You are on page 1of 12

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH CHUYÊN

Năm học 2020-2021


Môn: SINH – Lớp 10

Thời gian làm bài: 180 phút


(Đề khảo sát gồm 05 trang)
Câu 1 (2 điểm). Thành phần hóa học tế bào
1. Hình 1 mô phỏng ba chất A, B, C là các pôlisaccarit.
Hãy cho biết tên của các chất A, B, C. So sánh cấu trúc và vai trò của ba chất đó
trong tế bào.

2. Tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà lại dưới dạng
mỡ?
Câu 2 (2 điểm). Cấu trúc tế bào
1. Cho sơ đồ sau để mô tả các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan ở một
tế bào thực vật.

Bào quan 2 Bào quan 1


Biết rằng A, B, C, D là kí hiệu của các giai đoạn (pha) và 1, 2, 3 là kí hiệu của các
chất được tạo ra.
a. Hãy cho biết tên gọi của bào quan 1 và 2; các giai đoạn A, B, C, D; các chất 1, 2,
3 trong sơ đồ trên.
b. Trình bày kết quả của giai đoạn C trong sơ đồ.
2. Khi uống nhiều rượu hoặc uống thuốc quá liều thì loại tế bào nào, bào quan nào
trong cơ thể người phải tích cực làm việc để khử độc cho tế bào của cơ thể? Hãy cho biết
cơ chế khử độc của bào quan đó?
Câu 3 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
1. Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở thực
vật. Khi không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường này được
thực hiện theo cơ chế nào? Giải thích.
2. Chất độc A có tác dụng ức chế một loại enzim trong chu trình Canvin của tế bào
thực vật. Nếu xử lý tế bào đang quang hợp bằng chất A thì lượng oxi tạo ra từ tế bào này
thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 4 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
1. Quan sát hình 4.1
a. Chú thích các kí hiệu (A), (B), (C).
b. Chỉ rõ chiều khuếch tán của ion H ở bào quan diễn ra
cơ chế như hình 4.1 ở tế bào động vật?

Hình 4.1
2. Một số chất có thể ức chế chuỗi truyền điện tử và ATP synthase trong hô hấp tế
bào. Dưới đây là tác động của một số chất độc:
- Cyanide: Chất ức chế cạnh tranh với O2, bám vào trung tâm của cytochrome c
oxidase.
- Oligomycin: Ức chế tiểu phần F0 của ATP synthase.
- 2,4 - DNP: Giảm chênh lệch nồng độ proton hai bên màng trong ti thể.
Hãy cho biết X và Y trong đồ thị dưới đây có thể là những chất nào? Giải thích.

Hình 4.2
Câu 5 (2 điểm). Truyền tin tế bào
1. Ađrênalin là một loại hoocmôn gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải
glycôgen thành glucôzơ, còn hoocmôn testosterone hoạt hóa các gen quy định tổng hợp
enzim gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ chế thu nhận và truyền
đạt thông tin qua màng đối với 2 loại hoocmôn này có gì khác nhau?
2. Hoàn thành các chú thích từ 1 - 10 trong hình 5 dưới đây.

Hình 5: Sơ đồ quá trình truyền tin của phân tử epinephrin (adrenalin)


Câu 6 (2 điểm). Phân bào
Các hình dưới đây mô tả sự thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của một cơ thể
động vật lưỡng bội ở các pha khác nhau của chu kì tế bào.

