You are on page 1of 98

MÔN SINH HỌC 10

Tài liệu bồi dưỡng thi OLYMPIC

BÔ CỤC TÀI LIỆU

1. Phân phối chương trình


2. Kiến thức cơ bản cần đạt và đi kèm với câu hỏi ôn tập cuối mỗi chương và mỗi bài
3. Tham khảo đề và đáp án thi các năm

A. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

Chuyên đê Nội dung


1. Giới thiệu chung về 1. Các cấp tổ chức của thế giới sống.
thế giới sống 2. Các giới sinh vật.
2. Sinh học tế bào I. Thành phần hóa học của tế bào:
1. Cấu trúc và chức năng của:
- Các nguyên tố hóa học và nước.
- Các chất hữu cơ: lipit, cacbohidrat, prôtêin, axit nuclêic.
2. Bài tập về cấu trúc ADN, ARN, prôtêin.
II. Cấu trúc tế bào:
1. Cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ, nhân
thực.
2. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào:
1. Cấu trúc và chức năng của ATP.
2. Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.
3. Hô hấp tế bào: khái niệm, các giai đoạn của hô hấp tế bào.
4. Quang hợp: khái niệm, sắc tố quang hợp, các pha của quang hợp.
5. Hóa tổng hợp.
IV. Phân bào:
1. Chu kỳ tế bào: khái niệm chu kì tế bào, diễn biến và ý nghĩa của quá trình
nguyên phân.
2. Giảm phân: khái niệm, diễn biến và ý nghĩa của quá trình giảm phân.
3. Bài tập về nguyên phân, giảm phân.
3. Sinh học vi sinh vật I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật:
1. Các kiểu dinh dưỡng.
2. Hô hấp và lên men.
3. Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng.
II. Sinh trưởng của vi sinh vật:
1. Khái niệm.
2. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.

II. CẤU TRÚC ĐỀ THI:


- Tổng số câu: 6 đến 8 câu.
- Tổng số điểm: 20 điểm.

1
B. NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ CÂU HỎI ÔN TẬP

Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG


Bài 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

I. Các cấp tổ chức của thế giới sống:


- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ từ thấp đến cao: phân tử  bào quan tế
bào mô  cơ quan hệ cơ quan cơ thể  quần thể  quần xã  hệ sinh thái.
- Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã,hệ sinh thái
- Trong đó, tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống:
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:
- Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên.
- Ngoài đặc điểm của tổ sống cấp thấp, tổ chức cấp cao còn có những đặc tính riêng mà tổ chức sống cấp
thấp hơn không có gọi là đặc tính nổi trội.
- Đặc tính nổi trội của thế giới sống: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm
ứng, tự điều chỉnh, tiến hóa thích nghi.
- Ví dụ: 1 TB thần kinh có nhiệm vụ dẫn truyền xung TK, 10 12 TB thần kinh tập hợp thành não: trí thông
minh, trạng thái tình cảm.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
- Hệ thống mở: Sinh vật không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường, chịu sự tác động của
môi trường và góp phần làm biến đổi môi trường.
- Tự điều chỉnh: là cơ chế duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể
tồn tại và phát triển.
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa:
- Sự sống tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ TB này đến TB khác dẫ đến mọi sinh vật
đều có đặc điểm chung.
- Sinh vật luôn phát sinh biến dị di truyền luôn chon lọc và giữ lại những dạng sống thích nghi với môi
trường khác nhau.
- Sinh vật luôn tiến hóa tạo thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú.

ÔN TẬP
Câu 1. Tại sao nói hệ sống là hệ thống mở và tự điểu chỉnh? Cho ví dụ
- Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường và
sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
- Mọi cấp độ tổ chức từ sống đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự
cân bằng trong hệ thống à hệ thống cân bằng và phát triển.
- Ví dụ: khi trời nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao dẫn đến nhiệt độ cơ thể nóng lên, cơ //thể sẽ tự
điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách: lỗ chân lông mở ra thoát hơi nước ( đổ mồ hôi) đồng thời tim đập
nhanh hơn và thở mạnh hơn để nhiệt độ cơ thể được điều hòa.
Câu 2. Nêu một số ví dụ vê khả năng tự điêu chỉnh của cơ thể người.
- Sau khi ăn nhiều tinh bột: nồng độ glucozơ trong máu cao gan sẽ đưa glucozơ về dạng glycogen dự trữ.
- Xa bữa ăn: nồng độ glucozơ trong máu thấp gan sẽ chuyển glycogen dự trữ thành glucozơ đưa vào máu.
Câu 3. Tại sao tế bào được xem là tổ chức cơ bản của cơ thể sống ?
Vì:
- Mọi hoạt động sống đều diễn ra trong TB
- Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ Tb
- TB được cấu tạo bởi nguyên tử, phân tử, đại phân tử, bào quan và chúng chỉ thực hiện chức năng sống
khi chúng tướng tác lẫn nhau và nằm trong TB toàn vẹn.
Câu 4. Tại sao TB vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đvị chức năng?
- Đvị cấu trúc:
+ Mọi sv đều được cấu tạo từ TB
2
+ MỖi TB đều có cấu trúc gồm: nhân, MSC,TBC,...Nhưng các bào quan này chỉ thực hiện dưdợc chức
năng của chúng khi chúng nằm trong mối tương tác lẫn nhau trong tổ chức TB toàn vẹn.
- Đvị chức năng:
+ Tất cả các hoạt động sống của tb như: TĐC, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng,... đều được diễn
ra rong tb, dù là cơ thể đơn bào or đa bào
+ Sự tổn thương của TB sẽ dẫn đến tổn thương mô, cq, hệ cq, cơ thể ( đối với sv đa bào) và có thể gây chết
( đối vs cơ thể đơn bào )
Câu 5. Tại sao ăn uống không hợp lí sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh? Cơ quan nào trong cơ thể
người giữ vai trò chủ đạo trong điêu khiển cân bằng nội môi?
Gợi ý: cho ví dụ minh hoạ một số bệnh do ăn uông không hợp lí: ăn nhiều thịt ( giàu protein) thì cơ thể sẽ
ko sử dụng hết các aa vào việc cấu tạo nên protein của cơ thể mà lại phân huỷ chúng làm cho gan làm việc
quá tải và thận phải làm việc nhiều để loại bỏ bớt ure( sản phẩm độc của quá trình phân giải protein)
Trẻ em ăn nhiều thịt bị béo phì, hoặc thiếu ăn thì bị suy dinh dưỡng
Hệ nội tiết, hệ thần kinh điều hoà căn băng cơ thể

Bài 2: CÁC GIỚI SINH VẬT

I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới:


1. Khái niệm giới:
- Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
- VD: giới động vật, thực vật
- Đơn vị phân loại nhỏ dần: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
2. Hệ thống phân loại 5 giới:
- Oaitâykơ và Magulis chia thế giới sinh vật thành 5 giới: Khởi sinh ( TB nhân sơ), Nguyên sinh, Nấm,
Thực vật và Động vật( TB nhân thực)
- Cơ sở: Loại tế bào, cấp độ tổ chức cơ thể, phương thức dinh dưỡng
II. Đặc điểm chính của mỗi giới:
1. Giới Khởi sinh: (Monera)
- Loại TB: nhân sơ
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào.
- Phương thức dinh dưỡng: hoại sinh, kí sinh, tự tổng hợp chất hữu cơ
- Đại diện: vi khuẩn
- Đặc điểm khác: kích thước rất nhỏ bé, sống khắp nơi.

2. Giới Nguyên sinh: (Protista)

a.Tảo b.Nấm nhầy c.Động vật nguyên sinh

- Loại TB: nhân thực - Loại TB: nhân thực - Loại TB: nhân thực
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào - Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào - Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào
hay đa bào và hợp bào - Phương thức dinh dưỡng: dị
- Phương thức dinh dưỡng: tự - Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng, tự dưỡng
tổng hợp chất hữu cơ – quang tự dưỡng, hoại sinh - Đại diện: Amip, trùng roi, bào
dưỡng - Đại diện: nấm nhầy tử....
- Đại diện: tảo lục, nâu, đỏ - Đặc điểm khác: - Đặc điểm khác:
- Đặc điểm khác: sống trong
nước

3. Giới Nấm: (Fungi)


- Loại TB: nhân thực
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào hoặc đa bào
3
- Phương thức dinh dưỡng: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh
- Đại diện: men, sợi, đảm, địa y
- Đặc điểm khác: cấu trúc dạng sợi, thành kitin, không lục lạp, không xenluloxzo, sinh sản hữu tính hoặc
vô tính bằng bào tử

4. Giới Thực vật: (Plantae)


- Loại TB: nhân thực
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đa bào
- Phương thức dinh dưỡng: tự dưỡng
- Đại diện: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
- Đặc điểm khác: có diệp lục tố, có thành xenlulozo, sống cố định, phản ứng chậm
- Tổ tiên: tảo lục đa bào nguyên thủy
- Vai trò: cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm,…
cho con người.

5. Giới Động vật: (Amialia)


- Loại TB: nhân thực
- Cấp độ tổ chức cơ thể: đa bào
- Phương thức dinh dưỡng: dị dưỡng
- Đại diện: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai, Động vật
có xương sống.
- Đặc điểm khác: không sắc tố QH, không thành xenlulozo, di chuyển, phản ứng nhanh
- Tổ tiên: tập đoàn đơn bào dạng trùng roi nguyên thủy.
- Có vai trò quan trọng với tự nhiên và con người.

ÔN TẬP
Câu 1. Hãy trình bày đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm.
a.Giới Khởi sinh: (Monera)
- Đại diện: vi khuẩn
- Tế bào nhân sơ
- Cơ thể đơn bào, kích thước rất nhỏ (1-5 µm)
- Môi trường sống: đất, nước, không khí, sinh vật
- Hình thức sống: tự tự dưỡng dị dưỡng hoại sinh, kí sinh.
b. Giới Nguyên sinh: (Protista)
- Đại diện: Tảo đơn bào, trùng roi, nấm nhầy,…
- Gồm: nhóm Tảo, nhóm Nấm nhầy, nhóm Động vật nguyên sinh.
- Cơ thể gồm những tế bào nhân thực, đơn bào.
- Hình thức sống: tự dưỡng, dị dưỡng, hoại sinh.
c. Giới Nấm: (Fungi)
- Đại diện: nấm rơm, nấm mốc, nấm men,…
- Tế bào nhân thực.
- Cơ thể đơn bào và đa bào dạng sợi.
- Cấu tạo cơ thể có thành tế bào là kitin, không có lục lạp.
- Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.

Câu 2. Nguyên nhân làm cho độ đa dạng sinh học ở Việt Nam giảm sút và tăng độ ô nhiễm môi
trường, chúng ta cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?
Nguyên nhân:
- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây
dựng đô thị, làm mất môi tường sống của động vật.
- Săn bắt buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải
của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.
4
Biện pháp bảo vệ:
- Cần có những biện pháp cấm đốt , phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật.
- Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
Câu 3. Vì sao chúng ta phải bảo vệ rừng?
- Vai trò : cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, điều hòa khí hậu, giữ nguồn nước ngầm,
chống sạt lỡ, sói mòn, lũ lụt, hạn hán.… cho con người.

Câu 4. Sự khác biệt cơ bản giữa giới Động vật và giới Thực vật
Giới Thực vật: (Plantae) Giới Động vật: (Amialia)
Đại diện Gồm 4 ngành: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. Gồm 9 ngành sinh vật: Thân lỗ, Ruột
khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun
đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai,
Động vật có xương sống.
Cấu tạo - Cơ thể đa bào, nhân thực, có thành - Cơ thể đa bào, nhân thực, không có
Xenlulôzơ, có bào quan là lục lạp. thành tế bào, không có bào quan là
lục lạp.

- Là sinh vật tự dưỡng sống cố định, phản - Sống dị dưỡng, có khả năng di
ứng chậm . chuyển, phản ứng nhanh

Kiểu dinh Tự dưỡng Dị dưỡng


dưỡng
Câu 65. Thực vật có nguồn gốc từ đâu?
Tảo lục đơn bào nguyên thủy.
Câu 6. Hãy trình bày hệ thống phân loại 5 giới sinh vật của Whittaker. Dựa vào những tiêu chí nào
để phân loại sinh vật?
Dựa vào 3 tiêu chí;
- Loại tế bào.
- Mức độ tổ chức cơ thể.
- Kiểu dinh dưỡng.
Câu 7. Vì sao nấm không được xếp vào giới thực vật ?
Vì:
- Thành tế bào là kitin không phải xenluluzơ
- Không có bào quan là lục lạp
- Cơ thể có cấu tạo đơn bào, thực vật là cấu tạo đa bào.
ĐỀ THI OLYMPIC
Chuyên đê 1: Thế giới sống

Câu 1:
1. Trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới, giữa vi sinh vật cổ và vi khuẩn cùng thuộc nhóm tế bào nhân
sơ nhưng chúng được xếp theo 2 lãnh giới riêng. Tại sao?
2. Tại sao ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới Thực vật, đến thế kỉ XX Whittaker và Margulis lại
xếp nấm vào một giới riêng?
Trả lời:
1. Trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới, giữa vi sinh vật cổ và vi khuẩn cùng thuộc một nhóm tế bào
nhân sơ nhưng chúng được xếp theo 2 lãnh giới riêng vì

Đặc điểm Vi khuẩn Vi sinh vật cổ


Thành tế bào Chứa peptidoglican Hỗn hợp gồm polisaccarit,
(murein) protein và glycoprotein
(pseudomurein)

5
Hệ gen Không chứa intron Có chứa intron
Điều kiện môi Ít khắc nghiệ Rất khắc nghiệt về nhiệt
trường sống độ, độ muối

2. Ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới thực vật, đến thế kỉ XX Whittaker và Margulis lại xếp nấm
vào giới riên vì
- Ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới thực vật vì nấm có đặc điểm giống với thực vật: sinh vật nhân
thực, đa bào, sống cố định và có thành tế bào.
- Đến thế kỉ XX Whittaker và Margulis lại xếp nấm vào mọt giới riêng vì nấm có những đặc điểm
cơ bản khác với thực vật: chất dự trữ của nấm là glycogen, thành tế bào cấu tạo từ kitin và không
có chứa lục lạp.
Câu 2:
1. Tại sao ở đáy biển sâu rất phong phú vi khuẩn hoa tự dưỡng nhưng lại rất ít vi khuẩn quang hợp?
2. Vì sao vi khuẩn gây viêm loét dạ dày không ưa axit nhưng sống được trong dạ dày có pH rất thấp
(pH = 2-3)?
3. nuôi hai chủng vi sinh vật A, B trong cùng mọt môi trường tối thiểu thấy chúng sinh trưởng phát
triển bình thường nhưng khi tách hai chủng A và B ra nuôi riêng trong điều kiện môi trường tối
thiể thì cả hai chủng đều không phát triển được. Hãy giải thích hiện tượng trên.
4. Nuôi Escherichia coli trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo có nguồn cung cấp cacbon và glucozo
và sorbitol, sau một thời gian người ta nhận thấy sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn này có dạng
như đồ thị sau.

Chú thích các pha ứng với các vị trí 1,2,3,4 của đồ thị và giải thích.

Trả lời:
1. - Nước biển giàu CO2 và các kẽ nứt từ đáy biển là nơi thải ra nhiều Fe, S, CH4… là nguồn cung
cấp C và năng lượng cho vi khuẩn hóa dưỡng phát triển.
- Ở đáy bieenrr sâu rất ít ánh sáng có thể xuyên tới được nên không thích hợp cho vi khuẩn quang
hợp sinh sống.
2. Sống trong dạ dày,vi khuẩn gắn vào các tế bào tiết chất nhầy của dạ dày và tiết ra enzim ureaza
phân giải ure thành NH4+ nâng cao pH tại chỗ chúng ngự trị.
3. Mỗi chủng A và B đều không sống được trong môi truwowngftoois thiểu => Cả hai chngr A, B đều
thuộc nhóm khuyết dưỡng
- Khi nuôi chủng A và B trong cùng một môi trường tối thiểu, chúng sinh trưởng và phát triển
bình thường => chủng A,B là vi sinh vật đồng dưỡng.
+ Giai thích:
TH1: Chủng A sản xuất nhân tố sinh trưởng cung cấp cho củng B và ngược lại chủng B sản
xuất nhân tố sinh trưởng khác cung cấp cho chủng A.
TH2: Chủng A tổng hợp 1 thành phần của nhân tố sinh trưởng, chủng B tổng hợp thành phần
còn lại của cùng nhân tố sinh trưởng. Cả 2 thành phần này cùng tham gia hình thành nhân tố sinh
trưởng cần thiết cho chủng A và B.
4.

6
- Pha 1: tiềm phát (nguồn glucozo)
- Pha 2: lũy thừa (nguồn glucozo)
- Pha 3: tiềm phát (nguồn sorbitol)
Virut Vi khuẩn
- Chưa có cấu tạo tế bào, cơ thể chỉ gồm: vỏ - Có cấu tạo tế bào
protein và lõi axit nucleic
- Chỉ chữa AND và ARN - Có chứa cả AND và ARN.
- Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ - Có nhiều hình thức sống khác nhau: tự dưỡng
bằng quang tổng hợp hay hóa tổng hợp, dị dưỡng
theo kiểu cộng sinh, kí sinh, hoại sinh.
- Sinh sản nhờ hệ gen của tế bào chủ - Sinh sản nhờ các bào quan và hệ gen chính mình
- Pha 4: lũy thừa (nguồn sorbitol)
Câu 3:
1. Trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới, giữa VSV cổ và vi khuẩn cùng thuộc nhóm tế bào nhân sơ
nhưng chúng được xếp theo 2 lãnh giới riêng. Tại sao?
2. Tại sao thực vật hạt kín rất đa dạng về số lượng loài và phân bố rộng rãi tren Trái đất?
3. Nêu đặc điểm khác nhau giữa virut và vi khuẩn?
Trả lời:
1.Vì giữa chúng có sự khác nhau:
Điểm khác biệt Vi khuẩn VSV cổ
Thành tế bào peptidoglican Không phải peptidoglican
Hệ gen Không chứa intron Có chứa intron
2.Thực vật hạt kín rất đa dạng về số lượng và phân bố rộng rãi trên trái đất vì:
- Có lớp cutin  chống mất nước, biểu bì lá có khí khổng  trao đổi khis và thoát hơi nước.
- Hệ mạch phát triển  vận chuyenr nước, muối khoáng, chất hữu cơ.
- Thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng.
- Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhx để nôi phôi.
- Sự tạo thành hạt và quả để bảo vệ và nuoi phôi, phát tán, duy trì sự tiếp nối các thế hệ.
3. Điểm khác nhau giữa viruts và vi khuẩn:

Câu 4:
1. Thế nào là VSV nguyên dưỡng, VSV khuyết dưỡng? Hãy giải thích tại sao có những vi khuẩn
khuyết dưỡng không thể sống được trên môi trường nuôi cấy tối thiểu nhưng khi được nôi cấy
chung với với 1 chủng VSV nguyên dưỡng khác thì cả 2 đều sinh trưởng và phát triển bình
thường?
2. Khi chiếu ánh qua lăng kính cào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan
sát dưới kính hiển vi thấy vi khuẩn tập trung ở hai đầu của sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng
trên?
3. Trả lời ngắn gọn các câu sau:
a. Tại sao vi rút và thể ăn khuẩn thường được dùng làm nghiên cứu thể sống?
b. Vì sao địa y không thuộc giới thực vật, mà xếp vào giới nấm cũng không hoàn toàn
chính xác?
c. Vì sao vi khuẩn lam vừa có khả năng quang hợp, lại vừa có khả năng cố định nitow tự
do?
d. Vì sao những virut có vật chất di truyền là ARN( ví dụ HIV) thì khó bị tiêu diệt hơn?
e. Vì sao khái niệm VSV không được xem là một đơn vị phân loại?
Trả lời:
1. - VSV nguyên dưỡng là những vi khuẩn có thể sinh trưởng, phát triển trong môi trường nuôi
cấy tối thiểu.
7
- VSV khuyết dưỡng không thể sống được trong môi trường tối thiểu vì thiếu nhân tố sinh
dưỡng nào đó mà chúng không thể tổng hợp được.
- Khi nuôi cấy 2 chủng nguyên dưỡng và khuyết dưỡng chung trong môi trường tối thiểu thì
chủng nguyên dưỡng tổng hợp được một hợp chất được xem như là một nhân tố sinh dưỡng đối
với chủng thứ 2.
2 Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, ánh sáng sẽ phâ thành 7 màu: đỏ, da cam, lục, lam, chàm,
tím. Các tia sáng đơn sắc này sẽ rơi trên sợi tảo theo thứ tự từ đỏ đến tím từ đầu này đến đầu kia.
Như vậy, một đầu của sợi tảo sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ, đầu kia sẽ hấp thụ ánh sáng tím và ở hai đầu
cuẩ sợi táo sẽ xảy ra quang hợp mạnh nhất, thải nhiều oxy nhất vì thế vi khuẩn hiếu khí sẽ tập trung
nhiều ở hai đầu sợi tảo.
3. a. Vì virut và thể ăn khuẩn cấu tạo đơn giản, có thể tồn tại dưới dạng như tinh thể, dễ phân tích
về mặt thành phần hóa học. Thể ăn khuẩn còn dùng làm thể truyền (vecto) trong kĩ thuật chuyển
gen
b. Địa y là một dạng sống cộng sinh đặc biệt giữa tế bào nấm sợi và các tảo lục đơn bào hay vi
khuẩn lam có khả năng quang hợp. Nhờ có cấu tạo đặc biệt này mà địa y thường sống trên những
môi trường khó khăn, nghèo dinh dưỡng.
Địa y không phải là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng của thực vaatj và cũng
không có cấu trúc mô, cơ quan của thực vật đa bào bậc cao.
Địa y cũng không đơn thuần là nấm vì trong cấu tạo ngoài các tế baofsowij nấm còn có các tế
bào tảo lục hay vi khuẩn lam có chứa chất diệp lục.
c. Vi khuẩn lam có khả năng quang hợp vì có tilacoit chứa diệp lục a, caroten, phicobilin và
chuỗi vận chuyển điện tử trong quang hợp.
Vi khuẩn lam có khả năng cố định nito tự do ở các tế bào dị hình có thành dày, không cho oxy
xâm nhập, có bộ máy cố định đạm: enzim nitrogenaza, điều kiện kị khí, có lực khử mạnh, có ATP.
d. Vì ARN dễ phát sinh đột biến hơn ADN nên tính chất kháng nguyên của virut dễ thay đổi, do
đó nên không điều chế được vacxin phòng tránh.
e. Vì; - VSV để chỉ các sinh vật có kích thước nhỏ.
- Các sinh vật trong nhóm VSV thuộc các giới khác nhau: giới Khởi sinh, giới Nguyên
sinh, giới Nấm.
Câu 5:
1. Trình bày đặc điểm các ngành của giới Thực vật?
2. Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh học? Tại sao chúng ta phải bảo vệ rừng?
Trả lời:
1. Đặc điểm các ngành của giới Thực vật:
Các Rêu Quyết Hạt trần Hạt kín
ngành
Đặc điểm - Chưa có hệ - Có hệ mạch. - Có hệ mạch. - Có dệ mạch
mạch. - Tinh trùng có - Tinh trùng - Tinh trùng
- Tinh trùng có roi. không roi. không roi.
roi. - Thụ tinh nhờ - Thụ phấn nhờ - Thụ phấn nhờ
- Thụ tinh nhờ nước. gió. gió, nước, côn
nước - Hạt không được trùng.
bảo vệ. - Thụ tinh kép.
- Hạt được bảo vệ
trong quả.
Đại diện Rêu. Dương xỉ. Thông, tuế. Một lá mầm: ngô
Hai lá mầm: đậu
2. Bảo tồn đa dạng sinh học vì: Thế giới sống không chỉ có tính thống nhaatsmaf có có tính đa dạng
thể hiện ở tất cả các cấp tổ chức:
+ Đa dạng về gen
+ Đa dạng về loài
+ Đa dạng về quần xã và hệ sinh thái
8
- Cần bảo vệ rừng vì: rừng tham gia tạo cân bawngfheej sinh thái, cung cấp chất din dưỡng, oxy,
năng lượng cho hệ sinh thái. Rừng có lợi ích cho sản xuất và đời sống con người: cung cấp thực
phẩm, dược phẩm, nguyên vật liệu. chóng sói mòn, điều chỉnh hệ sinh thái, làm sạch môi trường
sống.
Câu 6:
1. Giới sinh vật là gì? Ngoài cách phân loại trên còn có cách phân loại nào khác trong thời gian
gần đây? Nêu cách đặt tên loài theo hệ thống kép?
2. Bằng hiểu biết của mình, em hãy trình bày sơ lược sự đa dạng sinh học của Việt Nam và thực
trạng khai thác bảo vệ hiện nay?
Trả lời:
1.* Giới sinh vật là đơn vị phân loại lốn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc
điểm nhất định
* Những năm gần đay cacs nhà khoa học đã đề nghị một hệ thống gồm 3 lãnh giới (Domain) và
6 giới. Tách giới Monera thành 2 lãnh giới riêng:
- Lãnh giới vi sinh vật cổ gồm một giới Vi sinh vật cổ (Archaea).
- Lãnh giới vi khuẩn (Bacteria) gồm 1 giới vi khuẩn.
- Lãnh giới thứ 3 là lãnh giới sinh vật nhân thực (Eucarya) gồm 4 giới :
+ Giới Nguyên sinh (Protista)
+ Giới Nấm (Fungi)
+ Giới Thực vật (Plantea)
+ Giới Động vật (Alimalia)
* Cách đặt tên theo hệ thống tên kép: gồm có tên loài và tên chi trong đó tên chi người ta dùng
bằng chữ cái in hoa viết phía trước, tên loài dùng chữ thường và viết sau tên chi.
2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam:
Việt Nam là một trong các nước có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và độ đa dạng cao.
Rừng bao phủ gần 50% diện tích với hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, vì vậy kéo theo hệ
động vật và vi sinh vật cũng rất phong phú. Theo ước tính sơ bộ của các nhà nghiên cứu, ở Việt
Nam có ít nhất 15.000 loài thực vật thuộc trên 2500 chi và 378 họ khác nhau, trong đó có khoảng
2300 loài có ý nghĩa kinh tế cao được dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa
bệnh, thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm vật liệu xây dựng cũng như nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp như công nghiệp giấy, công nghiệp dệt…Riêng họ phong lan (Orchidaceae) đã có tới
470 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có tới 425 loài, họ lúa (Poaceae) có tới 400 loài, họ cà
phê(Rubiacreae) có tới 400 loài. Nhiều loài thuộc loại quý hiếm, nhiều chi thuộc loại đặc hữu
(chỉ đặc trưng cho Việt Nam và vùng Đông Nam Châu Á) cần được bảo vệ. Nhiều loài phong lan
đẹp và quý là nguồn cây có giá trị xuất khẩu cao, những cây gỗ rất quý như mun, trắc, gụ, lim, táu,
pomu…, cây dược liệu được liệt vào cây dược liệu quý như nhân sâm…Hệ động vật cũng rất
phong phú và đa dạng cả về loài quý hiếm và loài đặc hữu. Theo nghiên cứu sơ bộ có khoảng 7000
loài côn trùng, 2600 loài cá, gần 1000 loài chim, 275 loài thú và 260 loài bò sát. Chỉ tính riêng lớp
thú đã thống kê được trên 10 loài quý hiếm và 18 loài đặc hữu ( vooc, cu li lùn, sao la, bò rừng,
…). Chim ở Việt Nam cũng rất phong phú như các loài gà lôi, trĩ, sếu…
So sự phá rừng, săn bắt mà nhiều loài thực vật cũng như động vật quý hiếm và đặc hữu đang bị
đe dọa tiêu diệt như các loài gỗ quý, các loài động vật quý thuộc tầm cỡ quốc tế như bò rừng, tê
giác, voi vượn, vooc, gà lôi, trĩ, sếu. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản vô giá của đất nước
cần được bảo vệ và khai thác hợp lí. Đó không chỉ là nhiệm vụ của các nhà khoa học, của chính
phủ mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân chúng ta.
Câu 7:
a. Cơ thể sống có những dấu hiệu riêng biệt nào mà giới vô sinh không có?
b. Căn cứ vào đâu để một nhà khoa học có thể phân loại sinh giới thành 3 lãnh giới? Đó là những
lãnh giói nào?
Trả lời:

9
a.- Cấu tạo bởi thành phần protein và axit nucleotit đặc trưng. Phân tử AND tự nhân đôi đảm bảo
cơ thể sinh sản và di truyền trong quá trình tự sao, AND phát sinh các biến dị di truyền được qua
nhiều thế hệ làm cho gen ngày càng đa dạng.
- Thường xuyên tự đổi mới thành phần cấu tạo cơ thể.
- Có khả năng tự điều hòa nhờ hoạt động của hệ enzim và hoocmon.
- Qua trao đổi chất và năng lượng với môi trường thường dẫn đến sinh trưởng và phát triển.
Trong lúc các vật thể vô sinh khi tương tác với môi trường thường bị biến tính dẫn đến hủy hoại.
b. Căn cứ vào: sự khác nhau ở hệ gen và cấu trúc thành tế bào người ta chia sinh vtj thành ba lãnh
giới:
- Lãnh giới vi sinh vật cổ chỉ có một giới là vi sinh vật cổ.
- Lãnh giới vi khuẩn chỉ có một giới là vi khuẩn.
- Lãnh giới sinh vật nhân thực gồm có 4 giới: Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật.
Câu 8:
1. Sự sai khác trong tiêu chí phân loại của hệ thống 2 giới, 4 giới, 5 giới và 3 lãnh giới? Ưu điểm
và khuyết điểm của hệ thống phân loại 5 giới là gì?
2. Nêu đặc điểm cơ bản trong cấu tạo các lớp Tuế, Á tuế, Thông và Dây gắm thuộc ngành hạt trần.
3. Địa y là dạng sống như thế nào? Vì sao địa y không thuộc giới Thực vật nhưng nếu xếp vào giới
nấm cũng không chính xác?
Trả lời:
1.- Dựa vào tiêu chí dễ quan sát về giải phẫu hình thái của cơ thể  2 giới là thực vật và động vật.
- Dựa cào sự nghiên cứu sâu hơn trong cấu tạo hiển vi và phương thức dinh dưỡng  4 giới là
Nấm, Vi khuẩn, Thực cật (tảo và thực vật), Động vật (nguyên sinh động vật và động vật)
- Dựa vào cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức cơ thể và kiểu dinh dưỡng  5 giới là Khởi sinh,
Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.
- Dựa vào sự khác biệt ở hệ genvà cấu trúc thành tế bào  3 lãnh giới là vi khuẩn ( giới vi khuẩn),
VSV cổ (giới VSV cổ), sinh vật nhân thực (4 giới: ĐVNS, Thực vật, Nấm, Động vật).
- Ưu điểm của hệ thống phân loại 5 giới: cấu trúc đơn giản, dễ nhớ, thể hiện được ý tưởng trọng
tâm cơ bản của hệ thống phân loại.
- Khuyết điểm: không thể hiện được nguồn gốc phát sinh sinh vật, không phân biệt được vi nấm
với các nấm lớn.
2. - Lớp tuế: Thân hình cột đơn có phần ruột khs phát triển, lá to, hình lông chim tập trung ở đỉnh,
có nón đơn tính.
- Lớp Á tuế: Thân hình cột hoặc hình củ, không phân nhánh, lá to, hình lông chim, nón lưỡng
tính.
- Lớp thông: Thân phân nhánh, lá nhỏ hình kim, mũi mác hoặc hình vảy, nón đơn tính.
- Lớp dây gắm: thân nhỏ, lá mọc đối, nón đơn tính.
3. – Địa y là dạng sống cộng sinh đặc biệt giữa các tế bào nấm sợi và tảo lục đơn bào hay vi khuẩn
lam.
- Địa y không là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng của thực vật và không có cấu trúc
mô, cơ quan của thực vật đa bào bậc cao.
- Địa y cũng không là nấm vì trong cấu tạo còn có tảo lục hay vi khuẩn lam có chứa diệp lục.
Câu 9:
1. Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc như thế nào?
2. Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn và tế bào nhân chuẩn, em hãy chứng minh chúng có cùng tổ
tiên.
3. Nguyên nhân làm cho đa dạng sinh học của Việt Nam bị giảm sút và tăng độ ô nhiễm?
Trả lời:
1.Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc:
- Các cấp tổ chức từ thấp lên cao bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, hệ cơ quan, cơ thể, quần
thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.

10
- Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên
vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp
dưới không có được.
2. Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn và tế bào nhân chuẩn, chứng minh chúng có cùng tổ tiên:
- Cả hai nhóm sinh vật đều có các thành phần hóa học chính của tế bào: axit nucleotit, protein,
hidratcacacbon và lipit.
- Đều có màng sinh chất rất nhau và có cấu trúc của một màng cơ sở.
- Đều chứa cấu trúc axit nucleic AND, ARN chứa thông tin di truyền, protein đều được tổng hợp
từ khuôn mARN kết hợp với các riboxom.
- Ti thể và lục lạp của cá tế bào nhân chuẩn đều chứa ARN và AND, nhiều loại protein và các
ribosome 70S giống nhau như của các sinh vật có nhân nguyên thủy.
- Hai bao quan này hoạt động không phụ thuộc vào tế bào trong việc tạo ATP nhờ các quy trình
(hô hấp hiếu khí và quang hợp) cũng gặp trong các sinh vật có nhân nguyên thủy.
3. Đa dạng sinh học ở Việt Nam giảm sút và tăng dộ ô nhiễm môi trường vì:
- Chưa bảo vệ tài nguyên.
- Khai thác tài ngyên hợp lí (khai thác rừng, đốt rừng, săn bắn động vật quý hiếm, chặt phá thực
vật quý hiếm)
- Gây ô nhiễm môi trường do đô thị hóa, công nghiệp hóa,…làm tăng cao các tác nhân vật lý, hóa
chất độc hại, gây nguy hiểm cho sản xuất và con người.
Câu 10: Vì sao các tổ chức như đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan chưa được xem là cấp
tổ chức chính của sinh giới? Trong các cấp tổ chức của thế giới sống cấp tổ chức nào được xẹm là đơn
vị cơ bản? Vì sao?
Trả lời:
Các tôt chức như đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan chưa được xem là cấp tổ chức
chính cuarsinh giới vì:
- Các tổ chức này ở trạng thái riên biệt không thực hiện được chứa năng của chúng.
+ Các đại phân tử axit nucleic, protein khi ở trong tế bào mới thực hiện chức năng của chúng.
+ Các mô, cơ quan, các hệ cơ quan chỉ thực hiệ được đầy đủ chức năng của chúng khi ở trong cơ
thể.
- Tế bào được xem là đơn vị cơ bản của thế giới sống.
+ Tế bào là đơn ị cấu trúc của các cơ thể sống.
+ Tế bào là đơn vị chức năng vì thể hiện các đặc trưng cơ bản của sự sống: trao đổi chất, sinh
trưởng phát triển, sinh sản, cảm ứng…
Câu 11:
1. Cho các sinh vật: vi khuẩn lam, trùng đế giày, tảo lục, nấm sợi, cây lúa và con người. Mỗi sinh
vật đó được xếp vào các giới nào? Nêu đặc điểm chung của mỗi giới.
2. Kể tên các ngành của giới Thực vật; giới Đọng vật/
Trả lời
1. Các giới và đặc điểm của mỗi giới:
a. Vi khuẩn lam: thuộc giới khởi sinh
Đặc điểm: Sinh vật nhân sơ, đơn bào sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
b. Trùng đế giày và Tảo lục: thuộc giới nguyên sinh.
Đặc điểm: sinh vật nhân thực; đơn bào (trùng đế giày) hoặc đa bào (Tảo lục), sống dị dưỡng (trùng
đế giày…) hoặc tự dưỡng quang hợp (tảo lục…)
c. Cây lúa: giới thực vật
Đặc điểm: nhân thực, đa bào, tự dưỡng quang hợp.
d. Con người: giới Động vật.
Đặc điểm: nhân thực, đa bào, dị dưỡng.
2.Tên các ngày của giới Thực vật và giới Động vật:
* Các ngành của giới Thực vật: Rêu, quyết, hật trần, hạt kín.
* Các ngành của giới Động vật: Động vật không xương sống và động vật có xương sống.
Câu 12:
11
1. Nêu đặc điểm của giới Thực vật? Ngành thực vật nào được xem là tiến hóa nhất? Giải thích.
2. Động vật khác thực vật ở những đặc điểm nào? Vì sao động vật nguyên sinh không xếp vào
giới động vật?
Trả lời:
1. * Đặc điểm của giới thực vật:
- Sinh vật nhân thực, đa bào phân hóa thành nhiều mô và cơ quan khác nhau như rễ, thân, lá, hoa.
- Tế bào có thành xenlulozo, thích nghi với đời sống cố định.
- Thực vật chưa các sắc tố quang hợp (clorophyl), có khả tự dưỡng quang hợp.
* Ngành thực vật được xem là tiến hóa nhất là ngành hạt kín:
- Có hệ mạch rất phát triển thuận lợi đưa chất dinh dưỡng đi nuôi khắp cơ thể.
- Thụ phấn nhờ gió và côn trùng nên không còn phải phụ thuộc vào nước, khả năng thụ phấn cao
hơn, có chọn lọc hơn.
- Thụ tinh kép: Ngoài ra hợp tử còn tạo phôi nhũ giàu chất dinh dưỡng nuôi hợp tử phát triển nên
tỉ lệ nảy mầm, sống sót cao.
- Hạt được bảo vệ trong quả, tránh được các tác động bất lợi của môi trường, phát tán tốt hơn,
phát triển hơn.
2. * Động vật khác thực vật ở những đặc điểm:
- Tế bào khong có thành xenlulozo, không có lục lạp, sống dị dưỡng.
- Động vật có hệ xương và hệ thần kinh nên vận động di chuyển, phản ứng nhanh và thích ứng
cao với điều kiện môi trường.
* Động vật nguyên sinh khong xếp vào giới động vật vì:
- Dộng vật nguyên sinh là cơ thể đơn bào hoặc sống thành tập đoàn nhưng còn đơn giản, động vật
là cơ thể đa bào phức tạp.
- Động vật nguyên sinh có kiểu dinh dưỡng tự dưỡng hoặc dị dưỡng, còn động vật có kiểu dinh
dưỡng là dị dưỡng dạng nuốt.
Câu 13
1. Nêu những đặc giống nhau và khác nhau giữa đông vật nguyên sinh và động vật bậc cao.
2. Tại sao hệ thống là hệ thống mở và tự điều chỉnh? Nêu ví dụ?
Trả lời:
1. * Giống nhau:
- Cấu tạo: được cấu tạo từ tế bào nhan thực, không có thành xenlulozo, không có lục lạp.
- có khả năng vận động , sống dị dưỡng.
* Khác nhau:
Nội dung phân biệt Động vật nguyên sinh Động vật bậc cao
- Cấu tạo Đơn bào Đa bào phức tạp
- Vân động Bằng lông hoặc roi Hệ xương và hệ cơ
- Hệ thần kinh Chưa có Phát triển thích ứng cao với
những biến đổi của môi
trường
2. * Hệ sống là một hệ thống mở vì sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất
và năng lượng với môi trường. Sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần
làm biến đổi môi trường.
Ví dụ: Thực vật sủ dụng CO2 cho quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ và tham gia hô hấp
trả lại CO2 cho môi trường.
* Mọi cấp tổ chức sống đều có cơ chế tự điều chỉnh để dùy trì cân bằng động giúp tổ chức đó
tồn tại và phát triển.
Ví dụ: Ở cơ thể động vật có cơ chế cân bằng nội môi đảm bảo duy trì ổn định môi trường bên
trong; trong quần thể, khi mật độ tăng lên qua cao, nguồn thức ăn khan hiếm, cạnh tranh gay gắt
giữa các cá thể trong quần thể làm cho nhiều cá thể bị chết hoặc di cư đi nơi khác làm mật độ
quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng.
Câu 14:
1. Nêu những điểm khác nhau giữa vi khuẩn cổ và vi khuẩn?
12
2. Cho biết sự khác nhau giữa hệ hô hấp của động vật không xương sống và động vật có xương
sống?
Trả lời:
1. Những điểm khác nhau giữa vi khuẩn cổ và vi khuẩn:
- Thành tế bào không có peptidoglycan.
- Trong hệ gen chưa các đoạn intron.
- Thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt như ở nhiệt độ 100C
2. Sự khác nhau giữa hệ dô hấp của động vật không xương sống và động vật có xương sống:
Động vật không xương sống Động vật có xương sống
Thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí Bằng mang hoặc bằng phổi
Câu 15:
1. Phân biệt giới Khởi sinh và giới Nguyên sinh.
2. Vì sao Nấm được tách ra khỏi giới Thực vật.
3. Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cở bản của sự sống.
4. Những điểm khác biệt giữa động vật có xương sống và động vật không xương sống.
Trả lời:
1.- Giới Khởi sinh gồm những sinh vật đơn bào nhân sơ; giới Nguyên sinh gồm những sinh vật
đơn bào hoặc đa bào nhân thực.
- Giới Khởi sinh gồm các nhóm vi khuẩn; giới Nguyên sinh gồm thực vật nguyên sinh, động vật
nguyên sinh, nấm nhầy.
2.- Thành tế bào của nấm có chứa kitin
- Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
- Tế bào không chưa lục lạp.
- Sinh sản bằng bào tử, một số nảy chồi, phân cách.

