You are on page 1of 23

CÁCH LM BT CHIA THỪA KẾ

* Hai vấn đề quan trọng nhất


- xđ di sản mà ng chết để lại
- xđ người thừa kế là những ai
* LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH DI SẢN
- Đề bài ko đề cập con đã thành niên hay chưa thì mặc định nó đã thành niên rồi
- Đối với phần tài sản chung của vợ chồng mà một ng còn lại đã định đoạt rồi thì
cái phần bị định đoạt của ng đã chết sẽ đc chia theo PL
1.Tài sản trong khối tài sản chung với người tình (bồ)
Vi dụ: Năm 2010, A và B kết hôn sinh được 3 người con. Trong quá trình chung sống,
A và B tạo dựng được mảnh đất và căn nhà trị giá 2 tỷ. Năm 2017, A sống chung như
vợ chồng với C và tạo dựng được cửa hàng trị giá 1 tỷ. Năm 2020 A chết, xác định di
sản của A?
Giải:
- 1 nửa giá trị đất và nhà: 1 tỷ
- Tài sản của A ở giá trị cửa hàng là 250 triệu
LƯU Ý: tuy đây là tài sản chung vs bồ nhưng theo PL thì trong phần ts 500tr này cx
có phần của vợ ông A  ông A chỉ đc 250tr
Vậy tổng di sản của A: 1,250 tỷ

2.Đối với giá trị quyền sử dụng đất


Ví dụ: A và B kết hôn năm 2003, có 2 con là C,D. Năm 2004, A được cấp GCN QSD
đất mang tên ông A và bà B, quyền sử dụng đất này trị giá 1 tỷ. Năm 2007, A tiếp tục
được cấp GCN QSD đất mang tên hộ ông Nguyễn Văn A, quyền sử dụng đất này trị
giá 2 tỷ. Năm 2010 A chết, xác định di sản của A.
Giải:
-Với QSD đất mang tên ông A và bà B thì được cấp riêng cho ông A và bà B nên chia
đổi, di sản của A ở đây 500tr.
-Với QSD đất mang tên hộ ông Nguyễn Văn A thì được cấp cho cả hộ ông, tức là hộ
ông A vào năm 2007 có 4 người là A,B,C,D thì cả 4 người đều có quyền nên di sản
của ông A ở đây là '% giá trị đất: 500tr.
Vậy di sản của A là 1 tỷ.
LƯU Ý: cấp riêng hay là cấp chung cho cả hộ

3. Chi phí mai táng


Chi phí mai táng là chi phí được chi bởi chính di sản của người chết.
Ví dụ: A và B là vợ chồng, khi A chết, B lấy tiền chung mai táng cho B hết 20 triệu
đồng. Sau khi trừ tiền mai tang, tài sản chung vợ chồng còn 100 triệu. Xác định di sản
của A?
Giải:
Di sản của A: (120 : 2) – 20 = 40 triệu
(Tài sản chung: là 100+20=120tr)

*XÁC ĐỊNH NGƯỜI THỪA KẾ


1. Xác định người thừa kế theo pháp luật
a.Thừa kế thế vị
Ví dụ: A và B, có 1 con chung là C. C có 2 con là D.E. Tài sản chung của B là 900 tr
đồng. B chết lập dị chúc cho Á hưởng 500tr di sản; cho C hưởng 400tr triệu đồng
nhưng C chết cùng thời điểm với B. Xác định di sản mà D và E được hưởng.
Giải:
Di sản mà C được hưởng nếu còn sống là phần di sản vô hiệu được chia
theo pháp luật là: 400:2= 200tr.
=>> D=E=100tr
LƯU Ý: Di sản chia trong di chúc không phải di sản người chết cùng
thời điểm với người để lại di sản được hưởng nếu còn sống.
LƯU Ý: hay bị nhầm cháu đc hưởng tài sản đáng lẽ ba mẹ cháu đc hưởng khi còn
sống là sai
Theo điểm c khoản 1 và điểm c khoản Điều 650 và Điều 652
Người thừa kế nếu chết trc hoặc chết cùng thời điểm ng để lại di chúc thì phần thừa kế
đó sẽ vô hiệu. Nên sẽ không chia theo di chúc mà lúc này sẽ chia theo PL (nghĩa là chỉ
hưởng đc 1 nửa phần tài sản đó mà thôi.)

b. Con đã thành thai


LƯU Ý: trường hợp mà đề đánh lừa khi cho tình tiết rõ ràng xác định con đã thành
thai đó không có quan hệ với người chết để các bạn dễ xác định là không được hưởng
di sản.
* Theo khoản 1 Điều 660 việc phân chia di sản nếu đã có ng thừa kế cùng hàng đã
thành thai nhưng ch sinh ra thì phải chừa lại 1 phần di sản bằng 1 phần mà ng thừa kế
khác đc hưởng
* TH con đã thành thai đó không có quan hệ vs ng để lại di sản  ko đc hg di sản
VÍ DỤ: A và B kết hôn năm 2009, 2/2011
B mang thai. Biết rằng A sau khi kết hôn đã di làm ăn xa nước ngoài chưa về từ 2009
và A chết bên nước ngoài vào 5/2011, tháng 11/2011 B sinh ra C. Vậy trường hợp này
cái thai khi sinh ra có được hướng di sản không?
Giải:

Theo K1 Điều 88 Luật HNGĐ 2014 thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhận hoặc do
người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng; con được sinh ra
trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người
vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Theo đó thì C được xác định là con A và được hưởng di sản.
(Theo logic thì C ko phải là con của B nhưng theo PL thì vẫn đc công nhận)

2. Xác định 2/3 suất thừa kế theo pháp luật


Công thức tính:
2/3 suất = 2/3 x (tổng di sản : số người thừa kế theo pháp luật)
Trong đó số người thừa kế theo pháp luật được xác định như bình thường và trừ đi
những người sau đây:
1. Người từ chối không nhận di sản thừa kế;
2. Người không được quyền hưởng di sản thừa kể theo Điều 621 (người bị tước).
LƯU Ý: Điều 644: Những ng đc thừa hưởng di sản không phụ thuộc vào nd của di
chúc bao gồm…
Khi nào đc chia 2/3: khi bị truất quyền hg di sản, ko có tên trong di chúc hoặc có tên
trong di chúc nhưng mà phần được hưởng nhỏ hơn 2/3 thì phải rút (bù) cho đủ 2/3.
Vậy nếu lớn hơn 2/3 rồi thì ko cần phải chia theo 2/3
VI DỤ: A và B có 2 con là C,D đều thành niên. Trước khi A chết, A có khối tài sản là
1,2 tỷ, A lập di chúc cho C toàn bộ 1,2 tỷ, và truất quyền thừa kế của B,D. Xác định di
sản thừa kế của B biết D bị kết án về hành vi cố ý xâm hại tinh mạng của A.
Giải:
- B là vợ A nên được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.
- Trong trường hợp này số người thừa kế theo pháp luật là 2 người gồm B,C do D bị
tước quyền tại Điều 621.
Vậy B hưởng là: 2/3 x (1,2 : 2) = 0,4 tỷ.

3. Cách trích (rút) di sản để bù cho người hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật
CÔNG THỨC:
Phần phải trích = (Di sản được hưởng ban đầu : Tổng di sản mà những người
phải trích được nhận) x Tổng số di sản phải trích
- Di sản được hưởng ban đầu: phần di sản ban đầu mà người thừa kế được hưởng
khi chưa trích rút.
- Tổng di sản mà những người phải trích rút được nhận: tổng số di sản mà những
người phải trích được nhận do người chết để lại, không tính số di sản của những người
không phải trích.
- Tổng số di sản phải trích: tổng số di sản mà những người được hưởng không phụ
thuộc nội dung di chúc được nhận để mỗi người họ đủ 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.
LƯU Ý: khi mà những người không đc thừa hg nd di chúc thì những ng thừa hg phải
trích rút 1 phần di sản mà mình đc nhận để bù cho họ
VÍ DỤ: A và B có 4 con là C, D, E, F (đang học lớp 1) đều thành niên. Trước khi A
chết, A có khối tài sản là 3,75 tỷ, A lập di chúc cho C = 1,8 tỷ, D = 0,9 tỷ, E = 0,9 tỷ,
F = 150tr và truất quyền thừa kế của B. Xác định di sản thừa kế mà từng người được
nhận?
Giải:
- 2/3 của1 xuất thừa kế theo pháp luật: 2/3 x (3,75 tỷ : 5) = 500tr
- B và F mỗi người được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật tức là 500tr tức
là B cần 500tr và F thiếu 350tr.
- Tổng số tiền còn thiếu mà C,D,E phải trích ra là 850tr.
- Tổng số di sản C,D, E được nhận: 3,6 tỷ
- Số tiền C phải trích = (1,8 : 3,6) x 0,85 = 0,425 tỷ
 C được nhận số di sản là: 1,8 – 0,425 = 1,375 tỷ
- Số tiền D = E phải trích = (0,9 : 3,6) x 0,85 = 0,2125 tỷ
 D = E được nhận số di sản là: 0,9 – 0,2125 = 0,6875 tỷ
Vậy kết quả cuối cùng như sau: B = F = 500tr; C = 1,375 tỷ; D= E= 687,5tr

