You are on page 1of 10

ÔN TẬP SINH HỌC TẾ BÀO

I.NỘI DUNG ÔN TẬP


1. Ôn tập phần các thành phần hóa học của tế bào: nước, cacbohyđrat, lipit, Protein, axit
Nucleic (chú ý cấu tạo phù hợp chức năng, các loại liên kết hóa học trong các đại phẩn tử
hữu cơ, vai trò của các liên kết đó)
2. Cấu trúc tế bào
- So sánh cấu trúc tế bào nhân thực và nhân sơ, tế bào động vật và tế bào thực vật.
- Các bào quan: cấu trúc phù hợp chức năng
- Màng Sinh chất và vận chuyển các chất qua màng tế bào
- Truyền tin tế bào: các kiểu truyền tin, cơ chế truyền tin….
3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
- ATP: cấu trúc, vai trò
- Enzim
- Quang hợp
- Hô hấp
4. Phân bào
- Các sự kiện chính trong nguyên phân và giảm phân, ý nghĩa của các sự kiện đó, so sánh
hai quá trình đó.
- Điều hòa chu kỳ tế bào
- Các dạng bài tập nguyên phân và giảm phân
II. CÁC CÂU HỎI BÀI TẬP
1.Thành phần hóa học của tế bào
Câu 1. (2.0 điểm).
1.1. Thế nào là liên kết hidro.Trong những chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào là Lipit, ADN,
Protein, Cacbohidrat, những chất nào có liên kết hidro? Nêu khái quát vai trò của liên kết
hidro trong các chất đó.
1.2. Những chất tan nào sau đây được vận chuyển từ tế bào chất đến nhân: tARN, histon,
nucleotit? Giải thích.
Câu 2 (2 điểm):
1. Hình sau mô tả cấu trúc của một số phân tử lipit:
- Hãy nêu tên của các loại lipit I, II, III và tên của các phần A, B của phân tử I và C, D
của phân tử II.
- Nêu một chức năng quan trọng nhất của loại lipit I và loại lipit II.
2. Các phân tử lipit có vai trò như thế nào trong việc quy định tính ổn định nhưng lại
mềm dẻo của màng sinh học?
Câu 3 (2,0 điểm).
Cho biết vai trò các loại liên kết hóa học chủ yếu tham gia duy trì cấu trúc không gian
của các đại phân tử protein và axít nucleic trong nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực.
Câu 4. (2,0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
Có các ống nghiệm đựng dung dịch chứa các chất sau: Tinh bột sắn dây, ADN, dầu
ăn. Lần lượt làm các thí nghiệm sau:
- Đun tới nhiệt độ gần sôi với cả 3 chất rồi để nguội.
- Cho enzim amilaza vào cả 3 chất vừa được xử lí nhiệt độ.
- Cho muối mật vào cả 3 chất vừa được xử lí nhiệt độ.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, tính chất lí học, tính chất hóa học của mỗi chất bị thay
đổi như thế nào? Nêu sự thay đổi (nếu có) và giải thích.
Câu 5 (2 điểm): Thành phần hóa học tế bào
a. Em hãy nối một thuộc tính của nước (cột A) phù hợp với một lợi ích của nó mang lại
cho cơ thể sinh vật (cột B)
Cột A Cột B
I. Hấp thụ ánh sáng yếu trong A. Các màng sinh học được cấu tạo bởi
vùng ánh sáng nhìn thấy các phân tử lipid trở nên bền vững theo
nguyên lý nhiệt động học.
II. Khả năng giữ nhiệt tốt B. Các động vật và thực vật ở trên cạn
có thể tự làm mát mà chỉ mất ít nước.
III. Nhiệt độ hóa hơi cao C. Sự thay đổi nhiệt độ ở động vật và
thực vật là tối thiểu dù điều kiện môi
trường thay đổi.
IV. Phân tử nước có tính phân D. Thực vật có thể dùng năng lượng
cực mặt trời một cách hiệu quả để quang
hợp.
b.Trong phẫu thuật, người ta thường sử dụng chỉ tự tiêu được làm bằng loại cacbohidrat
nào? Vì sao lại sử dụng loại cacbohidrat đó?
c. Lúa mì mùa đông có cơ chế thích nghi như thế nào trong cấu tạo của lipid trong màng
sinh chất để sống qua mùa đông với nhiệt độ rất thấp?
2. Cấu trúc tế bào
Câu 1 (2 điểm):
1. Các phân tử glicoprotein sau khi được tổng hợp trong các bào quan được vận
chuyển tới màng sinh chất. Tại sao các chuỗi cacbohidrat của các phân tử này luôn xuất
hiện ở bề mặt phía ngoài tế bào mà không nằm ở bề mặt phía tế bào chất?
2. Trong tế bào nhân thực, ti thể có màng kép trong khi đó bộ máy Gôngi lai có
màng đơn. Nếu ti thể mất đi một lớp màng còn bộ máy Gôngi có màng kép thì có thể ảnh
hưởng như thế nào đến chức năng của chúng?
Câu 2. (2.0 điểm).
2.1. Trong một thí nghiệm, tế bào động vật được ngâm trong các dung dịch glucozo với
các nồng độ khác nhau. Mối tương quan giữa nồng độ glucozo trong dung dịch và tốc độ
hấp thụ glucozo qua màng tế bào được mô tả ở bảng sau:
Nồng độ (g/l) 0 5 10 15 20 25 30 35 40
Tốc độ hấp thụ (g/l/s) 0 5 10 14 17 19 20 20 20
Nhận xét về mối tương quan trên và giải thích kết quả thí nghiệm.