Phần II: SINH HỌC TẾ BÀO


Chương I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC

I. Các nguyên tố hóa học:


- Thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học.
- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 96%.
- Nguyên tố C có vai trò đặc biệt quang trọng vì có thể tạo 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác
tạo sự đa dạng các pt hữu cơ.
- Căn cớ vào hàm lượng các nguyên tố trong cơ thể sống.
+ Nguyên tố đại lượng (Có hàm lượng ≥ 0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo nên các đại
phân tử hữu cơ (protein, cacbohidrat, lipit, axitnucleic) và vô cơ để cấu tạo nên tế bào, tham gia các hoạt
động sinh lí của tế bào. Bao gồm các nguyên tố như C, H, O, N, Ca, S, Mg …
+ Nguyên tố vi lượng (Có hàm lượng ≤0,01% khối lượng chất khô): Là thành phần cấu tạo nên các enzim,
hoocmon, điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào. Bao gồm các nguyên tố như Cu, Fe, Mn, Co, Zn…
+ Nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không thể thiếu. Ví dụ :Iot, Mo

II. Nước và vai trò của nước trong tế bào:


1. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước:
- Cấu tạo: gồm 1 nguyên tử Ôxi và 2 nguyên tử Hiđrô, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
- CTHH: H2O
- Đặc tính lý hóa của nước: do đôi điện tử chung bị kéo về phía Ôxi nên phân tử nước có 2 đầu tích điện
trái dấu nên phân tử nước có tính phân cực, các phân tử nước này hút phân tử kia(bằng lk hydro) và hút các
phân tử khác nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sống.
2. Vai trò của nước đối với tế bào:
- Nước tồn tại dạng tự do và dạng liên kết
13
- Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào nên có vai trò quang trọng
- Nước là thành phần chủ yếu của mọi cơ thể sống.
- Nước là dung môi hòa tan các chất cần thiết cho cơ thể sống.
- Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
- Ổn định nhiệt độ cho TB.
- Tham gia các phản ứng sinh hóa: nguyên liệu cho quá trình quang hợp.

ÔN TẬP
Câu 1. Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết
lại tìm xem ở đó có nước hay không?
Vì có nước mới có sự sống:
- Nước là thành phần cấu tạo tế bào, qui định hình dạng của tế bào.
- Nước là dung môi hòa tan các chất.
- Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
- Nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp
- Giúp ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.
Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa các chất để
duy trì sự sống.
Câu 2. Tại sao chúng ta cần ăn nhiêu loại thức ăn khác nhau ?
- Do cơ thể chúng ta cần nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau-->Nếu ăn nhiều loại thức ăn khác nhau sẽ
có sự đa dạng về các chất dinh dưỡng-->cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ các loại nguyên tố cần thiết.
- Ngoài ra,ăn nhiều loại thức ăn sẽ đem lại cảm giác ngon miệng.
Câu 3. Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Từ đó giải thích các hiện
tượng sau:
+ Tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?
+ Tại sao nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài được?
– Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng
hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái
dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực.
– Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước,
chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu
hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt lò xo,
trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên
mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước.
– Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước liên tục trên
mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
Câu 4. Trình bày cấu trúc hóa học của nước và vai trò của nước trong tế bào
a. Cấu trúc hóa học của nước
- Cấu tạ: gồm 1 nguyên tử Ôxi và 2 nguyên tử Hiđrô, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
- Do đôi điện tử chung bị kéo về phía Ôxi nên phân tử nước có tính phân cực, các phân tử nước này hút
phân tử kia và hút các phân tử khác nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sống.
b. Vai trò của nước trong tế bào
- Nước là thành phần cấu tạo tế bào, qui định hình dạng của tế bào.
- Nước là dung môi hòa tan các chất.
- Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
- Nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp
- Giúp ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.
- Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa các chất
để duy trì sự sống.
Câu 5. Đưa TB sống vào ngăn đá của tủ lạnh có hậu quả gì?
- Nước trong TB sẽ đóng băng làm tăng thể tích và tinh thể nước sẽ phá vỡ thành TB, TB sẽ bị chết
Câu 6. Vì sao cacbon là nguyên tố quan trọng tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ?
14
- Vì lớp vỏ electron ngoài cùng có 4 e vì vậy nguyên tử C có thể cùng lúc lien kết với 4 liên kết cộng hóa
trị với nguyên tử C khác và với nguyên tử khác tạo ra 1 số lượng lớn các phân tử hữu cơ khác nhau.\

Bài 4: CACBÔHĐRAT VÀ LIPIT

I. Cacbôhiđrat: (Đường)
1. Cấu trúc hóa học:
- Cacbôhiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố: C, H, O.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: gồm nhiều đơn phân liên kết lại với nhau.
- Đơn phân là các loại đơn đơn 6 cacbon: glucozo, galactozo, fructozo.
* Cacbôhiđrat có 3 loại:
- Đường đơn: được cấu tạo gồm 1 đơn phân. Ví dụ: glucozo, galactozo, fructozo
- Đường đôi:được cấu tạo từ 2 đơn phân liên kết với nhau. Ví dụ: Saccarôzơ, lactôzơ, Mantôzơ,…
- Đường đa: được cấu tạo từ 3 đơn phân trở lên liên kết với nhau. Ví dụ: Tinh bột, Glicôgen, Xenlulôzơ,
kitin
- Các đơn phân trong phân tử đường đa liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit.
2. Chức năng:
- Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và cơ thể, đường đa.
Ví dụ: Lactozo (sữa), glicogen nguồn dữ trữ ngắn hạn ở động vật, tinh bột nguồn dự trữ ở thực vật
- Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể.
Ví dụ:
+ Xenlulozo thành TB thực vật
+ Kitin thành nấm
- Cacbohidrat liên kết với Protein tạo nên các phân tử glicoprotein cấu tạo nên các thành phần khác nhau
của tế bào.
II. Lipit
1. Đặc điểm chung:
- Là hợp chất hữu cơ không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ (benzen, ete...).
- Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Thành phần cấu tạo rất đa dạng, gồm 2 loại:
+ Lipit đơn giản: dầu, mỡ, sáp,...
+ Lipit phức tạp: photpholipid, steroit, Sắc tố và vitamin
2. Các loại Lipit
a. Mỡ:
- Cấu tạo từ 1 phân tử glixerol ( rượu 3 cacbon) và 3 acid béo ( 16-18C) liên kết với nhau bằng LK este
- Nếu gốc acid béo là no thì gọi là mỡ, đặc, có ở động vật, không tốt cho sức khỏe, nếu ăn nhiều sẽ có nguy
cơ sơ vữa động mạch.
- Nếu acid béo không no thì gọi là dầu, lỏng, có ở thực vật và một số loài cá, tốt cho sức khỏe.
- Chức năng: dự trữ năng lượng cho TB và cơ thể, giữ nhiệt cho cơ thể.
b. Photpholipid:
- Gồm 1 phân tử rượu glixerol liên kết với 2 acid béo và 1 nhóm photphat.
- Chức năng cấu tạo màng sinh chất của TB.
c. Steroit:
- Cấu tạo từ các nguyên tố kết vòng
- Cấu tạo nên màng sinh chất: colesteron
- Hocmon giới tính: owsstrogen, testosteron.
d. Sắc tố và vitamin
- Carotenoit và một số vitamin ( trừ VTM C) cũng được cấu tạo từ lipit.

ÔN TẬP

15
Câu 3. Vì sao khi đói lả (hạ đường huyết) người ta cho uống nước đường thay vì ăn các loại thức ăn
khác?
- Hạ đường huyết là một cụm từ dùng để chỉ sự giảm lượng đường trong máu dưới mức bình thường
(đường ở đây muốn ám chỉ là loại đường glucozơ và mức bình thường được quy định từ 3,9-6,4 mmol/lít,
hay là 0,1%).
- Trong máu, đường glucozơ được đưa đi đến khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tổ chức bảo đảm cho sự sống
bình thường của con người.
- Glucozơ là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và
cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ, khi đường huyết bị thấp hơn bình thường (hạ đường huyết) sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người.
- Vì vậy khi đói lả (hạ đường huyết) người ta phải uống nước đường (đặc biệt nước mía, nước hoa quả)
thay vì ăn các loại thức ăn khác để bổ sung và cân bằng lượng đường trong máu.
Câu4. Đường đôi là gì? Kể tên các loại đường đôi? Đường đa là gì? Có những loại đường đa nào?
- Đường đôi gồm 2 phân tử đường đơn cùng loại hay khác loại (glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ) liên kết với
nhau (nhờ liên kết glicôzit khi đã loại đi một phân tử nước), có vị ngọt và tan trong nước.
Ví dụ:
+ Phân tử glucôzơ liên kết với phân tử fructôzơ tạo thành đường saccarôzơ.
+ Phân tử galactôzơ liên kết với phân tử glucôzơ tạo thành đường lactôzơ.
+ 2 phân tử đường glucôzơ liên kết với nhau tạo thành đường mantozơ.
- Đường đa (hay pôlisaccarit) gồm rất nhiều phân tử đường đơn lien keetss lại với nhau và loại nước tạo
thành các pôlisaccarit là các phân tử mạch thẳng (như xenlulôzơ) hay mạch phân nhánh (như tinh bột thực
vật hay glicôgen động vật).
+ Xenlulôzơ do rất nhiều đơn phân glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết glicôzit.
+ Tinh bột và glicôgen cũng được hình thành từ rất nhiều các đơn phân là glucôzơ liên kết với nhau thành
một phân tử có cấu trúc phân nhánh.
Câu 5. Lipit là gì? Kể tên một số loại lipit chính và nêu chức năng của chúng?
- Lipit là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, este, …
- Một số loại lipit chính và chức năng của chúng:
* Mỡ, dầu: được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3C) liên kết với 3 axit béo. + Chức
năng chính của chúng là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
+ Một gam mỡ có thể cho một lượng năng lượng nhiều gấp đôi so với một gam tinh bột.
* Phôtpholipit: cấu tạo từ một phân tử glixêrol liên kết với 2 phân tử axit béo và một nhóm phôtphat.
Phôtpholipit có chức năng chính là cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
* Một số chất có bản chất là Stêrôit như colesterôn tham gia cấu tạo màng tế bào, testostêrôn và ơstrôgen
là hoocmôn giới tính.
* Sắc tố và vitamin: tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể.
Câu 6. Nêu cấu tạo và chức năng của mỡ?
- Cấu tạo của mỡ: gồm 1 phân tử glixêrol (một loại rượu 3C) liên kết với 3 axit béo (mỗi axit béo thường
từ 16-18 nguyên tử C)
+ Mỡ ở động vật chứa các axít béo no nên thường có dạng đặc.
+ Mỡ ở thực vật và 1 số loại cá chứa các axít béo không no nên thường có dạng lỏng.
- Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho một lượng
năng lượng nhiều gấp đôi so với một gam tinh bột.
Câu 7. Dầu mỡ khác nhau ở điểm cấu tạo, trạng thái như thế nào? Tại sao người già không nên ăn
nhiêu mỡ?
+ Mỡ động vật : A. béo no.
+ Dầu thực vật : A. béo không no.
- Người già không nên ăn nhiều mỡ vì mỡ là axít béo no, khi ăn quá nhiều dẫn đến bi mắc chứng bệnh sơ
vữa động mạch.
Câu 8. Nêu sự giống nhau và khác nhau cơ bản của xenlulôzơ và glicôgen vê cấu trúc?
- Giống nhau: đều có đơn phân là glucozơ
- Khác nhau:
16
+ Trong cấu trúc phân tử tinh bột, các đơn phân lien kết nhau bởi liên kết glicôzit tạo ra cấu trúc mạch
nhánh.
+ Trong cấu trúc phân tử xelulozơ, các đơn phân lien kết nhau bởi liên kết glicôzit tạo ra cấu trúc mạch
thẳng.
Câu 9. Hãy phân biệt cacbohydrat và lipit?

Cacbohydrat Lipit
- Cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố: C:H:O = - Cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố: C:H:O khác
1:2:1 1:2:1
- Tan trong nước - Không tan trong nước
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân - Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Đơn phân là các loại đơn đơn 6 cacbon: - Không có đơn phân
glucozo, galactozo, fruttozo - Gồm 2 loại: lipit đơn giản, lipit phức tạp.
-Gồm 3 loại: đường đơn, đường đôi, đường đa.
- Dễ phân hủy tạo năng lượng - Khó phân hủy tạo năng lượng

Bài 5: PRÔTÊIN
I. Cấu trúc của Prôtêin:
- Pro là phân tử hữu cơ quan trọng và đa dạng nhất.
- Prôtêin có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin. Có khoảng 20 loại axit amin tham
gia cấu tạo Prôtêin.
- Cấu tạo 1 aa:
+ R: hydrocacbua
+ COOH: cacboxyl
+ NH2: amin
- KL: 110đvC, KT 3A0
- Các phân tử Prôtêin đa dạng và đặc thù về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin.
1. Cấu trúc bậc 1
- Là một chuỗi pôlipeptit do các axitamin liên kết với nhau bằng lk peptit tạo thành.
- Mạch thẳng
- LK: peptit
2. Cấu trúc bậc 2
- Cấu trúc bậc 2 là do chuỗi polipeptit co xoắn (dạng α) hoặc gấp nếp (dạng β) tạo thành.
- LK: peptit, hydro
3. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
- Cấu trúc bậc 3: Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn hình thành cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng gọi là
cấu trúc bậc 3.
- Cấu trúc bậc 4: Do 2 hay nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại tạo thành.
- LK: peptit, hydro, ion, di sunfit..
- Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ pH,…có thể phá hủy các cấu trúc không gian 3 chiều của
phân tử Prôtêin làm chúng mất chức năng sinh học, còn gọi là hiện tượng biến tính của phân tử Prôtêin.
II. Chức năng của Prôtêin:
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
Ví dụ: Côlagen  mô liên kết.
- Dự trữ các axit amin.
Ví dụ: Prôtêin sữa,…
- Vận chuyển các chất.
Ví dụ: Hêmôglôbin
- Bảo vệ cơ thể.
Ví dụ: kháng thể
- Thu nhận thông tin.
17
Ví dụ: các thụ thể trong tế bào.
- Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh.
Ví dụ: các Enzim.
ÔN TẬP
Câu 1. Trong đó cấp bậc nào là quan trọng nhất?
- Cấu trúc bậc 1: Là trình tự sắp xếp đặc thù của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
Câu 2. Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng.
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Ví dụ: Côlagen  mô liên kết.
- Dự trữ các axit amin. Ví dụ: Prôtêin sữa,…
- Vận chuyển các chất. Ví dụ: Hêmôglôbin
- Bảo vệ cơ thể. Ví dụ: kháng thể
- Thu nhận thông tin. Ví dụ: các thụ thể trong tế bào.
- Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh. Ví dụ: các Enzim.
Câu 3. Phân biệt axit amin, polypeptit và protein
- Axit amin là đơn phân của phân tử protein
- Polypeptit là chuỗi gồm nhiều axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit.
- Protein là phân tử hữu cơ.
Câu 4. Tại sao một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 1000C mà
prôtêin của chúng lại không bị hỏng?
- Khi nhiệt độ môi trường quá cao có thể phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng
mất chức năng (hiện tượng biến tính của prôtêin).
- Một số vi sinh vật sống được ở trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100 0 C mà prôtêin của chúng lại
không bị hỏng do prôtêin của các loại sinh vật này có cấu trúc đặc biệt nên không bị biến tính khi ở nhiệt
độ cao.
Câu 5. Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
- Các prôtêin khác nhau từ thức ăn sẽ được tiêu hoá nhờ các enzim tiêu hoá và sẽ bị thuỷ phân thành các
axit amin không có tính đặc thù và sẽ được hấp thụ qua ruột vào máu và được chuyển đến tế bào để tạo
thành prôtêin đặc thù cho cơ thể chúng ta.
- Nếu prôtêin nào đó không được tiêu hoá xâm nhập vào máu sẽ là tác nhân lạ và gây phản ứng dị ứng
(nhiều người bị dị ứng với thức ăn như tôm, cua, ba ba…, trường hợp cấy ghép mô lạ gây phản ứng bong
miếng ghép…)
- Chế độ dinh dưỡng các axit amin không thay thế (cơ thể không tự tổng hợp được phải lấy từ thức ăn hàng
ngày) do đó để phòng tránh suy dinh dưỡng (nhất là đối với trẻ em) nhất thiết là phải cung cấp đầy đủ
lượng axit amin không thay thế (như trứng, sữa, thịt các loại…).
Câu 6. Nêu chức năng của prôtêin?
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Chúng đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc
biệt là hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao. Ví dụ: côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết, histon
tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể....
- Vận chuyển các chất. Một số prôtêin có vai trò như những “xe tải” vận chuyển các chất trong cơ thể. Ví
dụ: hêmôglôbin...
- Bảo vệ cơ thể. Ví dụ: các kháng thể (có bản chất là prôtêin) có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác
nhân gây bệnh...
- Thu nhận thông tin. Ví dụ: các thụ thể trong tế bào...
- Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. Ví dụ: các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác cho các
phản ứng sinh học...
- Điều hoà quá trình trao đổi chất. Các hoocmôn - phần lớn là prôtêin – có chức năng điều hoà quá trình
trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể. Ví dụ: insulin điều hoà lượng đường trong máu...
- Vận động. Nhiều loại prôtêin tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể. Ví dụ: miozin trong
cơ, các prôtêin cấu tạo nên đuôi tinh trùng...
- Dự trữ. Lúc thiếu hụt cacbohiđrat và lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin dự trữ cung cấp năng lượng cho
tế bào và cơ thể hoạt động. Ví dụ: albumin, cazêin, prôtêin dự trữ trong các hạt của cây
- Sự đa dạng của cơ thể sống do tính đặc thù và tính đa dạng của prôtêin quyết định.
18
Câu 7. Nêu điểm khác nhau chính trong các bậc cấu trúc của prôtêin?
Người ta phân biệt 4 bậc cấu trúc của prôtêin:
- Cấu trúc bậc một: Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc
bậc một của prôtêin thực chất là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trên chuỗi pôlipeptit. Cấu
trúc bậc một thể hiện tính đa dạng và đặc thù của prôtêin qua số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của
các axit amin.
- Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit co xoắn α hoặc gấp nếp β tạo nên nhờ các liên kết hiđrô giữa các axit
amin trong chuỗi với nhau tạo nên cấu trúc bậc 2.
- Cấu trúc bậc ba: là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều, do xoắn bậc 2 cuộn xếp theo
kiểu đặc trưng cho mỗi loại prôtêin, tạo nên khối hình cầu).
- Cấu trúc bậc bốn: khi prôtêin có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit (cùng loại hay khác loại) phối hợp với nhau
để tạo nên phức hợp prôtêin lớn hơn thì tạo nên cấu trúc bậc bốn của prôtêin. Các chuỗi pôlipeptit liên kết
với nhau nhờ các liên kết yếu như liên kết hiđrô.
Chỉ cần cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị hỏng (do nhiệt độ cao, độ pH,...) là prôtêin đã mất chức
năng sinh học (hiện tượng biến tính của prôtêin).
Câu 8. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đêu được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng
khác nhau vê rất nhiêu đặc tính. Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do
đâu? Do:
+ Các loại protein cấu tạo tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn khác nhau.
+ Sự khác nhau của các loại protein trên là do sự khác nhau về thành phần, số lượng, trật tự sắp xếp các
axit amin.
Câu 9. Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng?
- Collagen và elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chằng, gân. Kêratin tạo nên cấu trúc
của da, lông, móng.
- Hoocmôn insulin và glucagon do tế bào đảo tụy thuộc tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa hàm lượng
đường glucô trong máu.
- Các enzim thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, enzim amylaza trong nước bọt phân giải tinh bột,
enzim pepsin phân giải prôtêin, enzim lipaza phân giải lipit.
- Huyết sắc tố hêmôglôbin có chứa trong hồng cầu có vai trò vận chuyển ôxy và cacbônic trong máu...
Câu 10. Tại sao khi nấu riêu cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng?
- Khi giã, các tế bào bị vỡ giải phóng protein hòa tan trong nước.
- Khi nấu canh, protein gặp nhiệt độ cao sẽ thay đổi cấu hình không gian, tức là prôtein bị biến tính.
- Nấu canh cua làm kết tủa prôtêin, đó là hiện tưong đông tụ protein (là một dạng của biến tính). Chính
điều này gây ra hiện tượng đóng mảng.
Câu 11. Trình bày vai trò của phân tử prôtêin đối với tế bào. Phân tử prôtêin có thể bị biến tính
trong những điêu kiện môi trường nào?
a. Vai trò:
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
Ví dụ : Côlagen  mô liên kết.
- Dự trữ các axit amin.
Ví dụ: Prôtêin sữa,…
- Vận chuyển các chất.
Ví dụ : Hêmôglôbin
- Bảo vệ cơ thể.
Ví dụ : kháng thể
- Thu nhận thông tin.
Ví dụ : các thụ thể trong tế bào.
- Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh.
Ví dụ : các Enzim.
b. Phân tử prôtêin có thể bị biến tính trong những điều kiện môi trường là: nhiệt độ cao, PH,
Câu 12. Kể tên các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin?

19
Các loại liên kết hóa học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin:
- Liên kết peptit hình thành giữa 2 axit amin. Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên
chuỗi pôlipeptit tạo nên cấu trúc bậc 1 của prôtêin.
- Liên kết hiđrô. Cấu trúc bậc 2 của prôtêin được giữ vững nhờ liên kết hiđrô giữa các axit amin ở gần
nhau.
- Liên kết kỵ nước. Khi các gốc kỵ nước (ví dụ gốc -CH3 của các axit amin) ở gần nhau, giữa chúng hình
thành lực hút, đó là lực hút kỵ nước tạo nên liên kết kỵ nước.
- Liên kết đisunphua (-S-S-), góp phần hình thành cấu trúc bậc 3 và bậc 4 của prôtêin.

Bài 6: AXIT NUCLEIC ( Axit nhân)


I. Axit Đêôxiribô Nuclêic ( ADN)
1. Cấu trúc của ADN:
a.Cấu trúc hóa học
- Phân tử ADN có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit có cấu tạo
gồm 3 thành phần:
+ Đường Đêôxiribô (Pentôzơ): C5H10O4.
+ Nhóm Phôtphat: H3PO4
+ Bazơ Nitơ: A, T, G, X.
- Các loại Nu khác nhau về bazo nito. Gọi tên các Nu theo tên của bazo nito.
- Có 4 loại nuclêôtit tương ứng với 4 loại bazơ nitơ: A, T, G, X.
- 1 Nu ló L = 3,4 A0, M = 300 đvC
- Các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste tạo thành chuỗi polinucleotit.

b.Cấu trúc không gian của ADN:


- Theo Watson và Crick: ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit song song và ngược chiều nhau, các nucleotit đối
diện liên kết với nhau bằng các liên kết Hiđrô ( A lk T bằng 2 lk hidro, G lk X bằng 3 lk hidro ).
- Hai chuỗi pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ như
một thang dây xoắn:
+ Bậc thang là bazo nito.
+ Tay vịn là các phân tử đường, photphat.
+ 1 chu kì xoắn là 10 cặp Nu, có chiều dài là 34 A0.
+ Đường kính vòng xoắn là 20 A0.
- Phân tử ADN vừa có tính đa dạng và vừa có tính đặc thù.
- Phân tử ADN vừa có tính linh hoạt và vừa có tính bền vững.
- Gen là một đoạn phân tử ADN, trong đó trình tự nuclêôtit trên ADN qui định cho một sản phẩm nhất định
(Prôtêin hay ARN).
- ADN của TB nhân sơ: ADN dạng vòng.
- ADN của TB nhân thực: ADN dạng thẳng.

2. Chức năng của ADN:


- ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền (TTDT).
+ TTDT được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và thật tự sắp xếp của các Nu.
+ ADN được cấu tạo 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên TTDT được bảo quản rất chặt chẽ. Nếu có sai
sót sẽ có hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.
+ TTDT trên phân tử ADN truyền từ TB này sang TB khác nhờ quá trình nhân đôi, TTDT trên ADN truyền
cho ARN, Pro.

II. Axit Ribô Nuclêic:


1. Cấu trú c của ARN:
- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là nuclêôtit. Có 4 loại Nu: A, U, G, X
- Cấu tạo 1 Nu:
+ Đường Ribo (Pentôzơ): C5H10O5.
20
+ Nhóm phôtphat: H3PO4
+ Bazơ nitơ: A, U, G, X
- Các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste tạo thành chuỗi polinucleotit.

2. Các loại ARN


a. ARN thông tin (mARN):
- Có cấu tạo gồm một chuỗi pôlinuclêôtit, mạch thẳng.
- Có trình tự Nu đặc biệt để Riboxom nhận biết chiều TTDT để dịch mã.
- Chiếm 5 – 10%
- Truyền thông tin di truyền từ ADN  riboxom
- Làm khuôn cho quá trình dịch mã.
b. ARN riboxom (rARN):
- Có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng liên kết với nhau tạo nên các vùng xoắn kép cục bộ.
- Kết hợp protein hình thành riboxom, nơi dịch mã pro.
- Chiếm 70 – 80%
c. ARN vận chuyển (tARN):
- Cấu tạo gồm 3 thùy, trong đó có 1 thùy mang bộ ba đối mã, 1 thùy gắn với a.a, 1 thùy tự do.
- Vận chuyển aa tới Riboxom.
- Người phiên dịch: dịch thông tin dưới dạng trình tự Nu trên ADN thành trình tự aa trong pt protein.
- Chiếm 10 – 20%

ÔN TẬP

Câu 1. Nêu cấu trúc và chức năng của ADN?


a. Cấu trúc của ADN:
*.Cấu trúc hóa học
- Phân tử ADN có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit có cấu tạo
gồm 3 thành phần:
+ Đường Đêôxiribô (Pentôzơ): C5H10O4.
+ Nhóm Phôtphat: H3PO4
+ Bazơ Nitơ: A, T, G, X.
- Các loại Nu khác nhau về bazo nito. Gọi tên các Nu theo tên của bazo nito.
- Có 4 loại nuclêôtit tương ứng với 4 loại bazơ nitơ: A, T, G, X.
- 1 Nu ló L = 3,4 A0, M = 300 đvC
- Các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste tạo thành chuỗi polinucleotit.
*. Cấu trúc không gian của ADN:
- Theo Watson và Crick: ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit song song và ngược chiều nhau, các nucleotit đối
diện liên kết với nhau bằng các liên kết Hiđrô ( A lk T bằng 2 lk hidro, G lk X bằng 3 lk hidro ).
- Hai chuỗi pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ như
một thang dây xoắn:
+ Bậc thang là bazo nito.
+ Tay vịn là các phân tử đường, photphat.
+ 1 chu kì xoắn là 10 cặp Nu, có chiều dài là 34 A0.
+ Đường kính vòng xoắn là 20 A0.
- Phân tử ADN vừa có tính đa dạng và vừa có tính đặc thù.
- Phân tử ADN vừa có tính linh hoạt và vừa có tính bền vững.
- Gen là một đoạn phân tử ADN, trong đó trình tự nuclêôtit trên ADN qui định cho một sản phẩm nhất định
(Prôtêin hay ARN).
- ADN của TB nhân sơ: ADN dạng vòng.
- ADN của TB nhân thực: ADN dạng thẳng.
b. Chức năng của ADN:
- ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền (TTDT).
21
+ TTDT được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và thật tự sắp xếp của các Nu.
+ ADN được cấu tạo 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên TTDT được bảo quản rất chặt chẽ. Nếu có sai
sót sẽ có hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.
+ TTDT trên phân tử ADN truyền từ TB này sang TB khác nhờ quá trình nhân đôi, TTDT trên ADN truyền
cho ARN, Pro.

Câu 2. Nêu cấu trúc và chức năng của ARN?


a. Cấu trúc của ARN:
Đơn phân là nuclêôtit, gồm có 3 thành phần:
+ Đường Pentôzơ: C5H10O5.
+ Nhóm phôtphat: H3PO4
+ Bazơ nitơ: A, U, G, X
 Có 4 loại đơn phân: A, U, G, X
* mARN: Có cấu tạo gồm một chuỗi pôlinuclêôtit, mạch thẳng.
* rARN: Cấu tạo gồm một chuỗi pôlinuclêôtit.
* tARN: Cấu tạo gồm 3 thùy, có những đoạn 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ
sung.

b. Chức năng của ARN:


- mARN: truyền thông tin từ AND đến ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp nên Prôtêin.
- rARN: cùng với prôtêin tạo nên ribôxôm, là nơi tổng hợp nên prôtêin.
- tARN: vận chuyển axit amin tới ribôxôm và làm nhiệm vụ dịch thông tin dưới dạng trình tự các nuclêôtit
trên AND thành trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.

Câu 3. Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và cho biết liên kết giữa các nuclêôtit là gì?
Điểm khác nhau giữa các nuclêôtit là gì?
- ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nuclêôtit.
- Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần là đường đêôxiribôzơ, nhóm phôtphat và bazơ nitơ. Có 4 loại
nuclêôtit là A, T, G, X, chúng phân biệt nhau về bazơ nitơ nên người ta gọi tên của các nuclêôtit theo tên
của các bazơ nitơ ( A = Ađênin, T = Timin, G = Guanin và X = Xitôzin).
- Các nuclêôtit trên một mạch liên kết với nhau bằng liên kết phôtphođieste tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit.
- Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A của mạch này
liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này liên kết với X của mạch kia
bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại).
- Các liên kết phôtphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit là các liên kết bền vững, chỉ những
tác nhân đột biến có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng tới liên kết này do đó liên kết
phôtphodieste giữ cho phân tử ADN sự bền vững nhất định. Ngược lại, liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng
ADN có rất nhiều liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính linh hoạt này mà các
enzim có thể sữa chữa các sai sót về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.

Câu 4. Dựa vào cơ sở khoa học nào mà người ta có thể xác định mối quan hệ huyết thống giữa 2
người, xác định nhân thân các hài cốt hay truy tìm dấu vết thủ phạm thông qua việc phân tích ADN?
- Rất khó có trường hợp 2 người khác nhau (không có quan hệ huyết thống) lại có cấu trúc ADN hoàn toàn
giống nhau (xác suất trùng hợp chỉ xảy ra 1 trên 200 triệu lần). Dựa vào tính chất này mà kĩ thuật phân tích
ADN đã ra đời và nó đã có những ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn.
- Các nhà khoa học có thể dựa vào ADN để truy tìm thủ phạm, xác định huyết thống, xác định nhân thân
của các hài cốt... Ví dụ, người ta có thể tách ADN từ một sợi tóc còn sót lại trên hiện trường vụ án rồi so
sánh ADN này với ADN của một loạt những người bị tình nghi. Nếu người tình nghi có ADN giống với
ADN lấy từ sợi tóc để lại trên hiện trường thì có thể người đó có liên quan đến vụ án. Tương tự như vậy,
người ta có thể xác định một đứa bé có phải là con của người này hay người kia nhờ vào sự giống nhau về
ADN giữa con và bố.

22
Câu 5. Chứng minh trong ADN, cấu trúc phù hợp với chức năng?
Chức năng của ADN là bảo quản, lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. ADN có cấu trúc phù hợp để
thực hiện chức năng của nó.
- Đầu tiên xét chức năng của ADN là bảo quản, lưu trữ thông tin di truyền nên nó phải thật bền vững. ADN
cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nuclêôtit, các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết
phôtphođieste tạo thành chuỗi pôlynuclêôtit.
- Các liên kết phôtphodieste giữa các nuclêôtit trong chuỗi pôlinuclêôtit là các liên kết bền vững, chỉ những
tác nhân đột biến có cường độ mạnh mới có thể làm ảnh hưởng tới liên kết này do đó liên kết
phôtphodieste giữ cho phân tử ADN sự bền vững nhất định giúp nó bảo quản và lưu trữ tốt thông tin di
truyền.
- Mặt khác, các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (A của
mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại; G của mạch này liên kết với X
của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại). Liên kết hiđrô là liên kết yếu nhưng ADN có rất nhiều
liên kết hiđrô nên ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, chính nhờ tính linh họat này mà các enzim có thể sữa
chữa các sai sót về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
- ADN phiên mã tạo ra ARN, nhờ đó mà thông tin di truyền được truyền đạt từ ADN tới prôtêin theo sơ đồ
ADN → ARN → prôtêin.
- Liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit của 2 mạch đơn làm cho ADN vừa bền vững vừa linh hoạt, tính bền
vững giúp nó bảo quản, lưu trữ thông tin di truyền tốt còn tính linh hoạt giúp cho 2 mạch đơn của nó dễ
dàng tách nhau ra trong quá trình tái bản (truyền đạt thông tin di truyền giữa các thế hệ tế bào và cơ thể) và
phiên mã (truyền đạt thông tin di truyền từ ADN tới prôtêin để biểu hiện thành tính trạng cơ thể).
- Mặt khác, nhờ nguyên tắc bổ sung mà thông tin di truyền được sao chép một cách chính xác nhất, hạn
chế tới mức tối thiểu những sai sót, đảm bảo truyền đạt thông tin chính xác.
- Ngoài ra, nguyên tắc cấu trúc đa phân làm cho ADN vừa đa dạng lại vừa đặc thù. Mỗi loại ADN có cấu
trúc riêng, phân biệt với nhau ở số lượng, thành phần, trật tự các nuclêôtit. Tính đa dạng và đặc thù của
ADN là cơ sở hình thành tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
Câu 6. Tại sao ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng?
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nuclêôtit. Số lượng, thành phần, trình tự sắp
xếp của các nuclêôtit làm cho ADN vừa đa dạng lại vừa đặc trưng.
- Ngoài ra, cấu trúc không gian khác nhau của các dạng ADN cũng mang tính đặc trưng.
Câu 7. So sánh cấu trúc hoá học của ADN và mARN.
a. Giống nhau:
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- Đơn phân là: Nucleotit
- 1 đơn phân gồm 3 thành phần:
+ Đường Pentôzơ.
+ nhóm Phôtphat (H3PO4)
+ Bazơ Nitơ.
- Các Nu liên kết nhau bằng liên kết hóa trị tạo ra 1 mạch poliNu.
- Sự khác nhau về thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các Nu làm cho chúng có tính đa dạng và đặc thù.
b. Khác nhau:

ADN mARN
- Mỗi nuclêôtit gồm 3 thành phần: - Mỗi nuclêôtit gồm có 3 thành phần:
+ Đường Pentôzơ (C5H10O4). + Đường Pentôzơ: C5H10O5.
+ nhóm Phôtphat (H3PO4) + Nhóm phôtphat : H3PO4
+ Bazơ Nitơ: A, T, G, X. + Bazơ nitơ: A, U, G, X
- Có 4 loại đơn phân: A, T, G, X - Có 4 loại đơn phân: A, U, G, X
- Gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau - Gồm Cấu tạo gồm một chuỗi pôlinuclêôtit.
bằng các liên kết Hiđrô giữa các bazơ nitơ của
các nuclêôtit. - Không có liên kết hydro
- Có liên kết hydro - Khối lượng, kích thước nhỏ.
23
- Khối lượng, kích thước lớn.
Câu 8. Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót vê trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc
điểm nào vê cấu trúc ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nói trên?
- Đặc điểm về cấu trúc ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót là do 2 mạch của phân tử ADN liên kết
với nhau bằng liên kết hydro theo nguyên tắc bổ sung; A liên kết với T = 2 liên khết hydro, G liên kết với
X = 3 liên khết hydro.
- Nếu 1 mạch sai, mạch còn lại sẽ làm khuôn để sửa sai.

