You are on page 1of 228

----NGUYỄN QUANG HUY----

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI


HỌC SINH GIỎI
(Có đáp án chi tiết)

//

s
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 11 - THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.

(Đề thi gồm 02 trang)

Câu 1 (1 điểm). Tại sao cây trồng ở vùng không ngập mặn đem ra trồng ở vùng đất ngập mặn
lại bị chết? Vì sao nói hô hấp có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ khoáng của rễ cây?
Câu 2 (1 điểm). Tính lượng phân đạm (theo kg) cần bón cho lúa để đạt năng suất trung bình
45 tạ/ha trong các trường hợp: Dùng phân đạm urê, dùng phân đạm nitrat (KNO3).
Biết rằng, để thu 100 kg thóc cần 1,4 kg N; 1kg phân đạm urê có 0,46 kg N, 1kg phân
đạm nitrat (KNO3) có 0,13 kg N; hệ số sử dụng trung bình N ở cây lúa đạt 60%; lượng chất
dinh dưỡng còn lại trong đất bằng 0.
Câu 3 (1 điểm).

Ribulôzơ – 1,5 DiP


Nồng độ O2 cao Nồng độ CO2 cao

Ribulôzơ – 1,5 DiP oxigenaza (I) (II) Ribulôzơ – 1,5 DiP cacboxilaza

(1) (2)

a) Biết (1), (2) là sản phẩm đầu tiên của hai quá trình. Sản phẩm (1) và (2) là chất gì?
b) (I), (II) là quá trình nào và xảy ra ở đâu? Nêu tên nhóm sinh vật có quá trình (I) xảy ra.
Câu 4 (1 điểm).
a) Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích
giảm thiểu cường độ hô hấp? Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 hay không? Vì sao?
b) Ở cây ngô có những loại lục lạp nào? Phân tích chức năng của mỗi loại lục lạp đó
trong quá trình cố định CO2.
Câu 5 (1 điểm).
a) Mưa rào có thể gây phản ứng khép lá ở cây trinh nữ và cây gọng vó không? Vì sao?
b) Một cây măng tre cao 70 cm, bị gãy phần ngọn, cây măng này có tiếp tục cao thêm
được không? Vì sao?
Câu 6 (1 điểm). Auxin có vai trò gì trong hướng động của cây? Nêu ứng dụng trong nông
nghiệp về vận động hướng động.
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 7 (1 điểm). Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu
hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? Trình bày cơ chế
của hiện tượng trên.
Câu 8 (1 điểm).
a) Tim của động vật có vú có áp lực trong tâm thất trái và tâm thất phải khác nhau. Nêu
nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó và tác dụng đối với hệ tuần hoàn.
b) Mạch đập ở cổ tay và thái dương có phải do máu chảy trong hệ mạch gây nên hay
không? Vì sao?
Câu 9 (1 điểm). Tại sao pH trung bình của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp: 7,35 đến 7,45?
Câu 10 (1 điểm).
a) Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do yếu tố nào?
b) Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh phụ thuộc vào yếu tố nào? Tại sao xung thần kinh
được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?

-----------------Hết--------------

Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào.


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh: …………………………………………Số báo danh……………


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT


Năm học 2015 – 2016
HƢỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 11 - THPT
(hướng dẫn chấm gồm 03 trang)

Câu Đáp án Điểm


Câu 1 - Ở vùng đất ngập mặn có áp suất thẩm thấu của dịch đất rất cao nên cây
không lấy được nước nên cây bị chết………………………………………….
(1 điểm) 0,25
- Vì phần lớn các chất khoáng được hấp thụ qua rễ vào cây theo cách chủ động
cần tới ATP và các chất mang…………………………………………………. 0,25
- ATP và các chất mang được cung cấp chủ yếu từ quá trình hô hấp………….. 0,25
- Tạo ra CO2: CO2 + H2O  H2CO3- + H+, H+ sinh ra thực hiện hút bám trao
đổi ion khoáng với keo đất…………………………………………………….. 0,25
- Lượng N lúa sử dụng để đạt năng suất 45 tạ/ha: 1,4 x 45 = 63 kg N............ 0,25
Câu 2 - Do hệ số sử dụng của N chỉ đạt 60% nên lượng N phải cung cấp là:
(1 điểm) 63 x100/60 = 105 kg N............................................................................. 0,25
- Lượng phân urê cần bón: 105 x 100/46 = 228,3 kg......................................... 0,25
- Lượng phân nitrat cần bón: 105 x 100/13 = 807,7 kg...................................... 0,25
Câu 3 a) 1 là Axit Glicolic; 2 là Axit Photphoglixeric (APG)……………………….. 0,25
(1 điểm) b.
- I là quá trình hô hấp sáng ở thực vật
Xảy ra ở 3 bào quan: lục lạp – peroxixôm – ti thể……………………………… 0,25
- II là pha tối trong quang hợp xảy ra ở lục lạp………………………………… 0,25
- Thực vật C3........................................................................................................ 0,25
Câu 4 a) * Vì:
(1 điểm) Mục đích của bảo quản là bảo tồn số lượng và chất lượng vật bảo quản, mà hô
hấp mạnh sẽ tiêu hao nhanh chóng số lượng và chất lượng vật bảo quản……..
*Không nên giảm cường độ hô hấp đến 0. Vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất 0,25
là hạt giống, củ giống…………………………………………………………..

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu Đáp án Điểm


b) Ngô thuộc nhóm thực vật C4 nên có 2 loại lục lạp: 0,25

- Lục lạp ở tế bào mô giậu: có enzim PEP - cacboxilaza cố định CO2 tạo AOA,
dự trữ CO2………………………………………………………………………
- Lục lạp ở tế bào bao bó mạch: có enzim RiDP - cacboxilaza cố định CO2 0,25
trong hợp chất hữu cơ…………………………………………………………
0,25
Câu 5 a) - Mưa rào chỉ gây khép, cụp lá ở cây trinh nữ vì chúng rất nhạy cảm với
kích thích cơ học. Khi có va chạm, sức trương nước của các tế bào thể gối ở
(1 điểm)
cuống lá và gốc lá chét giảm do sự vận chuyển ion K+ ra khỏi không bào gây
mất nước, giảm áp suất thẩm thấu → lá cụp xuống 0,25

- Còn ở cây gọng vó chúng phản ứng cùng lúc với kích thích cơ học và hóa
học, trong khi đó kích thích hóa học có tác động mạnh hơn nên nước mưa
không gây được phản ứng khép lá. ……………………………………………. 0,25
b) - Có. ………………………………………………………………………… 0,25
- Vì khi phần ngọn bị gãy, ở mỗi lóng măng còn lại đều có chứa mô phân sinh
lóng, các tế bào vẫn phân chia bình thường làm cho mỗi lóng dài ra…………. 0,25
Câu 6 Auxin có vai trò trong hướng đất và hướng sáng của thực vật, do sự phân bố
không đều của auxin ở rễ và chồi……………………………………………… 0,5
(1 điểm)
* Ứng dụng:
- Hướng đất: làm đất tơi xốp, thoáng khí đủ ẩm để rễ cây sinh trưởng ăn sâu.
- Hướng nước: nơi nào được tưới nước thì rễ phân bố đến đó. Tưới nước ở
rãnh làm cho rễ vươn rộng. Khi nước thấm sâu rễ ăn sâu……………………… 0,25
- Hướng sáng: trồng nhiều loại cây, chú ý mật độ trồng từng loại cây, không
che lấp nhau. Chiếu sáng sát mặt đất cho cây và cành thấp phát triển tạo nhiều
quả.
- Hướng hóa: bón phân theo tán lá nơi có nhiều rễ phụ và lông hút. Bón gốc
làm phát triển bộ rễ theo chiều sâu. Bón phân nông cho cây rễ chùm, bón phân 0,25
sâu cho cây rễ cọc.
( Trả lời đúng 2 ý cho 0,25 đ)
Câu 7 - Chủ yếu là biến đổi Prôtêin thành các chuỗi polipeptit ngắn dưới tác dụng

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu Đáp án Điểm


của enzim pepsin với sự có mặt của HCl………………………………………
(1 điểm) 0,25
- Ý nghĩa:
+ Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một, tạo môi
trường cần thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCO3 từ tuỵ
và ruột tiết ra với nồng độ cao)………………………………………………… 0,25
+ Đủ thời gian để tuyến tụy và tuyến ruột tiết enzim tiêu hóa. Đủ thời gian tiêu
hóa triệt để thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng vào thành ruột…………… 0,25
- Cơ chế đóng mở môn vị có liên quan đến:
+ Sự co bóp của dạ dày với áp lực ngày càng tăng làm mở cơ vòng
+ Phản xạ co thắt cơ vòng môn vị do môi trường ở tá tràng bị thay đổi khi thức
ăn từ dạ dày dồn xuống( Phải nêu đủ 2 ý mới cho điểm tối đa)………………..
0,25
Câu 8 a) Nguyên nhân: Do thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải nên khi
co tạo áp lực lớn hơn ………………………………………………………….. 0,25
(1 điểm)
Tác dụng: - Tâm thất trái tạo ra áp lực lớn để thắng sức cản lớn trong vòng
tuần hoàn lớn. Tâm thất phải tạo ra áp lực nhỏ hơn đủ để thắng sức cản máu
trong vòng tuần hoàn nhỏ……………………………………………………… 0,25
b) Mạch đập ở cổ tay và thái dương không phải do máu chảy trong hệ mạch gây
nên mà do tính đàn hồi của thành động mạch và nhịp co bóp của tim gây nên. 0,5
Câu 9 pH của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp là nhờ các hệ đệm và một số cơ
quan khác………………………………………………………………………
(1 điểm) 0,25
- Hệ đệm:
+ Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/ NaHCO3
+ Hệ đệm phốt phát: NaH2PO4/NaHPO4-
+ Hệ đệm protêinat: hệ đệm mạnh nhất.
( Học sinh nêu tên đủ 3 hệ đệm được 0,25đ)…………………………………… 0,25
- Phổi tham gia điều hòa pH bằng cách thải CO2 vì khi CO2 tăng lên sẽ làm
tăng pH trong máu. …………………………………………………………… 0,25
- Thận tham gia điều hòa pH nhờ khả năng thải H+, tái hấp thu Na+, thải NH3 0,25

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu Đáp án Điểm


Câu 10 a) - Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế
bào không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài
(1 điểm)
mang điện dương………………………………………………………………. 0,25
- Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu là do 3 yếu tố: Sự phân bố ion ở hai bên
màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào; tính thấm có chọn lọc
của màng tế bào với ion; bơm Na – K
( Học sinh nêu tên đủ 3 yếu tố cho đủ điểm)………………………………………… 0,25
b) - Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh phụ thuộc vào đường kính của sợi trục
và có hay không có bao miêlin…………………………………………………
0,25
- Xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều
vì tính trơ tuyệt đối của vùng màng vừa bị kích thích; các nơron trong cung
phản xạ liên hệ với nhau qua xináp, mà xináp chỉ cho xung thần kinh đi qua
theo một chiều…………………………………………………………………. 0,25

-----------------Hết--------------

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
HÀ TĨNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ CHÍNH (Đề thi có 02 trang, gồm 07câu)
THỨC

Câu 1:
Hình dưới đây mô tả sơ đồ cắt ngang của lá cây:

a) Hãy sắp xếp các vị trí từ 1 đến 4 theo thứ tự giảm dần thế nước. Giải thích
tại sao lại sắp xếp được như vậy.
b) Nếu để cây trong tối một thời gian sau đó chiếu sáng thì thế nước ở vị trí nào
giảm xuống? Vì sao? Sự thay đổi thế nước ở các vị trí đó có ý nghĩa gì?
Câu 2:
a) Tại sao quang hợp ở thực vật lại thải ra ôxi? Quang hợp thải ra ôxi có ý
nghĩa gì đối với sinh giới?
b) Nêu vai trò của các nhóm sắc tố quang hợp ở thực vật. Trình bày cách tiến
hành chiết rút sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hóa
học?
c) Có hai cây (A và B) hoàn toàn giống nhau được trồng trong điều kiện như
nhau, nhưng chỉ khác nhau về chế độ chiếu sáng: cây A được chiếu sáng
bằng ánh sáng đỏ, cây B được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng. Hỏi sau cùng
một thời gian, sinh khối của cây nào tăng nhanh hơn? Vì sao?
Câu 3:
Các hiện tượng sau đây thuộc kiểu cảm ứng nào?
a) Cây nắp ấm bắt côn trùng.
b) Tua cuốn của bầu, bí quấn quanh giá thể.
c) Cây dạ hương nở hoa vào ban đêm.
d) Rễ cây luôn mọc xuống dưới đất, lan về phía có phân bón.
Câu 4:
a) Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm
thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ ôxi trong máu

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

động mạch của người này là 21ml/100ml máu. Hãy cho biết trong một phút,
có bao nhiêu ml ôxi được vận chuyển vào động mạch chủ.
b) Trong lòng ống tiêu hóa của thú ăn thịt, ở dạ dày luôn duy trì độ pH thấp
(môi trường axít) còn miệng và ruột đều duy trì độ pH cao (môi trường
kiềm). Hãy cho biết hiện tượng trên có ý nghĩa gì đối với nhóm động vật
này?
Câu 5:
Giải thích ngắn gọn các hiện tượng sau:
a) Người già huyết áp thường cao hơn lúc trẻ.
b) Phụ nữ mang thai thường thở nhanh hơn lúc không mang thai.
c) Nhịp tim của trẻ em thường cao hơn nhịp tim của người trưởng thành.
d) Khi chữa bệnh truyền nhiễm ở trâu, bò bằng thuốc kháng sinh, người ta
thường tiêm vào máu chứ ít khi cho trâu, bò uống.
Câu 6:
a) Trong xináp hóa học, nhờ đâu mà xung thần kinh lan truyền được từ màng
trước ra màng sau mặc dù hai màng này không tiếp xúc trực tiếp với nhau?
Nếu hai màng tiếp xúc trực tiếp với nhau thì sự lan truyền xung qua xináp sẽ
có gì khác so với bình thường?
b) Curare là một chất có khả năng phong bế thụ thể màng sau xináp. Hãy giải
thích tại sao khi các con thú bị bắn trúng tên mà trên mũi tên có tẩm chất này
thì con thú không chạy được nữa?
Câu 7:
a) Nêu vai trò của thoi phân bào đối với quá trình phân bào ở sinh vật nhân thực.
Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh vai trò đó.
b) Một tế bào sinh dục sơ khai (2n) của một cơ thể thực vật tiến hành nguyên
phân liên tiếp 8 lần. Ở lần nguyên phân thứ 2, có một tế bào không hình thành
thoi vô sắc, bộ nhiễm sắc thể không phân li, hình thành nên một tế bào tứ bội
(4n). Sau đó, tế bào tứ bội vẫn tiếp tục nguyên phân bình thường như những
tế bào khác. Quá trình nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai nói trên đã
đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 6120 nhiễm
sắc thể đơn.
- Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài và số tế bào tứ bội (4n) được
tạo ra sau nguyên phân.
- Tất cả các tế bào lưỡng bội (2n) tạo ra từ quá trình nguyên phân nói trên
đều bước vào giảm phân hình thành giao tử. Biết rằng giảm phân xảy ra bình
thường, không có trao đổi chéo, hãy cho biết số loại giao tử tối đa thực tế có
thể tạo ra là bao nhiêu?

_________HẾT_________

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

HƢỚNG DẪN CHẤM


Câu 1:
Hình dưới đây mô tả sơ đồ cắt ngang của lá cây:

c) Hãy sắp xếp các vị trí từ 1 đến 4 theo thứ tự giảm dần thế nước. Giải thích tại sao lại sắp xếp
được như vậy.
d) Nếu để cây trong tối một thời gian sau đó chiếu sáng thì thế nước ở vị trí nào giảm xuống? Vì
sao? Sự thay đổi thế nước ở các vị trí đó có ý nghĩa gì?

Điểm Nội dung


3,0đ
a) (1.25đ)
0.5 - Thế nước được đặc trưng bởi hàm lượng nước tự do trong môi trường.
Môi trường nào có hàm lượng nước tự do cao thì thế nước cao. Thứ tự: 1→
0.75 2→4→3
- Giải thích:
+ Vị trí 1 là mạch gỗ, vị trí 2 là tế bào mô giậu, vị trí 4 là khoảng trống
trong lá, vị trí 3 là không khí ngoài lá.
+ Chỉ có vị trí 1 và 2 là nước tồn tại ở dạng lỏng, vị trí 3 và 4 nước tồn tại ở
dạng khí nên thế nước thấp hơn.
+ Trong 2 vị trí 1 và 2, nồng độ chất tan ở vị trí 2 cao hơn nên thế nước
thấp hơn. Trong 2 vị trí 3 và 4, vị trí 3 là không khí ngoài lá, ở vị trí này do
không gian rộng hơn, có hoạt động đối lưu của không khí, gió... nên mật độ
0.25 các phân tử nước (độ ẩm) thấp hơn vị trí 4.
0.75 b) (1.75 điểm)
- Khi chiếu sáng, các vị trí có thế nước giảm là: 2, 4, 1.
- Vì:
+ Khi chiếu sáng, khí khổng mở, các tế bào mô giậu (vị trí 2) tiến hành
quang hợp làm tăng nồng độ chất tan trong tế bào, đồng thời quang hợp sử
dụng nước trong tế bào làm nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ nên hàm
lượng nước tự do trong tế bào giảm, thế nước giảm.
+ Các khoảng trống trong tế bào (vị trí 4) được thông với bên ngoài, do độ
ẩm bên ngoài thấp hơn, hơi nước khuếch tán ra ngoài làm giảm thế nước.
0.75 + Nước từ mạch gỗ (vị trí 1) bị kéo vào tế bào mô giậu và đi vào các

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

khoảng trống nhiều hơn → thế nước trong mạch gỗ giảm.


- Ý nghĩa:
+ Giảm thế nước ở vị trí số 2 (trong tế bào mô giậu) làm tăng mức chênh
lệch thế nước giữa tế bào mô giậu với mạch gỗ, nước vào tế bào nhiều hơn,
cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
+ Giảm thế nước ở vị trí số 4 làm tăng chênh lệch giữa khoảng trống lá với
các tế bào xung quanh, nước tăng cường khuếch tán ra ngoài, lượng nước
trong mạch gỗ thoát ra nhanh, tạo động lực cho quá trình hút nước từ dưới
lên.
+ Giảm thế nước ở vị trí 1 làm tăng tốc độ vận chuyển nước từ rễ lên lá.

Câu 2:
d) Tại sao quang hợp ở thực vật lại thải ra ôxi? Quang hợp thải ra ôxi có ý nghĩa gì đối với sinh
giới?
e) Nêu vai trò của các nhóm sắc tố quang hợp ở thực vật. Trình bày cách tiến hành chiết rút sắc tố
từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hóa học?
f) Có hai cây (A và B) hoàn toàn giống nhau được trồng trong điều kiện như nhau, nhưng chỉ khác
nhau về chế độ chiếu sáng: cây A được chiếu sáng bằng ánh sáng đỏ, cây B được chiếu sáng
bằng ánh sáng trắng. Hỏi sau cùng một thời gian, sinh khối của cây nào tăng nhanh hơn? Vì
sao?
Điểm Nội dung
3,0đ
a) (1,25 điểm)
0.50 - Quang hợp ở thực vật thải ra ôxi vì:
+ Thực vật sử dụng nước làm nguồn electron và Hiđrô cung cấp cho quang
hợp.)
+ Khi thực vật quang hợp, nước bị quang phân li tạo ra electron, H+ và O2.
0.75 Electron và H+ được tế bào sử dụng còn ôxi được thải ra ngoài.
- Ý nghĩa: Quang hợp thải ra ôxi có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh giới
vì:
+ Nó làm cân bằng nồng độ ôxi và CO2 trong khí quyển.
+ Trong quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất, quang hợp thải ôxi làm
tăng nồng độ ôxi trong khí quyển, tạo ra tầng ozon hấp thu phần lớn tia tử
ngoại từ vũ trụ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật chuyển đời sống từ
0.50 nước lên cạn.
+ Quang hợp tạo ra ôxi, là nguồn nguyên liệu của hô hấp hiếu khí.
b) (1.0 điểm)
- Vai trò của các nhóm sắc tố quang hợp ở thực vật:

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

+ Diệp lục: Trực tiếp hấp thu năng lượng ánh sáng để từ đó chuyển hóa
thành năng lượng ATP và NADPH cung cấp cho quá trình tổng hợp chất
0.50 hữu cơ từ CO2
+ Carotenoit: Hấp thu năng lượng ánh sáng sau đó chuyển cho diệp lục để
thực hiện quang hợp; hấp thu năng lượng ánh sáng để tạo nhiệt sưởi ấm tế
bào khi nhiệt độ môi trường hạ thấp.
- Cách tiến hành :
+ Chiết rút sắc tố: lấy khoảng 2-3 g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền
với một ít axêtôn 80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua
phễu lọc vào bình chiết, ta được một hỗn hợp sắc tố màu xanh lục.
+ Tách các sắc tố thành phần: lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dịch vừa
0.25 chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều rồi để yên. Vài phút sau quan sát bình chiết
0.50 sẽ thấy dung dịch màu phân thành hai lớp: lớp dưới có màu vàng là
carotenoit hòa tan trong benzen, lớp trên có màu xanh lục là diệp lục hòa
tan trong axêtôn.
c) (0,75 điểm)
- Sinh khối của cây B tăng nhanh hơn.
- Vì: Cây A chỉ hấp thu được năng lượng của ánh sáng đỏ trong khi đó cây
B hấp thu được năng lượng của cả ánh sáng đỏ và các ánh sáng có bước
sóng khác nhờ hệ sắc tố quang hợp (gồm cả diệp lục và carotenoit) do đó
năng lượng hấp thu được nhiều hơn, quang hợp diễn ra mạnh hơn, sinh
khối tăng nhanh hơn.
Câu 3:
Các hiện tượng sau đây thuộc kiểu cảm ứng nào?
e) Cây nắp ấm bắt côn trùng.
f) Tua cuốn của bầu, bí quấn quanh giá thể.
g) Cây dạ hương nở hoa vào ban đêm.
h) Rễ cây luôn mọc xuống dưới đất, lan về phía có phân bón.
Điểm Nội dung
2,0đ
0.50 a) Cây nắp ấm bắt côn trùng: Ứng động không sinh trưởng.
0.50 b) Tua cuốn bầu bì quấn quanh giá thể: Hướng tiếp xúc dương.
0.50 c) Hoa dạ hương chỉ nở vào ban đêm: Ứng động sinh trưởng.
0.50 d) Rễ cây luôn mọc xuống dưới đất, lan về phía có phân bón:
Rễ mọc xuống dưới đất: Hướng trọng lực dương; rễ lan về phía có phân bón: Hướng
hóa dương.
Nếu thí sinh chỉ trình bày là hướng động hay ứng động thì với mỗi ý chỉ
cho 1/2 số điểm
Câu 4:

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

c) Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào
động mạch chủ 70ml máu và nồng độ ôxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml
máu. Hãy cho biết trong một phút, có bao nhiêu ml ôxi được vận chuyển vào động mạch chủ.
d) Trong lòng ống tiêu hóa của thú ăn thịt, ở dạ dày luôn duy trì độ pH thấp (môi trường axít) còn
miệng và ruột đều duy trì độ pH cao (môi trường kiềm). Hãy cho biết hiện tượng trên có ý nghĩa
gì đối với nhóm động vật này?
Điểm Nội dung
2,0đ
a) (1,0 đ)
0.50 - Lượng máu tim bơm vào động mạch chủ trong 1 phút là: 70 x (60:0,8) =
0.50 5250ml. - Lượng ôxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong 1
phút: 5250:100 x 21 = 1102,5 ml.
b) Ý nghĩa: (1,0đ)
0.50 + Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các enzim đặc trưng ở khu vực
0.25 đó.
+ Sự thay đổi đột ngột pH từ vùng này sang vùng kề bên của ống tiêu hóa
làm cho các vi sinh vật kí sinh bị tiêu diệt ở mức tối đa, hạn chế sự xâm
0.25 nhập của vi sinh vật gây bệnh qua đường tiêu hóa.
+ Sự khác biệt pH giữa các vùng kề nhau là tín hiệu cho sự điều hòa hoạt
động của các bộ phận trong ống tiêu hóa.
Câu 5:
Giải thích ngắn gọn các hiện tượng sau:
e) Người già huyết áp thường cao hơn lúc trẻ.
f) Phụ nữ mang thai thường thở nhanh hơn lúc không mang thai.
g) Nhịp tim của trẻ em thường cao hơn nhịp tim của người trưởng thành.
h) Khi chữa bệnh truyền nhiễm ở trâu, bò bằng thuốc kháng sinh, người ta thường tiêm vào máu
chứ ít khi cho trâu, bò uống.
Điểm Nội dung
4,0đ
1.0 a) Người già, mạch kém đàn hồi, khi tim co đẩy máu vào hệ, mạch không
giãn hoặc giãn yếu → áp lực tác động lên thành mạch tăng lên → tăng
1.0 huyết áp.
b) Phụ nữ mang thai có nồng độ CO2 trong máu cao hơn và nồng độ ôxi
thấp hơn bình thường do hoạt động trao đổi chất của cả cơ thể mẹ và thai
nhi. Nồng độ CO2 trong máu tăng, ôxi giảm sẽ kích thích lên các thụ thể
hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cảnh và thụ thể hóa học
1.0 trung ương. Các thụ thế này gửi xung thần kinh về trung khu hô hấp gây
tăng nhịp thở.
c) Trẻ em có kích thước cơ thể nhỏ, tỷ lệ S/V lớn do đó tốc độ mất nhiệt
nhanh hơn người trưởng thành. Vì vậy, cường độ trao đổi chất trong cơ thể
tăng lên để tạo ra lượng nhiệt bù vào lượng nhiệt đã mất. Cường độ trao đổi

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

chất tăng làm tăng lượng CO2 và giảm lượng O2 trong máu. Những thay đổi
1.0 này kích thích lên các thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động
mạch cảnh và thụ thể hóa học trung ương. Các thụ thể gửi xung thần kinh
về trung khu điều hòa tim mạch gây tăng nhịp tim.
d) Kháng sinh có tác dụng ức chế hoặc giết chết các tế bào vi khuẩn. Trong
ống tiêu hóa của trâu bò có một lượng lớn các loài vi khuẩn sống cộng sinh
giúp tiêu hóa xenlulôzơ, tạo nguồn prôtêin đơn bào cho trâu bò. Nếu cho
trâu bò uống kháng sinh sẽ giết chết các vi sinh vật trong dạ cỏ, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa của chúng.

Câu 6:
c) Trong xináp hóa học, nhờ đâu mà xung thần kinh lan truyền được từ màng trước ra màng sau
mặc dù hai màng này không tiếp xúc trực tiếp với nhau? Nếu hai màng tiếp xúc trực tiếp với nhau
thì sự lan truyền xung qua xináp sẽ có gì khác so với bình thường?
d) Curare là một chất có khả năng phong bế thụ thể màng sau xináp. Hãy giải thích tại sao khi các
con thú bị bắn trúng tên mà trên mũi tên có tẩm chất này thì con thú không chạy được nữa?
Điểm Nội dung
3,0đ
a) (2.0 đ)
0.50 - Mặc dù màng trước và màng sau synap không tiếp xúc trực tiếp với nhau nhưng nhờ có chất
trung gian hóa học trong chùy synap được giải phóng vào khe synap và gắn vào thụ thể màng
sau synap nên gây điện thế hoạt động ở màng sau. Như vậy, chất trung gian hóa học đóng vai
trò truyền tin từ màng trước ra màng sau.
- Nếu hai màng tiếp xúc trực tiếp với nhau thì sự lan truyền xung qua synap sẽ có nhiều khác
0.50 biệt:
0.50 + Tốc độ truyền xung nhanh hơn.
0.50 + Xung có thể lan theo hai chiều.
1.00 + Khi lan qua synap, cường độ xung không thay đổi.
b) (1,0đ) Khi bị bắn bởi mũi tên có tẩm curare, các chất này thấm vào cơ thể, phong bế các thụ
thể màng sau của các synap thần kinh cơ, dẫn đến xung thần kinh không được truyền đến tế bào
cơ, cơ không co, con vật không chạy được.
Câu 7:
c) Nêu vai trò của thoi phân bào đối với quá trình phân bào ở sinh vật nhân thực. Hãy thiết kế thí
nghiệm chứng minh vai trò đó.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

d) Một tế bào sinh dục sơ khai (2n) của một cơ thể thực vật tiến hành nguyên phân liên tiếp 8 lần. Ở
lần nguyên phân thứ 2, có một tế bào không hình thành thoi vô sắc, bộ nhiễm sắc thể không phân
li, hình thành nên một tế bào tứ bội (4n). Sau đó, tế bào tứ bội vẫn tiếp tục nguyên phân bình
thường như những tế bào khác. Quá trình nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai nói trên đã đòi
hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 6120 nhiễm sắc thể đơn.
- Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài và số tế bào tứ bội (4n) được tạo ra sau nguyên phân.
- Tất cả các tế bào lưỡng bội (2n) tạo ra từ quá trình nguyên phân nói trên đều bước vào giảm
phân hình thành giao tử. Biết rằng giảm phân xảy ra bình thường, không có trao đổi chéo, hãy
cho biết số loại giao tử tối đa thực tế có thể tạo ra là bao nhiêu?
Điểm Nội dung
3,0đ
a) (2,0 điểm)
0.50 - Vai trò của thoi phân bào: Đảm bảo cho sự phân chia đều NST về các tế bào con.
1.50 - Thiết kế thí nghiệm:
+ Mẫu thí nghiệm: Nhóm tế bào đang phân chia được xử lí bằng cônsisin gây ức chế hình thành
thoi phân bào;
+ Mẫu đối chứng: Nhóm tế bào cùng cơ thể đang phân chia nhưng không xử lí cônsisin.
+ Làm tiêu bản NST của các tế bào con tạo ra sau phân chia của các tế bào thí nghiệm và tế bào
đối chứng.
+ So sánh số lượng NST trong các tế bào con của mỗi nhóm với nhau.
+ Kết quả:
* Các tế bào con của tế bào đối chứng có số NST giống nhau.
* Các tế bào con của tế bào thí nghiệm có số NST không giống nhau.
+ Kết luận: Thoi vô sắc có vai trò đảm bảo sự phân chia đều NST về tế bào con.
b) (1,0 điểm)
0.25 - Xác định bộ NST 2n:
Mặc dù có 1 tế bào không phân chia NST nhưng NST vẫn nhân đôi bình thường, do đó số NST
môi trường cung cấp cho nguyên phân cũng không thay đổi so với bình thường.
Số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân: 2n(28-1) = 6120 → 2n = 24.
0.25 - Số tế bào tứ bội:
Có 2 tế bào bước vào lần nguyên phân thứ hai, trong đó một tế bào nguyên phân không bình
thường, một tế bào nguyên phân bình thường. Sau lần nguyên phân thứ 2, sẽ có 1 tế bào 4n và 2
tế bào 2n được tạo ra. Vậy số tế bào 4n tạo ra sau 8 lần nguyên phân là: 2(8-2) = 64 tế bào.
0.25 - Số tế bào 2n tạo ra sau 8 lần nguyên phân là: 2.2(8-2) = 128 tế bào.
0.25 - Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra là min(128.2; 212) = 128.2 = 256 loại ( đối với cơ thể đực);
cơ thể cái tạo ra tối đa 128 loại giao tử.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
HÀ TĨNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: SINH HỌC LỚP 11
Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang, gồm 05 câu)

Câu 1.
a) Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí? Vì sao chúng có
khả năng đó?
b) Vai trò của nitơ đối với đời sống cây xanh? Hãy nêu những nguồn nitơ chủ yếu
cung cấp cho cây?
c) Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh
dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối
quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?
Câu 2.
a) Điểm bù ánh sáng là gì? Có thể sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định cây ưa
bóng và cây ưa sáng được không? Giải thích.
b) Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá,
nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề
mặt lá nhiều lần. Tại sao vậy?
c) Tương quan tỷ lệ các phitohoocmon sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh
trưởng và phát triển của cây xanh: Auxin/Xitôkinin; Abxixic/Giberelin;
Auxin/Êtilen; Xitôkinin/Abxixic.
Câu 3.
a) Nêu những điểm khác biệt giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục với sự
dẫn truyền xung thần kinh qua xináp hóa học.
b) Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện suy dinh
dưỡng, trí tuệ chậm phát triển. Giải thích.
c) Ở người, vì sao khi bị tràn dịch màng phổi thì sẽ ngạt thở, dễ dẫn đến tử vong?
d) Vì sao các loài động vật bậc thấp thường hoạt động theo bản năng là chủ yếu?
Câu 4.
a) Mạch đập ở cổ tay có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không?
b) Trường hợp nào dưới đây làm thay đổi huyết áp và vận tốc máu? Giải thích.
- Đang hoạt động cơ bắp (ví dụ nâng vật nặng).

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Sau khi nín thở quá lâu.


- Hít phải khí CO.
c) Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
―Máu trong tĩnh mạch trên gan (tĩnh mạch rời gan) có màu đỏ thẫm và có rất ít chất
dinh dưỡng‖.
Câu 5.
a) Chu kỳ tế bào là gì? Ý nghĩa của việc điều hoà chu kỳ tế bào?
b) Trong nhân của tế bào lưỡng bội (2n) ở người chứa khoảng 6.109 cặp nuclêôtit.
Hãy cho biết trong nhân các tế bào sau đây chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit?
- Tế bào ở pha G1
- Tế bào ở pha G2
- Tế bào nơron
- Tinh trùng.
c) Quan sát các tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm đực và ruồi giấm cái thực hiện
nguyên phân một số đợt, sau đó tất cả các tế bào con tạo thành đều tiến hành giảm
phân tạo giao tử, nhận thấy: tổng hàm lượng ADN trong nhân của các tế bào sinh
tinh và các tế bào sinh trứng là 72pg (picrogram), tổng hàm lượng ADN trong
nhân các tinh trùng tạo thành nhiều hơn tổng hàm lượng ADN trong nhân các
trứng tạo thành là 124pg. Biết hàm lượng ADN trên các NST trong mỗi tế bào khi
đang ở kì sau của giảm phân II là 2pg.
- Xác định số lần nguyên phân của mỗi loại tế bào sinh dục sơ khai nói trên.
- Nếu tất cả các trứng sinh ra đều được thụ tinh, các hợp tử tạo thành đều trải qua
một số đợt nguyên phân liên tiếp như nhau và tổng hàm lượng ADN trong nhân
của các tế bào con sinh ra từ các hợp tử này là 256pg thì mỗi hợp tử trên nguyên
phân mấy đợt?

_________HẾT_________

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
HÀ TĨNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013

HƢỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC LỚP 11

Câu Điểm Nội dung


Câu (4.0đ) a) Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí? Vì sao
1 chúng có khả năng đó?
b) Vai trò của nitơ đối với đời sống cây xanh? Hãy nêu những nguồn nitơ
chủ yếu cung cấp cho cây?
c) Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình
dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu
biết về mối quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?
0.50 - Những sinh vật có khả năng cố định nitơ không khí:
a + Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống tự do: Cyanobacteria....
+ Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống cộng sinh: Rhizobium sống cộng sinh
trong rễ cây họ đậu....
- Chúng có khả năng đó vì có các enzim nitrôgenaza nên có khả năng phá vỡ
0.50 liên kết 3 bền vững của nitơ và chuyển thành dạng NH3
0.50 - Vai trò nitơ:
+ Về cấu trúc: Tham gia cấu tạo prôtêin, axit nuclêic, ATP,...
+ Về sinh lý: Điều hòa trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển (TP cấu tạo của
b enzim, vitamin nhóm B, một số hooc môn sinh trưởng,...)
0.50 - Nguồn Nitơ chủ yếu cung cấp cho cây là:
+ Nitơ vô cơ: như nitrat (NO3-), amôn (NH4+ )....
+ Nitơ hữu cơ: như axit amin, amit....
0.50 - Mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng
khoáng và trao đổi nitơ:
+ Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP, tạo ra các hợp chất trung
gian như các axit hữu cơ.
c + ATP và các hợp chất này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ
khoáng và nitơ, quá trình sử dụng các chất khoáng và quá trình biến đổi nitơ
trong cây.
0.50 - Ứng dụng thực tiễn:
+ Khi trồng cây, người ta phải xới đất, làm cỏ sục bùn với mục đích tạo điều
kiện cho rễ cây hô hấp hiếu khí.
+ Hiện nay người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất: trồng
cây trong dung dịch (Thuỷ canh), trồng cây trong không khí (Khí canh) để tạo
điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của bộ rễ.
Câu (4.0đ) a) Điểm bù ánh sáng là gì? Có thể sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định cây
2 ưa bóng và cây ưa sáng được không? Giải thích.
b) Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích
của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước
thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao vậy?
c) Tương quan tỷ lệ các phitohoocmon sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh: Auxin/Xitôkinin;


Abxixic/Giberelin; Auxin/Êtilen; Xitôkinin/Abxixic.
0.25 - Điểm bù ánh sáng: Điểm bù ánh sáng là điểm cường độ ánh sáng mà ở đó
a cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
- Có thể sử dụng.... để phân biệt cây ưa bóng và cây ưa sáng:
0.25 + Cây ưa sáng có điểm bù ánh sáng cao, cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng
thấp.
0.50 + Nếu ở một cường độ ánh sáng nào đó:
* một cây thải CO2, có nghĩa là cây có điểm bù ánh sáng cao → cây ưa sáng
* còn một cây vẫn hấp thụ CO2, có nghĩa là cây có điểm bù ánh sáng thấp →
cây ưa bóng.
1.00 Cơ sở vật lý của quá trình bốc hơi nước đã chứng minh rằng: các phân tử nước
bốc hơi và thoát vào không khí ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với các
b phân tử nước bốc hơi từ giữa chậu nước. Như vậy vận tốc thoát hơi nước
không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi mà phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi
của các diện tích đó. Rõ ràng là hàng trăm khí khổng trên một milimet vuông
lá sẽ có tổng chu vi lớn hơn rất nhiều so với chu vi lá và đó là lý do tại sao
lượng nước thoát qua khí khổng là chính và với vận tốc lớn.
0.50 - Auxin/Xitôkinin: điều chỉnh sự tái sinh rễ, chồi và ưu thế ngọn. Nếu tỉ lệ
nghiêng về Auxin thì rễ hình thành mạnh hơn và tăng ưu thế ngọn. Còn ngược
c lại chồi bên hình thành mạnh, giảm ưu thế ngọn.
0.50 - Abxixic/Giberelin: điều chỉnh sự ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Nếu tỉ lệ
nghiêng về Abxixic thì hạt ngủ, nghỉ. Ngược lại thì nảy mầm.
0.50 - Auxin/Êtilen: điều chỉnh sự xanh, chín quả. Nếu nghiêng về Auxin quả xanh
và ngược lại thúc đẩy quả chín.
0.50 - Xitôkinin/Abxixic: điều chỉnh sự trẻ hoá, già hoá. Nếu nghiêng về Xitôkinin
thì trẻ hoá và ngược lại.
Câu (4.0đ) a) Nêu những điểm khác biệt giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục
3 với sự dẫn truyền xung thần kinh qua xináp hóa học.
b) Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện
suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển. Giải thích.
c) Ở người, vì sao khi bị tràn dịch màng phổi thì sẽ ngạt thở, dễ dẫn đến tử
vong?
d) Vì sao các loài động vật bậc thấp thường hoạt động theo bản năng là chủ
yếu?
a 1.00 Dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục Dẫn truyền xung thần kinh qua xináp

Tốc độ nhanh Tốc độ chậm hơn


Có thể dẫn truyền theo hai hướng
Luôn dẫn truyền theo một chiều từ
ngược nhau bắt đầu từ một điểm kích
màng trước ra màng sau xináp
thích
Dẫn truyền theo cơ chế điện - hóa -
Dẫn truyền theo cơ chế điện ....
điện
Cường độ xung luôn ổn định suốt chiều Cường độ xung có thể bị thay đổi khi
dài sợi trục. đi qua xináp.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Kích thích liên tục không làm ngừng Kích thích liên tục có thể làm cho
xung xung qua xináp bị ngừng (mỏi xináp)
b 0.50 + Tyroxin là hooc môn sinh trưởng, có chức năng tăng cường chuyển hóa cơ
bản ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ
thể. Đối với trẻ em, tyroxin còn có vai trò kích thích sự phát triển đầy đủ của
các tế bào thần kinh, đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của não bộ.
0.50 + Trẻ em thiếu iốt dẫn đến thiếu tyroxin làm cho tốc độ chuyển hóa cơ bản của
các tế bào giảm xuống, cơ thể sinh trưởng và phát triển chậm, biểu hiện các
triệu chứng suy dinh dưỡng; hệ thần kinh phát triển không hoàn thiện dẫn đến
hoạt động kém, biểu hiện chậm phát triển trí tuệ, ….
c 1.00 + Các loài động vật bậc thấp thường có hệ thần kinh kém phát triển, vòng đời
ngắn.
+ Hệ thần kinh kém phát triển nên khả năng lưu giữ thông tin không nhiều →
khả năng hình thành các tập tính học được là rất hạn chế.
+ Vòng đời ngắn → sự cũng cố các tập tính học được cũng khó thực hiện
được → Hoạt động của động vật bậc thấp chủ yếu dựa vào các tập tính bẩm
sinh.
+ Sử dụng loại tập tính sẽ có ưu điểm là nhanh, đơn giản, không tiêu tốn nhiều
năng lượng và không cần phải học, nhưng có hạn chế là kém linh hoạt →
giảm khả năng thích nghi của loài.
Câu (4.0đ) a) Mạch đập ở cổ tay có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không?
4 b) Trường hợp nào dưới đây làm thay đổi huyết áp và vận tốc máu? Giải
thích.
- Đang hoạt động cơ bắp (ví dụ nâng vật nặng).
- Sau khi nín thở quá lâu.
- Hít phải khí CO.
c) Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.“Máu trong tĩnh mạch trên
gan (tĩnh mạch rời gan) có màu đỏ thẫm và có rất ít chất dinh dưỡng”.
a 0.50 - Mạch đập ở cổ tay không phải do máu chảy trong mạch gây nên.
0.50 - Do nhịp co bóp của tim và sự đàn hồi của thành động mạch gây ra.
b 0.50 - Tăng huyết áp và vận tốc máu do tăng tiêu thụ O2 ở cơ và tăng thải CO2 vào
máu; nồng độ oxy trong máu thấp, nồng độ CO2 trong máu cao, thụ quan hoá
học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ bị kích thích gửi xung
thần kinh về trung khu điều hoà tim mạch làm tim đập nhanh và mạnh, do vậy
tăng liều lượng máu qua tim làm tăng huyết áp và vận tốc máu.
0.50 - Tăng huyết áp và vận tốc máu do giảm nồng độ O2 và tăng CO2 trong máu
sau khi nín thở lâu.
0.50 - Tăng huyết áp và vận tốc máu do khí CO gắn với hemôglôbin làm giảm
nồng độ ôxy trong máu.
c 0.50 - Đúng ở chỗ: máu có màu đỏ thẩm vì giàu CO2, vì máu đỏ tươi xuất phát từ
động mạch chủ sau khi trao đổi khí ở các cơ quan (dạ dày, ruột, lách,…)sẽ
nhận CO2 thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch trên gan đổ vào tĩnh mạch chủ
dưới trở về tim.
0.50 - Sai ở chỗ: ―Rất ít chất dinh dưỡng‖ vì: chúng vừa mới được hấp thu các chất
dinh dưỡng từ ruột non nên giàu chất dinh dưỡng.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu (4.0đ) a) Chu kỳ tế bào là gì? Ý nghĩa của việc điều hoà chu kỳ tế bào?
5 b) Trong nhân của tế bào lưỡng bội (2n) ở người chứa khoảng 6.109 cặp
nuclêôtit. Hãy cho biết trong nhân các tế bào sau đây chứa bao nhiêu cặp
nuclêôtit?
- Tế bào ở pha G1
- Tế bào ở pha G2
- Tế bào nơron
- Tinh trùng.
c) Quan sát các tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm đực và ruồi giấm cái
thực hiện nguyên phân một số đợt, sau đó tất cả các tế bào con tạo thành
đều tiến hành giảm phân tạo giao tử, nhận thấy: tổng hàm lượng ADN
trong nhân của các tế bào sinh tinh và các tế bào sinh trứng là 72pg
(picrogram), tổng hàm lượng ADN trong nhân các tinh trùng tạo thành
nhiều hơn tổng hàm lượng ADN trong nhân các trứng tạo thành là 124pg.
Biết hàm lượng ADN trên các NST trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của
giảm phân II là 2pg.
- Xác định số lần nguyên phân của mỗi loại tế bào sinh dục sơ khai nói
trên.
- Nếu tất cả các trứng sinh ra đều được thụ tinh, các hợp tử tạo thành
đều trải qua một số đợt nguyên phân liên tiếp như nhau và tổng hàm
lượng ADN trong nhân của các tế bào con sinh ra từ các hợp tử này là
256pg thì mỗi hợp tử trên nguyên phân mấy đợt?
0.50 - Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Thời gian
của 1 chu kỳ tế bào tuỳ thuộc từng loại TB trong cơ thể và tuỳ thuộc từng loài.
a VD: chu kỳ TB ở giai đoạn phát triển phôi sớm là 15-20phút, TB ruột
2lần/ngày, TB gan 2 lần/năm,…
0.75 - Ý nghĩa của việc điều hoà chu kỳ tế bào:
+ Thời gian và tốc độ phân chia TB ở các bộ phận khác nhau của cùng 1 cơ
thể rất khác nhau và được điều khiển nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát
triển bình thường của cơ thể.
+ Chu kỳ TB được điều khiển bằng 1 hệ thống điều hoà rất tinh vi. Nếu TB
vượt qua điểm R mới tiếp tục đi vào pha S. Nhân tố điều chỉnh điểm R là
protein không bền vững có tác dụng kìm hãm.
+ Nếu các cơ chế điều hoà bị hư hỏng hoặc trục trặc, có thể bị lâm bệnh. VD:
bệnh ung thư là do TB ung thư đã thoát khỏi các cơ chế điều hoà phân bào của
cơ thể nên phân chia liên tục tạo thành khối u chèn ép các cơ quan.
b 0.75 - Tế bào ở pha G1 = 6.109 cặp nuclêôtit
- Tế bào ở pha G2 = 12.109 cặp nuclêôtit
- Tế bào nơron = 6.109 cặp nuclêôtit
- Tinh trùng = 3.109 cặp nuclêôtit
(Đúng 3 ý cho 0.50đ, đúng 2 ý cho 0.25đ, đúng 1 ý không cho điểm)
c 0.50 - Gọi x là số TB sinh tinh => số tinh trùng tạo thành là 4x
- Gọi y là số TB sinh trứng => số trứng tạo thành là y
TB ở kỳ sau II có n NST kép tương tương với TB lưỡng bội 2n. Vậy hàm
lượng ADN trong nhân TB lưỡng bội (2n) là 2 pg, TB đơn bội n là 1 pg.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Theo đề bài ta có 2x + 2y = 72 pg ; 4x –y = 124 pg => x = 32, y = 4.


0.50 * Có 32 TB sinh tinh, số lần nguyên phân của các TB sinh dục sơ khai ban đầu
có 5 trường hợp:
+ 32 = 1. 25 => có 1 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 5 lần.
+ 32 = 2. 24 => có 2 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 4 lần.
+ 32 = 4. 23 => có 4 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 3 lần.
+ 32 = 8. 22 => có 8 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 2 lần.
+ 32 = 16. 21 => có 16 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 1 lần.
0.50 * Có 4 TB sinh trứng => có 2 trường hợp:
+ Có 1 TB sinh dục cái sơ khai ban đầu → mỗi tế bào NP 2 lần.
+ Có 2 tế bào sinh dục cái sơ khai → mỗi tế bào NP 1 lần
d 0.50 Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử:
Có 4 trứng => tạo 4 hợp tử. 4 hợp tử nguyên phân k lần => tạo thành 4.2k tế
bào con (mỗi TB con chứa 2 pg ADN) => 2 (4.2k) = 256 => 2k = 25 => k = 5
=> mỗi hợp tử nguyên phân 5 lần.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GD&ĐT VĨNH KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2011 –


PHÚC 2012
——————— ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Dành cho học sinh THPT không chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao
đề.
———————————
Câu 1.
Cho sơ đồ về chu trình cố định CO2 trong pha tối ở cây ngô:

CO2 -> Axit ôxalô axêtic -> Axit Axit malic ->
Chu trình
malic CO2
Canvin-
Benson
Phôtpho enol piruvat Axit
piruvic
(1) (2)
(3)
Cho biết tên chu trình trên? Các giai đoạn (1), (2), (3) diễn ra ở vị trí nào? ATP
được sử dụng ở giai đoạn nào trong chu trình trên?
Câu 2.
a. Đa số các loài thực vật khí khổng mở vào ban ngày đóng vào ban đêm. Tuy
nhiên, một số loài thực vật sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng, cây
mọng nước ở sa mạc...) khí khổng lại đóng vào ban ngày mở về đêm. Điều này có
ý nghĩa gì với chúng. Hãy giải thích cơ chế đóng mở khí khổng của các loài này?
b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 cho đất trong thời gian
dài sẽ làm thay đổi đặc tính nào của đất? Giải thích?
Câu 3.
Hệ số hô hấp là gì? Tính hệ số hô hấp của axit stêaric (C18H36O2)? Ý nghĩa của
nghiên cứu hệ số hô hấp?
Câu 4.
a. Sự tiêu hoá hoá học ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hoá
ở dạ dày được chuyển xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì?
b. Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào?
c. Phân biệt khái niệm hô hấp ngoài và hô hấp trong?
Câu 5:
a. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ nữ
đập 60 lần trong một phút, có khối lượng máu trong tim là 120ml vào cuối tâm
trương và 75 ml ở cuối tâm thu. Lượng máu được tim bơm đi trong một phút của
người phụ nữ đó bằng bao nhiêu?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

b. Huyết áp là gì? Tại sao những người huyết áp thấp hay bị chóng mặt?
c. Hệ tuần hoàn ở sâu bọ có chức năng vận chuyển khí không? Tại sao?
Câu 6.
Điểm khác nhau giữa vận động khép lá, xòe lá ở cây phượng vĩ khi trời tối và sáng
với vận động khép lá, xòe lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học?
Câu 7:
Xináp là gì? Các thành phần của một xináp hóa học? Sự khác nhau giữa lan truyền
xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và trên sợi thần kinh không có bao
miêlin?
Câu 8.
a. Hãy cho biết cơ sở thần kinh của tập tính?
b. Phân biệt hai hình thức học tập của động vật là học ngầm và học khôn?

------- Hết ------

Họ và tên thí sinh:……………………………………SBD…………………

SỞ GD VÀ ĐT VĨNH HƢỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG 11 NĂM


PHÚC 2011 -2012
MÔN: SINH HỌC (THPT không chuyên)

Nội dung Điểm


Câu
* Tên chu trình: Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 (Chu trình Hatch- 0,25
Slack)........................
* Vị trí xảy ra: 0,25
- Giai đoạn (1) xảy ra trong lục lạp của tế bào mô 0,25
1
dậu...............................................................
(1.0đ)
- Giai đoạn (2), (3) xảy ra trong lục lạp của tế bào bó 0,25
mạch......................................................
* ATP tham gia vào làm biến đổi hợp chất axit piruvic thành phôtpho enol
piruvic và tham gia vào chu trình
Canvin.............................................................................................................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

a.
- Ý nghĩa: Giúp cây tiết kiệm nước trong điều kiện thiếu 0,25
nước................................................
- Cơ chế đóng, mở khí khổng của các loài thực vật sống ở vùng thiếu nước:
+ Ban ngày nhiệt độ cao, cây bị hạn, hàm lượng axit abxixic trong tế bào khí
khổng tăng kích thích các bơm ion hoạt động, đồng thời các kênh ion mở dẫn 0,25
đến ion rút ra khỏi tế bào => P thẩm thấu của tế bào giảm => giảm sức trương 0,25
2 nước => khí khổng đóng................................ 0,25
(1,5đ) + Ban đêm nhiệt độ thấp, sức trương nước của tế bào khí khổng tăng => khí
khổng mở.........
b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 sẽ làm thay đổi độ 0,25
PH của đất... 0,25
Vì:
+ Bón phân NH4Cl, (NH4)2SO4 cây hấp thụ NH4+ còn lại môi trường Cl- và
SO42- sẽ kết hợp với H+ tạo HCl và H2SO4 dẫn đến môi trường
axit....................................................................
+ Bón NaNO3 cây hấp thụ NO3- còn lại Na+ kết hợp với OH- tạo môi trường
bazơ.................
* Hệ số hô hấp (RQ): là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy 0,25
vào khi hô hấp. 0,25
* Hệ số hô hấp của axit stêaric: C18H36O2 + 26O2 = 18CO2 + 18H2O => RQ =
3 0,69 ................ 0,25
(1,0đ) * Ý nghĩa nghiên cứu hệ số hô hấp: 0,25
- Cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì qua đó đánh giá tình trạng
hô hấp của cây
- Có biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng phù
hợp...........................................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

a.
- Chủ yếu là biến đổi prôtêin thành các chuỗi pôlipeptit ngắn dưới tác dụng của
enzim pepsin với sự có mặt của 0,25
HCl................................................................................................................
- Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ:
+ Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một, tạo môi
trường cần thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCO3 từ tụy 0,25
và ruột tiết ra với nồng độ 0,25
cao)......................................................................................................................... 0,25
....................
4 + Để các enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn 0,25
(2,0đ) đó............................
+ Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh 0,25
dưỡng...............................................................................
b. hác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào: 0,25
- Tiêu hóa nội bào: quá trình biến đổi thức ăn diễn ra bên trong tế bào nhờ hệ 0,25
thống enzim.....
- Tiêu hóa ngoại bào: quá trình biến đổi thức ăn diễn ra bên ngoài tế bào, thức
ăn được các enzim phân giải bên ngoài tế bào sau đó mới hấp thụ vào tế
bào...............................................
c. Phân biệt khái niệm hô hấp ngoài và hô hấp trong:
- Hô hấp ngoài: Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên
ngoài........................................
- Hô hấp trong: Sự trao đổi khí giữa tế bào và môi trường bên trong cơ
thể..............................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

a. Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì:


- Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để khôi phục khả năng hoạt động của cơ
tim. (Tâm nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s; tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s; dãn chung là 0,25
0,4s)..............................................
- Lượng máu bơm/phút của người phụ nữ bằng nhịp đập của tim nhân với lưu 0,25
lượng tim (thể tích tâm thu): 60.(120 – 75) = 2700ml/
phút............................................................................. 0,25
b.
5
- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành 0,25
(1,5đ)
mạch..............................................................
- Những người bị huyết áp thấp hay bị chóng mặt vì máu chảy trong mạch chậm 0,25
không đủ cung cấp cho
não........................................................................................................................ 0,25
c.
- Hệ tuần hoàn ở sâu bọ không tham gia vận chuyển chất khí trong hô
hấp.............................
- Vì: Các tế bào của cơ thể trao đổi khí trực tiếp với không khí ở bên ngoài qua
hệ thống ống khí phân nhánh tới tận khe kẽ các
mô......................................................................................
* hác nhau:
Cử động của lá cây Cử động của lá cây trinh nữ
phượng
Bản chất Là loại ứng động sinh Là kiểu ứng động không sinh 0,25
trưởng trưởng..................................... 0,25
........................................... .....
....
Tác nhân kích nh sáng Sự va chạm cơ
6 thích học......................... 0,25
(1,0đ) Cơ chế Do tác động của auxin dẫn Do sự thay đổi sức trương
đến sự sinh trưởng không nước của tế bào chuyên hóa 0,25
đồng đều ở mặt trên và nằm ở cuống lá, không liên
mặt dưới lá.......... quan tới sinh
trưởng.....................................
......
Tính chất biểu Biểu hiện chậm, có tính Biểu hiện nhanh hơn, không
hiện chu kỳ có tính chu
........................................... kỳ..................................
.....

