You are on page 1of 11

PHẦN KIẾN THỨC TỰ HỌC CHO HỌC SINH ( nghỉ dịch covid 19)

Đối tượng: lớp 11A1, 11A2, 11A9

CHUYÊN ĐỀ: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT.


I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN.
1. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT.
-Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích
thước tế bào.
- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm phân hóa và phát sinh hình thái cơ
quan cơ thể.
- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc
nở từ trứng
* các kiểu sinh trưởng
- Sinh trưởng và phát triển qua biến thái.
+Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn.
+Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
- Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.
2.PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI.
Ở đa số động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống
VD: người - gồm 2 giai đoạn:
- phôi thai
- sau khi sinh.
2.1. Giai đoạn phôi thai.
- Diễn ra trong tử cung người mẹ.
- Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi.
- Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan kết quả là hình thành thai nhi.
2.2. Giai đọan sau khi sinh:
Con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.
3. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI.
Biến thái hoàn toàn Biến không thái hoàn toàn.
- Hợp tử phân chia nhiều lần để tạo phôi. - Hợp tử phân chia nhiều lần để tạo phôi.

- Các tế bào của phôi phân hóa tạo thành - Các tế bào của phôi phân hóa tạo thành
Phôi
các cơ quan của sâu bướm các cơ quan của sâu bướm
- Ấu trùng có đặc điểm hình thái cấu tạo - Ấu trùng trãi qua nhiều lần lột xác trở

và sinh lý rất khác với con trưởng thành. thành con trưởng thành.
Hậu
- Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của
phôi
ấu trùng giữa các lần lột xác là rất nhỏ.
3.Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong:
3.1. Nhân tố di truyền
- Nhân tố di truyền quyết định sự sinh trưởng và phát triển của mỗi loài động vật
3.2.Yếu tố giới tính:
- Tuỳ loài mà giới đực và cái có tốc độ lớn và giới hạn lớn khác nhau
- Ví dụ: mối chúa dài và nặng hơn mối thợ
3.3. Các hoocmôn sinh trưởng và phát triển
a. Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống
- Hooc môn sinh trưởng: Do tuyến yên tiết ra. Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước tế bào.
Kích thích xương phát triển
- Tiroxin: Do tuyến giáp tiết ra. Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
- Ơstrogen, Testosteron: Do tinh hoàn và buồng trứng tiết ra. Kích thích sinh trưởng và phát triển ở
giai đoạn dậy thì nhờ: tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc tính
sinh dục phụ thứ cấp.
b. Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống.
- Hai hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecdixon và juvenin.
+ Tác dụng sinh lí của ecdixon: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.

1
+ Tác dụng sinh lí của juvenin: phối hợp với ecdixon gây lột xác ở sâu bướm ức chế quá trình sâu
biến đổi thành nhộng và bướm.
4.Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài
4.1. Nhân tố thức ăn
Thức ăn là nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua
các giai đoạn
4.2. Nhiệt độ;
Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
4.3. Ánh sáng
5. Một số biện pháp điều khiển sự ST và PT ở động vật và người:
5.1. Cải tạo giống:
- Nhằm tạo ra những giống vn cho năng suất cao nhất, trong thời gian ngắn nhất.
- Tạo ra các giống vn có năng suất cao, thích nghi tốt đk môi trường.
5.2. Cải thiện môi trường
- Thức ăn, chuồng trại
5.3. Cải thiện chất lượng dân số
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, tư vấn di truyền, chống lạm dụng các chất kích
thích..
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG.
* Phần tự luận.
Bài 37.
Cơ bản:
A. Câu hỏi lệnh.
Câu 1. Cho biết sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái và không qua biến thái. Sự khác nhau giữa
phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn
B. Câu hỏi bài tập SGK.
Câu 1. Phân biệt sinh trưởng và phát triển.
Câu 2. Cho biết tên các loài động vật có phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và
qua biến thái không hoàn toàn.
Câu 3. Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành
thường không gây hại cho cây trồng?
Câu 4. Phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn? Tại sao?
Nâng cao:
A. Câu hỏi lệnh.
Câu 1. Theo hướng nuôi lấy thịt, nếu em nuôi gà ri và gà Hồ đã đạt khối lượng 1,5 kg nên nuôi tiếp
gà nào, nên xuất chuồng gà nào? Tại sao?
Câu 2. Cho biết các giai đoạn phát triển của ếch. Con nòng nọc có đặc điểm gì về hình dạng và sinh
lý khác với ếch trưởng thành?
Câu 3. Ở bọ cánh cứng, con non biến đổi qua các giai đoạn nào và chúng khác với con bọ trưởng
thành ở những điểm gì về hình thái và sinh lý?
Bài 38.
Cơ bản:
A. Câu hỏi lệnh.
Câu 1. Tên các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống. Các
hoocmon đó do tuyến nội tiết nào tiết ra.
Câu 2. Quan sát H38.2. Hãy chỉ ra trường hợp nào là do tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều
hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em. Tại sao tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều
hoocmon sinh trưởng lại gây ra hậu quả như vậy? tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iot thì trẻ
em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp? Tại sao gà trống con
sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và
mất bản năng sinh dục,..?
Câu 3. Nghiên cứu H38.3 về tác dụng của ecđixon và juvenin, giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu
bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm.
B. Câu hỏi bài tập SGK.
Câu 1. Kể tên các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng.