Câu 9. Tại sao cũng chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và
kích thước rất khác nhau?Vì:
- Tất cả các sinh vật trên trái đất đều sử dụng 4 loại Nu để ghi thông tin di truyêng trên ADN.
- 4 loại Nu có vô số trình tự sắp xếp khác nhau, số lượng cũng như thành phần của các phân tử ADN cũng
khác nhau.
- 1 đoạn ADN có số lượng, thành phần, trật tự các Nu nhất định tạo nên 1 gen qui định 1 loại protein.
- Vô số gen khác nhau sẽ tạo ra vô số pro khác nhau sẽ tạo ra tính trạng khác nhau vì vậy các sinh vật khác
nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Chương II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO


Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:


- Gồm 3 thành phần: màng sinh chất, chất nguyên sinh và vùng nhân.
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Chưa có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.
- Kích thước nhỏ, khoảng từ 1- 5µm.
- Kích thước tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh trưởng
và sinh sản nhanh.

II. Cấu tạo tế bào nhân sơ: Gồm: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân.
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi:
a.Thành tế bào:
- Peptiđôglican: cấu tạo từ các chuỗi cacbohydrat lk nhau bằng các đoạn polypeptit gắn
- Chức năng: quy định hình dạng tế bào vi khuẩn, bảo vệ tế bào
- Dựa vào cấu tạo và thành phần hóa học của thành tế bào VK chia 2 nhóm và khi nhuộm bằng phương
pháp nhuộm Gram thì:
+ Vk gram dương: bắt màu tím, thành mỏng
+ VK gram âm: bắt màu đỏ, thành mỏng
- Ý nghĩa của PP nhuộm Gram: biết được sự khác biệt để sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để
tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
- Một số tế bào vi khuẩn còn có thêm vỏ nhầy, bảo vệ tế bào chống lại sự tiêu diệt của bạch cầu.
b.Màng sinh chất:
- Cấu tạo: gồm prôtêin và 2 lớp photpholipit.
- Chức năng:
+ Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.
+ Pro thụ thể tiếp nhận thông tin từ môi trường bên ngoài.
+ Bảo vệ tế bào.
c. Roi: giúp vi khuẩn di chuyển.
d. Lông: Giúp các vi khuẩn gây bệnh dễ bám vào bề mặt tế bào vật chủ.
2. Tế bào chất:
- Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân.
- Gồm 2 phần
+ Bào tương: một dạng chất keo bán lóng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ,
24
+ Ribôxôm: chưa có màng bao bọc, cấu tạo từ protein và rARN, nơi tổng hợp pro.
+ Các hạt dự trữ: tinh bột
3. Vùng nhân:
a. Cấu tạo:
- Chỉ chứa 1 phân tử ADN trần dạng vòng.
- Chưa có màng bao bọc
- Một số vi khuẩn còn chứa Plasmit trong tế bào chất, đây là cấu trúc ADN dạng vòng có khả năng tự nhân
đôi độc lập với ADN của vi khuẩn.
b. Chức năng:
- Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Chứa vật chất di truyền của TB.

ÔN TẬP
Câu 1. Đặc điểm của tế bào nhân sơ là gì?
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Chưa có hệ thống nội màng và các bào quan không có màng bao bọc.
- Kích thước nhỏ, khoảng từ 1- 5µm.
Kích thước tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh trưởng
và sinh sản nhanh.

Câu 2. Thành tế bào vi khuẩn có chức năng gì?


- Chức năng: quy định hình dạng tế bào vi khuẩn.

Câu 3. Nêu chức năng của roi và lông ở tế bào vi khuẩn.


- Roi: giúp vi khuẩn di chuyển.
- Lông: Giúp các vi khuẩn gây bệnh dễ bám vào bề mặt tế bào vật chủ.

Câu 4. Nêu vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn
- Chỉ chứa phân tử ADN dạng vòng. Một số vi khuẩn còn chứa Plasmit trong tế bào chất, đây là cấu trúc
ADN dạng vòng có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN của vi khuẩn.

Câu 5. Nêu cấu trúc và chức năng của các cấu trúc bên ngoài tế bào nhân sơ?
a.Thành tế bào:
- Chức năng: quy định hình dạng tế bào vi khuẩn, bảo vệ tế bào
- Một số tế bào vi khuẩn còn có thêm vỏ nhầy, bảo vệ tế bào chống lại sự tiêu diệt của bạch cầu.
b.Màng sinh chất:
- Chức năng:
+ Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.
+ Pro thụ thể tiếp nhận thông tin từ môi trường bên ngoài.
+ Bảo vệ tế bào.
c. Roi: giúp vi khuẩn di chuyển.
d. Lông: Giúp các vi khuẩn gây bệnh dễ bám vào bề mặt tế bào vật chủ.

Câu 6. Căn cứ vào tiêu chí nào để chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm?
- Dựa vào cấu trúc, thành phần hóa học của thành TB

Câu 7. Làm thế nào để phân biệt 2 loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm?
- Sử dụng phương pháp nhuộm Gram:
+ VK Gram dương: màu tía.
+ VK Gram âm: có màu đỏ

Câu 8. Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và có cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì?
25
- Kích thước nhỏ, khoảng từ 1- 5µm.
- Kích thước tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh trưởng
và sinh sản nhanh.

Câu 9. Trình bày cấu trúc, chức năng của tế bào chất và vùng nhân của tế bào nhân sơ?
a. Tế bào chất:
- Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân.
- Gồm 2 phần
+ Bào tương: một dạng chất keo bán lóng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ, duy trì áp suất thẩm thấu
của TB, giúp thuwch hiện quá trình TĐC của Tb và là nơi xảy ra các phản ứng sinh hóa của TB.
+ Ribôxôm: chưa có màng bao bọc, cấu tạo từ protein và rARN, nơi tổng hợp pro.
+ Các hạt dự trữ: tinh bột
b. Vùng nhân:
- Chỉ chứa 1 phân tử ADN trần dạng vòng. Một số vi khuẩn còn chứa Plasmit trong tế bào chất, đây là cấu
trúc ADN dạng vòng có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN của vi khuẩn.
- Chứa thong tin di truyền của tế bào.
- Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Câu 10. Trình bày chức năng của mỗi bộ phận cấu tạo nên VK?

Bộ phận cấu tạo Chức năng


Vỏ nhầy Bảo vệ
Thành tế bào Bảo vệ, quy định hình dạng tế bào
Màng sinh chất Trao đổi chất với mt, bảo vệ
Lông và roi - Lông: giúp vi khuẩn bám trên bề mặt vật chủ
- Roi: giúp vi khuẩn di chuyển
Tế bào chất - Nơi diễn ra các phản ứng sinh hoá, giúp tế bào
- Bào tương TĐC
- Ribôxôm - Nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào
Vùng nhân Thực hiện chức năng di truyền

Bài 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực:


- Kích thước tế bào lớn, cấu tạo phức tạp
- Gồm 3 thành phần: màng sinh chất, chất nguyên sinh và nhân.
- Nhân có màng bao bọc gọi là nhân thực.
- Chất nguyên sinh có hệ thống nội màng.
- Các bào quan đã có màng bao bọc

II. NHÂN TẾ BÀO


1.Cấu tạo
- Hình cầu, đường kính 5 micro met
- Có màng kép giống màng sinh chất, có nhiều lỗ nhân
26
- Bên trong dịch nhân chứa NST gồm ADN liên kết với Protein và nhân con.
2.Chức năng
- Bộ phận quan trọng nhất của tế bào.
- Chứa đựng thông tin di truyền. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

III. LƯỚI NỘI CHẤT VÀ RIBOXOM


1.Lưới nội chất
- Là hệ thống màng gồm các ống và xoang dẹp thông với nhau, màng đơn.
- Lưới nội chất hạt: là một hệ thống xoang dẹp một đầu nối với màng nhân, một đầu nối với lưới nội chất
trơn, có đính nhiều riboxom. Tổng hợp protein cho tế bào và protein tiết ra ngoài.
- Lưới nội chất trơn: hệ thống xoang hình ống nối với lưới nội chất hạt, không đính hạt riboxom, đính
nhiều enzim tham gia tổng lipid, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc.
2.Riboxom
- Không màng bao bọc
- Gồm Protein liên kết với rARN
- Chức năng tổng hợp protein cho tế bào

IV.BỘ MÁY GÔNGI


1.Cấu tạo
- Là bào quan có màng đơn.
- Gồm hệ thống các túi màng dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt nhau theo hình vòng cung.
2.Chức năng: Như một phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
- Ví dụ: Pro được tổng hợp ở riboxom nằm trên lưới nội chất hạt vận chuyển đến bộ máy gongi bằng túi
tiết. Tại bộ máy gôn gi pro được gắn thêm các hợp chất khác tao thành sản phẩm hoàn chỉnh, rồi bao gói
trong túi tiết rồi vận chuyển đến khắp nơi trong TB và ra khỏi TB.

ÔN TẬP

Câu 5. Ví dụ chứng minh vê chức năng của nhân tế bào nhân thực:
- Ví dụ 1: Ta phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A rồi lấy nhân của trứng ếch thuộc loài B cấy vào.
Sau nhiều lần thí nghiệm thì thu được các con ếch từ các tế bào chuyển nhân mang đặc điểm của loài B.Ví
dụ này chứng minh nhân chứa thông tin di truyền của tế bào.
- Ví dụ 2: Amip đơn bào được cắt thành 2 phần: 1 phần chứa nhân và 1 phần không chứa nhân,cả 2 phần
đều co tròn lại và màng sinh chất được khôi phục lại.
+ Phần có nhân tăng trưởng và phát triển bình thường, sinh sản và phân đôi.
+ Phần không có nhân có thể chuyển động, nhận thức ăn nhưng không sản xuất được enzim,không tăng
trưởng và không sinh sản.và chết sau khi tiêu hết chất dự trữ.Ví dụ này chứng minh nhân có khả năng điều
khiển hoạt động của tế bào.

Câu 6. Nêu các điểm khác biệt vê cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực.

Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực


- Chưa có nhân hoàn chỉnh. - Có nhân hoàn chỉnh.
- Chưa có hệ thống nội màng và bào quan - Có hệ thống nội màng và các bào quan có màng
không có màng bao bọc. bao bọc.
- Kích thước nhỏ, khoảng từ 1- 5µm. - Kích thước lớn, khoảng từ 10- 50µm.
- ADN dạng vòng và chỉ có 1 phân tử ADN - ADN dạng thẳng và có nhiều phân tử ADN.
- Không có bào quan có màng bao. - Có nhiều bào quan có màng bao bọc: lục lạp, ti
thể, lizoxôm,...

Câu 7. Trong cơ thể loại tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?

27
- Là loại TB bạch cầu. Vì bạch cầu có chức năng tổng hợp các kháng thể: bản chất là protein giúp chống lại
vi khuẩn gây bệnh.

Câu 8. Ví dụ chứng minh vê chức năng của nhân tế bào nhân thực:
Ví dụ 1: Ta phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A rồi lấy nhân của trứng ếch thuộc loài B cấy vào.Sau
nhiều lần thí nghiệm thì thu được các con ếch từ các tế bào chuyển nhân mang đặc điểm của loài B.Ví dụ
này chứng minh nhân chứa thông tin di truyền của tế bào.
Ví dụ 2: Amip đơn bào được cắt thành 2 phần : 1 phần chứa nhân và 1 phần không chứa nhân,cả 2 phần
đều co tròn lại và màng sinh chất được khôi phục lại.
+ Phần có nhân tăng trưởng và phát triển bình thường,sinh sản và phân đôi.
+ phần không có nhân có thể chuyển động,nhận thức ăn nhưng không sản xuất được enzim,không tăng
trưởng và không sinh sản.và chết sau khi tiêu hết chất dự trữ.Ví dụ này chứng minh nhân có khả năng điều
khiển hoạt động của tế bào.
Câu 9. Cho biết những bộ phận nào tham gia vận chuyển một protein ra khỏi tế bào? Hãy nêu quá
trình vận chuyển đó?
- Lưới nội chất hạt, gongi, túi tiết, màng sinh chất
- Protein được tổng hợp tại lưới nội chất hạt và được vận chuyển đến gongi bằng túi tiết. Tại gongi protein
được liên kết 1 số chất khác, sau đó được đóng gói trong túi tiết và vận chuyển đến màng tế bào, túi tiết
nhập vào màng tế bào để vận chuyển protein ra ngoài

Câu 11. Cấu trúc của nhân tế bào? Tại sao nói nhân là một trong những thành phần quan trọng
của tế bào?
- Hình cầu.
- Đường kính 5um.
- Cấu tạo:
+ Ngoài: Có 2 lớp màng bao bọc, trên màng có nhiều lổ nhỏ (lổ nhân).
+ Bên trong là dịch nhân chữa chất nhiễm sắc (ADN + prôtêin) và nhân con.
- Vì: mang thông tin di truyền, là trung tâm điều khiển hoạt động sống của tế bào, nhân con là nơi tổng
hợp protein)

Câu 12. Mô tả cấu trúc và chức năng của mạng lưới nội chất?
- Cấu tạo: gồm các hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau.
- Có 2 loại lưới nội chất:
+ Luới nội chất hạt:
 Trên màng có gắn nhiều hạt ribôxôm,
 Chức năng: tổng hợp protein tiết ra ngoài tế bào và cấu tạo nên màng tế bào
 Vd: tb bạch cầu, tb tuyến yên, tb thần kinh...
+ Lưới nội chất trơn:
 Trên màng không gắn nhiều hạt ribôxôm
 Chức năng: tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, phân huỷ chất độc hại.
 Vd: Tb tuyến tuỵ, tb gan, tb ruột non, tb tuyến nhờn

Bài 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC


V. TI THỂ
1.Cấu tạo:
- Là bào quan có cấu trúc màng kép.
- Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo thành mào, trên mào có đính nhiều enzim hô hấp.
- Bên trong ti thể có chất nền chứa AND và ribôxôm.
- 1 TB có vài nghìn ty thể.
- Ty thể là nhà máy điện hay là ngân hàng ATP.

28
- Ty thể có nhiều nhất là loại TB cơ tim.
2.Chức năng: Thực hiện quá trình hô hấp của Tb: Là nơi tổng hợp ATP để cung cấp năng lượng cho mọi
hoạt động sống của tế bào.

VI. LỤC LẠP: chỉ có ở TB thực vật.


1.Cấu tạo:
- Là bào quan có cấu trúc màng kép, trơn nhẵn chỉ có ở tế bào thực vật.
- Trong chất nền stroma có ADN, riboxom.
- Nhiều túi dẹt là tilacôit, trên màng tilacôit chứa nhiều diệp lục ( sắc tố quang hợp) và enzim quang hợp.
- Nhiều phiến tilacôit xếp chồng lên nhau thành cấu trúc Grana.
2.Chức năng:
- Là nơi diễn ra quá trình quang hợp: chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong các
hợp chất hữu cơ.

VII. MỘT SỐ BÀO QUAN KHÁC


1.Không bào
a. Cấu tạo:
- Là bào quan được bao bọc bởi màng đơn.
- Bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu.
b. Chức năng: Phụ thuộc vào từng loại tế bào và tùy theo từng loài sinh vật.
- Chứa chất thải, độc hại.
- Chứa muối khoáng.
- Chứa túi đụng đồ mỹ phẩm cho TB.
- Chứa thức ăn.
Ở động vật nguyên sinh có không bào co bóp và không bào tiêu hóa.
2. Lizôxôm:
a. Cấu tạo:
- Có màng đơn.
- Là bào quan có dạng túi, chứa nhiều enzim thủy phân làm nhiệm vụ tiêu hóa nội bào.
b. Chức năng:
- Như một phân xưởng tái chế rác thải của TB.
- Phân hủy các tế bào, các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi, các bào quan
hết hạn sử dụng. Chỉ có ở tế bào động vật.
ÔN TẬP
Câu 1. Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp.
- Cấu tạo: 2 lớp màng bao bọc, bên trong là chất nền.
- Trong chất nền có nhiều túi dẹt là tilacôit trên màng tilacôit chứa nhiều diệp lục và enzim quang hợp.
- Nhiều phiến tilacôit xếp chồng lên nhau thành cấu trúc Grana.
- Trong chất nền có chứa AND và ribôxôm.
- Chức năng: Có khả năng chuyển quang năng thành hóa năng.

Câu 2. Nêu cấu trúc và chức năng của ti thể.


- Cấu tạo: gồm hai lớp màng và chất nền.
+ Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo thành mào, có đính nhiều enzim hô hấp.
+ Chất nền chứa ADN và ribôxôm.
- Chức năng: cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạngATP.

Câu 3. Một nhà khoa học đã nghiên nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm và thu được một số
bào quan: các bào quan này có khả năng hấp thụ CO2 và giải phóng O2. Bào quan đó là gì? Em hãy
mô tả cấu trúc bào quan đó.
Đó là bào quan lục lạp.
- Cấu tạo: 2 lớp màng bao bọc, bên trong là chất nền.
29
- Trong chất nền có nhiều túi dẹt là tilacôit trên màng tilacôit chứa nhiều diệp lục và enzim quang hợp.
- Nhiều phiến tilacôit xếp chồng lên nhau thành cấu trúc Grana.
- Trong chất nền có chứa AND và ribôxôm.

Câu 4. Ý nghĩa của cấu trúc màng trong kiểu răng lược của ti thể ?
- Màng trong của ti thể ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào kiểu răng lược, cấu trúc này làm tăng
diện tích của màng.
- Diện tích màng trong lớn nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa các mào, tăng lượng enzim, hỗ trợ quá trình
hô hấp.

Câu 6. Nêu các chức năng của không bào.


- Ở tế bào lông hút của rễ, không bào có chức năng như chiếc máy bơm.
- Ở tế bào cánh hoa: không bào chứa sắc tố, …
- Một số động vật cũng có không bào nhỏ.

Câu 7. So sánh không bào ở tế bào động vật và tế bào thực vật vê cấu tạo và chức năng?

Tế bào động vật Tế bào thực vật


- Có thành TB: xenlulozơ: bảo vệ tế bào. - Không có thành TB, có colesteron ổn định
màng sinh chất.
- Có lục lạp: quang hợp - Không có lục lạp
- Không bào lớn - Không bào bé
- Không có trung thể - Có trung thể: vai trò quan trọng trong quá
trình phân bào.
- Chất dự trữ tinh bột. - Chất dự trữ glicogen.

Câu 8. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa ti thể và lục lạp:

1. Giống nhau
- Đều có cấu trúc màng kép bao bọc bên ngoài.
- Là bào quan tạo năng lượng cho tế bào(tổng hợp ATP).
- Đều có chất nền chứa ADN và ribôxôm.
- Đều có nguồn gốc từ vi khuẩn sống cộng sinh ở tế bào nhân thực

2. Khác nhau

Đặc điểm so Ti thể Lục lạp


sánh
Hình dạng Hình cầu, hình sợi, hình que Hình bầu dục
Sắc tô Không có Có
Màng trong Gấp khúc Trơn nhẵn
Loại tế bào - Có ở mọi loại tế bào nhân thực - Chỉ có ở các tế bào quang hợp ở thực vật.
Chất nền AND và riboxom, enzim hô hấp AND và riboxom, enzim quang hợp
Chức năng Tham gia quá trình hô hấp của TB Tham gia quá trình quang hợp của TB
Số lượng Một đến vài nghìn tùy thuộc vào loại TB Tùy thuộc vào TB, mỗi TB khác nhau số
lượng khác nhau
Loại màng Kép Kép

30
Câu 9. Tại sao nói ty thể là nhà máy năng lượng của tế bào?
- Phân giải CHC, chuyển hoá đường  Cung cấp nguồn năng lượng chính cho các hoạt động sống của tế
bào.

Câu 10. Tại sao các enzim trong lixoxom không phá vỡ lixoxom của tế bào?
 Tế bào có hệ thống tự bảo vệ. Bình thường các enzim trong lixoxom được giữ ở trạng thái bất hoạt,
chỉ khi nào dùng đến chúng mới hoạt hoá bằng cách thay đổi pH
trong lixoxom

Câu 11. Tb cơ, tb hồng cầu, tb thần kinh, tb nào có nhiêu lizoxom nhất?
 TB bạch cầu vì nó có chức năng tiết ra kháng thể tiêu diệt các vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí, TB
già. Bản chất của kháng thể là protein.

Bài 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC


IX. KHUNG XƯƠNG TB:
a. Cấu tạo: bởi một hệ thống vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
b. Chức năng:
- Giá đỡ cơ học cho TB.
- Tạo hình dạng cho TB động vật.
- Là nơi neo đậu của các bào quan.
- Giúp TB di chuyển.
X. MÀNG SINH CHẤT
1.Cấu trúc của màng sinh chất:
- Cấu tạo theo mô hình khảm động
- Gồm 2 lớp phôtpholipit và các phân tử protein (khảm trên màng).
+ Photpholipid: có 2 lớp, đầu ưa nước hướng ra ngoài, đuôi kỵ nước quay vào trong, photpholipid liên kết
nhau bằng liên kết yếu
+ Protein: pro cài màng và pro xuyên màng
- Ngoài ra còn có một số chất khác như:
+ Colestêron làm tăng độ ổn định của màng ở TB động vật và TB người.
+ Lipôprôtêin, glicôprôtêin có vai trò thụ thể, kênh, dấu chuẩn,..
2.Chức năng của màng sinh chất:
- TĐC với môi trường một cách có chọn lọc.
+ Những phân tử kích thước nhỏ, tan trong dầu mỡ, không phân cực được qua lớp photpholipit kép.
+ Những phân tử kích thước lớn, không tan trong dầu mỡ, phân cực được qua pro xuyên màng.
- Thu nhận thông tin: nhờ pro thụ thể.
- Có các dấu chuẩn glicôprôtêin nhận biết tế bào cùng loại hoặc tế bào "lạ" .

X. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất


1. Thành tế bào
- Vị trí: bên ngoài MSC
- Tế bào thực vật có thành tế bào là xenlulôzo
- Nấm: thành tế bào là kitin.
- Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
2. Chất nền ngoại bào:
- Bên ngoài MSC tế bào động vật và người
- Cấu tạo: glicôprôtêin, các chất vô cơ, hữu cơ.
- Chức năng: giúp tế bào cùng loại liên kết với nhau thành mô và thu nhận thông tin.
ÔN TẬP

31
Câu 2. Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm?
- Bên ngoài màng sinh chất của thực vật và của nấm được bao bọc bởi thành tế bào. Ở thực vật, thành tế
bào được cấu tạo từ xenlulôzơ.
- Còn ở nấm, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng kitin, thành tế bào vi khuẩn là peptiđôglican. Các
chất này rất bền vững, có cấu tạo đặc biệt, giúp bảo vệ tế bào.

Câu 3. Nêu các cấu trúc chính bên ngoài màng sinh chất?
- Thành tế bào: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật và nấm còn được bao bọc bởi thành tế bào. Ở
thực vật, thành tế bào được cấu tạo từ xenlulôzơ. Còn ở nấm, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng kitin.
Các chất này rất bền vững, có cấu tạo đặc biệt, giúp bảo vệ tế bào.
- Chất nền ngoại bào: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào người và động vật có cấu trúc gọi là chất nền
ngoại bào. Chất nền ngoại bào cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với
cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết
với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.

Câu 4. Prôtêin của màng sinh chất có những loại nào?


Prôtêin của màng sinh chất bao gồm 2 loại là prôtêin xuyên màng và prôtêin bề mặt. Prôtêin xuyên màng
là những loại xuyên suốt hai lớp phôtpholipit của màng sinh chất, còn prôtêin bề mặt là những prôtêin chỉ
bám trên bề mặt màng sinh chất (chèn vào một lớp phôtpholipit). Các prôtêin có thể liên kết với các chất
khác nhau như cacbohiđrat và lipit để thực hiện những chức năng khác nhau.

Câu 5. Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm
- Tế bào thực vật có thành tế bào là xenlulô
- Nấm: thành tế bào là kitin.
- Vi khuẩn: là peptiđôlican.
- Chức năng: quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.

Câu 6. Chất nên ngoại bào là gì? Nêu các chức năng của chất nên ngoại bào.
- Cấu tạo: glicôprôtêin, các chất vô cơ, hữu cơ.
- Chức năng: giúp tế bào thu nhận thông tin…

Câu 7. Chức năng của thành tế bào là gì?


- Chức năng: quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.

Câu 8. Trong tế bào nhân thực bào quan nào có màng đơn, bào quan nào có màng kép?

Các bào quan Màng đôi Màng đơn Không màng


Nhân X
Ribôxôm X
Ti thể X
lục lap X
mạng lưới nội chất X
Gongi X
Lizoxom X
Không bào X

Bài 11:VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

I. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG:

32
- Khái niệm: là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh, MSC không bị biến dạng, chất từ nơi có
nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp mà không tiêu tốn năng lượng.
- Nguyên lý
+ Khuếch tán: Là sự chuyển động của các chất phân tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
+ Thẩm thấu: Là hiện tượng nước (dung môi) khuếch tán qua màng, thẩm thấu qua MSC từ ngoài vào
trong qua kênh pro đặc biệt là aquaporin
- Các kiểu vận chuyển: 2 cách
+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép.
+ Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng.
- Ví dụ: VC oxi, CO2, H2O,...
- Tốc độ khuếch tán của các chất phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng., kích
thước các chất vận chuyển, tính phân cực
- Dựa vào nồng độ chất tan cuat trong và ngoài Tb thì có 3 loại môi trường:
+ Môi trường ưu trương: Là môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan ở ngoài TB lớn hơn nồng độ các
chất tan trong tế bào. Các chất tan di chuyển từ MT ngoài vào MT trong TB.
+ Môi trường nhược trương: Là môi trương bên ngoài có nồng độ chất tan ở ngoài TB nhỏ hơn nồng độ
các chất tan trong tế bào. Chất tan không di chuyển.
+ Môi trường đẳng trương: Là môi trường ngoài có nồng độ chất tan ở ngoài TB bằng nồng độ các chất
tan trong tế bào. Các chất tan không di chuyển.

II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG


- Khái niệm: Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất, MSC không bị biến dạng, từ nơi có
nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất vận chuyển (chất mang) và cần tiêu tốn năng lượng.
- VC chủ động: cần những máy bơm đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển.
- Cơ chế: ATP + Prôtêin đặc chủng → prôtêin biến đổi, đưa các chất từ ngoài vào trong hoặc đẩy ra khỏi tế
bào.
- Ví dụ: bơm Na-K: bản chất là pro ( gắn nhóm photphat vào pro): bơm 3 Na + từ trong TB ra ngoài và bơm
2 K+ từ ngoài TB vào trong TB.
- Ý nghĩa:
+ Lấy được các chất cần thiết cho Tb từ môi trường ngay cả khi nồng độ các chất thấp hơn trong TB.
+ Thải các chất độc từ trong TB ra ngoài.
- Tốn năng lượng ATP

III.NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO


1. Nhập bào:
- Là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất.
- Có 2 kiểu:
a.Thực bào: TB lấy những chất rắn.
b.Ẩm bào: TB lấy giọt dịch vào tế bào
- Cơ chế: gồm các bước
+ Màng tế bào lõm vào lấy thức ăn hay giọt dịch ( đối tượng) .
+ MSC biến dạng đưa đối tượng vào trong TB và chứa trong túi màng.
+ Lizôxôm gắn vào túi màng và tiết ezim thủy phân vào để phân hủy.

2.Xuất bào:
- Là phương thức tế bào đưa các chất ra khỏi TB bằng cách biến dạng màng sinh chất.
- Ví dụ: Pro chứa trong túi tiết, túi tiết đến màng sinh chất, túi tiết gắn vào MSC, MSC bị biến dạng giải
phóng pro ra khỏi TB.
* TB sử dụng phương thức nhập bào, xuất bào khi các phân tử có kích thước lớn hơn kích thước lỗ màng
và không qua được lỗ màng.

ÔN TẬP
33
Câu 1. Thế nào là vận chuyển thụ động?
- Khái niệm: là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.
- Nguyên lí : sự khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
Sự khuếch tán của các phân tử qua màng sinh chất được gọi là sự thẩm thấu.

Câu 2. Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động.
Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
- Khái niệm: là phương thức vận chuyển các -Khái niệm : Là phương thức vận chuyển các
chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ cao chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ thấp
đến nơi có nồng độ thấp mà không tiêu tốn đến nơi có nồng độ cao và cần tiêu tốn năng
năng lượng lượng.
- Nguyên lí : sự khuếch tán của các chất từ nơi
- Nguyên lí : sự khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Các kiểu vận chuyển : - Kiểu vận chuyển: chỉ vận chuyển qua protein
+ Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit máy bơm đặc chủng cho từng loại chất tan.
kép.
+ Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng.
- Cùng chiều gradien nồng độ. - Ngược chiều gradien nồng độ.
- Phụ thuộc nồng độ chất tan. - Phụ thuộc vào nhu cầu của TB
- Ví dụ: O2, CO2, H2O - Ví dụ: Glucozo, ure, Na+, K+, Ca2+,

Câu 3. Tại sao muốn giữa rau tươi ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau?
Vì: nước sẽ thẩm thấu vào TB làm TB trương lên khiến cho rau không bị héo.

Câu 4. So sánh hình thức nhập bào và xuất bào.


Nhập bào Xuất bào
- Các phân tử chất rắn, lỏng tiếp xúc với màng. - Hình thành các bóng xuất bào (chứa chất thải).
- Màng biến đổi tạo bóng nhập bào bao lấy - Các bóng liên kết với màng => màng biến đổi
chất. bài xuất các chất ra ngoài.
- Nếu là thể rắn gọi là thực bào. - Bạch cầu dùng chân giả bắt và nuốt vi khuẩn
- Nếu là thể lỏng gọi là ẩm bào. kiểu thực bào.
- Các bóng được tế bào tiêu hóa trong lizôxôm. - Amip tiêu hóa thực bào.

Câu 5. Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào sự chênh lệch về nồng độ giữa môi
trường bên trong và bên ngoài tế bào cũng như các đặc tính lí hóa của chúng.

Câu 6. Nếu ta cho tế bào thực vật và tế bào hồng cầu của người vào trong giọt nước cất trên phiến
kính, một lúc sau quan sát các tế bào này trên kính hiển vi thì sẽ thấy các tế bào có những thay đổi gì
? Giải thích ?
- Tế bào hồng cầu không có thành tế bào nên khi cho vào nước cất sẽ bị nước thấm vào làm trương tế bào
và đến một lúc nào đó tế bào sẽ bị vỡ.
- Tế bào thực vật có thành tế bào nên nước chỉ thẩm thấu vào có mức độ làm trương tế bào lên chứ không
thể làm vỡ tế bào được.

Câu 7. Hiện tượng co nguyên sinh, phản co nguyên sinh là gì?


- Co nguyên sinh: khi môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan bên trong tế
bào( chênh lệch áp suất thẩm thấu), nước từ tế bào sẽ đi ra ngoài, làm tế bào mất nước, chất nguyên sinh co
lại, màng sinh chất nhăn nhúm.

34
- Phản co nguyên sinh: là hiện tượng khi môi trường bên ngoài là môi trường nhược trương, có nhiều nước
hơn môi trường bên trong tế bào, thì nước sẽ đi từ bên ngoài vào bên trong, làm tế bào trương nước gọi là
phản co nguyên sinh
- Tất cả đều là do sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu.

Câu 8. Hãy trình bày các bước nhập bào?


- Nhập bào : Là phương thức đưa các chất vào tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất.
- Cơ chế : gồm các bước
+ Màng tế bào lõm vào, bao lấy “mồi”.
+ Nuốt “mồi” vào bên trong.
+ Kết hợp với lizôxôm để tiêu hóa “mồi”.

Câu 9. Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng
loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào?
- Vì: trên Tb có các thụ thể có thể liên kết với 1 số chất nhất định. Vì vậy TB có thể chon được những chất
cần thiết để vận chuyển vào TB.

Cấu 10. Các phân tử nước qua màng theo hình thức vận chuyên nào? Nêu khái niệm và điêu kiện
của hình thức vận chuyển này.
- Nước vận chuyển thụ động qua kênh prôtêin aquaporin
* Vận chuyển thụ động: Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan cao
đến nới có nồng độ chất tan thấp hơn, không cần tiêu tốn năng lượng.
* Điều kiện:
- KT của chất vận chuyển nhỏ hơn KT lỗ màng
- Có sự chênh lệch nồng độ (chất đi từ nơi có nồng độ chất tan cao  nơi có nồng độ chất tan thấp)
- Cần kênh protein nếu là vận chuyển có chọn lọc
- Không tiêu tốn năng lượng

Câu 11. Điêu kiện xảy ra vận chuyển chủ động, thụ động là gì?
* Vận chuyển thụ động:
- KT của chất vận chuyển nhỏ hơn KT lỗ màng
- Có sự chênh lệch nồng độ (chất đi từ nơi có nồng độ chất tan cao  nơi có nồng độ chất tan thấp)
- Cần kênh protein nếu là vận chuyển có chọn lọc
- Không tiêu tốn năng lượng
* Vận chuyển chủ động:
- Cần năng lượng
- Phải có kênh protein đặc hiệu để vận chuyển
- Chất vận chuyển là chất cần cho tế bào, hoặc chất có hại với cơ thể
Câu 12. Cho 1 tế bào TV vào dd NaCl đậm đặc, sau 5 phút cho sang môi trường nước cất. Hãy giải
thích hiện tượng xảy ra với tế bào?
- Hiện tượng xảy ra: Co nguyên sinh
Vì tb thực vật đặt trong mt nước muối (mt ưu trương) thì muối từ ngoài sẽ đi vào trong tb, nước từ trong tb
sẽ đi ra ngoài  tb mất nước  tế bào chất co lại  màng sinh chất tách khỏi thành tế bào
- Sau 5 phút cho sang môi trường nước cất  hiện tượng phản co nguyên sinh
Vì : tb thực vật đặt trong nước cất (mt nhược trương) thì nước sẽ đi từ ngoài vào tb  tb hút nước  tb
trương nước  tế bào chất trở lại ban đầu màng sinh chất áp sát thành tế bào

Câu 13. Nồng độ Ca2+ trong một tế bào là 0,3% còn nồng độ của Ca2+ trong dung dịch môi trường
xung quanh là 0,1%. Tế bào hấp thụ Ca2+ bằng con đường nào? Nêu điêu kiện xảy ra của con đường
đó?
- Con đường vận chuyển chủ động
ĐK Vận chuyển chủ động:
35
- Có sự chênh lệch nồng độ chất tan: các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng
độ cao.
- Kiểu vận chuyển: chỉ vận chuyển qua protein máy bơm đặc chủng cho ion Ca2+.
- Cần năng lượng

Câu 14. Tách tế bào lá cây đặt lên phiến kính, nhỏ dung dịch muối loãng vào tế bào. Hiện tượng gì
xảy ra giải thích?
- Hiện tượng xảy ra: Co nguyên sinh
- Vì tb thực vật đặt trong mt nước muối (mt ưu trương) thì muối từ ngoài sẽ đi vào trong tb, nước từ trong
tb sẽ đi ra ngoài  tb mất nước  tế bào chất co lại  màng sinh chất tách khỏi thành tế bào

Câu 15. Khi nào thì tế bào sử dụng phương thức nhập bào hay xuất bào?
- Các phân tử có kích thước lớn hơn lỗ màng, không lọt qua lỗ màng
- Năng lượng ATP

Bài 12: TH THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH

Chương III: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
Bài 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT.

I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào:


1.Khái niệm năng lượng
- Khái niệm: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
- Dựa vào trạng thái tồn tại, năng lượng được chia làm 2 dạng:
+ Động năng: Là dạng năng lượng sẳn sàng sinh ra công.
+ Thế năng: Là dạng năng lượng dự trữ có tiềm năng sinh ra công.
- Trong tế bào, năng lượng tồn tại dưới các dạng: hóa năng, điện năng, nhiệt năng,…
+ Nhiệt năng: giữ ổn định nhiệt độ cho cơ thể, tế bào, không có khả năng sinh công.
+ Hóa năng: Năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học, đặc biệt là ATP
36
+ Điện năng: Năng lượng sinh ra do sự chênh lệch nồng ion trái dấu ở hai bên màng

2. ATP – đồng tiền năng lượng của tế bào: (Adenozin Tri Phophat )
a.Thành phần hóa học:
- Mỗi phân tử ATP được cấu tạo từ
+ 1 phân tử Bazơ nitơ Ađênin.
+ 1 phân tử đường Ribôzơ.
+ 3 nhóm phôtphat, trong đó có 2 liên kết cao năng.
- Mỗi liên kết cao năng bị phá vỡ sẽ giải phóng 7,3kcal.
- ATP là hợp vhaats cao nawngvif liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng là liên kết cao năng rất dễ bị
phá vỡ cho năng lượng.
- ATP truyền năng lượng cho chất khác thông qua chuyển nhóm photphat cối cùng cho chất đó.
b.Chức năng của ATP :
- Tổng hợp nên các chất cần thiết cho tế bào.
- Vận chuyển các chất qua màng ngược với gradien nồng độ.
- Sinh công cơ học.

