You are on page 1of 173

TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

lêi nãi ®Çu

Nhiều năm trở lại đây,các trường THPT chuyên trực thuộc các Sở giáo dục và đào tạo của các tỉnh -
thành phố và trực thuộc các trường đại học vùng Đồng bằng Duyên hải & Bắc bộ tổ chức kỳ thi chọn học
sinh giỏi cho học sinh các khối chuyên lớp 10 và lớp 11 ở các môn học như: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh
học, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Tin học. Với những môn học như: Toán học, Vật lý, Hoá học,
Ngữ Văn hay Ngoại ngữ thì từ trước tới nay trên thị trường sách đã có rất nhiều đầu sách dạng “tuyển tập
hay tuyển chọn” các đề thi học sinh giỏi các cấp, nhưng với bộ môn Sinh học thì đầu sách dạng này lại rất
hiếm. Do vậy cuốn sách “Tuyển tập các đề thi chọn học sinh giỏi khối lớp 10 chuyên Sinh học vùng
đồng bằng Duyên hải & Bắc bộ” được tuyển chọn, biên soạn và xuất bản nhằm mục đích:
- Giúp cho học sinh và giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học cấp THPT có được cách nhìn chính
xác và toàn diện về xu hướng ra đề thi môn Sinh học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi khối lớp 10 trường
THPT chuyên của các tỉnh - thành phố và trực thuộc các trường đại học vùng đồng bằng Duyên hải & Bắc
bộ.
- Giúp cho học sinh và giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học cấp THPT có thêm được nguồn tư liệu
tham khảo hữu ích trong quá trình học tập và giảng dạy. Qua đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng
dạy và học bộ môn, đạt kết quả cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp khu vực.
Cuốn sách này gồm rất nhiều đề thi chọn học sinh giỏi khối lớp 10 chuyên Sinh học vùng đồng
bằng Duyên hải & Bắc bộ, các đề thi được chọn lọc và sắp xếp theo từng năm học, từ năm học 2010 -
2011 đến năm học 2017 - 2018. Các đề thi trong cuốn sách này được chúng tôi sưu tầm, chọn lọc từ nhiều
kênh khác nhau như từ bạn bè, đồng nghiệp, từ Website của các Sở giáo dục - đào tạo, từ trang http://
www. dethi.violet.vn và nhiều Website có uy tín khác. Do đó có nhiều đề thi tác giả sưu tầm được cả đáp
án và hướng dẫn chấm, nhưng cũng có những đề thi tác giả không sưu tầm được đáp án và hướng dẫn
chấm. Với những đề thi có đáp án và hướng dẫn chấm, tác giả giữ nguyên văn đáp án và thang điểm để các
em học sinh và quý thầy cô có thể thấy và vận dụng được cách trả lời và cho điểm đối với mỗi đơn vị kiến
thức trong đề thi. Với những đề thi không có đáp án thì các em học sinh và quý thầy cô có thể tự giải để
củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng và phương pháp giải.
Với vai trò là những giáo viên tâm huyết với nghề, trực tiếp giảng dạy môn Sinh học cấp THPT, bồi
dưỡng đội tuyển HSG dự thi cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp Quốc gia môn Sinh học, chúng tôi thấy cuốn
sách này sẽ là học liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh yêu thích môn Sinh học và giáo viên dạy
môn Sinh học ở các trường THPT, đặc biệt sẽ rất hữu ích với những em học sinh và quý thầy cô tham gia
bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh và dự thi cấp quốc gia. Ngoài ra cuốn sách cũng là tài liệu
tham khảo rất tốt cho sinh viên – giáo sinh chuyên nghành sư phạm Sinh học ở các trường Cao đẳng và Đại
học.
Mặc dù đã cố gắng sưu tầm, chọn lọc, biên soạn nhưng cuốn sách sẽ khó tránh khỏi những thiếu
sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp và các em học sinh để lần xuất
bản sau được hoàn chỉnh hơn. Nhân đây, chúng tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới quý đồng
nghiệp đang công tác trong ngành giáo dục, những em học sinh đã đưa đề thi lên Internet và ban quản lí
trang http:// www. dethi.violet. vn.
Chúc các em học sinh và quý thầy cô đạt được nhiều thành tích cao trong quá trình học tập và giảng
dạy khi khai thác, sử dụng cuốn sách này. Mọi ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các em xin vui lòng liên
hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: hoclieubaolong@gmail.com. Chúng tôi trân trọng cảm ơn!
Chịu trách nhiệm nội dung: Nhóm giáo viên chuyên giảng dạy môn Sinh học THPT tỉnh Nam Định
Chịu trách nhiệm in ấn và phát hành: Công ty Học liệu Bảo Long
Người đại diện cho công ty, ông: Nguyễn Văn Công – Điện thoại (Zalo) liên hệ: 0843771012
NAM ĐỊNH
Ngày 27 tháng 8 năm 2018

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 1
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐỀ SỐ 01
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Hà Nội, năm học 2010 - 2011)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1. Thành phần hóa học của tế bào – 2,5 điểm
Tại sao trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài trái đất, các nhà khoa học rất quan tâm đến sự có mặt
của nước, đặc biệt nước ở trạng thái lỏng ở nơi tìm kiếm?
Câu 2. Cấu trúc tế bào – 2,5 điểm
Những dẫn chứng khoa học chứng tỏ nguồn gốc cộng sinh nội bào của ty thể và lục lạp trong tế bào
nhân thực.
Câu 3. Hô hấp tế bào – 2 điểm
Sơ đồ hóa các giai đoạn của quá trình hô hấp hiếu khí, chỉ rõ năng lượng ATP và lực khử thu được ở mỗi
giai đoạn. Trình bày tóm tắt cơ chế hình thành ATP theo thuyết hóa thẩm của Peter Mitchell.
Câu 4. Hóa tổng hợp – 2 điểm
So sánh quang tổng hợp và hóa tổng hợp
Câu 5. Quang hợp – 2 điểm
Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nếu các phân tử nước tham gia quang hợp được đánh dấu phóng
xạ bằng 18O, các hợp chất nào dưới đây sẽ được đánh dấu phóng xạ bởi 18O đầu tiên: ATP; NADPH+H+; O2
hay G3P? Chất nào sẽ được đánh dấu phóng xạ đầu tiên nếu ta thêm vào H2O trong đó H thường được thay
thế bằng 3H, nếu ta thêm CO2 trong đó C thường được thay thế bằng 14C? Trình bày cơ chế của quang
phosphoryl không vòng.
Câu 6. Nguyên phân và giảm phân – 2.5 điểm
1. Chu kỳ tế bào là gì? Đặc điểm các phase của chu kỳ tế bào.
2. Ung thư là gì? Hãy chỉ ra ít nhất 3 cách thức thường được sử dụng hiện nay để tiêu diệt tế bào ung
thư.
Câu 7. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật – 2,5đ
Sự hình thành nốt sần ở rễ cây họ đậu diễn ra như thế nào? Enzyme tham gia và cơ chế của quá trình cố
định nitơ phân tử ở các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium.
Câu 8. Cấu trúc các loại virus – 2 điểm
1. Trình bày các giai đoạn nhân lên của phage trong tế bào chủ.
2. Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut A và
B. Cả hai chủng này đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương
trên lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với protein của chủng B thì chúng tự lắp ráp để tạo thành virut
lai. Nhiễm chủng virut lai cho cây thì cây bị bệnh nhưng phân lập từ lá cây bị bệnh lại được chủng virut A.
Hãy giải thích kết quả trên.
Câu 9. Virus gây bệnh và miễn dịch – 2 điểm

2 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Tác nhân gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người là gì? Chỉ ra các giai đoạn phát triển
của chúng trong tế bào chủ và từ đó dự đoán những phương pháp mới trong điều trị căn bệnh này.
-----------------HẾT-----------------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 01

Câu Nội dung trả lời Điểm


0
1 - Nước, đặc biệt nước ở dạng lỏng (nhiệt độ môi trường từ 0 đến 100 C) là điều kiện cho 0,5
phép sự sống tồn tại.
- Nước có tính phân cực nên có khả năng hòa tan tốt: Là dung môi tốt, là môi trường cho 0,5
các phản ứng trong đó có các phản ứng sinh hóa.
- Cấu tạo phân tử của nước gồm 1 O và 2 H, chúng có khả năng hình thành liên kết hydro, 0,5
nhiệt dung riêng của nước cao. Nước có khả năng điều hòa nhiệt độ, duy trì ổn định nhiệt
độ.
- Bản thân nước có thể tham gia vào các phản ứng sinh hóa quan trọng trong các hệ thống 0,5
sống.
- Nước có vai trò điều hòa độ pH của dịch bào nên duy trì ổn định các phản ứng sinh hóa 0,5
trong tế bào sống
2 - Bằng chứng ADN: Mạc kép, dạng vòng, trần giống vi khuẩn. 0,5
- Bằng chứng Ribosome: Ribosome 70S giống vi khuẩn. 0,5
- Bằng chứng Màng: Màng ngoài của chúng giống với màng sinh chất của tế bào nhân 0,5
thực, trong khi đó màng trong giống màng của vi khuẩn (Hệ vận chuyển điện tử).
- Bằng chứng về bộ máy thực hiện chức năng di truyền: ADN polymerase. 0,5
- Một số bộ mã di truyền đặc trưng cho vi khuẩn có mặt trong ty thể và lục lạp mà không 0,5
có trong hệ thống di truyền của nhân.
3 - Sử dụng sơ đồ ba giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào, chỉ ra sản phẩm của từng giai 1,0
đoạn:

- Thuyết hóa thẩm của Peter Mitchell chỉ ra quá trình tổng hợp ATP nhờ chuỗi vận chuyển
electron trên màng và phức hệ ATPsynthetase, trong đó: 1,0
+ Khi các electron được vận chuyển trong chuỗi vận chuyển điện tử (có nguồn gốc từ các
lực khử), bản thân quá trình sẽ kích hoạt bơm proton trên màng khiến H + ở chất nền ty thể
được được bơm vào không gian gian màng.
+ Quá trình này tạo nên sự chênh lệch gradient H + giữa không gian gian màng và chất nền
ty thể. Các H+ sẽ đi theo ATPsynthetase ngược vào trong chất nền. Quá trình này khởi động
việc tổng hợp ATP.
Chú ý: Nếu thí sinh chia hô hấp tế bào thành 3 giai đoạn, chỉ ra: Vị trí, quá trình, kết quả
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 3
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
chính xác thì cho điểm tối đa. Căn cứ vào mức độ thí sinh trả lời được để cho điểm.
4 - Giống nhau:
+ Đều là phương thức tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ, trong đó nguồn C là từ 0,25
CO2
+ Đều gồm các phản ứng oxy hóa khử, tạo ra nguồn chất hữu cơ ban đầu quan trọng cho 0,25
sinh giới
- Khác nhau:
Điểm s sán Hóa tổng hợp

0,5
Quang tổng hợp
0,5
Nguồn năng lượng Ánh sáng Từ các phản ứng oxy hóa khử
Sự thải O2 Có oxy hoặc không Không thải oxy 0,25
Sinh vật tham gia Cây xanh, tảo, vi khuẩn Một số vi khuẩn: Vi khuẩn nitơ,
lam… vi khuẩn sắt,
0,25
Xuất hiệnvi khuẩn Là hình thức tự dưỡng xuất Xuất hiện trước quang tự dưỡng
lưu huỳnh. hiện sau.

5 - Nếu phân tử nước được tham gia đánh dấu phóng xạ bằng 18O, thì phân tử O2 sẽ được 0,25
đánh dấu phóng xạ đầu tiên ngay sau quá trình quang phân ly nước.
- Nếu H2O trong đó H thường được thay thế bằng 3H tham gia quang hợp thì chưa rõ chất 0,25
nào sẽ được đánh dấu phóng xạ đầu tiên bởi 3H, tuy nhiên nếu lựa chọn từ các chất đã cho
ở mục trên, nhiều khả năng nhất là NADPH+H+ sẽ được đánh dấu phóng xạ.
- Nếu ta thêm CO2 trong đó C thường được thay thế bằng 14C thì chất đầu tiên được đánh 0,25
dấu phóng xạ là 3PG, còn nếu là các chất trong 4 chất kể trên thì G3P là chất đầu tiên.
- Cơ chế của Quang phosphoryl không vòng
+ PSII nhận photon, phân tử diệp lục 680 chuyển thành trạng thái kích động, nó truyền e 0,5
qua chuỗi truyền điện tử: Plastoquinone, phức hệ cytochrome B6f, Plastocyanine, PsI. Ở
PsI, nhận thêm photon và electron lại được đẩy đến Feredoxine và NADP reductase, ở đây
e, H+ sẽ được kết hợp với NADP+ tạo thành NADPH+H+.
+ Trên con đường đi của điện tử, trong giai đoạn e đi qua Plastoquinone, nó kích hoạt bơm 0,5
proton đẩy H+ từ stroma vào xoang thylacoid làm tăng gradient H+ so với stroma, hệ quả là
kích hoạt ATPsynthetase để tổng hợp ATP
+ Diệp lục trung tâm P680 của PsII bị mất e sẽ được bù từ e của phản ứng quang phân ly 0,25
nước.
6 1. Chu kỳ tế bào là gì? Đặc điểm các phase của chu kỳ tế bào.
- Chu kỳ tế bào là tập hợp toàn bộ các sự kiện xảy ra từ khi tế bào được tạo ra cho đến khi 0,5
tế bào đó phân chia thành công thành 2 tế bào mới.
- Chu kỳ tế bào gồm có: Kỳ trung gian và pha phân bào (nguyên phân). Kỳ trung gian bao 0,25
gồm pha G1, pha S và pha G2
- Pha G1: Diễn ra sự gia tăng tế bào chất, hình thành các bào quan, chuẩn bị các điều kiện 0,25
cho sự tổng hợp ADN. Thời gian của pha G1 tùy thuộc vào chức năng của mỗi loại tế bào.
- Pha S: Tiếp sau G1 nếu tế bào vượt qua được điểm kiểm soát. Ở pha S, xảy ra sự nhân đôi 0,25
của ADN và dẫn đến nhân đôi NST tạo thành NST kép. Ngoài ra còn có sự nhân đôi của
trung tử có vai trò tham gia vào quá trình hình thành thoi vô sắc.
- Pha G2 tiếp sau pha S, tiếp tục tổng hợp protein và chuẩn bị các yếu tố thiết yếu cho sự 0,25
phân bào.
- Pha phân bào M: Pha này còn gọi là nguyên phân với 4 kỳ là kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ 0,25
cuối. Trong suốt quá trình phân bào có sự đóng xoắn và tháo xoắn và sự phân chia NST kép
thành NST đơn đồng thời với sự phân chia tế bào chất, từ một tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào
con giống nhau và giống mẹ về số lượng NST.

4 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
2. Ung thư là gì? Hãy chỉ ra ít nhất 3 cách thức thường được sử dụng hiện nay để tiêu
diệt tế bào ung thư.
- Ung thư là hiện tượng tăng sinh không kiểm soát được của một hoặc một nhóm tế bào từ 0,25
đó tạo thành các khối u chèn ép các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể.
- Ba cách thức để có thể tiêu diệt tế bào ung thư 0,5
+ Phương pháp vật lý: Sử dụng phương pháp chiếu xạ để tiêu diệt khối u gọi là xạ trị liệu.
+ Phương pháp hóa học: Sử dụng các chất hóa học đặc hiệu để tiêu diệt các tế bào ung thư
gọi là hóa trị liệu.
+ Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u trong giai đoạn sớm.
+ Ngoài ra còn phương pháp miễn dịch trị liệu: Sử dụng các cơ chế miễn nhiễm chống lại
khối u. Đó là các kháng thể đơn dòng chống lại các protein đặc trưng cho tế bào ung thư.
7 - Sự hình thành nốt sần gồm các bước: 1,0
+ Lây nhiễm: Rễ non tiết tín hiệu thu hút vi khuẩn, các vi khuẩn tập trung tại đầu lông hút.
+ Hình thành sợi lây nhiễm: Dòng các tế bào vi khuẩn sẽ theo lông hút đi sâu vào nội bì
của rễ và tiến hành phân chia.
+ Hình thành nốt sần: Khi vi khuẩn ngừng phân chia, nó bắt đầu lớn lên và biệt hóa thành
cơ quan nội cộng sinh cố định nitơ gọi là các vi khuẩn thể, từ đó tạo nốt sần.
- Enzym tham gia vào quá trình cố định đạm là phức hệ enzym Nitrogenase. Phức hệ
nitrogenase gồm 2 thành phần chính là nitrogenase và nitrogenase reductase. Phức hệ
nitrogenase nằm trong tế bào chất của thể vi khuẩn.
- Cơ chế quá trình cố định đạm:
+ Để quá trình diễn ra cần có các điều kiện thiết yếu: Sự có mặt của enzym nitrogenase, sự
có mặt của ATP, điều kiện kị khí và sự tham gia của các lực khử mạnh. Theo đó, qua nhiều 0,5
giai đoạn mỗi giai đoạn sử dụng NADH+H+.
+ Sơ đồ: 1,0
N2 => HN=NH=>H2N-NH2=> 2NH3
N2 + 4NADH + 4H+ + 16ATP � 2NH3 + H2 + 4NAD+ + 16ADP + 16P
8 1. Trình bày các giai đoạn nhân lên của phage trong tế bào chủ.
- Giai đoạn hấp phụ: Phage bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể 0,25
của tế bào chủ.
- Giai đoạn xâm nhập: Bao đuôi của phage co lại đẩy genome của phage vào trong tế bào 0,25
chủ
- Giai đoạn sinh tổng hợp: Genome của phage điều khiển bộ máy di truyền tế bào chủ 0,25
tổng hợp hệ gen và vỏ capside cho mình
- Giai đoạn lắp ráp: Vỏ capside bao lấy lõi vật chất di truyền của phage, các bộ phận như 0,25
đĩa gốc, đuôi gắn lại với nhau tạo thành phage mới.
- Giai đoạn phóng thích: Các phage mới được tạo thành phá vỡ vỏ tế bào chủ chui ồ ạt ra 0,25
ngoài hoặc tạo thành một lỗ thủng trên vỏ tế bào chủ và chui từ từ ra ngoài, tiếp tục một
chu trình mới.
2. Giải thích kết quả:
- Genome của chủng A quy định các đặc tính vỏ của chủng A. 0,25
- Genome của chủng B quy định các đặc tính vỏ của chủng B. 0,25
- Khi trộn tạo thành virus lai, lõi của virus A, vỏ của chủng B, sau khi xâm nhiễm, lõi virus 0,25
A sẽ tạo ra các capsome của virus A, sau cùng lắp lại thành virus A phóng thích. Chính vì
vậy chúng ta thu được virus A.
9 - Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do virus HIV(human immunodeficiency 0,25
virus) gây ra ở người.
- Các giai đoạn phát triển của chúng trong tế bào chủ: 1,0
+ HIV xâm nhập vào tế bào chủ sau khi hấp phụ trên bề mặt bởi thụ thể T CD4,
+ Sau khi xâm nhập chúng cởi bỏ vỏ ngoài nhờ enzym tiêu hóa của tế bào chủ.
+ Sợi ARN virus sẽ tạo thành ADN đơn nhờ enzym phiên mã ngược, từ sợi đơn ADN này,
nó tự tổng hợp thêm một mạch bổ sung tạo ADN sợi kép và gắn vào genome tế bào chủ tạo
thành provirus.
+ Provirus có thể tồn tại từ vài tháng đến vài năm, khi có sự kích thích chúng sẽ phiên mã
tạo thành sợi ARN virus và tổng hợp các thành phần của lớp vỏ.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 5
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
+ Các thành phần của lớp vỏ gắn với ARN lõi để tạo thành hạt virus mới. Hạt này chui ra
khỏi tế bào, lấy đi một phần màng sinh chất tế bào chủ tạo thành vỏ ngoài của virus. Kết
thúc một chu trình.
- Các phương pháp điều trị có thể: Sử dụng các yếu tố vật lý và hóa học tác động vào: 0,75
+ Thụ thể của tế bào, thụ thể của hạt virus làm cho quá trình hấp phụ bị ngăn cản.
+ Enzym phiên mã ngược làm cho quá trình chuyển ARN thành ADN bị ức chế, sự nhân
lên của virus sẽ không diễn ra.
+ Enzym gắn ADN virus vào genome tế bào chủ, ức chế quá trình tạo thành provirus.
ĐỀ SỐ 02
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi chính thức, năm học 2011 - 2012)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (1,0 điểm)
Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai thì hãy sửa lại thành đúng?
a. Trong phân tử amilôzơ, các đơn phân glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết β 1, 4
glycozit, có phân nhánh.
b. Các vitamin A, D, E, K có bản chất photpholipit.
c. Prôtêin chính của tơ tằm có cấu trúc bậc 2 là dạng gấp nếp β.
d. Trong tổng số ARN của tế bào, rARN chiếm tỉ lệ 2% - 5%, tARN chiếm tỉ lệ 10% - 20%,
mARN chiếm tỉ lệ 70% - 80%.
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Nêu vai trò của lưới nội chất trơn? Giải thích vì sao nếu sử dụng thuốc giảm đau, an thần
thường xuyên thì có thể xảy ra hiện tượng nhờn thuốc (dùng liều cao mới có tác dụng)?
b. Cho tế bào vi khuẩn Gram âm, tế bào thực vật, tế bào hồng cầu vào dung dịch đẳng
trương có lizôzim. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với mỗi loại tế bào trong dung dịch trên? Hãy giải thích?
Câu 3 (3,0 điểm)
a. Hãy nêu các bằng chứng lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm để chứng minh ôxi sinh ra
trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ nước?
b. Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp của cây xanh.
Tại sao hai pha này lại xảy ra ở hai nơi khác nhau trong lục lạp?
c. Trong tế bào bao bó mạch của thực vật C4 chỉ có PSI (không có PSII) có tác động lên nồng
độ O2. Tác động đó là gì và thực vật đó có thể có lợi như thế nào?
Câu 4 (2,0 điểm)
a. Sự thiếu O2 ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi electron hô hấp và quá trình tổng hợp ATP theo
cơ chế hóa thẩm?

b. Nêu vai trò của NAD+ và FAD trong hô hấp hiếu khí?
Câu 5 (3,0 điểm)
a. Tế bào phôi chỉ cần 15 – 20 phút là hoàn thành 1 chu kì tế bào, trong khi đó tế bào thần kinh
ở cơ thể người trưởng thành hầu như không phân bào. Hãy giải thích tại sao?
b. Nêu 2 cách để nhận biết 2 tế bào con sinh ra qua 1 lần phân bào bình thường từ 1 tế bào mẹ
có bộ NST 2n của ruồi giấm đực là kết quả của nguyên phân hay giảm phân?
6 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu 6 (1,0 điểm)
Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ,
nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó. Giải thích tại sao có hiện tượng
trên?
Câu 7 (3,0 điểm)
a. Hãy nêu và giải thích ít nhất hai đặc điểm thích nghi cho phép sinh vật nhân sơ tồn tại trong
môi trường quá khắc nghiệt đối với các sinh vật khác?
b. Vi khuẩn lactic chủng I tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tổng được
phenylalanin (một loại axit amin). Còn vi khuẩn lactic chủng II thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi
sinh vật này trong môi trường thiếu axit folic và axit phenylalanin được không? Vì sao?
c. Người ta cấy vi khuẩn Proteus vulgaris trên các môi trường dịch thể có thành phần tính
theo đơn vị g/l: NH4Cl - 1 FeSO4.7H2O - 0,01 K2HPO4 - 1
CaCl2 - 0,01 MgSO4.7H2O - 0,2 H2O - 1 lít
Các nguyên tố vi lượng (Mn, Mo,Cu, Zn): mỗi loại 2. 10-5
Bổ sung thêm vào mỗi loại môi trường:

Các loại môi trường


Chất bổ sung M1 M2 M3 M4
Glucose 0 5g 5g 5g
Axit nicotinic 0 0 0,1mg 0
Cao nấm men 0 0 0 5g

Sau 24h nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ phù hợp, người ta thấy có sự sinh trưởng của vi khuẩn trên
các môi trường M3, M4 còn trên môi trường M1 và M2 không có vi khuẩn phát triển.
- Các môi trường M1, M2, M3 và M4 thuộc loại môi trường gì?
- Nêu vai trò của axit nicotinic đối với vi khuẩn Proteus vulgaris?
Câu 8 (2,0 điểm)
a. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quá trình lên men lactic đồng hình và lên men rượu?
b. Hãy cho biết các loại vi sinh vật sau đây có kiểu dinh dưỡng nào? Nguồn năng lượng,
nguồn cacbon chủ yếu, hình thức sống của mỗi loại vi sinh vật đó (vi khuẩn lactic, vi khuẩn lam
Anabaena, vi khuẩn tả, Nitrosomonas, Nitrobacter).
Câu 9 (3,0 điểm)
a. Vì sao virut chưa có cấu trúc tế bào mà vẫn được coi là một dạng sống?
b. Virut HIV có lõi là ARN. Làm thế nào nó tổng hợp được vỏ protein và ARN của mình để
hình thành virut HIV mới?
c. Thế nào là phagơ độc và phagơ ôn hòa?

----- HẾT -----

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 7
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 02

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 a Sai, Trong phân tử amilôzơ, các đơn phân glucôzơ liên kết với nhau bằng liên 0,25
kết β 1, 4 glycozit, không có phân nhánh.
b Sai, Các vitamin A, D, E, K có bản chất steroit. 0,25
c Đúng. Prôtêin chính của tơ tằm có cấu trúc bậc 2 là dạng gấp nếp β. 0,25
d Sai, Trong tổng số ARN của tế bào, mARN chiếm tỉ lệ 2% - 5%, tARN chiếm 0.25
tỉ lệ 10% - 20%, rARN chiếm tỉ lệ 70% - 80%.
2 a - Vai trò của lưới nội chất trơn:
+ Tổng hợp các loại lipit như dầu thực vật, photpholipit, streroit. 0,25
+ Khử độc rượu, thuốc... 0,25
- Hiện tượng nhờn thuốc giảm đau, an thần là do:
+ Khi dùng các thuốc này sẽ kích thích sự sinh sôi của mạng lưới nội chất trơn 0,25
và các enzim khử độc liên kết với nó, nhờ vậy làm tăng tốc độ khử độc. Điều
đó lại làm tăng sự chịu đựng đối với thuốc, nghĩa là ngày càng dùng liều cao
mới đạt hiệu quả. 0,25
b - Dung dịch đẳng trương có thế nước tương đương dịch bào nên lượng nước đi 0,25
ra, đi vào tế bào bằng nhau.
- Tế bào thực vật, tế bào hồng cầu không thay đổi hình dạng do lizôzim không
tác động tới cấu trúc của hai loại tế bào này. 0,5
- Tế bào vi khuẩn bị lizôzim phá hủy thành tế bào nên mất hình dạng ban đầu, trở 0,25
thành thể hình cầu trong dung dịch.
3 a * Bằng chứng lý thuyết:
Phản ứng quang phân ly nước: 2H2O → 4H+ + 4 e + O2 0,25
Ở vi khuẩn quang hợp, quá trình quang hợp không sử dụng nguyên liệu là H 2O thì 0,25
không tạo ra O2 mà lại các sản phẩm như S, ...
H2S + CO2 → CH2O + S + H2O
* Bằng chứng thực nghiệm: Sử dụng O 18 để tổng hợp H2O, dùng làm nguyên liệu 0,5
cho quá trình quang hợp và O2 được giải phóng là O18.
b - Pha sáng: 0,25
12H2O + 12NADP+ + 12ADP + 18Pi → 12NADPH + 18ATP + 6H2O + 6O2
- Pha tối: 0,25
6CO2 + 12NADPH + 18 ATP + 12H2O → C6H12O6 + 12NADP+ + 18ADP +18Pi
- Pha sáng xảy ra ở màng tilacoit, pha tối xảy ra ở stroma vì:
+ Trên màng tilacoit có định vị các sắc tố quang hợp, hệ enzim của chuỗi truyền 0,25
electron và phức hệ ATP synteaza để tổng hợp ATP và NADPH cung cấp cho pha
tối. 0,25
+ Trong stroma có hệ enzim khử CO2
c - Do không có PSII nên không có quá trình quang phân li nước nên không sản sinh 0,5
ra O2 trong tế bào bao bó mạch.
- Do tránh được vấn đề O 2 cạnh tranh với CO2 để liên kết với enzim rubisco trong
các tế bào bao bó mạch � thực vật C4 tránh được hô hấp sáng. 0,5
4 a - Không có ôxi để nhận e, H+ không được bơm vào xoang gian màng của ti thể 0,5
� hóa thẩm không xảy ra, photphoryl hóa dừng lại và không tổng hợp được ATP. 0,5
8 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b - NAD+ và FAD là các coenzim dạng khử, 0,5
có khả năng tiếp nhận điện tử và H+ tạo thành NADH và FADH2. 0,25
- NADH và FADH2 vận chuyển H+ và điện tử đến dãy truyền điện tử định vị trên 0,25
màng trong ti thể (tại đó xảy ra quá trình tổng hợp ATP hóa thẩm).
5 a - Vào cuối pha G1 có một thời điểm được gọi là điểm kiểm soát (điểm R). Điểm 0,25
kiểm soát R là một hệ thống điều hòa rất tinh vi ở cấp độ phân tử.
- Nếu tế bào vượt qua điểm R mới tiếp tục phân chia, còn nếu tế bào không vượt qua 0,25
được điểm R thì sẽ đi vào biệt hóa.
- Tế bào phôi liên tục vượt qua được điểm R nên thời gian pha G1 rất ngắn và có thể 0,25
phân chia liên tục, cứ 15 – 20 phút là có thể hoàn thành 1 chu kì phân bào.
- Tế bào thần kinh không vượt qua được điểm R nên pha G1 kéo dài suốt cơ 0,25
thể, tế bào không phân chia trong suốt đời cá thể.
b Cách nhận biết:
- Cách 1: Quan sát hình thái NST dưới kính hiển vi : 0,5
+ Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái đơn, tháo xoắn → 2 tế bào con đó sinh 0,25
ra qua nguyên phân.
+ Nếu các NST trong tế bào ở trạng thái kép còn đóng xoắn → 2 tế bào con đó sinh 0,25
ra sau giảm phân I.
- Cách 2: Phân biệt qua hàm lượng ADN trong tế bào con : 0,5
+ Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân bằng nhau và bằng tế bào 0,25
mẹ → tế bào đó thực hiện phân bào nguyên phân.
+ Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân khác nhau (do tế bào con
chứa NST X kép có hàm lượng ADN lớn hơn tế bào con có chứa NST Y kép) và và 0,25
khác tế bào mẹ (chứa cặp NST XY) thì tế bào đó phân bào giảm phân.
6 - Adrênalin (epinephrin) tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với thụ 0,5
thể màng,
- Phức hệ [adrênalin/thụ thể] hoạt hóa prôtêin G, prôtêin G hoạt hóa enzym
adênylat – cyclaza, enzym này phân giải ATP → AMP vòng (cAMP), cAMP hoạt 0,5
hóa các enzym kinaza, các enzym này chuyển nhóm phosphat và hoạt hoá enzym
glicôgen phosphorylaza là enzym xúc tác phân giải glicôgen thành glucôzơ.
Tiêm adrênalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do thiếu thụ thể màng.
7 a - Khả năng hình thành nội bào tử cho phép các tế bào sống sót trong điều kiện khắc 0,5
nghiệt và phục hồi khi môi trường thuận lợi trở lại.
- Một số vi khuẩn có lớp vỏ nhày và vi khuẩn Gram (-) có lớp màng ngoài (LPS)
bảo vệ cơ thể khỏi hệ thống miễn dịch của cơ thể chủ. 0,5
b - Hai chủng trên là các vi sinh vật khuyết dưỡng nếu nuôi riêng thì không phát triển 0,5
được vì thiếu nhân tố sinh trưởng
- Nếu nuôi chúng lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng đồng dưỡng hoặc giữa chúng có thể
hình thành cầu tiếp hợp → bổ sung vật chất di truyền cho nhau và tạo ra chủng
nguyên dưỡng thì có thể phát triển được trong môi trường tối thiểu. 0,5
c - M1: MT tối thiểu. 0,25
- M2, M3: MT tổng hợp. 0,25
- M4: MT bán tổng hợp. 0,25
- Axit nicotinic là nhân tố sinh trưởng vì thiếu nó (môi trường M1, M2) vi 0,25
khuẩn không phát triển.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 9
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
8 a Chỉ tiêu so sánh Lên men rượu Lên men lactic đồng hình
VSV Nấm men rượu Vi khuẩn lactic đồng 0,25
hình
Enzym xúc tác - Giai đoạn đầu: - Lactacdehydrogenaza 0,25
Đecacboxilaza
- Giai đoạn cuối cùng:
Alcoldehydrogenaza
Chất nhận hidro và - Axetaldêhit - Axit pyruvic 0,25
e từ NADH
Sản phẩm đặc trưng Etanol Axit lactic 0,25
b Loại vi Kiểu dinh Nguồn năng g Hình thức sống
khuẩn dưỡng lượ Nguồn
cacbon
Vi khuẩn Hoá dị Chất hữu cơ Chất hữu cơ Sống tự do trong 0,25
lactic dưỡng môi trường giàu
dinh dưỡng.
Vi khuẩn Quang tự Ánh sáng CO2 Cộng sinh, có khả 0,25
lam dưỡng năng
Anabaena
Vi khuẩn tảố Hoá dị Chất hữu cơ Chất hữu cơ Ký sinh trong 0,25
định nitơ. dưỡng đường ruột động
vật và người
Nitrosomonas, Hoá tự Chất vô cơ CO2 Tự do trong môi 0,25
+ -
Nitrobacter dưỡng NH4 , NO2 . trường đất.
9 a - Virut chưa có cấu trúc tế bào mà vẫn được coi là một dạng sống vì chúng mang 0,25
những đặc điểm sinh học cơ bản của cơ thể sống.
- Về thành phần cấu tạo: virut cũng được cấu tạo từ 2 dạng vật chất chủ yếu là 0,25
prôtêin và axit nuclêic.
- Về hoạt động sống: Ở virut cũng thấy những đặc trưng sống cơ bản như:
+ Trao đổi chất: virut sử dụng vật chất sống trong tế bào vật chủ để tổng hợp nên vật 0,25
chất sống của cơ thể mình.
+ Sinh trưởng và phát triển: qua quá trình trao đổi chất trong tế bào vật chủ mà virut 0,25
hoàn thiện.
+ Sinh sản: Từ một virut lây nhiễm vào tế bào vật chủ, axit nuclêic của virut nhân 0,25
lên nhiều lần rồi hình thành nên nhiều virut mới.
+ Có khả năng di truyền và dễ bị biến đổi. 0,25
b - Virut HIV tổng hợp ARN: ARN của virut HIV là mạch + không dùng làm khuôn 0,5
tổng hợp mARN mà phải:
- Nhờ có enzim phiên mã ngược của chúng (reverse transcriptaza) xúc tác để tổng
hợp 1 sợi ADN bổ sung trên khuôn ARN thành chuỗi ARN / ADN, sau đó mạch
ARN bị phân giải. 0,5
- Sợi ADN (-) bổ sung lại được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch ADN (+) tạo
ADN mạch kép, sau đó ADN kép chui vào nhân và cài xen vào hệ gen của tế bào
chủ.
- Tại nhân, nhờ enzim ARN polimeraza của tế bào chủ, chúng tiến hành phiên mã,
tạo hệ gen ARN của virut.

10 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
c - Phagơ ôn hòa là virut nhiễm vào vi khuẩn, có tính đặc hiệu đối với vi khuẩn, cài 0,25
xen vật chất di truyền vào hệ gen của vi khuẩn.
- Phagơ độc là loại virut sau khi nhiễm vào vi khuẩn thì gây ra chu trình tan bằng 0,25
cách nhân nhanh thành các phagơ trong tế bào và làm tan tế bào.

ĐỀ SỐ 03
(Kỳ thi Olympic trại hè Hùng Vương lần thứ VIII, đề chính thức, năm học 2011 - 2012)
Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Có một nguyên tố khác Carbon (C) có nhiều khả năng cấu tạo nên cơ thể sinh vật ở một hành tinh
khác. Theo bạn, nhiều khả năng nguyên tố đó là nguyên tố nào ? Tại sao ?
b. Calcium (Ca) là một nguyên tố tham gia cấu tạo nên bộ xương trong. Theo bạn điều gì xảy ra nếu vì
một lí do nào đó, bộ xương của người bị mất hẳn nguyên tố Calcium ?
c. Những đặc điểm nào của ADN giúp chúng thực hiện tốt chức năng di truyền?
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Loại lipit nào có vai trò quan trọng trong cấu trúc của màng sinh chất? Nêu cấu tạo và tính chất của
phân tử đó? Loại lipit này khác nhau như thế nào ở thực vật thích nghi với môi trường lạnh và thực vật
thích nghi với môi trường nóng?
b. Các thành phần trong chuỗi polipeptit tham gia tạo liên kết để duy trì cấu trúc bậc 2 và bậc 3 của
protein? Nếu thông tin di truyền làm thay đổi cấu trúc bậc 1 thì nó có thể phá hủy chức năng của protein
như thế nào?
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Trình bày chức năng của các bào quan tham gia tổng hợp hoocmôn insulin ?
b. Đặc điểm cấu tạo của hồng cầu: hình đĩa, lõm hai mặt mang lại những lợi thế gì?
Câu 4 (2,0 điểm)
Thế nào là hoá thẩm? Trong tế bào cơ chế hoá thẩm diễn ra ở 2 bào quan. Đó là những bào quan nào?
Cơ chế hoá thẩm diễn ra ở 2 bào quan này khác nhau như thế nào?
Câu 5 (2,0 điểm)
a. Tại sao nói đường phân là hình thức chuyển hóa sớm nhất trong lịch sử tiến hóa của sự sống?
b. Tại sao nói axit piruvic là mối kết nối then chốt trong dị hóa?
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 11
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu 6 (1,0 điểm)
Trong quá trình phát triển phôi của động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi phải di chuyển từ nơi này đến
nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào đã được biệt hóa ở cơ thể trưởng thành.
Hãy giải thích tại sao tế bào phải di chuyển đến vị trí nhất định mới có được hình dạng và chức năng đặc
trưng?
Câu 7 (3,0 điểm)
a. Xét hai tế bào sinh dục sơ khai A và B của cùng một loài trong đó A là tế bào sinh dục đực, B là tế
bào sinh dục cái. Cả hai tế bào này đều trải qua vùng sinh trưởng, vùng sinh sản và vùng chín (giảm phân
tạo giao tử). Biết tại vùng sinh sản tổng số lần nhân đôi của A và B là 9 lần, số giao tử tạo ra do tế bào A
gấp 8 lần số giao tử do tế bào B tạo ra.
- Xác định số lần nhân đôi của mỗi tế bào?
- Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử đực là 6,25% và có 50% số hợp tử tạo thành phát triển thành cá thể
con, tính số cá thể con sinh ra?
b. Ở Chuột có 2n = 40. Quan sát 2 nhóm tế bào đang ở vùng chín của ống dẫn sinh dục của một con
chuột đực. Ta nhận thấy:
- Nhóm 1: 1100 nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo, trong đó số nhiễm sắc thể kép xếp hai
hàng nhiều hơn số nhiễm sắc thể xếp một hàng là 500 nhiễm sắc thể.
- Nhóm 2: Có 1200 nhiễm sắc thể đang phân li về hai cực của tế bào, trong đó số nhiễm sắc kép đang
phân li ít hơn số nhiễm sắc thể đơn đang phân li là 240 nhiễm sắc thể
Hãy xác định các tế bào của mỗi nhóm, số tế bào của mỗi kì đã xác định ở trên?
Câu 8 (2,0 điểm)
a. Vì sao trong quá trình lên men rượu có những mẻ rượu bị nhạt, có những mẻ rượu bị chua?
b. Nếu chuyển những tế bào nấm men sống nhờ glucôzơ từ môi trường hiếu khí sang môi trường kị khí
thì tốc độ tiêu thụ glucôzơ phải thay đổi như thế nào để tế bào vẫn tạo ra ATP với tốc độ như cũ?
Câu 9 (2,0 điểm)
a. Dựa vào sự khác biệt nào giữa TB vi khuẩn và TB người mà người ta có thể dùng kháng sinh đặc
hiệu chỉ để tiêu diệt vi khuẩn mà không làm tổn hại đến các TB người?
b. Nếu một chủng VK không gây bệnh có khả năng kháng một số kháng sinh, liệu chủng này có
nguy cơ cho sức khoẻ con người ? Giải thích. Thông thường sự tái tổ hợp di truyền trong quần thể vi
khuẩn tác động như thế nào đến việc phát tán các gen kháng kháng sinh?
Câu 10 (2,0 điểm)
Một học sinh phân lập được 3 loài vi khuẩn (kí hiệu là A, B, C) và tiến hành nuôi 3 loài này trong 4
môi trường có đủ chất hữu cơ cần thiết nhưng thay đổi về khí O2 và chất KNO3. Kết quả thu được như sau:

Loài vi khuẩn
Loài A Loài B Loài C

Môi trường + +
Có đủ O2 và KNO3
-
12 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
+ +
Có KNO3
+ - +
Có O2
+
Không có O2 và không có KNO3
- -
Ghi chú: dấu (+): vi khuẩn phát triển; dấu (-): vi khuẩn bị chết.
a. Dựa vào kết quả thí nghiệm, hãy cho biết kiểu hô hấp của 3 loài vi khuẩn nói trên.
b. Khi môi trường có đủ chất hữu cơ và chỉ có KNO3, loài vi khuẩn A sẽ thực hiện quá trình chuyển hóa
năng lượng có trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP bằng cách nào?
c. Giả sử trong 3 loài trên có một loài xuất hiện từ giai đoạn trái đất nguyên thủy thì đó là loài nào? Vì
sao?
-----------------------Hết----------------------

ĐỀ SỐ 04
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên BẮC NINH, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2 điểm)
Trong các vật chất dưới đây: Tinh bột, glicogen, lipit, protêin, ADN, xenlulozơ, nhiễm sắc thể.Vật chất
nào có tính đặc thù? Yếu tố nào quyết định tính đặc thù của các vật chất đó?
Câu 2 (2 điểm)
a.Ngâm tế bào thực vật vào dung dịch đường saccarôzơ có áp suất thẩm thấu 0.8 atm; 1.5 atm. Cho biết
áp suất trong nước của tế bào trước khi ngâm vào dung dịch là 0.6 atm và áp suất thẩm thấu là 1.8 atm.
Hãy giải thích hiện tượng xảy ra ở tế bào thực vật.
b.Vì sao tế bào thực vật được coi là một hệ thẩm thấu sinh học?
c. Màng trong ti thể tương đương với cấu trúc nào ở lục lạp? Giải thích?
Câu 3 (2 điểm)
Có 3 dung dịch để trong phòng thí nghiệm. Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa amylaza, dung
dịch 3 chứa glucôzơ. Người ta đun nhẹ ba dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt
độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào? Vì sao?
Câu 4 (2 điểm)
a. Phân biệt chức năng của prôtêin bám màng và prôtêin xuyên màng?
b. Vì sao 2 loại prôtêin trên lại quyết định đến tính linh hoạt của màng sinh chất?
Câu 5 (2 điểm)
a. Cho biết tế bào tuyến nước bọt chế tiết ra enzim amilaza là một glicoprotein. Hãy mô tả con đường
hình thành và chế tiết amilaza vào khoang miệng.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 13
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b. Có giả thuyết cho rằng, ti thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ, ẩn nhập vào tế bào nhân thực
bằng con đường thực bào. Bằng những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của hai bào quan này, hãy chứng
minh giả thuyết trên?
Câu 6 (2 điểm)
a. Hình vẽ dưới đây mô tả một giai đoạn (kỳ) trong chu kì phân bào. Anh (chị) hãy cho biết đây là kỳ
nào của phân bào nguyên phân hay giảm phân. Dựa vào các đặc điểm trong hình vẽ, hãy giải thích tại sao
anh (chị) lại khẳng định như vậy. 


b. Một tế bào sinh dục sơ khai qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến vùng chin đòi hỏi môi
trường cung cấp 240 NST đơn. Số NST đơn trong một giao tử được tạo ra ở vùng chin gấp 2 lần số tế bào
tham gia vào đợt phân bào cuối cùng tại vùng sinh sản.
- Xác định bộ NST 2n của loài
- Tính số crômatit và số NST cùng trạng thái của mỗi tế bào ở kỳ giữa nguyên phân, kỳ giữa giảm phân
I, kỳ giữa giảm phân II, kỳ cuối giảm phân II là bao nhiêu?
Câu 7 (2 điểm)
a. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu? Tại sao?
b. Bản chất pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp là gì?
Câu 8 (2 điểm)
a. Một số bác sỹ cho những người muốn giảm khối lượng cơ thể sử dụng một loại thuốc. Loại thuốc này
rất có hiệu quả nhưng cũng rất nguy hiểm vì có một số người dùng nó bị tử vong nên thuốc đã bị cấm sử
dụng. Hãy giải thích tại sao loại thuốc này lại làm giảm khối lượng cơ thể và có thể gây chết? Biết rằng
người ta phát hiện thấy nó làm hỏng màng trong ty thể.
b. Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được chọn lọc tự nhiên duy trì ở tế bào cơ của cơ
thể người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP.
Câu 9 (2 điểm)
Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc và biểu hiện chức năng của plasmit và phagơ ôn hoà ở
vi khuẩn.
Câu 10 (2 điểm)
a. Hãy nêu những đặc điểm khác biệt giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người khiến vi khuẩn có khả năng
sinh sản nhanh hơn tế bào người.
b. Dựa trên sự khác biệt nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người mà người ta có thể dùng thuốc kháng
sinh đặc hiệu để chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể người nhưng lại không làm tổn hại các tế
bào người.

----------------------------- Hết -----------------------------

14 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 04

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 - Vật chất có tính đặc thù : Protêin, ADN, nhiễm sắc thể. 0,5
- ADN: Đặc thù cho loài bởi số lượng,thành phần, trật tự sắp xếp các nuclêôtit trong 0,5
phân tử và tỷ số ba giơ A +T/G + X = hằng số không đổi đặc trưng cho từng loài.
- Protein: đặc thù cho loài bởi Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các aa trong phân 0,5
tử 0,5
- NST: đặc thù cho loài bởi số lượng, hình dạng kích thước NST và trật tự phân bố
gen trên NST
2 a Gải thích hiện tượng: Do 0,75
- Sức hút nước của tế bào: S = P – T = 1,8 – 0,6 = 1,2
- Đường saccarôzơ không thấm qua màng sinh chất.
- Khi dung dịch có áp suất thẩm thấu 0,8 atm, nhỏ hơn sức hút nước của tế bào, do
đó tế bào bị mất nước và xảy ra hiện tượng co nguyên sinh.
b - Hệ thẩm thấu: Giữa hai dung dịch hay giữa một dung dịch và nước ngăn cách với 0,25
nhau bằng một màng bán thấm thì tạo nên một hệ thống thẩm thấu (VD: thẩm thấu
kế...)
- Tế bào thực vật là một hệ thẩm thấu vì các thành phần cấu trúc của nó tương ứng 0,25
với các thành phần của hệ thẩm thấu vật lí.
+ Lớp màng của chất nguyên sinh và chất nguyên sinh mỏng gây nên hiện tượng
thẩm thấu như 1 màng bán thấm.
+ Dịch bào tương đương với dung dịch trong thẩm thấu kế.
+ Dung dịch bên ngoài tế bào tương đương với dung dịch ngoài thẩm thấu kế.
- Tế bào thực vật là một hệ thẩm thấu sinh học: 0,25
+ Nồng độ dịch bào thay đổi tùy loài thực vật, tùy theo loại cơ quan.
+ Lớp chất nguyên sinh có tính thấm chọn lọc.
+ Tế bào thực vật hút nước cho đến khi no nước (S = P – T).

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 15
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
c Màng trong ti thể tương đương với màng tilacoit ở lục lạp. Vì: Trên 2 loại màng này
đều có sự phân bố chuỗi enzim vận chuyển điện tử và ATP-sintetaza. Khi có sự 0,5
chênh lệch nồng độ H+ ở 2 phía của màng � tổng hợp ATP.
3 - Chất bị biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là amylaza. 0,5
- Giải thích:
+ Amylaza là enzym có bản chất là protein, vì vậy rất dễ bị biến đổi cấu trúc khi bị 0,5
đun nóng (các liên kết hydro bị bẻ gãy). Amylaza gồm nhiều loại axit amin cấu tạo
nên (tính đồng nhất không cao), vì vậy, sự phục hồi chính xác các liên kết yếu (liên
kết hydro) sau khi đun nóng là khó khăn
+ ADN khi bị đun nóng cũng bị biến tính (tách ra thành hai mạch) bởi các liên kết
hydro giữa hai mạch bị đứt gãy; nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết hydro 0,5
của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống, các liên kết
hydro được tái hình thành (sự hồi tính); vì vậy, khi hạ nhiệt độ, ADN có thể hồi phục
cấu trúc ban đầu.
+ Glucozơ là một phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các liên kết
cộng hóa trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý tế bào; 0,5
cũng rất bền vững với tác dụng đun nóng dung dịch.
4 a
Prôtêin bám màng Prôtêin xuyên màng
-Bám vào phía mặt ngoài: tín hiệu - Pecmeaza, là chất mang vận chuyển
nhận biết các tế bào, ghép nối các tế tích cực các chất ngược građien nồng độ 0,5
bào với nhau
-Bám vào phía mặt trong: xác định - Tạo kênh giúp dẫn truyền các phân tử
hình dạng tế bào và giữ các prôtêin qua màng. Thụ quan giúp dẫn truyền 0,5
nhất định vào vị trí riêng thông tin vào tế bào

b - Do 2 loại prôtêin trên có thể thay đổi vị trí, hình thù trong không gian tạo nên tính 0,5
linh hoạt mềm dẻo cho màng
- Các phân tử prôtêin có khả năng chuyển động quay, chuyển dịch lên xuống giữa 2
lớp màng. Ngoài ra khi bình thường các phân tử prôtêin phân bố tương đối đồng đều 0,5
trên màng, nhưng khi có sự thay đổi nào đó của môi trường thì các prôtêin lại có khả
năng di chuyển tạo nên những tập hợp lại với nhau.
5 a - Amilaza là chất glicopotein được cấu tạo bởi hai thành phần là protein và 0,25
cacbohidrat.
- Protein được tổng hợp ở mạng lưới nội chất hạt, sau đó được vận chuyển vào bộ
máy gongi. Ở đây, protein được gắn thêm cacbohidrat để tạo thành glicoprotein. Sau 0,75
đó amilaza được đóng gói vào các bóng nội bào và được tiết ra ngoài bằng con
đường xuất bào.
b * Về cấu trúc
- Màng kép, trong đó màng ngoài rất giống màng tế bào nhân thực -> màng ngoài là 0.25
màng của tế bào nhân thực, màng trong là của VSV nhân sơ đã ẩn nhập vào.
- Có 1 AND vòng, kép, có riboxom 70S riêng…, do đó có thể tự tổng hợp protein
riêng -> có thể tự sinh sản bằng cách tự sinh tổng hợp mới các thành phần và phân 0.25
chia giống như hình thức sinh sản của vi khuẩn.
* Về chức năng
- Lục lạp có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ quá trình quang hợp, do đó có 0.25
nguồn gốc từ vi sinh vật tự dưỡng quang năng.
- Ti thể có khả năng phân giải chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí do đó có nguồn 0.25
gốc từ sinh vật dị dưỡng hiếu khí.

16 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
6 a - Đây là kỳ giữa của giảm phân I. 0,25
- Đây là phân bào giảm phân, vì nếu là nguyên phân thì 4 nhiễm sắc thể kép (NST) 0,25
phải cùng nằm trên một tấm trung kỳ (mặt phẳng phân bào); trong khi ở đây, 4 nhiễm
sắc thể kép xếp thành hai hàng.
- Một bằng chứng khác cho thấy đây là giảm phân vì có trao đổi chéo giữa các nhiễm 0,25
sắc tử (crômatit) trong các cặp NST kép tương đồng.
- Đây là kỳ giữa giảm phân I, không phải kỳ giữa giảm phân 2. Bởi vì ở kỳ giữa
giảm phân 2 sẽ không có cấu trúc “tứ tử” hay còn gọi là thể “lưỡng trị” gồm 4 nhiễm 0,25
sắc tử thuộc về hai NST trong cặp NST tương đồng như được vẽ trên hình.
b - Bộ NST 2n
Gọi x là số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài.
k là số đợt nguyên phân của TBSDSK (x, k nguyên dương; x chẵn) 0,25
Theo đề bài: (2k- 1) . x + x . 2k = 240 (1)
x/2 = 2 . 2k – 1 (2)
Thay (2) vào (1): (x/2 – 1)x + x . x/2 = 240
X2 - X – 240 = 0
=> x = 16; k = 3 0,25
Bộ NST 2n = 16
- Số crômatit và số NST cùng trạng thái:
+ Kỳ giữa nguyên phân: 32 crômatit, 16 NST kép 0,25
+ Kỳ giữa giảm phân I: 32 crômatit, 16 NST kép
+ Kỳ giữa giảm phân II: 16 crômatit, 8 NST kép 0,25
+ Kỳ giữa nguyên phân: 0 crômatit, 8 NST đơn
7 a - Không bào chứa nước và chất hòa tan tạo thành dịch tế bào. 0, 5
- Dịch tế bào luôn có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước 0, 5
nguyên chất.
b - Bản chất của pha sáng là pha oxi hóa nước, thông qua pha sáng năng lượng ánh 0, 5
sáng đã chuyển thành năng lượng trong ATP, NADPH. 0, 5
- Bản chất của pha tối là pha khử CO2 nhờ sản phẩm của pha sáng để hình thành các
hợp chất hữu cơ (C6H12O6)
8 a - Ty thể là nơi tổng hợp ATP mà màng trong ty thể bị hỏng nên H + không tích lại 0,5
được trong khoang giữa hai lớp màng ty thể vì vậy ATP không được tổng hợp.
- Giảm khối lượng cơ thể vì hô hấp vẫn diễn ra bình thường mà tiêu tốn nhiều 0,25
glucôzơ, lipit.
- Gây chết do tổng hợp được ít ATP, các chất dự trữ tiêu tốn dần nên có thể dẫn đến 0,25
tử vong.
b - Kiểu hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng tế bào cơ thể người vẫn cần dùng vì 0,5
kiểu hô hấp này không tiêu tốn ô xy.
- Khi cơ thể vận động mạnh như chạy, nhảy, nâng vật nặng … các tế bào cơ trong mô
cơ co cùng một lúc, hệ tuần hoàn chưa kịp cung cấp đủ ô xy cho hô hấp hiếu khí, khi 0,5
đó giải pháp tối ưu là hô hấp kị khí đáp ứng kịp thời ATP mà không cần đến ô xy.

9 - Khác nhau về cấu trúc:


+ Plasmit là một phân tử ADN vòng, mạch kép còn ADN của phagơ có thể là mạch 0,5
kép hoặc ADN mạch đơn, ARN mạch kép hoặc mạch đơn.
+Plasmit chỉ mang gen quy định các đặc tính có lợi cho vi khuẩn (như kháng kháng 0,5
sinh, kháng độc tố, chống hạn,...) còn phagơ thì mang gen gây hại cho tế bào chủ.
- Khác nhau về chức năng:
+Plasmit luôn nằm trong tế bào chất của vi khuẩn, không bao giờ làm tan tế bào vi 0,5
khuẩn.
+Còn ADN của phagơ thì có thể cài vào ADN của tế bào chủ, khi có tác nhân kích
thích thì có thể sẽ làm tan tế bào chủ. 0,5

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 17
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
10 a - Tế bào vi khuẩn:
+ Kích thước bé → tỷ lệ S/V lớn → trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xảy ra 0,5
nhanh, đồng thời vận chuyển các chất bên trong tế bào cũng nhanh.
+ Nhân sơ không có màng nhân → quá trình phiên mã và dịch mã xảy ra đồng thời 0,5
→ quá trình tổng hợp protein xảy ra nhanh → sinh sản nhanh.
- Tế bào người:
+ Kích thước lớn→ tỷ lệ S/V nhỏ hơn→ trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xảy 0,25
ra chậm hơn, đồng thời vận chuyển các chất bên trong tế bào cũng chạm hơn.
+ Nhân chuẩn có màng nhân → quá trình phiên mã và dịch mã xảy ra không đồng 0,25
thời → quá trình tổng hợp protein xảy ra chậm hơn → sinh sản chậm hơn
b Tế bào vi khuẩn có thành tế bào còn tế bào người thì không nên người ta có thể sử 0,5
dụng các chất kháng sinh để ức chế các enzym tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

ĐỀ SỐ 05
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên BẮC GIANG, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
I. PHẦN TẾ BÀO HỌC
Câu 1 (2 điểm)
a. Tại sao phần lớn các thuốc chữa bệnh được sản xuất dưới dạng muối?
b. Về lipit hãy cho biết :
- Sự khác biệt về cấu trúc của chất béo (triglyceride) với cấu trúc của phospholipid
- Trong khẩu phần ăn những loại lipit được cho là không tốt cho sức khỏe con người? Giải thích.
- Cụm từ “ Dầu thực vật đã được hydrogen hoá” trên các nhãn thức ăn có nghĩa là gì và có tác dụng gì?
Câu 2 (2 điểm)
a. Tại sao hầu hết các tế bào có kích thước nhỏ và một số khác có hình dạng hẹp, kéo dài như tế bào
thần kinh, tế bào hồng cầu người?
b. Hãy giải thích sự hợp lí trong hướng tiến hóa làm gia tăng kích thước của tế bào nhân thực.
Câu 3 (2 điểm)
18 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
a. Thể Berg ở tế bào gan và thể Nissl ở tế bào thần kinh đều liên quan tới một loại bào quan. Đó là bào
quan nào? Cấu tạo và chức năng của bào quan đó.
b. Tại sao bệnh nhân bị tiêu chảy thường cho uống dung dịch Glucoz và muối với nồng độ cao?
Câu 4 (2 điểm)
Hãy phân biệt các khái niệm sau
a. Cofactor, coenzim
b. Trung tâm hoạt động và trung tâm điều chỉnh
c. Chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh.
Câu 5 (2 điểm)
Thế nào là vi ống thể động và vi ống không thể động ? Các vi ống thể động hoạt như thế nào trong hoạt
động hướng cực của các NST ? chức năng của các vi ống không thể động là gì?
II. PHẦN VI SINH VẬT
Câu 1 (2 điểm)
a. Sự xâm nhập của virut vào tế bào động vật và tế bào vi khuẩn có gì khác nhau?
b. Có các cách nào để phage không xâm nhập được vào tế bào vi khuẩn?
Câu 2 (2 điểm)
Người ta có 2 dịch huyền phù vi khuẩn G + Bacillus subtilis trong 2 ống nghiệm A và B. Ống nghiệm A
trong nước cất, ống nghiệm B trong dung dịch đường đẳng trương( saccaro 0,3 mol/ l). Sau đó cả 2 ống
nghiệm đều được xử lý bằng lượng lyzozym như nhau. Quan sát thấy dịch trong ống nghiệm A trở nên
trong suốt rất nhanh, còn dịch trong ống nghiệm B độ đục hầu như không thay đổi.
a. Chỉ rõ tác động của lyzozym?
b. Giải thích kết quả quan sát được?
c. Vai trò của thành tế bào đối với vi khuẩn?
Câu 3 (2 điểm)
a. Từ nguồn nguyên liệu là rỉ đường hãy viết sơ đồ các bước chính quá trình tạo thành giấm và các VSV
tham gia tương ứng?
b. Từ nguồn nguyên liệu là rỉ đường, người ta nuôi cấy nấm mốc Apergilus niger thì sản phẩm thu được
là gì? Giải thích?
Câu 4 (2 điểm)
Ba bạn học sinh (HS) làm sữa chua theo 3 cách như sau:
- Cách 1: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó bổ sung ngay một thìa sữa chua Vinamil rồi ủ ấm từ 6-8h.
- Cách 2: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó để nguội bớt đến khoảng 40 0C, bổ sung một thìa sữa chua
Vinamil, cho thêm lyzozym rồi ủ ấm 6-8h.
- Cách 3: Pha sữa bằng nước nóng, sau đó để nguội bớt đến khoảng 40 0C, bổ sung một thìa sữa chua
Vinamil rồi ủ ấm từ 6- 8h.
Theo em, bạn HS làm theo cách nào sẽ có sữa chua để ăn? Giải thích các cách làm tại sao thành công và
không thành công?

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 19
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu 5 (2điểm)
Để nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của một loại vi khuẩn người ta nuôi cấy chúng trong
môi trường dịch thể ở 3 ống nghiệm chứa các thành phần khác nhau:
- Ống nghiệm1: Các chất vô cơ + đường glucozơ.
- Ống nghiệm 2: Các chất vô cơ + đường glucozơ + nước chiết thịt bò.
- Ống nghiệm 3: Các chất vô cơ + đường glucozơ + nước chiết thịt bò + KNO3.
Sau khi nuôi ở nhiệt độ thích hợp, kết quả thu được như sau:
- Ở ống nghiệm 1: Vi khuẩn không phát triển.
- Ở ống nghiệm 2: Vi khuẩn phát triển ở mặt thoáng ống nghiệm.
- Ở ống nghiệm 3: Vi khuẩn phát triển ở toàn bộ ống nghiệm.
a. Môi trường trong các ống nghiệm 1, 2,3 là loại môi trường gì?
b. Nước chiết thịt bò có vai trò đối với vi khuẩn trên?
c. Kiểu hô hấp của vi khuẩn trên là gì? Giải thích?
-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 05

Câu ý Nội dung Điểm


I PHẦN TẾ BÀO HỌC
1 a - Các hợp chất muối được hình thành nhờ các liên kết ion 0,25
- Liên kết này làm cho muối rất bền vững khi khô nhưng dễ dàng bị tách ra và tan trong 0,25
nước.