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào
thần kinh với tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến 0,25
....................................................................................
- Thành phần cấu tạo xináp hoá học: Màng trước, màng sau, khe xináp, chùy 0,25
xináp có các túi chứa các chất trung gian hoá
7 học..............................................................................................
(1,0đ) 0,25
Trên sợi không có bao miêlin Trên sợi có bao miêlin
- Dẫn truyền liên tục trên sợi trục, - Dẫn truyền nhảy cóc từ eo ranvie này 0,25
tốc độ lan truyền đến eo ranvie khác, tốc độ lan truyền
chậm..................................... nhanh...............
- Tốn ít năng lượng cho bơm - Tốn nhiều năng lượng cho bơm
+ +
Na /K .... Na+/K+........
a.
- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ 0,25
.........................................................................
- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, tập tính học được là 0,25
chuỗi phản xạ có điều
kiện.........................................................................................................................
8
....... 0,25
(1,0đ)
b.
-Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học. Sau này, 0,25
khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện giúp động vật giải quyết được các tình
huống tương tự...............
- Học khôn là kiểu học có chủ định, có chú ý nên trước một vấn đề mới sinh vật
biết phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết các vấn đề đó
.........................................................

.................... .. Hết ..................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN SINH HỌC - LỚP 11
-------------------------- Năm học 2009 -2010
------------------
Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian giao
đề)
(Đề thi có hai trang, thí sinh kiểm tra lại trước khi làm
bài)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: (1,25 điểm)

d
a
c
*
b

Quan sát sơ đồ trên, hãy cho biết:


a. Rễ cây hấp thụ Nitơ ở những dạng nào?
b. Tên của các nhóm sinh vật ở các vị trí (a), (b), (c), (d).
c. Đặc điểm hoạt động của nhóm sinh vật (d). Hậu quả các hoạt động này

biện pháp khắc phục?
d. (*) là quá trình gì? Nêu ý nghĩa của quá trình này?
Câu 2: (1,25 điểm)
a. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau trong pha tối ở 3 nhóm thực vật
C3, C4 và thực vật CAM về các tiêu chí sau: chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm cố
định CO2 đầu tiên, nơi diễn ra, hô hấp sáng, năng suất sinh học.
b. Tại sao năng suất sinh học ở thực vật CAM thấp hơn thực vật C3?
Câu 3: (1,25 điểm)

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng.
a. Trong các mặt biến đổi thức ăn thì biến đổi thức ăn về mặt cơ học là quan
trọng nhất.
b. Lông nhung đẩy thức ăn đi trong ruột non.
c. Ở người, quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở dạ dày.
d. Trong miệng có enzym tiêu hoá cả tinh bột sống và chín.
e. Một số người có thể cắt túi mật mà vẫn hoạt động được bình thường vì
trong dịch mật không có chứa enzym tiêu hoá.
Câu 4: (1,25 điểm)
a. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ
nữ đập 60 lần trong một phút, khối lượng máu trong tim cô ta là 120ml vào cuối
tâm trương và 75 ml ở cuối tâm thu, lượng máu bơm/ phút của người phụ nữ đó
bằng bao nhiêu?
b. Tại sao ở các động vật có vú nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng
cơ thể?
Câu 5: (1,25 điểm)
a. Trình bày những điểm khác nhau giữa 2 hình thức cảm ứng ở thực vật:
hướng động và ứng động.
b. Biết được vận động hướng động của cây có ứng dụng gì trong thực tiễn?
Câu 6: (1,25 điểm)
Xináp là gì ? Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào ?
Câu 7: (1,25 điểm)
Có các hoocmon thực vật sau: AIA, GA, xitokinin, êtilen, ABA và các tác
dụng sinh lí như sau: làm trương dãn tế bào; ức chế sự nảy mầm của hạt; ảnh
hưởng tới tính hướng động; ; kích thích ra hoa và tạo quả trái vụ; kích thích sự nảy
mầm của hạt, củ, chồi; làm chậm quá trình già của tế bào.
Hãy sắp xếp các hoocmon thực vật phù hợp với tác động sinh lí của nó.
Câu 8: (1,25 điểm)
Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật hằng nhiệt và
động vật biến nhiệt như thế nào?

--- Hết ---

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH


PHỐ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN SINH HỌC - LỚP 11
-------------------------- Năm học 2009 - 2010
-------------------
HƢỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC

Nôi dung Điểm


Câu 1: (1,25 điểm)
a. Rễ cây hấp thụ Nitơ ở dạng NO3- và NH4+ 0,25
b. Tên của các nhóm sinh vật ở các vị trí
(a): vi khuẩn cố định nitơ: khử nitơ khí quyển thành dạng amôn.
(b): vi khuẩn amôn hóa: phân giải nitơ từ xác sinh vật thành NH3.
(c): vi khuẩn nitrat hóa: chuyển hóa NH4+ thành NO3-
(d): vi khuẩn phản nitrat hóa: chuyển hóa NO3- thành thành Nitơ phân tử. 0,50
c. Đặc điểm: Hoạt động trong điều kiện kị khí
Hoạt động này chuyển hóa nitrat (dạng mà cây hấp thụ được) thành Nitơ phân tử.
Khắc phục: làm đất thoáng khí để tránh hoạt động của nhóm vi khuẩn này 0,25
d. (*) là quá trình khử NO3-
Ý nghĩa: khi tổng hợp các axit amin cây cần nhiều nhóm NH2 0,25

Câu 2: (1,25 điểm)


a. Bảng so sánh các tiêu chí ở 3 nhóm thực vật
Tiêu chí Nhóm TV C3 Nhóm TV C4 Nhóm TV CAM
Chất nhận CO2 Ri15DP (C5) PEP PEP
đầu tiên
Sản phẩm cố APG ( C3) AOA AOA
định CO2 đầu
tiên
Nơi diễn ra Lục lạp của Cố định CO2 ở lục lạp TB Lục lạp của TB mô
TB mô giậu mô giậu và khử CO2 ở giậu
lục lạp TB bao bó mạch
Hô hấp sáng Có Không Không
Năng suất sinh Trung bình Cao Thấp 1,00
học
b. Năng suất sinh học ở nhóm thực vật CAM thấp hơn nhóm thực vật C3
- Nhóm thực vật CAM sử dụng một phần tinh bột để tái tạo PEP chất tiếp nhận CO2
→ giảm lượng chất hữu cơ trong quá trình tích luỹ. 0,25
- Điều kiện sống của nhóm CAM khắc nghiệt, bất lợi hơn: khô hạn, thiếu nước, ánh
sáng gắt

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 3 (1,25 điểm)


a. Sai. Tiêu hóa hóa học là quan trọng nhất, vì quá trình này biến đổi thức ăn thành
những chất đơn giản cuối cùng, hấp thụ được vào cơ thể. 0,25
b. Sai. Lông nhung hấp thụ chất dinh dưỡng. 0,25
c. Sai. Quá trình tiêu hoá xảy ra chủ yếu ở ruột non vì ruột có đủ các loại enzym để
biến đổi tất cả thức ăn về mặt hoá học. 0,25
d. Sai. Trong miệng chỉ có enzym tiêu hoá tinh bột chín thành manto.Ở ruột non
mới có enzym amilaza tiêu hoá được cả tinh bột sống và chín. 0,25
e. Đúng. Mât do gan tại ra. Túi mật chỉ là nơi chứa chứ không tiết mật. Mật giúp 0,25
phân nhỏ các giọt mỡ để biến đổi mỡ nhanh hơn thành axit béo và glixerol
Câu 4: (1,25đ)
a. Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì:
- Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để khôi phục khả năng hoạt động của cơ tim.
Nếu xét riêng hoạt động của thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ nhiều
hơn thời gian co của các ngăn tim ( tâm nhỉ co 0,1s nghỉ 0,7s; co thất 0,3s nghỉ 0,5
s; dãn chung là 0,4 s) 0,50
- Lượng máu bơm phút của người phụ nữ bằng nhịp đập của tim nhân với lưu
lượng tim (thể tích tâm thu): 60. ( 120 – 75) = 2700ml/ phút 0,25
b. Nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể:
- Do tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích cơ thể khác nhau: động vật càng nhỏ thì tỉ lệ
này càng lớn--> tiêu tốn nhiều năng lượng cho duy trì thân nhiệt, tốc độ chuyển hoá
cao, nhu cầu ôxi cao, nhịp tim và nhịp thở cao. 0,50

Câu 5: (1,25 điểm)


a. Điểm khác nhau giữa 2 hình thức ứng động và hướng động:
Hƣớng động Ứng động
Hình thức phản ứng của một bộ phận Hình thức phản ứng của cây trước một
của cây trước một tác nhân kích thích tác nhân kích thích không định hướng.
theo một hướng xác định.
Khi vận động về phía tác nhân kích Có thể là ứng động không sinh trưởng(
thích gọi là hướng động dương, khi vận vận động theo sức trương nước) hoặc
động tránh xa tác nhân kích thích gọi là ứng động sinh trưởng (vận động theo
hướng động âm. chu kì đồng hồ sinh học).
Tuỳ tác nhân sẽ có các kiểu như: hướng Tuỳ tác nhân sẽ có các kiểu như: vận
đất, hướng sáng, hướng hoá, hướng động quấn vòng, vận động nở hoa theo
nước. nhiệt độ ánh sáng; hoạt động theo sức
trương nước.
b. Biết được vận động hướng động của cây có ứng dụng gì trong thực tiễn?
- Hướng đất: Làm đất tơi xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu.
- Hướng sáng: Trồng nhiều loại cây, chú ý mật độ từng loại cây không che lấp nhau
để lá vươn theo ánh sáng--> quang hợp tốt.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

( Học sinh có thể nêu ứng dụng từ sự hướng hoá chất, hướng nước)

Câu 6: (1,25 điểm)


- Xináp là giao diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế
bào thần kinh với các tế bào khác. 0,25
- Quá trình truyền tin qua xináp :
+ Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm mở kênh Ca2+ => Ca2+ đi vào 0,25
chùy xináp.
+ Ca2+ làm vỡ các bọc chứa chất trung gian hóa học (acêtylcôlin) => chất này đi
0,25
qua khe xináp đến màng sau.
+ Acêtylcôlin gắn vào thụ thể của màng sau xináp của nơron tiếp theo => xuất
hiện điện thế hoạt động ở màng sau xináp => xung thần kinh được hình thành tiếp 0,50
tục lan truyền dọc sợi thần kinh cứ như vậy cho đến cơ quan đáp ứng.
Câu 7: (1,25 điểm)
- AIA: Trương dãn tế bào, ảnh hưởng tới tính hướng động. 0,25
- GA: Kích thích nảy mầm của hạt, củ, chồi. 0,25
- Xitokinin: làm chậm quá trình già của tế bào. 0,25
- Êtilen: kích thích ra hoa và tạo quả trái vụ. 0,25
- ABA: ức chế sự nảy mầm của hạt. 0,25
Câu 8: (1,25 điểm)
- Đối với động vật biến nhiệt:
+ Nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm theo, các quá
trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn 0.25
+ các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn giảm. Điều này làm quá
trình sinh trưởng và phát triển chậm lại. 0.25
- Đối với động vật hằng nhiệt:
+ Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với
nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. 0.25
+ Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh
được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên , 0.25
+ Các chất bị ôxi hóa nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị
ôxi hóa (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) thì động vật sẽ bị sút cân và
dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn
uống đầy đủ thì động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy 0.25
các chất dự trữ chống rét.

-----------------------------

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
QUẢNG NAM NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn thi : SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi : 02/10/2013
(Đề thi này có 02 trang)
Câu 1( 2điểm).
Các câu sau đúng hay sai? Hãy giải thích?
a. Vi khuẩn hóa tự dưỡng đều oxi hóa các hợp chất lưu huỳnh.
b. Số nucleotit trong mARN bằng một nửa số nucleotit trong gen điều khiển tổng hợp
nó.
c. Phốtpholipit một đầu ưa nước và một đầu kị nước.
d. Dựa vào vùng nhân chia vi khuẩn thành hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi
khuẩn Gram âm.
e. Loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18 thì loài đó có 32 kiểu đột biến tam nhiễm kép.
f. Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận cây trước một tác nhân kích
thích theo một hướng xác định.
g. Khi xung thần kinh truyền tới tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chùy xinap sẽ
làm thay đổi tính thấm đối với Ca2+.
h. Trong quá trình nhân đôi ADN thì cả 2 mạch đơn mới hình thành đều theo chiều 5'-
3'.
Câu 2( 2điểm).
a. Một tế bào 2n có hàm lượng ADN trong nhân là 6,6 x 10 6 gam qua một lần phân
bào bình thường sinh ra 2 tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 6,6 x 10 6
gam. Quá trình phân bào của tế bào đó là nguyên phân hay giảm phân? Giải thích?
b. Một tế bào sinh trứng sơ khai( loài 2n = 10) có nhiễm sắc thể được kí hiệu
AaBbDdEeXY thực hiện nguyên phân 2 đợt tạo ra các tế bào sinh trứng. Các tế bào sinh
trứng đều giảm phân tạo trứng.
- Có bao nhiêu cách sắp xếp nhiễm sắc thể vào kì giữa lần phân bào thứ nhất giảm
phân?
- Có tối đa bao nhiêu loại trứng?
- Có tối thiểu bao nhiêu loại trứng?
- Quá trình trên cần môi trường cung cấp nguyên liệu để hình thành bao nhiêu
nhiễm sắc thể?
Câu 3(3 điểm).
a. Sự khác biệt trong các hình thức hô hấp ở thực vật được thể hiện ở bảng sau:
So sánh Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Hô hấp sáng
Điều kiện xảy ra 1 2 3

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Chất tham gia 4 5 6


Sản phẩm quá trình 7 8 9
Năng lượng thu được cho 1 phân 10 11 12
tử chất tham gia
Hãy trả lời nội dung của các ô theo số hiệu nêu ở bảng trên.

b. Chu trình cố định CO2 của 3 loài thực vật: Dứa, lúa, mía có sự khác biệt:
So sánh Dứa Lúa Mía
Chất nhận CO2 khí quyển A B C
Sản phẩm tạo thành đầu tiên D E F
Loại tế bào tham gia G H I
Năng suất sinh học K L M
Hãy trả lời nội dung của các ô theo kí hiệu nêu ở bảng trên.

Câu 4(3,5điểm).
a. Nêu cấu tạo, vai trò của những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa màng tế bào
động vật với màng tế bào thực vật.
b. Nêu đặc điểm ở các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi
cấy không liên tục.
c. Phân biệt về số lượng tế bào trong cơ thể và phương thức dinh dưỡng của các nhóm
sinh vật thuộc giới nguyên sinh.
Câu 5( 2,5điểm).
a. Cân bằng pH nội môi là gì? Trong cơ thể có những hệ đệm chủ yếu nào? Cơ chế
điều hòa của mỗi hệ đệm đó như thế nào?
b. Sơ đồ điều hòa sinh tinh ở động vật bậc cao được mô tả dưới đây:
Vùng dưới đồi Chú thích:

(1) : Ức chế
: Kích thích

Thùy trước tuyến yên


Hãy điền tên các hoocmon theo các số hiệu
trong sơ đồ?
(2) ( 3) ( 4) (5)
Tinh hoàn
Các ống Các tế
sinh tinh bào kẽ

(5)
Câu 6( 3,5 điểm).
Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3600 liên kết hidro và có hiệu số nucleotit loại A với
nucleotit loại khác là 10% đã nhân đôi 5 đợt liên tiếp đòi hỏi môi trường cung cấp 85800

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

nucleotit. Biết rằng trong số các gen con sinh ra ở đợt nhân đôi thứ 2 có một gen bị đột
A 3
biến mất đoạn, đoạn mất có = .
G 2
a. Tính số nucleotit từng loại ở mỗi gen bình thường và gen đột biến.
b. Các gen con sinh ra đều sao mã tạo ra 2 loại mARN. Một phân tử mARN1 có U =
480, một phân tử mARN2 có U = 750. Nucleotit loại X ở 2 loại mARN đều bằng nhau và
bằng 320. Tính số nucleotit loại A và loại G của 2 loại mARN.
c. Trên một phân tử mARN1 có một số ribôxôm hoạt động một lượt với tổng thời gian
là 44,5 giây, cách đều nhau một khoảng lớn hơn 82A 0 với vận tốc 102A 0 /s. Xác định số
phân tử protein được tổng hợp từ một phân tử mARN1.
Câu 7( 3,5 điểm).
Ở ruồi giấm hai cặp gen qui định màu sắc thân và chiều dài cánh cùng nằm trên một
cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp gen qui định kích thước râu nằm trên cặp nhiễm sắc
thể tương đồng khác.
Ruồi đực di truyền liên kết hoàn toàn. Các cặp gen đều nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Cho P thuần chủng : thân xám, cánh dài, râu dài X thân đen, cánh cụt, râu ngắn
F1: 100% ruồi thân xám, cánh dài, râu ngắn.
Chọn một cặp ruồi F1 cho lai với nhau người ta thu được F2 ruồi thân xám, cánh dài, râu
ngắn chiếm tỉ lệ 54,375%.
a. Hãy xác định tỉ lệ các kiểu hình còn lại ở F2.
b. Nếu lai phân tích cặp ruồi F1 trên thì tỉ lệ kiểu hình FB sẽ như thế nào?

........................................................ HẾT....................................................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
THPT
QUẢNG NAM Năm học : 2013 - 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC HƢỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
................................................................................................................................................
Câu Nội dung Điểm
2  
a. Sai. Vì có loại oxi hóa các hợp chất Fe , NH 4 , NO 2 ...
1 b. Sai. Vì gen ở SV nhân thực còn có các intron
c. Đúng. Vì photpholipit đầu photphat ưa nước và đầu gốc axit béo kị
nước
d. Sai. Vì dựa vào cấu tạo màng.
9! 0,25 x
e. Sai. Vì C 92 = = 36 8
2!(9  2)!
f. Đúng.Vì nếu không theo 1 hướng xác định thì là ứng động = 2đ
g. Đúng. Vì Ca2+ từ dịch mô tràn vào làm vỡ các bóng chứa chất
TGHH, giải phóng chất này vào khe xinap. Các chất TGHH sẽ gắn vào
thụ thể làm thay đổi tính thấm màng sau xinap của nơron tiếp theo.
h. Đúng. Vì Ez ADN polymeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5 , -
3,

2 a. - Quá trình phân bào của tế bào đó có thể là nguyên phân. 0,25
Giải thích: Kết quả nguyên phân tạo ra 2 TB giống nhau và giống TB 0,25
mẹ 0,25
- Quá trình phân bào của tế bào đó có thể là giảm phân I 0,25
Giải thích: Lần phân bào I NST nhân đôi rồi phân chia tạo 2 tế bào con 0,25
b. - Có 16 cách sắp xếp 0,25
- Có tối đa 4 loại trứng 0,25
- Có tối thiểu 1 loại trứng 0,25
- Cần 70 NST

a. 1. Có O2
3 2. Không có O2
3. Ở thực vật C3, cường độ chiếu sáng mạnh, nồng độ CO2 thấp, O2 cao
4. Glucozơ
5. Glucozơ
4 và 5 có thể HS nêu axit piruvic vì không tính giai đoạn đường phân
vẫn cho đúng.
6. Ribulozơ 1 - 5dP. (có thể HS nêu axit glicolic vì là nguyên liệu trực
tiếp vẫn cho đúng).
7. CO2, H2O, ATP

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

8. Hoặc C2H5OH + CO2 + ATP Hoặc CH3COCOOH + ATP


9. Serin + CO2
10. 36 ATP( Vì 2 ATP tiêu tốn cho quá trình) hoặc 38 ATP
11. 2ATP
12. 0 ATP Cứ 2 ý cho 0,25 đ. Nếu lẻ làm tròn 0,25 1,5
b. A. PEP
B. Ribulozơ 1 - 5dP
C. PEP
D. AOA
E. APG
F. AOA
G. Tế bào mô giậu (Tế bào nhu mô)
H. Tế bào mô giậu
I. Tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch
K. Thấp
L.Trung bình
M. Cao 1,5
Cứ 2 ý cho 0,25 đ. Nếu lẻ làm tròn 0,25

4 a. - Giống nhau:
+ Cấu tạo: - Có lớp kép photpholipit
- Có nhiều loại protein
- Các phân tử cacbohydrat liên kết với protein và lipit 0,5
- Glicoprotein
1- 2 ý cho 0,25; 3 -4 ý cho 0,5
+ Vai trò: Bảo vệ tế bào, trao đổi chất chọn lọc, nhận biết các tế bào và 0,25
liên kết tạo mô.
( Chỉ cần nêu 2 trong 4 ý là đủ điểm)
- Khác nhau;
+ Cấu tạo:
Màng TB thực vật có thành cellulozơ, có cầu sinh chất
Màng TB động vật có thêm colestêron, có chất nền ngoại bào 0,25
Đủ 2 ý cho 0,25
+ Vai trò:
* Màng tế bào thực vật
Thành cellulozơ: Xác định hình dạng kích thước TB
Cầu sinh chất: Đảm bảo cho các tế bào ghép nối và liên lạc nhau 0,25
Cần đủ 2 ý
* Màng tế bào động vật
Colestêron: Tăng cường sự ổn định của màng
Chất nền ngoại bào: Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo mô và 0,25
thu nhận thông tin

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Cần đủ 2 ý
b. - Pha tiềm phát (Lag): Vi khuẩn thích ứng với môi trường mới. 0,25
Tổng hợp ADN và enzim chuẩn bị cho sự phân
bào
Chỉ cần 1 ý 0,25
- Pha lũy thừa (log): Liên tục phân bào để đạt đến một hằng số cực
đại
Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất 0,25
Chỉ cần 1 ý
- Pha cân bằng: Tốc độ sinh trưởng và TĐC giảm
Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi 0,25
Chỉ cần 1 ý
- Pha suy vong: Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy
Số lượng tế bào giảm.
Chỉ cần 1 ý
c. Phân biệt các nhóm sinh vật thuộc giới nguyên sinh:
Điểm phân biệt ĐVNS TVNS Nấm nhầy
Cơ thể Đơn bào Đơn bào hoặc đa Đơn bào hoặc
bào cộng bào 1đ
Phương thức dinh Dị dưỡng Quang tự dưỡng Dị dưỡng hoại
dưỡng sinh
Đúng 1- 2 ô cho 0,25đ; Đúng 3 ô cho 0,5đ
Đúng 4 - 5 ô cho 0,75đ; Đúng 6 ô cho 1đ
5 a. - Cân bằng pH nội môi là điều hòa cân bằng axit - bazơ 0,25
- Trong cơ thể có những hệ đệm:
Hệ đệm bicacbonat NaHCO3/ H2CO3 (HCO 3 /CO2)
Hệ đệm photphat Na2HPO4/ NaH2PO4 (HPO 24  /H2PO 4 ) 0,25
Hệ đệm proteinat (Protein)
đủ 3 ý cho 0,25 đ
- Cơ chế điều hòa của các hệ đệm đó:
Hệ đệm bicacbonat HCO 3 + H  = H2CO3
0,25
CO2 + OH  = HCO 3
Chỉ cần 1 ý
Hệ đệm photphat HPO 4 + H  = H2PO 4
2
0,25
H2PO 4 + OH  = HPO 24  + H2O
Chỉ cần 1 ý
Hệ đệm proteinat
Khi môi trường pH tăng thì các gốc -COOH sẽ bị ion hóa giải phóng
0,25
H
Khi môi trường pH giảm thì các gốc -NH2 sẽ nhận H 

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Chỉ cần 1 ý
b. 1. GnRH
2. Inhibin 1,25
3. FSH
4. LH
5. Testosteron 0,25 X 5 = 1,25
6 a.Tính số nucleotit từng loại ở mỗi gen bình thường và gen đột biến.
- Tính số nucleotit từng loại ở mỗi gen bình thường:
Abt + Gbt = 0,5
Abt - Gbt = 0,1  Abt = Tbt = 30%; Gbt = Xbt = 20%
Hay 2Abt = 3Gbt
Lại có 2Abt + 3Gbt = 3600  Abt = Tbt = 900; Gbt = Xbt = 600 0,25
- Tính số nucleotit từng loại ở mỗi gen đột biến:
Vì ở lần nhân đôi thứ 2 phát sinh 1 gen đột biến nên:
Số gen đột biến sau 5 lần nhân đôi là 2 3 = 8
Số gen bình thường sau 5 lần nhân đôi là 2 5 - 2 3 = 24 0,25
Tổng số nu cung cấp để hình thành các gen bình thường:
23x 3000 = 69.000
Tổng số nu cung cấp để hình thành các gen đột biến: 0,25
85800 - 69.000 = 16.800
Số nu trên một gen đột biến:
16800: 7 = 2.400 0,25
Số nu trên đoạn mất: 3000 - 2400 = 600
Am + Gm = 300
2Am = 3Gm  Am = Tm = 180
Xm = Gm = 120 0,25
Số nu mỗi loại trên một gen đột biến:
Ađb = Tđb = Abt - Am = 900 - 180 = 720
Gđb = Xđb = Gbt - Gm = 600 - 120 = 480 0,25
b. Tính số nucleotit loại A và loại G của 2 loại mARN.
- Vì U của mARN2 = 750 > Ađb = 720 nên mARN2 phải do gen bình
thường sao mã. 0,25
 U của mARN2 = 750
A của mARN2 = Abt - 750 = 900 - 750 = 150
X của mARN2 = 320
G của mARN2 = Gbt - 320 = 600 - 320 = 280 0,25
- Số nu mỗi loại của mARN1:
U của mARN1 = 480
X của mARN1 = 320
A của mARN1 = Ađb - 480 = 720 - 480 = 240
G của mARN1 = Gđb - 320 = 480 - 320 = 160 0,25
0,25

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

c. LmARN1 = 1200 x 3,4A0 = 4080A0


Thời gian cho 1 rbx hoạt động là: 4080: 102 = 40s
Khoảng cách thời gian giữa rbx1 và rbx cuối là: 44,5 - 40 = 4,5s 0,25
Khoảng cách độ dài từ rbx1 đến rbx cuối là: 4,5 x 102 = 459A0.
Cần 1 ý cho đủ điểm
Gọi n là số rbx hoạt động trên 1 mARN1 ( n: nguyên dương)
 l là khoảng cách giữa 2 rbx kế cận
 (n-1)  l= 459
Vì 1 cođon có độ dài 10,2A0 nên  l là bội của 10,2A0
459
82 <  l 
n 1
 giá trị thích hợp là:
n = 6 thì  l = 91,8A0 0,25
Số phân tử protein được tổng hợp từ mARN1 là: 6
n= 4 thì  l = 153A0 0,25
Số phân tử protein được tổng hợp từ mARN1 là: 4
n= 2 thì  l = 459A0. 0,25
Số phân tử protein được tổng hợp từ mARN1 là: 2

7 a. Vì mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng


và PTC: thân xám, cánh dài, râu dài X thân đen, cánh cụt, râu ngắn
F1 100% thân xám, cánh dài, râu ngắn
Nên tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen
tính trạng cánh dài trội hoàn toàn so với tính trạng cánh cụt
tính trạng râu ngắn trội hoàn toàn so với tính trạng cánh cụt 0,25
Kí hiệu A là gen trội qui định thân xám, gen a qui định thân đen
B là gen trội qui định cánh dài, gen b qui định cánh cụt
D là gen trội qui định râu ngắn, gen d qui định râu dài 0,25
AB ab
P: dd X DD
AB ab
AB 0,25
F1: Dd 100% thân xám, cánh dài, râu ngắn
ab
AB AB
F1 X F1: Dd X Dd
ab ab
- Xét Dd X Dd thì F2 tỉ lệ KH 3 râu ngắn : 1 râu dài
Suy ra xét 2 cặp tính trạng màu sắc thân và chiều dài cánh thì F2 MXCD
:
54,375% + 54,375%: 3 = 72,5%
Gọi x là tỉ lệ giao tử cái F1 mang gen AB = ab
y là tỉ lệ giao tử cái F1 mang gen Ab = aB 0  x, y  0,5
x + y = 0,5 (1)

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Tỉ lệ giao tử đực F1: 0,5 AB; 0,5 ab


Lập bảng tổ hợp giao tử F1 ta có F2 MXCD: 0,5
3. 0,5. x + 2 . 0,5 . y = 0,725 (2)
(1) & (2) ta có x = 0,45; y = 0,05
1
F2 thân đen, cánh cụt, râu dài: x.0,5. = 5,625%
4
3
thân đen, cánh cụt, râu ngắn: x.0,5. = 16,875%
4
thân xám, cánh cụt, râu dài = thân đen, cánh dài, râu dài
1
= 0,5.y. = 0,625%
4
thân xám, cánh cụt, râu ngắn = thân đen, cánh dài, râu ngắn
3
= 0,5.y. = 1,875%
4
thân xám, cánh dài, râu dài = 0,54375 : 3 = 18,125% 0,75

Tìm tỉ lệ 2 KH: 0,25;Tìm tỉ lệ 3 - 5 KH: 0,5; Tìm tỉ lệ 6- 7 KH: 0,75

Có thể HS không tách mà để nguyên 3 cặp tính trạng, nếu đúng vẫn
cho điểm đầy đủ.
b. - Lai phân tích ruồi đực F1:
AB ab
Dd X dd
ab ab
AB AB ab ab 0,25
FB: 1 Dd : 1 dd : 1 Dd : 1 dd 0,25
ab ab ab ab
KH FB: 1TXCDRN: 1TXCDRD: 1TĐCCRN: 1TĐCCRD
- Lai phân tích ruồi cái F1:
AB ab
Dd X dd
ab ab
FB:
ABD ABd abD abd AbD Abd aBD aBd
22,5% 22,5% 22,5% 22,5% 2,5% 2,5% 2,5% 2,5%
abd AB AB ab ab Ab Ab aB aB
dd
ab ab ab ab ab ab ab ab 0,5
Dd dd Dd 22,5% Dd dd Dd dd
22,5% 22,5% 22,5% 2,5% 2,5% 2,5% 2,5%
KH FB:
22,5% TX CD RN 2,5% TX CC RN 0,5
22,5% TX CD RD 2,5% TX CC RD
22,5% TĐ CC RN 2,5% TĐ CD RN
22,5% TĐ CC RD 2,5% TĐ CD RD

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
QUẢNG NAM NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn thi : SINH HỌC
ĐỀ DỰ BỊ
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi : 02/10/2013
(Đề thi này có 02 trang)
Câu 1( 2điểm).
Các câu sau đúng hay sai? Hãy giải thích?
a. Giới nguyên sinh gồm động vật nguyên sinh và động vật nguyên sinh.
b. Chức năng hệ tuần hoàn ở châu chấu không làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2.
c. Giữa 2 nucleotit trong ARN liên kết nhau bằng liên kết estephotphat.
d. Căn cứ vào nguồn O2 chia vi sinh vật thành vi sinh vật tự dưỡng và vi sinh vật dị
dưỡng.
e. Loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 16 thì loài đó có 28 kiểu đột biến tam nhiễm kép.
f. Ứng động là hình thức phản ứng của một bộ phận cây trước một tác nhân kích thích
theo một hướng xác định.
g. Nguồn O2 giải phóng ra trong quang hợp có nguồn gốc từ CO2.
h. Phân chia đột biến đa bội thành đa bội chẵn và đa bội lẻ.
Câu 2( 2điểm).
a. Một tế bào 2n có hàm lượng ADN trong nhân là 6,6 x 10 6 gam qua 1 số lần phân
bào bình thường sinh ra các tế bào con đều có hàm lượng ADN trong nhân là 3,3 x 10 6
gam. Quá trình phân bào của tế bào đó là nguyên phân hay giảm phân? Giải thích?
b. Một tế bào sinh trứng sơ khai( loài 2n = 10) có nhiễm sắc thể được kí hiệu
AaBBDdEeXY thực hiện nguyên phân 2 đợt tạo ra các tế bào sinh trứng. Các tế bào sinh
trứng đều giảm phân tạo trứng.
- Có bao nhiêu cách sắp xếp nhiễm sắc thể vào kì giữa lần phân bào thứ nhất giảm
phân?
- Có tối đa bao nhiêu loại trứng?
- Có tối thiểu bao nhiêu loại trứng?
- Quá trình trên cần môi trường cung cấp nguyên liệu để hình thành bao nhiêu
nhiễm sắc thể?
c. Trong tinh hoàn của cá thể đực giao phối với cá thể trên chứa 625 tế bào sinh tinh
thực hiện nguyên phân số lần bằng nhau tạo ra tế bào sinh tinh, các tế bào sinh tinh đều
giảm phân tạo giao tử, các giao tử tham gia thụ tinh hiệu suất 10-4 đã tạo ra 2 cá thể. Tính
số lần nguyên phân.
Câu 3(3 điểm).
a. Ba bệnh sau đây ở người:
Bệnh Nguyên nhân Triệu chứng Phòng ngừa

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Bệnh Đao 1 2 3
Bệnh Chlamydia 4 5 6
Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi 7 8 9
liềm
Hãy trả lời nội dung của các ô theo số hiệu nêu ở bảng trên.
b. Trình bày cơ chế phát sinh bệnh Claiphentơ ở người.
Câu 4(3,5điểm).
a. Các dạng hoocmon kích thích sinh trưởng ở thực vật được thể hiện ở bảng sau:
Hoocmon Phân bố Tác động
Auxin 1 2
Giberelin 3 4
Xitokinin 5 6
Hãy hoàn thành nội dung theo số hiệu đã cho ở bảng trên?
b. Nêu các tiêu chuẩn cơ bản để xác định 2 nhóm thực vật C3 và C4.
c. Tại sao thực vật C4 ưu điểm hơn thực vật C3?
Câu 5( 2,5điểm).
a. Phân biệt 3 hình thức ứng dụng vi sinh vật: lên men giấm, sữa chua, lên men rượu
b. Cacbohiđrat là gì? Phân loại.
c. Tại sao khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn giữ 1 tỉ lệ nhất định? Hãy
trình bày cơ chế điều hòa đường huyết?
Câu 6( 3 điểm).
Ở gen sinh vật nhân sơ có 3600 liên kết hiđro và có đầy đủ các loại nucleotit, sao mã
một số lần cần 6000 nucleotit.
a. Xác định số lần sao mã và số nucleotit của gen.
b. Trên mỗi mARN có một số riboxom hoạt động không lặp lại với tổng thời gian 54,5s
và cách đều 91,8A0, vận tốc là 102 A0/s. Tính số axitamin cần cung cấp cho quá trình
dịch mã trên 1 mARN.
Câu 7( 4 điểm).
Ở một loài côn trùng hai cặp gen qui định màu sắc thân và chiều dài cánh cùng nằm
trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp gen qui định kích thước râu nằm trên cặp
nhiễm sắc thể tương đồng khác.
Gen qui định thân màu xám trội hoàn toàn so với gen qui định thân màu đen, gen qui
định cánh dài trội hoàn toàn so với gen qui định cánh cụt, gen qui định râu ngắn trội hoàn
toàn so với gen qui định râu dài.
a. Cho hai cá thể F1 đều dị hợp tử 3 cặp gen lai với nhau. Viết các phép lai có thể xảy
ra.
b. Trong một phép lai F1 X F1 người ta thu được ở F2 thân xám, cánh cụt, râu ngắn
12%. Biện luận và viết sơ đồ lai.
Cho biết nếu có hoán vị thì con đực và con cái đều có tần số hoán vị bằng nhau.

........................................................ HẾT....................................................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
THPT
QUẢNG NAM Năm học : 2013 - 2014
ĐỀ DỰ BỊ HƢỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
................................................................................................................................................
....
Câu Nội dung Điểm
a. Sai. Vì giới nguyên sinh gồm: ĐVNS, TVNS, nấm nhầy.
1 b. Đúng. Vì côn trùng hệ thống ống khí trao đổi khí trực tiếp với tế
bào.
c. Đúng. Vì giữa 2 nu liên kết với nhau bằng nhóm -OH của đường
(rượu) nu này với nhóm -OH của H3PO4 của nu kia nên gọi là liên kết
estephotphat. 0,25 x
d. Sai. Vì dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon. 8
8! = 2đ
e. Đúng. Vì C 82 = = 28
2!(8  2)!
f. Sai.Vì nếu theo 1 hướng xác định thì là hướng động
g. Sai. Vì nguồn O2 giải phóng ra trong quang hợp có nguồn gốc từ
H2O.
h. Sai. Vì đa bội gồm tự đa bội và dị đa bội.
2 a - Quá trình phân bào của tế bào đó là giảm phân gồm 2 lần phân 0,5
bào liên tiếp là nguyên nhiễm và giảm nhiễm. 0,25
b. - Có 8 cách sắp xếp 0,25
- Có tối đa 4 loại trứng 0,25
- Có tối thiểu 1 loại trứng 0,25
- Cần 70 NST
c.- Gọi x là số lần nguyên phân của TB sinh tinh ( x  Z+ ) 0,25
Số tinh trùng tạo ra là: 625.2x.4 = 2500.2x
Ta có: 2500.2x. 10-4 = 2  x = 3 0,25
Vậy số lần NP là 3
a. 1- Do thừa 1 chiếc ở cặp NST 21
3 2- Lùn, cổ ngắn, tay chân ngắn, mắt híp, thiểu năng trí tuệ, lưỡi thè.
3- Không sinh con ngoài tuổi sinh sản, tránh tác nhân gây đột biến.
4- Do vi khuẩn Chlamydia.
5- Ngứa, viêm phần phụ, tổn thương vòi trứng, có thể có thai ngoài tử
cung
6- Giữ vệ sinh, tình dục an toàn.
7- Đột biến gen. 0,25x9
8- Thiếu máu, đau đầu kéo dài, mệt mỏi do thiếu năng lượng. = 2,25
9- Tránh tác nhân gây đột biến.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Mỗi ý 0,25đ
b. Cơ chế phát sinh bệnh Claiphentơ ở người:
- Trong kì đầu giảm phân I tơ phân bào của cặp NST giới tính không
xuất hiện.
+ Nếu là mẹ hình thành trứng XX. 0,25
+ Nếu là bố hình thành tinh trùng XX và YY.
- Trong kì đầu giảm phân II tơ phân bào của cặp NST giới tính không
xuất hiện.
+ Nếu là mẹ hình thành trứng XX. 0,25
+ Nếu là bố hình thành tinh trùng XY.
- Trong thụ tinh sự kết hợp trứng XX và tinh trùng bình thường Y
hoặc tinh trùng XY kết hợp với trứng bình thường X đều phát sinh 0,25
bệnh Claiphentơ XXY.
4
a. 1. Mô phân sinh chồi, lá mầm, rễ. 0,25
2. Làm trương dãn tế bào; tính hướng sáng, hướng đất; ngọn và rễ
chính sinh trưởng mạnh, ức chế chồi bên; kích thích ra quả và tạo quả
không hạt; ức chế sự rụng. 0,25
3. Ở các cơ quan còn non. 0,25
4. Kích thích thân, lóng cao và dài ra; kích thích ra hoa, tạo quả
sớm, quả không hạt; kích thích nảy mầm; tác động quang hợp, hô hấp,
trao đổi nitơ, axit nu, hoạt tính enzim. 0,25
5. Ở rễ. 0,25
6. Tác động phân chia tế bào hình thành cơ quan mới; kích thích
chồi bên; ngăn chặn sự hóa già. 0,25
b. Các tiêu chuẩn cơ bản để xác định 2 nhóm thực vật C3 và C4.
+ Con đường cố định CO2:
- Thực vật C3: Theo chu trình Canvin.
- Thực vật C4: Theo chu trình Hatch- Slack. 0,25
+ Hô hấp sáng:
- Thực vật C3: Có
- Thực vật C4: Không có 0,25
+ Nhu cầu nước:
- Thực vật C3: Nhiều.
- Thực vật C4: Ít. 0,25
+ Điểm bù CO2:
- Thực vật C3: Cao
- Thực vật C4: Thấp. 0,25
+ Cường độ quang hợp:
- Thực vật C3: Thấp. 0,25
- Thực vật C4: Cao
c. Thực vật C4 ưu điểm hơn thực vật C3 vì:

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Không có hô hấp sáng


- Nhu cầu nước ít
- Điểm bù CO2 thấp
- Cường độ quang hợp mạnh
- Trong điều kiện chiếu sáng yếu. 0,75
- Năng suất sinh học cao.
Đủ 2 ý cho 0,25, nếu lẻ thì làm
tròn
5
a.- Vi sinh vật thực hiện:
+ Lên men giấm: VK axit axetic
+ Sữa chua: VK lactic.
+ Lên men rượu: Nấm men 0,25
Đủ 3 ý cho 0,25
- Điều kiện:
+ Lên mem giấm: Hiếu khí.
+ Sữa chua: Kị khí. 0,25
+ Lên men rượu: Kị khí.
Đủ 3 ý cho 0,25
- PTPƯ:
+ Lên men giấm: C2 H5OH + O2  CH3COOH + H2O
+ Sữa chua: C6 H12O6  2(CH3 - CHOH - COOH) 0,25
+ Lên men rượu: C6 H12O6  2C2 H5OH + 2CO2 0,25
Đủ 3 ý cho 0,25
b. - Cacbohiđrat là những hợp chất mà thành phần phân tử có C,H,O.
- Phân loại:
+ Monosaccarit (đường đơn): gồm đường C6 và đường C5. 0,25
Đường C6 gồm có: gluco, fructo, galacto.
Đường C5 gồm có: ribo,đêoxiribo
+ Đisaccarit ( đường đôi):
Đường saccarozơ gồm 1 gluco liên kết với 1 fructo. 0,25
Đường malto gồm 2 gluco liên kết với nhau.
Đường lacto gồm 1 gluco liên kết với 1 galactozơ.
+ Polisaccarit ( đường đa): gồm: 0,25
Tinh bột: gồm các  -gluco liên kết 1 - 4 hoặc 1- 4 và 1 - 6.
Xenlulo: gồm các  -gluco liên kết 1 - 4 . 0,25
c. - Khi ăn nhiều đường nồng độ gluco tăng > 0,001 thì hoocmon
insulin xúc tác cho phản ứng tạo glicogen làm giảm nồng độ đường.
- Cơ chế điều hòa đường huyết:
Dưới xúc tác của hoocmon insulin và glucagon thực hiện 2 phản ứng
thuận nghịch đảm bảo gluco trong máu duy trì ở mức độ cân bằng nội 0,5

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

môi.
nC6H12O6 Ínulin
 (C6H10O5)n + nH2O
(C6H10O5)n + nH2O   nC6H12O6
Glucagon

6 a. Số lần sao mã và số nucleotit của gen:


Ta có H = 2A + 3G = 3600 (1)
2A + 2G  2A + 3G  3A + 3G
3N 3N
Hay N  H   N  3600  (2)
2 2 0,5
Gọi k là số lần sao mã của gen ( k: nguyên, dương)
N
ta có .k = 6000
2
12000
N = Thế vào (2) ta có:
k
12000 12000 3
 3600  .
k k 2
 3,3  k  5 0,5
k = 4 thì N = 3000  G= X = 600; A = T = 900
k= 5 thì N=2400  G= X = 1200; A = T = 0(loại)
Vậy gen có 3000 nu và có số lần sao mã là 4 0,5
b. LmARN = 1500 x 3,4A0 = 5100A0
5100
Thời gian cho 1 rbx hoạt động là: = 50s 0,25
102
Khoảng cách thời gian giữa rbx1 và rbx cuối là: 54,5 - 50 = 4,5s .
0,25
91,8
Khoảng cách thời gian giữa 2 rbx kế cận là: = 0,9s
102
4,5
 Số rbx = +1=6 0,5
0,9
1500
Số axitamin cần cung cấp là: ( - 1)x6 = 2994
3 0,5
7 a. Theo đề ta có:
A là gen trội qui định mình xám, gen a qui định mình đen
B là gen trội qui định cánh dài, gen b qui định cánh cụt
D là gen trội qui định râu ngắn, gen d qui định râu dài
F1 dị hợp 3 cặp gen. Vậy các phép lai có thể là:
AB AB 0,5
+ Dd x Dd
ab ab
Ab Ab
+ Dd x Dd
aB aB 0,5

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

AB Ab 0,5
+ Dd x Dd
ab aB
b. - F1 X F1 , xét Dd x Dd thì F2 tỉ lệ KH 3 râu ngắn : 1 râu dài
Suy ra xét 2 cặp tính trạng màu sắc thân và chiều dài cánh thì F2
TXCC : 0,25
0,12
= 0,16
0,75
AB AB Ab Ab
* TH 1: phép lai F1 là: Dd x Dd hoặc Dd x Dd
ab ab aB aB
Gọi x là tỉ lệ giao tử AB = ab = x.
y là tỉ lệ giao tử Ab = aB = y. 0  x, y  0,5
x + y = 0,5 (1)
Lập bảng tổ hợp giao tử F1 ta có F2 TXCC: 0,5
2xy + y2 = 0,16 (2)
(1) & (2) ta có x = 0,3 ; y = 0,2. 0,25
AB
 Tần số hoán vị f = 2. 0,2 = 0,4 = 40%, KG F1 là: Dd
ab
AB AB
Sơ đồ lai: F1 X F1 : Dd x Dd
ab ab
G: ABD = abd = 0,15 ABD = abd = 0,15
ABd = abD = 0,15 ABd = abD = 0,15
0,25
AbD = aBd = 0,1 AbD = aBd = 0,1
Abd = aBD = 0,1 Abd = aBD = 0,1
F2 : Lập bảng tổ hợp giao tử F1 ta có:
thân xám, cánh dài, râu ngắn: 44,25%
thân xám, cánh dài, râu dài: 14,75%
thân xám, cánh cụt, râu ngắn = thân đen, cánh dài, râu ngắn = 12%
0,5
thân xám, cánh cụt, râu dài = thân đen, cánh dài, râu dài = 4%
thân đen, cánh cụt, râu ngắn: 6,75%
thân đen, cánh cụt, râu dài: 2,25%
AB Ab
* TH 2: phép lai F1 là: Dd x Dd
ab aB
Gọi x là tỉ lệ giao tử AB = ab = x.
y là tỉ lệ giao tử Ab = aB = y. 0  x, y  0,5
0,5
x + y = 0,5 (1)
Lập bảng tổ hợp giao tử F1 ta có F2 TXCC:
x2 + xy + y2 = 0,16 (2)
Từ (1) & (2) ta có PT: y2 - 0,5y + 0,09 = 0
0,25
 < 0 . Vậy PT trên vô nghiệm.
Hay TH 2 vô lý

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Së GD &§T Qu¶ng B×nh K× thi chän häc sinh giái CẤP tØnh

líp 11 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013


ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: sinh häc
SỐ BÁO DANH: (Khóa ngày 27 tháng 3 năm 2013)
(Thời gian làm bài:180 phút –
Không kể thời gian giao đề)

Câu 1(1,5 điểm).


Nuôi 2 chủng vi sinh vật A, B trong cùng một môi trường tối thiểu thấy chúng
sinh trưởng phát triển bình thường nhưng khi tách 2 chủng A và B ra nuôi riêng trong
điều kiện môi trường tối thiểu thì cả hai chủng đều không phát triển được. Hãy giải thích
hiện tượng trên?
Câu 2 (1,5 điểm).
Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau:
TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục.
TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2.
TN3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao.
(mgCO2/dm2lá.giờ).
Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên.
Câu 3 (1,5 điểm).
Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học. Tại sao mặc dù có cả xinap điện
lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học ?
Câu 4 (1,0 điểm).
a. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một
phía ta sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
b. Giải thích cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học?
Câu 5 (1,0 điểm).
a. Khi uống nhiều rượu dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu. Giải
thích?
b. Huyết áp là gì? Khi huyết áp giảm, ở ống thận tăng cường tái hấp thu ion gì? Tại
sao?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 6 (1,0 điểm).


Phân biệt prôtêin xuyên màng và bám màng về cấu trúc và chức năng.
Câu 7 (2,5 điểm).
Một tế bào sinh dục sơ khai trải qua các giai đoạn phát triển từ vùng sinh sản đến
vùng chín đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp 3024 NST đơn. Tỉ lệ số tế bào tham gia
vào đợt phân bào tại vùng chín so với số NST đơn có trong một giao tử được tạo ra là 4/3.
Hiệu suất thụ tinh của các giao tử là 50% đã tạo ra một số hợp tử. Biết rằng số hợp tử được
tạo ra ít hơn số NST đơn bội của loài.
a. Xác định bộ NST 2n của loài.
b. Số NST đơn mà môi trường cung cấp cho mỗi giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục đã cho là
bao nhiêu?
c. Xác định giới tính của cá thể chứa tế bào nói trên. Biết giảm phân bình thường
không xảy ra trao đổi chéo và đột biến.
(Thí sinh không đƣợc sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì
thêm.)
----------Hết--------

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Së GD &§T Qu¶ng B×nh K× thi chän häc sinh giái CẤP tØnh

líp 11 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013


Môn thi: sinh häc (Khóa ngày 27 tháng 3 năm 2013)

HƢỚNG DẪN CHẤM


Câu Nội dung Điểm
1 - Mỗi chủng A và B đều không sống được trong môi trường tối thiểu => Cả hai
(1,5) chủng A và B đều thuộc nhóm vi sinh vật khuyết dưỡng. 0,25
- Khi nuôi cả A và B trong cùng 1 môi trường tối thiểu, chúng sinh trưởng và phát
triển bình thường => chủng A và B là vi sinh vật đồng dưỡng. 0,25
Giải thích:
TH1: Chủng A sản xuất nhân tố sinh trưởng cung cấp cho chủng B và ngược lại
chủng B cũng sản xuất nhân tố sinh trưởng khác cung cấp cho chủng A. 0,5
TH2: Chủng A tổng hợp 1 thành phần của nhân tố sinh trưởng, chủng B tổng hợp
thành phần còn lại của cùng nhân tố sinh trưởng, cả hai thành phần này cùng tham gia
hình thành nhân tố sinh trưởng cần thiết cho chủng A và B. 0,5
2 * Thí nghiệm 1:
(1,5) - Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau của TVC3 và TVC4. Cây C3 sẽ chết
trước do có điểm bù CO2 cao khoảng 30ppm còn TV C4 có điểm bù CO2 thấp
(0-10ppm). 0,5

* Thí nghiệm 2:
- Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng. Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ O2; hô hấp
sáng chỉ có ở thực vật C3 không có ở thực vật C4 nên khi điều chỉnh O2 cao thì năng
0,5
suất quang hợp TV C3 giảm đi.
* Thí nghiệm 3:
- Nguyên tắc: Dựa vào điểm bảo hòa ánh sáng. Điểm bảo hòa ánh sáng của thực vật
C4 cao hơn thực vật C3 nên ở điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao do cường độ 0,5
quang hợp của thực vật C4 cao hơn (thường gấp đôi ) thực vật C3

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

3 * Khi điện thế hoạt động truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chùy xinap sẽ
2+ 2+ 0,25
(1,5) làm thay đổi tính thấm đối với Ca , Ca từ ngoài dịch mô tràn vào dịch bào ở chùy xinap.
- Ca2+ vào làm vỡ các bóng chứa chất trung gian hóa học axetincolin, giải phóng các
chất này vào khe xinap. 0,25
- Axetincolin sẽ gắn vào các thụ thể trên màng sau xinap và làm xuất hiện điện thế
hoạt động ở tế bào sau xinap. 0,25
* Đại bộ phận là xinap hoá học vì xinap hóa học có các ưu điểm sau:
- Việc truyền thông tin qua xinap hóa học dễ được điều chỉnh hơn so với ở xinap điện 0,25
nhờ sự điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap.
- Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều 0,25
- Chất trung gian hóa học khác nhau ở mỗi xinap gây ra các đáp ứng khác nhau. 0,25
4 a. Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì:
(1,0) - Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn
làm giảm lượng auxin. 0,25

- Ở thân các tế bào đã phân hoá, tốc độ phân chia kém => sự sinh trưởng 2 phía
thân không có sự chênh lệch lớn. 0,25
b. Cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học hoặc khi trời tối:
- Cây trinh nữ ở cuống lá và gốc lá chét có thể gối, bình thường thể gối luôn căng
nước làm lá xoè rộng. 0,25
- Khi có sự va chạm, K+ được vận chuyển ra khỏi không bào làm giảm ASTT tế
bào thể gối, tế bào thể gối mất nước làm lá cụp xuống. 0,25
5 a. – Hoocmôn ADH kích thích tế bào ống thận tăng cường tái hấp thu nước trả về
(1,0) máu.
Rượu làm giảm tiết ADH → giảm hấp thu nước ở ống thận → kích thích đi tiểu  0,25
mất nước nhiều qua nước tiểu.
- Mất nước → áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao → kích thích vùng dưới đồi gây 0,25
cảm giác khát. 0,25
b. - Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch do tim co bóp.
- Khi huyết áp giảm tuyến trên thận sản xuất andosteron tăng cường tái hấp thu Na+,
do Na+ có tác dụng giữ nước rất mạnh nên khi Na+ được trả về máu làm tăng lượng 0,25

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

nước trong máu → huyết áp tăng.