2.2. Khi quan sát tế bào gan của một người thường xuyên lạm dụng thuốc an thần dưới
kính hiển vi điện tử, người ta thấy có một loại bào quan phát triển nhiều hơn so với tế bào
gan của một người bình thường không dùng bất kì loại thuốc nào.
- Đó là bào quan nào? Giải thích.
- Trình bày cấu trúc của bào quan nói trên.
Câu 3 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào
a. Kể tên các cấu trúc, các bào quan được cấu tạo từ màng cơ sở có trong tế bào nhân
thực ? Những cấu trúc, bào quan nào không thuộc hệ thống màng nội bào? Giải thích?
b. Thành phần hóa học của màng sinh chất giúp màng tế bào thực hiện được chức
năng: dung hợp màng; truyền thông tin vào trong tế bào? Giải thích?
Câu 4. ( 2 điểm). Cấu trúc tế bào
a. Quan sát thấy một tế bào động vật có màng sinh chất nguyên vẹn, các bào quan tham
gia quá trình tổng hợp protein không bị hỏng nhưng không thấy có protein xuất bào. Nêu
giả thuyết tại sao có hiện tượng như vậy ? Trình bày thí nghiệm chứng minh?
b. Tại sao bộ máy gôngi có thể phân phối các sản phẩm đích chính xác?
Câu 5 (2,0 điểm)
a. Phân biệt vi ống và vi sợi? Kể tên một loại bệnh ở người do sự giảm hoạt động chức năng
của vi ống?
b. Tại sao ti thể và lục lạp đều có ADN và bộ máy phiên mã, dịch mã riêng nhưng chúng
lại không có khả năng tồn tại, hoạt động sinh lí và nhân lên ở môi trường ngoại bào?
Câu 6. (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào
a. Trong tế bào cơ, có một bào quan giữ vai trò quan trọng đối với sự trượt của các
sợi actin và myôzin, bào quan này là gì? Nêu cơ chế hoạt động của nó đối với sự co dãn
của tế bào cơ.
b. Giả sử người ta tạo ra các kênh H + ở màng trong của ti thể đồng thời cung cấp đủ
glucôzơ và O2 cho các ti thể này thì sự tổng hợp ATP trong ti thể và quá trình đường phân
của tế bào bị ảnh hưởng như thế nào? Giải thích.
3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Câu 1. (2.0 điểm).
1. Tách clorophyl khỏi lục lạp và để trong ống nghiệm sau đó chiếu sáng, nêu hiện tượng
và giải thích. Tại sao clorophyl trong tế bào sống không xảy ra hiện tượng như trong thí
nghiệm trên?
2. Trong chu trình Calvin, người ta nhận thấy:
- Khi tắt ánh sáng: hàm lượng một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào? Giải
thích.
- Khi giảm nồng độ CO2: hàm lượng một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất
nào? Giải thích.
Câu 2 (2.0 điểm).
1. Thế nào là năng lượng hoạt hóa của phản ứng? Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa
của phản ứng bằng cách nào?
2. DNP là một chất hóa học giúp H+ khuếch tán dễ dàng qua màng ti thể và giải phóng
một proton vào chất nền, do đó làm giảm sự chênh lệch nồng độ H+ (gradient proton).
Trước đây, DNP được bác sĩ sử dụng để giúp bệnh nhân giảm béo nhưng hiện nay việc
này đã bị cấm. Tại sao chất này giúp giảm béo và nó có thể gây hậu quả gì cho người sử
dụng? Giải thích.
Câu 3 (2 điểm):
1. Cho hình vẽ sau:
- Em hãy cho biết hình vẽ này mô tả quá trình gì?
- Quá trình này xảy ra ở các bào quan nào trong tế
bào thực vật? Hãy chú thích các thành phần (A),
(B), (C).
2. Người ta đo hàm lượng hai chất được hình thành trong pha tối ở lục lạp của thực
vật C3 và được kết quả sau:
- Khi chiếu sáng nồng độ hai chất ít thay đổi.
- Khi tắt ánh sáng nồng độ một chất tăng, một chất giảm.
- Khi nồng độ CO2 bằng 0,1% thì hàm lượng hai chất gần như không thay đổi.
- Khi nồng độ CO2 giảm xuống 0,03% thì nồng độ một chất tăng, một chất giảm.
Đó là hai chất gì? Giải thích.
Câu 4 (2 điểm):
1. Trong hô hấp tế bào, vì sao các phản ứng của chu trình Crep không có sự tiêu
dùng ôxi nhưng vẫn được xếp vào pha hiếu khí của hô hấp (chỉ xảy ra khi có mặt của
ôxi)?
2. Khi ti thể dạng tinh sạch được hoà vào dung dịch đệm chứa ADP, Pi và một cơ
chất có thể bị ôxi hoá, ba quá trình sau xảy ra và có thể dễ dàng đo được và biểu diễn ở
đồ thị dưới đây: Cơ chất đó bị ôxi hoá; O 2 được tiêu thụ và ATP được tổng hợp. Cyanua
(CN) là chất ức chế sự vận chuyển điện tử đến O 2. Oligomycin ức chế enzyme ATP
synthaza bằng cách tương tác với tiểu đơn vị F 0. 2,4-dinitrophenol (DNP) có thể khuếch
tán dễ dàng qua màng ti thể và giải phóng 1 proton vào chất nền, do đó làm giảm sự
chênh lệch nồng độ H+ (gradient proton).