20 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b * Về lipit: Glycerol của mỡ gắn kết với ba acid béo, trong khi glycerol của 0,5
phospholipid gắn với hai acid béo và một nhóm phosphat.
* Các loại lipit được cho là không tốt cho sức khỏe:
+ Gồm : 0,25
- Cholestrol
- Chất béo no
- Chất béo không no dạng trans (có nhiều trong thức ăn nướng và thức ăn chế biến sẵn). 0,25
+ Giải thích : gây xơ vữa động mạch, chúng tích lũy trong thành mạch máu, tạo nên
những chỗ lồi vào trong, cản trở dòng máu, giảm tính đàn hồi của thành mạch.
* Cụm từ .......
- Nghĩa là : Chất béo không no đã được chuyển thành chất béo no một cách nhân tạo 0,25
bằng cách thêm hydrogen.
- Tác dụng : Bơ thực vật và nhiều sản phẩm khác được hydrogen hóa để đề phòng lipit 0,25
tách ra ở dạng lỏng ( dầu)
2 a - Mỗi µm vuông màng, mỗi giây chỉ có số lượng hạn chế những chất nhất định đi qua 0,25
� tỉ lệ S/V là chỉ tiêu quyết định.
- Kích thước nhỏ … � Tăng tỉ lệ S/V đảm bảo diện tích bề mặt đủ lớn và phù hợp với 0,25
thể tích để trao đổi lượng vật chất lớn với môi trường xung quanh.
b Tế bào nhân thực có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bọc có liên quan
chặt chẽ đến sự gia tăng kích thước tế bào.
+ Tế bào nhân thực phải có kích thước lớn để chứa đựng được số lượng lớn các bào 0,5
quan.
+ Sự xoang hóa đảm bảo tổng diện tích màng lớn � đáp ứng được nhu cầu trao đổi 0,5
chất của tế bào nhân thực mặc dù kích thước lớn , tỉ lệ S/V nhỏ.
+ Kích thước tb lớn nhu cầu TĐC tăng , cần nhiều loại enzim khác nhau � sự xoang 0,5
hóa tạo ra các điều kiện môi trường khác nhau phù hợp cho hoạt động của từng enzim.
3 a - Đó là mạng lưới nội chất hạt.( chúng tập trung tại 1 vùng tạo thành thể Berg và thể 0,5
Nissl)
- Cấu tạo: Gồm các túi dẹt xếp song song thành nhóm, mặt ngoài có đính các riboxom. 0,25
- Chức năng : Tổng hợp, đóng gói và chế tiết protein. 0,25
b - Bệnh nhân tiêu chảy hoặc vận động viên bị mất nhiều nước. 0,25
- Sử dụng dung dịch có 2 loại chất tan này vì chúng cùng được vận chuyển vào tế bào 0,25
nhờ 1 pr mang.
- Các chất tan này sẽ được các Pr đồng chuyển vào tế bào ruột � máu � tăng Ptt � 0,5
gây ra dòng nước từ ruột non vào máu � bù nước cho bệnh nhân.
4 a - Cofactor: Phần cấu trúc của enzim không có bản chất là protein 0,25
- Coenzim: những cofactor là chất hữu cơ. 0,25

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 21
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b - Trung tâm hoạt động: là nơi gắn với cơ chất , có cấu hình phù hợp với cấu hình cơ 0,25
chất
- Trung tâm điều chỉnh : là vị trí gắn với chất điều chỉnh : chất ức chế hoặc chất hoạt 0,25
hóa.
c - Chất ức chế cạnh tranh : Có cấu hình tương tự cơ chất, có thể gắn vào trung tâm hoạt 0,5
động của enzim, cạnh tranh với cơ chất.
- Chất ức chế không cạnh tranh: có cấu hình phù hợp với trung tâm điều chỉnh. Khi gắn
vào TTĐC sẽ làm thay đổi hình dạng của TTHĐ � cơ chất không thể gắn vào. 0,5
5 - - Vi ống thể động : là vi ống bám vào thể động. 0,5
- Vi ống không thể động : vi ống không bám vào thể động.
- Hoạt động của vi ống : có 2 cơ chế
+ Các pr động cơ đã cõng các NST bước đi dọc theo vi ống và các đầu thể động của vi 0,5
ống giải trùng hợp khi các pr đi qua
+ Các NST bị guồng bởi các pr động cơ tại các cực của thoi và các vi ống phân dã sau 0,5
khi đi qua các pr động cơ .
- Chức năng của các vi ống không thể động :
+ Chịu trách nhiệm về sự dài ra của cả tế bào ở kì sau 0,25
+ Cơ chế : các vi ống không thể động phát sing từ các cực đối lập lồng vào nhau trong
kì giữa / kì sau các đoạn lồng vào nhau ngắn đi khi các pr động cơ đẩy chúng ra xa
nhau nhờ ATP � khi chúng đẩy nhau , các cực của thoi cũng bị đẩy ra xa làm tế bào 0,25
dài ra.
II PHẦN VI SINH VẬT
1 a Sự khác nhau trong cơ chế xâm nhập của virut vào TB động vật và TB vi khuẩn:
- Sự xâm nhập của virut vào tế bào động vật: Thụ thể của virut liên kết đặc hiệu với 0,5
thụ thể của TB vật chủ, sau đó chúng đưa cả nucleocapsit xâm nhập vào TB theo kiểu
nhập bào hoặc dung hợp với màng sinh chất của TB chủ.
- Sự xâm nhập của virut vào TB vi khuẩn: Thụ thể nằm trên các sợi lông đuôi của virut 0,5
liên kết đặc hiệu với thụ thể của TB vật chủ, sau đó tiết lyzozym chọc thủng thành TB
và tuồn vật chất di truyền vào bên trong TB.
b Có 2 cách nào để phage không xâm nhập được vào tế bào vi khuẩn:
- Dùng lyzozym, hóa chất phá thành tế bào vi khuẩn � TB vi khuẩn không còn thụ thể 0,5
nên virut không xâm nhập được.
- Tạo các chủng vi khuẩn đột biến làm thay đổi thụ thể trên thành TB. 0,5
2 a - Lyzozym tác động vào liên kết  1,4 glucozit của thành TB � thành TBVK bị phá 0,25
hủy.
- TB mất thành trở thành tế bào trần. 0,25

22 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b Giải thích kết quả:
- Ở ống nghiệm A: Môi trường nhược trương nên nước thẩm thấu đi vào các tế bào đã 0,5
mất thành làm các tế bào bị phồng lên và vỡ � dịch trong ống nghiệm trở nên trong
suốt rất nhanh.
- Ở ống nghiệm B: Môi trường đẳng trương, các tế bào mất thành nhưng có sự thẩm 0,5
thấu gần cân bằng nên tế bào không bị tan � dịch trong ống nghiệm độ đục hầu như
không thay đổi.
c Vai trò của thành TB: Thành tế bào chống lại áp suất thẩm thấu ./ Duy trì hình dạng tế 0,5
bào ổn định
3 a - Rỉ đường ( C6H12O6) � rượu etylic nhờ nấm men trong điều kiện không có oxi : 0,5
C6H12O6 � CH3CH2OH + CO2 + Q
- Rượu etylic � axit axeitic nhờ vi khuẩn axetic trong điều kiện có oxi. 0,5
CH3CH2OH + O2 � CH3COOH + Q
b - Từ nguồn nguyên liệu là rỉ đường, người ta nuôi cấy nấm mốc Apergilus niger thì sản 0,5
phẩm thu được là axit xitric.
- Giải thích: Nấm mốc là VSV hiếu khí sẽ phân giải đường theo con đường đường phân 0,5
và chu trình Creps, nhưng do rỉ đường thiếu một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho
hoạt động của các enzym của chu trình Creps nên chu trình Creps bị đình trệ dừng lại ở
phản ứng tạo axit xitric.
4 - Bạn HS làm theo cách 3 sẽ có sữa chua để ăn. 0,5
- Cách 1: không thành công do sữa đang nóng bổ sung vi khuẩn lactic vào ngay làm vi 0,5
khuẩn bị chết bởi nhiệt � không có tác nhân lên men.
- Cách 2: không thành công do cho lyzozym vào, lyzozym là tác nhân phá thành TB vi 0,5
khuẩn � vi khuẩn mất thành dễ bị chết � không có tác nhân lên men.
- Cách 3: thành công do các yếu tố đều thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 0,5
5 a - MT trong ống nghiệm 1 là môi trường tổng hợp 0,5
- MT trong ống nghiệm 2,3 là môi trường bán tổng hợp. 0,25
b Vai trò của nước chiết thịt bò: Nước chiết thịt bò cung cấp các nhân tố sinh trưởng cho 0,25
vi khuẩn.
c - Kiểu hô hấp của vi khuẩn trên là hiếu- kỵ khí. 0,5
- Ở phía trên của ống nghiệm 2 và 3: Có nhiều O2 vi khuẩn hô hấp hiếu khí. 0,5
- Ở phía dưới ống nghiệm 3: Không có O 2 vi khuẩn hô hấp kỵ khí sử dụng NO 3- làm 0,5
chất nhận điện tử cuối cùng (hô hấp nitrat).

ĐỀ SỐ 06
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên THÁI BÌNH, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2,0 điểm).
Dựa trên đặc điểm cấu tạo và tính chất của phân tử nước, hãy giải thích các hiện tượng sau :
a. Khi bảo quản rau quả tươi, người ta chỉ để trong ngăn lạnh để chứ không để trong ngăn đá.
b. Khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi sẽ có cảm giác mát hơn.
c. Trên bề mặt phía ngoài của cốc đựng nước đá thường có các giọt nước hình thành.
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 23
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
d. Một số côn trùng (nhện nước, gọng vó ...) có khả năng chạy trên mặt nước mà không bị chìm
Câu 2 (2 điểm).
a. Tính động của màng được quyết định bởi những yếu tố nào ? Tại sao colesteron được coi là "đệm
nhiệt độ" cho màng ?
b. Phân biệt lizôxôm cấp 1 và lizôxôm cấp 2
Câu 3 (2 điểm).
a. Người ta thấy bệnh vô sinh ở nam giới và bệnh viêm đường hô hấp ở người có liên quan đến hệ thống
khung xương tế bào khi bị hư hỏng. Giải thích.
b. Hãy cho biết mỗi loại protein sau : Amilaza, Insulin, Tubulin, ADN polimeraza được tổng hợp ở loại
riboxom nào trong 3 loại trong tế bào của người là riboxom bám màng, riboxom tự do, và riboxom ti thể ?
Giải thích.
c. Sự vận chuyển H+ qua màng sinh học liên quan đến hai quá trình trao đổi chất nào diễn ra trên màng ?
Câu 4 (2 điểm).
a. Enzim có thể làm giảm năng lượng hoạt hoá và tăng tốc phản ứng bằng những cách nào ?
b. Một nhà khoa học đã tạo ra một loại thuốc nhằm ức chế một enzym “X”. Tuy nhiên, khi thử nghiệm
trên chuột ông ta lại thấy thuốc có nhiều tác động phụ không mong muốn vì nó ức chế cả một số enzym
khác.
- Hãy giải thích cơ chế có thể có của thuốc gây nên tác động không mong muốn nói trên.
- Hãy thử đề xuất một loại thuốc vẫn ức chế được enzym X nhưng lại không gây tác động phụ không
mong muốn. Giải thích.
Câu 5 (2 điểm).
a. Hãy nêu ý nghĩa các điểm chốt trong sơ đồ dưới đây

b. Thời gian cua kì trung gian ở tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào hợp tử, tế bào gan, tế bào thần
kinh có gì khác nhau? Giải thích.
Câu 6 (2 điểm).
a. Phân biệt vi khuẩn và vi khuẩn cổ (Achaea).
b. Căn cứ vào đâu mà người ta lại cho rằng Archaea là ranh giới giữa vi khuẩn và sinh vật nhân thực?
Câu 7 (2 điểm).
a. Tại sao các vi sinh vật vi hiếu khí (vi khuẩn giang mai …) lại không thể sống được ở nồng độ oxi
cao?
b. Đây là quá trình nào xảy ra trong đất ? Hậu quả của quá trình với đất và cây trong như thế nào ? Nêu
cách khắc phục.

24 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

c. Nấm men rượu (Saccharomyces Cererisiae) trong khi lên men đường glucôzơ nếu có ôxy phân tử gia
nhập thì sẽ xuất hiện hiện tượng gì ? Giải thích.
Câu 8 (2 điểm).
a. Trong muối dưa, nếu dưa bị hỏng ngay trong giai đoạn đầu thì có thể do những nguyên nhân nào ?
b. Tại sao dưa chua để lâu sẽ bị khú ?
c. Hãy nêu những điểm khác nhau trong làm tương và làm nước mắm
Câu 9 (2 điểm).
a. Nuôi cấy E. coli trong môi trường với nguồn cung cấp cacbon là frutôzơ và sorbitol, thu được kết quả
như bảng dưới đây. Hãy vẽ đồ thị và giải thích quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
Giờ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Số lượng tế bào vi khuẩn 102 102 104 106 108 108 1010 1014 1018 1022
b. Vi khuẩn gây viêm loét dạ dày (Helicobacter pylori) là vi khuẩn ưa axit hay chịu axit ? Tại sao chúng
sống được trong dạ dày có pH rất thấp (pH = 2-3) ?
c. Người ta thấy vi sinh vật có tên là Halobacterium có thể sống bình thường ở nồng độ muối lên đến
32%. Hãy cho biết Halobacterium thuộc nhóm vi sinh vật nào ? Phương thức dinh dưỡng là gì ? Làm thế
nào vi sinh vật đó có thể sống trong môi trường có nồng độ muối cao đến vậy ?
Câu 10 (2 điểm).
a. Tại sao prophago ít khi chuyển thành phago sinh dưỡng ?
b. Khi nào thì prophago trở thành phago sinh dưỡng ?
c. Có ý kiến cho rằng “Trong suốt quá trình từ khi nhiễm phage đến giai đoạn tổng hợp tất cả các thành
phần của phage, người ta không tìm thấy phage trong tế bào vi khuẩn”. Đúng hay sai ? Giải thích.

----------------------------Hết---------------------------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 06

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 25
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
1 a Do nước đá có thể tích lớn hơn nước lỏng nên khi để rau quả tươi (là dạng vốn đang
chứa nhiều nước) vào ngăn đá, nước trong đó sẽ thành nước đá  phá vỡ tế bào  0,5
làm hỏng, làm giảm chất lượng của rau quả.
b Do nước trong mồ hôi khi bay hơi phải lấy nhiệt của cơ thể giúp làm giảm nhiệt
của bề mặt cơ thể. Có gió sẽ giúp nước trong mồ hôi bay hơi nhanh hơn  làm 0,5
giảm nhiệt nhanh hơn  tạo cảm giác mát hơn khi không có gió.
c Do hơi nước trong không khí quanh cốc nước đá có nhiệt độ cao hơn thành cốc  bị
mất nhiệt khi tiếp xúc với thành cốc hình thành liên kết hidro giữa các phân tử 0,5
nước trên bề mặt cốc  tạo thành các giọt nước.
d Do sự liên kết giữa các phân tử nước (bằng liên kết hidro) tạo sức căng bề mặt cho
khối nước. Lực này tuy yếu nhưng cũng có khả năng đỡ được một số côn trùng nhỏ 0,5
giúp chúng có thể di chuyển được trên mặt nước mà không bị chìm.
2 a. * Tính động (lỏng) của màng được quyết định bởi : 0,5
- Sự chuyển động kiểu flip - flop của các phân tử photpholipit trong màng.
- Sự chuyển động của một số protein trong màng.
- Tỷ lệ giữa các loại photpholipit chứa axit béo no/không no.
- Tỷ lệ photpholipit/colestron.
* Ở nhiệt độ thấp, colesteron được coi là "đệm nhiệt độ" cho màng do: 0,5
- Ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao : Các phân tử Colesteron sắp xếp xen kẽ trong
lớp kép photpholipit giúp cản trở sự vận động của phospholipit nên làm tăng tính ổn
định, rắn chắc cho màng (giảm tính động của màng).
- Nhưng khi ở nhiệt độ thấp, colesterol lại ngăn cản sự bó chặt đều đặn của
photpholipit làm cản trở sự rắn lại của màng, do đó sẽ làm giảm nhiệt độ cần thiết
làm rắn màng xuống thấp hơn.
b Lizôxôm cấp 1 Lizôxôm cấp 2
Mới được tạo thành, chưa tham gia Đang tham gia hoạt động phân giải 0,25
hoạt động phân giải
Được hình thành từ phức hệ Golgi Được hình thành từ lizôxôm cấp 1 liên
kết với các bóng thực bào ,bóng ẩm bào 0,25
hoặc bóng tự tiêu
Phân bố ở gần nhân hoặc phức hệ Golgi 0,25
Có thể gặp ở các vị trí khác nhau của tế
bào
pH thường bằng 5 pH nhỏ hơn 5 0,25
Chứa enzym thuỷ phân ở dạng chưa Có enzym thuỷ phân ở dạng hoạt động
hoạt động
3 a - Nam giới khi bị nhiễm độc, hệ thống vi ống tạo nên đuôi tinh trùng bị hỏng, không 0,25
chuyển động đến ống dẫn trứng được, do đó bị vô sinh.
- Hư hỏng tế bào lông của biểu mô hệ thống dẫn khí nên không ngăn được vi khuẩn 0,25
xâm nhập vào phổi, gây viêm đường hô hấp, viêm phổi.
b - Riboxom bám màng tổng hợp các protein xuất bào : Amilaza là enzim phân giải 0,5
tinh bột – xảy ra bên ngoài tế bào tiết enzim; Insulin là hoocmon điều hòa đường
máu – xảy ra bên ngoài tế bào tiết hoocmon  hai protein trên được tổng hợp từ
Riboxom bám màng.
- Riboxom tự do tổng hợp các protein dùng trong tế bào : Tubulin là thành phần cấu 0,25

26 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
tạo nên thoi vô sắc khi phân bào, khung xương tế bào. ADN polimeraza là enzim
dùng cho quá trình tái bản ADN hai protein trên được tổng hợp từ Riboxom tự do.
- Riboxom ti thể tổng hợp các protein dùng trong ti thể : Ti thể tự tổng hợp ADN 0,25
riêng  cần có ADN polimeraza nên sẽ tự tổng hợp enzim này.
c - Đồng vận chuyển H+/Lactôzơ, H+/Saccarôzơ qua màng. 0,25
- Hóa thẩm : Tổng hợp ATP từ ADP và P vô cơ nhờ ezim ATP synthetaza theo cơ 0,25
chế hóa thẩm.
4 a - Tạo khuôn cho các cơ chất liên kết trên trung tâm hoạt động có thể tiếp xúc với 0,25
nhau theo hướng hợp lý để phản ứng giữa chúng có thể xảy ra.
- Kéo căng và bẻ cong các liên kết hoá học trong phân tử cơ chất làm chúng dễ bị 0,25
phá vỡ ngay ở nhiệt độ và áp suất bình thường.
- Do cấu trúc đặc thù của vùng trung tâm hoạt động đã tạo ra vi môi trường có độ 0,25
pH thấp hơn so với trong tế bào chất nên enzim dễ dàng truyền H+ cho cơ chất.
- Các vị trí hoạt động trong trung tâm hoạt động của enzim trực tiếp tham gia vào 0,25
trong phản ứng hoá học bằng cách hình thành các liên kết cộng hoá trị tạm thời với
cơ chất. Cuối phản ứng các vị trí hoạt động này lại được khôi phục như thời điểm
trước phản ứng.
b - Cơ chế tác động : Thuốc có thể là chất ức chế cạnh tranh đối với nhiều loại enzym 0,5
khác nhau vì thế thay vì chỉ ức chế enzym X nó ức chế luôn một số enzym quan
trọng khác gây nên các tác động phụ không mong muốn.
- Cải tiến thuốc : Để thuốc có thể ức chế riêng enzym X chúng ta nên sử dụng chất
ức chế không cạnh tranh đặc hiệu cho enzym X. Chất ức chế không cạnh tranh sẽ 0,5
liên kết dị lập thể (với vị trí khác không phải là trung tâm hoạt động của enzym) nên
không ảnh hưởng đến hoạt tính của các enzym khác.
5 a - Điểm chôt G1: Kiểm tra các quá trình đã hoàn tất ở G1, phát động sự tái bản ADN. 0,25
- Điểm chốt G2: Kiểm tra sự chính xác khi hoàn tất quá trình tự nhân đôi ADN. Phát 0,25
động sự đóng xoắn NST, hình thành vi ống cho thoi phân bào.
- Điểm chốt M: Kiểm tra sự hoàn tất các quá trình tan rã màng nhân, tạo thoi phân 0,5
bào, gắn NST vào tơ vô sắc. Giúp tế bào chuyển từ kì giữa sang kì sau.
b - Tế bào vi khuẩn: kỳ trung gian thường rất ngắn, không chia thành các pha như ở tế 0,25
bào nhân thực. Nguyên nhân: phân bào trực phân, không cần tơ phân bào; cấu tạo tế
bào đơn giản, tốc độ tổng hợp các chất, tốc độ tái bản nhanh …
- Tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kỳ 0,25
trung gian.
- Tế bào hợp tử: kì trung gian thường ngắn do pha G1 thường rất ngắn (hợp tử phân 0,25
chia rất nhanh, chủ yếu là phân chia nhân).
- Tế bào gan : chu kì tế bào dài, rất ít phân chia, thường dừng lại ở pha nghỉ G0 . tế
bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân chia ngoại bào. 0,25
- Tế bào thần kinh : không bao giờ phân chia.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 27
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
6 a Đặc điểm Vi khuẩn Vi khuẩn cổ 1,25
Có protein histon Không Có
Aa mở đầu Foocmin metrionin Metrionin
Thành tế bào Murein Pseudomurein
Cấu trúc lipit của màng Chứa liên kết este Chứa liên kết este
ADN polymezaza Có một loại tham gia Nhiều loại
Sắc tố quang hợp Diệp lục a, khuẩn diệp Bacteriorhodopsine
lục
Sinh trưởng ở nhiệt độ Không có khả năng chịu được nhiệt độ cao từ
cao 80 – 100oC
b * Archaea là ranh giới giữa vi khuẩn và sinh vật nhân thực vì : 0,75
- Archaea có nhiều đặc điểm giống vi khuẩn : Cấu tạo đơm bào, tế bào nhân sơ,
RBX loại 70S, có plasmit ...
- Archaea có nhiều đặc điểm giống sinh vật nhân thực : Một số có Intron, có protein
liên kết với ADN, aa mở đầu là metrionin …
7 a VSV vi hiếu khí không thể sống được ở nồng độ O 2 cao do trong tế bào của chúng
không đủ số lượng và chủng loại các enzim như SOD, catalaza và peroxidaza … để 0,5
phân giải hoàn toàn các yếu tố độc hại sinh ra khi tế bào tiếp xúc với O2.
b * Là hô hấp nitrat trong đất :
- Quá trình Amon hoá nitrat : Là quá trình phân giải NO3- => NH3. NH3 này có thể
được các VK sử dụng ngay làm nguyên liệu tổng hợp Protein (quá trình này giống
quá trình amôn hóa ở thực vật).
- Quá trình Phản nitrate hoá : Là quá trình phân giải NO3- => N2. Do vi khuẩn phản
nitrate hóa không có khả năng khử nitrat thành NH 4+, nên nuôi cấy chúng cần phải
bổ sung thêm nguồn đạm vào môi trường (pepton hoặc NH4+). 1,0
* Vai trò : Vi khuẩn phản nitrate hóa làm mất nitơ nghiêm trọng của đất, quá trình
này xảy ra mạnh khi đất bị kỵ khí (đất ngập nước, không tơi...) hoặc khi dùng phân
đạm (nitrate) cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước. Có thể khắc
phục bằng cách tạo cho đất thoáng khí (làm đất tơi xốp ... ) để oxy phân tử ức chế tế
bào vi khuẩn phản nitrat hóa không tổng hợp được enzyme nitratreductase và
nitritreductase => Quá trình phản nitrate bị ức chế.
c * Hiệu ứng Paxtơ là hiện tượng ôxy tự do cảm ứng quá trình hô hấp và ức chế quá
trình lên men rượu của nấm men.
* Giải thích : Khi môi trường có ôxy phân tử phần lớn NADH2 đi vào con đường hô
hấp hiếu khí, Alcooldêhydrogenaza trở nên bất hoạt do đó làm giảm lượng rượu do 0,5
axêtaldêhyt không thể nhận hydrô từ NADH 2. Nhưng nấm men qua hô hấp sẽ có
nhiều năng lượng hơn so với lên men, do đó chúng sinh sản nhanh sinh khối của tế
bào và quần thể tăng.
8 a * Do vi khuẩn lactic không chiếm ưu thế với các vi khuẩn khác. Nguyên nhân là do : 0,5
- Rau quả rửa không kỹ, làm dập nát, có nhiều tạp khuẩn.
- Hàm lượng muối không đúng, nếu quá 5-6% sẽ ức chế cả vi khuẩn lactic, nếu dưới
3% thì nhiều tạp khuẩn sẽ phát triển lấn át.
- Không đậy, nén kỹ, do đó không tạo được điều kiện kị khí cho vi khuẩn lactic phát
triển.

28 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b * Trong quá trình muối dưa - tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động, hàm lượng 0,5
axit lactic tăng dần đến một mức độ nào đó sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn
lactic lúc đó một loại nấm men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH
thấp làm giảm hàm lượng axit lactic. Khi hàm lượng axit lactic giảm đến mức độ
nhất định thì vi khuẩn lên men thối sẽ phát triển được làm khú dưa.
c Điểm khác Làm tương Làm nước mắm 1,0
Nguyên liệu Giầu tinh bột, giầu protein thực Giầu protein động vật như cá
vật như gạo nếp, đậu nành ... nước ngọt hoặc cá nước mặn.
Tác nhân Nấm vàng hoa cau (Aspergillus Vi khuẩn kị khí trong ruột cá
oryzae) và vi khuẩn (được nuôi là chủ yếu (tận dụng vi sinh
cấy trên môi trường riêng rồi cấy vật có sẵn trong nguyên liệu).
và nguyên liệu).
Enzim ngoại Amilaza và proteaz
bào Proteaza
Sản phẩm Tương thành phẩm (aa nguồn Nước mắm giầu aa nguồn gốc
gốc thực vật, đường ...) động vật
9 a 1,0

* Đây là hiện hiện tượng sinh trưởng kép xảy ra khi môi trường nuôi cấy có 2 loại
cơ chất cacbon. Đồ thị có 2 pha tiềm phát, 2 pha lũy thừa. Sau khi kết thúc pha lũy
thừa thứ nhất, tế bào lại mở đầu pha tiềm phát thứ hai rồi tiếp đến là pha lũy thừa
thứ hai.
* Giải thích :
- Khi sinh trưởng tế bào sẽ đồng hóa trước tiên nguồn carbon mà chúng dễ phân giải
nhất (frutôzơ). Khi được sử dụng thì chính cơ chất thứ nhất này đã kìm hãm các
enzyme cần cho việc đồng hóa cơ chất thứ hai.
- Sau khi nguồn carbon thứ nhất đã cạn thì nguồn carbon thứ hai (Sorbitol) mới có
thể được cảm ứng để tổng hợp nên các enzyme cần trong việc chuyển hóa nó.
b * Là vi khuẩn chịu axit. VSV ưa axit là đòi hỏi phải sống trong môi trường axit, còn 0,5
VSV chịu axit là có thể sống sót trong môi trường axit mà không nó không ưa.
* Do : Helicobacter pylori gây loét dạ dày có khả năng trung hoà axit dạ dày cục bộ
tại vị trí của nó, bằng cách tiết ra Bicacbonat và Ureaza (enzim chuyển hoá urê
thành amôniac tạo chất kiềm trung hòa axit).

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 29
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
c - Vi sinh vật này thuộc nhóm vi khuẩn cổ. 0,5
- Phương thức dinh dưỡng : Quang tự dưỡng vì chúng chứa sắc tố
Bacteriorhodopsin ở màng nên nó có khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ATP
phục vụ cho quá trình cố định CO2
- Chúng sống được trong môi trường có nồng độ muối cao như vậy là nhờ hệ thống
Pecmeaza trên màng sinh chất. Nhờ các hệ thống bơm ion K+ hoặc các ion khác vào
trong tế bào cho tới khi nồng độ các ion trong tế bào cân bằng với bên ngoài tế bào
giúp chúng vẫn lấy được nước từ môi trường cung cấp cho tế bào.
10 a * Prophago ít khi chuyển thành phago sinh dưỡng vì : 0,75
- Trong tế bào đã xuất hiện một số loại protein ức chế virut.
- Bản thân prophago cũng tổng hợp prôtêin ức chế có tác dụng ngăn cản sự hoạt
động của các gen khác cần cho quá trình nhân lên trong hệ gen virut.
- Hệ gen của virut đã gắn vào hệ gen của tế bào chủ sẽ bị chi phối bởi hoạt động của
hệ gen tế bào chủ nên chỉ trong trường hợp đặc biệt mới tách ra trở thành virut độc.
b * Prophago trở thành phago sinh dưỡng trong trường hợp :
- Tự phát ngẫu nhiên (hiếm xảy ra) : Trong quá trình phân chia của VK tiềm tan, 1
TB nào đó tự tan và giải phóng ra ngoài các phần tử gây nhiễm của môi trường.
- Do bị tác động bởi các tác nhân cảm ứng như : 0,75
+ Các tác nhân vật lý, hoá học như tia tử ngoại, tia X, peroxit hữu cơ ...
+ Tế bào chủ bị nhiễm bởi một phago khác với nó và khi cố cài xen vào VCDT của
tế bào chủ sẽ kích hoạt prophago có sẵn này chuyển thành phago sinh dưỡng.
c * Đúng .
* Vì chỉ có bộ gen của phage xâm nhập vào tế bào chủ còn vỏ để lại ngoài. Nhờ vào
0,5
nguồn nguyên liệu của tế bào chủ mà axit nucleic của phage nhân lên và tổng hợp
vỏ. Chỉ sau khi có sự lắp ráp vỏ và lõi ta mới quan sát thấy phage mới.

30 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐỀ SỐ 07
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên CHU VĂN AN - HÀ NỘI, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề

Câu 1 (2 điểm)
Trong tế bào có các đại phân tử sinh học: xenlulozo, photpholipit, AND, tinh bột và protein.
1. Những phân tử nào ở trên có liên kết hidro hình thành? Vai trò của các liên kết hydro trong cấu trúc
các hợp chất trên?
2. Chất nào không có cấu trúc đa phân ? Chất nào không có trong lục lạp của tế bào?
3. Nêu vai trò của xenlulozơ trong cơ thể sống.
Câu 2 (2 điểm)
1. Phân biệt về cấu trúc, chức năng của protein xuyên màng và protein bám rìa màng? Vì sao hai loại
prôtêin trên lại quyết định đến tính linh động của màng sinh chất?
2. Hãy nêu các phương thức tương tác giữa tế bào và môi trường qua màng sinh chất.
Câu 3 (2 điểm)
Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan sát
dưới kính hiển vi, nhận thấy:
1. Vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng này.
2. Số lượng vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt. Hãy giải thích tại sao?
Câu 4 (2 điểm)
1. Ở cơ thể người, loại tế bào nào không có nhân, loại tế bào nào có nhiều nhân? Trình bày quá trình
hình thành tế bào không có nhân, tế bào nhiều nhân từ tế bào một nhân?
2. Cho tế bào vi khuẩn, tế bào thực vật, tế bào hồng cầu vào dung dịch đẳng trương có lizozim. Có hiện
tượng gì xảy ra với mỗi loại tế bào trong dung dịch trên. Giải thích?
Câu 5 (2 điểm)
1. Ở người 2n= 46, một tế bào sinh tinh (tinh bào 1) diễn ra quá trình giảm phân. Hãy xác định số nhiễm
sắc thể kép, số cặp nhiễm sắc thể tương đồng (không tính đến cặp nhiễm sắc thể giới tính), số nhiễm sắc
thể đơn và số tâm động trong tế bào ở từng kì.
2. Ở 1 loài động vật, xét 3 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (XX hoặc XY).
Quan sát quá trình giảm phân tại vùng chín ở một cá thể của loài trên có kiểu gen AaBbDdX EFXef, người ta
thấy khoảng 1/3 số tế bào sinh giao tử có hoán vị gen tạo ra các loại giao tử mới. Theo lí thuyết, cá thể này
cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa? Biết
rằng mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường.
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 31
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu 6 (2 điểm)
1. Trình bày quá trình làm giấm: nguyên liệu, tác nhân, cơ chế, điều kiện.
2. Sản xuất giấm có phải là quá trình lên men không? Tại sao?
Câu 7 (2 điểm)
1. Định nghĩa nhân tố sinh trưởng? Phân biệt vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng?
2. Tại sao nói VSV khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm? Lấy VD minh họa?
Câu 8 (2 điểm)
1. Vì sao trong quá trình lên men rượu có những mẻ rượu bị nhạt, có những mẻ rượu bị chua?
2. Nếu chuyển những tế bào nấm men sống nhờ glucôzơ từ môi trường hiếu khí sang môi trường kị khí
thì tốc độ tiêu thụ glucôzơ phải thay đổi như thế nào để tế bào vẫn tạo ra ATP với tốc độ như cũ?
Câu 9 (2 điểm)
1. Viết sơ đồ tóm tắt quá trình nitrat hóa trong đất từ amoni thành nitrit do vi khuẩn Nitrosomonas và từ
nitrit thành nitrat do vi khuẩn Nitrobacter?
2. Kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của 2 loại vi khuẩn trên như thế nào?
Câu 10 (2 điểm)
1. So sánh cơ chế một virut động vật và một virut vi khuẩn gắn vào và xâm nhập vào 1 tế bào vật chủ?
Sự khác biệt nào trong cấu trúc của 2 loại tế bào giữ vai trò quan trọng trong các quá trình này?
2. Tại sao bệnh do vi rút gây ra thường nguy hiểm?
----------- Hết ------------

32 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 07

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 1 1. Những phân tử có lk hidro hình thành: xenlulozo, ADN và protein 0.25
* Vai trò của các lk hydro trong cấu trúc các hợp chất trên:
- Xenlulozo: Các lk hidro giữa các phân tử ở các mạch hình thành nên các bó dài dạng 0.25
vi sợi sắp xếp xen phủ tạo nên cấu trúc dai và chắc.
- ADN: Các nu trên 2 mạch đơn ÁN lk với nhau theo NTBS(A- T, G- X) đảm bảo cấu 0.25
trúc của ADN bền vững.
- Protein: Các chuỗi polypeptit bậc 1 hình thành lk giữa nhóm C-O với N-H ở các vòng 0.25
xoắn gần nhau hình thành cấu trúc protein bậc 2.
2 - Chất không có cấu trúc đa phân: photpholipit 0.25
- Chất không có trong lục lạp của TB: Xenlulozơ 0.25
- Vai trò của xenlulozơ:
+ Đối với thực vật: Cấu tạo nên thành TB, là nguồn thức ăn cho 1 số loài 0.25
+ Đối với động vật: Điều hoà hệ thống tiêu hoá, hỗ trợ thải cặn bã, giảm lượng mỡ và 0.25
colesteron trong máu

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 33
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
2 1 * Phân biệt
- Protein xuyên màng:
+ Cấu trúc: Xuyên qua màng 1 hay nhiều lần. Protein xuyên màng có sự phân hóa các
vùng ưa nước và vùng kị nước. Vùng kị nước không phân cực nằm xuyên trong lớp kép 0.25
lipit, vùng phân cực ưa nước lộ ra trên bề mặt màng
+ Chức năng: Pecmeaza, là chất mang vận chuyển tích cực các chất ngược građien 0.25
nồng độ. Tạo kênh giúp dẫn truyền các phân tử qua màng. Thụ quan giúp dẫn truyền
thông tin vào tế bào
- Protein bám màng
+ Cấu trúc: Bám vào phía mặt trong và mặt ngoài của màng. Protein bám màng không 0.25
có vùng kị nước.
+ Chức năng: Mặt ngoài: tín hiệu nhận biết các tế bào, ghép nối các tế bào với nhau. 0.25
Mặt trong: xác định hình dạng tế bào và giữ các prôtêin nhất định vào vị trí riêng
* Hai loại prôtêin trên lại quyết định đến tính linh động của màng sinh chất, vì: 0.25
- Do 2 loại prôtêin trên có thể thay đổi vị trí, hình thù trong không gian tạo nên tính
linh động mềm dẻo cho màng.
- Các phân tử prôtêin có khả năng chuyển động quay, chuyển dịch lên xuống giữa 2 lớp
màng. Ngoài ra khi bình thường các phân tử prôtêin phân bố tương đối đồng đều trên
màng, nhưng khi có sự thay đổi nào đó của môi trường thì các prôtêin lại có khả năng
di chuyển tạo nên những tập hợp lại với nhau.
2 - Vận chuyển các chất qua màng tế bào: Vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động 0.25
- Dẫn truyền nước đi qua
- Dẫn truyền khối vật chất (ẩm bào, thực bào)
- Dẫn truyền chọn lọc phân tử
- Tiếp nhận thông tin
- Nhận dạng tế bào
- Sự ghép nối liên kết với các tế bào khác. 0.5
(Nêu được 6 ý thì cho điểm tối đa
3 1 1. Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, ánh sáng sẽ phân thành 7 màu: đỏ, da cam, vàng, 0.5
lục, lam , chàm, tím. Các tia sáng đơn sắc này sẽ rơi trên sợi tảo theo thứ tự từ đỏ đến
tím từ đầu này đến đầu kia. Như vậy, một đầu của sợi tảo sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ, đầu
kia sẽ hấp thụ ánh sáng tím và ở hai đầu sợi tảo, quang hợp sẽ xảy ra mạnh hơn, thải
nhiều oxi hơn, vi khuẩn hiếu khí sẽ tập trung ở đấy. 0.5

34 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
2 2. Vi khuẩn sẽ tập trung với số lượng khác nhau ở hai đầu sợi tảo. Cụ thể là ở đầu sợi 0.5
tảo hấp thụ ánh sáng đỏ vi khuẩn sẽ tập trung nhiều hơn. Đó là vì ánh sáng đỏ có hiệu
quả quang hợp hơn ánh sáng tím. Ta đã biết, cường độ quang hợp không phụ thuộc vào
năng lượng photon mà chỉ phụ thuộc vào số lượng photon. Với cùng một cường độ
chiếu sáng thì số lượng photon của ánh sáng đỏ nhiều gần gấp đôi ánh sáng tím (vì 0.5
năng lượng photon của ánh sáng tím gần gấp đôi năng lượng photon của ánh sáng đỏ).
4 1 * Hồng cầu là loại tế bào không có nhân. Tế bào bạch cầu, tế bào cơ là những tế bào có 0.5
nhiều nhân.
* Quá trình hình thành:
- Hồng cầu được sinh ra từ tế bào tuỷ xương (tế bào có 1 nhân). Trong quá trình 0.25
chuyên hoá về cấu tạo để thực hiện chức năng, hồng cầu ở người đã bị mất nhân. Bào
quan lizôxôm thực hiện tiêu hoá nội bào, phân giải nhân của tế bào hồng cầu
- Tế bào bạch cầu, tế bào cơ là những tế bào có nhiều nhân.
Các tế bào có nhiều nhân đ ược hình thành từ tế bào có một nhân thông quá quá trình
phân bào nguyên phân. ở kì cuối của phân bào nguyên phân, nếu màng nhân xuất hiện 0.25
nhưng màng tế bào không eo lại thì sẽ hình thành một tế bào có 2 nhân. Tế bào 2 nhân
tiếp tục phân bào nhng màng sinh chất không eo lại thì sẽ hình thành tế bào có 4 nhân.
Quá trình diễn ra như vậy cho đến khi hình thành tế bào nhiều nhân.
2 Trong dung dịch đẳng trương: do dung dịch có thế nước tương đương dịch bào nên 0.5
lượng nước đi ra, đi vào tế bào bằng nhau
- Tế bào thực vật, tế bào hồng cầu không thay đổi đặc điểm do lizozim không tác động 0.25
tới cấu trúc của hai loại tế bào này.
- Tế bào vi khuẩn bị lizozim phá hủy thành tế bào nên mất hình dạng ban đầu, trở thành 0.25
dạng hình cầu trong dung dịch.
5 1 Số NST kép Số cặp NST Số NST đơn Số tâm động
tương đồng
Kì đầu I 46 22 0 46 Kết
Kì giữa I 46 22 0 46 quả
Kì sau I 46 22 0 46
của
Kì cuối I 23 0 0 23
Kì đầu II 23 0 0 23 mỗi
Kì giữa II 23 0 0 23 kì
Kì sau II 0 0 46 46

Kì cuối II 0 0 23 23
0.125

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 35
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
2 Cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh dục chín:
- Xét cá thể có kiểu gen AaBbDdX EFXef, mỗi cặp NST thường tối đa cho 2 loại giao tử, 0.25
cặp NST giới tính tối đa cho 4 loại giao tử. Số loại giao tử tối đa của cá thể nói trên là
2. 2. 2. 4= 32 loại. Xảy ra 2 trường hợp:
* Trường hợp 1: Loài này con đực là giới đồng giao XX, con cái dị giao XY → Đây là
cá thể đực
- Từ 1 tế bào sinh tinh giảm phân nếu khong có TĐC cho 2 loại tinh trùng, nếu có TĐC
cho 4 loại tinh trùng.
- Gọi số tế bào sinh tinh cần tìm là k, theo giả thiết có 1/3 k giảm phân cho 4 loại và 2/3 0,5
k giảm phân cho 2 loại
→ (1/3 k. 4) + (2/3k . 2)= 32 → k= 12
* Trường hợp 2: Loài này con cái là giới đồng giao XX, con đực dị giao XY → Đây là
cá thể cái
- Từ 1 tế bào sinh trứng giảm phân chỉ cho 1 loại trứng dù có hay không có trao đổi 0.25
chéo. Vậy để tạo ra 32 loại giao tử cần tối thiểu 32 tế bào sinh trứng.
6 1 - Nguyên liệu: Rượu, bia (nồng độ khoảng 5- 6%) 0.25
- Tác nhân: VK axetic.
0.25
- Cơ chế: CH3CH2OH + O2  CH3COOH+ H2O+ Q
- Điều kiện: 0.25
+ Bề mặt thoáng, đủ oxi và thêm 1 quả chuối chín.
+ Khi giấm vừa ngon (nồng độ axit axetic 3- 5%) cần chất lọc và hấp khử trùng để giữ
0.25
được lâu.

0.25
2 Sản xuất giấm không phải là quá trình lên men vì:
- Lên men là 1 quá trình chuyển hóa không có sự tham gia của oxi.
0.25
- Thực chất sản xuất giấm là quá trình oxh rượu etylic thành axit axetic.
0.25

7 1 Nhân tố sinh trưởng: - Là 1 số chất hữu cơ (aa, VTM, bazonito) cần cho sự ST của 0.5
VSV nhưng VSV không tự tổng hợp được từ chất vô cơ
- VSV nguyên dưỡng: chỉ cần môi trường tối thiểu, không cần nhân tố sinh trưởng vẫn 0.25
phát triển được.
- VSV khuyết dưỡng: ngoài môi trường tối thiểu, cần bổ sung nhân tố sinh trưởng cần 0.25
thiết mới phát triển được.

36 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
2 VSV khuyết dưỡng có ý nghĩa to lớn trong kiểm nghiệm thực phẩm vì:
- Nguyên tắc: 0.5
+ VSV khuyết dưỡng chỉ phát triển khi có đầy đủ các nhân tố sinh trưởng.
+ Tốc độ sinh trưởng của VSV tăng khi nồng độ các nhân tố sinh trưởng tăng.
 Khi đưa VSV khuyết dưỡng về 1 nhân tố sinh trưởng nào đó vào thực phẩm, nếu
hàm lượng chất đó càng lớn thì VSV phát triển càng mạnh  người ta dựa vào số
lượng VSV so với số lượng VSV sinh trưởng trong môi trường chuẩn (đối chứng) với
hàm lượng chất kiểm định xác định  từ đó có thể xác định được hàm lượng chất đó
trong thực phẩm.
- Ví dụ: Khi muốn kiểm tra hàm lượng riboflavin trong thực phẩm, ta sử dụng VSV 0.5
khuyết dưỡng với axit riboflavin. Nuôi cấy trên môi trường của thực phẩm sau đó xác
định lượng VSV từ môi trường nuôi cấy  Đối chiếu với mức chuẩn để xác định nồng
độ riboflavin trong thực phẩm.
 Có thể sử dụng các chủng VSV khuyết dưỡng để xem xét hàm lượng chất dinh
dưỡng trong thực phẩm (hoặc các chất có hại trong thực phẩm).
8 1 - Nấm men là sinh vật kị khí không bắt buộc, hô hấp hiếu khí trong môi trường có O 2 0.5
và lên men etylic trong môi trường không có O2.
- Rượu bị nhạt: Quá trình lên men không đảm bảo điều kiện kị khí. O2 xâm nhập vào → 0.5
nấm men chuyển sang hô hấp hiếu khí → nồng độ rượu etylic giảm.
- Rượu bị chua: Ở những mẻ rượu bị nhạt, nồng độ etylic giảm, nếu bị nhiễm vi khuẩn
lên men giấm (vi khuẩn Acetobacter) thì vi khuẩn này sẽ lên men rượu thành giấm (ôxi 0.5
hoá không hoàn toàn) làm rượu bị chua
2 Nấm men chuyển từ hô hấp hiếu khí sang lên men rượu: Hô hấp hiếu khí tạo ra khoảng 0.5
38 ATP, lên men rượu tạo ra 2 ATP → tế bào phải tiêu thụ lượng glucôzơ với tốc độ gấp
khoảng 19 lần so với khi sống trong môi trường hiếu khí.
9 1 1. Sơ đồ tóm tắt 2 giai đoạn:
+ giai đoạn nitrit hóa do vi khuẩn Nitrosomonas
NH4 + + 3/2 O2 → NO2- + H2O +2H+ + năng lượng 0,5
Hoặc viết: NH3 → NH2OH → NO2-
+ Giai đoạn nitrat hóa do vi khuẩn nitrobacter
NO2- + 1/2 O2 → NO3- + năng lượng 0,5
Hoặc viết: NO2- → NO3-
2 Dinh dưỡng và kiểu hô hấp:
+ là những vi sinh vật hóa tự dưỡng, vì nguồn năng lượng thu được từ quá trình oxi hóa 0,5đ
NH3 → NO2- và NO2- → NO3-; nguồn C từ CO2 để tạo thành cacbon hidrat cho tế bào
của mình.
+ Là những vi khuẩn hiếu khí bắt buộc cần oxi, vì nếu không co oxi thì không thể oxi 0,5đ
hóa amoni và sẽ không có năng lượng cho hoạt động sống
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 37
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
10 1 - Thông thường VR của VK chuyển genom VR vào tb chủ chỉ để lại capxit ở bên ngoài 0.5
- Các VR ĐV gắn vào TB vật chủ đặc hiệu và chuyển nguyên liệu nhân ko được bao
bọc bởi capxit vào tb vật chủ, song thường gặp hơn là các hạt VR đi vào bằng cơ chế
nhập bào hoặc bằng sự lõm vào của màng tb, capxit bị loại bỏ sau sự xâm nhập. 0.5
* Sự khác biệt trong cấu trúc của 2 loại tế bào giữ vai trò quan trọng trong các quá trình
này:
- VK có thành tb còn ĐV ko có thành TB
- VR VK xâm nhập khi có mặt nguyên liệu nhân của vật chủ trong khi VR ĐV tìm
được 1 cách vận hành ở đó nguyên liệu nhân được bao bọc bởi 1 màng. 0.5
2 BÖnh do vi rót g©y ra thêng nguy hiÓm v×: 0.5
- Vi rót kÝ sinh bªn trong tÕ bµo nªn hÖ thèng miÔn dÞch cña tÕ bµo
kh«ng thÓ ph¸t huy t¸c ®éng. Muèn tiªu diÖt vi rót ph¶i ph¸ hñy c¶
tÕ bµo chñ.
- Khi x©m nhËp ®îc vµo tÕ bµo chñ, vi rót ®iÒu khiÓn toµn bé hÖ
thèng sinh tæng hîp cña tÕ bµo chñ chuyÓn sang tæng hîp c¸c thµnh
phÇn cña vi rót lµm rèi lo¹n ho¹t ®éng sèng cña tÕ bµo, cã thÓ dÉn
®Õn ph¸ hñy tÕ bµo.
- Vi rót cã ph¬ng thøc sinh s¶n ®Æc biÖt nªn nh©n lªn rÊt nhanh
chãng vµ l©y lan nhanh.
- Vi rót rÊt dÔ ph¸t sinh biÕn dÞ (®Æc biÖt lµ c¸c vi rót cã ARN vµ c¸c
Retrovirus) lµm xuÊt hiÖn c¸c chñng vi rót míi. Do ®ã viÖc s¶n xuÊt
v¾c xin lu«n theo sau sù xuÊt hiÖn c¸c chñng vi rót míi.

ĐỀ SỐ 08
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên LÊ HỒNG PHONG - NAM ĐỊNH, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
38 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
I. PHẦN TẾ BÀO HỌC
Câu 1. Thành phần hóa học của tế bào (2 điểm)
a. Nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất, vai trò của đường đơn trong tế bào?
b. Biết đường aldose có nhóm chức aldehyde (-CHO), đường ketose có nhóm chức ketone (C=O). Viết
công thức của loại đường aldose và đường ketose đơn giản nhất và tên gọi của chúng.
Câu 2. Cấu trúc tế bào (2 điểm)
a. Ở tế bào vi khuẩn lam, vi khuẩn cố định đạm, tế bào biểu mô ruột ở người, tế bào biểu mô ống thận ở
người, màng sinh chất có những biến đổi gì giúp tế bào thích nghi với chức năng?
b. Xét về mặt tế bào học, nêu nguyên nhân của bệnh tiểu đường typ I, bệnh viêm phổi ở các thợ mỏ,
bệnh nhiễm trùng do Streptococcie, bệnh Pompe (bệnh tim mạch thừa glycogen II)
Câu 3. Cấu trúc tế bào (2 điểm)
a. Tế bào hồng cầu gà có nhân nhưng nhân bị bất hoạt. Tế bào Hela- các tế bào được tách ra từ mô ung
thư của một người bệnh, có khả năng tích cực tổng hợp protein, phân chia không ngừng. Nêu thí nghiệm
sử dụng hai tế bào này để thấy được sự liên quan mật thiết giữa nhân và tế bào chất?
b. Nêu sự khác nhau giữa enzim của lizoxom và peroxixom về nguồn gốc, cơ chế tác động. Vì sao trong
nước tiểu của linh trưởng và người có axit uric mà các động vật khác không có?
Câu 4. Chuyển hóa năng lượng trong tế bào (2 điểm)
a. Enzim hidrolaza và izomeraza xúc tác cho các phản ứng nào? Nêu ví dụ enzim của mỗi loại?
b. Phân biệt trung tâm hoạt tính và trung tâm điều chỉnh của enzim?
Câu 5. Phân bào (2 điểm)
a. Phân lập các tế bào ở các pha khác nhau trong chu kì tế bào, sau đó kết hợp các tế bào để tạo thành
các tế bào lai. Khi lai tế bào ở pha G 1, G2 với các tế bào ở pha S thì các nhân G 1, G2 có những biến đổi gì?
Giải thích?
b. Tại sao nguyên bào sợi ở da bình thường không phân chia nhưng khi bị thương nó lại phân chia hàn
gắn vết thương? Yếu tố nào kích thích các tế bào mô limpho phân bào tạo ta các tế bào limpho B và T?
II. PHẦN VI SINH VẬT
Câu 1 (2,0 điểm). Nêu cơ sở hóa học của phương pháp nhuộm Gram? Ý nghĩa của phương pháp nhuộm
Gram?
Câu 2 (2,0 điểm). So sánh quang hợp ở vi khuẩn lam và vi khuẩn màu lục và màu tía?
Câu 3 (2,0 điểm). Dựa vào mối quan hệ của vi sinh vật với oxi, người ta phân biệt các loại vi sinh vật nào?
Giải thích? Lấy ví dụ.
Câu 4 (2,0 điểm)
a. Thế nào là hiện tượng sinh trưởng kép?
b. Độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 5 (2,0 điểm). Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa phagơ và HIV về cấu tạo và đặc điểm lây nhiễm vào
tế bào chủ?
--------------------HẾT--------------------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 08
Câu Ý Nội dung trả lời Điểm
I Tế bào học

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 39
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
1 a - Cấu tạo: từ các nguyên tố C, H, O theo công thức Cn(H2O)m với số nguyên tử 0,25
cacbon từ 3- 10
- Tính chất: kết tinh, vị ngọt, tan trong nước, có tính khử. 0,25
- Vai trò: 0,25
+ nhiên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào 0,25
+ nguyên liệu xây dựng nên các đường đôi, đường đa
b - Công thức:
Đường aldose đơn giản nhất: glyceraldehydes 0,25

0,25

Đường ketose đơn giản nhất : dihydroxyaxetone 0,25

0,25

2 a - Tế bào vi khuẩn lam: màng sinh chất gấp nếp và tách ra hình thành các túi dẹt 0.25
tilacoit chứa sắc tố giúp tế bào thực hiện chức năng quang hợp
- Vi khuẩn cố định đạm: màng sinh chất gấp nếp tạo mezoxom, bên trong chứa hệ 0.25
enzim nitrogenaza giúp tế bào thực hiện quá trình cố định nito
- Tế bào biểu mô ruột ở người: màng sinh chất lồi ra ngoài hình kép theo chất
nguyên sinh và hệ thống vi sợi, thành các vi mao làm tăng diện tích tiếp xúc giúp tế
bào thực hiện chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng 0.25
- Tế bào biểu mô ống thận ở người; màng sinh chất lõm xuống tạo thành nhiều ô,
trong các ô chứa nhiều ti thể giúp tế bào tăng cường trao đổi các chất 0.25
b - Bệnh nhiễm trùng do Streptococcie: vi khuẩn làm phá hủy mang lizoxom làm 0.25
enzim được giải phóng tiêu hủy tế bào
- Bệnh Pompe (bệnh tim mạch thừa glycogen II): do thiếu enzim glicogidaza trong
lizoxom nên glycogen không được phân hủy, tích lại trong lizoxom dẫn đến các 0.25
bệnh tim mạch
- Bệnh Tay- Sachs: lizoxom của tế bào thần kinh thiếu enzim tiêu hóa lipit, gây tắc 0.25
nghẽn lipit làm não bị tổn thương.

3 a - Thí nghiệm: Lai hai tế bào với nhau được tế bào lai. 0.25
- Kết quả: Tế bào lai vừa tổng hợp protein của người, vừa tổng hợp protein của gà 0.25
- Giải thích: Các nhân tố hoạt hóa gen trong tế bào chất của tế bào Hela đã mở các 0.5
gen của gà trong tế bào lai nên tế bào lai tổng hợp các pr của gà. Từ đó cho thấy mỗi
liên quan mật thiết giữa nhân và tế bào chất.
b
Tiêu c í Enzim của peroxixom
Enzim của lizoxom 0.25
Nguồn gốc Được tổng hợp từ các Được tổng hợp từ các riboxom
riboxom trên lưới nội chất tự do trong tế bào chất
hạt 0.25
Đặc điểm xúc tác Xúc tác các phản ứng thủy Xúc tác các phản ứng oxi hóa
phân khử 0.25
- Peroxixom của người và linh trưởng không có thể đặc hình ống nên không sản sinh
enzim uricaza phân giải axit uric 0,25
- Do đó trong nước tiếu của linh trưởng và người có axit này, các động vật khác
không có.

40 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
4 a - Enzim hidrolaza xúc tác cho phản ứng thủy phân. 0.25
- VD: amilaza xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột 0.25
- Enzim izomeraza xúc tác sự tái phân bố các nguyên tử trong cơ chất, làm biến đổi 0.25
đồng phân này thành đồng phân khác
- VD: enzim photphoglucoizomeraza xúc tác phản ứng biến đổi gluco 6 photphat 0.25
thành fructo 6 photphat
b Tiêu chí Trung tâm hoạt tính Trung tâm điều chỉnh
Cấu trúc Cấu hình không gian phù hợp Cấu hình không gian phù hợp
với cơ chất với chất điều chỉnh 0.25
Chất liên - Cơ chất - Chất điều chỉnh 0.25
kết - Chất ức chế cạnh tranh
Vai trò - Liên kết với cơ chất làm biến - Liên kết với chất điều chỉnh
đổi cơ chất tạo sản phẩm làm biến đổi cấu hình trung tâm 0.25
- Liên kết với chất ức chế cạnh hoạt tính từ đó làm tăng hoặc
tranh làm kìm hãm tốc độ phản giảm tốc độ phản ứng
ứng
Vị trí Có ở tất cả các enzim Có ở một số enzim 0.25
5 a a. – Lai tế bào ở pha G1 với các tế bào ở pha S thì nhân G1 tiến hành nhân đôi ADN 0.25
=> do tế bào chất trong tế bào ở pha S chứa các nhân tố khởi động quá trình nhân
đôi ADN trong nhân G1 0.25
- Lai tế bào ở pha G 2 với các tế bào ở pha S thì nhân G 2 vẫn tiếp tục các quá trình
tiếp theo sau pha G2 mà không nhân đôi AND lần nữa. 0.25
=> nhân G2 đã nhân đôi ADN tế bào hình thành cơ chế ngăn cản sự tiếp tục nhân đôi
cho tới khi tế bào hoàn thành chu kì phân bào. 0.25
b - Khi bị thương ở da, các tiểu cầu vỡ ra giải phóng nhân tố sinh trưởng PDGF. 0.5
PDGF có tác dụng kích thích sự sinh sản của các nguyên bào sợi ở da. Các nguyên 0.25
bào sợi phân bào để hàn gắn vết thương.
- Sự có mặt của kháng nguyên đã kích thích tế bào của mô limpho phân bào để tạo 0.25
tế bào limpho B và T
II Phần sinh học vi sinh vật
1 - Phương pháp nhuộm Gram là phương pháp nhuộm kép. Một lần nhuộm bằng 0.25
thuốc nhuộm màu tím, một lần bằng thuốc nhuộm màu đỏ.
- Cơ sở hóa học: Do cấu tạo thành TB VK Gram (–) và Gram (+) khác nhau nên bắt 0.5
màu thuốc nhuộm khác nhau.
+ VK Gram (-): Có lớp peptidoglucan mỏng, nằm giữa lớp màng sinh chất và màng 0.25
ngoài. Màu tím kết tinh dễ dàng bị rửa trôi khỏi tế bào chất và TB có màu hồng hoặc
đỏ. 0.25
+ VK Gram (+): có thành TB dày, được tạo thành từ peptidoglucan. Hợp chất này
giữ màu tím kết tinh trong tế bào chất. Việc rửa cồn không loại bỏ được tím kết tinh,
ngăn chặn màu hồng hoặc đỏ. 0.25
- Ý nghĩa:
+ sinh học: Phân loại được VK dựa trên sự khác biệt về thành phần thành tế bào. 0.5
+ thực tiễn: Ứng dụng điều trị. Phần lipit của lớp LPS trong thành của VK Gram (-)
là độc, gây sốt hoặc gây sốc; màng ngoài giúp bảo vệ tế bào khỏi hàng rào bảo vệ
của cơ thể. VK Gram (-) có xu hướng kháng lại kháng sinh tốt hơn VK Gram (+) do
lớp màng ngoài ngăn cản thuốc vào trong tế bào.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 41
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
2 Tính chất Vi khuẩn lam Vi khuẩn màu lục và màu tía
Sắc t quang hợp Bacteriachlorophyll 0.25
chlorophylle a 0.25
Hệ quang hóa II có không có 0.5

Chất cho e trong quang H2O H2, H2S, S0, hợp chất hữu cơ 0.25
hợp
Sản sinh oxi có không 0.25
Sản phẩm sơ cấp biến đổi ATP, NADPH ATP 0.5
NL
Nguồn cacbon CO2 chất hữu cơ và CO2,

3 Loại vi sinh Quạn hệ với oxi Ví dụ


vật Sự có mặt của
catalaza SOD 0.25
Hiếu khí bắt phải có oxi có có VK mủ xanh
buộc
Hiếu khí có thể sinh có có E. coli 0.5
không bắt trưởng khi có
buộc hoặc không có
oxi
Vi hiếu khí sinh trưởng tốt ở i thấp có VK giang mai 0.25
lượng o có
Kị khí chịu khí sinh trưởng tốt không có có liên cầu gây 0.5
khi không có oxi, viêm phổi
nhưng không bị
chết khi có oxi
Kị khí bắt bị chết khi có oxi không có không có VK sinh metan
buộc 0.5
4 a - Sinh trưởng kép là sinh trưởng theo 2 pha, thường xảy ra trong môi trường có hỗn 0.5
hợp chất dinh dưỡng.
VD: trong môi trường chứa glucose và sorbitol, thì glucose cảm ứng tạo enzim sử 0.5
dụng glucose trước và kìm hãm tổng hợp enzim sử dụng sorbitol. Khi nào sử dụng hết
glucosethì enzim sử dụng sorbitol mới được tổng hợp. Vì thế nên xuất hiện hai pha
tiềm phát và hai pha lũy thừa: 1 cho glucose và 1 cho sorbitol.

b - Độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào giống, tuổi giống, và thành phần môi 0.5
trường. 0.25
- Nếu giống già (lấy từ pha cân bằng) thì phải kéo dài pha tiềm phát để vi khuẩn
thích nghi thông qua tổng hợp ARN, enzzim,... 0.25
- Hoặc nếu cấy vi khuẩn vào môi trường có nguồn cacbon mới, thì vi khuẩn sẽ được
cảm ứng tạo enzim mới sử dụng cho nguồn cacbon mới, còn enzimcũ không được tạo
thành
5 Phagơ HIV
Cấu tạo gồm vỏ protein bao bọc vật chất Cấu tạo gồm vỏ protein bao bọc vật chất
di truyền là ADN di truyền là ARN 0.5
Cấu trúc phức tạp gồm 3 phần Cấu trúc khối
0.25
Nhận ra tế bào chủ lây nhiễm bằng sử ể trên màng tế bào vi khuẩn
dụng sợi đuôi liên kết với các thụ t Nhận ra tế bào chủ lây nhiễm bằng sử 0.5
dụng các glycoprotein đặc hiệu thuộc
lớp vỏ ngoài của virut để liên kết với các
thụ thể trên màng tế bào chủ
Khi lây nhiễm tế bào chủ, bao đuôi co ut vào tế bào chủ (vỏ protein của virut

42 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
rút, bơm vật chất di truyền (ADN) của vi nằm lại bên ngoài tế bào chủ) 0.5
Khi lây nhiễm tế bào chủ, vỏ ngoài của
virut dung hợp với màng tế bào chủ và
chuyển vật chất di truyền (ARN) của
virut vào tế bào chủ (vỏ ngoài của virut 0.25
dung hợp với màng tế bào chủ)
ADN  ARN ARN  sADN dADN

ĐỀ SỐ 09
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên QUỐC HỌC - THỪA THIÊN HUẾ, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
1. Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai thì hãy sửa lại cho đúng.
a. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau bằng liên kết  -1,4-glicozit, không
phân nhánh.
b. Khi tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế bào thực vật.
c. Amilaza là protein cầu. Myosin là protein sợi.
d. Trong chuỗi đơn ADN, đường đêôxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí C3’.
e. Trong ba loại ARN, mARN là đa dạng nhất.
2. Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo vệ cây?
Câu 2 (2 điểm) Cấu trúc tế bào
a. Kích thước nhỏ và bộ NST là đơn bội có đặc điểm có lợi gì về tiến hóa và thích nghi ở vi khuẩn?
b. Phân tử lipôprôtêin trong thành phần của màng sinh chất ở tế bào nhân thực được tổng hợp ở những
bào quan nào? Trình bày sơ đồ tóm tắt sự hình thành chúng trong tế bào.
Câu 3 (2 điểm) Cấu trúc tế bào
Giải thích quá trình tiến hóa dẫn đến gia tăng kích thước tế bào và phương thức hình thành các đặc điểm
mới của tế bào nhân thực từ tế bào nhân sơ nguyên thủy.
Câu 4 (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
a. Có 2 ống nghiệm:
- Ống 1: Xucxinatdehidrogenase + axit xucxinic + axit malic.
- Ống 2: Xucxinatdehidrogenase + axit xucxinic + axit malonic.
Ở ống nghiệm nào hoạt tính của enzim mạnh hơn? Giải thích.
b. ATP được tạo ra ở đâu trong tế bào? Nêu điểm khác nhau cơ bản trong cơ chế phosphoryl hóa ở các vị
trí đó.
Câu 5 (2 điểm) Phân bào

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 43
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
a. Từ những hiểu biết về diễn biến trong các pha của kì trung gian, hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân
gây đột biến gen và đột biến đa bội để có hiệu quả nhất.
b. Các nhiễm sắc tử đính với nhau trong suốt giảm phân I nhưng lại tách nhau ra trong giảm phân II và
trong nguyên phân như thế nào? Tại sao cohensin ở tâm động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại
xảy ra ở vai vào cuối kì giữa I?
Câu 6 (2 điểm) Cấu trúc và chức năng của tế bào vi sinh vật
a. Trong các thành phần được kí hiệu từ 1 đến 10,
hãy gọi tên các thành phần và cho biết:
- Thành phần nào chỉ có ở vi khuẩn G- mà không
có ở vi khuẩn G+?
- Thành phần nào liên quan đến khả năng kháng
các điều kiện môi trường bất lợi của vi khuẩn?
- Thành phần nào tham gia vào quá trình tiếp hợp của vi khuẩn?
b. Cấu trúc số 1 ở vi khuẩn có gì khác so với cấu trúc đó trong tế bào nhân thực?
Câu 7 (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Trong quá trình chế biến giấm từ rượu, sau một thời gian ta thấy có một lớp váng trắng phủ trên mặt.
a. Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại vi sinh vật này không?
b. Nhỏ một giọt dịch nuôi cấy vi sinh vật này lên lam kính, rồi nhỏ bổ sung một giọt H 2O2 vào giọt trên
sẽ thấy hiện tượng gì? Giải thích.
c. Nếu để cốc giấm cùng với váng trắng quá lâu thì độ chua của giấm sẽ giảm dần, vì sao? Cách khắc
phục hiện tượng đó?
Câu 8 (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
a. Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu huỳnh màu lục và
vi khuẩn lưu huỳnh màu tía?
b. Giải thích kiểu hô hấp của vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kị khí bắt buộc. Dựa vào yếu tố nào mà
quyết định tính hiếu khí hay kị khí ở các vi khuẩn?
Câu 9 ( 2 điểm) Dinh dưỡng và sinh trưởng ở vi sinh vật
1. Phân tích kiểu dinh dưỡng của một chủng vi khuẩn dựa vào sự quan sát khi nuôi cấy chúng trên các
môi trường A, B. Thành phần các môi trường được tính bằng g/l:
- Môi trường A: (NH4)3PO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; KH2PO4 – 1,0; NaCl – 5,0; MgSO4 – 0,2.
- Môi trường B: Môi trường A + xitrat trisodic – 2,0.
Sau khi cấy chủng vi khuẩn đó, nuôi ủ trong tủ ấm với thời gian và nhiệt độ thích hợp, người ta thấy trong
môi trường A không có khuẩn lạc, còn trong môi trường B có khuẩn lạc.
a. Môi trường A là loại môi trường gì?
b. Kiểu dinh dưỡng theo nguồn cacbon của chủng vi khuẩn đó?
c. Một số vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường A với điều kiện phải để chúng ở nơi giàu CO 2. Đó
là kiểu dinh dưỡng gì?

