You are on page 1of 8

ĐÁP ÁN

Câu 1.
a. - Cấu tạo: đường đơn có 6 cacbon, công thức C6H12O6 => 0,25 điểm
- Tính chất: vị ngọt, tan trong nước, có tính khử => 0,5 điểm
- Vai trò: cung cấp năng lượng cho tế bào, tham gia cấu trúc nên các đường đôi,
đường đa => 0,25 điểm
b.
Đặc điểm Tinh bột Xenlulozo
Đơn phân α glucozo β Glucozo
Liên kết giữa các đơn 1,4 α glicozit và 1,6 α 1,4 β glicozit
phân glicozit
Liên kết hidro Giữa các xoắn của Giữa các phân tử
amilozo, số lượng ít hơn xenlulozo nằm song
sóng với nhau, số
lượng nhiều hơn
Sự phân nhánh trong Có phân nhánh Không phân nhánh
cấu trúc
Tính tan Tan trong nước nóng Không tan trong nước
Enzim phân giải amilaza xenlulaza
Nhận biết Nhuộm màu tím đen với Không bắt màu với
thuốc thử Kali iot thuốc nhuộm Kali iot
Vai trò Cung cấp, dự trữ năng Cấu tạo nên thành tế
lượng cho tế bào bào thực vật
Đúng 4 ý cho 0,5 điểm, đúng 6 ý cho 0,75 điểm, đúng 8 ý cho 1,0 điểm
Câu 2:
a.
Đặc Vi ống Vi sợi
điểm
Cấu trúc Ống rỗng, thành được cấu tạo từ Hai sợi xoắn với nhau, mỗi sợi
các phân tử tubulin gồm các tiểu đơn vị actin
Đường 25 nm 7 nm
kính
Tiểu Tubulin, dimer được cấu tạo từ Actin
đơn vị α – Tubulin và β - Tubulin
prôtêin
Chức - Duy trì hình dạng tế bào - Co cơ
năng - Vận động tế bào - Thay đổi hình dạng tế bào
- Chuyển động NST trong quá - Vận động tế bào
trình phân bào - Phân chia tế bào (hình thành
- Chuyển động của các bào quan rãnh tế bào)
- Hội chứng Kartagener bị vô sinh do tinh trùng không chuyển động được
(Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
b. - Trong quá trình phát sinh ti thể và lục lạp, 1 số gen trong ADN ti thể và lục
lạp được sát nhập với hệ gen nhân. Những gen này quy định 1 số sản phẩm
tham gia cấu trúc, hoạt động chức năng và sinh sản của ti thể và lục lạp. (0,5
điểm)
- Vì thế, khi tách ra khỏi tế bào, ti thể và lục lạp không thể tự tổng hợp được các
sản phẩm bị thiếu sót đó, dẫn đến chúng không thực hiện được chức năng 1
cách đầy đủ, cũng như không thể tự nhân lên. (0,25 điểm)
Câu 3:
a. - Ở lục lạp, khi các photon tác động, các electron ở lớp ngoài cùng bị bật ra
và được chất nhận e sơ cấp trong quang hệ bắt giữ khiến cho chúng không rơi
lại trạng thái nền. (0,25 điểm)
- Ở dung dịch chlorophyll tách rời, khi các photon tác động, các electron ở lớp
ngoài cùng bị bật ra và không được chất nhận e sơ cấp trong quang hệ bắt giữ,
khiến cho chúng rơi lại trạng thái nền → tỏa nhiệt và phát sáng. (0,25 điểm)
b. Một chất độc ức chế một enzym trong chu trình Calvin thì cũng sẽ ức chế các
phản ứng sáng trong quang hợp. Bởi chu trình Calvin cung cấp NADP+ và
ADP, Pi cho pha sáng. (0,25 điểm)
c. Chuỗi truyền e vòng có tác dụng quang bảo vệ, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương
do ánh sáng (0,25 điểm) (Campbell bản dịch trang 196)
d. Ở lục lạp tế bào mô giậu của thực vật C4 chỉ có PSI nên diễn ra dòng e vòng
tổng hợp ATP. Đây là phương thức tổng hợp ATP duy nhất của tế bào mô giậu.