a. Hãy cho biết các hình 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 tương ứng với các pha nào của chu kì tế
bào? Giải thích.
b. Nếu tế bào được xử lí bằng hóa chất cônsixin gây ức chế hình thành thoi phân bào
thì đồ thị ở hình nào sẽ bị thay đổi? Hãy giải thích.
Câu 7 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất của VSV
Khi một enzim có mặt ở một loài vi sinh vật thì con đường chuyển hoá mà enzim
đó tham gia thường tồn tại trong loài vi sinh vật này. Bảng 7.1 là tên enzim và phản ứng
mà enzim xúc tác được sử dụng làm chỉ thị cho sự xuất hiện của các con đường chuyển
hóa mà nó tham gia. Bảng 7.2 thể hiện sự có mặt hay vắng mặt của một số enzim ở ba
loài vi sinh vật khác nhau 1, 2 và 3.
Bảng 7.1. Enzim và phản ứng xúc tác tương ứng
Tên enzim Phản ứng xúc tác
Lactat dehydrogenase (LDH) Axit piruvic + NADH → axit lactic + NAD+
Alcohol dehydrogenase (ADH) Axêtanđêhit + NADH → Êtanol + NAD+
Xitôcrôm C oxidaza Vận chuyển electron từ xitôcrôm C tới xitôcrôm a
ATP synthetaza Vận chuyển H+ qua màng tạo ATP từ ADP và Pi
Phức hợp Pyruvate Xúc tác gắn CoASH với Axit pyruvic để tạo acetyl-
dehydrogenase CoA
Bảng 7.2. Sự có mặt (+) và vắng mặt (-) của mỗi loại enzim trong từng loài vi sinh vật
Tên enzim
Loài vi sinh vật Xitôcrôm c ATP Phức hợp Pyruvate
LDH ADH
oxidaza synthetaza dehydrogenase
Loài 1 + + - - -
Loài 2 + - - - -
Loài 3 - + + + +
Hãy cho biết:
a. Loài vi sinh vật nào không thể thực hiện được hô hấp hiếu khí? Giải thích.
b. Các sản phẩm chính mỗi loài vi sinh vật tạo ra sau quá trình chuyển hóa glucozơ.
c. Các loài trên sẽ sinh trưởng như thế nào trong môi trường nuôi cấy có bổ sung oxy
phân tử?
Câu 8 (2 điểm).
1. Sinh trưởng, sinh sản của VSV (1 điểm)
Người ta nuôi cấy vi khuẩn trong một môi trường thường xuyên được bổ sung dinh
dưỡng và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa. Một chủng phage được bổ sung vào môi trường
đã gây ra sự biến động số lượng của quần thể vi khuẩn và virut như hình 8 dưới đây:

Hình 8
Hãy mô tả sự biến động số lượng của quần thể vi khuẩn và virut. Giải thích kết quả
quan sát được ở thí nghiệm trên?
2. Phương án thực hành (hóa sinh – tế bào) (1 điểm)
Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch 10% đường glucôzơ vào hai
bình tam giác cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và B), cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù
nấm men bia (Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào nấm men/1ml. Cả hai
bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở 350C trong 18 giờ. Tuy nhiên,
bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục (120 vòng/phút). Hãy cho biết sự
khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu hô hấp của các tế bào nấm men giữa hai bình
A và B. Giải thích.
Câu 9 (2 điểm). Virut
a. Phân biệt chu trình tiềm tan và
chu trình tan ở virut. Tại sao HIV chỉ kí
sinh trong tế bào bạch cầu Limphô T-
CD4 ở người?
b. Ebola là loại virus kí sinh trên
người và các loài linh trưởng. Dựa vào
các kiến thức đã học, hãy chú thích các
thành phần cấu tạo của virus Ebola trong
hình bên. Phân biệt quá trình tổng hợp vật
chất di truyền của Ebola và HIV trong tế
bào chủ.

Câu 10 (2 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch


Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng dị ứng đều có sự xâm nhập của
kháng nguyên, hình thành tương bào và tạo ra kháng thể.
a. Hãy nêu những khác biệt trong hai loại đáp ứng này.
b. Một số người có đáp ứng dị ứng quá mức đối với thuốc kháng sinh penicillin có
thể tử vong trong vòng vài phút sau khi tiêm chất này vào cơ thể. Hãy giải thích.

