You are on page 1of 9

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỪA THIÊN HUẾ HỘI THI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
………………….. ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC KHỐI 10
(Hướng dẫn chấm gồm có 09 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1.
a. Em hãy nối một thuộc tính của nước (cột A) phù hợp với một lợi ích của nó mang lại cho
cơ thể sinh vật (cột B)
Cột A Cột B
I. Hấp thụ ánh sáng yếu trong vùng A. Các màng sinh học được cấu tạo bởi
ánh sáng nhìn thấy các phân tử lipid trở nên bền vững theo
nguyên lý nhiệt động học.
II. Khả năng giữ nhiệt tốt B. Các động vật và thực vật ở trên cạn có
thể tự làm mát mà chỉ mất ít nước.
III. Nhiệt độ hóa hơi cao C. Sự thay đổi nhiệt độ ở động vật và thực
vật là tối thiểu dù điều kiện môi trường
thay đổi.
IV. Phân tử nước có tính phân cực D. Thực vật có thể dùng năng lượng mặt
trời một cách hiệu quả để quang hợp.
b. Trong phẫu thuật, người ta thường sử dụng chỉ tự tiêu được làm bằng loại cacbohidrat nào?
Vì sao lại sử dụng loại cacbohidrat đó?
c. Lúa mì mùa đông có cơ chế thích nghi như thế nào trong cấu tạo của lipid trong màng sinh
chất để sống qua mùa đông với nhiệt độ rất thấp?
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
a I.D II.C III.B IV. A 0,5
(Mỗi ý ghép đúng được 0,125)
b - Người ta thường sử dụng kitin 0,25
- Kitin là một loại đường đa, đơn phân là glucozo liên kết với N – acetyl
glucozamin. 0,25

- Kitin có thể bị phân hủy bởi enzim trong một thời gian tương đối dài.
0,25
- Kitin cứng và dai. 0,25
c - Đối với lúa mì mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp, màng sinh chất phải 0,25
giữ được trạng thái bán lỏng để thực hiện chức năng sinh học.
- Do đó lipit phải chứa các axit béo không no với các nối đôi, nên nhiệt độ
0,25
thấp, đuôi của chúng không bó chặt, do đó màng sinh chất không bị rắn

Trang 1
lại, vẫn giữ được trạng thái bán lỏng.
Câu 2.
a. Giả sử cho một tế bào nhân tạo chứa dung dịch lỏng bao trong màng có tính thấm chọn lọc
được ngâm vào cốc chứa một loại dung dịch khác. Màng thấm cho nước và đường đơn đi qua
nhưng không cho đường đôi đi qua.
- Kích thước tế bào nhân tạo có thay đổi hay
không? Giải thích.
- Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như thế
nào?

b. Chức năng chủ yếu của ty thể là: Sinh nhiệt cho cơ thể; Thúc đẩy tế bào chết theo chương
trình; Sản sinh ATP; Trao đổi axit béo.
Cho các tế bào sau: tế bào tuyến thượng thận, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào tuyến tụy.
- Em hãy cho biết trong các tế bào trên, tế bào nào có nhiều ty thể?
- Chức năng chủ yếu của ty thể tương ứng với mỗi loại tế bào trên là gì?
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
A - Dung dịch trong bình là nhược trương so với tế bào nhân tạo. 0,25
- Kích thước tế bào nhân tạo sẽ to ra do nước di chuyển từ ngoài bình vào 0,25
trong tế bào nhân tạo.
- Sucrose là đường đôi không thấm qua màng chọn lọc.
0,25
- Glucose là đường đơn khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài môi trường còn
0,25
fructose là đường đơn khuếch tán từ ngoài môi trường vào trong tế bào.

b -Tế bào có nhiều ty thể: tế bào tuyến thượng thận, tế bào gan, tế bào cơ. 0,25
- Tế bào tuyến thượng thận: Sinh nhiệt cho cơ thể 0,25
0,25
- Tế bào gan: thúc đẩy tế bào chết theo chương trình, trao đổi axit béo.
0,25
- Tế bào cơ: sản sinh ATP.

Câu 3.
Quan sát hình vẽ sau
- Em hãy cho biết hình vẽ này mô tả quá trình gì?
- Quá trình này xảy ra ở các bào quan nào trong tế
bào thực vật?
- Em hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C).