6 Đặc điểm
Prôtêin bám màng Prôtêin xuyên màng
(1,0) so sánh
- Bám vào phía mặt ngoài -Xuyên qua màng 1 hay nhiều lần
và mặt trong của màng 0,25
- Chỉ có vùng ưa nước, Có sự phân hóa các vùng ưa nước và
Cấu trúc
không có vùng kị nước vùng kị nước. Vùng kị nước không phân
cực nằm xuyên trong lớp kép lipit, vùng
phân cực ưa nước lộ ra trên bề mặt màng. 0,25
- Mặt ngoài: Tín hiệu nhận - Là chất mang vận chuyển tích cực các
biết các tế bào, ghép nối chất ngược građien nồng độ, tạo kênh
Chức các tế bào với nhau giúp dẫn truyền các phân tử qua màng 0,25
năng - Mặt trong: Xác định hình - Thụ quan giúp dẫn truyền thông tin vào
dạng tế bào và giữ các prôtêin tế bào
nhất định vào vị trí riêng 0,25
7 a. Gọi k là số lần nguyên phân ở tế bào sinh dục tại vùng sinh sản (k nguyên dương)
(2,5) NST cung cấp cho quá trình sinh sản của tế bào sinh dục: (2k – 1). 2n 0,25
Số TB tham gia đợt phân bào cuối cùng tại vùng chín: 2k 0,25
NST cung cấp cho quá trình giảm phân ở vùng chín của tế bào sinh dục:
2n.2k (21-1) = 2n.2k (Vì quá trình giảm phân chỉ có một lần NST nhân đôi). 0,25
Mặt khác ta có: 2n.(2k-1) + 2n.2k = 3024 (NST) (1) 0,25
Theo đề bài ta có: 2k / n = 4 / 3. Thay vào (1) ta có : k = 5 , n = 24 0,25
Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 48 NST 0,25
b. Số NST đơn môi trường cung cấp cho giai đoạn sinh sản của tế bào sinh dục:
(2k – 1). 2n = 31. 48 = 1488 NST 0,25
Số NST đơn trong môi trường nội bào cung cấp cho giai đoạn giảm phân (sinh
trưởng) của tế bào sinh dục: 2k. 2n = 32. 48 = 1536 NST 0,25
c. Gọi b là số giao tử đực tạo ra từ một tế bào sinh dục chín ta có tổng số giao tử
tham gia thụ tinh là: 32. b. 0,25
Ta có số hợp tử được tạo ra là: 32. b. 50% = 16. b < 24. Suy ra b = 1
Vậy cá thể trên là cá thể cái. 0,25
(Lưu ý: Thí sinh giải theo cách khác nhưng có kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa)

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

TRƯỜNG THPT TÂN KỲ KÌ THI CHỌN HSG TRƢỜNG NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN THI: SINH HỌC - LỚP 11
ĐỀ CHÍNH THỨC
THỜI GIAN : 150 PHÚT

Câu 1 (2,0 điểm)


a. Dựa trên đặc điểm cấu tạo và hoạt động trao đổi nước ở tế bào và cơ thể thực vật, hãy
giải thích hiện tượng sau: khi cùng bị mất nước đột ngột (ví dụ vào buổi trưa nắng to, nhiệt độ
cao, có gió khô và mạnh …) cây non bị héo rũ còn cây già chỉ biểu hiện héo ở những lá non?
b. Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm gì độc đáo? Đặc điểm này dẫn tới
sự khác nhau về nhu cầu nước ở thực vật CAM và các nhóm thực vật khác như thế nào?
Câu Ý Nội dung Điểm
Câu 1 a - Khi bị mất nước, các tế bào thực vật có hiện tượng co nguyên sinh. Nếu 0,5
(2,0 bị mất nước đột ngột, không bào và màng sinh chất co nhanh, có thể kéo
điểm) thành tế bào cùng bị co vào làm tế bào giảm thể tích  bộ phận cơ thể
hoặc cả cơ thể bị giảm thể tích  xuất hiện hiện tượng héo.
- Ở cây non hoặc bộ phận cơ thể còn non, thành xellulozơ còn mỏng, yếu
nên dễ bị kéo vào cùng màng sinh chất  dễ biểu hiện héo. Ở các tế bào 0,5
già, thành xelluozơ dày, cứng  khó bị kéo vào hơn  tế bào vẫn giữ
được nguyên thể tích  không biểu hiện héo.
b - Điểm độc đáo : Thực vật CAM thường sống ở vùng sa mạc hoặc bán sa 0,5
mạc trong điều kiện thiếu nguồn nước. Ở nhóm thực vật này, hiện tượng
đóng khí khổng vào ban ngày có tác dụng tiết kiệm nước dẫn tới quá trình
cố định CO2 chuyển vào ban đêm.
- Sự khác nhau về nhu cầu nước ở các nhóm thực vật : C3 là cao, C4 bằng 0,5
1/2 C3, CAM thấp hơn C4.
Câu 2 (1,0 điểm)
Trong quá trình sống của thực vật, hãy giải thích các hiện tượng:
- Khi thiếu N, Mg và Fe thì lá cây bị vàng.
- Sau một thời gian dài mưa nhiều người ta thấy các lá già ở cây lạc biến thành màu vàng.
Câu Ý Nội dung Điểm
Câu 2 - Khi thiếu N, Mg và Fe thì lá cây bị vàng vì: N, Mg là thành phần cấu tạo 0,25
(1,0 nên clorophyl, Fe hoạt hóa enzim tổng hợp clorophyl.
điểm) - Sau một thời gian dài mưa nhiều người ta thấy các lá già ở cây lạc biến
0,25
thành màu vàng, đây là triệu chứng thiếu nitrogen (sự hóa vàng của lá già)

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

vì:
+ Ở rễ cây lạc có vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh tạo nốt sần, có
khả năng cố định N2. Vi khuẩn này sinh trưởng, phát triển trong điều kiện
0,25
hiếu khí. Mưa nhiều làm cạn kiệt oxi trong đất làm cho cây không hình
thành được nốt sần dẫn đến không chuyển được N2 thành NH4+ nên cây
thiếu N  lá vàng.
+ Mặt khác, trời mưa nhiều làm rửa trôi NO3- trong đất. 0,25
Câu 3 (2,0 điểm)
a. Nêu cấu tạo phù hợp chức năng quang hợp của lục lạp ?
b. Hiệu quả quang hợp của thực vật C4 lớn gấp 2 lần thực vật C3 nhưng hiệu quả năng
lượng thực vật C3 lại lớn hơn thực vật C4. Hãy chứng minh nhận định trên.
Câu Ý Nội dung Điểm
A - Hạt grana: chứa các tilacoit trên đó chứa hệ sắc tố QH, hệ em zim 0,5
pha sáng -> nơi diễn ra của pha sáng quang hợp….
Câu 3 0,5
(2,0 - Chất nền lục lạp (stroma): chứa hệ enzim pha tối (Enzim cố định
điểm) CO2 …..) -> nơi diễn ra của pha sáng QH.
b - Hiệu quả quang hợp của TVC4 > TVC3 do TVC3 có hô hấp sáng còn 0,5
TVC4 không có hô hấp sáng.
- Hiệu quả năng lượng TVC3 > TVC4 vì:
TVC3 để hình thành 1 Glucôzơ cần 18 ATP 0,5
TVC4 để hình thành 1 Glucôzơ cần 24 ATP
C©u 4: (4 ®iÓm).
XÐt 1 tÕ bµo cña mét loµi cã bé NST mang c¸c gen nh- h×nh vÏ:
a. H·y vÏ m« pháng bé nhiÔm s¾c thÓ cña tÕ bµo qua c¸c k× khi
tÕ bµo ®· cho tiÕn hµnh nguyªn ph©n?
b, NÕu tÕ bµo ®· cho lµ mét tÕ bµo sinh tinh th× khi tÕ bµo ®ã
gi¶m ph©n cã thÓ sÏ cho nh÷ng lo¹i giao tö nµo? Minh häa b»ng
s¬ ®å qua c¸c k× cña qu¸ tr×nh gi¶m ph©n?

Câu Ý Nội dung Điểm


Câu 4 a
(2,0
điểm)

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

0,25

0,25
Câu 5 (2,0 điểm)

Câu Ý Nội dung Điểm


Câu 5 a
(2,0
điểm)

b Tăng thời gian chế biến và tăng bề mặt hấp thụ. 0,5
Câu 6 (3,0 điểm)
Câu Ý Nội dung Điểm
Câu 6 a
(3,0 0,5
điểm)

0,5

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GD-ĐT TRÀ VINH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP


TRƢỜNG
TRƢỜNG THPT TIỂU CẦN Môn thi : Sinh học
Thời gian làm bài : 120 phút
(Đề thi có 02 trang)

Câu 1. (2,0 điểm):


Một số virut gây bệnh ở người, nhưng người ta không thể tạo ra được văcxin
phòng chống. Hãy cho biết đó là loại virut có vật chất di truyền là ADN hay ARN?
Giải thích.

Câu 2. (2,0 điểm):


Sơ đồ hình dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm
gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất
nào sẽ tăng một cách bất thường? Giải thích.

A B C E F

H D G

Câu 3. (2,0 điểm):


Trình bày quá trình tiêu hóa ở gia cầm. Tại sao khi ăn, gà thường mổ và nuốt
kèm những viên sỏi nhỏ?

Câu 4. (2,0 điểm):


Hô hấp là gì? Tại sao trong số các động vật sống ở nước, cá xương là động
vật trao đổi khí hiệu quả nhất ?

Câu 5. (2,0 điểm):


Quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng ở người diễn ra
như thế nào? Tại sao những người mắc bệnh về gan thường có biểu hiện da và mắt
có màu vàng, ăn mỡ khó tiêu?

Câu 6. (2,0 điểm):

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Một gen có chiều dài 5100 A0. Trong đó số nucleotit loại A chiếm 20%. Khi
gen này phiên mã, môi trường nội bào đã cung cấp 10% A và 20% G. Hãy tính số
ribonucleotit từng loại của phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên?

Câu 7. (2,0 điểm)


Virut có cấu tạo gồm những thành phần nào? Nêu chức năng của mỗi thành
phần. Tại sao xung quanh và trên cơ thể người có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà
con người thường không mắc bệnh?
Câu 8. (2,0 điểm):
Nêu các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất theo mô hình khảm động và
cho biết chức năng của từng thành phần. Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến
khảm động của màng sinh chất?

Câu 9: (2,0 điểm):


Cacbohidrat có cấu trúc ra sao? Tại sao tinh bộ và xenlulozo đều có cấu tạo
từ các phân tử glucozo nhưng chúng lại khác nhau về nhiều tính chất?

Câu 10: (2,0 điểm)


Khi nuôi cấy vi khuẩn E. Coli trong môi trường nuôi cấy không liên tục bắt
đầu từ 1500 tế bào với pha tiềm phát kéo dài 1 giờ, thời gian thế hệ là 30 phút. Hãy
tính số lượng tế bào được tạo thành sau 3 giờ (trong trường hợp tất cả các tế bào
đều phân chia và trường hợp 1/4 số tế bào ban đầu bị chết).

***** Hết *****

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu Nội dung


1 a.
2,0 - Virut có vật chất di truyền là ARN .
- Giải thích : Virut có vật chất di truyền là ARN dễ phát sinh ra các đột biến hơn virut
có vật chất di truyền là ADN vì ADN có cấu trúc bền vững hơn ARN.Vì vậy virut
ARN có thể nhanh chóng thay đổi đặc tính kháng nguyên của mình làm cho hệ miễn
dịch của người không đối phó kịp nên người ta không thể tạo ra vacxin phòng chống
chúng.
b. - Đúng .
- Vì chỉ có bộ gen của phage xâm nhập vào tế bào chủ còn vỏ để lại ngoài .Nhờ
vào nguồn nguyên liệu của tế bào chủ mà axitnucleic của phage nhân lên và tổng hợp
vỏ .Chỉ sau khi có sự lắp giáp vỏ và lõi ta mới quan sát thấy phage mới.
2 - Nếu G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất H sẽ tăng một cách bất thường.
2,0 - Giải thích: G dư thừa sẽ làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng CD, F dư thừa sẽ
làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng CE. Điều đó dẫn đến C dư thừa. Khi C dư
thừa, C sẽ làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng A B. Kết quả là phản ứng AH
được tăng cường. Vì vậy nồng độ chất H sẽ tăng một cách bất thường.
3 Cấu tạo của răng, hàm trâu.
* Thức ăn của trâu là cỏ: ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ nên trâu phải lấy vào lượng
thức ăn rất lớn và nhai lại khi nghỉ.
* Đặc điểm cấu tạo phù hợp:
- Hàm to, rộng, góc quai hàm mở theo chiều trái phải để nghiền thức ăn.
- Răng hàm, răng cửa rộng, thô, răng nanh không phát triển để nhai nghiền thức ăn
- Hàm trên không có răng, thay vào đó là tấm sụn để giữ, bứt cỏ nhanh, nhiều
b.
- ĐV nhai lại: Biến đổi cơ học và sinh học xảy ra ở dạ cỏ, biến đổi hóa học xảy ra ở dạ

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

múi khế. Tiêu hóa hoàn thành và hấp thu ở ruột non nên hiệu quả tiêu hóa và hấp thu
cao.
- ĐV không nhai lại: Biến đổi cơ học và hóa học xảy ra ở dạ dày, biến đổi sinh học xảy
ra ở manh tràng. Sau khi đã hấp thu 1 phần ở ruột non, phần thức ăn còn lại được hấp
thu ở ruột già nên hiệu quả tiêu hóa và hấp thu kém hơn.

4 Chuẩn bị hai ống nghiệm có chứa các chất đệm phù hợp với môi trường nội bào:
3,0 Ống 1 bổ sung glucozơ + ti thể
Ống 2 bổ sung axit pyruvic + ti thể
+ Để hai ống nghiệm trong cùng một điều kiện nhiệt độ 300C cho thấy ống 1 không
thấy CO2 bay ra ( không sủi bọt), ống 2 có CO2 bay ra (sủi bọt) thể hiện hô hấp hiếu
khí.
Tiêu chí Hô hấp sáng Hô hấp tế bào
Điều kiện - Có ánh sáng mạnh - Không cần ánh sáng
- Nồng độ CO2 thấp, O2 cao - Có O2
Nơi xảy ra Ti thể lục lạp, peroxixom, ti thể
Nguyên liệu Axit glicolic Glucozơ
Cơ chế RDP  axit glicolic 3 giai đoạn: đường phân, chu trình
axitglioxilic glixin serin Crep, chuỗi chuyền e
Năng lượng Không tích lũy năng lượng Tích lũy dạng ATP
Vai trò - Có hại cho cây trồng vì làm Có lợi cung cấp năng lượng cho
giảm năng suất mọi hoạt động
- Tạo ra một số axit amin cho cây
5 Thức ăn từ dạ dày xuống ruột từng đợt nhỏ vì:
3,0 + Cần có đủ thời gian để tiết enzim tiêu hoá.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

+ Tạo môi trường thuận lợi cho các enzim hoạt động.
* Vai trò của HCl:
+ Biến đổi pepsinôgen thành pepsin.
+ Tạo môi trường thuận lợi cho pepsin hoạt động.
+ Tham gia vào quá trình đóng mở môn vị, diệt khuẩn.
+ Làm biến tính protein.
+ Tham gia biến Fe3+ thành Fe2+ để tổng hợp hemoglobin.
b.
Do các cơ xung quanh tĩnh mạch chân co ép lại vào thành tĩnh mạch và tĩnh mạch có
van nên máu chảy được về tim(0,5 điểm)
Do áp suất âm trong lồng ngực được tạo ra do cử động hô hấp của lồng ngực, đồng
thời do áp suất âm ở tim hút máu trở về tim
6 - Nước được hình thành trong pha tối của quang hợp.
2,0 - Chứng minh:
Phương trình phản ứng quang hợp đầy đủ:
6CO2 + 12H2O -> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Dùng ôxi nguyên tử đánh dấu trong CO2, khi quang hợp thấy ôxi nguyên tử đánh dấu
có trong glucozơ và nước. Như vậy, ôxi của nước là ôxi từ CO2.
Mà CO2 chỉ tham gia vào pha tối nước sinh ra từ pha tối quang hợp.
7 Ba lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây là:
2,0 + Lực đẩy từ rễ (biểu hiện ở hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt).
+ Lực trung gian ở thân (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám của phân tử nước
lên thành mạch).
+ Lực hút từ lá (do sự thoát hơi nước tạo ra).
2. Trong 3 lực trên, lực hút từ lá là chính, vì:
+ Lực đẩy từ rễ chỉ được vài ba mét (hiện tượng ứ giọt chỉ chủ yếu ở cây hòa thảo, cây

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

bụi)
+ Lực trung gian chỉ giữ cho nước được liên tục trong mạch không bị kéo xuống bởi trọng
lực.
+ Kết luận: lực hút từ lá là chính (cho phép các cây cao đến hàng trăm mét vẫn hút được
nước bình thường.
8 - Sau thời kì mưa kéo dài dẫn đến O2 trong đất cạn kiệt
2,0 - Sự thiếu O2 trong đất sẽ ức chế quá trình cố định nito ở nốt sần rễ cây lạc do thiếu
ATP va NADH
- Sau trận mưa kéo dài, sẽ rửa trôi NO3- ra khỏi đất
- Triệu chứng thiếu nito sẽ dẫn đến vàng lá ở lá gìa
9 - Gọi x là số lần phân bào (x nguyên dương) ta có:
2,0  
2n. 2 x  2  1240

 20.2 x
 2  1240
 2 x  64  2 6
 x6
- Gọi t là thời gian của một lần phân bào ta có:
24 – 6t = 6t + 14
 Thời gian của một lần phân bào : t = 50 phút
50
 Thời gian kỳ đầu   1  5 phút
10
50
Thời gian kỳ giữa   3  15 phút
10
50
Thời gian kỳ sau   2  10 phút
10
50
Thời gian kỳ cuối   4  20 phút
10

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

2. Thời gian của 1 kỳ trung gian (0,5đ):


50.6
- Thời gian của 6 kỳ trung gian là   14  19 giờ
60
19
- Thời gian của 1 kỳ trung gian là   3,16 giờ = 190 phút
6

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
TRÀ VINH LỚP 11 NĂM HỌC 2012 – 2013
Đề thi chính thức Môn thi : Sinh học
Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian phát
đề)
( Đề thi có 02 trang)

Câu 1. (2,0 điểm)


a. Một số virut gây bệnh ở người, nhưng người ta không thể tạo ra được văcxin
phòng chống. Hãy cho biết đó là loại virut có vật chất di truyền là ADN hay ARN?
Giải thích.
b. Có ý kiến cho rằng ―Trong suốt quá trình từ khi nhiễm phagơ đến giai đoạn
tổng hợp tất cả các thành phần của phagơ, người ta không tìm thấy phagơ trong tế
bào vi khuẩn‖. Ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích.

Câu 2. (2,0 điểm)


Sơ đồ hình dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch
chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ
tăng một cách bất thường? Giải thích.

A B C E F

H D G

Câu 3. (2,0 điểm)


a. Cấu tạo răng, hàm của Trâu phù hợp với loại thức ăn của Trâu như thế nào?
b. Nêu sự khác biệt cơ bản trong hoạt động tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng ở động
vật ăn cỏ nhai lại và động vật ăn cỏ không nhai lại.

Câu 4. (3,0 điểm)


a. Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không phải glucozơ đi
vào ti thể để thực hiện hô hấp hiếu khí.
b. So sánh sự khác nhau giữa hô hấp tế bào và hô hấp sáng.

Câu 5. (3,0 điểm)


a.Tại sao thức ăn từ dạ dày xuống ruột từng đợt ? Nêu vai trò của HCl trong dạ
dày.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

b. Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người ?

Câu 6. (2,0 điểm)


Nước được hình thành trong quang hợp ở pha sáng hay pha tối? Bằng cách
nào để biết điều đó?

Câu 7. (2,0 điểm)


Hãy kể tên các lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong
cây?
Trong những lực trên, lực nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao?

Câu 8. (2,0 điểm)


Sau một thời gian mưa kéo dài, người trồng Lạc thấy các lá già của cây Lạc
đang biến thành màu vàng. Nêu lí do tại sao?

Câu 9. (2,0 điểm)


Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Theo dõi sự phân bào của một tế
bào sinh dưỡng trong 24 giờ ta nhận thấy thời gian của các kì trung gian nhiều hơn
thời gian tiến hành phân bào là 14 giờ. Quá trình phân bào nói trên đã đòi hỏi môi
trường nội bào cung cấp nguyên liệu hoàn toàn mới tương đương với 1240 NST.
Thời gian tiến hành kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối của một chu kỳ nguyên
phân lần lượt tương ứng với tỉ lệ 1 : 3 : 2 : 4.
1. Xác định thời gian tiến hành của mỗi kỳ trong chu kỳ nguyên phân.
2. Xác định thời gian của một kỳ trung gian.

***** Hết *****

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu Nội dung


1 a.
2,0 - Virut có vật chất di truyền là ARN .
- Giải thích : Virut có vật chất di truyền là ARN dễ phát sinh ra các đột biến hơn virut
có vật chất di truyền là ADN vì ADN có cấu trúc bền vững hơn ARN.Vì vậy virut
ARN có thể nhanh chóng thay đổi đặc tính kháng nguyên của mình làm cho hệ miễn
dịch của người không đối phó kịp nên người ta không thể tạo ra vacxin phòng chống
chúng.
b. - Đúng .
- Vì chỉ có bộ gen của phage xâm nhập vào tế bào chủ còn vỏ để lại ngoài .Nhờ
vào nguồn nguyên liệu của tế bào chủ mà axitnucleic của phage nhân lên và tổng hợp
vỏ .Chỉ sau khi có sự lắp giáp vỏ và lõi ta mới quan sát thấy phage mới.
2 - Nếu G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất H sẽ tăng một cách bất thường.
2,0 - Giải thích: G dư thừa sẽ làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng CD, F dư thừa sẽ
làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng CE. Điều đó dẫn đến C dư thừa. Khi C dư
thừa, C sẽ làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng A B. Kết quả là phản ứng AH
được tăng cường. Vì vậy nồng độ chất H sẽ tăng một cách bất thường.
3 Cấu tạo của răng, hàm trâu.
* Thức ăn của trâu là cỏ: ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ nên trâu phải lấy vào lượng
thức ăn rất lớn và nhai lại khi nghỉ.
* Đặc điểm cấu tạo phù hợp:
- Hàm to, rộng, góc quai hàm mở theo chiều trái phải để nghiền thức ăn.
- Răng hàm, răng cửa rộng, thô, răng nanh không phát triển để nhai nghiền thức ăn
- Hàm trên không có răng, thay vào đó là tấm sụn để giữ, bứt cỏ nhanh, nhiều
b.
- ĐV nhai lại: Biến đổi cơ học và sinh học xảy ra ở dạ cỏ, biến đổi hóa học xảy ra ở dạ
múi khế. Tiêu hóa hoàn thành và hấp thu ở ruột non nên hiệu quả tiêu hóa và hấp thu
cao.
- ĐV không nhai lại: Biến đổi cơ học và hóa học xảy ra ở dạ dày, biến đổi sinh học xảy
ra ở manh tràng. Sau khi đã hấp thu 1 phần ở ruột non, phần thức ăn còn lại được hấp
thu ở ruột già nên hiệu quả tiêu hóa và hấp thu kém hơn.
4 a. Chuẩn bị hai ống nghiệm có chứa các chất đệm phù hợp với môi trường nội bào:
3,0 - Ống 1 bổ sung glucozơ + ti thể
- Ống 2 bổ sung axit pyruvic + ti thể
+ Để hai ống nghiệm trong cùng một điều kiện nhiệt độ 300C cho thấy ống 1 không
thấy CO2 bay ra ( không sủi bọt), ống 2 có CO2 bay ra (sủi bọt) thể hiện hô hấp hiếu
khí.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Tiêu chí Hô hấp sáng Hô hấp tế bào


Điều kiện - Có ánh sáng mạnh - Không cần ánh sáng
- Nồng độ CO2 thấp, O2 cao - Có O2
Nơi xảy ra Ti thể lục lạp, peroxixom, ti thể
Nguyên liệu Axit glicolic Glucozơ
Cơ chế RDP  axit glicolic 3 giai đoạn: đường phân, chu trình
axitglioxilic glixin serin Crep, chuỗi chuyền e
Năng lượng Không tích lũy năng lượng Tích lũy dạng ATP
Vai trò - Có hại cho cây trồng vì làm Có lợi cung cấp năng lượng cho
giảm năng suất mọi hoạt động
- Tạo ra một số axit amin cho cây
5 a. Thức ăn từ dạ dày xuống ruột từng đợt nhỏ vì:
3,0 + Cần có đủ thời gian để tiết enzim tiêu hoá.
+ Tạo môi trường thuận lợi cho các enzim hoạt động.
* Vai trò của HCl:
+ Biến đổi pepsinôgen thành pepsin.
+ Tạo môi trường thuận lợi cho pepsin hoạt động.
+ Tham gia vào quá trình đóng mở môn vị, diệt khuẩn.
+ Làm biến tính protein.
+ Tham gia biến Fe3+ thành Fe2+ để tổng hợp hemoglobin.
b.
Do các cơ xung quanh tĩnh mạch chân co ép lại vào thành tĩnh mạch và tĩnh mạch có
van nên máu chảy được về tim(0,5 điểm)
Do áp suất âm trong lồng ngực được tạo ra do cử động hô hấp của lồng ngực, đồng
thời do áp suất âm ở tim hút máu trở về tim
6 - Nước được hình thành trong pha tối của quang hợp.
2,0
- Chứng minh:
Phương trình phản ứng quang hợp đầy đủ:
6CO2 + 12H2O -> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Dùng ôxi nguyên tử đánh dấu trong CO2, khi quang hợp thấy ôxi nguyên tử đánh dấu
có trong glucozơ và nước. Như vậy, ôxi của nước là ôxi từ CO2.
Mà CO2 chỉ tham gia vào pha tối nước sinh ra từ pha tối quang hợp.
7 Ba lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây là:

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

2,0 + Lực đẩy từ rễ (biểu hiện ở hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt).


+ Lực trung gian ở thân (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám của phân tử nước
lên thành mạch).
+ Lực hút từ lá (do sự thoát hơi nước tạo ra).
2. Trong 3 lực trên, lực hút từ lá là chính, vì:
+ Lực đẩy từ rễ chỉ được vài ba mét (hiện tượng ứ giọt chỉ chủ yếu ở cây hòa thảo, cây
bụi)
+ Lực trung gian chỉ giữ cho nước được liên tục trong mạch không bị kéo xuống bởi trọng
lực.
+ Kết luận: lực hút từ lá là chính (cho phép các cây cao đến hàng trăm mét vẫn hút được
nước bình thường.
8 - Sau thời kì mưa kéo dài dẫn đến O2 trong đất cạn kiệt
2,0 - Sự thiếu O2 trong đất sẽ ức chế quá trình cố định nito ở nốt sần rễ cây lạc do thiếu
ATP va NADH
- Sau trận mưa kéo dài, sẽ rửa trôi NO3- ra khỏi đất
- Triệu chứng thiếu nito sẽ dẫn đến vàng lá ở lá gìa
9 - Gọi x là số lần phân bào (x nguyên dương) ta có:
2,0  
2n. 2 x  2  1240
 20.2 x
 2  1240
 2 x  64  2 6
 x6
- Gọi t là thời gian của một lần phân bào ta có:
24 – 6t = 6t + 14
 Thời gian của một lần phân bào : t = 50 phút
50
 Thời gian kỳ đầu   1  5 phút
10
50
Thời gian kỳ giữa   3  15 phút
10
50
Thời gian kỳ sau   2  10 phút
10
50
Thời gian kỳ cuối   4  20 phút
10

2. Thời gian của 1 kỳ trung gian (0,5đ):

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

50.6
- Thời gian của 6 kỳ trung gian là   14  19 giờ
60
19
- Thời gian của 1 kỳ trung gian là   3,16 giờ = 190 phút
6

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP


TRƢỜNG
TRƢỜNG THPT THỌ XUÂN 4 NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN SINH HỌC KHỐI 11
(Thời gian làm bài :90 phút)

Họ và tên:……………....................................………Số báo danh:..............…

Câu 1: (3 điểm) Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa con đường C3 và
con đường C4?

Câu 2: (3 điểm) Em hãy trình bày các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông
qua sự điều khiển quang hợp?

Câu 3: (4 điểm) Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa của thú ăn thịt và
thú ăn thực vật?

Câu 4: (3 điểm) Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được?

Câu 5: (3 điểm) Em hãy giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng
tối?

Câu 6: (4 điểm) Một chu kì tim gồm 3 pha: pha co tâm nhĩ, co tâm thất và pha dãn
chung. Thời gian trung bình của một chu kì tim ở người bình thường là 0,8 giây.
Một người phụ nữ có nhịp tim đo được là 84 nhịp/ phút. Khối lượng máu trong tim
của cô ấy là 132,252 ml vào cuối tâm trương và 77,433 ml vào cuối tâm thu.
a. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kì tim của người phụ nữ trên.
b. Tính lượng máu bơm/phút của người phụ nữ đó.

------------------------------HẾT------------------------------

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

HƢỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƢỜNG
NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN SINH HỌC KHỐI 11
(Thời gian làm bài :90 phút)

Câu 1: (3 điểm) Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa con đường C3 và
con đường C4?
a. Giống nhau: về cơ bản con đường C3 và C4 là giống nhau.
b. Khác nhau: Sản phẩm cố định đầu tiên, không gian, cường độ quang hợp, điểm
bù CO2, điểmbão hòa ánh sáng, nhu cầu nước, năng suất.

Câu 2: (3 điểm) Em hãy trình bày các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông
qua sự điều khiển quang hợp?
- Tăng diện tích lá.
- Tăng cường độ quang hợp.
- Tăng hệ số kinh tế.

Câu 3: (4 điểm) Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa của thú ăn thịt và
thú ăn thực vật?
- Bộ răng.
- Dạ dày.
- Ruột non.
- Ruột già.
- Manh tràng.

Câu 4: (3 điểm) Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được?
- Khái niệm.
- Cơ sở thần kinh của tập tính.
- Có được di truyền từ bố, mẹ không.
- Có đặc trưng cho loài không.

Câu 5: (3 điểm) Em hãy giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng
tối?
- giải thích do hàm lượng auxin
Câu 6: (4 điểm)
a. Xác định thời gian mỗi pha của một chu kì tim của người phụ nữ trên.
- Thời gian chu kì tim: 60 : 84 s.
- Thời gian của pha co tâm nhĩ: (0,1/0,8) : (60/84) = 0,0893 s.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Pha co tâm thất: (0,3/0,8) : (60/84) = 0,2679 s.


- Pha dãn chung: 0,3571 s.
b. Tính lượng máu bơm/phút của người phụ nữ đó.
84 x (132,252 – 77,433) = 4604,796 ml/phút.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GD&ĐT VĨNH KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC


PHÚC 2009-2010
——————— ĐỀ THI MÔN : SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho THPT không chuyên)
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
——————————
Câu 1 (1 điểm):
a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?
b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?
Câu 2 (1 điểm):
a. Rễ cây hút khoáng theo các cơ chế nào? Nêu sự khác nhau giữa các cơ chế
hút khoáng đó?
b. Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết?
Câu 3 (1 điểm):
a. Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì? Điểm bù ánh sáng của cây ưa sáng và cây
ưa bóng khác nhau như thế nào? Giải thích?
b. Điểm bão hoà CO2 là gì? Sự bão hoà CO2 xảy ra trong điều kiện tự nhiên
không?
Câu 4 (1 điểm):
Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao có không khí nghèo ôxi.
Em hãy cho biết cơ thể người đó xảy ra những thay đổi gì để thích nghi với môi
trường mới đó?
Câu 5 (1 điểm):
Hiện tượng xếp lá của cây trinh nữ khi có va chạm và hiện tượng xếp lá " thức,
ngủ" của cây có gì giống và khác nhau ?
Câu 6 (1 điểm):
Mô tả quá trình tiêu hoá ở trùng đế giày? Từ đó rút ra nhận xét gì về tiêu hoá ở
động vật đơn bào?
Câu 7 (1 điểm):
a. Tại sao giun tròn và sán sống kí sinh trong ruột người không có hệ tiêu hoá
mà vẫn sống bình thường ?
b. Động tác nhai lại thức ăn ở động vật nhai lại có tác dụng gì ?
Câu 8 (1 điểm) :
a. Giải thích vì sao ở động vật có vú những loài có khối lượng cơ thể nhỏ
thường có nhịp tim nhanh hơn nhịp tim của những loài có khối lượng cơ thể lớn ?
b. Sự tiêu hoá của ruột non ở giai đoạn nào là kém nhất? Giải thích?
Câu 9 (1 điểm) :
Đặc điểm của quá trình trao đổi khí qua da ở giun đất? Nêu cấu tạo của da giun
đất phù hợp với chức năng hô hấp?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 10 (1 điểm):
Vận tốc máu chảy trong hệ mạch như thế nào? Giải thích tại sao có sự khác nhau
đó?
---Hết---
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh...................................................................SBD............................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GD&ĐT VĨNH KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC


PHÚC 2009-2010
——————— HƢỚNG DẪN CHẤM MÔN : SINH HỌC
(Dành cho THPT không chuyên)
——————————

Câ Ý Nội dung Điểm


u
1 a *Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước:
- Thành mỏng ,không thấm cutin-> dễ thấm 0,25
nước……………………………………. 0,25
- Không bào trung tâm lớn-> tạo áp suất thẩm 0,25
b thấu…………………………………..
- Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suất thẩm thấu 0,25
lớn………………..
* Số lượng lông hút thay đổi khi:
Môi trường quá ưu trương, quá axit(chua), thiếu
oxi…………………………………..
2 a * Khác 0,5
nhau:………………………………………………………………………
……
Cơ chế thụ động Cơ chế chủ động
- Iôn khoáng từ đất vào rễ theo - Ngược građien nồng độ.
građien nồng độ.
- Không hoặc ít tiêu tốn ATP. - Tiêu tốn ATP
b - Không cần chất mang - Cần chất mang
* Vì: Khi bị ngập úng -> rễ cây thiếu oxi-> ảnh hưởng đến hô hấp của rễ 0,5
-> tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết,
không hình thành lông hút mới-> cây không hút nước -> cây
chết………………………………………………..
3 a *Điểm bù ánh sáng là: cường độ ánh sáng giúp quang hợp và hô hấp 0,25
bằng nhau……..
* Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng, vì: Cây ưa
bóng có lục lạp to, nhiều hạt diệp lục hơn cây ưa sáng -> hấp thu ánh 0,25
b sáng tích cực, hiệu quả -> có điểm bù ánh sáng thấp, thích nghi với 0,25
cường độ chiếu sáng tương đối yếu…………..
* Điểm bão hoà CO2: nồng độ CO2 để quang hợp đạt mức cao 0,25
nhất………………..

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

* Trong tự nhiên không xảy ra tình trạng bão hoà CO2, vì: hàm lượng
CO2 trong tự nhiên chỉ vào khoảng 0,03% rất thấp so với độ bão hoà
CO2( 0,06% - 0,4%)……
4 * Những thay đổi về hoạt động và cấu tạo...
- Nhịp thở tăng nhanh 0,25
hơn............................................................................................ 0,25
- Tim đập nhanh
hơn................................................................................................... 0,25
- Tuỷ xương sản xuất thêm hồng cầu đưa vào máu làm tăng khả năng vận 0,25
chuyển ôxi của
máu..............................................................................................................
...........
- Tăng dung tích trao đổi khí của
phổi..........................................................................
5 * Giống nhau: Đều thực hiện do sự thay đổi trạng thái trương nước của
các tế bào thể gối, khi tế bào trương nước lá sẽ mở, khi tế bào không 0,5
trương nước lá sẽ khép lại….
* Khác nhau:
+ Khép lá của cây trinh nữ: thuộc loại ứng động không sinh trưởng, do 0,25
va chạm cơ
học……………………………………….……………………………… 0,25
…………..
+ Sự xếp lá " thức, ngủ" của cây: thuộc loại ứng động sinh trưởng, bởi sự
thay đổi ánh sáng theo chu
kì………………………………………………………………….
6 * Tiêu hoá ở trùng đế giày: 0,5
……………………………………………………………
- G/đ 1: TĂ được lấy vào cơ thể theo hình thức nhập bào. Màng tế bào
lõm xuống hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong.
- G/đ 2: Lizôxoom gắn vào không bào tiêu hoá-> tiết E tiêu hoá vào
không bào tiêu hoá -> thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các
chất dinh dưỡng đơn giản.
- G/đ 3: Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu
hoá vào tế bào chất. Phần thức ăn không tiêu hoá được trong không bào
ra ngoài theo kiểu xuất bào. 0,25
* Nhận xét: 0,25
- Ở động vật đơn bào thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá->
tiêu hoá nội bào( tiêu hoá bên trong tế
bào)………………………………………………………..

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Tiêu hoá hoá


học……………………………………………………………………..
7 a * Chất dinh dưỡng có sẵn trong ruột non dễ dàng chui qua bề mặt cơ thể
mỏng cảu sán dây và giun chỉ-> hệ TH của chúng không cần thiết nữa và 0,5
b bị thoái hoá hoàn toàn
* Vì:
- Nghiền nát TĂ, phá vỡ thành xenlulôz của TB TV-> tạo điều kiện cho 0,25
TH thức ăn trong dạ dày và ruột
non……………………………………………………………… 0,25
- Làm tăng tiết nước bọt -> tạo môi trường ẩm và kiềm trong dạ cỏ để
VSV: hoạt động thuận
lợi…………………………………………………………………………
8 a * Vì
- Động vật càng nhỏ tỉ lệ S/V càng lớn, tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu
tốn ôxi để giải phóng năng lượng cho duy trì thân nhiệt càng nhiều do đó
nhịp hô hấp và nhịp tim càng tăng 0,25
………………………………………………………………………….
- Động vật càng nhỏ khối lượng tim càng nhỏ, lực co bóp tim yếu nên 0,25
b tim phải co bóp nhanh hơn để kịp thời cung cấp máu cho cơ
thể………........................................
* Vì: 0,5
TH ở phần tá tràng trước khi có ống mật đổ vào là kém nhất do : muối
mật làm nhũ tương hoá mỡ-> tăng khả năng TH mỡ của lipaza lên gấp 15
lần…………………...
9 *TĐK ở giun:
- Khí O2 khuyếch tán qua da vào máu-> đến Tb. Khí CO2 khuyếch tán
từ bên trong cơ thể qua da ra ngoài do có sự chênh lệnh về phân áp O2 và 0,25
CO2………………….
- Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 và sinh ra CO2 0,25
-> làm chênh lệnh phân áp O2 và 0,5
CO2……………………………………………….
* Đặc điểm của
da:……………………………………………………………………
- Tỉ lệ giữa S bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể khá lớn là nhờ cơ thể có
kích thước nhỏ.
- Da của giun đất luôn ẩm ướt-> chất khí dễ dàng khuyếch tán qua.
- Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
- Khí O2 và CO2 khuyếch tán rất nhanh trong không khí -> giun đất trao
đổi khí qua bề mặt cơ thể -> không cần thông khí.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

10 *Đặc 0,5
điểm:………………………………………………………………………
…....
- Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu đông mạch
- Tốc độ máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch 0,5
đến tĩnh mạch chủ.
* Giải
thích:………………………………………………………………………
…….
- Tốc độ máu tỉ lệ thuận với diện tích của mạch.
- Trong hệ động mạch tổng tiết diện tăng dần từ đông mạch chủ đến tiểu
động mạch-> tốc độ máu giảm dần.
- Trong hệ tĩnh mạch tổng tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh
mạch chủ-> tốc độ máu tăng dần.
- Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch-> máu chảy với vận tốc chậm nhất.
---Hết---

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƢỜNG CHUYÊN


VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM 2009

ĐỀ THI CHÍNH THỨC


Môn: SINH HỌC
Lớp 11
Thời gian 180 phút
(Đề thi gồm 03 trang)

C©u 1: (2 điểm) (L-¬ng V¨n Tuþ-Ninh B×nh)


a. Tế bà o l«ng hót cã cấu tạo và hoạt động sinh lý phï hợp với chức năng hấp thụ nước
và kho¸ng như thế nà o?
b. Qu¸ tr×nh hót n-íc cña tÕ bµo l«ng hót kh¸c víi tÕ bµo động vật ở những điểm nà o?

C©u 2: (2 ®iÓm) (2 ®iÓm) (TrÇn Phó-H¶i Phßng)


a. V× sao nãi: "H« hÊp s¸ng g¾n liÒn víi nhãm thùc vËt C3” ? (1 ®iÓm)
b. BiÓu ®å d-íi ®©y biÓu diÔn qu¸ tr×nh h« hÊp cña 1 c©y trong ®iÒu kiÖn b×nh th-êng.
H·y chän ®-êng cong thÝch hîp biÓu thÞ cho c¸c giai ®o¹n h« hÊp trong ®êi sèng cña c©y.
Gi¶i thÝch t¹i sao? øng dông trong viÖc b¶o qu¶n c¸c s¶n phÈm n«ng nghiÖp nh- thÕ nµo?
(1 ®iÓm)

C©u 3: (2 ®iÓm) (Chuyªn Hµ Nam-Hµ Nam)


a) V× sao nit¬ ®-îc xem lµ nguyªn tè dinh d-ìng quan träng nhÊt cña c©y xanh ?
b) RÔ c©y hÊp thô ®-îc d¹ng nit¬ nµo ? T¹i sao trong c©y l¹i cã qu¸ tr×nh khö nitrat?
c)Thùc vËt ®· cã ®Æc ®iÓm thÝch nghi nh- thÕ nµo trong viÖc b¶o vÖ tÕ bµo khái bÞ d- l-îng
NH3 ®Çu ®éc ? §iÒu ®ã cã ý nghÜa sinh häc nh- thÕ nµo ®èi víi c¬ thÓ thùc vËt ?

C©u 4: (2 ®iÓm) (Chuyªn Th¸i B×nh-Th¸i B×nh)


a- Sù ®ång ho¸ cacbon trong quang hîp ë c¸c loµi thùc vËt CAM thÓ hiÖn ®Æc ®iÓm thÝch
nghi víi m«i tr-êng sèng nh- thÕ nµo?
b- Gi¶i thÝch t¹i sao trong qu¸ tr×nh quang hîp nÕu qu¸ thiÕu hay qu¸ thõa CO2 ®Òu lµm
gi¶m n¨ng suÊt c©y trång?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

C©u 5: (2 ®iÓm)(L-¬ng V¨n Tuþ-Ninh B×nh)


V× sao n«ng d©n l¹i trång l¹c ®Ó c¶i t¹o ®Êt?

C©u 6: (2 ®iÓm)(TrÇn Phó-H¶i Phßng)


a. Trong c¬ thÓ ng-êi cã s¾c tè h« hÊp miogl«bin vµ hemoglobin (Hb). C¶ hai lo¹i s¾c tè
nµy ®Òu cã kh¶ n¨ng g¾n vµ ph©n li O2. Dùa vµo kh¶ n¨ng g¾n vµ ph©n li O2 cña m
oglobin vµ Hb h·y gi¶i thÝch:
- T¹i sao c¬ thÓ kh«ng sö dông mioglobin mµ ph¶i sö dông Hb vµo viÖc vËn chuyÓn vµ
cung cÊp oxi cho tÊt c¶ c¸c tÕ bµo cña c¬ thÓ?
- T¹i sao c¬ v©n (c¬ x-¬ng) kh«ng sö dông Hb mµ ph¶i sö dông mioglobin ®Ó dù tr÷ oxi
cho c¬?
b. T¹i sao c¸ x-¬ng ®-îc coi lµ ®éng vËt ë n-íc cã kh¶ n¨ng h« hÊp hiÖu qu¶ nhÊt (lÊy
®-îc h¬n 80% l-îng O2 hoµ tan trong n-íc)? (1 ®iÓm)

C©u 7: (2 ®iÓm ) (Chuyªn Hµ Nam-Hµ Nam)


a) VËn ®éng tù vÖ cña c©y trinh n÷ lµ h×nh thøc c¶m øng nµo? Gi¶i thÝch?
b) Ph©n biÖt h-íng ®éng vµ øng ®éng ?

C©u 8: (2 ®iÓm) (H¹ Long-Qu¶ng Ninh) Ng-êi ta kÝch thÝch sîi trôc cña n¬ron vµ ghi
®-îc ®å thÞ ®iÖn thÕ ho¹t ®éng nh- sau (A)

Gi¶ sö sau ®ã tiÕn hµnh 3 thÝ nghiÖm ®éc lËp:


+ TNo 1: KÝch thÝch sîi trôc cña n¬ron sau khi lµm gi¶m nång ®é K+ trong n¬ron.
+ TNo 2: KÝch thÝch sîi trôc cña n¬ron sau khi lµm t¨ng nång ®é K+ trong n¬ron.
+ TNo 3: KÝch thÝch sîi trôc cña n¬ron víi c-êng ®é kÝch thÝch nhá h¬n lóc ®Çu.
H·y cho biÕt, thÝ nghiÖm nµo trong 3 thÝ nghiÖm nªu trªn g©y nªn sù thay ®æi tõ ®å thÞ
®iÖn thÕ ho¹t ®éng A (®-êng cong nÐt liÒn) sang ®å thÞ ®iÖn thÕ ho¹t ®éng B (®-êng con
nÐt ®øt qu·ng). Gi¶i thÝch t¹i sao?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 9: (2 điểm) (Nguyễn Trãi-Hải Dương)


Hoạt động điều hòa của hoocmon sinh dục nữ Ostrogen có điểm nào là độc đáo?

C©u 10: (2 ®iÓm) (Lª Hång Phong-Nam §Þnh)

ë 1 loµi ong mËt 2n=32,trøng ®-îc thô tinh th× në thµnh ong thî,trøng kh«ng ®-îc thô
tinh th× në thµnh ong ®ùc. Mét ong chóa ®Î 1 sè trøng,c¶ trøng ®-îc thô tinh vµ trøng
kh«ng ®-îc thô tinh nh-ng chØ cã 80% trøng ®-îc thô tinh në thµnh ong thî, 50% trøng
kh«ng ®-îc thô tinh në thµnh ong ®ùc.C¸c trøng në thµnh c¸c con ong con cã tæng sè
NST ®¬n ë tr¹ng th¸i ch-a nh©n ®«i lµ 161.600 NST, sè ong ®ùc con b»ng 2% sè ong thî
con

a.TÝnh sè ong ®ùc con vµ ong thî con.


b.Tæng sè trøng ®-îc ong chóa ®Î ra trong lÇn nãi trªn lµ bao nhiªu?

----Hết---

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƢỜNG CHUYÊN


VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ NĂM 2009

HƢỚNG DẪN CHẤM


Môn: SINH HỌC
Lớp 11

Câu 1:
a. §Æc ®iÓm tÕ bµo l«ng hót:
- Thµnh tÕ bµo máng, kh«ng thÊm cutin... (0,25)
- Cã mét kh«ng bµo lín chøa nhiÒu chÊt hoµ tan nªn ¸p xuÊt thÈm thÊu cao. (0,25)
- Cã nhiÒu ti thÓ ®Ó cung cÊp ATP cho ho¹t ®éng hót n-íc, kho¸ng. (0,25)
- §Çu l«ng hót nhá, thu«n nhän ®Ó len vµo mao qu¶n ®Êt. (0,25)
b. Sù kh¸c nhau:
- TÕ bµo l«ng hót: Hót n-íc ®Õn mét giíi h¹n th× dõng l¹i mÆc dï thÕ n-íc ch-a c©n b»ng,
theo c«ng thøc: S = P – T, nªn tÕ bµo kh«ng bÞ vì. (0,5)
- TÕ bµo ®éng vËt: Hót n-íc cho ®Õn khi ®¹t tr¹ng th¸i c©n b»ng thÕ n-íc, theo c«ng thøc:
S = P vµ tÕ bµo cã thÓ bÞ vì. (0,5)

Câu 2:
a. (1điểm)
Nói hô hấp sáng gắn liền với thực vật C3 bởi vì:
+ Nhóm này khi sống trong điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, phải tiết kiệm nước
bằng cách giảm độ mở của khí khổng, làm O2 khó thoát ra ngoài, CO2 khó đi từ ngoài
vào trong
+ Nồng độ O2 cao, CO2 thấp trong khoảng gian bào kích thích hoạt động của enzym
RUBISCO theo hướng oxy hóa (hoạt tính oxidaza), làm oxy hóa RiDP (C5) thành APG
(C3) và axit glycolic (C2). Axit glycolic chính là nguyên liệu của quá trình hô hấp sáng.
b. (1điểm)
- Đường cong C là đường cong thích hợp để biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời
sống của cây vì: Giai đoạn hạt đang nẩy mầm và giai đoạn cây ra hoa trái là giai đoạn hô
hấp mạnh trong đời sống của cây, do đó tại vị trí này đường cong biểu diễn tăng.
- Ứng dụng trong bảo quản hạt giống, hoa quả:
Quá trình hô hấp mạnh của các sản phẩm nh hoa quả, củ hạt, lúc bảo quản lại gây tỏa
nhiệt mạnh làm tiêu hao nhanh chất hữu cơ, nên làm giảm chất lượng sản phẩm. Do đó,
cần làm hạn chế hô hấp bằng cách hạ nhiệt độ, tăng lượng khí CO2 khí nitơ, làm giảm độ
thông thoáng và độ ẩm... là điều kiện cần thiết.

Câu 3:

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

a) Nit¬ ®-îc xem lµ nguyªn tè dinh d-ìng quan träng nhÊt cña c©y xanh v×:

-Nit¬ võa cã vai trß cÊu tróc lµ thµnh phÇn cña hÇu hÕt c¸c chÊt trong 0,25
c©y nh- protein, axitnucleic,enzim, s¾c tè quang hîp ,ATP, ADP, c¸c chÊt
®iÒu hoµ sinh tr-ëng.
- Nit¬ võa tham gia vµo c¸c qu¸ tr×nh chuyÓn ho¸ vËt chÊt & n¨ng l-îng 0,25
th«ng qua enzim
- C©y thiÕu nit¬ l¸ kÐm xanh , sinh tr-ëng bÞ øc chÕ 0,25
b) *RÔ c©y hÊp thô ®-îc nit¬ d¹ng NH4+ vµ NO3- 0,25
- Trong c©y cã qu¸ tr×nh khö nitrat v× khi h×nh thµnh c¸c aa th× c©y cÇn 0,25
nhiÒu nhãm NH2 nªn trong c©y cã qu¸ tr×nh biÕn ®æi d¹ng nitrat thµnh d¹ng
am«n
-
-Khi NH3 trong c©y tÝch luü nhiÒu sÏ g©y ®éc cho c©y. Lóc ®ã tÕ bµo thùc 0,25
vËt h×nh thµnh amÝt: aa ®i c¸cb«xilic+ NH3 ---->A mÝt
Sù h×nh thµnh amit cã ý nghÜa sinh häc quan träng:
+ §ã lµ c¸ch gi¶i ®éc tèt nhÊt ®Ó thùc vËt kh«ng bÞ ngé ®éc khi NH3tÝch luü 0,25
nhiÒu trong c©y
+ AmÝt lµ nguån dù tr÷ NH3 cho qu¸ tr×nh tæng hîp aa trong c¬ thÓ khi cÇn
thiÕt 0,25

Câu 4:
a- Thùc vËt CAM lµ nhãm mäng n-íc, sèng trong ®iÒu kiÖn kh« h¹n ( vÝ dô hoang
m¹c…). §Ó tiÕt kiÖm n-íc (b»ng c¸ch gi¶m sù mÊt n-íc do tho¸t h¬i n-íc) nh-ng vÉn
®¶m b¶o ®ñ l-îng CO2 cho quang hîp, ë nhãm thùc vËt nµy cã sù ph©n chia thêi gian cè
®Þnh CO2 nh- sau:
+ Giai ®o¹n cè ®Þnh CO2 ®Çu tiªn diÔn ra vµo ban ®ªm khi khÝ khæng më.
(0, 50 ®)
+ Giai ®o¹n t¸i cè ®Þnh CO2 theo chu tr×nh Calvin diÔn ra vµo ban ngµy khi khÝ
khæng ®ãng, sö dông nguån CO2 trong hîp chÊt cè ®Þnh CO2 ®Çu tiªn.
Do ®Æc ®iÓm thÝch nghi víi ®iÒu kiÖn sinh th¸i nh- vËy, nªn ë thùc vËt CAM cã thÓ
®¶m b¶o ®ñ l-îng CO2 ngay c¶ khi ban ngµy khÝ khæng lu«n ®ãng.
(0, 50 ®)
b- Qu¸ thiÕu hay thõa CO2 ®Òu lµm gi¶m n¨ng suÊt c©y trång v×:
* Tr-êng hîp qu¸ thiÕu CO2 (th-êng do lç khÝ ®ãng, h« hÊp yÕu):
- RiDP t¨ng, APG gi¶m, ¶nh h-ëng ®Õn ho¹t ®éng cña chu tr×nh Canvin.
- Enzym Rubisco t¨ng ho¹t tÝnh oxygenaza  xuÊt hiÖn hiÖn t-îng h« hÊp s¸ng.
 ®Òu dÉn ®Õn lµm gi¶m hiÖu suÊt quang hîp  gi¶m n¨ng suÊt c©y trång.
(0, 50 ®)
* Tr-êng hîp qu¸ thõa CO2 :

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- G©y øc chÕ h« hÊp  ¶nh h-ëng ®Õn qu¸ tr×nh hÊp thu, vËn chuyÓn, sinh tæng
hîp c¸c chÊt cÇn n¨ng l-îng  ¶nh h-ëng ®Õn quang hîp  gi¶m n¨ng suÊt c©y trång.
- Lµm qu¸ tr×nh ph©n gi¶i m¹nh h¬n qu¸ tr×nh tæng hîp diÖp lôc ®ång thêi cã thÓ
lµm enzym Rubisco bÞ biÕn tÝnh  gi¶m hiÖu suÊt quang hîp  gi¶m n¨ng suÊt c©y
trång.
(0, 50 ®)

Câu 5:
Trång l¹c ®Ó c¶i t¹o ®Êt v×:
- Trong rÔ l¹c cã vi khuÈn cè ®Þnh ®¹m céng sinh. (0,5)
- Vi khuÈn nµy cã nitrozenaza ph¸ vì ®-îc liªn kÕt 3 bÒn v÷ng cña nit¬ (0,5)
- Ph-¬ng tr×nh ®ång ho¸ N2 thµnh NH3: (®óng) (0,25)
- NH3 ®-îc c©y l¹c sö dông vµ tr¶ l¹i cho ®Êt mét l-îng ®¹m lín. (0,25)
- Th©n, l¸, rÔ l¹c sau khi thu ho¹ch, ®-îc dïng lµm ph©n xanh ®Ó t¨ng mïn cho ®Êt vµ lµm
cho ®Êt t¬i xèp. (0,5)

Câu 6:
(2 ®iÓm)
a. Trong c¬ thÓ ng-êi cã s¾c tè h« hÊp miogl«bin vµ hemoglobin (Hb). C¶ hai lo¹i s¾c tè
nµy ®Òu cã kh¶ n¨ng g¾n vµ ph©n li O2. Dùa vµo kh¶ n¨ng g¾n vµ ph©n li O2 cña m
oglobin vµ Hb h·y gi¶i thÝch:
- T¹i sao c¬ thÓ kh«ng sö dông mioglobin mµ ph¶i sö dông Hb vµo viÖc vËn chuyÓn vµ
cung cÊp oxi cho tÊt c¶ c¸c tÕ bµo cña c¬ thÓ?
- T¹i sao c¬ v©n (c¬ x-¬ng) kh«ng sö dông Hb mµ ph¶i sö dông mioglobin ®Ó dù tr÷ oxi
cho c¬?
b. T¹i sao c¸ x-¬ng ®-îc coi lµ ®éng vËt ë n-íc cã kh¶ n¨ng h« hÊp hiÖu qu¶ nhÊt (lÊy
®-îc h¬n 80% l-îng O2 hoµ tan trong n-íc)? (1 ®iÓm)

Câu 7:
a) VËn ®éng tù vÖ cña c©y trinh n÷ lµ kiÓu øng ®éng kh«ng sinh tr-ëng ( vËn 0,25
®éng theo sù tr-¬ng n-íc)
Gi¶i thÝch :- L¸ c©y trinh n÷ th-êng xoÌ c¸c l¸ chÐt thµnh mét mÆt ph¼ng do søc 0,25
tr-¬ng nø¬c trong tÕ bµo
- Khi vËt ch¹m vµo l¸ c¸c l¸ chÐt khÐp l¹i, cuèng côp xuèng do thÓ gèi ë 0,25
cuèng l¸& gèc l¸ chÐt gi¶m sót søc tr-¬ng, ion K+ ®i ra khái kh«ng bµo g©y mÊt
n-íc, gi¶m ASTT
b) Ph©n biÖt h-íng ®éng & øng ®éng
®iÓm ph©n biÖt H-íng ®éng øng ®éng
§Þnh nghÜa Lµ mét h×nh thøc p- cña Lµ h×nh thøc p- cña c©y tr-íc 0,25
mét bé phËn cña c©yt-íc mét t¸c nh©n KT kh«ng ®Þnh
mét t¸c nh©n KTtheo mét h-íng
h-íng x¸c ®inh
§Æc ®iÓm Ph¶n øng chËm h¬n Ph¶n øng nhanh h¬n 0,25

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

H×nh thøc biÓu H-íng s¸ng, h-íng n-íc, øng ®éng sinh tr-ëng(vËn ®éng 0,25
hiÖn h-íng ho¸,h-íng träng lùc, theo søc tr-¬ng n-íc), øng
h-íng tiÕp xóc ®éng kh«ng sinh tr-ëng (vËn
®éng theo nhÞp ®iÖu ®ång hå
sinh häc)
C¬ chÕ chung Do tèc ®é sinh tr-ëng øng ®éng sinh tr-ëng xuÊt hiÖn 0,25
kh«ng ®ång ®Òu cña c¸c TB do tèc ®é sinh tr-ëng kh«ng
t¹i 2 phÝa ®èi diÖn nhau cña ®ång ®Òu cña c¸c TB t¹i 2 phÝa
c¬ quan( th©n , cµnh, rÔ) ®èi diÖn nhau cña c¬ quan(l¸,
c¸nh hoa)
øng ®éng kh«ng sinh tr-ëng do
biÕn ®æi søc tr-¬ng n-íc trong
c¸c TB hoÆc do lan truyÒn
KTc¬ häc hay ho¸ chÊt g©y ra
Vai trß chung Gióp c©y thÝch øng víi sù Lµ ph¶n øng thÝch nghi ®a 0,25
biÕn ®éng cña ®iÒu kiÖn d¹ngcña c¬ thÓ TV®èi víi m«i
m«I tr-êng tr-êng lu«n biÕn ®æi ®Ó tån t¹i
& ph¸t triÓn

Câu 8:
+ TNo 1: G©y nªn sù thay ®æi ®å thÞ tõ A sang B 0,5®

+ Gi¶i thÝch:

- Gi¶m K+  lµm gi¶m chªnh lÖch ®iÖn thÕ ë 2 bªn mµng, gi¶m gi¸ trÞ 0,5®
®iÖn thÕ nghØ (tõ 70 mV cßn 50 mV) vµ ®iÖn thÕ ho¹t ®éng.