2
Câu 2. Vào thời kỳ dậy thì của nam và nữ, hoocmon nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh
về thể chất và tâm sinh lý?

Nâng cao:
A. Câu hỏi lệnh.
Câu 1. Hãy giải thích vì sao ở giai đoạn trẻ em, nếu thừa GH sẽ dẫn đến bệnh khổng lồ, thiếu GH gây
bệnh lùn. Nếu muốn chữa bệnh lùn thì cần tiêm GH ở giai đoạn nào? Tại sao?
Câu 2. Hãy ôn lại bài 37 và cho biết biến thái của ếch nhái được điều hòa bởi hoocmon nào?
Câu 3. Quan sát sơ đồ H38.2 và cho nhận xét về:
- Thời gian độ dài của chu kỳ, thời gian rụng trứng
- Thay đổi trong buồng trứng và trong dạ con.
- Thời gian có kinh.
B. Câu hỏi SGK
Câu 1. Hãy tìm ví dụ chứng minh sự phát triển phụ thuộc vào giới tính.
Câu 2. Sự sinh trưởng được điều hòa bởi các hoocmon nào?
Câu 3. Nếu biết người bị bệnh lùn do thiếu hoocmon GH thì cần tiêm GH ở giai đoạn nào?Tại sao?
Câu 4. Nếu ta đem cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc có biến thành ếch không? Tại sao?
Câu 5. Tuổi dậy thì có những đặc điểm gì? Do tác động của những hoocmon nào?
Câu 6. Chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa bởi những hoocmon nào? Dựa vào sơ đồ H38.2, hãy chỉ ra
những ngày nào trong chu kỳ kinh nguyệt là có thể thụ thai?
Câu 7. Đọc em có biết
Bài 39
Cơ bản:
A. Câu hỏi lệnh.
Câu 1.Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?
-Tại sao nhiệt độ xuống thấp lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật biến
nhiệt và hằng nhiệt?
-Tại sao trể em nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh
trưởng và phát triển của chúng
Câu 2. Nêu ví dụ thực tiễn cải tạo giống di truyền tạo ra giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát
triển nhanh, năng xuất cao.
- Nêu các biện pháp kỹ thuật thúc đẩy quá trinh sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi.
B. Câu hỏi bài tập SGK.
Câu 1. Tại sao những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng
và phát triển bình thường?
Câu 2. Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?
Nâng cao:
A. Câu hỏi lệnh.
Câu 1. Phân tích câu nói của các nhà chăn nuôi tằm: ăn như “tằm ăn rỗi” là với ý nghĩa gì đối với sự
sinh trưởng và phát triển của tằm?
Câu 2. Bảng 39. Các biện pháp tránh thai.
B. Câu hỏi SGK
Câu 1. Nêu một số nhân tố của môi trường gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật
và con người.
Câu 2. Nêu các biện pháp cải tạo giống vật nuôi (cải tạo giống và cải thiện môi trường)
Phần 12 ( 2 điểm) Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Câu 1.
Trong những ngày trời rét, tại sao phải cung cấp thức ăn liên tục và đầy đủ cho gia súc?
Câu 2.
Phải tác động như thế nào để:
- Nòng nọc không biến thành ếch.
- Nòng nọc nhanh chóng biến thành ếch con bé xíu.
Câu 3.
Tại sao trẻ em tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển?
Câu 4.
Điền tên loại hoocmon liên quan đến từng hiện tượng trong bảng sau vào dòng tương ứng:
3
Hiện tượng Hoocmon liên quan
Các mô, cơ quan cũ của sâu biến đi, đồng thời
các mô, cơ quan mới hình thành.
Người trưởng thanh cao 120 cm, người cân đối
Quá trình biến đổi sâu thành nhộng bị ức chế.
Bệnh nhân bị lồi mắt, tim đập nhanh, thân nhiệt
tăng, hồi hộp, lo lắng, khó ngủ.
Nòng nọc nhanh chóng biến thành con ếch bé
bằng con ruồi
Câu 5.
a. Vai trò của tuyến giáp đối với sự sinh trưởng, phát triển ở người?
b. Bệnh bướu cổ liên quan với hoạt động của tuyến giáp như thế nào? Trường hợp nào người bệnh
không cần điều trị bằng thuốc chứa iot?