(0,5 điểm)
- ATP được sử dụng để biến đổi Pyruvat thành PEP – “cái bơm” CO 2 cho tế bào
bao bó mạch. (0,25 điểm)
- Nồng độ CO2 cao trong tế bào bao bó mạch đã làm giảm thiểu hô hấp sáng ở
thực vật C4. (0,25 điểm)
Câu 4 (2,0 điểm)
a.
- x là cơ chất, bởi khi bổ sung chất x thì lượng ôxi tiêu thụ tăng đồng thời lượng
ATP cũng tăng (ôxi dùng để ôxi hóa cơ chất tạo ATP). (0,25 điểm)
- y có thể là oligomycin hoặc CN. Bởi vì sự kết hợp của hai quá trình vận
chuyển electron và tổng hợp ATP, nếu một trong hai quá trình bị ức chế thì quá
trình còn lại không thể xảy ra. CN- ức chế quá trình vận chuyển electron dẫn
đến ức chế quá trình tổng hợp ATP. Oligomycin ức chế quá trình tổng hợp ATP
dẫn đến ức chế quá trình vận chuyển eletron. (0,5 điểm)
- z là DNP. DNP làm giảm gradient proton qua màng ti thể và do đó làm giảm
động lực proton được sử dụng để tổng hợp ATP từ ADP và Pi. Do sự giảm
gradient proton bên ngoài và màng trong nên quá trình vận chuyển electron vẫn
diễn ra nhưng tổng hợp ATP không thể xảy ra. (0,5 điểm)
b.- Do sự chênh lệch pH giữa hai bên màng trong ti thể giảm nên lượng ATP
sinh ra ít hoặc không tạo ra. Do đó, người sử dụng DNP sẽ tiêu tốn nhiều
nguyên liệu hô hấp => người này sẽ giảm béo. (0,25 điểm)
- Tuy nhiên, nếu sử dụng DNP liều lượng cao hoặc lâu dài, lớp lipit kép của
màng trong ti thể cho H+ đi qua nhanh chóng => không có sự chênh lệch pH
giữa hai bên màng trong ti thể => cơ thể không tổng hợp đủ ATP cho nhu cầu
sống tối thiểu => bệnh nhân tử vong. (0,5 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm)
a. - AMP vòng là chất truyền tin thứ hai vì nó là chất khuếch đại thông tin của
chất truyền tin thứ nhất.(0,25 điểm)
- Cơ chế hoạt động: chất truyền tin thứ nhất (hoocmôn) kết hợp với thụ thể đặc
hiệu trên màng sinh chất của tế bào đích gây kích thích hoạt hoá enzim
adenilatcyclaza, sau đó enzim này làm cho phân tử ATP chuyển thành AMP
vòng, tiếp đó AMP vòng làm thay đổi một hay nhiều quá trình photphorin hoá
(hay hoạt hoá chuỗi enzim), nhờ vậy làm tín hiệu ban đầu được khuếch đại lên
nhiều lần. (0,75 điểm)
b. - Chuẩn bị: hạt đang nảy mầm, mùn cưa, hộp xốp, nhiệt kế, túi lưới đựng hạt
(0,25 điểm)
- Tiến hành:
+ Cho các hạt đang nảy mầm vào túi lưới, rồi đặt vào hộp xốp có đựng mùn cưa
(0,25 điểm)
+ Đặt nhiệt kế vào túi hạt, rồi theo dõi sự thay đổi giá trị trên nhiệt kế. (0,25
điểm)
- Giải thích: C6H12O6 + 6 O2 → 6 CO2 + 6 H2O + Q (ATP & nhiệt) (0,25 điểm)
Câu 6 (2,0 điểm)
a.