- T¨ng K+ lµm t¨ng gi¸ trÞ ®iÖn thÕ nghØ vµ ®iÖn ho¹t ®éng 0,5®

- Gi¶m c-êng ®é kÝch thÝch chØ lµm gi¶m tÇn sè xung thÇn kinh 0,5®

Câu 9:
- Điểm độc đáo: điều hòa ngược dương tính. .................................................(1)
- Tóm tắt cơ chế điều hòa của Ostrogen. ........................................................(1)

Câu 10:
Gäi sè con ong thî con lµ x (con). ®/k: x nguyªn d-¬ng.
Sè con ong ®ùc lµ 2%x.
Ta cã ph-¬ng tr×nh: 2%x . 16 + x, 32 = 161.600.
x = 5.000.(con) - con ong thî con.
VËy sè con ong ®ùc con : 2%.5000 = 100 ( con).

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Sè trøng ®-îc thô tinh : 5000 . 80% = 6.250 ( trøng).


Sè trøng kh«ng ®-îc thô tinh: 100 . 50% = 200( trøng)
Tæng sè trøng ong chóa ®Î trong lÇn ®ã lµ : 6.250 + 200 = 6.450 (trøng).

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

§Ò thi duyªn h¶I b¾c bé


Tr-êng THPT chuyªn NguyÔn Tr·I (§Ò xuÊt)
h¶I d-¬ng
M«n thi: Sinh häc
Khèi 11
(Thêi gian 180 phót)

Câu 1 (2 điểm) :
a. Nªu c¸c con ®-êng mÊt n-íc ë c©y?
b. Cho bảng số liệu sau:
STT Loài thực vật Áp suất thẩm thấu của tế bào
1 Rong đuôi chó 3,11 atm
2 Bèo hoa dâu 3,45 atm
3 Cây mướp 8,79 atm
4 Cây bắp cải 10,34 atm
5 Cây phi lao 19,27 atm
6 Cây xương rồng 26, 15 atm
Từ bảng số liệu trên có thể rút ra nhận xét gì? Nêu cơ sở của những nhận
xét đó.
Câu 2 (2 điểm):
a. Dư lượng nitrat cao trong các loại rau xanh ảnh hưởng như thế nào tới sức
khoẻ con người?
b. Nêu các điều kiện cơ bản để xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển
(N2).
c. Có ý kiến cho rằng: Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể dẫn đến làm
giảm lượng nitơ trong đất. Hãy cho biết quan điểm của em.
Câu 3 (2 điểm):
a. So sánh sự khác nhau về cấu trúc lục lạp mô giậu và lục lạp bao bó mạch
ở thực vật C4.
b. Ng-êi ta tiÕn hµnh c¸c thÝ nghiÖm sau:
- ThÝ nghiÖm 1: Trång thùc vËt C3 vµ thùc vËt C4 trong nhµ kÝnh vµ cã thÓ ®iÒu
chØnh ®-îc nång ®é oxi.
- ThÝ nghiÖm 2: §-a thùc vËt C3 vµ thùc vËt C4 vµo trong chu«ng thuû tinh kÝn vµ
chiÕu s¸ng liªn tôc.
- ThÝ nghiÖm 3: §o c-êng ®é quang hîp (mg CO2 / dm2 l¸. giê) cña thùc vËt C3
vµ thùc vËt C4 ë c¸c ®iÒu kiÖn c-êng ®é ¸nh s¸ng m¹nh, nhiÖt ®é cao.
Dùa vµo c¸c thÝ nghiÖm trªn, cã thÓ ph©n biÖt ®-îc thùc vËt C3 vµ C4
kh«ng?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 4 (2,0 điểm):


a. So sánh quá trình photphorin hóa quang hợp và photphorin hóa oxi
hóa.
b. Tại sao thực vật C4 và thực vật CAM không có hô hấp sáng?
Câu 5 (2,0 điểm):
a. Phân biệt hướng động và ứng động ở thực vật.
b. nh sáng đơn sắc nào có hiệu quả nhất đối với vận động theo ánh sáng ?
Câu 6 (2,0 điểm):
a. Nêu những biến đổi xảy ra trong quá trình chín của quả và hạt. Vì sao
muốn quả chín nhanh người ta phải ủ kín?
b. Nêu các kiểu quả không hạt được tạo nên trong tự nhiên. Dựa trên cơ sở
khoa học nào, người ta tạo ra quả không hạt.
Câu 7 (2 ®iÓm):
a. TÕ bµo hång cÇu kh«ng cã nh©n cßn tÕ bµo b¹ch cÇu th× cã nh©n. CÊu t¹o nh-
vËy phï hîp víi chøc n¨ng nh- thÕ nµo?
b. Nhân dân ta thường nói : ― Khớp đớp tim‖. Em hãy giải thích cơ sở khoa
học của câu nói trên.
Câu 8 (2 ®iÓm):
a. Nêu đặc điểm của quá trình truyền tin qua xináp hoá học.
b. Hãy cho biết, sự dẫn truyền xung thần kinh ở dây giao cảm và đối giao
cảm thì ở dây thần kinh nào sẽ nhanh hơn? Tại sao?
Câu 9 (2 ®iÓm):
a. Quá trình trao đổi khí ở côn trùng diễn ra như thế nào? Ưu điểm của hình
thức
trao đổi khí đó?
b. V× sao nãi h« hÊp ë chim ®¹t hiÖu qu¶ cao nhÊt so víi ®éng vËt ë trªn c¹n?
Câu 10 (2 ®iÓm):
a. Nªu chiÒu h-íng tiÕn hãa trong sinh s¶n h÷u tÝnh ë ®éng vËt ?
b. Thể vàng có tồn tại suốt trong thời kì mang thai ở người phụ nữ không? Vì
sao?
c.Trình bày cơ chế ngăn cản không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào
trứng trong quá trình thụ tinh?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

®¸p ¸n §Ò thi duyªn h¶I b¾c bé


(§Ò xuÊt)
Tr-êng THPT chuyªn
M«n thi: Sinh häc. Líp 11
Thêi gian thi: 180 phót
NguyÔn Tr·i

Câu 1 (2 điểm) :
a. (1điểm):
C¸c con ®-êng mÊt n-íc ë c©y
- Sù tho¸t n-íc qua khÝ khæng
- Tho¸t n-íc qua cutin (qua vÕt nøt cutin).
- Sù ø giät
- Sù tho¸t h¬i n-íc qua b× khæng. ë c¸c c©y th©n gç cã sù s¾p xÕp láng lÎo c¸c tÕ
bµo trong vá c©y vµ cho phÐp tiÕn hµnh trao ®æi khÝ ®-îc gäi lµ b× khæng.
- Sù mÊt n-íc tõ c¸c tuyÕn tiÕt, c¸c phÇn phô cña c©y...
b. (1điểm):
- Những nhận xét:
+ Áp suất thẩm thấu của các loài thực vật khác nhau là không giống nhau.
+ Các loài thực vật trong bảng được chia làm 3 nhóm: Nhóm ưa ẩm, nhóm trung
sinh và nhóm hạn sinh. Áp suất thẩm thấu đã tăng dần từ cây ưa ẩm ----> trung
sinh ----> hạn sinh.
- Giải thích:
+ Áp suất thẩm thấu được xác định bằng công thức: P = RTCi trong đó
C là nồng độ dịch bào
i là hệ số điện li của chất tan
R là hằng số khí
T nhiệt độ dung dịch
C và i khác nhau ở mỗi loài sinh vật còn R và T không phụ thuộc vào các loài
sinh vật.
+ Áp suất thẩm thấu càng lớn thì thế nước càng thấp, tế bào càng có khả năng hút
nước mạnh để đáp ứng nhu cầu nước ở những nơi khô hạn.
Câu 2 (2 điểm):
a.(0.75 điểm)
- Dư lượng nitrat tích luỹ quá giới hạn cho phép sẽ gây độc cho sức khoẻ con
người.
- Nitrat sẽ chuyển hoá thành nitrit (NO2).

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

+ Ở trẻ em, NO2 vào máu sẽ làm hemoglobin sẽ chuyển thành


methemoglobin suy giảm hoặc mất chức năng vận chuyển O2---->Các bệnh về
hồng cầu, như bệnh xanh da ở trẻ con. Ở người lớn thì methemoglobin có thể
chuyển ngược thành hemoglobin
+ Nitrit (NO2)là chất có khả năng gây ung thư cho người.
+ Nitrit (NO2) là tác nhân gây đột biến gen.
Vì vậy hàm lượng nitrat trong rau là một trong những tiêu chí để đánh giá
rau sạch.

b. (0.5 điểm): Các điều kiện cơ bản để xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển
(N2).
- Có lực khử mạnh với thế năng khử cao (feredoxin, plavodoxin, NAD+ hoặc
NADP+).
- Có năng lượng đủ (ATP) và có sự tham gia của nguyên tố vi lượng (Mg).
- Có sự tham gia của enzim nitrogenaza.
- Phải tiến hành trong điều kiện yếm khí (nồng độ O2 = 0 hoặc gần bằng 0)
c .(0.75 điểm)
- Nhận định đó là sai. Khi làm tăng độ thoáng của đất sẽ hạn chế tình trạng mất
nitơ trong đất vì:
+ Các vi sinh vật hiếu khí hoạt động thực hiện các phản ứng nitrat hóa, các gốc
nitrat được giữ lại trong đất.
+ Đất thoáng, giầu O2 có tác dụng ức chế quá trình phản ứng nitrat hóa (phản
ứng xảy ra trong điều kiện yếm khí lúc đó tạo nitơ tự do bay mất).
Câu 3 (2điểm):
a. (1điểm):
Sự khác nhau giữa hai loại lục lạp này ở thực vật C4 là: Lục lạp mô giậu
nhỏ về kích thước, nhưng lại có hạt (grana) rất phát triển, vì chủ yếu thực hiện pha
sáng.
Lục lạp bao bó mạch kích thước lớn, nhưng hạt lại kém phát triển, thậm
chí tiêu biến, vì chỉ thực hiện pha tối, đồng thời dự trữ tinh bột tại đây
b. (1điểm):
Dùa vµo c¸c thÝ nghiÖm trªn ta cã thÓ ph©n biÖt ®uîc c©y C3 vµ c©y C4:
- ThÝ nghiÖm 1: H« hÊp s¸ng phô thuéc vµo nång ®é oxi. H« hÊp s¸ng chØ cã ë
thùc vËt C3.
- ThÝ nghiÖm 2: Dùa vµo ®iÓm bï CO2 kh¸c nhau gi÷a thùc vËt C3 vµ C4. C©y C3
sÏ chÕt tr-íc.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- ThÝ nghiÖm 3: C¨n cø vµo sù kh¸c nhau vÒ c-êng ®é quang hîp gi÷a thùc vËt
C3 vµ C4, ®Æc biÖt trong ®iÒu kiÖn nhiÖt ®é cao c-êng ®é ¸nh s¸ng m¹nh. C-êng
®é quang hîp cña C4 lín h¬n C3 (th-êng gÊp ®«i)
C©u 4 (2điểm):
a. (1điểm): So sánh quá trình photphorin hóa quang hợp và photphorin hóa
oxi hóa
* Giống nhau:
- Đều có sự tham gia của Pi, ADP hình thành ATP.
Từ ATP chuyển sang các dạng năng lượng khác như XTP, GTP, TTP, UTP,
dATP, dUTP, dGTP, dXTP...
Các dạng năng lượng này cung cấp cho mọi hoạt động sống, các quá trình
trao đổi chất xảy ra trong tế bào, cơ thể.
- Đều diễn ra các hoạt động truyền electron trên màng kép photpholipit
(thường).
* Khác nhau:
Đặc điểm phân Quang hợp Oxy hóa
biệt
Nơi xảy ra Lục lạp, ở các tế bào có chứa Tế bào chất, ti thể ở tất cả các loại tế
lạp thể của cây. bào.
Thời điểm Ban ngày, khi có ánh sáng. Suốt ngày đêm, mọi
lúc.
Nguồn năng Ánh sáng mặt trời. Năng lượng chứa trong các liên kết
lượng hóa học ở các nguyên liệu tham gia
Quá trình vận Gắn liền với 2 quá
-
chuyển e : trình
vận chuyển điện tử:
vòng và không vòng

-Phương thức - Chỉ có một mức độ enzim. ở - Có 2 mức photphorin hóa oxi hóa:
tổng hợp ATP mức coenzim xảy ra trên + Ở mức độ nguyên liệu: xảy ra
màng tilacoit thông qua chuỗi trong tế bào chất và khoang ti thể:
truyền e- (hóa thẩm) + Ở mức coenzim: có sự vận chuyển
H+ và e- qua chuỗi truyền e-/ màng
trong ti thể (hóa thẩm).

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Chất nhận e- cuôí Diệp lục, NADP+ O2


cùng

Sản phẩm ATP, NADPH2 => Tạo lực ATP, dùng cho mọi hoạt động sống
đồng hóa dùng để khử CO2 của cơ thể, tế bào.
tạo đường, khử NO3-, SO42-,
tạo aa, tạo Pr...
b. (1điểm):
*C4 không có hô hấp sáng vì:
- En zim thực hiện cố định CO2 là PEP – cacboxylaza chỉ có hoạt tính cacboxyl
hóa và hoạt tính rất mạnh.
- Chất nhận đầu tiên là PEP tạo AOA, cả hai chất này đều rất khó bị oxi hóa
- AOA sinh ra => axit malic được vận chuyển ngay vào tế bào bao bó mạch=>
cung cấp CO2 cho tế bào bao bó mạch.
- Ở tế bào bao bó mạch có tỉ số CO2/ O2 là rất cao, Rubico không có hoạt tính oxi
hóa.
- Mọi sự thải CO2 của tế bào bao bó mạch đều được đồng hóa lại bởi PEP
cacboxilaza của tế bào thịt lá => giảm hô hấp sáng.
- Ngoài ra còn do các tế bào thịt lasxeeps rất khít nhau, do đó O2 rất khó mà xâm
nhập vào các tế bào bao bó mạch => ở đây có [O2] rất thấp.
*Cây CAM cũng rất khó có hô hấp sáng vì:
- Đóng khí khổng vào ban ngày do đó việc trao đổi khí rất khó diễn ra.
- Ban đêm khí khổng mở để trao đổi CO2, cố định CO2, ban đêm hoạt tính oxi hóa
của Rubisco rất yếu.
- Enzim nhận CO2 là PEP cacboxylaza.
- Chất nhận cũng là C3 => C4, rất khó bị oxi hóa.
- Malat tạo ra vận chuyển vào không bào lúc đêm, ban ngày malat từ không bào =>
tế bào cung cấp CO2 cho lục lạp => [CO2]/[O2] là rất cao => khó có thể xảy ra hô
hấp sáng.
Câu 5 (2,0 điểm):
a. (1.5điểm):

b) Ph©n biÖt h-íng ®éng & øng ®éng


®iÓm ph©n biÖt H-íng ®éng øng ®éng
§Þnh nghÜa Lµ mét h×nh thøc ph¶n øng cña Lµ h×nh thøc p- cña c©y
mét bé phËn cña c©y tr-íc mét t¸c tr-íc mét t¸c nh©n KT
nh©n KTtheo mét h-íng x¸c ®inh kh«ng ®Þnh h-íng

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

H-íng kÝch thÝch Cã h-íng V« h-íng


Tèc ®é c¶m øng Ph¶n øng chËm h¬n v× liªn quan Ph¶n øng nhanh h¬n chØ
tíi hoocmon vµ sù sinh tr-ëng cña liªn quan tíi søc c¨ng
tÕ bµo tr-¬ng n-íc vµ ®ång hå
sinh häc
H×nh thøc biÓu H-íng s¸ng, h-íng n-íc, h-íng øng ®éng sinh tr-ëng(vËn
hiÖn ho¸,h-íng träng lùc, h-íng tiÕp ®éng theo søc tr-¬ng
xóc n-íc), øng ®éng kh«ng
sinh tr-ëng (vËn ®éng theo
nhÞp ®iÖu ®ång hå sinh
häc)
C¬ chÕ chung Do tèc ®é sinh tr-ëng kh«ng ®ång øng ®éng sinh tr-ëng xuÊt
®Òu cña c¸c TB t¹i 2 phÝa ®èi diÖn hiÖn do tèc ®é sinh tr-ëng
nhau cña c¬ quan( th©n , cµnh, rÔ) kh«ng ®ång ®Òu cña c¸c TB
t¹i 2 phÝa ®èi diÖn nhau cña
c¬ quan(l¸, c¸nh hoa)
øng ®éng kh«ng sinh
tr-ëng do biÕn ®æi søc
tr-¬ng n-íc cñac¸c TB
Vai trß chung Gióp c©y thÝch øng víi sù biÕn Lµ ph¶n øng thÝch nghi ®a
®éng cã h-íng cña m«I tr-êng d¹ngcña c¬ thÓ TV®èi víi
biÕn ®éng v« h-íng cña
m«i tr-êng.
b. (0.5 điểm): Ánh sáng xanh tím, vì ánh sáng này có năng lượng phôtôn lớn nhất.
Câu 6 (2,0 điểm):
a. (1,0 điểm): Học sinh phải phân tích các biến đổi xảy ra trong quá trình chín của
quả và hạt:
- Biến đổi về vật lý ( độ cứng, mềm, màu sắc ) (0.25 điểm)
- Biến đổi về hoá học ( mùi, vị ) (0.25 điểm)
- Biến đổi về sinh học (quá trình hô hấp, ngủ nghỉ ) ( 0.25 điểm)
* Ủ có vai trò:
+ Ủ để etylen nội sinh không khuếch tán ra môi trường
+ Ủ để giữ nhiệt => tăng tốc độ các phản ứng chuyển hóa trong quả.
b.(1,0 điểm):
- Có hai kiểu không hạt trong tự nhiên:
+quả ko hạt được tạo nên không qua thụ tinh. Có thể tạo quả này không cần sự thụ phấn
như ở dứa, chuối.Một số loại quả không hạt tạo ra nhờ sự kích thích của các hạt phấn roi
trên núm nhụy, nhưng sau đó khoong có quá trình thụ tinh xảy ra.. VD ở nho.
+ quả ko hạt được tạo nên qua thụ tinh, nhưng sau đó phôi ko phát triển mà bị thui. VD

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

ở nho, đào.
-Trong quá trình nghiên cứu sự tạo quả sau thụ tinh, người ta biết rằng, sau khi thụ
tinh, phôi sẽ phát triển thành hạt và trong quá trình hình thành hạt đó, phôi sản xuất ra
Auxin nội sinh, Auxin này được đưa vào bầu, kích thích các tế bào bầu phân chia, lớn lên
thành quả. Như vậy, nếu hoa không được thụ phấn, tức là phôi không được thụ tinh, thì
hoa sẽ rụng, tức là bầu không hình thành quả. Biết được điều đó, để tạo quả không hạt,
người ta không cho hoa thụ phấn, như vậy phôi sẽ không hình thành hạt, nhưng Auxin
nội sinh cũng không được hình thành và người ta đã thay thế bằng Auxin ngoại sinh bằng
cách phun hoặc tiêm Auxin vào bầu và bầu vẫn hình thành quả. Quả này sẽ là quả không
hạt.

Câu 7 (2 ®iÓm):
a. (1 ®iÓm)
- TÕ bµo hång cÇu kh«ng cã nh©n phï hîp víi chøc n¨ng vËn chuyÓn c¸c chÊt khÝ (
O2, CO2)
+ T¨ng kh«ng gian ®Ó chøa ®-îc nhiÒu hemoglobin
+ Gi¶m tiªu thô O2, gi¶m tiªu tèn n¨ng l-îng
+ T¹o cho hång cÇu lâm 2 mÆt----> t¨ng diÖn tiÕp xóa víi O2, thuËn lîi cho
hång cÇu dÔ biÕn ®æi h×nh d¹ng vµ dÔ dµng di chuyÓn.
+ Kh«ng cã nh©n, cho nªn kh«ng cã kh¶ n¨ng tæng hîp pr«tªin----> chØ tån
t¹i thêi gian ng¾n---->c¬ thÓ t¸I t¹o hång cÇu míi, v× vËy hiÖu qu¶ cao.
- B¹ch cÇu cã nh©n phï hîp víi chøc n¨ng miÔn dÞch b¶o vÖ c¬ thÓ:
+ Tæng hîp c¸c kh¸ng thÓ cã b¶n chÊt pr«tªin
+ Tæng hîp c¸c chÊt kÕt tña pr«tªin l¹, chÊt ph©n huû vi khuÈn, chÊt kh¸ng ®éc
+ Tæng hîp c¸c enzim.
+ Gióp ®iÒu chØnh mét c¸ch chñ ®éng, di chuyÓn tãi c¸c t¸c nh©n x©m nhiÔm ®Ó
thùc bµo.
+Do cã nh©n nªn cã kh¶ n¨ng tæng hîp pr«tªin vµ ph©n chia, nhê vËy mµ khi
kÝch thÝch tÕ bµo lympho B, lympho T th× chóng cã kh¶ n¨ng biÖt hãa vµ ph©n
chia t¹o ra dßng tÕ bµo nhí. B¹ch cÇu cã kh¶ n¨ng t¹o ra thô thÓ thÝch hîp kÕt
hîp víi kh¸ng nguyªn.
b. ( 1®iÓm)
- Vi khuẩn gây bệnh khớp có bản chất là mucoprotein.
- Chất bao ngoài van tim cũng có bản chất là mucosprotein.
Ở những người bị bệnh khớp, khi cơ thể sản xuất kháng thể tấn công vi
khuẩn sẽ gây ảnh hưởng tới van tim, làm cho tim suy yếu (gây bệnh tự miễn)
Câu 8 (2 ®iÓm):

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

a.(1 ®iÓm) Đặc điểm của quá trình truyền tin qua xináp hoá học:
- Truyền tin qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước màng sau.
- Muốn xung thần kinh được truyền qua xináp phải có sự tham gia của các
chất môi giới thần kinh với một lượng nhất định.
- Tại chuỳ xináp có hệ thống các enzim tham gia vào viếc tổng hợp các chất
môi giới thần kinh.Tại khe và màng sau xináp có các enzim vận chuyển và
phân huỷ chất môi giới thần kinh.
- thông tin đi qua xináp bị chậm lại
- Tần số xung thân kinh có thể thay đổi khi đi qua xináp
- Hiện tượng cộng gộp: Kích thích với cường độ dưới ngưỡng vào dây thần
kinh chi phối cơ không làm cơ co, nhưng nếu kích thích với cường độ dưới
ngưỡng liên tục với tần số cao sẽ gây co cơ.
- Xináp có thể bị tác động bởi một số chất gây ảnh hưởng tới chức năng của
xináp.
b. (1 ®iÓm) Truyền xung ở dây đối giao cảm sẽ nhanh hơn dây giao cảm vì:
Tốc độ truyền xung trên sợi thần kinh phụ thuộc vào đường kính của sợi trục thần
kinh và phụ thuộc chủ yếu là có hay không có bao mielin (truyển theo kiểu nhảy
cóc).
Ở dây thần kinh giao cảm có sợi truớc hạch ngắn có bao mielin và sợi sau
hạch dài không có bao mielin còn ở dây thần kinh đối giao cảm thì sợi trước hạch
dài co bao mielin và sợi sau hạch ngắn không có bao mielin vì vậy mà dây thần
thần kinh đối giao cảm có tốc độ dẫn truyền nhanh hơn
Câu 9 (2 ®iÓm):
a. (1 ®iÓm) - Quá trình trao đổi khí ở côn trùng
- Ưu điểm:
+ Hệ thống ống khí côn trùng đã giảm xuống mức tối thiểu mức hao phí năng lượng
trong trao đổi khí do các ống khí trực tiếp đến các tế bào cơ thể, không tốn năng
lượng chuyển khí trung gian qua hệ tuần hoàn.
+ Hình thức TĐK này thích nghi với một số nhóm loài động vật có kích thức nhỏ,
hệ tuần hoàn hở
b. (1 ®iÓm) H« hÊp ë chim ®¹t hiÖu qu¶ cao:
- Phæi cña chim cã ®Çy ®ñ c¸c ®Æc ®iÓm cña bÒ mÆt trao ®æi khÝ.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Phæi cña chim cÊu t¹o bëi hÖ thèng èng khÝ. C¸c èng khÝ n»m däc trong phæi vµ ®-îc
bao quanh bëi hÖ thèng mao m¹ch dµy ®Æc, Phæi ®-îc th«ng víi hÖ thèng tói khÝ phÝa
tr-íc vµ phÝa sau.
- Khi hÝt vµo vµ thë ra phæi chim kh«ng thay ®æi thÓ tÝch, chØ cã tói khÝ thay ®æi thÓ tÝch,
phæi lu«n cã kh«ng khÝ giµu O2 ®Ó thùc hiÖn trao ®æi khÝ víi m¸u trong mao m¹ch phæi.
- Phæi cña chim còng cã hiÖn t-îng dßng ch¶y song song vµ ng-îc chiÒu (dßng m¸u
ch¶y trong c¸c mao m¹ch trªn thµnh oãng khÝ lu«n song song vµ ng-îc chiÒu víi dßng
kh«ng khÝ l-u th«ng trong c¸c èng khÝ.
- Kh«ng cã khÝ cÆn=>Chênh lệch O2 lu«n cao.

Câu 10 (2 ®iÓm):
a. (0.75 ®iÓm) ChiÒu h-íng tiÕn ho¸ trong sinh s¶n h÷u tÝnh ë ®éng vËt:
-VÒ c¬ quan sinh s¶n
+ tõ ch-a cã sù ph©n ho¸ giíi tÝnh ®Õn cã sù ph©n ho¸ giíi tÝnh
+ Tõ ch-a cã c¬ quan sinh s¶n chuyªn biÖt ®Õn cã c¬ quan sinh s¶n râ rµng
+ Tõ c¸c c¬ quan sinh s¶n ®ùc c¸i n»m trªn cïng mét c¬ thÓ ( l-ìng tÝnh) ®Õn
c¸c c¬ quan nµy n»m trªn c¸c c¬ thÓ riªng biÖt ( ®¬n tÝnh)
- VÒ ph-¬ng thøc sinh s¶n
+ Tõ ®Î trøng ®Õn ®Î trøng thai ®Õn ®Î con
+Tõ thô tinh ngoµi ®Õn thô tinh trong
+ Tõ tù thô tinh ®Õn thô tinh chÐo
- B¶o vÖ vµ ch¨m sãc con:
Tõ chç con sinh ra kh«ng ®-îc b¶o vÖ vµ ch¨m sãc chu ®¸o dÕn ®-îc b¶o vÖ vµ
ch¨m sãc chu ®¸o.
- Tõ giai ®o¹n sinh s¶n v« tÝnh vµ h÷u tÝnh xen kÏ ®Õn sinh s¶n h÷u tÝnh hoµn
toµn.
- Tõ chç sè trøng (con) sinh ra trªn mét løa hoÆc sè l-a nhiÒu ®Õn Ýt
c.(0.75 ®iÓm) Thể vàng không tồn tại trong suốt quá trình mang thai.
- Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại thêm koảng 2 tháng nữa và sau
đó teo đi.
- Nguyên nhân: Trong 2 tháng đầu mang thai , nhau thai tiết hoocmon HCG
duy trì sự tồn tại của thể vàng. Từ tháng thứ 3 trở đi nhau thai thay thế thể vàng tiết
ra prôgesteron và estrogen để duy trì sự phát triển của niêm mạc tử cung, đồng thời
nhau thai ngừng tiết HCG dẫn tới thể vàng teo đi.
c. (0.5 ®iÓm) Cơ chế ngăn cản không cho tinh trùng khác xâm nhập vào
trứng:
- Cơ chế ngăn cản nhanh

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Khi tinh trùng gắn với màng tế bào trứng làm biến đổi điện thế màng ở tế
bào trứng, giúp ngăn cản nhanh không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào
trứng.
- Cơ chế ngăn cản lâu dài:
Sự biến đổi điện thế màng gây giải phóng Ca2+ từ lưới nội chất của tế bào
trứng và giải phóng dịch hạt vỏ vào trong khe giữa màng sinh chất và màng sáng.
Các enzim trong dịch hạt vỏ gây ra phản ứng cứng màng sáng lại không cho tinh
trùng khác xâm nhập vào tế bào trưứng

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC
TRƢỜNG THPT CHUYÊN HÀ THPT
NAM VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC
(ĐỀ GIỚI THIỆU) BỘ
LẦN THỨ III - NĂM HỌC 2009 - 2010

MÔN SINH HỌC – LỚP 11


(Thời gian làm bài 180 phút )

Câu 1(2 điểm) Trao đổi nước


1. Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở
những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?
2. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
3. Hạn sinh sinh lý là gì ? Nguyên nhân dẫn đến hạn sinh sinh lý?
4. T¹i sao hiÖn t-îng ø giät chØ x¶y ra ë nh÷ng c©y bôi thÊp vµ ë nh÷ng c©y th©n
th¶o?
Câu 2 (2 điểm) Trao đổi khoáng
1. Điều kiện để một sinh vật có khả năng sử dụng trực tiếp nitơ tự do trong không
khí?
2. Thực vật bậc cao:
a. Tại sao không thể sử dụng trực tiếp được ni tơ tự do trong không khí?
b. Chúng sử dụng trực tiếp nitơ ở dạng nào?
3. Tại sao khi thiếu ánh sáng kéo dài thì quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật cũng bị
đình trệ?
Câu 3 (2 điểm) Quang hợp
1. Viết phương trình tổng quát các phản ứng xảy ra ở pha sáng, pha tối và
phương trình tổng hợp của hai pha trong quang hợp? Từ phương trình tổng hợp đó
em rút ra nhận xét gì?
2. Trong quang hợp, để tổng hợp 1 phân tử glucoza thì thực vật C3 cần sử dụng
bao nhiêu photon ánh sáng và bao nhiêu ATP và NADPH2?
3. Giải thích tại sao khi chất độc làm ức chế quá trình hoạt động của 1 loại
enzim xúc tác cho quá trình chuyển hoá các chất trong chu trình Canvin thì cũng
gây ức chế các phản ứng của pha sáng?
Câu 4 (2 điểm) Hô hấp thực vật
1. Cơ quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật là gì?
2. Bản chất của quá trình hô hấp?
3. Trình bày cơ chế hô hấp với các giai đoạn hô hấp ở tế bào.
Câu 5(2 điểm) Tuần hoàn

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

1. Nêu định nghĩa và nguyên nhân của mạch đập?


2. Nêu sự tiến hoá và ý nghĩa tiến hoá của tim và của hệ tuần hoàn .
Câu 6 (2 điểm) Hô hấp động vật
1. Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật?
2. Động vật có những hình thức trao đổi khí chủ yếu nào?
Câu7 (2 điểm ) Cảm ứng ở thực vật
1. Nguyên nhân gây ra hướng động và cơ chế chung của hướng động.
2. Phân biệt ứng động với hướng động. Vai trò của ứng động và hướng động
đối với thực vật.
Câu 8( 2điểm) Cảm ứng động vật
1. Xinap là gì ? Liệt kê các kiểu xinap và các thành phần cấu tạo nên xinap hoá
học?
2. Tại sao những người bị hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác?
3. Chất trung gian hoá học có vai trò như thế nào trong lan truyền xung động
thần kinh qua xinap? 4. Tại sao atropin lại có khả năng làm giảm đau ở người?
Câu 9 (2 điểm) Sinh sản thực vật
1. Sinh sản hữu tính là gì ? ở thực vật có hoa sinh sản hữu tính diễn ra như thế
nào?
2. Trình bày nguồn gốc của quả và hạt.
Câu 10 (2 điểm) Sinh sản động vật
1. Phân biệt động vật đơn tính với động vật lưỡng tính, nêu ưu điểm và nhược
điểm của động vật lưỡng tính.
2. Trong quá trình tiến hoá, động vật tiến từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp
những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? những trở ngại đó đã được khắc phục
như thế nào?

------------------ HẾT --------------

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC
TRƢỜNG THPT CHUYÊN THPT
BIÊN HOÀ VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC
BỘ
(ĐÁP ÁN ĐỀ GIỚI THIỆU) LẦN THỨ III - NĂM HỌC 2009 - 2010

MÔN SINH HỌC – LỚP 11


Câu 1(2 điểm) Trao đổi nước
1. Động lực
Đó là:
- áp suất rễ - động lực đầu dưới
- lực hút do sự thoát hơi nước ở lá- động lực đầu trên
- lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa phân tử nước với vách mạch
gỗ.
2. Cây cạn ngập úng lâu ngày chết....
Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng rễ cây thiếu ôxy nên phá hoại tiến trình hô
hấp bình thường của rễ, tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào làm cho lông hút
chết và không hình thành được lông hút mới. Không có lông hút cây không hấp thụ
được nước, cân bàng nước trong cây bị phá vỡ và cây bị chết.
3. Hạn sinh sinh lý.....
- Là hiện tượng rễ cây được cung cấp đủ nước nhưng cây vẫn không hút được nước
- Nguyên nhân:
+ Nồng độ các chất tạo áp suất thẩm thấu ở môi trường đất quá cao so với áp suất
thẩm thấu trong rễ (do bón phân ,...)
+ Do cây ngập trong môi trường nước lâu ngày, thiếu oxy để hô hấp
4. Hiện tượng ứ giọt .....
Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi thấp và ở những cây thân thảo vì những
cây này thấp, dễ bị tình trạng bão hoà hơi nước và áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước
từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt.
Câu 2 (2 điểm) Trao đổi khoáng
1. Điều kiện để một sinh vật có khả năng sử dụng trực tiếp nitơ tự do trong không
khí?
+ Có lực khử mạnh với thế năng khử cao (Fed- H2, FADH2, NADH2....)
+ Có đủ năng lượng (ATP), có sự tham gia của các nguyên tố vi lượng (Mg, Mo Co..)
+ Có sự tham gia của enzim nitrogennaza.
+ Phải tiến hành trong điều kiện yếm khí (O2 ≈ 0).
2. Thực vật bậc cao:

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Thực vật bậc cao không sử dụng trực tiếp được nitơ tự do là do chúng không có enzim
nitrogennaza.
- Thực vật bậc cao sử dụng trực tiếp 2 dạng cơ bản:
* Dạng vô cơ: NH+4 và NO-3 .
* Dạng hữu cơ: Một số loại amit đơn giản và phức tạp (cây ăn thịt)
3. Tại sao khi thiếu ánh sáng kéo dài thì quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật cũng bị
đình trệ?
- Cây quang hợp để tạo ra các hợp chất có thế oxy hoá khử mạnh cung cấp cho quá
trình đồng hoá nitơ như: Fed - H2, FADH2, NADH2.... => các chất này lại do pha
sáng tạo ra….

H+ + NADH+ NO3-

NADP+ FAD --> Xitb --> Mo


NO2- + H2O

8H+ + 6Fed khử NO2-

6Fed Oxh Fe4 --> S4 --> Hem


NH4+ + H2O

Câu 3 (2 điểm) Quang hợp


- Phương trình pha sáng.
12H2O + 18 ADP + 18 Pi + 12 NADP+ => 18 ATP + 12NADPH2 + 6O2 
- Phương trình pha tối.
6CO2 + 18 ATP + 12NADPH2 => C6H12O6 + 6H2O
Phương trình chung

Nhận xét
+ Nước được tạo ra trong quá trình quang hợp là từ pha tối.
+ Pha sáng cung cấp nguyên liệu (NADPH2, ATP) cho pha tối và ngược lại pha tối
cung cấp ADP, NADP+ cho pha sáng.
+ Pha sáng phải vận hành 6 vòng, pha tối hoạt động 2 vòng => tạo 1 phân tử Glucoz
Pha sáng cần ADP, NADP+ những chất này lại do pha tối tạo ra. Như vậy nếu pha tối
bị đình trệ (do enzim bị ức chế) thì sẽ làm cho pha sáng ngừng hoạt động.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 4 (2 điểm) Hô hấp thực vật


1. Cơ quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật...
- Ti thể là bào quan làm nhiệm vụ hô hấp ở tế bào. Nó được xem là ―trạm biến thế
năng lượng‖ của tế bào.
- Bản chất của quá trình hô hấp.....
Bản chất của quá trình hô hấp: Khác với quá trình đốt cháy chất hữu cơ ngoài cơ
thể, quá trình ôxi hoá trong cơ thể phải trải qua nhiều chặng, bao gồm nhiều phản
ứng hoá sinh để cuối cùng giải phóng CO2, H2O và năng lượng dưới dạng ATP.
- Các giai đoạn của quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật gồm:
- Giai đoạn đường phân xảy ra ở chất tế bào là pha phân giải kị khí chung
cho cả hô hấp kị khí(lên men) và hô hấp hiếu khí. Đó là quá trình phân giải phân tử
glucôzơ đến axit piruvic( từ một phân tử glucôzơ hình thành nên 2 phân tử axit
piruvic).
- Nếu không có ôxi, axit piruvic chuyển hoá theo con đường hô hấp kị khí (
lên men) tạo rượu êtilic kèm theo sự giải phóng CO2, cũng có thể lên men lactic,
xuất hiện sản phẩm lên men là axit lactic, không giải phóng ôxi. Hô hấp kị khí
không tích luỹ thên năng lượng ngoài 2 phân tử ATP được hình thành ở chặng
đường phân.
- Khi có ôxi, sản phẩm của đường phân là axit piruvic di chuyển vào cơ chất
của ti thể, tại đó nó bị ôxi hoá và loại CO2 , hình thành nên axêtin côenzimA.
+ Chất này di chuyển vào chu trình Crep trong cơ chất của ti thể.
Qua chu trình Crep thêm 2 phân tử CO2 bị loại, như vậy phân tử axit piruvic( 1/2
phân tử glucôzơ) đã bị ôxi hoá hoàn toàn qua 1 vòng của chu trình Crep.
+ Các H+ và e- được tách ra khỏi cơ chất hô hấp và truyền đến chuỗi truyền
điện tử hô hấp( NAD, FAD,...) phân bố trong màng trong ti thể.
Như vậy, chu trình Crep khung các bon từ nguyên liệu hô hấp(axit piruvic)
bị bẻ gãy hoàn toàn, giải phóng 3 phân tử CO2; chuỗi truyền điện tử H+ tách ra
khỏi axit piruvic trong chu trình Crep được truyền đến chuỗi truyền điện tử trong
màng trong ti thể đến ôxi để tạo phân tử H2O và tích luỹ được 36 ATP.
Câu 5(2 điểm) Tuần hoàn
1. Định nghĩa và nguyên nhân của mạch đập:
+ Mạch đập : áp lực cảu máu tác động không đều lên thành động mạch
+ Nguyên nhân:

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Do hoạt động bơm máu của tim và sự đàn hồi của thành động mạch (tim co mạch
dãn, tim dãn mạch co lại....) Quá trình co dãn của thành mạch tạo thành làn sóng
qua các phần mạch khác nhau.
2. Nêu sự tiến hoá và ý nghĩa tiến hoá của tim và của hệ tuần hoàn.
- Ở các động vật đơn bào và đa bào bậc thấp, thức ăn và ôxi được cơ thể tiếp nhận
trực tiếp từ môi trường xung quanh.
- Ở các động vật đa bào bậc cao, các tế bào của cơ thể chỉ tiếp nhận các chất
dinh dưỡng và ôxi từ môi trường ngoài một cách gián tiếp thông qua môi trường
trong là chất dịch bao quanh tế bào, nên cơ thể đã hình thành tim là cơ quan
chuyên trách giúp lưu chuyển dòng dịch này.
- Ở các động vật có xương sống, cấu tạo tim thay đổi dần:
+ Tim 2 ngăn với một vòng tuần hoàn (cá).
+ Tim 3 ngăn với hai vòng tuần hoàn (ếch).
+ Tim 3 ngăn và một vách ngăn chưa hoàn chỉnh với 2 vòng tuần hoàn (bò
sát).
+ Tim 4 ngăn hoàn chỉnh với 2 vòng tuần hoàn (chim và thú).
Câu 6(2 điểm) Hô hấp động vật
1- Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật.
+ Bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích
cơ thể lớn).
+ Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
+ Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
+ Có sự lưu thông khí (nước và không khí lưu thông) tạo ra sự chênh lệch về nồng
độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
Nhờ bề mặt trao đổi khí có các đặc điểm trên nên động vật trao đổi khí với
môi trường rất hiệu quả.
2. Ở động vật có 4 hình thức trao đổi khí chủ yếu:
+ Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
+ Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí.
+ Trao đổi khí bằng mang.
+ Trao đổi khí bằng phổi.
Câu7 (2 điểm ) Cảm ứng ở thực vật
1. Nguyên nhân gây ra hướng động và cơ chế chung của hướng động.
+ Nguyên nhân gây ra hướng động là do hooc môn auxin di chuyển từ phía bị
kích thích (phía sáng) đến phía không bị kích thích ( phía tối) do đó phía nồng độ
auxin cao hơn kích thích tế bà sinh trưởng mạnh hơn.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

+ Cơ chế chung của hướng động ở mức tế bào là sự vận động định hướng do
tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan ( thân,
rễ) do nồng độ khác nhau của auxin gây nên.
2. Phân biệt ứng động với hướng động. Vai trò của ứng động và hướng động đối
với thực vật.
Sự khác biệt thể hiện trong hai mặt:
Đặc điểm Hướng động Ứng động
Hướng kích thích Từ một hướng Từ mọi hướng
Thời gian Xảy ra chậm Xảy ra nhanh
Vai trò của ứng động và hướng động đối với thực vật:
+ Tất cả các kiểu hướng động và ứng động đều có vai trò giúp cây thích nghi
đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
Câu 8( 2điểm) Cảm ứng động vật
- Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh này với tế bào khác.
- Các kiểu xinap: Thần kinh - thần kinh ; thần kinh - cơ; thần kinh tuyến.
- Thành phần cấu tạo xinap hoá học: Màng trước, màng sau, khe xinap, chuỳ
xinap. Chuỳ xinap có các túi chứa các chất trung gian hoá học
2. Những người bị hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác:
- Ca++ có tác dụng giải phóng chất môi giới thần kinh từ cúc xinap ra khe xinap =>
tác động vào màng sau của khe xi náp => xuất hiện điện động trên màng sau của
xinap.
- Thiếu Ca++ => quá trình giải phóng chất môi giới giảm => xung thần kinh không
truyền qua các noron => không có cảm giác.
3.
- Vai trò của chất trung gian hoá học: Làm thay đổi tính thấm ở màng sau khe
xináp và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
- atropin làm giảm đau vì: nó có khả năng phong bế màng sau làm mất khả năng
tác động của axetin colin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt =>
giảm đau
Câu 9 (2 điểm) Sinh sản thực vật
1. Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của các giao tử đực (n) và cái (n) thành hợp tử
(2n) khởi đầu của cá thể mới.
Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa được thực hiện trong hoa :
+ Sự hình thành giao tử ở thực vật : giao tử được hình thành từ thể giao tử,
thể giao tử lại được sinh ra từ bào tử đơn bội qua giảm phân.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

+ Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, một hoà nhập với
trứng, nhân thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào nhân tam bội
(3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín (thực vật có hoa).
2. Nguồn gốc của quả và hạt.
Hình thành hạt
Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát
triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành một khối đa bào giàu chất
dinh dưỡng được gọi là nội nhũ. Nội nhũ (phôi nhũ) là mô nuôi dưỡng phôi phát
triển.
Có hai loại hạt : hạt nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây
Hai lá mầm).
Hình thành quả
+ Quả là do bầu nhuỵ phát triển thành. Bầu nhuỵ dày lên, chuyên hoá như một cái
túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt.
+ Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa
hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hoá.
Câu 10 (2 điểm) Sinh sản động vật
1.
- Động vật đơn tính là động vật trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc
cơ quan sinh dục cái. Động vật lưỡng tính là động vật trên mỗi cá thể có cả cơ
quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái.
- Ưu điểm của động vật lưỡng tính là cả 2 cá thể sau khi thụ tinh đều có thể sinh
con, trong khi đó trong 2 cá thể đơn tính chỉ có một cá thể cái có thể sinh con. Tuy
nhiên, động vật lưỡng tính tiêu tốn rất nhiều vật chất và năng lượng cho việc hình
thành và duy trì hoạt động của 2 cơ quan sinh sản trên một cơ thể.
2.
Những trở ngại liên quan đến sinh sản:
+ Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước.
+ Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ
quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập...
Khắc phục:
+ Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ.
+ Thụ tinh trong.

------------------ HẾT --------------

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG


TRƢỜNG CHUYÊN TRẦN PHÚ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC
TRƢỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ
NĂM 2009
ĐỀ THI MÔN SINH HỌC LƠP
11
Thời gian 180 phút
(Đề thi gồm 2 trang)
Câu 1: (1điểm) Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thì tốc
độ sinh trưởng của cây sẽ như thế nào? Giải thích?
Câu 2:(1điểm) Tại sao môi trường quá thừa hay quá thiếu ánh sáng đều làm giảm
sự đồng hoá CO2 ở cây xanh?
Câu 3:(1điểm) Cho rằng đất có pH axít thì đất sẽ nghèo chất dinh dưỡng.
a. Điều này đúng hay sai? Giải thích?
b. Có những biện pháp nào để làm tăng độ màu mỡ của đất?
Câu 4:(1đ iể m) Sự tiêu hoá hoá họ c ở dạ dà y diễ n ra như thế
nà o? Thức ă n sau khi đ ược tiêu hoá ở dạ dà y đ ược chuyể n
xuố ng ruộ t từng đ ợt với lượng nhỏ có ý nghĩ a gì? Trình bà y
cơ chế củ a hiệ n tượng trên.
Câu 5:(1điểm) Tại sao pH trung bình của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp:
7,35 - 7,45?

Câu 6:(1điểm) Đồ thị sau biểu diễn sự thay đổi tốc độ cố định CO2 của một thực
vật theo cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 trong không khí
Tốc độ cố định CO2

CO2 300
b ppm
CO2 150 ppm

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Cường độ ánh sáng


Từ sơ đồ trên em rút ra nhận xét gì?
Câu 7:(1điểm) Tại sao có cây ra hoa vào mùa hè, có cây chỉ ra hoa vào mùa
đông? Ý nghĩa của phitôcrôm đối với quang chu kì?
Câu 8:(1điểm) Hãy trình bày vai trò của ánh sáng đỏ và hồng ngoại chiếu bổ sung
vào đêm dài tới sự ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài.
Câu 9:(1điểm) Ở người nữ, hormone của buồng trứng có tác động ngược như thế
nào đến tuyến yên và vùng dưới đồi?
Câu 10: (1điểm)
a. Điều kiện xẩy ra cố định đạm? Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử hiđro
trong NH3 có nguồn gốc từ chất nào trong các chất (glucôzơ, NADPH, CH4, H2)?
Giải thích?
b. Ở quang hợp của thực vật C4, để tổng hợp được 720g glucôzơ thì cần ít nhất
bao nhiêu phôtôn ánh sáng?
Câu 11: (1điểm) Giải thích
a. mùa thu: thắp đèn ở ruộng hoa cúc.
b. Mùa đông: thắp đèn ở vườn thanh long.
Câu 12: (1điểm) Sóng mạch là gì ? Vì sao sóng mạch chỉ có ở động mạch mà
không có ở tĩnh mạch?
Câu 13:(1điểm)
a. Tại sao những người mắc bệnh xơ gan thường đồng thời biểu hiện bệnh máu
khó đông?
b. Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn nhưng
lại không phân giải được protein của chính cơ quan tiêu hóa này?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 14:(1điểm) Nguyên nhân gây ra hướng động và cơ chế chung của hướng
động.
Câu 15:(1điểm) Phân biệt sinh trưởng thứ cấp với sinh trưởng sơ cấp? Trình
bày mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật?
Câu 16:(1điểm) Điều gì xảy ra khi tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều
hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em?
Câu 17:(1điểm)
a. Hãy giải thích vì sao nếu cây trồng không được cung cấp đầy đủ các nguyên
tố vi lượng sẽ bị giảm năng suất ?
b. Nêu vai trò của một số nguyên tố vi lượng được sử dụng trong nông nghiệp.
Câu 18:(1điểm)
a. Phân tích vai trò của gan đối với quá trình đông máu ở động vật có vú và
người.
b. Trình bày nguyên nhân và cơ chế làm xuất hiện các triệu chứng vàng da,
vàng niêm mạc mắt ở người?
Câu 19:(1điểm) Nồng độ CO2 trong máu tăng sẽ ảnh hưởng thế nào đến pH của
dịch não tủy? Giải thích? Nếu pH máu giảm nhẹ thì nhịp tim tăng. Điều này có ý
nghĩa gì?
Câu 20:(1điểm) Khi chiếu tia sáng mặt trời qua lăng kính vào một sợi tảo dài
trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan sát dưới kính hiển vi, nhận thấy:
a. Vi khuẩn tập trung ở hai đầu của sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng này?
b. Số lượng vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt. Hãy giải thích
vì sao?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG


TRƢỜNG CHUYÊN TRẦN PHÚ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CÁC TRƢỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ
NĂM 2009
ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC
LƠP 11
Thời gian 180 phút

Câu 1: Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thì tốc độ sinh
trưởng của cây sẽ như thế nào? Giải thích?
Trả lời
Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thường dẫn đến tốc độ
sinh trưởng của cây giảm. Vì :
- Làm giảm khả năng hút nước của rễ do nồng độ dung dịch đất cao.
- Một số ion khoáng của dung dịch môi trường ảnh hưởng xấu lên khả năng hút
khoáng của cây do nồng độ của chúng trong dung dịch quá cao.
Câu 2: Tại sao môi trường quá thừa hay quá thiếu ánh sáng đều làm giảm sự đồng
hoá CO2 ở cây xanh?
Trả lời:
- Trong sự đồng hoá CO2 ở cây xanh, ánh sáng tham gia vào chu trình Canvin
dưới dạng ATP và NADPH từ quá trình photphorin hoá quang hợp không vòng.
- Quá thiếu ánh sáng (như ở dưới tán cây, trong bóng tối) APG sẽ tăng lên còn
RuDP sẽ giảm làm xáo trộn chu trình Canvin, giảm sự đồng hoá CO2.
- Quá thừa ánh sáng (như mật độ cây quá thưa, vào thời gian buổi trưa trời
nắng gắt, lỗ khí đóng) nhiệt độ lá tăng lên làm phân giải prôtêin trong tế bào lá,
làm giảm hoạt tính Rubisco, lỗ khí đóng không thu nhận được CO2.
Câu 3: Cho rằng đất có pH axít thì đất sẽ nghèo chất dinh dưỡng.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

a. Điều này đúng hay sai? Giải thích?


b. Có những biện pháp nào để làm tăng độ màu mỡ của đất?
Trả lời
a. Khi đất có pH axít thì đất sẽ nghèo chất dinh dưỡng là đúng, vì:
- Các vi sinh vật chuyển hoá nitơ không phát triển ở đất axit làm cho đất nghèo
chất đạm .
- Khi đất axit thì các ion H+ sẽ thay thế vị trí của các cation trên keo đất làm
cho các cation như Fe+3, Al+3 và các ion khác bị rửa trôi hoặc lắng sâu xuống
lớp đất phía dưới. Vì vậy sau khi trồng cây một thời gian đất sẽ nghèo chất dinh
dưỡng.
b. Có những biện pháp nào để làm tăng độ màu mỡ của đất?
Biện pháp :
- Trung hoà axít bằng vôi
- Bổ sung các loại phân bón.
Câu 4: Sự tiêu hoá hoá họ c ở dạ dà y diễ n ra như thế nà o? Thức
ă n sau khi đ ược tiêu hoá ở dạ dà y đ ược chuyể n xuố ng ruộ t
từng đ ợt với lượng nhỏ có ý nghĩ a gì? Trình bà y cơ chế củ a
hiệ n tượng trên.
*Trả lờ i:
- Chủ yếu là biến đổi Prôtêin thành các chuỗi polipeptit ngắn dưới tác dụng của enzim pepsin
với sự có mặt của HCl
- Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ:
+ Dễ dàng trung hoà lượng axít trong thức ăn từ dạ dày xuống ít một , tạo môi trường cần thiết
cho hoạt động của các enzim trong ruột (vì có NaHCO3 từ tuỵ và ruột tiết ra với nồng độ cao).
+ Để các enzim từ tuỵ và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hoá lượng thức ăn đó

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

+ Đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng


- Cơ chế đóng mở môn vị có liên quan đến:
+ Sự co bóp của dạ dày với áp lực ngày càng tăng làm mở cơ vòng
+ Phản xạ co thắt cơ vòng môn vị do môi trường ở tá tràng bị thay đổi khi thức ăn từ dạ dày
dồn xuống (từ kiềm sang axít)
Câu 5: Tại sao pH trung bình của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp: 7,35 -
7,45?