44 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
2. Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu vào trong các ống
nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng gì? Vì sao?
Câu 10 (2 điểm) Virut
a. Thông qua quá trình nhân lên của Phagơ T 2 trong tế bào vi khuẩn, bằng cách nào các nhà khoa học
chứng minh được rằng ADN chứ không phải prôtêin là vật chất di truyền?
b. Tại sao các phage không thể tiêu diệt hết toàn bộ vi khuẩn?
c. Phân biệt chu trình tan và tiềm tan.
----------HẾT----------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 09

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 1 - a. Sai. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau bằng liên 0.25
kết  -1,4-glicozit, không phân nhánh.
- b. Sai. Khi tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế 0.25

bào.
- c. Đúng. 0.25

- d. Sai. Trong chuỗi đơn ADN, trong một nucleotit, đường đêôxiribôzơ gắn với axit 0.25

photphoric ở vị trí C5’; giữa các nucleotit với nhau, đường đêôxiribôzơ của nucleotit này gắn
với axit photphoric của nucleotit khác ở vị trí C3’.
- e. Đúng. 0.25
2 Ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo
vệ cây vì:
- Nước có tính phân cực nên giữa các phân tử nước hình thành các liên kết hidro. 0.25
- Khi nhiệt độ xuống dưới 0oC, nước bị khóa trong các lưới tinh thể, mỗi phân tử 0.25
nước liên kết hidro với bốn phân tử nước khác tạo ra lớp băng bao phủ bên ngoài lá.
- Lớp băng cách li lá với môi trường, bảo vệ nước trong lá không bị đóng băng, đảm 0.25
bảo cho quá trình trao đổi chất trong cây diễn ra bình thường.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 45
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
2 a - Do kích thước nhỏ dẫn đến tỉ lệ S/V lớn nên hấp thụ nhiều và chuyển hóa nhanh, 0.5
sinh trưởng nhanh, có thể bù đắp được số lượng cá thể bị chết do các yếu tố bất lợi
của môi trường. Vì vậy tránh bị diệt vong.
- Do cơ thể là đơn bào, bộ nhiễm sắc thể chỉ có một nhiễm sắc thể nên dễ phát sinh
đột biến và các biến dị đột biến này sẽ bộc lộ thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau (cả 0.5
đột biến gen trội và gen lặn). Do đó, chọn lọc tự nhiên nhanh chóng đào thải các gen
có hại và các gen có lợi quy định các đặc điểm thích nghi được tăng nhanh trong
quần thể, dẫn đến tạo ra các quần thể có kiểu hình thích nghi.
b - Có 3 bào quan là: lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn và bộ máy Gôngi. 0.25
- Sơ đồ tóm tắt:
+ Lưới nội chất hạt tổng hợp phân tử prôtêin, bao gói bằng túi tiết để vận chuyển tới 0.25
bộ máy gôngi.
+ Lưới nội chất trơn tổng hợp phân tử lipit, bao gói bằng túi tiết để vận chuyển tới bộ 0.25
máy gôngi.
+ Bộ máy gôngi liên kết 2 thành phần trên để tạo ra lipôprôtêin, bao gói bằng túi tiết 0.25
để vận chuyển đến màng sinh chất.
3 - Khi các tế bào sống bằng phương thức dị dưỡng, tế bào này ăn tế bào khác thì tế 0.5
bào có kích thước lớn hơn sẽ khó bị thực bào và dễ thực bào các tế bào nhỏ hơn vì
thế chọn lọc tự nhiên sẽ ưu tiên giữ lại những tế bào có kích thước lớn hơn.
- Kích thước tế bào chỉ gia tăng đến mức độ nhất định vì tế bào có kích thước lớn quá
thì tỉ lệ S/V sẽ nhỏ dẫn đến trao đổi chất với môi trường kém hiệu quả cũng như sự 0.5
khuếch tán các chất trong tế bào từ nơi này đến nơi khác sẽ rất chậm. Kết quả là chọn
lọc tự nhiên sẽ đào thải các tế bào quá lớn.
- Tế bào có kích thước lớn sẽ phải có các đặc điểm thích nghi như: Có các bào quan 0.5
có màng bao bọc và hệ thống lưới nội chất làm tăng tỉ lệ S/V cũng như tạo các xoang
riêng biệt làm tăng hiệu quả hoạt động.
- Các bào quan có màng bao bọc được tiến hóa hoặc bằng cách nội cộng sinh như ti 0.5
thể và lục lạp hoặc do màng tế bào lõm vào trong bao bọc lấy vật chất di truyền tạo
nên màng nhân, hoặc màng tế bào gấp vào trong tế bào chất tạo nên mạng lưới nội
chất.
4 a - Ở ống nghiệm 1 hoạt tính của enzim mạnh hơn. 0.25
- Vì:
+ Axit malonic là chất ức chế cạnh tranh có tác động kìm hãm enzim do chúng có cấu 0.375
tạo giống với axit xucxinic nên tạm thời chiếm lĩnh mất trung tâm hoạt động của
enzim.
+ Khi hình thành phức hệ enzim – chất ức chế thì chất ức chế không bị biến đổi nên 0.25
phức hệ enzim – chất ức chế rất bền vững và không còn trung tâm hoạt động cho cơ
chất nữa.

46 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b - ATP được tổng hợp ở tế bào chất, ti thể, lục lạp. 0.375
- Khác nhau:
+ Ở tế bào chất: phosphoryl hóa mức cơ chất, chuyển một nhóm photphat linh động 0.25
từ một chất hữu cơ khác đã được phosphoryl hóa tới ADP tạo ATP.
+ Ở ti thể: phosphoryl hóa oxi hóa, năng lượng từ phản ứng oxi hóa khử trong hô hấp 0.25
được sử dụng để gắn nhóm photphat vô cơ vào ADP.
+ Ở lục lạp: phosphoryl hóa quang hóa, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển
hóa thành năng lượng tích lũy trong liên kết ADP và nhóm photphat vô cơ tạo thành 0.25
ATP.
5 a Thời điểm xử lý đột biến
- Tác động vào pha S dễ gây đột biến gen vì ở giai đoạn này diễn ra quá trình nhân 0.25
đôi ADN.
- Để gây đột biến đa bội có hiệu quả cần xử lý cônsixin vào pha G 2 (hoặc thí sinh có 0.25
thể viết là “cuối pha G2”) của kì trung gian.
- Bởi vì:
+ Đến G2 nhiễm sắc thể của tế bào đó nhân đôi. 0.125
+ Sự tổng hợp các vi ống hình thành thoi vô sắc bắt đầu từ pha G 2. Cơ chế tác động 0.25
của cônsixin là ức chế sự hình thành các vi ống, xử lý cônsixin lúc này sẽ có tác dụng
ức chế hình thành thoi phân bào. Hiệu quả tạo đột biến đa bội thể sẽ cao
b - Các nhiễm sắc tử được gắn với nhau dọc theo chiều dài của chúng bằng các phức 0.125
protein được gọi là cohensin.
- Trong nguyên phân, sự gắn kết này kéo dài tới tận cuối kì giữa, khi enzim phân hủy 0.25
cohensin làm cho các nhiễm sắc tử có thể di chuyển về các cực đối lập của tế bào.
- Trong giảm phân, sự gắn kết các nhiễm sắc tử được giải phóng qua hai bước:
+ Trong kì sau I, cohensin được loại bỏ ở các vai cho phép các nhiễm sắc thể tương 0.25
đồng tách nhau ra.
+ Ở kì sau II, cohensin được loại bỏ ở tâm động cho phép các nhiễm sắc tử tách rời 0.25
nhau.
- Cohensin ở tâm động không bị phân hủy trong khi sự phân hủy lại xảy ra ở vai vào 0.25
cuối kì giữa I vì có protein shugoshin bảo vệ cohensin khỏi bị phân hủy ở tâm động.
6 a - 1. ADN (vùng nhân), 2. Thành tế bào, 3. Màng nhầy, 4. Plasmit, 5. Màng sinh chất, 1.125
6. Riboxom, 7. Hạt dự trữ, 8. Lông, 9. LPS (Màng ngoài) , 10. Roi.
- Thành phần chỉ có ở vi khuẩn G- mà không có ở vi khuẩn G+: 9. LPS (Màng ngoài)
0.125
- Thành phần liên quan đến khả năng kháng các điều kiện môi trường bất lợi của vi khuẩn:
2. Thành tế bào, 3. Màng nhầy, 9. LPS (Màng ngoài)
- Thành phần tham gia vào quá trình tiếp hợp của vi khuẩn: 8. Lông 0.325
0.125

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 47
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b - Vi khuẩn: ADN dạng vòng, không liên kết với protein histon, gen không phân 0.125
mảnh.
- TBNT: ADN dạng thẳng, có liên kết với protein histon tạo cấu trúc NST, phần lớn 0.125
gen phân mảnh.
7 a - Váng trắng do các đám vi khuẩn axetic liên kết với nhau tạo ra. 0.25
- Ở đáy cốc không có loại vi khuẩn này, vì chúng là những vi sinh vật hiếu khí bắt 0.25
buộc.
b - Hiện tượng: sủi bọt. 0.25
- Giải thích: Vi khuẩn axetic là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc nên có enzim catalaza, 0.5
phân giải H2O2 để giải phóng oxi nên có bọt sủi lên.
catalaza
2H2O2 ���� 2H2O + O2
c - Khi để giấm lâu ngày, vi khuẩn Acetobacter có khả năng oxi hóa axit axetic thành 0.5
CO2 và H2O, làm pH tăng lên, giấm mất dần vị chua.
- Cách khắc phục: Duy trì nồng độ rượu trong dịch lên men giấm ít nhất 0,3 – 0,5%. 0.25
8 a Điểm khác nhau trong pha sáng quang hợp của tảo, vi khuẩn lam với vi khuẩn lưu
huỳnh màu lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.
Điểm so sánh Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, Tảo, vi khuẩn lam
màu lục.
Chất cho e H2A (A không phải oxi) H2O 0.25
Sự thải oxi Không thải oxi Có thải oxi 0.25
Sắc tố Khuẩn diệp lục Diệp lục tố và sắc tố khác
Hiệu quả (Bẫy năng ư Cao 0.25
ng)
Thấp 0.25
Hệ quang hóa Có hệ quang hóa I Có hệ quang hóa I và II. 0.25

b - Kiểu hô hấp của:


+ Vi khuẩn hiếu khí: đòi hỏi oxi phân tử để sinh trưởng, phát triển. 0.25
+ Vi khuẩn kị khí bắt buộc: chỉ phát triển trong điều kiện không có oxi phân tử. 0.25
- Tùy thuộc vào số và lượng các enzim có thể phân giải H 2O2 như catalase, superoxit
dismustase để quyết định tính hiếu khí hay kị khí của vi khuẩn. 0.25
9 1 a. Môi trường A là môi trường tối thiểu, chỉ có chất khoáng, vi sinh vật nguyên 0.25
dưỡng mới phát triển.
b. Xitrat trisodic mang cho chủng vi khuẩn nguồn C hữu cơ, vậy chúng là vi sinh vật 0.25
dị dưỡng đối với nguồn C.
c. Kiểu vi khuẩn hóa tự dưỡng, vi khuẩn quang tự dưỡng và phần lớn hóa dưỡng vô 0.5
cơ.
2 - Xạ khuẩn: chỉ mọc ở lớp trên vì xạ khuẩn là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc. 0.25
- Vi khuẩn tả: chúng mọc cách lớp bề mặt một ít xuống phía dưới vì vi khuẩn tả là vi 0.25
sinh vật vi hiếu khí.
- Vi khuẩn lactic: mọc suốt xuống theo chiều sâu của ống nghiệm vì vi khuẩn lactic 0.25
là vi sinh vật kị khí chịu oxi.
- Vi khuẩn sinh metan: chỉ mọc ở đáy ống nghiệm vì vi khuẩn sinh metan là vi sinh 0.25
vật kị khí bắt buộc.

48 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
10 a - Khi xâm nhiễm virut bơm ADN vào trong tế bào, còn vỏ protein để lại bên ngoài. 0.25
- Nếu dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu prôtein vỏ capsit của virut thì chất đồng vị 0.25
phóng xạ không bị đưa vào trong.
- Khi virut nhân lên trong tế bào thì thế hệ virut con sẽ mang vỏ protein mới không
chứa chất đồng vị phóng xạ. Điều đó có nghĩa là prôtein không phải là chất mang vật 0.25
chất di truyền.
b - Đối với phage tiềm tan thì nó chung sống hòa bình với vi khuẩn dưới dạng 0.25
prophage nên không giết chết vi khuẩn.
- Đối với phage độc cũng không thể tiêu diệt hết toàn bộ vi khuẩn bởi vì:
0.25
+ Vi khuẩn vẫn có cơ chế để bảo vệ: Có những thụ thể bị thay đổi khiến cho phage
không thể nhận ra để hấp phụ.
+ Ngay cả khi phage đã đột nhập thành công vào bên trong tế bào vi khuẩn thì sẽ bị 0.25
enzim giới hạn của vi khuẩn nhận ra và phân giải. Còn ADN của vi khuẩn sẽ được
cải biến về mặt hóa học để không bị tấn công bởi enzim này.
c - Chu trình tan: Virut làm tan và giết chết tế bào chủ. 0.25
- Chu trình tiềm tan: Virut không giết chết tế bào chủ mà cùng chung sống. Không 0.25
tạo virut mới và không phá hủy tế bào, hệ gen của virut được gắn vào nhiễm sắc thể
của tế bào.

ĐỀ SỐ 10
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên NGUYỄN BỈNH KHIÊM - QUẢNG NAM, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1. (2 điểm)
Nêu những điểm giống nhau giữa dầu và mỡ. Tại sao trong điều kiện bình thường mỡ để lâu bị đông lại
còn dầu thì không?
Câu 2. (2 điểm)
Hãy phân biệt về cấu tạo và hoạt động của vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn Gram âm. Nêu ý nghĩa
thực tiễn của sự khác biệt này.
Câu 3. (2 điểm)
Một tế bào nhân tạo chứa dung dịch lỏng (0,03M saccarôzơ, 0,02M glucôzơ) bao trong màng có tính
thấm chọn lọc được ngâm vào cốc chứa loại dung dịch khác (0,01M saccarôzơ, 0,01M glucôzơ, 0,01M
fructôzơ). Màng thấm cho nước và đường đơn đi qua nhưng không cho đường đôi đi qua.
a. Hãy chỉ ra đường đi của các chất tan và nước.
b. Dung dịch ngoài tế bào là đẳng trương, ưu trương hay nhược trương.
c. Tế bào nhân tạo này sẽ trở nên mềm hơn, cứng hơn hay không thay đổi.
d. Cuối cùng hai dung dịch đó có nồng độ chất tan khác nhau hay giống nhau.
Câu 4. (2 điểm)
NĂNG LƯỢNG
Cho đồ thị sau :
B
A
X

CHẤT PHẢN ỨNG

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn
SẢNV¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
PHẨM
0843771012 49
DIỄN TIẾN PHẢN ỨNG
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

Ghi chú :

X : điểm khởi đầu cung cấp năng lượng.

A : đồ thị mô tả diễn tiến của phản ứng có tác động của enzim.

B : đồ thị mô tả diễn tiến của phản ứng không có tác động của enzim.

Đồ thị trên đây minh họa một khái niệm có liên quan đến một trong các vai trò của enzim khi nó thực
thi việc xúc tác các phản ứng sinh hóa.

Đó là khái niệm gì ? Vai trò được nói trên đây của enzim là gì ? Enzim thực hiện vai trò này bằng cách
nào ?

Câu 5. (2 điểm)

Những năm 1970, các nhà khoa học đã làm 1 thí nghiệm:

- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha S, thấy nhân của tế bào ở pha G1 bước
ngay vào pha S.

- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha M, thấy tế bào đang ở pha G1 bước ngay
vào pha M.

Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? Giải thích kết quả?

Câu 6. (3 điểm)

1. (1điểm) Ở một trại chăn nuôi bò sữa, phần da trên lưng của một số con bò bị trầy xước hoặc có những
con ve ký sinh hút máu. Qua vết thương này, ruồi đến đẻ trứng gây nhiễm trùng. Người ta dùng kháng sinh
bổ sung vào thức ăn cho bò để trị bệnh. Khi dùng sữa bò để làm sữa chua thì sữa chua bị hư. Em hãy giải
thích tại sao?

2. (2 điểm) Người ta cho 80 ml nước chiết thịt vô trùng vào 2 bình tam giác A và B. Sau đó cho vào mỗi
bình 0,5 gam đất vườn được lấy cùng vị trí và cùng thời điểm; cả 2 bình đều được bịt kín bằng nút cao su,
đun sôi (100oC) trong 5 phút và đưa vào phòng nuôi cấy (nhiệt độ 30 – 35 oC). Sau 1 ngày: Lấy bình B ra
và đun sôi (100oC) trong 5 phút sau đó lại đưa vào phòng nuôi cấy. Sau 3 ngày cả 2 bình được mở ra thì
thấy bình A có mùi thối, còn bình B gần như không có mùi thối. Giải thích?

Câu 7. ( 4 điểm)

1. (2 điểm) Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt; để lâu thêm thời gian nữa vị chua
nhạt dần. Hãy giải thích hiện tượng trên.

2. (2 điểm) Khi dùng xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic, vi khuẩn sinh metan cấy chích sâu trong các
ống nghiệm chứa môi trường thạch đứng bán lỏng sẽ thấy hiện tượng gì? Vì sao?

50 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu 8. (2,0 điểm)

Có 3 ống nghiệm đã đánh dấu theo thứ tự 1, 2 và 3.

- Ống 1 chứa dịch phagơ

- Ống 2 chứa dịch vi khuẩn tương ứng

- Ống 3 chứa hỗn dịch của ống 1 và 2

Tiến hành các thí nghiệm sau: Lấy 1 ít dịch từ mỗi ống nghiệm cấy lần lượt lên 3 đĩa thạch dinh dưỡng
(đã đánh dấu tương ứng).

a. Nêu các hiện tượng có thể quan sát được ở 3 đĩa thạch?

b. Giải thích các hiện tượng?

Câu 9. (2 điểm)

Virut H5N1 gây bệnh cúm gia cầm vừa sống kí sinh trên gia cầm vừa có thể kí sinh trên người. Bệnh
cúm gà thông thường cũng do virut gây nên nhưng không lây sang người. Bằng những hiểu biết về tế bào
và virut hãy giải thích hiện tượng này? -----HẾT-----
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 10

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 - Những điểm giống nhau giữa dầu và mỡ:
+ Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O. 0,25
+ Gồm có glixerol liên kết với axit béo. 0,25
+ Là các lipit đơn giản không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. 0,25
+ Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể 0,25
- Giải thích:
+ Do dầu cấu tạo bởi các axit béo không no, liên kết đôi giữa các nguyên tử cacbon là 0,5
liên kết yếu, dễ bị phân giải do nhiệt nên nhiệt độ nóng chảy của dầu thấp hơn mỡ.
+ Mỡ được cấu tạo bởi các axit béo no, nên nhiệt độ nóng chảy của mỡ cao hơn, ở 0,5
điều kiện bình thường mỡ bị đông lại.
2 - Phân biệt về cấu tạo và hoạt động của vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn
Gram âm:
Vi khuẩn Gram dương Vi khuẩn Gram âm 0,25
- Không có màng ngoài - Có màng ngoài 0,25
- Có axit teicoic - Không có axit teicoic 0,25
- Không có khoang chu chất - Có khoang chu chất 0,25
- Nhuộm Gram có màu tím - Nhuộm Gram có màu đỏ 0,25
- Thành peptiđôglican dày. - Thành peptiđôglican mỏng 0,25
- Mẫn cảm với thuốc kháng sinh - Ít mẫn cảm với thuốc kháng sinh
pênixillin. pênixillin. 0,5
- Ý nghĩa thực tiễn của sự khác biệt này:
+ Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu.
+ Dùng trong phân loại để phân biệt các loại kháng sinh khác nhau.
3 a. Glucôzơ đi từ trong tế bào ra ngoài, fructôzơ đi từ ngoài vào trong tế bào, nước đi 0,5
từ ngoài vào trong tế bào.
b. Dung dịch ngoài là nhược trương 0,5
c. Tế bào nhân tạo này trở nên căng hơn. 0,5
d. Cuối cùng hai dung dịch đó có cùng nồng độ chất tan. 0,5
4 - Năng lượng hoạt hóa : Là năng lượng cần thiết để cho một phản ứng hóa học bắt 0,5
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 51
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
đầu.
- Vai trò của enzim: Làm giảm năng lượng hoạt hóa (các chất tham gia phản ứng). 0,5
- Cách thức : Bằng nhiều cách :
+ Khi các chất tham gia phản ứng liên kết tạm thời với enzim tại trung tâm hoạt động,
chúng sẽ được đưa vào gần nhau và được định hướng sao cho chúng có thể dễ dàng 0,5
phản ứng với nhau. Dưới tác dụng của enzim, một số các liên kết của cơ chất được
kéo căng (hoặc vặn xoắn)  dễ bị phá vỡ (ngay cả trong điều kiện nhiệt độ và áp suất
bình thhường của cơ thể) để hình thành những liên kết mới trong các sản phẩm.
+ Hoặc ở vùng trung tâm hoạt động của enzim đã tạo ra một vi môi trường có độ pH 0,5
thấp (hơn so với tế bào chất)  enzim dễ dàng truyền H+ cho cơ chất, một bước cần
thiết trong quá trình xúc tác.
5 - Cho dung hợp tế bào ở G1 với tế bào ở S thấy cả 2 đều ở pha S, dung hợp tế bào ở
pha G1 với tế bào ở M thấy cả 2 đều ở M. Điều đó chứng tỏ, việc chuyển tiếp giữa 0,5
các giai đoạn của quá trình phân bào không phụ thuộc vào trạng thái của NST mà phụ
thuộc vào các chất xúc tác có trong tế bào chất.
- Các chất có trong tế bào chất xúc tác quá trình chuyển tiếp giữa các giai đoạn của 0,5
quá trình phân bào là các Cyclin và các enzim Kinaza phụ thuộc Cyclin (Cdk).
- Trong chu kì tế bào, có 3 điểm chốt để điều khiển quá trình phân bào. Những giai
đoạn nào không vượt qua được điểm chốt thì chu kỳ tế bào sẽ bị dừng lại. Muốn đi 0,5
qua mỗi điểm chốt, trong tế bào chất của tế bào cần có sự xúc tác của Cdk tương ứng.
Nhưng Cdk thường là bất hoạt khi không được liên kết với Cyclin nên trong tế bào
chất cần có các phức hợp Cdk-Cyclin tương ứng.
- Khi dung hợp tế bào ở G1 với S, trong tế bào chất của S đã có phức hợp Cdk-Cyclin 0,25
tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt cuối G1 để vào S nên tế bào ở G1 vào pha S.
- Khi dung hợp tế bào ở G1 với M, trong tế bào chất của M đã có phức hợp Cdk-
Cyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt đầu M để vào M nên tế bào ở G1 vào
0,25
pha M.
6 1 - Khi đang chữa bệnh cho bò sữa bằng thuốc kháng sinh mà vắt sữa bò thì trong sữa 0,25
có kháng sinh penixilin.
- Penixilin ức chế tổng hợp thành peptidoglican của tế bào vi khuẩn. 0,25
- Quá trình làm sữa chua là quá trình lên men có sự tham gia của nhiều loại vi khuẩn, 0,25
chủ yếu là vi khuẩn lactic.
- Do đó khi dùng sữa bò đang điều trị bằng kháng sinh thì vi khuẩn lactic không phát 0,25
triển được nên điều kiện môi trường lúc này thuận lợi các vi sinh vật gây hại khác
hoạt động, làm sữa bị hư.

52 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
2 - Trong 0,5 g đất có chứa nhiều mầm VSV, ở nhiệt độ 100 oC các tế bào dinh dưỡng bị
chết chỉ còn lại nội bào tử (endospore) của vi khuẩn. 0,5
- Ở bình A:
+ Các nội bào tử của vi khuẩn nảy mầm và phân giải protein của nước thịt trong điều 0,5
kiện kỵ khí.
+ Nước thịt là môi trường dư thừa hợp chất nitơ và thiếu hợp chất cacbon nên những 0,25
vi khuẩn kị khí sẽ khử amin giải phóng NH 3, H2S để sử dụng cacbohydrat làm nguồn
năng lượng trong lên men.
+ Khi mở nắp bình thí nghiệm, khí NH3, H2S bay ra gây mùi thối khó chịu. 0,25
- Ở bình B:
+ Các nội bào tử nảy mầm hình thành các tế bào sinh dưỡng sau 1 ngày nuôi cấy thì 0,5
ngay lập tức bị tiêu diệt sau khi bị đun sôi lần 2.
+ Protein trong nước thịt không bị phân giải nên không có mùi thối.
7 1 * Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt:
- Váng trắng: do các đám vi khuẩn hiếu khí - vi khuẩn axetic liên kết với nhau tạo 0,5
nên.
- Vị chua do rượu bị chuyển hóa thành giấm (axit axetic) dưới sự tác động của vi 0,75
khuẩn axetic theo phương trình:
CH3CH2OH + O2  CH3COOH + H2O + Q
* Để rượu lâu thêm thời gian nữa thì vị chua nhạt dần:
- Do vi khuẩn axetic có khả năng tiếp tục biến giấm thành CO2 và H2O làm pH tăng 0,75
lên; giảm độ chua. Theo phương trình: CH3COOH + O2  CO2 + H2O + Q
2 - Ống nghiệm cấy xạ khuẩn: chúng chỉ mọc ở lớp trên; vì xạ khuẩn là VSV hiếu khí 0,5
bắt buộc.
- Ống nghiệm cấy vi khuẩn tả: chúng mọc cách lớp bề mặt một ít; vì vi khuẩn tả là 0,5
VSV vi hiếu khí.
- Ống nghiệm cấy vi khuẩn lactic: chúng mọc suốt chiều sâu của ống nghiệm; vì vi 0,5
khuẩn lactic là VSV kị khí không bắt buộc.
- Ống nghiệm cấy vi khuẩn sinh metan: chúng chỉ mọc ở đáy; vì vi khuẩn sinh metan 0,5
là VSV kị khí bắt buộc.
8 a - Đĩa 1 : Không có sự xuất hiện khuẩn lạc 0,25
- Đĩa 2 : Xuất hiện khuẩn lạc của vi khuẩn. 0,25
- Đĩa 3 :
+ TH1 : Ban đầu xuất hiện khuẩn lạc nhưng sau đó tạo ra những vết tròn trong suốt 0,25
trên bề mặt thạch.
+ TH2: Xuất hiện khuẩn lạc. 0,25

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 53
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b Giải thích :
- Đĩa 1: Là đĩa cấy dịch phagơ  có đời sống kí sinh nội bào bắt buộc, không sống 0,25
trên môi trường nhân tạo  không xuất hiện khuẩn lạc.
- Đĩa 2 : Vi khuẩn sinh trưởng trên môi trường dinh dưỡng rắn  tạo khuẩn lạc. 0,25
- Đĩa 3:
+ TH1: Do có sự xâm nhập, nhân lên của phagơ độc  ban đầu khuẩn lạc vẫn xuất
hiện nhưng khi số lượng phagơ trong tế bào lớn, phá vỡ tế bào  không còn khuẩn 0,25
lạc.
+ TH2: Do đây là phagơ ôn hoà không gây tan tế bào vi khuẩn  khuẩn lạc vẫn xuất 0,25
hiện và tồn tại.
9 - Virut là dạng sống kí sinh nội bào. Để có thể xâm nhập vào tế bào chủ, virut cần 0,5
phải tiếp xúc và bám được trên bề mặt của tế bào (hấp phụ). Điều này chỉ xảy ra khi
virut và tế bào chủ có thụ thể tương hợp với nhau.
- Thụ thể thường có bản chất là protein hoặc glicoprotein, nằm phía ngoài tế bào hoặc 0,5
tổ chức sống để tiếp nhận thông tin. Mỗi loại tế bào hay tổ chức sống đều có những
thụ thể đặc trưng của mình.
- Virut cúm gà thông thường chỉ kí sinh trên gà, không lây sang người có thể vì tế bào
người và virut này không có thụ thể phù hợp với nhau. 0,5
- Virut H5N1 vốn chỉ kí sinh trên gia cầm nhưng có thể trong quá trình sống đã có
những biến đổi trong cấu tạo làm xuất hiện những thụ thể mới có thể giúp chúng hấp
phụ và xâm nhập vào tế bào người do đó kí sinh được cả trên người. 0,5

ĐỀ SỐ 11
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên BIÊN HÒA - HÀ NAM, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1: (2 điểm)
1. Các câu hỏi sau đúng hay sai, giải thích.
a) Phân tử xenllulozơ, gồm nhiều đơn phân cùng loại là glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết  1,4
glycôzít.
b) Sáp là một loại pôlisaccarít có chức năng hạn chế sự thoát hơi nước của cây.
c) Cấu trúc của phân tử photpholipít có 3 axit béo gắn với glyxerol, nhóm hydroxyl thứ 3 của glyxerol
gắn kết với nhóm photphát tích điện âm.
54 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
d) Cấu trúc bậc hai của prôtêin có sự tham gia của các liên kết hidrôgen giữa các nguyên tử của bộ
khung của chuỗi pôlipeptít.
2. Loại ARN nào đa dạng nhất? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất trong tế bào nhân thực? Giải
thích.
Câu 2. ( 2 điểm)
1. Mức độ no của các axit béo của photpholipit màng khác nhau như thế nào ở thực vật thích nghi với
môi trường lạnh và thực vật thích nghi với môi trường nóng.
2.Nêu cấu trúc phân tử và chức năng của nhân con ở tế bào nhân thực
Câu 3. ( 2 điểm)
1. Các tế bao trong mô nhận biết nhau nhờ glicôprotêin màng. Giải thích tại sao chất độc A làm mất
chức năng của bộ máy gôngi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô.
2. Trong các phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất, hãy phân biệt.
a) Phương thức vận chuyển thụ động với phương thức vận chuyển chủ động.
b) Phương thức khuyếch tán qua kênh prôtêin và khuyếch tán qua lớp kép phốt pholipit.
Câu 4: ( 2 điểm)
1. Bằng cơ chế nào tế bào có thể ngừng việc tổng hợp một chất nhất định khi cần.
2. Nếu chỉ có chất ức chế và cơ chất cùng dụng cụ xác định hoạt tính của enzim, thì làm thế nào để
nhận biết 1 enzim bị ức chế bởi chất ức chế cạnh tranh hay không cạnh tranh.
Câu 5. ( 2 điểm)
1. Các nhiễm sắc thể ở kỳ giữa nguyên phân giống và khác với các nhiễm sắc thể ở kỳ giữa giảm phân
II như thế nào?
2. Trong hệ sinh dục của một cá thể động vật ( có giới tính phân biệt) người ta quan sát 10 tế bào phân
chia liên tục 3 lần, các tế bào thu được đều giảm phân bình thường tạo các tế bào đơn bội. Biết rằng trong 1
tế bào đang ở kỳ giữa của giảm phân I đếm được 36 crômatít. Các giao tử tạo ra tham gia thụ tinh với hiệu
suất 10%. Xác định số nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài và tổng số hợp tử tạo ra.
Câu 6 (2 điểm)
1. Đặc điểm cơ bản nào về tế bào và hệ gen vi khuẩn giúp chúng có được khả năng thích nghi cao độ
với các điều kiện môi trường khác nhau.
2. Các câu sau đúng hay sai? giải thích.
a) Các tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
b) Vi sinh vật cổ có thành tế bào bằng peptidoglican hệ gen của chúng chứa intron
c) Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào.
d) Bào tử vi khuẩn rất bền với nhiệt, vì trong vỏ của nó chứa hợp chất canxindipicolinat.
Câu 7. (2 điểm)
1. Trong các kiểu dinh dưỡng cơ bản của sinh vật, kiểu nào chỉ có ở một số sinh vật nhân sơ? Những
kiểu dinh dưỡng này có đặc điểm gì về nguồn năng lượng và nguồn cacbon.
2. Nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn lam, vi khuẩn sinh mê
tan, vi khuẩn sunfat và vi khuẩn lắctíc đồng hình.
Câu 8. (2 điểm)
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 55
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
1. Hai bình A và B đều chứa 1hỗn hợp giống hệt nhau gồm nấm mem rượu trộn đều với dung dịch
glucozơ nồng độ 10g/l. Cả hai bình được nuôi cấy ở nhiệt độ thích hợp, tuy nhiên bình A để mở nắp và
được làm sủi bọt liên tục nhờ 1 dòng không khí đi qua, bình B bị đóng kín miệng và để yên. Sau một thời
gian cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục, lượng đường còn lại của hai bình A và B, giải thích.
2. Nấm men rượu trong khi lên men đường glucôzơ nếu có ôxi phân tử gia nhập thì có hiệu ứng paxtơ.
Hiệu ứng paxtơ là gì?
Câu 9. (2 điểm)
1. Sinh trường của quần thể vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục gồm những pha nào?
nhược điểm của nuôi cấy không liên tục trong công nghệ vi sinh là gì?
2. Người ta để dịch nuôi cấy trực khuẩn uốn ván (chostridium tetani) ở cuối pha cân bằng thêm 15 ngày
(dịch A) dịch nuôi cấy vi khuẩn này ở pha luỹ thừa (dịch B). Đun cả 2 ống dịch ở 800C trong 20 phút; sau
đó cấy cùng 1 lượng 0,1 ml dịch mỗi loại lên môi trường phân lập dinh dưỡng có thạch ở hộp peetri rồi đặt
vào tủ ấm 350C trong 24 giờ.
a) Số khuẩn lạc phát triển trên hộp pêtri A và B có gì khác nhau không? vì sao?
b) Hiện tượng gì xảy ra khi để trực khuẩn uốn ván thêm 15 ngày .
Câu 10. (2 điểm)
1. Năm 1957 Franken và Conrat đã sử dụng vi rút khảm thuốc lá (TMV) trong thí nghiệm để chứng
minh điều gì? so sánh cấu trúc của vi rút này với cấu trúc của vi rút cúm.
2. Bằng cách nào một số virut có thể sinh sản mà không cần ADN hay thậm chí không có sự tổng hợp
ADN?
3. Một số loại virut gây bệnh ở người, nhưng người ta không thể tạo được vacxin phòng chống. Hãy
cho biết đó là loại viruts có vật chất di truyền là ADN hay ARN giải thích.
---------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 11

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 1 a) Sau: Phân tử xenllulôzơ gồm nhiều đơn phân cùng loại là glucozơ liên kết với 0,25
nhau bằng liên két 1,4 glycôzít
b) Sai vì sáp là một loại lipit 0,25
c) Sai. Cấu trúc của phân tử photpholipít chỉ có 2 axit béo gắn với glyxenrol 0,25
d) Đúng: Cấu trúc bậc hai của prôtêin có sự tham gia của các liên kết hidrôgen giữa 0,25
các nguyên tử của bộ khung của chuỗi pôlipeptit

56 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
2 - mARN đa dạng nhất vì tế bào có rất nhiều gen mã hoá prôtêin 0,25
- rARN chiếm tỉ lệ nhiều nhất vì trong tế bào nhân thực, gen mã hoá rARN th ường
được lặp lại rất nhiều lần. Số lượng ribôxôm trong tế bào rất lớn và các ribôxôm 0,5
được dùng để tổng hợp tất cả các loại prôtêin của tế bào
2 1 - Thực vật thích nghi với môi trường lạnh có nhiều axit béo không no trong màng 0,5
hơn nhờ đó màng vẫn duy trì trạng thái lỏng ở nhiệt độ thấp?
- Thực vật thích nghi vưói môi trường nóng có nhiều axit béo no hơn, cho phép các 0,5
axit béo “xếp” chặt hơn, làm màng kém lỏng hơn và nhờ đó chúng được nguyên vẹn
ở nhiệt độ cao.
2 - Cấu trúc: gồm ADN hạch nhân, rARN được tổng hợp tử những chỉ dẫn trong 0,5
ADN, các prôtêin lấy vào từ tế bào chất.
- Chức năng : hạch nhân là nơi các prôtêin (vào từ tế bào chất) kết hợp với các 0,5
rARN thành các tiểu đơn vị lớn và nhỏ của ribôxôm, sau đó các tiểu đơn vị ra khỏi
nhân, qua lỗ màng nhân đến tế bào chất, nơi chúng có thể kết hợp thành ribôxôm.
3 1 Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glicôprôtêin màng, chất độc A làm mất
chức năng bộ máy gôn gi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô theo các bước:
+ Phần prôtêin được tổng hợp từ ribôxôm trên bước nội chất hạt được đưa vào bộ 0,25
máy gôngi
+ Tại bộ máy gôngi, prôtêin được lắp ráp thêm cacbonhidrát tạo glicoprôtêin. 0,25
+ Glicoprôtêin được đưa vào bóng nội bào và chuyển đến màng tạo glicoprôtêin 0,25
màng
+ Chất độc A làm mất chức năng bộ máy gôngi nên quá trình lắp ráp glico prôtêin
0,25
bị hỏng nên màng thiếu glicoprôtêin hoặc glicôprôtêin sai lệch nên các tế bào trong
mô không còn nhận biết nhau
2 Phân biệt
a. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất.
- Chiều vận chuyển: Vận chuyển thụ động theo chiều gradient nồng độ, vận chuyển 0,25
chủ động ngược chiều gradient nồng độ
- Nhu cầu sử dụng năng lượng: vận chuyển thụ động không tiêu tốn năng lượng 0,25
ATP, vận chuyển chủ động tiêu tốn năng lượng ATP
b. Khuyếch tán qua lớp phốt pholipit: không mang tính chọn lọc, các phân tử nhỏ, 0,25
không phân cực hay các phân tử tan trong lipit
- Khuếch tán qua kênh prôtêin: mang tính chọn lọc, nhiều phân tử phân cực ion 0,25
khuếch tán thụ động được nhờ prôtêin vận chuyển xuyên màng, và tốc độ cao hơn
4 1 1. Bằng cơ chế nào tế bào có thể ngừng việc tổng hợp 1 chất nhất định khi cần
+ Tế bào có thể điều khiển tổng hợp các chất bằng cơ chế ức chế ngược âm tính:
Sản phẩm của con đường chuyển hoá khi được tổng hợp ra quá nhiêu quay lại tác 1,0
dộng như một chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con
đường chuyển hoá

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 57
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
2 + Có thể phân biệt hai loại chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh:
Bằng cách cho 1 lượng enzim nhất định cùng với cơ chế và chất ức chế vào 1 ống 0,5
nghiệm, sau đó tăng dần lượng cơ chất vào ống nghiệm.
+ Xem xét vận tốc phản ứng có tăng hay không. Nếu vận tốc phản ứng tăng thì chất 0,5
ức chế đó là chất ức chế cạnh tranh, nếu vận tốc phản ứng không tăng thì đó là chất
ức chế không cạnh tranh
5 1 Các nhiễm sắc thể ở kỳ giữa nguyên phân giống và khác các nhiễm sắc thể ở kỳ
giữa giảm phân II như thế nào? 0,5
- Giống nhau: Mỗi nhiễm sắc thể được cấu tạo từ 2 nhiễm sắc tử, và mỗi nhiếm sắc
tử định hướng giống nhau trên mặt phẳng xích đạo.
- Khác nhau: Trong tế bào đang phân chia nguyên nhiễm thì các nhiễm sắc tử của 0,5
mỗi nhiễm sắc thể là giống hệt nhau, còn trong tế bào đang giảm phân thì các nhiễm
sắc tử có thể khác nhau về di truyền do trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân I
2 + Một tế bào ở kỳ giữa I có 36 crômatit  2n = 18 0,5
+Nếu là cá thể đực: Số hợp tử là: 10.23.4.10% = 32 (hợp tử) 0,25
+ Nếu cá thể là cái: Số hợp tử là 10.23.10% = 8 hợp tử 0,25
6 1 - Vi khuẩn có kích thước nhỏ  tỉ lệ S/V lớn  giúp vi khuẩn trao đổi chất nhanh 0,5
chóng với môi trường và phân phối các chất trong tế bào nhanh  vi khuẩn sinh
trưởng và sinh sản nhanh
- Hệ gen đơn bội  đột biến gen lặn cũng có thể được biểu hiện ra kiểu hình  0,5
chọn lọc tự nhiên có thể nhanh chóng phát huy tác dụng
2 a) Sai. Vì tế bào nhân sơ không có màng nhân ( có vùng nhân) 0,25
b) Sai. Thành tế bào vi sinh vật cổ không được cấu tạo bởi peptidoglican 0,25
c) Sai. Nấm và một số loại tế bào động vật cũng có thành tế bào 0,25
d) Sai. Chỉ đúng với nội bào tử, các loại bào tử khác (ngoại bào tử, bào tử đốt) 0,25
không có vỏ và không có hợp chất canxidipicolinát
7 1 - Trong các kiểu dinh dưỡng cảu sinh vật, kiểu chỉ có ở sinh vật nhân sơ là: Hoá tự 0,5
dưỡng và quang dị dưỡng.
- Đặc điểm về nguồn năng lượng và nguồn cacbon
+ Hoá tự dưỡng: Sử dụng nguồn cacbon là CO 2, nguồn năng lượng từ oxi hoá các 0,25
chất vô cơ
+ Quang dị dưỡng: Sử dụng nguồn cacbon là chất hữu cơ, nguồn năng lượng ánh 0,25
sáng

58 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
2 Kiểu phân giải, , chất nhận điện tử cuối cùng vào sản phẩm, khử của vi khuẩn lam vi
khuẩn sinh mê tan, vi khuẩn sunfat và vi khuẩn lắc tía đồng hình
Vi sinh vật Kiểu phân giải Chất nhận điện tử S.phẩm khử
Vi khuẩn lam hô hấp hiếu khí H2O
0,25
Vi khuẩn sinh mê tan Hô hấp kị khí me CH4
0,25
Vi khuẩn khử sunfat Hô hấp kị khí H2S
0,25
Vi khuẩn lắc tíc đồng Lê O2 axit lắctíc
0,25
hình CO-23
SO42-
axit piruvíc
8 1 Sự khác biệt về mùi vị, độ đục, lượng đường còn lại của hai bình A và B
+ Bình A: Không có mùi rượu, độ đục cao hơn bìnhB, lượng đường còn lại nhiều 0,5
hơn vì: có O2 (thổi khí) nấm men hô hấp hiếu khí tạo CO 2, H2O, thu nhiều năng
lượng ( 38 ATP/1 mol glucozơ)  nấm men sinh trưởng nhanh, nảy chồi nhiều.

+ Bình B: Có mùi rượu, độ đục thấp hơn bình A, lượng đường còn lại ít hơn vì:
Trong điều kiện không có O2 (đậy kín nắp)  nấm men lên men etilic tạo rượu 0,5
etilic, thu được ít năng lượng ( 2ATP/ 1 mol glucozơ)  cầu nhiều nguyên liệu hơn,
nấm men sinh trường chậm, ít nảy chồi.
2 + Hiệu ứng paxtơ là hiện tượng ôxi phân tử cảm ứng quá trình hô hấp hiếu khí và ức 0,5
chế quá trình lên men rượu của nấm men.
+ Khi có mặt ôxi phân tử, phần lớn NADH đi vào hô hấp hiếu khí, 0,5
alcolđêhiđrôgenaza bị bất hoạt  giảm lượng rượu do axetanđêhyl không thể nhận
hiđrô từ NADH, nhưng nấm mem qua hô hấp hiếu khí thu nhiều năng lượng hơn
nên sinh khối tăng
9 1 + Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy không liên tục gồm 4 0,5
pha: Pha tiềm phát (pha lag) pha luỹ thừa (pha log) pha cân bằng, pha suy vong.
+ Nhược điểm của nuôi cấy không liên tục: Môi trường không được bổ sung các
chất dinh dưỡng (Chất dinh dưỡng cạn kiệt), sự tích luỹ ngày càng nhiều các chất 0,5
qua chuyển hoá, gây ức chế sinh trưởng của vi sinh vật, là nguyên nhân chính làm
cho pha luỹ thừa và pha cân bằng ngắn lại, không có lợi cho công nghệ vi sinh
2 Khi đun dịch vi khuẩn ở 800C các tế bào sinh dưỡng bị tiêu diệt, chỉ còn lại các nội
bào tử do đó:
a) Số khuẩn lạc của hộp A nhiều hơn hộp B vì sau khi đun 2 dịch thì các tế bào sinh 0,5
dưỡng đều bị tiêu diệt, chỉ có nội bào tử trong dịch A là tồn tại. Khi nuôi cấy thì
những nội bào tử này sẽ nảy mầm hình thành tế bào sinh dưỡng.
b) Khi để vi khuẩn uốn ván thêm 15 ngày sau pha cân bằng thì vi khuẩn sẽ hình
0,5
thành nội bào tử
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 59
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
10 1 + Franken và Conrát đã sử dụng mô hình virut khảm thuốc lá (TMV) để chứng minh 0,25
axit nucleic là vật chất di truyền của virut.
+ So sánh:
* Vi rút TMV: Hệ gen là một phân tử ARN vỏ cáp sít cấu tạo bởi một chuỗi prôtêin 0,25
xoắn vòng hình trụ (prôtêin kiểu trụ xoắn) , không có vỏ ngoài
*Vi rút cúm: Hệ gen chứa 8 phân tử ARN, mỗi phân tử được bọc trong một vỏ trụ 0,25
xoắn. Vi rút cúm có vỏ ngoài, trên vỏ ngoài có các gai glicoprôtêin
2 Vật chất di truyền của những virut này là ARN được sao chép trong tế bào bị lây 0,5
nhiễm bởi các enzim do chính hệ gen vi rút mã hoá. Hệ gen virut (hoặc bản sao bổ
sung với nó) có vai trò là mARN để tống hợp nên các prôtêin của virút
3 + Vi rút có vật chất di truyền là ARN 0,25
+ Do cấu trúc ARN kém bền vững hơn ADN nên virút có vật chất di truyền và ARN
dễ phát sinh các đột biến hơn vi rút có vật chất di truyền là ADN. 0,25
+ Vì vậy, vi rút có vật chất di truyền là ARN dễ thay đổi đặc tính kháng nguyên
hơn..., nên người ta không thể tạo ra vacxin phòng chống chúng 0,25

ĐỀ SỐ 12
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên HẠ LONG - QUẢNG NINH, năm 2012 - 2013)
60 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1. Thành phần hóa học của tế bào (2 điểm)
1. Một nhà khoa học làm thí nghiệm như sau: Nghiễn một mẫu mô thực vật rồi lấy dịch nghiền cho vào
4 ống nghiệm:
- Ống nghiệm 1: Cho thêm vào dung dịch phêlinh.
- Ống nghiệm 2: Cho thêm vào dung dịch KI.
- Ống nghiệm 3: Cho thêm vào dung dịch BaCl2.
- Ống nghiệm 4: Cho thêm vào dung dịch mẫu axit picric.
Hãy dự đoán kết quả thu được ở mỗi ống nghiệm và giải thích?
2. Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin nào đó bị thay đổi thì chức năng của prôtêin đó có bị thay đổi hay
không? Giải thích và cho ví dụ minh họa?
Câu 2. Cấu trúc của tế bào (2 điểm)
1. Những nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích?
a. Mỗi tế bào đều có màng, tế bào chất, các bào quan và nhân.
b. Tế bào thực vật có thành tế bào, không bào, lục lạp, ti thể, trung tử, nhân…
c. Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào.
d. Bơm Na – K sử dụng năng lượng ATP để vận chuyển các ion Na+ và K+.
2. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “chất đánh dấu - maker” có trên màng sinh chất. Chất đánh dấu là
hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
Câu 3. Cấu trúc của tế bào (2 điểm)
a. Kích thước tế bào nhân sơ và nhân thực khác nhau như thế nào? Ý nghĩa của sự khác nhau đó là gì?
b. Trong cơ thể người, loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không
có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao?
Câu 4. Chuyển hóa năng lượng trong tế bào (2 điểm)
1. Sơ đồ sau thể hiện một con đường chuyển hoá các chất trong tế bào:
ức chế ngược ức chế ngược

A B C E F

ức chế ngược
H D G
Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên bất thường? Giải thích?
2. a. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của enzim?
b. Axit xucxinic là cơ chất của enzim xucxinat đêhyđrôgenaza. Axit malônic là một chất ức chế của
enzim này. Làm thế nào để xác định được axit malônic là chất ức chế cạnh tranh hay chất ức chế không
cạnh tranh?
Câu 5. Phân bào (2 điểm)
1. Hình vẽ dưới đây mô tả một giai đoạn (kì) trong chu kì phân bào. Em hãy cho biết đây là kì nào của
phân bào nguyên phân hay giảm phân? Giải thích?

1
2
2. Một nhóm tế bào sinh dục của ruồi giấm cái, mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng đều có cấu
trúc khác nhau.
a. Nếu không có trao đổi đoạn và không có đột biến thì có thể tạo nên bao nhiêu loại trứng khác nhau về
nguồn gốc NST?
b. Ở một số tế bào, nếu có 2 cặp NST có xảy ra trao đổi đoạn (mỗi cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm) thì
sẽ tạo nên được bao nhiêu loại trứng?
c. Ở một số tế bào có một cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm. Ở một số tế bào khác, một cặp NST khác
trao đổi đoạn tại 2 chỗ không cùng một lúc. Ở các tế bào còn lại, một cặp NST khác lại trao đổi đoạn ở 2
chỗ không cùng lúc và 2 chỗ cùng lúc. Tìm số loại trứng có thể tạo ra?
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 61
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu 6. Cấu trúc và chức năng của tế bào vi sinh vật (3 điểm)
1. Các cấu trúc và các thành phần hóa học sau có ở vi khuẩn:
1. Mêzôxôm 4. Màng sinh chất 7. Vỏ nhầy 10. Axit têicoic
2. Axit nuclêic 5. Lông (nhung mao) 8. Ribôxôm 11. Nội bào tử
3. Roi 6. Plasmit 9. Ligaza 12. Phôtpholipit
a. Những cấu trúc và thành phần hóa học nào ở trên là thành phần bắt buộc với mọi tế bào vi khuẩn?
b. Trình bày vị trí, cấu trúc và chức năng của plasmit.
2. Có 6 ống nghiệm, mỗi ống chứa 20ml nước cất. Người ta tiến hành các thí nghiệm như sau:
- Ống nghiệm 1: Cho thêm vi khuẩn Gram dương.
- Ống nghiệm 2: Cho thêm vi khuẩn Gram dương + 5ml nước bọt.
- Ống nghiệm 3: Cho thêm vi khuẩn Gram dương + thuốc pênicillin.
- Ống nghiệm 4: Cho thêm vi khuẩn cổ + 5ml nước bọt.
- Ống nghiệm 5: Cho thêm tế bào thực vật + 5ml nước bọt.
- Ống nghiệm 6: Cho thêm tế bào hồng cầu + 5ml nước bọt.
Hãy dự đoán kết quả của các thí nghiệm trên sau một khoảng thời gian? Giải thích?
Câu 7. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (3 điểm)
1. Vi sinh vật và các cơ thể đa bào bậc cao (thực vật, động vật) có những kiểu hô hấp tế bào nào giống
nhau? Kiểu hô hấp tế bào nào chỉ có riêng ở vi sinh vật? Ở mỗi kiểu hô hấp, với mỗi đối tượng cho một ví
dụ? Giải thích tại sao vi sinh vật lại có các kiểu hô hấp đa dạng như vậy?
2. Để nghiên cứu kiểu hô hấp và kiểu dinh dưỡng của một loại vi khuẩn, người ta cấy chúng vào 4 loại
môi trường:
+ Môi trường A: nước, muối khoáng (một số muối phôtphat và clorua).
+ Môi trường B: gồm môi trường A và glucôzơ.
+ Môi trường C: gồm môi trường B và nước thịt.
+ Môi trường D: gồm môi trường C và 2g KNO3.
Sau khi nuôi cấy 24h ở nhiệt độ phù hợp, kết quả thu được như sau:
+ Ở môi trường A và B: vi khuẩn không phát triển.
+ Ở môi trường C: vi khuẩn chỉ phát triển trên bề mặt.
+ Ở môi trường D: vi khuẩn phát triển trong toàn bộ môi trường.
Hãy xác định kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của loại vi khuẩn này? Giải thích?
Câu 8. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật (1điểm)
Một cốc rượu nhạt (khoảng 5 – 6% độ etanol) hoặc bia, có thể cho thêm một ít chuối chín, đậy cốc bằng
vải màn, để ở nơi ấm sau vài ngày sẽ có váng trắng phủ trên mặt môi trường. Rượu đã biến thành giấm.
a. Hãy cho biết tên, công thức cấu tạo của chất A theo sơ đồ sau là chất gì?
CH3CH3OH (rượu etylic) + O2 -> A + H2O + Q (năng lượng)
b. Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại vi sinh vật này không? Tại sao?
c. Nếu để cốc giấm cùng váng trắng quá lâu thì độ chua của giấm giảm dần, vì sao?
Câu 9. Dinh dưỡng và sinh trưởng ở vi sinh vật (2 điểm)
a. Đặc điểm của pha tiềm phát (lag) và pha lũy thừa (log) trong nuôi cấy vi sinh vật không liên tục là gì?
b. Tính tốc độ sinh trưởng trung bình và thời gian thế hệ của một chủng vi khuẩn tăng trưởng từ 5.102
lên 1.108 tế bào trong 12 giờ.
c. Nếu thời gian thế hệ là 90 phút và quần thể vi khuẩn ban đầu chứa 103 tế bào, sẽ có bao nhiêu tế bào
sau 8 giờ sinh trưởng cấp số mũ?
Câu 10. Virut (2 điểm)
a. Làm rõ các thuật ngữ sau: Capsôme, viroit, prion, prophage.
b. Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh, có người không
mắc bệnh. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen kháng virut. Hãy cho biết gen kháng
virut ở những người không mắc bệnh quy định tổng hợp những loại prôtêin nào?
c. Một loại virut gây bệnh ở động vật có vật chất di truyền là ARN. Giải thích tại sao khi sử dụng văcxin
phòng chống thì hiệu quả rất thấp?
---------------------- Hết -------------------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 12

62 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu Ý Nội dung trả lời Điểm
1 1 - Ống nghiệm 1: Tạo kết tủa đỏ gạch ở đáy ống nghiệm. 0,25
Do trong tế bào có đường glucôzơ. Glucôzơ kết hợp với CuO trong dung dịch
phêlinh tạo thành Cu2O (kết tủa đỏ gạch).
- Ống nghiệm 2: tạo dung dịch xanh tím. 0,25
Do trong tế bào có tinh bột. Màu xanh tím do phản ứng màu đặc trưng của tinh bột
với KI.
- Ống nghiệm 3: Tạo kết tủa trắng ở đáy ống nghiệm. 0,25
Do trong tế bào có SO42- , kết hợp với BaCl2 tạo kết tủa trắng BaSO4
- Ống nghiệm 4: Tạo kết tủa hình kim mẫu vàng. 0,25
Do trong tế bào có K+, tạo kết tủa màu vàng của Kali picrat.
2 - Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin nào đó bị thay đổi thì chức năng của prôtêin đó có 0,25
thể bị thay đổi và cũng có thể không bị thay đổi.
- Giải thích: Cấu trúc hình thù không gian ba chiều (cấu trúc bậc 3) quyết định hoạt 0,25
tính chức năng của prôtêin. Vì vậy:
+ Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 không làm thay đổi cấu hình không gian -> chức
năng prôtêin không bị thay đổi.
+ Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 làm thay đổi cấu hình không gian -> chức năng 0,25
prôtêin bị thay đổi.
- Ví dụ: Nếu thay đổi cấu trúc bậc 1 làm thay đổi trung tâm hoạt động của enzim thì
chức năng của enzim bị ảnh hưởng. Nếu sự thay đổi này nằm ngoài vùng trung tâm 0,25
hoạt động thì chức năng của enzim không bị ảnh hưởng.
2 1 a. Sai. Một tế bào nhân chuẩn điển hình mới có đủ các thành phần trên chứ không 0,25
phải mọi tế bào.
Ví dụ: Tế bào vi khuẩn không có các bào quan như bộ máy gôngi, lưới nội chất,…
Tế bào hồng cầu không có nhân.
b. Sai. Tế bào thực vật bậc cao không có trung tử. Tế bào lông hút không có lục lạp. 0,25
c. Sai. Nấm cũng có thành tế bào bằng kitin. Không phải tất cả vi khuẩn đều có 0,25
thành tế bào như Mycoplasma. 0,25
d. Đúng.
2 - Chất đánh dấu có bản chất là glycôprôtêin. 0,25
- Prôtêin được tổng hợp ở các ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt. 0,25
-> đưa vào trong xoang của mạng lưới nội chất hạt  tạo thành túi 0,25
-> tới bộ máy gôngi, tại đây prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất
saccarit  glycôprôtêin hoàn chỉnh  đóng gói đưa ra ngoài màng bằng xuất 0,25
bào.
3 a Kích thước tế bào nhân sơ và nhân thực khác nhau
- Kích thước tế bào nhân sơ nhỏ hơn tế bào nhân thực rất nhiều: nhân sơ 0,2 đến 2 0,25
m m; nhân thực 10 đến 100 m m.
- Ý nghĩa của sự khác nhau đó:
S
+ Tế bào nhân sơ: Kích thước nhỏ � lớn � tăng cường khả năng trao đổi chất
V
� sinh sản nhanh. Vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào nhanh 0,25
chóng
+ Tế bào nhân thực:
Chứa nhiều bào quan khác nhau. 0,25
Có sự xoang hóa nên vận chuyển các chất rất nhanh chóng 0,25
b Tế bào có nhiều nhân, tế bào không nhân ở người:
Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân. 0,25
Tế bào hồng cầu là tế bào không nhân. 0,25
- Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng. 0,25
Vì nhân chứa nhiễm sắc thể mang ADN (gen) điều khiển và điều hoà mọi hoạt động 0,25
sống của tế bào.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 63
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
4 1 Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất H sẽ tăng lên bất thường. 0,25
- Do cơ chế ức chế ngược của enzim. G và F tăng cao ức chế ngược trở lại làm giảm
phản ứng chuyển C thành D và E -> nồng độ chất C tăng lên -> ức chế ngược trở lại
làm giảm phản ứng chuyển hóa A thành B. Vậy A chuyển hóa thành H nhiều hơn -> 0,25
nồng độ chất H tăng lên bất thường.
2 a. + Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hóa học và hình dạng khá giống với cơ chất. 0,5
Khi có mặt cả cơ chất và chất ức chế sẽ xảy ra sự cạnh tranh về trung tâm hoạt tính
và dẫn đến kìm hãm hoạt động của enzim. Do phức hệ enzim – chất ức chế rất bền
vững, như vậy không còn trung tâm hoạt động cho cơ chất nữa.
+ Chất ức chế không cạnh tranh: chúng không kết hợp với trung tâm hoạt tính của 0,5
enzim mà kết hợp với enzim gây nên các biến đổi gián tiếp hình thù trung tâm hoạt
động làm nó không phù hợp với cấu hình của cơ chất.
b. Làm tăng nồng độ cơ chất (axit xucxinic), xem xét tốc độ của phản ứng tăng lên 0,5
hay không. Nếu tốc độ phản ứng tăng lên thì axit malônic là một chất ức chế cạnh
tranh.
5 1 - Đây là kì giữa của giảm phân I. 0,25
- Đây là giảm phân vì 4 NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế 0,25
bào.
- Có trao đổi chéo giữa các cromatit trong các cặp NST kép tương đồng. 0,25
- Các NST còn kép vẫn tồn tại thành từng cặp tương đồng vì vậy không thể là kì 0,25
giữa giảm phân 2.
2 a. Nếu không có trao đổi đoạn và không có đột biến thì mỗi cặp NST tạo 2 loại giao 0,25
tử. Vậy 4 cặp NST sẽ tạo ra 24 = 16 loại trứng.
b. Mỗi cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm sẽ tạo ra 4 loại giao tử. Vậy số loại trứng 0,25
được tạo ra là: 4.4.2.2 = 64 loại trứng.
c. Cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm tạo 4 loại giao tử. Cặp NST trao đổi đoạn tại 2 0,5
chỗ không cùng lúc tạo 6 loại giao tử. Cặp NST trao đổi đoạn tại 2 chỗ không cùng
lúc và 2 chỗ cùng lúc tạo 8 loại giao tử. Vậy số loại trứng có thể tạo thành là 4.6.8.2
= 384 loại trứng.
6 1 a. Những cấu trúc và thành phần hóa học là thành phần bắt buộc với mọi tế bào vi
khuẩn là 1. Mezoxom
2. Axit nuclêic 0,25
4. Màng sinh chất x3
8. Riboxom
9. Ligaza
11. Photpholipit
b. – Vị trí: trong tế bào chất của vi khuẩn. 0,25
- Cấu trúc plasmit: là những phân tử ADN nhỏ, trần, kép, vòng. 0,25
- Chức năng: mang một số gen (thường là gen quy định khả năng chống chịu của 0,25
VK với điều kiện môi trường).
2 Dự đoán kết quả và giải thích:
- Ống nghiệm 1: TBVK hút nước, trương lên nhưng không bị vỡ vì có thành bảo vệ. 0,25
- Ống nghiệm 2: TBVK bị vỡ do nước bọt chứa lizôzim phân hủy các liên kết 1,4 –
glicôzit, phá vỡ thành tế bào vi khuẩn nên tế bào vi khuẩn hút nước mạnh làm vỡ tế 0,25
bào.
- Ống nghiệm 3: Pênicillin chỉ có tác dụng ức chế sự hình thành thành tế bào mà
không phá vỡ nên VK vẫn còn thành, tế bào hút nước nhưng không vỡ. 0,25
- Ống nghiệm 4: TB không bị vỡ vì vi khuẩn cổ có thành tế bào là pseudomurêin,
không chịu tác dụng của lizôzim. 0,25
- Ống nghiệm 5: TBTV không bị vỡ vì lizôzim không tác động lên thành TB bằng
xelulôzơ. 0,25
- Ống nghiệm 6: TB hồng cầu bị vỡ vì không có thành tế bào bảo vệ nên dù không
chịu tác động của lizôzim thì TB vẫn hút nước mạnh làm vỡ TB. 0,25

64 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
7 1 * Kiểu hô hấp giống nhau giữa VSV, TV và ĐV:
+ Hô hấp hiếu khí: có chuỗi vận chuyển e với O2 là chất nhận điện tử cuối cùng. 0,25
VD: Tất cả thực vật, động vật. VSV: động vật nguyên sinh, nấm men.
+Lên men: không có chuỗi vận chuyển e, chất nhận điện tử cuối cùng là chất hữu 0,25
cơ. 0,25
VD: Thực vật: Quả chín có hiện tượng lên men rượu.
Động vật: khi vận động liên tục -> máu không cung cấp đủ O2
-> lên men lactic. 0,25
VSV: vi khuẩn lactic, nấm men rượu.
* Kiểu hô hấp riêng ở VSV: hô hấp kị khí (hô hấp nitrat, lưu huỳnh…)
VD: Hô hấp nitrat: Vi khuẩn phản nitrat hóa. 0,25
Hô hấp sunfat: Vi khuẩn lưu huỳnh. 0,25
* VSV có các kiểu hô hấp đa dạng vì: VSV bao gồm nhiều các đại diện từ các siêu 0,5
giới khác nhau: vi khuẩn cổ, TB nhân sơ (vi khuẩn), TB nhân thực (nấm, động vật
nguyên sinh).
2 * Kiểu dinh dưỡng: Hóa dị dưỡng và khuyết dưỡng một vài loại axit amin. 0,25
Vì môi trường A là môi trường tối thiểu, môi trường B có nguồn cácbon là glucôzơ,
vi khuẩn đều không phát triển được. Môi trường C và D có bổ sung thêm nước thịt 0,25
là nguồn cung cấp axit amin, vi khuẩn phát triển được.
* Kiểu hô hấp: Vi khuẩn này vừa có thể hô hấp hiếu khí (phát triển trên bề mặt của 0,5
-
môi trường C) vừa có thể hô hấp kị khí (chất nhận e cuối cùng là NO3 ).
8 a Chất A là axit axetic (giấm) CH3COOH. 0,25
b Váng trắng do đám vi khuẩn axetic liên kết với nhau tạo ra. 0,25
Ở đáy cốc không có loại VK này, vì chúng là VK hiếu khí bắt buộc. 0,25
c Vì, vi khuẩn axetic có khả năng tiếp tục biến axit axetic thành CO2, H2O, giấm mất 0,25
dần vị chua.
9 a – Pha lag: tính từ khi VK được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. 0,5
Trong pha này VK phải thích ứng với môi trường mới, tổng hợp mạnh ADN, enzim
chuẩn bị cho sự phân bào.
- Pha log: VK bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số lượng TB tăng theo lũy thừa và đạt 0,5
cực đại, thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình TĐC diễn ra mạnh mẽ nhất.
b Tốc độ sinh trưởng trung bình trong 12h:
µtrung bình = n/t = (lg108 – lg5.102)/12.lg2 = 1,47 h-1 0,25
Do đó g = 40,8 phút 0,25
c g = 90 phút = 3/2 giờ
Vậy µ = 2/3 = (lgN – lg103)/lg2.8 0,25
� 4,6
lgN = 2/3.0,3.8 + 3 = 4,6 N = 10 = 39810 TB 0,25
10 a Làm rõ thuật ngữ:
- Capsome: Đơn vị hình thái của vỏ capsit. 0,25
- Viroit: Là những phân tử ARN dạng vòng, ở dạng trần không có vỏ capsit, mạch 0,25
đơn. Gây nhiều bệnh ở thực vật.
- Prion: Là phân tử prôtêin, không chứa axit nuclêic hoặc nếu có thì cũng quá ngắn 0,25
để mã hóa bất kì prôtêin nào. Gây nhiều bệnh ở động vật và người.
- Prophage: Phần vật chất di truyền của phage gia nhập với thể nhiễm sắc của vi 0,25
khuẩn.
b Gen kháng virut có thể thuộc một trong các loại gen sau:
- Gen quy định tổng hợp một số kháng thể. 0,25
- Gen quy định tổng hợp các loại prôtêin thụ thể trên bề mặt tế bào (không tương 0,25
thích với các gai glicôprôtêin của virut).
c - Do ARN có cấu trúc mạch đơn, kém bền vững hơn nên tần số phát sinh đột biến 0,25
cao vì vậy đặc tính kháng nguyên dễ thay đổi.
- Trong khi đó, quy trình nghiên cứu và sản xuất văcxin cần thời gian nhất định và 0,25
chỉ có tác dụng khi đặc tính kháng nguyên của virut không thay đổi.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 65
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐỀ SỐ 13
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên HƯNG YÊN, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2 điểm)
Dựa vào cấu tạo hoá học và đặc tính của nước, em hãy giải thích các hiện tượng sau:
a. Rau củ quả muốn bảo quản lâu thì để trong ngăn mát của tủ lạnh chứ không để vào ngăn đá.
b. Khi người đang ra mồ hôi mà ngồi trước quạt ta lại cảm thấy mát lạnh.
c. Giọt nước thường có hình cầu.
Câu 2 (2 điểm)
Một nhà khoa học đang nghiên cứu sự sản xuất của một loại prôtêin được giải phóng bởi một loại tế bào
động vật vào trong môi trường nuôi cấy. Cô ấy thấy rằng loại prôtêin đó chỉ xuất hiện trong môi trường
nuôi cấy sau khi cho một vài giọt hormon vào tế bào. Trước khi cho hormôn vào, cô ấy đánh dấu prôtêin
trong tế bào bởi một loại thuốc nhuộm huỳnh quang và quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học. Nhờ
đó, cô ấy quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và cấu trúc hình ống ở khắp nơi trong tế
bào và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau khi thêm hormôn, thuốc nhuộm cũng được quan
sát như là những chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích kết
quả thí nghiệm trên và mô tả cơ chế .
Câu 3 (2 điểm)
Một số con Amip (trùng biến hình) được đưa vào môi trường chứa đầy mảnh vụn hữu cơ.
1. Hãy mô tả cơ chế sử dụng các mảnh vụn hữu cơ đó của trùng amip.
2. Biết rằng các enzim trong lizosome hoạt động tốt nhất khi pH môi trường bằng 5.
a. Hãy vẽ đồ thị cho thấy mối quan hệ giữa pH môi trường và hoạt tính của enzim trong lizosome.
b. Điều gì sẽ xảy ra với những con amip nếu người ta thêm vào môi trường một chất làm bất hoạt các
bơm prôtôn trên màng lizosome? Giải thích.
c. Điều gì cũng sẽ xảy ra nếu người ta cho thêm vào môi trường một chất hoá học để các bào quan bên
trong tế bào của amip không chuyển động được nữa?
Câu 4 (2 điểm)
1. Năng lượng hoạt hóa là gì? Tại sao sự sống lại chọn enzim để xúc tác cho các phản ứng sinh hoá mà
không chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng xảy ra nhanh hơn?
2. Trong tế bào thực vật, ATP được tổng hợp theo những con đường nào?
Câu 5 (2 điểm)
1. Nhân con là gì? Tại sao trong quá trình phân bào, người ta chỉ quan sát được nhân con ở kì trung
gian, đầu kì đầu và kì cuối?
2. Trong giảm phân, có những cơ chế vận động nào của NST trực tiếp góp phần hình thành nguồn biến
dị tổ hợp?
3. Xét loài thực vật có 2n = 24. Một tế bào mẹ đại bào tử tiến hành giảm phân hình thành giao tử cái.
a. Hãy chỉ ra đâu là giao tử cái.
b. Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu NST cho quá trình hình thành giao tử cái từ tế bào mẹ đại
bào tử đó?
Câu 6 (2 điểm)
a. Vai trò của lizôzim và cơ chế tác động của nó đến thành tế bào vi khuẩn?