II. Chuyển hóa vật chất:


- Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào
- Chuyển hóa vật chất đi kèm chuyển hóa năng lượng.
- Chuyển hóa vật chất gồm hai quá trình:
1. Đồng hóa:
- Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
- NL: động năng chuyển thành thế năng.
- Ví dụ: tổng hợp tinh bột từ glucozo
2. Dị hóa:
- Là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
- NL: thế năng chuyển thành động năng.
- Ví dụ: phân giải tinh bột thành glucozo

ÔN TẬP
Câu 1. Thế nào là năng lượng?
- Khái niệm: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
Dựa vào trạng thái tồn tại, năng lượng được chia làm 2 dạng :
+ Động năng: là dạng năng lượng sẳn sàng sinh ra công.
+ Thế năng: là dạng năng lượng dự trữ có tiềm năng sinh ra công.
- Trong tế bào, năng lượng tồn tại dưới các dạng: hóa năng, điện năng, nhiệt năng, …

Câu 2. Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới dạng nào? Năng lượng của tế bào được dự trữ
trong các hợp chất nào?
- Năng lượng tích trữ và tồn tại tiềm ẩn trong các liên kết hoá học.
- Nguồn năng lượng này dự trữ trong các hợp chất mà cơ thể tổng hợp được, đó là các phân tử hữu cơ mà
chủ yếu là glucozơ, ngoài ra còn có protein, lipit, các loại cacbohydrat khác,
- Thông qua qúa trình hô hấp, chúng được phân giải thành năng lượng nhiệt và ATP.
Câu 3. Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử ATP
- Thành phần hóa học :
+ 1 phân tử Bazơ nitơ Ađênin.
+ 1 phân tử đường Ribôzơ.
+ 3 nhóm phôtphat.
Các nhóm phôtphat mang điện tích âm nên có xu hướng đẩy nhau, làm cho 2 nhóm phôtphat ngoài cùng dễ
bị phá vỡ giải phóng năng lượng.
- Vai trò của ATP trong tế bào :
37
+ Tổng hợp nên các chất cần thiết cho tế bào.
+ Vận chuyển các chất qua màng.
+ Sinh công cơ học.
Câu 4. Giải thích khái niệm chuyển hóa vật chất
- Khái niệm: Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào, luôn kèm theo
chuyển hóa năng lượng.
Chuyển hóa vật chất gồm hai quá trình :
+ Đồng hóa: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
+ Dị hóa: là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Câu 5. ATP là gì?
- ATP là một chất giàu năng lượng, năng lượng trong ATP là năng lượng dễ sử dụng.
Câu 6. ATP được cấu tạo như thế nào?
- Mỗi phân tử ATP được cấu tạo từ
+ 1 phân tử Bazơ nitơ Ađênin.
+ 1 phân tử đường Ribôzơ.
+ 3 nhóm phôtphat, trong đó có 2 liên kết cao năng.
- Mỗi liên kết cao năng bị phá vỡ sẽ giải phóng 7,3kcal.
Câu 7. Tại sao nói ATP là đồng tiên năng lượng?
- Vì ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách chuyển nhóm P cuối cùng cho chất đó trở
thành ADP và ngay lập tức nhận 1 nhóm P khác trở thành ATP
Câu 8. Năng lượng là gì? Có các dạng năng lượng nào? Trong tế bào dạng năng lượng nào là chủ
yếu?
- Khái niệm: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
Dựa vào trạng thái tồn tại, năng lượng được chia làm 2 dạng :
+ Động năng : là dạng năng lượng sẳn sàng sinh ra công.
+ Thế năng : là dạng năng lượng dự trữ có tiềm năng sinh ra công.
- Trong tế bào, năng lượng tồn tại dưới các dạng : hóa năng, điện năng, nhiệt năng,…

Câu 9. Phân biệt 2 quá trình đồng hóa và dị hóa?


+ Đồng hóa : là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
+ Dị hóa : là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

Bài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT

I. Enzim:
- Khái niệm: Enzim là chất xúc tác sinh học, được tổng hợp trong TB sống, xúc tác các phản ứng sinh hóa
trong điều kiện bình thường của cơ thể sống.
- Đặc điểm: Làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi sau phản ứng.
1. Cấu trúc: Enzim gồm 2 loại:
- Thành phần: chỉ là Protein hoặc Protein còn liên kết với chất khác không phải Protein.
- Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt
động.
- Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy
cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm.
38
- Mỗi enzim xúc tác cho một cơ chất nhất định.
- Ví dụ: Ureaza phân giait ure

2. Cơ chế tác động: Gồm các bước:


- Enzim kết hợp với cơ chất tạo thành phức hợp Enzim – cơ chất.
- Enzim tương tác với cơ chất tạo sản phẩm.
- Sản phẩm tạo thành và enzim được giải phóng nguyên vẹn và xúc tác cho phản ứng khác.
- Liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:


- Hoạt tính enzim được xác định bằng lượng sản phẩm tạo thành từ một lượng cơ chất trong một đơn vị
thời gian.
- Các yếu tố ảnh hưởng lên hoạt tính của enzim:
+ Nhiệt độ:
+ Độ pH.
+ Nồng độ cơ chất.
+ Nồng độ enzim.
+ Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim.

II. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất:
- Enzim xúc tác làm tăng tốc độ các phản ứng.
- Tế bào điều hòa hoạt động trao đổi chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt
hóa hay ức chế .
- Khi một enzim bị thiếu, cơ chất sẽ tích lũy lại hoặc chuyển hóa theo con đường phụ, tạo thành các chất
độc hại gây nên các triệu chứng bệnh lí, gọi là bệnh rối loạn chuyển hóa.
- Ức chế ngược : sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như chất ức chế làm bất hoạt
enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hóa.

ÔN TẬP

Câu 1. Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của emzim


- Khái niệm : Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống.
- Đặc điểm : làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi sau phản ứng.
a. Cấu trúc của enzim:
- Enzim có bản chất là prôtêin, thành phần của nó có thể chỉ là prôtêin hoặc prôtêin liên kết với các chất
khác không phải prôtein.
- Enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt gọi là trung tâm hoạt động, đây là vùng chuyên liên kết với
cơ chất, tại đây các cơ chất liên kết tạm thời với enzim và nhờ đó phản ứng được xúc tác.
- Trung tâm hoạt động của enzim có cấu hình không gian phải phù hợp với cấu hình không gian của cơ
chất.
b. Cơ chế tác động:
Gồm các bước :
+ Enzim kết hợp với cơ chất tạo thành phức hợp Enzim – cơ chất.
+ Enzim tương tác với cơ chất tạo sản phẩm.
+ Sản phẩm tạo thành và enzim được giải phóng nguyên vẹn.
* Liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù.

Câu 2. Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của
enzim đó lại bị giảm, thậm chí bị mất hoàn toàn?
- Vì: enzim bản chất là protein, khi nhiệt độ tăng cao vượt nhiệt độ tối ưu của một enzim thì cấu trúc
không gian 3 chiều của phân tử protein bị biến tính dẫn đến protein đó bị mất chức năng sinh học. vì vậy
hoạt tính của enzim đó lại bị giảm, thậm chí bị mất hoàn toàn.
39
Câu 3. Hoạt tính của enzim tỉ lệ thuận với nhiệt độ đúng hay sai?
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim nhưng không theo tỉ lệ thuận. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối
ưu mà tại đó enzim có hoạt tính tối đa. Quá nhiệt độ tối ưu, hoạt tính giảm dần và có thể ngừng hẳn.

Câu 4. Tế bào có thể tự điêu chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
- Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim
thông qua sử dụng các chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim.

Câu 5. Tại sao enzim có tính chuyên hóa cao?


- Enzim chỉ lien kết với một cơ chất nhất định, một enzim chỉ xúc tác cho 1 phản ứng nhất định.

Câu 6. Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulozo ?
- Ở người không có enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo mà chỉ có enzim phân giải tinh bột (amilaza).

Câu 7. Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào
chất thành những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của các enzim ? Giải thích ?
- Mỗi loại enzim có thể cần các điều kiện khác nhau. Vì vậy mỗi bào quan là môi trường thích hợp cho
hoạt động của một số loại enzim nhất định.

Câu 8. Trình bày cơ chế tác động của enzim?


- Sơ đồ tổng quát:
Enzim + cơ chất → phức hợp enzim-cơ chất → sản phẩm trung gian → sản phẩm + enzim
- Thoạt đầu, enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động để tạo hợp chất trung gian (enzim - cơ
chất). Sau đó, bằng nhiều cách khác nhau, enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm của phản ứng và
giải phóng enzim nguyên vẹn. Enzim được giải phóng lại có thể xúc tác phản ứng với cơ chất mới cùng
loại.
- Liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù, vì thế mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho một loại phản
ứng sinh hoá. Cuối phản ứng, hợp chất đó sẽ phân giải để cho sản phẩm của phản ứng.

Câu 9. Tế bào có thể tự điêu chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào?
- Tế bào có thể điều hòa quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng
các chất hoạt hoá hay ức chế.
- Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim làm cho enzim không
thể liên kết được với cơ chất.
- Ngược lại, các chất hoạt hoá khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim.
- Ức chế ngược : sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như chất ức chế làm bất hoạt
enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hóa.

Câu 10. Khi xào thịt bò người ta thường cho vài lát dứa tươi vào xào cùng. Tương tự khi ăn thịt bò
khô người ta hay ăn cùng với nộm đu đủ. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp trên?
- Dứa có chứa bromelin còn đu đủ có chứa papain, đều là những enzim có tác dụng thủy phân prôtêin
thành các axit amin có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Chúng có tác dụng giống pepsin của dạ dày hoăc trypsin
của dịch tụy. Vì vậy khi xào thịt bò với dứa sẽ giúp cho thịt được mềm hơn còn ăn thịt bò khô với nộm đu
đủ sẽ giúp ích cho việc tiêu hóa.

Câu 11. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa ở người?
- Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì sản
phẩm không những không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích luỹ lại gây độc cho tế
bào hoặc có thể được chuyển hoá theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí.
Các bệnh đó ở người được gọi là bệnh rối loạn chuyển hoá.

40
Câu 12. Thế nào là hiện tượng ức chế ngược?
- Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một
chất ức chế, làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hoá.

BÀI 15 : MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM

Bài 16: HÔ HẤP TẾ BÀO

I. Khái niệm hô hấp tế bào


- Là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quang trọng của tế bào sống. Trong đó các chất hữu cơ (chủ yếu
là glucozo) bị phân giải thành các chất đơn giản (CO2, H2O) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động
sống dưới dạng ATP.
- TB nhân thực: xảy ra ở ti thể.
- TB nhân sơ: ở TB chất.
- Phương trình tổng quát:
C 6 H 12 O6  6O2  6CO2  6 H 2 O  NL
- Hô hấp tế bào có 3 giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep, chuỗi vận chuyển electron.
- Dạng năng luợng được tạo ra cuối cùng là ATP.
- Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử.
- Năng lượng được giải phóng dần qua các giai đoạn

II. Các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào


1. Đường phân
- Vị trí: Xảy ra trong tế bào chất.
- Nguyên liệu: Glucozo, ATP, ADP, NAD+ .
- Diễn biến: Glucôzơ bị biến đổi.
- Sản phẩm:
+ 2 phân tử axit Piruvic
+ 2 ATP
+ 2 NADH
2. Chu trình Crep
- Vị trí: Chất nền ti thể (TB nhân thực), tế bào chất (TB nhân sơ).
- Nguyên liệu:
+ 2 A. Piruvic  2Axêtyl-CoA + 2NADH.
+ ADP, NAD+, FAD.
- Diễn biến:
Axêtyl-CoA  CO2 + năng lượng.
- Sản phẩm:
+ 4 CO2
+2ATP, 6NADH, 2FADH 2
3. Chuỗi truyền Electron hô hấp
- Vị trí: Màng trong ti thể (TB nhân thực), màng sinh chất (TB nhân sơ).
- Nguyên liệu: 10NADH, 2FADH2, O2.
- Diễn biến: Electron từ NADH và FADH 2 được truyền đến O 2 qua các phản ứng ôxi hóa khử.

41
- Sản phẩm:
+ H2O
+ 34ATP
ÔN TẬP
Câu 1. Hô hấp tế bào là gì?
- Là quá trình chuyển hóa năng lượng của nguyên liệu hô hấp thành dạng năng lượng rất dể sử dụng chứa
trong các phan tử ATP.
+ TB nhân thực: xảy ra ở ti thể.
+TB nhân sơ : ở TB chất.
Phương trình tổng quát:
C 6 H 12 O6  6O2  6CO2  6 H 2 O  NL
- Hô hấp tế bào có 3 giai đoạn chính: Đường phân chu trình Crep, chuỗi truyền electron hô hấp.
- Dạng năng luợng được tạo ra cuối cùng là ATP.
- Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử.
- Năng lượng được giải phóng dần qua các giai đoạn

Câu 2. Hô hấp tế bào có thể được chia thành mấy giai đoạn chính? Là những giai đoạn nào? Mỗi
giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?
- Hô hấp tế bào có 3 giai đoạn chính: Đường phân chu trình Crep, chuỗi truyền electron hô hấp.
a. Đường phân:
- Vị trí: xảy ra trong bào tương.
b. Chu trình Crep:
- Vị trí: Chất nền ti thể
c. Chuỗi truyền Electron hô hấp:
- Vị trí: màng trong ti thể

Câu 3. Tại sao khi vận động quá sức ta thường thấy mỏi cơ?
- Khi tập luyện quá sức, quá trình hô hấp ngoài (hít thở) không cung cấp đủ ôxi cho quá trình hô hấp tế
bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men kị khí để tạo ra năng lượng ATP. Một sản phẩm của quá
trình lên men kị khí này là axit lactic, chất này tích lũy trong tế bào dẫn đến hiện tượng đau mỏi cơ.

Câu 4. Phân biệt đường phân với chu trình Crep?

Đặc điểm Đường phân Chu trình Crep

Vị trí Tế bào chất Chất nền ty thể

Nguyên liệu Glucozo, ATP, ADP, NAD+. Axit piruvic, coenzimA,


NAD+, FAD+, ADP.
Sản phẩm Axit piruvic, NADH, ATP, CO2, NADH, FADH2, các chất
ADP hữu cơ trung gian.
Năng lượng 4 ATP – 2 ATP = 2ATP 2 ATP

Câu 5. Phân biệt chu trình crep và chuỗi chuyên electron hô hấp

Đặc điểm Chu trình Crep Chuỗi truyền Electron hô hấp


Vị trí Chất nền ty thể Màng trong ti thể
Nguyên liệu Axit piruvic, coenzimA, NADH, FADH 2 .
NAD+, FAD+, ADP.
Sản phẩm CO2, NADH, FADH2, các chất 4 CO2, 2ATP, 6NADH, 2FADH
hữu cơ trung gian. 2 , H2O, 34ATP

42
Diễn biến Axêtyl-CoA  CO2 + năng Electron từ NADH và FADH
lượng 2 được truyền đến O 2 qua
các phản ứng ôxi hóa khử.
Năng lượng 2 ATP 34ATP

Câu 6. Phân biệt 3 giai đoạn của quá trình hô hấp về: Vị trí xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm tạo ra và năng
lượng?
Đặc điểm 1. Đường phân: 2. Chu trình Crep: 3. Chuỗi truyền
Electron hô hấp:
- Vị trí: Xảy ra trong bào tương Chất nền ti thể màng trong ti thể
- Nguyên liệu: Glucôzơ 2 A. Piruvic  2 Axêtyl- 10NADH, 2 FADH 2 .
CoA + 2NADH
- Sản phẩm: 2 phân tử axit Piruvic, 2 4 CO2 , 2ATP, 6NADH, H2O, 34ATP
ATP, 2 NADH 2FADH 2

- Năng lượng 2 ATP 2ATP 34ATP

Bài 17: QUANG HỢP


I. Khái niệm quang hợp:
- Khái niệm: Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng ánh sáng
với sự tham gia của hệ sắc tố.
- Đối tượng: trong sinh giới chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.
- Phương trình tổng quát:
CO2 + H2O + NLAS → (CH2O) + O2

II. Các pha của quá trình quang hợp:


1. Pha sáng:
- Khái niệm: pha sáng là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết
hóa học của ATP và NADPH, nên pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng.
- Điều kiện: Cần ánh sáng.
- Nơi diễn ra: hạt grana.

43
- Nguyên liệu: NLAS, H2O, ADP, NADP+ .
- Diễn biến: NLAS được hấp thụ nhờ các sắc tố quang hợp, sau đó năng lượng được chuyển vào chuỗi
chuyền electron quang hợp qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử, cuối cùng được chuyền đến ADP và
NADP+ tạo thành ATP và NADPH.
Ôxi được tạo ra từ nước.
- Sản phẩm: ATP, NADPH, O2.

2. Pha tối:
- Khái niệm: là giai đoạn CO2 bị khử thành cacbohiđrat, nên còn được gọi là quá trình cố định CO2.
- Điều kiện: Không cần ánh sáng.
- Nơi diễn ra: Chất nên ( Stroma ).
- Nguyên liệu: ATP, NADPH, CO2.
- Diễn biến: CO2 + RiDP → Hợp chất 6C không bền → Hợp chất 3C bền vững → AlPG có 3C →
cacbohiđrat.
- Sản phẩm: Đường Glucozo, sản phẩm hữu cơ khác.

ÔN TẬP
Câu 1. Quang hợp được thực hiện ở nhóm sinh vật nào?
- Đối tượng : trong sinh giới chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.

Câu 2. Quang hợp thường được chia thành mấy pha


- Quang hợp thường được chia thành 2 pha: là những pha sang và pha tối.

Câu 3. Ôxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?
- Ôxi được sinh ra từ nước và trong pha sáng của quá trình quang hợp.

Câu 4. Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra những sản phẩm gì để
cung cấp cho pha tối?
- Khái niệm: pha sáng là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết
hóa học của ATP và NADPH, nên pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng.
- Vị trí: xảy ra ở màng tilacôit.
- Nguyên liệu: NLAS, H2O, ADP, NADP+ .
- Sản phẩm: ATP, NADPH, O2
- Sản phẩm cung cấp cho pha tối là: ATP, NADPH
Câu 5. Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại
sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?
- Khái niệm: là giai đoạn CO2 bị khử thành cacbohiđrat, nên còn được gọi là quá trình cố định CO2.
- Vị trí: xảy ra trong chất nền của lục lạp.
- Nguyên liệu: ATP, NADPH, CO2.
- Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là hợp chất 3C bền vững: APG
Người ta lại gọi con đường C3 là chu trình C3 vì sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là hợp chất
3C bền vững: APG có 3 nguyên tử C.

Câu 6. So sánh đặc điểm khác nhau giữa hai quá trình quang hợp và hô hấp theo bảng sau:

Đặc điểm Quang hợp Hô hấp


Vị trí diễn ra Lục lạp Ty thể
Nguyên liệu CO2, H2O, năng lượng ASMT Cacbohydrat, O2
Sản phẩm Cacbohydrat, O2 CO2, H2O, năng lượng
Thời gian Ban ngày Ban đêm

44
Câu 7. Trình bày vai trò của cây xanh trong việc duy trì sự cân bằng O2 và CO2 khí quyển?
- Quá trình quang hợp tham gia vào chu trình cacbon của Trái Đất.
- Nếu như hô hấp và đốt cháy tiêu tốn chất hữu cơ và ôxi của Trái Đất thì quang hợp lại tạo ra chất hữu cơ
và ôxi của Trái Đất.
- Nếu như hô hấp và đốt cháy sinh ra CO2 thì quang hợp lại tiêu thụ CO2.
Như vậy quang hợp giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng O2 và CO2 khí quyển.

Câu 8. “Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào pha sáng” – điêu này đúng hay sai?
Vì sao?
- Sai vì pha tối sẽ lấy năng lượng ATP và NADPH từ pha sáng để cố định CO2 thành cacbohydrat.
Câu 9. Trình bày mối liên hệ giữa pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp?
- Pha sáng cung cấp năng lượng ATP và lực khử NADPH cho pha tối.
- Pha tối cung cấp nguyên liệu đầu vào ADP và NADP+ cho pha sáng.

Chương IV: PHÂN BÀO


Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

I. Chu kì tế bào
- Khái niệm: Là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.
- Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian ( thời kì giữa 2 lần phân bào) và quá trình nguyên phân.
- Ví dụ: 1 TB người nuôi cấy trong ống nghiệm: chu kỳ TB là 24 giờ, kì trung gian là 23 giờ, nguyên phân
1 giờ.
- Kì trung gian: Chiếm thời gian dài nhất, là thời kì diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất... đặc biệt là
quá trình nhân đôi của ADN. Được chia làm 3 pha:
+ Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Vào cuối pha G 1 có 1 điểm kiểm soát ( R ) nếu tế bào
vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân.
+ Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử.
+ Pha G2: Tổng hợp những gì còn sót lại của quá trình phân bào: Diến ra sự tổng hợp protein histon,
protein của thoi phân bào( tubulin...).
- Sau pha G2 sẽ diễn ra quá trình nguyên phân.
* Ý NGHĨA CUAT ĐIỀU HÒA CHU KÌ TB:
- Chu kì TB được điều hòa rất chặt chẽ và tinh vi
- Việc điều hòa CKTB nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
- Nếu bị hư hỏng cơ thể bị lâm bệnh, ví dụ như TB ung thuwddax thoát khỏi sự điều hòa chu kỳ TB đã
phân chia một cách liên tục tạo khối u.

II. Quá trình nguyên phân


- Là hình thức phân chia tế bào (sinh dưỡng và sinh dục sơ khai), xảy ra phổ biến ở các sinh vật nhân thực.
- Kết quả: 1 TB mẹ(2n) qua nghuyên phân cho 2 TB con (2n)
- Nguyên phân gồm 2 giai đoạn

1. Phân chia nhân: (phân chia vật chất di truyền): Gồm 4 kì:
- Kì đầu:
+ NST kép bắt đầu co xoắn,
+ Trung tử tiến về 2 cực của tế bào,
+ Thoi phân bào hình thành,
+ Màng nhân và nhân con tiêu biến.

- Kì giữa :
+ NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.
45
+ Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động.

- Kì sau: Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối: NST dãn xoắn dần, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào biến mất.

2. Phân chia tế bào chất:


Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con.
- Đối với TB động vật: phân chia TBC bằng cách thắt MSC tại MP xịch đạo từ ngoài vào trong.
- Đối với TB thực vật: phân chia TBC bằng cách tapoj thành TB tại MP xịch đạo từ trong ra ngoài.

3. Kết quả:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu ( 2n ) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống
tế bào mẹ.

III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:


* Lí luận:
- Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo
ra 2 tế bào con giống hệt nhau.
- Với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát
triển, tái sinh các mô, cơ quan bị tổn thương.
- Ở các các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu
gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. Ứng dụng đặc điểm này trong nuôi cấy mô tế bào, giâm, chiết, ghép
cành đạt hiệu quả.
* Thực tiễn: Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình
nguyênphân.

ÔN TẬP

Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào?
- Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp.
- Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.
- Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó
+ pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào;
+ pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể.
+ Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho
quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2.
- Chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ. Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận
khác nhau của cùng một cơ thể động vật, thực vật là rất khác nhau và được điều khiển nhằm đảm bảo sự
sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

Câu 2. Trình bày ý nghĩa của quá trình nguyên phân?


- Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo
ra 2 tế bào con giống hệt nhau.
- Với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát
triển, tái sinh các mô, cơ quan bị tổn thương.
- Ở các các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu
gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. Ứng dụng đặc điểm này trong nuôi cấy mô tế bào, giâm, chiết, ghép
cành đạt hiệu quả.

Câu 3. Trình bày các diễn biến chính của quá trình nguyên phân?
Nguyên phân gồm 2 giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
- Phân chia nhân (phân chia vật chất di truyền): được chia làm 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.
46
Diễn biến chính của các kì:
+ Kì đầu: các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian bắt đầu co xoắn lại; cuối kì màng nhân và nhân
con biến mất; thoi phân bào dần xuất hiện.
+ Kì giữa: các NST kép co ngắn cực đại, tập trung thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo; thoi phân bào
được đính vào 2 phía của NST tại tâm động.
+ Kì sau: 2 nhiễm sắc tử trong mỗi NST kép tách nhau ra và phân ly đồng đều trên thoi phân bào về 2 cực
của tế bào.
+ Kì cuối: các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh; màng nhân và nhân con xuất hiện.
- Phân chia tế bào chất:
+ Xảy ra ở kì cuối sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền.
+ Tế bào chất phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Các tế bào động vật phân chia tế bào chất
bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo, còn tế bào thực vật lại tạo thành vách ngăn tế bào
ở mặt phẳng xích đạo.

Câu 4. Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Nêu ý nghĩa của việc điêu hòa chu kì tế bào.
- Khái niệm: Là một chuỗi các sự kiện có trật tự từ khi 1 tế bào phân chia tạo thành 2 tế bào con, cho đến
khi các tế bào con này tiếp tục phân chia.
- Chu kì tế bào gồm 2 giai đoạn: Kì trung gian ( thời kì giữa 2 lần phân bào) và quá trình nguyên phân.
- Kì trung gian: Chiếm thời gian dài nhất, là thời kì diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất... đặc biệt là
quá trình nhân đôi của ADN. Được chia làm 3 pha:
+ Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Vào cuối pha G 1 có 1 điểm kiểm soát ( R ) nếu tế bào
vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân.
+ Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử.
+ Pha G2: Diến ra sự tổng hợp protein histon, protein của thoi phân bào( tubulin...).
- Sau pha G2 sẽ diễn ra quá trình nguyên phân.
* Ý NGHĨA CUAT ĐIỀU HÒA CHU KÌ TB:
- Chu kì TB được điều hòa rất chặt chẽ và tinh vi
- Việc điều hòa CKTB nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
- Nếu bị hư hỏng cơ thể bị lâm bệnh, ví dụ như TB ung thuwddax thoát khỏi sự điều hòa chu kỳ TB đã
phân chia một cách liên tục tạo khối u.

Câu 5. Trình bày tóm tắt diễn biến của kì trung gian.
- Kì trung gian: Chiếm thời gian dài nhất, là thời kì diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất... đặc biệt là
quá trình nhân đôi của ADN. Được chia làm 3 pha:
+ Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào. Vào cuối pha G 1 có 1 điểm kiểm soát ( R ) nếu tế bào
vượt qua được mới đi vào pha S và diễn ra quá trình nguyên phân.
+ Pha S: Ở pha này diễn ra sự nhân đôi ADN, NST, nhân đôi trung tử.
+ Pha G2: Diến ra sự tổng hợp protein histon, protein của thoi phân bào( tubulin...).
- Sau pha G2 sẽ diễn ra quá trình nguyên phân.

Câu 6. Quá trình phân chia tế bào chất ở động vật và thực vật có gì khác nhau?
- Đối với TB động vật: phân chia TBC bằng cách thắt MSC tại MP xịch đạo từ ngoài vào trong.
- Đối với TB thực vật: phân chia TBC bằng cách tapoj thành TB tại MP xịch đạo từ trong ra ngoài.

Câu 7. Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc từ nhưng sau khi phân
chia xong, NST lại tháo xoắn trở vê dạng sợi mảnh ?
- Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào
và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn.
- Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh giúp thực hiện việc nhân đôi ADN, tổng
hợp ARN và các prôtêin, chuẩn bị cho chu kì sau.

Câu 8. Tại sao NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?
47
- Vì tại kỳ sau: mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.
- NST phải co xoắn tối đa vào kì giữa để các NST đơn dễ dàng phân li về 2 cực của tế bào mà không bị rối.

Câu 9. Điêu gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?
- Nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy nhiễm sắc tử không phân ly và sẽ tạo ra tế bào
có số NST tăng lên gấp đôi.

Câu 10. Nhiễm sắc tử, cromatit, NST đơn, NST kép, NST tương đồng khác nhau như thế nào?
- Khi chưa nhân đôi NST tồn tại dạng NST đơn: chỉ gồm 1 sợi ADN kép.
- Nhiễm sắc thể kép: gồm 2 Nhiễm sắc tử hay cromatit giống nhau và dính nhau ở tâm động, hình thành
do nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi.
- Cặp nhiễm sắc thể tương đồng: gồm 2 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng, cấu trúc và trật tự gen
trên nhiễm sắc thể (một có nguồn gốc từ giao tử của bố, một có nguồn gốc từ giao tử của mẹ).
Câu 11 . Hãy mô tả quá trình phân bào ở tế bào nhân sơ. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phân bào ở
sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực
- Khi chuẩn bị phân bào, ADN dính vào tế bào chất, bắt đầu nhân đôi
- Sau khi nhân đôi AND dính vào 2 điểm tách nhau trên màng
- Tế bào càng lớn, 2 ADN con càng tách xa nhau. Màng sinh chất và thành tế bào vi khuẩn sinh trưởng
vào phía trong, thành ngăn đôi, chia tế bào vi khuẩn thành 2 tế bào VK có kích thước và ADN giống nhau
* Quá trình phân bào của tb nhân sơ không có sự hình thành thoi phân bào →phân bào không tơ
Quá trình phân bào ở sinh vật nhân thực có sự hình thành thoi phân bào→phân bào có tơ

Câu 12. Nói “ Kỳ trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần phân bào” có đúng không?
Giải thích?
Kỳ trung gian gồm 3 pha trong đó:
- Pha G1: tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng của tế bào
- Pha S: diễn ra sự nhân đôi AND và NST
- hoàn tất việc tổng hợp chất cần thiết cho phân bào
- Vậy: kỳ trung gian diễn ra các hoạt động sống mạnh mẽ là thời kỳ sinh trưởng cửa tế bào. Chuẩn bị
quan trọng cho qua trình phân bào tiếp theo không phải là kỳ nghỉ của tb

Câu 13. Trình bày các diễn biến chính của quá trình nguyên phân?
Phân chia nhân:
* Kỳ đầu: NST kép dần co xoắn, màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
* Kỳ giữa: Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mp xích đạo, thoi phân bào đính vào
2 phía của tâm động
* Kỳ sau: Các NST tách nhau ra và phân li về 2 cực của tế bào.
* Kỳ cuối: NST tháo xoắn dần , màng nhân và nhân con dần xuất hiện.
Phân chia TBC
- Diễn ra ở kỳ cuối.
- TBC phân chia dần, tách Tb mẹ thành 2 TB con.
+ Tế bào động vật:Màng tế bào thắt lại từ ngoài vào trong ở vị trí mpxd
+ TBTV xuất hiện một vách ngăn ở mp xích đạo và phát triển ra ngoài màng

Câu 14. Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử (cromatit), sau khi
phân chia xong lại tháo xoắn dạng sợi mảnh?
- NST xoắn cực đại rồi mới phân chia để Nhiễm sắc tử dễ di chuyển, giúp NST phân đồng đều về 2 cực
của tb, NST không bị rối
- Sau khi phân chia xong lại tháo xoắn dạng sợi mảnh giúp cho việc thực hiện nhân đôi AND, tổng hợp
ARN và pro chuẩn bị cho chu kỳ sau

Câu 15. Tại sao các NST sau khi nhân đôi không tách nhau ra mà dính nhau ở tâm động?
48
( để giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền)
Câu 16. Tại sao ở kỳ giữa NST lại tập trung thành một hang trên mặt phẳng xích đạo?
( để giúp cân bằng lực kéo ở hai đâu tế bào)

Câu 17. Do đâu nguyên phân tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tb mẹ?
- Do hiện tượng nhân đôi của NST ở kỳ trung gian
- Sự xắp xếp các NST thành một hàng trên mpxđ của thoi phân bào
- Sự phân li đồng đều của các NST đơn ở kỳ sau

Bài 19: GIẢM PHÂN


- Là hình thức phân bào của tế bào sinh dục ở vùng chín.
- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.
I. Giảm phân I
1. Kì đầu I
- Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng và có sự TĐ đoạn cromatit cho nhau. Gọi là
hiện tượng TĐ chéo.
- Sau tiếp hợp, NST dần tách nhau ra và NST dần co xoắn lại.
- Thoi phân bào hình thành.
- Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
2. Kì giữa I:
- NST kép co xoắn cực đại.
- Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Thoi phân bào đính vào 1 phía của NST tại tâm động.
3. Kì sau I:
- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
4. Kì cuối I:
- Các NST kép đi về 2 cực của tế bào và dần dãn xoắn.
- Màng nhân và nhân con dần xuất hiện.
- Thoi phân bào tiêu biến.
* Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa.
Kết quả: 1TB (2n đơn)  2TB (n kép)

II. Giảm phân II:


Kì trung gian diễn ra rất nhanh không có sự nhân đôi của NST.
1. Kì đầu II:
- NST kép ở trạng thái co xoắn.
2. Kì giữa II:
- Các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
3. Kì sau II:
- Mỗi NST kép tách nhau ra đi về 2 cực của tế bào.
4. Kì cuối II:
- NST dãn xoắn.
- Màng nhân và nhân con dần xuất hiện.
- Thoi phân bào tiêu biến.
* Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con có số lượng NST đơn giảm đi một nửa.
Kết quả: 1TB (n kép)  2 TB (n đơn)
Qua 2 lần phân bào: Từ 1 tế bào mẹ ( 2n ) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo 4 té bào con có bộ NST bằng
một nửa tế bào mẹ.
III. Ý nghĩa của quá trình giảm phân:
- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ
tinh thường tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, góp phần làm tăng tính đa dạng của sinh giới.

49
- Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính là nguồn nguyên liệu cho quá
trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.
- Sự phối kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đã đảm bảo duy trì, ổn định bộ NST đặc
trưng của những loài sinh sản hữu tính.

ÔN TẬP
Câu 1. So sánh 2 quá trình giảm phân và nguyên phân?
- Giống nhau:
+ Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào)
+ Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2
cực của tế bào ở kì sau.
+ NST đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc,
phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn
+ Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau.
+ Đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh sản (vô
tính và hữu tính).
- Khác nhau:
Nguyên phân Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và sinh dục sơ khai - Xảy ra ở tế bào sinh dục chín
- Gồm 1 lần phân bào và 1 lần NST nhân đôi.
- Có xảy ra hiện tượng tiếp hợp nhưng không có - Gồm 2 lần phân bào và 1 lần NST nhân đôi.
trao đổi chéo. - Có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và có trao đổi
- Là phân bào nguyên nhiễm từ 1 TB mẹ tạo ra 2 chéo.
TB con có bộ NST ( 2n) - Là phân bào giảm nhiễm từ 1 TB mẹ tạo ra 4
- Là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính ở sinh TB con có bộ NST ( n)
vật. - Là cơ sở của hình thức sinh sản hữu tính ở sinh
- Nguyên phân là phương thức truyền đạt ổn định vật.
bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB của - Nguyên phân là phương thức truyền đạt ổn định
cơ thể. bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB của
cá thể.

Câu 2. Trình bày các diễn biến chính các kì của giảm phân?
* Giảm phân I:
- Giống nguyên phân, tại kì trung gian, các NST được nhân đôi tạo các NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử đính
với nhau ở tâm động.
a. Kì đầu I:
- Các cặp NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi đoạn crômatit cho nhau
(hiện tượng trao đổi chéo). Sau khi tiếp hợp, các NST kép dần co xoắn.
- Thoi phân bào dần hình thành, một số sợi thoi được đính với tâm động của các NST.
- Cuối kì màng nhân, nhân con biến mất.
- Kì đầu I chiếm phần lớn thời gian của quá trình giảm phân, tuỳ từng loài sinh vật mà có thể kéo dài tới
vài ngày đến vài chục năm.
b. Kì giữa I:
- Các cặp NST kép tương đồng sau hi co ngắn cực đại sẽ tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo
của thoi tơ vô sắc.
- Dây tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.
c. Kì sau I:
- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi tơ vô sắc về một cực của tế bào.
d. Kì cuối I:
50
- NST dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi vô sắc biến mất.
- Quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa (n kép).
2. Giảm phân II: giảm phân II cơ bản giống nguyên phân cũng bao gồm các kì: kì đầu II, kì giữa II, kì sau
II, kì cuối II. Tuy nhiên ở lần giảm phân II có một điểm cần lưu ý sau:
- Không xảy ra sự nhân đôi và tiếp hợp trao đổi chéo NST.
- Ở kì giữa II, các NST kép chỉ tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
- Ở kì sau II, các NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn, mỗi NST đơn đi về 1 cực của tế bào.
- Kết thúc kì cuối II (kết thúc quá trình phân bào), có 4 tế bào con được tạo ra từ một tế bào mẹ, mỗi tế bào
con mang bộ NST đơn bội (n đơn).
- Ở các loài động vật, quá trình phát sinh giao tử đực, 4 tế bào con sẽ biến thành 4 tinh trùng; quá trình
phát sinh giao tử cái, 4 tế bào con sẽ biến thành 1 trứng và 3 thể cực. Ở các loài thực vật, sau khi giảm
phân các té bào con phải trải qua một số lần phân bào để thành hạt phấn hoặc túi phôi.

Câu 3. Trình bày ý nghĩa của quá trình giảm phân?


- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ
tinh thường tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, góp phần làm tăng tính đa dạng của sinh giới.
- Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính là nguồn nguyên liệu cho quá
trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.
- Sự phối kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đã đảm bảo duy trì, ổn định bộ NST đặc
trưng của những loài sinh sản hữu tính.