HẾT.
HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH CHUYÊN
Năm học 2020-2021
Môn: SINH – Lớp 10

(Hướng dẫn chấm gồm 07 trang)


Câu 1 (2 điểm). Thành phần hóa học tế bào
Ý Hướng dẫn chấm Thang
điểm
1 Tên của ba chất: A- Tinh bột; B- Glycôgen; C- Xenlulôzơ 0,25đ
* So sánh:
- Giống nhau:
+ Cùng có cấu tạo đa phân, đơn phân là các phân tử glucôzơ. 0,25đ
- Khác nhau:
Hợp chất Cấu trúc Vai trò của
các hợp chất
Tinh bột Các glucôzơ liên kết với nhau bằng các Là chất dự 0,25đ
liên kết 1-4 glucôzit tạo thành mạch trữ trong tế
Amylôzơ không phân nhánh và các mạch bào thực vật.
Amylôpectin phân nhánh.
Glycôgen Các glucôzơ liên kết với nhau bằng các Là chất dự
liên kết 1-4 glucôzit tạo thành mạch phân trữ trong tế 0,25đ
nhánh nhiều. bào động
vật.
Xenlulôzơ Các glucôzơ liên kết với nhau bằng các Cấu trúc
liên kết 1-4 glucôzit không phân nhánh tạo thành tế bào 0,25đ
thành sợi, tấm rất bền chắc. thực vật.
2 - ộng vật hoạt động nhiều do đó cần nhiều năng lượng. Năng lượng chứa 0,25đ
trong mỡ nhiều hơn năng lượng chứa trong tinh bột quá trình ôxy hóa
lipit sẽ cho nhiều năng lượng hơn tinh bột (gấp đôi).
- Lipit là những phân tử không phân cực, kị nước khi vận chuyển 0,25đ
không phải vận chuyển k o theo nước.
- Ngoài ra, mỡ có thể dự trữ được trong thời gian dài, mỡ có chức năng 0,25đ
làm đệm cơ học, chống lạnh, chống thấm,

Câu 2 (2 điểm). Cấu trúc tế bào


Ý Hướng dẫn chấm Thang
điểm
1 - Bào quan 1 là ty thể, bào quan 2 là lục lạp 0,25đ
- A: pha sáng, B là pha tối, C là đường phân, D là chu trình Krebs 0,5đ
- Chất: 1 là CO2; 2 là O2, 3 là Glucôzơ
b. C là giai đoạn đường phân, kết thúc giai đoạn đường phân, 1 phân tử 0,25đ
đường Glucôzơ bị biến thành 2 axit piruvic giải phóng 2ATP và 2
NADH.
2 Loại tế bào: gan. Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế 0,5đ
bào là lưới nội chất trơn và peroxixôm.
- Cơ chế khử độc:
+ Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ 0,25đ
sung nhóm hyđrôxin (-OH) vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho
chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
+ Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hiđrô 0,25đ
từ chất độc đến ôxi tạo ra H2O2, chất này lập tức được enzim catalaza
xúc tác chuyển thành H2O.