66 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đưa tế bào vi khuẩn Gram (-), Gram (+), tế bào thực vật và tế bào động
vật vào dung dịch nhược trương có lizôzim?
c. Những vi sinh vật nhân sơ nào không mẫn cảm với lizôzim? Tại sao?
Câu 7 (2 điểm)
a. Phân biệt quang hợp thải oxi và quang hợp không thải oxi ở vi sinh vật theo các tiêu chí chất cho
electron, sản phẩm phụ, hệ sắc tố, hiệu quả năng lượng, vi sinh vật đại diện?
b.Trong 2 dạng trên dạng nào tiến hóa hơn?
Câu 8 (2 điểm)
a. Kiểu dinh dưỡng của sinh vật ứng với mỗi phương trình sau là gì? Giải thích?
2 H2S+ O2 ---------> 2H2O + 2S + Q

CO2 + H2S+ Q ----------------> (CH2O)n + S (1)

Sắc tố quang hợp


CO2 + H2O -----------------------------> (CH2O)n + O2 (2)
Ánh sáng

Sắc tố quang hợp


CO2 + H2S ----------------------------> (CH2O)n + S (3)
Ánh sáng

C6H12O6 Nấm men 2C H OH + 2CO +Q (4)


-----------> 2 5 2

b. Hãy kể tên một số vi sinh vật mà em biết có kiểu dinh dưỡng ứng với phương trình (2); (3)? Đặc điểm
chung của các vi sinh vật này là gì?
Câu 9 (2 điểm)
Người ta nuôi cấy 2 chủng vi khuẩn vào 2 môi trường khác nhau. Tại thời điểm nuôi cấy N o đều là 102
vi khuẩn/ml. Pha cân bằng đạt được sau 6 giờ, lúc này, ở hai môi trường đều có N t = 106 vi khuẩn/ml.
Trong điều kiện nuôi cấy này, thời gian thế hệ của chủng vi khuẩn 1 và 2 lần lượt là 25 và 27 phút. Hỏi pha
tiềm phát có tồn tại không và kéo dài bao nhiêu?
Câu 10 (2 điểm)
1. Có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn được không? Giải thích?
2. Có một số protein cũng có thể lây nhiễm, gây bệnh. Chúng được gọi là gì? Đặc điểm của các loại
protein này?
3. Hãy so sánh phương thức lây truyền ngang và dọc của các virus ở thực vật?
4. Phage SPO1 là loại phage độc (phage làm tan) đối với vi khuẩn Bacillus subtilis (một loại vi khuẩn
Gram (-)). Dịch huyền phù Bacillus subtilis trong môi trường đẳng trương có bổ sung lyzozim có bị nhiễm
phage SPO1 hay không? Vì sao?
------------HẾT------------

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 67
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 13


Câu Ý Nội dung trả lời Điểm
1 - Cấu tạo hoá học của nước: 0,25
Là hợp chất hóa học phân cực được tạo thành từ 1 nguyên tử O và 2 nguyên tử H
O2-
+1
H H+1
104,5O
Mỗi nguyên tử H góp 1e vào đôi e dùng chung với nguyên tử O tạo thành liên kết
cộng hóa trị với góc liên kết 104,5°. Do nguyên tử O có độ âm điện lớn → có xu
hướng kéo điện tử về phía nó → nguyên tử O tích điện (-); nguyên tử H tích điện (+)
- Đặc tính của nước: Do tính phân cực của mình nên nước dễ hình thành liên kết hiđro
giữa các phân tử nước và giữa phân tử nước với các phân tử khác. Từ đặc tính này dẫn
tới các đặc tính khác như: nước đã nhẹ hơn nước thường, có nhiệt dung riêng và nhiệt
0,25
bay hơi lớn, có sức căng bề mặt,…
- Giải thích hiện tượng:
0,5
a. Rau củ quả muốn bảo quản lâu thì để trong ngăn mát của tủ lạnh chứ không để vào
ngăn đá vì: Khi để rau của quả trong ngăn đá, H2O ở trạng thái đóng băng, toàn bộ các
liên kết hiđro giữa các phân tử nước đều là mạnh nhất (các liên kết bị kéo căng) →
phân tử H2O phân bố trong cấu trúc mạng lưới chuẩn làm cho thể tích nước đá trong tế
bào tăng lên  phá vỡ tế bào  rau, củ, quả bị hỏng.
b. Khi người đang ra mồ hôi mà ngồi trước quạt ta lại cảm thấy mát lạnh vì: nước có
0,5
nhiệt bay hơi lớn. Khi cơ thể ra mồ hôi là cơ thể đang tỏa nhiêt, ngồi trước quạt thì gió
của quạt sẽ lấy bớt nhiệt lượng tỏa ra  mát lạnh.
c. Giọt nước có hình cầu vì: Nước có tính phân cực  Các phân tử nước hình thành
liên kết hiđro với nhau tạo nên mạng lưới nước. Các phân tử nước ở bề mặt tiếp xúc 0,5
với không khí hút nhau và bị các phân tử ở phía trong hút tạo nên lớp màng phim
mỏng, liên tục ở bề mặt.
2 a. Giải thích:
- Prôtêin được giải phóng vào trong môi trường nuôi cấy chứng tỏ đó là loại prôtêin 0,25
ngoại tiết.
- Nhà khoa học quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và các cấu trúc 0,5
hình ống chính là cấu trúc của mạng lưới nội chất hạt, và trong các cụm cấu trúc hình
túi dẹt phẳng chính là cấu trúc của phức hệ Golgy.
- Sau khi hormôn được thêm vào, các chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất và 0,25
xuất hiện bên ngoài môi trường chứng tỏ sự bài xuất loại prôtêin này ra ngoài tế bào
theo con đướng xuất bào và con đường này chịu sự chi phối của hormôn được thêm
vào.
b. Cơ chế:
- Prôtêin được tổng hợp bởi mạng lưới nội chất hạt. 0,25
- Sau đó tới phức hệ Golgy. Ở đây prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, bao gói và phân 0,25
phối vào các túi (bóng).
- Khi chưa có tín hiệu của môi trường, prôtêin này được dự trữ trong các túi, bóng 0,25
trong tế bào.
- Khi có tín hiệu (các hormôn), các túi chứa prôtêin tập hợp dọc theo màng sinh chất, 0,25
hợp với màng và bài xuất prôtêin theo con đường xuất bào.
68 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
3 1 - Đó là cơ chế ẩm bào vì các mảnh vụn hữu cơ có kích thước nhỏ. 1,0
- Diến biến:
+ Khi amip tiếp xúc với các mảnh vụn hữu cơ, chất nguyên sinh ở phía ngoài dồn về 1
phía, hình thành chân giả, bao lấy thức ăn.
3 + Màng sinh chất lõm vào tạo thành các túi, bóng ẩm bào.
+ Các túi này sau đó nhập với lizôsome.
+ Các enzim thuỷ phân trong lizôsome sẽ thuỷ phân các thành phần trong mảng vụn
thành các chất hữu cơ đơn giản.
+ Các chất sử dụng được sẽ dược hấp thụ còn chất không sử dụng được sẽ bị thải ra
ngoài bằng xuất bào.
+ Các enzim thuỷ phân trong lizôsome sẽ thuỷ phân các thành phần trong mảng vụn
thành các chất hữu cơ đơn giản.
+ Các chất sử dụng được sẽ dược hấp thụ còn chất không sử dụng được sẽ bị thải ra
ngoài bằng xuất bào.
2 a. Vẽ đồ thị: Đề bài không cho ngưỡng tối đa và tối thiểu của pH nên HS chỉ cần vẽ 0,25
đúng dạng đồ thị với 1 trục biểu diễn độ pH, 1 trục là biểu diễn hoạt tính enzim. Đồ
thị có dạng gần giống parabol và có điểm cực thuận với pH bằng 5.
b. Amip sẽ bị chết đói do: Chất đó làm bất hoạt bơm proton (H+) trên màng lizosome, 0,25
pH của lizosome không được duy trì nên các enzim thuỷ phân không hoạt động được.
Quá trinh thuỷ phân thức ăn không xảy ra nên amip bị chết đói.
c. - Các bào quan trong tế bào không chuyển động được chứng tỏ bộ khung xương tế 0,25
bào đã bị bất hoạt.
- Khi đó đầu tiên tế bào amip sẽ có dạng cầu, các chân giả không được hình thành do 0,25
chất nguyên sinh không thể chuyển động. Cơ chế nhập bào cũng không thể diễn ra.
Cuối cùng amip cũng chết đói.
4 1 - Năng lượng hoạt hóa: là năng lượng cần thiết cung cấp cho một phản ứng để khởi 0,25
động phản ứng đó.
- Sự sống chọn enzim để xúc tác các phản ứng mà không chọn cách làm tăng nhiệt độ
để các phản ứng xảy ra nhanh hơn vì: 0,25
+ Phần lớn các phản ứng có năng lượng hoạt hóa cao. Nếu tăng nhiệt độ để các phản
ứng này xảy ra được thì đồng thời cũng làm biến tính protein và làm chết tế bào.
Khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ của tất cả các phản ứng , không phân biệt phản
ứng nào là cần thiết hay không cấn thiết. 0,25
+ Enzim được lựa chọn vì enzim xúc tác cho phản ứng bằng cách làm giảm năng
lượng hoạt hóa của các phản ứng khiến các phản ứng xảy ra dễ dàng hơn. 0,25
Enzim có tính đặc hiệu với từng loại phản ứng nhất định nên phản ứng nào cần thiết 0,25
thì enzim sẽ xúc tác để phản ứng đó xảy ra.
2 Các con đường tổng hợp ATP trong tế bào thực vật:
- Photphoryl hoá trực tiếp cơ chất. VD: Phản ứng tổng hợp ATP trong đường phân.
- Phôtphoryl hoá trên chuỗi vận chuyển điện tử. 0,25
+ Ở màng trong ty thể là photphoryl hoá ôxi hoá.
+ Ở grana của lục lạp là photphoryl hoá quang hoá, bao gồm photphoryl hoá vòng và 0,25
không vòng. 0,25
5 - Nhân con: Là cấu trúc bắt màu đậm nằm trong nhân tế bào, chỉ quan sát được ở kì
trung gian, đầu kì đầu và kì cuối. Đó là nơi tổng hợp và dự trữ rARN do có chứa các 0,5
trình tự rADN . Một nhân tế bào có thể có 1 hoặc nhiều nhân con.
- Trong phân bào, chỉ quan sát được ở kì trung gian, đầu kì đầu và kì cuối vì: 0,5
+ Khi đó NST đang ở trạng thái giãn xoắn, tốc độ phiên mã cao nên lượng rARN dự
trữ cao.
+ Ở cuối kì đầu, kì giữa, kì sau, nhân con biến mất do:NST ở trạng thái đóng xoắn,
quá trình phiên mã không xảy ra nên lượng rARN dự trữ thấp. Mặt khác, do màng
nhân biến mất nên cũng có sự phân tán các thành phần của nhân con trong tế bào chất.
Vì vậy khó quan sát thấy nhân con hơn.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 69
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
2 - Định nghĩa biến dị tổ hợp: Loại biến dị được hình thành do sự tổ hợp lại vật chất di
truyền vốn có của bố mẹ, tổ tiên. 0,25
- Các cơ chế trong GP dãn tới hình thành nguồn biến dị tổ hợp: 0,25
+ Sự tiếp hợp của các NST khác nguồn trong cặp NST tương đồng ở kì trước I.
+ Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST ở kì sau I
(HS cũng có thể nói rõ hơn là sự tổ hợp tự do ngẫu nhiên trên mặt phẳng xích đạo ở kì
giữa và phân li độc lập ở kì sau I)
3 a. Giao tử cái: Tế bào trứng nằm trong túi phôi.
b. Số NST môi trường cung cấp:
+ Cho giảm phân của tế bào mẹ đại bào tử: 2n = 24 (NST đơn) 0,5
+ Trong 4 tế bào đơn bội tạo thành, có 1 tế bào phát triển và nguyên phân liên tiếp 3
lần. Số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp là: n (23- 1)=12.7 = 84 (NST đơn)
+ Tổng số NST môi trường cung cấp cho cả quá trình là: 24+84 = 108 (NST đơn)
6 a Lizôzim phá hủy thành tế bào vi khuẩn bằng cách cắt đứt liên kết  - 1,4 0,5
glucozit của peptidoglican.
b Khi đưa VK Gram (–), tế bào thực vật và tế bào động vật vào môi trường nhược
trương có lizôzim:
- VK Gram (-) : lizôzim trong dung dịch chỉ làm tan được lớp peptidoglican ở thành. 0,25
VK Gram (–) còn có lớp màng ngoài khoang chu chất có tác dụng bảo vệ tế bào 
VK Gram (-) trong môi trường nhược trương có lizôzim chỉ hút nước đến một mức độ
nhất định và không bị vỡ.
- VK Gram (+): Lizôzim làm tan lớp peptidoglican, tạo thành thể cầu. Trong dung 0,25
dịch nhược trương, thể cầu vỡ ra.
- Tế bào thực vật có thành là xenlulozơ nên không bị lizozim phá hủy. Khi đưa vào 0,25
dung dịch nhược trương, nước sẽ đi vào tế bào làm không bào tăng thể tích đến một
mức nhất định thì dừng lại. Tế bào vẫn giữ nguyên được hình dạng.
- Tế bào động vật do không có thành tế bào nên không chịu tác động của lizôzim. Khi 0,25
đưa vào dung dịch nhược trương, nước sẽ đi vào tế bào làm tế bào tăng thể tích và vỡ
ra.
c VSV nhân sơ không mẫn cảm với lizôzim là mycoplasma và vi sinh vật cổ. Vì 0,5
mycoplasma không có thành tế bào, còn vi sinh vật cổ có thành tế bào không phải là
peptidoglican mà là pseudomurein
7 a Phân biệt quang hợp thải oxi và quang hợp không thải oxi: 1,5
Điểm so sánh Quang hợp thải oxi Quang hợp không thải oxi
Chất cho electron H2O Hợp chất có dạng H2A (A
không phải là oxi)
Sản phẩm phụ A (ví dụ S)
O2
Hệ sắc tố Có diệp lục a à
ắc tố khác
Khuẩn diệp lục
Hiệu quả năng lượng Cao Thấp
Đại diện Vi tảo, VK lam VK lưu huỳnh màu tía, màu
lục..
b Hai dạng trên, dạng quang hợp thải oxi tiến hóa hơn là do: 0,5
- Sử dụng chất cho electron là nước, phổ biến hơn các hợp chất vô cơ.
- Thải oxi thúc đẩy sự tiến hóa của các loài sinh vật khác do ôxi là chất nhận điện tử
cuối cùng trong hô hấp hiếu khí.
- Hệ sắc tố hấp thụ ánh sáng hiệu quả hơn, đặc biệt có sự xuất hiện của diệp lục a.
8 Phương trình (1): hóa tự dưỡng vô cơ 1,5
Phương trình (2) và (3): quang tự dưỡng vô cơ
Phương trình (4): hóa dị dưỡng hữu cơ
70 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Giải thích:
- Các phương trình (1); (2); (3) đều sử dụng nguồn cacbon là CO 2 nên đều là của vi
sinh vật có đời sống tự dưỡng, nguồn điện tử ở cả ba phương trình này đều là các hợp
chất vô cơ.
- Phương trình (1) sử dụng năng lượng từ việc ôxy hóa chất hóa học (H 2S) nên là hóa
tự dưỡng.
- Phương trình (2); (3) sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng nên là quang tự dưỡng.
- Phương trình (4): sử dụng nguồn năng lượng và nguồn cacbon, nguồn điện tử từ hợp
chất hữu cơ
Lưu ý: HS giải thích đúng theo nguồn năng lượng và nguồn C, mỗi phương trình cho
0,25đ. Nếu nói thêm được nguồn điện tử thì cho thêm tối đa 0,5đ
b - Một số vi sinh vật: vi khuẩn lam, tảo, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục... 0,25
- Đặc điểm chung: các vi sinh vật này có sắc tố hấp thụ ánh sáng, nguồn điện tử đều là
các hợp chất vô cơ và đều là sinh vật tự dưỡng. 0,25
6 2
9 - Số lần vi khuẩn nhân đôi là: n= (lg10 – lg10 ) : 2 = 13,3 (lần) 0,5
- Thời gian sinh trưởng của chủng vi khuẩn 1 là: 13,3 x 25 = 332,5 (phút) 0,25
- Thời gian sinh trưởng của chủng vi khuẩn 2 là: 13,3 x 27 = 359,1 (phút) 0,25
- Suy ra, chủng vi khuẩn 1 có trải qua pha tiềm phát với thời gian là 0,5
6x60 – 332,5 = 27,5 (phút)
- Chủng vi khuẩn 2 hầu như không trải qua pha tiềm phát do 359,1 xấp xỉ 360 0,5
10 1 Không. Không thể nuôi cấy được vì virus là ký sinh nội bào bắt buộc chúng chỉ nhân 0,5
được trong tế bào sống.
2 - Các protein này gọi là prion. 0,25
- Đặc điểm của prion:
+ Prion hoạt động rất chậm, thời gian ủ bệnh của nó ít nhất mười năm đến khi bệnh 0,25
biểu hiện triệu chứng (vì vậy rất khó xác định được các nguồn lây nhiễm trước khi
những trường hợp biểu hiện bệnh đầu tiên xuất hiện).
+ Prion rất khó bị phá hủy; chúng không bị bất hoạt hay phân hủy khi đun nấu bình
thường.
3 - Theo con đường di truyền ngang, cây có thể bị lây nhiễm bởi một virus có nguồn 0,25
gốc từ bên ngoài qua các vết thương trên biểu mô của cây gây ra bởi các loài động vật
ăn thực vật
-Theo con đường di truyền dọc, cây con có thể được truyền virus từ cây bố (hoặc mẹ)
qua hạt (sinh sản hữu tính) hoặc do sự lây nhiễm qua các cành chiết/ ghép (sinh sản vô 0,25
tính).
4 Vi khuẩn Bacillus subtilis không bị nhiễm phage SPO1 vì: Lyzozim làm tan thành tế 0,5
bào của vi khuẩn Bacillus subtilis, trong môi trường đẳng trương, tế bào vi khuẩn bị
mất thành sẽ trở thành tế bào trần, không có thụ thể cho phage bám vào.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 71
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐỀ SỐ 14
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên LƯƠNG VĂN TỤY - NINH BÌNH, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1(2,0 điểm)
a. Hãy chỉ ra sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc phân tử của tinh bột và xenlulôzơ.
b. Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh chứ không dùng phương
pháp bảo quản nóng?
Câu 2(2,0 điểm)
a. Loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau rồi cho các tế bào này vào môi
trường đẳng trương, sau đó làm tiêu bản các tế bào đó và quan sát bằng kính hiển vi quang học, em sẽ quan
sát thấy gì? Giải thích.
b. Phân biệt lưới nội chất hạt với lưới nội chất trơn về cấu trúc và chức năng.
Câu 3 (2,0 điểm)
Điểm khác nhau trong cấu trúc của tế bào động vật và tế bào thực vật. Điểm khác nhau nào dẫn đến sự
khác nhau trong quá trình trao đổi nước của hai loại tế bào này?
Câu 4 (2,0 điểm)
a. ATP được tổng hợp ở những bộ phận nào trong tế bào?Cách sử dụng ATP tổng hợp từ các bộ phận đó.
b. Bản chất của enzim là gì? Vì sao enzim có hoạt tính mạnh hơn chất xúc tác vô cơ?
Câu 5 (2,0 điểm)
a. Thực chất của nguyên phân là gì? Vì sao nói nguyên phân là phương thức phân bào quan trọng đối
với cơ thể? Nêu ý nghĩa thực tiễn của nguyên phân.
b. Lúa nước có 2n=24 NST.
- Một hợp tử của lúa phân bào liên tiếp 5 đợt. Hãy xác định tổng số nhiễm sắc thể đơn có trong các tế
bào ở thế hệ cuối cùng. Trong đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu
của môi trường nội bào?
- Một tế bào sinh dục chín của lúa giảm phân, thực tế cho ra mấy loại tế bào có sự khác nhau về nhiễm
sắc thể? Biết rằng mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng đều có hai nhiễm sắc thể khác nhau về cấu trúc.
Câu 6 (2,0 điểm)
a. Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi sinh vật được xếp vào giới nào? Cơ sở của sự xắp xếp đó?
b. Đặc điểm chung của vi sinh vật.
Câu 7 (2,0 điểm)
a. Trong lên men rượu truyền thống, có những vi sinh vật nào tham gia? Vai trò và điều kiện hoạt động
của các vi sinh vật đó.
b. Vì sao bèo hoa dâu được dùng để cải tạo đất?
Câu 8 (2,0 điểm)
a. Các cơ chế tổng hợp ADN ở vi sinh vật.
b. Quá trình tổng hợp các chất của vi sinh vật được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?
Câu 9 (2,0 điểm)
a. Mô tả kiểu sinh trưởng của vi khuẩn lactic trong quá trình muối dưa.
b. Phân biệt bào tử sinh sản vô tính với bào tử sinh sản hữu tính của sinh vật nhân thực.
Câu 10 (2,0 điểm)
a. Vì sao có một số loại virut gây bệnh ở người rất khó tiêu diệt?
b. Nói virut không có lợi cho con người, đúng hay sai? Giải thích.
-------------------Hết-------------------

72 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 14

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 a Khác nhau:
- Tinh bột: do nhiều phân tử glucôzơ liên kết với nhau dưới dạng phân nhánh và 0,25
không phân nhánh.
- Xenlulôzơ: do nhiều phân tử glucôzơ liên kết vơi nhau bởi các liên kết glicôzit tạo
0,25
ra cấu trúc mạch thẳng.
b Bảo quản trứng
- Trong trứng có nhiều pr, cấu trúc không gian của pr được hình thành bởi các liên kết 0,5
hyđrô, không bền với nhiệt độ cao…
- Dùng phương pháp bảo quản lạnh là bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ thấp: 0,5
trong điều kiện nhiệt độ thấp, liên kết hyđrô không bị đứt, cấu trúc không gian của pr
không bị phá vỡ, nó chỉ ức chế và làm giảm hoạt tính của pr nên trứng lâu bị hỏng.
- Không dùng phương pháp bảo quản nóng(bảo quản trứng trong điều kiện nhiệt độ 0,5
cao): nhiệt độ cao làm cho liên kết hiđrô bị phá vỡ, cấu trúc không gian prôtêin bị phá
vỡ và prôtêin mất hoạt tính, làm cho trứng nhanh bị hỏng .
2 a - Quan sát thấy các tế bào đều có dạng hình cầu. 0,25
- Giải thích: thành tế bào có chức năng cố định hình dạng tế bào và tạo hình dạng
khác nhau cho các loài vi khuẩn, khi mất thành và thả vào môi trường đẳng trương, 0,75
nước vào tế bào đạt trạng thái cân bằng, áp suất thẩm thấu tác động đều lên bề mặt
màng sinh chất làm cho tế bào căng tròn ra.
b Khác nhau:
- Lưới nội chất hạt: là hệ thống xoang, trên màng có đính các ribôxôm, tổng hợp pr 0,5
xuất bào và vận chuyển các chất trong tế bào. Nằm gần nhân
- Lưới nội chất trơn: là hệ thống ống phân nhánh, không đính hạt riboxom, có nhiều 0,5
loại enzim, là nơi tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy các chất độc hại.
Nằm gần màng sinh chất.
3 - Điểm khác nhau trong cấu trúc của tế bào động vật và tế bào thực vật:
+ Hình dạng… 0,25
+ Thành tế bào… 0,25
+ Các bào quan… 0,5
- Sai khác trong quá trình hút nước là do:
+ Tế bào TV có thành tế bào, tạo sức trương nước nên S= P-T, tế bào không bị vỡ 0,5
trong môi trường nhược trương. Tế bào động vật không có thành nên S = P,tế bào có
thể bị vỡ trong môi trường nhược trương. .
+ Không bào: Tế bào TV mất nước gây co nguyên sinh, không làm thay đổi hình dạng 0,5
tế bào. Tế bào ĐV khi mất nước bị biến dạng, tế bào bị nhăn nheo.
4 a Trong tế bào:
- Nơi tổng hợp ATP:
+ tế bào nhân sơ: màng sinh chất, tế bào chất, tilacôit. 0,25
+ tế bào nhân thực: lục lạp, ti thể, tế bào chất 0,25
- Cách sử dụng:
+ tổng hợp ở màng sinh chất, ti thể, tế bào chất, dùng để sử dụng cho các hoạt động 0,25
sống của tế bào.
+ tổng hợp ở lục lạp, tilacoit: dùng cho pha tối của quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ. 0,25
b - Bản chất của E là pr. Với enzim hai thành phần có thêm một lượng nhỏ CoE 0,5
- E làm giảm lượng lớn mức năng lượng hoạt hóa cần cho phản ứng.. 0,5

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 73
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
5 a Nguyên phân
- Thực chất là quá trình truyền đạt ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ 0,25
tế bào trong cơ thể đa bào và qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản vô tính.
- Là hình thức phân bào quan trọng vì: nó giúp cơ thể lớn lên, hình thành cơ quan bộ 0,25
phận mới, di truyền ổn định bộ NST của loài, là cơ chế sinh sản.
- Ý nghĩa thực tiễn: NP là cơ sở khoa học của các phương pháp:
+ Nuôi cấy mô và tế bào TV để nhân giống sạch bệnh, với số lượng lớn, duy trì ổn 0,25
định tính trạng tốt
+ Giâm, chiết… 0,25
+ Nuôi cấy mô người để ứng dụng trong y học… 0,25
b Lúa nước.
- Một tế bào NP 5 đợt:
+ Ở thế hệ TB cuối cùng, đang ở đầu kì trung gian, NST chưa nhân đôi thì tổng số 0,25
NST đơn trong các tế bào là: 24 x 32 = 768(nst). Trong đó số NST cấu tạo hoàn toàn
mới là 768 – 48 = 720(nst).
+ Nếu thế hệ tế bào cuối cùng đang ở kì sau, đầu kì cuối, khi NST đã nhân đôi thì số 0,25
NST đơn trong các tế bào là: 24 x 64= 1536. Trong đó số NST cấu tạo mới hoàn toàn
là 1536 – 48 = 1488(nst).
- Một tế bào giảm phân cho 2 loại tế bào(nếu không có HVG) hoặc cho 4 loại tế 0,25
bào(nếu có HVG).
6 a Trong hệ thống phân loại 5 giới.
- VSV được xếp vào 3 giới: khởi sinh, nguyên sinh, nấm. Còn virut không được xếp 025,
vào giới nào.
- Cơ sở xắp xếp: Dựa vào cấu trúc tế bào, phương thức trao đổi chất.. 0,25
+ Giới khởi sinh: VK, VK cổ. Có tế bào nhân sơ, thành tế bào peptidoglucan, đơn 0,25
bào, tự dưỡng, dị dưỡng.
+ Giới nguyên sinh: ĐV đơn bào, tảo, nấm nhầy. Có tế bào nhân thực, đơn bào hoặc 0,25
đa bào, thành xenlulo hoặc không có thành, tự dưỡng, dị dưỡng
+ Giới nấm: Nấm, TB nhân thực, thành có kitin, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng hoại 0,25
sinh.
+ Virut: chưa có cấu trúc tế bào 0,25
b Đặc điểm chung của VSV: KT hiển vi, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng, thích ứng 0,5
cao với môi trường.
7 a Trong lên men rượu:
- Nấm mốc: Phân giải tinh bột thành đường(PT), trong môi trường hiếu khí, có tinh 0,5
bột chín.
- Nấm men: Phân giải đường thành rượu(PT), trong môi trường yếm khí, có đường 0,5
glucozo.
b Bèo hoa dâu.
- Trong bèo có VK lam cộng sinh,có khả năng cố định đạm từ nito không khí(PT) từ 0,75
đó nó bổ sung đạm cho đất.
- Khi chết cung cấp mùn cho đất, làm cho đất tơi xốp. 0,25
74 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
8 a Các hình thức tổng hợp ADN ở VSV.
- ADN đơn: tổng hợp nhờ cơ chế sao mã giả... 0,5
- ADN kép: tự sao chép, phiên mã ngược… 0,5
b Ứng dụng:
- Quá trình tổng hợp các chất trong TB diễn ra nhanh: sản xuất sinh khối VSV, thu pr 0,25
đơn bào bổ sung vào thức ăn của người và vật nuôi.
- VSV có khả năng tổng hợp các aa, kể cả aa không thay thế: nuôi cấy VSV thu aa 0,25
không thay thế.
- VSV có khả năng tổng hợp polisaccarit tiết ra môi trường để bảo vệ TB: để sản xuất 0,25
gôm sinh học dùng trong công nhghiệp thực phẩm, khai thác dầu mỏ, y học
- VSV có khả năng tổng hợp nhiều sản phẩm sinh hoc có hoạt tính cao: nuôi cấy
chúng để thu sản phảm có hoạt tính sinh học cao như E ngoại bào, kháng sinh… phục 0,25
vụ đời sống
9 a Mô tả 2 trường hợp: sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và môi trường 1,0
nuôi cấy không liên tục. Có vẽ hình minh họa.
b Phân biệt:
- Bào tử vô tính: phân cắt phần đỉnh khí sinh theo cơ chế nguyên phân tạo thành một 0,5
chuỗi bào tử 2n, bào tử phát tán đến cơ chất thuận lợi ,nảy mầm và phát triển thành cơ
thể mới. Đại diện: xạ khuẩn, nấm mốc.
- Bào tử hữu tính: cơ thể mẹ giảm phân hình thành các bào tử đơn bội, có sự khác 0,5
nhau về giới tính. Các bào tử khác giới kết hợp với nhau tạo thành tế bào lưỡng bội,
phát triển thành cơ thể mới. Đại diện: tảo lục, tảo mắt, trùng dầy.
10 a Một số VR gây bệnh ở người khó tiêu diệt vì: chúng có hệ gen kết hợp vào hệ gen của 0,5
tế bào chủ, kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ…
b - Nói VR không có lợi là sai. 0,5
- Vì VR được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực đời sống: sản xuất các chế phẩm sinh học, 0,5
sản xuất vacxin, sản xuất thuốc trừ sâu, trong nghiên cứu di truyền…

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 75
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐỀ SỐ 15
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên HOÀNG VĂN THỤ - HÒA BÌNH, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (1 điểm). Biến tính, hồi tính là gì? Ý nghĩa của hiện tượng này trong các hoạt động sống của tế bào?
Câu 2 (1 điểm). Hãy so sánh tinh bột và xenlulozơ?
Câu 3 (2 điểm). So sánh lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt?
Câu 4 (2 điểm). NADH, NADPH là gì? Được sinh ra và sử dụng ở đâu? Chúng có vai trò gì trong hoạt
động sống của tế bào?
Câu 5 (2 điểm). So sánh quang hợp ở vi khuẩn lam và cây xanh? Từ điểm giống nhau và khác nhau hãy
rút ra những kết luận về quan hệ tiến hoá của hai dạng sinh vật này?
Câu 6 (1 điểm). Trong quá trình trao đổi chất, tế bào đã tạo ra rất nhiều các sản phẩm thừa, những vướng
mắc đó đã được tế bào giải quyết như thế nào?
Câu 7 (2 điểm). Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Theo dõi sự phân bào của một tế bào sinh dưỡng
trong 24 giờ ta nhận thấy thời gian của các kì trung gian nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 14 giờ.
Quá trình phân bào nói trên đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hoàn toàn mới tương
đương với 1240 NST. Thời gian tiến hành kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối của một chu kỳ nguyên phân
lần lượt tương ứng với tỉ lệ 1 : 3 : 2 : 4.
1) Xác định thời gian tiến hành của mỗi kỳ trong chu kỳ nguyên phân.
2) Xác định thời gian của một kỳ trung gian.
3) Ở các thời điểm 9 giờ 32 phút và 23 giờ 38 phút (tính từ lúc tế bào bắt đầu phân bào lần thứ nhất):
- Tế bào trên đang phân bào ở đợt thứ mấy?
- Đặc điểm về hình thái của NST ở mỗi thời điểm nói trên.
Câu 8 (2 điểm)
a. Khi trực khuẩn Streptococcus aureus phát triển trong môi trường lỏng, người ta thêm lizôzim vào
dung dịch nuôi cấy. Vì khuẩn có tiếp tục sinh sàn không? Vì sao?
b.Vi khuÈn Lactic chñng I tæng hîp ®îc axÝt Folic (mét lo¹i vitamin) vµ kh«ng tæng
hîp ®îc Fheninalamin (mét lo¹i axit amin). Cßn vi khuÈn Lactic chñng II th× ngîc l¹i.
Cã thÓ nu«i 2 chñng vi sinh vËt nµy trong m«i trêng thiÕu axit Folic vµ axit
Fheninalamin ®îc kh«ng? V× sao?
Câu 9 (3 điểm)
a. Plasmid là gì? Nêu các chức năng, ứng dụng và các giả thuyết về nguồn gốc của Plasmid?
b. Điểm khác nhau trong con đường tổng hợp chất hữu cơ ở các nhóm Vi khuẩn hoá tổng hợp?
Câu 10 (3 điểm)
a. Interferol là gì? Nêu tính chất sinh học, sự hình thành và hoạt động chức năng của Interferol.
b. Phân biệt nội độc tố và ngoại độc tố.
76 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
------------HẾT------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 15

Câu Ý Nội d ung trả lời Điểm


1 - Biến tính là hiện tượng phá bỏ các cấu trúc bậc 2, 3, 4… duy trì cấu trúc bậc 1 của 0,25
các đại phân tử hữu cơ, xảy ra do những thay đổi về nhiệt đọ, PH, hoặc do tác động
của enzim trong môi trường.
- Hồi tính là hiện tượng ngược lại, khôi phục các bậc cấu trục không gian khi đưa các 0,25
đại phân tử trở lại điều kiện bình thường.
- Biến tính có thể gây mất hoạt tính sinh học (biến tính của protein enzim) nhưng trong 0,25
một số trường hợp lại giúp phân tử hữu cơ thực hiện chức năng sinh học (biến tính ở
ADN và gen là tiền đề diễn ra quá trình tự sao và sao mã).
- Biến tính và hồi tính diễn ra theo hai chiều thuận nghịch trong nhiều trường hợp là cơ 0,25
chế điều hoà hoạt động của enzim, protein, anuclêic… trong tế bào.
2 + Giống nhau: 0,25
- Đều là các dạng đường đa, không ngọt, không tan;
- Đều có đơn phân là glucozơ;
- Đều có mặt đặc trưng trong tế bào thực vật.
+ Khác nhau: 0.75
Điểm phân biệt Tinh bột Xenlulozơ
- Liên kết giữa các đơn 1α – 4 và 1α – 6 1β -4
phân;
- Phân nhánh trong cấu Có Không
trúc bậc 1;
- Cấu trúc không gian; Xoắn α Không xoắn
- Dưới tác dụng của Phân giải thành đường đơn Không bị phân giải
Amilaza;
- Thuốc thử đặc trưng; Với dung dịch Iốt cho màu Với dung dịch Schultz
xanh cho màu tím
- Vai trò. Là chất dự trữ năng lượng Cấu tạo nên thành tế bào

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 77
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
3 + Điểm giống nhau: 0,5
- Đều là các bào quan có cấu trúc màng;
- Đều cấu tạo từ protein + photpholipit;
- Đều có nguồn gốc từ màng sinh chất phân hoá, ăn sâu tạo thành;
- Đều có chức năng tổng hợp và vận chuyển các chất trong tế bào.
+ Điểm khác nhau:
Tính chất so
Lưới nội chất trơn Lưới
sánh
Cấu tạoội - Chứa nhiều photpholipit hơn - Chứa ít photpho lipit hơn 0,5
chất hạt - Gồm các kênh hẹp nối với - Gồm các túi dẹp xếp song song
nhau
- Nằm phân tán trong tế bào - Phân bố thành từng nhóm
chất - Mặt ngoài có đính nhiều
- Không có ribôxôm ribôxôm.
Tổng hợp lipit, chuyển hoá Tổng hợp protein xuất bào, 0,5
Chức năng hydrat cacbon, giải độc… protein màng, protein lizoxom
Quan hệ về cấu tạo: gongi được Quan hệ về chức năng: các chất
Quan hệ với tạo ra từ lưới nội chất trơn. tổng hợp ở nội chất hạt được 0,5
gongi chuyển sang gongi để hoàn thiện
và bao gói.

4 + NADH (Nicotinamit Adenin Dinucleotit), dẫn xuất của axit nicotinic hoạt động như 0,5
một coenzim trong các phản ứng vận chuyển điện tử, chúng mang các nguyên tử hyđrô
và có tính khử.
+ NADPH (Nicotinamit Adenin Dinucleotit photphat) cũng là một coenzim giống 0,5
NADH về thương thức hoạt động. Khi mang nguyên tử hyđro chúng có tính khử.
+ Phân biệt:
Chất Nơi sinh ra Nơi sử dụng Vai trò
NADH - Trong tế bào chất ở - Màng trong của - Vận chuyển e- để 0,5
đường phân của hô hấp ti thể tổng hợp ATP
hiếu khí - Màng trong của - Tổng hợp ATP
- Trong ti thể, tại chu ti thể
trình crep - Tế bào chất
DPH Trong pha tối Khử CO2 → 0,5
N Trong quang hợp tại CH2O
quang hệ II

78 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
5 * So sánh quang hợp ở vi khuẩn lam và cây xanh:
+ Giống nhau: 0,5
- Đều có sắc tố quang hợp là clorophin
- Đều có hai hệ quang hoá
- Đều thải ôxi
+ Khác nhau:
Quang hợp ở vi khuẩn lam Quang hợp ở cây xanh
- Bộ phận quang hợp - Màng sinh chất gấp nếp tạo - Lục lạp
thành tilacoit

- Sắc tố - Clorophye, phicolilim - Clorophye, carotenoid 0,25


- Khuẩn diệp lục (trong dị
bào nang)
- Hấp thụ ánh sáng - Ánh sang đỏ, ánh sáng lam - Ánh sang đỏ, xanh tím

0,25
- Quan hệ - Có 1 quan hệ I trong dị bào - Có 2 quan hệ
nang và có 2 quan hệ trong tế
bào thường
- Thải ôxi - Trong dị bào nang không - Có thải ôxi 0,25
thải ôxi trong tế bào thường
có thải ôxi
- Sản phẩm quang hợp - Glicogen - Glucozơ
0,25
* Từ điểm giống nhau: Cho thấy quan hệ nguồn gốc, vi khuẩn lam là tiền than của các
sinh vật quang hợp ngày nay. Đều góp phần hình thành ôxi trong khí quyển 0,25
*Từ điểm khác nhau: Quang hợp ở vi khuẩn lamđa dạng và thích nghi với nhiều sinh
cảnh hơn, vi khuẩn lam xuất hiện trước cây xanh. 0,25
6 - Tự phân giải nhờ cơ chế tự thực bào nhờ lizôxom 0,25
- Phân giải, chuyển hoá nhờ lưới nội bào chất trơn. 0,25
- Bao gói thành các bóng xuất bào hoặc tạo ra các không bào co bóp để đưa ra khỏi tế 0,25
bào
- Hình thành các không bào nhỏ rồi nhập lại, tích trữ trong các không bào lớn 0,25
7 1 Thời gian của mỗi kỳ:
- Gọi x là số lần phân bào (x nguyên dương) ta có: 2n(2x - 2) = 1240 � 20(2x - 2) = 0,25
1240 � 2x = 64 � x = 6
- Gọi t là thời gian của một lần phân bào ta có: 24 – 6t = 6t + 14 0,25
 Thời gian của một lần phân bào : t = 50 phút
50 0,25
 Thời gian kỳ đầu = x1 = 5 phút
10
50 0,25
Thời gian kỳ giữa = x3 = 15 phút
10
0,25
50
Thời gian kỳ sau= x2= 10 phút
10
50 0,25
Thời gian kỳ cuối = x4= 20 phút
10
2 Thời gian của 1 kỳ trung gian :
50.6 0,25
- Thời gian của 6 kỳ trung gian là = + 14 = 19giờ
60
19
- Thời gian của 1 kỳ trung gian là = = 3,16 giờ = 190 phút 0,25
6

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 79
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
3 Ở thời điểm:
* 9 giờ 32 phút = 572 phút: 0,5
- Thời gian của một chu kỳ phân bào = 190 + 50 = 240
- Số lần phân bào đã thực hiện là: 572 : 240 = 2 lần dư 92 phút
572 – 240.2 = 92 phút < 190 phút
Chứng tỏ tế bào đang ở kỳ trung gian thứ 3, các NST đã nhân đôi và ở trạng thái kép. 0,25
* 23 giờ 28 phút = 1418 phút
1418
- Số lần phân bào đã thực hiện   5 lần dư 218 phút
240
- Các kỳ tiếp theo của lần phân bào thứ 6 = 240 – 218 = 32 phút 0,25
 lớn hơn 5 + 15 + 10  tế bào đang ở kỳ cuối của lần phân bào thứ 6. Vậy các
NST ở trạng thái đơn và tháo xoắn.
8 a Lizozim là tan thành tế bào vi khuẩn, vi khuẩn mất thành tế bào sẽ biến thành tế bào 0,75
trần→không phân chia được→không sinh sản được; tế bào vi khuẩn dễ tan do ảnh
hưởng của môi trường
b - Hai chủng trên là các vi sinh vật khuyết dưỡng nếu nuôi riêng thì không phát triển 0.5
được vì thiếu nhân tố sinh trưởng
- Nếu nuôi chung lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng đồng dưỡng hoặc giữa chúng có thể 0,75
hình thành cầu tiếp hợp  bổ sung vật chất di truyền cho nhau và tạo ra chủng nguyên
dưỡng thì có thể phát triển được trong môi trường tối thiểu.
9 a + Plasmid là những phân tử ADN nhỏ, dạng vòng, mạch kép nằm trong tế bào chất của 0,5
vi khuẩn, có khả năng nhân đôi, sao mã giải mã đối lập với NST của vi khuẩn.
+ Mỗi tế bào có từ một đến vài chục plasmid và là thành phần không bắt buộc của tế 0,25
bào nhân sơ.
+ Chức năng:
- Mang những gen thiết yếu giúp vi khuẩn kháng lại các yếu tố bất lợi của môi trường 0,5
như tiết kháng sinh, phân giải hoặc đồng hóa một số chất tốt hơn.
- Nhiều plasmid là các yếu tố giới tính tham gia hình thành cầu tiếp hợp trong sinh sản
của vi khuẩn.
+ Ứng dụng: 0,25
- Sản xuất kháng sinh.
- Dùng làm thể truyền trong công nghệ gen.
+ Nguồn gốc: 0,5
- Do ADN của NST bị đứt ra.
- Do phage đưa vào.
- Do cảm ứng của môi trường các nucleotit kết hợp lại để thích ứng với môi trường.
b Điểm khác nhau trong con đường tổng hợp chất hữu cơ ở các nhóm Vi khuẩn hoá
tổng hợplà:
- Các nhóm VK hoá tổng hợp gồm: nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa S, 0,25
nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa N, nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp
chất chứa Fe, nhóm VK lấy năng lượng từ H phân tử.
- Các nhóm VK hoá tổng hợp có sự khác biệt nhau ở khâu chúng sử dụng các chất cho 0,25
Hiđro khác nhau, từ đó cho các sản phẩm khác nhau
+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa N tiến hành Ôxi hó NH 3 thành axit
Nitơ để lấy một phần năng lượng. 0,25
+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chấy chứa S có khả năng Ôxi hoá H 2S để lấy
một phần năng lượng.
+ Nhóm VK lấy năng lượng từ các hợp chất chứa Fe có khả năng Oxi hoá Fe 2+ thành
Fe3+ để lấy một phần năng lượng 0,25
+ Nhóm VK lấy năng lượng từ Hiđro có khả năng Oxi hoá Hiđro phân tử để lấy một
phần năng lượng

80 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
10 a - Intefenol có bản chất là protein chống vi rút được sinh ra từ tế bào nhân thực đáp ứng
0,5
lại sự lây nhiễm vi rút.
- Chúng bền vững với nhiều loại Enzim, kém bền trước axit, bị phân giải bởi proteaza,
phân huỷ bởi nhiệt độ, có khả năng cản trở sự nhân lên của vi rút nhưng không tác
0,5
dụng đặc hiệu với từng loại vi rút .
- Sự hình thành: Khi vi rút xâm nhập tế bào chủ sẽ kích thích gen của tế bào chủ sản
0,5
xuất ra protein.
- Cơ chế tác động: chống nhân lên của vi rút khi tế bào bị lây nhiễm sản xuất Intefenol
chúng có thể gây tác dụng ngay trong tế bào đó hoặc thấm sang các tế bào lân cận có
0,5
khả năng ức chế hoạt động của các gen, cản trở sự nhân lên của các virut.
b
Đặc điểm Nội độc tố Ngoại độc tố
- Bản chất - LPS Protein 0,5
- Độ độc. -Không độc nằng ngoại độc tố. chỉ tiết ra khi Độc hơn 0,25
tế bào bị tan.
-Độ bền -Bền hơn Kém bền hơn 0,25

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 81
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
ĐỀ SỐ 16
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên LÀO CAI, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
C©u 1 (2 điểm)
Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng
nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G=10% tổng số nucleotit của gen. Trên 1 mạch của gen này có A= 250,
T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nucleotit loại G và A là 150. Từ những phân tích ở trên, em
hãy dự đoán loài vi khuẩn nào có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn?. Giải thích?

Câu 2 (2 điểm)
a. Giải thích tại sao khi quan sát tế bào gan của một người bệnh dưới kính hiển vi điện tử, người ta nhận
thấy hệ thống lưới nội chất trơn tăng lên một cách bất thường?
b. Bằng chứng nào liên quan đến enzym ATP syntêtaza chứng minh ti thể bắt nguồn từ sinh vật nhân sơ
bằng con đường nội cộng sinh?

Câu 3 (2 điểm)

Trong tế bào có 1 bào quan được ví như "Hệ thống sông ngòi kênh rạch trên đồng ruộng" đó là bào
quan nào? Trình bày cấu trúc và chức năng của bào quan đó? Nêu 2 ví dụ khác nhau về loại tế bào có chứa
bào quan đó?

Câu 4 (2 điểm)
a. Chuỗi chuyền electron trong tế bào ở sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền electron ở sinh vật nhân
thực ở những điểm nào?
b. Tại sao làm rượu phải qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 rắc bánh men rượu vào xôi (hoặc cơm, hoặc ngô
hấp... ) cho chúng phát triển vài ngày trong thúng và giai đoạn 2 đổ thêm nước, đậy kín.
C©u 5 (2 điểm)
Một học sinh đã dùng sơ đồ sau để ôn tập về các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan của một
tế bào thực vật
1
Kí hiệu:
A 2 D - Bào quan I:
C
e+
- Bào quan II:
ATP
- A, B, C, D: giai đoạn/ pha
B ATP - 1, 2, 3: các chất tạo ra

3
Câu hỏi:
a. Tên gọi của bào quan I và II là gì?
b. Tên gọi của A, B, C, D ?
c. Tên gọi của các chất 1, 2, 3?
d. Trình bày kết quả của giai đoạn C trong sơ đồ ?
82 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu 6 (2 điểm)
a. Để gây đột biến đa bội có hiệu quả cần cho cônsixin tác động vào giai đoạn nào của chu kì tế bào?
Giải thích.
b. 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung
cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào
cung cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu xuất thụ tinh của giao tử là 10 % và tạo ra 128 hợp tử. Biết
không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân.
Hãy xác định:
- Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó.
- Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?
Câu 7 (2 điểm)
a. Có một loài virut gây bệnh mới được phát hiện, virut này có thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
bằng cách cho lây nhiễm vào các tế bào vi khuẩn. Hãy mô tả thí nghiệm dùng để xác định xem virut này có
vật chất di truyền là ADN hay ARN trên cơ sở sử dụng phương pháp dùng đồng vị phóng xạ.

b. Bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các tế bào hồng cầu của người mang thụ thể CD4 trên
bề mặt. Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa các tế bào này vào bệnh nhân nhiễm HIV?
Câu 8 (2 điểm)
a. Nêu các đặc điểm cơ bản của nấm men? Căn cứ vào nhu cầu O 2 cần cho sinh trưởng, nấm men xếp
vào nhóm vi sinh vật nào?
b. Hoạt động chính của nấm men trong môi trường có O2 và trong môi trường không có O2?
Câu 9 (3 điểm)
Nuôi vi khuẩn E.coli trong môi trường có cơ chất là gluco cho đến khi đang ở pha log, đem cấy chúng
sang các môi trường sau:
- Môi trường 1: có cơ chất là glucoz.
- Môi trường 2: có cơ chất là mantoz.
- Môi trường 3: có cơ chất là glucoz và mantoz.
Các môi trường đều trong hệ thống kín. Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli gồm những pha
nào trong từng môi trường nói trên? Giải thích.
Câu 10 (2 điểm)
a. Vì sao trong quá trình lên men rượu có những mẻ rượu bị nhạt, có những mẻ rượu bị chua?
b. Trong phòng thí nghiệm, làm thế nào để nhanh chóng phân biệt được hai quá trình lên men lactic
đồng hình và lên men lactic dị hình?
------------------HẾT------------------

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 83
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 16
Câu Ý Nội dung trả lời Điểm
1 - Ở loài vi khuẩn 1
- Xác định tỉ lệ từng loại Nu của gen: 0.5
+ A = T = 250 + 350 = 600 (Nu) tương ứng với 50% - 10% = 40% tổng số Nu của gen
+ => G= X= 10% = 600/4 = 150 (Nu)
- Sô liên kết H: = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 150 = 1650 ( liên kết) 0.5
- Ở loài vi khuẩn 2: có G – A = 150 và 2A + 3G = 1650 � G = X = 390 ( nu)
A = T = 240 (nu) 0.5
- Loài vi khuẩn 2 có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn
- Vì có số cặp G = X nhiều hơn 0.5
2 a Tế bào gan bị đầu độc nên lưới nội chất trơn phát triển mạnh; tạo ra nhiều enzym giải 1.0
độc.
b - ATPaza của vi khuẩn nằm trờn màng sinh chất 1.0
- ATPaza trờn màng trong ti thể, do vậy màng trong ti thể bắt nguồn từ màng của vi
khuẩn bằng con đường nội cộng sinh.

3 - Cấu tạo:
+ Là một hệ thống màng xuất phát từ màng nhân, có thể nối liền màng sinh chất, liên 0.25
hệ với bộ máy Gongi, thể hòa tan thành một thể thống nhất.
+ Gồm những túi dẹp, các ống dẫn thường xếp song song và thông với nhau. 0.25
+ Trên mạng lưới nội chất hạt còn có nhiều riboxom đính trên bề mặt ngoài.
- Chức năng
+ Chức năng chung: Là một hệ thống chung chuyển nhanh chóng các chất vào, ra tế
bào. Đảm bảo sự cách ly của các quá trình khác nhau diễn ra đồng thời trong tế bào. 0.25
+ Chức năng riêng: Mạng lưới nội chất hạt là nơi tổng hợp protein. Mạng lưới nội chất
trơn là nơi tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc của cơ thể. 0.25
- Ví dụ:
1- Lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất ở tế bào bạch cầu, (vì bạch cầu có chức năng
bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu,mà prôtêin chỉ tổng hợp được ở 0.5
lưới nội chất hạt là nơi có các riboxom tổng hợp prôtêin.Ngoài ra còn có các tuyến
nội tiết và ngoại tiết cũng là nơi chứa nhiều lưới nội chất hạt vì chúng tiết ra hoocmôn
và enzim cũng có thành phần chính là prôtêin).
2- Lưới nội chất trơn phát triển nhiều ở tế bào gan (vì gan đảm nhiệm chức năng
chuyển hóa đường trong máu thành glicôgen và khử độc cho cơ thể,hai chức năng này 0.5
do lưới nội chất trơn đảm nhiệm vì chức năng của lưới nội chất trơn là thực hiện chức
năng tổng hợp lipit,chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với tế bào).