Câu 6.
Khi con người lâm vào tình trạng căng thẳng thần kinh, sợ hãi hoặc tức giận, loại hoocmon nào được
tiết ra ngay? Hoocmon đó được tiết ra có ảnh hưởng như thế nào đến thành phần của máu, huyết áp,
vận tốc máu?
TL:
- Hoocmon được tiết ra là adrenalin.
- Hoocmon này làm co mạch ở ngoại vi, tăng giãn mạch ở cơ xương và tim
- tăng nhịp, gây tăng huyết áp, tăng vận tốc máu.
- tăng giải phóng glucozo từ glucogen từ gan => tăng đường huyết.
Câu 7.
a. ở người bình thường nếu thiếu hoặc thừa hoocmon tiroxin gây nên hậu quả gì? Vai trò của
hoocmon GH đối với trẻ em.
b. Tại sao trong quá trình phát triển có loài trải qua biến thái, có loài không trải qua biến thái. Cho ví
dụ minh họa.
* Phần trắc nghiệm.
Bài 37. SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1 : Nhóm động vật nào sau đây có quá trình sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?
A. Côn trùng. B. Ếch nhái . C. Cá chép. D. Tôm.
Câu 2 : Có bao nhiêu động vật sau đây phát triển trải qua biến thái hoàn toàn? .
I. Ong; II. Cào cào; III. Chuồn chuồn; IV. Muỗi; V. Ve sầu;
VI. Bọ hung.
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 3 : Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái xảy ra chủ yếu ở đối tượng động vật nào sau
đây?
A. Hầu hết động vật không xương sống. B. Hầu hết động vật có xương sống.
C. Tất cả các loài thuộc giới động vật không xương sống và động vật có xương sống.
D. Chân khớp, ruột khoang và giáp xác.
Câu 4 : Nhóm động vật nào sau đây có cùng kiểu sinh trưởng và phát triển?
A. Cá chép, gà, muỗi, khỉ. B. Châu chấu, ếch, muỗi, rắn.
C. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. D. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cá.
Câu 5 : Khi nói về phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây đúng nhất?
A. Phát triển là quá trình phân chia tế bào sinh dưỡng làm tăng trưởng các bộ phận cơ quan của cơ
thể.
B. Phát triển là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hoá (biệt hoá) tế bào và phát sinh các cơ
quan và cơ thể.
C. Phát triển là quá trình sinh sản, làm tăng số lượng cá thể trong quá trình ngày càng nhiều.
D. Phát triển là giai đoạn cơ thể phát dục, có khả năng sinh sản.
Câu 6: Ở sâu bướm, giai đoạn nào sau đây diễn ra sự biến thái mạnh mẽ?
A. Trứng. B. Sâu. C. Nhộng. D. Bướm.
Câu 7: Ở sâu bướm, giai đoạn nào sau đây trực tiếp gây hại mùa màng?
A. Trứng. B. Sâu. C. Nhộng. D. Bướm.

