You are on page 1of 7

I/ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật

-Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích
thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào

-Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng,
phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể

2. Biến thái là gì?


-Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật
sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra
Kiểu phát Không qua biến thái Qua biến thái hoàn Qua biến thái
triển toàn không hoàn toàn
ví dụ Đa số ĐVCXS và rất nhiều loài đa số các loại côn một số loài côn trùng
ĐVKXS: cá, chim, bò sát, trùng (bướm, ruồi, như châu chấu, cào
người... ong, ...) và lưỡng cào, gián,...
cư,...
đặc điểm con non có các đặc điểm hình ấu trùng có hình ấu trùng phát triển
thái, cấu tạo và sinh lí tương dạng , cấu tạo và chưa hoàn thiện, trải
tự với con trưởng thành. sinh lí rất khác với qua nhiều lần lột xác
con trưởng thành, ấu trùng biến đổi
trải qua giai đoạn thành con trưởng
trung gian (ở côn thành.
trùng là nhộng) ấu
trùng biến đổi thành
con trưởng thành.

**SS gđ phôi/hậu phôi của BTHT và BTKHT:


Biến thái hoàn toàn Biến thái ko hoàn toàn
GĐ Phôi Diễn ra trong trứng đã thụ tinh. Ở Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã
giai đoạn này, hợp tử phân chia thụ tinh. Ở giai đoạn này, hợp tử phân
nhiều lần hình thành phôi. Các tế chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế
bào của phôi phân hoá và tạo thành bào của phôi phân hoá và tạo thành
các cơ quan của ấu trùng. Ấu trùng các cơ quan của ấu trùng. Ấu trùng
chui ra từ trứng. chui ra từ trứng.
GĐ hậu - Ấu trùng có đặc điểm hình thái, cấu Giai đoạn này có biến thái. Ấu trùng
phôi tạo và sinh lí rất khác với con trưởng (con non) phát triển chưa hoàn thiện.
thành. Ấu trùng trải qua nhiều lần lột
xác và biến thành nhộng (thường
được bảo vệ trong kén).
- Nhộng là giai đoạn tu chỉnh lại toàn
bộ cơ thể để biến ấu trùng thành con
trưởng thành. Các mô, các cơ quan
cũ của ấu trùng tiêu biến đi. Đồng
thời, các mô, các cơ quan mới hình
thành. Vì vậy, con trưởng thành chui
ra từ kén nhộng có hình dạng và cấu
tạo khác hẳn với ấu trùng.
3. Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối mùa màng rất ghê gớm, trong
khi đó bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng. Trong nông
nghiệp người ta như tiêu diệt nó vào giai đoạn nào?
Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulôzơ nên tiêu hóa
và hấp thụ hiệu quả thấp vì vậy sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng
được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể, trong khi đó bướm chỉ ăn mật hoa
nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cầy trồng thụ phấn.
Trong NN, người ta tiêu diệt nó vào giai đoạn sâu non(mới nở)

II/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT


TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
4. Hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng-phát triển của động vật có
xương sống và động vật không xương sống (côn trùng)
Động Hoocmon Nơi tiết ra Tác dụng sinh lí
vật
GH tuyến yên - Kích thích phân chia tế bào và tăng kích
thước của tế bào qua tăng tổng hợp
prôtêin
- Kích thích phát triển xương .
Tiroxin tuyến giáp - Kích thích chuyển hoá ở tế bào . - Kích
thích quá trình sinh trưởng bình thường
của cơ thể . Riêng lưỡng cư tiroxin có tác
dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch .
estrogen buồng Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh
Có trứng ở giai đoạn dậy thì do : Tăng phát triển
xương xương . Kích thích phân hoá tế bào để
sống hình thành các đặc điểm sinh dục phụ
thứ cấp .
testosteron tinh hoàn Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh
ở giai đoạn dậy thì nhờ :
+ Tăng phát triển xương .
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình
thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ
cấp .
+ Tăng tổng hợp prôtêin , phát triển cơ
bắp .
Không ecđixơn tuyến trước +gây lột xác ở sâu bướm
xương ngực +kích thích sâu biến thành nhộng và
sống bướm
<côn juvenin thể allata +gây lột xác ở sâu bướm
trùng> +ức chế QT chuyến hóa sâu thành nhộng
và bướm.

5. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài (nhân tố thức ăn, nhiệt độ,
ánh sáng)
* Thức ăn: Là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và
phát triển của động vật, do đó cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể
* Nhiệt độ: Mỗi loài động vật đều có khoảng nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng
và phát triển, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của động vật, nhất là động vật biến nhiệt
* Ánh sáng: Ánh sánh ảnh hưởng đến sinh trưởng vì:
Ánh sáng cung cấp nhiệt cho cơ thể; Tia tử ngoại có tác dụng biến tiền
Vitamin D thành Vitamin D có vai trò trong chuyển hóa Canxi thành xương
6. Một số biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động
vật và người (cải tạo giống, cải thiện môi trường, cải thiện chất lượng
dân số)
** Cải tạo giống
-Chọn lọc nhân tạo: khi nuôi động vật người ta chọn những con khỏe mạnh,
lớn nhanh để làm giống
- Lai giống giữa lợn, bò … địa phương với các giống nhập ngoại tạo ra
những giống mới lớn nhanh, to khỏe
**Cải thiện môi trường sống của động vật
-Áp dụng các chế độ ăn thích hợp cho vật nuôi ứng với các giai đoạn khác
nhau. Ví dụ:Chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát
**Cải thiện chất lượng dân số
-Nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao,
tư vấn di truyền, phát hiện sớm các đột biến trong phát triển phôi thai, giảm ô
nhiễm môi trường, chống sử dụng các chất ma túy, thuốc lá, rượu bia…
7. Điều gì xảy ra khi tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều hóc
môn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em?

+ Vào giao đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ít hoocmôn sinh trưởng → Người bé
nhỏ.
+ Vào giai đoạn trẻ em, tuyến yên tiết ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng →
Người khổng lồ
8. Ý nghĩa của cuộc vận động toàn dân sử dụng muối iốt?
Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ
tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là
nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát
triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
Như vậy cuộc vận động toàn dân dùng muối iốt nhằm ngăn chặn bệnh bướu
cổ và giảm sút trí tuệ.
9. Tại sao gà trống khi cắt bỏ tinh hoàn thì không gáy?
Do tinh hoàn chứa hoocmon testosteron, khi cắt tinh hoàn trong cơ thể gà
trống sẽ không chứa hoocmon testosteron do đó cơ thể không hình thành các
tính trạng sinh dục phụ thứ cấp như ( mào, cựa, gáy, bản năng sinh dục).
Ngoài ra hoocmon testosteron có vai trò phát triển cơ bắp nên khi thiếu gà sẽ
không phát triển cơ bắp dẫn đến béo .
III/ SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
10. Các khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật.

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực
và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

11. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật? (sinh sản bào tử, sinh
sản sinh dưỡng).
+ Sinh sản bào tử: có ở TV bào tử. cơ thể mới đc phát triển từ bào tử, bào tử
lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.
+ Sinh sản sinh dưỡng: <thân củ, thân rễ> là hình thức sinh sản trong đó cơ
thể mới được hình thành từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ
( rễ, thân, lá,…). Đặc trưng của hình thức sinh sản sinh dưỡng là giữ nguyên
được đặc điểm di truyển của cơ thể mẹ nhò cơ chế nguyên phân.
12. Phương pháp nhân giống vô tính (sinh sản sinh dưỡng nhân tạo)?.
- ghép chồi<mắt>,ghép cành; chiết cành,giâm cành, Nuôi cấy tế bào và mô
thực vật, trồng hom, trồng chồi.

IV/ SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT


13. khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật?
- Là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực<n> và giao tử
cái<n> tạo nên hợp tử <2n> khởi đàu cá thể mới.
14. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi?
** Sự hình thành hạt phấn:
- Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con
(n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các
hạt phấn (thể giao tử đực)
Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:
- Tế bào bé là tế bào sinh sản
- Tế bào lớn là tế bào ống phấn
** Sự hình thành túi phôi
- Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con
(đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào
tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7
tế bào với 8 nhân)
15. Quá trình thụ phấn và thụ tinh? thụ tinh kép?
-Thụ phấn Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến nhuỵ, sau đó hạt phấn
nảy mầm trên núm nhuỵ. Có 2 hình thức thụ phấn là tự thụ phấn và giao phấn
- Thụ tinh kép: Hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất hợp với
trứng tạo thành hợp tử, nhân thứ 2 hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên
tế bào tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín (thực vật có hoa).
16. Quá trình hình thành hạt, quả?
** Hình thành hạt
- Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát tiển thành hạt. Hợp tử
phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành khối đa bào giàu
chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ (phôi nhũ)
- Có 2 loại hạt: hạt có nội nhũ (hạt cây một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt
cây 2 lá mầm)

** Hình thành quả


- Quả là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. Quả được hình
thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.
- Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm
cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phán
tán của hạt.

V/ SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT


17. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật?
Hình thức Nhóm sinh
Nội dung
sinh sản vật
Cơ thể mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần giống
Động vật
nhau, mỗi phần sẽ phát triển thành một cá thể.
Phân đôi nguyên sinh,
Sự phân đôi có thể theo chiều dọc, ngang
giun dẹp.
hoặc nhiều chiều.
Một phần của cơ thể mẹ nguyên phân nhiều
hơn các vùng lân cận và phát triển tạo thành
Ruột khoang,
Nảy chồi cơ thể mới.
bọt biển.
Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ
hoặc sống tách độc lập.
Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, tế bào
Phân
ở mỗi phần tiếp tục nguyên phân nhiều lần và Bọt biển.
mảnh
phát triển thành một cơ thể mới.
Hiện tượng giao tử cái không qua thụ tinh ,
Chân khớp
nguyên phân nhiều lần phát triển thành cơ thể
Trinh sản như ong, kiến,
đơn bội (n).
rệp
Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.