Câu 3 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
Ý Hướng dẫn chấm Thang
điểm
-
1 - Vận chuyển e vòng thực hiện tại PS1, con đường đi của điện tử 0,25đ
giàu năng lượng như sau: Từ P700 → chất nhận sơ cấp → ferredoxin
(Fd) → phức hệ cytochrome→ plastocyanin → P700.
- Sự tổng hợp ATP trong con đường vận chuyển điện tử vòng vẫn 0,25đ
được thực hiện theo cơ chế hóa thẩm.
- Do sự xuất hiện gradient proton ở hai phía của màng thylakoid đã 0,25đ
kích hoạt bơm proton hoạt động đẩy proton từ xoang trong thylakoid ra
xoang ngoài (stroma), từ đó ATP được tổng hợp nhờ ATP synthase.
- Cơ chế hóa thẩm thực hiện được là do trên màng có phức hệ 0,25đ
plastoquinon (Pq) bơm H+ từ ngoài màng thylakoid vào xoang trong
màng, tạo ra thế năng proton nhất định để thực hiện sự tổng hợp ATP.
2 - Chu trình Calvin sử dụng ATP và NADPH, tạo ra ADP, Pi, NADP+ 0,5đ
cung cấp trở lại cho pha sáng.
- Khi xử lý chất độc A, chu trình Calvin bị ngưng, NADP+ không được 0,5đ
tái tạopha sáng thiếu nguyên liệuDL a P680 không cần bù điện tử
lấy từ H2Oquang phân ly nước giảm dần. Lượng oxi tạo ra giảm dần
đến 0.
Câu 4 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
Ý Hướng dẫn chấm Thang
điểm
1 a. Quá trình trên có thể xảy ra ở ty thể và lục lạp.
- Ở ty thể: (A) khoảng gian màng; (B) màng trong ty thể; (C) chất nền ty thể 0,25đ
- Ở lục lạp: (A) xoang tilacoit; (B) màng tilacoit; (C) chất nền lục lạp. 0,25đ
b. - Ở ty thể: H+ khuếch tán qua ATPaza từ khoảng gian màng ra chất 0,5đ
nền ty thể.
2 - Sau khi bổ sung chất X, sự tổng hợp ATP và tiêu thụ O2 bị dừng lại, 0,5đ
chứng tỏ X có thể là Cyanide hoặc Oligomycin:
+ Cyanide là chất cạnh tranh với oxi, nên gây ảnh hưởng âm tính đến
chuỗi truyền điện tử, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến ATP synthase.
+ Oligomycin ức chế ATP synthase, qua đó khiến chuỗi truyền điện
tử bị dừng lại.
- Sau khi bổ sung chất Y, sự tiêu thụ O2 tiếp tục diễn ra bình thường, 0,25đ
chứng tỏ proton được vận chuyển qua màng trong ti thể. Tuy nhiên, sự
tổng hợp ATP vẫn không phục hồi, chứng tỏ gradient proton giảm dần
theo thời gian. Vì thế, Y là 2,4 – DNP.
- Nếu chất X là Cyanide thì sau khi bổ sung Y, sự tiêu thụ O2 vẫn không 0,25đ
hồi phục vì cạnh tranh vẫn xảy ra. Chứng tỏ, X chỉ có thể là
Oligomycin.

Câu 5 (2 điểm). Truyền tin tế bào


Ý Hướng dẫn chấm Thang
điểm
1 Tiêu chí ối với Adrenalin ối với Testosteron
Thụ thể Thụ thể đặc trưng ở trên Thụ thể đặc trưng ở tế bào
0,5đ
màng tế bào. chất.
Cơ chế Phức hợp adrenalin – thụ Phức hợp testosteron – thụ
thể hoạt hóa protei màng thể đi vào nhân tế bào và 0,5đ
 hoạt hóa enzim hoạt hóa các gen quy định
Adeninxiclaza, xúc tác tổng hợp các enzim và
hình thành AMP vòng  protein gây phát triển các
AMP vòng kích hoạt các tính trạng sinh dục thứ cấp
enzim phân giải glicogen ở nam giới.
thành glucozo.
2 1. Adenylyl cyclase; 2. cAMP; 3. Protein kinase A bất hoạt; 4. Protein Mỗi ý
kinase A hoạt hóa; 5. Protein kinase bất hoạt; 6. Protein kinase hoạt hóa; đúng
7. Glycogen syntease hoạt hóa; 8. Glycogen synthase bất hoạt; 9. 0,1đ
Glycogen phosphorylase bất hoạt; 10. Glycogen phosphorylase hoạt
hóa.

Câu 6 (2 điểm). Phân bào


Ý Hướng dẫn chấm Thang
điểm
1 - Trong chu kì tế bào, hàm lượng ADN ổn định ở mức 2C vào pha G1, 0,5đ
sau đó, tăng lên 4C ở pha S, ổn định ở mức 4C ở pha G2. Trong pha M,
hàm lượng ADN trong tế bào ổn định ở mức 4C trong giai đoạn kì đầu
đến kì sau. Sang kì cuối, hàm lượng ADN lại giảm về 2C.
- Vì thế, thứ tự các hình tương ứng với pha G1, S, G2, M là: hình 2, 0,5đ
hình 4, hình 3, hình 1.
2 - Nếu bị xử lí consisin làm mất khả năng hình thành thoi phân bào, khi 0,5đ
đó, NST không phân li trong nguyên phân, các pha khác bình thường.
- Do đó, đồ thị hình 1 bị thay đổi, đường cong chuyển sang dạng nằm 0,5đ
ngang ở mức 4C. Khi đó không có hình 1 mà chỉ còn lại 3 hình với thứ
tự là hình 2, hình 4, hình 3.