Câu 4. Tại sao lại nói giảm phân II có bản chất giống nguyên phân?
- Giảm phân II về cơ bản cũng giống như nguyên phân, đều bao gồm các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì
cuối. Diễn biến hoạt động của NST cơ bản cũng giống nhau: NST co xoắn, tập trung thành một hàng trên
mặt phẳng xích đạo, các NST kép tách nhau ở tâm động, mỗi NST đơn di chuyển về một cực của tế bào.
- So với nguyên phân, giảm phân II có một số điểm khác biệt: NST không nhân đôi, 2 tế bào con có bộ
NST đơn bội ( n ).

Câu 5. Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?
- Các NST kép trong cặp tương đồng bắt đôi với nhau suốt theo chiều dọc có thể diễn ra tiếp hợp trao đổi
chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em.
- Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, do
đó tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng.
- Đó chính là cơ sở tạo nên các giao thử khác nhau về tổ hợp NST, cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và
chọn giống.

Câu 6. Sự bắt đôi của các NST tương đồng ở kỳ đầu giảm phân I có ý nghĩa gì?
- Trong quá trình bắt đôi, các NST của cặp NST kép tương đồng có thể trao đổi đoạn cho nhau→ hoán vị
gen, do đó tạo ra sự tái tổ hợp các gen→cơ sở xuất hiện tổ hợp gen mới → cung cấp nguyên liệu cho tiến
hóa và chọn giống
- Nếu không có sự bắt đôi thì sự phân chia các NST về các cực tb sẽ không đều → đột biến số lượng NST

Câu 7. Giải thích nguồn gốc của các loại biến dị tổ hợp có thể có trong quá trình giảm phân?
- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh
- Hiện tượng TĐC ở kì đầu I của GP tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau, là cơ sở cho sự xuất hiện biến dị
tổ hợp

Câu 8. Trong giảm phân có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của vật chất di truyên. Cấu trúc nào
là phân li độc lập? Cấu trúc nào là tổ hợp tự do? Điêu đó xảy ra vào thời điểm nào của giảm phân?
Nêu ý nghĩa thực tiển của các hiện tượng đó
- NST kép phân li độc lập và tổ hợp tự do. Xảy ra ở kì sau

51
- Ý nghĩa: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình
thụ tinh là nguồn gốc của các loại biến dị tổ hợp
Câu 9. Tại sao nói giảm phân II có bản chất giống nguyên phân?
- Gồm 4 kì
- Diễn biến NST cơ bản giống nhau: NST co xoắn ( kì đầu, kì giữa, kì sau), NST thóa xoắn (kì cuối), NST
xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo (KG), NST kép tách thành NST đơn phân li về 2 cực của tế bào
(KS)
- Điểm khác: ở GP II không có sự nhân đôi NST, tế bào con có bộ NST đơn bội (n)

Câu 10. Kết quả Nguyên phân và giảm phân khác nhau như thế nào? Quá trình giảm phân tạo giao
tử ở tb thực vật và tb động vật có gì khác nhau?
- 1tb mẹ 2n qua nguyên phân tạo ra 2 tb con có bộ NST 2n giống nhau và giống tb mẹ
- 1tb sinh dục 2n qua giảm tạo được 4 tb con có bộ NST n đơn
*Động vật
+ Ở con đực: 1 tb sinh tinh GP taọ 4 tế bào con → 4 tinh trùng
+ Ở con cái: 1 tb sinh trứng GP taọ 4 tế bào con → 1 trứng (n) và 3 thể định hưóng (3. n)
*Thực vật: các tb con sau khi được tạo ra sẽ nguyên phân 1 số lần để hình thành hạt phấn, túi noãn

Câu 11. Tại sao số NST ở các tế bào sinh dưỡng bình thường luôn là một số chẵn, được kí hiệu 2n.
Giải thích tính ổn định vê số lượng của bộ NST 2n qua các thế hệ của loài sinh sản hữu tính?
* Bộ NST luôn là một số chẵn vì hợp tử của các cá thể nhận được số NST đồng đều từ giao tử được của bố
và giao tử cái của mẹ
* Tính ổn định:
- Giảm phân của tế bào sinh dục tạo giao tử (n) NST
- Quá trình thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử 2n NST
- Quá trình nguyên phân của hợp tử tạo một cơ thể đa bào

Bài 20: THỰC HÀNH

QUAN SÁT CÁC KÌ CỦA NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH

Chuyên đê 2: Thành phần hóa học và cấu trúc tế bào.


Câu 1:
1. Hãy cho biết ở tế bào động vật thì ba loại cấu trúc dưới tế bào nào có chứa protein và axit
nucleic? Hãy nêu sự khác nhau giữa các axit nucleoic có trong ba loại cấu trúc đó.
2. Hãy xác định các phát biểu sau đây đúng hay sai. Giải thích.
a. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là protein bám màng.
b. Mỗi tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất, các bào quan và nhân.
c. Dầu và mỡ đều là este của glixerol với axit béo nên chúng có cấu tạo giống nhau.
d. Guanin và xitozin có cấu trúc vòng kép còn adenin và timin có cấu trúc vòng đơn.
Trả lời:
1.- Đó là riboxom ( chứa rARN và protein ), ti thể ( chứa AND vòng và protein ) và nhân tế bào
( chứa AND và protein ).
- Điểm khác nhau:
rARN AND ti thể AND nhân
Mạch đơn Mạch kép Mạch kép
Dạng cuộn xoắn Dạng vòng Dạng thẳng
Đơn phân A, U, G, X Đơn phân A, T, G, X Đơn phân A, T, G, X
2. Hãy xác định các phát biểu sau đây đúng hay sai. Giải thích.
a. Sai. Vì dấu chuẩn là gai glicoprotein.

52
b. Sai. Vì tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh, chỉ có bào quan riboxom, chưa có các bào
quan khác.
c. Sai. Vì dầu có gốc axit béo không no, còn mỡ chứa gốc axit béo no.
d. Sai. Vì G và A có cấu trúc vòng kép còn T và X có cấu trúc vòng đơn.
Câu 2 : Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích?
a. Tế bào thần kinh là tế bào duy nhất không sử dụng gluxit.
b. Lipit không tan trong nước và dung dịch hữu cơ.
c. Vi khuẩn Gram âm không bắt màu thuốc nhuộm tím tinh thể mà bắt màu đỏ fuschin khi nhuộm
bằng phương pháp nhuộm Gram.
d. Plasmit là một chuỗi ADN 2 mạch dạng vòng có trong vùng nhân của vi khuẩn.
e. Vi khuẩn nitrat hóa là loại vi khuẩn hấp thu nitrat từ môi trường đất để tổng hợp các phân tử
axit amin cần cho cơ thể.
f. Hoạt động của vi khuẩn phản sulfat hóa thường gây hại cho cây lúa hoặc làm chết các hải sản.
g. Axit teicoic là thành phần của vi khuẩn Gram âm.
h. Thuật ngữ “VSV khuyết dưỡng” dùng để chỉ các VSV có khả năng phát triển với CO2 là nuồn
cacbon độc nhất.
Trả lời:
a. Sai. Vì tế bào thần kinh là tế bào sử dụng nhiều gluxit.
b. Sai. Vì phân tử Lipit không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ.
c. Đúng.
d. Sai. Vì tế bào Plasmit có trong tế bào chất của vi khuẩn.
e. Sai. Vi khuẩn nitrat hóa sử dụng năng lượng sinh ra khi oxi hóa nitrit thành nitrat để khử cacbon
trong khí CO2.
f. Đúng.
g. Sai. Vi khuẩn Gram dương có axit teicoic, vi khuẩn Gram âm không có.
h. Sai. VSV khuyết dưỡng dùng để chỉ các vi sinh cật đòi hỏi sự có mặt của một hoặc nhiều nhân
tố sinh trưởng trong môi trường để chúng phát triển. Còn vi sinh vật tự dưỡng mới có khẳ năng
phát triển với CO2 là nguồn cacbon độc nhất.
Câu 3:
1. Tại sao thành phần các nguyên tố có trong tế bào của các loài sinh vật về cơ bản lại giống
nhau?
2. Hãy nêu hai chức năng của cacbonhidrat đối với cơ thể sống?
3. So sánh cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp?
Trả lời:
1. Thành phần các nguyên tố có trong tế bào của các loài sinh vật về cơ bản lại giống nhau vì:
+ Trong quá trình phát sinh sự sống có sự tham gia của các nguyên tố C, H, O, N…
+ Các loại tế bào đều tiến hóa từ một tổ tiên chung.
2. Hai chức năng của Cacbonhidrat đối với cơ thể sống:
+ Chức năng cấu trúc như xenlulozo là thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật.
+ Chức năng cung cấp năng lượng như glucozo là nguồn năng lượng chủ yếu.
3. So sánh cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp:
* Giống nhau:
+ Màng kép
+ Bên trong chứa ADN vòng, riboxom, protein, protein, enzim.
+ Đều có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn
+ Đều là bào quan chuyển hóa năng lượng trong tế bào.
* Khác nhau:
Ti thể Lục lạp
- Màng trong nếp gấp  nhiều mào có đính - Màng trong không gấp nếp, không có enzim
enzim hô hấp. hô hấp.
- Bên trong: - Bên trong:
+ Stroma chưa enzim quang hợp.
53
+ Xoang trong chứa chất bán lỏng, enzim hô + Hạt granna: Gồm các tilacoit, trên màng
hấp. tilacoit có hệ sắc tố, enzim quang hợp  đơn vị
+ Xoang ngoài có chứa ion H+ quang hợp, giữa các hạt có phiến màng.
+ ADN vòng nỏ.
- Có ở mọi tế bào.
Câu 4:
1. Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể?
2.a.Khi phân tích thành phần hóa học của một bào quan, người ta thu được nhiều enzim như
photphoidase, Cytochrom B, transferase… Hãy cho biết đây là bào quan nào? Nêu cấu tạo của
bào quan đó.
b.Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh đó có vai trò như thế nào với quá trình quang hợp?

Trả lời:
1. Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể, vì:
* Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể sinh vật:
- Từ cơ thể có cấu trúc đơn giản đến cơ thể có cấu trúc phức tạp đều có đơn vị cấu tạo cơ bản nên
cơ thể là tế bào. Ở vi khuẩn, tế bào là một cơ thể hoàn chỉnh.
- Trong mỗi tế bào có nhiều bào quan, mỗi bào quan thực hiện các chức năng khác nhau. Mỗi tế
bào gồm các phần điển hình là màng tế bào, tế bào chất và nhân.
* Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống:
- Tất cả các dấu hiệu của sự sống: sinh trưởng, hô hấp, tổng hợp, phân giải… đều xảy ra trong tế
bào. Tế bào là đơn vị hoạt động thống nhất về trao đổi chất, nhân giữ vai trò điều khiển.
- Các cơ chế từ hiện tượng di truyền từ cấp độ phân tử (tái bản ADN, phiên mã ARN…) đến cấp
độ tế bào (hoạt động của NST trong nguyên phân, giảm phân, thụ tinh…) đều diễn ra trong tế bào.
Nhờ đó mà thông tin được truyền đạt qua các thế hệ ổn định.
2.a. – Bào quan đó là ti thể.
- Cấu tạo của ti thể:
+ Bên ngoài có lớp màng kép bao bọc, màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc
tạo nên các mào trên có nhiều enzim hô hấp.
+ Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và riboxom.
b. Trong lá cây có nhiều lục lạp và trong lục lập chứa các hạt diệp lục, khi ánh sáng chiếu vào lá
thì tia sáng màu xanh lục bị phản xạ trở lại nên ta nhìn thấy màu xanh. Như vậy màu xanh lục tà
nhìn thấy không có vai trò gì trong quang hợp.
Câu 5:
1. Sự khác nhau về cấu trúc, tính chất, chức năng giữa màng sinh chất và màng nhân?
2. Trong quá trình truyền tin qua tế bào đối với các chất hòa tan trong nước, chúng phải thông qua
thụ quang màng.
- Có những loại thụ qua nào?
- Với loại thụ quan liên kết với protein G, hãy nêu vai trò của protein G?
3. Trong thí nghiệm co và phản co nguyên sinh cả tế bào thực vật. Thành phần cấu trúc nào của tế
bào đóng vai trò chính trong quá trình đó? Tại sao?
Trả lời:
1. Sự khác nhau về cấu trúc, tích chất, chức năng của màng sinh chất và màng nhân
Chỉ tiêu Màng nhân Màng sinh chất
Cấu trúc - Cấu tạo màng kép, có xoang - Cấu tạo màng đơn
gian màng (xoang quanh
nhân)
- Độ dày khoảng 40nm - Độ dày khoảng 10nm
- Màng nhân không liên tục - Liên tục không có hệ thống
do có hệ thống lỗ. lỗ.

54
- Mặt ngoài của màng có đính - Mặt trong có liên kết với các
riboxom, mặt trong có hệ vi sợi của khung xương tế bào
thống tấm lamina có vai trò cơ
học.
Tính chất - Không có khả năng hàn gắn - Có khả năng hàn gắn khi bị
khi bị phá hủy. phá hủy.
- Tính thấm chọn lọc khác - Tính thấm chọn lọc khác
nhau nhau.
Ví dụ: các protein kiềm histon
dễ dàng qua màng nhân
Chức năng - Trao đổi chất giữa nhân và tế - Trao đổi chất giữa tế bào và
bào chất môi trường.
- Phân lập, cách li NST ra - Giới hạn giữa tế bào và môi
khỏi tế bào trường.
1. – Có 3 loại thụ quan màng: thụ quan liên kết với protein G, thụ quan- kênh ion, thụ quan
tirozinkinaza.
- Vai trò của protein G: nó có linh hoạt của GTPaza, khi ở dạng hoạt hóa nó bám vào một enzim
làm cho enzim này được hoạt hóa để kích hoạt bước tiếp theo trong con đường truyền tín hiệu,
dẫn đến một đáp ứng của tế bào. Do đó protein G hỗ trợ cho hoạt động của thụ quan liên kết với
nó.
3. – Không bào đóng vai tro chính trong thí nghiệm này.
- Do không có kích thước rất lớn, có chứa nước và dịch hòa tan, tạo ra dịch tế bào. Dịh tế bào
luôn có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất.
Câu 6:
1. Mô tả cấu trúc và chức năng của ribozim?
2. Dựa vào hình dạng và cách sắp xếp của mạch, protein được chia thành những nhóm nào? Phân
biệt các đặc tính chính của nhóm.
3. Các phân tử Lipit có vai trò như thế nào trong việc quy định tính ổn định nhưng lại mềm dẻo của
màng.
Trả lời:
1.- Cấu trúc: ribozim thực chất là một loại ARN có hoạt tính enzim
+ Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là 4 loại nucleotit (A,U,G,X), mỗi đơn
phân gồm: đường ribozo, bazo nito, gốc photphat.
+ Cấu tạo phân tử: một chuỗi polinucleotit gồm các nucleotit gắn vào nhau bằng liên kết cộng
hóa trị.
- Chức năng: xúc tác cho phản ứng loại bỏ các intron của tiền mARN, nối các đoạn exon lại với
nhau tạo thành mARN trưởng thành.
2.- 2 nhóm: protein sợ và protein hạt.
- Phân biệt:
Tiêu chí Protein sợi Protein hạt
Cấu trúc Các mạch duỗi thẳng Các mạch gấp cuộn phúc tạp
Tính chất Không tan, bền vẵng với biến Dễ hòa tan tạo dung dịch keo,
động của nhiệt độ và PH nhạy cảm với sự thay đổi của
nhiệt độ và pH
Chức năng Nguyên liệu cấu trúc Thành phần chức năng quan
trọng của sự trao đổi chất
3.- Tính ổn định
+ Lớp kép photpholipit tạo nên một cái khung liên tục.
+ Khi các phân tử photpholipit có đuôi kị nước ở trạng thái no
+ Sự xen kẽ của các phân tử colesterol.
- Tính mềm dẻo:

55
+ Các phân tử photpholipit có thể tự quay,dịch chuyển ngang và trên dưới.
+ Khi các phân tử photpholipit có đuôi kị nước ở trạng thái không no.
+ Sự linh hoạt của khung Lipit  màng có thể thay đổi tính thấm đáp ứng với các hoạt động thích
nghi của tế bào.
Câu 7:
1. Hai bào quan nào trong tế bào đã tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng? Hãy so sánh
cấu trúc và chức năng của hai loại bào quan đó. Hai bào quan trên có nguồn gốc từ đâu?
2. Lizoxom có chức năng gì đối với tế bào?
Tại sao các ezim thủy phân có trong lizoxom lại không làm vỡ chính nó?
3. Có bốn ống nghiệm, mỗi ống chứa 20ml nước cất, người ta tiến hành một số thí nghiệm như sau:
- Thí nghiệm 1: cho thêm vào ống nghiệm 1 vi khuẩn gram dương và 5ml nước bọt.
- Thí nghiệm 2: cho thêm vào ống nghiệm 2 tế bào thực vật và 5ml nước bọt
- Thí nghiệm 3: cho thêm vào ống nghiệm 3 vi khuẩn cổ và 5 ml nước bọt
- Thí nghiệm 4: cho thêm vào ống nghiệm 4 tế bào hồng cầu và 5ml nước bọt
Sau một thời gian điều gì sẽ xảy ra
Trả lời:
1. * Ti thể và lục lạp
* So sánh ti thể và lục lạp:
- Giống nhau: + Có màng kép
+ Có AND, riboxom riêng .
+ Có chứa enzim ATP synthaza tổng hợp ATP
+ Tham gia chuyển hóa năng lượng.
- Khác nhau:
Ti thể Lục lạp
Cấu trúc: Cấu trúc:
- Màng trong gấp nếp tạo thành mấu lồi có - Màng không có gấp nếp.
chứa enzim tổng hợp ATP
- Không có tilacoit - Có chứa các hạt granna: bào gồm các túi
tilacoit xếp chồng lên nhau. Trên màng tilacoit
có chứa enzim tổng hợp ATP.
- Xoang giữa hai màng là bể chứa H+ - Xoang tilacoit là bể chứa H+
- Chất nền chứa các enzim của chu trình crep. - Chất nền chứa các enzim của chu trình canvin
Chức năng: Chức năng:
Nơi thực hiện quá trình hô hấp, chuyển háo Nơi thực hiện quá trình quang hợp, chuyển hóa
năng lượng trong cá hợp chất hữu cơ thành năng lượng ánh sáng mặt trời thành hóa năng
ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế trong các hợp chất hữu cơ.
bào.
* Ti thể và lục lạp có nguồn gốc cộng sinh;
Trong quá trình tiến hóa, một loại vi khuẩn hiếu khí đã xâm nhập vào tế bào, chúng cộng sinh
trong tế bào, trở thành một bào quan hô hấp (ti thể) và phụ thuộc vào tế bào.
Tương tự, một loại vi khuẩn lam đã xâm nhập vào tế bào, sống cộng sinh với tế bào, trở thành lục
lạp và phụ thuộc vào tế bào.
2. *Chức năng:
- Tiêu hóa, tự vệ.
- Tham gia vào quá trình phân hủy tế bào già, các tế bào bị tổn thươn, cũng như các tế bào thoái
hóa, hư hỏng.
- Lúc cơ thẻ bị đói kéo dài lizoxom tiêu hóa một số bào quan để cung cấp năng lượng cho các hoạt
động quan trọng nhất đối với sự duy trì sự sống.
* Giải thích:
Các enzim thủy phân có trong lizoxom lại không làm vỡ lizoxom vì trong điều kiện bình thường
các enzim này ở trạng thái bất hoạt.

56
Khi có nhu cầu sử dụng, các enzim này mới được hoạt hóa bằng cách thay đổi độ pH trong
lizoxom. Sau đó enzim lại được trở về trạng thái bất hoạt cho nên không làm vỡ lizoxom.
3. Các hiện tượng có thể xảy ra:
- Ở ống nghiệm 1: Tế bào vi khuẩn vỡ vì nước bọt có chứa lizozim, làm tan thành tế bào và trong
môi trường nhược trương tế bào hút nước mạnh làm vỡ tế bào.
- Ở ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì xảy ra do lizozim không tác động làm tan thành tế bào
thực vật  trong môi trường nhược trương mặc dù tế bào hút nước mạnh nhưng tế bào không bị vỡ.
- Ở ống nghiệm 3: Tế bào không bị vỡ do lizozim không phá vỡ thành tế bào vi khuẩn cổ  trong
môi trường nhược trương tế bào hút nước mạnh nhưng do có thành tế bào vững chắc nên tế bào
không bị vỡ.
- Ở ống nghiệm 4: Tế bào hồng cầu bị vỡ vì mặc dù lizozim không tác động vào màng tế bào nhưng
trong môi trường nhược trương tế bào hồng cầu hút nước mạnh nên tế bào vỡ.
Câu 8: Trả lời ngắn gọn các câu sau đây:
a, Tại sao tế bào bạch cầu có thể thay đổi hình dạng mạnh mẽ mà không làm đứt tế bào?
b, AND và hệ gen ở lục lạp khác ti thể ở điểm nào?
c, Chức năng của thành tế bào là gì?
d, Tại sao sự thẩm thấu lại phục thuộc tổng nồng độ chất tan trong dung dịch?
e, Sự tương tác giữa tế bào với môi trường qua màng sinh chất có những phương thức nào?
f, Tại sao nói quá trình quang hợp là các phản ứng oxi hóa khử?
Trả lời:
a, Vì tế bào có khung nâng đỡ gồm vi ống, vi sợi, sợi trung gian. Cả vi sợi và sợi trung gian đều
được néo chặt vào protein gắn ở phía trong màng sinh chất, giúp tế bào có độ bền cơ học. Sợi trung
gian hoạt động như một gân nội bào có tác dụng ngăn ngừa sự co giãn quá mức của tế bào còn vi
sợi xác định hình dạng tế bào.
b, AND vòng của lục lạp lớn hơn của ti thể nhưng nhiều gen quy định các thành phần của lục lạp thì
được định vị trong nhân.
c, Tạo bộ khung ngoài ổn định hình dạng tế bào
Bảo vệ bề mặt và gắn dính nhưng vẫn đảm bảo liên lạc giữa các tế bào nhờ khớp nối hay cầu
nguyên sinh chất.
d, Vì khi có nhiều chất tan khác nhau cung tan trong nước thì càng có nhiều phân tử nước liên kết
với cá chất tan, do đó càng ít có phân tử nước tự do, mà sự khuếch tán của nước chỉ được thực hiện
bởi các phân tư nước tự do này.
e, Các phương thức:
- Dẫn truyền nước đi ua.
- Dẫn truyền khối vật chất (ẩm bào, thực bào).
- Dẫn truyền chọn lọc phân tử.
- Tiếp nhận thông tin.
- Sự nhận dạng tế bào.
- Liên kết tự nhiên với các tế bào khác.
f, Vì:
* Phản ứng oxi hóa:
- Mất điện tử, loại H, giải phóng năng lượng.
- Diệp lục mất điện tử thực hiện quang phân li nước sẽ mất e, loại H và giải phóng ATP
*Phản ứng khử:
- Nhận e, thêm H, tích lũy năng lượng.
- NADP nhận e, thêm H thành NADPH. Khử CO2 thành glucose, tích lũy năn lượng.
Câu 9:
1. Nêu sự khác nhau giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ?
2. Phân biệt hình thức phân bào nguyên phân ở tế bào nhân thực và phân đôi ở tế bào nhân sơ?
Trả lời:
1.Sự khác nhau giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ:

57
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Sinh vật điển hình Vi khuẩn, vi sinh vật cổ Nguyên sinh vật, nấm, thực
vật, động vật
Kích thước điển hình Khoảng 1-10 micromet Khoảng 10-100 mictomet
(tinh trùng không kể đuôi)
Cấu trúc nhân tế bào Có vùng nhân, không có màng Cấu trúc nhân điển hình với
nhân màng nhân có cấu trúc lỗ nhân
Nhiễm sắc thể Một phân tử không liên kết Thường nhiều phân tử AND
với protein histon và thường dạng thẳng được bao bọc bởi
dạng vòng các protein histon trong cấu
trúc NST
Vị trí xảy ra quá trình phiên Diễn ra động thời trong tế bào Tổng hợp ARN (phiên mã) ở
mã và dịch mã chất nhân tế bào.
Tổng hợp protein (dịch mã) tại
tế bào chất
Cấu trúc riboxom 50S + 30S 60S + 40S
Cấu trúc nội bào Rất ít bào quan và hệ thống Được tổ chức phức tạp và
nội màng, không có khung tế riêng biệt bởi hệ thống màng
bào. nội bào và khung tế bào
Vận động tế bào Lông, roi VK được tạo thành Lông, roi được cấu tạo từ
từ các protein flagelin tupulin dạng vi ống 9+2
Ti thể Không có Mỗi tế bào thường có hàng
chục đến hàng ngàn
Lục lạp Không có Có ở tế bào tảo và thực vật
Mức độ tổ chức cơ thể Thường là đơn bào Đơn bào, tập đoàn, và các cơ
thể đa bào với các tế bào được
biệt hóa rõ rệt
Phân bào Phân đôi Nguyên phân
Giảm phân
2. Phân biệt hình thức phân bào ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ:
Phân đôi ở tế bào nhân sơ Nguyên phân ở tế bào nhân chuẩn
- Chỉ phân chia khi gặp điều kiện thích hợp - Phân chia theo một chương trình đã lập trình
- Phân chia theo lối trực tiếp không hình thành sẵn trong hệ gen hoặc do nhu cầu thay thế tế bào
thoi phân bào tổn thương
- Chu kì tế bào đơn giản, tốc độ phân chia tế bào - Phân chia theo hình thức nguyên phân có hình
nhanh hơn thành thoi phân bào
- AND nhân đôi và chia đôi bám vào màng sinh - Chu kì tế bào phức tạp hơn, tốc độ phân chia tế
chất ở các mezoxom bào chậm hơn
- Sự phân chia vật chất di truyền nhờ sờ sự phát - AND nhân đôi, NST nhân đôi ở trong nhân tế
triển của màng sinh chất tạo thành vách ngăn bào, sau đó tập hợp trên mặt phẳng xích đạo và
- Sự phân chia tế bào chất: tạo vách ngăn ở giữa đính với thoi phân bào ở tâm động
chia tế bào mẹ thành hai tế bào con - Sự phân chia vật chất di truyền nhờ vào thoi
phân bào
- sự phân chia tế bào chất: ở tế bào thực vật hình
thành vách ngăn ở giữa, ở tế bào động vật hình
58
thành eo thắt chia tế bào mẹ thành hai tế bào con

Câu 10:
1. Thành tế bào thực vật có vai trò gì? Nhờ đặc trưng gì mà giúp thành tế bào thực hiện được vai trò
trên?
2. a. ARN là gì? Nguồn gốc và phân loại ARN ở tế bào nhân chuẩn?
b. Nêu những giống nhau và khác nhau trong cấu trúc của phân tử ARN ở tế bào nhân chuẩn?
Trả lời:
1.- Vai trò của thành tế bào:
+ Làm nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ cho hệ chất nguyên sinh bên trong
+ Chống lại áp suất thẩm thấu do không bào trung tâm gây nên.
- Đặc trưng của thành tế bào: Thành tế bào bền vững về mặt cơ học nhưng cũng mềm dẻo để có
thể sinh trưởng
+ Tính bền vững: nhờ vật liệu cấu trúc có tính đàn hồi và ổn định của phân tử xenlulose.
+ Tính mềm dẻo: Các vật liệu cấu trúc mềm mại dưới dạng khuôn vô định hình của propectin
và hemixenlulose.
2.a. * ARN: tên viết tắt của axit ribonucleic
* Nguồn gốc:
- Có nguồn gốc từ nhân tế bào
- Được tổng hợp dựa trên khôn mẫu là mạch gốc của AND trong nhân tế bào
* Phân loại:
- ARN thông tin (mARN)
- ARN vận chuyển (tARN)
- ARN riboxom (rARN)
b. Điểm giống nhau và khác nhau trong cấu trúc phân tử ARN
* Điểm giống nhau:
- Cấu trúc:
+ Mạch đơn, đơn phân là ribonucleotit gồm 3 thành phần.
+ Có 4 loại ribonucleotit: A,U,G,X
- Chức năng: cung tham gia quá trình tổng hợp protein cho tế bào
* Điểm khác nhau:
- Cấu trúc:
+ Có cấu trúc xoắn (tARN và rARN) hay thẳng mARN
+ Co liên kết bổ sung hay không có liên kết bổ sung
- Chức năng:
+ mARN là bản sao thông tin di truyền của gen trong nhân
+ tARN tham gia vận chuyển axit amin
+ rARN tham gia cấu tạo ribosome.
Câu 11:
1. Theo mô hình khảm-động màng sinh chất được cấu tạo bởi những thành phần hóa học nào? Nêu
chức năng của từng thành phần hóa học cấu tạo nên màng sinh chất?
2. Trình bày những chức năng của ti thể trong tế bào? Căn cứ vào đâu mà thuyết cộng sinh cho
rằng: sự có mặt của ti thể trong tế bào nhân chuẩn là kết quả cộng sinh của một dạng vi khuẩn hiếu
khí với tế bào?
Trả lời:
1.- Thành phần hóa học của màng sinh chất:
+ Lipit màng: lớp photpholipit kép
+ Các phân tử colesrol
+ Protein màng
+ Cacbonhidrat màng
- Chức năng của các thành phần:
+ Lớp photpholipit tạo nên tính mềm dẻo, linh hoạt của màng
59
+ Các phân tử colestrol tạo nên khung ổn định của màng nếu tỉ lệ photpholipit / colestrol cao màng
sẽ mềm dẻo, còn tỉ lệ này thấp (lượng colestrol cao), màng bền chắc và kém linh động.
+ protein màng: phân bố khảm vào màng lipit ở dạng bám màng hay xuyên màng và có những chức
năng: vận chuyển, xúc tác, thu nhận và truyền đạt thông tin, nhận biết tế bào, kết nối…
+ Cacbonhidrat màng: liên kết với protein bám ngoài màng tạo chất nền ngoại bào lipoprotein vừa
có chức năng kết dính giữa các tế bào vừa có chức năng thu nhận thông tin
2.- Chức năng của ti thể:
+ Có vai trò qua trọng trong hô hấp hiếu khí, là nhà máy sản sinh ATP cho tế bào
+ Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào
+ Chất nền ti thể có AND và các loại ARN, ribosome để tổng hợp được một số protein riêng cho
mình
+ Ti thể tham gia vào quá trình tự chết của tế bào bằng cách giải phóng vào tế bào chất các nhân tố
cos tác dụng hoạt hóa các enzim gây tự chết theo chương trình của tế bào
- Dựa vào những bằng chứng:
+ Cấu trúc AND và kích thước ribosome của ti thể giống vi khuẩn
+ Cơ chế tổng hợp protein của ti thể có nhiều đặc điểm giống vi khuẩn
+ Màng ti thể có cấu tạo giống màng vi khuẩn
+ Ti thể được hình thành do sự sự phân chia của ti thể trước đó
Câu 12:
Các tế bào nhận biết nhau bằng các dẫu chuẩn có trên màng sinh chất. Theo em, dấu chuẩn là hợp
chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển tới màng sinh chất như thế nào?
Trả lời:
Dấu chuẩn là hợp chất glycoprotein
Protein được tổng hợp ở các ribosome trên màng lưới nội chất hạt, sau đó được đưa vào trong
xoang của lưới nội chất hạt  tạo thành túi  bộ máy gonghi. Tại đây protein được hoàn thiện cấu
trúc. Gắn thêm hợp chất saccarit  glycoprotein hoàn chỉnh  đóng gói  đưa ra bên ngoài màng
bằng xuất bào.

Phần III: SINH HỌC VI SINH VẬT


Chương I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT Ở VI SINH VẬT

I. Khái niệm vê vi sinh vật.


- Là cơ thể bé nhỏ, tính bằng micromet, chỉ nhìn rõ dưới KHV.
- Đặc điểm:
+ Cấu tạo đơn bào nhân sơ hay nhân thực.
+ Có kích thước hiển vi.
+ Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh, sinh trưởng nhanh và có khả năng thích ứng cao với môi trường sống.
+ Phân bố rộng.
- Bao gồm: Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, vi nấm.
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng.
1. Các loại môi trường cơ bản.
a. Môi trường tự nhiên.
- Là môi trường: nước, không khí, đất, sinh vật.
- Vi sinh vật có khắp nơi trong môi trường có điều kiện sinh thái đa dạng.
b. Môi trường phòng thí nghiệm
Bao gồm 3 loại môi trường.
- Môi trường tự nhiên: gồm các chất tự nhiên.
- Môi trường tổng hợp: gồm các chất hóa học đã biết về thành phần hoá học và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và hoá học.

60
2. Các kiểu dinh dưỡng.
a. Tiêu chí để phân biệt các kiểu dinh dưỡng.
- Nhu cầu về nguồn năng lượng.
- Nguồn cacbon.
b. có 4 kiểu dinh dưỡng.

Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon Ví dụ


Quang tự dưỡng Ánh sang CO2 VK lam, tảo đơn bào, VK lưu huỳnh
màu tía và màu lục.
Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2 VK nitrat hóa, VK oxi hóa hidro, oxi
hóa lưu huỳnh
Quang dị dưỡng Ánh sang Chất hữu cơ VK không chứa lưu huỳnh màu lục,
màu tía.
Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Nấm, động vật nguyên sinh.

III. Hô hấp và lên men.


1. Hô hấp.

1.Hô hấp hiếu khí 2.Hô hấp kị khí


Khái niệm Là quá trình oxi hoá các phân tử hữu cơ Qúa trình phân giải Cacbohiđrat để thu
năng lượng cho tế bào
Chất nhận Oxi phân tử Phân tử vô cơ chứ không phải là oxi
điện tử cuối phân tử
cùng
Sản phẩm CO2, H2O, NL nhiều Năng lượng ít
Điều kiện Có oxi Không có oxi
Nơi xảy ra Màng trong ti thể và màng sinh chất Màng sinh chất
2. Lên men
- Là quá trình chuyển hoá kị khí diễn ra trong tế bào.
- Chất cho điện tử và chất nhận điện tử là các phân tử hữu cơ.
- Sản phẩm tạo thành là: Rượu, dấm,……

ÔN TẬP
Câu 1. Trình bày khái niệm vi sinh vật? Kể tên một số đại diện của vi sinh vật mà em biết?
- Vi sinh vật là những cơ thể sống có kích thước hiển vi, đường kính tế bào chỉ khoảng 0,2 ÷ 2 µm (đối với
vi sinh vật nhân sơ) và 10 ÷ 00 µm (đối với vi sinh vật nhân thực).
- Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào, không thể thấy được bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính
hiển vi, một số là tập hợp đơn bào.
- Vi sinh vật gồm nhiều nhóm khác nhau, tuy vậy chúng đều có đặc điểm chung là hấp thụ, chuyển hoá
chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng.
- Ví dụ về vi sinh vật:
+ Vi sinh vật nhân sơ : vi khuẩn, xạ khuẩn, xoắn thể…
+ Vi sinh vật nhân thật: nấm men, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm sợi…

Câu 2. Trình bày các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật cơ bản?
Có ba loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật cơ bản:
a. Môi trường dùng chất tự nhiên: là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng,
thành phần như: cao thịt bò, pepton, cao nấm men (pepton là dịch thuỷ phân một phần của thịt bò, cazêin,
bột đậu tương… dùng làm nguồn cacbon, năng lượng và nitơ. Cao thịt bò chứa các axit amin, peptit,
nuclêôtit, axit hữu cơ, vitamin và một số chất khoáng. Cao nấm men là nguồn phong phú các vitamin
nhóm B cũng như nguồn nitơ và cacbon).
61
b. Môi trường tổng hợp: là môi trường trong đó các chất đều đã biết thành phần hoá học và số lượng.
Nhiều vi khuẩn hoá dưỡng dị dưỡng có thể sinh trưởng trong môi trường chứa glucôzơ là nguồn cacbon và
muối amôn là nguồn nitơ.
c. Môi trường bán tổng hợp: là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành
phần và số lượng như pepton, cao thịt, cao nấm men và các chất hoá học đã biết thành phần và số lượng…
– Các môi trường nói trên đều ở dạng lỏng nên được gọi là môi trường lỏng (hoặc môi trường dịch thể).
– Để nuôi cấy vi sinh vật trên bề mặt môi trường đặc, người ta thêm vào môi trường lỏng 1,5 ÷ 2% thạch
(agar - một loại pôlisaccarit phức tạp chiết rút từ tảo đỏ ở biển).

Câu 3. Trình bày các kiểu dinh dưỡng cơ bản của vi sinh vật?
Khác với thực vật và động vật, dinh dưỡng ở sinh vật có tính đa dạng hơn. Dựa vào hai thông số nguồn
năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta chia các hình thức dinh dưởng của vi sinh vật thành bốn
kiểu dinh dưỡng cơ bản sau:
Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon Ví dụ
Quang tự dưỡng Ánh sang CO2 VK lam, tảo đơn bào, VK lưu
huỳnh màu tía và màu lục.
Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2 VK nitrat hóa, VK oxi hóa hidro,
oxi hóa lưu huỳnh
Quang dị dưỡng Ánh sang Chất hữu cơ VK không chứa lưu huỳnh màu lục,
màu tía.
Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Nấm, động vật nguyên sinh.

Câu 4. Vì sao không nên bón phân đạm cùng với phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước?
Vi khuẩn phản nitrat hóa có khả năng dùng nitrat chủ yếu làm chất nhận điện tử. Tùy theo loài vi khuẩn mà
sản phẩm của khử nitrat dị hóa là N2, N2O hay NO, đây đều là những chất mà cây trồng không hấp thụ
được. Quá trình phản nitrat hóa xảy ra mạnh khi đất bị kị khí như khi dùng phân đạm (nitrat) cùng với
phân chuồng trên những ruộng lúa ngập nước, phân nitrat dùng bón cho lúa bị nhóm vi khuẩn này sử dụng
rất nhanh, nitrat có thể mất hết rất nhanh mà cây trồng không kịp sử dụng.