Tiêu chí Phân chia tế bào chất ở Phân chia tế bào chất ở thực vật
động vật
Thành phần Màng sinh chất, vi sợi Phức hệ Gôngi, lưới nội chất, vi
tham gia actin, protein myosin. ống cực của thoi phân bào còn dư
(0,25 điểm) lại ở vùng xích đạo, thành tế bào
Diễn biến - Hình thành rãnh phân - Các túi vận tải xuất xứ từ thể
(0,75 điểm) cắt, một khe nông trên bề Gôngi di chuyển dọc theo các vi
mặt tế bào gần phiến giữa ống đi tới vùng trung tâm tế bào, ở
cũ. đây chúng liên kết lại và tạo nên
tấm ngăn tế bào.
- Ở phía tế bào chất của - Các nguyên liệu của thành tế bào
rãnh có 1 vòng các vi sợi trong các túi tải tập hợp khi tấm
actin liên kết với protein ngăn lớn lên.
myosin. Các vi sợi actin - Tấm ngăn lan rộng cho tới khi
liên kết với myosin làm chúng dung hợp với màng tế bào
cho vòng co lại. dọc theo chu vi tế bào.
- Rãnh phân cắt ăn sâu - Kết quả hai tế bào con tạo nên,
xuống cho tới khi tế bào mỗi tế bào đều có màng riêng rẽ;
ban đầu thắt ra làm hai, đồng thời, thành tế bào mới cũng
tạo 2 tế bào riêng rẽ, mỗi hình thành giữa các tế bào con từ
tế bào có nhân riêng và chất chứa của tấm ngăn.
chia nhau dịch bào, các
bào quan.
b. (Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
- Tế bào phôi liên tục vượt qua được điểm R nên thời gian pha G 1 rất ngắn và có
thể phân chia liên tục, cứ 15 – 20 phút là có thể hoàn thành 1 chu kì phân bào.
- Tế bào thần kinh không vượt qua được điểm R nên pha G 1 kéo dài suốt cơ thể,
tế bào không phân chia trong suốt đời cá thể.
- Tế bào gốc luôn phân bào để thay thế tế bào đã mất đi
- Tế bào ung thư phân bào vô hạn định (tế bào bất tử).
Câu 7 (2,0 điểm)
a. Hầu hết các protein nội bào của Vi khuẩn ưa mặn chứa một lượng rất dư thừa
các amino axit mang điện tích âm trên bề mặt ngoài của chúng. Điều này sẽ
giúp protein giữ được cấu hình cần thiết cho sự ổn định về mặt cấu trúc và chức
năng xúc tác trong điều kiện nồng độ muối cao. (0,5 điểm)
- Các vi khuẩn ưa mặn sử dụng một lượng lớn ATP cho bơm Na +/K+ hoạt động
nhằm duy trì nồng độ muối KCl cao trong tế bào và đồng thời để vận chuyển
tích cực Na+ ra khỏi tế bào. (0,25 điểm)
- Hầu hết các enzyme của vi khuẩn ưa mặn có hoạt tính cao trong môi trường
này. (0,25 điểm)
b. – Thành tế bào có 1 lớp murein, có lớp màng ngoài. (0,5 điểm)
- Kiểu dinh dưỡng: Hóa tự dưỡng (ôxi hóa sắt pyrit thành Fe(OH) 3 để tạo năng
lượng cho quá trình tổng hợp cacbohiđrat). (0,5 điểm)
Câu 8 (2,0 điểm)
a. pH giảm do lượng axit được vi sinh vật tạo ra nhiều và giải phóng vào môi
trường (0,5 điểm). Axit hữu cơ có thể sản xuất từ hô hấp của vi khuẩn lactic,
nấm men và nấm sợi: axit lactic và các axit hữu cơ như axit piruvic, các axit
hữu cơ trong chu trình Creps... (0,5 điểm)
b. Môi trường có pH tối ưu từ 4 đến 4,5 cho sự phát triển của nấm men. (0,5
điểm)
c. Một số nấm sợi được tìm thấy trong rau cải lên men ở giai đoạn cuối do
chúng có khả năng chịu đựng cao với môi trường pH thấp. (0,5 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm)
a. Hệ gen là ARN mạch đơn âm (8 phân tử), vỏ capsit có cấu trúc xoắn và lớp
vỏ ngoài có các gai glicoprotein tạo nên 2 loại kháng nguyên H và N. (0,5 điểm)
b. Hệ gen gồm nhiều đoạn gen khác nhau nên dễ dàng tái tổ hợp gen giữa các
chủng virut để tạo tổ hợp gen mới, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa. (0,25
điểm)
- Vật chất di truyền là ARN, sử dụng enzim ARN polimeraza để tự nhân đôi
nhưng enzim này không có hoạt tính sửa sai, đồng thời lỗi sao chép của enzim
này cao hơn ADN polimeraza. (0,25 điểm)
c.