Câu 7 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất của VSV

Nội dung Điểm


a.
- Các vi khuẩn không thể thực hiện được hô hấp hiếu khí gồm: loài 1, loài 2. 0,25
- Giải thích: Loài 1 và loài 2 thiếu xitocrom c oxidaza là enzim tham gia vào 0,25
chuỗi truyền điện tử trong quá trình hô hấp hiếu khí.
b.
- Loài 1 tạo axit lactic, rượu etanol, CO2 và ATP. 0,25
- Loài 2 tạo axit lactic, ATP. 0,25
- Loài 3 khi có mặt oxi tạo CO2, H2O và ATP; khi không có mặt oxi tạo rượu 0,25
etanol, CO2 và ATP.
c.
- Khi bổ sung vào môi trường oxi phân tử thì loài 1, loài 2 chết nhanh vì tế bào 0,5
không có enzim catalaza, SOD giúp chúng tồn tại trong điều kiện có oxi (chúng
là VSV kị khí bắt buộc).
- Loài 3 có thể sống được dù môi trường có hoặc không có. Khi bổ sung oxi 0,25
chúng sinh trưởng và phát triển mạnh hơn do hô hấp hiểu khí tạo ra được nhiều
ATP.

Câu 8 (2 điểm).
Ý Hướng dẫn chấm Thang
điểm
1 - Trước khi bổ sung virut, quần thể vi khuẩn sinh trưởng mạnh, tăng 0,25đ
nhanh số lượng.
- Sau khi bổ sung virut, số lượng quần thể vi khuẩn giảm mạnh chứng tỏ 0,25đ
virut này là virut đặc hiệu đối với chủng vi khuẩn thí nghiệm, virut xâm
nhập nhân lên và làm tan hàng loạt tế bào vi khuẩn.
- Ở giai đoạn sau quần thể vi khuẩn lại phục hồi số lượng, chứng tỏ vi 0,25đ
rirut này là virut ôn hòa, nó tích hợp hệ gen vào tế bào chủ và không
tiêu diệt hoàn toàn tế bào chủ, các vi khuẩn mang provirut tăng sinh
trong môi trường duy trì số lượng cân bằng với nguồn dinh dưỡng bổ
sung thường xuyên.
- Quần thể virut khi mới xâm nhập môi trường chúng nhân lên làm tan 0,25đ
tế bào chủ, giải phóng virut mới ra môi trường nên số lượng virut môi
trường tăng nhanh. Ở giai đoạn sau virut chuyển pha ôn hòa, tích hợp
gen vào tế bào chủ nên số lượng giảm mạnh. Ở pha ôn hòa vẫn có một
số virut được sinh ra, duy trì một số lượng virut ngoại môi trường ổn
định ở mức thấp.
2 Bình thí nghiệm A có mùi rượu khá rõ và độ đục thấp hơn so với ở bình 0,25đ
B: Trong bình A để trên giá tĩnh thì những tế bào phía trên sẽ hô hấp
hiếu khí còn tế bào phía dưới sẽ có ít ôxi nên chủ yếu tiến hành lên men
etylic, theo phương trình giản lược sau: Glucôzơ →2etanol + 2CO2 +
2ATP. Vì lên men tạo ra ít năng lượng nên tế bào sinh trưởng chậm và
phân chia ít dẫn đến sinh khối thấp, tạo ra nhiều etanol. 0,25đ
* Bình thí nghiệm B hầu như không có mùi rượu, độ đục cao hơn bình
thí nghiệm A: Do để trên máy lắc thì ôxi được hoà tan đều trong bình
nên các tế bào chủ yếu hô hấp hiếu khí theo phương trình giản lược như
sau: Glucôzơ + 6O2 → 6H2O + 6CO2 + 38ATP. Nấm men có nhiều
năng lượng nên sinh trưởng mạnh làm xuất hiện nhiều tế bào trong bình
dẫn đến đục hơn, tạo ra ít etanol và nhiều CO2.
* Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình A: Chủ yếu là lên men, 0,25đ
chất nhận điện tử là chất hữu cơ, không có chuỗi truyền điện tử, sản
phẩm của lên men là chất hữu cơ (trong trường hợp này là etanol), tạo
ra ít ATP.
* Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình B: Chủ yếu là hô hấp 0,25đ
hiếu khí, do lắc có nhiều ôxi, chất nhận điện tử cuối cùng là oxi thông
qua chuỗi truyền điện tử, tạo ra nhiều ATP. Sản phẩm cuối cùng là CO2
và H2O.