Hãy cho biết x, y, z là những chất nào trong số các chất trên? Giải thích.
Câu 5 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)
a. Sự khác nhau giữa 2 hệ thống quang hóa PSI và PSII về cấu trúc, chức năng và
mức độ tiến hóa?
b. Trong chu trình Calvin ở thực vật C 3, khi tắt ánh sáng hoặc giảm CO 2 thì chất nào
tăng, chất nào giảm? Giải thích?
Câu 6. (2điểm)- Dị hóa
a. Sự thiếu O2 ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi electron hô hấp và quá trình tổng hợp
ATP theo cơ chế hóa thẩm?
b, Nếu trong điều kiện thiếu oxy, người ta làm giảm pH xoang gian màng của ty thể thì
điều gì sẽ xảy ra?
c. Sản phẩm pyruvat của quá trình đường phân được tế bào sử dụng vào những mục đích
đa dạng như thế nào? :
d. Vai trò của NADH trong hô hấp và lên men ?
Câu 7 (2,0 điểm)
Giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi được chiếu sáng, lục lạp nguyên vẹn giải phóng nhiệt và huỳnh quang ít hơn so với
dung dịch chlorophyll tách rời.
b. Một chất độc ức chế một enzym trong chu trình Calvin thì cũng sẽ ức chế các phản ứng
sáng trong quang hợp.
c. Cây bị đột biến không thể thực hiện dòng electron vòng trong quang hợp thì lại có khả
năng sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng yếu nhưng không sinh trưởng tốt ở nơi có ánh
sáng mạnh.
d. Dòng electron vòng góp phần làm giảm thiểu hô hấp sáng ở thực vật C4.
Câu 8 (2,0 điểm)
Khi ti thể dạng tinh sạch được hoà vào dung dịch đệm chứa ADP, Pi và một cơ
chất có thể bị ôxi hoá, ba quá trình sau xảy ra và có thể dễ dàng đo được: Cơ chất đó bị
ôxi hoá; O2 được tiêu thụ và ATP được tổng hợp. Cyanua (CN) là chất ức chế sự vận
chuyển điện tử đến O2. Oligomycin ức chế enzyme ATP synthaza bằng cách tương tác
với tiểu đơn vị F0. 2,4-dinitrophenol (DNP) có thể khuếch tán dễ dàng qua màng ti thể và
giải phóng 1 proton vào chất nền, do đó làm giảm sự chênh lệch nồng độ H + (gradient
proton).