Trang 2
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung cần đạt Điểm
- Quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm: khi dòng ion H + khuếch tán qua
kênh ATP synthase sẽ làm quay các tuabin rất nhỏ của kênh từ đó tạo ra động lực
0,5
để Pi liên kết với ADP tạo thành ATP.
-Trong tế bào thực vật, quá trình trên có thể xảy ra ở ty thể và lục lạp. 0,5
- Ở ty thể: (A) khoảng gian màng; (B) màng trong ty thể; (C) chất nền ty thể 0,5
- Ở lục lạp: (A) xoang tilacoit; (B) màng tilacoit; (C) chất nền lục lạp.
0,5

Câu 4.
a.Vì sao khi tách clorophyl khỏi lục lạp và để trong ống nghiệm sau đó chiếu sáng sẽ xuất hiện
hiện tượng phát huỳnh quang màu đỏ da cam và tỏa nhiệt; nhưng khi chiếu sáng vào clorophyl
trong tế bào sống thì không xảy ra hiện tượng trên?
b.Theo em, chất nào là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vòng và không vòng?
Giải thích?
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
a - Khi clorophyl trong ống nghiệm hấp thụ photon, electron được giải phóng 0.5
sẽ nhanh chóng trở về trạng thái gốc ban đầu, năng lượng photon chuyển hóa
thành nhiệt và phát huỳnh quang.
- Clorophyl trong tế bào sống không xảy ra hiện tượng trên vì electron được
giải phóng không trở về trạng thái gốc ban đầu mà được chuyền cho chất 0.5
nhận e- đầu tiên.

b -Chất là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vòng và không 0.25
vòng là feredoxin
-Giải thích: Clorophyl P700 được kích động chuyển electron tới Feredoxin 0,25
+ Ở con đường chuyền e- không vòng: Fd chuyển electron cho NADP+
+ Ở con đường chuyền e- vòng: Fd chuyển e- cho một số chất chuyền e - khác 0,25
(xitocrom, plastoxianin) rồi quay trở lại P700. 0,25

Câu 5.
a. Trong quá trình truyền tin, cùng một phân tử tín hiệu các tế bào khác nhau có những đáp ứng
khác nhau.Tại sao? Cùng một loại hoocmon là epinephrine tác động tới tế bào gan, tế bào cơ
tim, mạch máu ruột, mạch máu cơ vân thì các tế bào này đáp ứng như thế nào?

Trang 3
b. Điều gì sẽ xảy ra nếu một tế bào tạo ra các protein kinase-tyrosine thụ thể bị mất khả năng tạo
thành các phức kép (gồm hai chuỗi polipeptit)?
c. Có hai ống nghiệm giống nhau: một đựng saccarôzơ, một đựng glucôzơ. Trình bày thí nghiệm
để xác định ống nghiệm nào có chứa glucôzơ ?
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
a - Các loại tế bào khác nhau có tập hợp protein khác nhau: khác nhau về protein
0.25
thụ thể, protein tham gia truyền tin, protein đáp ứng.
*
+ Đối với tế bào gan: Hoocmon này kích thích gan thủy phân glycogen thành
0.5
glucôzơ.
+ Đối với tế bào cơ tim: Hoocmon này làm co cơ nên tăng nhịp tim
+ Đối với mạch máu ruột: Hoocmon này gây co mạch
+ Đối với mạch máu cơ vân: Hoocmon này gây giãn mạch.
(Trả lời đúng mỗi ý được 0,125)
B -Tế bào mang các thụ thể sai hỏng không thể đáp ứng đúng với phân tử tín hiệu 0,5
khi chúng xuất hiện. Điều này sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng đối với tế
bào, vì sự điều hòa tế bào bởi các thụ thể không thể diễn ra đúng.
c - Cho dung dịch phêlinh (màu xanh lơ) vào 2 ống nghiệm trên và đun. Nếu ống
nghiệm nào có kết tủa Cu 2O màu đỏ gạch → kết luận ống nghiệm đó chứa 0.25
glucôzơ.
Giải thích :
- Vì glucôzơ là đường đơn có tính khử mạnh, khử dung dịch phêlinh cho kết tủa
0,25
Cu2O màu đỏ gạch.
- Glucôzơ + CuO → Cu2O + ½ O2 + đường bị ôxi hoá. 0,25
Câu 6.
a.Thời điểm hình thành, thời gian tồn tại, vai trò của cyclin A, cyclin B trong chu kì tế bào?
b. Người ta tách một tế bào từ một mô đang nuôi cấy sang môi trường mới. Trong môi trường
mới, qua quá trình nguyên phân liên tiếp sau 13h7phút các tế bào đã sử dụng của môi trường
720 NST đơn và lúc này quan sát thấy các NST đang ở trạng thái xoắn cực đại.
Tìm 2n? Biết thời gian của kỳ đầu : kỳ giữa : kỳ sau : kỳ cuối trong quá trình phân bào có tỉ lệ
3:2:2:3 tương ứng với 9/19 chu kỳ tế bào, trong đó kỳ giữa chiếm 18 phút.
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
a