4
Câu 8: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật?
I. Những động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn phải qua nhiều lần lột xác.
II. Vòng đời của bướm lần lượt trải qua các giai đoạn: trứng, sâu bướm, nhộng, bướm trưởng thành.
III. Phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn.
IV. Rắn là động vật có kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Cho vòng đời của cóc như sau : trứng → nòng nọc → cóc. Hình thức phát triển của cóc thuộc
kiểu nào dưới đây?
A. Phát triển của cóc là biến thái hoàn toàn.
B. Phát triển của cóc là biến thái không hoàn toàn.
C. Phát triển của cóc là không qua biến thái.
D. Tùy vào giai đoạn, phát triển của cóc là phát triển qua biến thái hay không.
Câu 10: Lí do nào sau đây là nguyên nhân chính dẫn đến sâu phá hoại mùa màng cây cối còn bướm
trưởng thành thì không?
A. Thức ăn của sâu là thực vật còn thức ăn của bướm là động vật.
B. Sâu tiết ra chất ức chế sự sinh trưởng của cây còn bướm thì không.
C. Sâu cuốn cho các lá bo lại không cho cây quang hợp còn bướm thì không.
D. Thức ăn của sâu là lá cây còn thức ăn của bướm là mật hoa.
Câu11 : Khi tiêu diệt sâu bướm để bảo vệ mùa màng ta nên tiêu diệt sâu bướm ở những giai đoạn
nào sau đây?
I. Trứng. II. Sâu. III. Nhộng. IV. Bướm.
A. II. B. I, II. C. I, II, IV. D. I, II, III, IV.
BÀI 38, 39.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
ĐỘNG VẬT

Câu 1 : Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật chịu sự tác động của nhân tố bên trong và
nhân tố bên ngoài. Nhân tố nào sau đây thuộc nhóm nhân tố bên trong?
A. Dinh dưỡng. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Hoocmôn.
Câu 2 : Iot là thành phần cấu tạo của hoocmon nào sau đây?
A. Testosteron. B. Tiroxin. C. Hoocmon sinh trưởng. D. Ostrogen. Câu 3 :
Hình ảnh sau mô tả các cấu trúc sản xuất các hoocmon điều hòa sự phát triển ở động vật có xương
sống. I là cấu trúc sản xuất loại hoocmon nào dưới đây?
A. Testosteron. B. Tiroxin. C. Hoocmon sinh trưởng. D. Ơstrogen.
Câu 4 : Động vật nào sau đây chịu tác động của juvennin và ecdixon?
A. Rắn. B. Ếch nhái. C. Cá chép. D. Châu chấu.
Câu 5 : Hooc môn nào sau đây là nhóm hooc môn chủ yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của côn trùng?
A. Tiroxin và glucagon. B. Juvenin và tirôxin. C. Eđixơn và juvenin. D. Eđixơn và glucagôn.
Câu 6: Trong chăn nuôi, năng suất tối đa của vật nuôi phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?
A. Khẩu phần thức ăn. B. Khí hậu. C. Đặc điểm di truyền của giống. D. Chế độ phòng dịch.
Câu 8: Động vật sẽ bị bệnh nào sau đây khi thiếu vitamin D?
A. Bệnh về thần kinh. B. Bệnh tiêu chảy.
C. Bệnh còi xương. D. Bệnh mù mắt.
Câu 7: Lí do nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho gia súc vào mùa có khí hậu lạnh thì sự
sinh trưởng và phát triển chậm hơn mùa có khí hậu thích hợp?
A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm.
B. Cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt.
C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
Câu 8: Tại sao việc tắm nắng vào lúc có ánh sáng yếu lại có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của
trẻ nhỏ?
A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Natri để hình
thành xương.
B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Canxi để hình
thành xương.
5
C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Kali để hình
thành xương.
D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò làm cho sụn hóa thành
xương.
Câu 9: Vì sao khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm?
A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm tốc độ các phản ứng sinh hóa và các
quá trình sinh trưởng, phát triển chậm.
B. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.
C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm.
Câu 10: Vì sao thức ăn lại có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động vật?
A. Vì động vật là sinh vật tự dưỡng.
B. Vì thức ăn cung cấp dinh dưỡng cho việc hình thành, cấu tạo cơ thể và duy trì các hoạt động sống
của cơ thể.
C. Vì thức ăn chứa các kháng sinh giúp cho động vật chống lại các loại bệnh.
D. Vì thức ăn giúp cải thiện nhiệt độ, độ ẩm của môi trường từ đó giúp động vật sinh trưởng, phát
triển tốt hơn.