84 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
4 a - Về vị trí: Ở nhân sơ chuỗi chuyền electron nằm ở màng sinh chất còn ở sinh vật nhân
thực chuỗi chuyền electron nằm ở màng trong của ti thể. 0.5
- Về chất mang: Ở sinh vật nhân sơ, chất mang đa dạng hơn ở sinh vật nhân thực nên
chúng có thể thích nghi với nhiều loại môi trường. 0.25
- Về chất nhận electron cuối cùng: Nhân sơ có chất nhận điện tử rất khác nhau, có thể
là nitrat, sunfat, ôxi, fumarat và dioxicacbon, ở sinh vật nhân thực chất nhận là ôxi. 0.25
b - Giai đoạn đầu : có không khí, có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp khi đó nấm men sẽ hô hấp 0.5
hiếu khí tạo ra nhiều ATP (36-38 ATP) dẫn đến sinh trưởng , sinh sản nhanh tạo ra số
lượng lớn nấm men
- Gai đoạn sau: cho vào chum cho thêm nước, đậy kín tạo điều kiện cho quá trình lên 0.5
men tạo rượu.
5 a.Tên gọi của bào quan I là ti thể và bào quan II là lục lạp 0.5
b. Tên gọi của các giai đoạn/pha:
+ A: pha sáng; B : pha tối; C: đường phân; D: chu trình Crep, 0.5
c. Tên gọi của các chất: chất 1: CO2; chất 2: O2 ; chất 3: glucôzơ. 0.5
HD: + Xác định đúng 3 chất (0,5đ)
+ Xác định đúng 2 chất (0,25đ)
d. Trình bày diễn biến của giai đoạn C (đường phân):
- Trong giai đoạn này phân tử đường glucôzơ bị biến đổi thành 2 phân tử axit piruvic. 0.25
- Trong giai đoạn đường phân còn thu được 2 ATP; 2 NADH 0.25
6 a - Tác động vào G2 của kì trung gian, 0.5
- Vì lúc này tê bào tổng hợp protein tubulin để hình thành thoi vô sắc. Conxisin ức chế
sự tổng hợp này nên thoi phân bào không hình thành. 0.5
b - Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng
bội của loài, ta có:
0.25
2n(2 x 1)10  2480
 x  2n  8 (ruồi giấm)
2n2 10  2560 0.25

2n.2x.10 = 2560  x = 5 0.25


- Số tế bào con sinh ra: 320
128 0.25
Số giao tử tham gia thụ tinh:  100 = 1280
10
1280
Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử: = 4 suy ra là con đực
320
7 a - Tiến hành nuôi cấy vi khuẩn trên hai môi trường: 0.25
+ Môi trường 1: được bổ sung uracil (U) đánh dấu phóng xạ.
+ Môi trường 2: được bổ sung thymine (T) đánh dấu phóng xạ.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 85
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
- Rồi cho virut lây nhiễm vào vi khuẩn ở hai môi trường. Sau khi virut đã lây nhiễm
vào tế bào vi khuẩn và tạo ra các hạt virut mới, thu các hạt virut được tổng hợp mới (từ 0.25
các vết tan).
- Xác định xem mẻ nuôi cấy trong môi trường nào phát xạ. Nếu virut chứa ADN thì 0.25
virut thu được từ mẻ nuôi cấy trong môi trường 2 sẽ phát phóng xạ, trong khi các virut
thu được từ môi trường 1 thì không.
- Nếu virut chứa ARN thì các virut thu được tử mẻ nuôi cấy trong môi trường 1 sẽ phát 0.25
phóng xạ, trong khi các virut thu được ở môi trường 2 thì không.
b - Virut chỉ xâm nhập vào tế bào nếu chúng tìm được thụ thể phù hợp. 0.5
- Trong quá trình biệt hoá từ tế bào gốc, tế bào hồng cầu bị mất nhân, tức là không có
0.5
ADN. Nếu virut xâm nhập vào tế bào hồng cầu thì không nhân lên được.
8 a - Đặc điểm cơ bản của nấm men: Đơn bào, nhân thực, sinh sản vô tính bằng nảy chồi 0.5
hoặc phân cắt là chủ yếu, dị dưỡng
0.5
- Nấm men thuộc nhóm vi sinh vật: Kị khí không bắt buộc.
b Hoạt động chính của nấm men:
- Trong môi trường không có O2 thực hiện quá trình lên men tạo rượu etylic. 0.5
- Trong môi trường có O2 thực hiện hô hấp hiếu khí -> sinh trưởng và sinh sản nhanh 0.5
9 - Các môi trường đều trong hệ thống kín, có nghĩa là cơ chất chỉ được cung cấp một 0.5
lần và chất thải không được lấy ra.
- Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong hệ thống kín gồm 4 pha: pha lag, pha
log, pha cân bằng, pha suy vong.
- Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn tương ứng với các môi trường như sau:
+ Môi trường 1: cơ chất là gluco, đường cong sinh trưởng gồm 3 pha: pha log, pha cân
bằng, pha suy vong. Vì môi trường cũ và mới đều có cơ chất là gluco, mà ở môi trường 0.5
cũ vi khuẩn đang ở pha log, nên cấy sang môi trường gluco mới, vi khuẩn không phải
qua giai đoạn thích ứng với cơ chất mới nên không có pha lag
+ Môi trường 2: Đường cong sinh trưởng gồm đầy đủ cả 4 pha: pha lag, pha log, pha 0.5
cân bằng, pha suy vong. Vì manto là cơ chất mới, nên vi khuẩn phải trải qua giai đoạn
thích ứng, tiết ra các enzim phân giải cơ chất mới nên có pha lag
+ Môi trường 3: Đường cong sinh trưởng gồm 1 pha lag, 2 pha log, 1 pha cân bằng, 1
pha suy vong. Vì vi khuẩn đang ở pha log trong môi trường gluco ban đầu được cấy
sang môi trường mới có đồng thời hai cơ chất gluco và manto thì vi khuẩn sẽ sử dụng
gluco trước, nó sẽ sinh trưởng theo pha log, khi sử dụng hết gluco thì chúng phải thích 0.5
ứng với cơ chất mới nên các pha tiếp theo là pha lag, pha log, pha cân bằng và pha suy
vong.
10 a - Nấm men là sinh vật kị khí không bắt buộc: hô hấp hiếu khí khi môi trường có O 2 0.5
hoặc lên men etylic khi môi trường kị khí.
- Rượu bị nhạt: Do mẻ rượu bị O2 xâm nhập vào → nấm men chuyển sang hô hấp hiếu
khí, phân giải hoàn toàn C6H12O6 theo phương trình: C6H12O6 + O2 → CO2 + H2O + Q 0.5
→ nồng độ rượu etylic giảm.
- Rượu bị chua: Do mẻ rượu bị O 2 xâm nhập và bị nhiễm vi khuẩn "lên men" giấm (vi
khuẩn axetic) thì vi khuẩn này sẽ oxi hóa rượu thành giấm theo phương trình: C 2H5OH 0,5
+ O2 → CH3COOH + H2O + Q → rượu bị chua.
b - Lên men lactic đồng hình không tạo CO2. Lên men lactic dị hình tạo CO2. 0.5
- Dùng phương pháp thu và phát hiện CO2 để phân biệt hai loại lên men.

86 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
ĐỀ SỐ 17
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên NGUYỄN TRÃI - HẢI DƯƠNG, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2 điểm)
Trình bày cấu trúc bậc I của phân tử prôtêin. Tại sao cấu trúc bậc I lại quyết định các bậc cấu trúc khác?
Câu 2 (2 điểm)
Nêu vai trò của thành tế bào thực vật. Thành tế bào thực vật có những điểm cấu trúc như thế nào để thực
hiện những chức năng đó. Nêu ứng dụng về sự hiểu biết cấu trúc thành tế bào thực vật trong thực tiễn.
Câu 3 (2 điểm)
Nêu cấu trúc, chức năng của mạng lưới nội chất. Giải thích tại sao ở người các tế bào gan có mạng lưới
nội chất phát triển.
Câu 4 (2 điểm)
Hãy giải thích tại sao trong nguyên phân không xảy ra sự tiếp hợp của các cặp NST tương đồng còn
trong giảm phân thì có sự tiếp hợp của các cặp NST tương đồng.
Câu 5 (2 điểm)
Chỉ ra những nguyên nhân làm cho vi sinh vật lên men tiêu tốn nhiều nguyên liệu cho sự phát triển của
chúng.
Câu 6 (2 điểm)
Nêu những điểm khác nhau trong cấu trúc tế bào vi khuẩn và tế bào vi sinh vật cổ.
Câu 7 (2 điểm)
Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong các pha khác nhau khi nuôi trong
môi trường nuôi cấp không liên tục. Giải thích tại sao người ta lại phải nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường này.
Câu 8 (2 điểm)
Nêu khái niệm vi sinh vật nguyên dưỡng, vi sinh vật khuyết dưỡng. Làm thế nào để nhận ra được vi sinh
vật khuyết dưỡng. Hiểu về vi sinh vật khuyết dưỡng có ứng dụng gì trong thực tiễn.
Câu 9 (2 điểm)
Tính mềm dẻo trong hô hấp tế bào được biểu hiện như thế nào? Giải thích tại sao khi nhu cầu ATP của tế
bào giảm thì hô hấp tế bào cũng giảm theo.
Câu 10 (2 điểm)
Chỉ ra những nguyên nhân làm cho vi rút phải kí sinh nội bào đặc hiệu bắt buộc.
--------------HẾT--------------

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 87
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 17

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 - Cấu trúc bậc I: Là chuỗi pôlipéptít được giữ vững bởi các liên kết péptít và một đầu 1,0
cơ nhóm amin, 1 đầu có nhóm cacboxyl.
- Cấu trúc bậc I quyết định các bậc cấu trúc khác là do: Cấu trúc bậc I được đặc trưng
1,0
bởi trình tự sắp xếp các aa. Trình tự sắp xếp các aa sẽ xác định vị trí hình thành các
liên kết yếu (liên kết H 2, liên kết ion, liên kết Vanđêvan), liên kết đisunfit và các
tương tác ghét nước để tạo nên các bậc c trúc cao hơn.
2 - Vai trò: Thành tế bào giúp tế bào có hình dạng nhất định và đóng vai trò bảo vệ giúp 0,5
tế bào không bị vỡ dưới tác độg của sức căng trương nước trong môi trường nhược
trương.
- Cấu trúc phù hợp với chức năng:
+ Sợi xenlunozơ cấu trúc mạch thẳng được giữ vững bằng liên kết Glicozit. Các sợi
0,5
xenlunozơ xếp song song và liên kết với nhau bằng rất nhiều liên kết hyđrô tạo nên vi
sợi có cấu trúc vững chắc.
+ Các vi sợi sắp xếp đan chéo nhau và liên kết với nhau bằng càu pentatcanxi. Lấp
0,5
vào khoảng chống của thành xenlunozơ là pectin và Hemxenlunô tạo nên cấu trúc
vững chắc của thành tế bào phù hợp với chức năng của nó.
- Ứng dụng: Hiểu được cấu trúc của thành tế bào thực vật người ta đưa ra các phương 0,5
pháp phá vỡ thành tế bào (bằng Ezim, vi tách) để tạo ra các tế bào trần khác loài
cung cấp cho phương pháp tạo giống mới bằng lai tế bào sinh dưỡng.
3 - Cấu trúc của mang lưới nội chất:
+ Mạng lưới nội chất cấu trúc bằng hệ thóng màng đơn sinh chất, gồm các xoang và 0,25

ống nối thông với nhau.


+ Mạng lưới nội chất hạt trên màng được tính các hạt Ribôxôm, mạng lưới nội chất 0,25
trơn trên màng không có các hạt Ribôxôm.
- Chức năng:
+ Mạng lưới nội chất hạt có chức năng là nơi tổng hợp các loại prôtêin của màng và 0,5
prôtêin ngoại bào.
0,5
+ Mạng lưới nội chất trơn là nơi tổng hợp các loại lipit của tế bào và có chức năng
khử độc của tế bào.
- Giải thích:
+ Gan là nơi tổng hợp hầu hết các loại prôtêin của máu nên có mạng lưới nội chất 0,25

trơn phát triển.


+ Gan còn là nơi khử các độc tố được tạo ra từ trao đổi chất hoặc từ bên ngoài xâm 0,25
nhập vào cơ thể nên có mạng lưới nội chất trơn phát triển.
4 - Trong nguyên phân không có sự phân li của các cặp NST kép tương đồng, chỉ có sự phân 1,0

88 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
li của các NST đơn được sinh ra từ mỗi NST kép để duy trì bộ NST của các tế bào sinh ra,
giống nhau và giống bộ NST của tế bào sinh ra nó.
- Giảm phân cần có bắt cặp, tiếp hợp của các cặp NST tương đồng để các cặp NST
1,0
tương đồng được phân li đồng đều về 2 cực của tế bào giúp các tế bào sinh ra có bộ
NST giảm đi chỉ bằng một nửa tế bào sinh ra nó.
5 Giải thích:
+ Vi sinh vật lên men thường là vi sinh vật có kích thước nhỏ, có tỷ lệ S lớn lên có
0,5
cường độ trao đổi chất mạnh.
+ Vi sinh vật lên men có tốc độ sinh sản cực mạnh tạo ra một lượng sinh khối lớn 0,5
trong một thời gian ngắn
+ Quá trình lên men: Nguyên liệu không được phân giải hoàn toàn, tạo ra các sản
0,5
phẩm trung gian còn dự trữ năng lượng .
+ Hiệu quả năng lượng của lên men chỉ xấp xỉ 2%, vì thế mà nó tiêu tốn nhiều nguyên 0,5
liệu để cung cấp cho nhu cầu năng lượng rất cao của chúng.
6 - Thành tế bào vi khuẩn chứa chất đặc trưng là Muzêin thành tế bào vi sinh vật cổ 0,5
chứa pseudomuzêin.
- Màng sinh chất của vi khuẩn có liên kết trong lipít là liên kết este còn ở sinh vật cổ
0,5
là liên kết ête.
- ADN của vi khuẩn mang gen không phân mảnh. ADN của vi sinh vật cổ mang gen 0,5

phân mảnh.
- Ribôxôm của vi khuẩn mang rARN 16s khác với rARN 16s của vi sinh vật cổ. 0,5
7 - Nguyên nhân
+ Fa tiềm phát: vi sinh vật nuôi cấy phải trải qua một giai đoạn cảm ứng thích nghi
0,5
với môi trường, vi sinh vật phải tổng hợp ra những loại enzim để phân giải các chất
dinh dưỡng trong môi trường nên số lượng cá thể của quần thể hầu như không tăng.
+ Fa lũy thừa: Các tế bào vi sinh vật đã đồng bộ hóa về hình thái; sinh lí, môi trường
sống thuận lợi. Vi sinh vật phân chia nhanh số lượng tăng theo cấp số mũ, tốc độ phân
0,5
chia không thay đổi.
+ Fa cân bằng: Môi trường thiểu dinh dưỡng và bị ô nhiễm do các sản phẩm sinh ra từ
chuyển hóa. Số lượng cá thể sinh ra chỉ đã bù lại số cá thể chết đi.
0,25
+ Fa suy vong: Nguồn dinh dưỡng trong môi trường đã cạn kiệt và bị ô nhiễm nặng
nên vi sinh vật bị chết hoặc hết nội bào tử dẫn đến suy vong của quần thể. 0,25
- Giải thích: Nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục để xác
định thời gian phát triển của mỗi giai đoạn từ đó người ta có thể xác định thời điểm 0,5
thu nhận sinh khối vi sinh vật là hiệu quả nhất trong nuôi cấy liên tục.
8 - Khái niệm:
+ Vi sinh vật nguyên dưỡng là vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các nhân tố sinh 0,5

trưởng cho chu kỳ sống của chúng.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 89
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
+ Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không có khả năng tổng hợp được nhân tố
sinh trưởng (1 hoặc nhiều) cho chu trình sống của chúng. 0,5

- Phương pháp: Tạo các môi trường nuôi cấy trong đó mỗi môi trường nuôi cấy thiếu
một nhân tố sinh trưởng. Ở những môi trường nuôi cấy mà không thấy xuất hiện 0,5
khuẩn lạc của vi sinh vật thì sẽ biết được vi sinh vật khuyết dưỡng về nhân tố sinh
trưởng đó.
- Ứng dụng
+ Sử dụng vi sinh vật khuyết dưỡng người ta có thể xác định được loại thực phẩm
0,25
giàu chất dinh dưỡng nào hoặc nghèo chất dinh dưỡng nào.
+ Hiểu được vi sinh vật khuyết dưỡng về nhân tố sinh trưởng nào mà người ta có thể
tạo môi trường nuôi cấy thích hợp cho vi sinh vật phục vụ cho sản xuất sinh khối vi 0,25
sinh vật.
9 - Tính mềm dẻo của hô hấp tế bào
+ Nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào là đường Glucô. Khi tế bào thiếu đường 0,5

Glucô tế bào có thể sử dụng nguyên liệu là prôtêin và lipit.


+ Với nguyên liệu là prôtêin: Prôtêin được thủy phân thành các aa. Các aa qua giai
đoạn khử amin để tạo axit hữu cơ. Axit hữu cơ qua chuyển hóa tạo Axêtyl - coenzin A 0,5

để đi vào chu trình Crep.


+ Với nguyên liệu là lipit: Lipit được thủy phân tạo Glixêron và Axit béo. 2 chất này qua 0,5
chuyển hóa tạo sản phẩm đi vào chặng đường phân và chu trình Crep.
- Giải thích: Khi nhu cầu ATP của tế bào giảm, lượng ATP và Axit xitric sinh ra nhiều
0,5
sẽ trở thành nhân tố ức chế enzim fructozokinaza làm quá trình đường phân chậm loại
dẫn đến hô hấp tế bào giảm.
10 - Vi rút kí sinh đặc hiệu là do viruts chỉ có khả năng xâm nhập vào tế bào để kí sinh 0,5
khi điểm hô hấp của virút phù hợp với thụ thể của tế bào mà nó xâm nhập.
- Vi rút phải kí sinh bắt buộc là do viruts thiếu hệ enzim thực hiện trao đổi chất.
1,0
- Vi rút không có bộ máy sinh tổng hợp prôtêin cho bản thân nó. 0,5

ĐỀ SỐ 18

90 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
(Hội thi các trường THPT chuyên khu vực DH&ĐB Bắc Bộ, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên VĨNH PHÚC, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1: (2 điểm).
a. Nêu cấu trúc và bốn tính chất nổi trội của nước góp phần cho Trái Đất thích hợp với sự sống?
b. Nêu các bậc cấu trúc của protein và cho biết các loại liên kết hóa học trong các bậc cấu trúc đó?
Câu 2: (2 điểm).
Nêu vai trò của vi ống, vi sợi trong tế bào? Nếu vi ống, vi sợi không được tạo thành sẽ gây hậu quả gì?
Câu 3: ( 2 điểm).
a. Cấu tạo và chức năng của bào quan peroxixom?
b. Eroxixom có mặt nhiều ở tế bào nào? Vì sao?
c. Những enzim nào thường có peroxixom và chức năng của những enzim đó?
Câu 4: (2 điểm).
a. Tại sao enzim có thể làm tăng tốc độ phản ứng? Nêu cơ chế chủ yếu điều hòa hoạt tính enzim trong tế
bào?
b. Nêu vai trò của ATP trong điều hòa hoạt tính của enzim trong tế bào?
Câu 5: (2 điểm).
a. Nêu nguyên nhân dẫn tới sự đa dạng di truyền trong giảm phân?
b. Nêu tóm tắt nội dung chủ yếu của từng pha G1,S,G2,M. Nấm men Saccharomyces cerevisia có hình
thức sinh sản vô tính đâm chồi các pha trên có gì khác không? Tế bào vi khuẩn và tế bào ung thư có phân
chia theo các pha như trên không?
Câu 6: (2 điểm).
Nêu các đặc điểm ở vi khuẩn giúp nó trở thành bậc thầy về khả năng thích nghi với môi trường?
Câu 7: ( 2 điểm).
Nguyên nhân vi sinh vật có các kiểu hô hấp khác nhau là gì? Trình bày các kiểu hô hấp ở vi sinh vật,
cho ví dụ vi sinh vật và nêu ứng dụng chính với từng kiểu hô hấp?
Câu 8: ( 2 điểm).
Phân biệt quang hợp ở vi khuẩn lam và vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, màu tía? Trong hai dạng trên dạng
nào tiến hóa hơn? Vì sao?
Câu 9: ( 2 điểm)
Để nghiên cứu sự phụ thuộc của Salmonella typhi vào tryptophan. Người ta cấy vào một loạt ống
nghiệm chứa môi trường dinh dưỡng chỉ khác nhau về hàm lượng tryptophan với cùng lượng giống ban đầu

là 105 tế bào /ml vào mỗi ống. Sau 18 giờ nuôi ở 370 C, người ta đếm số tế bào vi sinh vật trong mỗi ống
(N) và thu được kết quả ghi trong bảng sau:
Ống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Các yếu tố

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 91
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Số ml dung dịch 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0
tryptophan 0,3g/ml đưa
vào ống nghiệm ,.
Nước cất (ml) 1 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 0
Môi trường dinh 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9
dưỡng (ml)
N trong ml. 105 1,12 1,58 3,98 1,58 6,31 2,51 1,0 2,24 2,24
.105 . 105 . 105 . 106 . 106 . 107 . 108 . 108 . 108
Log N 5 5 5,05 5,2 5,6 6,2 6,8 7,4 8 8,35 8,35
a. Xác định nồng độ (C) của tryptophan (mg/ml) trong từng ống nghiệm?
b. Kẻ đồ thị biểu diễn sự thay đổi của logN theo sự thay đổi nồng độ tryptophan (mg/ml). Có nhận xét
gì về đồ thị này?
c. Người ta lặp lại thí nghiệm trong cùng một điều kiện như thí nghiệm trên nhưng thay tryptophan bằng

1ml dung dịch thủy phân protein. Sau 18 giờ nuôi ủ thì đếm được số tế bào là 3,16.106 vi khuẩn /ml. Có thể
rút ra kết luận gì về thành phần chất lượng và số lượng của dịch thủy phân trên?
Câu 10: (2 điểm).
a. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV, em có thể cho biết một số cơ
chế tác động của các loại thuốc đó?
b. Nêu quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào vật chủ?
-------------------HẾT-------------------

92 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 18

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 a - Cấu trúc của nước:
+ Nước có công thức phân tử là H2O, gồm 2H: 1O liên kết nhau bằng liên kết cộng 0,25
hóa trị. Do nguyên tử oxi có độ âm điện lớn hơn nguyên tử H nên cặp electron dùng
chung bị lệch về phía nguyên tử oxi → Liên kết cộng hóa trị phân cực, phía nguyên
tử O mang điện âm, phía nguyên tử H mang điện dương.
+ Do tính phân cực nên các phân tử nước có thể liên kết với nhau bằng liên kết hidro. 0,25
Từ đó tạo nên các tính chất nổi trội của nước.
- Bốn tính chất nổi trội của nước góp phần cho Trái Đất thích hợp với sự sống:
+ Sự kết dính: Do các phân tử nước liên kết nhau bằng liên kết hidro nên tạo cột nước 0,25
liên tục trong mạch dẫn của cây, nước tạo sức căng bề mặt, một số động vật có thể di
chuyển trên nước
+ Điều tiết nhiệt độ: nước hấp thụ nhiệt từ không khí nóng khi đó đứt các liên kết 0,25
hidro và giải phóng nhiệt vào không khí lạnh, khi hình thành liên kết hidro, trong khi
thay đổi rất ít nhiệt độ của nước.
0,25
+ Sự cách nhiệt các khối nước do lớp băng nổi: khi nhiệt độ ở 00 nước đóng băng nở
ra và nổi trên lớp nước bên dưới cách nhiệt cho lớp nước ở dưới, do đó cho phép sự
sống tồn tại dưới các lớp băng. 0,25
+ Dung môi của sự sống: nước có thể hòa tan được nhiều chất cần cho sự sống.
b Protein có 4 bậc cấu trúc:
- Bậc 1: trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit. Được giữ bởi liên kết peptit. 0,25
- Bậc 2: do bậc 1 xoắn kiểu α hay nếp gấp β, được giữ nhờ liên kết peptit + liên kết
yếu là hidro.
- Bậc 3: do bậc 2 tiếp tục cuộn xoắn lại, bậc 3 được giữ bởi liên kết peptit + liên kết
yếu như liên kết hidro, đisunfit, lực hút vandevan, tương tác kị nước, liên kết ion. 0,25
- Bậc 4 do từ hai chuỗi polipeptit trở lên kết hợp với nhau tạo thành, nhờ liên kết
peptit + 1 số liên kết yếu như ở bậc 3.
2 - Vai trò của vi ống:
+ Duy trì hình dạng tế bào (các “xà nhà chống nén”).
+ Giúp chuyển động của các bào quan. 0,25
+ Cấu tạo roi, lông của tế bào → giúp tế bào vận động.
+ Cấu tạo thoi vô sắc → giúp chuyển động của các NST trong quá trình phân bào. 0,25
Nếu không hình thành được vi ống dẫn tới: NST không được phân chia trong phân
bào, các bào quan không di chuyển định hướng được, tế bào không duy trì được hình
dạng, tinh trùng không roi gây vô sinh, các tế bào đường hô hấp không hình thành 0,5
được lông rung cản bụi nên dễ mắc bệnh đường hô hấp.
- Vai trò của vi sợi:
+ Duy trì hình dạng tế bào: chịu lực căng của tế bào. 0,25
+ Thay đổi hình dạng tế bào.
+ Dòng tế bào chất 0,25
+ Vận động tế bào: vận động chân giả.
+ Phân chia tế bào chất. 0,25
+ Co cơ.
Nếu không hình thành vi sợi được sẽ gây ra: không phân chia được tế bào chất trong 0,25
phân bào, amip không di chuyển được, không co cơ được, tế bào không thay đổi được
hình dạng.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 93
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
3 a - Cấu tạo: bào quan dạng bóng được bao bọc bởi 1 lớp màng lipoprotein, có kích 0,25
thước 0,15 đến1,7 micromet
- Chức năng:
+ Tham gia vào oxi hóa nhiều sản phẩm trung gian của trao đổi chất như axit amin, 0,2
gluxit, lipit.
+ Tiêu độc., biến H2O2 thành H2O và O2
b Có mặt nhiều ở tế bào gan vì tế bào gan có chức năng tiêu độc 0,25
c - Các enzim có trong peroxixom: catalaza, các oxidaza như Glycolat – oxidaza, aa 0,25
oxidaza, urat – oxidaza.
0,8
- Chức năng của các loại enzim:
+ Catalaza: phân giải H2O2 thành  H2O + O2
+ D- axitamin oxidaza : tác động lên các D-aa đặc trƣng
+ Urat – oxidaza  phân giải axit uric.
+ Glycolat – oxidaza: tham gia vào chu trình glyoxilic ở một số thực vật và động vật
bậc thấp biến đổi lipit và gluxit.
4 a Enzim làm tăng tốc độ phản ứng do làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
- Điều này do enzim có trung tâm hoạt động gắn đặc hiệu với cơ chất tạo điều kiện
cho cơ chất có thể tiếp xúc với theo hướng hợp lí để phản ứng giữa chúng có thể xảy
ra, hoặc enzim có thể kéo căng và bẻ cong các liên kết hóa học cần phải bị phân giải 0,5
trong quá trình phản ứng hoặc vị trí hoạt động enzim cung cấp vi môi trường thuận
lợi cho phản ứng hoặc enzim tham gia trực tiếp vào phản ứng sau đó enzim được
khôi phục như ban đầu
- Cơ chế điều chỉnh hoạt tính của enzim trong tế bào:
0,5
+ Sự điều hòa dị lập thể của enzim: nhờ các chất hoạt hóa và chất ức chế gắn vào
enzim kiểu như chất ức chế thuận nghịch không cạnh tranh và làm thay đổi hình dạng
enzim theo hướng giúp tăng hoạt tính enzim hoặc làm mất hoạt tính enzim.
+ Ức chế ngược: sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hóa ức chế dị lập thể 0,25
enzim ở bước đầu của con đường chuyển hóa. Đây là phương thức phổ biến trong
điều hòa chuyển hóa.
+ Sự định vị đặc hiệu của enzim trong tế bào: giúp các phản ứng diễn ra theo trình tự 0,25
một cách thuận lợi.
b Sự thủy phân :ATP → ADP +Pi→ AMP + Pi.
+ ATP tạo ra nhiều không sử dụng hết sẽ liên kết dị lập thể với enzim trong quá trình 0,25
dị hóa làm giảm phản ứng phân giải nguyên liệu tạo ATP.
+ ATP tạo ra ít, tế bào có nhu cầu ATP thì ADP, AMP sẽ gắn dị lập thể với enzim 0,25
trong con đường dị hóa làm tăng hoạt tính enzim, làm tăng tạo ATP.
5 a Các sự kiện trong giảm phân giúp tạo đa dạng di truyền:
+ Sự trao đổi chéo các cromatit không chị em của cặp tương đồng ở kì đầu I. 0,25
+ Sự phân li độc lập của các NST của các cặp tương đồng khác nhau về các cực TB. 0,25
+ Sự phân li độc lập của các cromatit chị em của các cặp khác nhau ở kì sau II. 0,25

94 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b Các diễn biến chính trong các pha của nguyên phân:
+ Pha G1: TB tăng kích thước do tăng tổng hợp các chất, tổng hợp mARN, t-ARN, 0,75
rARN…
+ Pha S: tổng hợp ADN và histon.
+ Pha G2: tổng hợp NST chuẩn bị cho phân bào.
+ Pha M: phân chia tế bào gồm các kì (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối). NST trải qua
biến đồi hình thái (đóng xoắn, tháo xoắn) xếp thành một hang ở mặt phẳng xích đạo
của thoi vô sắc, phân li đồng đều về các cực tế bào. Cuối cùng là sự phân chia tế bào
chất cho hai tế bào con.
- Nấm men đâm chồi nên có các pha G1,S bình thường, nhưng thoi vô sắc hình thành 0,25
rất sớm ngay cuối pha S làm cho pha G2 ngắn lại và trong khi chưa hình thành xong
nhân, thành tế bào đã bắt đầu gấp lại.
- Tế bào vi khuẩn và tế bào ung thư không phân chia như trên mà phân chia theo hình 0,25
thức trực phân.
6 - Về cấu trúc: 0,5
+ Hầu hết vi khuẩn có thành tế bào giúp nó sống được trong môi trường nhược trương
mà không bị vỡ.
+ Một số vi khuẩn có roi (tiên mao) giúp nó di chuyển đinh hướng trong môi trường,
có nhung mao giúp bám dính trên bề mặt, nhung mao giới tính tạo cầu tiếp hợp.
+ Một số vi khuẩn có khả năng hình thành màng nhầy giúp chống lại sự nhận ra của
bạch cầu, vì thế chống lại sự thực bào và vì thế tăng độc lực của vi khuẩn.
+ Đa số vi khuẩn có plasmid mang những gen có lợi cho vi khuẩn (kháng thuốc, chịu
axit, mặn, chịu nhiệt…) và có thể truyền gen cho nhau bằng nhiều cách như tiếp hợp, 0,5
biến nạp, tải nạp.
+ Một số vi khuẩn trong điều kiện bất lợi có thể hình thành nội bào tử trong điều
kiện bất lợi giúp vi khuẩn vượt qua điều kiện bất lợi của môi trường.
+ Các vi khuẩn cổ có thành tế bào, màng sinh chất đặc trưng, có tỉ lệ G-X/A-T cao,
có các protein đặc biệt giúp chúng sống được trong các môi trường khắc nghiệt.
- Về trao đổi chất: Vi khuẩn có đa dạng các kiểu trao đổi chất: quang tự dưỡng, hóa 0,5
tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng. Thậm chí có vi khuẩn có thể sử dụng kiểu
dinh dưỡng này trong môi trường này và kiểu dinh dưỡng khác trong môi trường
khác. Chúng có thể sống được trong điều kiện có oxy hoặc không có oxy. Vì thế
chúng sống được trong nhiều môi trường khác nhau.
- Về di truyền: Hệ gen vi khuẩn có một phân tử ADN vì thế đột biến sẽ biểu hiện ra
ngay, hơn nữa do TB kích thước nhỏ, chưa có màng nhân nên ADN dễ bị đột biến. 0,5
- Về sinh sản: Vi khuẩn sinh sản bằng phân đôi với tốc độ rất nhanh do TB có kích
thước nhỏ, trao đổi chất nhanh, sinh sản nhanh. Vì thế mà vi khuẩn thích nghi rất
nhanh với sự thay đổi của môi trường.
7 - -
- Vai trò của O2 và sự hình thành các gốc O2 , H2O2, OH , độc hại. Tế bào muốn
- +
0,25
sống phải có 3 loại enzim SOD (O2 →H2O2), catalaza và peroxidaza (H2O2 + 2H →
2H2O). Tùy theo sự có mặt hay hàm lượng các enzim này mà vi sinh vật có kiểu hô
hấp khác nhau.
- Môi trường có oxi (O2): chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử
+ Hô hấp hiếu khí : glucozo + O2→ 6CO2 + 6H2O +38ATP (40% năng lượng của 0,25
glucozo). Ví dụ: tảo, động vật nguyên sinh, nhiều vi khuẩn…..Ứng dụng: sử dụng vi
sinh vật phân giải xenlulozo.
0,25
+ Hô hấp vi hiếu khí: glucozo + O2→ 6CO2 + 6H2O (nồng độ oxi thấp hơn khí
quyển). Ví dụ: một số vi khuẩn lactic. Ứng dụng: lên men lactic làm sữa chua, dưa
chua. 0,25
+ Hô hấp hiếu khí không hoàn toàn: Glucozo + O2→ chất hữu cơ + Q. Ví dụ: vi
khuẩn axetic, nấm cúc sinh axit xitric. Ứng dụng: làm giấm, chế axit xitric. 1,0
- Môi trường không có oxi (O2). (Mỗi
- - - ý 0,2)
+ Hô hấp nitrat: chất nhận e cuối cùng là NO3 : NO3 →NO2 →N2O→N2. Tế bào thu
đƣợc 28-29% năng lượng. Ví dụ: vi khuẩn phản nitrat hóa, vi khuẩn đường ruột. Ứng
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 95
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
dụng: không bón phân nitrat trong điều kiện kị khí. Sử dụng vi khuẩn này như là giai
đoạn cuối của phân giải nito hữu cơ.
- -
+ Hô hấp sunfat: chất nhận e cuối cùng là SO42 : SO42 →H2S→S0. Tế bào thu được
25% năng lượng. Ví dụ: vi khuẩn phản sunfat. Ứng dụng: xử lí môi trường ô nhiễm
axit, H2S
+ Hô hấp cacbonat: chất nhận e cuối cùng làCO2: CO2→CH4. Ví dụ: Archaea sinh
metan. Ứng dụng: tạo biogas, tìm mỏ CH4.
+ Hô hấp lưu huỳnh: S0→H2S. Ví dụ: vi khuẩn lưu huỳnh. Ứng dụng thăm dò mỏ
lưu huỳnh.
+ Lên men: chất nhận electron cuối cùng là chất hữu cơ nội sinh. Ví dụ: nấm men →
ứng dụng: lên men rượu. .
8 Dấu hiệu Vi khuẩn lam Vi khuẩn lưu huỳnh lục và tía 1,4
Sắc tố QH Clorophin a Khuẩn diệp lục (mỗi
Quang hệ II Có Không ý 0,2)
Chất cho electron H2O H2, H2S, S, chất hữu cơ (fumarat)
Giải phóng ôxi Có Không
Sản phẩm tạo thành ATP + NADPH ATP
Nguồn Cacbon CO2 Chất hữu cơ hoặc CO2
Hiệu quả năng lượng Cao Thấp
- Hai đại diện trên, dạng quang hợp của vi khuẩn lam tiến hóa hơn vì: 0,6
+ Sử dụng chất cho electron là nƣớc rất phổ biến trong tự nhiên. (mối
+ Thải oxi thúc đẩy tiến hóa của các sinh vật dị dƣỡng. ý 0,2)
+ Hệ sắc tố bẫy năng lƣợng hiệu quả hơn.
9 a Nồng độ tính bằng mg/ml trong các ống nghiệm 1,2,3….11 lần lượt là: 3, 6, 9, 12,
0,5
15, 18, 21, 24, 27, 30.
b Vẽ đồ thị. 1,0
Trong phạm vi nồng độ tryptophan từ 12 mg/ml đến 24mg/ml, sự sinh trưởng của vi
khuẩn tăng thuận với nồng độ của nhân tố sinh trưởng.
c Protein đó chứa tryptophan với nồng độ khoảng 15-18mg/ml. 0,5
10 a Một số cơ chế tác động của các loại thuốc dùng cho bệnh nhân bị nhiễm HIV: 1,0
+ Ức chế sự gặp gỡ của thụ thể bề mặt tế bào bạch cầu và gai glycoprotein virut.
+ Ức chế quá trình phiên mã ngược.
+ Ức chế quá trình tổng hợp Protein virut.
+ Ức chế sự gắn kết gen virut vào hệ gen tế bào chủ.
b Quá trình nhân lên của virut cúm trong tế bào vật chủ:
- Hấp phụ: Gai H gắn vào thụ thể tế bào vật chủ. 0,25
- Xâm nhập: nhập bào tạo túi sau đó gắn với lizoxom của tế bào chủ.
- Sinh tổng hợp: 0,5
+ ARN virut cúm sao chép trong nhân tế bào vì cần mARN mồi của tế bào chủ. Nhờ
ARN polimeraza phụ thuộc ARN virut mang theo, virut tổng hợp ARN (+)từ ARN(-)
+ Các sợi ARN(+) làm khuôn tổng hợp các sợi ARN(-) mới, một số ARN(-) dùng
làm gennom để lắp ráp. Một số ARN(-) làm khuân để tổng hợp mARN , mARN này
ra khỏi nhân để tổng hợp protein.
+ Một số protein trở vào nhân bao gồm protein sớm để tổng hợp thêm nhiều ARN(-)
và protein cấu trúc để lắp ráp nucleocapxit trong nhân. Các protein cấu trúc khác
(H,N)được bao bọc bởi màng của gongi đưa ra cắm vào màng sinh chất.
- Lắp ráp: nucleocapsit được lắp ráp trong nhân tế bào. 0,25
- Giải phóng: virut giải phóng khỏi tế bào theo lối nảy chồi.

96 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐỀ SỐ 19
(Trại hè HÙNG VƯƠNG lần thứ IX, đề thi chính thức, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Thành phần hóa học của Tế bào
Câu 1: (1.0 Điểm)
Cho dung dịch sacarose vào ống nghiệm, sau đó cho thêm 2 giọt HCl đậm đặc và đun sôi trong 10 phút.
Tiến hành trung hòa bằng NaOH (dùng giấy quì để nhận biết), nhỏ thêm 1ml dung dịch Benedict vào. Hãy
cho biết kết quả thu được và giải thích
Câu 2: (3.0 Điểm)
Các hình vẽ dưới đây mô tả 4 đại diện của các đại phân tử sinh học trong tế bào.

a. Nhiều khả năng ở mỗi hình vẽ sẽ là các đại diện nào?


b. Nêu một vai trò của đại diện ở hình A với tế bào và một vai trò đối với cơ thể người?
c. Đại diện ở hình B có sự khác nhau về việc duy trì cấu trúc mạch không gian trong điều kiện nhiệt độ
thường và nhiệt độ tăng cao. Theo em sự khác nhau trong thay đổi cấu trúc ở hai điều kiện đó là gì?
Cấu trúc tế bào
Câu 3: (2 Điểm)
a. Thí nghiệm
Một nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm như sau:
Lấy hai nhóm tế bào
- Nhóm A: Tế bào chuột được đánh dấu protein màng phát huỳnh quang màu lục.
- Nhóm B: Tế bào người được đánh dấu protein màng phát huỳnh quang màu đỏ.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 97
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Tiến hành lai các tế bào nhóm A với nhóm B trong điều kiện invitro và theo dõi kết quả thu được.
- Mục đích chính của thí nghiệm này là gì?
- Hãy dự đoán kết quả quan sát được và đưa ra kết luận từ kết quả đó.
b. Sự thay đổi nồng độ ion H + giữa hai phía của màng sinh học trong tế bào hoặc một số các bào quan
giúp tế bào thực hiện một số chức năng quang trọng. Dựa vào kiến thức đó hãy:
- Nêu hai chức năng quan trọng trong quá trình trao đổi chất nhờ vào sự thay đổi nồng độ ion H + giữa
hai phía của màng tế bào.
- Quá trình vận chuyển ion H+ ở 2 trường hợp trên thực hiện nhờ yếu tố nào trên màng sinh chất?
Chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào
Câu 4: (1.5 Điểm)
a. Enzim có thể làm giảm năng lượng hoạt hóa để tăng tốc độ phản ứng bằng những cách nào?
b. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của enzim?
Câu 5: (2.0 Điểm)
a. Trong tế bào có những cơ chế photphoryl hóa tổng hợp ATP nào? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa các
hình thức đó?
b. Vì sao trong chuỗi truyền điện tử của hô hấp tế bào, điện tử không được truyền từ NADH, FADH 2 tới
ngay oxi mà lại phải trải qua một dãy truyền e?
Truyền tin tế bào
Câu 6: (1.5 Điểm)
a. Endophine có vai trò gì đối với tế bào thần kinh? Vì sao Moocphine là chất hóa học được tổng hợp
mà lại có chức năng giống Endophine?
b. Chất axetylcholine là một chất gây giãn cơ trơn của mạch máu. Bằng kiến thức về sự truyền tin giữa
các tế bào, hãy giải thích hiện tượng giãn cơ.
Phân bào
Câu 7: (3 Điểm)
a. Hãy cho biết phân bào ở sinh vật nhân thực các protein sau có vai trò gì: Protein Cohesin, protein
Tubulin, protein Shugoshin, protein phân giải Cohesin.
b. Protein p53 có vai trò gì trong quá trình điều hòa chu trình tế bào? Điều gì xảy ra nếu gen mã hóa
protein p53 bị đột biến sai hỏng?
c. Trong giai đoạn đầu quá trình phát triển phôi ở ruồi giấm, giả sử từ nhân của hợp tử đã diễn ra sự
nhân đôi liên tiếp 7 lần, nhưng không phân chia tế bào chất. Kết quả thu được sẽ như thế nào? Phôi có phát
triển bình thường không? Tại sao?
Vi sinh vật học
Câu 8: (2 Điểm)
Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo các nhóm tế bào vi sinh vật hãy:
a. Giải thích vì sao chất kháng sinh penicilin không tiêu diệt được Mycoplasma?
b. Nêu sự khác nhau về cách thức tác động vào thành tế bào vi khuẩn của các chất sau đây: enzim

98 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
lizozim, enzim endo muropeptidaza, thuốc kháng sinh penicilin?
Câu 9: (1.5 Điểm)
a. Nhiều người khi tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh có người lại
không bị mắc. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen kháng virut. Hãy cho biết các
gen kháng virut ở những người không mắc bệnh qui định những loại protein nào? Giải thích.
b. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV nhằm kéo dài thời gian sống
của người bệnh. Hãy nêu một số cơ chế tác động của các loại thuốc đó?
Câu 10: (2.5 Điểm)
a. Phân biệt lên men lăc tic đồng hình và lên men lăc tic dị hình?
b. Một số nhóm vi sinh vật sống trong điều kiện hiếu khí vẫn thực hiện được việc cố định nitơ. Hãy nêu
các cách thức để các vi khuẩn hiếu khí vẫn thực hiện được việc cố định nitơ?

---------------------------Hết---------------------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 19

Câu Nội dung Điểm


1 - Phản ứng: Thủy phân saccharose bằng HCl.......... 0,25
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa đỏ gạch do ion Cu2+ bị khử thành ion Cu+....... 0,25
- Giải thích: 0,5
+ Dưới tác động của điều kiện acid và nhiệt độ làm phá hủy liên kết glycosidic của
đường saccharose thông qua quá trình thủy phân tạo nên đường đơn có tính khử là
glucose và fructose.
+ Các đường đơn này cho phản ứng dương tính với thuốc thử Benedict nên ta thấy xuất
hiện kết tủa đỏ gạch.
2 a. Xác định tên các đại phân tử ở từng hình vẽ
- A là: Xenlulose - B là protein - C là lipit đơn giản (Triglyxerit) 1,0
- D là axit nucleic
b. – Vai trò của xenlulose
+ Đối với tế bào: tham gia vào cấu tạo thành tế bào thực vật giúp giữ hình dạng tế bào, 0.5
tham gia vào duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào.
+ Đối với cơ thể người: Xenlulose không cung cấp năng lượng cho người nhưng khi qua
thành ống tiêu hóa tạo ra ma sát do mài mòn vào thành ống tiêu hóa giúp tăng quá trình 0.5
tiết dịch của các tế bào thành ống tiêu hóa.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 99
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
c. Thay đổi cấu trúc protein trong các điều kiện nhiệt độ.
- Khi ở điều kiện nhiệt độ bình thường cấu trúc phân tử protein duy trì: đầu ưa nước 0.5
hướng ra ngoài còn các đuôi kị nước hướng vào trong làm cho hầu hết protein tan trong
nước tạo dung dịch.
- Khi nhiệt độ thay đổi theo hướng tăng cao cấu trúc protein thay đổi: các đầu ưa nước
chuyển động hướng vào trong còn đuôi kị nước hướng ra ngoài. Khi đó các đuôi kị nước 0.5
có xu hướng liên kết với nhau làm tăng tính kết dính của protein. Gây ra hiện tượng vón
cục (biến tính protein)
3 a. Mục đích của thí nghiệm chứng minh sự chuyển động của protein màng 0.25
- Kết quả - kết luận:
+ Nếu tế bào lai có sự chuyển động xen kẽ giữa protein của người và chuột thì chứng tỏ
protein màng có khả năng chuyển động. 0.25
+ Nếu ở tế bào lai không tìm thấy sự xen kẽ của protein người và chuột thì chưa thể kết
luận protein màng không chuyển động được. Vì ở tế bào lai: + có thể do tính kháng thể
mà không cho phép sự chuyển động của các protein ở tế bào lai,
+ mặt khác trong phạm vi một tế bào thì protein màng cũng có thể chuyển động được tại 0.5
các vị trí khác nhau.
b. – Sự vận chuyển ion H+ qua màng sinh học liên quan đến 2 quá trình:
+ Sự vận chuyển các chất qua màng: ví dụ đồng vận chuyển hoặc đối vận chuyển (đồng 0.25
cảng hoặc đối cảng)
+ Quá trình tổng hợp ATP cho tế bào 0.25
- Sự vận chuyển ion H+ qua màng sinh học được thực hiện thông qua:
+ Protein xuyên màng đóng vai trò là kênh vận chuyển 0.25
+ enzim ATP syltetaza 0.25
4 a. - Tạo khuôn cho các cơ chất liên kết trên trung tâm hoạt động có thể tiếp xúc với nhau 0.25
theo hướng hợp lý để phản ứng giữa chúng có thể xảy ra.
- Kéo căng và bẻ cong các liên kết hoá học trong phân tử cơ chất làm chúng dễ bị phá vỡ 0.25
ngay ở nhiệt độ và áp suất bình thường.
- Do cấu trúc đặc thù của vùng trung tâm hoạt động đã tạo ra vi môi trường có độ pH
thấp hơn so với trong tế bào chất nên enzim dễ dàng truyền H+ cho cơ chất. 0.25
- Các vị trí hoạt động trong trung tâm hoạt động của enzim trực tiếp tham gia vào trong
phản ứng hoá học bằng cách hình thành các liên kết cộng hoá trị tạm thời với cơ chất. 0.25
Cuối phản ứng các vị trí hoạt động này lại được khôi phục như thời điểm trước phản
ứng.
b. - Chất ức chế cạnh tranh là chất có cấu hình phân tử giống với cơ chất của enzim, vì 0.25
thế chúng cạnh tranh với cơ chất trong việc chiếm vùng trung tâm hoạt động.
- Chất ức chế không cạnh tranh liên kết với một vùng nhất định ( không phải là trung
tâm hoạt động), làm biến đổi cấu hình của phân tử nên enzim không liên kết được với cơ 0.25
chất tại vùng trung tâm hoạt động.
100 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
5 a. - Photphorin hóa là sự gắn thêm nhóm photphat vào 1 phần tử. 0.25
- Trong tế bào có 3 kiểu photphorin hóa.
+ Photphorin hóa ở mức độ cơ chất là sự chuyển 1 nhóm photphat linh động từ một chất 0.25
hữu cơ khác đã được photphorin hóa tới ADP để tạo ATP.
+ Photphorin oxi hóa: Năng lượng từ phản ứng oxi hóa khử trong hô hấp được dùng để 0.25
gắn nhóm photphat vào ADP.
+ Quang photphorin hóa: năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển hóa thành năng 0.25
lượng tích lũy trong liên kết của ADP với photphat vô cơ để tạo ATP.
b. - Chu trình Crep phân giải hoàn toàn chất hữu cơ tạo ra sản phẩm chủ yếu là chất khử
NADH và FADH2, các chất này vận chuyển điện tử, tạo lực hoá thẩm ở chuỗi truyền e ở 0.5
màng trong ti thể.
- Oxy chỉ là chất nhận e cuối cùng trong dãy truyền e, nhưng nếu không có oxy chuỗi
truyền e sẽ ngừng hoạt động, ứ đọng NADH và FADH 2 dẫn đến cạn kiệt NAD+ và FAD+ 0.5
và do đó các phản ứng của chu trình Crep sẽ ngừng trệ.
6 a. – Vai trò của endorphine: Khi endorphine liên kết với thụ thể trên tế bào thần kinh có
tác dụng làm tăng hưng phấn cho tế bào thần kinh, tăng kích thích.... giúp đáp ứng lại 0.5
các phản ứng stress ở giai đoạn đầu.
- Moocphine có tác dụng giống endorphine: mặc dù là chất hóa học tổng hợp nhân tạo
nhưng moocphine có hình dạng phân tử sinh học giống như endorphine do đó chúng có 0.25
khả năng liên kết với thụ thể trên bề mặt tế bào thần kinh.
b. - Tại tế bào biểu bì:
+ Phân tử tín hiệu acetylcholine liên kết vào thụ thể trên màng sinh chất dẫn đến hoạt 0.25
hoá phospholipase C phân cắt một loại phospholipid trên màng tạo IP3
+ IP3 liên kết vào kênh calcium đóng mở bởi IP3 trên mạng nội chất và trên màng sinh
chất, khiến nó mở ra, làm cho nồng độ Ca2+ trong tế bào chất tăng lên, Ca2+ hoạt hoá 0.25
enzim NO synthase tạo NO
- Tại tế bào cơ trơn:
+ NO khuếch tán nhanh từ tế bào biểu bì đến các tế bào cơ trơn kế cận để hoạt hoá 0.25
enzim guanynyl cylcase xúc tác quá trình chuyển hoá GTP thành cGMP kích thích Ca 2+
di chuyển vào mạng nội chất qua kênh calcium.
+ Nồng độ Ca2+ trong tế bào cơ trơn giảm khiến cho phần đầu của myosin tách khỏi
actin gây hiện tượng giãn cơ

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 101
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
7 a. Vai trò của các protein trong phân bào của sinh vật nhân thực:
- Tubulin là protein cấu trúc lên sợi thoi phân bào, giúp cho sự dịch chuyển của NST 0.25
trong quá trình phân bào.
- Protein (phi histon) cohesin tạo sự kết dính giữa các nhiễm sắc tử chị em và các nhiễm 0.25
sắc thể trong cặp tương đồng khi tiếp hợp.
- Protein (phi histon) shugoshin bảo vệ cohesin ở vùng tâm động tránh sự phân giải sớm
của protein kết dính nhiễm sắc tử ở kỳ sau giảm phân I. 0.25
- Enzim phân giải cohesin để phân tách các nhiễm sắc tử chị em và nhiễm sắc thể trong
cặp tương đồng ở kỳ sau của nguyên phân và giảm phân. 0.25
b. vai trò của protein p53 trong chu kì tế bào
- p53 là một protein quan trọng nằm trong điều hòa chu kỳ tế bào - gọi là gene áp chế
khối u p53. Khi có tổn thương ở DNA, p53 làm ngừng chu trình tế bào cho đến khi 0.5
DNA bị tổn thương được sửa chữa hoặc p53 có thể làm cho tế bào chết theo lập trình
nếu không còn khả năng sửa chữa DNA.
- Nếu đột biến gen xảy ra ở gen mã hóa p53 sẽ làm cho protein p53 hoạt động mất chức
năng vì vậy sẽ không kiểm soát được chu kì tế bào, do đó sẽ làm phát sinh khối u, tăng 0.5
sinh mất kiểm soát có thể gây ung thư.
c. - Nguyªn ph©n thùc chÊt lµ sù ph©n chia nh©n, cßn ph©n chia tÕ 0.5
bµo chÊt lµ ho¹t ®éng t¬ng ®èi ®éc lËp. V× vËy, nÕu nguyªn ph©n
x¶y ra mµ sù ph©n chia tÕ bµo chÊt chưa x¶y ra th× sÏ h×nh thµnh
mét tÕ bµo ®a nh©n (trong trêng hîp nµy lµ tÕ bµo chøa 128 nh©n). 0.5
- Ruåi con sÏ ph¸t triÓn b×nh thêng, v× tÕ bµo ®a nh©n nªu trªn sÏ
ph©n chia tÕ bµo chÊt ®Ó h×nh thµnh ph«i nang, råi ph¸t triÓn
thµnh ruåi trëng thµnh.
8 a. - Do Mycoplasma không có cấu tạo thành tế bào do đó không chịu tác động của chất 0.5
kháng sinh.
b. Các cách tác động lên thành tế bào của các chất:
- Lizozim: cắt đứt liên kết NAG và NAM làm cấu trúc murein bị phá vỡ → phá vỡ thành 0.5
tế bào. Đây là tác nhân diệt khuẩn.
- endo muropeptidaza: ức chế sự hình thành của các mạch peptit → ức chế qquá trình 0.5
sinh trưởng của vi khuẩn.
- penixilin: tác động vào việc hình thành cầu nối các chuỗi bên tetrapeptit trong quá 0.5
trình sinh trưởng của vi khuẩn.
9 a. - Gen kháng virut ở người không mắc bệnh quy định các protein thụ thể trên bề mặt tế
bào, những protein này làm cho virut không thể xâm nhập được vào bên trong tế bào. Vì 0.25
không có thụ thể tương thích nên virut không bám vào được bề mặt tế bào do đó chúng
không thể nhân lên trong cơ thể .
- Có thể gen kháng virut là gen quy định một số kháng thể. 0.25

102 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b. - Một số cơ chế tác động của các loại thuốc dùng cho bệnh nhân bị nhiễm HIV:
+ Ức chế sự gặp gỡ của thụ thể bề mặt tế bào bạch cầu và gai glycoprotein virut. 0.25
+ Ức chế quá trình phiên mã ngược. 0.25
+ Ức chế quá trình tổng hợp Protein virut. 0.25
+ Ức chế sự gắn kết gen virut vào hệ gen tế bào chủ.... 0.25
10 a. Phân biệt lên men lăc tic đồng hình và lên men lăc tic dị hình
Đặc điểm LM lăc tic đồng hình LM lăc tic dị hình
VSV VK lăc tic đồng hình VK lăc tic dị hình 0.25
Sản phẩm axit lăc tíc axit lăc tic, CO2, etanol.....
Mức năng lượng 2 ATP khoảng 1 ATP 0.25
Nhận biết Không xuất hiện bọt khí Xuất hiện bọt khí 0.25
0.25
b. – Điều kiện để enzim nitrogenaza cố định ni tơ là trong điều kiện kị khí
- Các nhóm vi sinh vật hiếu khí có đặc điểm thích nghi trong việc cố định ni tơ là: 0.5
+ Vi khuẩn lam: hình thành các tế bào dị hình có màng dày, oxi khó thấm vào được các
tế bào dị hình đó. Việc trao đổi khí và quang hợp được thực hiện ở các tế bào bình
thường, quá trình cố định ni tơ được thực hiện tại các tế bào dị hình.
+ Rhizobium: - Tế bào rễ cây có một loại protein leghemoglobin liên kết với oxi làm 0.5
giảm lượng ôxi tự do trong nốt sần, tạo điều kiện kị khí nhưng lại vận chuyển oxi và
điều tiết lượng ôxi cho các tế bào vi khuẩn để hô hấp tổng hợp ATP cho quá trình cố
định nitơ.
+ Azotobacter: Thành tế bào dày và có chứa hệ enzim hydrogenaza để khi oxi đi vào sẽ
chịu tác động của enzim này. 0.5

ĐỀ SỐ 20
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên VÙNG CAO VIỆT BẮC, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Câu 1 (2 điểm).
a. Cấu trúc bậc ba của Prôtêin có thể được duy trì nhờ những kiểu tương tác hóa học nào?
b. Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo vệ cây?
Bằng cách nào sự đóng băng của nước có thể phá vỡ các tảng đá?
Câu 2 (2 điểm).
a. So sánh cấu trúc ADN ở vùng đầu mút của NST và phần xung quanh tâm động?
b. Hai gen đều có chiều dài 4080 A 0 là Y và H. Cho hai mẫu đó vào môi trường invitro như nhau. Kết
quả mẫu Y tổng hợp với thời gian dài hơn mẫu H. Cho rằng sự sai khác về thời gian là do đặc điểm cấu tạo.
Đặc điểm đó là gì? Giải thích.
CẤU TRÚC TẾ BÀO
Câu 3 (2 điểm).
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 103
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
a. Giải thích quá trình tiến hóa dẫn đến gia tăng kích thước tế bào và phương thức hình thành các đặc
điểm mới của tế bào nhân thực từ tế bào nhân sơ nguyên thủy.
b. Hình bên cho thấy ảnh chụp một tế bào bạch cầu bình thường
của người (hình trái) và một tế bào bạch cầu đang chết theo chương
trình (hình phải). Tế bào chết theo chương trình bị co lại và tách
thành các “túi” nhỏ. Hãy cho biết cách thức tế bào chết theo chương
trình như vậy có ích lợi gì đối với cơ thể ?
SỰ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
Câu 4 (2 điểm).
a. Có thể nói coenzim NADH và FADH 2 có vai trò “trung chuyển” năng lượng trong quá trình hô hấp tế
bào được không? Giải thích vì sao?
b. Điều gì xảy ra với coenzim NADH và FADH2 khi tế bào không được cung cấp ôxi?
Câu 5 (2 điểm).
a. Tại sao nói axít pyruvíc và axêtylcoenzim A được xem là sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi
chất? Nêu các hướng sinh tổng hợp các chất hữu cơ từ hai sản phẩm này?
b. Trong tế bào có những cơ chế photphoyl hóa tổng hợp ATP nào? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa các
hình thức đó?
SỰ TRUYỀN TIN
Câu 6 (1 điểm).
a. Hãy giải thích hiện tượng: cùng một tín hiệu kích thích nhưng ở các tế bào khác nhau thì cách đáp
ứng là khác nhau?
b. Bằng cách nào thông tin được truyền từ bên ngoài tế bào vào bên trong tế bào?
PHÂN BÀO
Câu 7 (3 điểm)
a. Nêu điểm khác biệt giữa nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân với nhiễm sắc thể ở kì giữa của
giảm phân II trong điều kiện nguyên phân và giảm phân bình thường. Trong giảm phân, nếu hai nhiễm sắc
thể trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không tiếp hợp và tạo thành các thể vắt chéo (trao đổi chéo)
với nhau ở kì đầu giảm phân I thì sự phân li của các nhiễm sắc thể về các tế bào con sẽ như thế nào?
b. Sự phân bào nguyên phân ở giai đoạn hợp tử và giai đoạn tiền phôi có gì khác so với sự phân chia của
các tế bào giai đoạn phôi? Nguyên nhân của sự khác nhau đó?
c. Một tế bào sinh tinh trùng đang trong quá trình giảm phân đến kỳ giữa I, quan sát thấy có 16 crômatit.
- Loài sinh vật chứa tế bào này có bao nhiêu nhóm gen liên kết?
- Trên mỗi cặp NST tương đồng của tế bào nói trên xét một cặp gen dị hợp. Kết thúc quá trình giảm
phân thực tế tạo ra bao nhiêu loại tinh trùng? Viết tổ hợp alen của các tinh trùng đó. Biết rằng quá trình
giảm phân diễn ra bình thường.
VI SINH VẬT
Câu 8 (2,0 điểm).

104 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
a. Vi khuẩn sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ theo những cách nào? Cho ví
dụ? Nêu tên các kiểu dinh dưỡng tương ứng?
b. Tế bào nấm men bị đột biến mất khả năng lên men, được nuôi trong môi trường không có oxy. Hãy
cho biết tế bào đột biến này có tiến hành quá trình đường phân được không? Giải thích.

