You are on page 1of 8

SỞ GDĐT TỈNH THÁI NGUYÊN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN LỚP 10


NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 10/1/2024
Đề thi này gồm 3 trang, 10 câu, mỗi câu 2,0 điểm.
Câu 1
a. Tại sao các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao?
b. Những đặc điểm nào của triglyceride làm cho nó thực hiện tốt vai trò dự trữ năng lượng?
c. Tại sao các loài động vật sống ở vùng cực thường có lớp mỡ dưới da dày hơn so với các loài
sống ở vùng nhiệt đới?
Câu 2
Sơ đồ hình 1 mô tả cấu trúc màng sinh chất của sinh vật.

a. Hãy chú thích các thành phần (1), (2), (3), (4) trên hình vẽ.
b. Theo em, cấu trúc màng sinh chất mô tả trong hình 1 là của tế bào động vật hay tế bào thực
vật ? Giải thích.
c. Điều gì có thể xảy ra nếu thành phần (4) chiếm số lượng lớn trong cấu trúc màng sinh chất ?
Câu 3. Sơ đồ hình 2 mô tả quá trình phân bào của một loài sinh vật. Quan sát hình, trả lời các câu
hỏi:
a. Đây là quá trình phân bào nào ? Giải thích.
b. Xác định đúng thứ tự các giai đoạn của quá trình phân bào trong hình 2.
c. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này là bao nhiêu ?

Câu 4
a. Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có một lớp phopholipit kép để tiến hành thí nghiệm
xác định tính thấm của màng này với glixerol và ion Na+ nhằm so sánh tính thấm của màng sinh
chất. Hãy dự đoán kết quả và giải thích.

1
b. Cho các chất sau: Ca2+, CO2, ethanol, glucose, ARN, H2O. Hãy sắp xếp các chất đó theo thứ
tự giảm dần khả năng khuếch tán qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất. Giải thích cơ sở của
sự sắp xếp đó.
Câu 5
a. Phân biệt cơ chế hoạt động của chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của
enzyme. Succinate là cơ chất của enzyme succinate dehydrogenase. Malonate là một chất ức chế của
enzyme này. Làm thế nào để xác định được malonate là chất ức chế cạnh tranh hay chất ức chế
không cạnh tranh?
b. Vì sao electron không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH2 tới O2 mà cần có chuỗi
truyền điện tử trong hô hấp? Điều gì xảy ra nếu không có chuỗi truyền điện tử nhưng có cơ chế làm
giảm pH của xoang gian màng?
Câu 6
Hình bên mô phỏng một thí nghiệm được
thực hiện vào năm 1960. Lúc đầu lục lạp
được đặt trong dung dịch có pH = 4 để không
gian trong strôma và tilacôit bị axit hóa. Sau
đó chuyển sang trạng thái cơ bản (dung dịch
pH = 8), điều này nhanh chóng làm tăng pH
chất nền bằng 8, đồng thời có bổ sung ADP
và Pi, lúc này tilacoid vẫn duy trì pH = 4. Hãy cho biết:
a. Trong thí nghiệm trên, ATP có được tổng hợp không? Giải thích.
b. Có cần ánh sáng để thí nghiệm hoạt động không?
c. Điều gì sẽ xảy ra nếu như các bước thí nghiệm vẫn tiến hành như trên, tuy nhiên ở bước thứ
nhất đặt trong pH = 8 và bước thứ hai đặt trong pH = 4?
d. Chất dinitrophenol (DNP) có thể khuếch tán dễ dàng qua màng và giải phóng 1 proton vào
chất nền lục lạp. Nếu bổ sung DNP trong thí nghiệm trên, thì quá trình tổng hợp ATP có xảy ra
không? Giải thích.
Câu 7
a. Ở cơ thể người, tế bào nào chứa nhiều ti thể nhất? Tế bào nào không cần ti thể?
b. Khi uống nhiều rượu hoặc uống thuốc quá liều thì loại tế bào nào, bào quan nào trong cơ thể
người phải tích cực làm việc để khử độc cho tế bào của cơ thể? Hãy cho biết cơ chế khử độc của bào
quan đó?
Câu 8
a. Trong tế bào nhân thực có các đại phân tử sinh học: tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit, ADN và
prôtêin. Những đại phân tử nào có cấu trúc đa phân? Kể tên đơn phân và liên kết hóa học đặc trưng
của các đại phân tử đó.
b. Tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà lại dưới dạng mỡ?
Câu 9
a. Một nghiên cứu được tiến hành để so sánh 2 con đường vận chuyển các phân tử ngoại bào:
nhập bào nhờ thụ thể và ẩm bào. Người ta nuôi cấy một loại tế bào động vật trong môi trường có bổ
sung protein M hoặc protein N ở các nồng độ khác nhau. Kết quả là cả 2 loại protein đều được tìm
thấy trong các túi vận chuyển nội bào (hình A và hình B).