VI/ SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT


18. Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật?
Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp
nhất 2 loại giao tử đơn bội đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát
triển cá thể mới
19. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật?
** Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng
-Một tế bào sinh trứng giảm phân tạo thành 1 trứng (n) và 3 thể cực (n)
-Một tế bào sinh tinh giảm phân tạo thành 4 tinh trùng
** Giai đoạn thụ tinh : 1 trứng (n) + 1 tinh trùng (n) ->hợp tử(2n) -> cơ thể mới
20. Các hình thức thụ tinh?
Thụ tinh ngoài. - Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở
bên ngoài cơ thể cái .Con cái đẻ trứng vào môi trường nước, con đực xuất
tinh dịch lên trứng để thụ tinh
Thụ tinh trong. - Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở
trong cơ quan sinh dục của con cái.
21. Cho biết những ưu điểm và hạn chế của sinh sản hữu tính ở động
vật và vô tính ở động vật?
SINH SẢN VÔ TÍNH
* Ưu điểm : - con sinh ra có gen giống hệt mẹ . - chỉ cần một cơ thể gốc . - cá
thể sống độc lập vẫn có thể sinh ra con cháu , vì vậy có lợi trong trường hợp
mật độ cá thể thấp sinh trưởng nhanh tạo số lượng lớn . - các cá thể mới
thích nghi tốt với môi trường sống hiện tại .
* Nhược điểm : - không đa dạng về di truyền . - khi thay đổi điều kiện sống dễ
chết hàng loạt .
SINH SẢN HỮU TÍNH tiến hóa hơn số vô tính :
*Ưu điểm : - có sự tổ hợp vật chất di truyền nên tạo nhiều biến dị tổ hợp ở cá
thể con = > đa dạng về di truyền hay đa dạng về tính trạng cá thể . - tăng khả
năng thích nghi của con cái với sự đổi thay của môi trường .
*Nhược điểm :
-cần có sự kết hợp của giao tử đực và cái
- khi mật độ cá thể quá thấp thì khó duy trì được số lượng cá thể loài

VII/ CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT


22. Điều hòa sinh sản?
23. Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng?

a. Điều hòa sinh tinh: Các HM do các tuyến nội tiết tiết ra theo đường máu
đến tinh hoàn kích thích sản sinh ra tinh trùng

Hoocmon Nơi sản sinh Tác dụng


GnRH Vùng dưới đồi Điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH.
FSH Tuyến yên Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng
Kích thích tế bào kẽ trong tinh hoàn sản xuất ra
LH Tuyến yên
testosteron
Tế bào kẽ trong
Testosteron tinh hoàn Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng
b. Điều hòa sinh trứng: Các HM do các tuyến nội tiết tiết ra theo đường máu đến
buồng trứng kích thích sản sinh trứng
Hoocmon Nơi sán sinh Tác dụng
GnRH Vùng dưới đồi Điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH.
FSH Tuyến yên Kích thích nag trứng phát triển
Kích thích nang trứng chín và rụng .
LH Tuyến yên
Hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng
Kích thích niêm mạc dạ con phát triển, dày lên chuẩn bị
Estrogen Thể vàng
cho hợp tử làm tổ.
Ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và
Progesteron Thể vàng LH
24. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh
tinh và sinh trứng?
- Căng thẳng thần kinh kéo dài, sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài →gây rối
loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng.
- Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết →
ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến
hành vi sinh dục của con cái.
-Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp lí →gây rối loạn quá trình
chuyển hóa vật chất trong cơ thể →ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh
trứng.
- Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma túy có quá trình sinh trứng
bị rối loạn, tinh hoàn giảm khả năng sinh tinh trùng.
25. Hàng ngày, phụ nữ uống viên tránh thai chứa estrogen và
progesterone có thể tránh được mang thai? Tại sao?
Thuốc tránh thai chứa estrogen và Prôgesteron có tác dụng tránh thai . Vì khi
uống thuốc tránh thai nồng độ estrôgen và Prôgesteron trong máu cao ức chế
vùng dưới đồi tiết GnRH =>Tuyến yên giảm tiết FSH , LH => ức chế trứng
chín và rụng
26. Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và Testosterone có ảnh
hưởng đến quá trình sinh tinh hay không? Tại sao?
FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng, LH kích thích tế bào kẽ (tế
bào Lêiđich) sản xuất ra testostêrôn.
Testostêrôn kích thích ống sinh tinh phát triển và sản sinh tinh trùng.
Vì vậy,tăng hay giảm sản xuất hoocmôn FSH, ICSH sẽ làm thay đổi nồng
độ testostêron, làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tinh trùng.
27. Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH, progesterone và estrogen có
ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng không? Vì sao?
FSH, LH kích thích phát triển nang trứng , làm cho trứng chín và rụng; Rối
loạn sản xuất Hoocmôn FSH , LH của tuyến yên làm rối loạn quá trình chín và
rụng. Nồng độ progesteron và estrogen trong máu có tác dụng lên quá trình
sản xuất hoocmôn FSH, LH của tuyến yên, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình
sản sinh trứng.

You might also like