Hình 1. Sự tiêu thụ ôxi và tổng hợp ATP trong ti thể


a. Hãy cho biết x, y, z là những chất nào trong số các chất trên? Giải thích?
b. Chất DNP được một số thầy thuốc sử dụng để giúp bệnh nhân giảm béo trong những
năm 1940, nhưng hiện nay chất này đã bị cấm do một vài bệnh nhân bị tử vong. Hãy giải
thích tại sao DNP có thể giúp giảm béo nhưng có thể gây tử vong cho người dùng?
Câu 9: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
1. Hãy cho biết các câu sau đúng hay sai, giải thích?
a. Trong quá trình hô hấp hiếu khí, nguyên tử oxy trong sản phẩm CO 2 có nguồn gốc từ
O2.
b. Cofactor không phải là protein, chúng có thể liên kết cố định hoặc lỏng lẻo với
apoenzim và cần thiết cho hoạt động xúc tác của enzim.
c. Nếu một enzim trong dung dịch được bão hòa với cơ chất, phương thức hiệu quả nhất
để nhận lượng sản phẩm nhanh hơn là bổ sung thêm enzim vào dung dịch.
d. ATP là chất hoạt hóa điều hòa dị lập thể của enzim photphofructokinase trong chu trình
Crep.
2. Giả sử người ta tạo ra các kênh H +ở màng trong của ti thể đồng thời cung cấp đủ
glucôzơ và O2 cho các ti thể này thì sự tổng hợp ATP trong ti thể và quá trình đường phân
của tế bào bị ảnh hưởng như thế nào? Giải thích?
Câu 10. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Cho sơ đồ biến đổi các chất sau:

a. Nêu tên và chức năng của chất A và chất B trong tế bào.


b. Nếu đưa vào trong tế bào gan chất làm mất hoạt tính của phosphodiesterase thì hậu quả
sẽ như thế nào?
4. Truyền tin tế bào + phương án thực hành
Câu 1 (2 điểm):
1.Hãy giải thích tại sao chất ađrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân
giải glycôgen thành glucôzơ, nhưng khi tiêm ađrênalin vào tế bào gan thì không gây
được đáp ứng đó?
2. Người ta thiết kế các túi lọc A, B, C, D, E bao gồm một màng bán thấm (không
cho sacarôzơ đi qua), bên trong chứa các dung dịch sacarôzơ với nồng độ và khối lượng
khác nhau. Cho mỗi túi vào một cốc riêng biệt đựng dung dịch sacarôzơ có nồng độ
0,5M. Cứ cách 10 phút người ta cân trọng lượng của mỗi túi một lần. Mức thay đổi khối
lượng so với khối lượng ban đầu của mỗi túi được biểu diễn trong đồ thị ở hình dưới đây.
Dựa vào đồ thị hãy cho biết:
a) Đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch sacarôzơ đẳng trương so với dung
dịch 0,5M lúc bắt đầu thí nghiệm? Giải thích.
b) Đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch sacarôzơ có nồng độ cao nhất? Giải
thích.
c) Đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch sacarôzơ nhược trương so với dung
dịch bên ngoài tại thời điểm 30 phút? Giải thích.
d) Tại thời điểm 50 phút, đường cong nào biểu diễn túi chứa dung dịch đẳng trương
so với dung dịch bên ngoài? Giải thích.
Câu 2 (2,0 điểm).
1. Truyền tin tế bào
Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình chuyển hóa một hợp chất có vai trò quan trọng trong
truyền tin tế bào.

