You are on page 1of 2

Bài tập chia thừa kế Dân sự 1

Bài 1: A có vợ là B, tài sản chung của A và B là 1,2 tỷ đồng. A chung sống như
vợ chồng với C, tài sản chung của A và C là 600 triệu đồng. A chết, tiền mai
táng cho A hết 50 triệu đồng. Tiền phúng viếng thu được 100 triệu đồng. Xác
định DSTK của A.
Giải
Di sản thừa kế của A là: (1.2/2 + 600/4) – 50 -100 = 600 (triệu)
Bài 2. A và B là vợ chồng, có 3 con chung là C, D, E (8 tuổi). A chung sống
như vợ chồng với F, có 2 con chung là M và N. A còn có mẹ là bà K. Khi A
chết, tiền mai táng được lấy từ tài sản chung của AB. Sau khi trừ đi tiền mai
táng, tài sản chung của AB còn 1,6 tỷ đồng. Tài sản chung của AF là 1,2 tỷ
đồng. Tiền phúng viếng của A được 200 triệu đồng. Hãy chia DSTK của A
trong các trường hợp sau đây:
1. A chết không lập di chúc
2. A chết lập di chúc truất quyền thừa kế của B;
3. A chết lập di chúc cho C, D, E mỗi người hưởng 70 triệu; F,M,N hưởng
1/4 số di sản còn lại. Truất quyền thừa kế của K;
4. A chết lập di chúc cho F,M,N hưởng 1/2 di sản; cho C, D mỗi người
hưởng 150 triệu nhưng C chết cùng thời điểm với A và C có 2 con là C1,
C2. Truất quyền thừa kế của E.
Giải
Di sản thừa kế của A là: 1.6/2 + 1.2/4 – 200 = 900 (triệu).
a. A chết không lập di chúc → Chia DSTK theo pháp luật
Những người được hưởng di sản thừa kế của A bao gồm: B,K,C,D,E,M,N
→ B = K = C = D = E = M = N = 900/7 = 128.57 (triệu)
b. A chết lập di chúc truất quyền của B:
Di sản của ông A là 900 triệu, ông A truất quyền của bà B
→ Chia theo pháp luật
Hàng thừa kế thứ nhất của ông A bao gồm:
K=C=D=E=M=N= 900/6 = 150 triệu.
Theo điều 644, bà B được hưởng 2/3 suất thừa kế: 2/3* (900/7) = 85.7 (triệu).

You might also like