*Trả lời:

pH của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp là nhờ các hệ đệm:
- Hệ đệm bicacbonat
CO2 + H2O  H2CO3  HCO3- + H+
- Hệ đệm phốt phát.
H2PO4-  HPO42- + H+
- Hệ đệm protêin là hệ đệm quan trọng trong dịch cơ thể nhờ khả năng điều
chỉnh cả độ toan lẫn kiềm.
- Điều chỉnh độ kiềm nhờ gốc –COOH và điều chỉnh độ toan nhờ gốc –NH2
của prôtêin.
Câu 6: Đồ thị sau biểu diễn sự thay đổi tốc độ cố định CO2 của một thực vật theo
cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 trong không khí
Tốc độ cố định CO2

CO2 300 ppm


b
CO2 150 ppm

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Cường độ ánh sáng


Từ sơ đồ trên em rút ra nhận xét gì?
Trả lời
Nhận xét:
- Đồ thị biểu diễn sự thay đổi tốc độ cố định CO2 của một loài thực vật theo
cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 trong không khí.
- Tốc độ cố định CO2 tăng khi tăng cường độ ánh sáng tới một giới hạn nhất
định thì dừng lại mặc dù tiếp tục tăng cường độ ánh sáng. Lúc này để tăng tốc độ
cố định CO2 phải tăng nồng độ CO2.
- Đường a thể hiện phần mà tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố ánh
sáng. Đường b thể hiện phần tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố là nồng độ
CO2.
Câu 7: Tại sao có cây ra hoa vào mùa hè, có cây chỉ ra hoa vào mùa đông? ý
nghĩa của phitôcrôm đối với quang chu kì?
Trả lời
- Cây ngày dài ra hoa vào mùa hè.
- Cây ngày ngắn chỉ ra hoa vào mùa đông.
- ý nghĩa của phitôcrôm đối với quang chu kì: Sự ra hoa của các cây ngày
ngắn (đậu tương) và cây ngày dài (lúa mì) đã chịu ảnh hưởng của ánh sáng mà
phitôcrôm đã nhận được.
+ ánh sáng đỏ (đ) có bước sóng 660nm, ức chế sự ra hoa của cây ngày
ngắn, nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.
+ ánh sáng đỏ xa (đx) còn gọi là đỏ sẫm, có bước sóng 730nm ức chế sự
ra hoa của cây ngày dài, nhưng kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 8: Hãy trình bày vai trò của ánh sáng đỏ và hồng ngoại chiếu bổ sung vào
đêm dài tới sự ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài.
Trả lời
- nh sáng đỏ (R) và hồng ngoại (FR) chiếu bổ sung vào đêm dài có vai trò
ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài.
- Nếu chiếu xen kẽ, bổ sung 2 loại thì lần chiếu cuối cùng có ý nghĩa và hiệu
quả hơn cả. Ví dụ trong đêm dài chiếu bổ sung:
1.R........................................cây ngày dài ra hoa.
R-FR....................................cây ngày ngắn ra hoa
R-FR-R.................................cây ngày dài ra hoa.
R-FR-FR..............................cây ngày ngắn ra hoa
- Trong đêm dài chiếu bổ sung ánh sáng đỏ làm cho cây ngày dài ra hoa, trái
lại nếu chiếu bổ sung ánh sáng hồng ngoại làm cây ngày ngắn ra hoa.
Câu 9: Ở người nữ, hormone của buồng trứng có tác động ngược như thế nào đến
tuyến yên và vùng dưới đồi?
Trả lời
+Dưới tác dụng của hormone GnRH của vùng dưới đồi, tuyến yên tiết ra
FSH và LH kích thích buồng trứng tiết oestrogen (do nang noãn) và progesteron
(do thể vàng).
+Ở giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt: lượng oestrogen do nang noãn tiết ra
sẽ tác động ngược lên tuyến yên, kích thích tăng tiết LH,có tác dụng kích thích
trứng chín,rụng.
+Ở giai đoạn sau của chu kì: hàm lượng estrogen và progesteron tăng
cao,gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên, ức chế tiết
FSH,LH  ức chế rụng trứng.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 10:
a. Điều kiện xẩy ra cố định đạm? Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử hiđro
trong NH3 có nguồn gốc từ chất nào trong các chất (glucôzơ, NADPH, CH4, H2)?
Giải thích?
b. Ở quang hợp của thực vật C4, để tổng hợp được 720g glucôzơ thì cần ít nhất
bao nhiêu phôtôn ánh sáng?
Trả lời
a. - Điều kiện xẩy ra cố định đạm: Có enzim Nitrôgenaza, có lực khử mạnh (NADH), có năng
lượng ATP, môi trường kị khí.
- Nguyên tử hiđro trong NH3 có nguồn gốc từ glucôzơ. Vì quá trình khử N2 thành NH3 sử dụng
chất khử NADH. Chất khử NADH được tạo ra từ quá trình hô hấp (đường phân và chu trình
Crep). Quá trình hô hấp sử dụng nguyên liệu glucôzơ, nguyên tử H trong phân tử C6H12O6
được gắn với NAD+ để tạo thành NADH.
b. - Ở quang hợp của thực vật C4, để tổng hợp được 1 phân tử glucôzơ thì cần 12 phân tử
NADPH, 24 phân tử ATP.
- Ở phôtphoril hoá không vòng, để tổng hợp 12 NADPH và 12ATP thì cần ít nhất 48 phôtôn
ánh sáng. Ở phôtphoril hoá vòng, để tổng hợp 12ATP thì cần ít nhất 12 phôtôn ánh sáng. Tổng
số phôtôn ánh sáng cần dùng để tổng hợp 1 phân tử glucôzơ là 12 + 48 = 60.
- 720g glucôzơ tương ứng với 4 mol glucôzơ thì cần ít nhất số phôtôn ánh sáng là:
60.4.6,02.1023 = 240.6,02.1023 (phôtôn).
Câu 11: Giải thích
c. mùa thu: thắp đèn ở ruộng hoa cúc.
d. Mùa đông: thắp đèn ở vườn thanh long.
Trả lời
a. Cúc ra hoa mùa thu vì mùa thu có thời gian đêm bắt đầu hơn ngay, thích hợp cho
cúc ra hoa.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- thắp đèn đêm ở vườn cúc mùa thu để rút ngắn thời gian ban đêm, làm cúc
+ cúc ra hoa chậm hơn (vào mùa đông khi không thắp đèn nữa)
+ hoa sẽ có cuống dài, đoá to, đẹp hơn
+ mùa đông ít hoa, nhu cầu hoa lớn  lãi hơn.
b. Thanh long ra hoa mùa hè (mùa thời gian đêm ngắn hơn ngày)
- Mùa đông đêm dài hơn ngày, thanh long không ra hoa
- Để thanh long ra hoa trái vụ, phải thắp đèn đêm để cắt đem dài  2 đêm ngắn.
Câu 12: Sóng mạch là gì ? Vì sao sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở
tĩnh mạch?
Trả lời
- Sóng mạch: nhờ thành động mạch có tính đàn hồi và sự co dãn của gốc chủ động
mạch (mỗi khi tâm thất co tống máu vào) sẽ được truyền đi dưới dạng sóng gọi là
sóng mạch.
- Sóng mạch còn gọi là mạch đập, phản ánh đúng hoạt động của tim. Sóng mạch
chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch vì động mạch có nhiều sợi đàn hồi
còn tĩnh mạch thì ít sợi đàn hồi hơn.
Câu 13:
a. Tại sao những người mắc bệnh xơ gan thường đồng thời biểu hiện bệnh
máu khó đông?
b. Tại sao enzim pepsin của dạ dày phân giải được protein của thức ăn
nhưng lại không phân giải được protein của chính cơ quan tiêu hóa này?
Trả lời
a. Trong số các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu có nhiều yếu tố do
gan tiết ra, bao gồm fibrinogen, prothombin, yếu tố VII, proconvectin, chrismas,
stuart. Vì vậy, khi gan bị hỏng, việc sản sinh các yếu tố tham gia quá trình đông
máu bị đình trệ  máu khó đông.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

b. Pepsin dạ dày không phân hủy protein của chính nó bởi vì:
- Ở người bình thường, lót trong lớp thành dạ dày có chất nhày bảo vệ. Chất
nhày này có bản chất là glycoprotein và muco polysaccarid do các tế bào cổ tuyến
và tế bào niêm mạc bề mặt của dạ dày tiết ra.
- Lớp chất nhày nêu trên có hai loại:
+ Loại hòa tan: có tác dụng trung hòa một phần pepsin và HCl.
+ Loại không hòa tan: tạo thành một lớp dày 1 – 1,5 mm bao phủ toàn bộ lớp
thành dạ dày. Lớp này có độ dai, có tính kiềm có khả năng ngăn chặn sự khuếch
tán ngược của H+  tạo thành ―hàng rào‖ ngăn tác động của pepsin – HCl.
- Ở người bình thường, sự tiết chất nhày là cân bằng với sự tiết pepsin-HCl,
nên protein trong dạ dày không bị phân hủy (dạ dày được bảo vệ).
Câu 14: Nguyên nhân gây ra hướng động và cơ chế chung của hướng động.
Trả lời

+ Nguyên nhân gây ra hướng động là do hooc môn auxin di chuyển từ phía bị
kích thích (phía sáng) đến phía không bị kích thích ( phía tối) do đó phía nồng
độ auxin cao hơn kích thích tế bà sinh trưởng mạnh hơn.
+ Cơ chế chung của hướng động ở mức tế bào là sự vận động định hướng do tốc
độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan ( thân, rễ) do
nồng độ khác nhau của auxin gây nên.
*Câu 15: Phân biệt sinh trưởng thứ cấp với sinh trưởng sơ cấp? Trình bày mối
liên quan giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật?
Trả lời
- Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính) của cây do hoạt động
của mô phân sinh bên (tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng
chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia
tạo nên.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên tiếp nhau của quá trình
trao đổi chất. Sự biến đổi về số lượng ở rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất
lượng ở hoa, quả và hạt.
- Hai quá trình này gọi là pha sinh trưởng phát triển sinh dưỡng và pha
sinh trưởng phát triển sinh sản(mốc là sự ra hoa).
- Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát
triển chậm hay ngược lại. có thể cả hai đều nhanh hay đều chậm.
Câu 16: Điều gì xảy ra khi tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmon
sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em?
Trả lời
Người bé nhỏ là hậu quả do tuyến yên tiết ra quá ít hoocmôm sinh trưởng ở
giai đoạn trẻ em, còn người khổng lồ là hậu quả do truyến yên tiết ra quá nhiều
hoocmôm sinh trưởng và giai đoạn trẻ em.
Sở dĩ có hậu quả như trên là do khi hoocmôn sinh trưởng được tiết ra quá
nhiều vào giai đoạn trẻ em dẫn đến tăng cường quá trình phân chia tế bào, tăng
cường số lượng và kích thước tế bào(qua tăng tổng hợp prôtêin và tăng cường phát
triển xương).
Câu 17:
a. Hãy giải thích vì sao nếu cây trồng không được cung cấp đầy đủ các
nguyên tố vi lượng sẽ bị giảm năng suất ?
b. Nêu vai trò của một số nguyên tố vi lượng được sử dụng trong nông
nghiệp.
Trả lời
a. Thiếu nguyên tố vi lượng làm cho năng suất cây trồng giảm vì:
- Các nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc enzim và
tăng cường hoạt động của enzim.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Enzim xúc tác cho các phản ứng trong các quá trình trao đổi chất, nếu thiếu
vi lượng thì phản ứng xúc tác enzim giảm quá trình trao đổi chất của cây yếu, cây
sinh trưởng phát triển chậm nên năng suất giảm.
b. Vai trò của một số nguyên tố vi lượng:
- Mn xúc tác chuyển hoá nitơ, phân giải nguyên liệu trong hô hấp, tham gia
phản ứng quang hợp.
- Zn tham gia tổng hợp triptophan là tiền chất IAA.
- Mo tham gia trong quá trình trao đổi nitơ
Câu 18:
a. Phân tích vai trò của gan đối với quá trình đông máu ở động vật có vú và
người.
b. Trình bày nguyên nhân và cơ chế làm xuất hiện các triệu chứng vàng da,
vàng niêm mạc mắt ở người?
Trả lời
a. Vai trò của gan đối với quá trình đông máu
- Quá trình đông máu xảy ra được là nhờ hoạt động của các yếu tố đông
máu.
- Đa số các yếu tố đông máu có vai trò quan trọng do gan sản sinh ra bao
gồm Fibrinogen, Prothrombin, Proacelerin...
b. Nguyên nhân và cơ chế xuất hiện triệu chứng vàng da và niêm mạc
- Nguyên nhân: do hồng cầu bị phá huỷ quá nhanh (sốt rét) , do bị bệnh về
gan hoặc tắc ống mật.
- Cơ chế: Khi hồng cầu bị phá huỷ tạo ra sắc tố vàng (Bilirubin), sắc tố này
được đưa vào máu làm cho huyết tương có màu vàng. Gan làm nhiệm vụ tách
Bilirubin ra khỏi máu để chuyển nó xuống mật tạo sắc tố mật. Với 3 lí do trên làm

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

cho Bilirubin còn lại trong máu với lượng lớn sẽ gây triệu chứng vàng da và niêm
mạc.
Câu 19: Nồng độ CO2 trong máu tăng sẽ ảnh hưởng thế nào đến pH của dịch não
tủy? Giải thích? Nếu pH máu giảm nhẹ thì nhịp tim tăng. Điều này có ý nghĩa gì?
Trả lời
- Nồng độ CO2 trong máu tăng sẽ làm giảm độ pH của dịch não tủy.
- Sở dĩ như vậy là do khi nồng độ CO2 tăng, tốc độ khuếch tán CO2 vào dịch
não tủy tăng; ở đó, CO2 kết hợp với nước tạo thành axit cacbonic. Sự phân li của
axit cacbonic giải phóng các ion hiđrô, dẫn đến pH của dịch não tủy giảm.
- pH của máu giảm nhẹ làm nhịp tim tăng sẽ làm tăng tốc độ đẩy máu giàu
CO2 tới phổi; ở đó, CO2 sẽ được thải ra ngoài.

Câu 20: Khi chiếu tia sáng mặt trời qua lăng kính vào một sợi tảo dài trong dung
dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan sát dưới kính hiển vi, nhận thấy:
a. Vi khuẩn tập trung ở hai đầu của sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng này?
b. Số lượng vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt. Hãy giải
thích vì sao?
Trả lời
a. Khi chiếu tia sáng mặt trời qua lăng kính, tia sáng sẽ phân thành 7 màu: đỏ, da
cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Các tia sáng đơn sắc này sẽ rơi trên sợi tảo theo thứ tự từ đỏ đến tim từ đầu này
đến đầu kia. Như vậy, một đầu của
sợi tảo sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ, đầu kia sẽ hấp thụ ánh sáng tím và ở hai đầu của sợi
tảo, quang hợp sẽ xảy ra mạnh
nhất, thải nhiều ôxi nhất và vi khuẩn hiếu khí sẽ tập trung ở đây.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

b. Vi khuẩn tập trung với số lượng khác nhau ở hai đầu sợi tảo. Cụ thể là ở đầu sợi
tảo hấp thụ ánh sáng đỏ vi
khuẩn tập trung nhiều hơn, vì ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp hơn ánh sáng
tím. Cường độ quang hợp chỉ phụ
thuộc vào số lượng photôn, không phụ thuộc vào năng lượng photôn. Lại biết rằng
với cùng một cường độ chiếu
sáng thì số lượng phôtôn của ánh sáng đỏ nhiều gấp đôi ánh sáng tím.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

TRƢỜNG THPT CHUYÊN HƢNG YÊN ĐỀ THI HSG DUYÊN HẢI BẮC BỘ
TỔ: SINH – CN - TD (ĐỀ XUẤT)
MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian: 180 phút

Câu 1:
a. Chức năng của rễ? Trình bày đặc điểm cấu tạo của rễ thích nghi với chức
năng hút nước và muối khoáng?
b. Tại sao nói: Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây?
Câu 2:
a. Vì sao đất chua thường nghèo dinh dưỡng?
b. Nitơ cung cấp cho cây có thể được cung cấp từ những nguồn nào?
c. Thực vật hô hấp hiếu khí nhưng VSV cộng sinh lại cố định nito trong điều
kiện kị khí. Cây khắc phục hiện tượng này như thế nào?
d. Nồng độ NH4+ cao có ảnh hưởng gì cho cây? Cây khắc phục điều đó ra sao?
Câu 3:
Cho hình vẽ:

a. Hình vẽ trên mô tả cấu trúc lá của nhóm thực vật nào? Giải thích?
b. Ghi chú thích cho các chữ cái và chữ số ở hình vẽ trên.
c. Phân biệt cấu trúc của lục lạp ở tế bào A và B.
Câu 4:
a. Hệ số hô hấp là gì? Có nhận xét gì về hệ số hô hấp của hạt cây họ lúa và hạt
hướng dương trong quá trình nảy mầm?
b. Tính năng lượng thu được trong các giai đoạn của quá trình hô hấp khi oxi
hóa hết 18g Glucozo?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 5:
a. Vận tốc dòng máu, huyết áp khác nhau như thế nào ở các loại mạch? Vẽ đồ
thị thể hiện.
b. Đặc điểm cấu tạo của hồng cầu: hình đĩa, lõm hai mặt mang lại những lợi
thế gì?
Câu 6:
a. Tại sao nói: Trao đổi khí ở Chim hiệu quả hơn trao đổi khí ở Thú?
b. Mô tả hoạt động trao đổi khí ở cá xương? Tại sao vớt cá lên cạn sau một thời
gian sẽ bị chết?
c. Các bề mặt trao đổi khí có đặc điểm gì?
Câu 7:
a. Giải thích hiện tượng tự vệ ở cây trinh nữ?
b. Mô tả thí nghiệm chứng minh tính hướng đất ( hướng trọng lực) của cây?
Giải thích kết quả quan sát được.
Câu 8:
a. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ? Có nhận xét gì về điện thế nghỉ ở các tế
bào khác nhau? Giải thích?
b. Phản xạ và cảm ứng có gì giống và khác nhau? Có phải ở tất cả các đối
tượng động vật đều có phản xạ không? Tại sao?
Câu 9:
a. Ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong sản xuất giống cây trồng
có những ưu điểm gì? Cơ sở khoa học của phương pháp này?
b. Mô tả cấu tạo của hoa? Nêu một số ưu điểm của sinh sản hữu tính?
Câu 10:
a. FSH và LH có tác dụng khác nhau như thế nào ở con cái và con đực?
b. Tại sao khi trứng chín và rụng, được thụ tinh, phát triển thành phôi thai thì
sẽ không có trứng nào khác rụng trong khoảng thời gian đó?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

TRƢỜNG THPT CHUYÊN HƢNG YÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG DUYÊN HẢI
TỔ: SINH – CN - TD BẮC BỘ
(ĐỀ XUẤT)
MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian: 180 phút

Câu 1:
a. – Chức năng của rễ:
+ Hấp thụ nước và muối khoáng 0,5đ
+ Dẫn truyền chất dĩnh dưỡng từ bề mặt hấp thụ
+ Néo chặt cây, cố định cây vào đất để nâng đỡ cây và giúp cây
đứng vững trong không gian
+ Giữ hạt đất, chống rửa trôi, xói mòn đất,...
- Cấu tạo của rễ thích nghi với chức năng hút nước và muối
khoáng: 0,5đ
+ Hệ rễ phân nhánh nhiều và có nhiều lông hút
+ Rễ phát triển theo hướng đâm sâu và lan rộng hướng về phía
nguồn nước, số lượng lông hút nhiều => tăng bề mặt hấp thụ
+ Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng: thành tế bào mỏng,
không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn, áp suất thẩm
thấu cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh
b. – Tai họa: Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, cây phải 0,5đ
mất đi một lượng nước quá lớn (99%) => cây phải hấp thụ một
lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là điều không dễ dàng
trong điều kiện môi trường luôn thay đổi.
- Tất yếu: 0,5đ
+ Thoát hơi nước tạo động lực đầu trên cho quá trình vận
chuyển nước
+ Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá
+ Tạo điều kiện cho CO2 đi vào lá cung cấp nguyên liệu cho
quang hợp
Câu 2:
a. Đất chua thường nghèo dinh dưỡng vì: 0,5đ
+ Trong đất, các hạt keo âm giữ các cation – là nguồn dinh dưỡng
của cây trồng, tránh được sự rửa trôi
+ Đất chua chứa nhiều ion H+ nên chúng thay thế vị trí của các
cation trên bề mặt keo đất
+ Các cation giảm dần do cây sử dụng và bị rửa trôi nên đất trở
nên nghèo dinh dưỡng

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

b. Các nguồng nitơ cung cấp cho cây: 0,5đ


+ Nguồn vật lí – hóa học: Các tia lửa điện trong các cơn giông
biến nito phân tử thành dạng nitrat cho cây sử dụng.
+ Các vi sinh vật sống tự do và cộng sinh có khả năng cố định nito
khí quyển cung cấp cho cây
+ Nguồn nito do các vi khuẩn phân giải các hợp chất hữu cơ trong
đất
+ Nito từ phân bón
c. Cây khắc phục bằng cách:
+ Tăng cường độ hô hấp 0,5đ/2 ý
+ Trong cây có protein hem Leghemoglobin có ái lực cao với oxi,
protein này cho phép hô hấp mà không ức chế nitrogenaza.
d. - Nồng độ NH4+ cao làm chậm sinh trưởng của cây, có thể gây
ngộ độc cho cây, làm giảm khả năng hấp thụ K+ của cây,... 0,5đ/2 ý
- Cây khắc phục bằng cách: tăng chuyển hóa thành axit amin,
thực hiện amit hóa để làm giảm NH4+ trong cây.
Câu 3:
a. Đây là cấu trúc lá của thực vật C4 vì:
- Có lớp tế bào bao bó mạch phát triển, các tế bào nhu mô bao 0,5đ/2 ý
quanh các tế bào bao bó mạch
- Có quá trình cố định CO2 diễn ra theo 2 giai đoạn ở hai loại tế
bào khác nhau
b. Ghi chú thích
- A – tế bào nhu mô lá B – tế bào bao bó mạch 0,5đ
1 – CO2 ; 2 – OAA ; 3 – A.malic ; 4 – A.pyruvic ; 5 – PEP
6 – Glucozo ( chất hữu cơ) ; Enzym 1 – PEP cacboxylaza ;
Enzym2 – Rubisco ( RiDP cacboxylaza)
c. So sánh cấu trúc 2 loại lục lạp
Lục lạp tế bào nhu mô Lục lạp tế bào bao bó mạch 1đ
- Grana phát triển - Grana kém phát triển,
- Enzym cố đinh CO2 là chứa ít PSII
PEP cacboxylaza, ít hoặc - Enzym cố định CO2 là
không có rubisco RiDP cacboxylaza
- Chứa nhiều hạt tinh bột
Câu 4:
a. - Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số 0,25đ
phân tử oxi cây lấy vào khi hô hấp.
- Trong quá trình nảy mầm của cây họ lúa, chất dự trữ chủ yếu 1đ
là đường thì hệ số hô hấp gần bằng 1.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

+ Ở hạt cây hướng dương giàu chất béo, sự biến đổi của hệ số
hô hấp phức tạp: ở giai đoạn đầu hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1 do
hạt sử dụng đường để hô hấp, sau đó hệ số hô hấp giảm xuống
còn 0,3 – 0,4 do hạt sử dung nguyên liệu là chất béo, tiếp theo
đó hệ số hô hấp lại tăng lên gần bằng 1 do đường bắt đầu được
tích lũy.
b. Tính hệ số hô hấp 1đ
18g glucozo ứng với 0,1mol => có 0,1 * 6,02.1023 phân tử (mỗi
- Đường phân từ 1 phân tử glucozo tạo ra 2 ATP giai
- Nếu không có oxi thì từ 1 glucozo tạo 2ATP đoạn
- Nếu có oxi thì ở chu trình Creps tạo ra 2 ATP 0,25đ)
- Chuỗi chuyền electron tạo ra 34 ATP
HS nhân kết quả trên với số phân tử Glucozo là được
Câu 5:
a.
- Vận tốc dòng máu tỉ lệ nghịch với tiết diện mạch ( máu chảy 0,25đ
trong động mạch là nhanh nhất, chậm hơn ở tĩnh mạch và chậm
nhất ở mao mạch vì tổng tiết diện mao mạch lớn nhất)
- Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm dần ở mao mạch và thấp 0,25đ
nhất ở tĩnh mạch
- HS vẽ đồ thị 0,5đ
b. Ưu điểm của cấu tạo hồng cầu hình đĩa, lõm 2 mặt 1đ (mỗi
- Khó vỡ, giảm tiêu hao oxi khi vận chuyển ý
- Tăng S/V 0,25đ)
- Có thêm chỗ để chứa hêmoglobin
- Tăng thêm số lượng hồng cầu trên đơn vị thể tích
Câu 6:
a. Trao đổi khí ở chim: có sự tham gia của các túi khí giúp không 0,5đ
khí qua phổi luôn là khí giàu oxi, không có khí cặn, trong phổi
chiều của dòng máu song song và ngược với chiều dòng khí
trong ống khí
- Ở thú khi hô hấp còn chứa nhiều khí nghèo oxi trong phổi 0,25đ
b. – Trao đổi khí ở cá xương
+ Cử động thở vào: thềm miệng hạ xuống làm giảm áp lực của 0,25đ
nước trong khoang miệng, nắp mang phình ra, riềm mang khép lại
=> nước chảy vào
+ Cử động thở ra: miệng ngậm lại, nền hầu nâng lên, , nắp mang 0,25đ
mở ra => nước chảy ra qua khe mang
+ TĐK diễn ra ở các phiến mang: số lượng phiến mang nhiều,

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

chiều dòng nước ngược với chiều dòng máu chảy trong các mao 0,5đ
mạch mang => tăng hiệu quả trao đổi khí.
- Cá chết vì: + Các phiến mang dính lại => giảm diện tích bề mặt 0,25đ
+ Bề mặt không ẩm ướt
Câu 7:
a. Hiện tượng tự vệ ở cây trinh nữ: 1đ
- Khi có kích thích chạm vào lá, các lá chét khép lại, cuống cụp
xuống.
- Lá khép cụp xuống do thể gối ở cuống lá và gốc lá chét mất
nước làm giảm sức trương. Nguyên nhân là do K+ đi ra khỏi
không bào làm giảm áp suất thẩm thấu gây mất nước (tương tự
như cơ chế đóng mở khí khổng)
b. - Thí nghiệm: Cho hạt đậu đã nảy mầm vào bên trong ống trụ 0,5đ
bằng giấy dài 2 – 3cm nằm ngang. Sau một thời gian dễ và thân
dài ra khỏi ống trụ. Quan sát hiện tượng.
- Kết quả: Rễ quay hướng xuống dưới, thân hướng lên trên
- Giải thích: Do sự phân bố lượng auxin không đều ở hai phía 0,5đ
+ Ở thân auxin phân bố nhiều ở mặt dưới, kích thích sinh trưởng
dãn dài của tế bào mạnh hơn => cây cong lên trên
+ Ở rễ nhảy cảm hơn với auxin nên mặt dưới phân bố nhiều auxin
làm ức chế sinh trưởng của rễ, mặt trên ít auxin nên sinh trưởng
nhanh hơn => đẩy rễ cong xuống dưới
Câu 8:
a.- Cơ chế hình thành điện thế nghỉ 0,5đ
+ Nồng độ K+ trong dịch bào lớn hơn ngoài bào dịch mô còn Na+ thì
ngược lại
+ Các ion có xu hướng di chuyển theo gradien nồng độ
+ Ở trạng thái nghỉ màng chỉ cho phép K+ đi ra ngoài, kênh Na+ vẫn
đóng (tính thấm chọn lọc)
+ Kết quả bên trong màng tích điện âm, ngoài màng tích điện dương
=> xuất hiện điện thế nghỉ
+ Điện thế nghỉ còn dược đảm bảo nhờ hoạt động của bơm Na+/K+
- Ở các tế bào khác nhau thì điện thế nghỉ cũng khác nhau 0,5đ
Giải thích: Sự khác nhau đó do tính thấm của màng, sự chênh lệch
nồng độ ion 2 bên màng, hoạt động của bơm Na+/K+
b.– Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời lại kích thích của môi 0,25đ
trường có sự tham gia của hệ thần kinh,phản xạ gồm 5 khâu, thiếu 1
khâu không được coi là phản xạ
- Cảm ứng là phản ứng của cơ thể để trả lời lại kích thích. Như 0,25đ

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

vậy phản xạ là một hình thức của cảm ứng.


- Không phải tất cả các động vật đều có phản xạ vì ở động vật 0,5đ
nguyên sinh chưa có hệ thần kinh, ở một số dạng động vật khác
có hình thức cảm ứng đơn giản, không đủ các khâu của phản
xạ
Câu 9:
a. - Ưu điểm 0,5đ
+ Nhân nhanh được các giống tốt và giống quý
+ Tạo được giống sạch bệnh
+ Tạo giống có phẩm chất di truyền đồng nhất
+ Hệ số nhân giống cao
- Cơ sở khoa học: dựa vào tính toàn năng của tế bào, sự nguyên 0,25đ
phân và phân hóa tế bào trong điều kiện dinh dưỡng phù hợp
b. Cấu tạo của hoa: cuống hoa, đài hoa, tràng (cánh) nhị hoặc 0,25đ
nhụy. hoa lưỡng tính có cả nhị và nhụy
- Sinh sản hữu tính có ưu điểm: 1đ/ 4 ý
+ Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp => tạo sự đa dạng cho sinh vật
+ Tăng khả năng thích nghi, tạo quần thể sinh vật có tiềm năng
thích nghi
+ Trung hòa các đột biến có hại và tạo điểu kiện cho gen lặn biểu
hiện thành kiểu hình
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống và tiến
hóa

Câu 10:
a. Tác dụng của FSH và LH
- FSH: + Ở con đực: kích thích ống sinh tinh phát triển, tác động 0,25đ
vào tế bào sertoli => tham gia vào quá trình sản sinh ra tinh
trùng
+ Ở con cái: kích thích nang trứng đang phát triển, tác 0,25đ
động vào tế bào hạt của của nang trứng gây tăng sinh tế bào hạt
- LH: + Ở con đực: tác dụng vào tế bào kẽ ( tế bào leydig) => 0,25đ
tăng tiết testosteron
+ Ở con cái: cùng với FSH làm trứng chín và rụng, kích 0,25đ
thích sự phát triển của thể vàng, tạo ostrogen và progesteron
b. Khi trứng chín và rụng, được thụ tinh, phát triển thành phôi thai 0,5đ
thì trong suốt quá trình đó nồng độ 2 hoocmon ostrogen và
progesteron được duy trì ở nồng độ cao (do thể vàng tiết ra).
Hai hoocmon này ức chế ngược âm tính lên vùng dưới đồi,

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

tuyến yên ức chế sự sản sinh FSH và LH nên trứng không chín
và rụng
- trong suốt thời kì thai nhi phát triển thì nhau thai sản xuất ra 0,5đ
ostrogen và progesteron để ức chế sự sản sinh ra FSH và LH
của tuyến yên

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI


KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ III-NĂM 2010-NINH BÌNH

MÔN THI: SINH HỌC


KHỐI: 11
(Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 10 câu , 02 trang)

Câu 1. (2 điểm)
1. Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thì tốc độ sinh
trưởng của cây sẽ như thế nào? Giải thích?
2. Cho tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch .Hãy cho biết :
a) Khi nào sức căng trương nước T xuất hiện và tăng ?
b) Khi nào T cực đại ?
c) Khi nào T giảm đến O ?

Câu 2. (2 điểm)
1. Trình bày các nguồn cung cấp nitơ cho cây xanh ? Người ta thường khuyên
rằng:"Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay". Hãy giải thích
lời khuyên đó?
2. Quan sát màu sắc lá của 1 số cây thấy lá không có màu xanh nhưng vẫn sống
bình thường. Giải thích và chứng minh quan điểm giải thích của mình?

Câu 3. (2 điểm)
1. Vì sao ở thực vật C3, chu trình Canvin – Benson không cần sự tham gia trực
tiếp của ánh sáng nhưng cũng không xảy ra vào ban đêm?
2. Vì sao ở thực vật CAM loại bỏ hoàn toàn tinh bột ở lục lạp thì quá trình cố
định CO2 ban đêm không tiếp tục xảy ra?

Câu 4. (2 điểm)
1. Cơ quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật là gì?
2. Bản chất của quá trình hô hấp?Trình bày cơ chế hô hấp với các giai
đoạn hô hấp ở tế bào.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu5 .(2 điểm)


1. Tại sao pH trung bình của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp: 7,35 -
7,45?
2. Mạch đập ở cổ tay và thái dương có phải do máu chảy trong hệ mạch gây
nên hay không? Giải thích ?

Câu 6. (2,0 điểm)


1. Tại sao nói: Trao đổi khí ở Chim hiệu quả hơn trao đổi khí ở Thú?
2. Mô tả hoạt động trao đổi khí ở cá xương? Tại sao vớt cá lên cạn sau một thời
gian sẽ bị chết?

Câu 7. (2,0 điểm)


1. Phân biệt hướng động và ứng động ở thực vật.
3. nh sáng đơn sắc nào có hiệu quả nhất đối với vận động theo ánh sáng ?

Câu 8. (2,0 điểm)


Ở một loài thực vật thụ tinh kép, khi quan sát 1 tế bào sinh dưỡng bình
thường đang ờ kì giữa của nguyên phân thấy có 48 cromatit. Giả sử quá trình thụ
tinh của hạt phấn đạt 87,5%, của noãn là 100% đã hình thành 56 hợp tử lưỡng bội
sau đó thành 56 hạt chắc. (giả thiết các hạt phấn tham gia thụ phấn đều thụ tinh)
1. Tính số lượng nhiễm sắc thể đơn tương đương nguyên liệu môi trường nội
bào cung cấp cho các tế bào sinh tinh và sinh trứng thực hiện quá trình phân
bào cho đến lúc hoàn thành sự thụ tinh để đạt số hạt nói trên?
2. Tính số lượng nhiễm sắc thể đơn đã bị tiêu biến trong quá trình phân bào
cho đến khi hoàn thành thụ tinh từ tất cả các tế bào sinh trứng và sinh tinh
nói trên?

Câu 9. (2,0 điểm)


1. Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh và trong
cung phản xạ?
2. Hãy cho biết, sự dẫn truyền xung thần kinh ở dây giao cảm và đối giao cảm
thì ở dây thần kinh nào sẽ nhanh hơn? Tại sao?

Câu 10. (2,0 điểm)

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Rối loạn sản xuất hoocmon FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêron có ảnh hưởng
đến quá trình sản sinh trứng hay không ? Vì sao ?

---- HẾT----

Chữ ký của giám thị 1:........................................


Chữ ký của giám thị 2: .......................................

ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ III-NĂM2010-NINH BÌNH

MÔN THI: SINH HỌC


KHỐI: 11
(Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 10 câu , 05 trang)

Câu 1: ( 2đ ) Thái Bình + Hải Phòng


1. Khi trồng cây trên đất có chứa hàm lượng muối vô cơ cao thường dẫn đến tốc độ
sinh trưởng của cây giảm. Vì :
- Làm giảm khả năng hút nước của rễ do nồng độ dung dịch đất cao. 0.5

- Một số ion khoáng của dung dịch môi trường ảnh hưởng xấu lên khả năng hút
khoáng của cây do nồng độ của chúng trong dung dịch quá cao.
0.5
2.
a.Khi tế bào nhận nước thì T xuất hiện và nếu tế bào tiếp tục nhận nước thì T tăng .
0.5

b.T cực đại khi tế bào bão hoà nước.


0.25

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

c.Khi tế bào mất nước T giảm và khi tế bào bắt đầu co nguyên sinh thì T bằng O
0.25

Câu 2:( 2đ ) Vĩnh Phúc


1. - Có 4 nguồn cung cấp nitơ cho cây: 0.5
+ Từ những cơn giông : N2 + O2 -> NO2 ( tia lửa điện)
+ Từ xác của động vật, thực vật: RNH2 -> NH3 -> NO-3
+ Từ sự cố định của vi sinh vật: N2 + NH3 -> 2NH3
+ Từ sự cung cấp của con người: muối NO-3, NH+4
Vì: 0.5
-
+ Khi tưới phân đạm -> cung cấp nguồn ion NO 3
+ Mới tưới đạm cây hút NO-3 chưa kịp biến đổi thành NH+4 -> người ăn vào NO-3
bị biến đổi thành NO-2 -> gây ung thư
2. - Giải thích: Cây vẫn có khả năng quang hợp do vẫn có diệp lục nhưng chúng
không có màu xanh vì diệp lục bị các sắc tố phụ át.
0.5

- Chứng minh: Nhúng lá đó vào nước nóng -> sắc tố phụ tan hết và có màu xanh.
0.5
Câu 3:( 2đ ) Quảng Ninh
1. Chu trình Canvin – Benson chỉ phụ thuộc vào các sản phẩm của pha sáng. Ở
thực vật C3, ban ngày khí khổng mở, có ánh sáng -> pha sáng xảy ra -> chu trình
Canvin cũng xảy ra. 1.0đ
2. Chất cố định CO2 tạm thời vào ban đêm là PEP được hình thành từ tinh bột ->
lấy hết tinh bột thì quá trình này dừng lại. (Học sinh có thể vẽ sơ đồ chu trình cố
định CO2 ở thực vật CAM hoặc không) 1.0đ
Câu 4:( 2đ ) Hà Nam
1. Cơ quan thực hiện quá trình hô hấp ở thực vật... 0.5đ
- Ti thể là bào quan làm nhiệm vụ hô hấp ở tế bào. Nó được xem là ―trạm biến thế
năng lượng‖ của tế bào.
2. Bản chất của quá trình hô hấp..... 0.5

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Bản chất của quá trình hô hấp: Khác với quá trình đốt cháy chất hữu cơ ngoài cơ
thể, quá trình ôxi hoá trong cơ thể phải trải qua nhiều chặng, bao gồm nhiều phản
ứng hoá sinh để cuối cùng giải phóng CO2, H2O và năng lượng dưới dạng ATP.
- Các giai đoạn của quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật gồm: 1.0đ
- Giai đoạn đường phân xảy ra ở chất tế bào là pha phân giải kị khí chung
cho cả hô hấp kị khí(lên men) và hô hấp hiếu khí. Đó là quá trình phân giải phân tử
glucôzơ đến axit piruvic( từ một phân tử glucôzơ hình thành nên 2 phân tử axit
piruvic).
- Nếu không có ôxi, axit piruvic chuyển hoá theo con đường hô hấp kị khí (
lên men) tạo rượu êtilic kèm theo sự giải phóng CO2, cũng có thể lên men lactic,
xuất hiện sản phẩm lên men là axit lactic, không giải phóng ôxi. Hô hấp kị khí
không tích luỹ thên năng lượng ngoài 2 phân tử ATP được hình thành ở chặng
đường phân.
- Khi có ôxi, sản phẩm của đường phân là axit piruvic di chuyển vào cơ chất
của ti thể, tại đó nó bị ôxi hoá và loại CO2 , hình thành nên axêtin côenzimA.
+ Chất này di chuyển vào chu trình Crep trong cơ chất của ti thể.
Qua chu trình Crep thêm 2 phân tử CO2 bị loại, như vậy phân tử axit piruvic( 1/2
phân tử glucôzơ) đã bị ôxi hoá hoàn toàn qua 1 vòng của chu trình Crep.
+ Các H+ và e- được tách ra khỏi cơ chất hô hấp và truyền đến chuỗi truyền
điện tử hô hấp( NAD, FAD,...) phân bố trong màng trong ti thể.
Như vậy, chu trình Crep khung các bon từ nguyên liệu hô hấp(axit piruvic)
bị bẻ gãy hoàn toàn, giải phóng 3 phân tử CO2; chuỗi chuyền điện tử H+ tách ra
khỏi axit piruvic trong chu trình Crep được truyền đến chuỗi truyền điện tử trong
màng trong ti thể đến ôxi để tạo phân tử H2O và tích luỹ được 36 ATP.
Câu 5:( 2đ ) Thái Bình

1. Tại sao pH trung bình của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp: 7,35 - 7,45
1.0đ

pH của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp là nhờ các hệ đệm:
- Hệ đệm bicacbonat
CO2 + H2O  H2CO3  HCO3- + H+
- Hệ đệm phốt phát.
H2PO4-  HPO42- + H+

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Hệ đệm protêin là hệ đệm quan trọng trong dịch cơ thể nhờ khả năng điều
chỉnh cả độ toan lẫn kiềm.
- Điều chỉnh độ kiềm nhờ gốc –COOH và điều chỉnh độ toan nhờ gốc –NH2
của prôtêin.
2. Mạch đập ở cổ tay và thái dương không phải do máu chảy trong hệ mạch gây
nên mà do tính đàn hồi của thành động mạch và nhịp co bóp của tim gây nên.
1.0đ

Câu 6:( 2đ ) Hƣng Yên


1.Trao đổi khí ở chim: có sự tham gia của các túi khí giúp không khí qua phổi luôn
là khí giàu oxi, không có khí cặn, trong phổi chiều của dòng máu song song và
ngược với chiều dòng khí trong ống khí 0.5
Ở thú khi hô hấp còn chứa nhiều khí nghèo oxi trong phổi 0.25
2.Trao đổi khí ở cá xương 0.75
+ Cử động thở vào: thềm miệng hạ xuống làm giảm áp lực của nước trong
khoang miệng, nắp mang phình ra, riềm mang khép lại => nước chảy vào
+ Cử động thở ra: miệng ngậm lại, nền hầu nâng lên, , nắp mang mở ra =>
nước chảy ra qua khe mang
+ TĐK diễn ra ở các phiến mang: số lượng phiến mang nhiều, chiều dòng nước
ngược với chiều dòng máu chảy trong các mao mạch mang => tăng hiệu quả
trao đổi khí.
Cá chết vì: 0.5
+ Các phiến mang dính lại => giảm diện tích bề mặt

+ Bề mặt không ẩm ướt

Câu 7:( 2đ ) Hải Dƣơng


1. Ph©n biÖt h-íng ®éng & øng ®éng
®iÓm ph©n biÖt H-íng ®éng øng ®éng
§Þnh nghÜa 0.25 Lµ mét h×nh thøc ph¶n øng cña Lµ h×nh thøc p- cña c©y
mét bé phËn cña c©y tr-íc mét t¸c tr-íc mét t¸c nh©n KT
nh©n KTtheo mét h-íng x¸c ®inh kh«ng ®Þnh h-íng
H-íng kÝch thÝch Cã h-íng V« h-íng
0.25

Tèc ®é c¶m øng Ph¶n øng chËm h¬n v× liªn quan Ph¶n øng nhanh h¬n chØ
0.5 tíi hoocmon vµ sù sinh tr-ëng cña liªn quan tíi søc c¨ng

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

tÕ bµo tr-¬ng n-íc vµ ®ång hå


sinh häc
H×nh thøc biÓu H-íng s¸ng, h-íng n-íc, h-íng øng ®éng sinh tr-ëng(vËn
hiÖn 0.25 ho¸,h-íng träng lùc, h-íng tiÕp ®éng theo søc tr-¬ng n-íc),
xóc øng ®éng kh«ng sinh
tr-ëng (vËn ®éng theo nhÞp
®iÖu ®ång hå sinh häc)
C¬ chÕ chung0.5 Do tèc ®é sinh tr-ëng kh«ng ®ång øng ®éng sinh tr-ëng xuÊt
®Òu cña c¸c TB t¹i 2 phÝa ®èi diÖn hiÖn do tèc ®é sinh tr-ëng
nhau cña c¬ quan( th©n , cµnh, rÔ) kh«ng ®ång ®Òu cña c¸c TB
t¹i 2 phÝa ®èi diÖn nhau cña
c¬ quan(l¸, c¸nh hoa)
øng ®éng kh«ng sinh
tr-ëng do biÕn ®æi søc
tr-¬ng n-íc cñac¸c TB
Vai trß chung Gióp c©y thÝch øng víi sù biÕn Lµ ph¶n øng thÝch nghi ®a
0.25 ®éng cã h-íng cña m«I tr-êng d¹ngcña c¬ thÓ TV®èi víi
biÕn ®éng v« h-íng cña
m«i tr-êng.

Câu 8:( 2đ ) Nam Định


1. Số NST đơn cung cấp cho tế bào sinh tinh phân bào cho đến khi hoàn thành quá
trình thụ tinh là: 10n x 16
0.5

Số NST đơn cung cấp cho tế bào sinh trứng phân bào cho đến khi hoàn thành quá
trình thụ tinh là: 9n x 56.
0.5

2. Số NST đơn tiêu biến trong quá trình phân bào của tế bào sinh tinh cho đến khi
hoàn thành quá trình thụ tinh là: 16n + 4n.16
0.5

Số NST đơn tiêu biến trong quá trình phân bào của tế bào sinh trứng cho đến khi
hoàn thành quá trình thụ tinh là: 8n.56
0.5

Câu 9:( 2đ ) Nam Định + Hải Dƣơng

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

1. 1đ
Trên sợi thần kinh Trong cung phản xạ
- Hướng dẫn truyền theo 2 chiều kể - Hướng dẫn truyền theo một chiều
từ nơi kích thích nhất định từ cơ quan thụ cảm đến
trung ương thần kinh rồi đến cơ quan
trả lời.
2. Truyền xung ở dây đối giao cảm sẽ nhanh hơn dây giao cảm vì:
Tốc độ truyền xung trên sợi thần kinh phụ thuộc vào đường kính của sợi trục thần
kinh và phụ thuộc chủ yếu là có hay không có bao mielin (truyển theo kiểu nhảy
cóc). 0.5

Ở dây thần kinh giao cảm có sợi truớc hạch ngắn có bao mielin và sợi sau hạch dài
không có bao mielin còn ở dây thần kinh đối giao cảm thì sợi trước hạch dài co bao
mielin và sợi sau hạch ngắn không có bao mielin vì vậy mà dây thần thần kinh đối
giao cảm có tốc độ dẫn truyền nhanh hơn 0.5

Câu 10:( 2đ ) Bắc Ninh


- Vì FSH, LH kích thích phát triển nang trứng, làm cho trứng chín và rụng.
0.5
- Rối loạn sản xuất hoocmon FSH, LH của tuyến yên thì sẽ làm rối loạn quá trình
trứng chín và rụng. 0.5
- Nồng độ ơstrôgen và prôgestêron trong máu có tác dụng lên quá trình sản xuất
hoocmon FSH, LH của tuyến yên, vì vậy ảnh hưởng đến quá trình sản sinh trứng.
1.0

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NAM ĐỀ THI OILMPIC CÁC TRƢỜNG CHUYÊN
ĐỊNH KHU VỰC DUYÊN HẢI BẮC BỘ
TRƢỜNG THPT CHUYÊN MÔN: SINH 11 CHUYÊN
LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2009 -2010
(Đề đề nghị)

PHẦN SINH LÝ THỰC VẬT


Phần Trao đổi nƣớc ở thực vật (2,0 đ)
Câu 1. Chú thích vào các mũi tên trên hình vẽ để chỉ ra các con đường hấp thụ
nước từ đất vào đến mạch gỗ. Phân tích 2 con đường vận chuyển đó?

Phần Trao đổi khoáng và nitơ (2,0 đ)


Câu 2. Trong cơ thể thực vật, để có thể hình thành các hợp chất chứa nitơ và các
hợp chất thứ cấp khác có sự tham gia của các quá trình sinh lý nào?
Phần quang hợp (2,0 đ)
Câu 3. Phân biệt con đường photphorin hóa vòng và photphorin hóa không vòng
trong quang hợp?
Phần hô hấp ở thực vật (2,0 đ)
Câu 4. Trình bày về năng lượng hô hấp ở thực vật?
Phần Cảm ứng ở thực vật (2,0 đ)
Câu 5. Trình bày thí nghiệm chứng minh vai trò của auxin trong vận động hướng
động của thực vật? Vì sao hướng động xảy ra chậm, trong khi ứng động xảy ra
nhanh.
Phần Sinh sản ở thực vật (2,0 đ)
Câu 6. Ở một loài thực vật thụ tinh kép, khi quan sát 1 tế bào sinh dưỡng bình
thường đang ờ kì giữa của nguyên phân thấy có 48 cromatit. Giả sử quá trình thụ
tinh của hạt phấn đạt 87,5%, của noãn là 100% đã hình thành 56 hợp tử lưỡng bội
sau đó thành 56 hạt chắc. (giả thiết các hạt phấn tham gia thụ phấn đều thụ tinh)

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

a. Tính số lượng nhiễm sắc thể đơn tương đương nguyên liệu môi trường nội bào
cung cấp cho các tế bào sinh tinh và sinh trứng thực hiện quá trình phân bào cho
đến lúc hoàn thành sự thụ tinh để đạt số hạt nói trên?
b. Tính số lượng nhiễm sắc thể đơn đã bị tiêu biến trong quá trình phân bào cho
đến khi hoàn thành thụ tinh từ tất cả các tế bào sinh trứng và sinh tinh nói trên?
PHẦN SINH LÝ ĐỘNG VẬT
Phần Hô hấp – Tuần hoàn (4,0 đ)
Câu 7.(2,0 đ)
a. Vạch đường đi của một phân tử oxi không khí đến tế bào có trong cánh tay của
bạn, kể tên các cấu trúc có thể gặp trên đường đi đó?
b. Tưởng tượng đường đi của 1giọt máu trong tĩnh mạch phổi qua tim và vòng
quanh cơ thể rồi lại trở về tĩnh mạch phổi. nêu rõ các ngăn tim, van tim và các loại
mạch gặp trong hành trình tuần hoàn đó?
Câu 8. (2,0 đ)
Ở người, một số cơ chế được hoạt hóa trong trường hợp số lượng hồng cầu
bị giảm nghiêm trọng. Một số cơ quan (bộ phận), chất được tiết ra, cơ quan đích và
sự đáp ứng sinh học được liệt kê trong danh sách dưới đây (1-13). Hãy xem và
điền các số thích hợp vào các ô thích hợp ở trong bảng.
1. Gan. 2. Thận. 3.Tim. 4. Chất Erythropietin. 5. Phổi. 6.
Lách. 7. Tủy xương. 8. Hoocmon chống mất nước ADH. 9. Renin. 10.
Các hoocmon sinh dục nam. 11. Ađrelanin. 12. Tăng tạo hồng cầu. 13.
Tăng lượng glucozơ trong máu.
Tác nhân kích Cơ quan, mô Chất được tiết Cơ quan đích Sự đáp ứng
thích bị kích thích ra sinh học
Giảm số lượng
hồng cầu

(Học sinh chỉ kẻ bảng và điền số thích hợp vào bài làm).
Phần Cảm ứng (2,0 đ)
Câu 9. Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh:
a. trên sợi thần kinh có bao mielin và trên sợi trục thần kinh không có baomielin?
b. trên sợi thần kinh và trong cung phản xạ?
Phần Sinh sản ở động vật (2,0 đ)
Câu 10.
a. Nhau thai có những chức năng gì? Phân tích rõ các chức năng đó?
b. Phân tích cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NAM ĐỀ THI OILMPIC CÁC TRƢỜNG CHUYÊN
ĐỊNH KHU VỰC DUYÊN HẢI BẮC BỘ
TRƢỜNG THPT CHUYÊN LẦN THÚ II
LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2009 -2010
(Đề đề nghị)

ĐÁP ÁN
Phần trao đổi nƣớc
Câu 1. Chú thích vào các mũi tên trên hình vẽ để chỉ ra các con đường hấp thụ
nước từ đất vào đến mạch gỗ. Phân tích 2 con đường vận chuyển đó?