Hãy :
a. Giải thích cơ chế quá trình chuyển hóa trên và cho biết vai trò của hợp chất đó
trong quá trình truyền tin của tế bào.
b. Điều gì xảy ra nếu enzyme phosphodiesterase bị mất hoạt tính?
c. Tại sao phản ứng phosphoryl hóa có thể làm thay đổi hoạt tính của một enzyme?
2. Phương án thực hành
Cho vào 2 ống nghiệm lần lượt các dung dịch: 5ml glucose 5M, 5ml NaOH 10M, nhỏ
từ từ 2 ml CuSO4 5M. Sau đó, ống nghiệm 1 đun đến sôi; ống nghiệm 2 để nguyên.
Hãy cho biết sự khác biệt về màu sắc ở hai ống nghiệm. Thí nghiệm trên chứng minh
điều gì? Giải thích?
Câu 3. (2.0 điểm).
1. Phân biệt cơ chế truyền tin nhờ chất truyền tin thứ hai và cơ chế truyền tin nhờ hoạt
hóa gen.
2. Phương án thực hành
* Thí nghiệm 1: - Cho 5ml dung dịch hồ tinh bột (loãng) vào ống nghiệm, tiếp tục nhỏ 5
giọt lugol vào ống nghiệm này, lắc nhẹ. Hơ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
* Thí nghiệm 2: - Cho 5ml dung dịch saccarozo vào ống nghiệm 2, cho thêm 10 giọt HCl
sau đó đun sôi 10 phút trên ngọn lửa đèn cồn, chờ cho nguội, nhỏ 5 giọt phelinh vào ống
nghiệm này. Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm trên và giải thích.
Câu 4. (2,0 điểm) Truyền tin tế bào
Giải thích tại sao hoocmôn ostrogen sau khi được tiết vào máu lại có tác dụng lên
cơ quan đích chậm hơn nhiều so với hoocmôn insulin?
5. Phân bào
Câu 1 (2 điểm):
1. Ở một loài động vật, khi giảm phân bình thường, trao đổi chéo xảy ra ở 3 cặp
nhiễm sắc thể (NST) đã tạo ra 128 loại giao tử.
a) Xác định bộ NST 2n của loài đó.
b) Ở kì giữa của giảm phân I, có bao nhiêu cách sắp xếp của các cặp NST kép tương
đồng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào? Cho rằng mỗi cặp NST tương đồng đều
gồm hai NST có cấu trúc khác nhau.
c) Một tế bào sinh dục sơ khai của loài đó nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra 256
tế bào sinh giao tử. Các tế bào được sinh ra đều giảm phân tạo giao tử. Hiệu suất thụ tinh
của các giao tử là 1,5625%, số hợp tử được tạo thành là 16. Xác định số lần nguyên phân
của tế bào sinh dục nói trên và xác định đó là tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng.
2. Các hình dưới đây mô tả sự thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của một cơ thể
động vật lưỡng bội ở các pha khác nhau của chu kì tế bào:

Hãy cho biết các hình 1, 2, 3, 4 tương ứng với các pha nào của chu kì tế bào? Giải
thích.