Câu 5. Cho các ví dụ vê môi trường tự nhiên có vi sinh vật phát triển.
- Môi trường dùng chất tự nhiên: là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng,
thành phần như: cao thịt bò, pepton, cao nấm men (pepton là dịch thuỷ phân một phần của thịt bò, cazêin,
bột đậu tương… dùng làm nguồn cacbon, năng lượng và nitơ. Cao thịt bò chứa các axit amin, peptit,
nuclêôtit, axit hữu cơ, vitamin và một số chất khoáng. Cao nấm men là nguồn phong phú các vitamin
nhóm B cũng như nguồn nitơ và cacbon).

Câu 6. Nêu những tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
Tiêu chí để phân biệt các kiểu dinh dưỡng.
- Nhu cầu về nguồn năng lượng.
- Nguồn cacbon.

Câu 7. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành
phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 –
0,1; NaCl – 0,5
a. Môi trường trên là môi trường loại tổng hợp
b. Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng
c. Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn nitơ (NH4)3PO4 – 1,

Câu 8. Căn cứ vào nguồn cacbon, nguồn năng lượng vi sinh vật được chia thành những nhóm nào?
Căn cứ vào nguồn năng lượng, vi sinh vật được chia thành những nhóm nào

62
- Căn cứ vào nguồn cacbon, vi sinh vật được chia thành những nhóm: Quang tự dưỡng, Quang dị dưỡng,
Hóa tự dưỡng, Hóa dị dưỡng

Câu 9. Căn cứ vào thành phần của các loại môi trường, người ta chia môi trường sống của VSV
trong phòng thí nghiệm gồm những loại nào?
Bao gồm 3 loại môi trường.
- Môi trường tự nhiên: gồm các chất tự nhiên.
- Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết về thành phần hoá học và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và hoá học.
Câu 10. Xác định kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng và cacbon của các vi sinh vật sau đây: vi
khuẩn lam, vi khuẩn nitrat, vi khuẩn lục, nấm men.
Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon
vi khuẩn lam Quang tự dưỡng Ánh sang CO2
vi khuẩn nitrat Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2
vi khuẩn lục Quang dị dưỡng Ánh sang Chất hữu cơ
nấm men Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ
Câu 11. Căn cứ vào đâu để chia các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật?
* Dựa vào nguồn cacbon:
+ Vi sinh vật tự dưỡng ( nguồn cacbon lấy từ CO2)
+ Vi sinh vật dị dưỡng (nguồn cacbon lấy từ chất hữu cơ)
* Dựa vào nguồn năng lượng
+ Vi sinh vật quang dưỡng ( nguồn năng lượng từ ánh sáng)
+ Vi sinh vật hóa dưỡng (nguồn năng lượng từ chất vô cơ hoặc hữu cơ)
* Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon, người ta chia hình thức dinh dưỡng thành 4 kiểu:
- Quang tự dưỡng: nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn C là CO2
VD: VK lam, tảo đơn bào, VK lưu huỳnh màu tía màu lục,...
- Quang dị dưỡng: nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn C là chất hữu cơ
VD: vk không chứa lưu huỳnh màu lục, màu tía,...
- Hóa tự dưỡng: nguồn năng lượng là chất hóa học (chất hữu cơ, vô cơ), nguồn C là CO2
VD: vk nitrat hóa, vk oxi hóa hidro, oxi hóa lưu huỳnh,...
- Hóa dị dưỡng: nguồn năng lượng, nguồn C đều là chất hữu cơ
VD: Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vk không quang hợp,...
Câu 12. Các VSV thường gặp trong đời sống hàng ngày thuộc nhóm dinh dưỡng nào? Tại sao? VK
lam tổng hợp các chất hữu cơ của chính mình từ nguồn cacbon nào? kiểu dinh dưỡng của chúng là
gì?
- Nhóm này là nhóm hóa dị dưỡng
- Vì chúng thường sinh trưởng trên các loại thực phẩm chứa các chất hữu cơ
- VK lam tổng hợp các chất hữu cơ của chính mình từ nguồn cacbon là CO 2 của khí quyển, VK lam có
diệp lục nên có thể tự tổng hợp chất hữu cơ
- Kiểu dinh dưỡng: Quang tự dưỡng( nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn C là CO2)
Câu 13. Hô hấp là gì? So sánh đặc điểm giữa hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men?

Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men


Khái niệm - Là quá trình oxi hóa - Là quá trình phân giải - Lên men là quá trình chuyển
chất hữu cơ cacbohydrat để thu năng hóa kị khí diễn ra trong tế bào
lượng cho tế bào chất
- Nấm, động vật nguyên - VK phản nitrat hóa, vk - VK lactic,…
sinh, xạ khuẩn… phản lưu huỳnh hóa…
Sự có mặt Cần oxi Không cần oxi Không cần oxi
của oxi

63
Chất nhận - Oxi phân tử - Phân tử vô cơ: NO3-, - Phân tử chất hữu cơ
electron - Xảy ra ở màng trong ty SO42-…
cuối cùng thể ( SV nhân thực), - Diễn ra ở MSC - Diễn ra trong TBC
màng sinh chất (SV nhân
sơ)
Sản phẩm CO2, H2O, năng lượng CO2, H2O, năng lượng ít, Rượu, axit lactic,…, năng
tạo thành nhiêu hơn các sản phẩm khác lượng ít
Năng 38 ATP 22 – 25 ATP 2 ATP
lượng thu
được từ 1
mol
glucozo

Câu 10. Trình bày nội dung và cánh tiến hành làm sữa chua? Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng trở
thành sệt? VÌ sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng?
* Nội dung và cách làm sữa chua:
- Đun nước sôi, pha sữa ngọt vừa uống , để nguội 40oC , cho một thìa sữa chua vinamilk vào, trộn đều,
đổ ra cốc, để vào nơi có nhiệt độ 40 oC đậy kín, sau 3 – 5 giờ sẽ thành sữa chua, muốn bảo quản thì để vào
tủ lạnh
* Sữa chua đang ở trạng thái lỏng trở thanh sệt vì: acid lactic được hình thành, pH của dung dịch sữa giảm
nên casein protein trong sữa) bị kết tủa
* Sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng vì: trong sữa chua chứa acid lactic, vitamin, các protein dạng
đơn giản, có nhiều vi sinh vật có lợi cho quá trình tiêu hoá

Bài 23: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT
Ở VI SINH VẬT
I. Quá trình tổng hợp.
- Quá trình tổng hợp các chất của VSV là phần lớn VSV tự tổng hợp những chất phức tạp và cần thiết cho
cơ thể như pro, lipit,... từ những chất đơn giản lấy từ môi trường.
- Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các loại axit amin.
- Vi sinh vật sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất.
a) Tổng hợp Protein:
(Axit amin)n Peptit Protein
b) Tổng hợp Polisaccarit:
(Glucozơ)n + ADP- Glucozơ Glucozơ)n+1 + ADP
c) Tổng hợp Lipit:
Là sự kết hợp giữa Glixêrol & axit béo.
d) Tổng hợp axit Nucleic:
Bazơ nitơ kết hợp với đường 5C & H3PO4 --> các nuclêôtit, các nuclêôtit LK với nhau tạo ra axit
nuclêic.

II. Quá trình phân giải.


- Quá trình phân giải các chất: VSV có khả năng phân giải những chất phức tạp từ môi trường thành những
chất đơn giản và sau đó hấp thụ để tổng hợp những chất cần thiết cho TB.
- Vi sinh vật tiết enzim nội bào ra môi trường để phân giải các chất phức tạp từ môi trường.

1. Phân giải Protein và ứng dụng.


proteaza
Protein axit amin.
- Vi sinh vật hấp thụ các axit amin và tiếp tục phân giải để tạo năng lượng.
* Ứng dụng:
64
- Làm nước mắm, các loại nước chấm từ pro của cá.
- Làm nước tương từ pro các loại đậu

2. Phân giải Polisaccarit và ứng dụng.


Polisaccarit Đường đơn
- Vi sinh vật hấp thụ đường đơn phân giải bằng hô hấp hiếu khí, kị khí, lên men.
* Ứng dụng.
- Lên men Etylic:
nấm (đường hoá)
Tinh bột Glucozo
nấm men rượu
Glucoso Etanol (2C2H5OH + 2CO2 + NL)
- Lên men Lactic:
vk lactic đồng hình
Glucose axit lactic + CO2.(2CH3CHOHCOH + NL)
vk lactic dị hình
Glucose axit lactic + CO2 + etylic + axit axetic.

3. Phân giải Xenluzơ.


xenlulaza
Xenluse chất mùn
* Ứng dụng.
- Chủ động cấy VSV để phân giải nhanh xác thực vật.
- Tận dụng xác thực vật để làm nấm ăn.
- Nuôi VSV thu sinh khối.

III. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải.


- Là hai quá trình ngược chiều nhưng thống nhất trong hoạt động sống.
- Tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho phân giải.
- Phân giải cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp.
ÔN TẬP

Câu 1. Tại sao khi nướng bánh mì lại trở lên xốp?
Khi làm bánh mì, ngoài bột mì ra thì một thành phần không thể thiếu là nấm men, đây là những vi sinh vật
sinh sản nhanh và biến đường, ôxi có trong bột mì thành khí cacbonic, sinh khối và vitamin. Khí cacbonic
trong bột sẽ giãn nở và tăng thể tích khi nướng nên làm bánh mì nở, rỗng ruột và trở nên xốp hơn.

Câu 2. Kể tên những ứng dụng của quá trình phân giải prôtêin và pôlisaccarit trong đời sống?
– Nhờ prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của cá, đậu tương... được phân giải tạo ra các axit amin, dùng
nước muối chiết chứa các axit amin này ta được các loại nước mắm, nước chấm... sử dụng trong đời sống
hàng ngày.
– Sử dụng các loại enzim ngoại bào như amilaza thủy phân tinh bột để sản xuất kẹo, xirô, rượu...
– Sử dụng vi khuẩn lactic lên men để tạo ra các thực phẩm như: sữa chua, dưa chua, quả dưa chuột muối,
cà muối... Sử dụng nấm men rượu trong sản xuất rượu, nấm men bánh mì trong sản xuất bánh mì...

Câu 3. Kể tên một số loại enzim tham gia phân giải các chất ở vi sinh vật?
– prôtêaza tham gia phân giải prôtêin.
– lipaza tham gia phân giải lipit.
– amilaza tham gia thủy phân tinh bột.
– xenlulaza tham gia phân giải xenlulozơ.

Câu 4. Trình bày quá trình tổng hợp các chất trong tế bào vi sinh vật và ứng dụng của chúng trong
đời sống con người?
– Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các loại axit amin, chúng sử dụng năng lượng và
enzim nội bào để tổng hợp các chất.
+ Tổng hợp prôtêin: sự tổng hợp prôtêin diễn ra tương tự ở mọi tế bào sinh vật do các axit amin liên kết
65
với nhau bằng liên kết peptit:
n(axit amin) → prôtêin
+ Tổng hợp pôlisaccarit : ở vi khuẩn và tảo, việc tổng hợp tinh bột và glicôgen cần hợp chất mở đầu là
ADP-glucôzơ (ađênôzin điphôtphat-glucôzơ):
(Glucôzơ)n + ADP-glucôzơ? → (Glucôzơ)n+1 + ADP
+ Tổng hợp lipit: vi sinh vật tổng hợp lipit bằng cách liên kết glixêrol và các axit béo. Glixêrol là dẫn xuất
từ đihiđrôxiaxêtôn-P (trong đường phân). Các axit béo được tạo thành nhờ sự kết hợp liên tục với nhau của
các phân tử axêtyl-CoA.
+ Tổng hợp axit nuclêic: các bazơ nitơ kết hợp với đường 5 cacbon và axit phôtphoric để tạo ra các
nuclêôtit, sự liên kết các nuclêôtit tạo ra các axit nuclêic.
– Ứng dụng của sự tổng hợp ở vi sinh vật trong đời sống con người
+ Con người khai thác đặc điểm của VSV như tốc độ sinh trưởng và tổng hợp sinh khối cao để sản xuất các
sản phẩm sinh học. 500 kg nấm men có thể tạo thành mỗi ngày 50 tấn prôtêin.
+ Sử dụng vi sinh vật để tạo ra các loại axit amin quý như axit glutamic, lizin và tạo prôtêin đơn bào...
+ Sản xuất các chất xúc tác sinh học: các enzim ngoại bào của vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong đời
sống con người và trong nền kinh tế quốc dân, chẳng hạn:
* Amilaza (thuỷ phân tinh bột) được dùng khi làm tương, rượu nếp, trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo,
công nghiệp dệt, sản xuất xirô…
* Prôtêaza (thuỷ phân prôtêin) được dùng khi làm tương, chế biến thịt, trong công nghiệp thuộc da, công
nghiệp bột giặt…
* Xenlulaza (thuỷ phân xenlulôzơ) được dùng trong chế biến rác thải và xử lí các bã thải dùng làm thức ăn
cho chăn nuôi và sản xuất bột giặt…
* Lipaza (thuỷ phân lipit) dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa…

Câu 5. Tại sao nói: tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là hai quá trình ngược chiêu nhau,
nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào?
Tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt
động sống của tế bào bởi vì đồng hóa tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hóa, còn dị hóa phân
giải các chất cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho đồng hóa.

Bài 24: LÊN MEN ETILIC VÀ LACTIC

Chương II
SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA SINH VẬT
Bài 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

I. Khái niệm sinh trưởng.


1. Sự sinh trưởng ở vi sinh vật.
- Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
2. Thời gian thế hệ.
- Là thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào đến khi tế bào phân chia hoặc số TB trong quần thể tăng lên gấp đôi.
(kí hiệu là g).
Ví dụ: E.coli là 20 phút tế bào phân chia 1 lần.
- Số tế bào trong bình sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu là trong một thời gian xác định (t).

Nt = N0.2n

II. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.


1. Nuôi cấy không liên tục.
66
- Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung các chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm chuyển
hóa trong quá trình nuôi cấy.
- Sinh trưởng theo đường cong gồm 4 pha.
a. Pha tiềm phát (pha lag).
- Vi khuẩn thích nghi với môi trường, không có sự gia tăng số lượng tế bào, enzim cảm ứng hình thành để
phân giải các chất.
b. Pha luỹ thừa (pha log).
- Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại.
c. Pha cân bằng.
- Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương đương với số tế
bào chết đi).
d. Pha suy vong.
- Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do:
+ Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt.
+ Chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều.
2. Nuôi cấy liên tục.
- Là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng các chất
thải trong quá trình nuôi cấy và lấy đi sinh khối.
- Sinh trưởng theo đường thẳng gồm 2 pha: pha lũy thừa và pha cân bằng. Không có pha tiềm phát và pha
suy vong.
- Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi trường sống của vi khuẩn được ổn
định, chúng đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát.
- Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, các chất được tạo ra qua quá trình
chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng tương đương, do đó môi trường nuôi cấy luôn ở trong trạng thái
tương đối ổn định nên không có pha suy vong.
* Ứng dụng: Sản xuất sinh khối để thu nhận Protein đơn bào, các axit amin, các kháng sinh, hoocmon.
ÔN TẬP

Câu 1. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiêm phát,
còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
- Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục cần có pha tiềm phát để giúp vi
khuẩn có thời gian thích nghi với môi trường mới, enzim cảm ứng tương ứng được hình thành để phân giải
cơ chất.
- Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi trường sống của vi khuẩn được ổn
định, chúng đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát.

Câu 2. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi
cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
- Trong nuôi cấy không liên tục, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, đồng thời các chất độc hại được tạo ra
qua quá trình chuyển hóa vật chất được tích lũy ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật,
chúng tự phân hủy ở pha suy vong.
- Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng liên tục được bổ sung, các chất được tạo ra qua quá trình
chuyển hóa cũng được lấy ra một lượng tương đương, do đó môi trường nuôi cấy luôn ở trong trạng thái
tương đối ổn định nên không có hiện tượng vi sinh vật bị phân hủy.

Câu 3. Vẽ đồ thị đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục và
trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
– Đường cong sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục:

– Đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khẩn: quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh
trưởng theo một đường cong gồm 4 pha:
+ Pha tiềm phát (pha lag): đây là thời gian tính từ khi vi khuẩn được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt
67
đầu sinh trưởng. Trong pha này vi khuẩn phải thích ứng với môi trường mới, do đó chúng phải tổng hợp
mạnh mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho sự phân bào.
+ Pha luỹ thừa (pha log) : trong pha này, vi khuẩn bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo
luỹ thừa và đạt đến cực đại, thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.
+ Pha cân bằng : trong pha này tốc độ sinh trưởng cũng như trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần. Số lượng
tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian (số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào được tạo
thành). Hơn nữa, kích thước tế bào nhỏ hơn trong pha log. Có một số nguyên nhân khiến vi khuẩn chuyển
sang pha cân bằng như: chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, nồng độ ôxi giảm (đối với vi khuẩn hiếu khí),
các chất độc (êtanol, một số axit) tích luỹ, pH thay đổi…
+ Pha suy vong: pha này thể hiện ở số lượng tế bào chết cao hơn số lượng tế bào mới được tạo thành do
chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ. Một số vi khuẩn chứa các enzim tự phân giải tế bào, số
khác có hình dạng tế bào thay đổi do thành tế bào bị hư hại.

Câu 4. Trình bày các khái niệm: sinh trưởng của vi sinh vật, thời gian thế hệ, nuôi cấy không liên
tục, nuôi cấy liên tục?
- Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
- Thời gian thế hệ (kí hiệu là g): là thời gian từ khi sinh ra của một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia
hay số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
- Môi trường nuôi cấy không liên tục: môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và
không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục.
- Môi trường nuôi liên tục: là môi trường duy trì ổn định nhờ việc bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng
và loại bỏ không ngừng chất thải và sinh khối. Nuôi cấy liên tục được sử dụng để sản xuất sinh khối vi
sinh vật, các enzim, vitamin, êtanol…

Câu 5. So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục?

Nuôi cấy không liên tục. Nuôi cấy liên tục.


Định nghĩa - Là môi trường nuôi cấy không được bổ - Là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường
sung các chất dinh dưỡng và không lấy đi xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không ngừng
các sản phẩm chuyển hóa trong quá trình các chất thải và sinh khối trong quá trình nuôi
nuôi cấy. cấy.

Dạng sinh Sinh trưởng theo đường cong gồm 4 pha Sinh trưởng theo đường thẳng gồm 2 pha
trưởng
- Trải qua 4 pha: - Trải qua 2 pha:
a. Pha tiềm phát (pha lag). a. Pha luỹ thừa (pha log)
- Vi khuẩn thích nghi với môi trường, - Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế
không có sự gia tăng số lượng tế bào, bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng
enzim cảm ứng hình thành để phân giải cực đại.
các chất.
b. Pha luỹ thừa (pha log). b. Pha cân bằng.
- Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng - Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi
tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra tương
trưởng cực đại. đương với số tế bào chết đi).
Đặc điểm c. Pha cân bằng.
- Số lượng tế bào đạt cực đại và không - Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng
đổi theo thời gian (số lượng tế bào sinh ra được bổ sung liên tục, môi trường sống của vi
tương đương với số tế bào chết đi). khuẩn được ổn định, chúng đã có enzim cảm
d. Pha suy vong. ứng nên không có pha tiềm phát.
- Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần - Trong nuôi cấy liên tục, các chất dinh dưỡng
do: liên tục được bổ sung, các chất được tạo ra qua

68
+ Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt. quá trình chuyển hóa cũng được lấy ra một
+ Chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều. lượng tương đương, do đó môi trường nuôi cấy
luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên
không có pha suy vong.

Kết quả - VSV tự phân hủy ở pha suy vong - Không có pha tiềm phát và pha suy vong.
- VSV không phân hủy ở pha suy vong

Câu 6. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi
cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
- Nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung các chất dinh dưỡng và không lấy đi
các sản phẩm chuyển hóa trong quá trình nuôi cấy.
+ Pha suy vong: pha này thể hiện ở số lượng tế bào chết cao hơn số lượng tế bào mới được tạo thành do
chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ. Một số vi khuẩn chứa các enzim tự phân giải tế bào, số
khác có hình dạng tế bào thay đổi do thành tế bào bị hư hại.

Câu 7. Dựa trên cơ sở khoa học nào để người ta thu được lượng sinh khối lớn khi nuôi VSV?
* Trong nuôi cấy không liên tục: thu hoạch sinh khối ở cuối pha lũy thừa dầu pha cân bằng vì:
- Ở pha lũy thừa: TB phân chia, Tốc độ sinh trưởng lớn nhất, không đổi. Số lượng tế bào tăng rất nhanh
theo lũy thừa → cuối pha này số lượng tb tạo ra lớn nhất
- Ở pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt cực đại, không đổi
Vậy: nên thu sinh khối nhiều là ở cuối pha lũy thừa đầu pha cân bằng
* Trong nuôi cấy liên tục: để tránh quá trình suy vong nên thường xuyên bổ sung thêm chất dinh dưỡng,
rút bỏ không ngừng các chất thải → thu được nhiều sinh khối hay các sản phẩm của VSV → đây là
phương pháp thu sinh khối lớn
Câu 8. Trong môi trường tự nhiên (đất, nước) pha lũy thừa có xảy ra không? Tại sao?
* Trong môi trường tự nhiên không xảy ra pha lũy thừa vì:
- VSV luôn chịu tác động với đk ngoại cảnh luôn thay đổi: thành phần dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, pH,…
- Sự cạnh tranh giữa các VSV  thức ăn cạn kiệt
- Các VSV tiết ra chất ức chế kiềm hãm nhau

Câu 9. Trong nuôi cấy không liên tục nguyên nhân nào dẫn đến pha suy vong? Tại sao nuôi cấy liên
tục không có pha này?
* Trong nuôi cấy không liên tục nguyên nhân nào dẫn đến pha suy vong:
- Dinh dưỡng dần cạn kiệt
- Độc tố tích lũy nhiều
- Quá trình sinh trưởng giảm dần → tb tự phân hủy
* Nuôi cấy liên tục không có pha này vì:
- MT thường xuyên được bổ sung các chất dinh dưỡng và lấy đi các sản phẩm CHVC và các chất độc

Câu 10. Trong đường ruột cơ thể người giàu chất dinh dưỡng nhưng các VK vẫn không thể ST với
tốc độ cực đại? Vì sao? Tại sao nói: “ Dạ dày – ruột ở người là hệ thống nuôi cấy liên tục đối với
VSV”?
- Trong đường ruột cơ thể người giàu chất dinh dưỡng nhưng các VK vẫn không thể ST với tốc độ cực đại
vì: Có nhiều VSV cạnh tranh thức ăn với nhau và tiết ra chất ức chế kiềm hãm nhau
- Dạ dày – ruột ở người là hệ thống nuôi cấy liên tục đối với VSV vì: chất dinh dưỡng thường xuyên được
bổ sung đồng thời liên tục thải ra các sp dị hóa
Câu 11. Sinh trưởng ở VSV khác với sinh trưởng ở cơ thể đa bào như thế nào?
- Sinh trưởng của VSV: vì VSV có Kích thước nhỏ nên sự sinh trưởng của vi sinh vật phải xét trên mức độ
quần thể → ST VSV là sự tăng tb của cả quần thể VSV
69
- Sinh trưởng của cơ thể đa bào: là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước của tb làm cho
cơ thể lớn lên
Câu 12. Hình thức nuôi cấy liên tục và không liên tục có ý nghĩa gì?
- Nuôi cấy không liên tục: nhằm mục đích nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của VSV. Ứng dụng vào việc
sx các sản phẩm lên men nhờ VSV
- Nuôi cấy liên tục: nhằm mục đích khắc phục hạnh chế của nuôi cấy không liên tục ( hiệu quả không
cao ). Ứng dụng để sản xuất sinh khối VSV, enzim, vitamin, hoocmon…

Bài 26. SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT


I. Sự sinh sản của vi sinh vật nhân sơ.
1. Sinh sản phân đôi.
- Là hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn.
- Vi khuẩn gấp nếp màng sinh chất hình thành mêzôxôm làm điểm tựa đính vào để nhân đôi ADN, đồng
thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo 2 tế bào vi khuẩn.
2. Nảy chồi và tạo thành bào tử
* Nảy chồi:
- Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn sống trong nước.
- Tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra tạo thành một vi khuẩn mới.
* Bào tử:
- Là hình thức sinh sản của một số vi khuẩn ( vi khuẩn sinh metan ).
- Ngoại bào tử: là bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
- Bào tử đốt: sự phân đốt sợi dinh dưỡng thành. VD: Xạ khuẩn
- Nội bào tử:
không phải là bào tử sinh sản
Hình thành khi gặp điều kiện bất lợi
Vỏ dày, canxi đilicopinat
II. Sinh sản của ví sinh vật nhân thực.
1. Sinh sản bằng bào tử.
a. Bào tử hữu tính.
ví dụ: Nấm Mucol.
- Hình thành hợp tử do hai tế bào kết hợp với nhau.
- Trong hợp tử diễn ra quá trình giảm phân hình thành bào tử kín.
b. Bào tử vô tính.
Ví dụ: Nấm chổi, nấm cúc .
Tạo thành chuỗi bào tử trên đỉnh của sợi nấm (bào tử trần).
2. Sinh sản bằng nảy chồi và phân đôi.
a. Sinh sản bằng nảy chồi.
Ví dụ: Nấm men Sacchromyces
Từ tế bào mẹ mọc ra các chồi nhỏ rồi tách khỏi tế bào mẹ phát triển thành cơ thể mới.
b. Sinh sản bằng phân đôi.
Ví dụ: Trùng đế giày.
Tế bào mẹ phân đôi thành hai cơ thể con.
Ngoài ra còn có thể sinh sản bằng hình thức sinh sản hữu tính: bằng bào tử chuyển động hay hợp tử.

ÔN TẬP
Câu 1. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao?
– Hầu hết các vi khuẩn có hại có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 - 700C hay cao hơn nếu được đun nấu trong
ít nhất 10 phút. Các bào tử khó bị tiêu diệt hơn nên cần khoảng nhiệt độ 100 - 1200C trong ít nhất 10 phút.
Thịt đóng hộp nếu không được diệt khuẩn đúng quy trình, các nội bào tử mọc mầm phát triển và phân giải
các chất, thải ra CO2 và các loại khí khác làm cho hộp thịt bị phồng lên, biến dạng.

70
Câu 2. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ?
a. Phân đôi:
– Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi. Khi hấp thụ và đồng hóa chất dinh dưỡng, tế bào vi
khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia, ở giai đoạn này màng sinh chất gấp nếp
(gọi là mêzôxôm).
– Vòng ADN của vi khuẩn sẽ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm tựa đính vào để nhân đôi, đồng
thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào.
b. Nảy chồi và tạo thành bào tử:
– Một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử (bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng) như vi
sinh vật sinh dưỡng mêtan (Methylosinus) hay bằng bào tử đốt (bào tử được hình thành bởi sự phân đốt
của sợi dinh dưỡng) ở xạ khuẩn (Actinomycetes).
– Vi khuẩn quang dưỡng màu tím (Rhodomicrobium vannielii) có hình thức sinh sản bằng phân nhánh và
nẩy chồi. Tất cả các bào tử sinh sản đều chỉ có các lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất
canxiđipicôlinat.

Câu 3. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực?
a. Sinh sản bằng bào tử:
– Nhiều loài nấm mốc có thể sinh sản vô tính bằng bào tử kín (bào tử được hình thành trong túi), như nấm
Mucor hay bằng bào tử trần như nấm Penicillium, đồng thời có thể sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm
phân.
b. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi:
– Một số nấm men có thể sinh sản bằng cách nẩy chồi như nấm men rượu (Saccharomyces), phân đôi như
nấm men rượu rum (Schizosacharomyces).
– Các tảo đơn bào như tảo lục (Chorophyta), tảo mắt (Euglenophyta), trùng giày (Paramecium caudatum)
sinh sản vô tính bằng cách phân đôi hay sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển động hay
hợp tử nhờ kết hợp giữa 2 tế bào.

Câu 4. Nêu những điểm khác biệt chính giữa hình thức sinh sản phân đôi ở vi khuẩn với nguyên
phân?
Cùng có sự nhân đôi ADN và phân chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con nhưng giữa hình thức sinh sản phân
đôi ở vi khuẩn với nguyên phân có một số điểm khác biệt chính: sinh sản phân đôi không hình thành thoi
vô sắc, không có các pha và các kì như nguyên phân.

Câu 5. Trình bày cấu tạo và chức năng của nội bào tử?
– Cấu tạo: nội bào tử (Endospore) không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào, nội bào
tử có lớp vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat.
– Chức năng: bảo vệ tế bào khi gằp điêu kiện bất lợi do nó có tính kháng nhiệt, kháng bức xạ, hóa chất, áp
suất thẩm thấu...

Câu 6. Phân biệt nội bào tử và nội bào tử?

Nội bào tử Bào tử sinh sản


- Là dạng nghỉ của tế bào, không thực hiện chức - Thực hiện chứ năng sinh sản
năng sinh sản
- Có lớp vỏ dày - Có các lớp màng không có vỏ
- Có hợp chất Canxidipicolinat - Không có hợp chất canxidipicolinat
- Khả năng chịu nhiệt và hạn tốt - Khả năng chịu nhiệt và hạn kém
- Tạo thành bào tử khi môi trường bất lợi cho - Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào VK
VK (ngoại bào tử ) hoặc do sự phân đốt ( bào tử đốt )

Câu 7. Nêu đặc điểm của các hình thức sinh sản của nấm? Quá trình nảy chồi ở nấm men diễn ra
như thế nào? Mô tả sự tạo thành bào tử ở nấm men?
71
- Đặc điểm hình thức sinh sản của nấm:
+ Một số nấm men sinh sản bằng phân đôi, đa số sinh sản bằng nẩy chồi
+ Nấm men còn sinh sản hữu tính (tb lưỡng bội giảm phân cho bào tử đơn bội, sự kết hợp của 2 bào tử
đơn bội khác giới tạo tb lưỡng bội)
+ Nấm mốc sinh sản bằng bào tử vô tính (bào tử kín và bào tử trần) và sinh sản hữu tính ( bào tử tiếp hợp)
- Quá trình nẩy chổi ở nấm men: Trên bề mawtf tb mẹ mọc lên một chồi nhỏ, chồi lớn dần, nhận được đầy
đủ các thành phần của tb rồi tách ra tiếp tục sinh trưởng cho đến khi đạt kích thước của tb mẹ
- Sự tạo thành bào tử ở nấm men: Tb lưỡng bội giảm phân, tạo 4 (hoặc hơn 4) bào tử đơn bội có thành dày
bên trong tb mẹ, thành tb mẹ trở thành một túi chứa bào tử. Khi túi vỡ các bào tử được giải phóng

Câu 8. VK sinh sản như thế nào? Vai trò của nội bào tử ở vi khuẩn? Nếu không diệt hết nội bào tử,
hộp thịt lâu ngày sẽ bị phòng, bị biến dạng, vì sao?
- VK sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi. Một số vk sinh sản bằng nẩy chồi (Vk quang dưỡng màu tía),
ngoại bào tử ( vk dinh dưỡng mêtan ), bào tử đốt (xạ khuẩn )
- Vai trò của nội bào tử: Không có chức năng sinh sản mà là dạng nghỉ của tế bào, giúp vk chống chịu với
điều kiện môi trường sống bất lợi
- Hộp thịt bị phồng lên vì: các bào tử mọc mầm sẽ phất triển, phân giải các chất, thải ra CO 2 và các loại
khí khác làm cho hộp thịt phồng lên

Bài 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA
VI SINH VẬT
I. Chất hoá học.
1. Chất dinh dưỡng.
- Là những chất giúp cho VSV đồng hoá & tăng sinh khối hoặc thu NL. Bao gồm hợp chất vô cơ (C, N, S,
P, O) và hợp chất hữu cơ.
+ Các hợp chất hữu cơ như cacbohidrat, lipit, protein... là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng,
phát triển của sinh vật.
+ Các chất vô cơ chứa nguyên tố vi lượng như Mn, Zn, Mo... có vai trò trong quá trình thẩm thấu, hoạt hóa
enzim.....
- Một số vi sinh vật còn cần một số chất hữu cơ cho sự sinh trưởng của mình mà chúng không thể tự tổng
hợp được từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng. Tùy thuộc vào nhu cầu các chất này mà người ta
chia vi sinh vật làm 2 nhóm: vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng.
+ Vi sinh vật không tổng hợp được nhân tố sinh trưởng gọi là VSV khuyết dưỡng
+ Vi sinh vật tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng gọi là VSV nguyên dưỡng
2. Chất ức chế sinh trưởng.
- Là những chất làm vi sinh vật không sinh trưởng được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.
- Các hợp chất phênol, các loại cồn, iôt, Clo, cloramin, các hợp chất kim loại nặng, các anđêhit, các loại
khí êtylen ôxi, các chất kháng sinh…thường được dùng trong y tế, thú y, công nghiệp thực phẩm.... để ức
chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.
II/ Các yếu tố lí học.
1. Nhiệt độ.
- Ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá trong TB.
- Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt người ta chia vi sinh vật làm 4 nhóm: VSV ưa lạnh, VSV ưa ấm, VSV ưa
nhiệt, VSV ưa siêu nhiệt.
2. Độ ẩm.
- Hàm lượng nước quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng, là yếu tố hóa học tham
gia vào quá trình thủy phân các chất.
3. pH.
- Ảnh hưởng đến tính dễ thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá chất trong TB, hoạt tính enzim, sự hình
thành ATP…
- Dựa vào độ pH của môi trường, người ta chia VSV làm 3 nhóm chính: VSV ưa axit, VSV ưa kiềm, VSV
ưa pH trung tính.
72
4. ánh sáng.
- Vi khuẩn quang hợp cần năng lượng ánh sáng để quang hợp. Ánh sáng thường tác động đến sự hình
thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động ánh sáng.
5. Áp suất thẩm thấu:
- Ảnh hưởng đến sự phân chia của vi khuẩn.

ÔN TẬP
Câu 1. Thế nào là nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật khuyết dưỡng, vi sinh vật nguyên dưỡng?
– Nhân tố sinh trưởng: Lượng nhỏ chất dinh dưỡng (như axit amin, vitamin...) cần cho sự sinh trưởng của
vi sinh vật nhưng chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ.
– Vi sinh vật nguyên dưỡng: là những vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
– Vi sinh vật khuyết dưỡng: là những vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp được các nhân tố sinh
trưởng (ví dụ: E.coli là vi sinh vật khuyết dưỡng triptôphan, chúng không có khả năng tự tổng hợp
triptôphan).

Câu 2. Trình bày cơ chế tác động và ứng dụng của một số hóa chất ức chế sinh trưởng đối với vi sinh
vật trong đời sống?
Cơ chế tác động và ứng dụng của một số hóa chất ức chế sinh trưởng đối với vi sinh vật trong đời sống:

Câu 3. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
Trong sữa chua lên men tốt (lên men đồng hình) chứa rất nhiều vi khuẩn lactic, chúng tạo ra môi trường
axit (pH thấp) ức chế hầu như mọi loại vi sinh vật gây bệnh (vì những VSV này quen sống trong môi
trường pH trung tính). Do đó trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh. Có thể nói sữa chua là
loại thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa vô trùng.

Câu 4. Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố vật lí lên vi sinh vật?
1. Nhiệt độ.
- Ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá trong TB.
- Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt người ta chia vi sinh vật làm 4 nhóm: VSV ưa lạnh, VSV ưa ấm, VSV ưa
nhiệt, VSV ưa siêu nhiệt.
2. Độ ẩm.
- Hàm lượng nước quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng, là yếu tố hóa học tham
gia vào quá trình thủy phân các chất.
3. pH.
- Ảnh hưởng đến tính dễ thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá chất trong TB, hoạt tính enzim, sự hình
thành ATP…
- Dựa vào độ pH của môi trường, người ta chia VSV làm 3 nhóm chính: VSV ưa axit, VSV ưa kiềm, VSV
ưa pH trung tính.
4. ánh sáng.
- Vi khuẩn quang hợp cần năng lượng ánh sáng để quang hợp. Ánh sáng thường tác động đến sự hình
thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động ánh sáng.
73
5. Áp suất thẩm thấu:
- Ảnh hưởng đến sự phân chia của vi khuẩn.

Câu 5. Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?
- Vì thức ăn còn dư thường nhiễm vi sinh vật, do đó trước khi lưu giữ trong tủ lạnh nên đun sôi, dùng nhiệt
độ để tiêu diệt vi sinh vật.
Câu 6. Cho biết đặc điểm vê nguồn dinh dưỡng của vi sinh vật?
- Là những chất giúp cho VSV đồng hoá & tăng sinh khối hoặc thu NL. Bao gồm hợp chất vô cơ (C, N, S,
P, O) và hợp chất hữu cơ.
+ Các hợp chất hữu cơ như cacbohidrat, lipit, protein... là các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng,
phát triển của sinh vật.
+ Các chất vô cơ chứa nguyên tố vi lượng như Mn, Zn, Mo... có vai trò trong quá trình thẩm thấu, hoạt hóa
enzim.....
- Một số vi sinh vật còn cần một số chất hữu cơ cho sự sinh trưởng của mình mà chúng không thể tự tổng
hợp được từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng. Tùy thuộc vào nhu cầu các chất này mà người ta
chia vi sinh vật làm 2 nhóm: vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng.

