You are on page 1of 4

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


LẦN THỨ X, NĂM HỌC 2016 – 2017

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 10


ĐỀ NGUỒN Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 03 trang) Ngày thi: 15/4/2017
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất và vai trò của glucôzơ đối với tế bào.
b. Nêu những điểm khác nhau giữa tinh bột và xenlulôzơ.
Câu 2 (2,0 điểm)
a. Phân biệt vi ống và vi sợi? Kể tên một loại bệnh ở người do sự giảm hoạt động
chức năng của vi ống?
b. Tại sao ti thể và lục lạp đều có ADN và bộ máy phiên mã, dịch mã riêng
nhưng chúng lại không có khả năng tồn tại, hoạt động sinh lí và nhân lên ở môi
trường ngoại bào?
Câu 3 (2,0 điểm)
Giải thích các hiện tượng sau:
a. Khi được chiếu sáng, lục lạp nguyên vẹn giải phóng nhiệt và huỳnh quang ít
hơn so với dung dịch chlorophyll tách rời.
b. Một chất độc ức chế một enzym trong chu trình Calvin thì cũng sẽ ức chế các
phản ứng sáng trong quang hợp.
c. Cây bị đột biến không thể thực hiện dòng electron vòng trong quang hợp thì lại
có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng yếu nhưng không sinh trưởng
tốt ở nơi có ánh sáng mạnh.
d. Dòng electron vòng góp phần làm giảm thiểu hô hấp sáng ở thực vật C4.
Câu 4 (2,0 điểm)
Khi ti thể dạng tinh sạch được hoà vào dung dịch đệm chứa ADP, Pi và
một cơ chất có thể bị ôxi hoá, ba quá trình sau xảy ra và có thể dễ dàng đo được:
Cơ chất đó bị ôxi hoá; O2 được tiêu thụ và ATP được tổng hợp. Cyanua (CN) là
chất ức chế sự vận chuyển điện tử đến O2. Oligomycin ức chế enzyme ATP

1
synthaza bằng cách tương tác với tiểu đơn vị F 0. 2,4-dinitrophenol (DNP) có thể
khuếch tán dễ dàng qua màng ti thể và giải phóng 1 proton vào chất nền, do đó
làm giảm sự chênh lệch nồng độ H+ (gradient proton).

Hình 1. Sự tiêu thụ ôxi và tổng hợp ATP trong ti thể


a. Hãy cho biết x, y, z là những chất nào trong số các chất trên? Giải thích?
b. Chất DNP được một số thầy thuốc sử dụng để giúp bệnh nhân giảm béo trong
những năm 1940, nhưng hiện nay chất này đã bị cấm do một vài bệnh nhân bị tử
vong. Hãy giải thích tại sao DNP có thể giúp giảm béo nhưng có thể gây tử vong
cho người dùng?
Câu 5 (2,0 điểm)
a. Tại sao nói AMP vòng là chất truyền tin thứ hai? Chất này hoạt động theo cơ
chế như thế nào?
b. Quá trình hô hấp ở thực vật có sự tỏa nhiệt, hãy thiết kế thí nghiệm để chứng
minh?
Câu 6 (2,0 điểm)
a. Nêu những điểm khác biệt giữa quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động
vật và tế bào thực vật?
b. Các loại tế bào ở người: Tế bào phôi, tế bào thần kinh, tế bào gốc, tế bào ung
thư. Hãy cho biết đặc điểm chu kì tế bào của mỗi loại tế bào trên.
Câu 7 (2,0 điểm)
a. Vi sinh vật sống ở nồng độ muối cao (trên 2M NaCl) chịu tác động của môi
trường có hoạt độ nước thấp và phải có các cơ chế để tránh mất nước bởi thẩm
thấu. Phân tích nồng độ ion nội bào của các vi khuẩn ưa mặn Halobacteriales
sống trong hồ muối cho thấy các vi sinh vật này duy trì nồng độ muối (KCl) cực
2
kỳ cao bên trong tế bào của chúng. Tế bào vi sinh vật phải có đặc điểm thích
nghi như thế nào trong điều kiện này?
b. Thiobacillus ferroxidans là vi khuẩn Gram âm được sử dụng để xử lý nước
nhiễm phèn. Vi khuẩn Thiobacillus ferroxidans có khả năng biến đổi FeS2 →
Fe(OH)3. Dựa vào những thông tin trên, hãy cho biết cấu trúc thành tế bào, kiểu
dinh dưỡng của vi khuẩn này.
Câu 8 (2,0 điểm)
Rau củ lên men lactic là thức ăn truyền thống ở nhiều nước châu Á. Vi
sinh vật thường thấy trong dịch lên men gồm vi khuẩn lactic, nấm men và nấm
sợi. Hình dưới đây thể hiện số lượng tế bào sống (log CFU/ml) của 3 nhóm vi
sinh vật khác nhau và giá trị pH trong quá trình lên men lactic dưa cải. Ô xi hoà
tan trong dịch lên men giảm theo thời gian và được sử dụng hết sau ngày thứ 22.

Hình 2. Sự thay đổi của hệ vi sinh vật trong quá trình lên men lactic khi muối
dưa cải
a. Nguyên nhân nào làm giá trị pH từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 3?
b. Tại sao nấm men sinh trưởng nhanh từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 26 và giảm
mạnh sau ngày thứ 26?
c. Tại sao nấm sợi vẫn duy trì được khả năng sinh trưởng vào giai đoạn cuối của
quá trình lên men?
Câu 9 (2,0 điểm)

3
Các virut cúm A được chia nhóm dựa vào 2 kháng nguyên bề mặt:
hemagglutinin (H) là kháng nguyên có 18 subtype khác nhau (H1-H18) và
neuraminidaza (N) là kháng nguyên có 11 subtype khác nhau (N1-N11).
a. Hãy cho biết cấu tạo chung của virut cúm A?
b. Giải thích tại sao virut cúm A lại biến đổi rất nhanh?
c. Giai đoạn hấp thu, xâm nhập và tổng hợp hệ gen của virut cúm A có đặc điểm
gì?
d. Tamiflu là thuốc được sử dụng để điều trị bệnh cúm. Hãy cho biết cơ chế tác
động của thuốc này.
Câu 10 (2,0 điểm)
a. Phân tử MHC- I và phân tử MHC- II đóng vai trò chủ chốt trong việc trình
diện kháng nguyên. Hãy nêu sự khác biệt giữa hai phân tử này về nguồn gốc,
chức năng, cơ chế và các hệ quả hoạt động trong đáp ứng miễn dịch.
b. Phân biệt đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng dị ứng? Một số người có đáp
ứng dị ứng quá mức đối với thuốc kháng sinh penicillin có thể tử vong trong
vòng vài phút sau khi tiêm chất này vào cơ thể. Hãy giải thích.
------------------------------HẾT-------------------------

You might also like