Câu 9 (2.0 điểm)

Nuôi cấy E. coli trong môi trường có fructoz và arabinoz là nguồn cacbon người ta nhận thấy sự sinh
trưởng của quần thể vi khuẩn như sau :

Giờ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Số lượng tế bào
102 104 107 109 109 109 1010 1014 1018 1018
vi khuẩn
a. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong thí nghiệm trên.

b. Hãy giải thích đường cong sinh trưởng đó.

c. Gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn Vibrio cholerae phân chia 144 lần trong 48 giờ. Vậy với 3.10 2 tế
bào vi khuẩn đó thì sau 7 ngày, đêm số tế bào sẽ là bao nhiêu?
Câu 10 (2,0 điểm).
a. Nêu sự phát triển của virut ở tế bào vi khuẩn. Vì sao ít khi virut ôn hoà trở thành viruts độc.
b. Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh, có người không
mắc bệnh. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen kháng virut. Hãy cho biết gen kháng
virut ở những người không mắc bệnh quy định tổng hợp những loại prôtêin nào?
c. Retro virút là gì? Chúng sinh sản như thế nào?
----------- HẾT -----------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 20


Câu Ý Nội dung trả lời Điểm
1 a. Cấu trúc bậc ba của Prôtêin có thể được duy trì nhờ những kiểu tương tác hóa 1,0
(2 học nào?
điểm) Cấu trúc bậc ba là hình dạng chung của chuỗi Polipeptit hình thành do sự tương tác
giữa các chuỗi bên (các nhóm R) của các axit amin, được ổn định nhờ các tương tác
sau:
- Tương tác kị nước: là do hoạt động của các phân tử nước loại trừ các chất không
phân cực khi chúng hình thành liên kết Hiđro với nhau và với phần ưa nước của Pr.
- Tương tác Van der waals hình thành khi các chuỗi phụ không phân cực của các
axitamin nằm sát nhau.
- Liên kết ion giữa các chuỗi bên tích điện âm và dương, liên kết hiđro giữa các chuỗi
bên phân cực
- Cầu disulfide hình thành nơi có 2 axit amin có nhóm (-SH) trên chuỗi bên nằm cạnh
nhau do sự cuộn xoắn của Pr.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 105
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây 1,0
trồng để bảo vệ cây? Bằng cách nào sự đóng băng của nước có thể phá vỡ các
tảng đá?
- Nước có tính phân cực nên giữa các phân tử nước hình thành các liên kết hidro.
- Khi nhiệt độ xuống dưới 0oC, nước bị khóa trong các lưới tinh thể, mỗi phân tử
nước liên kết hidro với bốn phân tử nước khác tạo ra lớp băng bao phủ bên ngoài lá.
- Lớp băng cách li lá với môi trường, bảo vệ nước trong lá không bị đóng băng, đảm
bảo cho quá trình trao đổi chất trong cây diễn ra bình thường.
-Khi nước đóng băng nó nở ra vì các phân tử dịch xa nhau hơn để tạo tinh thể băng.
Khi có nước trong kẽ nứt của tảng đá, sự nở do đóng băng có thể làm vỡ đá.
2 a So sánh cấu trúc ADN ở vùng đầu mút của NST và phần xung quanh tâm động? 0.5
(2 * Đặc điểm chung.
điểm) - Có tỷ lệ T/A hoặc C/A cao.
- Có trình tự lặp cao.
- Bị bắt màu thuốc nhuộm nhanh, đậm, lâu bị mất màu.
- Ít có chức năng di truyền tức là các gen ở đó không sao mã tổng hợp nên protein
cấu trúc.
* Đặc điểm riêng.
- Trình tự cen ( tâm động) 0.5
+ Có trình tự lặp lại cao hơn so với TEL
+ Rất giàu A và T (> 90% ở nấm men Sac. Cerevisiae).
+ ADN tồn tại dạng Z do đó quá trình tái bản chậm hơn so với TEL.
+ Gắn kết với các loại protein, nơi bám của thoi vô sắc với NST.
- Trình tự TEL.
+ Có tính bảo tồn cao trong quá trình tiến hoá.
+ Rất giàu X và A(XXAXAXA ở nấm men; XXXTAA ở người) 0.5
+ 2 mạch đơn của ADN có cấu tạo dạnh kẹp tóc có cấu trúc 4 mạch ADN => có tác
dụng bảo vệ đầu mút của NST khỏi bị enzim nucleaze tác động, khi sao chép giữ các
đầu mút khỏi bị mất các trình tự mã hoá.
b Hai gen đều có chiều dài 4080 A 0 là Y và H. Cho hai mẫu đó vào môi trường 0.5
invitro như nhau. Kết quả mẫu Y tổng hợp với thời gian dài hơn mẫu H. Cho rằng
sự sai khác về thời gian là do đặc điểm cấu tạo. Đặc điểm đó là gì? Giải thích.
- Sự sai khác đó là do sự sai khác về tỷ lệ thành phần các loại nucleotit trong mỗi
phân tử.
- Gen Y có tỷ lệ X/A cao hơn gen H vì vậy chúng có nhiều liên kết hydro hơn => quá
trình phá vỡ các liên kết hidro lâu hơn => thời gian tổng hợp lâu hơn.
3 a Giải thích quá trình tiến hóa dẫn đến gia tăng kích thước tế bào và phương thức
(2 hình thành các đặc điểm mới của tế bào nhân thực từ tế bào nhân sơ nguyên thủy.
điểm) - Khi các tế bào sống bằng phương thức dị dưỡng, tế bào này ăn tế bào khác thì tế
bào có kích thước lớn hơn sẽ khó bị thực bào và dễ thực bào các tế bào nhỏ hơn vì 0.25
thế chọn lọc tự nhiên sẽ ưu tiên giữ lại những tế bào có kích thước lớn hơn.
- Kích thước tế bào chỉ gia tăng đến mức độ nhất định vì tế bào có kích thước lớn quá
thì tỉ lệ S/V sẽ nhỏ dẫn đến trao đổi chất với môi trường kém hiệu quả cũng như sự
khuếch tán các chất trong tế bào từ nơi này đến nơi khác sẽ rất chậm. Kết quả là chọn 0.25
lọc tự nhiên sẽ đào thải các tế bào quá lớn.
- Tế bào có kích thước lớn sẽ phải có các đặc điểm thích nghi như: Có các bào quan
có màng bao bọc và hệ thống lưới nội chất làm tăng tỉ lệ S/V cũng như tạo các xoang
riêng biệt làm tăng hiệu quả hoạt động.
- Các bào quan có màng bao bọc được tiến hóa hoặc bằng cách nội cộng sinh như ti 0.5
thể và lục lạp hoặc do màng tế bào lõm vào trong bao bọc lấy vật chất di truyền tạo
nên màng nhân, hoặc màng tế bào gấp vào trong tế bào chất tạo nên mạng lưới nội
chất. 0.5
b Ích lợi đối với cơ thể: Tế bào dễ thực bào các tế bào chết…… 0,5

106 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
4 a Có thể nói coenzim NADH và FADH 2 có vai trò “trung chuyển” năng lượng trong
(2 quá trình hô hấp tế bào được không? Giải thích vì sao?
điểm) - Coenzim NADH và FADH 2 có vai trò “trung chuyển” năng lượng trong hô hấp tế 0.5
bào vì:
+ Nó tham gia vận chuyển H+ và e- giải phóng ra từ nguyên liệu hô hấp đến chuỗi
truyền e- ở màng trong ty thể.
+ Khi qua chuỗi truyền e- ở màng trong của ty thể, NADH và FADH 2 bị oxi hóa, 0.5
năng lượng giải phóng ra sẽ được sử dụng để tổng hợp ATP.
b Điều gì xảy ra với coenzim NADH và FADH2 khi tế bào không được cung cấp ôxi?
- Khi tế bào không được cung cấp oxi thì:
+ NADH sẽ không đi vào chuỗi truyền e -. Khi đó NADH sẽ nhường H + và e- để hình 0.5
thành các sản phẩm trung gian trong hô hấp kị khí và lên men.
+ FADH2 không hình thành vì không có oxy thì chu trình crep không xảy ra. 0.5
5 a Tại sao nói axít pyruvíc và axêtylcoenzim A được xem là sản phẩm trung gian của
(2 quá trình trao đổi chất? Nêu các hướng sinh tổng hợp các chất hữu cơ từ hai sản
điểm) phẩm này?
- Axit pyruvic và axetyl coenzim A được coi là sản phẩm trung gian của quá trình
trao đổi chất và các hướng tổng hợp các chất hữu cơ từ 2 sản phẩm này là: 0.5
+ Axit pyruvic là sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân (có 3c) có mặt ở tế
bào chất. Từ Axit pyruvic có thể được biến đổi thành glyxerol hoặc a.a nhờ các phản
ứng khử amin hóa hoặc bằng con đường kỵ khí có thể biến đổi thành axit latic hoặc
rượu etylic.
+ axetyl coenzim A (có 2c) được sinh ra từ axít pyruvic do loại 1 CO 2, quá trình này 0.5
xảy ra ở tế bào chất, sau đó sản phẩm (axetyl coenzim A) đi vào trong ty thể. axetyl
coenzim A có thể tái tổng hợp thành các axit béo hoặc tham gia vào chu trình crép tạo
các sản phẩm trung gian, hình thành các axit hữu cơ khác nhau. Các sản phẩm trung
gian (NADH, FADH2) tiếp tục đi vào chuỗi truyền e- để loại H+ và e- tổng hợp ATP.
b Trong tế bào có những cơ chế photphoyl hóa tổng hợp ATP nào? Nêu sự khác
nhau cơ bản giữa các hình thức đó?
- Photphorin hóa là sự gắn thêm nhóm photphat vào 1 phần tử. 0,25
- Trong tế bào có 3 kiểu photphorin hóa.
+ Photphorin hóa ở mức độ cơ chất là sự chuyển 1 nhóm photphat linh động từ một 0,25
chất hữu cơ khác đã được photphorin hóa tới ADP để tạo ATP.
+ Photphorin oxi hóa: Năng lượng từ phản ứng oxi hóa khử trong hô hấp được dùng 0,25
để gắn nhóm photphat vào ADP.
+ Quang photphorin hóa: năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển hóa thành
năng lượng tích lũy trong liên kết của ADP với photphat vô cơ để tạo ATP. 0,25
6 a Hãy giải thích hiện tượng: cùng một tín hiệu kích thích nhưng ở các tế bào khác
(1 nhau thì cách đáp ứng là khác nhau?
điểm) - Sự đáp ứng của các tế bào khác nhau là khác nhau với cùng một tín hiệu kích thích 0.5
là do:
+ Tính đặc hiệu của quá trình truyền tin giữa các tế bào: các loại tế bào khác nhau có
các tập hợp protein khác nhau. Sự đáp ứng khác nhau ở mỗi tế bào là do khác nhau ở
một hoặc một số protein tham gia điều hòa và đáp ứng tín hiệu vì các protêin nhất
định của mỗi tế bào có vai trò xác định bản chất của các đáp ứng.
+ Sự điều phối đáp ứng trong quá trình truyền tin: việc phân nhánh của các con
đường truyền tin rồi sau đó “thông tin chéo” (tương tác) giữa các con đường có vai
trò quan trọng trong hoạt động điều hòa và điều phối các đáp ứng của tế bào.
b Bằng cách nào thông tin được truyền từ bên ngoài tế bào vào bên trong tế bào?
- Thông tin từ ngoài tế bào được truyền vào trong tế bào bằng cách: Quá trình truyền 0.5
tin tế bào thường là 1 con đường gồm nhiều bước, các bước thường đi kèm với sự
hoạt hóa các protein: Các mối tương tác protein- protein theo một thứ tự nhất định
lần lượt làm thay đổi cấu hình của chúng và làm chúng biểu hiện chức năng khi tín
hiệu được truyền qua.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 107
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
7 a Nêu điểm khác biệt giữa nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân với nhiễm sắc
(3 thể ở kì giữa của giảm phân II trong điều kiện nguyên phân và giảm phân bình
điểm) thường. Trong giảm phân, nếu hai nhiễm sắc thể trong một cặp nhiễm sắc thể
tương đồng không tiếp hợp và tạo thành các thể vắt chéo (trao đổi chéo) với nhau
ở kì đầu giảm phân I thì sự phân li của các nhiễm sắc thể về các tế bào con sẽ như
thế nào ?
- Khác nhau: nhiễm sắc thể đang phân chia nguyên phân có 2 nhiễm sắc tử giống hệt 0.25
nhau, nhiễm sắc thể đang phân chia giảm phân II có thể chứa 2 nhiễm sắc tử khác
biệt nhau.
- Kết quả của hiện tượng này là các giao tử hình thành thường mang số lượng nhiễm 0.25
sắc thể bất thường.
b Sự phân bào nguyên phân ở giai đoạn hợp tử và giai đoạn tiền phôi có gì khác so
với sự phân chia của các tế bào giai đoạn phôi? Nguyên nhân của sự khác nhau 1.5
đó?
- Thời điểm
+ Giai đoạn tiền phôi: Tế bào chưa phân hóa, các gen hoạt động như nhau.
+ Giai đoạn sau phôi: Tế bào đã phân hoá chức năng vì vậy mức độ hoạt động và
sản phẩm của các gen là khác nhau.
- Hoạt động di truyền
+ Giai đoạn tiền phôi: ADN mẹ chỉ có vai trò nhân đôi và phân chia còn sản phẩm
protein là do có sẵn từ nguồn gốc của mẹ.
+ Giai đoạn sau phôi: ADN đồng thời thực hiện 2 chức năng: nhân đôi, phân ly và
tổng hợp sản phẩm (protein).
- Sự ảnh hưởng của tế bào chất đối với hoạt động phân bào.
+ Giai đoạn tiền phôi: ảnh hưởng nhiều.
+ Giai đoạn sau phôi: ít ảnh hưởng vì vật chất (protein) đã được tổng hợp.
- Nguyên nhân là có sự khác nhau về hoạt động di truỳên của ADN trong hợp tử và
trong các tế bào 2n sau giai đoạn tiền phôi.
c Một tế bào sinh tinh trùng đang trong quá trình giảm phân đến kỳ giữa I, quan sát 1,0
thấy có 16 crômatit.
- Loài sinh vật chứa tế bào này có bao nhiêu nhóm gen liên kết?
- Trên mỗi cặp NST tương đồng của tế bào nói trên xét một cặp gen dị hợp. Kết thúc
quá trình giảm phân thực tế tạo ra bao nhiêu loại tinh trùng? Viết tổ hợp alen của các
tinh trùng đó. Biết rằng quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
* Số nhóm gen liên kết của loài:
- Ở kỳ giữa I, tế bào chứa 2n NST kép nên số crômatit trong tế bào là 2n.2 = 16 →
2n = 8 → có 4 nhóm gen liên kết.
* Số loại tinh trùng? Viết tổ hợp alen của các tinh trùng đó.
- Một tế bào sinh tinh trùng thực tế tạo ra 2 loại tinh trùng.
- Ký hiệu các cặp gen dị hợp trên mỗi cặp NST tương đồng là Aa, Bb, Dd, Ee; tổ hợp
các tinh trùng đó là:
+ ABDE và abde hoặc AbDE và aBde hoặc ABdE và abDe hoặc ABDe và abdE
hoặc aBDE và Abde hoặc abDE và ABde hoặc aBdE và AbDe hoặc aBDe và AbdE.
8 a Vi khuẩn sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ theo
(2 những cách nào? Cho ví dụ? Nêu tên các kiểu dinh dưỡng tương ứng?
điểm) - Quang hợp thải O2 và quang hợp không thải O2.
+ Vi khuẩn lam: 6 CO2 + 6H2O + NLAS  C6H12O6 + 6O2 0,5
 Quang tự dưỡng
+ Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục: CO 2 + 2H 2 S + NLAS --> C6 H 12 O6 + 2 S + H 2 O
 Quang tự dưỡng 0,5
+ Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục:
CO 2 + C2H5OH + NLAS --> C6H12O6 + CH3 CHO + H2O
 Quang dị dưỡng. 0,5

108 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b Tế bào nấm men bị đột biến mất khả năng lên men, được nuôi trong môi trường 0,5
không có oxy. Hãy cho biết tế bào đột biến này có tiến hành quá trình đường phân
được không? Giải thích.
- Tế bào đột biến này không thể tiến hành quá trình đường phân được vì: Đường
phân cần có ATP và NAD+. Không có NAD+ được tạo trong quá trình lên men hoặc
trong quá trình hô hấp (chuỗi truyền điện tử ) thì quá trình đường phân không thể xảy
ra.
9 a Nuôi cấy E. coli trong môi trường có fructoz và arabinoz là nguồn cacbon người ta
(2 nhận thấy sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn như sau :
điểm) Giờ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Số lượng tế
102 104 107 109 109 109 1010 1014 1018 1018
bào vi khuẩn
a. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong thí
nghiệm trên.
a. Vẽ đồ thị: Số tế bào
0,75
1018

109

102

0 3 5 8 9 giờ

b Hãy giải thích đường cong sinh trưởng đó. 0,75


- Đường cong trên thể hiện hiện tượng sinh trưởng kép xảy ra khi môi trường nuôi
cấy có 2 loại cơ chất cacbon.
- Khi nguồn cacbon thứ nhất cạn  nguồn cacbon thứ hai cảm ứng tổng hợp E cần
cho chuyển hóa chúng.
- Lúc đầu vi khuẩn tổng hợp loại enzim để phân giải loại hợp chất dễ đồng hóa hơn là
fructoz.
- Sau khi fructoz cạn, vi khuẩn lại được arabinoz cảm ứng để tổng hợp enzim phân
giải.
c Gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn Vibrio cholerae phân chia 144 lần trong 48 giờ. 0,5
Vậy với 3.102 tế bào vi khuẩn đó thì sau 7 ngày, đêm số tế bào sẽ là bao nhiêu?
- Số lần phân bào trong 7 ngày đêm: n = (144: 2). 7 = 504 lần.
Số tế bào thu được sau 7 ngày đêm = 3. 102. 2504 ( tế bào)
10 a Nêu sự phát triển của virut ở tế bào vi khuẩn. Vì sao ít khi virut ôn hoà trở thành 1,0
(2 viruts độc.
điểm) Sự phát triển của virut trong tế bào vi khuẩn.
- Trong 1 quần thể vi khuẩn bị nhiễm virut, có thể thấy 2 chiều hướng phát triển.
+ Ở nhiều tế bào các virut phát triển làm tan tế bào (virut độc: Hấp phụ, xâm nhập -
sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích.
+ Ở một số tế bào khác, bộ gen của virut gắn vào NST của tế bào, tế bào vẫn sinh
trưởng bình thường, virut này gọi là virut ôn hoà và tế bào này là tế bào tiềm tan.
+ Khi có 1 số tác động bên ngoài như tia tử ngoại có thể chuyển virut ôn hoà thành
virut độc và làm tan tế bào.
- Ít khi virut ôn hoà trở thành virut độc, vì trong tế bào đã xuất hiện 1 số loại prôtêin
ức chế virut, hơn nữa hệ gen của vitrut đã gắn vào hệ gen của tế bào chủ chỉ trong
trường hợp đặc biệt mới tách ra trở thành vi rút độc.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 109
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc
bệnh, có người không mắc bệnh. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do 0,5
có các gen kháng virut. Hãy cho biết gen kháng virut ở những người không mắc
bệnh quy định tổng hợp những loại prôtêin nào?
Gen kháng virut có thể thuộc một trong các loại gen sau:
- Gen quy định tổng hợp một số kháng thể.
- Gen quy định tổng hợp các loại prôtêin thụ thể trên bề mặt tế bào (không tương
thích với các gai glicôprôtêin của virut).
c Retro virút là gì? Chúng sinh sản như thế nào? 0,5
- Retro virut là vi rút có vật liệu di truyền là ARN
- Khi xâm nhập vào tế bào vật chủ chúng sử dụng enzym sao chép ngược tạo ADN từ
khuôn mẫu ARN của chúng.
- ADN được tạo ra tích hợp vào bộ gen tế bào vật chủ.
- ADN sau khi tích hợp sẽ kích thích tế bào vật chủ tổng hợp các thành phần tạo
nhiều virut mới.

ĐỀ SỐ 21
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên NGUYỄN TẤT THÀNH - YÊN BÁI, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề

110 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu 1
1. Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai thì hãy sửa lại cho đúng.
a. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau bằng liên kết  -1,4-glicozit, không
phân nhánh.
b. Khi tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế bào thực vật.
c. Trong chuỗi đơn ADN, đường đêôxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí C3’.
d. Trong ba loại ARN, mARN là đa dạng nhất.
2. Tại sao ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo vệ cây?
Câu 2
a. Tinh bột, xenlulozơ, photpholipit và Protein là các đại phân tử sinh học. Trong các chất đó, chất nào
không tìm thấy trong lục lạp? Nêu vai trò của chất đó.
b. Trong tế bào thực vật các bào quan nào có chứa axit nuclêic? Phân biệt các loại axit nuclêic trong các
loại bào quan đó.
Câu 3
a. Một tế bào trong cơ thể đa bào khác với động vật đơn bào về những đặc điểm nào?
b. Nếu một người uống thuốc pelicillin với một lượng lớn thì chỉ vài ngày, trong các tế bào gan có một
loại bào quan tăng gấp đôi, số lượng bào quan này chỉ trở lại bình thường trong vòng 5 ngày sau khi thôi
dùng thuốc. Điều này chứng tỏ thuốc pelicillin là chất như thế nào đối với cơ thể? Tên gọi, cấu tạo và chức năng
của bào quan có sự thay đổi đó?
Câu 4
a. Enzim có thể làm giảm năng lượng hoạt hoá và tăng tốc phản ứng bằng những cách nào ?
b. Một nhà khoa học đã tạo ra một loại thuốc nhằm ức chế một enzym “X”. Tuy nhiên, khi thử nghiệm
trên chuột ông ta lại thấy thuốc có nhiều tác động phụ không mong muốn vì nó ức chế cả một số enzym
khác.
* Hãy giải thích cơ chế có thể có của thuốc gây nên tác động không mong muốn nói trên.
* Hãy thử đề xuất một loại thuốc vẫn ức chế được enzym X nhưng lại không gây tác động phụ không
mong muốn. Giải thích.
Câu 5
a. Trong hô hấp tế bào, vì sao các phản ứng của chu trình Crep không có sự tiêu dùng ôxi nhưng vẫn
được xếp vào pha hiếu khí?
b. Vì sao trong chuỗi truyền điện tử của hô hấp tế bào, điện tử không được truyền từ NADH, FADH 2 tới
ngay ôxi mà phải qua một dãy truyền electron?
Câu 6
a. Protein kinase là gì và vai trò trong quá trình truyền tín hiệu của nó như thế nào?
b. Bằng cách nào đáp ứng của một tế bào đích đối với hormon có thể được khuếch đại hàng triệu lần?
Câu 7

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 111
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Có 10 tế bào sinh dục thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần đã đòi hỏi môi trường nội bào cung
cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo ra các giao tử,
môi trường cung cấp thêm nguyên liệu tạo ra 2560 nhiễm sắc thể đơn. Biết rằng hiệu suất thụ tinh của giao
tử bằng 10% đã hình thành nên 128 hợp tử.
a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài
b. Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các loại giao tử đó.
Câu 8
a. Để vi khuẩn của chủng tụ cầu vàng sinh trưởng phát triển bình thường cần có nhân tố sinh trưởng là
tiamin (VTM B1). Khi nuôi chủng tụ cầu vàng trong môi trường gồm nước, muối khoáng và nước thịt,
chúng vẫn sống được. Hãy cho biết môi trường trên là môi trường gì? Giải thích tại sao chủng tụ cầu vàng
lại sống được trên môi trường đó
b. Trong các kiểu dinh dưỡng cơ bản của sinh vật, những kiểu dinh dưỡng nào chỉ có ở vi khuẩn?
Những kiểu dinh dưỡng này có đặc điểm gì về nguồn năng lượng và nguồn cacbon?
Câu 9
Cho dòng vi khuẩn lắc tíc đồng hình vào bình A, dòng vi khuẩn lắc tíc dị hình vào bình B (bình A, B
đều chứa dung dịch Glucôzơ).
a. Nhận xét kết quả ở 2 bình trên.
b. Khi ứng dụng lên men lactic trong muối dưa rau quả, một học sinh nhận xét như sau:
- Vi khuẩn lactic phá vỡ tế bào làm cho rau quả tóp lại
- Các loại rau quả đều có thể muối dưa
- Muối rau quả phải cho một lượng muối để diệt vi khuẩn lên men thối (lượng muối từ 4-6% khối lượng
khô của rau quả)
Nhận xét trên đúng hay sai? Hãy giải thích?
Câu 10
Trong sự lây nhiễm và sản sinh của virut HIV, quá trình tổng hợp và vận chuyển glicôprôtêin gai vỏ ngoài
của virut tới màng sinh chất ở tế bào chủ diễn ra như thế nào?
-----------------HẾT-----------------

112 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 21

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 1 a. Sai. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau bằng liên kết 0,25
 -1,4-glicozit, không phân nhánh.
b. Sai. Khi tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế 0,25
bào.
c. Sai. Trong chuỗi đơn ADN, trong một nucleotit, đường đêôxiribôzơ gắn với axit 0,25
photphoric ở vị trí C5’; giữa các nucleotit với nhau, đường đêôxiribôzơ của nucleotit này gắn
với axit photphoric của nucleotit khác ở vị trí C3’.
d. Đúng. 0,25
2 Ngay đêm trước khi dự báo có băng, người nông dân tưới nước lên cây trồng để bảo
vệ cây vì:
- Nước có tính phân cực nên giữa các phân tử nước hình thành các liên kết hidro. 0,25
o
- Khi nhiệt độ xuống dưới 0 C, nước bị khóa trong các lưới tinh thể, mỗi phân tử nước
liên kết hidro với bốn phân tử nước khác tạo ra lớp băng bao phủ bên ngoài lá. 0,25
- Lớp băng cách li lá với môi trường, bảo vệ nước trong lá không bị đóng băng, đảm
bảo cho quá trình trao đổi chất trong cây diễn ra bình thường. 0,5
2 a - Chất không được tìm thấy trong lục lạp là xenlulozơ 0,25
- Vai trò: Cấu tạo nên thành tế bào thực vật; Cung cấp dinh dưỡng cho động vật nhai 0,5
lại, giúp cơ thể người tiêu hóa...
b Các bào quan có chứa axit nucleic: nhân, lục lạp, ty thể và riboxom. 0,5
- Axit nuclêic của nhân chủ yếu ADN mạch thẳng xoắn kép có kết hợp với protein 0,25
histon, ngoài ra còn có 1 số ít ARN.
- Axit nuclêic của ty thể và lục lạp là ADN dạng vòng không kết hợp với protêin. 0,25
- Axit nuclêic của riboxom là rARN. 0,25
3 a
Động vật đơn bào Tế bào trong cơ thể đa bào
Là một đơn vị hoàn chỉnh. Là đơn vị cấu tạo nên cơ thể nhiều tế bào nên có thể 0,25
không cần có cấu tạo hoàn chỉnh (VD: hồng cầu
không có nhân...)
Không có chất nền ngoại Phải liên hệ với các tế bào khác nên có cầu sinh 0,25
bào chất (tế bào thực vật) và chất nền ngoại bào (tế bào
động vật)
Sống tự do, tự hoạt động để Sống tập thể, phụ thuộc vào nhau để tồn tại. 0,25
tồn tại
Sống độc lập nên chết độc Khi cơ thể ngừng hoạt động thì dù tế bào còn sống
lập cũng vẫn phải chết theo tập thể. 0,25

b - pelicillin là chất độc đối với cơ thể và gan có chức năng khử độc. 0,25
- Bào quan có sự thay đổi: mạng lưới nội chất trơn 0,25
- Cấu tạo:
+ Lưới nội chất là hệ thống màng tạo thành các ống, xoang dẹt thông nhau. 0,25
+ Trong xoang có chứa nhiều enzim tổng hợp lipit, chuyển hóa cacbohydrate và enzim
khử độc thuốc và chất độc.
- Chức năng:
+ Tổng hợp lipit: dầu thực vật, photpholipit, hoocmone có thành phần là steroid như: 0,25
hoocmone sinh dục ở động vật có xương sống, tuyến thượng thận..vv...
+ Chuyển hóa cacbohydrate
+ Khử độc: phương thức chủ yếu là bổ sung thêm nhóm OH - làm cho nó dễ tan do vậy
dễ đào thải ra khỏi cơ thể.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 113
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
4 a - Tạo khuôn cho các cơ chất liên kết trên trung tâm hoạt động có thể tiếp xúc với nhau 0,25
theo hướng hợp lý để phản ứng giữa chúng có thể xảy ra.
- Kéo căng và bẻ cong các liên kết hoá học trong phân tử cơ chất làm chúng dễ bị phá 0,25
vỡ ngay ở nhiệt độ và áp suất bình thường.
- Do cấu trúc đặc thù của vùng trung tâm hoạt động đã tạo ra vi môi trường có độ pH
thấp hơn so với trong tế bào chất nên enzim dễ dàng truyền H+ cho cơ chất. 0,25
- Các vị trí hoạt động trong trung tâm hoạt động của enzim trực tiếp tham gia vào
trong phản ứng hoá học bằng cách hình thành các liên kết cộng hoá trị tạm thời với cơ 0,25
chất. Cuối phản ứng các vị trí hoạt động này lại được khôi phục như thời điểm trước
phản ứng.
b - Cơ chế tác động: Thuốc có thể là chất ức chế cạnh tranh đối với nhiều loại enzym
khác nhau, vì thế thay vì chỉ ức chế enzym X nó ức chế luôn một số enzym quan trọng 0,5
khác gây nên các tác động phụ không mong muốn.
- Cải tiến thuốc: Để thuốc có thể ức chế riêng enzym X chúng ta nên sử dụng chất ức
chế không cạnh tranh đặc hiệu cho enzym X. Chất ức chế không cạnh tranh sẽ liên kết 0,5
dị lập thể (với vị trí khác không phải là trung tâm hoạt động của enzym) nên không
ảnh hưởng đến hoạt tính của các enzym khác.
5 a - Chu trình Crep phân giải hoàn toàn chất hữu cơ tạo ra sản phẩm chủ yếu là chất khử 0,5
NADH và FADH2, các chất này vận chuyển điện tử, tạo lực hoá thẩm ở chuỗi truyền e
ở màng trong ti thể.
- Oxy chỉ là chất nhận e cuối cùng trong dãy truyền e, nhưng nếu không có oxy chuỗi
truyền e sẽ ngừng hoạt động, ứ đọng NADH và FADH 2 dẫn đến cạn kiệt NAD+ và 0,5
FAD+ và do đó các phản ứng của chu trình Crep sẽ ngừng trệ.
b - Kìm hãm tốc độ thoát năng lượng của electron từ NADH và FADH2 đến oxi. 0,5
- Năng lượng trong electron được giải phóng từ từ từng phần nhỏ một qua nhiều chặng
tích lũy dưới dạng ATP của chuỗi để tránh sự “bùng nổ nhiệt” đốt cháy tế bào. 0,5
6 a - Protein kinase là enzim chuyển một nhóm photphat từ 1 ATP sang một phân tử 0,25
protein khác và thường làm hoạt hóa protein này.
- Nhiều con đường truyền tin là tập hợp của các chuỗi tương tác như vậy, trong đó mỗi 0,25
một Protein kinase được photphoril hóa đến lượt nó sẽ photphoril hóa Protein kinase
tiếp theo của chuỗi.
- Chuỗi các phản ứng photphoril hóa như vậy sẽ truyền tín hiệu từ bên ngoài tế bào tới 0,25
các protein trong tế bào và gây ra đáp ứng tế bào.
b Tại mỗi bước trong một chuỗi các phản ứng hoạt hóa theo trình tự, một phân tử hay
một ion nhất định có thể hoạt hóa nhiều phân tử hoạt động ở các bước tiếp theo. 0,25

114 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
7 a Gọi 2n là bộ NST của loài 0,25
gọi k là số lần nguyên phân
Số NST được cung cấp trong quá trình nguyên phân là:10.2n(2k-1)=2480 (1) 0,25
Số NST được cung cấp trong quá trình giảm phân là:10.2n2k=2560 (2) 0,5
Từ (1)và (2)=>10.2n=80 =>2n=8
b Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục ban đầu là 0,5
2k=2560/(10.8) =32=25 => số lần nguyên phân là 5 0,25
- Số tế bào con sinh ra : 10.25=320 0,5
- Số giao tử thụ tinh = số hợp tử =128 0,25
=> số giao tử hình thành 128.100/10=1280 0,25
Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử 1280/320=4 0,25
=> Giới tính của cơ thể: giới tính đực.
8 a - Môi trường nuôi chủng tụ cầu vàng là môi trường bán tổng hợp vì thành phần của 0,5
môi trường này gồm có muối khoáng và nước thịt.
- Tiamin là nhân tố sinh trưởng của tụ cầu vàng, tuy nhiên trong nước thịt đã có nhân 0,5
tố sinh trưởng nên chủng tụ cầu vàng này vẫn sống được trong môi trường gồm có
muối khoáng và nước thịt.
b - Sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng và 0,5
hóa dị dưỡng. Trong đó hai kiểu dinh dưỡng là hóa tự dưỡng và quang dị dưỡng hiện
mới chỉ tìm thấy ở sinh vật nhân sơ (vi khuẩn) .
- Đặc điểm của kiểu dinh dưỡng hóa tự dưỡng có nguồn năng lượng là chất vô cơ, còn 0,5
nguồn cacbon là CO2; trong khi đó quang dị dưỡng có nguồn năng lượng là ánh sáng,
còn nguồn cacbon là chất hữu cơ.
9 a - Bình A có quá trình lên men lactic đồng hình là quá trình lên men đơn giản, chỉ tạo 0,25
thành axit lactic, không có CO2.
- Bình B có quá trình lên men lactic dị hình là quá trình lên men phức tạp, ngoài tạo ra 0,25
axit lactic còn có rượu etylic, axit axetic, CO2.
b - Sai: VK lactic không phá hoại tế bào và chất nguyên sinh của rau quả mà có tác 0,5
dụng chuyển glucôzơ ở dung dịch muối rau quả thành axit lactic.
- Sai: Các loại rau quả dùng để lên men lactic phải có một lượng đường tối thiểu để
sau khi muối có thể hình thành một lượng axit lactic 1-2% (độ pH=4-4.5%). 0,5
- Sai: Muối có tác dụng tạo áp suất thẩm thấu, rút lượng nước và đường trong rau quả
ra dung dịch cho vi khuẩn lactic sử dụng, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn 0,5
lên men thối.
10 - Prôtêin gai vỏ ngoài của virut được tổng hợp tại ribôxôm của lưới nội chất hạt. 0,5
- Sau khi được dịch mã (tổng hợp), nó được đóng gói trong túi tiết rồi chuyển đến
thể Golgi. 0,5
- Trong khoang thể Golgi, nó được gắn thêm gốc đường để tạo thành glicôprôtêin. 0,25
- Glicôprotein được đóng gói trong túi vận chuyển để đưa tới màng sinh chất rồi cài 0,25
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 115
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
xen vào màng tế bào chủ.
- Khi virut nảy chồi, màng tế bào đã gắn sẵn glicoprotein gai của virut sẽ bị cuốn 0,5
theo và hình thành vỏ ngoài của virut.

ĐỀ SỐ 22
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên VĨNH PHÚC, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1. (1 điểm)
Nội cộng sinh là gì? Tại sao nói sự hình thành tảo đỏ và tảo lục là kết quả của hiện tượng nội cộng sinh
trong quá trình tiến hóa?
Câu 2. (1 điểm)
a. Plasmid là gì? Chức năng của plasmid?
b. Các giả thuyết về nguồn gốc của plasmid?
Câu 3. (1 điểm)
Cho dung dịch saccarozơ vào ống nghiệm, cho thêm 2 giọt HCl đậm đặc và đun sôi trong 10 phút. Sau
dó,trung hoà bằng NaOH (dùng giấy quỳ để nhận biết), nhỏ thêm 1ml dung dịch Benedict vào. Có phản
ứng gì xảy ra? Giải thích?
Câu 4. (1 điểm)
Từ phân tử axetil-coenzym A thông qua chu trình Crep có thể tổng hợp được xaccarit không? Vì sao?
Nếu axetil-coenzym A có thể chuyển hóa được thành xaccarit thì hãy trình bày sơ đồ đó?
Câu 5. (1 điểm)
a. Tại sao nước ở một số sông, biển có màu đen?
b. Trong thực tế chúng ta nên dùng vi khuẩn nào để xử lý môi trường ô nhiễm khí H2S?
Câu 6. (1 điểm)
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV, em có thể cho biết một số cơ chế
tác động của các loại thuốc đó?
Câu 7. (1 điểm)
Cho đồ thị (H1) theo dõi hàm lượng ADN tính trên mỗi tế bào trong quá trình giảm phân. Hãy tìm mối
liên hệ giữa các kì của quá trình phân bào giảm phân tại các thời điểm t1, t2 và t3 trong hình vẽ?

(H1)

Câu 8. (1 điểm)
Vào các dịp tết, người dân thường làm mứt bí, mứt cà rốt bằng cách luộc qua nước sôi sau đó tẩm
đường. Theo em tại sao phải luộc qua nước sôi?
Câu 9. (1 điểm)
Vì sao virut không được xếp vào một được xem là một dạng sống? Dựa vào hình thái bên ngoài thì virut
bại liệt, virut Hecpet, virut cúm, virut đốm thuốc lá, virut đậu mùa, virut sởi, virut dại được xếp vào những
loại nào?
Câu 10. (1 điểm)
Hãy nêu nguyên nhân làm xuất hiện các virus mới nổi gây những bệnh nguy hiểm cho con người mà
trước đây chưa có? Trong đó nguyên nhân nào quan trọng nhất?
116 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
---------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 22

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 - Khái niệm: Nội cộng sinh là quá trình mà một số cơ thể đơn bào nuốt các tế bào 0,5
khác và sau đó các tế bào bị nuốt này biến thành thể nội cộng sinh và cuối cùng
thành bào quan của tế bào chủ.
- Sự hình thành tảo đỏ và tảo lục là kết quả của hiện tượng nội cộng sinh trong tiến
hóa, vì:
+ ADN lạp thể của tảo đỏ và tảo lục giống AND của vi khuẩn lam. 0,25
+ Lạp thể của tảo đỏ và tảo lục có 2 màng bao quanh tương ứng với màng trong và 0,25
màng ngoài của thế nội cộng sinh vi khuẩn lam gram âm.
2 a + Plasmid là những phân tử ADN nhỏ, dạng vòng, mạch kép nằm trong tế bào chất 1/8
của vi khuẩn, có khả năng nhân đôi, sao mã, giải mã độc lập với NST của vi khuẩn.
+ Mỗi tế bào có từ một đến vài chục plasmid và là thành phần không bắt buộc của tế 1/8
bào nhân sơ.
+ Chức năng:
- Mang những gen thiết yếu giúp vi khuẩn kháng lại các yếu tố bất lợi của môi 1/8
trường như kháng chất kháng sinh, phân giải hoặc đồng hóa một số chất tốt hơn.
- Nhiều plasmid là các yếu tố giới tính tham gia hình thành cầu tiếp hợp trong sinh 1/8
sản của vi khuẩn.
b - Do ADN của NST bị đứt ra. 0,5
- Do phage đưa vào.
- Do cảm ứng của môi trường các nucleotit kết hợp lại để thích ứng với môi trường
(HD: kể được đủ 3 nguồn gốc thì được 0,5 đ; kể được 2/3 được 0,375, kể được 1/3
được 0,25)
3 - Phản ứng: Thủy phân saccharose bằng HCl.......... 0,25
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa đỏ gạch do ion Cu2+ bị khử thành ion Cu+.......
- Giải thích: Dưới tác động của điều kiện acid và nhiệt độ làm phá hủy liên kết 0,25
glycosidic của đường saccharose thông qua quá trình thủy phân tạo nên đường đơn
có tính khử là glucose và fructose.
- Các đường đơn này cho phản ứng dương tính với thuốc thử Benedict nên ta thấy 0,5
xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
4 * Từ phân tử axetil-coenzym A thông qua chu trình Crep không thể tổng hợp được 0,25
xacarit.
* Vì: 2 nguyên tử Cacbon của nó bị loại thành CO2 trước khi tạo ra axit oxalo axetic 0,25
là hợp chất có vai trò tổng hợp mới xacarit.
* Một số thực vật, nấm mốc...có chu trình glioxilic khi đó: 0,25
axetil-coenzym A→ axit oxalo axetic →axit Photpho enol piruvic → Glucoz 0,25
5 a Nước một số sông, biển có màu đen vì:
- Đáy sông, biển có môi trường kị khí  một số vi sinh vật kị khí phân giải chất hữu 0,25
cơ trong nước, vận chuyển H+ và e- đến SO42- (hô hấp sunphat) tạo thành H2S.
8H + 2H+ + SO42-  H2S + 4H2O
- H2S có ái lực cao với nhiều kim loại trong đó có Fe:
H2S + Fe2+  FeS + …. (màu đen) 0,25

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 117
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b Xử lý ô nhiễm H2S
- Dùng vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục. 0,25
- Giải thích: 2 vi khuẩn này quang hợp sử dụng H 2S làm chất cho electron tích lũy S 0,25
trong tế bào  không ô nhiễm H2S. 2H2S + CO2  (CH2O)n + 2S + H2O
6 Một số cơ chế tác động của các loại thuốc dùng cho bệnh nhân bị nhiễm HIV:
+ Ức chế sự gặp gỡ của thụ thể bề mặt tế bào bạch cầu và gai glycoprotein virut. 0,25
+ Ức chế quá trình phiên mã ngược. 0,25
+ Ức chế quá trình tổng hợp Protein virut. 0,25
+ Ức chế sự gắn kết gen virut vào hệ gen tế bào chủ.... 0,25
7 * Giai đoạn có đầu t1:
- Đặc điểm: Số NST đã nhân đôi nên hàm lượng ADN tăng gấp 4 lần nhưng tế bào
con chưa tách ra. 0,5
- Các kì: Kì trung gian, đầu kì đầu I, kì trước I, kì giữa I, kì sau I, cuối I (tại đúng vị
trí t1).
* Giai đoạn có đầu t2:
- Đặc điểm: Hàm lượng ADN giảm xuống một nửa từ 4 xuống 2 gồm.
- Các kì: Kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II (thời điểm cuối t2 sắp chuyển sang 0,25
t3).
* Giai đoạn có đầu t3:
- Đặc điểm: Hàm lượng ADN giảm một nửa từ 2 xuống 1 0,25
- Hàm lượng ADN trong 4 tế bào con được tạo ra từ giảm phân.
8 - Khi luộc qua nước sôi làm tế bào mất khả năng sống:
+ Làm mất tính thấm chọn lọc của màng tế bào, quá trình vận chuyển chủ động 0,5
không diễn ra, tế bào không bị mất nước khi đó sẽ giữ được hình dạng mứt quả.
+ Đường dễ dàng thấm vào bên trong 0,5
9 - Đơn vị tổ chức cơ bản của thế giới sống là tế bào, nhưng virut chưa có cấu tạo tế 0,25
bào.
- Các dạng:
+ Dạng khối: virut bại liệt, virut hecpet, HIV. 0,25
+ Dạng xoắn: virut cúm, virut đốm thuốc lá, virut sởi, virut dại. 0,25
+ Dạng phức tạp: virut đậu mùa. 0,25
10 - Các nguyên nhân tạo ra các virus mới nổi:
+ Do đột biến, sự tái tổ hợp của các virus sẵn có ở người. Đặc biệt virus có vật chất 0,25
di truyền là ARN dễ biến đổi hơn virus có vật chất di truyền là ADN do không có cơ
chế sửa sai.
+ Do sự phát tán của virus từ quần thể người này tới quần thể khác. Ví dụ HIV được 0,25
lan truyền từ một quần thể nhỏ tới phạm vi toàn cầu.
+ Do lây lan các virus từ động vật sang người. Các virus này có ổ chứa tự nhiên là
động vật sau đó được biến đổi (nhờ đột biến, tái tổ hợp) và có khả năng gây bệnh 0,25
cho người. Ba phần tư số bệnh do virus hiện biết có nguồn gốc từ động vật.
- Nguyên nhân quan trọng nhất là do sự đột biến, sự tái tổ hợp của virus. 0,25

118 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐỀ SỐ 23
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên THÁI NGUYÊN, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2 điểm):
Cho 5 đoạn ADN có chiều dài bằng nhau thuộc 5 tế bào khác nhau.
ADN I: Có A = 2.107; G = 3.107
ADN II: Có A = 3.107; G = 2.107
ADN III: Có A = 10%; G = 40%
ADN IV: Có A = G
ADN V: Gồm toàn bộ A và I
Đoạn ADN nào có nhiệt nóng chảy cao hơn? Hãy giải thích?
Câu 2 (2 điểm):
Cho các hợp chất sau: axit deoxiriboucleic, kiten, tinh bột, sáp, glicogen, colestron, albumin,
photphohpit.
a. Trong những hợp chất trên, những hợp chất nào cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
b. Hãy nêu tên đơn vị cấu tạo của những hợp chất đa phân đó?
Câu 3 (2 điểm):
a. Trong cấu trúc màng sinh chất, những thành phần nào đã quyết định nên tính linh hoạt của màng
sinh chất?
b. Hãy nêu thí nghiệm chứng minh sự chuyển động của protein màng.
Câu 4 (2 điểm):
Cho enzim mantaza
a. Hãy chọn cơ chất, điều kiện phản ứng, sản phẩm tạo thành của enzim này.
b. Làm thế nào để nhận biết có sản phẩm tạo thành?
c. Điều gì xảy ra với ống nghiệm có cơ chất và enzim amylaza
+ Đưa vào ngăn đá
+ Nhỏ HCl vào
+ Cho muối asen hoặc muối thuỷ ngân vào
Phản ứng có xảy ra không? Giải thích?

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 119
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu 5 (2 điểm):
Cho 2 phương trình phản ứng biểu diễn một quá trình ở hai nhóm vi khuẩn khác nhau.
as
6CO2 + 6H2O �� � C6H12O6 + 6O2 (1)
dl
as
6CO2 + 12H2S �� � C6H12O6 + 12S + 6H2O (2)
dl
a. Hãy cho biết tên quá trình?
b. Quá trình (1) và (2) xảy ra ở nhóm vi sinh vật nào?
c. So sánh quá trình (1) và (2)? Quá trình nào tiến hóa hơn?
Câu 6 (2 điểm):
Dựa vào kiến thức về quá trình truyền tin trong tế bào, hãy cho biết:
a. Thụ thể của tế bào nằm ở đâu?
b. Cho biết thụ thể tiếp nhận những chất sau có mặt ở vị trí nào trong tế bào? Insulin, testosteron,
NO, vitamin D, adrenalin.
c. Phân biệt cơ chế truyền tin của những chất tín hiệu có thụ thể trên màng tế bào và những chất tín
hiệu có thụ thể nằm trong chất tế bào.
Câu 7 (2 điểm):
a. Oxi sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình nào?
b. Oxi sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ H 2O hay CO2. Hãy trình bày thí nghiệm để chứng
minh?
c. Từ nơi tạo ra trong quang hợp, oxi phải đi qua những lớp màng nào để ra khỏi tế bào?
Câu 8 (2 điểm):
Một tế bào của cá thể thuộc loài động vật A đang thực hiện quá trình phân bào, người ta đếm được có
39 NST kép đang xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Biết rằng không có đột biến
xảy ra.
a. Tế bào này đang ở kì nào? Thuộc kiểu phân bào nào? Tại sao?
b. Hãy xác định số lượng NST và trạng thái của NST ở từng kì của quá trình phân bào trên?
Câu 9 (2 điểm):
a. Hãy trình bày các bước của quá trình lên men rượu truyền thống? Nêu các nguyên liệu, tác nhân
tham gia vào quá trình?
b. Vì sao một số trường hợp chưng cất rượu bằng phương pháp truyền thống dễ làm người uống bị
đau đầu?
Câu 10 (2 điểm):
a. Tại sao một số phagơ độc ở tế bào vi khuẩn lại mất tính độc và gia nhập hệ gen vật chủ ?
b. Nếu 1 lượng thể thực khuẩn quá lớn chúng có thể xâm nhiễm vào tế bào vi khuẩn được không ?
------------------------HẾT------------------------

120 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 23


Câu Ý Nội dung trả lời Điểm
1 * Vì các đoạn ADN có chiều dài bằng nhau nên phân tử nào có nhiều liên kết hidro hơn 1,0
thì càng bền vững với nhiệt độ
Tổng số nucleotit của các đoạn ADN như nhau  phân tử ADN có tỉ lệ G-X càng cao
thì số liên kết hidro càng lớn  nhiệt nóng chảy càng cao.
* Tỉ lệ G  X của các ADN là: 1,0
ADN I: G = 30% = X
ADN II: G = 20% = X
ADN III: G = 40% = X
ADN IV: G = 25% = X
ADN V: G = X = 0%
Vậy sự sắp xếp ADN theo thứ tự nhiệt nóng chảy nhỏ dần: III  I  IV  II  V.
2 a Các hợp chất cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- albumin 0,2
- tinh bột 0,2
- glicogen 0,2
- kitin 0,2
- axit deoxihibonucleic 0,2
b Các đơn phân
Hợp chất Đơn phân
Albumin Axit amin 0,2
Tinh bột Glucozơ 0,2
Glicogen Glucozơ 0,2
Kitin Naxetyl  Dglucozamin 0,2
Axit deoxiribonucleic Nucleotit 0,2
3 a Tính linh hoạt của màng sinh chất do lớp kép lipit, protein, glucolipit, glicoproteit quy
định.
* Tính linh hoạt của lớp kép photpho
- Do sự phân bố của các phân tử photpholipit ở trạng thái no và chưa no 0,5
+ Nếu các phân tử photpholipit ở trạng thái no  màng nhớt.
+ Nếu các phân tử photpholipit ở trạng thái chưa no  màng lỏng.
- Do sự chuyển động của các phân tử photpholipit
+ Chuyển động chuyển chỗ
+ Chuyển động co dãn
* Tính linh hoạt của các protein màng 0,5
- Các phân tử protein có khả năng chuyển động quay và chuyển chỗ trong màng.
- Tính linh hoạt của màng do sự phân bố của các phân tử cholesterol
- Hàm lượng cholesterol tăng thì màng trở nên cứng rắn.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 121
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b Thí nghiệm chứng minh tính linh hoạt của protein màng: Lai tế bào người và tế bào
chuột invitro.
- Dùng kháng thể huỳnh quang lục để đánh dấu protein người. 0,5
- Dùng kháng thể huỳnh quang đỏ để đánh dấu protein chuột.
- Lai tế bào chuột và tế bào người đã đánh dấu.
* Kết quả: Màng tế bào lai xuất hiện cả huỳnh quang lục và huỳnh quang đỏ xen kẽ lẫn 0,5
lộn. Điều đó chứng tỏ các phân tử protein màng có sự chuyển động.
4 a + Cơ chất: đường mantôzơ 0,5
+ Điều kiện phản ứng: pH = 7, nhiệt độ 37-40 độ C
+ Sản phẩm: đường glucôzơ
b Nhận biết sản phẩm tạo thành: cho vào ống nghiệm đường mantô + enzim mantaza, để 0,75
sau 20 phút  cho vào dung dịch Phêlinh  đun trên ngọn lửa đèn cồn  sẽ có kết
tủa đỏ gạch - chứng tỏ có glucôzơ tạo thành.
c Các phản ứng đều không xảy ra vì: 0,75
+ Khi để vào ngăn đá  nhiệt độ quá thấp  enzim không hoạt động
+ Khi nhỏ HCl  pH quá thấp  enzim không hoạt động
+ Khi cho muối asen hoặc muối thuỷ ngân là những kim loại nặng  + ức chế hoạt động
của enzim.
5 a Quá trình quang hợp 0,25
b (1): xảy ra ở vi khuẩn lam 0,25
(2): xảy ra ở vi khuẩn lưu huỳnh màu lục
c * Giống nhau: 0,5
- Đều sử dụng CO2, chất vô cơ để tổng hợp chất hữu cơ
- Đều cần năng lượng ánh sáng
- Đều có sự tham gia của sắc tố quang hợp
* Khác nhau: 0,5
Đặc điểm Quá trình (1) Quá trình (2)
Chất cho e H2O H2S
Hệ quang hợp PSI, PSII PSI
Sản phẩm trung gian nhiều ít
Diệp lục hấp thụ ánh sáng có bước hấp thụ ánh sáng có bước
sóng 680nm (năng lượng sóng 760nm (năng lượng ánh
ánh sáng lớn hơn) sáng nhỏ hơn)
Giải phóng O2 có không
* Quá trình (1) tiến hóa hơn vì:
- Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí
0,5
- Nguồn cho electron là H2O, nguồn e này gần như vô tận so với nguồn cho e là H 2S
hữu hạn.
6 a Thụ thể của tế bào nằm ở:
- Màng tế bào: Thu nhận thông tin là các chất tan trong nước 0,2
- Chất tế bào hoặc nhận tế bào: Thu nhận thông là các chất tan trong lipit 0,2
b Insulin: là hoocmon, bản chất protein, kích thước phân tử lớn, không thể qua lớp kép 0,2
photpholipit  thụ thể nằm trên màng tế bào
- Testoteron là hoocmon steroit tan trong lipit  trực tiếp qua lớp kép photpholipit  0,2
thụ thể nằm trong tế bào chất.
- Vitamin D: là vitamin tan trong lipit nên trực tiếp qua lớp kép photpholipit  thụ thể
nằm trong tế bào chất. 0,2
- NO: là chất khí, kích thước phân tử nhỏ  thụ thể nằm trong tế bào chất.
- Adrenalin là hoocmon tan trong nước nên không qua lớp kép photpholipit  thụ thể
nằm trên màng.

122 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
c Thụ thể trên màng tế bào Thụ thể nằm trong nhân tế bào
- Chất gắn là những chất tan trong nước, - Chất gắn là những chất tan trong lipit, 0,25
không qua lớp kép photpholipit. trực tiếp khuyếch tán qua lớp kép
photpholipit.
- Chất vận chuyển không trực tiếp qua - Chất được vận chuyển trực tiếp qua lớp 0,25
màng sinh chất mà phải nhờ thụ quan kép photpholipit.
đặc trưng
- Cơ chế: Chất gắn liên kết với thụ quan - Cơ chế: Chất được vận chuyển qua 0,5
tạo phức hợp thụ quan, chất gắn  hình màng sinh chất  liên kết với thụ quan
thành tín hiệu sinh lí  tế bào có các tạo phức hợp thụ quan, chất gắn  nhân
phản ứng chức năng. tế bào  hoạt hóa gen.
7 a Oxi sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình quang phân li nước: 0,25
as
1 0,25
dl H2O �� � O2 + 2H+ + 2e
2
b Oxi tạo ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước 1,0
- Chứng minh O2 có nguồn gốc từ nước
+ Dùng phương pháp nguyên tử đánh dấu
18 18
+ Cho thực vật hoặc tạo quang hợp trong nước chứa 8 O2 và trong CO2 chứa 8 O
- Kết quả:
18 18
+ Thực vật quang hợp trong nước chứa 8 O có 8 O2 trong oxi thải ra.
18 18
+ Thực vật quang hợp trong CO2 chứa 8 O không thấy 8 O2 trong oxi thải ra.
- Kết luận: Oxi thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước.
c Oxi tạo ra trong quang hợp qua màng tilacoit  qua màng trong và màng ngoai của lục 0,5
lạp  qua màng sinh chất để ra khỏi tế bào.
8 a Tế bào đang ở kì giữa của lần phân bào thứ hai của quá trình giảm phân 0,5
* Giải thích:
Vì sao các NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạp của thoi vô sắc
nên tế bào này đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân hoặc kì giữa của lần phân bào
2 của giảm phân.
- Số lượng NST bằng 39 là số lẻ.
 Tế bào phải ở kì giữa của lần phân bào 2 của quá trình giảm phân.
b Số lượng NST và trạng thái ở các kì giảm phân:
* Kỳ trung gian
- Pha G1: 78 đơn 0,1
- Pha S: 78 kép 0,1
- Pha G2: 78 kép
* Kỳ đầu I: 78 kép 0,1
* Kỳ giữa I: 78 kép 0,1
* Kỳ sau I: 78 kép 0,1
* Kỳ cuối I: 39 kép 0,1
* Kỳ đầu II: 39 kép 0,1
* Kỳ giữa II: 39 kép 0,1
* Kỳ sau II: 78 đơn 0,1
* Kỳ cuối II: 39 đơn 0,1
9 a Quá trình lên men rượu:
Bước 1: Làm chín tinh bột, ủ men vài ngày tạo đường (sản phẩm sơ cấp I). 1,0
Bước 2: Lên men sản phẩm sơ cấp I bằng nấm men tạo sản phẩm sơ cấp II.
Bước 3: Chế biến sản phẩm sơ cấp II thành phẩm
Sơ đồ chung:
nhiet do nam soi
Tinh bột ��� � tinh bột chín ��� � đường (sản phẩm sơ cấp I)
Nấm men rượu (sản phẩm sơ cấp II): chắt lọc, bổ sung nước, chưng cất  thành phẩm
Tác nhân: Nấm sợi, nấm men 0,5
Nguyên liệu: tinh bột (gạo, ngô, sắn...); đường (đường mía, dịch ép trái cây).
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 123
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b Một số trường hợp chưng cất rượu truyền thống không khử được hết andehit, metylic,
điaxetyl. Những chất này tác động lên hệ thần kinh của người uống nhiều rượu gây đau 0,5
đầu.
10 a - Khi xâm nhập vào vi khuẩn, ADN của phagơ gia nhập vào NST của vi khuẩn 1,0
- Khi bị phagơ xâm nhập thì tế bào chất của vi khuẩn xuất hiện protein ức chế. Nếu tế
bào không sinh ra được protein này hoặc sinh ra muộn thì phago sinh sản nhân lên và
làm tan tế bào (phago độc)
b Khi một lượng lớn thể thực khuẩn hấp phụ vào tế bào mẫn cảm thì thể thực khuẩn không 1,0
thể xâm nhập vào tế bào vì đầu ống đuôi của thể thực khuẩn có chứa enzym lizozim, enzym
này phá vỡ màng tế bào vật chủ làm tế bào bị vỡ ra gọi là sự phá vỡ tự ngoại. Vì vậy tế bào
bị phá vỡ, thể thực khuẩn không xâm nhập được vào tế bào.

ĐỀ SỐ 24
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên SƠN LA, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2 điểm):
a. Dùng công thức cấu tạo để vẽ năm phân tử nước và chỉ ra sự tích điện một phần; hãy cho thấy chúng
có thể tạo liên kết hidro với nhau như thế nào?
b. Hãy giải thích tại sao con nhện nước đi được trên mặt nước?
Câu 2 (2 điểm):
a. Cho công thức cấu tạo của 2 chất sau:

Với những hiểu biết về tính tích điện âm của ôxi, hãy phán đoán xem chất nào là axit mạnh hơn. Giải
thích.
b. Dựa vào sự làm lạnh do bay hơi nước hãy giải thích câu: “Không phải vì nóng mà vì ẩm”.
Câu 3 (2 điểm):
a. Người ta cho rằng tế bào nhân thực được tiến hoá từ tế bào nhân sơ nguyên thủy, thể hiện ở chỗ có
phân hóa màng nội bào tạo thành các xoang riêng biệt, tạo nên các bào quan có cấu tạo màng. Hãy cho biết
các phương thức tiến hoá tạo nên các bào quan có cấu tạo màng ở tế bào nhân thực (nhân chuẩn).
b. Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hoá nội bào ở tế bào nhân chuẩn (eucaryote) có cấu tạo
như thế nào?
124 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu 4 (2 điểm):
a. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào, ATP đã được tạo ra ở những giai đoạn nào? Giai đoạn nào
tạo nhiều ATP nhất? Trình bày cơ chế tạo ATP ở giai đoạn đó.
b. Trả lời ngắn gọn các ý sau:
- Tại sao hô hấp kị khí tạo rất ít năng lượng nhưng vẫn được duy trì trong cơ thể người?
- Hoạt động của côenzim NADH trong hô hấp tế bào và quá trình lên men có gì khác nhau?
Câu 5 (2 điểm):
a. Trong một thí nghiệm, lục lạp tách riêng được cho vào dung dịch với các thành phần thích hợp để có
thể thực hiện sự tổng hợp ATP. Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với tốc độ tổng hợp ATP nếu cho thêm vào dung
dịch một hợp chất khiến cho màng thấm tự do với các ion hidrogen?
b. Nêu các bước tiến hành thí nghiệm chứng minh ánh sáng cần cho quang hợp.
Câu 6 (1 điểm):
Đáp ứng tế bào là gì? Bằng cách nào đáp ứng của một tế bào đích đối với hoocmon có thể được khuếch
đại hàng triệu lần?
Câu 7 (3 điểm).
a. Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu trước khi bước
vào nguyên phân thoi phân bào bị phá huỷ?
b. Trong ống dẫn sinh dục có 10 tế bào sinh dục thực hiện sự phân bào nguyên phân liên tiếp một số đợt
đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm
phân tạo ra các giao tử, môi trường nội bào cung cấp thêm nguyên liệu tương đương 2560 NST đơn. Biết
hiệu suất thụ tinh của giao tử bằng 10%, đã hình thành 128 hợp tử.
- Xác định 2n = ?
- Xác định giới tính của cơ thể sinh vật đã tạo ra các giao tử đó.
- Các hợp tử hình thành được chia làm 2 nhóm có số lượng bằng nhau. Nhóm thứ nhất có số lần nguyên
phân gấp đôi số lần nguyên phân của nhóm thứ hai. Các hợp tử trong mỗi nhóm có số lần nguyên phân
bằng nhau. Trong tất cả các tế bào do cả 2 nhóm thực hiện sự nguyên phân tạo ra có 10240 NST đơn. Tính
số lần nguyên phân của mỗi nhóm hợp tử.
Câu 8 (2 điểm):
a. Đối với một số chủng E. coli khả năng gây một số bệnh như tiêu chảy là do sự có mặt trong tế bào
một loại phage ôn hoà. Hãy định nghĩa ngắn gọn thuật ngữ phage ôn hoà và mô tả ngắn gọn quá trình diễn
ra tác động của phage ôn hoà trong tế bào vi khuẩn.
b. Trình bày hoạt động của vi khuẩn phân giải các hợp chất chứa nitơ trong đất?
Câu 9 (2 điểm):
So sánh quá trình lên men rượu và lên men lactic?
Câu 10 (2 điểm):
Thành ngữ đơn giản nhất được một số nhà nghiên cứu gần đây sử dụng để mô tả về virut là chúng có
“một cuộc sống vay mượn”.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 125
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
- Hãy đưa ra các luận điểm để chứng minh cho ý kiến trên.
- Bằng cách nào một số virut có thể sinh sản mà không cần ADN hay thậm chí không có sự tổng hợp
ADN?
-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 24

Câu Ý Nội dung trả lơid Điểm


1 a
1,0

b Tính phân cực của nước là cơ sở cho mọi tính chất diệu kì của phân tử nước trong tế
bào. Các liên kết H tạo ra tính kết dính của nước ở trạng thái lỏng. Các phân tử nước ở 1,0
bề mặt tiếp xúc với không khí nhờ các liên kết H với nhau và với các phân tử bên dưới
đã tạo ra một lớp màng phin mỏng liên tục làm cho nước có sức căng bề mặt (chính vì
vậy mà con nhện nước có thể chạy rất nhanh được trên mặt nước, ngoài các nguyên
nhân về cấu tạo chân nhện và khối lượng cơ thể nhỏ của nhện).
2 a Phân tử b, vì không chỉ có hai ôxi tích điện âm của nhóm cacboxyl mà còn một ôxi nữa 1,0
ở cacbon tiếp sau (cacbonyl). Tất cả các nguyên tử ôxi này đều giúp làm cho liên kết
giữa O và H của nhóm - OH phân cực hơn, do đó làm cho sự phân li của H + dễ xảy ra
hơn.
b Sự bay hơi mồ hôi từ da người làm giảm nhiệt của cơ thể và giúp bảo vệ khỏi bị quá 1,0
nóng vào ngày nóng bức hoặc do lượng nhiệt dư thừa vì hoạt động căng thẳng. Độ ẩm
cao vào ngày nóng gây khó chịu vì nồng độ hơi nước cao trong không khí ức chế sự
bay hơi mồ hôi từ cơ thể => Độ ẩm cao ngăn cản sự làm lạnh do ngăn cản sự bay hơi
của mồ hôi.
3 a Sù t¹o nªn c¸c bµo quan cã cÊu t¹o mµng ë tÕ bµo nh©n thùc cã thÓ
®îc h×nh thµnh b»ng 2 con ®êng chñ yÕu :
+ Do sù ph©n ho¸ cña mµng sinh chÊt vµo khèi tÕ bµo chÊt (VD 0,5
h×nh thµnh m¹ng líi néi chÊt).
+ Do sù céng sinh cña tÕ bµo nh©n s¬ víi tÕ bµo (VD ti thÓ, lôc l¹p). 0,5
Ti thÓ lµ kÕt qu¶ céng sinh cña mét d¹ng vi khuÈn hiÕu khÝ víi tÕ
bµo. Lôc l¹p lµ kÕt qu¶ céng sinh cña mét d¹ng vi khuÈn lam víi tÕ
bµo.