BÀI TẬP
1• Bài tập tình huống:
Ông A và bà B là hai vợ chồng, họ có ba người con là anh C, D và anh E (đã thành
niên). Tài sản chung làm ra ông đã làm hợp đồng tặng cho hết cho B. Chỉ còn căn nhà
là tài sản riêng, ông đã lập di chúc định đoạt cho C hưởng 1/2 căn nhà, còn lại chia
đều cho D và E. Ngày 01/10/2018 ông A chết. Anh (chị) hãy chia thừa kế trong các
trường hợp trên biết rằng: trị giá căn nhà lúc này là 1.200.000.000 đồng, di chúc hợp
pháp.
Hướng giải quyết:
- Di chúc hợp pháp nên chia thừa kế theo di chúc. .
- C được 1/2 của 1.200.000.000= 1.200.000.000×1/2 = 600.000.000
- D và E mỗi người một phần bằng nhau của phần còn lại là:
600.000.000 : 2 = 300.000.000.
- Nhưng có B là người hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc
nên phải tính kỷ phần bắt buộc là: 1.200.000.000 : 4= 300.000.000.
- 2/3 của 300.000.000 = 200.000.000.
Vì vậy B được ít nhất bằng 200.000.000
Phần này lấy từ C,D,E theo tỷ lệ % (C=100.000.000: D+E =100.000.000) ???

2• Bài tập tình huống:


Ông A và bà B là hai vợ chồng, họ có hai người con là anh C,D. Ngày 01/10/2018 ông
A chết do tai nạn giao thông. Lúc này B đang mang thai 3 tháng. Anh (chị) hãy chia
thừa kế trong các trường hợp trên biết rằng:
- Tài sản chung của A,B là 240 triệu đồng.
- Bố mẹcủa A đều đã chết.
Hướng giải quyết.
- Thời điểm mở thừa kế là lúc A chết vào ngày 01/10/2018.
- Vì không có di chúc nên chia thừa kế theo pháp luật.
- Di sản của A là 240:2=120 triệu đồng.
- Hàng thừa kế thứ nhất của A là B, C, D.
- Nhưng B đang mang thai nên phải để một suất để thai nhi sinh ra còn sống sẽ hưởng.
- 120:4 = 30tr =B=C=D và một phần cho thai nhi.
- Nếu 6 tháng sau B sinh ra E còn sống thì E sẽ được hưởng.
.
Nếu E chết trước khi sinh ra thì phần của E sẽ chia đều cho B, C, D.
LƯU Ý:
* Nếu E sinh ra 10 tiếng sau chết thì giải quyết như thế nào?
- Phần của E sẽ được B là mẹ được thừa kế.
- Tuy nhiên E phải được làm thủ tục khai sinh.
- Sau đó làm thủ tục khai tử.

3. Bài tập tình huống:


Anh A và chị B là hai vợ chồng, họ có hai người con là anh C, D; sống trong căn nhà
mua được có chiều ngang 3 mét, chiều dài 15 mét, trị giá khoảng 500 triệu đồng.
Ngày 01/10/2018 anh A chết do tai nạn giao thông. Sau khi mai táng cho A xong thì
cha mẹ anh A là P. Q yêu cầu chia di sản thừa kế. Chị B không đồng ý. Anh
(chị) hãy tư vẫn cho B trong trường hợp trên biết rằng: Tài sản chung của A,B không
có gì giá trị khác ngoài căn nhà nói trên.
Hướng giải quyết.
- Tư vấn cho chị B rằng cha mẹ anh A là người thừa kế theo pháp luật, nên ra Tòa án
thì phải chia cho họ.
- Nhà là tài sản chung của vợ chồng nên sẽ chia đôi, chị một nửa và chồng chị một
nửa.
- Phần của chồng chị sẽ chia 5 (P, Q, B, C, D).
- Việc phân chia như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của ba mẹ con.
- Yêu cầu hạn chế phân chia di sản trong 3 năm.
- Hết hạn là đề nghị gia hạn...
*Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì:
+ không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật,
+ Những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một
khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ
lệ tương ứng với phần di sản đã nhận,
+ Trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4• Bài tập tình huống.
Ông A và bà B kết hôn 1960 và có 3 con C,D,E (đều sinh trước năm 1985). E kết hôn
với H và có được 2 con chung là M (sinh 1996) và N (sinh 1998). Ngày 15/08/2018,
ông A chết có để lại di chúc cho 2 cháu M và N hưởng ½ tài sản của ông.
Bạn hãy chia thừa kế trong trường hợp, biết rằng:
- Di sản của ông A là 960 triệu đồng.
- Di chúc hợp pháp
• Hướng giải quyết.
- Di chúc hợp pháp nên chia theo di chúc cho M, N hưởng ½ di sản của A.
- 960 : 2 = 480.
= 480:2=240=M=N.
- Phần di sản còn lại không được định đoạt trong di chúc nên chia theo luật cho B, C,
D, E.
- 480 :4 = 120=B=C=D= E.
- Nhưng B là người hưởng di sản không phụ thuộc di chúc nên ít nhất phải bằng 2/3
một suất theo luật.
- Một suất theo luật là 960 : 4 = 240.
- 2/3 của 240=160.
- Vì vậy B phải được ít nhất bằng 160 triệu.
- Mà B mới được chia theo pháp luật 120 triệu.
- Còn thiếu 40 triệu.
- Phần còn thiếu này lấy từ C,D,E,M,N theo tỉ lệ %

5. Tình huống.
Ông A và bà B là vợ chồng có 2 người con là C và D. Anh C có vợ là chị H, có 2
người con là P và Q. Anh D có vợ là M. Để tránh tranh chấp sau này, ông A đã lập
di chúc để lại toàn bộ tài sản cho 2 người con là C và D. Ngày 01/02/2017, anh C chết
do tại nạn giao thông. Ngày 01/12/2018 ông A chết. Anh (chị) hãy chia thừa
kế trường hợp trên, biết rằng:
+ Tài sản của A và B là 160 triệu đồng VN
+ Tài sản của C và H là 100 triệu đồng VN
+ Di chúc của ông A là hợp pháp.
Hướng giải quyết.
- Chia di sản của C.
+ Di sản là 100:2=50=C=H.
+ phần của C chia theo pháp luật cho A, B, H, P, Q. (ko có phần của D)
+ 50:5 = 10 = A=B=H=P = Q.
- Chia di sản của A.
+ 160:2 = 80 = A = B.
+ Phần di sản của A là 80 + 10 = 90. (10tr ở đây là di sản của C để lại)
+ Chia theo di chúc cho C, D mỗi người một phần. 90:2 = 45 = C = D
- Nhưng vì C chết trước A nên phần di chúc này không có giá trị nên chia theo pháp
luật cho B, D, (P, Q) trong đó (P, Q) thừa kế thế vị của C. (nghĩa là 45tr của C ko có
hiệu lực nên lúc này chia theo PL cho B,D và 2 đứa con nhưng vì 2 đứa này là thừa kế
thế vị nên chỉ đc hg 1 nửa nghía là 2 đứa là 1 phần)
- Cụ thể 45:3= 15 = B = D = (P, Q)
- Nhưng vì có B hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc nên phải tính 2/3 một
suất theo luật.
Là (90:3) x 2 /3 = 30 x 2/3 = 20. vì vậy B phải được ít nhất bằng 20. Mà B mới được
chia 15 triệu do đó còn thiếu 5 triệu lấy từ những người thừa kế khác theo tỷ lệ %.
(nghĩa là khúc này rút bù đk)

6• Tình huống:
Ông A có hai người con là B và C. Anh B có vợ là chị D có hai người con là E và F.
Anh C có vợ là chị P có con là Q. Biết mình bị bệnh hiểm nghèo nên anh B đã
lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản của mình cho hai người con. Ngày 01/01/2018
anh B chết. Ngày 01/01/2019 anh C tai nạn chết. Buồn rầu trước cái
chết của hai người con ngày 01/5/2020 ông A lâm bệnh và chết. Anh (chị) hãy chia
thừa kế trong các trường hợp trên, biết rằng:
- Tài sản của B và D là 240 triệu đồng.
- Tài sản của C và P là 60 triệu đồng.
- Tài sản của A là 90 triệu đồng.
Hướng giải quyết:
- Chia di sản của B
+ Xác định di sản là 240 : 2 = 120.
+Chia theo di chúc 120 : 2 = 60 = E=F
+ Nhưng có A,D là người hưởng di sản không phụ thuộc vào nd của di chúc
+ Tính 2/3 một suất theo luật là: 120:4 = 30 x 2/3 = 20 = A = D.
+ Do dó E= F = 120 - (20x2) = 80 : 2 = 40
- Chia di sản của C.
+ Di sản của C là 60 : 2 = 30.
+ chia theo pháp luật cho A,P,Q: 30:3 = 10 = A = P = Q
- Chia di sản của A
+ Di sản là 90+20+10 = 120.
+ Vì không có những người ở hàng thừa kế thứ nhất nên chia thừa kế cho những
người ở hàng thứ hai là E =F=Q= 120:3=40