Câu 9 (2 điểm). Virut


Nội dung Điểm
a. - Chu trình tiềm tan: Khi virut đã xâm nhập vào tế bào vật chủ và gắn gen 0,25
của virut vào nhiễm sắc thể tế bào chủ, chưa hoạt động và ở trạng thái nghỉ,
VCDT của virus nhân lên cũng với sự nhân lên của tế bào chủ.
- Chu trình sinh tan: Virut xâm nhập vào tế bào, nhân lên, làm tan tế bào vật 0,25
chủ và chui ra ngoài.
- Virut HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu Limphô T-CD4 ở người vì:
+ Mỗi loài virut chỉ xâm nhập được vào 1 loại tế bào nhất định do trên bề mặt 0,25
tế bào chủ có các thụ thể mang tính đặc hiệu với mỗi loài virut.
+ Chỉ có tế bào bạch cầu Limphô T-CD4 ở người có thụ thể CD4 phù hợp với 0,25
HIV
b. - Chú thích: 1. Vỏ ngoài; 2. Gai glycoprotein; 3. Vỏ capsit. 0,25
(Chú thích đúng 2/3 cho 0,25 điểm, chỉ đúng 1 ý không cho điểm)
Tổng hợp:
- Ebola: hệ gen ARN (-) sử dụng enzim của virus để phiên mã thành mARN bổ 0,25
sung, sau đó mARN được dùng làm khuôn để tổng hợp các bản sao ARN khác
là hệ gen của virus mới.
- HIV: trong tế bào chất, 2 sợi ARN (+) sử dụng enzim của virus để phiên mã
ngược tạo phân tử ARN-ADN lai enzim phiên mã ngược tiếp tục xúc tác 0,5
tổng hợp mạch ADN thứ hai bổ sung với mạch thứ nhất => tạo thành ADN
k p ADN đi vào nhân cài xen vào NST của tế bào chủ => phiên mã ADN
để tổng hợp mARN là hệ gen của virus mới.
Câu 10 (2 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
Nội dung Điểm
a. - Trong đáp ứng dịch thể:
+ Kháng nguyên gây ra hoạt hóa tế bào B tạo ra tương bào và tế bào nhớ. 0,25đ
Tương bào sản xuất ra kháng thể IgG.
+ Kháng thể IgG lưu hành trong máu và gắn với kháng nguyên làm bất hoạt
0,5đ
kháng nguyên qua phản ứng trung hòa, opsonin hóa, hoạt hóa bổ thể. Tế bào
nhớ tạo ra trí nhớ miễn dịch.
- Trong đáp ứng dị ứng: 0,25đ
+ Dị ứng nguyên (kháng nguyên) gây ra hoạt hóa tế bào B tạo ra tương bào.
Tương bào sản xuất ra kháng thể IgE.
+ Kháng thể IgE gắn vào thụ thể trên các dưỡng bào (tế bào phì). Nếu gặp lại 0,5đ
dị ứng nguyên đó, kháng thể IgE trên dưỡng bào nhận diện và gắn với dị ứng
nguyên, từ đó kích hoạt dưỡng bào giải phóng ra histamin và các chất khác gây
ra các triệu chứng dị ứng.
b. Penicillin gây ra phản ứng toàn thân nguy cấp ở những người dị ứng quá 0,5đ
mức đối với chất này. Phản ứng thể hiện qua sự giải phóng trên diện rộng
lượng lớn histamin và các chất gây dị ứng khác gây giãn tức thời các mạch
máu ngoại vi làm tụt huyết áp, gây ra tử vong.

HẾT.

You might also like