2
Mỗi protein M và protein N được vận chuyển vào tế bào theo cơ chế nào? Giải thích.
b. Không bào trong tế bào lông hút của thực vật chịu hạn và thực vật ưa ẩm khác nhau rõ
nhất ở điềm nào? Giải thích.
Câu 10
Một số loại thuốc điều trị ung thư có cơ chế tác động lên thoi vô sắc. Trong số đó, một số
thuốc (như cholcicine) ức chế hình thành thoi vô sắc, còn một số thuốc khác (như taxol) tăng cường
độ bền của thoi vô sắc. Ở nồng độ thấp, cả hai nhóm thuốc đều có khuynh hướng ức chế nguyên
phân và thúc đẩy sự chết theo chương trình của các tế bào đang phân chia.
a. Các tế bào chịu tác động của các loại thuốc này thường dừng chu kỳ tế bào tại giai đoạn
nào của nguyên phân?
b. Tại sao hai nhóm thuốc có cơ chế tác động ngược nhau nhưng đều có khả năng ngăn cản
sự phân bào?
c. Điều gì sẽ xảy ra nếu trong nguyên phân, những tế bào được xử lý thuốc không dừng phân
chia? Giải thích.
------ Hết ------
Họ và tên: …………………………………………… SBD: …………………….
Thí sinh không sử dụng tài liệu khi làm bài. Giám thị không giải thích gì thêm.

3
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 10
NĂM HỌC 2023-2024
Câu 1
a. Tại sao các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao?
b. Những đặc điểm nào của triglyceride làm cho nó thực hiện tốt vai trò dự trữ năng lượng?
c. Tại sao các loài động vật sống ở vùng cực thường có lớp mỡ dưới da dày hơn so với các loài
sống ở vùng nhiệt đới?

Ý HƯỚNG DẪN ĐIỂ


M
Các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao vì:
- Do có cường độ hoạt động cao nên các vận động viên chơi thể thao thường có nhu 0,25
cầu năng lượng lớn. Sau buổi tập, năng lượng trong cơ thể của vận động viên chơi thể
thao đã bị tiêu hao rất nhiều, cần phải được bù đắp năng lượng kịp thời.

- Trong chuối chín có nhiều đường đơn như glucose. Mà đường đơn đặc biệt là glucose 0,25
a chính là nguồn nguyên liệu chủ yếu, tham gia trực tiếp vào quá trình tạo năng lượng cho
tế bào, cơ thể.
→ Các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao để bổ sung 0,25
lượng đường cung cấp năng lượng cho các hoạt động tập luyện tiếp theo.
- Ngoài ra, chuối cung cấp một nguồn K dồi dào giúp giảm bớt nguy cơ bị chuột rút và 0,25
ổn định tinh thần.
- Triglyceride chứa các mạch hydrocarbon dài với tỉ lệ C/O cao hơn nhiều so với 0,25
b carbohydrate, do đó dự trữ nhiều năng lượng hơn.
- Ngoài ra, triglyceride kị nước nên chiếm thể tích ít hơn trong tế bào. 0,25
- Lớp mỡ dày dưới da của các loài động vật sống ở vùng cực được xem như lớp cách 0,25
nhiệt giúp tránh thất thoát nhiệt ra môi trường (giữ ấm cho cơ thể).
c
- Ngoài ra, lớp mỡ dưới da còn là nguồn dự trữ năng lượng giúp những động vật ở vùng 0,25
cực sống qua mùa đông lạnh giá, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.
Câu 2
Sơ đồ hình 1 mô tả cấu trúc màng sinh chất của sinh vật.

a. Hãy chú thích các thành phần (1), (2), (3), (4) trên hình vẽ.
b. Theo em, cấu trúc màng sinh chất mô tả trong hình 1 là của tế bào động vật hay tế bào thực
vật ? Giải thích.
c. Điều gì có thể xảy ra nếu thành phần (4) chiếm số lượng lớn trong cấu trúc màng sinh chất ?
ĐÁP ