You are on page 1of 4

KỲ THI CHỌN HSG

SỞ GD&ĐT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC
NĂM HỌC 2016 – 2017
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
Môn thi: Sinh học - Lớp 10
(Đề thi gồm 02 trang)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (2 điểm): Thành phần hóa học tế bào


a. Em hãy nối một thuộc tính của nước (cột A) phù hợp với một lợi ích của nó mang
lại cho cơ thể sinh vật (cột B)
Cột A Cột B
I. Hấp thụ ánh sáng yếu trong A. Các màng sinh học được cấu tạo bởi
vùng ánh sáng nhìn thấy các phân tử lipid trở nên bền vững theo
nguyên lý nhiệt động học.
II. Khả năng giữ nhiệt tốt B. Các động vật và thực vật ở trên cạn
có thể tự làm mát mà chỉ mất ít nước.
III. Nhiệt độ hóa hơi cao C. Sự thay đổi nhiệt độ ở động vật và
thực vật là tối thiểu dù điều kiện môi
trường thay đổi.
IV. Phân tử nước có tính phân D. Thực vật có thể dùng năng lượng
cực mặt trời một cách hiệu quả để quang
hợp.
b.Trong phẫu thuật, người ta thường sử dụng chỉ tự tiêu được làm bằng loại
cacbohidrat nào? Vì sao lại sử dụng loại cacbohidrat đó?
c. Lúa mì mùa đông có cơ chế thích nghi như thế nào trong cấu tạo của lipid trong
màng sinh chất để sống qua mùa đông với nhiệt độ rất thấp?
Câu 2 (2 điểm): Cấu trúc tế bào
a. Giả sử cho một tế bào nhân tạo chứa dung dịch lỏng bao trong màng có tính thấm
chọn lọc được ngâm vào cốc chứa một loại dung dịch khác. Màng thấm cho nước và
đường đơn đi qua nhưng không cho đường đôi đi qua.
- Kích thước tế bào nhân tạo có thay đổi hay
không? Giải thích.
- Các chất tan đã cho ở trên khuếch tán như
thế nào?

b. Chức năng chủ yếu của ty thể là: Sinh nhiệt cho cơ thể; Thúc đẩy tế bào chết theo
chương trình; Sản sinh ATP; Trao đổi axit béo.
Cho các tế bào sau: tế bào tuyến thượng thận, tế bào gan, tế bào cơ, tế bào tuyến tụy.
- Em hãy cho biết trong các tế bào trên, tế bào nào có nhiều ty thể?
- Chức năng chủ yếu của ty thể tương ứng với mỗi loại tế bào trên là gì?
Câu 3 (2 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
Quan sát hình vẽ sau
- Em hãy cho biết hình vẽ này mô tả quá trình gì?
- Quá trình này xảy ra ở các bào quan nào trong tế
bào thực vật?
- Em hãy chú thích các thành phần (A), (B), (C).

Câu 4 (2 điểm): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
a. Vì sao khi tách clorophyl khỏi lục lạp và để trong ống nghiệm sau đó chiếu sáng sẽ
xuất hiện hiện tượng phát huỳnh quang màu đỏ da cam và tỏa nhiệt; nhưng khi chiếu
sáng vào clorophyl trong tế bào sống thì không xảy ra hiện tượng trên?
b. Theo em, chất nào là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vòng và
không vòng? Giải thích?
Câu 5 (2 điểm): Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. Trong quá trình truyền tin, cùng một phân tử tín hiệu các tế bào khác nhau có
những đáp ứng khác nhau.Tại sao? Cùng một loại hoocmon là epinephrine tác động
tới tế bào gan, tế bào cơ tim, mạch máu ruột, mạch máu cơ vân thì các tế bào này đáp
ứng như thế nào?
b. Điều gì sẽ xảy ra nếu một tế bào tạo ra các protein kinase-tyrosine thụ thể bị mất
khả năng tạo thành các phức kép (gồm hai chuỗi polipeptit)?
b. Có hai ống nghiệm: một ống đựng saccarôzơ, một ống đựng glucôzơ. Trình bày thí
nghiệm để xác định được ống nghiệm nào có chứa glucôzơ ?
Câu 6 (2 điểm): Phân bào (Lý thuyết và bài tập)
a.Thời điểm hình thành, thời gian tồn tại, vai trò của cyclin A, cyclin B trong chu kì
tế bào?
b. Người ta tách một tế bào từ một mô đang nuôi cấy sang môi trường mới. Trong
môi trường mới, qua quá trình nguyên phân liên tiếp sau 13h7phút các tế bào đã sử
dụng của môi trường 720 nhiễm sắc thể đơn và lúc này quan sát thấy các nhiễm sắc
thể đang ở trạng thái xoắn cực đại.
Tìm 2n? Biết thời gian của kỳ đầu : kỳ giữa : kỳ sau : kỳ cuối trong quá trình phân
bào có tỉ lệ 3:2:2:3 tương ứng với 9/19 chu kỳ tế bào, trong đó kỳ giữa chiếm 18
phút.
Câu 7 (2 điểm): Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
a. Hai bình A và B đều chứa một hỗn hợp giống hệt nhau gồm nấm men rượu trộn
đều với dung dịch gluco nồng độ 10g/l. Bình A để mở nắp và được làm sủi bọt liên
tục nhờ cho một dòng không khí đi qua. Bình B được đóng kín nắp và để yên. Sau
một thời gian, hãy cho biết: Bình nào còn nhiều đường hơn? Tại sao?
b. Vi khuẩn cổ có những đặc điểm gì giống sinh vật nhân thực? Vi khuẩn cổ thuộc
nhóm Gram (+) hay Gram (-) ?
c. Cho sơ đồ sau:
Chất cho electron hữu cơ

A B C

Q
Q Q
Chất hữu cơ O2 NO3-, SO42-, CO2
Dựa vào sơ đồ trên, hãy phân biệt các con đường A, B, C.
Câu 8 (2 điểm): Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật
a. Nhân tố sinh trưởng là gì? Dựa vào nhân tố sinh trưởng người ta chia vi sinh vật
thành các nhóm nào?
b. Dựa vào tính chất của màng sinh chất, hãy giải thích tại sao vi khuẩn ưa lạnh và
chịu lạnh có thể sinh trưởng được ở nhiệt độ thấp còn vi khuẩn ưa nhiệt có thể sinh
trưởng được ở nhiệt độ cao?
c. Kháng sinh có phải là chất sát trùng không? Tại sao?
Câu 9 (2 điểm): Virut
a. Hiện tượng tiềm tan là gì? Có thể giải thích về cơ chế tiềm tan như thế nào?
b. Virut gây suy giảm miễn dịch ở người có vật chất di truyền là ARN. Làm thế nào
để nó có thể gắn vào hệ gen của tế bào chủ (vật chất di truyền là ADN)
c. Thuốc trừ sâu sinh học có chứa virut dựa trên cơ sở khoa học nào?
Câu 10 (2 điểm): Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a. Sự khác biệt giữa phân tử MHC- I và MHC- II trong trình diện kháng nguyên? Nếu
một đứa trẻ sinh ra không có tuyến ức thì các tế bào có chức năng nào sẽ bị thiếu hụt?
Giải thích?
b. Sự khác nhau giữa đáp ứng miễn dịch nguyên phát và đáp ứng miễn dịch thứ phát?
Hoàng Thị Hòa
(0935569055)

You might also like