126 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b - Đây là lizôxôm.
- Cấu tạo: Dạng túi nhỏ, có một lớp màng lipoprotein bao bọc. Trong chứa enzim thuỷ 0,5
phân (hiđrolaza). 0,5
4 a - ATP được tạo ra ở giai đoạn đường phân, chu trình Crep và chuỗi vận chuyển điện tử. 0,25
- Giai đoạn tạo ATP nhiều nhất là trong chuỗi vận chuyển điện tử.
- Cơ chế tạo ATP: Sự vận chuyển e trong chuỗi hô hấp tạo ra động lực bơm H + từ chất 0,25
nền ti thể vào xoang gian màng → xuất hiện sự chênh lệch nồng độ H + giữa 2 phía
màng trong của ti thể → H+ di chuyển theo chiều gradien nồng độ từ xoang gian màng 0,5
qua kênh ATP- sintetaza vào chất nền tạo ATP từ ADP và photphat.
b - Vì : + Hình thức hô hấp này cung cấp ngay ATP cho cơ thể hoạt động, ngay cả khi hệ 0,25
tuần hoàn chưa kịp cung cấp ôxi cho tế bào.
+ Hình thức này không tiêu tốn ôxi. 0,25
(MÆc dï h« hÊp kÞ khÝ gi¶i phãng rÊt Ýt ATP nhng tÕ bµo c¬ cña ngêi
nãi riªng vµ cña ®éng vËt nãi chung l¹i rÊt cÇn kiÓu h« hÊp nµy v×
nã kh«ng tiªu tèn «xi. Khi c¬ thÓ vËn ®éng m¹nh nh ch¹y, n©ng vËt
nÆng.... c¸c tÕ bµo c¬ trong m« c¬ co cïng mét lóc th× hÖ tuÇn
hoµn cha kÞp cung cÊp ®ñ lîng «xi cho h« hÊp hiÕu khÝ. Khi ®ã gi¶i
ph¸p tèi u lµ h« hÊp kÞ khÝ, kÞp ®¸p øng ATP mµ kh«ng cÇn ®Õn 0,25
«xi.)
- Hoạt động cuả côenzim NADH: 0,25
+
+ Trong hô hấp tế bào: NADH đi vào chuỗi chuyền e để tổng hợp ATP, chất nhận H
cuối cùng là ôxi phân tử.
+ Trong lên men: NADH không đi vào chuỗi chuyền e mà nhường H+ và e để hình
thành axit lactic, rượu, chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ.
5 a - Tốc độ tổng hợp sẽ chậm lại và cuối cùng thì dừng lại. 0,25
- Hợp chất cho thêm vào làm thấm tự do ion hidrogen → nên không cho phép hình
thành 1 gradien proton qua màng (không có sự chênh lệch nồng độ H + giữa 2 bên 0,75
màng) → ATP - sintetaza không thể xúc tác để tạo ATP.
b - Dùng giấy đen hay giấy thiếc bịt 1 phần của lá định làm thí nghiệm (trước vài ngày). 0,25
- Ngắt lá, bỏ giấy che, nhúng lá vào nước sôi từ 1 -2 phút rồi cho vào cốc thuỷ tinh có 0,25
cồn và đặt vào nồi, đun cách thuỷ.
- Khi lá mất màu hoàn toàn thì vớt ra, rửa sạch cồn và cho vào cốc đựng kaliiotdua. 0,25
- Vớt lá ra khỏi dung dịch, quan sát sự thay đổi màu sắc. 0,25
6 - Đáp ứng tế bào có thể là hoạt động xúc tác của một enzim, sự tái sắp xếp khung tế bào 0,5
hoặc sự hoạt hoá những gen xác định trong nhân.
- Tại mỗi bước trong một chuỗi các phản ứng hoạt hoá theo trình tự, một phân tử hay 0,5
một ion nhất định có thể hoạt hoá nhiều phân tử hoạt động ở bước tiếp theo.
7 a - Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để việc di chuyển được dễ 0,5
dàng, không bị rối loạn do kích thước của NST.
- Trước khi bước vào NP thoi phân bào bị phá huỷ → các NST không di chuyển về các 0,5
tế bào con và tạo ra tế bào tứ bội do NST đã nhân đôi.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 127
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b * Gọi k là số lần nguyên phân của 1 tế bào sinh dục.
2n. 10. (2k - 1) = 2480 (1) 0,5
2n.10.2k = 2560 (2)
Từ (1) và (2) → 2n = 8, k = 5
* Giới tính:
- Số tế bào con tham gia GP: 2560/8 = 320 0,5
- Số giao tử được hình thành: 128. 100/10 = 1280
→ 1280/320 = 4 → Đây là cơ thể đực.
* Số lần nguyên phân của mỗi nhóm hợp tử:
- Tổng số các tế bào con sinh ra từ 2 nhóm hợp tử: 1,0
= 10240/8 = 1280 tế bào.
- Gọi x là số lần nguyên phân của nhóm hợp tử thứ 2 (x> 0 và thuộc Z).
→ 2x là số lần nguyên phân của nhóm hợp tử thứ 1.
Có PT: (128/2( (22x + 2x) = 1280 →x=2
Vậy nhóm hợp tử thứ nhất nguyên phân 4 lần.
Nhóm hợp tử thứ 2 nguyên phân 2 lần.
8 a - Phage ôn hoà là một loại phage khi nhiễm vào vi khuẩn, nó không nhất thiết gây ra 0,5
chu trình tan cho tế bào mà axit nucleic của nó đã cài vào hệ gen của vi khuẩn và tồn tại
ở đó trong nhiều thế hệ tế bào vi khuẩn.
- Sự nhiễm phage ôn hoà vào tế bào vi khuẩn làm cho tế bào này trở thành tế bào tiềm 0,5
tan. ADN của phage ôn hoà sẽ gia nhập vào hệ gen của vi khuẩn, được nhân lên cùng
với hệ gen của vi khuẩn và do đó không làm tan ngay tế bào vi khuẩn.
b Nhóm vi khuẩn phân giải các hợp chất chứa nitơ gồm 2 loại chủ yếu:
- Nhóm vi khuẩn nitrit hoá như nitrosomonas ôxi hoá NH3 thành axit nitric: 0,5
2NH3 + 3 O2 → 2 HNO2 + 2 H2O + 158 Kcal
(6% NL giải phóng được vi khuẩn sử dụng)
- Các vi khuẩn nitrat hoá như nitrobacter ôxi hoá HNO2 thành HNO3: 0,5
2 HNO2 + 2O2 → HNO3 + 38 Kcal
(7% NL giải phóng được vi khuẩn sử dụng)
9 - Giống: 1,0
+ Đều do tác động của vi sinh vật.
+ NL phân giải đều là đường đơn C6H12O6.
+ Đều qua giai đoạn đường phân.
+ Đều hoạt động trong điều kiện kị khí.
- Khác: 1,0
Lên men rượu Lên men lactic
Tác nhân: Nấm men Vi khuẩn lactic
Sản phẩm: Rượu etilic, CO2 Axit lactic
Thời gian: Lâu hơn Nhanh hơn

128 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
C6H12O6 → CO2 + CH3COOH C6H12O6 → CH3CHOHCOH

10 - Các luận điểm:


+ Virut có đời sống kí sinh nội bào bắt buộc.
+ Chỉ nhân lên (sinh sản ) trong tế bào chủ. 1,0
+ Sử dụng các thành phần trong tế bào chất của vật chủ để tổng hợp các thành phần của
virut.
- Vật liệu DT của những virut này là ARN được sao chép trong tế bào bị lây nhiễm bởi 1,0
các enzim do chính hệ gen virut mã hoá. Hệ gen virut (hoặc bản sao bổ sung với nó) có
vai trò là mARN để tổng hợp nên các protein của virut.

ĐỀ SỐ 25
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên CHU VĂN AN - LẠNG SƠN, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
TẾ BÀO
Câu 1 (2 điểm).
a. Trình bày vai trò của liên kết hidro trong cấu trúc của các phân tử: xenluloz và protein.
b. Những nhận xét dưới đây đúng hay sai? Giải thích cụ thể từng nhận xét.
1. Trong một nucleotit, gốc photphat được gắn vào vị trí C5 của đường pentoz.
2. Các enzim nucleaza thường cắt ngắn phân tử ADN bằng cách cắt bỏ các liên kết giữa đường và
gốc bazo nito.
3. Ở hươu bắc cực, màng tế bào gần móng chứa nhiều axit béo no và colesterol hơn so với màng tế
bào phía trên.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 129
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
4. Khi các axit amin liên liên kết với nhau để tạo thành một polypeptit, nước sinh ra như một chất
thải.
Câu 2 (2 điểm).
Tại sao cơm nếp hay xôi thường dính và dẻo hơn cơm tẻ?
Câu 3 (2 điểm).
a. Tại sao Paramecium sống trong môi trường nước ngọt thì không bào co bóp phát triển, nhưng
sống trong môi trường nước biển lại không có bào quan này?
b. Phân biệt các kiểu ghép nối tế bào: Desmosome, Plasmodesma và Gap junction về cấu trúc và
chức năng.
Câu 4 (2 điểm ).
a. Cơ thể bạn chế tạo NAD + và FAD từ vitamin B (thiamin và riboflavin). Hằng ngày, bạn chỉ cần
một lượng vitamin rất nhỏ, ít hơn hàng ngàn lần so với lượng glucôzơ. Cứ phân giải một phân tử glucôzơ
cần bao nhiêu NAD+ và FAD? Bạn cho biết tại sao nhu cầu hằng ngày của bạn về chất đó lại ít như thế?
b. ATP được tạo ra ở đâu trong tế bào? Nêu điểm khác nhau cơ bản trong cơ chế phosphoryl hóa ở
các vị trí đó.
Câu 5 (2 điểm).
1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao khi qua nhiệt độ tối ưu của enzim,
nếu tăng nhiệt độ thì sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể gây biến tính enzim?
2. a. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của enzim?
b. Axit xucxinic là cơ chất của enzim xucxinat đêhyđrôgenaza. Axit malônic là một chất ức chế của
enzim này. Làm thế nào để xác định được axit malônic là chất ức chế cạnh tranh hay chất ức chế không
cạnh tranh?
Câu 6 (1 điểm).
Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ, nhưng
khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó.
a. Tại sao có hiện tượng trên?
b. Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen, chất AMP vòng
(cAMP) có vai trò gì?
Câu 7 (3 điểm).
a. Từ những hiểu biết về diễn biến trong các pha của kì trung gian, hãy đề xuất thời điểm dùng tác
nhân gây đột biến gen và đột biến đa bội để có hiệu quả nhất.
b. Hãy nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp NST khác nhau trong các
giao tử.Giải thích vì sao mỗi sự kiện đó đều có thể tạo nên các loại giao tử khác nhau như vậy.
c. Ở 1 loài động vật, xét 3 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính (XX hoặc
XY). Quan sát quá trình giảm phân tại vùng chín ở một cá thể của loài trên có kiểu gen AaBbDdX EFXef,
người ta thấy khoảng 1/3 số tế bào sinh giao tử có hoán vị gen tạo ra các loại giao tử mới. Theo lí thuyết,

130 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
cá thể này cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối
đa? Biết rằng mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường.
VI SINH VẬT
Câu 8 (2 điểm)
Ở đáy các ao, hồ có các nhóm vi sinh vật phổ biến sau:
a. Nhóm 1 biến đổi SO42– thành H2S
b. Nhóm 2 biến đổi NO3– thành N2
c. Nhóm 3 biến đổi CO2 thành CH4
d. Nhóm 4 biến đổi cacbohidrat thành axit hữu cơ và biến đổi prôtêin thành axit amin, NH3.
Hãy nêu kiểu dinh dưỡng tương ứng của mỗi nhóm vi sinh vật nêu trên.
Câu 9 (2 điểm).
Một cốc rượu nhạt (khoảng 5-6% độ êtanol) hoặc bia, có thể cho thêm một ít chuối, đậy cốc bằng
vải màn, để ở nơi ấm sau vài ngày sẽ có váng trắng phủ trên bề mặt môi trường. Rượu đã biến thành giấm.
a. Hãy điền hợp chất được hình thành vào sơ đồ sau :
CH3CH2OH + O2 ----> ...................... + H2 O + Q
(rượu êtylic) (năng lượng).
b. Váng trắng do vi sinh vật nào tạo ra? ở đáy cốc có loại vi sinh vật này không? vì sao?
c. Nhỏ một giọt nuôi cấy vi sinh vật này lên lam kính, rồi nhỏ bổ sung một giọt H 2O2 vào giọt trên sẽ
thấy hiện tượng gì?
d. Nếu để cốc giấm cùng với váng trắng quá lâu thì độ chua của giấm sẽ giảm dần, vì sao?
Câu 10 (2 điểm).
a. Phân biệt chu trình tiềm tan và chu trình sinh tan ở virut.
b. Tại sao virut HIV chỉ ký sinh trong tế bào bạch cầu limpho T- CD 4 ở người? Cho biết nguồn gốc
lớp vỏ ngoài và lớp vỏ trong của virut HIV?

------- HẾT ------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 25

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 a Vai trò của liên kết hidro trong các cấu trúc:
- Xenluloz: các liên kết hidro giữa các chuỗi xenluloz cạnh nhau tạo thành các bó dài 0,5
dạng vi sợi, giúp cho cấu trúc xenluloz dai và chắc.
- Protein: Các chuỗi polipeptit bậc 1 hình thành liên kết hidro giữa nhóm C-O và N-
H ở các vòng xoắn gần nhau tạo thành cấu trúc bậc 2 của protein. 0,5

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 131
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b 1. Sai. Gốc photphat được gắn vào vị trí C 5’ của phân tử đường (ký hiệu C5 chỉ vị trí 0,25
C của bazonito).
2. Sai. Các enzim này thường phá vỡ liên kết phosphodieste giữa gốc photphat và 0,25
đường pentoz trong cấu trúc ADN.
3. Sai. Chứa nhiều axit béo chưa no và colesterol hơn nhằm tăng tính linh hoạt của
màng ở vị trí tiếp xúc với băng tuyết do axit béo chưa no có nhiều liên kết đôi và 0,25
colesterol ngăn cản các đuôi axit béo liên kết chặt với nhau.
4. Đúng. Khi một liên kết peptit hình thành giữa nhóm cacboxyl của axit amin này
với nhóm amin của axit amin khác sẽ giải phóng ra một phân tử nước. 0,25
(hoặc giải thích theo sơ đồ:

)
2 - Gạo nếp và gạo tẻ đều chứa chủ yếu là tinh bột. Đại phân tử tinh bột được cấu tạo từ 0,5
2 cấu tử amiloz và amilopectin, tỉ lệ amiloz và amilopectin quyết định độ dẻo của tinh
bột khi bị đun nóng, do:
+ Amiloz có cấu trúc dạng chuỗi không phân nhánh, xoắn theo kiểu lò xo nhờ các
liên kết hidro. Khi đun nóng, liên kết hidro bị cắt đứt, chuỗi amiloz chỉ duỗi thẳng 0,5
nên ít làm thay đổi đổi độ dính của dung dịch.
+ Amilopectin có cấu trúc phân nhánh nhiều, dung dịch có độ nhớt cao. Khi bị đun
0,5
nóng, cấu trúc của amilopectin bị biến đổi sâu sắc và không thuận nghịch gây ra trạng
thái hồ hóa tinh bột.
- Trong gạo nếp chứa lượng amilopectin rất cao so với gạo tẻ nên khi nấu lên, cơm 0,5
nếp (hoặc xôi) thường dính và dẻo hơn cơm tẻ rất nhiều.
3 a - Paramecium (trùng đế giày) sống trong môi trường nước ngọt cần có không bào co
bóp để:
+ Cân bằng áp suất thẩm thấu trong cơ thể bằng cách thu lượng nước thừa trong cơ 0,5
thể và thải ra ngoài.
+ Ngoài ra, không bào co bóp còn tham gia vào sự trao đổi khí va bài tiết: trong nước 0,25
được không bào co bóp thải ra ngoài có chứa CO2 và chất bài tiết hòa tan.
- Trong môi trường nước biển: có sự cân bằng áp suất thẩm thấu giữa môi trường 0,25
trong và ngoài cơ thể của trùng đế giày nên không cần có không bào co bóp.

132 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b Phân biệt các kiểu ghép nối tế bào:
Kiểu ghép Desmosome Plasmodesma Gap junction
nối (Thể nối vững chắc) (Cầu nối sinh chất) (Cầu nối gian bào)
Là kiểu kết nối có sự Màng SC và thành Là kiểu kết nối tạo
thay đổi hình dạng xenluloz thay đổi tạo nên các kênh thông
màng SC, có sự nên những cầu nối tế thương giữa 2 tế bào
tham gia của protein bào chất giữa các tế cạnh nhau nhờ loại
Cấu trúc
liên kết và phức hệ bào cạnh nhau protein connexin có ở 0,5
vi sợi trong TBC, (thường có ở TB màng SC của cả 2 TB.
làm cho kết nối ổn thực vật)
định, vững chắc
Tăng cường độ liên Hai tế bào có thể Giúp 2 TB cạnh nhau
kết giữa 2 tế bào trao đổi chất trực có sự trao đổi chất 0,5
Chức cạnh nhau về mặt cơ tiếp với nhau. trực tiếp, nhanh
năng học. Qua chỗ nối chóng.
không có sự trao đổi
chất.
4 a - Phân giải 1 phân tử glucôzơ cần 10 NAD+ và 2 FAD. 0,5
- Glucôzơ được phân giải hoàn toàn thành CO2 và H2O còn NAD+ và FAD được tái sử
dụng. 0,5
b - ATP được tổng hợp ở tế bào chất, ti thể, lục lạp. 0,25
- Khác nhau:
+ Ở tế bào chất: phosphoryl hóa mức cơ chất, chuyển một nhóm photphat linh động 0,25
từ một chất hữu cơ khác đã được phosphoryl hóa tới ADP tạo ATP.
+ Ở ti thể: phosphoryl hóa oxi hóa, năng lượng từ phản ứng oxi hóa khử trong hô hấp 0,25
được sử dụng để gắn nhóm photphat vô cơ vào ADP.
+ Ở lục lạp: phosphoryl hóa quang hóa, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển
hóa thành năng lượng tích lũy trong liên kết ADP và nhóm photphat vô cơ tạo thành 0,25
ATP.
5 1 - Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất,
nồng độ enzim, chất ức chế enzim. 0,25
- Enzim có bản chất là protein, cấu hình không gian ba chiều của protein được ổn
định nhờ các liên kết yếu (liên kết hidro, liên kết đisunfua..). 0,25
- Ở nhiệt độ cao, các liên kết yếu này bị phá vỡ làm thay đổi cấu hình không gian của
enzim, do đó trung tâm hoạt động của enzim bị biến đổi không phù hợp với cơ chất 0,25
nên enzim mất khả năng xúc tác.
2 a. + Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hóa học và hình dạng khá giống với cơ chất.
Khi có mặt cả cơ chất và chất ức chế sẽ xảy ra sự cạnh tranh về trung tâm hoạt tính và 0,5
dẫn đến kìm hãm hoạt động của enzim. Do phức hệ enzim – chất ức chế rất bền vững,
như vậy không còn trung tâm hoạt động cho cơ chất nữa.
+ Chất ức chế không cạnh tranh: chúng không kết hợp với trung tâm hoạt tính của 0,5
enzim mà kết hợp với enzim gây nên các biến đổi gián tiếp hình thù trung tâm hoạt
động làm nó không phù hợp với cấu hình của cơ chất.
b. Làm tăng nồng độ cơ chất (axit xucxinic), xem xét tốc độ của phản ứng tăng lên 0,25
hay không. Nếu tốc độ phản ứng tăng lên thì axit malônic là một chất ức chế cạnh
tranh.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 133
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
6 a Adrênalin (epinephrin) tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với thụ thể
màng, phức hệ [adrênalin/thụ thể] hoạt hóa prôtêin G, prôtêin G hoạt hóa enzym
adênylat – cyclaza, enzym này phân giải ATP → AMP vòng (cAMP), cAMP hoạt hóa 0,5
các enzym kinaza, các enzym này chuyển nhóm phosphat và hoạt hoá enzym
glicôgen phosphorylaza là enzym xúc tác phân giải glicôgen thành glucôzơ. Tiêm
adrênalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do thiếu thụ thể màng.
b cAMP có vai trò là chất thông tin thứ hai có chức năng hoạt hóa enzym photphorilaza 0,5
phân giải glycogen → glucôzơ, đồng thời có vai trò khuếch đại thông tin: 1 phân tử
adrênalin → 104 phân tử cAMP → 108 phân tử glucôzơ.
7 a Thời điểm xử lý đột biến
- Tác động vào pha S dễ gây đột biến gen vì ở giai đoạn này diễn ra quá trình nhân 0,25
đôi ADN.
- Để gây đột biến đa bội có hiệu quả cần xử lý cônsixin vào pha G 2 (hoặc thí sinh có 0,25
thể viết là “cuối pha G2”) của kì trung gian.
- Bởi vì:
+ Đến G2 nhiễm sắc thể của tế bào đó nhân đôi. 0,25
+ Sự tổng hợp các vi ống hình thành thoi vô sắc bắt đầu từ pha G 2. Cơ chế tác động
của cônsixin là ức chế sự hình thành các vi ống, xử lý cônsixin lúc này sẽ có tác dụng 0.25
ức chế hình thành thoi phân bào. Hiệu quả tạo đột biến đa bội thể sẽ cao
b Ba sự kiện đó là :
+ Sự trao đổi chéo các NST (cromatit) ở kỳ đầu giảm phân I dẫn đến sự hình thành 0,5
các NST có sự tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen
+ ở kỳ sau giảm phân I,sự phân ly độc lập của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ 0,25
trong cặp NST tương đồng một cách ngẫu nhiên về hai nhân con,dẫn đến sự tổ hợp
khác nhau của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ
+ ở kỳ sau giảm phân II, phân ly các NST trong cặp NST tương đồng một cách ngẫu 0,25
nhiên về các tế bào con.
c Cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh dục chín:
- Xét cá thể có kiểu gen AaBbDdX EFXef, mỗi cặp NST thường tối đa cho 2 loại giao
tử, cặp NST giới tính tối đa cho 4 loại giao tử. Số loại giao tử tối đa của cá thể nói 0,25
trên là 2. 2. 2. 4= 32 loại. Xảy ra 2 trường hợp:
* Trường hợp 1: Loài này con đực là giới đồng giao XX, con cái dị giao XY → Đây
là cá thể đực
- Từ 1 tế bào sinh tinh giảm phân nếu khong có TĐC cho 2 loại tinh trùng, nếu có
TĐC cho 4 loại tinh trùng.
- Gọi số tế bào sinh tinh cần tìm là k, theo giả thiết có 1/3 k giảm phân cho 4 loại và 0,5
2/3 k giảm phân cho 2 loại
→ (1/3 k. 4) + (2/3k . 2)= 32 → k= 12
* Trường hợp 2: Loài này con cái là giới đồng giao XX, con đực dị giao XY → Đây
là cá thể cái 0,25
- Từ 1 tế bào sinh trứng giảm phân chỉ cho 1 loại trứng dù có hay không có trao đổi
chéo. Vậy để tạo ra 32 loại giao tử cần tối thiểu 32 tế bào sinh trứng.
8 - Nhóm 1 là các vi khuẩn khử sunphat (SO42-  H2S). Chất cho electron là H2, chất 0,5
nhận electron là SO42-. Kiểu dinh dưỡng của chúng là hoá tự dưỡng
(chemoautotroph).
- Nhóm 2 là các vi khuẩn phản nitrat hoá (NO3  N2). Chất cho electron là H2 (cũng 0,5
có thể là H2S,), chất nhận electron là ôxi của nitrat. Kiểu dinh dưỡng của chúng là hoá
134 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
tự dưỡng.
- Nhóm 3 là những vi khuẩn và Archaea sinh mêtan (CO2  CH4). Chất cho electron 0,5
là H2 (cũng có thể là H2O), chất nhận electron là ôxi của CO2. Kiểu dinh dưỡng của
chúng là hoá tự dưỡng.
- Nhóm 4 gồm các vi khuẩn lên men (biến cacbôhidrat thành axit hữu cơ) và các vi 0,5
khuẩn amôn hoá kị khí prôtêin (thành axit amin, NH3). Kiểu dinh dưỡng của chúng là
hoá dị dưỡng (chemoheterotroph).
9 a Chất được hình thành là giấm (axit axetic) 0,5
CH3CH2OH + O2 -> CH3COOH + H2O + Q
b Váng trắng do các đám vi khuẩn axetic liên kết với nhau tạo ra. ở đáy cốc không có
loại vi khuẩn này, vì chúng là những vi sinh vật hiếu khí bắt buộc. 0,5
c Khi nhỏ một giọt H2O2 bổ sung vào một giọt dung dịch nuôi cấy vi khuẩn axetic sẽ
thấy bọt nhỏ li ti hình thành, đó là ôxi thoát ra do:
Catalaza 0,5
2H2O2 2H2O + O2
enzim Catalaza có ở các sinh vật hiếu khí bắt buộc
d Vi khuẩn axetic biến rượu thành giấm gồm 2 giống chủ yếu: Acetobacter và
Gluconobacter.
Khi để giấm lâu ngày, vi khuẩn Acetobacter có khả năng tiếp tục biến axit axetic 0,5
thành CO2 và H2O, làm pH tăng lên, giấm mất dần vị chua.
10 a - Chu trình tiềm tan: Virut xâm nhập vào tế bào vật chủ, gắn gen vào NST tế bào chủ 0,5
và chưa hoạt động và ở trạng thái nghỉ.
- Chu trình sinh tan: Virut xâm nhập vào tế bào vật chủ nhân lên và phá vỡ tế bào 0,5
chủ, phóng thích ra ngoài.
b HIV chỉ xâm nhập vào tế bào limpho T-CD4.
- Tương tác giữa virut với tế bào chủ là tương tác đặc hiệu giữa gai vỏ virut với thụ 0,25
quan màng tế bào.
- Chỉ có limphoT-CD4 mới có thụ quan CD4 màng tương thích với HIV 0,25
Nguồn gốc lớp vỏ trong và ngoài và lớp vỏ trong của HIV
- Vỏ trong: do vật chất di truyền của HIV qui định tổng hợp từ nguyên liệu và bộ máy 0,25
sinh tổng hợp protein của tế bào chủ
- Vỏ ngoài: Có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào limpho T và các gai 0,25
glicoprotein do virut qui định tổng hợp.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 135
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐỀ SỐ 26
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên LÊ QUÝ ĐÔN - ĐIỆN BIÊN, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1. (2 điểm)
Có các loại đại phân tử sau: tinh bột, xenlulozơ, protein, phôtpholipit, ADN và ARN. Hãy cho biết:
a) Loại chất nào không có cấu trúc đa phân ?
b) Loại chất nào có cấu trúc đa phân? Đơn phân của mỗi loại chất đa phân đó là gì?
Câu 2. (2 điểm)
Xenlulozơ có chức năng cấu trúc trong khi tinh bột có chức năng dự trữ trong cơ thể thực vật.
a) Mối quan hệ của những khác nhau trong cấu trúc dẫn tới sự khác nhau trong chức năng của tinh bột
và xenlulozơ.
b) Tại sao động vật không dự trự năng lượng dưới dạng tinh bột mà lại dưới dạng mỡ?
Câu 3 (2 điểm)
Những bào quan nào trong tế bào động vật có chứa axit nucleic. Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu trúc và
chức năng của các bào quan đó.
Câu 4 (2 điểm)
a) Hình vẽ sau là sơ đồ đơn giản về quang hợp. Hãy điền các số từ 1- 6 sao cho phù hợp với sơ đồ.
1 3 5
Pha sáng Pha tối
2 4 6
b) Tại sao quá trình quang hợp lại cần pha sáng trong khi ATP cần cho pha tối hoàn toàn có thể lấy từ
quá trình hô hấp?
Câu 5 (2 điểm)
a) Phân biệt các giai đoạn của hô hấp tế bào về vị trí, nguyên liệu, sản phẩm.
b) Nếu chọc thủng một lỗ ở ti thể thì sự phosphorin hóa có thể xảy ra được không? Vì sao?
Câu 6 (3 điểm)
a) Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của quá trình phân bào. Em có nhận xét gì về kỳ trung gian
của các loại tế bào sau: Tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư.
b) Ở gà khi quan sát một tế bào sinh dục đang ở kì giữa của nguyên phân, người ta đếm được 78 NST
kép.
- Tế bào đó nguyên phân 5 đợt liên tiếp thì môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu NST đơn mới?
- Loại tế bào này giảm phân bình thường khả năng nhiều nhất cho bao nhiêu loại tinh trùng trong trường
hợp không có hiện tượng trao đổi đoạn?
- Giả thiết có 1000 tế bào sinh tinh trùng giảm phân bình thường, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là
1/1000 còn của trứng là 20%, mỗi tinh trùng thụ tinh với 1 trứng. Xác định số tế bào trứng.
- Các hợp tử được tạo thành đã nguyên phân liên tiếp với số lần bằng nhau, môi trường nội bào đã cung
cấp 2184 NST đơn mới. Xác định số tế bào con sinh ra và số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử.
Câu 7 (2 điểm)
Nuôi cấy 2 loại VSV A và B trong 2 môi trường khác nhau với số tế bào ban đầu là 10 3. Sau 3h nuôi
cấy, số tế bào của VSV A đạt 4 x 103; số tế bào của VSV B đạt 16 x 103. Biết pha lag kéo dài 1h đối với cả
2 loại VSV và tốc độ sinh trưởng đặc thù: µ = 0,7 /g (g: thời gian thế hệ). Tốc độ sinh trưởng đặc thù của
loại VSV A và B là bao nhiêu ?
Câu 8. (2 điểm)
a) Phân biệt hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men về các tiêu chí: Chất nhận electron cuối cùng, sản
phẩm, năng lượng, nơi thực hiện, sự tham gia của enzim SOD và catalaza, chu trình Crep.
136 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b) Cho biết nấm men có những hình thức trao đổi chất nào ở trên. Muốn thu sinh khối nấm men người ta
phải làm gì ?
Câu 9. (2 điểm)
a) Trình bày tóm tắt chu trình nhân lên của virut cúm gia cầm H5N1. Nêu các triệu chứng và cách phòng
bệnh.
b) Có thể dùng penicillin để trừ dịch cúm gia cầm được không, vì sao?
Câu 10. (1 điểm)
Những bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc hình thành và vận chuyển phân tử prôtêin ra khỏi tế
bào? Giải thích.
............................................Hết...............................................
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 26

Câu Nội dung trả lời Điểm


1 a) Loại chất không có cấu trúc đa phân: phôtpholipit 0,25
b)
- Loại chất có cấu trúc đa phân: Tinh bột, xenlulozơ, protein, ADN. 1,0
- Đơn phân của mỗi loại chất đa phân đó:
+ Tinh bột và xenlulozơ là: glucozơ 0,25
+ Protein là: axit amin 0,25
+ ADN là: nucleotit. 0,25
2 a) Sự khác nhau trong cấu trúc dẫn đến sự khác nhau trong chức năng:
* Xenlulozơ:
- Các phân tử glucozơ được liên kết với nhau bằng liên kết 1,4 β – glicozit tạo thành 0,25
một chuỗi thẳng không phân nhánh.
- Các phân tử xenlulozơ không cuộn xoắn mà duỗi thẳng, hình thành các liên kết H giữa 0,25
các phân tử nằm song song với nhau.
-> Các phân tử xenlulozơ có tính bền, dai, chắc chắn nên phù hợp với chức năng cấu 0,25
trúc.
* Tinh bột: Có chứa mạch thẳng (các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết 1,4
α – glicozit và mạch phân nhánh (các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết 0,25
1,4 α – glicozit và 1,6 α – glicozit).
-> Tinh bột tan trong nước, không khếch tán ra khỏi tế bào. Tinh bột thủy phân nhờ
enzim amilaza tạo glucozơ cung cấp cho hô hấp. Vì vậy tinh bột phù hợp với chức năng 0,5
dự trữ năng lượng trong tế bào.
b) Động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà dưới dạng mỡ vì:
- Động vật hoạt động nhiều cần nhiều năng lượng -> Trong khi đó năng lượng chứa 0,25
trong tinh bột sẽ không đủ cung cấp cho hoạt động của động vật
- Năng lượng chứa trong mỡ nhiều hơn năng lượng chứa trong tinh bột (do nguyên tử C
trong axit béo ở trạng thái khử hơn so với tinh bột) do vậy quá trình oxi hóa nó sẽ cho
nhiều năng lượng (gấp đôi tinh bột) 0,25
- Lipit là phân tử không phân cực, kị nước, không tan trong nước (do có liên kết este
hình thành giữa nhóm –OH của glixeron và - COOH của axit béo -> khi vận chuyển
không phải kéo theo nước.
3 *) 2 loại bào quan đó là ti thể, riboxom 0,5
*) Phân biệt:
- Ti thể:
+ Cấu trúc:
Màng kép: Màng ngoài : trơn, nhẵn ; Màng trong : ăn sâu vào khoang ti thể tạo ra các 0,5
mào, trên mào có nhiều enzim hô hấp. Chất nền có nhiều enzim hô hấp, ADN vòng và
riboxxom 70S.
+ Chức năng : Cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP ; Tạo ra nhiều sản phẩm 0,5
trung gian có vai trò trong quá trình chuyển hóa vật chất.
* Riboxom:
- Cấu trúc :
+ Không có màng bao bọc 0,25
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 137
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
+ Thành phần hóa học là rARN và protein
- Chức năng : Tổng hợp protein cho tế bào. 0,25
4 a) 1: H2O 2: O2 3: ATP 0,75
4: NADPH 5: CO2 6: (CH2O)n 0,75
(mỗi đáp án đúng 0,25đ)
b) Vì pha sáng giúp tổng hợp NADPH tham gia vào pha tối 0,25
và năng lượng được sử dụng tổng hợp từ pha sáng sẽ thuận lợi hơn không phải vận 0,25
chuyển từ nơi khác đến.
5 a)
Tiêu chí Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyền e
Vị trí TBC Chất nền ti thể Màng trong ti thể 0,5
Nguyên liệu Glucozo, ATP, Axit piruvic, NAD, NADH, FADH2, O2
NAD,ADP FAD, ADP 0,5
Sản phẩm ADP, ATP, axit CO2, NADH, H2O, 34 ATP
piruvic, NADH, FADH2, 2ATP 0.5
2ATP
b) Không thể tổng hợp ATP 0,25
Vì không tạo được građien H+ và građien điện hóa 0,25
6 a) Đặc điểm kì trung gian
- Đặc điểm kì trung gian:
+ Tế bào hồng cầu: Không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kì trung
Các pha của kỳ Diễn biến cơ bản
trung gian
Pha G1 Gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan tổng hợp các 0,25
ARN và các protein chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp ADN.
Thời gian pha G1 rất khác nhau ở các loại tế bào. Cuối pha G1 có
điểm kiểm soát R tế bào nào vượt qua R thì đi vào pha S, tế bào nào
không vượt qua R thì đi vào quá trình biệt hóa.
Pha S - ADN, NST nhân đôi → hàm lượng ADN tăng gấp đôi, mỗi NST 0,25
gồm 2 cromatit giống nhau và dính với nhau ở tâm động .
- Trung tử tự phân đôi.
0,25
Pha G2 - Tổng hợp Pr tham gia vào cấu trúc thoi phân bào.
gian
0,25
+ Tế bào thần kinh: Kì trung gian kéo dài suốt đời
+ Tế bào ung thư: Kì trung gian diễn ra trong thời gian ngắn.
0,25
b) 2n = 78
0,25
- Tế bào đó nguyên phân 5 đợt liên tiếp thì môi trường nội bào đã cung cấp số NST đơn
mới là : 2n. (2k – 1)= 78 . (25 – 1) = 2418
0,25
- Loại tế bào này giảm phân bình thường khả năng nhiều nhất cho ra số loại tinh trùng
trong trường hợp không có hiện tượng trao đổi đoạn: 2n = 239
0,25
- Số tinh trùng được tạo ra là: 4. 1000 = 4000 (tinh trùng)
Số tinh trùng tham gia thụ tinh với trứng là: 4000/1000 = 4 (tinh trùng) -> có 4 hợp tử
0,25
được tạo thành
-> Số tế bào trứng được thụ tinh là 4 (trứng)
Số tế bào trứng tham gia thụ tinh là: 100.4/20 = 20 (tế bào trứng)
0,25
- Các hợp tử được tạo thành đã nguyên phân liên tiếp với số lần bằng nhau, môi trường
nội bào đã cung cấp 2184 NST đơn mới:
4. 2n. (2k – 1) = 2184 = 4. 78 . (2k – 1) = 2184 -> k = 3
0,25
Số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử: k = 3
Số tế bào con được tạo ra: 4. 23 = 32 (tế bào con)
0,25
7 Xét loài A:
Nt = No. 2n -> log Nt = Log No + n log 2 0,25
n = (log Nt – log No) / log 2 = (3 log 10 + log 4 – 3 log 10) / log 2 = 2 0,25
Thời gian 1 thế hệ là g = (3-1)/ 2 = 1 giờ 0,25

138 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Tốc độ sinh trưởng đặc thù của loài VSV A là: µ = 0,7/1 = 0,7 0,25
Xét loài B:
Nt = No.2n -> log Nt = Log No + n log 2 0,25
n = (log Nt – log No) / log 2 =(3 log 10 + log 16 – 3 log 10) / log 2= 4 0,25
Thời gian 1 thế hệ là g = (3-1)/ 4 = 0,5 giờ 0,25
Tốc độ sinh trưởng đặc thù của loài VSV A là: µ = 0,7/0.5 = 1,4 0,25
8 a)
Tiêu chí Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men
Chất nhận Oxi phân tử Oxi liên kết Chất hữu cơ 0,25
electron cuối
cùng
Sản phẩm CO2, H2O Chất trung gian Sản phẩm trung gian 0,25
Năng lượng Nhiều (40%) Ít (25 -30%) Ít (2%) 0,25
Nơi thực hiện Tế bào chất, màng Tế bào chất và Tế bào chất 0,25
trong ti thể hoặc màng tế bào vi
màng tế bào vi khuẩn
khuẩn
Có enzim SOD Có Không Không
và catalaza 0,25
Chu trình Crep Có Có Không 0,25
b) - Nấm men có hình thức trao đổi chất: Hiếu khí và lên men 0,25
- Muốn thu được sinh khối nấm men phải tạo điều kiện cho nấm men hô hấp hiếu khí có
nhiều năng lượng cho sinh trưởng 0,25
9 a)
* Quá trình nhân lên gồm 5 giai đoạn:
- Hấp phụ: Vi rut H5N1 bám trên bề mặt tế bào nhờ sự kết hợp đặc hiệu giữa các gai và 0,25
các thụ thể trên màng
- Xâm nhập: Virut H5N1 đưa nucleocapsit của nó vào trong tế bào vật chủ, sau đó cởi 0,25
vỏ để giải phóng ARN
- Sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim sao mã ngược để tổng hợp ADN kép -> tổng hợp 0,25
ARN, protein cho virut.
- Lắp ráp: Lắp ráp các thành phần để tạo thành virut hoàn chỉnh 0,25
- Phóng thích: Virut tiết enzim làm tan tế bào thoát ra ngoài 0,25
* Triệu chứng: 0,25
- Người: sốt cao, thân nhiệt tăng nhanh, đau đầu, ho khan, đau họng, thở khó khăn, viêm
phổi cấp.
* Cách phòng: 0,25
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, gia cầm bị bệnh, vệ sinh chăn nuôi, giết mổ
gia cầm an toàn, khi có triệu chứng phải đi khám bác sĩ ngay.
b) Không dùng penicilin vì nó chỉ có tác dụng lên sự hình thành thành tế bào vi khuẩn,
còn cúm gia cầm do virut gây ra. 0,25
10 Hình thành và vận chuyển một protein ra khỏi tế bào thì cần các bộ phận:
- Lưới nội chất hạt chứa ribixôm: tổng hợp protein 0,25
- Túi tiết tách ra từ lưới nội chất vận chuyển protein 0,25
- Bộ máy Gongi: Liên kết protein với một số chất khác như các chuỗi đường ngắn để tạo ra 0,25
các phân tử glicoprotein hoặc liên kết với lipit tạo lipo protein. Các chất này lại được đóng
gói trong túi tiết để chuyển đến màng tế bào.
- Màng sinh chất: liên kết với các túi tiết để giải phóng các phân tử hữu cơ ra khỏi tế 0,25
bào.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 139
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐỀ SỐ 27
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên LÀO CAI, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2.0 điểm ) –Thành phần hóa học của tế bào
Có dung dịch A chứa một chất hữu cơ trong cơ thể sống, thực hiện ba thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: lấy 5ml dung dịch A nhỏ vài giọt iôt, không thấy sự đổi màu.
- Thí nghiệm 2: lấy 5ml dung dịch A nhỏ thêm vài giọt dung dịch Phêlinh và đun sôi, không thấy sự đổi
màu.
- Thí nghiệm 3: lấy 5ml dung dịch A nhỏ thêm vài giọt HCl loãng, đun sôi trong 15 phút. Để nguội trung
hòa bằng NaOH (thử bằng giấy quỳ), sau đó nhỏ thêm vài giọt dung dịch Phêlinh, đun sôi thấy xuất hiện
kết tủa đỏ.
Xác định chất có trong dung dịch A. Giải thích.
Câu 2 (2.0 điểm) –Thành phần hóa học của tế bào
a. Tại sao chất dự trữ ở thực vật và động vật khác nhau? Hãy giải thích sự khác nhau đó.
b. Cho ba loại acid nucleic sau: (A) là một loại acid nucleic 100% các nucleotit có liên kết hiđro,
thường được chứa trong cấu trúc của một số bào quan hoặc tế bào một số loài vi khuẩn, B là một loại acid
nucleic được sinh ra trong nhân được xem là bền nhất trong tất cả các loại acid nucleic, (C) là một loại acid
nucleic đóng vai trò như một enzim tham gia xúc tác quá trình cắt bỏ intron, kết nối exon lại với nhau. Cho
biết (A), (B), (C) là gì? trình bày điểm khác nhau cơ bản của các acid nucleic đó.
Câu 3 (2.0 điểm)- Cấu trúc tế bào
a. Một axit amin chứa nitơ phóng xạ ngoài môi trường tế bào, sau một thời gian người ta thấy nó có mặt
trong protein tiết ra ngoài tế bào. Hãy mô tả con đường mà axit amin đó đi qua và cho biết ở mỗi bộ phận
trên con đường đó nó đã được biến đổi như thế nào?
b. Cho biết nếu màng trong ti thể bị hỏng ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể như thế nào? Giải thích?
Câu4 (2.0 điểm)- Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
a. Trong ba giai đoạn của quá trình hô hấp, giai đoạn nào giải phóng nhiều năng lượng nhất? Tại sao
chúng ta không thể khẳng định chính xác số phân tử ATP khi phân giải một phân tử glucozơ.

140 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của một enzim. Cách tốt nhất để tăng
tốc độ phản ứng trong môi trường có nhiều chất ức chế cạnh tranh là gì? Giải thích?
Câu 5 (2.0 điểm)- Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Cho hai bình tam giác A và B chứa một sợi tảo lục, nước đun sôi để nguội, NaHCO3 và một ít vi khuẩn
hiếu khí. Sau đó, bịt kín hai bình tam giác bằng vải đen chỉ chừa một lỗ trên miệng bình để ánh sáng đi qua.
Trong bình A người ta bố trí thêm một lăng kính sao cho trước khi ánh sáng xuống đáy bình đều phải qua nó.
Sau một thời gian, em hãy nhận xét sự khác nhau giữa hai bình. Giải thích. Thí nghiệm này chứng minh điều
gì?
Câu 6 (2.0 điểm)- Sự truyền tin
a. Các tế bào của cơ thể động vật có thể truyền tin với nhau bằng cách tế bào này tiết ra các tín hiệu, còn
tế bào kia tiếp nhận tín hiệu. Hãy nêu các cách tiếp nhận tín hiệu của tế bào?
b. Adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ. Vẽ sơ đồ con
đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen.
Câu 7 ( 2.0 điểm)- Phân bào
a. Xác định chỉ số phân bào (%) trong tiêu bản rễ hành. Biết rằng trong 100 tế bào đếm được có : 15 tế
bào đang ở kì đầu ; 3 tế bào đang ở kì giữa ; 5 tế bào đang ở kì cuối; 77 tế bào đang ở kì trung gian.
b. Ở tế bào phôi, chỉ 15 – 20 phút là hoàn thành 1 chu kì tế bào, trong khi đó ở tế bào thần kinh ở cơ thể
người trưởng thành hầu như không phân bào. Em hãy giải thích tại sao?
Câu 8 ( 2.0 điểm)-Vi sinh vật
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, hãy cho biết :
a. Cá ở sông và cá ở biển khi bảo quản lạnh thì loại nào bảo quản được lâu hơn. Vì sao?
b. Cơ sở khoa học của việc dùng vì sinh vật khuyết dưỡng để kiểm các chất trong thực phẩm ?
c. Vì sao chất kháng sinh penicillin không tiêu diệt được Mycoplasma?
d. Khi bị nhiễm khuẩn, cơ thể thường phản ứng lại bằng cách làm tăng nhiệt độ cơ thể làm ta bị sốt. Phản
ứng như vậy có tác dụng gì?
Câu 9 ( 2.0 điểm)-Vi sinh vật
a. Có một hộp lồng petri chứa khuẩn lạc của một loại vi khuẩn hiếu khí và một hộp lồng petri khác chứa
khuẩn lạc của một loại vi khuẩn kị khí nhưng bị mất nhãn. Bằng cách nào để phân biệt hai loại vi khuẩn này?
Nêu cơ sở của cách nhận biết trên?
b. Em hãy cho biết dựa trên sự khác biệt nào giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người mà người ta có thể dùng
thuốc kháng sinh đặc hiệu để chỉ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể người mà không làm tổn
hại các tế bào người?
Câu10 ( 2.0 điểm)-Vi sinh vật
a. Tại sao một số phage độc lại trở thành phage ôn hòa và tham gia vào hệ gen của vật chủ? Ứng dụng của
hiện tượng này?
b. Thuốc trừ sâu sinh học BT sử dụng loại tác nhân nào để tiêu diệt sâu? Cơ chế tác động của nó?
---------------- Hết----------------

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 141
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 27

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 - Chất A là đường đôi không có tính khử. 0.25
- Vì: 0.25
+ Dung dịch Phêlinh dùng để nhận biết đường khử.
0.5
+ Thí nghiệm 1: A+ iot: không thấy đổi màu vậy A không phải tinh bột.
+ Thí nghiệm 2: A+ đun với Fehlinh: không có hiện tượng vậy A không phải là đường 0.5
khử ( glucoz, mantoz hay lactoz…).
+ Thí nghiệm 3: A+ HCl đun sôi, trung hòa và cho Fehlinh thấy kết tủa đỏ ( có đường
0.5
khử). Vậy A không phải là đường khử nhưng đã bị phân giải tạo đường có tính khử
2 a. - Chất dự trữ ở thực vật là tinh bột vì:
+ Tinh bột có dạng mạch thẳng ( amilo) và dạng mạch phân nhánh ( amilopectin), dạng 0.25
phân nhánh chiếm 80%, dạng này có liên kết yếu, dễ phân giải thành glucoz cung cấp
cho hoạt động sống.
+ Có thể làm chất dự trữ dài hạn, tích trữ trong tế bào hoặc các cơ quan chuyên trách
( củ, quả..) 0.25
+ Thực vật sống cố định, năng lượng cung cấp chủ yếu là cho hoạt động trao đổi chất,
cần ít năng lượng hơn động vật do không di chuyển.
+ Tinh bột không có hiệu ứng thẩm thấu và khả năng khuếch tán.
- Chất dự trữ ở động vật là glicogen, vì: 0.5
+ Động vật thường xuyên hoạt động di chuyển nhiều nên cần nhiều năng lượng cho
hoạt động sống.
+ Glicogen là nguồn dự trữ ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ, dễ huy động, dễ phân giải
tạo năng lượng hơn tinh bột.
b. - Xác đinh A, B, C: ( A): ADN dạng vòng; (B): AND dạng thẳng; (C): rARN.
- Điểm khác nhau cơ bản: 0.25
+ (A): ADN dạng vòng gồm 2 mạch polinucleotid, không liên kết với protein Híston,
0.25
có các loại nucleotid là A, T, G, X.
+ (B): ADN dạng thẳng gồm 2 mạch polinucleotid, liên kết với protein histon, có các
loại nucleotid là A, T, G, X. 0.25
+ ( C): ARN gồm một mạch polinucleotid, có các loại nucleotid là A, U, G, X. 30% số
0.25
đơn phân không có liên kết hiđro theo nguyên tắc bổ xung.

142 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
3 a - Màng sinh chất hấp thụ axit amin qua kênh đặc trưng. 0.25
- Axit amin được hoạt hóa và gắn vào tARN tạo phức hệ aa-tARN trog tế bào chất. 0.25
- Tại riboxôm trên lưới nội chất hạt, axit amin được gắn vào chuỗi polipeptid đang 0.25
tổng hợp.
- Sau khi tổng hợp xong chuỗi polipeptid được chuyển đến túi tiết để đưa đến bộ máy 0.25
Gongi. tại đây nó được chế biến, hoàn chỉnh và đóng gói trong túi tiết để vận chuyển
tới màng sinh chất.
- Các túi tiết hòa nhập với màng sinh chất và đưa protein ra ngoài bằng cách xuất bào. 0.25
b - Màng trong ti thể bị hỏng sẽ làm giảm trọng lượng của cơ thể.
- Vì: màng trong ti thể bị hỏng khiến cho ion hiđro không tích lại được trong xoang 0.25
giữa 2 lớp màng của ti thể vì thế ATP không được tổng hợp. Kết quả là quá trình hô
hấp vẫn diễn ra tiêu tốn glucoz cũng như lipit của cơ thể mà ATP không được tạo thành
nên lipit cũng không được bổ sung vào cơ thể vì thế trọng lượng của cơ thể giảm. Tuy 0.5
nhiên vì cơ thể cần ATP cho các hoạt động sống khác nên không có ATP thì cơ thể sẽ bị
chết.
4 a. - Trong 3 giai đoạn đường phân, chu trình Krebs, chuỗi vận chuyển điện tử thì chuỗi 0.25
vận chuyển điện tử giải phóng nhiều năng lượng nhất ( 32-34ATP).
- Lý do không thể biết chính xác số phân tử ATP sinh ra là:
+ Photphoril hóa và các phản ứng oxi hóa khử không liên kết trực tiếp với nhau nên tỉ 0.25
số giữa số phân tử NADH với số phân tử ATP không phải là số nguyên.
+ Hiệu quả tạo ATP thay đổi không đáng kể phụ thuộc vào nhân tố sử dụng để vận
chuyển điện tử từ dịch bào vào ti thể. Vì màng tế bào không thấm NADH, nên 2 điện 0.25
tử của NADH sinh ra trong đường phân phải nhờ một phức hệ vận chuyển NAD + hoặc
0.25
FAD+ tùy loại tế bào.
+ Việc dùng lực vận động prôton phát sinh nhờ các phản ứng oxi hóa khử của hô hấp
để thúc đẩy các loại công khác.
b. - Chất ức chế cạnh tranh là chất có cấu hình phân tử giống với cơ chất của enzim, vì 0.25
thế chúng cạnh tranh với cơ chất trong việc chiếm vùng trung tâm hoạt động.
0.25
- Chất ức chế không cạnh tranh liên kết với một vùng nhất định ( không phải là trung
tâm hoạt động), làm biến đổi cấu hình của phân tử nên enzim không liên kết được với
cơ chất tại vùng trung tâm hoạt động.
- Cho thêm enzim vào môi trường phản ứng sẽ làm tăng tốc độ phản ứng vì tất cả các
chất ức chế cạnh tranh đều liên kết với enzim, lượng enzim tăng lên sẽ thúc đẩy phản 0.5
ứng xảy ra để tạo sản phẩm.
5 - Sau một thời gian, bình A ở đầu và cuối sợi tảo chứa nhiều vi sinh vật hiếu khí còn ở 0.5
bình B vi sinh vật hiếu khí tập trung đều trên bề mặt sợi tảo.
- Giải thích:
+ Trong bình có đủ điều kiện cần thiết để tảo lục thực hiện quang hợp. Ở bình A người
ta bố trí thêm lăng kính để ánh sáng tán sắc thành dãy quang phổ 7 màu, trong 7 màu 0.5
chỉ có ánh sáng đỏ và xanh tím cho hiệu quả quang hợp nhiều nhất, tạo nhiều oxi nên
vi sinh vật hiếu khí tập trung nhiều ở đầu và cuối sợi tảo.
0.5
+ Còn bình B do ánh sáng chiếu đều trên bề mặt sợi tảo nên lượng oxi tạo ra cũng trải
đều, chính vì vậy vi sinh vật hiếu khí phân bố không tập trung.
- Kết luận: Trong ánh sáng 7 màu, ánh sáng đỏ và xanh tím cho hiệu suất quang hợp 0.5
cao.
6 a. Các cách tiếp nhận tín hiệu của tế bào: 0.5
+ Nhận tín hiệu bằng thụ thể trên màng tế bào. 0.5
+ Nhận tín hiệu bằng thụ thể trong tế bào chất

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 143
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b. - Adrênalin → thụ thể màng → Prôtêin G → enzym adênylat cyclaza → cAMP → các 0.5
kinaza → glicôgen phosphorylaza → (glicôgen → glucôzơ).
- cAMP (AMP vòng) có vai trò là chất thông tin thứ hai có chức năng hoạt hóa enzym
photphorilaza phân giải glicôgen → glucôzơ, đồng thời có vai trò khuếch đại thông tin:
1 phân tử adrênalin → 104 phân tử cAMP → 108 phân tử glucôzơ từ glicôgen. 0.5
7 a. Chỉ số phân bào = số tế bào đang phân chia/ tổng số tế bào quan sát 0.25
= 15+ 3+5/ 100 = 0,23 = 23 (%).
b. - Vào cuối pha G1 có một thời điểm được gọi là điểm kiểm soát (điểm R). Điểm kiểm 0.25
soát R là một hệ thống điều hòa rất tinh vi ở cấp độ phân tử. 0.25
- Nếu tế bào vượt qua điểm R mới tiếp tục phân chia, còn nếu tế bào không vượt qua 0.25
được điểm R thì sẽ đi vào biệt hóa.
- Tế bào phôi liên tục vượt qua được điểm R nên thời gian pha G 1 rất ngắn và có thể 0.5
phân chia liên tục, cứ 15 – 20 phút là có thể hoàn thành 1 chu kì phân bào.
- Tế bào thần kinh không vượt qua được điểm R nên pha G 1 kéo dài suốt cơ thể, tế bào 0.5
không phân chia trong suốt đời cá thể.
8 a Cá sông bảo quản lâu hơn. Vì vi sinh vật kí sinh trên cá biển là các vi sinh vật ưa lạnh, 0.5
khi bảo quản lạnh chúng ít bị ức chế.
b. Vi sinh vật khuyết dưỡng không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng. Nếu trong 0.5
thực phẩm có nhân tố sinh trưởng thì vi sinh vật sẽ phát triển mạnh hơn.
c. Vì Mycoplasma không có thành tế bào nên không chịu tác động của penicillin. 0.5
d. Nhiệt độ cao ức chế hoạt động sinh sản hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. 0.5
9 a. - Nhỏ vài giọt H2O2 vào hai khuẩn lạc trên, khuẩn lạc nào có bọt khí sinh ra thì khuẩn 0.5
lạc đó của vi khuẩn hiếu khí và ngược lại. 0.5
- Vi khuẩn hiếu khí có enzim catalaza phân giải H2O2 còn vi khuẩn kị khí không có
enzim này nên không phân giải được.
b. Tế bào vi khuẩn có thành tế bào còn tế bào người thì không có nên người ta có thể sưe 1.0
dụng các chất kháng sinh để ức chế các enzim tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
10 a. - Một số phage độc lại trở thành phage ôn hòa do khi virut xâm nhập vào tế bào thì tế
bào tổng hợp protêin ức chế virut. Nếu protein này được tổng hợp sớm thì tính độc của 0.5
phage không được biểu hiện và trở thành virut ôn hòa. Nếu prôtêin này được tổng hợp
muộn thì virut nhân lên làm tan tế bào.
- Ứng dụng: Virut làm vectơ chuyển gen trong tải nạp nhằm chuyển các đoạn gen 0.5
mong muốn từ các thể này sang cá thể khác. Ứng dụng trong sản xuất các chế phẩm
sinh học như: interpherol, insulin, vacxin thế hệ mới...
b. - Dùng vi khuẩn Bacillus thuringensis. 0.5
- Trong quá trình tạo bào tử, nó tạo ra tinh thể độc, khi sâu nuốt vi khuẩn, tại ruột giữa, 0.5
nơi có pH kiềm, tinh thể độc tan ra tạo tiền độc tố, proteaza phân cắt tiền độc tố thành
độc tố phá hủy niêm mạc thành ruột của sâu làm sâu chết.

144 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐỀ SỐ 28
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên HOÀNG VĂN THỤ - HÒA BÌNH, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2,0 điểm)
Nêu và giải thích các đặc điểm thích nghi của tế bào thực vật đối với nhiệt độ thấp gần điểm nước đóng
băng?
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Mỗi axit amin (aa) được cấu tạo bởi những thành phần nào? Căn cứ vào gốc R thì các aa được chia
thành mấy nhóm? Trình bày đặc điểm của từng nhóm.
b. Ở điều kiện nhiệt độ thường và khi nhiệt độ tăng quá cao thì cấu trúc không gian của phân tử protein
bị biến đổi như thế nào ?
Câu 3 (2,0 điểm)
Dựa vào đặc điểm của không bào co bóp ở động vật nguyên sinh, hãy:
a. Nêu chức năng của không bào co bóp ở cơ thể động vật nguyên sinh?
b. Tại sao ở động vật nguyên sinh sống ở môi trường nước ngọt thì có không bào co bóp còn động vật
nguyên sinh sống ở môi trường nước mặn thì hầu hết không bắt gặp không bào co bóp?
c. Nếu loài trùng cỏ Paramecium bơi từ môi trường nhược trương sang môi trường ưu trương thì không
bào co bóp của nó sẽ thay đổi hoạt động theo hướng nào? Tại sao
Câu 4 (1,5 điểm)
Dùng một loạt các mũi tên, hãy vẽ con đường phản ứng chuyển hóa phân nhánh được mô tả theo dãy
thông tin sau đây và sau đó trả lời câu hỏi ở phần cuối. Dùng các mũi tên nét đứt và dấu – để chỉ sự ức chế.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 145
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
L có thể tạo ra M hoặc N; M có thể tạo ra O; O có thể tạo ra P hoặc R; P có thể tạo ra Q; R có thể tạo ra
S; O ức chế phản ứng của L để tạo M; Q ức chế phản ứng của O để tạo P; S ức chế phản ứng của O để tạo
R.
a. Vẽ sơ đồ chuyển hóa
b. Phản ứng nào sẽ chiếm ưu thế nếu cả Q và S đều có mặt trong tế bào với nồng độ cao?
Câu 5 (2,5 điểm)
a. Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và trên màng ty thể.
Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?
b. Phân biệt chiều khuếch tán và số lượng ion H+ ở ty thể và lục lạp qua ATP syltetaza.
Câu 6 (1,0 điểm)
Trong quá trình phát triển phôi của động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi phải di chuyển từ nơi này đến
nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào đã được biệt hóa ở cơ thể trưởng thành.
Hãy giải thích tại sao tế bào phải di chuyển đến vị trí nhất định mới có được hình dạng và chức năng đặc
trưng?
Câu 7 (3,0 điểm)
a. Nêu 3 sự kiện diễn biến về NST chỉ xảy ra trong quá trình giảm phân mà không xảy ra trong quá trình
nguyên phân?
b. Trình bày điểm khác nhau giữa quá trình tạo trứng và tạo tinh trùng ở động vật.
Câu 8 (3,0 đ)

Hình dưới đây mô tả cấu trúc của một tế bào vi khuẩn.

a. Trong các thành phần được kí hiệu từ 1 đến 10, hãy gọi tên các thành phần và cho biết:
+ Thành phần nào chỉ có ở vi khuẩn G- mà không có ở vi khuẩn G+?
+ Thành phần nào liên quan đến khả năng kháng các điều kiện môi trường bất lợi của vi khuẩn?
+ Thành phần nào tham gia vào quá trình tiếp hợp của vi khuẩn?
b. Cấu trúc số 1 ở vi khuẩn có gì khác so với cấu trúc đó trong ti thể của tế bào nhân thực? Giải thích.
Câu 9 (1,0 điểm)
Vì sao HIV được gọi là retrovirus? Nếu bạn là một nhà sinh học phân tử tìm biện pháp phòng chống sự lây
nhiễm của HIV thì bạn sẽ nỗ lực ngăn chặn những quá trình nào?
Câu 10 (2,0 điểm)
Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng dị ứng đều có sự xâm nhập của kháng nguyên, hình thành
tương bào và tạo ra kháng thể.
a. Hãy nêu những khác biệt trong hai loại đáp ứng này?
b. Nêu các hình thức tác động của kháng thể.
146 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
------------Hết------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 28

Câu Nội dung trả lời Điểm


Câu 1 - Thay đổi thành phần hóa học của màng theo cách tăng tỉ lệ axit béo không no làm 0,5
tăng độ linh hoạt của màng.
- Tổng hợp nên các protein chống đóng băng nước trong tế bào 0,5
- Tăng nồng độ các chất trong tế bào để chống sự mất nước vì nước đóng băng bên
ngoài tế bào có thể hút nước từ bên trong tế bào ra bên ngoài. 0,5
- Sản sinh một số protein sốc nhiệt chống lại tác hại của nhiệt độ thấp. 0,5
Câu 2 a. – Mỗi aa được cấu tạo bởi 3 thành phần sau đây:
+ Nhóm amin NH2 0,5
+ Nhóm cacboxyl COOH
+ Gốc hidrocacbon R
- Căn cứ vào gốc R thì các aa được chia thành 4 nhóm đó là:
+ aa trung tính không phân cực 0,5
+ aa trung tính phân cực
+ aa axit
+ aa kiềm
b. – Khi điều kiện nhiệt độ bình thường protein có cấu trúc: Các đuôi kị nước quay vào
trong và các đầu ưa nước quay ra ngoài. Do đó ở dạng cấu trúc này thì protein có khả 0,5
năng hòa tan trong dung dịch.
- Khi nhiệt độ tăng cao cấu trúc không gian của protein bị thay đổi. Các đầu ưa nước
quay vào trong và các đuôi kị nước quay ra ngoài. Các đuôi kị nước có xu hướng liên 0,5
kết với nhau vì vậy gây nên sự kết đặc (biến tính của protein)
Câu 3 a. Chức năng của không bào co bóp:
- Thực hiện loại thải các chất cặn bã và nước trong tế bào ra ngoài môi trường nhằm
duy trì áp suất thẩm thấu của Tb. 0,5
b. – ĐVNS sống trong nước ngọt là môi trường nhược trương nên nên nước đi từ ngoài 0,5
môi trường vào trong tế bào do đó cần có không bào co bóp để bơm nước từ trong tb ra
ngoài môi trường.
- ĐVNS sống trong môi trường nước mặn là môi trường ưu trương nên nước đã dịch
chuyển từ trong tb ra ngoài mt do đó không cần có hoạt động của không bào co bóp. 0,5
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 147
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
c. – Không bào cop bóp sẽ hoạt động yếu đi do nồng độ chất tan ở môi trường mới cao
hơn môi trường cũ nên nước đã tự vận chuyển từ trong tế bào ra ngoài môi trường. 0,5
- Vẽ đúng sơ đồ chuyển hóa 1,0
Câu 4 L M
- Lượng chất N sẽ tăng đáng kể 0,5
Câu 5 a. Sự khác biệt
Trên màng tilacoit Trên màng ti thể
- Các điện tử e đến từ diệp lục - Các điện tử sinh ra từ các quá trình dị hoá
(quá trình phân huỷ chất hữu cơ) 0,5
- Năng lượng có nguồn gốc từ ánh - Năng lượng được giải phóng từ việc đứt
sáng gẫy các liên kết hoá học trong các phân tử 0,25
hữu cơ.
- Chất nhận điện tử cuối cùng là - Chất nhận điện tử cuối cùng là oxi 0,5
NADP+
- Năng lượng được dùng để chuyển tải H+ qua màng, khi dòng H+ chuyển ngược lại 0,25
ATP được hình thành.
b. - khuếch tán của H+ ở ty thể và lục lạp qua ATPaza: 0,5
+ Ở ty thể: H+ khuếch tán qua ATPaza từ khoảng gian màng ra chất nền ty thể, cứ 2
ion H+ qua màng tổng hợp được 1 ATP.
+ Ở lục lạp: H + khuếch tán từ xoang tylacoit ra chất nền lục lạp, cứ 3ion H + qua 0,5
màng tổng hợp được 1 ATP.
Câu 6 - Hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào là do một số gen trong tế bào được hoạt 0,25
hóa trong khi các gen còn lại bị đóng. Việc hoạt hóa các gen này phụ thuộc vào tín hiệu
bên ngoài do các tế bào lân cận tiết ra.
- Khi đến nơi mới các tế bào này sẽ nhận được tín hiệu hoạt hóa gen do các tế bào lân 0,25
cận mà nó đến để cho các gen thích hợp hoạt động.
- Các tín hiệu từ bên ngoài có thể hoạt hóa gen theo cách:
+ Tín hiệu liên kết với thụ thể trên màng tế bào rồi truyền thông tin vào trong tế bào 0,25
chất sau đó đi vào nhân hoạt hóa các gen nhất định như những yếu tố phiên mã.
+ Tín hiệu có thể trực tiếp đi qua màng sinh chất rồi liên kết với thụ thể trong tế bào 0,25
chất. Phức hợp này sau đó đi vào nhân liên kết với promoter như yếu tố phiên mã để
hoạt hóa gen
Câu 7 a. - Kỳ đầu của giảm phân I xảy ra sự tiếp hợp cặp đôi theo chiều dọc của các NST 0,5
trong từng cặp tương dồng, sau đó chúng tách nhau ra và có thể xảy ra sự trao đổi chéo
giữa các crômatit khác nguồn gốc trong cặp tương đồng.
- Kì giữa của giảm phân I các NST kép tập trung và xếp song song thành hai hàng trên 0,5
mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau của giảm phân I, các NST kép trong từng cặp tương đồng phân li độc lập với 0,5
nhau về hai cực của tế bào.