- Hấp thu: virut cúm hấp thu trên bề mặt của tế bào chủ nhờ kháng nguyên bề
mặt H và N. (0,25 điểm)
- Xâm nhập: Nhờ nhập bào mà nucleocapsit được đưa vào tế bào chất của tế bào
chủ (0,25 điểm)
- Tổng hợp hệ gen: ARN (-) → ARN (+) →ARN (-)
Enzim ARNpolimeraza của virut mang theo (ARN polymerase phụ thuộc
ARN). (0,25 điểm)
d. Thuốc Tamiflu ức chế enzim neuraminidaza của virut cúm. (0,25 điểm)
Câu 10 (2,0 điểm)
a.

Đặc điểm so Phân tử MHC-I Phân tử MCH-II


sánh
Nguồn gốc Có ở tất cả các tế bào có Có ở các tế bào B, đại thực bào, tế
nhân của cơ thể bào phân nhánh
Chức năng Gắn với kháng nguyên Gắn với kháng nguyên ngoại sinh,
nội sinh, tạo phức hệ trình tạo phức hệ trình diện kháng
diện kháng nguyên cho tế nguyên cho tế bào T hỗ trợ, thông
bào T độc thông qua thụ qua thụ thể CD4
thể CD8
Cơ chế Phức hệ kích thích tế bào Kích thích tế bào T hỗ trợ tiết ra
TC tiết ra protein độc interlơkin dùng để kích thích tế
(perforin) để diệt tế bào bào B hoạt hoá tăng sinh, biệt hoá
nhiễm virut hoặc tế bào thành tương bào sản xuất kháng
ung thư thể
Hệ quả trong Tham gia vào đáp ứng Tham gia vào đáp ứng miễn dịch
hoạt động miễn dịch tế bào thể dịch
miễn dịch
(Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
b.
Tiêu chí Đáp ứng miễn dịch dịch thể Đáp ứng dị ứng
Vai trò của Kháng nguyên gây ra hoạt hóa Dị ứng nguyên (kháng
kháng nguyên tế bào B tạo ra tương bào và tế nguyên) gây ra hoạt hóa tế
bào nhớ. bào B tạo ra tương bào.
Kháng thể IgG IgE
tham gia
Cơ chế tác Kháng thể IgG lưu hành trong Kháng thể IgE gắn vào thụ
động của máu và gắn với kháng nguyên thể trên các dưỡng bào (tế bào
kháng thể làm bất hoạt kháng nguyên phì). Nếu gặp lại dị ứng
qua phản ứng trung hòa, nguyên đó, kháng thể IgE trên
opsonin hóa, hoạt hóa bổ thể dưỡng bào nhận diện và gắn
với dị ứng nguyên, từ đó kích
hoạt dưỡng bào giải phóng ra
histamin và các chất khác gây
ra các triệu chứng dị ứng
(Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
- Penicillin gây ra phản ứng toàn thân nguy cấp ở những người dị ứng quá mức
đối với chất này. Phản ứng thể hiện qua sự mất hạt trên diện rộng, giải phóng
lượng lớn histamin và các chất gây dị ứng khác gây giãn tức thời các mạch máu
ngoại vi làm tụt huyết áp, gây ra tử vong (0,25 điểm).

You might also like