7. Tình huống:
Ông A và bà B là hai vợ chồng, họ có 2 người con là C, D, do có bất đồng về cách
sống nên họ ly thân. Năm 2015 ông A sống chung như vợ chồng với chị H và có một
người con chung là K. Ngày 01/7/2017, ông A bị tai nạn chết, chị H yêu cầu chia thừa
kế của ông A cho mình và cho con, bà B và C, D không đồng ý. Tranh chấp xảy ra,
anh chị hãy giải quyết biết rằng:
+ Tài sản chung của A và B là 200 đồng.
+ Tài sản giữa A và H có là 240 triệu đồng.
• Hướng giải quyết.
- Chia thừa kế của A.
+ Xác định tài sản của A với B là 200 : 2 = 100.
+ Xác định tài sản của A với H là 240 : 2 = 120, nhưng đây vẫn là tài sản làm ra trong
thời kỳ hôn nhân với B nên chia đôi: 120 : 2=60=A= B.
+ Di sản của A là: 100 + 60 = 160.
+ Chia theo pháp luật cho B,C,D, K là 160 : 4 = 40
+ Không chia cho H vì không được công nhận là vợ chồng.

8. Tình huống
Bà H (cư trú tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) có ba người con với ông T (đã
mất năm 2000) là M, N, P và một người con riêng là L. Ngày 13/05/2017, L mất trong
một tai nạn giao thông để lại cho chị Y (vợ L) hai người con là K và X.
Ngày 05/06/2017, bà H mất, để lại di sản gồm một căn nhà ở Bình Tân trị giá 3 tỷ
đồng, một căn nhà ở Bình Dương trị giá 2,2 tỷ đồng; một mảnh đất nông nghiệp ở
Long An trị giá 800 triệu đồng và hai chiếc xe bán tải có trị giá 250 triệu/chiếc cùng
một số tiết kiệm 500 triệu đồng. Trước khi mất bà H cổ vay của bà Q 300 triệu đồng
chưa đến hạn phải trả.
Trong di chúc lập ngày 08/01/2017, bà H tặng cho M mảnh đất ở Long An và hai
chiếc xe bán tải, định đoạt cho L căn nhà ở Bình Dương, căn nhà ở Bình Tân định
đoạt cho N, P.
Giả sử chi phí ma chay, mai táng trong đám tang bà H là 75 triệu đồng, tổng tiền
phúng điều nhận được là 120 triệu đồng. Theo Bộ luật dân sự 2015, anh chị hãy
1. Xác định thời điểm và địa điểm mở thừa kế.
2. Xác định giá trị di sản thừa kế của bà H.
3. Hãy chia di sản của bà H.

9. Tình huống
Ông A và bà B có ba người con là C (1985), D (1990), E (2005). Năm 1997, ông A
chung sống với bà K và con là P.(2001). Dọ mâu thuẫn với bà B, ông A đã đưa bà K
và P về chung sống với mẹ ruột ở quê. Mẹ của ông A cũng thừa nhận bà K là con dâu
và thừa nhận P là cháu nội. Năm 2017, A lập di chúc để lại toàn bộ di sản cho bà K và
P hưởng. Tài sản chung của A và B là ngôi nhà 500 triệu. Ông A và bà K mỗi người
bỏ ra 200 triệu đồng để hùn tiền mua chung một chiếc xe ô tô chở khách trị giá 400
triệu. A chết vào tháng 5/2019. Tiền mai táng của ông A là 10 triệu đồng. C có vợ là H
và có con là X, Y. Năm 2018, C bệnh chết, Tài sản chung của C và H là 200 triệu.
Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên.
CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG PHẦN TÀI SẢN,
QUYỀN SỞ HỮU
I. LÝ THUYẾT
1. Nhặt được tài sản đánh rơi rồi chiếm giữ lấy là chiếm hữu tài sản có căn cứ PL
SAI
CSPL: Điều 230 BLDS 2015
Ng nhặt đc tài sản đánh rơi hoặc bỏ quên phải thông báo cho đánh rơi. Nếu ko biết ng
đánh rơi là ai thì có thể giao cho UBNX ỏ CACX nơi gần nhất. Nếu sau 1 năm đánh
rơi mà k aii nhận lại thì có quyền sở hữu hoặc sở hữu 1 phần theo quy định của PL thì
lúc đó ta mới trở thành ng chiếm hữu có căn cứ PL
2. Nhặt đc tài sản đánh rơi rồi giữ lấy và chiếm hữu ko có căn cứ PL nhưng ngay
tình
SAI (mập mờ)
Điểm d khoản 1 Điều 165
Việc chiếm hữu tài sản vô chủ phải phù hợp với đk theo quy định của Bộ luật này
nghĩa là ng nhặt đc tài sản bị đánh rơi này họ phải lm nv đi thông báo, or giao nộp cho
CQNN có thẩm quyền để CQNN họ đi tìm chủ sở hữu của tài sản bị đánh rơi này
- Việc chiếm hữu ở đây là không ngay tình vì nếu nhặt đc tài sản đó mà giữ lun k trả
lại, k báo cho CQNN  ng chiếm hữu biết rằng ts đó ko thuộc về mình
3. Người chiếm hữu vật mà không biết việc chiếm hữu của mình là không có căn
cứ PL là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
SAI
Chiếm hữu không có căn PL nhưng ngay tình là việc chiếm hữu k có căn cứ PL trong
trg hợp ng chiếm hữu ko biết và k thể biết việc chiếm hữu ts đó là k có căn cứ PL. Tức
là nó phải thỏa mãn 2 yếu tố là k biết và k thể biết còn trên nhận định nó chỉ nêu “ ko
biết việc chiếm hữu của mình là ko có căn cứ PL”
4. Căn cứ xác lập quyền chủ thể này đồng thời là căn cứ chấm dứt quyền sở hữu
của chủ thể khác
SAI
CSPL: khoản 1 Điều 221
Có Căn cứ xác lập quyền chủ thể này nhưng không đồng thời là căn cứ chấm dứt
quyền sở hữu của chủ thể khác
Căn cứ xác lập quyền sở hữu do hđ sáng tạo ra đối tg quyền sở hữu trí tuệ. Lúc đó chủ
sở hữu tự tạo ra tài sản đó và tự xác lập quyền sở hữu chứ không phải nó dẫn đến
chấm dứt quyền sở hữu của chủ thể khác
5. Sở hữu tài sản chung của hộ gia đình là sở hữu chung hợp nhất.
SAI
CSPL: Đoạn 2 khoản 2 Điều 212
. Sở hữu tài sản chung của hộ gia đình là sở hữu chung theo phần vì có thể xác định đc
phần quyền sở hữu đc xác định đối với tài sản chung đó. Khi đó các thành viên gđ sẽ
có các phần quyền như nhau
6. Người thực tế chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật,
nhưng ngay tình, thì không có nghĩa vụ phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.
SAI
Nếu như k có căn cứ PL nhưng ngay tình thì phải liên tục công khai theo thời hiệu quy
định tài Điều 236 thì lúc đó mới trở thành chủ sở hữu của ts đó và có thể bị đòi trong
TH tsan đó bị dịch chuyển ngoài ý muốn của chủ sở hữu hoặc bị bỏ rơi đánh cắp theo
Điều 167
Hoặc dùng khoản 1 Điều 579 thì ng chiếm hữu tsan của ng khác mà k có căn cứ PL có
nghĩa vụ hoàn trả lại ts cho chủ sở hữu
8. Quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của mình là quyền dân sự
tuyệt đối, không bị hạn chế.
SAI
CSPL: khoản 1 Điều 196
Quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản có thể bị hạn chế trong trường hợp luật
định. VD: luật ko cho đốt tiền, phá hủy tiền
9. Khi tài sản của chủ sở hữu bị người khác xâm phạm thì chủ sở hữu có quyền
kiện đòi lại tài sản đó.
CSPL: Điều 167
Quy định đối với động sản mà ko đăng ký quyền sở hữu ngay tình thì trong TH tài sản
rởi khỏi chủ sở hữu mà theo ý chí của họ còn ng mượn tài sản của chủ sở hữu nhưng
ko có quyền định đoạt mà lại chuyển giao cho ng chiếm hữu ngay tình thông qua hợp
đồng có dền bù thì sản đó chủ sở hữu k đòi lại đc. Lúc đó chủ sở hữu chỉ có quyền yêu
cầu ng cho mượn hoặc vi phạm hợp đồng đối với mình thì mình mới đc yêu cầu đòi
bồi thg lại
10. Người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp thì phải trả lại tài sản đó khi bị chủ sở
hữu kiện đòi.
SAI
CSPL: khoản 1 Điều 57
TH1; Trừ TH quy định tại Điều 236 là chiếm hữu ko có căn cứ PL nhưng ngay tình,
liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với động
sản thì lúc này sẽ trở thành chủ sở hữu thì ko cần phải trả lại
TH2: Nếu mà tài sản do ng chiếm hữu tài sản bất hợp pháp đó k còn thì chủ sở hữu sẽ
ko thể kiện đòi ts mà phải kiện đòi bồi thườngĐiều kiện để đòi lại tài sản thì tài sản
đó phải còn
11. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và có đền bù
đối với động sản thì được xác lập quyền sở hữu đối tài sản đó.
SAI
CSPL: Điều 167
- Nó thiếu đk việc chuyển giao này phải trong ý chí của chủ sở hữu thì ms đc xác lập.
Còn nếu chuyển giao ngoài ý chí hoặc bị trộm, cắp thì không đc xác lập quyền sở hữu.
Mặc dù ko có căn PL, ngay tình và nó có đền bù tuy nhiên ngoài ý chí thì cx k đc xác
lập quyền sở hữu
12. Bất kỳ lúc nào chủ sở hữu cũng có quyền kiện đòi lại tài sản bị người khác
chiếm hữu bất hợp pháp.
SAI
CSPL: Điều 236
Sau 10 và 30 năm chủ sở hữu ko có kiện đòi lại tài sản bị ng khác chiếm giữ bất hợp
pháp thì tài sản đó đc ng chiếm hữu xác lập quyền sở hữu rồi thì ko thể đồi lại đc
13. Ủy quyền bán nhà là ủy quyền định đoạt đối với ngôi nhà đó.
SAI
CSPL: Điều 195
- Quyền định đoạt là quyền bán, trao đổi, tặng cho để kế thừa từ bỏ quyền sở hữu, tiêu
dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt phù hợp với QĐ của PL đối vs
tài sản mà ủy quyèn bán thì ng đc ủy chỉ có quyền bán thôi chứ ko có quyền định đoạt
đối với tài sản như là tiêu hủy, cho thuê,…
- Ủy quyền bán nhà và ủy quyền định đoạt đối với ngôi nhà đó thì phạm vi của ủy
quyền định đoạt sẽ lớn hơn (nghĩa là ko chỉ bán mà có thể cho thuê, cho luôn)
14. Một người chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản của người khác thì không
có quyền sử dụng, khai thác tài sản đó.
SAI
CSPL:khoản 2 Điều 581
Ng chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình thì họ vẫn có quyền sd, khai thác tài sản
đó chỉ khi nào từ thời điểm họ biết hoặc phải biết việc chiếm hữu sd tài sản đó là k có
căn cứ PL
Câu 2. Hãy phân biệt vật và nêu ý nghĩa của việc phân biệt vật trong những
trường hợp sau đây:
a. Bất động sản và động sản;
b, Vật đặc định và cùng loại
c, Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

