Sự phát sinh và phát
triển sự sống trên 1 0,2 1 0,2 2 0,4
Trái Đất
Sinh thái học cá thể -
Sinh thái học quần 1 0,2 1 0,2 1 0,2 3 0,6
thể
Quần xã sinh vật -
Hệ sinh thái, sinh
2 0,4 3 0,6 1 0,2 1 0,2 7 1,4
quyển và bảo vệ môi
trường
Tổng 10 2,0 15 3,0 15 3,0 10 2,0 50 10,0

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Mức độ nhận thức


Phân tích,
Tổng
Chủ đề Biết Hiểu Vận dụng tổng hợp và
(Đơn vị kiến thức) đánh giá
Số Số Số Số Số
Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm
câu câu câu câu câu
Cơ chế di truyền và
3 0,6 3 0,6 3 0,6 9 1,8
biến dị
Tính quy luật của
2 0,4 3 0,6 4 0,8 9 1,8
hiện tượng di truyền
Di truyền học quần
1 0,2 2 0,4 3 0,6
thể
Ứng dụng di truyền
1 0,2 1 0,2 2 0,4
học
Di truyền học người 1 0,2 1 0,2
Bằng chứng tiến hóa
3 0,6 1 0,2 1 0,2 1 0,2 6 1,2
- Cơ chế tiến hóa
Sự phát sinh và phát
1 0,2 1 0,2 2 0,4
triển sự sống trên

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 292 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Trái Đất

Sinh thái học cá thể -


Sinh thái học quần 1 0,2 1 0,2 1 0,2 3 0,6
thể
Quần xã sinh vật -
Hệ sinh thái, sinh
2 0,4 1 0,2 1 0,2 1 0,2 5 1,0
quyển và bảo vệ môi
trường
Tổng 8 1,6 11 2,2 12 2,4 9 1,8 40 8,0

II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (A hoặc B)
A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)

Mức độ nhận thức


Phân tích,
Tổng
Chủ đề Biết Hiểu Vận dụng tổng hợp và
(Đơn vị kiến thức) đánh giá
Số Số Số Số Số
Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm
câu câu câu câu câu
Cơ chế di truyền và
1 0,2 1 0,2 2 0,4
biến dị
Tính quy luật của
1 0,2 1 0,2 2 0,4
hiện tượng di truyền
Ứng dụng di truyền
1 0,2 1 0,2
học
Di truyền học người 1 0,2 1 0,2
Bằng chứng tiến hóa
2 0,4 2 0,4
- Cơ chế tiến hóa
Quần xã sinh vật -
Hệ sinh thái, sinh
2 0,4 2 0,4
quyển và bảo vệ môi
trường
Tổng 2 0,4 4 0,8 3 0,6 1 0,2 10 2,0
B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)

Mức độ nhận thức


Phân tích,
Tổng
Chủ đề Biết Hiểu Vận dụng tổng hợp và
(Đơn vị kiến thức) đánh giá
Số Số Số Số Số
Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm
câu câu câu câu câu
Cơ chế di truyền và
1 0,2 1 0,2 2 0,4
biến dị
Tính quy luật của
1 0,2 1 0,2 2 0,4
hiện tượng di truyền
Ứng dụng di truyền
1 0,2 1 0,2
học
Di truyền học người 1 0,2 1 0,2
Bằng chứng tiến hóa
2 0,4 2 0,4
- Cơ chế tiến hóa
Quần xã sinh vật -
Hệ sinh thái, sinh
2 0,4 2 0,4
quyển và bảo vệ môi
trường
Tổng 2 0,4 4 0,8 3 0,6 1 0,2 10 2,0

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 293 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

PHỤ LỤC 4: MA TRẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2015


Môn: SINH HỌC
Cấu trúc đề thi đại học môn sinh năm đầu tiên áp dụng, năm 2015.
Tỷ lệ lí thuyết / bài tập : 30 câu lí thuyết / 20 câu bài tập, tức là Lý thuyết chiếm 60 % số điểm trong đề
thi . Tỷ lệ này tương tự các năm trước.