Câu 2 (2,0 điểm). Phân bào


a. Để vượt qua được các điểm kiểm soát trong chu kỳ tế bào cần có sự kích hoạt của
các phân tử tín hiệu nào?
b. Gen tiền ung thư có vai trò gì trong chu kỳ tế bào? Những dạng đột biến nào có thể
biến gen tiền ung thư thành gen ung thư?
Câu 3. (2 điểm)- Phân bào+ Bài tập
a. Nêu ba nét giống nhau giữa nhiễm sắc thể vi khuẩn và nhiễm sắc thể nhân thực, chú ý
cả cấu trúc và hoạt động trong phân bào?
b.Ở một loài động vật, khi giảm phân bình thường, trao đổi chéo xảy ra ở 3 cặp NST đã
tạo ra 128 loại giao tử.
- Xác định bộ NST 2n của loài đó.
- Ở kì giữa của giảm phân I, có bao nhiêu cách sắp xếp của các cặp NST kép tương đồng
trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, cho rằng mỗi cặp NST đồng đều gồm hai
NST có cấu trúc khác nhau?
-Một tế bào sinh dục sơ khai của loài đó nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra 256 tế bào
sinh giao tử. Các tế bào được sinh ra đều giảm phân tạo giao tử. Hiệu suất thụ tinh của
các giao tử là 1,5625%, số hợp tử được tạo thành là 16. Xác định số lần nguyên phân của
tế bào sinh dục nói trên và xác định đó là tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng.
Câu 4. (2,0 điểm) Phân bào
a. Trong chu kì tế bào, pha nào có sự biến đổi nhiều nhất về sinh hóa, pha nào có sự biến
đổi lớn nhất về hình thái ?
b. Trong giảm phân các NST giới tính X và Y có bắt cặp với nhau không? Nếu có thì tại
sao chúng lại bắt cặp với nhau được ?
c. Những năm 1970, các nhà khoa học đã làm 1 thí nghiệm:
- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G 1 với tế bào đang ở pha S, thấy nhân của tế bào ở pha
G1 bước ngay vào pha S.
- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha M, thấy tế bào đang ở pha G 1
bước ngay vào pha M.
Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? Giải thích kết quả?
Câu 5 (2,0 điểm). Phân bào (Lý thuyết + bài tập)
a. Nhiễm sắc thể cuộn xoắn và tháo xoắn trong quá trình phân bào theo cơ chế nào?
b. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10, biết các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng có
cấu trúc khác nhau và mang ít nhất hai cặp gen dị hợp. Hãy xác định số loại giao tử tối đa
khi xảy ra các trường hợp sau:
- Giảm phân bình thường.
- Có trao đổi chéo đơn tại hai điểm không đồng thời ở hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng,
các cặp nhiễm sắc thể khác bình thường.
- Xảy ra trao đổi chéo kép ở cặp 1 cặp tương đồng, các cặp nhiễm sắc thể khác bình
thường.
- Hai cặp xảy ra trao đổi chéo đơn tại 2 điểm không đồng thời, 1 cặp xảy ra trao đổi chéo
kép, các cặp nhiễm sắc thể khác giảm phân bình thường.
Câu 6 (2,0 điểm).
a. Một tế bào có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg qua một lần phân bào bình thường
tạo ra hai tế bào con có hàm lượng ADN trong nhân là 8,8 pg. Tế bào trên đã trải qua quá
trình phân bào nào? Giải thích.
b. Ở mèo 2n = 38. Tổng số tế bào sinh trứng và sinh tinh trùng là 320. Tổng số NST đơn
trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn trong trứng là 18240. Các trứng tạo ra đều được thụ
tinh. Nếu các tế bào sinh tinh và trứng đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục sơ khai thì
mỗi loại tế bào trải qua mấy đợt nguyên phân? Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng?
Câu 7. Phân bào (Lí thuyết + Bài tập)
1. Để gây đột gen và đột biến đa bội có hiệu quả thì nên dùng các tác nhân gây đột biến
tác động vào giai đoạn nào của chu kỳ tế bào? Giải thích.
2. Ở một loài, quan sát một tế bào sinh dục ở vùng sinh sản thấy có 80 cromatit khi NST
đang co ngắn cực đại. Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái của
loài, cùng nguyên phân liên tiếp một số đợt, 384 tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh
giao tử. Sau giảm phân số NST đơn trong các giao tử đực nhiều hơn trong các giao tử cái là
5120 NST. Để hoàn tất quá trình sinh giao tử của tế bào sinh dục sơ khai đực và tế bào sinh
dục sơ khai cái thì
a) Mỗi tế bào sinh dục sơ khai phân bào mấy lần?
b) Tổng số NST môi trường nội bào cung cấp cho từng tế bào là bao nhiêu
tế bào nấm men.

You might also like