* Lưu ý: Sau khi hết thời gian nghỉ dịch covid 19, học sinh trở lại trường các nội
dung câu hỏi ở trên GV sẽ tiến hành kiểm tra để đánh giá lấy các con điểm: miệng,
15 phút và một phần trong nội dung kiểm tra 1 tiết
Giáo viên:

Trần Thị Thanh Lan

6
Câu 34 [115025]: Khi nói về các hoocmôn ở người, những phát biểu nào sau đây đúng? I. Nếu thiếu
tizôxin thì trẻ em chậm lớn. II. Hoocmôn FSH do tuyến yên tiết ra có tác dụng tăng phân bào. III.
Prôgestêrôn chỉ được tiết ra trong giai đoạn phụ nữ mang thai. IV. Testostêrôn kích thích phân hóa tế
bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp của nam giới. A. I và II. B. I và III. C. I và IV.
D. III và IV. Câu 35 [115026]: Hậu quả nào sau đây xảy ra đối với trẻ em khi thiếu tirôxin? A. Cơ
bắp kém phát triển. B. Người nhỏ bé hoặc khổng lồ. C. Chịu lạnh kém, chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí
tuệ kém. D. Các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp kém phát triển. Khóa học Sinh học 11 – Thầy Phan
Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe MOON.VN – Học để khẳng định mình Câu 36
[115027]: Ở người, nếu thiếu iôt trong thức ăn, nước uống có thể dẫn đến thiếu hoocmôn nào sau
đây? A. Ơstrôgen. B. Testostêrôn. C. Tirôxin. D. Hoocmon sinh trưởng. Câu 37 [115028]: Điều gì
sau đây sẽ xảy ra nếu nồng độ của juvenin luôn được duy trì cao trong suốt quá trình phát triển của
sâu bướm? A. Sâu non sẽ lớn lên mà không qua lột xác. B. Sâu non sẽ nhanh chóng hóa nhộng nhưng
không biến đổi được thành bướm. C. Sâu non sẽ nhanh chóng hóa nhộng và biến đổi thành bướm. D.
Sâu non sẽ lớn lên qua lột xác nhiều lần nhưng không hóa nhộng. Câu 38 [115029]: Nếu ta cắt bỏ
tuyến giáp của nòng nọc thì hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra? A. Nòng nọc không thể lớn lên được.
B. Nòng nọc lớn nhanh hơn so với bình thường. C. Nòng nọc không thể biến thành ếch. D. Nòng nọc
nhanh chóng biến thành ếch. Câu 39 [115030]: Nếu cắt bỏ tinh hoàn của gà trống con thì có bao
nhiêu hiện tượng sau đây sẽ xảy ra? I. Gà con chậm lớn. II. Gà có mào nhỏ. III. Gà không có cựa. IV.
Gà không biết gáy. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