Chuyên đề kiến Số câu hỏi Nhận xét, đánh giá mức độ câu hỏi
thức trong đề thi
11 câu Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền là nội dung kiến thức chiếm
số câu hỏi nhiều nhất trong đề thi (22%)
Tỉ lệ lí thuyết 6 câu lí thuyết – 4 câu bài tập
Cơ sở vật chất và / bài tập
cơ chế di truyền Đánh giá Cấp độ phân tử : Gồm 5 câu hỏi lí thuyết chủ yếu ở mức độ
mức độ thông hiểu
Ở cấp độ tế bào: Bao gồm 2 câu lí thuyết và 4 câu bài tập. Để
chiếm được trọn vẹn điểm phần này yêu cầu học sinh vận dụng
đúng các công thức và có các hiểu biết cơ bản về tế bào. Các câu
hỏi nằm ở mức vận dụng .
10 câu Số lượng câu hỏi trong phần này tương đương với số câu hỏi
trong đề thi năm 2014
Tỉ lệ lí thuyết 2 câu lí thuyết - 8 câu bài tập
/ bài tập
Quy luật di Đánh giá Đây là phần kiến thức khó nhất trong đề thi đại học năm 2015.
truyền mức độ Chủ yếu là câu hỏi ra theo hướng tổng hợp tích hợp nhiều nội
dung kiến thức, dạng bài tập đếm chiếm xuất hiện nhiều– yêu
cầu thí sinh phải có kiến thức nắm vững kiến thức, có kĩ năng
tính toán nhanh, biết kết hợp nhiều kiến thức lại với nhau để
hoàn thiện . Đây là phần giúp phân hóa học sinh khá và giỏi
7 câu : Giống như các năm trước, dạng bài tập di truyền quần thể rất
1 lí thuyết phong phú. Độ khó tương đương với các năm trước, chủ yếu là
Di truyền quần – 6 bài tập các dạng bài tập ở mức vận dụng và vận dụng cao, thường kết
thể hợp với các quy luật di truyền, di truyền người.
Ứng dụng di 3 câu lí 2 câu lí thuyết mức thông hiểu , nhớ và một câu lí thuyết dạng
truyền học thuyết tích hợp ở mức vận dụng
Di truyền người 2 câu : 1 lí 1câu phả hệ tích hợp nhiều nội dung và một câu về bệnh di
thuyết – 1 truyền ở người.
bài tập
Bằng chứng tiến 1 câu lí Yêu cầu học sinh phải nhớ kiến thức cơ bản trong SGK
hóa thuyết
Cơ chế tiến hóa 4 câu lí Chủ yếu là các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Số
thuyết lượng câu hỏi về phần này giảm so với năm 2014. Các câu hỏi
phần này phù hợp với học sinh có học lực trung bình.
Sự phát sinh và 2 câu lí Mảng kiến thức tương tự các năm . Câu hỏi về phần này liên
phát triển của sự thuyết quan đến bảng sự phát triển của sinh vật qua các đại địa chất
sống trên Trái đất

Chuyên đề Sinh 10 câu lý Số lượng câu hỏi không thay đổi so với những năm trước, các
thái thuyết – 1 câu hỏi tập trung ở mức độ nhận biết thông hiểu và vận dụng
câu bài tập kiến thức để hoạc sinh có thể đạt tầm điểm trung bình

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 294 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ CHIA SẺ CỦA CÁC EM HỌC SINH LỚP 12 CUỐI CẤP,
CÁC THẦY CÔ GIÁO CHUYÊN LUYỆN THI

Đề bài: Suy nghĩ tình cảm của em về công ơn cha mẹ hoặc thầy cô.
(Đề bài dành cho HS khối 12 tri ân cha mẹ, thầy cô cuối năm 2013 Trường THPT Đại Từ)