II. BÀI TẬP


Bài 1. Thành đi du lịch nước ngoài, có mượn của Tích một máy ảnh hiệu Canon
để chụp ảnh lưu niệm. Hôm Thành về đến sân bay, thì có Hoa là bạn thân ra đón. Nhìn
thấy chiếc máy ảnh, Hoa khen đẹp và tỏ ý rất thích. Thấy vậy, Thành đã tặng chiếc
máy ảnh nói trên cho Hoa và nói là quà từ nước ngoài mang về. Hỏi:
a. Tích có quyền đòi lại chiếc máy ảnh mà Hoa đang giữ hay chỉ có quyền đòi Thành
bồi thường thiệt hại? Hãy giải quyết hậu quả pháp lý của các giao dịch trên và cho biết
tại sao lại giải quyết như vậy?
b. Nếu Hoa tặng cho Hiền chiếc máy ảnh và Hiền sử dụng thì Tích phát hiện. Tích đòi
máy ảnh thì Hiền có trả không? Vì sao?
c. Nếu Hoa bán máy ảnh đó cho Hiền với giá 2 triệu đồng mà Tích phát hiện và đòi thì
Hoa có trả lại máy ảnh không? Vì sao?

Trả lời:
a. CSPL: Điều 167
- Người chiếm hữu chiếc máy ảnh (Hoa) là ko có căn cứ PL (phải CM đc s ko có căn
cứ PL)
+ Tích cho Thành mượn chiếc máy ảnh này nênThành ko có quyền định đoạt tài sản
này nhưng chuyển giao cho Hoa thì Hoa chiếm hữu không có căn cứ PL theo khoản 2
Điều 165
- Hoa là ng chiếm hữu ngay tình
+ Hoa ko thể biết và ko buộc phải biết chiếc máy ảnh này là của Thành. Bởi vì chiếc
máy ảnh này là động sản ko cần phải đki quyền sở hữu
- Việc Thành tặng cho Hoa là hợp đồng không có đền bù
- Việc thành cho máy ảnh cho Hoa ko hỏi ý kiến của Tích thì tsan ở đây nằm ngoài ý
chí của chủ sở hữu
 Trong TH này nó thỏa mãn tất cả các điều kiện ở Điều 167 nên Tích có quyền kiện
đòi lại tài sản từ Hoa
b, Hiền chiếm hữu tài sản ko có căn cứ PL nhưng ngay tình, ngoài ý của chủ sữu, và
là hợp đồng k có đền bù  Tích đc đòi máy ảnh
c, CSPL: Điều 167
Tích k có quyền đòi lại tài sản Vì chủ sở hữu ko đòi lại đc động sản ko phải đki quyền
sở hữu từ ng chiếm hữu ngay tình trong TH tài sản rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của
họ. Tích cho Thành mượn máy ảnh là theo ý chí của Tích. Đống thời, giữa Hoa vfa
Hiền có xác lập 1 hợp đồng có đền bù vì Hoa đã bán cho Hiền máy ảnh vs giá 2tr, tức
là Hiền chiếm hữu ngay tình lúc này quyền lợi của Hiền sẽ đc PL bảo vệ Hiền ko
trả lại máy ảnh cho Tích. Mà để đảm bảo quyền lợi của Tích thì Tích đc quyền yêu
cầu Thành và Hoa bồi thg thiệt hại máy ảnh đó  Tài sản này rời khỏi chủ sở hữu
theo ý chí của Tích. Nên Tích k có quyền đòi lại máy ảnh

Bài 2. A đã lấy xe đạp của B gửi trong bãi xe của A để đem bán cho bà C với giá là
400.000₫, rồi nói dối với B là xe đã bị mất trộm. B đòi A bồi thường thiệt hại nhưng
A cố tình lẫn tránh. Một năm sau, B phát hiện bà C sử dụng chiếc xe của mình, nên B
đã yêu cầu bà C phải trả lại xe. Bà C không đồng ý vì cho rằng, bà mua xe có trả tiền
đàng hoàng và ngay thẳng theo đúng giá thị trường. Hơn nữa, bà C đã đầu tư sơn sửa
(200.000đ) làm tăng giá trị của chiếc xe, do vậy bà C không đồng ý trả lại xe cho B.
Hãy cho biết đường lối xử lý tranh chấp giữa các bên trong các trường hợp sau
đây và cho biết vì sao lại giải quyết như vậy:
a. Bà C biết rõ xe đó không phải là của A, nhưng vẫn mua xe vì tham giá rẻ và hy
vọng có thể sơn sửa lại để chủ sở hữu không nhận ra xe của họ?
b. Bà C không biết xe đó là của B vì A nói rằng xe đó là do A mới được người thân
tặng cho, nhưng A cần tiền nên quyết định bán cho bà C?

CSPL: khoản 1 Điều 166, 181


a, Bà C biết rõ xe đó không phải là của A, nhưng vẫn mua xe  chiếm hữu ko có căn
cứ PL bởi vì chiếc xe đc mua một ng trộm chứ ko phải từ chủ sở hữu theo khoản 1
Điều 166
- Bà C là ng chiếm hữu ko ngay tình vì biết rõ xe đó không phải là của A nhưng vì
tham giá rẻ mà mua. Cho nên hành động này là cố tình theo Điều 181
- Chiếc xe này là động sản ko phải đki quyền sở hữu mà do bị mất cắp, lấy cắp và xe
này có hợp đồng đên bù  B được đòi lại tài sản vì tsan bị mất trộm
b, Bà C là chiếm hữu tài sản ko có căn cứ PL nhưng ngay tình  nhưng vẫn phải trả
tài sản cho B
CSPL: Điêu 167
TH hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản khi
nó bị mất cắp. Chiếc xe đạp này bị A chiếm hữu ngoài ý chí của B  Điều 167 A có
quyền đòi tài sản từ C

Bài 3. Anh K đang đi trên đường thì phát hiện ra một viên đá màu trắng chiếu
sáng rất đẹp, nên nhặt về làm vật trang trí. Một hôm, anh L đến nhà K chơi, thấy viên
đá đẹp nên hỏi xin, nhưng K không cho. Do L nài nỉ nên K đã đồng ý bán cho L với
giá 100.000đ. L mang viên đá đó về bỏ vào chậu cá kiểng nhà mình cho đẹp. Tình cờ
một người thợ kim hoàn ở thành phố về, K mới biết viên đá đó là đá quí và có giá trị
hơn 5.000 USD. Được tin trên, K đến xin hoàn lại cho L 100.000 đ và đòi L trả lại
viên đá quí đó cho mình, nhưng L đã từ chối.
Theo Anh (Chị), viên đá quí nói trên thuộc về ai và cho biết tranh chấp của các bên
giải quyết như thế nào? Vì sao?
CSPL: Điều 228 hay 230 thì phù hợp hơn (xem xét)
Trong TH này K nhặt đc và k biết chủ sở hữu là ai thì có nghĩa vụ phải thông báo hoặc
nộp cho CA xã hoặc UBND xã, phường gần nhất để thông báo đến chủ sở hữu đến
nhận lại. Nếu sau 1 năm thông báo mà ko xác định đc chủ sở hữu or sở hữu k nhận vật
này thì tùy vào giá trị tài sản mà đổi thành số tiền nhất định. Nếu mà có giá trị trên 10
tháng lương tối thiểu do nc quy định thì vật đó thuộc sở hữu của K
Hơn nữa tùy thuộc vào K nhặt đc ts mà xđ theo lương tối thiểu tg ứng. Từ đó chia ra 2
TH
TH1: Nếu K đã thống báo cho cơ quan CA về việc nhặt viên đá sau 1 năm k xác định
đc chủ sở hữu là ai thì K hiển nhiên đc xđ là chủ sở hữu của viên đá. Khi đó việc bán
giữa K và L đc thực hiện theo những Điều sau đây:
Điều 430: hoạt động bán
Điều 433: giá và phương thức thanh toán
Điều 434: thời hạn thực hiện hợp đồng
 Theo đó hợp đồng mua bán ts ko bắt buộc phải thanh lập thành vb có thể giao kết
bằng miệng, hai bên tự thỏa thuận về giá, hướng thanh toán. Thời hạn thực hiện hợp
đồng thanh toán kể từ thời điểm mua bán có thanh toán tiền thì bên bán giao tài sản
cho bên mua khi đó hợp đồng tài sản có hiệu lực nên từ thời điểm K giao viên đá cho
L và L trả tiền cho K thì viên đá đã thuộc quyền sở hữu của L theo Điều 238
TH2: nếu k ko thông báo cho CA thì khi đó K chưa là chủ sở hữu hợp pháp của viên
đá. Nên hợp đồng mua bán giauwx K và L k phát sinh hiệu lực. Do đó, K muốn đòi lại
Viên đá thì phải lm đơn trình lên UBND xã hoặc CA xã về việc nhặt đc đá quý. Từ đó
mới xác lập đc chủ sở hữu rồi mới đòi viên đá đc

Bài 4. Cơ quan A phát hiện ra một máy điện thoại di động của ai đó bỏ quên ở
cơ quan của mình. Ngay sau đó, phòng Tổng hợp của cơ quan A đã thông báo công
khai cho toàn thể nhân viên, cán bộ trong cơ quan và khách hàng một mẫu tin như sau:
“Chúng tôi có nhặt được một điện thoại di động và không rõ là của ai, nay xin thông
báo đến quí khách hàng và toàn cơ quan biết để đến nhận lại. Quá 3 tháng mà không
ai đến nhận lại thì chúng tôi sẽ bán máy và sung vào công qũi. Mọi khiếu nại về sau
chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm”. Hết thời hạn thông báo mà không ai đến
nhận lại chiếc điện thoại, nên cơ quan A đã bán chiếc điện thoại đó cho B với giá
1.200.000đ. Hai tháng sau khi chiếc điện thoại được bán, chủ sở hữu chiếc điện thoại
tên là C đến để xin nhận lại chiếc điện thoại mà anh đã bỏ quên, thì được biết cơ quan
A đã bán chiếc điện thoại đó cho B và đã sung tiền bán điện thoại vào ngân quỹ của
cơ quan. Hỏi:
a. Nếu cơ quan A bán chiếc điện thoại trực tiếp cho B thì C có quyền yêu cầu B trả lại
máy cho mình không? Vì sao?
b. Nếu cơ quan A bán cho B thông qua Trung tâm Bán đấu giá của Sở Tư pháp tp. Hồ
Chí Minh thì đường lối giải quyết tranh chấp trên có gì khác? Vì sao?

a, A ko có quyền định đoạt tài sản và việc B chiếm hữu là ko có căn cứ PL nhưng
ngay tình  Điều 167
- Khi mà thông báo thì phải đến 1 năm khi mà hết 1 năm mà ko ai đến nhận thì khi đó
sung công quỹ hay làm gì cũng đc. Trong khi đó ts đó vẫn còn trong tgian của họ. Dó
đó tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của C nên C có quyền đòi lại
b, (thầy còn cấn)
Bài 5. A trộm cắp chiếc xe gắn máy của B. Sau đó A đục số sườn, số máy để làm
giả lại số sườn số máy mới, rồi mang xe đến bán cho C với giá là 10 chỉ vàng và nói
dối là xe nhập lậu từ Campuchia về. C mua (có làm giấy tay) và sử dụng một thời gian
thì bị B phát hiện và kiện đòi. Hỏi quyền lợi của các bên giải quyết như thế nào? Vì
sao?
CSPL: khoản 1 Điều 166
C là ng chiếm hữu k có căn cứ PL và k ngay tình. Vì C buộc phải biết là xe máy là
động sản phải đki quyền sở hữu và buộc C phải biết xe máy này là của B. Áp dụng
khoản 1 Điều 166 A có quyền đòi lại tài sản từ C
- Xe nhập lậu thì xe là tài sản phải đki quyền sở hữu thì nó phải chính chủ  ko có
căn cứ PL, ko ngay tình

Bài 6. A gửi xe và giấy tờ xe của mình cho B giữ hộ vì phải đi công tác xa. B
đã mang chiếc xe và giấy tờ xe đến đề nghị bán cho C với giá là 30 chỉ vàng, và nói
dối là xe của bạn đang túng tiền, nhờ bán hộ và hẹn với C là hoàn tất giấy tờ cho C
trong vòng 1 tháng. C tưởng thật nên đồng ý mua với giá là 30 chỉ vàng. Thoả thuận
xong, C giao vàng cho B để nhận xe và giấy tờ xe để tạm sử dụng. Sau đó, C gây tai
nạn giao thông nên C bị công an bắt giữ. Biết tin trên, B đã bỏ trốn. A đi công tác về
hay tin đến yêu cầu C phải bồi thường chiếc xe.
Theo Anh (Chị) thì A có quyền kiện B hay kiện C? Dựa vào quy định của Bộ luật
Dân sự, hãy giải quyết tranh chấp trên.