Đáp án:
Chú thích đúng : (1,0đ)
- Nước được hấp thụ vào rễ theo 2 con đường: (0,5đ)
+ con đường sống: chất nguyên sinh – không bào.
+ con đường không sống: thành tế bào – gian bào
- Cơ chế: (0,5đ)
+ thẩm thấu: nồng độ các chất của không bào trong tế bào cao hơn nồng độ các
chất đó của dịch đất (nước di chuyển theo gradien thế nước). Dòng nước thẩm thấu
từ tế bào này sang tế bào khác liên tục cho đến khi nước ngập đầy trong mạch gỗ.
Các chất khoáng được vận chuyển tích cực vào bên trong tế bào cũng làm cho
nồng độ các chất bên trong tế bào cao hơn bên ngoài. Nước được vận chuyển từ tế
bào chất của tế bào này sang tế bào khác cạnh nhau qua cầu tế bào chất.
+ ngậm nước: phân tử nước hút bám trên thành tế bào ngậm nước của tế bào rễ
và chuyển động từ biểu bì đến vỏ, đến thành tế bào nội bì.
Phần Trao đổi khoáng và nitơ
Câu 2. Trong cơ thể thực vật, để có thể hình thành các hợp chất chứa nitơ và các
hợp chất thứ cấp khác có sự tham gia của các quá trình sinh lý nào?
Đáp án:

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Quang hợp: cung cấp năng lượng (cho các phản ứng đồng hóa) và các sản phẩm
hữu cơ (0,5 đ)
- Hô hấp: cung cấp năng lượng cho quá trình hấp thụ khoáng chủ động, các axit
hữu cơ, các sản phẩm hữu cơ trung gian,... (0,75 đ)
- Hấp thụ nước, khoáng, NH4+, NO3- ,... tổng hợp protein và các sản phẩm thứ cấp
khác.(0,75 đ)
Phần quang hợp
Câu 3. Phân biệt con đường photphorin hóa vòng và photphorin hóa không vòng
trong quang hợp?
Đáp án: (Mỗi cặp ý đúng cho 0,5 đ)
Photphorin hóa không vòng Photphorin hóa vòng
- Ý nghĩa: Là con đường chủ yếu mà cây thu được Là con đường sử dụng
năng lượng ánh sáng cao nhất do dòng năng lượng ánh sáng để tạo
electron từ trung tâm phản ứng của hệ ra ATP, không dùng để
thống ánh sáng I và II. tổng hợp glucozơ vì không
tạo NADPH để khử
cacbon; không có hiệu quả
với ánh sáng thu được và
chỉ có ý nghĩa với các sinh
vật ít phát triển.
- Diễn Cả 2 hệ thống ánh sáng I và II tham gia. chỉ có hệ thống ánh sáng I
biến: Hệ thống ánh sáng I (có trung tâm phản tham gia.
ứng là P700) dẫn năng lượng và nguyên
tử hidro tới phản ứng enzim để tạo nên
glucozơ: tổng hợp NAHPH; hệ thống
ánh sáng II (trung tâm phản ứng là
P680) dẫn electron đến thay thế những
electron bị mất đi ở P700, chúng nhận
electron từ các phân tử sắc tố khác
chuyển đến, trong quá trình này tổng
hợp ATP, mặt khác electron bị mất
được bù từ electron của nước.
- Sản 2ATP, 1 NADPH + H+ , O2. 1 ATP
phẩm:
- Vai trò: thu nhận năng lượng để tạo thành ATP thu nhận năng lượng ánh
và NADPH; vận chuyển H (trong sáng để tạo ATP.
NADPH) cho phản ứng tối.
Đường đi Không khép kín vòng Đi vòng
của

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

electron
Hệ sắc tố PSI P700 PSII P680 và PSI P700
Mức độ Thấp hơn Cao hơn
tiến hóa

Phần hô hấp ở thực vật:


Câu 4. Trình bày về năng lượng hô hấp ở thực vật?
Đáp án:
- Khái niệm hô hấp ở thực vật.(0,25 đ)
- Ý nghĩa của hô hấp: Năng lượng hô hấp được tạo ra dưới dạng ATP và
nhiệt.(0,25 đ)
+ Hô hấp hiếu khí: là con đường chủ yếu cung cấp năng lượng cho thực vật (0,5 đ)
Có 2 quá trình tạo năng lượng ATP: photphorin hóa trực tiếp cơ chất (đường phân
và chu trình Crebs) và qua chuỗi vận chuyển electron hô hấp.
+ Lên men: là phản ứng thích nghi của TV trong điều kiện thiếu oxi, tạo ra ít năng
lượng ATP. (0,5 đ)
- Năng lượng dưới dạng nhiệt được tạo ra để giữ nhiệt cho cơ thể, tạo điều kiện cho
các phản ứng. Một phần thải ra môi trường.(0,5 đ)
Phần Cảm ứng ở thực vật:
Câu 5. Trình bày thí nghiệm chứng minh vai trò của auxin trong vận động hướng
động của thực vật? Vì sao hướng động xảy ra chậm, trong khi ứng động xảy ra
nhanh.
Đáp án:
- Vai trò của auxin trong vận động hướng động: (1,0 đ)
2,5 đ) và vận động trương nước (lấy VD đóng mở khí khổng và cụp lá cây trinh
nữ) (0,5 đ).
Phần Sinh sản ở thực vật
Câu 6. Ở một loài thực vật thụ tinh kép, khi quan sát 1 tế bào sinh dưỡng bình
thường đang ờ kì giữa của nguyên phân thấy có 48 cromatit. Giả sử quá trình thụ
tinh của hạt phấn đạt 87,5%, của noãn là 100% đã hình thành 56 hợp tử lưỡng bội
sau đó thành 56 hạt chắc. (giả thiết các hạt phấn tham gia thụ phấn đều thụ tinh)
a. Tính số lượng nhiễm sắc thể đơn tương đương nguyên liệu môi trường nội bào
cung cấp cho các tế bào sinh tinh và sinh trứng thực hiện quá trình phân bào cho
đến lúc hoàn thành sự thụ tinh để đạt số hạt nói trên?
b. Tính số lượng nhiễm sắc thể đơn đã bị tiêu biến trong quá trình phân bào cho
đến khi hoàn thành thụ tinh từ tất cả các tế bào sinh trứng và sinh tinh nói trên?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Đáp án:
a. Số NST đơn cung cấp cho tế bào sinh tinh phân bào cho đến khi hoàn thành quá
trình thụ tinh là: 10n x 16
Số NST đơn cung cấp cho tế bào sinh trứng phân bào cho đến khi hoàn thành quá
trình thụ tinh là: 9n x 56.
b. Số NST đơn tiêu biến trong quá trình phân bào của tế bào sinh tinh cho đến khi
hoàn thành quá trình thụ tinh là: 16n + 4n.16
Số NST đơn tiêu biến trong quá trình phân bào của tế bào sinh trứng cho đến khi
hoàn thành quá trình thụ tinh là: 8n.56
PHẦN SINH LÝ ĐỘNG VẬT
Phần Hô hấp – Tuần hoàn
Câu 7.
a. Vạch đường đi của một phân tử oxi không khí đến tế bào có trong cánh tay của
bạn, kể tên các cấu trúc có thể gặp trên đường đi đó? (2,0 đ)
b. Tưởng tượng đường đi của 1giọt máu trong tĩnh mạch phổi qua tim và vòng
quanh cơ thể rồi lại trở về tĩnh mạch phổi. nêu rõ các ngăn tim, van tim và các loại
mạch gặp trong hành trình tuần hoàn đó? (2,0 đ)
Đáp án: (HS trình bày đủ mới cho điểm tối đa)
a. O2 không khí  qua khoang mũi  hầu  thanh quản  khí quản  phế quản
gốc  phế quản nhỏ  phế nang  khuếch tán qua vách phế nang vào thành mao
mạch, vào máu  huyết tương  vào tế bào hồng cầu, kết hợp với hồng cầu được
máu chuyển đến tim  theo động mạch đến cơ  mao mạch cơ  tách khỏi Hb
 khuếch tán vào bào chất của tế bào cơ.
Van tổ
Van2lá
b. TM phổi  tâm nhĩ trái  Tâm thất trái ĐM chủ  ĐM
lớn  Trao đổi chất với tổ
chức
ĐM nhỏ  mao mạch TM nhỏ  TM lớn  TM
chủ 

Van 3 lá Van tổ chim


tâm nhĩ phải Tâm thất phải ĐM phổi

Trao đổi
 mao mạch phổi khí Tâm nhĩ trái.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 8. Ở người, một số cơ chế được hoạt hóa trong trường hợp số lượng hồng cầu
bị giảm nghiêm trọng. Một số cơ quan (bộ phận), chất được tiết ra, cơ quan đích và
sự đáp ứng sinh học được liệt kê trong danh sách dưới đây (1-13). Hãy xem và
điền các số thích hợp vào các ô thích hợp ở trong bảng.
1. Gan. 2. Thận. 3.Tim. 4. Chất Erythropietin. 5. Phổi. 6.
Lách. 7. Tủy xương. 8. Hoocmon chống mất nước ADH. 9. Renin. 10.
Các hoocmon sinh dục nam. 11. Ađrelanin. 12. Tăng tạo hồng cầu. 13.
Tăng lượng glucozơ trong máu.
Tác nhân kích Cơ quan, mô Chất được tiết Cơ quan đích Sự đáp ứng
thích bị kích thích ra sinh học
Giảm số lượng
hồng cầu

(Học sinh chỉ kẻ bảng và điền số thích hợp vào bài làm).
Đáp án: 2, 4, 7, 12. (mỗi đáp án đúng cho 0,5 đ)
Phần Cảm ứng
Câu 9. Sự khác nhau giữa lan truyền xung thần kinh:
a. trên sợi thần kinh có bao mielin và trên sợi trục thần kinh không có baomielin?
(1,0 đ)
b. trên sợi thần kinh và trong cung phản xạ? (1,0 đ)
Đáp án:
a.
Trên sợi không có bao mielin Trên sợi có bao mielin
- Dẫn truyền liên tục trên sợi trục - Dẫn truyền nhảy cóc từ eo ranvie này
đến eo ranvie khác.
- Tốc độ lan truyền chậm - Tốc độ lan truyền nhanh
- Không tốn năng lượng cho bơm - Tốn năng lượng cho bơm Na+/K+
Na+/K+
b.
Trên sợi thần kinh Trong cung phản xạ
- Hướng dẫn truyền theo 2 chiều kể từ - Hướng dẫn truyền theo một chiều nhất
nơi kích thích định từ cơ quan thụ cảm đến trung ương
thần kinh rồi đến cơ quan trả lời.

Phần Sinh sản ở động vật


Câu 10.
a. Nhau thai có những chức năng gì? Phân tích rõ các chức năng đó? (1,0 đ)
b. Phân tích cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai? (1,0 đ)

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Đáp án:
a. Nhau thai có những chức năng: (1,0 đ) (Mỗi chức năng cho 0,15 đ)
- Chức năng dinh dưỡng - Vận chuyển các chất dinh dưỡng như
glucozơ, axit amin, axit béo, muối
khoáng, vitamin từ máu mẹ tới máu thai
nhi.
- Dự trữ dinh dưỡng như Gluxit, lipit,
protein, Fe, Ca trong thời kì đầu mang
thai để sau này cung cấp cho thai khi
thai đòi hỏi lớn hơn khả năng cung cấp
của mẹ lấy từ bữa ăn.
- Chức năng bài tiết - Vận chuyển sản phẩm phân hủy có nitơ
như NH3 , ure, axit uric,... từ máu thai
nhi đến máu mẹ để thải ra ngoài.
- Chức năng hô hấp - Vận chuyển oxi từ mẹ sang thai nhi và
CO2 từ thai nhi sang mẹ.
- Chức năng nội tiết - Tiết Ostrogen, progesteron, relexin,
HCG, HCS cho phép thai nhi tổng hợp
các hoocmon khác để chuyển vào máu
mẹ và
hoocmon từ máu mẹ sang máu thai nhi.
- Vận chuyển miễn dịch - Vận chuyển các kháng thể của mẹ vào
máu thai nhi để tạo miễn dịch thụ động
cho thai.
b. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
(0,5 đ) - Điều kiện để có thai là trứng được thụ tinh và làm tổ trong lớp niêm mạc
tử cung để phát triển một cách bình thường cho đến khi sinh. Do đó muốn không
có thai thì phải:
+ ngăn không cho trứng chín và rụng
+ Nếu trứng đã rụng thì ngăn không cho tinh trùng gặp trứng (ngăn không cho
trứng được thụ tinh)
+ Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ.
=> một số biện pháp sau: (0,5 đ)
* Ngăn không cho trứng chín và rụng => dùng viên tránh thai có chứa progesteron
và ostrogen để ngăn tuyến yên tiết FSH và LH, do đó trứng không phát triển đến
độ chín và rụng.
* Ngăn không cho trứng thụ tinh:
- Dùng bao cao su/nón âm đạo

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Đình sản (thắt ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng) (áp dụng với những gia đình đã
có con, không muốn sinh con tiếp)
* Ngăn trứng làm tổ: Dùng dụng cụ tránh thai (vòng tránh thai)
* Khi đã trót có thai mà không muốn có sinh con thì giải quyết bằng hút, nạo thai
sớm ở cơ sở y tế.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

TR-ÊNG THPT CHUYªN H¹ LONG Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam
§éc lËp – Tù do – H¹nh phóc

®Ò thi chän häc sinh giái


vïng duyªn h¶i ®ång b»ng b¾c bé lÇn thø iii

M«n: sinh häc - khèi 11


Thêi gian: 180 phót

C©u 1: (2,0 ®iÓm)


So s¸nh sù thay ®æi vÒ nång ®é cña c¸c hoocm«n: FSH, LH, ¬str«gen vµ
pr«gestªr«n ë ng-êi phô n÷ tr-ëng thµnh trong giai ®o¹n tr-íc khi trøng rông vµ
sau khi trøng rông. Gi¶i thÝch t¹i sao cã sù thay ®æi ®ã?
C©u 2: (2,0 ®iÓm)
§å thÞ sau ®©y m« t¶ ®iÖn thÕ ho¹t ®éng cña mét n¬ron:

A B E

Tr×nh bµy chiÒu dÞch chuyÓn cña c¸c ion Na+ vµ K+ qua mµng sîi trôc cña
n¬ron ë c¸c giai ®o¹n: AB, BC, CD vµ DE (Kh«ng tÝnh ®Õn ho¹t ®éng cña b¬m
Na-K).
C©u 3: (2,0 ®iÓm)
a. Tõ ®Æc ®iÓm h« hÊp cña c¸c nhãm ®éng vËt: Õch, nh¸i, bß s¸t, chim vµ thó
h·y chØ ra h-íng tiÕn ho¸ cña hÖ h« hÊp ë ®éng vËt?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

b. T¹i sao nãi chim lµ ®éng vËt trªn c¹n trao ®æi khÝ cã hiÖu qu¶ nhÊt?
C©u 4: (2,0 ®iÓm)
a. Tr×nh bµy cÊu t¹o cña c¬ tim phï hîp víi chøc n¨ng ?
b. So s¸nh sù kh¸c nhau tuÇn hoµn kÝn vµ tuÇn hoµn hë?
C©u 5: (1,0 ®iÓm)
Tại sao đối với cây ăn quả lâu năm người ta thường nhân giống bằng
phương pháp chiết cành?
C©u 6: (1,0 ®iÓm)
Một cây thuộc loài thực vật ẩm sinh mọc trong đất có nồng độ muối cao, mặc
dù đã được tưới nước cây này vẫn bị héo.
a. Cho biết 3 giá trị đo được về thế nước của cây trên là: – 5 atm, - 1 atm và –
8 atm. Hãy xếp các giá trị trên tương ứng với thế nước ở lá, rễ và đất?
b. Để cây không bị héo có thể sử dụng phương pháp nào trong các phương
pháp sau là hiệu quả nhất, giải thích tại sao?
+ Tăng độ ẩm không khí.
+ Tưới nước tiếp tục cho cây.
+ Phủ một lớp sáp trên bề mặt lá.
+ Đưa cây vào bóng râm.
C©u 7: (1,0 ®iÓm)
Chọn phuơng án trả lời đúng và giải thích phương án đó?
Giả sử một cây bị thiếu vòng đai caspari ở rễ. Cây này sẽ
A. không có khả năng cố định nitơ.
B. không có khả năng vận chuyển nước và các chất khoáng lên lá.
C. không có khả năng kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hấp thu.
D. có khả năng tạo áp suất rễ cao hơn so với các cây khác.
C©u 8: (2,0 ®iÓm)

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Các ion nitơ sau khi được hấp thụ vào rễ sẽ biến đổi như thế nào? Viết các
phương trình biến đổi đó?
C©u 9: (1,0 ®iÓm)
Trong điều kiện nhiệt độ cao, trong lục lạp lượng ôxi hòa tan cao hơn lượng
CO2, Cây nào dưới đây quá trình quang hợp không giảm. Vì sao?
+ Dưa hấu.
+ Ngô.
+ Lúa nước.
+ Rau cải.
+ Bí ngô.
C©u 10: (1,0 ®iÓm)
a. Vì sao ở thực vật C3 chu trình Canvin – Benson không cần sự tham gia trực
tiếp của ánh sáng nhưng cũng không xảy ra vào ban đêm?
b. Vì sao ở thực vật CAM loại bỏ hoàn toàn tinh bột ở lục lạp thì quá trình cố
định CO2 ban đêm không tiếp tục xảy ra?
C©u 11: (2,0 ®iÓm)
So sánh sự khác nhau giữa hô hấp sáng và hô hấp tối (không cần ánh sáng)?
C©u 12: (1,0 ®iÓm)
Bạn cần nhiều quả lê cho buổi liên hoan nhưng chúng còn xanh. Bằng cách
nào trong các cách sau làm cho chúng chín nhanh? Giải thích?
+ Cho lê vào trong tối.
+ Cho lê vào tủ lạnh.
+ Cho lê ra cạnh của sổ.
+ Gói lê vào tờ giấy nâu cùng các quả táo đã chín.
C©u 13: (1,0 ®iÓm)
Thế nào là vận động theo đồng hồ sinh học? Giải thích.
C©u 14: (2,0 ®iÓm)

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Trình bày vai trò của hạt đối với sự hình thành và phát triển của quả? Từ
những hiểu biết đó có thể ứng dụng gì vào thực tế trồng trọt?

.................... Hết .....................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

tr-êng thpt chuyªn h¹ long Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam
§éc lËp – Tù do – H¹nh phóc

®¸p ¸n ®Ò thi chän häc sinh giái


vïng duyªn h¶i ®ång b»ng b¾c bé lÇn thø iii

M«n: sinh häc – khèi 11


Thêi gian: 180 phót

C©u hái Néi dung ®iÓm

1 * So s¸nh sù thay ®æi nång ®é c¸c hoocm«n 1,0 ®iÓm


Hoocm«n Tr-íc khi trøng rông Sau khi trøng rông (Mçi ý
FSH T¨ng dÇn Gi¶m dÇn 0,25 ®iÓm)

LH T¨ng dÇn Gi¶m dÇn

¥str«gen T¨ng dÇn Gi¶m sau ®ã t¨ng

Pr«gestªr«n Ch-a xuÊt hiÖn XuÊt hiÖn vµ t¨ng dÇn

* Gi¶i thÝch: 1,0 ®iÓm

- FSH t¨ng do t¸c ®éng cña GnRH tiÕt ra tõ vïng d-íi ®åi, (Mçi ý
gi¶m lµ do t¸c ®éng ng-îc ©m cña ¬str«gen vµ pr«gestªr«n lªn vïng 0,25 ®iÓm)
d-íi ®åi vµ thïy tr-íc tuyÕn yªn.

- LH t¨ng do t¸c ®éng cña GnRH tiÕt ra tõ vïng d-íi ®åi, gi¶m
lµ do t¸c ®éng ng-îc ©m tÝnh cña ¬str«gen vµ pr«gestªr«n lªn vïng
d-íi ®åi vµ thuú tr-íc tuyÕn yªn.

- ¥str«gen t¨ng lÇn 1 lµ do t¸c ®éng cña FSH, gi¶m lµ do trøng


rông, t¨ng lÇn 2 lµ do t¸c ®éng cña LH lªn thÓ vµng lµm thÓ vµng

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

C©u hái Néi dung ®iÓm

t¨ng tiÕt ¬str«gen vµ pr«gestªr«n.

- Pr«gestªr«n ch-a xuÊt hiÖn do thÓ vµng ch-a h×nh thµnh.


Pr«gestªr«n t¨ng dÇn do LH t¸c ®éng lªn thÓ vµng lµm thÓ vµng t¨ng
tiÕt ¬str«gen vµ pr«gestªr«n.

2 ChiÒu dÞch cña cña c¸c ion Na+ vµ K+ qua mµng n¬ron (NR)
0,5 ®iÓm
- Giai ®o¹n AB: Na+ kh«ng dÞch chuyÓn qua mµng, K+ khuÕch
t¸n mét l-îng nhá ra ngoµi mµng.
0,5 ®iÓm
+ +
- Giai ®o¹n BC: Na dÞch chuyÓn tõ ngoµi vµo trong n¬ron, K
kh«ng dÞch chuyÓn. 0,5 ®iÓm
- Giai ®o¹n CD: Na+ tiÕp tôc dÞch chuyÓn vµo trong n¬ron, K+
kh«ng dÞch chuyÓn. 0,5 ®iÓm

- Giai ®o¹n DE: Na+ kh«ng dÞch chuyÓn, K+ dÞch chuyÓn tõ


trong n¬ron ra ngoµi.

3 a. H-íng tiÕn ho¸ vÒ h« hÊp cña §V: 1,0 ®iÓm

- VÒ c¬ quan h« hÊp: Cµng lªn cao trong thang tiÕn ho¸ th× sù ph©n (Mçi ý
ho¸ vÒ cÊu t¹o, chuyªn ho¸ vÒ chøc n¨ng ngµy cµng râ rÖt. 0,5 ®iÓm)
+ Ph©n ho¸, chuyªn ho¸ èng dÉn khÝ: KhÝ qu¶n ph©n ho¸ thµnh phÕ
qu¶n, phÕ qu¶n ph©n nh¸nh ngµy cµng nhiÒu.

+ T¨ng c-êng bÒ mÆt trao ®æi khÝ: ThÓ hiÖn ë thÓ tÝch phæi vµ sè
l-îng phÕ nang t¨ng dÇn (t¨ng bÒ mÆt trao ®æi khÝ) tõ Õch nh¸i  bß
s¸t  chim vµ thó.

- VÒ sù th«ng khÝ: Cµng t¨ng c-êng sù th«ng khÝ nhê cö ®éng cña

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

C©u hái Néi dung ®iÓm

c¸c c¬ h« hÊp: Õch nh¸i nhê ho¹t ®éng c¬ h« hÊp thÒm miÖng, bß s¸t
c¬ liªn s-ên, chim thªm c¬ ®Ó bay, thó thªm c¬ hoµnh, c¬ bông..

b. Chim lµ ®éng vËt trªn c¹n trao ®æi khÝ cã hiÖu qu¶ nhÊt v×:
1,0 ®iÓm
- Chim h« hÊp nhê phæi vµ hÖ thèng tói khÝ. Phæi cña chim cÊu t¹o tõ
(Mçi ý
hÖ thèng èng khÝ trong phæi, bao quanh èng khÝ lµ hÖ thèng mao
m¹ch dµy ®Æc. 0,5 ®iÓm)

- Nhê hÖ thèng tói khÝ nªn khÝ thë ra vµ hÝt vµo ®Òu cã kh«ng khÝ
giµu O2 ®i qua phæi.

4 a. C¬ tim cã cÊu t¹o gièng c¬ v©n nªn co bãp khoÎ  ®Èy m¸u vµo 1,0 ®iÓm
®éng m¹ch.
(Mçi ý
- M« c¬ tim lµ m« ®-îc biÖt ho¸, bao gåm c¸c tÕ bµo c¬ tim ph©n
0,25 ®iÓm)
nh¸nh vµ nèi víi nhau bëi c¸c ®Üa nèi t¹o nªn 1 m¹ng l-íi liªn kÕt
víi nhau dµy ®Æc  xung thÇn kinh truyÒn qua tÕ bµo nhanh, lµm
cho tim ho¹t ®éng theo quy luËt “tÊt c¶ hoÆc kh«ng cã g×”.
- C¸c tÕ bµo c¬ tim cã giai ®o¹n tr¬ tuyÖt ®èi dµi ®¶m b¶o cho c¸c tÕ
bµo c¬ tim cã 1 giai ®o¹n nghØ nhÊt ®Þnh ®Ó håi søc co cho nhÞp co
tiÕp theo  lµm cho tim ho¹t ®éng suèt ®êi.
- Trong tÕ bµo c¬ tim cã s¾c tè mi«gl«bin cã kh¶ n¨ng dù tr÷ O2
cung cÊp cho ho¹t ®éng cña tim khi l-îng O2 do m¸u cung cÊp bÞ
thiÕu.
b. Ph©n biÖt tuÇn hoµn kÝn vµ tuÇn hoµn hë:
1,0 ®iÓm
TuÇn hoµn kÝn TuÇn hoµn hë
(Mçi ý
- M¹ch kÝn: gi÷a ®éng m¹ch - M¹ch hë: gi÷a ®éng m¹ch vµ
vµ tÜnh m¹ch cã mao m¹ch. tÜnh m¹ch kh«ng cã mao m¹ch 0,5 ®iÓm)

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

C©u hái Néi dung ®iÓm

- M¸u ch¶y liªn tôc trong - M¸u ch¶y kh«ng liªn tôc
m¹ch kÝn (qua ®éng m¹ch, trong m¹ch mµ cã ®o¹n m¸u ®i
mao m¹ch, tÜnh m¹ch vµ vÒ ra khái m¹ch m¸u, ®i vµo xoang
tim). c¬ thÓ.
- M¸u ch¶y trong ®éng m¹ch - M¸u ch¶y trong ®éng m¹ch
víi ¸p lùc trung b×nh hoÆc víi ¸p lùc thÊp, vËn tèc m¸u
cao, vËn tèc m¸u ch¶y nhanh. ch¶y chËm.
- M¸u tiÕp xóc gi¸n tiÕp víi tÕ - M¸u tiÕp xóc trùc tiÕp víi tÕ
bµo th«ng qua dÞch m«, trao bµo, trao ®æi chÊt trùc tiÕp víi
®æi chÊt víi tÕ bµo qua thµnh tÕ bµo.
mao m¹ch.
5 - Trồng bằng hạt (sinh sản hữu tính) lâu được thu hoạch, không 0,5 ®iÓm
biết trước phẩm chất của quả.
- Trồng bằng cành (sinh sản vô tính) nhanh được thu hoạch,
0,5 ®iÓm
biết trước được đặc tính của quả.
6 a. Nước đi từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. Cây 0,5 ®iÓm
đang bị héo nên thế nước của lá, rễ và đất lần lượt là - 1 atm, - 5 atm,
- 8 atm.
0,5 ®iÓm
b. Sử dụng phương pháp tiếp tục tưới nước cho cây để tăng thế nước
cho đất, rửa mặn.
7 - Câu trả lời đúng: c 0,5 ®iÓm

- Giải thích: Vòng đai caspari có vai trò điều chỉnh lượng nước và 0,5 ®iÓm
kiểm tra các chất khoáng hòa tan trong nước.

8 - Cây hút nitơ ở dạng 2 dạng là NO3- và NH4+. Sau khi vào cây 0,5 ®iÓm
chúng bị biến đổi như sau:

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

C©u hái Néi dung ®iÓm

+ Quá trình khử NO3-:


NO3- ------- Nitratreductaza --- NO2-
NO2- -------- Nitritreductaza --- NH4+ 0,5 ®iÓm
+ Quá trình đồng hóa NH3
Axit piruvic + NH3 + 2H+ -> Alanin + H2O
Axit fumaric + NH3 -> Aspatic
0,5 ®iÓm
Axit xêtô glutaric + NH3 + 2H+ -> Glutamin + H2O
Axit ôxalô axêtic + NH3 + 2H+ -> Aspactic + H2O
Từ các axit amin này qua các quá trình chuyển hóa amin để hình
thành nên hơn 20 loại axit amin khác nhau. 0,5 ®iÓm

9 - Qúa trình quang hợp của cây ngô không giảm. 0,25

- Giải thích: Vì ngô là thực vật C4 thích hợp sống trong môi trường ®iÓm

ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng. 0,75
Trong điều kiện đó quang hợp vẫn xảy ra bình thường. ®iÓm

10 a. Chu trình Canvin – Benson chỉ phụ thuộc vào các sản phẩm của 0,5 ®iÓm
pha sáng. Ở thực vật C3, ban ngày khí khổng mở, có ánh sáng -> pha
sáng xảy ra -> chu trình Canvin cũng xảy ra.
b. Chất cố định CO2 tạm thời vào ban đêm là PEP được hình thành 0,5 ®iÓm
từ tinh bột -> lấy hết tinh bột thì quá trình này dừng lại. (Học sinh có
thể vẽ sơ đồ chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM hoặc không)
11 Chỉ tiêu so sánh Hô hấp tối Hô hấp sáng 1,0 ®iÓm
Điều kiện xảy ra Không cần ánh sáng Cần ánh sáng (Mçi ý
Chuỗi vận chuyển e Qua chuỗi vận Không cần 0,25
trong ti thể chuyển e ®iÓm)

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

C©u hái Néi dung ®iÓm

Tạo NH3 Không Có


Sự phụ thuộc vào [CO2] Không Có
ở mô lá
Hiệu quả năng lượng Tạo ATP Tiêu tốn ATP
NADH Tạo NADH Tiêu tốn
NADH
Cường độ hô hấp so với 10% (thấp) 25 – 100%
cường độ quang hợp (cao)
Loại thực vật Mọi thực vật (C3, C4, Chỉ thực vật
CAM) C3

12 - Chọn cách: Gói lê vào tờ giấy nâu cùng các quả táo đã chín. 0,5 ®iÓm
- Giải thích: Táo đã chín sản sinh ra êtilen, êtilen dạng khí khuếch 0,5 ®iÓm
tán làm cho lê nhanh chín.
13 - Vận động theo đồng hồ sinh học là sự vận động theo một nhịp điệu 0,5 ®iÓm
nhất định trong ngày. Ví dụ vận động nở hoa, vận động ngủ thức... 0,5 ®iÓm
- Sự vận động này do các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ...
tác động lên cơ thể không theo một phía xác định
14 - Vai trò của hạt trong sự phát triển của quả: Hạt sản sinh ra auxin 0,5 ®iÓm
giải phóng vào bầu nhụy khích thích bầu nhụy phát triển thành quả
và giúp quả lớn lên. 0,5 ®iÓm
- Ứng dụng: Tạo quả không hạt.
- Cơ sở: Ngăn cản quá trình thụ tinh xảy ra kèm theo xử lí auxin
hoặc GA từ ngoại sinh bằng phương pháp phun hoặc tiêm.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Đề thi chọn học sinh giỏi


vùng duyên hải đồng bằng bắc bộ lần thứ III
Môn : Sinh học ( Thời gian 180 phút)
Trường THPT Chuyến Thái Bình-Tỉnh Thái Bình
Câu 1(2 điểm ) : Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo hai con đường :
a) Đó là hai con đường nào ?
b) Nêu những đặc điểm lợi và bất lợi của hai con đường đó?
c) Hệ rễ đã khắc phục đặc điểm bất lợi của hai con đường đó bằng cách nào ?
Câu 2(1 điểm ) : Cho tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch .Hãy
cho biết :
a) Khi nào sức căng trương nước T xuất hiện và tăng ?
b) Khi nào T cực đại và khi T cực đại thì bằng bao nhiêu ?
c) Khi nào T giảm và T giảm đến O ?
d) Một cây được tưới nước và bón phân bình thường.Hãy nêu những trường
hợp T có thể tăng ?
Câu 3: (2 điểm ) a) Hãy giải thích tại sao tồn tại hai nhóm vi khuẩn cố định nitơ :
nhóm tự do và nhóm cộng sinh ?
b) Có ý kiến cho rằng ― Khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây bị ngộ độc
NH3‖ Điều đó có đúng không ?Vì sao?
c) Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh
dưỡng khoáng và trao đổi nitơ ?
d) Người ta vận dụng mối quan hệ này trong thực tiễn trồng trọt như thế nào .
Câu 4:( 2 điểm ) Về quá trình quang hợp :
a) Ở thực vật C3,khi tắt ánh sáng hoặc giảm CO2 thì chất nào tăng ,chất nào
giảm?Giải thích ?
b) Giải thích tại sao khi nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo tăng thì bọt khí
O2 lại nổi lên nhiều hơn?
Câu 5:( 2 điểm ) Hãy trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến hai nhóm thực vật
C3 và C4 :
a) So sánh sự khác nhau giữa chúng về cơ quan quang hợp
b) So sánh sự khác nhau về cấu trúc lục lạp mô giậu và lục lạp bao bó mạch ở
thực vật C4?
c) Vì sao nói hô hấp sáng gắn liền với thực vật C3 ?
Câu 6:( 2điểm ) a)Mạch đập ở cổ tay và thái dương có phải do máu chảy trong hệ
mạch gây nên hay không ?Giải thích ?
b) Hãy nêu những đặc điểm hô hấp ở cá và chim ?
Câu 7( 2 điểm ) : Hãy nêu thành phần của dịch tụy được tiết ra từ phần ngoại tiết
của tuyến tuỵ ?Vì sao tripxin được xem là enzym quan trọng nhất trong sự phân
giải protein?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 8:( 2 điểm ) Giải thích vì sao quá trình vận động hướng động và vận động
cảm ứng lại có sự khác nhau về thời gian phản ứng với các yếu tố tác động của môi
trường ?Cho ví dụ?
Câu 9:( 2 điểm ) a)Những nhóm động vật sau thuộc dạng thần kinh nào: thuỷ
tức,giun tròn,côn trùng,cá miệng tròn,hải quì ,lưỡng cư ,bò sát ,thân mềm,thỏ ,giun
đốt.
b)Nêu đặc điểm cấu tạo của các dạng thần kinh trên và rút ra chiều hướng tiến hoá
của hệ thần kinh.
Câu 10:( 1 điểm ) Dựa vào sự biến động về nồng độ hoocmôn sinh sản trong thời
kỳ mang thai của phụ nữ hãy cho biết : tại sao nang trứng không chín ,chín không
rụng và không có kinh nguyệt trong thời kỳ phụ nữ mang thai ?
Câu 11: ( 1 điểm ) Nêu ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm ,chiết cành
?
Câu 12: ( 1 điểm ) Dựa trên nguyên tắc nào người ta tạo quả không hạt ?

------------------------------------------------Hết------------------------------------------------
--

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Đáp án đề thi
Câu 1(2 điểm ) : Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo hai con đường :
d) Đó là hai con đường nào ?
e) Nêu những đặc điểm lợi và bất lợi của hai con đường đó?
f) Hệ rễ đã khắc phục đặc điểm bất lợi của hai con đường đó bằng cách nào ?
Đáp án :
a) Đó là hai con đường :
- Con đường qua thành tế bào lông hút vào các khoảng trống gian bào,đến
thành tế bào nội bì ,gặp vòng đai Caspari,chuyển vào tế bào nội bì rồi vào
mạch gỗ của rễ .
- Con đường tế bào : nước vào tế bào chất ,qua không bào,sợi liên bào => Nói
chung nước đi qua phần sống của tế bào ,qua tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ
của rễ .
b) – Con đường qua thành tế bào và gian bào : hấp thụ nhanh và nhiều nước
nhưng lượng nước và các chất khoáng hoà tan không được kiểm tra
- Con đường tế bào : lượng nước và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra
bằng tính thấm chọn lọc của tế bào sống ,nhưng nước được hấp thụ chậm và
ít hơn .
c) Sự khắc phục của hệ rễ : đặt vòng đai Caspari trên thành tế bào nội bì.Vòng
đai Caspari được cấu tạo bằng chất không thấm nước và không cho các chất
khoáng hoà tan trong nước đi qua.Vì vậy nước và các chất khoáng hoà tan
phải đi vào trong tế bào nôi bì ,ở đây lượng nước đi vào được điều chỉnh và
các chất khoáng hoà tan được kiểm tra
Câu 2(1 điểm ) : Cho tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch .Hãy
cho biết :
e) Khi nào sức căng trương nước T xuất hiện và tăng ?
f) Khi nào T cực đại và khi T cực đại thì bằng bao nhiêu ?
g) Khi nào T giảm và T giảm đến O ?
h) Một cây được tưới nước và bón phân bình thường.Hãy nêu những trường
hợp T có thể tăng ?
Đáp án :
a) Khi tế bào nhận nước thì T xuất hiện và nếu tế bào tiếp tục nhận nước thì T
tăng .
b) T cực đại khi tế bào bão hoà nước và T = P .
c) Khi tế bào mất nước T giảm và khi tế bào bắt đầu co nguyên sinh thì T bằng
O
d) T chỉ có thể tăng khi tế bào nhận nước mà không thoát nước => T sẽ tăng
trong các trường hợp sau :
+ Đưa cây vào trong tối

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

+ Bão hoà hơi nước trong không gian trồng cây


+ Tăng hàm lượng AAB làm khí khổng đóng .
Câu 3: (2 điểm ) a) Hãy giải thích tại sao tồn tại hai nhóm vi khuẩn cố định nitơ :
nhóm tự do và nhóm cộng sinh ?
b) Có ý kiến cho rằng ― Khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây bị ngộ độc
NH3‖ Điều đó có đúng không ?Vì sao?
c) Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh
dưỡng khoáng và trao đổi nitơ ?
d) Người ta vận dụng mối quan hệ này trong thực tiễn trồng trọt như thế nào .
Đáp án :
a) Có 4 điều kiện để cố định nitơ khí quyển :
+ Lực khử
+ ATP
+ Enzym nitrogenaza
+ Điều kiện kỵ khí
Vì vậy nếu nhóm vi khuẩn nào có đủ 4 điều kiện trên thì thuộc nhóm tự do, còn
nếu không đủ 4 điều kiện trên thì phải sống cộng sinh để lấy những điều kiện còn
thiếu từ cây chủ .
b) Đúng.Vì chu trình Crep ngừng hoạt động thì sẽ không có đủ các axit hữu cơ
để nhận nhóm amin thành các axitamin ,do đó trong cây sẽ tích luỹ quá
nhiều NH3 gây độc cho cây .
c) Hô hấp giải phóng năng lượng ở dạng ATP từ các chất hữu cơ,tạo ra các hợp
chất trung gian như các axit hữu cơ.ATP và các hợp chất này đều liên quan
chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ,quá trình sử dụng các chất
khoáng và quá trình biến đổi nitơ trong cây.
d) Trong thực tiễn trồng cây ,người ta phải xới đất .làm cỏ sục bùn với mục
đích tạo điều kiện tốt cho rễ cây hô hấp hiếu khí tốt.
- Ngoài ra hiện nay người ta còn ứng dụng phương pháp trồng cây không cần
đất : trồng cây trong dung dịch ( thuỷ canh) ,trồng cây trong không khí( Khí
canh) tạo điều kiện tối ưu cho hô hấp của hệ rễ
Câu 4:( 2 điểm ) Về quá trình quang hợp :
c) Ở thực vật C3,khi tắt ánh sáng hoặc giảm CO2 thì chất nào tăng ,chất nào
giảm?Giải thích ?
d) Giải thích tại sao khi nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo tăng thì bọt khí
O2 lại nổi lên nhiều hơn?
Đáp án:
a) Khi tắt ánh sáng thì APG tăng và RiDP giảm,vì vẫn còn CO2 để cố định
RiDP thành APG .Khi giảm nồng độ CO2 thì RiDP tăng ,APG giảm vì
không còn CO2 để cố định RiDP thành APG

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

b) Khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo là ta đã kích thích pha tối
của quang hợp hoạt động tốt hơn .Pha tối hoạt động tốt hơn sẽ cần nhiều sản
phẩm của pha sáng ( ATP và NADPH ) do đó pha sáng phải hoạt động nhiều
hơn => Quá trình quang phân ly nước xảy ra mạnh hơn ,oxi thải ra nhiều
hơn .
Câu 5:( 2 điểm ) Hãy trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến hai nhóm thực vật
C3 và C4 :
d) So sánh sự khác nhau giữa chúng về cơ quan quang hợp
e) So sánh sự khác nhau về cấu trúc lục lạp mô giậu và lục lạp bao bó mạch ở
thực vật C4?
f) Vì sao nói hô hấp sáng gắn liền với thực vật C3 ?
Đáp án :
a) Lá của thực vật C3 chỉ có một hoặc hai lớp mô giậu,chứa lục lạp,lá của thực
vật C4 ngoài lớp mô giậu còn lớp tế bào bao quanh bó mạch cũng chứa lục
lạp.
- Như vậy thực vật C3 có một loại lục lạp còn thực vật C4 có hai loại lục lạp.
b) Sự khác nhau về hai loại lục lạp của thực vật C4 là :
- Lục lạp tế bào mô giậu có hạt phát triển ,vì chủ yếu thực hiện pha sáng
- Lụclạp của tế bào bao bó mạch có nhất nền phát triển và chứa nhiều tinh bột
vì tham gia vào chu trình Canvin
c) Nói hô hấp sáng gắn liền với thực vật C3 vì :
- Nhóm này sống trong điều kiện ánh sáng mạnh,nhiệt độ cao ,phải tiết kiệm
nước bằng cách giảm độ mở khí khổng,làm O2 khó thoát ra ngoài ,CO2 khó
đi từ ngoài vào trong.
- Nồng độ O2 cao,CO2 thấp trong khoảng gian bào kích thích hoạt động của
enzym RuBisco theo hướng oxy hoá làm oxy hoá RiDP thành APG và
axitgliconic .Axit gliconic chính là nguyên liệu của hô hấp sáng.
Câu 6:( 2điểm ) a)Mạch đập ở cổ tay và thái dương có phải do máu chảy trong hệ
mạch gây nên hay không ?Giải thích ?
Đáp án : Mạch đập ở cổ tay và thái dương không phải do máu chảy trong hệ mạch
gây nên mà do tính đàn hồi của thành động mạch và nhịp co bóp của tim gây nên.
b)Đặc điểm hô hấp của cá và chim :
- Ở cá: Sự thay đổi thể tích của khoang miệng và khoang mang đã tạo một dòng
nước liên tục chảy qua các lá mang và phiến mang .
Dòng nước đi ngược chiều với dòng máu chảy
- Ở chim : Sự thông khí ở phổi chim là nhờ các túi khí tạo một dòng khí luân
chuyển liên tục qua các ống khí trong phổi kể cả lúc hít vào và thở ra
- Không có khí đọng trong phổi .

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 7( 2 điểm ) : Hãy nêu thành phần của dịch tụy được tiết ra từ phần ngoại tiết
của tuyến tuỵ ?Vì sao tripxin được xem là enzym quan trọng nhất trong sự phân
giải protein?
Đáp án: - Các thành phần của dịch tụy : Các enzym amilaza,maltaza,
cacboxypeptyđaza,tripxinogen,chymotripxinogen,NaHCO3.
- Tripxin được xem là enzym quan trọng nhất trong sự phân giải protein ,vì
+ Tripsinogen được hoá bởi enzym entezokinaza trở thành tripsin nó có tác
dụng cắt các liên kết peptit,biến đổi protein thành các đoạn peptit
+ Tripsin hoạt hoá chymôtripsinogen thành chymôtripsin
+ Tripsin hoạt hoá procacboxypeptyđaza thành cacboxypeptiđaza
Câu 8:( 2 điểm ) Giải thích vì sao quá trình vận động hướng động và vận động
cảm ứng lại có sự khác nhau về thời gian phản ứng với các yếu tố tác động của môi
trường ?Cho ví dụ?
Đáp án : - Quá trình vận động hướng động xảy ra chậm vì liên quan đến sự phân
bố lại hàm lượng các chất điều hoà sinh trưởng ở hai phía cơ quan ,cơ thể.Liên
quan đến sự sinh trưởng tế bào hai phía bị tác động và không bị tác động của yếu
tố môi trường.
Ví dụ : tính hướng sáng
- Quá trình vận động cảm ứng :Xảy ra nhanh vì liên quan đến đồng hồ sinh
học ,đến sức căng trương nước ở các tế bào khớp gối .Những vận động này
xảy ra theo nhịp sinh học và theo hoạt động của các bơm ion.
Ví dụ : Vận động ngủ của lá, cây bắt mồi,cây xấu hổ...
Câu 9:( 2 điểm ) a)Những nhóm động vật sau thuộc dạng thần kinh nào: thuỷ
tức,giun tròn,côn trùng,cá miệng tròn,hải quì ,lưỡng cư ,bò sát ,thân mềm,thỏ ,giun
đốt.
b)Nêu đặc điểm cấu tạo của các dạng thần kinh trên và rút ra chiều hướng tiến hoá
của hệ thần kinh.
Đáp án: a) -Thần kinh dạng lưới :thuỷ tức,hải quỳ.
- Dạng thần kinh chuỗi hạch:giun tròn,giun đốt,côn trùng,thân mềm.
- Dạng thần kinh ống:cá miệng tròn,lưỡngcư,bò sát ,thỏ.
b)- Đặc điểm cấu tạo :
+ hệ thần kinh dạng lưới : Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và
nối với nhau bằng các sợi thần kinh tạo thành mạng lưới thần kinh .
+ hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các
hạch thần kinh.Các hạch nối với nhau bởi các dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch
thần kinh nằm dọc theo cơ thể. Mỗi hạch là một trung tâm điều khiển hoạt động tại
một vùng xác định.
+ hệ thần kinh dạng ống: Có cấu trúc dạng ống gồm hai phần : Thần kinh
trung ương( não bộ và tuỷ sống) và thần kinh ngoại biên ( dây thần kinh)

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Chiều hướng tiến hoá :


+ Từ phân tán đến tập trung hoá : Thần kinh dạng lưới phân tán sau đó tập
trung lại thành dạng chuỗi hạch rồi lại đinh khu tại các hạch bụng ( ở giun
đốt) rồi thành 3 khối hạch : hạch não,hạch ngực,hạch bụng ( thân mền,chân
khớp)
+ Hiện tượng đầu hoá: thể hiện ở sự tập trung của các tế bào thần kinh thành
não ở động vật có đối xứng hai bên.Não phát triển qua các ngành động vật từ
thấp lên cao.
Câu 10:( 1 điểm ) Dựa vào sự biến động về nồng độ hoocmôn sinh sản trong thời
kỳ mang thai của phụ nữ hãy cho biết : tại sao nang trứng không chín ,chín không
rụng và không có kinh nguyệt trong thời kỳ phụ nữ mang thai ?
Đáp án: - Nang trứng không chín và trứng không rụng vì FSH và LH giảm thấp
trong thời kỳ mang thai.
- Không có kinh nguyệt vì trứng đã thụ tinh,nồng độ Progesteron và Estrogen
luôn duy trì ở mức cao do đó duy trì được niêm mạc tử cung không gây chảy
máu.
Câu 11: ( 1 điểm ) Nêu ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm ,chiết cành
?
Đáp án : - ưu điểm và nhược điểm của phương pháp giâm cành:
+ Hệ số nhân cao
+ Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của cây bố mẹ
+ Cây sớm ra hoa và kết quả
+ Cần chăm sóc chu đáo trong thời gian đưa từ vườn ươm vào sản
xuất đại trà

- ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết cành:


+ Cây con giữ nguyên đặc tính di truyền của cây bố mẹ
+ Thời gian có cây giống nhanh ,cây sớm ra hoa kết quả
+Cây thấp ,tán gọn
+ Hệ số nhân thấp
Câu 12: ( 2 điểm ) Dựa trên nguyên tắc nào người ta tạo quả không hạt ?
Đáp án: Nguyên tắc : Sự tạo quả sau khi thụ tinh ,sau khi thụ tinh phôi sẽ phát
triển thành hạt và trong quá trình hình thành hạt đó phôi sản xuất ra auxin nội sinh
,auxin này được đưa vào bầu kích thích các tế bào bầu phân chia lớn lên thành quả.
-Biết được điều đó để tạo quả không hạt người ta không cho hoa thụ phấn và như
vậy phôi sẽ không hình thành hạt,nhưng auxin nội sinh cũng không được hình
thành và người ta đã thay thế bằng auxin ngoại sinh bằng cách phun hoặc tiêm
auxin vào bầu và bầu vẫn hình thành quả .Quả này sẽ là quả không hạt.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

TRƢỜNG THPT ĐỀ THI HSG VÙNG DH&ĐB BẮC BỘ


CHUYÊN VĨNH PHÚC LẦN THỨ 3
MÔN THI: SINH HỌC LƠP 11
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể giao đề)

Câu 1: (2 điểm)
a. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi và cây thân thảo? Thí nghiệm
chứng minh có hiện tượng ứ giọt?
b. Vì sao khi cây bị hạn hàm lượng axit abxixic tăng?
Câu 2: (2 điểm)
a. Khi quán sát các ruộng cây bị thiếu các nguyên tố khoáng người ta nhận thấy có
2 nguyên tố mà khi cây thiếu 1 trong 2 nguyên tố đều có biểu hiện: lá vàng, vàng lá
bắt đầu từ đỉnh lá, sau đó héo và rụng, ra hoa giảm. Đó là 2 nguyên tố nào? Nêu
cách kiểm tra sự thiếu hụt nguyên tố đó?
b. Mối quan hệ của nguyên tố phôtpho đối với cây trồng như thế nào? (Dạng hấp
thụ. Vai trò, triệu chứng khi thiếu). Vì sao khi bón phân lân cho cây người ta
thường đào thành rãnh quanh gốc?
Câu 3: (2 điểm)
a. Tính năng lượng cần thiết để hình thành 1 phân tử glucoz đối với ánh sáng đỏ và
ánh sáng xanh tím ?
b. Đối với quang hợp, tia sáng đơn sắc nào có hiệu ứng quang hoá mạnh nhất ? Tại
sao ?
Câu 4: (2 điểm)
a.Cho một số hạt đậu nảy mầm trọng mùn cưa ướt trên 1 cái rây đặt nằm ngang. Rễ
cây mọc xuống, thò ra ngoài rây, nhưng sau 1 thời gian thì cong lại chui vào trong
rây. Em hãy giải thích hiện tượng nói trên. Nếu đặt rây nằm nghiêng 45°, rễ cây sẽ
phản ứng như thế nào ? Giải thích?
b.Có 2 lọ thí nghiệm được bịt kín, bên trong chứa số lượng hạt như nhau: 1 lọ đựng
hạt nảy mầm, 1 lọ đựng hạt khô. Sau 1 thời gian dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của 2 lọ
kết quả sẽ như thê nào/ giải thích?
Câu 5: (2 điểm)
Trình bày thí nghiệm chứng minh tác dụng sinh lý ưu thế đỉnh sinh trưởng của
auxin và tác dụng ngược lại của xitokinin trên hạt đậu đang nảy mầm ?
Câu 6: (2 điểm)
a. Erythropoietin là một loại thuốc, vì sao người tập thể thao thường dùng loại
thuốc này? Dự đoán hậu quả về lâu dài khi dùng loại thuốc này?
b.Bệnh nhân với bệnh giảm chức năng thận thường thiếu máu. Mặt khác,Một số
người bị u tại thận lại bị chứng tăng sản hồng cầu quá mức . Giải thích hiện tượng
này?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 7: (2 điểm)
a.Bệnh nhân mắc chứng bệnh do vi khuẩn hoại thư gây nên. Bác sĩ đã chữa bệnh
cho bệnh nhân bằng cách cho bệnh nhân vào buồng chứa oxi. Giải thích cơ sở khoa
học của việc làm đó?
b. Giải thích vì sao nếu lấy hết CO2 trong máu thì hoạt động hô hấp, tuần hoàn sẽ
rất yếu và các tế bào mô lại bị thiếu ôxy ?
Câu 8: (2 điểm)
a.Một số cơ trơn có khả năng hoạt động tự động . Đó là nó hoạt động không cần
kích thích bên ngoài nào. Để giải thích khả năng hoạt động tự động của cơ trơn thì
phải dựa vào nững gì bạn biết về điện thế màng?
b.Nếu bạn có 2 sợi dây TK cùng đường kính, nhưng 1 bị melin hoá còn 1 thì
không. Vậy dây TK nào tạo điện thế hoạt động có hiệu quả năng lượng hơn?
Câu 9: (2 điểm)
a. Trình bày các nguồn cung cấp nitơ cho cây xanh ? Người ta thường khuyên
rằng:"Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay". Hãy giải thích lời
khuyên đó?
b.Quan sát màu sắc lá của 1 số cây thấy lá không có màu xanh nhưng vẫn sống
bình thường. Giải thích và chứng minh quan điểm giải thích của mình?
Câu 10: (2 điểm)
a. Vì sao khi trứng không thụ tinh, thể vàng tiêu biến? Điều này có ý nghĩa gì?
b. Vì sao trứng được thụ tinh khi đã di chuyển được 1/3 đoạn đường trong ống dẫn
trứng mà hiếm khi xảy ra ở vị trí khác?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Đ ÁP ÁN
Câu Ý Nội dung Điểm
a - Chỉ xảy ra ở cây thân bụi và thân thảo, vì: 0,5
+ Khi không khí bão hoà hơi nước, sức hút nước của lá bằng
không-> hiện tượng ứ giọt xảy ra do áp suất rễ.
+ Ap suất rễ thường có giới hạn của nó, phụ thuộc vào loài cây
và thường chỉ đẩy được cột nước cao vài 3 mét và những cây bịu
thấp và cây thân cỏ có độ cao trong khoảng này.
- Thí nghiệm: Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau 1 đêm sẽ
thấy các giọt nước ứ ra trên mép lá.-> Không khia trong chuông
thuỷ tinh đã bão hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ lên lá
không thoát được thành hơi đã ứ thành các giọt ở mép lá. 0,5
b + Khi thiếu nước, tế bào lá sản sinh ra axit abxixic và hoocmon 0,5
này kích thích bơm K+, bơm chủ động K+ ra khỏi tế bào bảo vệ
làm giảm áp suất thẩm thấu-> nước ra khỏi tế bào bảo vệ làm tế
bào mất trương đóng khí khổng.
+ Khi cây thiếu nước hàm lượng axit abxixic được tổng hợp
0,5
trong rễ cây và theo mạch xilem lên lá gây ra hiện tượng đóng
khí khổng.
2 a - 2 nguyên tố : Nitơ và S 0,5
- Cách kiểm tra: Dùng phân bón: ure( chứa N) hoặc sunphat
amon( chứa N và S) 0,5
+ Nếu chỉ thiếu hụt S -> thì ruộng bón sunphat amon sẽ xanh trở
lại.
+ Nếu chỉ thiếu N thì cả 2 ruộng sẽ xanh trở lại
b - Dạng hấp thụ: PO3- 0,25
- Vai trò:
+ Cấu tạo axitNu, prôtêin,ATP… 0,25
+ Cần thiết cho sự phân chia tế bào, sự sinh trưởng của mô phân
sinh, kích thích phát triển của rễ, ra hoa quả và hạt.
+ Tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, hô hấp, điều chỉnh
sinh trưởng, làm tăng cường hoạt tính Rhizobia và các nốt sần ở
rễ. 0,25
- Triệu chứng: Toàn thân còi cọc ,lá màu sẫm, khi thiếu trầm
trọng lá và thân có màu tía. Rễ kém phát triển. Chín chậm không
có hạt và quả phát triển kém. Duy trì ưu thế đỉnh ít phân cành.
Gây ra việc thiếu các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe( khi thừa). 0,25
- Đào thành rãnh quanh gốc, vì: P liên kết chặt với đất ít di động