Câu 7. Các chất ức chế có ảnh hưởng như thế nào đến vi sinh vật? Người ta đã ứng dụng các chất ức
chế như thế nào?
- Là những chất làm vi sinh vật không sinh trưởng được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.
- Các hợp chất phênol, các loại cồn, iôt, Clo, cloramin, các hợp chất kim loại nặng, các anđêhit, các loại
khí êtylen ôxi, các chất kháng sinh…thường được dùng trong y tế, thú y, công nghiệp thực phẩm.... để ức
chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

Câu 8. Cá biển và cá sông để lâu trong tủ lạnh, loại cá nào mau bị hư hơn?
- Trong ruột cá biển có sẵn nhóm vsv thuộc nhóm ưa lạnh nên khi để lâu trong tủ lạnh thì cá biển đễ bị hư
hơn cá sông

Câu 9. Tại sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay
không?
- VSV khuyết dưỡng tritophan như VK E.coli
- Kiểm tra thực phẩm bằng cách đưa vi khuẩn này vào trong thực phẩm, nếu vi khuẩn mọc được tức là
thực phẩm có tritopnhan

Câu 10. Một chủng tụ cầu vàng được cấy lên 3 loại môi trường sau
- MT a gồm: nước, muối khoáng, nước thịt
- MT b gồm: nước, muối khoáng, glucozo và tiamin (vitamin B1)
- MT c gồm: nước, muối khoáng, glucozo
Sau khi nuôi cấy ở tủ ấm 37oC trong một thời gian, môi trường a, b trở nên đục trong khi môi trường c vẫn
trong suốt.
a. Môi trường a, b, c là môi trường gì?
b. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm
c. glucozo, tiamin, nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn?
ĐA:
a. Môi trường a là môi trương bán tổng hợp
MT b là môi trường tổng hợp có chứa nhân tố sinh trưởng tiamin
MT c là môt trường tổng hợp nhưng thiếu nhân tố sinh trưởng tiamin
b. Chủng tụ cầu vàng không sống được ở môi trường c do không có nhân tố sinh trưởng tiamin, còn mt b
thì có tiamin, mt a có nước thịt có thể cung cấp tiamin
c. Glucozo: cung cấp C
tiamin: nhân tố sinh trưởng
nước thịt: cung cấp N, hữu cơ cho sinh vi khuẩn
74
Câu 11. Vì sao nên đun sôi lại thức ăn trước khi lưu trữ trong tủ lạnh?
- Khi đun sôi thức ăn để ngăn chặn được vi sinh vật ưa lạnh
- Sau đó đưa thức ăn vào tử lạnh để ngăn chặn được VSV ưa ấm, ưu nhiệt hoạt động
 thức ăn được bảo quản lâu hơn

Câu 12. Chất dinh dưỡng là gì? Cho ví dụ?


- Là các chất hữu cơ, vô cơ có tác dụng điều hòa quá trình thẩm thấu , hoạt hóa enzim.
- VD: Cacbonhydrat, protein, oxi, nito,… CHC có mạch Cacbon, CVC không có mạch Cacbon

Câu 13. Hãy kể tên các chất diệt khuẩn thưởng sử dụng trong trường học. bệnh viện và gia đình?
- cồn, nước giaven, thuốc tím, chất kháng sinh…
Câu 14. Vì sao khi rữa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút?
- Vì sau khi ngâm rau vào các dung dịch muối (môi trường ưu trương) để tế bào VSV bị co nguyên sinh,
làm chúng không phân hia được, hoặc ngâm vào thuốc tím (hợp chất oxi hoá mạnh)  tiêu diệt vi khuẩn

Câu 15. Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?


- Không, nhưng xà phòng là chất loại khuẩn vì xà phòng tao bọt có tác dụng làm trơn nên khi rửa tay với
xà phòng thì vi khuẩn sẽ đễ bị rửa trôi đi

Câu 16. Tại sao muối dưa cà lại bảo quản được lâu?
- Vì acid lactic do vi khuẩn láctic tiết ra cùng nông độ muối cao sẽ kiềm hãm sự phát triển của các vi
khuẩn khác đặc biệt là vi khuẩn gây thối

Câu 17. Dựa vào phạm vi nhiệt độ ưa thích, vi sinh vật được chia làm mấy nhóm?
- 4 nhóm VSV:
+ ưa lạnh : Vi sinh vật ở vùng cực to < 15oC
+ ưa ấm : VSV trong đất, nước, kí sinh ( 20 – 40oC)
+ ưa nhiệt : nấm, tảo, vi khuẩn (55 – 65oC)
+ siêu ưa nhiệt : vi khuẩn đặc biệt ở suối nước nóng (75 – 100oC)

Câu 18. Dựa vào pH thích hợp vi sinh vật được chia thành mấy nhóm?
- 3 nhóm VSV:
+ Ưa axit (pH từ 4 – 6): nấm men, nấm mốc
+ Ưa trung tính (pH từ 6 – 8) : vi khuẩn
+ Ưa kiềm (pH từ 9 – 11): vi khuẩn đường ruột.
Câu 19. Tại sao trong quá trình bảo quản cất giữa quần áo, chăn màn và các loại hạt giống vào
những ngày nắng to người ta phải mang ra phơi?
- Vì các vật dụng và thực phẩm này để lâu có thể hút ẩm từ không khí nên sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc
phát triển. Nên phải thường xuyên kiểm tra và phơi vào ngày nắng to, nhiệt độ cao và bức xạ mặt trời sẽ
tiêu diệt vi sinh vật, ức chế sự phát triển của nấm mốc.
B. Phần dành cho loại hình lớp KB và KA

Bài 28.QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ TRẢ LỜI PHẦN VI SINH VẬT – SINH HỌC 10

Câu 1:
a) Vì sao mỗi loại virút chỉ nhân lên trong một tế bào vật chủ xác định? Làm thế nào để phagơ không thể
xâm nhập được vào tế bào vi khuẩn?
b) Vi khuẩn có thể sinh sản bằng những hình thức nào?
c) Nấm men rượu sinh sản như thế nào trong điều kiện hiếu khí và yếm khí? Thế nào là hiệu ứng Pasteur?
d) Dựa vào đặc điểm nào của vi sinh vật để sử dụng chúng làm thức ăn cho người và gia súc?
75
Đáp án
a)-Vì virut chỉ bám một cách đặc hiệu lên thụ thể bề mặt tế bào, nếu không có thụ thể đặc hiệu thì virut
không bám vào được.
-Phagơ không thể xâm nhập vào tế bào vi khuẩn khi:
+Thành tế bào bị phá hỏng  không còn thụ thể.
+Tạo các chủng vi khuẩn bị đột biến  thành tế bào vi khuẩn có các thụ thể khác.
b) Hình thức sinh sản của vi khuẩn:
-Sinh sản vô tính: +Bằng cách phân đôi
+Bằng bào tử.
+Bằng cách nảy chồi.
-Sinh sản hữu tính: bằng cách tiếp hợp.
c)- Nấm men rượu trong điều kiện hiếu khí sinh sản nhanh, hầu như không lên men rượu, trong điều kiên
kị khí thì ngược lại.
-Trong quá trình lên men rượu, khi có ôxi phân tử thì quá rình lên men rượu bị ức chế gọi là hiệu ứng
Pasteur.
d)-Vi sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh.
-Dễ phát sinh đột biến.
-Vi sinh vật giàu chất dinh dưỡng.
-Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa nhanh.

Câu 2:
a) Plasmit và prôphagơ có những điểm nào giống nhau?
b) So sánh sự tái nạp và biến nạp ở vi sinh vật?
c) Tại sao khi làm giấm người ta thêm một quả chuối chin vào nước dấm? Thêm một lượng muối
thích hợp vào dưa, cà?
d) Sản xuất sinh khối nhờ vi sinh vật có những ưu điểm gì?

Đáp án
a) –Đều có AND vòng có khả năng tự sao.
–Đều mang gen di truyền những đặc điểm nhất định.
–Đều có thể gia nhập thể nhiểm sác của vi khuẩn.
–Đều có thể nhân lên nhiều lần trong tế bào chủ.
b) Giống nhau: Là quá trình chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận.
Khác nhau:
+ Tái nạp: là quá trình chuyển AND từ tế bào vi khuẩn cho đến tế bào vi khuẩn nhận nhờ phagơ.
+ Biến nap: là quá trình đưa AND trực tiếp vào một sinh vật khác.
c) -Thêm chuối chín để cung cấp thêm đường, vitamin và vi khuẩn lactic có nhiều trên chuối chín.
- Thêm muối: tạo điều kiện rút nhanh dịch tế bào ra bên ngoài để vi khuẩn lactic có trên bề mặt dưa
phát triển, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn lên men thối hoạt động.
d) – Ít tốn kém diện tích.
-Chủ động về năng suất và chất lượng sản phẩm.
-Không phụ thuộc vào khí hậu, thiên tai, sâu bệnh,…

Câu 3:
e) Vì sao mỗi loại virut chỉ nhân lên trong một tế bào vật chủ xác định? Làm thế nào để phagơ không
thể xâm nhập được vào tế bào vi khuẩn?
f) Vi sinh vật đã có những đặc tính sinh học nào để con người khai thác chúng để sản xuất sinh khối
và phân vi sinh?
g) Viết phương trình trình phản ứng lên men rượu. Tại sao trong quá trình lên men rượu, năng lượng
thu được thấp hơn so với quá trình hô hấp hiếu khí?
h) Vi khuẩn có thể sinh sản bang những hình thức nào?
Đáp án
76
a) –Vì virut chỉ bám một cách đặc biệt lên thụ thể trên bề mặt tế bào, nếu không có thụ thể đặc hiệu
thì virut không bám vào được.
- Phagơ không thể xâm nhập vào tế bào vi khuẩn khi:
+Thành tế bào bị phá hỏng  không còn thụ thểPhagơ không thể hấp thụ không xâm nhập.
+ Tạo các chủng vi khuẩn bị đột biến  thành tế bào vi khuẩn có các thụ thể khácPhagơ không
xâm nhập được.
b) -Đặc tính của vi sinh vật sản xuất sinh khối
+Vi sinh vật có tốc độ sinh sản rất nhanh.
+Vi sinh vật giàu chất dinh dưỡng.
+Vi sinh vật dễ gây đột biếndễ biến đổi các đặc điểm sinh học của chúng theo hướng có lợi nhất.
+Một só loài vi sinh vật có khả năng quang hợpnăng suất lớn hơn cây xanh.
–Đặc tính của vi sinh vật sản xuất phân vi sinh:
+Một số vi khuẩn có khả năng cố định nitơ đạm dễ tiêu trong đất.
+Phân giải phân lân khó hấp thụ đối với cây trồngdạng dễ hấp thụ>
+Kích thích sự sinh trưởng ở thực vật.
+Ức chế sự sinh trưởng của nấm gây bệnh.
c) –Phương trình phản ứng quá trình lên men rượu:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 +25kcal.
–Vì trong quá trình lên men rượu sản phẩm tạo thành là rượu etylic, hợp chất này chứa nhiều năng
lượng trong các liên kết hóa họcnăng lượng tạo ra ít.
d) -Sinh sản vô tính: +Bằng cách phân đôi
+Bằng bào tử.
+Bằng cách nảy chồi.
-Sinh sản hữu tính: bằng cách tiếp hợp.

Câu 4:
a) Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích?
–Virut được coi là dạng sống cơ ban nhất hiện nay.
–Bào tử nội sinh là một hình thức sinh sản của vi khuẩn.
b) Cùng một emzim vi sinh vật(amilaza, prôtêaza,…)khi nào thì emzim có lợi và khi nào có hại cho
con người? Cho ví dụ?
Đáp án:
a) –Đúng. Vì virut có câu tạo đơn giản chỉ gồm vỏ protein có chức năng bảo vệ và lõi axit nucleic là
bộ gen có chưc năng sinh sản và di truyền.
–Sai. Vì bảo tử nội sinh có vỏ dày (cortex) chứa ợp chất đặc trưng là canxi đipicôlinat có khả năng đề
kháng cao với các tác nhân lí- hóa học, đặc biệt là rất chịu nhiệt giúp vi khuẩn chống đở khi điều kiện
sống bất lợi.
b) Enzim vi sinh vật:
– Có lợi: khi con người chủ động chủ động sử dụng các vi sinh vật có hoạt tính enzim để phục vụ cho
mục đích của mình. Ví dụ: làm tương, phân giải rác,…
–Có hại: khi vi sinh vật chủ động phân giải (vi sinh vật phát triển tự nhiên)trên lương thực- thực phẩm,
hàng hóa- đồ dùng,… của con người.
Ví dụ:+ Gây ôi thiu đồ ăn, thức uống…
+ Gây móc, hỏng chất lượng vải, đồ gỗ

Câu 5:
a) Nêu các đặc điểm khác biệt giữa virut, prion, viroit, vi khuẩn bằng cách điền chữ có (+) hay không
(-) vào bẳng dưới đây:
Tính chất Virut Prion Viroit Vi khuẩn
Có cấu tạo tế bào
Chỉ chứa AND hoặc ARN

77
Chứa cả AND và ARN
Chỉ chứa ARN
Chỉ chứa prôtêin
Chứa ribôxôm
Sinh sản độc lập
b) Trình bày cách sinh sản của vi khuẩn chứa AND trong tế bào vật chủ?
c) Nêu phương thức thu nhận năng lượng ở các vi khuẩn sản xuất axit axetic. Đây có phải là quá trình
lên men không? Vì sao?
d) Trong công nghiệp sản xuất dược phẩm tạo chất kháng sinh, trong đó hai chất kháng sinh là
penicillin và streptomycin. Hãy phân biệt hai loài sinh vật tổng hợp hai loại sản phẩm sản phẩm
trên?
Đáp án:
a)
Tính chất Virut Prion Viroit Vi khuẩn
Có cấu tạo tế bào - - - +
Chỉ chứa AND hoặc ARN + - - -
Chứa cả AND và ARN - - - +
Chỉ chứa ARN - - + -
Chỉ chứa prôtêin - + - -
Chứa ribôxôm - - - +
Sinh sản độc lập - - - +
b)Cách sinh sản của virut có thể chia làm tám bước sau:
– Hấp thụ trên bề mặt tế bào vật chủ
– Xâm nhập vào tế bào, tháo bỏ lớp vỏ protein
– Sao chép mã di truyền sang ARN
– Tổng hợp prôtêin giai đoạn đầu
–Tái tại AND của virut
– Tổng hợp prôtêin giai đoạn cuối
– Láp ráp AND vào vỏ Prôtêin
– Giải phóng virut ra khỏi tế bào vật chủ
c) - Vi khuẩn axetic dung trong sản xuất giấm ăn thu nhận năng lượng bằng con đường hô hấp hiếu
khí, cung cấp cho nó càng nhiều ôxi càng tốt, khác với quá trình hô hấp hiếu khí thông thường là
cơ chất ở đây là rượu êtylic chỉ được ôxi hóa đến axit axetic mà không được ôxi hóa đến cùng.
– Không phải là quá trình lên men vì cần có ôxi
d) Penicilin do nấm tạo nên và streptomycin do xạ khuẩn tổng hợp nên, giữa hai loài này có sự khác
nhau:
Xạ khuẩn Nấm
- Sinh vật nhân sơ - Sinh vật nhân chuẩn
- Thành tế bào là hợp chất peptidoglican - Thành tế bào chủ yếu là xenlulôzơ glucan
hoặc xenlulôzơ kitin
- Chưa có các bào quan ti thể, bộ máy - Có đầy đủ các bào quan ti thể, bộ máy
gôngi gôngi
Trên khuẩn lạc
- Khuẩn ti có kích thước nhỏ - Có kích thước lớn
- Khuẩn lạc xuất hiện cấu trúc phóng xạ với - Có cấu trúc sợi phân nhánh
các vòng tỏa từ tâm
- Thường ít màu sắc - Nhiều màu sắc hơn
Hình thức sinh sản
- Chủ yếu là sinh sản vô tính - Đa dạng: có thể vô tính, hứu tính, sinh sản
bào tử

78
Câu 6: Giải thích vì sao cây mọc tốt trong đất có nhiều mùn?
Đáp án:
a. Mùn là xác động, thực vật và các chất loại thải của sinh vật đang phân giải.
b. Cây mọc tốt trên đất có nhiều mùn vì:
+Mùn chứa đầy đủ nguyên tố khoáng mà cây cần thiết( các nguyên tố đa luợng, vi luợng, siêu vi luợng)
+Mùn chứa hợp chất nitơ dạng dễ tiêu nhờ vi sinh vật phân giải( NO3-, NH4+) để cây sử dụng như sau
Vi khuẩn nitrit hóa ( nitrosomonac) ôxi hóa NH3  HNO2
Vi khuẩn nitrat hóa (nitrobacter) ôxi hóa HNO2 thành các muối nitrat hòa tan
+ Đất nhiều mùn rất tơi xốp nên bộ rễ sẽ sinh truởng thuận lợi, hoạt động hô hấp của rễ dễ dàng.
+Đất mùn giữ ẩm tốt.

Câu 7: Phân tích cơ sở khoa học của quá trình làm chua thực phẩm?
Đáp án:
a) Các buớc tiến hành:
- Rau củ quả rữa sạch phơi nơi mát
- Dùng nuớc ấm pha với muối nồng độ thích hợp( có thể sử dụng một ít nuớc dưa cũ)
- Cho nguyên liệu, nuớc muối, nuớc dưa cũ vào dụng cụ chứa
- Nhấn chìm nguyên liệu trong dung dịch
- Sau 1 3 ngày có thể ăn đuợc
b) Cơ sở khoa học:
- Cơ chế phân giải đuờng thành axit lactic
C6H12O6 CH3CHOHCOOH + 38kcal +CO2
- Tác nhân vi khuẩn lactic hoặc các bào tử của chúng
- Tạo thuận lợi cho vi khuẩn lactic hoạt động, ức chế các vi khuẩn khác:
+ Kị khí: nguyên liệu đuợc nhấn chìm trong dung dịch.
+ Nồng độ muối thích hợp là 4-6%
+ Nồng độ đuờng ban đầu: Do đuờng trong nguyên liệu ra.
+ Độ chua ban đầu: Bổ sung bằng ít nuớc dưa cũ hoặc ít chanh.
+ Một só vi khuẩn ban đầu: Trong nuớc dưa cũ.
+ Hành, tỏi: Ức chế hoạt động của một số vi khuân lên men thối.

Câu 8:
a) Hãy điền những cụm từ phù hợp vào chỗ trống sau:
Virut là những thực thể gây nhiễm…(a)… mà genôm của chúng chỉ chứa hoặc là…(b)… hoặc là …(c)
… chúng chỉ nhân lên trong …(d)… bằng cách sử dụng bộ máy…(e) và …(f)… của tế bào để tổng
hợp nên các bản sao của bản thân mình nhằm truyền …(g)… của bản thân chúng sang tế bào khác.
b) – Vi khuẩn có thể sinh sản bằng các hình thức nào?
- Hãy điền vào bảng so sánh một số tính chất của các loại bào tử ở vi khuẩn?
Tính chất Nội bào tử Ngoại bào tử Bào tử đốt
Vỏ( cortex)
Hợp chất canxiđipicolinat
Chịu nhiệt
Chịu khô
Loại bào tử sản sinh
c) Hãy viết hợp chất X đuợc hình thành vào sơ đồ làm sữa chua:
Vi khuẩn lactic
- Glucôzơ X + năng luợng.
-Vì sao khi làm sữa chua cần giữ vài giờ ở nhiệt độ khá cao(40oC – 50oC)?
-Khi sữa chua đã đông lại thì phải đưa vào phòng lạnh 6oC -8oC. Tại sao?
-Sữa chua có ích lợi gì?
d) Nêu công dụng và tác hại của nấm sợi trong thực tiễn sản xuất và đời sống?
Đáp án:
79
a) (a): Chưa có cấu tạo tế bào
(b): AND
(c): ARN
(d): Tế bào chủ
(e): Sinh năng lượng.
(f): Sinh tổng hợp.
(g): Genôm
b) Các hình thức sinh sản của vi khuẩn: Phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi.
Tính chất Nội bào tử Ngoại bào tử Bào tử đốt
Vỏ( cortex) Có Không Không
Hợp chất canxiđipicolinat Có Không Không
Chịu nhiệt Cao Tuơng đối cao Tương đối cao
Chịu khô Cao Tuơng đối cao Trung bình
Loại bào tử sản sinh Không Có Có
c)- 2CH3CHOHCOOH
- Vì để tạo điều kiện cho một vài nhóm vi khuẩn lactic phát triển, tạo ra sự đông tụ sữa, mặt khác hạn chế
sự phát triển của một só vi khuẩn gây thối.
- Vì nếu cứ để sữa chua ở phòng ấm sẽ hình thành các bọt khí làm vỡ các bọc sữa chua làm cho những cục
đó tách khỏi phần nước(vữa) và làm hạn chế quá trình lên men lactic.
-Lợi ích của sữa chua:
+ Đối với nguời sữa chua là đồ uống giàu chất dinh duỡng
+Giúp cho việc ổn định hệ vi sinh vật có lợi ở trong đường ruột.
d)– Công dụng của nấm sợi:
+ Ứng dụng trong công nghiệp duợc sản xuất thuốc kháng sinh, các loại vitamin.
+ Trong công nghiệp hóa chất và trong công nghiệp thực phẩm.
+ Là nguồn sinh khối rẻ tiền, bổ sung protein vitamin cho người và gia súc.
- Tác hại của nấm sợi: Nấm sọi kí sinh gây bệnh khó chữa ở người, gia súc, cây trồng.

Câu 9:
a) Virut có được xem là một cơ thế sinh vật không. Tại sao?
b) Nêu những đặc điểm khác biệt giữa nấm men và nấm sợi?
c) Ăn xôi không thấy ngọt ăn đậu tương cũng vậy nhưng ăn tuông thì ngọt. Vị ngọt từ tương có từ
đâu? Cơ sở khoa học của nó?
d) Nêu các ứng dụng của vi sinh vật trong việc bảo vệ môi trường sống?
Đáp án:
a) Virut chưa đuợc coi là cơ thể sống mà chỉ là dạng sống vì cơ thể cấu tạo đơn giản, chưa có cấu tạo
tế bào, không có đặc điểm của cơ bản của cơ thể sống: sinh truởng, phát triển, trao đổi chất,…
thường sống kí sinh bắt buộc, chỉ sinh sản và phát triển trong tế bào chủ.Tuy nhiên được coi là sinh
vật vì chúng có khả năng sinh sản và di truyền các đặc điểm của mình cho thế hệ sau.
b) Những đặc điểm khác biệt giữa nấm men và nấm sợi.
Nấm men Nấm sợi
-Đơn bào. -Đa bào dạng sợi phân nhánh có vách ngăn hay
không có vách ngăn ngang.
-Trong tế bào có nhân. -Có những tế bào không nhân hoặc có nhiều nhân.
-Thành tế bào cấu tạo mannan -Thành tế bào cấu tạo kitin, xenlulô glucan.
glucan hoặc mannan kitin.
-Không sống cộng sinh. -Sống cộng sinh, hoại sinh.
-Sinh sản bằng cách nảy chồi phân -Sinh sản bằng những đoạn sợi nấm.
cắt tế bào.
-Sinh sản vô tính bằng bào tử hình -Sinh sản vô tính bằng bào tử hình thành trong và

80
thành trong túi. ngoài túi
-Sinh sản hữu tính đơn giản -Sinh sản hữu tính phức tạp.
c) Vị ngọt của tương có từ đường và axit amin, là sản phẩm phân giải tinh bột và prôtêi của xôi và
đậu tương nhờ tác dụng của amilaza và prôtêaza từ mốc hoa cau và vi khuẩn.
nấm sợi thủy phân
Tinh bột Glucôza
(Gạo nếp)
vi khuẩn thủy phân
Prôtêin Axit amin
. ( Đậu tương)
d) Ứng dụng của vi sinh vật:
- Vi khuẩn lam, vi tảo dùng đẻ sử lí nước thải, sản xuất các chế phẩm; vi sinh vật phân giải
xenlulôzơ dùng để chế biến rác thành phân bón.
- Chuyển gen tạo giống cây trồng kháng khuẩn không cần phải dung thuốc kháng khuẩn.
- Sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng để diệt sâu bọ.
- Phân bón ví sinh cung cấp N, P,K,…thay thế việc sử dụng phân hóa học.
- Dùng chủng vi sinh vật phá hủy các lớp dầu loang trên biển khi tàu chở dầu bị đắm.

Câu 10:
a) Tại sao phagơ gây độc ở một số tế bào vi khuẩn lại mất tính gây độc và gia nhập với hệ gen của tế
bào chủ?
b) Vi khuẩn sinh sản như thế nào? Nội bào tử của vi khuẩn có phải là bào tử sinh sản không?Vì sao?
c) Phân tích cơ sở khoa học của quá trình làm nuớc mắm trong dân gian.?
d) Có ý kiến cho rằng: “ Virut chỉ gây hại mà không có lợi đối với đời sống co người” điều này có
đúng không? Vì sao?
Đáp án:
a) Một phagơ gây độc ở một số tế bào vi khuẩn lại mất tính gây độc và gia nhập với hệ gen của tế bào
chủ vì:
- Tế bào vi khuẩn đã xuất hiện hợp chất protein chất ức chế
- Nếu tế bào tổng hợp được chất này  tính gây độc của phagơ không biểu hiện, các phagơ sau khi
xâm nhập biến thành prophagơ. Nếu tế bào không sinh được chất ức chế hoặc sinh muộn thì gay
lập tức phagơ trở thành phagơ sinh dưỡng.
b) Sinh sản của vi khuẩn: sinh sản vô tính:
- Phân đôi: hầu hết vi khuẩn sinh sản bằng phân đôi.
+ Axit nucleic của chất nhân tái sinh, nhân đôi tạo hai nhóm đều nhau về hai cực của tế bào.
+ Hình thành vách ngăn chia đôi tế bào mẹ  hai tế bào con.
- Phân đoạn: Vi khuẩn tăng kích thước bằng sự kéo dài, phân thành từng đoạn như ở xạ khuẩn.
+Sinh sản hữu tính:bằng sự tiếp hợp giữa hai vi khuẩn cùng loài khác giới tính.
- Nội bào tử của vi khuẩn không phải là bào tử sinh sản vì:
+ Gặp điều kiện bất lợi vi khuẩn hình thành bào tử ở bên trong nội bào tử.
+ Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ tạo một loại nội bào tử.
c) Phân tích cơ sở khoa học của quá trình làm nước mắm trong dân gian:
- Nguyên liệu: cá.
- Tác nhân: men prôtêaza trong ruột cá, một số nhóm vi khuẩn ưa mặn tham gia quá trình lên men
tạo hương.
- Cơ chế:
Protein cá men prôtêaza axit amin + hương thơm
Vi khuẩn lên men tạo hương
- Điều kiện:
+ Nồng độ muối thích hợp  ức chế hoạt động của vi khuẩn lên men thối, không ảnh hưởng hoạt
động của men prôtêaza, vi khuẩn lên men tạo hương thơm. Tỷ lệ muối 25-35% khối luợng cá.
+ Giai đoạn thủy phân cá: đảo, khuất thường xuyên cá phân giải.
+Giai đoạn lên men tạo hương: điều kiện kị khí, tránh ánh sáng, thời gian dài.
- Kết quả: dịch thủy phân, lọc pha chế thành nứơc mắm.
81
d) Nói rằng “ Virut chỉ gây hại mà không có lợi đối với đời sống co người” là không đúng. Vì ngoài
mặt có hại virút cũng có một số mặt có lợi:
-Tác hại của virut: tác nhân gây bệnh hiểm nghèo:
+ Ở người : bệnh viêm gan, bệnh AIDS,..
+ Ở động vật: bệnh toi gà, bệnh tả lợn,…
+Ở thực vật: bệnh xanh lá cà chua, bệnh vàng lụi lúa,..
- Ích lợi của virut: sử dụng trong kĩ thuật di truyền cấy ghép gen, nghiên cứu bệnh mới, ứng dụng
tạo vacxin, chế tạo thuốc trừ sâu sinh học…

Câu 11: Các câu sau đây đúng hay sai? Giải thích?
a) Sự hình thành tế bào ung thư do nguyên nhân vi sinh vật đều do tế bào virut
b) HIV có nhân ARN, sự phiên mã bởi enzim ARN polimeraza để thực hiện quá trình giải mãc
c) Lớp váng trắng trên bề mặt dung dịch nuớc muối dưa cà là dấu hiệu dưa đang đến độ rất ngon.
d) Chỉ có lên men lactic đồng hình là có ý nghĩa về mặt công nghiệp.
Đáp án:
a) Đúng. Giải thích: Vì tế bào vật chủ nhiễm một số loại vi rút thì axit nucleic của virut gắn vào bộ
gen của tế bào kí chủ làm tế bào biến đổi tính chất tế bào ung thư.
Hiện tượng này không xảy ra khi bị nhiễm vi khuẩn.
b) Sai. Giải thích: Chúng không có khả năng trên. Chúng nhờ men sao chép ngược tạo AND mạch
kép, AND này gắn kết vào tế bào kí chủ rồi thực hiện sao mã.
c) Sai. Giải thích: Khi dưa muối lâu ngày nồng độ lactic cao gây ứng chế chính vi khuẩn lactic. Khi
đó một số nấm men nấm mốc phát triển( tạo váng trắng) và ỗi hóa lactic thành CO2 và H2O làm
giảm đáng kể nồng độ ãit lactic vi khuẩn lên men thối có điều kiện phát triển  dưa bị khú.
d) Đúng. Giải thích: Vì lên men lactic dị hình cho nhiều tạp chất như axit lactic, etanol, CO2,… Cón
lên men lactic đồng hình chỉ cho một sản phẩm duy nhất là axit lactic.

Câu 12:
a) Bệnh đốm trắng ở tôm sú là một loại dịch bệnh do virut truyền nhiễm làm tôn chết hàng loạt, gây
tổn thất nghiêm trọng cho nghành nuôi tôm nước ta.Virut này có bộ gen là AND của vật chủ là tôm
cua.
Hãy cho biết: Đặc điểm cấu trúc và vòng đời của virut?Các sự kiện diễn ra khi virut sinh sản và phá
hũy tế bào kí chủ?Các con đừơng lây lan truyền bệnh của virut này? Khi tôm bị bệnh có thể sử dụng
kháng sinh pênixilin chữa trị không? Vì sao? Ăn tôm bệnh, người ăn có bị bệnh không? Vì sao?
b) So sánh lên men rượu và lên men lactic?
Đáp án:
a) Virut chưa có cấu trúc tế bào, chỉ gồm một lõi AND được bao bọc bởi lõi protein. Là thể kí sinh
bắt buộc, chỉ có thể tạo ra các phần tử virut mới bên trong tế bào kí chủ bằng cách sử dụng bộ máy
sinh tổng hợp của tế bào kí chủ.
- Qúa trình nhân bản bộ gen của virut gồm 8 bước:
+Hấp phụ trên tế bào kí chủ.
+Xâm nhập vào tế bào, tháo bỏ vỏ protein.
+Sao chép mã di truyền sang ARN thông tin.
+Tổng hợp protein giai đoạn đầu.
+Tái tạo AND của virut.
+Tổng hợp protein giai đoạn cuối.
+Lắp ráp AND vào vỏ protein.
+Giải phóng virut ra khỏi tế bào kí chủ.
-Con đường truyền bệnh:
+Từ tôm mẹ sang âu trùng và tôm con.
+Từ các vật chủ khác bị bệnh trong tự nhiên tôm sú nuôi.

82
+Không dung penixilin chữa bệnh vì penixilin ức chế sự tổng hợp thành phần peptiđôglican ở vách tế bào
vi khuẩn, nhưng thành phần này không có ở virut
+Không lây khi ăn tôm vì virut này không xâm nhiễm và gây bệnh ở người.
b)So sánh lên men rượu và lên men lactic
- Giống nhau:
+Do vi sinh vật thực hiện.
+Nguyên liệu là C6H12O6 .
+Môi truờng yếm khí( không có ôxi).
-Khác nhau:
Lên men rượu Lên men lactic
Phản ứng C6H2O62C2H5OH+2CO2 C6H2O62CH3CHOHCOOH
Tác nhân Nấm men Vi khuẩn lactic
Sản phẩm Rượu, CO2 Axit lactic

Câu 13:
a) Trong quá trình sinh sản của virut đậu mùa có giai đoạn phiên mã ngược, đúng hay sai.Tại sao?
b) Hậu quả của sự nhân lên virut trong tế bào?
c) Nhóm vi sinh vật sống trong dạ cỏ của trâu bò phân giải xenlulôzơ, hoạt động của nhóm vi sinh vật
này gọi là quá trình gì? Tại sao?
d) Vi sinh vật có khả năng cố định nitơ phân tử gồm những nhóm nào? Nốt sần thường được hình
thành ở phần rễ sâu hay rễ nông của cây học đậu? Vì sao?
Đáp án:
a) Sai.Vì vật chất di truyền của virut đậu mùa là phân tử AND không phải phân tử ARN.
b) Hậu quả của sự nhân lên của virut trong tế bào:
- Phá hũy tế bào.
- Làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể của tế bào, làm sinh khối u, sinh thai nhi bất thường.
- Biến tế bào thành tế bào tiềm tan.
- Kích thích sản xuất interpherence.
c) Hoạt động của nhóm vi sinh vật phân giải xenlulôzơ trong dạ cỏ của trâu bò gọi là quá trình lên
men, vì đây là quá trình phân giải xenlulôzơ kị khí.
d) Vi sinh vật có khả năng cố định nitơ phân tử gồm các nhóm:
- Nhóm vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh.
- Nhóm vi khuẩn cố định nitơ tự do.
- Nhóm vi khuẩn lam cố định nitơ sống tự do hoặc sống cộng sinh trong bèo hoa dâu.
+ Ở cây họ đậu nốt sần thường được hình thành ở phần rễ nông rễ sâu rất ít nột sần, do tính háo khí
của vi khuẩn nốt sần, thiếu ôxi sẽ làm giảm cường đổ trao đổi năng lượng và khẩ năng xâm nhập vào
rễ cây.

Câu 14:
a) Chu trình nhân lên của virut trong tế bào kí chủ?
b) Nêu các hính thức sinh sản của vi khuẩn( nêu ví dụ cho từng hình thức)?
c) Tại sao vi sinh vật phải tiết ra các enzyme ngoại bào?
d) Cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
- Mỗi loại virut chỉ có thể nhiễm vào một loại tế bào nhất định.
- Pha xâm nhập của virut động vật và pha xâm nhập của phagơ là giống nhau.
- Nội bào tử cũng là bào tử đốt.
- Trong dịch lên men nấm phải đảm bào có ít nhất 0,3 – 0,5% rượu.
Đáp án:
a) Chu trình nhân lên của virut trong tế bào kí chủ:
- Hấp thụ.
- Xâm nhập.

83
- Sinh tổng hợp.
- Lắp ráp.
- Phóng thích.
b) Các hình thức sinh sản của vi khuẩn:
- Vô tính:+Phân đôi: ở đa số vi khuẩn ví dụ vi khuẩn lactic
+Bào tử: xạ khuẩn.
+Nảy chồi: ở một số vi khuẩn sống trong nước.
+Đứt đoạn: ví dụ ở vi khuẩn lam dứt tại tế bào dị hình.
- Hữu tính: tiếp hợp ở vi khuẩn E.coli
c) Vi sinh vật phải tiết emzim ngoại bào vì vi sinh vật phải hấp thụ dinh dưỡng qua toàn bộ bề mặt tế
bào( theo cơ chế thụ động và chủ động) Chỉ những chất có kích thước tương đối nhỏ mới được hấp
thụ qua màng. Do đó khi gặp phải chất dinh dưỡng có kích thứơc quá lớn như tinh bột, xenlulozo,
protein … chúng phải tổng hợp và tiết vào môi trường các enzim để thủy phân cơ chất thành các
chất đơn giản hơn để có thể được chuyển vào tế bào.
d) Mỗi loại tế bào virut chỉ có thể nhiễm vào một loại tế bào nhất định.
Đúng.Vì: trên bề mặt của tế bào kí chủ có thụ thể dành riêng cho mỗi loại virut.Đó là tính đặc hiệu.
Chính tính đặc hiệu này là rào cản không cho virut hấp phụ lên tế bào khác.
- Pha xâm nhập của virut động vật và pha xâm nhập của phagơ là giống nhau.
Sai. Vì: xâm nhập của virut động vật là đưa cả capsit và axit nucleic vào tế bào chất của tế bào kí chủ,
sau đó enzim cởi vỏ để giải phóng axit nucleic vào tế bào chất. Xâm nhập của phagơ là cởi bỏ vỏ ở
ngoài màng tế bào , bơm lõi axit nucleic vào tế bào chất.
- Nội bào tử cũng là bào tử đốt.
Sai. Vì: nội bào tử có cấu tạo nhiều lớp màng, trong có vỏ dày cortex, có hợp chất đipicolinat, chịu
nhiệt cao, chịu khô cao, số lượng bào tử đựoc hình thành từ một tế bào sinh dưỡng chỉ có một. Bào tử
đốt:màng đựơc cấu tạo màng bao của sợi kết lại, không có vỏ cortex, không có hơp chất dipicolinat,
chịu nhiệt trung bình chịu khô tương đối cao. Số luợng được hình thành từ tế bào sinh dưỡng: chuỗi
nhiều bào tử.
- Trong dịch lên men nấm phải đảm bào có ít nhất 0,3 – 0,5% rượu.
Đúng. Vì nếu không vi khuẩn sẽ phân giải nấm thành CO2 và H2O .