Trang 4
Cyclin A Cyclin B
Thời điểm hình Cuối pha G1 Cuối pha G2 0,25
thành
Thời gian tồn tại Cuối pha G1 đến cuối Cuối pha G2 đến kì đầu 0,25
pha S của phân bào
Vai trò Cùng với enzim Cùng với enzim kinaza 0,25

kinaza xúc tiến cho sự tham gia tạo vi ống tubulin


tái bản ADN để hình thành thoi phân
bào
b - Kỳ giữa có thời gian 18 phút tương ứng với tỉ lệ 2/10. Do đó thời gian của
các kỳ còn lại là: Kỳ đầu – 27 phút, kỳ sau - 18 phút, kỳ cuối – 27 phút. 0,25

- Vậy 4 kỳ có thời gian là 90 phút chiếm 9/19 nên chu kỳ tế bào là 190 phút,
0,25
trong đó kỳ trung gian là 100 phút.
- Ở thời điểm 13h7phút = 787 phút. Do các NST đang ở trạng thái xoắn cực
đại nên phải ở kỳ giữa của chu kỳ tế bào tức là phải trải qua 127 phút.
Nên 787 phút = 90 + (3 x 190) + 127. Tức là tế bào được nuôi cấy ở môi 0,5
trường trước đó đã trải qua kỳ trung gian và khi chuyển qua môi trường mới
thì cần thêm 90 phút nữa để kết thúc phân bào, sau đó trải qua 3 chu kỳ nữa
và đang dừng lại ở kỳ giữa. Như vậy tế bào này đã hoàn thành được 4 chu
kỳ và đang ở kỳ giữa của chu kỳ thứ năm.
- Ta có : a.2n (2x – 1) = 720.
Trong đó a = 2 (Vì do có 1 chu kỳ tế bào đã lấy nguyên liệu từ môi trường
trước đó nên chuyển qua môi trường mới số tế bào bắt đầu chu kỳ mới là 2
tế bào). 0,25

x = 4 (2 tế bào hoàn thành được 3 chu kỳ và đang ở kỳ giữa của


chu kỳ thứ năm, đang ở kỳ giữa nên đã trải qua kỳ trung gian và cần lấy
nguyên liệu của môi trường)
2.2n (24 – 1) = 720
2n = 24

Câu 7.
a. Hai bình A và B đều chứa một hỗn hợp giống hệt nhau gồm nấm men rượu trộn đều với dung
dịch gluco nồng độ 10g/l. Bình A để mở nắp và được làm sủi bọt liên tục nhờ cho một dòng

Trang 5
không khí đi qua. Bình B được đóng kín nắp và để yên. Sau một thời gian, hãy cho biết: Bình
nào còn nhiều đường hơn? Tại sao?
b. Vi khuẩn cổ có những đặc điểm gì giống sinh vật nhân thực? Vi khuẩn cổ thuộc nhóm Gram
(+) hay Gram (-) ?
c. Cho sơ đồ sau:
Chất cho electron hữu cơ