BÀI 39. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỘNG
VẬT( tiếp theo)
Câu 1 [115293]: Điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người gồm những biện pháp
nào sau đây? A. Cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cải thiện chất lượng dân số. B. Cải tạo
giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số. C. Cải tạo giống, cải thiện môi trường
sống, kế hoạch hóa gia đình. D. Chống ô nhiễm môi trường, thay đổi thức ăn, cải thiện chất lượng
dân số. Câu 2 [115294]: Cá rô phi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường
như thế nào sau đây? A. 16-180C. B. 15-300C. C. 20-350C. D. 35-420C. Câu 3 [115295]: Độ ẩm
thích hợp cho gia súc vùng nhiệt đới sinh trưởng và phát triển bình thường là: A. 70-80 %; B. 80-90
%; C. 60-70 %; D. 60-90 %. Câu 4 [115296]: Người ta chia yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh
trưởng và phát triển của người và động vật thành nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong. Có tối đa
bao nhiêu nhân tố sau đây thuộc cùng một nhóm? I. Ánh sáng. II. Hoocmon. III. Thức ăn. IV. Độ ẩm.
V. Nồng độ các chất khí. VI. Giới tính. VII. Sinh vật gây bệnh. A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 5
[115297]: Ở nước ta, cá rô phi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường nằm
trong khoảng nào sau đây? A. 16-180C. B. 25-300C. C. 30- 350C. D. 35- 420C.
Câu 35 [115327]: Trong chăn nuôi, năng suất tối đa của vật nuôi phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào
sau đây? A. Khẩu phần thức ăn. B. Khí hậu. C. Đặc điểm di truyền của giống. D. Chế độ phòng dịch.
Câu 36 [115328]: Động vật sẽ bị bệnh nào sau đây khi thiếu vitamin D? A. Bệnh về thần kinh. B.

7
Bệnh tiêu chảy. C. Bệnh còi xương. D. Bệnh mù mắt. Câu 37 [115329]: Lí do nào sau đây là nguyên
nhân chủ yếu làm cho gia súc vào mùa có khí hậu lạnh thì sự sinh trưởng và phát triển chậm hơn mùa
có khí hậu thích hợp? A. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm. B. Cơ thể mất nhiều
năng lượng để duy trì thân nhiệt. C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm
hạn chế tiêu thụ năng lượng. D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản
tăng. Câu 38 [115330]: Tại sao việc tắm nắng vào lúc có ánh sáng yếu lại có lợi cho sự sinh trưởng
và phát triển của trẻ nhỏ? A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò
chuyển hoá Natri để hình thành xương. B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin
D có vai trò chuyển hoá Canxi để hình thành xương. C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến
thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Kali để hình thành xương. D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền
vitamin D biến thành vitamin D có vai trò làm cho sụn hóa thành xương. Khóa học Sinh học 11 –
Thầy Phan Khắc Nghệ www.facebook.com/phankhacnghe MOON.VN – Học để khẳng định mình
Câu 39 [115331]: Vì sao khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm? A. Thân
nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm tốc độ các phản ứng sinh hóa và các quá trình
sinh trưởng, phát triển chậm. B. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều
năng lượng để chống rét. C. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
D. Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm. Câu 40 [115332]: Vì sao
thức ăn lại có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động vật? A. Vì động vật là sinh vật tự
dưỡng. B. Vì thức ăn cung cấp dinh dưỡng cho việc hình thành, cấu tạo cơ thể và duy trì các hoạt
động sống của cơ thể. C. Vì thức ăn chứa các kháng sinh giúp cho động vật chống lại các loại bệnh.
D. Vì thức ăn giúp cải thiện nhiệt độ, độ ẩm của môi trường từ đó giúp động vật sinh trưởng, phát
triển tốt hơn.

Câu 8.
8
a. nếu thiếu hoocmon ecdixon thì quá trình biến thái của côn trùng vẫn diễn ra.
b. Thiếu iot sẽ gây ra bệnh bướu cổ.
TL:
a. Sai. Vì thiếu ecdixon thì quá trình biến thái của côn trùng không diễn ra vì ecdixon gây lột xác ở
sâu, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
b. Iot là thành phần quan trọng tạo nên tiroxin, thiếu iot sẽ thiếu tiroxin, không đủ để ức chế tuyến
yên tiết ra hoocmon kích giáp (TSH). TSH tiết ra làm tăng số lượng, kích thước nang tuyến giáp và
làm tăng tiết dịch nang -> Tuyết giáp phình to -> Bướu cổ.
Câu 9.
Quan sát sơ đồ sau và em hãy cho biết đường cong A, B,C,D mô tả cho các yếu tố nào trong chu kỳ
kinh nguyệt ở người? Trình bày vắn tắt vai trò các yếu tố này.