Câu 15:
a) Virut khác các sinh vật khác ở những điểm nào?
b) Vẽ đường cong sinh dưỡng của E.coli khi nuôi trong hệ kín.
c) Tại sao khi cấy sữa chua vào dung dịch sữa, ủ sau một thời gian sữa từ trạng thái lỏng chuyển sang
trạng thái đặc?
d) Qúa trính cố định nitơ trong khí quyển xảy trong điều kiên nào?
Đáp án
a) Virut khác các sinh vật khác ở những điểm sau:
- Virut có kết cấu đại phân tử vô bào, không có hệ thống sinh năng lượng, không có ribôxôm, không
có hiện tượng sinh trưởng các thể, không phân cắt thành hai phần đều nhau, không mẫn cảm với
các chất kháng sinh nói chung.
- Có sự giao thể tương hỗ giữa trạng thái sinh vật kí sinh trong tế bào sống chuyên biệt và trạng thái
không phải là sinh vật sống bên ngoài tế bào.
- Mỗi loài virut chỉ có chứa một loại axit nucleic là AND hoặc ARN.
b) Vẽ đường cong sinh dưỡng của E.coli khi nuôi trong hệ kín
c) Trong sữa chua có vi khuẩn lên men lactic. Trong dung dịch sữa vi khuẩn lên men tạo ra axitlactic
làm cho độ Ph trong sữa giảm, protein trong sữa kết tủa làm sữa chuyển sang trạng thái đặc.
d) Điều kiên quá trìh cố định nitơ ttrong khí quyển xảy ra:
- Enzim nitrogenaza
- Xảy ra trong điều kiện kị khí.
- Năng lượng ATP.
- Có các lực khử mạnh.
84
Câu 16:
a) Trình bày các đặc điểm chung nhất của virut?
b) Hình thức sinh sản của nhóm Mycoplasma như thế nào?
c) Qúa trình lên men giấm cần có điều kiện nào?
d) Ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn lam?
Đáp án:
a) Có ba đặc điểm chính:
- Là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
- Kích thuớc nhỏ và không thể quan sát được dưới kính hiển vi quang học.
- Có đời sống kí sinh bắt buộc.
b) Sinh sản bằng nội bào tử hình thành bên trong cơ thể( chất nhận phân chia thành nhiều hạt nhỏ
nằm trong một khối tế bào chất. Các hạt nhỏ này hình thành màng bao quanh và được giải phóng
ra bên ngoài tế bàp tạo thành cơ thể mới)
c) – Cần có bề mặt thoáng để cung cấp đủ ôxi cho quá trình chuyển hóa.
- Cung cấp thêm đường, vitamin và vi khuẩn axêtic.
d) – Làm thức ăn cho động vật thủy sinh.
- Khi chết sẽ làm giàu thêm chất mùn.
- Có khả năng cố định đạm từ nitơ tự nhiên.
- Làm giàu chất dinh dưỡng cung cấp thức ăn cho con ngừơi.
-
C. THAM KHẢO ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN CÁC NĂM

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI OLYMPIC 27/4
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LỚP 10 NĂM HỌC 2014-2015
-------------------------------- ----------------------------

ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC


Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: 05/03/2015
(Đề thi có 02 trang)

Câu 1: (3,0 điểm)


a. Cơ sở khoa học nào để chia các loại đường đơn, đường đôi, đường đa. Đường pentozơ,
glycogen là dạng đường nào trong các loại đường nói trên. Chức năng chủ yếu của đường pentozơ
và glycogen.
b. Ở sinh vật nhân thực, ADN phiên mã tạo ra các phân tử nào? So sánh các phân tử đó về cấu
trúc và chức năng.
c. Đơn phân của prôtêin ở cơ thể người là phân tử nào? Nếu như có sự sai lệch trong trình tự
sắp xếp các đơn phân này dẫn đến hậu quả gì?
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Hãy cho biết trong tế bào động vật những bộ phận nào có chứa ADN. Trình bày cấu tạo và
chức năng của các bộ phận đó.
b. Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh nhân tế bào là nơi lưu trữ thông tin di truyền, định
hướng cho sự phát triển của tế bào và cơ thể? Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt
động sống của tế bào?
Câu 3: (2,0 điểm)
Những câu sau đây sai hay đúng và giải thích:
a. Tế bào hồng cầu khi cho vào dung dịch đẳng trương sẽ bị vỡ.
b. Oxy được vận chuyển trực tiếp qua màng không cần tiêu tốn năng lượng.

85
c. Tế bào thực vật khi cho vào môi trường nhược trương sẽ bị vỡ tung.
d. Testosterol là một dạng lipit và được vận chuyển qua màng trực tiếp do nó hòa tan trong
màng.
Câu 4: (2,0 điểm)
Gen A có 3600 liên kết hiđrô và có hiệu giữa nuclêotit loại A với một nuclêotit khác là 10%
tổng số nuclêotit của gen. Gen a có số nuclêotit loại A giảm 1 nuclêotit so với gen A.
a. Tính số nuclêotit mỗi loại của gen A, a.
b. Một tế bào mang bộ gen Aaa nguyên phân 3 đợt liên tiếp, tổng số nuclêotit mỗi loại mà
môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là bao nhiêu?
Câu 5: (1,5 điểm)
a. Có ý kiến cho rằng: “Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn đường phân chỉ xảy ra khi
môi trường không có ôxi”. Theo em ý kiến này đúng hay sai? Giải thích.
b. Hãy giải thích tại sao trong quá trình hô hấp hiếu khí, ngoài sản phẩm chính là H2O, CO2,
… vẫn tạo ra một lượng nhỏ các supeoxide mang gốc tự do (có hoạt tính hóa học cực mạnh)?
c. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào giai đoạn nào tổng hợp được nhiều ATP nhất?
Tính số phân tử ATP mà tế bào thu được trong các giai đoạn của quá trình hô hấp khi phân giải
hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ?

Câu 6: (1,5 điểm)


a. Enzym có thể làm giảm năng lượng hoạt hóa của các phản ứng hóa học bằng cách nào?
b. Cho một ví dụ minh họa về sự điều hòa hoạt tính của enzym theo cơ chế ức chế ngược.
Câu 7: (1,0 điểm)
Dòng nước chảy ra từ các mỏ khai thác sắt ở Thái Nguyên chứa nhiều ion sắt, sulphate và một số
loại kim loại khác. Dòng nước này chảy vào sông suối, ao, hồ sẽ gây ô nhiễm, làm cho sinh vật
thủy sinh chết hàng loạt. Người ta xử lí loại bỏ sắt của nước thải này bằng cách sử dụng vi khuẩn
lưu huỳnh. Cho dòng nước thải chảy qua tháp phản ứng (là 1 hệ thống kín) có nhồi chất hữu cơ
như rơm, rạ đã được trộn vi khuẩn như sulphate thì nước thu được từ tháp phản ứng không còn
một số ion, đáy tháp có kết tủa màu đen. Hãy giải thích:
a. Vi khuẩn khử lưu huỳnh được dùng ở tháp phản ứng có kiểu dinh dưỡng nào?
b. Chất hữu cơ ( rơm, rạ) và sulphate có tác dụng gì?
c. Kết tủa đen ở đáy tháp là gì?
Câu 8: (3,0 điểm)
a. Hãy xác định kiểu phân giải hữu cơ, năng lượng và kiểu hô hấp của vi khuẩn lactic đồng
hình (Lactobacterium bungaricum)
b. Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn E. coli, hãy cho biết:
- Trường hợp nào thì pha lag (pha tiềm phát) bị kéo dài?
- Trường hợp nào thì pha lag (pha tiềm phát) bị rút ngắn?
c. Một chủng xạ khuẩn có khả năng sinh kháng sinh. Theo em, nên nuôi cấy chủng xạ khuẩn
này theo kiểu nuôi cấy liên tục hay không liên tục để thu được lượng kháng sinh cao nhất? Giải
thích lí do.
d. Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng, vi sinh vật được chia thành những nhóm nào?
Mỗi nhóm cho một ví dụ minh họa.
Câu 9: (3,0 điểm)
Ở ruồi Giấm 2n = 8 NST, kí hiệu AaBbDdXX (con ♀) và AaBbDdXY (con ♂)
a. Có 4 hợp tử của loài đã tiến hành nguyên phân liên tiếp 8 lần như nhau. Tính số lượng tế
bào được tạo thành và tổng số NST có trong các tế bào con.
86
b. Một tế bào sinh tinh của loài tiến hành giảm phân tạo các giao tử, trong quá trình giảm
phân không xảy ra trao đổi chéo và đột biến. Hãy cho biết:
- Có bao nhiêu loại giao tử có thể được tạo thành?
- Số lượng và thành phần NST trong mỗi loại giao tử đó?

--HẾT--

Họ và Tên thí sinh:………………………………… Chữ ký giám thị số 1:………………


Số báo danh:………………………………………..

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI OLYMPIC SINH HỌC LỚP 10


TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
(Thời gian làm bài 90 phút)
Năm học 2011-2012

(Đề thi có hai trang, thí sinh kiểm tra lại trước khi làm bài)
Câu 1: (3 điểm)
a. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào?
b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế
bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao?
Câu 2: (3,5 điểm)
Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng.
a. Nguyên nhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có khả năng sinh trưởng
trên những loại đất có nồng độ muối cao là do thế nước của đất quá thấp.
b. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn.
c. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm.
d. Tế bào vi khuẩn có thể bị phá vỡ khi đưa vào dung dịch quá nhược trương.
e. Tinh bột và xenlulozơ là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật.
Câu 3: (5 điểm)
Nêu những điểm khác nhau về cấu trúc và chức năng của ty thể và lục lạp ?
Câu 4: (3 điểm)
a. Quan sát tác động của enzim trong tế bào, người ta có sơ đồ sau:

TẾ BÀO
Enzim 1 Enzim 2 Enzim 3

Chất A Chất B Chất C Chất P (sản phẩm)

Ức chế liên hệ ngược

Từ sơ đồ trên, hãy nhận xét cơ chế tác động của enzim?


b. Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của Enzim có trong nước bọt, em Bình đã tiến hành
thí nghiệm sau:
87
Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, em lần lượt đổ thêm vào:
Ống 1: thêm nước cất
Ống 2: thêm nước bọt
Ống 3: cũng thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl vào
Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm.
Bình quên không đánh dấu các ống. Em có cách nào giúp Bình tìm đúng các ống nghiệm
trên? Theo em trong ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không? Tại sao?

Câu5: (2,5 điểm)


Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

NH3
Q ( hoá năng) + CO2 chất hữu cơ
HNO2
a. Cho biết tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hoá trên.
b. Hình thức dinh dưỡng và kiểu hô hấp của VSV này? Giải thích?
c. Viết phương trình phản ứng chuyển hoá trong sơ đồ trên.
Câu 6: (3 điểm)
a. Hoàn thành các phương trình sau
C6H12O6 Vi khuẩn êtilic ? + ? + Q
C6H12O6 Vi khuẩn lactic ? + Q

b. Hai nhóm vi khuẩn trên thực hiện kiểu chuyển hóa dinh dưỡng nào? Phân biệt kiểu chuyển hóa
đó với các kiểu chuyển hóa còn lại của vi sinh vật hóa dưỡng theo bảng sau:

Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng Chất nhận electron cuối cùng

1.

2.

3.

--------------- Hết ---------------

88
SỞ GD-ĐT HÀ NỘI KỲ THI OLYMPIC MÔN SINH HỌC –LỚP 10
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Năm học 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC

Nôi dung Điểm


Câu 1: (3 điểm)
a. Nhân cấu tạo gồm 3 phần:
- Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao đổi chất 0,5đ
giữa nhân với tế bào. 0,5đ
- Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất.
- Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân chia tế
bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và hình 0,5đ
thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có: prôtein và ADN.
b. - Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân,tế bào hồng cầu là tế bào không nhân. 0, 5đ
- Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng. 0, 5đ
- vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều hoà mọi
hoạt động sống của tế bào. 0, 5đ

Câu 2: ( 3, 5đ)
a. Đúng. Thế nước của đất quá thấp --> cây mất nước chứ không hút được nước--> chết. 0,75đ
b. Sai. Ribôxôm 70S còn có ở ty thể, lục lạp của tế bào nhân thực. 0, 5đ
c. Sai. Vì vi khuẩn không chui vào lizôxôm mà chỉ nhờ enzim tiêu hoá trong lizôxôm
phân huỷ. 0,75đ
d. Sai. Tế bào vi khuẩn có thành tế bào sinh ra một áp suất trương nước( sức căng trương
nước) giữ cho tế bào có hình dạng kích thước ổn định không bị phá vỡ. 0,75đ
e. Sai. Tinh bột là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào thực vật, Xenlulzơ là thành phần
cấu trúc thành tế bào thực vật. 0,75đ
Câu 3: (5đ)
Bào quan lục lạp Bào quan ty thể
- Cả 2 màng đều trơn nhẵn, không gấp - Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp 1,0đ
nếp. nếp.
- Trên bề mặt tilacoic có chứa quang - Trên mào răng lược có các hạt ôxixôm
tôxôm, hệ sắc tố, hệ vận chuyển điện tử. chứa enzym hô hấp, hệ vận chuyển điện tử.
1,0đ
- Có ở tế bào quang hợp. - Có ở mọi tế bào.
1,0đ
- Tổng hợp ATP, lực khử ở pha sáng sau - Tổng hợp ATP, lực khử từ sự phân giải
đó sử dụng vào pha tối của quang hợp. chất hữu cơ dùng cho mọi hoạt động sống
của tế bào. 1,0đ
- Chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời - Chuyển năng lượng hóa học trong chất
thành năng lượng hóa học trong chất hữu hữu cơ thành năng lượng hóa học trong ATP.
cơ.
1,0đ

89
Câu 4: (3 điểm)
0, 5đ
a. Từ sơ đồ tác động của enzime nhận thấy:
- Tính chuyên hóa cao của enzime.
- Sự chuyển hóa vật chất trong tế bào bao gồm các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào
của cơ thể sống, cần có sự xúc tác của enzime giúp sự chuyển hóa diễn ra nhanh hơn.
0, 5đ
- sản phẩm của phản ứng này lại trở thành cơ chất cho phản ứng tiếp theo và sản phẩm
cuối cùng của phản ứng khi được tạo ra quá nhiều thì lại trở thành chất ức chế enzime xúc
0, 5đ
tác cho phản ứng đầu tiên.
- Khi một enzime nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì không
những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzime đó tích lũy có thể gây độc
0, 5đ
cho tế bào.
b. - Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quì để phát hiện.
- Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là
ống 2 (có tinh bột và nước bọt)
Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi, trong đó ống
1 chứa nước lã (không có enzim), ống 3 có nước bọt nhưng có axit là môi trường không
0, 5đ
thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng giấy quì sẽ phân biệt
được ống 3 và ống 1.
0, 5đ
- Kết luận: Tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim có trong nước bọt hoạt động trong môi
trường thích hợp, ở nhiệt độ thích hợp.
Câu 5: (2,5 điểm)
a. Tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hoá trên: Nitrosomonas, Nitrobacter. 0,5đ
b. Hình thức dinh dưỡng và hô hấp:
- Hoá tự dưỡng vì nhóm VSV này tổng hợp chất hữu cơ nhờ nguồn năng lượng thu được 0,5đ
từ các quá trình oxihoa các chất,nguồn cacbon từ CO2
- Hiếu khí bắt buộc vì nếu không có O2 thì không thể oxihoa các chất và không có năng
lượng cho hoạt động sống. 0,5đ
c. Phương trình phản ứng:
- Vi khuẩn nitric hoá ( Nitrosomonas)
2NH3 + 3O2 → 2HNO2 + 2H2O + Q 0,5đ
CO2 + 4H + Q′ (6%) → 1/6C6H12O6 + H2O
- Các vi khuẩn nitrat hóa ( Nitrobacter)
2HNO2 + O2 → 2HNO3 + Q
CO2 + 4H + Q′ (7%) → 1/6C6H12O6 + H2O 0,5đ
Câu 6: (3điểm)
a. Hoàn thành phương trình:
Vi khuẩn etilic 0, 5đ
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 + Q
Vi khuẩn lactic
C6H12O6 2CH3CHOHCOOH + Q
b. - Hai nhóm vi khuẩn trên chuyển hóa dinh dưỡng theo kiểu lên men. 0, 5đ
- Phân biệt các kiểu chuyển hóa dinh dưỡng: 0, 5đ
Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng Chất nhận electron cuối cùng
1. Lên men là các phân tử hữu cơ . 0,5đ
2. Hô hấp hiếu khí là O2 .
3. Hô hấp kị khí . - 2-
là 1 chất vô cơ như NO3 ; SO4 ; CO2 0,5đ
0,5đ

90
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho học sinh THPT chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1.
a) Tính chất chung của các loại lipit là gì? Mô tả cấu trúc phân tử phôtpholipit?
b) Nêu vai trò của mỗi nhóm nguyên tố có trong tế bào? Làm thế nào có thể phát hiện được ion Cl- có
trong tế bào của rau khoai lang?
Câu 2.
a) Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em dấu chuẩn là hợp chất
hóa học nào? Chất này được tổng hợp và chuyển đến màng sinh chất như thế nào?
b) Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu
sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Tại sao có sự khác nhau đó? Từ thí
nghiệm này rút ra kết luận gì?
Câu 3.
a) Nêu các hình thức phôtphorin hóa có thể có trong tế bào sinh vật?
b) Nêu sự khác nhau trong chuỗi chuyền điện tử xảy ra trên màng tilacôit của lục lạp và trên màng ti thể.
Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?
Câu 4.
a) Viết phương trình tổng quát của hóa tổng hợp?
b) Nêu điểm khác biệt giữa hóa tổng hợp và quang tổng hợp?
Câu 5.
a) Hãy viết phương trình pha sáng, pha tối và phương trình chung của quang hợp.
b) Nước được hình thành trong quang hợp ở pha sáng hay pha tối? Bằng cách nào để có thể chứng minh
trong quá trình quang hợp nước được sinh ra ở pha đó?
Câu 6.
Đặt một chủng Bacillus vào ống nghiệm 1 và Sachomyces vào ống nghiệm 2. Mỗi ống nghiệm 1 và 2 đều
có 5 ml dung dịch đường Sacarozơ.
a) Nếu cho thêm lượng lyzozym như nhau vào cả hai ống nghiệm để vào tủ ấm 300C trong 2 phút, làm
tiêu bản sống và quan sát sẽ thấy gì? Giải thích.
b) Nếu cho lyzozym và phage tương ứng vào ống 1, rồi để vào tủ ấm 300C trong 2 phút, các vi khuẩn có bị
virut tấn công không? Vì sao?
Câu 7.
a) Một nhà khoa học đã tạo ra loại thuốc nhằm ức chế một loại enzym “X”. Tuy nhiên, khi thử nghiệm
trên chuột ông ta lại thấy thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn vì nó ức chế cả một số loại
enzym khác.
- Hãy giải thích cơ chế có thể có của thuốc gây nên tác động không mong muốn nói trên.
- Hãy đề xuất một loại thuốc vẫn ức chế được enzym “X” nhưng lại không gây tác động phụ không mong
muốn và giải thích cơ sở khoa học của cải tiến đó.
b) Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng, vi sinh vật được chia thành những loại nào? Cho biết đặc
điểm và kể tên các vi sinh vật điển hình cho từng loại.
Câu 8.
a) Các hoocmôn sau: Testosterôn, adrênalin, thyroxine. Chất nào trong số những chất đã cho không cần
prôtêin thụ thể trên bề mặt tế bào trong quá trình truyền tin? Giải thích.
b) Tại sao tế bào lại cần hệ thống chất truyền tin thứ hai?
Câu 9.
a) Nhiều người cùng tiếp xúc với một loại virut gây bệnh, tuy nhiên có người mắc bệnh, có người không
mắc bệnh. Giả sử rằng những người không mắc bệnh là do có các gen kháng loại virut này. Hãy cho biết
gen kháng virut ở những người không mắc bệnh quy định tổng hợp những loại prôtêin nào?
b) Một loại virut gây bệnh ở động vật có vật chất di truyền là ARN. Giải thích tại sao khi sử dụng văcxin
phòng chống thì hiệu quả rất thấp?

91
Câu 10.
a) Chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh làm giảm hoạt tính của enzym bằng cách nào?
b) Làm thế nào để xác định được một chất ức chế enzym là chất ức chế cạnh tranh hay chất ức chế không cạnh
tranh?
-------------Hết-----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……….………..…….…….….….; Số báo danh……………….
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
(Đáp án có 04 trang) ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC
(Dành cho học sinh THPT chuyên)
I. LƯU Ý CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ trình bày một cách giải với những ý cơ bản phải có. Khi chấm bài học sinh làm
theo cách khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn.
II. ĐÁP ÁN:

Câu Ý Nội dung trình bày Điểm


1 1.0 điểm
a 0.5 điểm
Tính chất và cấu tạo của phôtpholipit:
- Tính chất chung của các loại lipit là: Các loại lipit đều là nhóm chất hữu cơ không tan
trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ete, clorofooc 0.25
v.v……................................................................................................
- Mỗi phân tử phôtpholipit gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1 phân tử glixêron,vị trí
thứ 3 của glixêron liên kết với nhóm phốt phát, nhóm này nối glixêron với một ancol
phức…. ............................................................................ 0.25

b 0.5 điểm
* Vai trò của mỗi nhóm nguyên tố:
- Nguyên tố đa lượng: Tham gia cấu tạo tế bào
- Nguyên tố vi lượng: Tham gia trao đổi chất vì cấu tạo enzim xúc tác cho các phản ứng 0.25
sinh hoá trong tế bào.............................................................................

* Nhận biết: Tạo dịch mẫu từ rau khoai lang sau đó cho thuốc thử AgNO3 cho vào dịch
mẫu: Nếu có kết tủa trắng thì có ion Cl-.. 0.25
2 1.0 điểm
a 0.5 điểm
- Dấu chuẩn là hợp chất glycôprôtêin ................................................................... 0.25
- Prôtêin được tổng hợp ở các ribôxôm trên màng lưới nội chất hạt, sau đó đưa vào
trong xoang của mạng lưới nội chất hạt  tạo thành túi  bộ máy gôngi. Tại đây 0.25
prôtêin được hoàn thiện cấu trúc, gắn thêm hợp chất saccarit  glycôprôtêin hoàn
chỉnh  đóng gói đưa ra ngoài màng bằng xuất bào...................................

b 0.5 điểm

92
* Sự khác nhau vê màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi
đun cách thủy là do
Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết ăn màu. Vì tế bào sống có khả năng thẩm
chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không 0.25
có đặc tính này. ..................................................................................

* Kết luận: Thí nghiệm trên chứng tỏ rằng phôi sống do màng sinh chất có khả năng
thấm chọn lọc nên không bị nhuộm màu. Còn phôi chết màng sinh chất mất khả năng 0.25
thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sinh bắt màu. ........
3 1.0 điểm
a 0.5 điểm
Các hình thức phôtphorin hóa (Tổng hợp ATP)
- Phôtphorin hóa quang hóa:
+ Phôtphorin hóa quang hóa vòng 0.25
+ Phôtphorin hóa quang hóa không vòng……………………..............................
- Phôtphorin hóa ôxi hóa:
+ Phôtphorin hóa ôxi hóa ở mức cơ chất (nguyên liệu) 0.25
+ Phôtphorin hóa ôxi hóa ở mức enzim………………………….........................
b 0.5 điểm
* Điểm khác :
Chuỗi chuyển điện tử trên màng Chuỗi chuyền điện tử trên màng ti thể
tilacôit
+ Electron đến từ diệp lục + Eletron đến từ các chất hữu cơ
+ Năng lượng có nguồn gốc từ ánh + Năng lượng có nguồn gốc từ chất hữu cơ
sáng
+ Electron cuối cùng được NADP+ thu + Chất nhận e- cuối cùng là O2 ................ 0.25
nhập thông qua PSI và PSII
* Năng lượng được dùng để chuyển tải các ion H+ qua màng, khi dòng H+ được vận
chuyển qua ATP - synthetaza; ATP - synthetaza tổng hợp ATP từ ADP. ……. 0.25
4 1.0 điểm
a 0.25 điểm
Phương trình tổng quát của hóa tổng hợp:
A ( chất vô cơ) + O2 (VSV tham gia) --------> AO2 + Q ..............................
CO2 + RH2 + Q + (VSV tham gia) ----------> Chất hữu cơ……………..... 0.25
b 0.75 điểm
Phân biệt:
Chỉ tiêu so sánh Hóa tổng hợp Quang tổng hợp
Đối tượng Vi khuẩn hóa tổng hợp Vi khuẩn quang hợp, tảo, 0.25
thực vật…………………….. 0.25
Nguồn năng lượng Phản ứng hóa học Năng lượng ánh sáng……….
Nguồn cung cấp Chất hữu cơ Nước (H2O) 0.25
hiđrô
5 1.0 điểm
a 0.5 điểm
93
* Phương trình pha sáng:
12H2O + 12NADP + 18ADP + 18Pvc -> 12NADPH + 18ATP + 6O2
* Phương trình pha tối:
6CO2 + 12NADPH + 18ATP -> C6H12O6 + 6H2O + 12NADP + 18ADP + 18Pvc .. 0.25
* Phương trình chung:
6CO2 + 12H2O -> C6H12O6 + 6H2O + 6O2 ............................................................... 0.25
b 0.5 điểm
- Nước được hình thành trong pha tối của quang hợp............................................... 0.25
- Chứng minh nước sinh ra từ pha tối dựa trên phản ứng quang hợp đầy đủ:
6CO2 + 12H2O -> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Dùng ôxi nguyên tử đánh dấu trong CO2, khi quang hợp thấy ôxi nguyên tử đánh dấu có
trong glucozơ và nước => Như vậy, ôxi của nước là ôxi từ CO 2. Vì CO2 chỉ tham gia 0.25
vào pha tối...................................................................................................
6 1.0 điểm
a 0.5 điểm
- Ống nghiệm 1: Lyzozym cắt mạch 1,4 glucozit, làm tan thành murein biến trực
khuẩn thành tế bào trần (protoplast), không còn tính kháng nguyên bề mặt, không thể
phân chia............................................................................................................. 0.25
- Ống nghiệm 2: Tế bào không thay đổi hình dạng, lyzozym không tác động lên
Hemycellulose của tế bào nấm men. Nấm men có thể thấy được cả nhân, chồi
nhỏ.............................................................................................................................. 0.25
b 0.5 điểm
Vi khuẩn không bị tấn công 0.25
Vì khi đã biến thành tế bào trần, trên bề mặt của protoplast Bacillus không còn thụ thể
để phage hấp phụ………….......................... 0.25
7 1.0 điểm
a 0.5 điểm
- Cơ chế tác động:
Thuốc có thể là chất ức chế cạnh tranh đối với nhiều loại enzym khác nhau vì thế thay
vì chỉ ức chế enzym "X" nó ức chế luôn một số enzym quan trọng khác gây nên các tác
0.25
động phụ không mong muốn. ………………………..........................
- Cải tiến thuốc:
Để thuốc có thể ức chế riêng enzym "X" chúng ta nên sử dụng chất ức chế không cạnh
tranh đặc hiệu cho enzym "X". Chất ức chế không cạnh tranh sẽ liên kết dị lập thể (với 0.25
vị trí khác không phải là trung tâm hoạt động của enzym) nên không ảnh hưởng đến
hoạt tính của các enzym khác……………………..........................
b 0.5 điểm
Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng thì vi sinh vật được chia thành các loại
sau:
- Vi sinh vật hiếu khí bắt buộc: Chỉ có thể sinh trưởng khi có mặt ôxi.
VD: nhiều vi khuẩn, hầu hết tảo, nấm, động vật nguyên sinh
0.25
- Vi sinh vật vi hiếu khí: Có khả năng sinh trưởng chỉ khi nồng độ ôxi thấp hơn nồng
độ ôxi trong khí quyển
VD: Vi khuẩn giang mai............................................................................................

94
- Vi sinh vật kị khí bắt buộc: Chỉ có thể sinh trưởng khi không có mặt ôxi
VD: Vi khuẩn uốn ván, Vi khuẩn sinh mêtan.
- Vi sinh vật kị khí không bắt buộc: Có thể sử dụng ôxi để hô hấp hiếu khí, nhưng khi
không có mặt ôxi có thể tiến hành hô hấp kị khí( VD: Bacillus) hoặc lên men (VD: nấm
men rượu)................................................................................... 0.25
(Đúng 2 ý/ 4 ý cho 0,25 điểm)
8 1.0 điểm
a 0.5 điểm
- Chất không cần prôtêin thụ thể trên màng tế bào là testosteron và thyroxine ........ 0.25
- Do testosteron là hoocmon thuộc nhóm sterôit , thyroxine tan được trong lipit. vì vậy 0.25
trong quá trình truyền tin không cần protein thụ thể trên màng tế bào…….......
b 0.5 điểm
Vai trò của chất truyên tin thứ hai: 0.25
- Có khả năng khuếch đại tín hiệu: nhờ sự liên kết của ligand vào thụ thể dẫn đến tổng
hợp được nhiều phân tử cAMP hoạt hóa ………………..................................
- Tốc độ nhanh: một lượng lớn cAMP được tạo ra trong thời gian ngắn …............. 0.25
9 1.0 điểm
a 0.5 điểm
Gen kháng virut có thể thuộc một trong các loại gen sau:
- Gen quy định tổng hợp một số prôtêin là kháng thể..…………………………... 0.25
- Gen quy định tổng hợp các loại prôtêin thụ thể trên bề mặt tế bào (không tương thích 0.25
với các gai glicôprôtêin của virut)………………………………....................
b 0.5 điểm
- Do ARN có cấu trúc mạch đơn, kém bền vững hơn nên tần số phát sinh đột biến cao vì
vậy đặc tính kháng nguyên dễ thay đổi………………………………........ 0.25
- Trong khi đó, quy trình nghiên cứu và sản xuất văcxin cần thời gian nhất định và chỉ 0.25
có tác dụng khi đặc tính kháng nguyên của virut không thay đổi……………...
10 1.0 điểm
a 0.5 điểm
- Chất ức chế cạnh tranh: Là chất gần giống với cơ chất nên có thể kết hợp với trung
tâm hoạt động của enzym tạo phức hệ enzym – chất ức chế rất bền vững → không còn
0.25
trung tâm hoạt động cho cơ chất → tốc độ phản ứng giảm. Như vậy, nó cạnh tranh
trung tâm hoạt động với cơ chất……………………………............
- Chất ức chế không cạnh tranh: Liên kết với enzym ở vị trí cách xa trung tâm hoạt
động → làm biến đổi hình dạng của enzym → trung tâm hoạt động không còn phù hợp
với cơ chất → tốc độ phản ứng giảm. Như vậy, nó không cạnh tranh trung tâm hoạt 0.25
động với cơ chất................................................................................
b 0.5 điểm
Tăng nồng độ cơ chất: ............................................................................................. 0.25
- Nếu tốc độ phản ứng tăng → chất ức chế cạnh tranh.
- Nếu tốc độ phản ứng không thay đổi → chất ức chế không cạnh tranh.................. 0.25

----------Hết----------

95
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM 2009-2010
―――――― ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC (Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
——————————

Câu 1 (1 điểm). Nêu các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống? Những đặc điểm nào là đặc điểm
nổi trội đặc trưng cho thế giới sống?

Câu 2 (1 điểm). Cho biết các đặc điểm của giới thực vật về các mặt: Cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản, và tổ
tiên của chúng?

Câu 3 (1 điểm). Nêu những chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào?

Câu 4 (1 điểm). Các chất tan vận chuyển qua màng có thể đi theo những con đường nào? Tốc độ khuếch
tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 5 (1 điểm). Trình bày cấu tạo của ATP? Hãy phân loại các kiểu phôtphorin để tổng hợp ATP trong tế
bào nhân thực? Trong các kiểu đó thì kiểu nào tạo ra hầu hết các phân tử ATP cung cấp cho hoạt động
sống của tế bào?

Câu 6 (1 điểm). Cho biết các quá trình chuyển hoá vật chất có thể xẩy ra trong tế bào? Enzim làm giảm
năng lượng hoạt hóa bằng cách nào? Nêu các đặc tính chính của enzim?

Câu 7 (1 điểm). Trong tế bào thực vật có hai bào quan tổng hợp ATP là bào quan nào? Cho biết điểm
giống nhau trong cấu tạo giữa 2 bào quan đó? Từ đó rút ra nhận xét gì về nguồn gốc 2 loại bào quan này?

Câu 8 (1 điểm). Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra, nơi xảy
ra và sản phẩm tạo ra. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng?

Câu 9 (1điểm):
a.Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzym thì hoạt tính của enzym
đó lại bị giảm thậm chí bị mất hoàn toàn?
b.Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào chất thành
những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của các enzym?

Câu 10 (1 điểm). Trong tinh hoàn của 1 gà trống có 6250 tế bào sinh tinh đều qua giảm phân hình thành
tinh trùng. Nhưng trong quá trình giao phối với gà mái chỉ có 1/1000 số tinh trùng đó trực tiếp thụ tinh với
các trứng. Các trứng hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra và thu được 32 trứng. Nhưng
sau khi ấp, chỉ nở được 25 gà con. Biết ở gà 2n = 78.
a. Tính số lượng tinh trùng hình thành, số lượng tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng.
b. Cho biết số lượng tế bào sinh trứng của gà mái và số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng khi
các tế bào sinh trứng này qua giảm phân.

---Hết---
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
96
Họ và tên thí sinh..................................................................................... SBD....................

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM 2009-2010
―――――― HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
Dành cho học sinh THPT không chuyên
——————————
Câu Nội dung trả lời Điểm
1 * Những đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống:
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc............................................................................... 0,25
- Là 1 hệ thống mở và tự điều chỉnh............................................................................ 0,25
- Thế giới sống liên tục tiến hoá.................................................................................. 0,25
* Những đặc điểm nổi trội:
TĐC và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều
chỉnh............................................................................................................................. 0,25
2 - Cấu tạo: Đa bào, nhân thực....................................................................................... 0,25
- Dinh dưỡng: Tự dưỡng theo kiểu quang hợp (phổ biến), dị dưỡng theo kiểu kí sinh ( một
số)............................................................................................................... 0,25
- Sinh sản: Vô tính( bào tử, sinh dưỡng), hữu tính.................................................... 0,25
- Tổ tiên: Tảo lục đa bào nguyên thuỷ....................................................................... 0,25
3 * Chức năng chính của prôtêin màng gồm:
- Ghép nối 2 tế bào với nhau........................................................................................ 0,25
- Là thụ thể bề mặt tiếp nhận các thông tin..................................................................
- Giúp tế bào nhận biết nhau nhờ dấu hiệu nhận biết đặc hiệu ( glicôprôtêin).............. 0,25
- Là các kênh vận chuyển các chất qua màng, là enzim màng ...................................
0,25
0,25
4 * Các con đường các chất tan có thể đi qua:
- Qua trực tiếp lớp phôtpholipit................................................................................... 0,25
- Qua kênh prôtêin....................................................................................................... 0,25
* Tốc độ khuếch tán theo phương thức bị động phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Kích thước của chất cần vận chuyển
- Sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng........................................................................... 0,25
- Bản chất hoá học của chất
- Môi trường: Nhiệt độ, độ nhớt, ................................................................................ 0,25
5 * Cấu tạo: Gồm 2 thành phần là ađênôzin( bazơ ađênin + đường ribôzơ) và triphôtphat( 3 gốc
phôtphat)......................................................................................... 0,25
* Các kiểu phôtphorin hoá:
- Phôtphorin hoá quang hoá: Vòng và không vòng..................................................... 0,25
- Phôtphorin hoá ôxi hoá: Ở mức nguyên liệu và mức enzim..................................... 0,25
* Kiểu phôtphorin hoá ôxi hoá ở mức enzim tạo ra hầu hết các phân tử ATP cung cấp cho
hoạt động sống của tế bào.................................................................... 0,25
6 * Các quá trình chuyển hoá có thể xẩy ra: Đồng hoá và dị hoá............................. 0,25
* Enzim làm giảm nặng lượng hoạt hoá bằng cách: Tạo nhiều phản ứng trung
gian............................................................................................................................... 0,25
* Đặc tính của enzim:
- E có hoạt tính mạnh................................................................................................... 0,25
- E có tính chuyên hoá cao........................................................................................... 0,25
7 * Đó là 2 bào quan: Ti thể và lục lạp......................................................................... 0,25
* Điểm giống nhau:
- Đều có cấu tạo 2 lớp màng ....................................................................................... 0,25
97
- Có ADN vòng, trần, kép; có ribôxôm 70S................................................................ 0,25
* Nhận xét: 2 bào quan này đều có chung từ 1 nguồn gốc ( từvi khuẩn)................... 0,25
8 * Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về :
Dấu hiệu Pha sáng Pha tối
Điều kiện xảy ra Chỉ xảy ra khi có ánh sáng Xảy ra cả khi có ánh sáng và cả trong
tối…………………………. 0,25
0,25
Nơi xảy ra Ở màng tilacôit của lục lạp Trong chất nền của lục lạp . …… 0,25

0,25
Sản phẩm tạo ra ATP và NADPH ,Ôxi Cacbohiđrat ,ADP, NADP………

* Trong quang hợp, pha tối phụ thuộc vào pha sáng vì: Sản phẩm của pha sang là nguyên
liệu chop ha tối………………………………………………………………

9 a. Vì: E có bản chất là pr-> khi tăng nhiệt độ quá tối ưu của E-> E bị biến tính, mất chức năng
xúc tác........................................................................................................... 0,5
b. Vì: Mỗi E có thể cần các điều kiện khác nhau -> vì vậy mỗi bào quan là môi trường thích
hợp cho hoạt động của một số loại E nhất định..................................................... 0,5

10 a. Số tinh trùng được hình thành là: 6250 x 4 = 25 000( tinh trùng).............................. 0,25
- Số tinh trùng trực tiếp tham gia thụ tinh với trứng: 25 000 x 1/1000 = 25(tinh trùng). 0,25
b. Số lượng tế bào sinh trứng = số lượng trứng tạo ra = 32 tế bào. .............................. 0,25
- Số thể định hướng bị tiêu biến có số nhiễm sắc thể là:
32 x 3 x 39 = 3744 (NST)................................................................................... 0,25

---Hết---

98

You might also like