148 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b. Khác nhau trong quá trình tạo trứng và tạo tinh trùng ở tế bào động vật
Quá trình tạo trứng Quá trình tạo tinh trùng

Giai đoạn sinh trưởng dài, lượng chất tích Giai đoạn sinh trưởng ngắn, lượng
lũy nhiều, tế bào sinh trứng có kích thước chất tích lũy ít, tế bào sinh tinh có kích
lớn thước bé. 0,5

1 TB sinh trứng giảm phân cho ra 3 thể 1 TB sinh tinh giảm phân cho ra 4 giao
định hướng và 1 giao tử cái tử đực
0,25
Trứng có kích thước lớn, lượng tế bào Tinh trùng có kích thước bé, gồm 3
chất nhiều phần: đầu, cổ, đuôi, lượng TBC không
nhiều
0,5
Có sự can thiệp của chọn lọc tự nhiên Chưa có sự can thiệp chọn lọc tự nhiên

0,25
Câu 8 a. Chú thích:
+1- ADN vòng, 2 - thành tế bào; 3 - vỏ nhầy; 4 - plasmit; 5 - màng tế bào (màng trong);
6 - riboxom; 7 - hạt dự trữ (thể vùi); 8 - lông; 9 - Màng ngoài; 10 - roi
1,5
+ Thành phần chỉ có ở vi khuẩn G- mà không có ở vi khuẩn G+: 9
+ Thành phần liên quan đến khả năng kháng các điều kiện môi trường bất lợi của vi
khuẩn: 2, 3, 4 0,25
+ Thành phần tham gia vào quá trình tiếp hợp của vi khuẩn: 8 (có thể có thêm thành
phần số 4)
0,5
b. Điểm khác biệt:
ADN vòng của ty thể có kích thước bé, hệ gen không đầy đủ, chỉ chứa một số gen tổng
0,25
hợp một số sản phẩm cần cho hoạt động của ty thể còn ADN vòng của vi khuẩn có kích
thước lớn hơn, chứa đầy đủ các gen đảm bảo cho vi khuẩn có thể tồn tại độc lập trong
môi trường.
0,5
- Bởi vì virút HIV tổng hợp ADN từ hệ gen ARN của nó, đây là sự phiên mã ngược
(retro) so với dòng truyền thông tin thông thường là ADN → ARN. 0,5
- Có thể ngăn chặn ở nhiều quá trình:
+ Quá trình liên kết của virút với tế bào chủ;
Câu 9 + Quá trình phiên mã ngược;
+ Quá trình tổng hợp hệ gen (phiên mã ARN từ tiền phage);
+ Quá trình lắp ráp virút trong tế bào chủ;
+ Quá trình nảy chồi (thoát khỏi tế bào chủ) của virút.

0,5

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 149
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu a.
10 Đáp ứng dịch thể Đáp ứng dị ững
Kháng nguyên gây ra hoạt hóa tế bào B Dị ứng nguyên gây ra hoạt hóa tế bào B
tạo ra tương bào và tế bào nhớ, tương tạo ra tương bào. Tương bào sản xuất ra 0,5
bào sản xuất ra kháng thể IgG kháng thể IgE
Kháng thể IgG lưu hành trong máu và Kháng thể IgE gắn vào thụ thể trên các
gắn với kháng nguyên làm bất hoạt dưỡng bào. Nếu gặp lại dị ứng nguyên
kháng nguyên qua phản ứng trung hòa, đó, kháng thể IgE nhận diện và gắn với
opsonin hóa, hoạt hóa bổ thể. TB nhớ tạo dị ứng nguyên, từ đó kích hoạt dưỡng
0,5
ra trí nhớ miễn dịch bào giải phóng ra histamin và các chất
khác gây ra các triệu chứng dị ứng.
b. Các hình thức tác động của Kháng thể:
- Tác động theo 4 hình thức:
+ Trung hòa các độc tố do lắng kết
+ Dính kết các vi khuẩn hay các loại tế bào khác
+ Làm tan các vi khuẩn khi có mặt bổ thể trong huyết thanh bình thường.
1,0
+ Dẫn dụ và tiêu diệt các vi khuẩn nhờ vào quá trình đại thực bào.

ĐỀ SỐ 29
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên HÙNG VƯƠNG - PHÚ THỌ, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 ( 2,0 điểm ) Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A,B,C,D và E) dưới đây:
(1)
(4)
(3) (3) (3)

(3)
(2)

(a) (b)
(3) ATP
(D) (E)
(A) (B) (C)
a) Gọi tên các thành phần tương ứng được kí hiệu (1), (2), (3) và (4) ở các hình trên.
b) Từ mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của protein trong màng sinh chất.
Câu 2: ( 2,0 điểm) Khi nghiên cứu cấu trúc và chức năng của tế bào thực vật, người ta nhận thấy:
a. Cấu trúc của lục lạp có liên quan đến chức năng thực hiện pha sáng của quang hợp.
b. Cấu trúc thành tế bào có vai trò trong sinh trưởng tế bào.
Em hãy giải thích và chứng minh những điều trên.

150 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu 3: (1,0 điểm) Các tế bào trong mô nhận biết nhau tạo thành tập hợp mô là nhờ các glycoprotein của
màng. Giải thích tại sao chất độc A làm mất chức năng của bộ máy Gôngi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô.
Câu 4: (1,0 điểm ) Các tế bào của cơ thể động vật có thể truyền tin với nhau bằng cách tế bào này tiết ra
tín hiệu còn tế bào kia tiếp nhận tín hiệu. Hãy nêu các cách tiếp nhận tín hiệu của tế bào.
Câu 5: ( 1,0 điểm) Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoit của lục lạp và
trên màng ti thể. Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?
Câu 6: (1,0 điểm)
a. Thông qua quá trình nhân lên của phagơ T 2 trong tế bào vi khuẩn,bằng cách nào các nhà khoa học chứng
minh được rằng ADN chứ không phải protein là vật chất di truyền.
b. Vì sao Clamidia (vi khuẩn cực nhỏ) đã có cấu tạo tế bào nhưng vẫn sống ký sinh bắt buộc trong tế bào
nhân thực?
Câu 7:( 1,0 điểm)
a. Trong một quần thể vi khuẩn bị nhiễm virut thì điều gì có thể xảy ra?
b. Để sản xuất một loại protein làm thức ăn chăn nuôi, người ta nuôi nấm men trong thùng với các điều
kiện: độ pH phù hợp,nhiệt độ thích hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng,và thổi khí liên tục. Sau mấy ngày lấy ra li
tâm thu sinh khối, làm khô và đóng gói. Đây có phải là quá trình lên men không, vì sao?
Câu 8: (1,0điểm)
a. Nhiều người khi tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh, có người không mắc
bệnh. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen kháng virut. Hãy cho biết cac gen kháng
virut ở những người không mắc bệnh quy định các loại protein nào? Giải thích.
b. Một số loại virut gây bệnh ở người, nhưng người ta không thể tạo ra được vacxin phòng chống. Hãy cho
biết đó là loại virut có vật chất di truyền là ADN hay ARN ? Giải thích.
……………HẾT……………
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 29

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm


1 a Chú thích hình: 0,5
1. photpholipit, 2. cácbonhidrat (hoặc glico protein), 3.protein xuyên màng, 4.các
chất tan hoặc các phân tử tín hiệu.
b Chức năng của các protein xuyên màng tương ứng ở mỗi hình: 1,5
Hình A và B: các protein xuyên màng hoặc protein – gluco ( glico protein ), làm
chức năng ghép nối và nhận diện các tế bào.
Hình C; protein thụ quan (thụ thể) bề mặt tế bào làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin
từ ngoài để truyền vào bên trong tế bào (thí sinh cũng có thể nói:protein trung gian
giữa hệ thống truyền tín hiệu thứ nhất và thứ 2, hoặc ngoại bào và nội bào).
Hình D: protein làm chức năng vận chuyển (hoặc kênh) xuyên màng.
Hình E: enzim hoặc protein định vị trên màng theo trình tự nhất định (các protein
tham gia các con đường truyền tín hiệu nội bào theo trật tự nhất định).

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 151
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
2 a * Cấu trúc phù hợp chức năng 1,25
-Cấu trúc hạt được tạo thành từ các túi tylacoit. Trên màng túi :
+) Có đính hệ sắc tố quang hợp -> hấp thụ ánh sáng.
+Chứa trung tâm phản ứng -> bẫy năng lượng.
+ Chứa chuỗi truyền điện tử, phức hệ ATP- xynteraza -> chuyển hóa năng lượng ánh
sáng thành năng lượng tích lũy trong ATP, NADPH
- Túi có xoang chứa H2O -> thực hiện quang phân ly H2O
b *Thành tế bào –Chức năng sinh trưởng. 0,75
+ Khi có Auxin, cầu nối Hyđrô bị phá vỡ dưới tác động của H2O làm các tấm
xenlulô trượt lên nhau -> dẫn đến sinh trưởng tiếp ở chỗ trống -> tế bào dài ra.
+ H2O thành lập cầu nối Hyđrô mới -> làm thành giãn ra, phồng lên => tế bào tăng
kích thước.
3 - Các tế bào trong mô nhận biết nhau tạo thành tập hợp mô là nhờ các glycoprotein 0,75
của màng.Chất độc A làm mất chức năng của bộ máy Gôngi dẫn đến làm hỏng tổ
chức mô do đã gián tiếp gây hỏng cac glycoprotein theo các bước;
+ Phần protein được tổng hợp trên lưới nội chất có hạt được đua vào bộ máy Gongi
+ Trong bộ máy Gongi protein được lắp giáp thêm cacbonhydrat tạo nên
glycoprotein.
+ Glicoprotein được đưa vào bóng nội bào và chuyển vào màng tạo nên
glycoprotein của màng.
- Chất độc A tác động làm mất chức năng của bộ máy Gôngi nên quá trình lắp giáp
glycoprotein bị hỏng nên màng thiếu glycoprotein hoặc glicoprotein bị sai lệch nên 0,25
các tế bào không còn nhận biết nhau
4 - Nhận tín hiệu bằng thụ thể trên màng tế bào:Tín hiệu bên ngoài liên kết với thụ 0,5
thể trên màng tế bào- là một protein xuyên màng rồi chuyển thông tin vào trong tế
bào chất .
- Nhận tín hiệu bằng thụ thể trong tế bào chất:Tín hiệu trực tiếp đi qua màng sinh 0,5
chất rồi liên kết với thụ thể trong tế bào chất.

152 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
5 a - Điểm khác nhau
Chuỗi truyền điện tử tên màng Chuỗi truyền điện
tilacôit. tử trên màng trong
ty thể 0,75
Chất cho điện tử Diệp lục ở trung tâm( P700 và P680) NADH, FADH2.
Chất nhận điện tử Diệp lục P700 (nếu là photphoryl hóa O2
cuối cùng vòng), là NADP+(nếu photphorin
hóa không vòng)
Nănglượngcủa điện Ánh sáng Chất hữu cơ
tử có nguồn gốc từ

b Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng để bơm H + vào xoang 0,25
tilacôit ( hoặc vào xoang giữa 2 màng ti thể ) để tạo thế năng iôn H +, iôn H+ sẽ
khuyếch tán qua kênhATP aza ở trên màng để tổng hợp ATP theo phản ứng ADP +
Pi --> ATP.
6 a * Quá trình nhân lên của phagơ T2 0,75
- Quá trình nhân lên gồm 5 giai đoạn: hấp phụ, xâm nhập, tổng hợp các thành phần,
lắp ráp, giải phóng.
- Khi xâm nhiễm, virut bơm AND vào trong tế bào, còn vỏ protein để lại bên
ngoài.Nếu dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu Protein vỏ capsit của virut thì chất đồng
vị phóng xạ không bị đưa vào trong.
- Khi virut nhân lên trong tế bào thì thế hệ virut con sẽ mang vỏ Protein mới không
chứa chất đồng vị phóng xạ. Điều đó có nghĩa là Protein không phải là vật chất
mang thông tin di truyền .
b *Clamidia vốn sống ký sinh nội bào vì: Chúng có hệ thống enzyme không hoàn 0,25
chỉnh, thiếu các enzyme tham gia vào quá trình trao đổi chất sinh năng lượng nên
không tạo được ATP riêng, do đó chúng phải sống ký sinh nội bào bắt buộc trong tế
bào nhân thực để sử dụng ATP của vật chủ.
7 a Quá trình này không phải là quá trình lên men . 0,5
+) Lên men là quá trình phân giải kị khí chất hữu cơ, trong đó chất nhận điện tử cuối
cùng là chất hữu cơ.Khi không có O2, nấm men sẽ tiến hành lên men tạo cồn etylic
+)Trong trường hợp trên, khi có O2( thổi khí ) nấm men chỉ sinh trưởng cho sinh
khối mà không lên men. Do đó quá trình này không phải là lên men.
b Điều có thể xảy ra :Có thể có 2 chiều hướng 0,5
- Ở nhiều tế bào, các virut phát triển và làm tan tế bào, đây là virut gây độc .
-Ở một số tế bào khác, bộ gen của virut gắn vào NST của tế bào, tế bào vẫn sinh
trưởng bình thường. Virut này gọi là virut ôn hòa và tế bào này gọi là tế bào tiềm
tan. Chỉ khi có một tác động bên ngoài như tia tử ngoại có thể chuyển virut ôn hòa
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 153
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
thành virut độc.

8 a - Gen kháng virut ở người không mắc bệnh quy định các protein thụ thể trên bề mặt 0,5
tế bào, những protein này làm cho virut không thể xâm nhập được vào bên trong tế
bào. Vì không có thụ thể tương thích nên virut không bám vào được bề mặt tế bào
do đó chúng không thể nhân lên trong cơ thể .
- Có thể gen kháng virut là gen quy định một số kháng thể.
b - Virut có vật chất di truyền là ARN 0,5
- Giải thích: Virut có vật chất di truyền là ARN dễ phát sinh ra các đột biến gen mới
hơn là virut có vật chất di truyền là ADN .Vì
+ ADN có cấu trúc bền vững hơn.
+ Virut ARN có thể nhanh chóng thay đổi đặc tính kháng nguyên của mình làm cho
hệ miễn dịch của người không đối phó kịp nên người ta không thể tạo ra được văcxin
phòng chống chúng.

ĐỀ SỐ 30
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT

154 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
chuyên HẠ LONG - QUẢNG NINH, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Câu 1: (2 điểm)
a. Dựa vào chức năng của các thành phần hoá học tham gia cấu trúc nên màng sinh chất, hãy cho biết
trên màng sinh chất có những loại phân tử prôtêin nào?
b. Phân tử lipôprôtêin trong thành phần của màng sinh chất ở tế bào nhân thực được tổng hợp ở những
bào quan nào? Trình bày sơ đồ tóm tắt sự hình thành chúng trong tế bào.
Câu 2: (2 điểm)
1. Những nhận định sau là đúng hay sai? Giải thích?
a. Mỗi tế bào đều có màng, tế bào chất, các bào quan và nhân.
b. Tế bào thực vật có thành tế bào, không bào, lục lạp, ti thể, trung tử, nhân…
c. Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào.
d. Bơm Na – K sử dụng năng lượng ATP để vận chuyển các ion Na+ và K+.
2. Cho biết đặc điểm của các liên kết hidrô trong nước đá và nước thường. Tại sao giọt nước lại có dạng
hình cầu?
II. CẤU TRÚC TẾ BÀO
Câu 3: (2 điểm)
“Nhờ bào quan này mà tế bào được xoang hoá nhưng vẫn đảm bảo sự thông thương mật thiết giữa các
khu vực”. Nhận định trên đang nói về bào quan nào ở tế bào nhân chuẩn? Hãy mô tả cấu tạo và chức năng
của bào quan đó.
III. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
Câu 4: (2 điểm)
1. Sơ đồ sau thể hiện một con đường chuyển hoá các chất trong tế bào:
ức chế ngược ức chế ngược

A B C E F

ức chế ngược
H D G
Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên bất thường? Giải thích?

2. a. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của enzim?

b. Axit xucxinic là cơ chất của enzim xucxinat đêhyđrôgenaza. Axit malônic là một chất ức chế của
enzim này. Làm thế nào để xác định được axit malônic là chất ức chế cạnh tranh hay chất ức chế không
cạnh tranh?

Câu 5: (2 điểm)

Hóa tổng hợp là gì? Nêu cơ chế và công thức chung của hóa tổng hợp. Vì sao nói đất chứa nhiều vi
khuẩn chuyển hóa nitơ là đất phì nhiêu có lợi cho cây trồng?

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 155
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
IV. SỰ TRUYỀN TIN (1 điểm)

Câu 6: (1 điểm)

Ađrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ. Vẽ sơ đồ con
đường truyền tín hiệu từ ađrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen.

V. PHÂN BÀO

Câu 7: (3 điểm)

a. Nêu những sự kiện liên quan đến hình thái nhiễm sắc thể biến đổi chỉ xảy ra trong giảm phân mà
không xảy ra trong nguyên phân?

b. Một cá thể của một loài sinh vật khi giảm phân tạo giao tử, người ta nhận thấy số loại giao tử chứa 2
NST có nguồn gốc từ bố là 36. Biết rằng trong giảm phân NST giữ nguyên cấu trúc ở cá thể đực và cái.
Xác định 2n?

VI. VI SINH VẬT

Câu 8: (2 điểm)

Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng, nguồn cácbon, chất cho êlectron và chất nhận êlectron cuối cùng của vi
khuẩn Acetobacter trong quá trình “lên men” dấm.

Câu 9: (2 điểm)

Nêu vắn tắt diễn biến quá trình gây nhiễm của 1 retrovirus trong tế bào chủ? Hiện nay có rất nhiều loại
thuốc được dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV, em có thể cho biết một số cơ chế tác động của các loại thuốc
đó?

Câu 10: (2 điểm)

a. So sánh quá trình lên men rượu từ đường và lên men lactic.

b. Ăn xôi và đậu tương không thấy ngọt nhưng ăn tương thì ngọt. Vị ngọt của tương có từ đâu? Cơ sở
khoa học của nó?

------------------HẾT------------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 30

156 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu Nội dung trả lời Điểm
1 a. Trên màng sinh chất có những loại phân tử prôtêin:
- Prôtêin giữ chức năng kênh vận chuyển. 0,25
- Prôtêin giữ chức năng thụ thể bề mặt. 0,25
- Prôtêin giữ chức năng dấu chuẩn. 0,25
- Prôtêin giữ chức năng là các enzim. 0,25
- Prôtêin làm nhiệm vụ “ghép nối” các tế bào với nhau. 0,25
b. Có 3 bào quan là: lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn và bộ máy gôngi.
- Sơ đồ tóm tắt:
+ Lưới nội chất hạt tổng hợp phân tử prôtêin, bao gói bằng túi tiết để vận chuyển tới bộ 0,25
máy gôngi.
+ Lưới nội chất trơn tổng hợp phân tử lipit, bao gói bằng túi tiết để vận chuyển tới bộ 0,25
máy gôngi.
+ Bộ máy gôngi liên kết 2 thành phần trên để tạo ra lipôprôtêin, bao gói bằng túi tiết để 0,25
vận chuyển đến màng sinh chất.
2 1.
a. Sai. Một tế bào nhân chuẩn điển hình mới có đủ các thành phần trên chứ không phải 0,25
mọi tế bào.
Ví dụ: Tế bào vi khuẩn không có các bào quan như bộ máy gôngi, lưới nội chất,… Tế
bào hồng cầu không có nhân.
b. Sai. Tế bào thực vật bậc cao không có trung tử. Tế bào lông hút không có lục lạp. 0,25
c. Sai. Nấm cũng có thành tế bào bằng kitin. Không phải tất cả vi khuẩn đều có thành tế
bào như Mycoplasma. 0,25
d. Đúng.
2. 0,25
- Nước đá các liên kết hidrô luôn bền vững. Nước thường các liên kết hidrô yếu hơn,
luôn bị bẻ gãy và tái tạo 0,25
- Giọt nước có hình cầu vì:
+ Nước có tính phân cực
+ Các phân tử nước hút nhau, tạo nên mạng lưới nước. 0,25
+ Các phân tử nước ở bề mặt tiếp xúc với không khí hút nhau và bị các phân tử ở phía 0,25
dưới hút tạo nên lớp màng phim mỏng, liên tục ở bề mặt. 0,25
3 - Lưới nội chất
* Cấu tạo
+ Là hệ thống màng đơn, có cấu tạo giống màng sinh chất 0,25
+ Gồm một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau tạo thành mạng lưới phân bố 0,5
khắp tế bào, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất. Phía trong chứa nhiều loại
enzim.
+ Lưới nội chất hạt mặt ngoài còn gắn các riboxom, lưới nội chất trơn thì không gắn 0,25
ribôxôm.
* Chức năng :
+ Chức năng chung : là hệ thống trung chuyển nhanh chóng các chất ra vào tế bào đồng 0,5
thời đảm bảo sự cách li của các quá trình khác nhau diễn ra đồng thời trong tế bào.
+ Lưới nội chất hat: Nơi tổng hợp protein 0,25
+ Lưới nội chất trơn: Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy các chất độc hại. 0,25
4 1. Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất H sẽ tăng lên bất thường. 0,25
- Do cơ chế ức chế ngược của enzim. G và F tăng cao ức chế ngược trở lại làm giảm
phản ứng chuyển C thành D và E -> nồng độ chất C tăng lên -> ức chế ngược trở lại làm
giảm phản ứng chuyển hóa A thành B. Vậy A chuyển hóa thành H nhiều hơn -> nồng độ 0,25
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 157
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
chất H tăng lên bất thường.
2.
a. + Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hóa học và hình dạng khá giống với cơ chất. Khi 0,5
có mặt cả cơ chất và chất ức chế sẽ xảy ra sự cạnh tranh về trung tâm hoạt tính và dẫn
đến kìm hãm hoạt động của enzim. Do phức hệ enzim – chất ức chế rất bền vững, như
vậy không còn trung tâm hoạt động cho cơ chất nữa.
+ Chất ức chế không cạnh tranh: chúng không kết hợp với trung tâm hoạt tính của enzim
mà kết hợp với enzim gây nên các biến đổi gián tiếp hình thù trung tâm hoạt động làm 0,5
nó không phù hợp với cấu hình của cơ chất.
b. Làm tăng nồng độ cơ chất (axit xucxinic), xem xét tốc độ của phản ứng tăng lên hay 0,5
không. Nếu tốc độ phản ứng tăng lên thì axit malônic là một chất ức chế cạnh tranh.
5 - Khái niệm: Hóa tổng hợp là phương thức dinh dưỡng của nhóm VSV hóa tự dưỡng, 0,5
gồm các sinh vật sử dụng nguồn C vô cơ (CO2) và nguồn năng lượng từ các phản ứng
hóa học.
- Cơ chế: Là quá trình oxi hóa chất vô cơ để giải phóng năng lượng và sử dụng một phần 0,25
năng lượng được giải phóng để tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
- Công thức chung:
A (chất vô cơ) + O2  AO2 + năng lượng. 0,25
CO2 + RH2 + năng lượng  chất hữu cơ.
* Vi khuẩn chuyển hóa nitơ trong đất gồm 2 loại chủ yếu là:
- Vi khuẩn nitrit hóa (Nitrosomonas): Oxi hóa NH3 thành axit nito để lấy năng lượng: 0,25
2NH3 + 3O2  HNO2 + 2H2O + 158kcal.
- Vi khuẩn nitrat hóa (Nitrobacter): Oxi hóa HNO2  HNO3
2HNO2 + O2  HNO3 + 38kcal ( NL được giải phóng sử dụng để tổng hợp glucozo) 0,25
- Nhờ hoạt động nối tiếp của 2 nhóm VK chuyển hóa N trong đất  đất tích lũy được
nhiều muối nitrat hòa tan là dạng thực vật có thể hấp thu  đất phì nhiêu, có lợi cho cây 0,5
trồng.
6 Con đường truyền tín hiệu của adrênalin: 1
Adrênalin  Thụ thể màng  Prôtêin G  adênylat-cyclaza (ATP  AMPv); AMP v
 A-kinaza  glicôgenphôtphorylaza.
7 a. Các sự kiện:
+ Sự phân li của NST kép trong giảm phân I 0,5
+ Xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi đoạn vào kì đầu I 0,5
+ Kì giữa I các NST kép xếp thành 2 hàng 0,5
b. 2n =18 1,5
8 - Kiểu dinh dưỡng: hoá dị dưỡng hữu cơ. 0,5
- Nguồn cung cấp cacbon là chất hữu cơ (etanol). 0,5
- Nguồn cung cấp êlectron là chất hữu cơ (etanol). 0,5
- Chất nhận êlectron cuối cùng là O2. 0,5
9 - Gồm các giai đoạn cơ bản: 1,0
+ Hấp phụ:
+ Xâm nhập:
+ Sinh tổng hợp:
+ Lắp ráp:
+ Phóng thích
- Một số cơ chế tác động của các loại thuốc dùng cho bệnh nhân bị nhiễm HIV: 1,0
+ Ức chế sự gặp gỡ của thụ thể bề mặt tế bào bạch cầu và gai glycoprotein virut.
+ Ức chế quá trình phiên mã ngược.
+ Ức chế quá trình tổng hợp Protein virut.
158 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
+ Ức chế sự gắn kết gen virut vào hệ gen tế bào chủ....
10 * Giống nhau: 0,5
đều nhờ tác dụng của VSV
nguyên liệu phân giải là đường đơn – gluco
đều qua giai đoạn đường phân.
Điều kiện kị khí.
* Khác nhau: 1,0
Tiêu chí Lên men rượu từ đường Lên men lăctic
Tác nhân Nấm men Vi khuẩn lăctic
Sản phẩm Rượu etylic, CO2 Axit lactic
Phản ứng C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2 C6H12O6  2CH3CHOH-COOH + Q
+Q

Chất nhận e Axetaldehit Axit piruvic


Mùi Mùi rượu Mùi chua
Thời gian Lâu hơn Nhanh hơn
* Vị ngọt có từ đường gluco và axit amin
0,5
Tinh bột Nấm sợi thủy phân
Glucozo
(gạo nếp) Amilaza

Protein Vi khuẩn thủy phân


Axit amin
(đậu tương) Proteaza

ĐỀ SỐ 31
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT
Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 159
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
chuyên HÀ GIANG, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1( 2,0 điểm).
a. Nêu những điểm giống nhau giữa dầu và mỡ. Tại sao các thức ăn nướng là một trong những nguyên
nhân gây bệnh xơ vữa động mạch?
b. Lúa mì mùa đông có cơ chế thích nghi như thế nào trong cấu tạo của lipid trong màng sinh chất để
sống qua mùa đông với nhiệt độ rất thấp?
Câu 2( 2,0 điểm).
a. Nước có những tính chất nổi trội gì giúp cho trái đất trở thành nơi thích hợp cho sự sống?
b. Người ta thấy bệnh vô sinh ở nam giới và bệnh viêm đường hô hấp ở người có liên quan đến hệ thống
khung xương tế bào khi bị hư hỏng. Giải thích.
Câu 3 ( 2,0 điểm).
a. Một bạn học sinh cho rằng: “ Nên cho ty thể, lục lạp và các peroxisome vào hệ thống màng nội bào”
Theo em điều đó đúng hay sai? Giải thích.
b .Vì sao tế bào thực vật được coi là một hệ thẩm thấu sinh học?
Câu 4 ( 2,0 điểm).
a. Sự vận chuyển H+ qua màng sinh học liên quan đến những quá trình trao đổi chất nào diễn ra trên
màng?
b. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao khi qua nhiệt độ tối ưu của enzim, nếu
tăng nhiệt độ thì sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể gây biến tính enzim?
Câu 5( 2,0 điểm).
Sự chuyển hóa năng lượng ở cơ thể thực vật ở 1 số giai đoạn được biểu diễn như sau:
(1) (2)
EATP E hợp chất hữu cơ EATP
a. Viết phương trình cho mỗi giai đoạn.
b. Giai đoạn (1) diễn ra từ bao nhiêu con đường khác nhau? Cho biết điều kiện để dẫn đến mỗi con
đường.
Câu 6 ( 2,0 điểm).
a. Giải thích tại sao truyền tín hiệu có thể quyết định việc các tế bào nấm men chỉ dung hợp với các tế
bào thuộc kiểu giao phối (giới tính) khác nhau?
b. Kênh ion đóng mở bởi chất gắn hoạt động như thế nào trong quá trình truyền tin của tế bào?
Câu 7 ( 3,0 điểm).
a. So sánh vai trò của tubulin và actin trong phân bào nhân thực với vai trò của protein giống tubulin và
actin trong phân đôi ở vi khuẩn?
b. Từ những hiểu biết về diễn biến trong các pha của kì trung gian, hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân
gây đột biến gen và đột biến đa bội để có hiệu quả nhất.
Câu 8 ( 2,0 điểm).
a. Khi nghiên cứu về vi sinh vật người ta nhận thấy có một số protein cũng có thể lây nhiễm, gây bệnh
chúng được gọi là gì? Đặc điểm của các loại protein này thế nào?
160 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b. Vì sao mỗi loại Virut chỉ nhân lên trong 1 tế bào vật chủ xác định? Làm thế nào để phagơ không thể
xâm nhập được vào tế bào vi khuẩn?
Câu 9 ( 2,0 điểm).
Nuôi cấy E. coli trong môi trường có fructoz và arabinoz là nguồn cacbon người ta nhận thấy sự sinh
trưởng của quần thể vi khuẩn như sau :

Giờ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Số lượng tế bào vi khuẩn 102 104 107 109 109 109 1010 1014 1018 1018

a. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong thí nghiệm trên.
b. Hãy giải thích đường cong sinh trưởng đó
Câu 10 ( 2,0 điểm).
a. Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy không
khí?
b. Nêu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.
---------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 31

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 161
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Câu Ý Nội dung trả lời Điểm
1 a Nêu những điểm giống nhau giữa dầu và mỡ. Tại sao các thức ăn nướng là một
trong những nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch?
- Những điểm giống nhau giữa dầu và mỡ: 0,5
+ Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
+ Gồm có glixerol liên kết với axit béo.
+ Là các lipit đơn giản không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.
+ Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể
- Giải thích:
+ Các thức ăn nướng chứa nhiều các chất béo không no với các liên kết đôi Trans. 0,5
+ Ở các mạch máu bị tổn thương hoặc viêm, các chất béo không no với các liên kết
đôi Trans dễ bị lắng đọng thành mảng tạo những chỗ lồi cản trở dòng máu, giảm tính 0,5
đàn hồi của thành mạch.
b Lúa mì mùa đông có cơ chế thích nghi như thế nào trong cấu tạo của lipid trong
màng sinh chất để sống qua mùa đông với nhiệt độ rất thấp?
Đối với lúa mì mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp, màng sinh chất phải giữ được
trạng thái bán lỏng để thực hiện chức năng sinh học. Do đó lipit phải chứa các axit
0,5
béo không no với các nối đôi, nên nhiệt độ thấp, đuôi của chúng không bó chặt, do đó
màng sinh chất không bị rắn lại, vẫn giữ được trạng thái bán lỏng.
2 a Nước có những tính chất nổi trội gì giúp trái đất là nơi thích hợp cho sự sống?
*.Sự kết dính:
- Các liên kết Hidro giữ cho nước kết khối với nhau góp phần vận chuyển nước và các 0,5
chất dinh dưỡng hòa tan khác chống lại trọng lực nhưở thực vật.
- Các liên kết Hidro làm cho nước có sức căng bề mặt lớn hơn các chất lỏng khác
*. Điều tiết nhiệt độ: Bằng cách hấp thụ nhiệt từ không khí nóng và giải phóng nhiệt
dự trữ vào không khí lạnh.
- Khả năng giữ nhiệt độ ổn định của nước là do nước có tỉ nhiệt tương đối cao. (lượng
nhiệt mà 1g chất đó cần hấp thụ vào hoặc mất đi để thay đổi 1oc).
- Nước có nhiệt bay hơi cao -> hiện tượng làm lạnh sau khi bay hơi. (Để làm bay hơi 0,5
1g nước ở 25oc cần 580 calo gấp đôi lượng nhiệt làm bay hơi 1g ancol)
*. Sự cách nhiệt các khối nước do lớp băng nổi; Ở nhiệt độ 4oc nước nở ra khi nóng
lên và co lại khi lạnh đi, nước đóng băng các phân tử chuyển động chậm khó phá vỡ
các liên kết hidro, nhiệt độ 0oc nước bị khóa trong lưới tinh thể mỗi phân tử nước liên
kết với 4 phân tử khác, làm cho khoảng cách giữa các phân tử xa nhau tạo băng. Ở
trạng thái lỏng nước liên tục bị phá vỡ và tái tạo. 0,5
*. Dung môi của sự sống:
- Hòa tan các chất.
- Các chất ưa nước: hòa tan trong nước.
- Các chất kị nước: gồm các chất không phải hợp chất ion, không phân cực.
b Người ta thấy bệnh vô sinh ở nam giới và bệnh viêm đường hô hấp ở người có liên
quan đến hệ thống khung xương tế bào khi bị hư hỏng. Giải thích.
- Nam giới khi bị nhiễm độc, hệ thống vi ống tạo nên đuôi tinh trùng bị hỏng, không 0,5
chuyển động đến ống dẫn trứng được, do đó bị vô sinh.
0,5
- Hư hỏng tế bào lông của biểu mô hệ thống dẫn khí nên không ngăn được vi khuẩn
xâm nhập vào phổi, gây viêm đường hô hấp, viêm phổi.
3 a Một bạn học sinh cho rằng: “ Nên cho ty thể, lục lạp và các peroxisome vào hệ
thống màng nội bào” Theo em điều đó đúng hay sai? Giải thích.
- Sai . 0,5
- Vì: Ty thể, lục lạp và các peroxisome không có nguồn gốc từ mạng lưới nội chất
không liên kết về mặt vật lý cũng như thông qua các túi vận chuyển với các bào quan 0,5
của hệ thống màng trong . Ty thể và và lục lạp rất khác về cấu trúc với các túi có
nguồn gốc từ mạng lưới nội chất được bao bọc bởi màng đơn.

162 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b Vì sao tế bào thực vật được coi là một hệ thẩm thấu sinh học?
- Hệ thẩm thấu: Giữa hai dung dịch hay giữa một dung dịch và nước ngăn cách với
nhau bằng một màng bán thấm thì tạo nên một hệ thống thẩm thấu (VD: thẩm thấu 0,5
kế...)
- Tế bào thực vật là một hệ thẩm thấu vì các thành phần cấu trúc của nó tương ứng với
các thành phần của hệ thẩm thấu vật lí.
+ Lớp màng của chất nguyên sinh và chất nguyên sinh mỏng gây nên hiện tượng thẩm
thấu như 1 màng bán thấm.
+ Dịch bào tương đương với dung dịch trong thẩm thấu kế. 0,5
+ Dung dịch bên ngoài tế bào tương đương với dung dịch ngoài thẩm thấu kế.
- Tế bào thực vật là một hệ thẩm thấu sinh học:
+ Nồng độ dịch bào thay đổi tùy loài thực vật, tùy theo loại cơ quan.
+ Lớp chất nguyên sinh có tính thấm chọn lọc.
+ Tế bào thực vật hút nước cho đến khi no nước (S = P – T).
4 a Sự vận chuyển H+ qua màng sinh học liên quan đến những quá trình trao đổi chất
nào diễn ra trên màng?
- Đồng vận chuyển H+/lactôzơ, H+/saccarôzơ qua màng 0,5
- Tổng hợp ATP hóa thẩm từ ADP và P vô cơ nhờ ezim ATP synthetaza. 0,5
b Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao khi qua nhiệt độ
tối ưu của enzim, nếu tăng nhiệt độ thì sẽ làm giảm tốc độ phản ứng và có thể gây
biến tính enzim?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, 0,25
nồng độ enzim, chất ức chế enzim.
- Enzim có bản chất là protein, cấu hình không gian ba chiều của protein được ổn định 0,25
nhờ các liên kết yếu (liên kết hidro, liên kết đisunfua..).
- Ở nhiệt độ cao, các liên kết yếu này bị phá vỡ làm thay đổi cấu hình không gian của 0,5
enzim, do đó trung tâm hoạt động của enzim bị biến đổi không phù hợp với cơ chất
nên enzim mất khả năng xúc tác.
5 a Viết phương trình cho mỗi giai đoạn.
(1) Pha tối quang hợp:
0,5
CO2+12NADPH2+18ATP � C6H12O6+6H2O+18ADP+12NADP
(2) Quá trình hô hấp: 0,5
C6H12O6 + 6CO2 � 6CO2 + 6H2O + 38ATP

b Giai đoạn (1) diễn ra từ bao nhiêu con đường khác nhau? Cho biết điều kiện để 1,0
dẫn đến mỗi con đường.
Diễn ra ở 3 con đường:
- Cố định CO2 ở thực vật C3 : Trong điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và CO2 bình thường
- Cố định CO2 ở thực vật C4 : Trong điều kiện nồng độ CO2 thấp, nóng ẩm.
- Cố định CO2 ở thực vật CAM: Trong điều kiện khô nóng, sa mạc hoặc bán sa mạc
6 a Giải thích tại sao truyền tín hiệu có thể quyết định việc các tế bào nấm men chỉ
dung hợp với các tế bào thuộc kiểu giao phối ( giới tính) khác nhau?
- Hai tế bào thuộc 2 kiểu giao phối khác nhau ( anpha và a ) mỗi loại tiết ra một phân
tử tín hiệu nhất định chúng có thể liên kết với thụ thể có trên bề mặt tế bào của kiểu 0,5
giao phối kia.
- Một yếu tố a không thể liên kết với một tế bào a khác và làm cho tế bào a phát triển
theo hướng của tế bào a thứ nhất 0,25
- Chỉ tế bào anpha mới nhận biết phân tử tín hiệu và đáp ứng bằng cách sinh trưởng
theo một chiều nhất định. 0,25

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 163
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b Kênh ion đóng mở bởi chất gắn hoạt động như thế nào trong quá trình truyền tin
của tế bào?
- Kênh ion đóng mở bởi chất gắn là một loại thụ thể màng có một vùng hoạt động như 0,25
“ cổng” mỗi khi thụ thể thay đổi hình dạng. Mỗi khi phân tử truyền tin liên kết giống
như một chất gắn với các protein thụ thể, cổng sẽ đóng hoặc mở cho phép hoặc ngăn 0,25
cản các ion đặc hiệu đi qua kênh gắn liền với thụ thể như sau:
- Khi không có chất gắn liên kết vào thụ thể: cổng đóng 0,25
- Khi có chất gắn liên kết vào thụ thể: Cổng mở các ion đặc hiệu có thể đi theo dòng
kênh và nhanh chóng biến đổi nồng độ ion bên trong tế bào, sự biến đổi này trực tiếp 0,25
ảnh hưởng đến hoạt tính của tế bào.
- Khi chất gắn tách khỏi thụ thể: Cổng đóng lại và ion không đi vào tế bào nữa.
7 a So sánh vai trò của tubulin và actin trong phân bào nhân thực với vai trò của
protein giống tubulin và actin trong phân đôi ở vi khuẩn?
* Phân bào ở tế bào nhân thực:
- Tubulin tham gia hình thành thoi phân bào và di chuyển nhiễm sắc thể.
- Actin có vai trò trong quá trình phân chia tế bào chất. 0,5
* Phân đôi ở vi khuẩn: ngược lại
- Các phân tử kiểu tubulin tác động tách tế bào con.
- Các phân tử kiểu Actin di chuyển các nhiễm sắc thể con về các cực đối lập của tế 0,25
bào vi khuẩn.
b Từ những hiểu biết về diễn biến trong các pha của kì trung gian, hãy đề xuất thời
điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và đột biến đa bội để có hiệu quả nhất.
* Thời điểm xử lý đột biến 0,25
- Tác động vào pha S dễ gây đột biến gen vì ở giai đoạn này diễn ra quá trình nhân đôi
ADN.
- Để gây đột biến đa bội có hiệu quả cần xử lý cônsixin vào pha G2 (hoặc thí sinh có
thể viết là “cuối pha G2”) của kì trung gian. 0,25
- Bởi vì:
+ Đến G2 nhiễm sắc thể của tế bào đó nhân đôi.
+ Sự tổng hợp các vi ống hình thành thoi vô sắc bắt đầu từ pha G2. Cơ chế tác động 0,25
của cônsixin là ức chế sự hình thành các vi ống, xử lý cônsixin lúc này sẽ có tác dụng
ức chế hình thành thoi phân bào. Hiệu quả tạo đột biến đa bội thể sẽ cao 0,25
8 a Có một số protein cũng có thể lây nhiễm, gây bệnh chúng được gọi là gì? Đặc
điểm của các loại protein này?
- Các protein này gọi là prion. ( 0,5 điểm)
- Đặc điểm của prion: 0,5
+ Prion hoạt động rất chậm, thời gian ủ bệnh của nó ít nhất mười năm đến khi bệnh
biểu hiện triệu chứng (vì vậy rất khó xác định được các nguồn lây nhiễm trước khi 0,25
những trường hợp biểu hiện bệnh đầu tiên xuất hiện).
+ Prion rất khó bị phá hủy; chúng không bị bất hoạt hay phân hủy khi đun nấu bình 0,25
thường.
b Vì sao mỗi loại Virut chỉ nhân lên trong 1 tế bào vật chủ xác định? Làm thế nào để
phagơ không thể xâm nhập được vào tế bào vi khuẩn? 0,5
- Vì virut chỉ bám một cách đặc hiệu lên thụ thể trên bề mặt tế bào, nếu không có thụ
thể đặc hiệu thì virut không bám vào được.
- Phagơ không thể xâm nhập vào tế bào vi khuẩn khi:
+ Thành tế bào bị phá hỏng � không còn thụ thể � phagơ không thể hấp phụ �
không xâm nhập được. 0,25
+ Tạo các chủng vi khuẩn bị đột biến � thành tế bào vi khuẩn có các thụ thể khác
� phagơ không xâm nhập được 0,25

164 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
9 a Vẽ đồ thị
Số tế bào

1018

109

102 1,0

0 3 5 8 9 giờ

b Giải thích
- Đường cong trên thể hiện hiện tượng sinh trưởng kép xảy ra khi môi trường nuôi cấy 0,25
có 2 loại cơ chất cacbon.
- Khi nguồn cacbon thứ nhất cạn  nguồn cacbon thứ hai cảm ứng tổng hợp E cần cho 0,25
chuyển hóa chúng.
- Lúc đầu vi khuẩn tổng hợp loại enzim để phân giải loại hợp chất dễ đồng hóa hơn là 0,25
fructoz. Sau khi fructoz cạn, vi khuẩn lại được arabinoz cảm ứng để tổng hợp enzim
phân giải. 0,25
- Đồ thị có 2 pha tiềm phát, 2 pha cấp số, 2 pha cân bằng.
10 a Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện
không có oxy không khí?
Chúng không có enzim catalaza và một số enzim khác do đó không thể loại được các 1,0
sản phẩm oxi hoá độc hại cho tế bào như H2O2, các ion superoxit.
b Ứng dụng:
- Xử lý nước thải, rác thải. 0,25
- Sản xuất sinh khối ( giàu prôtêin, vitamin, enzim,..) 0,25
- Làm thuốc. 0,25
- Làm thức ăn bổ sung cho ngưòi và gia súc. 0,25
- Cung cấp O2 …..
( Nếu thí sinh nêu được các ứng dụng đúng khác vẫn cho điểm – tối đa là 1 điểm)

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 165
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐỀ SỐ 32
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên CAO BẰNG, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2 điểm)
a. Tại sao tế bào thực vật sử dụng tinh bột và tế bào động vật sử dụng glicogen làm chất dự trữ? Hai chất
dự trữ này có ưu thế gì hơn so với chất dự trữ có bản chất là lipid ?
b. Cholesterol chảy trong mạch máu ở dưới dạng các hạt. Các cholesterol sau khi đến tế bào được nhập
bào. Tại sao tế bào lại nhận biết được các hạt cholesterol để đưa vào trong tế bào? Ở một số người có triệu
chứng bệnh lí, các hạt cholesterol không được tế bào tiếp nhận, tại sao lại như vậy ? Khi các hạt
Cholesterol không được tiếp nhận vào tế bào, nó sẽ gây ra bệnh gì?
Câu 2 (2 điểm)
Cho biết các chất sau thuộc loại gì và vai trò của chúng: Tripxin, ADN - polimeraza, Hemoglobin,
Ovalbumin, Adrenanin, G - protein, Actin và myosin, ngưng kết tố và trong máu của người?
Câu 3 (2 điểm)
a. Trong điều kiện nào của cơ thể thì cơ thể chúng ta tổng hợp được các phân tử chất béo?
b. Malonate là một chất ức chế của enzim succinate dehydrogenase. Làm thế nào bạn xác định được
malonate là chất ức chế cạnh tranh hay không cạnh tranh?
Câu 4 (2 điểm)
a. Phân biệt lizôxôm sơ cấp và lizôxôm thứ cấp?
b. Cho tế bào vi khuẩn, tế bào thực vật, tế bào hồng cầu vào dung dịch đẳng trương có lizozim. Có hiện
tượng gì xảy ra với mỗi loại tế bào trong dung dịch trên. Giải thích?
Câu 5 (2 điểm)
a. Giải thích tại sao khi nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo tăng thì bọt khí O2 lại nổi lên nhiều hơn?
b. Ở chu trình C3, enzim nào quan trọng nhất? Vì sao? Hãy tính hiệu quả năng lượng của chu trình
C3(1ATP = 7,3 Kcal, 1NADPH = 52,7 Kcal), cho biết khi oxi hoá hoàn toàn 1 phân tử C6H12O6 = 674 Kcal
Câu 6 (1 điểm)
Insulin có chức năng gì? Vì sao insulin được tiết ra với một lượng rất ít nhưng lại có hoạt tính rất mạnh?
Câu 7 (3 điểm)
a. Giải thích 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp NST khác nhau trong các giao tử.
b. Khi quan sát tế bào của một loài đang trong quá trình giảm phân tạo giao tử, người ta thấy có 8 nhiễm
sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. Cho rằng các cặp nhiễm sắc thể
tương đồng đều có cấu trúc khác nhau, quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi chéo và đột biến.
- Tính tỉ lệ giao tử mang 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố.
- Có 10 tế bào sinh dục sơ khai của loài đó cùng nguyên phân 5 đợt liên tiếp rồi tất cả các TB con sinh
ra đều thực hiện giảm phân tạo giao tử. Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương bao nhiêu
nhiễm sắc thể đơn để hoàn tất quá trình trên?
Câu 8 (2 điểm)
Có 3 ống nghiệm đã đánh dấu theo thứ tự 1, 2 và 3.

166 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
- Ống 1 chứa dịch phagơ
- Ống 2 chứa dịch vi khuẩn tương ứng
- Ống 3 chứa hỗn dịch của ống 1 và 2
Tiến hành các thí nghiệm sau: Lấy 1 ít dịch từ mỗi ống nghiệm cấy lần lượt lên 3 đĩa thạch dinh dưỡng
(đã đánh dấu tương ứng).
a. Nêu các hiện tượng có thể quan sát được ở 3 đĩa thạch.
b. Giải thích các hiện tượng.
c. Gọi tên phagơ và tế bào vi khuẩn theo mối quan hệ giữa chúng.
Câu 9 (2 điểm)
a. Sản xuất nước mắm, nước tương, sữa chua, rượu là ứng dụng hoạt động gì của những vi sinh vật nào?
b. Nếu một chủng vi khuẩn không gây bệnh có khả năng kháng một số kháng sinh, liệu chủng này có
thể gây nguy cơ cho sức khoẻ con người không? Giải thích.
Câu 10 (2 điểm)
a. Dựa vào sự khác biệt nào giữa TB vi khuẩn và TB người mà người ta có thể dùng kháng sinh đặc hiệu
chỉ để tiêu diệt vi khuẩn mà không làm tổn hại đến các TB người?
b. Nếu một chủng VK không gây bệnh có khả năng kháng một số kháng sinh, liệu chủng này có nguy
cơ cho sức khoẻ con người ? Giải thích. Thông thường sự tái tổ hợp di truyền trong quần thể vi khuẩn tác
động như thế nào đến việc phát tán các gen kháng kháng sinh?
--------------------HẾT--------------------

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 167
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 32

Câu Ý Nội dung trả lời Điểm

1 a - Đặc điểm quan trọng của các chất dự trữ trong cơ thể là tính chất không hòa tan 0,25
trong nước, đặc điểm này giúp các tế bào dự trữ không bị mất năng lượng để duy trì
áp suất thẩm thấu.
0,25
- Tinh bột và Glicogen là các chất không tan trong nước, do đó không tạo ra thế nước
làm chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào dự trữ và dịch ngoài môi trường. Do đó
tế bào không mất năng lượng để duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Việc dự trữ Glicogen và tinh bột có ưu thế hơn dự trữ bằng lipid do không mất 0,25
nhiều không gian để dự trữ hai chất này.
0,25
- Tế bào khi cần có thể phân giải ngay được để tạo ra năng lượng.

b - Các tế bào nhận biết được các hạt cholesterol nhờ các thụ thể trên màng tế bào. 0,25
- Các hạt cholesterol không được tiếp nhận do các tế bào bị hỏng các thụ thể màng 0,25
dẫn tới việc cholesterol không được đưa vào trong tế bào.
- Khi không được tiếp nhận, cholesterol sẽ bị tích tụ lại trong mạch gây nên bệnh xơ 0,5
vữa động mạch.

2 * Tripxin: protein enzim


+ Vai trò phân giải peptit (10 - 12 aa) thành aa ( phân giải chất phân tử lớn thành 0,25
phân tử nhỏ)
* ADN - polimeraza: protein enzim 0,25
+ Vai trò: tổng hợp các nucleotit thành ADN.
* Hemoglobin: protein vận chuyển
+ Vai trò: Vận chuyển oxy từ phổi đến tế bào và vận chuyển CO2 tế bào đến phổi. 0,25
* Ovalbumin: protein dự trữ trong lòng trắng trứng
Vai trò: Cung cấp nguồn aa cho sự phát triển của phôi. 0,25
* Adrenanin: Protein hooc môn
Vai trò: Điều chỉnh hoạt động tim mạch, lượng đường trong máu, hoạt động của hệ 0,25
thần kinh.
* G- protein: protein thụ thể định vị trên màng
0,25
Vai trò: Đáp ứng của tế bào với các kích thích hóa học.
* Actin và myosin: Protein cơ và vận động
0,25
Vai trò: Co cơ
* Ngưng kết tố và trong máu của người: protein kháng thể
0,25
Vai trò: chống lại kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.

3 a Khi chúng ta tiêu thụ nhiều thức ăn hơn cho các quá trình chuyển hoá vật chất, cơ thể 1
chúng ta tổng hợp chất béo như một cách dự trữ năng lượng cho sử dụng về sau.

168 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b Để xác định được malonate là chất ức chế cạnh tranh hay không cạnh tranh ta cần: 1
- Tăng nồng độ của cơ chất bình thường
- Xem xét tốc độ phản ứng tăng lên hay không
- Nếu tốc độ phản ứng tăng thì malonate là chất ức chế cạnh tranh

4 a Lizôxôm sơ cấp Lizôxôm thứ cấp

Mới được tạo thành ,chưa tham gia hoạt Đang tham gia hoạt động phân giải
động phân giải 0,25

Được hình thành từ phức hệ Golgi Được hình thành từ lizôxôm cấp 1 liên
kết với các bóng thực bào, bóng ẩm bào 0,25
hoặc bóng tự tiêu

Phân bố ở gần nhân hoặc phức hệ Golgi Có thể gặp ở các vị trí khác nhau của tế 0,25
bào

pH thường bằng 5 pH nhỏ hơn 5 0,25


0,25
Chứa enzym thuỷ phân ở dạng chưa Có enzym thuỷ phân ở dạng hoạt động
hoạt động

b Trong dung dịch đẳng trương: do dung dịch có thế nước tương đương dịch bào nên 0,25
lượng nước đi ra, đi vào tế bào bằng nhau
- Tế bào thực vật, tế bào hồng cầu không thay đổi đặc điểm do lizozim không tác
động tới cấu trúc của hai loại tế bào này. 0,25
- Tế bào vi khuẩn bị lizozim phá hủy thành tế bào nên mất hình dạng ban đầu, trở 0,25
thành dạng hình cầu trong dung dịch.

5 a Giải thích:
- Khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo là ta đã kích thích pha tối của quang 0,5
hợp hoạt động tốt hơn.
- Pha tối hoạt động tốt hơn sẽ cần nhiều sản phẩm của pha sáng ( ATP và NADPH ) 0,5
do đó pha sáng phải hoạt động nhiều hơn => Quá trình quang phân ly nước xảy ra
mạnh hơn, oxi thải ra nhiều hơn .

b. - Emzim quan trọng nhất trong C3 là enzim Ribulozơ 1,5 DP Cacbonxylaza vì enzim
này quyết định tốc độ vận hành và chiều hướng của chu trình, nó quyết định phản 0,5
ứng đầu tiên- phản ứng cacboxy hoá Ri-1,5DP

- Hiệu quả năng lượng của chu trình C3 là:

+ Để tổng hợp được 1 phân tử C6H12O6, chu trình phải sử dụng 12 NADPH, 18 ATP 0,5
tương đương với 764 Kcal( Vì 12 NADPH x 52,7 Kcal + 18ATP x 7,3 Kcal = 764
Kcal)

+ 1 phân tử C6H12O6 với dự trữ năng lượng là 764Kcal

Nên hiệu suất năng lượng là : 674/764

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 169
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

6 - Chức năng Insulin: là hooc môn điều tiết lượng đường trong máu, nó chuyển hoá 0,25
glucôzơ thành glicôgen để dự trữ ở cơ và gan.

- Insulin được tiết ra với một lượng rất ít nhưng lại có hoạt tính rất mạnh vỡ:
0,25
+ Hooc môn Insulin tác động lên cơ quan đích theo cơ chế AMP vòng. (Hooc môn tác
động lên thụ quan trên tế bào của cơ quan đích, khi đó các thụ quan này sẽ xúc tác để biến
đổi ATP thành AMP vòng. AMP vòng xúc tác để biến đổi các tiền enzim thành enzim hoạt 0,25
động để tổng hợp glicôgen từ glucôzơ).

+ Một phân tử hooc môn kích thích chuyển hoá hàng ngàn phân tử ATP thành AMP vòng. 0,25

Mỗi phân tử AMP vòng xúc tác để biến đổi hàng ngàn tiền enzim thành enzim. Vì vậy nên
hoocmôn có hoạt tính sinh học rất mạnh.

7 a Giải thích 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp NST khác
nhau trong các giao tử.

- Ở kì đầu giảm phân I: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo các crômatit không chị em dẫn 0,5
đến hình thành các NST có tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen -> các crômatit chị
em có các alen khác nhau.

- Ở kì sau giảm phân I : Do cách sắp xếp ngẫu nhiên thành từ cặp NST trên mặt
phẳng xích đạo của thoi vô sắc ở kì giữa thì khi sang đến kì sau I, sự phân li độc lập 0,5
của các cặp NST có nguồn gốc từ bố và mẹ về hai nhân con dẫn đến tổ hợp NST khác
nhau của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ.
0,5
- Ở kì sau của giảm phân II : Phân li ngẫu nhiên của các crômatit chị em của từng
NST kép (lúc này không còn giống nhau hoàn toàn do trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu I)

b. TB đang ở kì giữa giảm phân II có n NST kép -> 2n = 16 0,5

C82 7
- Tỉ lệ giao tử mang 2 NST có nguồn gốc từ bố: =
28 64 0,5

- Số NST đơn mà môi trường cung cấp : 10 (25-1).16 + 10. 25.16 = 10080 NST đơn. 0,5

8 a - Đĩa 1 : Không có sự xuất hiện khuẩn lạc 0,75


- Đĩa 2 : Xuất hiện khuẩn lạc của vi khuẩn.
- Đĩa 3 :
+ TH1 : Ban đầu xuất hiện khuẩn lạc nhưng sau đó tạo ra những vết tròn trong suốt
trên bề mặt thạch.
+ TH2: Xuất hiện khuẩn lạc.

170 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
b Giải thích : 0,75
- Đĩa 1: Là đĩa cấy dịch phagơ -> có đời sống kí sinh nội bào bắt buộc, không sống
trên môi trường nhân tạo => không xuất hiện khuẩn lạc.
- Đĩa 2 : Vi khuẩn sinh trưởng trên môi trường dinh dưỡng rắn -> tạo khuẩn lạc.
- Đĩa 3:
+ TH1: Do có sự xâm nhập, nhân lên của phagơ độc  ban đầu khuẩn lạc vẫn xuất
hiện nhưng khi số lượng phagơ trong tế bào lớn, phá vỡ tế bào -> không còn khuẩn
lạc.
+ TH2: Do đây là phagơ ôn hoà không gây tan tế bào vi khuẩn => khuẩn lạc vẫn xuất
hiện và tồn tại.

c + TH1: Phagơ độc - Tế bào sinh tan 0,5


+ TH2: Phagơ ôn hoà - Tế bào tiềm tan

9 a - Sản xuất nước mắm: quá trình phân giải protein động vật của vi sinh vật có sẵn 0,25
trong ruột cá.
- Sản xuất nước tương: quá trình phân giải protein và tinh bột thực vật của nấm sợi và 0,25
vi khuẩn.
0,25
- Sản xuất sữa chua: quá trình lên men lactic của vi khuẩn lactic đồng hình.
0,25
- Sản xuất rượu: quá trình lên men etylic của nấm men, nấm mốc.

b - Nếu một chủng vi khuẩn không gây bệnh có khả năng kháng một số kháng sinh, 0,5
chủng này có thể gây nguy cơ cho sức khoẻ con người.
- Vì: các gen kháng kháng sinh có thể truyền theo kiểu biến nạp, tải nạp, tiếp hợp từ
vi khuẩn này sang vi khuẩn khác. 0,5

10 a 2 sự khác biệt :
0,5
- TB vi khuẩn có thành. TB người không có thành-> dùng kháng sinh tác động vào
thành TB vi khuẩn.

- RBX của vi khuẩn và người khác nhau-> dùng kháng sinh tác động vào RBX ngăn 0,5
cản quá trình dịch mã của vi khuẩn.

b - Có, các gen kháng kháng sinh có thể truyền theo kiểu biến nạp, tải nạp, tiếp hợp từ 0,5
vi khuẩn này sang vi khuẩn khác.

- Thông thường biến nạp, tải nạp và tiếp hợp có xu hướng tăng sự phát tán các gen
0,5
kháng kháng sinh.

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 171
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn

ĐỀ SỐ 33
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên BẮC KẠN, năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1 (2 điểm)
a. Hãy mô tả các tính chất của nước đóng góp vào sự vận động lên trên của nước trong cây như thế
nào?
b. Bằng cách nào sự đóng băng của nước có thể phá vỡ các tảng đá?
c. Vì sao con nhện nước có thể đi được trên mặt nước?
Câu 2 (2 điểm)
a. So sánh cấu trúc của chất béo (triglyceride) với cấu trúc phospholipid?
b. Tại sao hoocmôn sinh dục người được coi là lipid?
c. Prôtêin có mấy loại cấu trúc? Nêu các cấu trúc đó?
d. Nếu thông tin di truyền làm thay đổi cấu trúc bậc một thì nó có thể phá hủy chức năng của prôtêin
như thế nào?
Câu 3 (2 điểm)
a. Các thành phần nào tham gia cấu tạo nên màng tế bào và nêu vai trò của các thành phần đó.
b. Nếu thành tế bào thực vật hoặc chất nền ngoại bào của động vật không cho các chất đi qua thì hiện
tượng đó sẽ có tác động gì đến chức năng của tế bào?
Câu 4 (2 điểm).
a. Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra, nơi xảy ra và sản
phẩm tạo ra, mối liên hệ giữa hai pha trong quang hợp?
b. Vì sao nói trồng trọt là ngành kinh doanh năng lượng mặt trời?
Câu 5 (2 điểm).
a. Hãy so sánh ba quá trình cố định CO2 ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM :
- Chất nhận CO2
- Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên
- Enzim xúc tác cho quá trình cố định CO2
- Nơi xảy ra quá trình cố định CO2
- Thời gian xảy ra quá trình cố định CO2
b. Một vùng khí hậu bị biến đổi trở nên nóng và khô hơn nhiều thì bạn kì vọng tỉ lệ của các loài C 3 so
với các loài C4 và CAM sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 6 (3 điểm).
a. Thực chất của nguyên phân là gì? Vì sao nói nguyên phân là phương thức phân bào quan trọng đối
với cơ thể? Nêu ý nghĩa thực tiễn của nguyên phân.
b. Lúa nước có 2n=24. Một hợp tử của lúa phân bào liên tiếp 5 đợt. Hãy xác định tổng số nhiễm sắc thể
đơn có trong các tế bào ở thế hệ cuối cùng?
Câu 7 (1 điểm)
Chất acetylcholine là chất gây giãn cơ trơn của mạch máu. Bằng kiến thức về sự truyền tin giữa các tế
bào, hãy giải thích hiện tượng giãn cơ?
Câu 8 (2 điểm)
a. Một bạn học sinh làm thí nghiệm với 3 ống nghiệm A, B, C chứa dung dịch H 2O2 , bạn nhỏ vào mỗi
ống một giọt huyền phù vi sinh vật lấy từ các nguồn khác nhau, sau một thời gian thấy ở ống A sủi bọt
nhiều, ống B sủi bọt ít, ống C không có bọt. Em hãy giúp bạn giải thích hiện tượng xảy ra ở mỗi ống
nghiệm?
b. Vì sao rượu vang nếu không thanh trùng đúng cách sẽ rất dễ bị chua gắt và không để được lâu?
Câu 9 (2 điểm)
Nuôi cấy Lactobacillus casei trên các môi trường tổng hợp khác nhau chứa một dung dịch cơ sở (CS) có
bổ sung các thành phần khác nhau, thu được kết quả sau:
172 Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T
liªn hÖ: 0843771012
TuyÓn chän c¸c ®Ò thi HSG m«n Sinh häc khèi 10 cña c¸c trêng THPT chuyªn
Môi trường A: CS + axit folic + piridoxal: Không mọc
Môi trường B: CS + riboflavin + piridoxal: Không mọc
Môi trường C: CS + axit folic + riboflavin + piridoxal: Mọc
Môi trường D: CS + axit folic + riboflavin: Không mọc
a. Em hãy cho biết các thành phần thêm vào môi trường cơ sở có vai trò gì đối với vi khuẩn?
b. Người ta muốn định lượng hàm lượng của axit folic trong cao nấm men bằng cách sử dụng chủng vi
khuẩn trên thì có thể sử dụng môi trường nào? Nêu nguyên tắc của phương pháp này và ứng dụng của nó?
Câu 10 (2 điểm)
a. Phân biệt vi khuẩn Gram dương và Gram âm?
b. Hãy mô tả hai cách mà một virut sẵn có có thể trở thành một virut mới nổi? Tại sao HIV được gọi là
retrovirus?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 33


ĐỀ SỐ 34
(Trại hè Hùng Vương lần thứ IX, đề thi đề xuất của trường THPT
chuyên…., năm 2012 - 2013)
Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 34

Biªn tËp bëi ban chuyªn m«n cña Häc liÖu B¶o Long - §¹i diÖn - «ng NguyÔn V¨n C«ng - S§T liªn hÖ:
0843771012 173

You might also like