TL:
- Đường cong A: hoocmon LH
- Đường cong B: hoocmon FSH
- Đường cong C: oestrogen
- Đường cong D: progesterone.
Trình bày vắn tắt vai trò của các yếu tố này:
FSH kích thích nang trứng phát triển.
LH làm trứng chin, rụng và tạo thể vàng.
Thể vàng tiết ra hoocmon progesterone.
Progesteron và oestrogeb kích thích làm cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên.
Progesteron và oestrogeb nồng độ cao ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên ngừng tiết các hoocmon
(GnRH, FSH, LH).

Câu 10.
Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng, hãy cho biết nồng độ hoocmon tuyến yên
trong máu biến đổi như thế nào? Chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng ra sao? Giải thích.
TL:
- Nồng độ FSH và LH tăng lên vì tuyến yên và vùng dưới đồi không bị ức chế ngược bởi estrogen và
progesterone.
- Chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra vì chu kỳ kinh nguyệt xảy ra là do estrogen và progesterone được
buồng trứng tiết ra gây phát triển và bong lớp niêm mạc tử cung kèm máu theo chu kỳ.

Câu 11
Trinh sinh có đặc điểm gì khác biệt so với các hình thức sinh sản vô tính khác ở động vật?
TL:
- Từ tế bào của cơ thể mẹ trải qua giảm phân, nguyên phân, phân hóa hình thành cơ thể mới.
- các tế bào con sinh ra trong cùng một lứa không hoàn toàn giống nhau, do cơ thể mẹ có khả năng
tạo ra 2n loại trứng khác nhau.

Câu 12
Trong thời kỳ mang thai của phụ nữ nếu loại bỏ thể vàng trước tuần thứ 11 thì có ảnh hương gì?
TL:

9
- Sau khi trứng được thụ tinh, thể vàng sẽ tồn tại một thời gian dài và gọi là thể vàng mang thai và
đảm nhận chức năng nội tiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm tổ và phát triển của phôi
trong dạ con.
- Trong thời kỳ mang thai của phụ nữ nếu loại bỏ thể vàng trước tuần thứ 11 thì phôi sẽ bị thoái hóa
đi, chu kỳ kinh nguyệt được lặp lại.
Câu 13.
Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành không
gây hại cho cây trồng?
TL:
- Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulozo nên tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả
thấp. Vì vậy, sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, trong khi
đó bướm chỉ ăn mật hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn.
Câu 14.
Nêu vai trò của mỗi hoocmon sinh dục nữ.
TL.
Tên hoocmon Vai trò
Ơstrogen Điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục cái, kích thích rụng trứng
FSH Kích thích sự phát triển của bao noãn
LH Kích thích nang trứng chín, rụng trứng, tạo thể vàng
Progesteron Phối hợp với sstrogen kích thích niêm mạc dạ con dày lên và tích đầy máu,
ức chế tuyến yên tiết FSH, LH
Câu 15.
Trình bày tác dụng của các loại hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật không
xương sống. Giải thích tại sao có sự khác biệt đó?
TL:
Tên hoocmon Vai trò
Ecdixon Gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
juvenin Phối hợp với ecdixon gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi
sâu thành nhộng và bướm.
- Giải thích:
+ Ecdixon kích thích sự phân hóa tế bào -> gây biến thái.
+ juvenin tăng cường chuyển hóa, tăng tổng hợp protein -> ức chế biến thái.
Câu 16.
Ở một loài sâu hại lúa có vòng đời như sau: Trứng – sâu non – nhộng – bướm, dài 46,6 ngày. Giai
đoạn sâu non là 5 tuổi, giai đoạn bướm tập trung đẻ trứng vào ngày thứ 3 sau khi lột xác.
Ngưỡng nhiệt phát triển và tổng nhiệt hữu hiệu cho từng giai đoạn phát triển như sau:
Giai đoạn Ngưỡng nhiệt phát triển C(0C) Tổng nhiệt hữu hiệu S (độ x ngày)
Trứng 12 78
Sâu non 10
Nhộng 13 187,4
Bướm 13 60
Người ta phát hiện nhiều sâu non cuối tuổi 3 vào ngày 30/4 và nhiệt độ trung bình của môi trường là
250C.
a. Xác định thời điểm trứng vừa nở thành sâu non.
b. Dự tính thời điểm diệt bướm trước khi chúng tập trung đẻ trứng là ngày nào?
c. Theo em diệt sâu non hiệu quả nhất phải thực hiện vào giai đoạn và thời gian nào?
TL:
- Thời gian của từng giai đoạn phát triển. Áp dụng công thức S = (t0C – C). D.
(S: Tổng nhiệt hữu hiệu; t là nhiệt độ môi trường; C là ngưỡng nhiệt phát triển; D là khoảng thời gian
phát triển)
+ Giai đoạn trứng: D1 = 78:(25 -12) = 6 ngày.
+ Giai đoạn nhộng: D3 = 187,4:(25 -13) = 15,6 ngày.
+ Giai đoạn bướm: D4 = 60: (25 -13) = 5 ngày.
-> Giai đoạn sâu non: D2 = 46,6 –(6+15,6+ 5) = 20 ngày.
- Thời gia 1 tuổi ở sâu non là 20:5 = 4 ngày.
10
a. Thời điểm trứng vừa nở thành sâu non:
30/4 lùi lại 3x4 = 12 ngày -> ngày 18/4.
b. Dự tính thời diệt diệt bướm trước khi đẻ:
30/4 tính thêm 2 tuổi sâu non (4x2 = 8 ngày) + 15,6 ngày giai đoạn nhộng + 2 ->3 ngày
-> Thời điểm trứng nở: 25/5 đến 26/5 .
c. Hiệu quả nhất: Giai đoạn sâu non, mới nở, phàm ăn.
Thời điểm 30/4 lùi lại 12 ngày -> 18/4 hoặc 19/4.
Câu 17. Xét một chu kỳ phát triển của 1 loài sâu.
Ở cao nguyên: nhiệt độ 200C, thời gian phát triển mất hết 90 ngày.
Ở đồng bằng: Nhiệt độ môi trường cao hơn 30C, thời gian phát triển mất hết 72 ngày.
Hãy xác định ngưỡng nhiệt phát triển.
Nếu hạ nhiệt độ môi trường còn 180C thì loài sâu trên mất bao lâu để hoàn thành chu kỳ phát triển.
TL;
- Ta có S là hằng số:
-> (20 – C). 90 = (23 – C).72 -> C = 80C.
Khi đó S= (20 – 8).90 = 1080( độ. Ngày)
Khi nhiệt độ môi trường là 180C thì D = 1080:(18 – 8) = 108 ngày
Câu 18.Điền tên loại hoocmon liên quan đến từng hiện tượng trong bảng sau vào dòng tương ứng.
Hiện tượng Hoocmon liên quan
Các mô, cơ quan cũ của sâu biến đi, đồng thời các mô, cơ quan
mới hình thành
Người trưởng thành cao 120cm, người cân đối
Quá trình biến đổi sâu thành nhộng bị ức chế
Bệnh nhân bị lồi mắt, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, hồi hộp, lo
lắng, khó ngủ
Nòng nọc nhanh chóng biến thành con ếch bé bằng con ruồi
TL:
Hiện tượng Hoocmon liên quan
Các mô, cơ quan cũ của sâu biến đi, đồng thời các mô, cơ quan Ecđixon
mới hình thành
Người trưởng thành cao 120cm, người cân đối Hoocmon sinh trưởng
Quá trình biến đổi sâu thành nhộng bị ức chế Juvenin
Bệnh nhân bị lồi mắt, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, hồi hộp, lo Tiroxin
lắng, khó ngủ
Nòng nọc nhanh chóng biến thành con ếch bé bằng con ruồi Tiroxin

11

You might also like