“Chỉ là tình cờ, do muốn đi học ôn đại học sinh ở trường để buổi chiều thứ hai không phải ở
nhà, mà tôi đã được học môn Sinh của thầy - Thầy Cương kính mến. Thời gian em được học
tập bên thầy một tuần có khoảng 2 tiếng thôi, nhưng tâm tư nhận thức về bản thân em đang
dần cải thiện theo hướng tích cực. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào lớp, thầy gọi: “Cả lớp đứng
dậy vỗ tay phấn khởi vào bài mới nào”. Thật sự điều này rất ý nghĩa, chúng ta yêu nhiều
những cảm xúc vui, hận nhiều những điều buồn phiền, cay đắng và thật sự phải phấn khởi và
phấn khởi. Từ khi đi ôn đại học Sinh là khi thời gian đã bước sang giai đoạn ôn đợt hai của kì
hai năm 2013 của trường THPT Đại Từ. Thầy dạy, giảng bài những lời của thầy luôn có
những câu định hướng cho các em. “Nào chúng ta tích cực giải quyết bài này nào”. “Đấy
chúng ta phải lên giây cót”. “Quan trọng các em phải làm nó”. “Thành công ngày mai bắt
đầu từ hôm nay”. Để rồi từ một chàng trai vốn xưa nay không yêu thích môn Sinh chút nào -
điểm của em từ trước tới nay môn Sinh học chỉ toàn bốn, năm mà khi thi học kì hai vừa qua em
đạt 8,5 môn Sinh học. Cao nhất trong sáu môn thi, em quá vui mừng vì em đã vượt qua rào cản
của vấn đề điểm số. Giờ đây em sẽ quyết tâm học tập, động cơ trong sáng và tương lai em sẽ
trở thành một giáo sư nghiên cứu khoa học môi trường. Niềm tự hào đó em chắc chắn sẽ hoàn
thành dù biết trên đường đi không dễ dàng.

Thầy ạ! Thầy còn có nhiều quyết tâm hơn em rất nhiều, sách thầy viết đã xuất hành tập một
cho nhiều học sinh sử dụng rồi. Thầy sẽ hoàn thành tập hai sớm thôi. Thầy là niềm vinh dự của
nhiều học trò chúng em. Thật sự thầy là tấm gương vô cùng sáng. Tấm gương của thầy
“Edison” còn sáng hơn tất cả. Em thật sự trân trọng những giây phút học tập khi thầy dạy.
Chúc thầy luôn khỏe mạnh vui vẻ sống cuộc sống đầy ý nghĩa này. Và bao nhiêu hoài bão ước
mơ này thầy hoàn thành xuất sắc. Và em tin, quyết tâm học tập thành người tài.”

Trần Thiện Đồng – 12A8, khóa 2010-2013 Trường THPT Đại Từ

“Em khâm phục bởi kiến thức thầy rất uyên thâm và giảng dạy bản chất
của vấn đề. Thầy luôn nhắc nhở chúng em phải tỉnh táo và em luôn lẩm
bẩm với bản thân như vậy. Thật sự em rất thích học tiết của thầy vì mọi
lời thầy thốt ra đều là những trải nghiệm mà thầy đúc rút ra được.”
Hoàng Thị Vân Anh 12A14 THPT Đại Từ.

“Việc được thầy training trực tuyến và ôn thi Đại học cùng bộ sách của
thầy tôi thấy rất dễ hiểu và hiệu quả. Học sinh mới học cũng dễ học mà
học sinh học nhiều rồi cũng hiểu được sâu hơn bản chất. Bộ sách này có
thể nói là hành trang cần thiết để các bạn học sinh đạt được mục tiêu.
Cảm ơn thầy và bộ tài liệu đã chắp cánh cho tôi đạt được mơ ước.”
Nguyễn Phương Nam
Sinh viên Đại học Y Hà Nội, cựu học sinh chuyên Hóa trường THPT Nguyễn
Trãi – Hải Dương. 10 điểm Sinh trong kì thi Đại học 2014.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 295 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

“Xin mượn lời 1 học sinh của mình để nói về anh Tô Nguyên Cương:
“người Thầy tôi gọi là anh”. Người đã truyền cho tôi nhiệt huyết,
ngọn lửa đam mê đối với nghề giáo từ lúc mới ra trường cho đến bây
giờ. Nhớ hồi trước lúc mới ra trường, còn nhiều bỡ ngỡ về kiến thức,
chính anh đã dìu dắt, động viên, chia sẽ những kinh nghiệm hết sức
quý báu mà đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên.
Người Thầy tôi gọi là anh
Người luôn giúp đỡ động viên kịp thời
Một người tâm huyết với nghề

Một lòng hết mực thương yêu học trò


Kỷ niệm mà tôi nhớ mãi đó là thời điểm anh tặng tôi 2 quyển sách “Vượt đích môn Sinh học -
Tập 1: Lý thuyết - Tập 2: Bài tập”. Tham khảo xong 2 quyển sách này, dường như trong tôi
mở ra một chân trời mới về cách tiếp cận kiến thức đối với lý thuyết môn Sinh học THPT, cũng
như cách tư duy một bài toán một cách logic. Nó không giống như những quyển sách khác mà
tôi đã từng xem, qua quyển sách này tôi đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích. Một lần nữa xin
được gửi lời cảm ơn anh, chúc anh sức khỏe, giữ mãi ngọn lửa đam mê và sự nhiệt huyết đối
với nghề.”