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

chủ yếu nhờ khuyếch tán, tốc độ khuyếch tán rất thấp-> tăng
cường tiếp xúc với vùng hoạt động của rễ-> tăng khả năng hút P.
3 a a. - Để hình thành 1 phân tử G cần 6 phân tử CO2. Để đồng 0,5
hoá 1 CO2 cần 8 lượng tử ánh sáng( 8 photon ánh sáng) ->
cần 8 x 6 = 48 photon để tổng hợp 1 G.
- Ánh sáng đỏ: 1 photon = 42 kcal -> cần: 48 x 42 = 2016 kcal.
- Ánh sáng xanh tím: 1 photon = 71 kcal -> cần: 71 x 48 = 3048 0,5
kcal
* Nhận xét:
- Hiệu quả quang hợp của ánh sáng đỏ cao hơn ánh sáng xanh
b tím.
b. Tia đỏ có hiệu ứng oxy hoá mạnh nhất, vì: 0,5
- Vận tốc các phản ứng quang hoá phụ thuộc vào số lượng phân
tử (photon) chứa trong bức xạ, năng lượng của từng bức xạ, hoạt
tính quang hoá của chất cảm quang.
- Tia đỏ chứa nhiều lượng tử nhất trong các tia sáng (vì năng
lượng của mỗi photon đỏ bé hơn năng lượng của các photon ánh 0,5
sáng khác như vàng, xanh, tím…) , năng lượng mỗi photon đỏ
cũng đủ lớn để gây ra phần lớn các phản ứng hoá học thu năng
lượng.
4 a *Giải thích: 0,5
- Rễ cây mọc xuống thò ra ngoài rây là do tác dụng của
trọng lực.
- Sau 1 thời gian rễ cong lại và chui vào rây là do tác dụng
của độ ẩm và của ánh sáng. 0,25
*Hiện tượng: Đầu tiên, rễ chui ra khỏi rây sau đó chui vào trong
rây, rồi chui ra khỏi rây, sau đó lại chui vào trong rây.Tuỳ theo
thời gian thí nghiệm mà rễ đang ở trong rây chui ra ngoài rây.
 Giải thích: 0,25
Do rễ cây có tính hướng đất dương -> đầu tiên rễ chui ra khỏi
rây, nhưng bề mặt dốc là 1 tác nhân kích thích về độ ẩm, chỉ tác
dụng từ 1 phía của rễ mà rễ lại có tính hướng nước dương-> lại
chui vào trong rây.Do ảnh hưởng của độ ẩm không lớn hơn trọng
lực -> rễ lại chui ra ngoài rây.
b  Kết quả: 0,5
- Lọ chứa hạt nảy mầm: nhiệt độ tăng cao hơn so với lúc
đầu.
- Lọ chứa hạt khô: nhiệt tăng không đáng kể. 0,5

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

 Giải thích:
- Hệ số hiêụ quả năng lượng hô hấp là số lượng trong ATP trên
số năng lượng chứa trong bản thể hô hấp. khi hô hấp hoàn toàn 1
phân tử G thu được 36 – 38 ATP -> hệ số hiệu quả năng lượng là
40% -> khoảng 60% năng lượng mất ở dạng nhiệt -> hô hấp toả
nhiệt.
- Hạt nảy mầm: Cường độ hô hấp mạnh -> toả ra lượng nhiệt
lớn-> nhiệt độ trong lọ tăng lên cao hơn so với ban đầu.
- Hạt khô có cường độ hô hấp rất yếu -> toả ra 1 lượng
nhiệt rất nhỏ -> nhiệt độ trong lọ gàn như không đổi tăng
không đáng kể.
5 1.Nguyên tắc: Dựa vào tỉ lệ auxin/ xitokinin trong cây: Tỉ lệ 0,4
càng cao ưu thế ngọn càng mạnh, tỉ lệ càng thấp sự phân cành
càng ưu thế.
2.Nội dung: 3 thí nghiệm 0,4
- Thí nghiệm 1: Hạt đậu nảy mầm sinh trưởng bình thường.
- TN 2: Cắt chồi ngọn của hạt đậu nảy mầm.
- TN3: Giữ chồi ngọn nguyên vẹn, bổ sung xitokinin vào lá
mầm.
3.Kết quả: 0,4
- TN 1: ưu thế ngọn, chồi ngọn sinh trưởng, chồi bên không
sinh trưởng.
- TN2: Chồi bên sinh trưởng.
- TN 3: Chồi ngọn sinh trưởng kém, chồi bên sinh trưởng
mạnh, ưu thế ngọn yếu.
4.Giải thích: 0,4
- TN 1: Có hàm lượng auxin cao -> kìm hãm sự sinh trưởng
của chồi bên-> ưu thế đỉnh.
- TN2: Chồi ngọn bị cắt, auxinỉơ đỉnh sinh trưởng không
còn -> mất khả năng kìm hãm -> sinh trưởng chồi bên.
- TN3: Xi ngoại sinh bổ sung -> giảm tỉ lệ A/X-> chồi bên
sinh trưởng mạnh, chồi ngọn sinh trưởng yếu đi.
5.Kết luận: 0,4
- Au làm tăng ưu thế đỉnh sinh trưởng.
- Xi làm giảm ưu thế đỉnh sinh trưởng.
6 a - Vì: + Erythrropoietin là hoocmon điều hoà sinh hồng cầu. 0,5
+ Khi người tập thể thao -> thiếu O2 nặng trong tế bào ->
tăng erythrpoietin -> tăng sinh hồng cầu -tăng khả năng kết
hợp với O2. 0,5

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Dự đoán : Nếu sử dụng lâu dài : -> số lượng hồng cầu trong
máu ngoại vi tăng lên quá mức-> mất cân bằng -> bệnh đa hồng
cầu.-> Tăng độ nhớt của máu -> cản trở cho việc lưu thông máu
và hoạt động của tim-> có nguy cơ bị khối huyết hoặc đông máu
rải rác trong lòng mạch
b - Bệnh nhân giảm chức năng thận -> sản xuất ít erythropoietin -> 0,5
Tuỷ sản xuất ít hồng cầu -> thiếu máu.
- Người bị u tại thận -> tăng hoạt động mô -> tăng sản xuất 0,5
erythropoientin -> tuỷ xương sản xuất hồng cầu tăng.
7 a - VK hoại thư là VK kị khí-> không phát triển nhanh ở môi 0,5
trường có O2.
- Đưa bệnh nhân vào buồng chứa O2 -> tăng phân pá O2 -> 0,5
Tăng lượng O2 hoà tan trong huyết tương và dịch cơ thể -> khi
Hb đã bão hoà O2 thì lượng O2 còn lại sẽ hoà tan trong huyết
tươngvà dịch cơ thể-> diệt VK hoại thư.
b - Hoạt động hô hấp, tuần hoàn sẽ rất yếu vì : Khi trong máu 0,5
không có CO2 -> không có H+ để kích thích lên các tiểu thể ở
động mạch cảnh, xoang động mạch chủ và thụ thể hoá học TW .
0,5
……………………..
- Các tế bào mô thiếu ôxy vì :
+ Hô hấp, tuần hoàn kém -> không nhận đủ O2 cho cơ thể, mặt
khác theo hiệu ứng Bohr thì khi không có H+ sẽ làm giảm lượng
O2 giải phóng ra từ oxyhemoglobin để cung cấp cho tế bào của
mô -> tế bào thiếu O2
8 a - TB cơ trơn hoạt động tự động -> phải khử cực tự động để gây 0,25
điện thế hoạt động.
- Điện thế hoạt động phát ra một cách tự động nếu tính thấm với 0,25
Na tăng.
- Một ít Na xâm nhập vào TB cơ trơn gây khử cực nhẹ ở màng 0,25
sinh chất.
- Khử cực nhẹ có thể làm mở cổng Na và từ đó gây khử cực 0,25
mạnh hơn-> gây điện thế hoạt động.
b Điện thế hoạt động chạy trên dây TK bị mêlin hoá sẽ có hiệu quả 0,5
năng lượng cao hơn, vì:
- Điện thế hoạt động được lan truyền theo cách nhảy vọt và được
hình thành ở eo Ranvie.
- So với dây TK bị miêlin hoá thì bơm Na/K ở dây không bị 0,5

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

miêlin hoá sẽ bị hoạt động nhiều hơn-> tốn nhiều năng lượng
hơn.
9 a - Có 4 nguồn cung cấp nitơ cho cây: 0,5
+ Từ những cơn giông : N2 + O2 -> NO2 ( tia lửa điện)
+ Từ xác của động vật, thực vật: RNH2 -> NH3 -> NO-3
+ Từ sự cố định của vi sinh vật: N2 + NH3 -> 2NH3
+ Từ sự cung cấp của con người: muối NO-3, NH+4
- Vì:
+ Khi tưới phân đạm -> cung cấp nguồn ion NO-3 0,5
+ Mới tưới đạm cây hút NO-3 chưa kịp biến đổi thành NH+4 ->
người ăn vào NO-3 bị biến đổi thành NO-2 -> gây ung thư
b - Giải thích: Cây vẫn có khả năng quang hợp do vẫn có diệp lục 0,5
nhưng chúng không có màu xanh vì diệp lục bị các sắc tố phụ át.
- Chứng minh: Nhúng lá đó vào nước nóng -> sắc tố phụ tan hết 0,5
và có màu xanh.
10 a - Tiêu biến, vì: LH trong máu thấp do bị ơstrogen và progesterol 0,5
ức chế.
- Tiêu biến để: Giảm progesterol và ơstrogen -> giải phóng ức 0,5
chế vùng dưới đồi và tuyến yên -> tiết FSH, LH kích thích nang
trứng mới phát triển.
b - Trước khi được 1/3 đoạn đường trứng còn quá non, màng trứng 0,5
chưa thuận lợi cho sự kết hợp với tinh trùng để thụ tinh.
- Không thụ tinh sau, vì: vận tốc dẫn trứng chậm mà thời gian
0,5
tồn tại trứng chưa thụ tinh ngắn.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP


SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƢỜNG LẦN 1
TRƢỜNG THPT SÔNG LÔ NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Sinh học – Lớp 11
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời
ĐỀ CHÍNH
gian giao đề)
THỨC Đề thi có 01 trang

Câu 1:
Nêu các đặc điểm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước của rễ?
Câu 2:
Trình bày hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ và vai trò của nó?
Câu 3:
Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết?
Câu 4:
Nếu 1 ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên
được không?
Câu 5:
Giải thích tại sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây
dựng?
Câu 6:
Cho sơ đồ về chu trình cố định CO2 trong pha tối ở cây ngô

CO2→Axit oxalo axetic→Axit Axit Chu trình


malic malic→CO2 Canvin -
Benson
(1)
Photpho enol piruvat Axit (2) (3)
Cho biết tên chu trình trên? Các giai đoạn (1), (2), (3) diễn ra ở vị trí nào?
Câu 7:
a. Đa số các loài thực vật khí khổng mở vào ban ngày đóng vào ban đêm.
Tuy nhiên, một số loài thực vật sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng,
cây mọng nước ở sa mạc…) khí khổng lại đóng vào ban ngày mở về đêm. Điều
này có ý nghĩa gì với chúng?
b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 cho đất trong
thời gian dài sẽ làm thay đổi đặc tính nào của đất? Giải thích? Cần có biện pháp
khắc phục thế nào?
Câu 8:
Nêu sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào?
Câu 9:
a. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

b. Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, có lượng máu
trong tim là 120ml vào cuối tâm trương và 75ml ở cuối tâm thu. Lượng máu được
tim bơm đi trong một phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu?
Câu 10:
Huyết áp là gì? Tại sao những người huyết áp thấp hay bị chóng mặt?

-------------------------------------HẾT------------------------------------

Họ và tên học sinh:………………………………...................Số báo


danh:………………………….......
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP


SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƢỜNG LẦN 1
TRƢỜNG THPT SÔNG LÔ NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Sinh học – Lớp 11
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời
ĐÁP ÁN CHÍNH
gian giao đề)
THỨC Đáp án có 02 trang

Câu Ý Nội dung Điểm


1 1,0
Đặc điểm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước của
rễ
+Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt, chỉ có một
0,5
không bào trung tâm lớn
+Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh 0,5
2 1,0
Hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ và vai trò
-Hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ:
+Hiện tượng rỉ nhựa: Cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút 0,25
sẽ thấy những giọt nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt
+Hiện tượng ứ giọt: Cây được úp trong chuông thủy tinh lớn, sau 0,25
một đêm, ta sẽ thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá.
- Vai trò: Tạo dòng vận chuyển liên tục nước và ion khoáng từ rễ,
0,5
qua thân, lên đến lá
3 Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết vì: 1,0
+Đất bị ngập úng lâu ngày dẫn đến quá trình trao đổi khí trong
0,25
đất bị kìm hãm
+Đất thiếu oxi cung cấp cho rễ dẫn đến hoạt động hô hấp của rễ
0,25
bị ức chế, giảm sút

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

+Rễ không đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động hấp thu
khoáng chủ động, lâu ngày làm cho các hoạt động trao đổi chất 0,25
của cây bị rối loạn
+Rễ hô hấp không bình thường do thiếu oxi dẫn đến tích lũy các
chất độc đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình 0,25
thành được lông hút mới nên cây chết
4 1,0
Nếu 1 ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp
tục đi lên được vì:
+Mạch gỗ được cấu tạo bởi 2 loại tế bào là quản bào và mạch
0,25
ống đều là những tế bào chết.
+Các TB cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của TB này gắn
với đầu của TB kia tạo thành những ống dài từ rễ lên lá để cho 0,25
dòng nước và ion khoáng di chuyển bên trong
+Giữa các ống có các lỗ thông với nhau 0,25
+Nếu có một mạch gỗ bị tắt, dòng mạch gỗ vẫn di chuyển được
từ rễ lên lá vì chất dịch chuyển qua các lỗ thông ngang qua các 0,25
mạch còn lại di chuyển lên
5 1,0
Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:
+Hơi nước thoát ra từ lá cây đã làm giảm nhanh nhiệt độ của môi
0,5
trường xung quanh cây
+Vật liệu xây dựng hấp thu nhiệt làm tăng nhiệt của môi trường
0,5
xung quanh
6 1,0
-Tên chu trình: Chu trình C4 0,5
-Nơi diễn ra:
+Giai đoạn (1) và (2) ở tế bào mô giậu 0,25
+Giai đoạn (3) ở tế bào bao bó mạch 0,25
7 1,0
a Giúp cây giảm quá trình thoát hơi nước qua khí khổng 0,25
b Thay đổi pH của đất 0,25
Vì khi bón các loại phân này nhiều, các gốc axit sẽ làm đất bị
0,25
chua, làm giảm độ pH của đất
Biện pháp: Bón vôi khử chua 0,25
8 1,0
Tiêu hóa nội bào: Quá trình tiêu hóa xảy ra ở bên trong tế bào 0,5
Tiêu hóa ngoại bào: Quá trình tiêu hóa diễn ra ở bên ngoài tế bào 0,5
9 1,0
a Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì:
+Tim có tính tự động 0,25

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

+Tính tự động của tim nhờ hoạt động của hệ dẫn truyền tim 0,25
b Lượng máu được tim bơm đi trong 1 phút:
1 chu kì tim lượng máu được tim bơm vào hệ mạch là: 120 – 75
0,25
= 45ml
Trong 1 phút lượng máu được tim bơm vào mạch là: 45ml x 60 =
0,25
2700ml = 2,7 (lít)
10 1,0
Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch 0,5
Những người bị huyết áp thấp hay bị chóng mặt vì: Lượng máu
được tim bơm vào hệ mạch ít, không đủ cung cấp cho các hoạt 0,5
động của cơ thể, máu lên não ít nên dễ bị choáng, chóng mặt

-------------------------------------HẾT------------------------------------

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GD & ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11


VĨNH PHÚC MÔN : SINH HỌC
………………… (Dành cho THPT không chuyên)
ĐỀ CHÍNH Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
THỨC

Câu 1
a. Nêu điểm khác biệt rõ nét nhất trong quang hợp ở thực vật C4 và thực vật CAM.
b. Hô hấp sáng xẩy ra trong điều kiện nào và trình tự diễn ra qua các bào quan
nào?
Câu 2
Nêu điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước qua lá? Tại sao thoát hơi
nước qua lá vừa là một tai hoạ và cũng là một tất yếu?
Câu 3
Đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
Câu 4
Việc tách chiết sắc tố từ lá dựa trên nguyên tắc nào? Nêu các bước chính trong tách
chiết sắc tố?
Câu 5
Trình bày quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày của trâu bò?
Câu 6
a. Tại sao phải có quá trình khử nitrat trong cây?
b. Nồng độ NH3 cao có ảnh hưởng gì cho cây? Cây khắc phục điều đó ra sao?
Câu 7
a. Mô tả hệ thống ống khí của côn trùng?
b. Trong hô hấp, cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng ôxi của nước khi đi qua
mang. Ngoài những đặc điểm của bề mặt trao đổi khí mà tất cả các loài sinh vật
đều có, cá xương còn có những đặc điểm nào làm tăng hiệu quả trao đổi khí?
Câu 8
a. Phân biệt những đặc điểm cơ bản giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?
b. Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch
sinh lí và quan sát. Theo em, tim ếch có còn đập nữa không. Giải thích?
Câu 9
a. Hình thức sinh trưởng của cây một lá mầm và cây hai lá mầm khác nhau như thế
nào?
b. Giải thích tại sao nếu một giống cà chua có khả năng sinh ra êtilen nhiều hơn
bình thường thì sẽ gây bất lợi cho việc vận chuyển cà chua đi xa? Khi thu hoạch cà

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

chua về nhà, người ta thường chọn riêng những quả chín và để cách xa những quả
xanh. Việc làm đó nhằm mục đích gì?
Câu 10
Trong mã hóa thông tin thần kinh thì các thông tin về cường độ kích thích sẽ được
mã hoá theo những cách nào? Trong lúc nơron đang nghỉ ngơi, nếu dùng 1 vi điện
cực kích thích vào bao miêlin của sợi trục hoặc vào điểm giữa sợi trục không có
bao miêlin thì xung thần kinh sẽ dẫn truyền như thế nào? Vì sao?

------------------- Hết ----------------------

Họ và tên thí
sinh:……………………………………SBD…………………………

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Sở GD và ĐT HƢỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG 11


Vĩnh phúc MÔN: SINH HỌC ( THPT không chuyên)

Nội dung Điểm


Câu
1 a. Điểm khác biệt rõ nét nhất trong chu trình cố định CO2 :
- Ở thực vật C4 : Giai đoạn đầu cố định CO2 ở tế bào mô giậu, giai đoạn sau tái
cố định CO2 ở tế bào bó mạch và đều xảy ra ban 0,25
ngày…………………………..........................................
- Ở thực vật CAM : Giai đoạn đầu cố định CO2 xảy ra ban đêm, giai đoạn sau 0,25
tái cố định CO2 xảy ra ban ngày và ở một loại tế bào (tế bào mô
dậu)…………............................................... 0,25
b. Hô hấp sáng thƣờng chỉ xảy ra ở thực vật C3 vì: 0,25
* Điều kiện: Cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ O2 cao, nồng độ
CO2 thấp...........
* Trình tự diễn ra: Lục lạp -> Perôxixôm -> Ti
thể....................................................................
2 * Điểm khác biệt giữa 2 con đƣờng thoát hơi nƣớc:
Con đường qua cutin Con đường qua khí khổng
- Vận tốc nhỏ. - Vận tốc 0,25
- Không được điều chỉnh lớn...................................................................... 0,25
- Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí
khổng.............
* Thoát hơi nƣớc là 1 tai hoạ và cũng là 1 tất yếu: 0,25
- Là tai hoạ vì: Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển thực vật phải mất
đi 1 lượng nước quá
lớn...........................................................................................................................
..... 0,25
- Là tất yếu vì:
+ Thoát hơi nước thì mới tạo 1 lực hút để lấy được nước
+ Thoát hơi nước -> Điều hòa nhiệt độ lá
+ Thoát hơi nước -> Khí khổng mở -> Trao đổi
khí.................................................................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

3 Đặc điểm giải phẫu của lá thích nghi với chức năng:
- Trên lớp biểu bì lá chứa nhiều khí khổng -> Trao đổi khí và thoát hơi 0,25
nước.......................... 0,25
- Dưới lớp biểu bì là lớp mô giậu chứa lục lạp -> Là bào quan quang 0,25
hợp............................... 0,25
- Dưới lớp mô dậu là mô khuyết có khoảng gian bào lớn chứa nguyên liệu
quang hợp............
- Trong lá có hệ mạch dẫn -> vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang
hợp........................
4 * Nguyên tắc:
- Sắc tố lá chỉ hoà tan trong dung môi hữu 0,25
cơ............................................................................ 0,25
- Mỗi nhóm sắc tố thành phần có thể hoà tan tốt trong một dung môi hữu cơ
nhất định.......... 0,25
* Các bƣớc: 0,25
- Chiết rút sắc
tố..........................................................................................................................
- Tách các sắc tố thành
phần......................................................................................................
5 Quá trình tiêu hóa:
- Thức ăn (cỏ, rơm …) được nhai qua loa ở miệng, rồi được nuốt vào dạ cỏ. Ở
đây, thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành
tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozơ và các chất hữu cơ khác có trong 0,25
cỏ..........................................................
- Sau khi thức ăn đã được lên men bởi vi sinh vật ở dạ cỏ được đưa dần sang dạ 0,25
tổ ong và ợ lên miệng để nhai kĩ
lại.............................................................................................................
0,25
- Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) cùng với lượng lớn vi sinh vật được đưa xuống
dạ lá sách hấp thụ bớt nước rồi chuyển vào dạ múi
0,25
khế............................................................................
- Dạ múi khế có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp. Dạ múi
khế tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa protein ở vi sinh vật và
cỏ………………………………………...

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

6 a.Giải thích:
- Cây xanh hấp thụ nitơ dưới 2 dạng là NO3- và NH4+. 0,25
............................................................
- Cây xanh sử dụng nhóm (-NH2) nhiều hơn để tổng hợp axit amin nên cây
0,25
phải có quá trình khử NO3- thành
NH4+...............................................................................................................
0,25
b.
* Nồng độ NH3 cao gây ngộ độc cho 0,25
cây..................................................................................
* Cây khắc phục bằng cách: tăng chuyển hóa thành axit amin, thực hiện amit
hóa để làm giảm NH3 trong
cây………………………………………………...........................................
7 a. Mô tả hệ thống ống khí của côn trùng:
- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống
dẫn phân nhánh nhỏ dần, các ống nhỏ nhất tiếp xúc với tế bào của cơ 0,25
thể......................................................... 0,25
- Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ
thở...............................................................
b. Các đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí ở cá xƣơng:
0,25
- Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một
chiều từ miệng qua mang ra 0,25
ngoài......................................................................................................................
- Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao
mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của
mang...............................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

8 a. Phân biệt:
Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín
- Máu được tim bơm vào động - Máu được tim bơm đi lưu thông liên
mạch -> tràn vào xoang cơ thể -> tục trong mạch kín, từ động mạch qua
trao đổi chất trực tiếp với các tế bào mao mạch, sau đó về tĩnh mạch.
0,25
-> trở về tim. ………….......................
- Máu chảy trong động mạch với áp - Máu chảy trong động mạch với áp lực 0,25
lực thấp, tốc độ máu chảy chậm cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy
nhanh......... 0,25
b. * Tim ếch sau khi tách rời vẫn còn đập tự
động……………………………………........... 0,25
* Giải thích: Do tim có hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ có khả năng tự
phát xung điện, truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất -> đến bó His rồi theo mạng
Puôckin -> Tâm nhĩ và tâm thất
co………………………………………………………………………................
.....
9 a. Điểm khác nhau:
- Đa số cây một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp nên chủ yếu cây sinh trưởng
về chiều 0,25
cao...........................................................................................................................
..................... 0,25
- Những cây hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, nhờ
vậy cây không chỉ sinh trưởng về chiều cao mà còn sinh trưởng cả về chiều 0,25
ngang……………....................
b. 0,25
- Bất lợi vì: Lượng êtilen nhiều -> quả chín quá nhanh, bị hỏng khi không kịp
tiêu thụ….......
- Chọn riêng quả chín nhằm mục đích: Không cho êtilen khuếch tán ra từ những
quả chín xâm nhập vào những quả xanh nhằm hạn chế tốc độ chín ở những quả
còn xanh………........

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

10 * Có 2 cách mã hoá:
- Cách mã hoá thứ nhất phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các 0,25
nơron................................. 0,25
- Cách mã hoá thứ hai phụ thuộc vào tần số xung thần
kinh.....................................................
* Kết quả của kích thích 0,25
- Kích thích vào bao miêlin của sợi trục: Không xuất hiện xung thần kinh vì bao
mielin có tính chất cách điện nên không có khả năng hưng 0,25
phấn.............................................................
- Với sợi trục không có bao mielin: Xung thần kinh sẽ truyền đi theo 2 hướng vì
nơron thần kinh đang ở trạng thái nghỉ ngơi nên không có vùng trơ tuyệt đối
ngăn cản.............................
.................... .. Hết ..................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GD & ĐT VĨNH ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 11


PHÚC MÔN : SINH HỌC
………………… (Dành cho học sinh THPT chuyên)
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1
Chứng minh cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion
khoáng từ rễ lên lá?
Câu 2
a. Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng ở cây liên quan chặt chẽ với quá
trình hô hấp của rễ?
b. Nêu ứng dụng về mối quan hệ giữa hô hấp và dinh dưỡng khoáng trong trồng
trọt giúp rễ cây hô hấp tốt hơn?
Câu 3
Đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
Câu 4
a. Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim và thú lại lớn hơn của lưỡng cư và bò sát?
b. Các loài lưỡng cư như ếch, nhái để lẩn trốn kẻ thù có thể ngụp được rất lâu ở
dưới nước. Nhờ đâu chúng có khả năng đó? Điều gì xảy ra nếu ta sơn da của ếch,
từ đó rút ra nhận xét gì?
Câu 5
a. Vì sao cơ thể động vật đa bào lớn phải có hệ tuần hoàn?
b. Để nâng cao thành tích thi đấu thể dục thể thao, một số vận động viên trước khi
thi đấu chọn vùng núi cao làm địa điểm tập luyện. Cho biết điều này có lợi ích gì
với vận động viên?
Câu 6
a. Tại sao phải có quá trình khử nitrat trong cây?
b. Nồng độ NH3 cao có ảnh hưởng gì cho cây? Cây khắc phục điều đó ra sao?
Câu 7
a. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một
phía ta sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
b. Giải thích cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học?
Câu 8
a. Sự điều hòa lượng nước trong cơ thể phụ thuộc những nhân tố chủ yếu nào?
b. Giải thích về sự tăng giảm nồng độ hoocmon ADH khi cơ thể bị mất nhiều mồ
hôi do lao động nặng và khi uống nhiều nước?
Câu 9

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Trình bày cơ chế truyền tin qua xináp? Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo
một chiều từ màng trước ra màng sau mà không theo chiều ngược lại?
Câu 10
Các thông tin về cường độ kích thích sẽ được mã hoá theo những cách nào? Trong
lúc nơron đang nghỉ ngơi, nếu dùng 1 vi điện cực kích thích vào bao miêlin của sợi
trục hoặc vào điểm giữa sợi trục không có bao miêlin thì xung thần kinh sẽ dẫn
truyền như thế nào? Vì sao?

------------------- Hết ----------------------

Họ và tên thí
sinh:……………………………………SBD…………………………

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Sở GD và ĐT HƢỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG 11


Vĩnh phúc MÔN: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC ( Dành cho học sinh THPT chuyên)

Nội dung Điểm


Câu
1 * Cấu tạo mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nƣớc và muỗi
khoáng. 0,25
- Mạch gỗ được cấu tạo bởi 2 loại tế bào chết là quản bào và mạch
ống……………............. 0,25
- Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu tế bào này gắn vào đầu tế
bào kia thành những ống rỗng dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di truyển bên 0,25
trong dễ dàng..….………… 0,25
- Lỗ bên của ống này sít khớp với lỗ bên của ống bên cạnh => dòng mạch gỗ
có thể vận chuyển ngang từ ống này sang ống
khác...................................................................................
- Thành mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu
nước…………...
2 a. Quá trình hấp thụ nƣớc và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình
hô hấp của rễ vì:
- ATP sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động chất 0,25
khoáng, CO2 sản phẩm của hô hấp tham gia vào quá trình hút bám trao 0,25
đổi.................................................
- Các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ các chất khoáng làm tăng 0,25
ASTT của tế bào làm tăng khả năng hút nước của tế
bào................................................................................ 0,25
b. Ứng dụng về hô hấp và dinh dưỡng khoáng trong trồng trọt giúp rễ hô hấp tốt
hơn:
- Xới đất, làm cỏ sục
bùn............................................................................................................
- Trồng cây trong thuỷ canh, khí canh tạo điều kiện cho rễ phát triển hô hấp
mạnh nhất.........

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

3 Đặc điểm giải phẫu của lá thích nghi với chức năng:
- Trên lớp biểu bì lá chứa nhiều khí khổng -> Trao đổi khí và thoát hơi 0,25
nước.......................... 0,25
- Dưới lớp biểu bì là lớp mô giậu chứa lục lạp -> Là bào quan quang 0,25
hợp............................... 0,25
- Dưới lớp mô dậu là mô khuyết có khoảng gian bào lớn chứa nguyên liệu
quang hợp............
- Trong lá có hệ mạch dẫn -> vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang
hợp........................
4 a. Nhu cầu trao đổi khí của chim và thú lớn hơn lƣỡng cƣ và bò sát vì:
- Chim và thú là động vật đẳng nhiệt nên cần nhiều năng lượng để giữ cho thân 0,25
nhiệt ổn định. 0,25
- Chim và thú họat động nhiều nên nhu cầu năng lượng cần
nhiều………...............................
b. 0,25
- Ếch, nhái ngụp được lâu dưới nước là do chúng ngoài hô hấp bằng phổi còn có 0,25
khả năng hô hấp bằng da
…………………………………………..……………..........................................
- Sơn da ếch => ếch sẽ chết. Chứng tỏ hô hấp bằng da của ếch rất quan
trọng.........................
5 a. Một cơ thể động vật đa bào lớn phải có hệ tuần hoàn vì:
- Tỉ lệ S/V nhỏ nên sự khuếch tán các chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng 0,25
được nhu cầu....
- Phần lớn mặt ngoài cơ thể không thấm nước, các khoảng cách bên trong rất 0,25
lớn gây khó khăn cho sự khuếch tán các
chất………………………….………………............................... 0,25
b. Lợi ích tập luyện trên vùng núi cao: 0,25
- Ở vùng núi cao nồng độ O2 loãng hơn vùng đồng bằng => số lượng hồng cầu
tăng lên…......
- Tim tăng cường vận động, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe, bền
sức…………….…………………

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

6 a. Giải thích:
- Cây xanh hấp thụ nitơ dưới 2 dạng là NO3- và NH4+. 0,25
............................................................
- Nhưng cây xanh sử dụng nhóm (-NH2) nhiều hơn để tổng hợp axit amin nên 0,25
cây phải có quá trình khử NO3- thành
+
NH4 ................................................................................................ 0,25
b.
* Nồng độ NH3 cao gây ngộ độc cho 0,25
cây..................................................................................
* Cây khắc phục bằng cách: Tăng chuyển hóa thành axit amin, thực hiện amit
hóa để làm giảm NH3 trong
cây………………………………………………...........................................
7 a. Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tƣợng hƣớng sáng vì:
- Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt
ngọn làm giảm lượng 0,25
auxin…………………………………………………………...............................
........ 0,25
- Ở thân các tế bào đã phân hoá tốc độ phân chia kém => sự sinh trưởng 2 phía
thân không có sự chênh lệch
lớn…………………………………………....................................................... 0,25
b. Cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học hoặc khi trời
tối: 0,25
- Cây trinh nữ ở cuống lá và gốc lá chét có thể gối, bình thường thể gối luôn
căng nước làm lá xoè
rộng………………………………………..……………………...........................
.........
- Khi có sự va chạm, K+ được vận chuyển ra khỏi không bào làm giảm ASTT tế
bào thể gối, tế bào thể gối mất nước làm lá cụp
xuống……………………………....................................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

8 a. Sự điều hòa lƣợng nƣớc trong cơ thể phụ thuộc vào nhân tố chủ yếu sau:
- Áp suất thẩm 0,25
thấu.................................................................................................................... 0,25
- Huyết
áp............................................................................................................................
...... 0,25
b. Giải thích sự tăng giảm nồng độ hoocmôn ADH:
- Mất nhiều mồ hôi -> thể tích máu giảm -> huyết áp giảm, áp suất thẩm thấu 0,25
máu tăng -> kích thích vùng dưới đồi tăng tiết hoocmon ADH từ tuyến yên ->
nồng độ ADH tăng............
- Uống nhiều nước -> thể tích máu tăng -> huyết áp tăng, áp suất thẩm thấu máu
giảm -> kích thích vùng dưới đồi giảm tiết hoocmon ADH từ tuyến yên ->
nồng độ ADH giảm.................
9 * Cơ chế truyền tin qua xináp
- Xung TK truyền đến tới chuỳ xináp làm Ca2+ từ dịch mô đi vào chuỳ 0,25
xináp…......................
- Ca2+ làm các bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. 0,25
Chất trung gian qua khe xináp đến màng sau
………………………………….......................................... 0,25
- Chất trung gian hoá học tới gắn với các thụ thể ở màng sau xináp làm xuất
hiện xung TK ở màng sau. xung TK hình thành tiếp tục truyền đi tiếp
………………...................................... 0,25
* Truyền tin truyền qua xináp chỉ theo một chiều vì: Chỉ ở chuỳ xináp mới
có các bóng xináp chứa các chất trung gian hoá học, chỉ màng sau xináp mới có
các thụ quan tiếp nhận các chất
này………………………………………………..……........................................
.......
10 * Có 2 cách mã hoá:
- Cách mã hoá thứ nhất phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các 0,25
nơron................................. 0,25
- Cách mã hoá thứ hai phụ thuộc vào tần số xung thần
kinh.....................................................
* Kết quả của kích thích 0,25
- Kích thích vào bao miêlin của sợi trục: Không xuất hiện xung thần kinh vì bao
miêlin có tính chất cách điện nên không có khả năng hưng 0,25
phấn.............................................................
- Với sợi trục không có bao miêlin: Xung thần kinh sẽ truyền đi theo 2 hướng vì
nơron thần kinh đang ở trạng thái nghỉ ngơi nên không có vùng trơ tuyệt đối
ngăn cản.............................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Trƣờng THPT Quỳnh lƣu 4 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƢỜNG LỚP 11
NĂM HỌC 2012 – 2013
Đề chính thức
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (3.0 điểm).
a) Hãy chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân?
b) Thế nào là NST kép? Thế nào là cặp NST tương đồng? Phân biệt sự khác
nhau giữa NST kép và cặp NST tương đồng?
Câu 2 (3,5 điểm).
Cho biết ở người gen d gây bệnh bạch tạng là gen lặn ở trên nhiễm sắc thể thường,
gen bệnh mù màu là gen lặn m ở trên NST giới tính
Hãy xác định kiểu gen của bố và mẹ trong các trường hợp sau:
a. Bố và mẹ đều bình thường sinh ra 1 đứa con trai mắc cả hai bệnh.
b. Mẹ bình thường đứa con gái sinh ra mắc cả hai bệnh.
Câu 3 (2,0 điểm).
a. Cơ chế nào giúp duy trì ổn định vật liệu di truyền qua các thế hệ cơ thể ở các
loài sinh vật?
b. Những hoạt động của nhiễm sắc thể trong giảm phân góp phần tạo sự đa
dạng cho sinh giới?
Câu 4 (3,5 điểm).
a. So sánh thực vật C3, thực vật C4 về: đại diện, chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm
quang hợp ổn định đầu tiên, điểm bù CO2, hô hấp sáng, năng suất sinh học?
b. Những biến đổi sinh lí tuần hoàn và hô hấp ở người khi chuyển từ đồng bằng lên
núi cao sống?
Câu 5 (4,0 điểm).
Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu:
AaBbCcXY (mỗi chữ cái ứng với một nhiễm sắc thể đơn).
a) Nếu tế bào đó nguyên phân liên tiếp, trong quá trình đó đã hình thành 127
thoi tơ vô sắc thì có bao nhiêu lần nguyên phân? Trong quá trình nguyên phân đó,
môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo ra tương đương với bao nhiêu
nhiễm sắc thể đơn?
b) Nếu nguyên phân bị rối loạn ở cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Viết kí hiệu
bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào con tạo ra, trong những trường hợp có thể xảy ra.
Câu 6 (4,0 điểm).
Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều
dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết
hiđrô.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen
nói trên bằng bao nhiêu?
b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng
loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được hình thành bằng bao nhiêu?
c) Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình
thường chứa gen lặn nói trên thì số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử
bằng bao nhiêu?

- - - Hết - - -
Hä vµ tªn thÝ sinh:........................................................... Sè b¸o danh: .............

HƢỚNG DẪN CHẤM

(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)

Môn: SINH 11

Câu Hƣớng dẫn chấm Điểm


1. 3.0
Nội dung Nguyên phân Giảm phân
*Xảy ra ở -Xảy ra ở tế bào sinh -Chỉ xảy ra ở giai đoạn chín của tế 0.2
loại TB dưỡng và tế bào mẹ giao tử bào sinh dục, hình thành giao tử
nào
*Cơ chế -Một lần phân bào -Hai lần phân bào nhưng NST chỉ 0.2
nhân đôi có một lần
*Kỳ trước -Không -Có tiếp hợp trao đổi chéo giữa các 0.2
a NST cùng cặp tương đồng
*Kỳ giữa -NST kép xếp một hàng -NST kép xếp hai hàng trên mặt 0.2
trên mặt phẳng xích đạo phẳng xích đạo-Kỳ giữa I
*Kỳ sau -Phân chia đồng đều bộ -Phân ly hai NST kép cùng cặp đồng
NST về hai tế bào con dạng 0.2
*Kỳ cuối -Mổi tế bào con nhận 2n -Mỗi tế bào con nhận n 0.15
NST đơn NST kép
*Kết quả -Hai tế bào con 2n giống -Hai tế bào con n NST kép khác nhau 0.2
nhau tạo nhiều biến dị tổ hợp

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

-Không -Tiếp tục phân bào lần 2 tạo bốn tế 0.2


-Phân hóa tạo thành các bào con (n)
loại tế bào sinh dưỡng khác -Phân hóa tạo thành giao tử 0.2
nhau
Thế nào là NST kép? Thế nào là cặp NST tƣơng đồng? (0,5đ)

- NST kép là NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST, gồm có hai crômatit giống hệt 0.25
nhau và dính nhau ở tâm động, mang tính chất một nguồn gốc: hoặc có nguồn
gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ . (0,25đ)
- Cặp NST tương đồng là cặp gồm 2 NST độc lập với nhau, giống nhau về hình 0.25
dạng và kích thước, mang tính chất 2 nguồn gốc: có 1 chiếc có nguồn gốc từ bố
và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
Sự khác nhau giữa NST kép và cặp NST tƣơng đồng : (0,75đ)
NST kép Cặp NST tương đồng
b. - Chỉ là 1 chiếc NST gồm có 2 crômatit - Gồm 2 NST độc lập giống nhau 0.25
giống nhau, dính nhau ở tâm động. về hình dạng và kích thước.
- Mang tính chất 1 nguồn gốc: hoặc có từ - Mang tính chất 2 nguồn gốc: 1 0.25
bố hoặc có từ mẹ. chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc
có nguồn gốc từ mẹ.
- Hai crômatit hoạt động như thể thống - Hai NST của cặp tương đồng hoạt 0.25
nhất. động độc lập với nhau.

3.5
2.
a. (1,5 đ) Người con trai mắc bệnh có kiểu gen là: ddXmY 0.25
-Kiểu gen dd 1 chiếc do bố truyền 1 chiếc do mẹ truyền
-Bố và mẹ đều bình thường bố và mẹ đều có gen D
-Kiểu gen Xm này gen do bố truyền, gen Xm do mẹ truyền 0.5
-Bố và mẹ đều bình thường bố và mẹ đều có gen XM
Bố có kiểu gen: DdXMY 0.25
a.
Mẹ có kiểu gen: DdXMXm 0.25
Sơ đồ lai o DdXM x ♀ DdXMXm
0.25
m
o ddX Y

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

.(2.0 đ) Người con gái mắc bệnh có kiểu gen: ddXmXm 0.5
-Kiểu gen dd 1 chiếc do bố truyền 1 chiếc do mẹ truyền
-Kiểu gen XmXm này 1 chiếc do bố truyền 1 chiếc do mẹ truyền 0.25
-Mẹ không bị bệnh có kiểu gen là: DdXMXm 0.25
-Bố có thể có kiểu gen là: DdXm (bị bệnh mù màu) 0.25
hoặc có kiểu gen là: ddXm (bị cả hai bệnh) 0.25
b.
Sơ đồ lai: o ?dXm x ♀ DdXMXm
0.5

♀ ddXmX

Dấu ? có thể là: D hoặc d


3 2.0
a. Cơ chế giúp duy trì ổn định vật liệu di truyền qua các thế hệ cơ thể:
+ Ở các loài sinh sản vô tính: Nhờ cơ chế nguyên phân......................................... 0.5
a.
+ Ở các loài sinh sản hữu tính: Kết hợp 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân và
thụ tinh.............................................................................................................. 0.5
b. Hoạt động của nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo sự đa dạng cho sinh giới:
b. - Hoạt động tiếp hợp và trao đổi chéo ở kỳ đầu I...................................................... 0.5
- Hoạt động phân li độc lập ở kỳ sau I...................................................................... 0.5
4 3.5
a. Đặc điểm Thực vật C3 Thực vật C4
I ánh sáng Điểm bão hoà AS bằng 1/3 Không xác định gần bằng I 0.3
AS toàn phần ánh sáng toàn phần.
I quang hợp thấp 40-60mg CO2/dm2/h Cao 65-80 0.3
Điểm bù CO2 Cao 30-70 ppm thấp 5-10 ppm 0.3
Chất nhận CO2 đầu RiDP PEP, RiDP
tiên 0.3
Sản phẩm QH đầu APG ( 3C ) AOA, APG
tiên 0.3
Hô hấp sáng Có, tiêu hao 30-40% sản Không hoặc rất nhỏ
phẩm QH 0.3
Năng suất sinh học Trung bình Cao gấp đôi cây C3 0.3
Đối tượng TV ôn đới, cận nhiệt đới: TV nhiệt đới: Ngô, lúa mì,
lúa, đậu, khoai, sắn… kê, vừng, rau dền, cỏ lồng 0.3
vực…
b. -Nhịp thở nhanh, tăng thông khí, tăng tiếp nhận O2. 0.3
-Tim đập nhanh tăng tốc độ tuần hoàn máu. Tập trung nhiều máu cho các bộ phận

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

quan trọng như tim, não. 0.3


-Do hồng cầu gắn được ít O2 nên thận tiết ra Erythroetin theo máu tới tuỷ xương 0.3
kích thích sản xuất hồng cầu đưa vào máu.
-Tăng thể tích phổi và thể tích tâm thất. 0.2

5. 4,0
a. - Số lần nguyên phân: 2 - 1 =127 (k0)  k = 7 lần nguyên phân.
k
1.0
- Số NST: (27 - 1) x 8 = 1016 NST 0.5
b. Gồm các trường hợp:
- AaBbCcXXYY, AaBbCc 1.0
- AaBbCcXX, AaBbCcYY 0.5
- AaBbCcXXY, AaBbCcY 0.5
- AaBbCcXYY, AaBbCcX 0.5
6. 4,0
4080
Gen = x 2 = 2400 nuclêôtit
3, 4 0.5
Giao tử chứa gen A: 2A + 3G = 3120
a.
2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 480; G=X= 720. 0.75
Giao tử chứa gen a: 2A + 3G = 3240
2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 360; G=X= 840 0.75
Có 2 loại giao tử: Aa và 0.
Giao tử Aa có: A = T = 480 + 360 = 840 nuclêôtit 0.5
b. G = X = 720 + 840 = 1560 nuclêôtit
Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 nuclêôtit 0.5

Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử:


- Aaa có: A = T = 1200 nuclêôtit G = X = 2400 nuclêôtit 0.5
c.
- a0 có: A = T = 360 nuclêôtit G = X = 840 nuclêôtit 0.5

- - - HÕt - - -

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

TRƢỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DHBB
MÔN SINH HỌC - KHỐI 11
ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 10 câu; gồm 02 trang)

Câu 1: (2,0 điểm)


a. Trên cùng một cây, thế nước ở tế bào lá và thế nước ở tế bào rễ khác nhau như thế
nào? Giải thích.
b. Một thửa ruộng sau thời gian dài không canh tác (ruộng bỏ hoang), khi phân tích
thành phần hóa học người ta thấy lượng đạm trong đất có tăng hơn so với thời gian đầu
mới ngừng canh tác. Giải thích tại sao?
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Ở thực vật C4, lục lạp của tế bào bao bó mạch có gì khác so với lục lạp của tế bào
mô giậu? Đặc điểm này phù hợp với chức năng của tế bào bao bó mạch như thế nào?
b. Giải thích tại sao khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo, bọt khí ôxi lại nổi lên
nhiều hơn?
c. Tại sao phycôbilin là sắc tố quang hợp không thể thiếu được của các nhóm tảo (trừ
tảo lục)?
Câu 3: (2,0 điểm)
Một nhóm học sinh đã làm thí nghiệm sau: Đặt 2 cây A và B vào một phòng kính
có chiếu sáng và có thể điều chỉnh hàm lượng O2 trong phòng này từ 0% đến 21% (các
nhân tố khác đều ở giá trị tối ưu). Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thí nghiệm Cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/giờ)
Cây A Cây B
Thí nghiệm 1 18 55
Thí nghiệm 2 29 56
a. Nêu mục đích và giải thích nguyên lí của thí nghiệm trên.
b. Cách bố trí thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
Câu 4: (2,0 điểm)
a. Nêu cơ chế hình thành và sự phát triển tiếp theo của tiểu bào tử và đại bào tử ở
cây hạt kín lưỡng bội.
b. Cắt một cành cây có nhiều lá xanh cắm vào một bình thủy tinh chứa nước sạch.
Để giữ cho lá của cành cây này được xanh lâu, ta cần phải xử lí bằng hoocmôn thực vật
nào? Giải thích.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 5: (2,0 điểm)


a. Khi chiếu ánh sáng có cùng cường độ vào đồng thời 3 cây: A, B, C khác loài, người
ta quan sát thấy hiện tượng sau:
Cây A Cây B Cây C
Hiện tượng Không hấp thụ, không thải CO2. Hấp thụ CO2 Thải CO2
Hãy cho biết, mỗi loại cây A, B, C nêu trên là như thế nào đối với ánh sáng? Giải
thích.
b. Về mùa đông, cây mía, cây thanh long ở nước ta sẽ như thế nào nếu chiếu ánh
sáng FR vào ban đêm? Giải thích.
Câu 6: (2,0 điểm)
a. HCl và enzim pepsin được tạo ra ở dạ dày như thế nào? Vai trò của HCl và
pepsin trong quá trình tiêu hóa thức ăn? Vì sao thành dạ dày không bị phân giải bởi dịch
vị?
b. Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân li HbO2, giải thích tại sao khi lao
động cơ bắp thì cơ vân nhận được nhiều O2 hơn so với lúc cơ thể nghỉ ngơi.
Câu 7: (2,0 điểm)
a. Người ta sử dụng một loại thuốc dẫn đến làm giảm nồng độ Na+ trong máu. Hãy
cho biết:
- Điện thế nghỉ của nơron có thay đổi hay không? Giải thích.
- Khi có kích thích tới ngưỡng điện thế hoạt động thay đổi thế nào? Giải thích.
b. Vì sao những người bị hở van nhĩ thất hoặc hen suyễn mãn tính thường dẫn đến
suy tim?
Câu 8: (2,0 điểm)
a. Khi thể tích máu trong cơ thể người giảm, những cơ chế nội tại nào giúp duy trì
và tăng thể tích máu?
b. Hãy nêu các cơ chế điều hoà giúp cá xương và cá sụn duy trì được áp suất thẩm
thấu của cơ thể khi sống trong môi trường bất lợi về thẩm thấu (môi trường nước ngọt,
nước biển).
Câu 9: (2,0 điểm)
Người ta sử dụng một loại thuốc gây ức chế hoạt động của thùy sau tuyến yên để
tiêm cho một con thỏ thí nghiệm. Các chỉ số sinh lí dưới đây ở con thỏ này sẽ như thế
nào? Giải thích
a. Huyết áp.
b. Áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể.
c. Áp suất lọc của cầu thận.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

d. Nhịp hô hấp.
Câu 10: (2,0 điểm)
a. Vi khuẩn Clostridium botabilum thường sinh trưởng trong môi trường thịt,
chúng tiết ra một loại prôtêin có tên bôtumilum, prôtêin này phong tỏa sự xuất bào ở màng
trước của xináp thần kinh – cơ.
- Chất bôtumilum ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể khi bị nhiễm vi khuẩn này?- Nêu
các biện pháp xử lí khi cơ thể con người bị tác động bởi bôtumilum.
b. Axêtilcôlin là chất trung gian hóa học có ở chùy xinap của nơron đối giao cảm
và nơron vận động. Hãy nêu 2 cách tác động khác nhau của axêtilcôlin lên màng sau
xinap ở hai loại nơron trên và ý nghĩa của nó.
……….. HẾT ……

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

TRƢỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DHBB
MÔN SINH HỌC - KHỐI 11
HƢỚNG DẪN CHẤM Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 10 câu; gồm 02 trang)
Câu Nội dung Điểm
Câu a. Trên cùng một cây, thế nƣớc ở tế bào lá và thế nƣớc ở tế bào rễ khác
1 nhau nhƣ thế nào? Giải thích.
(2,0 - Thế nước ở tế bào lá thấp hơn so với thế nước của tế bào rễ. 0,25
điểm) - Giải thích: Do ở lá xảy ra quá trình thoát hơi nước nên các tế bào lá có nồng độ 0,25
dịch bào lớn hơn tế bào rễ là nơi không có sự thoát hơi nước.
b. Một thửa ruộng sau thời gian dài không canh tác (ruộng bỏ hoang), khi
phân tích thành phần hóa học ngƣời ta thấy lƣợng đạm trong đất có tăng
hơn so với thời gian đầu mới ngừng canh tác. Giải thích tại sao?
* Các cơ chế làm tăng lượng đạm trong đất:
- Qua quá trình cố định nitơ theo con đường điện hóa (do có sự phóng tia lửa điện 0,25
trong không khí khi mưa dông):
N2 + 2O2  NO2-  NO3- 0,25

- Quá trình cố định nitơ khí quyển bởi các nhóm vi sinh vật (nhờ có hệ enzim 0,25
nitrogenaza):
2H 2H 2H 0,25
N=N ---------> HN=NH --------> H2N-NH2 --------> 2NH3.