A B C

Q
Q Q
Chất hữu cơ O2 NO3-, SO42-, CO2
Dựa vào sơ đồ trên, hãy phân biệt các con đường A, B, C.
Hướng dẫn chấm
Câu Nội dung Điểm
a - Bình A hô hấp hiếu khí tạo nhiều năng lượng (38ATP/ 1mol gluco) → 0,25
không cần phải phân giải nhiều đường → lượng đường còn lại nhiều.
- Bình B lên men tạo ít năng lượng (2 ATP/ 1mol gluco) → cần phải phân
0,25
giải nhiều đường → lượng đường còn lại ít.
b - Một số có Intron, có protein liên kết với ADN, aa mở đầu là metionin … 0,25
- Do thành tế bào không chứa peptidoglican nên không phân biệt được
0,25
Gram (+) hay Gram (-).

c - A: Lên men; B: Hô hấp hiếu khí; C: Hô hấp kị khí 0,25


Hô hấp kị khí Hô hấp hiếu khí Lên men
Điều kiện kị khí Điều kiện hiếu khí Điều kiện kị khí
Chất nhân e- cuối Chất nhận e- cuối Chất e- cuối cùng là chất 0,25

cùng là 1 chất vô cơ cùng là ôxi phân tử hữu cơ 0,25


- 2-
(NO 3; SO ..)
Tạo sản phẩm trung Chất hữu cơ ôxihóa - Tạo sản phẩm trung gian,
gian và tạo ít năng hoàn toàn tạo sản tạo ra ít năng lượng ATP .
0,25
lượng ATP phẩm CO2; H2O, ATP
tạo ra nhiều nhất
Câu 8.
a. Nhân tố sinh trưởng là gì? Dựa vào nhân tố sinh trưởng người ta chia vi sinh vật thành các
nhóm nào?

Trang 6
b. Dựa vào tính chất của màng sinh chất, hãy giải thích tại sao vi khuẩn ưa lạnh và chịu lạnh có
thể sinh trưởng được ở nhiệt độ thấp còn vi khuẩn ưa nhiệt có thể sinh trưởng được ở nhiệt độ
cao?
c. Kháng sinh có phải là chất sát trùng không? Tại sao?
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
a - Nhân tố sinh trưởng: Lượng nhỏ chất dinh dưỡng (như axit amin, 0.25
vitamin…) cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật nhưng chúng không tự tổng
hợp được từ các chất vô cơ mà phải lấy trực tiếp từ môi trường.
- Có 2 nhóm VSV:
+Vi sinh vật nguyên dưỡng: là những vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp
0.25
được các nhân tố sinh trưởng
+ Vi sinh vật khuyết dưỡng: là những vi sinh vật không có khả năng tự tổng
hợp được các nhân tố sinh trưởng. 0.25
b - Nhiệt độ ảnh hưởng đến tính chất của lipit trong cấu trúc của màng sinh chất.
0,25
Khi nhiệt độ quá cao sẽ làm cho màng trở nên quá lỏng, không giữ được chức
năng màng, còn nếu nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho màng cứng và giòn.
- Ở vi khuẩn ưa lạnh và chịu lạnh, màng sinh chất chứa nhiều axit béo chưa
bão hoà nên ở nhiệt độ thấp màng vẫn duy trì trạng thái bán lỏng, giữ cho
0,25
màng không bị vỡ.
- Ở vi khuẩn ưa nhiệt, màng sinh chất chứa nhiều axit béo bão hòa chịu nhiệt 0,25
nên vẫn giữ được cấu trúc và chức năng của màng.
c - Chất sát trùng là những chất có khả năng giết chết hoặc ức chế VSV gây 0,25
bệnh một cách không chọn lọc .
- Chất kháng sinh là những chất hữu cơ do VSV tổng hợp nên, có tác dụng ức
0,25
chế có chọn lọc sự sinh trưởng của VSV khác, không phải là chất sát trùng.
Câu 9.
a. Hiện tượng tiềm tan là gì? Có thể giải thích về cơ chế tiềm tan như thế nào?
b. Virut gây suy giảm miễn dịch ở người có vật chất di truyền là ARN. Làm thế nào để nó có thể
gắn vào hệ gen của tế bào chủ (vật chất di truyền là ADN)
c. Thuốc trừ sâu sinh học có chứa virut dựa trên cơ sở khoa học nào?
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
a - Hiện tượng tiềm tan: hiện tượng virut đã xâm nhập gắn bộ gen của virut vào
0, 25
bộ gen của tế bào chủ. Tế bào chủ vẫn sinh trưởng, sinh sản bình thường. Bộ
Trang 7
gen của virut được nhân lên cùng với bộ gen của tế bào chủ.
- Cơ chế tiềm tan
+ Thực chất, tế bào tiềm tan đã tổng hợp protein ức chế nên tính độc của virut
không được biểu hiện.
0,25
+ Khi virut xâm nhập vào tế bào, ở tế bào đã xảy ra 2 loại phản ứng cạnh tranh
nhau về tốc độ. Nếu protein ức chế được tổng hợp trước, nhanh hơn protein của
0,25
virut thì tế bào ở trạng thái tiềm tan, ngược lại sẽ làm tan tế bào (virut độc)
b - Nhờ có enzim phiên mã ngược giúp ARN một mạch của virut tạo thành 0,25
ADN hai mạch.
- ADN của virut đi vào nhân tế bào bạch cầu T4  gắn vào ADN của T4 0,25