Thầy Phan Tấn Thiện – Giáo viên chuyên luyện thi Đại học. Tác giả những đầu sách bán
chạy "Rèn luyện tư duy giải nhanh theo chuyên đề Sinh học"- NXB ĐHQG Hà Nội, "Bộ sách
bài tập trắc nghiệm Sinh học phát huy tư duy tích cực"- NXB Giáo dục.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 296 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

NGƯỜI THẦY MỆNH DANH VỀ KHẢ NĂNG TRUYỀN LỬA,


TRUYỀN ĐỘNG LỰC MẠNH MẼ VÀ ĐAM MÊ HỌC TẬP CHO HỌC TRÒ

Sự tự tin, mạnh mẽ và bùng nổ trong giờ học – là nguồn cảm hứng học tập cho các em học sinh

Tác giả ngoài cùng bên phải, thầy Kiều Vũ Mạnh đội mũ lưỡi chai cùng các bạn trong lớp Chất
lượng cao khoa Sinh trường ĐHSP Hà Nội (Năm 2002).

Ngoài ra cùng khóa học với tác giả còn có thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên Trường THPT
Chuyên ĐHSP Hà Nội, giáo viên Sinh nổi tiếng trên trang hocmai.vn

Tác giả cùng đội nhóm với thầy Lê Đăng Khương – giảng viên khoa Hóa học Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội trong các lớp kĩ năng phát triển bản thân (Năm 2015)

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 297 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Tác giả tổ chức các hoạt động kĩ năng truyền đam mê học tập, rèn luyện bản thân một cách sôi
nổi cho các em học sinh.

Tác giả cùng đội nhóm Action Team tổ chức hội thảo Tiếng Anh với người Mỹ.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 298 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

1. Nguyễn Thành Đạt (2013), Sinh học 10, Nxb Giáo dục.
2. Nguyễn Thành Đạt (2013), Sinh học 12, Nxb Giáo dục.
3. Tô Nguyên Cương (2012), “Dạy học kết hợp - một hình thức tổ chức dạy học
tất yếu của một nền giáo dục hiện đại”, Tạp chí giáo dục, Số 283 kỳ 1-
4/2012, tr. 27,28,38.
4. Tô Nguyên Cương (2012), “Xây dựng mô hình dạy học kết hợp chương II -
Tính quy luật của hiện tượng di truyền – Sinh học 12” , Luận văn thạc sĩ.
5. Reece J.B., Urry L.A., Cain M.L., Wasserman S.A., Minorsky, P.V. and
Jackson R.B. (2011). Campbell biology, ninth edition. Pearson Education
Inc., San Francisco America.
6. Phạm Thị Phương Anh (2016), “Phương pháp dạy học sinh học lớp 12:
http://ppdhsinhhoc12.weebly.com/, ngày 15/03/2016.
7. Nguồn Internet với công cụ tìm kiếm google.
Trong sách có sử dụng một số tư liệu hình ảnh trên mạng internet và
của các tác giả khác.

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 299 -


Vượt đích môn Sinh học – Tập 1 (LT6.4) Th.s Tô Nguyên Cương

Chuyên:
- GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HỌC TẬP.
- GIẢI PHÁP GIÁO DỤC SỚM – ĐỒ CHƠI THÔNG MINH.
- SÁCH – TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- VĂN PHÒNG PHẨM.
- PHOTOCOPY.

 Địa chỉ: Phố Cầu Thông - Thị trấn Hùng Sơn – Đại Từ - Thái Nguyên
(Cổng trạm xá TT Hùng Sơn 2)
 Điện thoại: 0984.280.076 hoặc 0976.242.743.
 Mail: thayvancuong@gmail.com
 Website: http://www.thayvancuong.com.
 Facebook: http://facebook.com/thayvancuong

H·y ®Õn víi chóng t«i ®Ó ®-îc Táa s¸ng!

Youtube: Bé Nguyệt Channel - 300 -

You might also like