- Quá trình phân giải các hợp chất chứa nitơ bởi các vi sinh vật đất:
+ Các hợp chất hữu cơ chứa nitơ (xác, chất thải của sinh vật) nhờ hoạt 0,25
động của các vi khuẩn mùn hóa và các vi khuẩn khoáng hóa (VK nitrit hóa và
nitrat hoá) đã biến nitơ ở dạng hữu cơ thành nitơ dạng vô cơ.
+ Sơ đồ tóm tắt: 0,25

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Chất hữu cơ VK mùn VK nitrit VK nitrat


chứa nitơ NH3 NO2- hóa NO3-
hóa hóa

Câu a. Ở thực vật C4, lục lạp của tế bào bao bó mạch có gì khác so với lục lạp của
2 tế bào mô giậu? Đặc điểm này phù hợp với chức năng của tế bào bao bó
(2,0 mạch nhƣ thế nào?
điểm) * Lục lạp của tế bào bao bó mạch khác với lục lạp tế bào mô giậu:
– Hạt grana kém phát triển hoặc tiêu biến hoàn toàn 0,25
– Chỉ có PSI, không có PSII 0,25
* Đặc điểm này phù hợp với tế bào bao bó mạch:
– Hạt grana kém phát triển hoặc tiêu biến hoàn toàn phù hợp với chức năng thực 0,25
hiện pha tối (chu trình Calvin) của tế bào bao bó mạch.
– Không có PSII → không có O2 trong tế bào → tránh được hiện tượng O2 cạnh 0,25
tranh với CO2 để liên kết với enzim Rubisco.
b. Giải thích tại sao khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo, bọt khí
ôxi lại nổi lên nhiều hơn?
- Khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo đã kích thích pha tối của quang 0,5
hợp hoạt động tốt hơn. Pha tối hoạt động tốt sẽ cần nhiều sản phẩm của pha sáng
(ATP và NADPH), do đó pha sáng phải hoạt động tốt hơn, phân li H2O xảy ra
mạnh hơn, ôxi thải ra nhiều hơn.
c. Tại sao phycôbilin là sắc tố quang hợp không thể thiếu đƣợc của các nhóm
tảo (trừ tảo lục)?
- Phycôbilin có cấu trúc mạch thẳng, tan được trong nước, gồm 2 dạng là 0,25
phycôerythrin và phycôcyanin.
- Phycôbilin có cực đại hấp thụ ánh sáng ở vùng tia lục, là loại tia mà các thực vật 0,25

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

và tảo lục không hấp thụ được, năng lượng mà chúng hấp thụ được truyền cho
chlorophyll

Câu Một nhóm học sinh đã làm thí nghiệm sau: Đặt 2 cây A và B vào một phòng
3 kính có chiếu sáng và có thể điều chỉnh hàm lƣợng O2 trong phòng này từ
(2,0 0% đến 21% (các nhân tố khác đều ở giá trị tối ƣu). Kết quả thí nghiệm
điểm) đƣợc ghi ở bảng sau:
Thí nghiệm Cƣờng độ quang hợp (mg CO2/dm2/giờ)
Cây A Cây B
Thí nghiệm 1 18 55
Thí nghiệm 2 29 56
a. Nêu mục đích và giải thích nguyên lí của thí nghiệm trên.
b. Cách bố trí thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
a. - Mục đích của thí nghiệm: Xác định cây C3 và cây C4. 0,25
- Nguyên lý của thí nghiệm: Vì cây C3 phân biệt với cây C4 ở một đặc điểm sinh 0,5
lý rất quan trọng là: Cây C3 có hô hấp ánh sáng, trong khi đó cây C4 không có quá
trình này. Hô hấp ánh sáng lại phụ thuộc chặt chẽ vào nồng độ O2 trong không
khí. Nồng độ O2 giảm thì hô hấp ánh sáng giảm rõ rệt và dẫn đến việc tăng cường
độ quang hợp.
b. - Cách bố trí 2 thí nghiệm:
+TN 1: Đo cường độ quang hợp của cây A và cây B ở điều kiện nồng độ ô xi 0,25
bằng 21%.
+TN 2 Đo cường độ quang hợp của cây A và cây B ở nồng độ ôxi bằng 0%. 0,25
- Kết quả thí nghiệm cho thấy: Cây A ở 2 TN có cường độ quang hợp khác nhau 0,5
nhiều là do ở thí nghiệm 2 nồng độ ôxi 0% đã làm giảm hô hấp sáng đến mức tối
đa và do đó cường độ quang hợp tăng lên. Trong khi đó cây B ở 2 lần TN cường
độ quang hợp hầu như không đổi, có nghĩa là ở cây B không có quá trình hô hấp
ánh sáng, như vậy nồng độ ôxi thay đổi không ảnh hưởng đến cường độ quang

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

hợp.
- Kết luận: Cây A là cây C3, cây B là cây C4 0,25

Câu a. Nêu cơ chế hình thành và sự phát triển tiếp theo của tiểu bào tử và đại bào
4 tử ở cây hạt kín lƣỡng bội.
(2,0 - Tiểu bào tử đơn bội (n) là kết quả của quá trình giảm phân của TB mẹ hạt phấn 0,25
điểm) 2n.
- Mỗi tiểu bào tử đơn bội thực hiện nguyên phân một lần tạo hai nhân đơn bội, 0,25
hai nhân này được bao chung bởi một màng, kết quả tạo thành thể giao tử đơn bội
gồm một nhân sinh sản, một nhân sinh dưỡng.
- Đại bào tử đơn bội (n) là kết quả của quá trình giảm phân của TB sinh noãn 2n. 0,25
- Trong 4 đại bào tử đơn bội được hình thành, chỉ có một đại bào tử thực hiện 0,25
nguyên phân 3 lần liên tiếp tạo thành 8 nhân đơn bội (n), 8 nhân này hình thành
nên túi phôi (3 đại bào tử còn lại thui chột).
b. Cắt một cành cây có nhiều lá xanh cắm vào một bình thủy tinh chứa nƣớc
sạch. Để giữ cho lá của cành cây này đƣợc xanh lâu, ta cần phải xử lí bằng
hoocmôn thực vật nào? Giải thích.
- Để giúp cho lá xanh lâu, cần xử lí cành này bằng hoocmôn xitôkinin. 0,5
- Giải thích: xitôkinin là hoocmôn ngăn chặn sự hóa già bằng cơ chế ngăn chặn 0,5
sự phân hủy các chất prôtêin, diệp lục và axit nucleic.
Câu a. Khi chiếu ánh sáng có cùng cƣờng độ vào đồng thời 3 cây: A, B, C khác loài,
5 ngƣời ta quan sát thấy hiện tƣợng sau:
(2,0 Cây A Cây B Cây C
điểm) Hiện tƣợng Không hấp thụ, không thải Hấp thụ CO2 Thải CO2
CO2.
Hãy cho biết, mỗi loại cây A, B, C nêu trên là nhƣ thế nào đối với ánh sáng?
Giải thích.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Cây A là cây trung tính với ánh sáng: 0,25


- Giải thích: Lượng CO2 thải ra do hô hấp bằng lượng CO2 thu vào do quang hợp 0,25
do cường độ chiếu sáng bằng với cường độ ánh sáng tại điểm bù.
- Cây B là cây ưa bóng. 0,25
- Giải thích: Cường độ chiếu sáng lớn hơn cường độ điểm bù ánh sáng do vậy 0,25
cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp nên cây này có cường độ độ điểm
bù (Io) thấp  cây ưa bóng.
- Cây C là cây ưa sáng. 0,25
- Giải thích: Cường độ chiếu sáng nhỏ hơn cường độ điểm bù - cường độ hô hấp 0,25
lớn hơn cường độ quang hợp
b. Về mùa đông, cây mía, cây thanh long ở nƣớc ta sẽ nhƣ thế nào nếu chiếu
ánh sáng FR vào ban đêm? Giải thích.
- Cây mía sẽ ra hoa vì mía là cây ngày ngắn, khi chiếu ánh sáng Fr sẽ kích thích 0,25
sự ra hoa của cây ngày ngắn, ức chế ra hoa cây ngày dài.
- Thanh long sẽ không ra hoa vì thanh long là cây ngày dài, khi chiếu ánh sáng Fr 0,25
sẽ ức chế ra hoa của cây ngày dài.
Câu a. HCl và enzim pepsin đƣợc tạo ra ở dạ dày nhƣ thế nào? Vai trò của HCl
6 và pepsin trong quá trình tiêu hóa thức ăn? Vì sao thành dạ dày không bị
(2,0 phân giải bởi dịch vị?
điểm) - HCl: Tế bào đỉnh (TB viền) bơm ion H vào xoang dạ dày với nồng độ rất cao. 0,25
Những ion này kết hợp với ion clo vừa khuếch tán vào xoang qua các kênh đặc
hiệu trên màng để tạo thành HCl.
- Các TB chính tiết ra pepsinogen. HCl chuyển pepsinogen thành pepsin bằng 0,25
cách xén bớt một phần nhỏ của phân tử pepsinogen làm lộ ra trung tâm hoạt động
của enzim. (Đây có thể là một cơ chế điều hòa ngược dương tính)
Như vậy: cả HCl và pepsin đều được tạo ra ở trong xoang dạ dày.
- Vai trò của HCl: 0,5
+ Phá vỡ chất nền ngoại bào dùng để liên kết các tế bào với nhau trong thịt và

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

trong rau.
+ Tạo môi trường axit làm prôtêin bị biến tính duỗi thẳng ra và dễ bị enzim phân
cắt.
+ HCl chuyển pepsinogen thành pepsin.
Sau khi HCl biến một phần pepsinogen thành pepsin, tới lượt mình pepsin mới
đựoc tạo ra có tác dụng giống như HCl biến pepsinogen còn lại thành pepsin.
- Vai trò của enzim pepsin: 0,5
+ Pepsin là một loại endopeptidaza có tác động cắt liên kết peptit ở chuỗi
pôlipeptit trong thức ăn tạo ra các chuỗi pôlipeptit ngắn (4 – 12 aa)
+ Hoạt động phối hợp của HCl và pepsin còn có tác dụng diệt khuẩn trong thức
ăn và tạo hỗn hợp bán lỏng (nhũ chấp)
+ Thành phần dịch vị vẫn bất hoạt cho đến khi chúng được giải phóng vào xoang
dạ dày.
+ Các TB lót dạ dày không bị tổn thương do lớp chất nhày (một hỗn hợp
glycoprotêin quánh, trơn gồm nhiều tế bào, muối và nước) rất dày bảo vệ (do các
tế bào cổ tuyến tiết ra).
+ Sự phân chia tế bào liên tục bổ sung vào lớp biểu mô mới cứ 3 ngày một lần,
thay thế tế bào bị bong do tác động của dịch vị.
b. Dựa vào các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phân li HbO2, giải thích tại sao khi
lao động cơ bắp thì cơ vân nhận đƣợc nhiều O2 hơn so với lúc cơ thể nghỉ
ngơi.
- Phân áp O2 ở cơ vân giảm làm tăng quá trình phân li của HbO2 → Hb + O2 0,5
- CO2 được giải phóng → pH giảm → tăng quá trình phân li.
- Do hiệu ứng Bohr: CO2 từ TB chuyển vào hồng cầu càng nhiều thì H+ tăng →
pH giảm → phân li HbO2 tăng → tăng cung cấp O2 cho TB → hiệu ứng Bohr.
Ngược lại khi máu từ cơ quan trở về tim và hồng cầu khi tới phổi (phế nang), ....
Câu a. Ngƣời ta sử dụng một loại thuốc dẫn đến làm giảm nồng độ Na+ trong
7 máu. Hãy cho biết:

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

(2,0 - Điện thế nghỉ của nơron có thay đổi hay không? Giải thích.
điểm) - Khi có kích thích tới ngƣỡng điện thế hoạt động thay đổi thế nào? Giải
thích.
a. Ngƣời ta sử dụng một loại thuốc dẫn đến làm giảm nồng độ Na+
trong máu. Hãy cho biết:
- Điện thế nghỉ của nơron có thay đổi không? Giải thích.
- Khi có kích thích tới ngƣỡng điện thế hoạt động thay đổi thế nào?
Giải thích.
0,25
- Điện thế nghỉ của nơron không thay đổi.
0,25
- Giải thích: Điện thế nghỉ phụ thuộc vào sự chênh lệch điện tích dương (+)
ở mặt ngoài màng và điện tích âm (-) ở mặt trong màng do K+ đi ra ngoài
chứ không phụ thuộc nồng độ Na+ ở bên ngoài.
- Khi có kích thích tới ngưỡng điện thế hoạt động giảm đi so với bình 0,25
thường.
- Giải thích: Nồng độ Na+ trong máu giảm dẫn đến nồng độ Na+ở dịch
ngoại bào giảm vì vậy khi cổng Na mở, lượng Na+ đi từ ngoài vào giảm đi 0,25
so với bình thường.
b. Vì sao những ngƣời bị hở van nhĩ thất hoặc hen suyễn mãn tính thƣờng
dẫn đến suy tim?
- Ở những người bị hở van tim: Mỗi lần tâm thất co, van tim khép không chặt → 0,5
máu một phần trở ngược lại tâm nhĩ → lượng máu vào ĐM chủ giảm → không
đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng, O2 cho cơ thể → tim phải gắng co bóp
mạnh và tăng nhịp → suy tim.
- Hen suyễn gây khó thở → co hẹp các tiểu phế quản → thông khí khó khăn → 0,5
tăng nhịp tim, thể tích co tim → tim làm việc quá tải → suy tim.
Câu a. Khi thể tích máu trong cơ thể ngƣời giảm, những cơ chế nội tại nào giúp
8 duy trì và tăng thể tích máu?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

(2,0 - Khi thể tích máu trong cơ thể giảm, các hoocmon aldosteron và ADH được tiết 0,25
điểm) ra làm tăng thể tích máu.
- Thể tích máu giảm làm bộ máy cận quản cầu tăng tiết renin, từ đó hình thành 0,25
angiotensin II. Angiotensin II làm co mạch, giảm lọc máu ở cầu thận đồng thời
làm tăng tiết aldosteron.
- Aldosteron làm tăng tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa, kéo theo nước vào máu, làm 0,25
tăng thể tích máu và làm giảm lượng nước tiểu.
- Thể tích máu giảm làm tuyến yên tăng tiết ADH. Hoocmon này làm tăng tái hấp 0,25
thu nước ở ống lượn xa và ống góp, góp phần duy trì và tăng thể tích máu. Ngoài
ra dịch ngoại bào đi vào máu giúp làm tăng thể tích máu.
b. Hãy nêu các cơ chế điều hoà giúp cá xƣơng và cá sụn duy trì đƣợc áp suất
thẩm thấu của cơ thể khi sống trong môi trƣờng bất lợi về thẩm thấu (môi
trƣờng nƣớc ngọt, nƣớc biển).
- Cá xương nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với nước ngọt nên nước đi vào 0,25
cơ thể qua mang và một phần qua bề mặt cơ thể. Cá xương duy trì áp suất thẩm
thấu bằng cách thảỉ nhiều nước tiểu qua thận và hấp thu tích cực muối qua mang.
- Cá xương ở biển có dịch cơ thể nhược trương so với nước biển nên nước đi ra 0,5
khỏi cơ thể qua mang và một phần bề mặt cơ thể. Cá xương duy trì áp suất thẩm
thấu bằng cách uống nước biển để bù lại lượng nước đã mất đồng thời vận
chuyển tích cực lượng muối thừa qua mang ra bên ngoài.
- Cá sụn tái hấp thu urê qua thận và duy trì nồng độ urê trong dịch cơ thể cao giúp 0,25
tăng áp suất thẩm thấu, chống mất nước.
Câu Ngƣời ta sử dụng một loại thuốc gây ức chế hoạt động của thùy sau tuyến
9 yên để tiêm cho một con thỏ thí nghiệm. Các chỉ số sinh lí dƣới đây ở con thỏ
(2,0 này sẽ nhƣ thế nào? Giải thích
điểm) a. Huyết áp.
b. Áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể.
c. Áp suất lọc của cầu thận.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

d. Nhịp hô hấp.
a. - Huyết áp giảm. 0,25
- Giải thích: Thùy sau tuyến yên bị ức chế  giảm giải phóng ADH vào máu  0,25
giảm tái hấp thu nước ở ống thận, kết quả giảm thể tích máu  huyết áp giảm.
b. - Áp suất thẩm thấu tăng. 0,25

- Giải thích: Do cơ thể mất nhiều nước  nồng độ các chất tan trong dịch cơ thể 0,25

tăng  áp suất thẩm thấu tăng.


c. - Áp suất lọc của cầu thận giảm. 0,25

- Giải thích: 0,25

+ Huyết áp giảm  áp suất lọc của cầu thận giảm (hoặc).


+ Huyết áp giảm  gây phản xạ co tiểu động mạch đến thận  giảm áp suất máu
(hoặc).
0,25
d. - Nhịp hô hấp tăng.
0,25
- Giải thích: Huyết áp giảm  lượng máu từ tim lên phổi giảm  lượng CO2 bài
tiết ở phổi giảm, đồng thời lượng O2 vào máu giảm  nồng độ H+ trong máu
tăng  kích thích trung khu hô hấp làm tăng nhịp hô hấp.
Câu a. Vi khuẩn Clostridium botabilum thƣờng sinh trƣởng trong môi trƣờng thịt,
10 chúng tiết ra một loại prôtêin có tên bôtumilum, prôtêin này phong tỏa sự xuất
(2,0 bào ở màng trƣớc của xináp thần kinh – cơ.
điểm) - Chất bôtumilum ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cơ thể khi bị nhiễm vi
khuẩn này?
- Nêu các biện pháp xử lí khi cơ thể con ngƣời bị tác động bởi bôtumilum.
- Protein botumilum có thể gây tử vong cho người bị nhiễm VK này. 0,25
- Giải thích: Botimilum ngăn cản sự giải phóng axetylcolin từ chùy xinap vào khe 0,25
xinap do đó xung thần kinh khong truyền đến cơ, kết quả cơ không co (liệt cơ).
Do các cơ hô hấp và cơ tim bị liệt gây tử vong.
- Để sơ cứu những người bị ngộ độc botumilum của VK này, ta tiến hành:

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

+ Tiêm axetylcolin cho người bệnh, khi đó axetylcolin tác động lên màng sau 0,25
xinap thần kinh cơ, gây co cơ
+ Sử dụng một loại thuốc gây mở kênh Na+ của màng sau xinap , gây co cơ 0,25
b. Axêtilcôlin là chất trung gian hóa học có ở chùy xinap của nơron đối
giao cảm và nơ ron vận động. Hãy nêu 2 cách tác động khác nhau của
axetilcolin lên màng sau xinap ở hai loại nơ ron trên và ý nghĩa của nó.
- Với xinap đối giao cảm ở tim
0,25
+ Axêtilcôlin sau khi gắn vào thụ thể ở màng sau đã làm mở kênh K+, làm
cho K+ đi ra do đó ngăn cản điện thế hoạt động xuất hiện.
0,25
+ Ý nghĩa: làm tim giảm nhịp có và giảm lực co.
- Với xinap của cung phản xạ vận động:
+ Axêtilcôlin sau khi gắn vào thụ thể ở màng sau đã làm mở kênh Na+, làm
0,25
+
cho Na đi từ ngoài vào trong gây nên khử cực và đảo cực do đó làm xuất
hiện điện thế hoạt động.
+ Điện thế hoạt động xuất hiện ở màng sau xinap làm cho cơ vân co, gây 0,25
nên các cử động theo ý muốn.

--------------- HẾT ---------------

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI OLYMPIC SINH HỌC LỚP 11


TRƢỜNG THPT ĐA PHÚC
(Thời gian làm bài 90 phút)
Năm học 2012-2013
(Đề thi gồm 02 trang)

Câu 1: (2 điểm)
Cho một số hạt đậu nảy mầm trong mùn cưa ẩm trên một cái rây nằm ngang. Rễ
mọc xuống, thò ra ngoài rây, nhưng sau một thời gian thì cong lại và chui vào
trong rây. Em hãy giải thích hiện tượng nói trên.
Nếu đặt rây nằm nghiêng 450 thì em dự đoán rễ cây sẽ phản ứng như thế nào?
Câu 2: (3 điểm)
1. Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật và
động vật ăn thịt. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
2. Tại sao nói tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất?
3. Tại sao những người huyết áp cao dễ bị xuất huyết não và có thể dẫn tới bại
liệt hoặc tử vong?
Câu 3: (3 điểm)
1. So sánh pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp ở thực vật C3?
2. Hãy cho biết đặc điểm 2 con đường thoát hơi nước qua lá. Giải thích câu nói
của nhà Sinh lý học người Nga ― Thoát hơi nước là tai hoạ tất yếu của cây‖
3. Giải thích vì sao khi chạm nhẹ (kích thích) vào lá cây trinh nữ thì lá của chúng
cụp lại và 1 lúc sau nếu không bị kích thích chúng lại mở ra?
Câu 4: (3 điểm)
1. Trình bày mối liên quan và sự khác nhau cơ bản giữa giữa quang hợp và hô
hấp.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

2. Hệ số hô hấp( RQ) là gì? Hãy tính hệ số hô hấp khi nguyên liệu hô hấp là
Glucozơ(C6H12O6), axit Ôxalic (C2H2O4), Glixêri(C3H8O3).
3. Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các phương
pháp bảo quản nông sản: bảo quản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ
CO2 cao.

Câu 5: (3 điểm)
1. Tập tính của động vật là gì? Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được,
cho ví dụ?
2. Sắp xếp các tập tính cho dưới đây và 2 nhóm tập tính bẩm sinh và tập tính học
được sao cho phù hợp?
a. Người tránh dây điện đường bị đứt khi gió bão.
b. Sáo nói tiếng người.
c. Chim én di cư theo mùa.
d. Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau để giành bạn tình.
g. Nhện giăng tơ để bắt mồi.
h. Thú non mới được sinh ra có thể tìm vú mẹ để bú.
i. Khỉ đi xe đạp.
k. Chó dò mìn.
3. Ở loài cá bảy màu(cá cờ) người ta thường thấy rằng: con cá đực không phải
giao phối ngẫu nhiên với bất kì con cá cái nào, mà thường thích chọn những con
cá cái to và bỏ qua những con cá cái khác. Hãy cho biết ý nghĩa tập tính lựa chọn
này của các con cá đực.
Câu 6: (3 điểm)
1. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín về cấu tạo và hoạt động.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

2. Dựa vào hiểu biết về cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần
hoàn kép ở cá chép, ếch, rắn hổ mang và chim bồ câu, hãy cho biết:
a. Loài động vật nào ở trên có sự pha trộn giữa máu giàu O2 (máu đỏ tươi) và
máu giàu CO2 ( máu đỏ xẫm) là nhiều nhất? Giải thích.
b. Những loài động vật nào ở trên không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu
giàu CO2? Giải thích.
Câu 7: (3 điểm)
1. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?
2. Tại sao nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết?
3. Vì sao cây mọc tốt trên đất có nhiều mùn?
4. Tại sao nói quang hợp vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất?

……………Hết…………….

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

ĐÁP ÁN

Thang
Câu hỏi Nội dung cần đạt
điểm
Câu 1 - Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc . 0,5
(2,5 điểm) - Thống nhất tinh thần dân tộc, cổ vũ truyền thống yêu nước điểm
và đề xướng các cải cách xã hội, kinh tế buộc thực dân Anh 1,0
phải có một số nhượng bộ. điểm
- Là ngọn cờ đoàn kết các tầng lớp nhân dân yêu nước Ấn
Độ trong các cuộc đấu tranh chống thực dân Anh giành lại 1,0
độc lập dân tộc. điểm
Câu 2 - Xuất phát từ mâu thuẫn về vấn đề thị trường, thuộc địagiữa
(6,5 điểm) các nước tư bản đế quốc chưa được giải quyết thỏa đáng 1,5
trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918). điểm
- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tư bản
trong những năm 1929 – 1933 đã làm xuất hiện Chủ nghĩa 1,0
phát xít với âm mưu gây chiến tranh xâm lược để phân chia điểm
lại thị trường, thuộc địa nên đẩy mạnh chạy đua vũ trang
chuẩn bị chiến tranh.
- Có sự nhượng bộ, dung dưỡng của các nước tư bản đế quốc 1,5
như Anh, Pháp và thái độ trung lập của Mĩ đối với CNPX điểm
nên đã tạo cơ hội cho CNPX gây chiến tranh. CNPX là ―kẻ
châm ngòi‖ cuộc chiến tranh này. 1,0
- Cuộc chiến đã lôi cuốn hầu hết các quốc gia trên thế giới điểm
tham dự nhưng chiến trường chính là ở châu Âu, ác liệt nhất
là tại mặt trận Xô- Đức.
- Cuộc chiến kết thúc đã gây ra và để lại những hậu quả hết 1,5
sức nặng nề đối với nhân loại. Song cũng làm cho cục diện điểm
chính trị thế giới có sự thay đổi và cân bằng với sự ra đời của
hệ thống các nước XHCN ở Đông và Nam Âu.
Câu 3 - Là một quốc gia độc lập có chủ quyền và đạt được một số 0,5
( 4,5 tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. điểm
điểm) - Chế độ phong kiến triều Nguyễn đã trở nên lạc hậu, bộc lộ 1
những dấu hiệu của sự khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. điểm
- Tình hình kinh tế ngày càng sa sút, xã hội bất ổn, đời sống 1
nhân dân này càng khổ cực => nhiều cuộc đấu tranh, khởi điểm
nghĩa chống triều đình phong kiến nổ ra. 0,5
- Triều đình nhà Nguyễn thực hiện đường lối đối ngoại sai điểm

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

lầm => tạo điều kiện cho kẻ thù bên ngoài lợi dụng. 1,5
=> Thế nước bị suy yếu, khả năng phòng thủ đất nước giảm điểm
sút, trong lúc đó kẻ thù bên ngoài lăm le, nhòm ngó và đang
chuẩn bị ráo riết âm mưu xâm lược.
Câu 4 * Thái độ và tinh thần chống Pháp của triều đình nhà
(6,5 điểm) Nguyễn:
- Có ý thức chống Pháp ngay từ đầu nhưng luôn gắn với
việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp nên bị động, ảo 1,0
tưởng, nhu nhược, máy móc, thiếu sáng tạo, thiếu điểm
quyết tâm.
- Triều đình luôn tính toán thiệt hơn, khiếp sợ thực dân
và đã chọn con đường cắt đất cầu hòa nên xa rời cuộc
kháng chiến của cả dân tộc để dẫn đến kết cục thất bại
của cuộc kháng chiến. 1,0
* Thái độ và tinh thần chống Pháp của nhân dân: điểm
- Kiên quyết chống Pháp ngay từ đầu, lực lượng tham gia
đông đảo, cách đánh đa dạng, phong phú.
- Tinh thần chiến đấu của nhân dân cao hơn quân đội
triều đình, chủ động, sáng tạo, đoàn kết chống xâm lược. 1,0
* Nhận xét, đánh giá về nhà Nguyễn qua việc lần lượt kí điểm
các bản Hiệp ước 1862, Hiệp ước 1883, Hiệp ước 1884
với thực dân Pháp. 1,0
(Học sinh phát biểu suy nghĩ cá nhân nhưng cần đảm bảo điểm
yêu cầu sau) :
- Triều đình Huế luôn lựa chọn con đường dàn xếp để
cứu vãn quyền lợi của giai cấp. 2,5
- Triều Nguyễn dần đánh mất quyền dân tộc và sự toàn điểm
vẹn lãnh thổ.
- Từng bước đầu hàng thực dân Pháp, biến sự mất nước
không tất yếu trở thành tất yếu.

*******************HẾT*******************

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI TRƢỜNG


TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN NĂM HỌC 2012 – 2013
-------------------------- -----------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC 11
( Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu I (4đ). Giải thích các hiện tượng sau:
1. Sau cơn mưa có nhiều sấm sét thì cây xanh tươi tốt hơn, mọc lá non nhiều
hơn.
2. Sau những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất
hiện trên đầu tận cùng của lá cây một lá mầm (Hiện tượng ứ giọt).
3. Mang cá không thích hợp với sự trao đổi khí trên cạn nên khi lên cạn cá
không hô hấp được.
4. Trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều nhất định
từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng qua trung ương thần kinh.
Câu II (2đ). Trình bày các đặc điểm bề mặt trao đổi khí ở động vật.
Câu III (3đ). Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? Giải thích tại sao hệ
tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ, còn hệ tuần hoàn kín
thích hợp với động vật có kích thước lớn?
Câu IV (2đ). Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền tin qua xinap, hãy giải
thích tác dụng của các loại thuốc
1. Thuốc giảm đau atropine
2. Thuốc an thần aminazin
Câu V (2đ).
1. Cho sơ đồ chuyển hóa nitơ sau:

3
NO3-
NO3-
1
N2 không khí

2 NH4+ NH4+
3
Rễ cây

Các số 1, 2, 3 tương ứng với quá trình nào?


2. Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?
Câu VI (3đ): Hãy cho biết hoạt động nào ưu thế hơn? Giải thích?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

1. Tiêu hóa ở ống tiêu hóa và tiêu hóa ở túi tiêu hóa
2. Cảm ứng ở hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Câu VII.(2đ) Ba hợp tử của cùng một loài. Lúc chưa nhân đôi, số lượng NST đơn
trong mỗi tế bào là 24, đã thực hiện quá trình nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế
bào con. Số tế bào con do hợp tử thứ nhất tạo ra bằng 25% số tế bào con do hợp tử
thứ hai sinh ra. Tổng số tế bào bắt nguồn từ hợp tử thứ ba chứa tất cả 384 NST
đơn. Trong quá trình nguyên phân, cả 3 hợp tử trên đã tạo ra số tế bào con với tổng
số NST đơn là 624.
1. Xác định số tế bào con do mỗi hợp tử sinh ra
2. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử
Câu VIII. (2đ) Hai cặp gen dị hợp nằm trên hai cặp NST tương đồng, mỗi cặp
gồm hai gen dài bằng nhau. Cặp gen thứ nhất có 1650A và 1350G. Cặp gen thứ hai
có 675A và 825G.
Ở cặp gen dị hợp thứ nhất: Số lượng G của gen trội bằng 50% số X của gen
lặn.
Ở cặp gen dị hợp thứ hai: Gen lặn có số lượng từng loại nucleotit bằng nhau.
1. Chiều dài và số lượng từng loại nucleotit của mỗi gen?
2. Khi tế bào ở kì giữa của giảm phân I, thì số lượng từng loại nucleotit của
các gen đó trong tế bào bằng bao nhiêu?
3. Khi tế bào kết thúc giảm phân I, thì số lượng các loại nucleotit trong mỗi
tế bào con bằng bao nhiêu?
4. Khi tế bào hoàn thành giảm phân thì số lượng từng loại nucleotit trong
mỗi loại giao tử bình thường là bao nhiêu?

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI TRƢỜNG


TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN NĂM HỌC 2012 – 2013
-------------------------- -----------------------------
Đ P N CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC 11
( Thời gian làm bài: 150 phút)

Câu Đáp án Điểm


Câu I 1. Sau cơn mưa có nhiều sấm sét thì cây xanh tươi tốt hơn, mọc lá non 1đ
nhiều hơn vì:
- Trong các cơn mưa có sấm sét, một lương nhỏ nitơ của không khí bị
ôxi hóa dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cao thành nitrat theo phản
ứng:
N2 + O2 → 2NO + O2 → 2NO2 + H2O → HNO3 → H+ + NO3-
- Cây dược cung cấp nguồn nitơ, mặc dù ít, cùng với nước nên thực
hiện quá trình quang hợp, trao đổi nước tốt hơn nên cây xanh tốt hơn
2. - Ban đêm cây hút nhiều nước, nước được chuyển theo mạch gỗ lên 1đ
lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ướt, không khí bão hòa
hơi nước, nên không thể hình thành hơi nước thoát vào không khí như
ban ngày nên nước ứ lại ở tận các đầu cuối của lá. hơn nữa, các phân
tử nước có lực liên kết tạo sức căng bề mặt, hình thành nên giọt nước
treo đầu tận cùng của lá.
3. Khi cá lên cạn do mất lực đẩy của nước nên các phiến mang và các 1đ
cung mang xẹp và dính chạt nhau thành một khối nên diện tích bề mặt
trao đổi khí nhỏ. Lên cạn mang cá bị khô, diện tích bề mặt trao đổi khí
nhỏ và bị khô nên cá không hô hấp được
4. Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều 1đ
từ cơ quan thụ cảm → nơron cảm giác → trung ương thần kinh →
nơron trung gian chuyển sang nơron vận động → cơ quan đáp ứng
Vì: Khi qua xinap, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều nhất định
nhờ chất trung gian hóa học được giải phóng từ chùy xinap của nơron
trước sẽ được thụ thể màng sau của xinap của nơron tiếp theo tiếp
nhận và xung thần kinh tiếp tục truyền đi.
Câu - Bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và 2đ
II thể tích cơ thể lớn).
- Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch
tán qua.
- Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
- Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2
để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu Hệ tuàn hoàn hở Hệ tuần hoàn kín 2đ


III - Có ở đa số động vật thân mềm - Có ở mực ống, bạch tuộc, giun
và chân khớp. đốt, chân đầu và ộng vật có
xương sống.
- Hệ mạch không có mao mạch, - Hệ mạch có mao mạch, máu
máu tiếp xúc trực tiếp với tế bào. tiếp xúc gián tiếp với các tế bào
qua thành mao mạch.
- Máu chảy trong động mạch - Máu chảy trong động mạch
dưới áp lực thấp, tốc độ máu dưới áp lực cao/ trung bình, tốc
chảy chậm. Khả năng điều hòa độ máu chảy nhanh. Khả năng
và phân phối máu đến các cơ điều hòa và phân phối máu đến
quan chậm. các cơ quan nhanh.
- Máu có chứa sắc tố hô hấp (ví
- Máu có sắc tố hô hấp (ví dụ: dụ: Hemoglobin)
Hemoxianin)
- Hệ tuần hoàn hở có máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên 1đ
máu không thể đi xa đến các cơ quan và bộ phận ở xa tim. Vì vậy, kích
thước cơ thể phải nhỏ.
- Hệ tuần hoàn kín có máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao/
trung bình nên máu có thể phân phối nhanh và đi xa đến các cơ quan
và bộ phận ở xa tim, Vì vậy, thích hợp với kích thước cơ thể lớn.
Câu 1. Thuốc Atropine: 1đ
IV - Dùng thuốc atropin phong bế màng sau xinap sẽ làm mất khả
năng nhận cảm của màng sau xinap đối với chất axetincolin.
- Do đó, làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt nên có tác
dụng giảm đau.
2. Thuốc Aminazin 1đ
- Dùng aminazin có tác ụng tương tự như enzim aminoxidaza là làm
phân giải adrenalin
- Vì thế làm giảm lượng thông tin về não dẫn đến an thần.
Câu 1. (1): Quá trình phóng điện trong cơn giông 1,5đ
V (2): Quá trình cố dịnh nitơ của các nhóm vi sinh vật sống tự do
hoặc cộng sinh.
(3): Quá trình hấp thụ nitơ của rễ cây
2. Những lá cây màu đỏ vẫn xẩy ra quang hợp vì: 0,5 đ
- Lá cây màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố diệp lục nhưng bị che khuất
bởi màu đỏ của nhóm sắc tố carotenoit và antoxianin.
- Cường độ quang hợp của những cây lá màu đỏ không cao.
Câu 1. Tiêu hóa ở ống tiêu hóa có ưu thế hơn so với túi tiêu hóa vì: 1,5đ
VI - Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
- Thức ăn không bị trộn lẫn với chất thải

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Thức ăn đi theo một chiều nên ống tiêu hóa được phân hóa thành các
bộ phận khác nhau tạo nên sự chuyên hóa về chức năng.
- Có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch ưu thế hơn ở 1,5đ
dạng lưới vì:
- Cấu trúc hệ thần kinh chuỗi hạch có số lượng tế bào thần kinh nhiều
hơn so với dạng lưới. Các tế bào thần kinh tập trung lại nên khả năng
phối hợp tăng lên.
- Phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng hơn phản ứng toàn thân ở hệ
thần kinh dạng lưới.
Câu 1. Số tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử 1đ
VII Tổng số tế bào tạo ra từ cả 3 hợp tử là: 624 : 24 = 26 (tế bào)
Số tế bào tạo ra từ hợp tử III là: 384 : 24 = 16 (tế bào)
→ Số tế bào tạo ra từ hợp tử I và II là: 26 - 16 = 10 (tế bào)
Gọi a là số tế bào tạo ra từ hợp tử I. Theo giả thuyết, số tế bào tạo ra từ
hợp tử II là 4a.
Ta có: a + 4a = 10 → a = 2
Vậy hợp tử I tạo ra 2 tế bào con, hợp tử II tạo ra 8 tế bào con.
2. Số lần gián phân của mỗi hợp tử 1đ
Gọi x1, x2, x3 lần lượt là số lần nguyên phân của các hợp tử I, II, III, ta
có:
2x1 = 2 → x1 = 1 (lần)
2x2 = 8 → x2 = 3 (lần)
2x3 = 16 → x3 = 4 (lần)

Câu 1. Chiều dài và số lượng nucleotit từng loại của mỗi gen 0,5đ
VIII Quy ước: Cặp gen dị hợp thứ nhất là Aa; Cặp gen dị hợp thứ 2 là Bb
Lgen A = Lgen a = 5100A0
Lgen B = Lgen b = 2550A0
- Gen A: A = T = 1050; G = X = 450
- Gen a: A = T = 600; G = X = 900
- Gen B: A = T = 300; G = X = 450
- Gen b: A = T = G = X = 375
2. Tế bào: AAaaBBbb 0,5đ
A = T = (1050 x2) + (600 x 2) + (300 x 2) + (375 x 2) = 4650
G = X = (450 x 2) + ( 900 x 2) + 450 x 2) + (375 x 2) = 4350
3. * Trường hợp 1: 0,5đ
+ Tế bào AABB:
A = T = (1050 x 2) + (300 x 2) = 2700
G = X = (450 x 2) + (450 x 2) = 1800
+ Tế bào aabb:

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

A = T = (600 x 2) + (375 x 2) = 1950


G = X = (900 x 2) + (375 x 2) = 2550
* Trường hợp 2:
+ Tế bào AAbb:
A = T = (1050 x 2) + (375 x 2) = 2850
G = X = (450 x 2) + (375 x 2) = 1650
+ Tế bào aaBB:
A = T = (600 x 2) + (300 x 2) = 1800
G = X = (900 x 2) + (450 x 2) = 2700
4. * Trường hợp 1: 0,5đ
- Giao tử AB:
A = T = 1050 + 300 = 1350
G = X = 450 + 450 = 900
- Giao tử ab:
A = T = 600 + 375 = 975
G = X = 9000 + 375 = 1275
* Trường hợp 2:
- Giao tử Ab:
A = T = 1050 + 375 = 1425
G = X = 450 + 375 = 845
- Giao tử aB:
A = T = 600 + 300 = 900
G = X = 900 + 450 = 1350

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI


TRƢỜNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN NĂM HỌC 2011 – 2012
-------------------------- -----------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC 11
( Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu I (2đ). Các câu sau đúng hay sai, giải thích:
1. Nồng độ khí CO2 thấp hơn nồng độ O2 trong mô lá gây ra hiện tượng
quang hô hấp ở thực vật C3.
2. Động vật có kích thước càng lớn thì nhu cầu máu đi nuôi cơ thể càng
nhiều, vì vậy nhịp tim càng lớn và ngược lại.
3. Cá nục (sống ở biển) có ruột ngắn hơn cá trắm cỏ (sống ở ao, hồ, đồng
ruộng). Sự sai khác trên không phản ánh mức độ tiến hóa của loài.
4. Ở rễ, việc kiểm soát dòng nước và khoáng từ ngoài vào trong mạch gỗ là
do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.
Câu II (3đ). Giải thích các hiện tượng:
1. Trên các loại đất mặn, các loài cây: đước, sú, vẹt... vẫn phát triển bình
thường.
2. Châu chấu có hệ tuần hoàn hở nhưng vẫn hoạt động rất tích cực.
3. Tim người hoạt động liên tục suốt đời mà không mệt mỏi.
Câu III (3đ). Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi
hạch và hệ thần kinh dạng ống.
Câu IV (4đ). Dưới đây là 3 loài cây với một số đặc điểm hình thái, giải phẫu và
sinh lí như sau:
Loài cây Đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí
I. Cây dứa 1. Quá trình cố định CO2 thực hiện vào ban đêm
II. Cây mía 2. Thực vật C3
III. Cây lúa 3. Thực vật C4
4. Thực vật CAM
5. Có 2 loại lục lạp
6. Quá trình cố định CO2 thực hiện vào ban ngày
7. Xẩy ra hô hấp sáng làm tiêu giảm 30 - 50% sản phẩm
quang hợp
8. Lá mọng nước
1. Hãy xác định tổ hợp đúng:
A. I: 2, 5 II: 3, 7 III: 6, 7, 8
B. I: 4, 5 II: 3, 8 III: 2, 5, 6
C. I: 1, 4, 8 II: 3, 5 III: 2, 6, 7

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

2. Giải thích ý nghĩa thích nghi với từng môi trường sống khác nhau của tổ
hợp đã chọn.
Câu V (2đ). Cho thí nghiệm sau :
* Chiết rút sắc tố
Lấy khoảng 2 – 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axêtôn
80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta
thu được hỗn hợp sắc tố màu xanh lục.
* Tách các sắc tố thành phần
Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dung dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết,
lắc đều rồi để yên. Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân
thành hai lớp: Lớp dưới có màu vàng là màu của carôten hòa tan trong benzen. Lớp
trên có màu xanh lục là màu của clorophyl hòa tan trong axêtôn
- Vì sao phải tách chiết sắc tố bằng dung môi hữu cơ ?
- Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp ?
Câu VI (4đ). 1. Lập sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi ở động vật.
2. Hãy chú thích từ 1 đến 8 vào sơ đồ quá trình tiêu hóa ở động vật nhai lại.
CỎ

1 4

2 3

5 6 7 8
Câu VII.(2đ) Ở ruồi giấm có 2n = 8
1. Một nhóm tế bào sinh dục đang thực hiện quá trình giảm phân có tất cả
128 nhiễm sắc thể kép.
Hãy xác định:
- Nhóm tế bào này đang ở thời điểm nào của quá trình giảm phân.
- Số lượng tế bào ở thời điểm tương ứng.
2. Một nhóm tế bào khác có tất cả 512 nhiễm sắc thể đang phân li về hai cực
của tế bào.
Hãy xác định:
- Số lượng tế bào của nhóm.
- Số tế bào con khi nhóm tế bào trên kết thúc phân bào.
Biết rằng: Mọi diễn biến trong mỗi nhóm tế bào trên là như nhau và tế bào
chất phân chia bình thường khi kết thúc kì cuối của mỗi lần phân bào.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI TRƢỜNG


TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN NĂM HỌC 2011 – 2012
-------------------------- -----------------------------
Đ P N CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC 11
( Thời gian làm bài: 150 phút)

Câu Đáp án Điểm


Câu I 1. Đúng. Vì khi hàm lượng CO2 thấp thì sự ôxi hóa RiDP xẩy ra → tạo 0,5đ
nguyên liệu hô hấp sáng là axit glicolic.
2. Sai. Vì nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Động vật càng 0,5đ
nhỏ tỉ lệ S/V càng lớn, tốc độ chuyển hóa càng cao nên nhu cầu ôxi
cao, nhịp tim, nhịp thở cao và ngược lại.
3. Đúng. Vì cá nục sống ở biển, ăn động vật phù du là loại thức ăn dễ 0,5đ
tiêu nên ruột không phát triển dài.
Cá trắm cỏ ăn thực vật là loại thức ăn khó tiêu nên có ruột dài để có thể
tiêu hóa thức ăn lâu hơn, tốt hơn và hấp thụ thức ăn triệt để hơn.
Sự khác biệt nhau ở độ dài ruột không phản ánh mức độ tiến hóa của
loài mà cho thấy, tuy cùng mức độ tiến hóa nhưng cấu tạo ống tiêu hóa
khác nhau tùy thuộc vào loại thức ăn.
4. Sai. Vì việc kiểm soát dòng nước và khoáng từ ngoài vào trong 0,5đ
mạch gỗ là do nội bì của rễ. lớp nội bì có vòng đai Caspari không thấm
nước, điều chỉnh dòng chảy vào trung trụ.
Câu 1. Trên các loại đất mặn các loại cây như đước, sú, vẹt... vẫn phát triển 1đ
II bình thường vì chúng tích lũy trong dịch bào lượng muối lớn tương
ứng áp suất thẩm thấu hàng chục và đôi khi hàng trăm atm → chúng có
thể giành giật nước trong điều kiện khó khăn của môi trường.
2. Ở châu chấu, sự trao đổi khí không thực hiện nhờ hệ tuần hoàn mà 1đ
thực hiện qua hệ thống ống khí tiếp xúc trực tiếp với tế bào nên hiệu
quả trao đổi khí cao giúp châu chấu có thể hoạt động tích cực.
3. Tim người hoạt động liên tục mà không mệt mỏi vì: 1đ
- Tim co bóp nhịp nhàng theo 1 chu kì gồm 3 pha:
+ Hai tâm nhĩ co 0,1s, sau đó dãn 0,7s.
+ Hai tâm thất co 0,3s, dãn 0,5s.
Thời gian tim hoạt động ít hơn thời gian tim nghỉ ngơi.
- Tim có yếu tố hạch tự động điều khiển giúp cơ tim co theo một
trình tự: 2 tâm nhĩ → 2 tâm thất.
- Lượng máu nuôi tim lớn = 1/10 lượng máu nuôi cơ thể.
Câu - Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải 3đ
III rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh tạo thành
mạng lưới tế bào thần kinh.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo
thành hạch thần kinh. Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các
dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài
cơ thể.
Mỗi hạch thần kinh là trung tâm điều khiển một vùng xác định của
cơ thể.
- Hệ thần kinh dạng ống: Hình thành nhờ một số lượng rất lớn các tế
bào thần kinh tập hợp lại thành một ống thần kinh nằm phía lưng cơ
thể, các tế bào thần kinh tập trung ở phía đầu dẫn đến bộ não phát
triển.
Câu 1. Tổ hợp đúng: C 1đ
IV 2. * I: 1, 4, 8 1đ
Cây dứa là thực vật CAM sống trong điều kiện khô hạn kéo dài nên
nhóm thực vật này phải tiết kiệm nước đến mức tối đa bằng cách dự
trữ nước ở lá, đóng khí khổng vào ban ngày, ban đêm khí khổng mở
nên quá trình cố định CO2 tiến hành vào ban đêm, tránh được hiện
tượng hô hấp sáng.
* II: 3, 5
Cây mía là thực vật C4 sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài, ánh
sáng cao, nhiệt độ cao, nồng độ CO2 giảm, O2 tăng, tiến hành quang 1đ
hợp ở hai không gian khác nhau là lục lạp tế bào mô giậu và tế bào bao
bó mạch, tránh được hô hấp sáng nên năng suất cao hơn thực vật C3 và
thực vật CAM.
* III: 2, 6, 7
Cây lúa là thực vật C3 sống trong điều kiện môi trường có khí hậu 1đ
ôn hòa, ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 ,O2 bình thường, quá trình cố
định CO2 vào ban ngày ở tế bào mô giậu. Quá trình hô hấp sáng tiêu
giảm 30 - 50% sản phẩm quang hợp, tuy nhiên tạo ra axit amin sêrin để
tổng hợp protein cho cây.
Câu 1. Tách sắc tố bằng dung môi hữu cơ vì sắc tố chỉ tan trong dung 1đ
V môi hữu cơ, không tan trong nước.
2. Dựa vào nguyên tắc mỗi loại sắc tố có khả năng tan trong dung 1đ
môi hữu cơ khác nhau. Ví dụ: diệp lục tan trong dung môi axeton,
carotenoit tan trong benzen.

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Câu 1. Sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi 2đ


VI

( Kích thích; Liên hệ ngược)

2. 1. Miệng 2. Thực quản 2đ


3. Dạ cỏ 4. Dạ tổ ong
5. Dạ lá sách 6. Dạ múi khế
7. Ruột non 8. Manh tràng
Câu 1. Thời điểm của giảm phân, số lượng tế bào 1đ
VII - Nhóm tế bào có NST kép có thể ở các thời điểm sau của giảm phân:
+ Lần phân bào I: cuối kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
+ Lần phân bào II: kì đầu, kì giữa.
- Số tế bào ở thời điểm tương ứng: 128 : 8 = 16
+ số tế bào con là 16 khi ở các thời điểm của lần phân bào I là kì trung
gian, kì đầu, kì giữa, kì sau.
+ Số tế bào con là 32 khi ở kì cuối lần phân bào I và kì đầu, kì giữa
của lần phân bào II.
2. Số lượng tế bào của nhóm, số tế bào con 1đ
- Các tế bào sinh dục trong giảm phân có NST đơn phân li về 2 cực
của tế bào là đang ở kì sau của lần phân bào II → Mỗi tế bào con chứa
8 NST đơn → Số tế bào ở thời điểm này là: 512 : 8 = 64
- Số lượng tế bào của nhóm là: 64 x 2 = 128

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11


MÔN : SINH HỌC
(Dành cho THPT không chuyên)
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)-số 6

Câu 1 : 2đ
Hệ thống tiêu hóa của động vật từ bậc thấp đến bậc cao đã tiến hóa theo những chiều
hướng nào?
Câu 2 1,5đ
Vi sao chim không phải là động vật tiến hoá nhất nhưng lại là động vật trao đổi khí hiệu
quả nhất trên cạn?
Câu 3 1,5đ
Đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
Câu 4 2.0đ
Việc tách chiết sắc tố từ lá dựa trên nguyên tắc nào? Nêu các bước chính trong tách chiết
sắc tố?
Câu 5 2,0đ
Trình bày quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày của trâu bò?
Câu 6 4.0đ
Một cặp gen dị hợp Bb nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ,mỗi gen đều
dài 5100A0 .gen B có 900A ,gen b có 1200G.
a/Tìm số lượng nuclêôtit mỗi lọai trên mỗi gen ?
b/Khi bước vào kỳ giữa của lần phân chia thứ nhất của phân bào giảm phân ,số
lượng từng lọai nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu ?Tổng số liên kết hiđrô có
trong gen đó ?
c/Khi kết thúc giảm phân lần thứ nhất ,số lượng nuclêôtit mỗi lọai trong mỗi tế
bào con là bao nhiêu ?
d/Khi tế bào hòan thành giảm phân ,số lượng từng lọai nuclêôtit trong mỗi lọai
giao tử bình thường bằng bao nhiêu ?
Câu 7 2.0đ
a. Mô tả hệ thống ống khí của côn trùng?
b. Trong hô hấp, cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng ôxi của nước khi đi qua mang.
Ngoài những đặc điểm của bề mặt trao đổi khí mà tất cả các loài sinh vật đều có, cá
xương còn có những đặc điểm nào làm tăng hiệu quả trao đổi khí?
Câu 8 3.0đ
a. Phân biệt những đặc điểm cơ bản giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?
b. Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch sinh lí
và quan sát. Theo em, tim ếch có còn đập nữa không. Giải thích?
Câu 9 2.0đ

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Ở ruồi giấm một tế bào trải qua một số lần nguyên phân ,tất cả số tế bào con đã
thực hiện giảm phân tạo giao tử với hiệu suất thụ tinh là 12.5% ,đã có 16 hợp tử được
hình thành .Tổng số nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể đơn bội mà môi
trường cung cấp là 504 .xác định số lần nguyên phân của tế bào ban đầu và giới tính của
lòai ruồi giấm trên ?

------------------- Hết ----------------------

Họ và tên thí sinh:……………………………………SBD…………………………

HƢỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG 11


MÔN: SINH HỌC ( THPT không chuyên)-so 6

Nội dung Điểm


Câu
1 Hướng tiến hóa
- Cấu tạo ngày càng phức tạp:
+ Từ không có cơ quan tiêu hoá (động vật dơn bào) đến có cơ quan tiêu 0,5
hóa (động vật đa bào)
+ Từ túi tiêu hóa (ruột khoang) đén ống tiêu hóa (động vật có xương 0,5
sống)
- Chức năng ngày càng chuyên hóa: 0,5
+ Các bộ phận của ống tiêu hóa đảm nhiệm những chức năng riêng, mang 0,5
tính chuyên hóa cao đảm bảo tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn
+ Từ tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào. Nhờ tiêu hóa ngoại bào mà
động vật ăn được thức ăn có kích thước lớn hơn

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

2 Hệ hô hấp của chim gồm đường dẫn khí, phổi và hệ thống túi khí. Phổi 0,5
của chim không có phế nang mà được cấu tạo bởi một hệ thống ống giàu mao
mạch bao quanh. 0,5
Chim có hệ hô hấp kép:
+ Khi hít vào, không khí giàu Oxi đi vào phổi và vào túi khí sau, còn không khí 0,25
giàu CO2 từ phổi đi vào túi khí trước
+ Khi thở ra, không khí giàu oxi từ túi khí sau đi vào phổi còn không khí giàu 0,25
CO2 từ phổi và túi khí trước đi theo con đường dẫn khí ra ngoài
=> cả khi hít vào, thở ra đêu có không khí giàu Oxi qua phổi để thực hiện trao
đổi khí. Khi hô hấp, phổi chim không thay đổi thể tích => chim là ĐV trao đổi
khí hiệu quả nhất trên cạn

3 Đặc điểm giải phẫu của lá thích nghi với chức năng:
- Trên lớp biểu bì lá chứa nhiều khí khổng -> Trao đổi khí và thoát hơi 0,5
nước.......................... 0,25
- Dưới lớp biểu bì là lớp mô giậu chứa lục lạp -> Là bào quan quang 0,25
hợp............................... 0,5
- Dưới lớp mô dậu là mô khuyết có khoảng gian bào lớn chứa nguyên liệu
quang hợp............
- Trong lá có hệ mạch dẫn -> vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang
hợp........................
4 * Nguyên tắc:
- Sắc tố lá chỉ hoà tan trong dung môi hữu 0,5
cơ............................................................................ 0,5
- Mỗi nhóm sắc tố thành phần có thể hoà tan tốt trong một dung môi hữu cơ
nhất định.......... 0,5
* Các bƣớc: 0,5
- Chiết rút sắc
tố..........................................................................................................................
- Tách các sắc tố thành
phần......................................................................................................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

5 Quá trình tiêu hóa:


- Thức ăn (cỏ, rơm …) được nhai qua loa ở miệng, rồi được nuốt vào dạ cỏ. Ở 0,5
đây, thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành
tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozơ và các chất hữu cơ khác có trong
cỏ.......................................................... 0,5
- Sau khi thức ăn đã được lên men bởi vi sinh vật ở dạ cỏ được đưa dần sang dạ
tổ ong và ợ lên miệng để nhai kĩ
lại............................................................................................................. 0,5
- Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) cùng với lượng lớn vi sinh vật được đưa xuống
0,5
dạ lá sách hấp thụ bớt nước rồi chuyển vào dạ múi
khế............................................................................
- Dạ múi khế có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp. Dạ múi
khế tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa protein ở vi sinh vật và
cỏ………………………………………...
6 a. -Số lượng nuclêôtit trên mỗi gen 1.0
5100
x 2 = 3000 nu -Số nuclêôtit từng lọai trên mỗi gen
3.4
+Gen B: A=T= 900 nu G=X= 1500 – 900 = 6000 nu
+Gen b: G=X= 1200 nu A=T= 1500 – 1200 = 300 nu
b. Khi tế bào bước vào kỳ giữa I ,số lượng gen trong cặp tăng lên gấp đôi BBbb 1.0
,nên số lượng nuclêôtit mỗi lọai là :
A=T= (900 x 2) + (300 x 2) = 2400 nu G=X= (600 x 2) + (1200 x 2) = 3600
nu
-Tổng số liên kết hiđrô của các gen ở kỳ này là .
(2400 x 2) + (3600 x 3) = 15600 lk 1.0
c. Khi kết thúc giảm hân lần thứ nhất tạo ra 2 tế bào chứa các gen BB và bb ,Số
lượng nuclêôtit mỗi lọai trong mỗi tế bào là :
+ Tế bào : BB : A=T= 900 x 2 = 1800 nu G = X = 600 x 2 = 1200 nu
+ Tế bào : bb A=T=300 x 2 = 600 nu G = X = 1200 x 2 =2400 nu 1.0
d. Khi kết thúc phân bào giảm phân tạo nên 2 lọai giao tử B và b ,có số lượng
nuclêôtit mỗi lọai là :
+Giao tử B : A=T= 900 nu G=X= 600Nu
+Giao tử b: A=T=300 nu G=X= 1200 nu

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

7 a. Mô tả hệ thống ống khí của côn trùng:


- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống 0,5
dẫn phân nhánh nhỏ dần, các ống nhỏ nhất tiếp xúc với tế bào của cơ
thể.........................................................
- Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ 0,5
thở...............................................................
0,5
b. Các đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí ở cá xƣơng:
- Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một 0,5
chiều từ miệng qua mang ra
ngoài......................................................................................................................
- Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao
mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của
mang...............................
8 a. Phân biệt:
Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín
- Máu được tim bơm vào động - Máu được tim bơm đi lưu thông liên 1
mạch -> tràn vào xoang cơ thể -> tục trong mạch kín, từ động mạch qua
trao đổi chất trực tiếp với các tế bào mao mạch, sau đó về tĩnh mạch.
-> trở về tim. …………....................... 1
- Máu chảy trong động mạch với áp - Máu chảy trong động mạch với áp lực
lực thấp, tốc độ máu chảy chậm cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy
nhanh......... 0,5
b. * Tim ếch sau khi tách rời vẫn còn đập tự
0,5
động……………………………………...........
* Giải thích: Do tim có hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ có khả năng tự
phát xung điện, truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất -> đến bó His rồi theo mạng
Puôckin -> Tâm nhĩ và tâm thất
co………………………………………………………………………................
.....

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

9 -Số giao tử được tạo ra : (16 x 100) / 12,5 = 128 0,5


-Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào ban đầu ( k ngyên dương)
+Số NST môi trường cung cấp cho nguyên phân : (2k – 1) 2n = (2k -1) 8 (1)
+Số NST cung cấp cho quá trình giảm phân : 2k.2n = 2k.8 (2)
k k
Từ (1) và (2) ,suy ra (2 -1)8 + 2 .8 = 504 => Số lần nguyên phân là : k = 5 0,5
+Số tế bào được tạo ra qua nguyên phân : 25 = 32 0,5
+Số giao tử tạo ra từ 1 tế bào sinh giao tử : 128/ 32 = 4
=>Một tế bào sinh giao tử qua giảm phân tạo 4 giao tử =.>Ruồi giấm đực 0,5

.................... .. Hết ..................

Học – Học nữa – Học mãi


TUYỂN TẬP 50 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI SINH HỌC LỚP 11 – CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Học – Học nữa – Học mãi

You might also like