c - Một số loại virut kí sinh và gây bệnh cho côn trùng cũng như một số vi sinh 0, 25
vật gây hại cho cây trồng.
- Do có tính đặc hiệu cao nên một số loại virut chỉ gây hại cho một số sâu bệnh
0,25
nhất định mà không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích.
- Nhờ tính chất này mà một số loại virut được sử dụng để sản xuất các chế
phẩm sinh học có tác dụng như những thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu bệnh, bảo
vệ mùa màng. 0,25
Câu 10.
a. Sự khác biệt giữa phân tử MHC- I và MHC- II trong trình diện kháng nguyên như thế nào?
Nếu một đứa trẻ sinh ra không có tuyến ức thì các tế bào có chức năng nào sẽ bị thiếu hụt? Giải
thích?
b. Sự khác nhau giữa đáp ứng miễn dịch nguyên phát và đáp ứng miễn dịch thứ phát?
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
a
- MHC- I gắn với kháng nguyên nội sinh tức là kháng nguyên tạo thành bên trong tế
0,25
bào để trình cho tế bào T8 ( T độc) thông qua thụ thể CD8 tham gia vào đáp ứng
miễn dịch tế bào.
- MHC- II gắn với kháng nguyên ngoại sinh tức là kháng nguyên được đưa vào sau
đó chế biến rồi trình cho tế bào T4 ( Thỗ trợ) thông qua thụ thể CD4 tham gia vào 0,25
đáp ứng miễn dịch thể dịch.
- Một đứa trẻ không có tuyến ức sẽ không có các tế bào T có chức năng. Không có tế
bào T hỗ trợ giúp hoạt hóa các tế bào B đứa trẻ sẽ không thể sản sinh ra các kháng
0,5

Trang 8
thể chống lại vi khuẩn ngoại bào. Hơn nữa, không có tế bào T gây độc hoặc thể bào T
hỗ trợ, hệ miễn dịch của đứa trẻ sẽ không thể diệt được các tế bào nhiễm virut.

b Đáp ứng miễn dịch nguyên phát Đáp ứng của miễn dịch thứ phát
Phản ứng miễn dịch trong lần đầu Phản ứng miễn dịch khi bắt gặp lại
tiên tiếp xúc với kháng nguyên loại kháng nguyên đã từng tiếp xúc 0,25
lần đầu.
Sản sinh ra các tế bào đáp ứng như Nhờ tế bào nhớ đã có sẵn trí nhớ
tương bào, T độc, tế bào nhớ nhưng kháng nguyên trong lần trước nên đáp
đáp ứng với cường độ thấp và nhanh, ứng với cường độ lớn và kéo dài, thời 0,25
thời gian chậm. (Đáp ứng đạt đỉnh gian nhanh. (Đáp ứng đạt đỉnh
khoảng 10 ngày sau khi tiếp xúc với khoảng 2-5 ngày sau khi tiếp xúc với
KN) KN)
Nồng độ kháng thể ít hơn. Nồng độ kháng thể nhiều hơn.
Nhờ có nguyên phát mới tạo ra T nhớ Nhờ có thứ phát mới giúp cơ thể đáp 0,25
cho thứ phát. ứng miễn dịch nhanh hơn và mạnh
hơn, cơ sở cho tiêm vacxin. 0,25

Trang 9

You might also like