CSPL: Khoản 1 Điều 166


- C là ng chiếm hữu ko có căn cứ PL, không ngay tình
- Pháp luật buộc C phải biết là trong TH là xe máy thì phải đki quyền sở hữu và C cx
phải biết rằng ng bán xe phải lm giấy tờ xe chính chủ mà C vẫn mua vì ham rẻ. Mua
mà ko chính chủ thì có thể ng đó đg lừa dối mình. Ngta bán cho mình 1 tsan mà cái
tsan này là bất hợp pháp (có thể lấy trộm, cắp gì đó) mà ta vẫn tin đi mua là sai 
Trong TH này việc B bán C là ko có căn cứ PL và việc C mua xe nãy cũng gọi là
không ngay tình  A có quyền đòi lại xe từ C

Bài 7. Sáng sớm, anh Bình thấy trong sân nhà mình có một chiếc áo veston còn
rất mới, nhưng không biết là của ai. Anh Bình đã đem chiếc áo đi hỏi hết các nhà
trong phố xung quanh nhà mình, nhưng không ai nhận. Mùa đông năm đó, nhân ông
Hoàn là chú anh Bình từ quê ra, anh Bình đã bán rẻ cho chú anh chiếc áo nói trên.
Ông Hoàn mặc áo đi bộ dạo phố thì anh Nhật phát hiện và đòi. Theo anh Nhật, chiếc
nói trên anh mua từ Anh Quốc giá 2.500 Euro có hóa đơn chứng từ rõ ràng, anh mới
chỉ mặc được 1 lần. Khoảng 3 tháng trước, anh giặt phơi trên sân thượng thì bị gió
thổi bay mất. Lâu nay anh vẫn dò hỏi, nhưng không tìm lại được. Tưởng áo đã bị kẻ
trộm lấy mất, nên anh không dò hỏi nữa. Nay thấy ông Hoàn mặc áo nên anh đòi ông
Hoàn phải trả lại cho anh chiếc áo cho anh. Ông Hoàn cho rằng ông mua áo từ Bình,
anh Nhật muốn lấy áo thì gặp anh Bình mà đòi, chứ ông không biết. Hơn nữa, chiếc
áo trên bị bay mất rất lâu, anh Nhật bị mất mà không tìm nữa thì coi như từ bỏ quyền
sở hữu. Vì thế ông không đồng ý trả lại áo.
Hãy cho biết:
a. Lập luận của ông Hoàn là đúng hay sai? Vì sao?
b. Chiếc áo nói trên được xem là vật vô chủ, vật không xác định chủ sở hữu hay vật bị
đánh rơi? Giải thích vì sao?
c, Theo bạn, tranh chấp trên giải quyết ntn? Vì s giải quyết như vậy (nêu rõ căn cứ
pháp lý)

a, Ông Hoàn lập luận “Ông Hoàn cho rằng ông mua áo từ Bình, anh Nhật muốn lấy áo
thì gặp anh Bình mà đòi, chứ ông không biết.” là sai vì:
- Thứ nhất, chiếc áo của anh Nhật bị mất là ngoài ý chí của anh là do bị gió thổi bay
- Thứ hai, ông Hoàn mua áo từ anh Bình là k có căn cứ PL nhưng ngay tình
- Thứ ba, giao dịch dân sự giữa ông Hoàn và anh Bình là giao dịch dân sự có đền bù.
 Căn cứ vào đó thì TH của ông Hoàng là chiếm hữu k có căn cứ PL nhưng ngay tình
 CSPL: Áp dụng Điều 167: TH hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu
có quyền đòi lại nếu động sản đó bị lấy cắp… hoặc TH khác bị chiếm hữu ngoài ý chí
của chủ sở hữu. Nên ông Hoàn phải trả lại chiêc áo này cho anh nhật khi anh đòi
- lập luận “, chiếc áo trên bị bay mất rất lâu, anh Nhật bị mất mà không tìm nữa thì coi
như từ bỏ quyền sở hữu” là sai vì:
+ Thứ nhất, anh Bình nhặt đc chiếc áo này mặc dù anh có thông báo vs mn nhưng ch
đến thời hạn 1 năm tho quy định của PL Điều 228 và 230 về ts vô chủ hoặc tsn bị
đánh rơi bỏ quên Anh Bình ch có quyền xác lập quyền sở hữu đối với chiếc áo này
và anh Nhật có quyền đòi lại. Và thời điểm anh định đoạt chiếc áo này tức bán chiếc
áo cho ông Hoàn là trái vs quy định của PL
b, Nó không thỏa mãn khoản 1 Điều 228. Chiếc áo này nếu là vật vô chủ thì khi bỏ cái
tài sản đó là do ý chí của chủ sở hữu muốn từ bỏ nó. VD đồ dùng k xài nữa bỏ vào
thùng rác thì khi đó vật đó là vật vô chủ
TH vật bị đánh rơi VD: đang cầm trên tay bị gió đánh rơi thì nó mới là vật đánh rơi
 Còn trong TH này là phơi trên sân bị gió thổi bay  Áp dụng khoản 2 Điều 228.
Đây là vật k xác định đc chủ sở hữu thì hậu pháp lý khi ta thông báo trên khắp các
ptien thông tin đại chúng rõ ràng rồi thì ta sẽ xác lập quyền sở hữu đối vs chiêc áo này
c, Căn cứ khoản 2 Điều 228 và Điều 167
- Ông hoàn là ng chiếm hữu k có căn cứ PL nhưng ngay tình mà thông qua 1 hợp đồng
có đền bù là hợp đồng mua bán vs anh Bình. Trong TH này ông Hoàn phải trả lại
chiếc áo cho anh Nhật
- Trong mối quan hệ giữa ông Hoàn và anh Bình thì ông Hoàn có thể yêu cầu Bình
hoàn trả lại tiền mà Bình đã nhận  Điều 582: quyền yêu cầu ng thứ ba hoàn trả

Bài 8. A cho B mượn một chiếc đồng hồ mới mua, hiệu Rolex, để B đi dự sinh nhật
của bạn gái. Túng tiền, B mang chiếc đồng hồ đó ra tiệm cầm đồ để cầm, lấy
500.000₫
để tiêu xài (trị giá thực của chiếc đồng hồ là 2.000.000đ). Sau đó, B bỏ về quê. Biết
bạn
đã cầm cố đồng hồ lấy tiền tiêu hết, nên A đến tiệm cầm đồ để xin chuộc lại chiếc
đồng
hồ, nhưng chủ tiệm từ chối với lý do thời hạn cầm đồ đã hết, chủ tiệm đã bán chiếc
đồng hồ nói trên cho người thứ 3 với giá 1.000.000đ, đủ thanh toán nợ gốc và lãi,
không còn dư. Theo qui định pháp luật hiện hành, A có quyền đòi người thứ 3 (chủ
cầm đồ) trả lại chiếc đồng hồ nói trên cho mình không? Vì sao?
- A cho B mượn chiêc đồng hồ là trong ý chí của hủ sở hữu và B ko có quyền định
đoạt chiếc đồng hồ nhừn B lại đem chiếc đồng đem bán là hợp đồng có đền bù (lần
thứ nhất) và ng chủ tiệm bán chiếc đồng hồ đó cho ng thứ 3 là hợp đồng có đền bù
(lần thứ hai)
- Chiếc đồng hồ k phải là động sản có đki quyền sở hữu và PL ko buộc ng thứ ba phải
biết việc chiếm hữu của mình là ko có căn cứ PL và ng thứ 3 đã ua chiếc đồng hồ đó
tại tiệm cầm đồ nên có căn cứ để biết rằng mình có quyền đối với tài sản  Theo
Điều 180, trong TH này ng thứ 3 ng chiếm hữu k có căn cứ PL nhưng ngay tình. Căn
cứ Điều 167, thì A k có quyền đòi lại chiếc đồng hồ
 Trong TH này giải quyết quyền lợi của A ntn? Có thể yêu cầu B bồi thg thiệt hại
cho mình tại Điều 170

Bài 9. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào thì A có quyền đòi lại tài sản ở C?
Tại sao? Trường hợp nào thì không? Tại sao?
a) A cho B mượn chiếc xe đạp, B bán cho C chiếc xe đạp đó sau khi đã lừa dối để C
tin
rằng chiếc xe đạp đó là của B.
b) A cho B mượn chiếc xe máy, B nói với C xe máy là của B nhưng đã bị mất giấy tờ
nên sẽ bán rẻ. Tin là thật nên C đã mua chiếc xe máy đó.
c) A cho B mượn chiếc xe đạp, B nói với C rằng xe đạp đó là của B và tặng cho C.
d) B trộm của A chiếc xe đạp và đem bán. C đã mua chiếc xe đạp đó vì nghĩ xe đó là
của B mà không biết là B đã trộm của A.
Trả lời
a, CSPL: Điều 167 và Điều 170
- Theo Điều 167 thì chiếc xe này đc A chuyển giao cho B trong ý chí của A và C là
người chiếm hữu tài sản ngay tình (vì C bị lừa ). Đồng thời xe đạp là đối tg k phải đki
quyền sở hữu và hợp đồng giữa B và C là hợp đồng có đền bù  A k đc đòi tài sản từ
C
- Theo Điều 170 thì A sẽ yêu cầu B bồi thg thiệt hại với giá trị của chiếc xe đạp
b, B mượn xe của A nên B k có quyền định đoạt tài sản này. Khi B bán chiếc xe này
cho C thì C chiếm hữu tài sản này nó k rơi vào bất kỳ TH nào đc quy định tại điểm a
đến điểm e, khoản 1 Điều 165. Nên trong TH này C là ng chiếm hữu k có căn cứ PL
- Theo PL thì việc mua bán xe phải chính chủ, đủ giấy tờ. Mà trong TH tin B mua
không có giấy tờ thì C chiếm hữu không ngay tình
- Căn cứ vào khoản 1 Điều 166 thì A có quyền yêu cầu C trả lại tài sản (nên trloi như
vầythầy yêu cầu)
c, C là người chiếm hữu không có căn cứ PL nhưng ngay tình
- C đc B tặng chiếc xe và C ko thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 165
nên C chiếm hữu không có căn cứ PL
- C ko biết và ko thể biết chiếc xe đạp này là A cho B mượn và B tặng cho C và luật
cx k buộc C phải biết điều đó nên C là ng chiếm hữu ngay tình
- Giữa B và C đã xác lập 1 cái giao dịch 1 hợp đồng ko có đền bù nên là  A đc đòi c
trả lại chiếc xe đạp theo Điều 167
d, B trộm xe đạp của A tức là A mất chiếc xe đạp nằm ngoài ý chí của A. Mà B đem
bán cho C thông qua hợp đồng có đền bù và PL ko buộc C phải biết việc chiếm hữu
của mình là ko có căn cứ PL.Vì thế C là ng chiếm hữu k có căn cứ PL nhưng ngay
tình.
 Áp dụng Điều 167 A có quyền đòi chiếc xe đạp từ C và C phải trả lại xe cho A. C
có quyền yêu cầu B bồi thường thiệt hại cho mình theo Điều 582

Bài 10. Trước khi đi công tác lâu ngày ở nước ngoài, A giao cho B quản lý một số tài
sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm: Xe hơi, xe máy, bộ vi tính để bàn và một két sắt
đã khóa. Trong thời gian đang ở nước ngoài, B đã lừa dối N rằng chiếc xe máy của
mình đã bị mất giấy tờ nên bán rẻ cho N. Tin là thật nên N đã mua chiếc xe máy đó, B
bán bộ vi tính để bàn cho M. Ngoài ra, B đã tìm cách mở được két sắt và lấy chiếc
đồng hồ cổ trong đó đem bán cho K được 450 triệu đồng. Đem xe hơi cầm cố để vay
H số tiền 300 triệu đồng. Hỏi trong TH trên khi về nc:
a, A đc và k đc đòi lại những tài sản nào? Tại sao?
b, Nếu ko thể kiện đòi lại tài sản, A sẽ khởi kiện theo phương thức nào, đối với ai để
bảo vệ quyền sở hữu của mình
Trả lời
a, Trong TH trên A giao cho B quản lý một số tài sản thuộc sở hữu của mình, bao
gồm: Xe hơi, xe máy, bộ vi tính để bàn và một két sắt đã khóa có thể thấy số tài sản
nêu trên là rời khỏi chủ sở hữu là A theo ý chí của mình Vì A là ng giao cho B quản lý
số tài sản đó nhưng B lại ko có quyền định đoạt số tài sản trên. Theo khoản 1 Điều
166 và Điều 167 thì A sẽ đc và k đc đòi những tài sản sau
- Thứ nhất, đối với chiếc xe máy thì B đã đem bán cho N nhưng chiếc xe máy là động
sản có đki quyền sở hữu và PL buộc N phải biết việc chiếm hữu của mình là ko có căn
cứ PL và việc mua bán xe máy phải chính chủ. Nên N là ng chiếm hữu ko có căn cứ
PL, ko ngay tình  A đc quyền đòi C trả lại chiếc xe máy theo Điều 165, Điều 181 và
khoản 1 Điều 166
- Thứ hai, đối với máy tính để bàn là động sản ko phải đki quyền sở hữu M là ng
chiếm hữu ko có căn cứ PL theo Điều 165 nhưng ngay tình vì PL ko buộc M phải biết
máy tính này là của ai và hợp đồng mua bán giữa B và N là hợp đồng có đền bù. Đồng
tg chiếc máy tính này chiếm hữu trong ý chí của chủ sở hữu (A) nên nó thỏa mãn Điều
167  TH này A ko đòi đc bộ máy tính từ M nhưng A có quyền yêu cầu B phải bồi
thg thiệt hại cho mình theo Điều 170
- Thứ ba, đối với chiếc đồng hồ cổ đc để trong chiếc két sắt nên chiếc đồng hồ đó đã
đc B chiếm hữu ngoài ý chí của A. K là người chiếm hữu k có căn cứ PL mà chiếc
đồng hồ này là tài sản ko dki quyền sở hữu và hợp đồng mua bán giữa B và K là hợp
đồng có đền bù. Nên A được quyền đòi lại tài sản từ K theo Điều 167
- Cuối cùng, đối với chiếc xe hơi thì H là ng chiếm hữu k có căn cứ PL ko ngay tình vì
xe hơi là động sản phải đki quyền sở hữu và việc mua bán hay cầm cố gì cũng phải
chính chủ. Nên áp dụng khoản 1 Điều 166 A có quyền đòi lại tài sản từ H
b, Nếu ko thể kiện đòi lại tài sản, A có quyền yêu cầu B trả lại số tiền đó theo Điều
582, để bảo vệ quyền sở hữu của mình
Bài 11. A và B là hai chủ sở hữu bất động sản liền kề nhau. A xây dựng nhà trước B,
để xác định ranh giới, A đã trồng một cây nhãn vào giữa ranh giới của hai nhà làm
mốc giới. Khi B xây dựng nhà đã làm cửa sổ đối diện với cửa sổ nhà A và mái che cửa
sổ (ô văng) nhô sang phần đất của nhà A. Muốn thoát nước thải từ nhà B ra nơi quy
định buộc phải đi qua phần đất của nhà A. Anh chị hãy xác định các vấn đề sau đây:
a) B có quyền yêu cầu A chặt cây nhãn không?
B có quyền yêu cầu A chặt cây nhãn khi nhành, nhánh, rễ cây của cây nhãn sang nhà
B. Theo khoản 2 Điều 175 thì A phải cắt xén, tỉa cành vượt quá phần đất của mình và
Điều 176 chủ sở hữu chỉ đc trồng cây trên phần đất của mình. Khi đó A trồng cây
nhãn có cành lá sang nhà của B thì B có quyền yêu cầu A chặt cây nhãn
b, Nếu B chấp nhận cây nhãn làm mốc giới chung thì quyền của các bên đối với
cây nhãn ntn?
CSPL: đoạn 3 khoản 3 Điều 176
Nếu B chấp nhận cây nhãn làm mốc giới chung thì quyền của các bên đối với cây
nhãn đó là phải bảo vệ, hoa lợi thu đc từ cây đc chia đều
c, A có quyền yêu cầu B phải lm gì đối với cửa sổ và mái che cửa sổ?
CSPL: Điều 178 và Điều 174
B đã lm của sổ đối diện nhà A việc trổ cửa sổ đối diện với cửa sổ của BĐS liền kề thì
sẽ ảnh hg đến gđ họ. Như vậy thì B đã vi phạm khoản 1 Điều 178 quy định về trổ cửa
nhìn sang BĐS liền kề và k thực hiện nv quy tắc xd Điều 174. Hơn nx mái che của B
nhô sang phần đất của B như vậy ko đúng vs quy định tại khoản 2 Điều 178. Do đó A
có quyền yêu cầu B dở bỏ mái che, điều chỉnh lại của sổ sao cho đúng vs quy định của
PL để k ảnh hg đến gđ của A
d, Việc lắp đặt ống thoát nc thải của nhà B?...
Bài 12. Ngày 10/06/2017, A bắt được một con trâu của ai đó đi lạc. Sau sáu tháng
thông báo công khai trong xã, nhưng không ai đến nhận nên A đã bán con trâu
đó cho B ở huyện bên. B ở cùng xã của chủ trâu cũ là C nên C đã đòi B trả lại
trâu cho mình, nhưng B không đồng ý. Hôm sau, C sang nhà gặp A, đòi A trả lại
trâu thì A cho rằng mình đã xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật
rồi. Ông C cho rằng ông A đã lấy trộm trâu chứ không phải trâu của mình đi lạc,
vì lúc ấy con trâu của ông C được thả rong trên sườn đồi “Ba Xã” (vì ngọn đồi
này nằm trên địa phận hành chính, nơi giáp ranh của 3 xã). Hơn nữa, việc ông A
chi thông báo trong xã thì chưa phải là thông báo công khai mà lý ra, phải thông
báo trên báo chí của tỉnh hoặc thông báo cho ba xã lân cận có chung quả đồi
cùng biết mới đúng. Các bên đã xảy ra tranh chấp.
a. Lập luận của các bên là đúng hay sai? Vì sao?
b. Theo qui định của pháp luật hiện hành, thì quyền lợi của ông C có được bảo vệ
không? Bằng cách nào?
* Lưu ý: đối vs trâu nuôi thông thg thì 6 tháng còn đối với trâu thả ròng thì 1 năm
(mệt rồi nghe lại 1p9)
Bài 13. Ông Đường đi thăm ruộng, phát hiện có một con bò phèn của một nhà ai đó
đi lạc, đang phá rẫy bắp của bà Hoà. Ông Đường dắt bò vào cột ở gốc cây ô-môi ở bờ
kênh gần đó rồi trở về nhà. Mấy ngày sau khi đi thăm bà con xa về mới hay bò chết,
chủ bò kiện đòi gia đình ông bồi thường, nhưng gia đình ông không chịu.
Hỏi: Ông Đường có bồi thường thiệt hại cho chủ bò không?
 Hành vi ông này cột con bò có trái vs PL hay k. Giữa việc con bò này chết vs việc
nó bị cột có tồn tại mối quan hệ nhân quả hay k hay do nó chết do nhiều nguyên nhân
khác nhau chớ ko phải do nó cột vào đó nó chết
Bài 14. Bà A đi chợ mua cá của bà B. Sau khi cân cá và tính tiền xong, bà A nhờ
bà B làm cá giùm. Trong khi làm cá, bà B phát hiện trong bụng cá có một khoen vàng.
Thấy vậy, bà A liền đòi bà B giao khoen vàng cho mình vì con cá đó bà đã mua, đã trả
tiền rồi thì khoen vàng trong bụng cá là của bà. Bà B không đồng ý vì theo bà thì con
cá đó chưa được giao cho bà A, nó vẫn còn thuộc quyền sở hữu của bà B nên bà được
sở hữu khoen vàng trong bụng cá. Bà B còn cho rằng, chính bà mới là người phát hiện
ra khoen vàng chứ không phải do bà A phát hiện. Theo quy định của pháp luật hiện
hành, khoen vàng thuộc về ai? Tại sao?
CSPL: Khoản 2 Điều 228
Con cá sẽ thuộc về quyền sở hữu của bà A vì bà A đã mua và đã trả tiền

BÀI TẬP VỀ VẤN ĐỀ ĐÒI TÀI SẢN


Tình huống 1: A là chủ sở hữu chiếc xe gắn máy. A cho B mượn chiếc xe đó trong
thời hạn 10 ngày. Trong những ngày đó, C hỏi mượn B chiếc xe máy này, B đã
cho C mượn sau khi được A đồng ý. Sau đó, C đem cầm đồ tại cửa hàng của M
để vay số tiền 10 triệu đồng trong thời hạn 02 ngày. Khi hết thời hạn, C không đủ
tiền chuộc lại xe nên M đã bán chiếc xe đó cho N với giá 20 triệu đồng.
Hỏi:
a. Ai là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật chiếc xe máy trên? Tại sao?
CSPL: khoản 1 Điều 165
Những ng đc coi là chiếm hữu chiếm hữu có căn cứ PL: A,B,C. Vì A là chủ sở hữu
của chiếc xe máy còn B là ng đc A cho mượn chiếc xe máy tức là ủy quyền quản lý tài
sản này và C là ng đc B ch mượn chiếc máy sau khi đã hỏi ý kiến từ A, đc A ủy quyền
quản lý sang cho C
b. Ai là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật chiếc xe máy trên? Tại sao?
Người bị coi là chiếm hữu ko có căn cứ PL là M và N. A là ng ủy quyền cho C quản
lý tài sản nên C ko có quyền định đoạt tài sản này mà C lại đem đi bán cho M nên M
là ng chiếm hữu ko rơi vào bất kì TH nào đc quy định tại khoản 1 Điều 165 nên M là
ng chiếm hữu k có căn cứ PL và tg tự N cx z
c. Ai là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình chiếc xe
máy
trên? Tại sao?  ko có ai
d. Ai là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình chiếc xe
máy trên? Tại sao?
CSPL: Điều 165 và Điều 181
M và N vì chiếc xe máy là động sản phải đki quyền sở hữu và bắt buộc nó phải chính
chủ thì mới đc mua mà M và N lại ko thỏa mãn đk đó nên M và N là ng chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật và không ngay tình chiếc xe máy trên
e. A có quyền kiện đòi lại chiếc xe máy từ N không? Tại sao?
A có quyền đòi lại chiếc xe máy từ N vì N chiếm hữu không có căn cứ PL và k ngay
tình theo Điều 166
Tình huống 2: A có một ngôi nhà trên một phần diện tích 100m 2 đất ở. Diện tích đất
còn lại, A trồng cây ăn quả. Ngôi nhà của A có trang bị thang máy; mỗi phòng có lắp
máy lạnh, quạt trần, quạt bàn, đèn âm trần (gắn chìm vào trong trần), bàn ghế ngồi;
mỗi
phòng vệ sinh đều có bồn tắm, vòi sen, bồn cầu, bồn rửa. Hãy xác định các tài sản
theo phân loại tài sản và nêu rõ căn cứ để xác định.
CSPL: Điều 107
Gợi ý
- Các bất động sản được xác định theo bản chất: 100 m2 đất ở, phần diện tích đất còn
lại.
- Các BĐS được xác định theo tính gắn liền với đất: Nhà, cây ăn quả trên phần diện
tích đất còn lại.
- Các BĐS được xác định theo tính gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng: thang
máy, máy lạnh, quạt trần, đèn âm trần (gắn chìm vào trong trần), bồn tắm, vòi sen,
bồn cầu, bồn rửa.
- Các động sản: quạt bàn, bàn ghế ngồi.
CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DẤN SỰ
(Các câu nhận định dưới đây đúng hay sai?Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý (nếu có))
Câu 1: Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của Luật dân sự.
Câu 2: Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao
lưu dân sự.
Câu 3: Quan hệ nhân thân không thể tính được bằng tiền và không thể chuyển
giao dân sự.
CSPL: khoản 1 Điều 25
Câu 4: Chỉ có phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt được áp dụng
điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong các giao lưu dân sự.
Câu 5: Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 6: Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.
Câu 7: Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn.
Câu 8: Người chưa thành niên thì có năng lực hành vi chưa đầy đủ.
Câu 9: Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa
thuận.
Câu 10: Khi người được giám hộ được 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt.

NHẬN ĐỊNH PHẦN ĐẠI DIỆN


69. Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật của người được giám hộ.
ĐÚNG
CSPL: khoản 2 Điều 136

70. Người đại diện theo pháp luật luôn là người giám hộ của của người được đại
diện.
SAI
CSPL: khoản 1 Điều 136
Cha ,mẹ ko phải là ng đại diện chỉ là ng giám hộ theo PL mà thôi
71. Chồng có thể là người đại diện theo pháp luật của vợ.
ĐÚNG
CSPL: khoản 2 Điều 136
Trong TH ng vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là ng giám hộ và ng giám
hộ bao giờ cx là người đại diện theo PL của ng đc giám hộ
72. Thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại từ đầu khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện
xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện.
73. Khi người ủy quyền đã chết nhưng thời hạn ủy quyền vẫn còn thì việc đại
diện chỉ chấm dứt khi hết thời hạn đó.
SAI
CSPL: điểm đ khoản 3 Điều 140
 Vì ng ủy quyền chết là 1 trong các TH chấm dứt đại diện theo ủy quyền của cá
nhân. Như vậy đại diện theo ủy quyền của cá nhân đc coi là chấm dứt từ thời điểm ng
ủy quyền chết
74. Đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự chỉ có thể là đại diện theo
pháp luật.
ĐÚNG
- Đối vs ng mất ng lực HVDS thì họ k còn khả năng nhận thức và ko còn điền khiển
hvi đc. Trong TH này họ ko thể cử hay chọn ai lm đại diện cho mình cả vì đâu lm chủ
cho bản đc. Nên mới để PL quy định (thầy lm)
- Đại diện theo PL là dựa trên cơ sở ý chí do PL quy định còn TH ng mất NLHV dân
sự, nếu mà đại diện theo ủy quyền thì họ k có đủ năng lực để nhận thức đc hành vi của
mình và k thể dựa trên cơ sở ý chí của ng đó để mà lựa chọn ng đại diện theo ủy
quyền của họ đc.  vì vậy phải do PL quy định (HS lm)
75. Người đại diện phải là người đủ 18 tuổi trở lên.
SAI
CSPL: khoản 3 Điều 138
Ng ch đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã có thể là ng đại diện theo ủy quyền
76. Quan hệ đại diện có thể được hình thành từ một quan hệ dân sự khác.
ĐÚNG
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 142
Trong TH này nó đã có đc 1 quan hệ dân sự khác đc hình thành rồi cái quan hệ đại
diện này nó ms đc hình thành sau. Nghĩa là ng ko có thẩm quyền đại diện họ tự ý xác
lập 1 giao dịch nhân danh ng đại diện (ng đại diện k biết) rồi họ mới về thông báo và
hỏi ý kiến của ng đại diện
77. Phạm vi đại diện theo PL quy định
SAI
CSPL: khoản 1 Điều 141
 Phạm vi đại diện ngoài đại diện theo PL thì còn có quyết định của cơ quan có thẩm
quyền, Điều lệ của pháp nhân, nội dung ủy quyển

You might also like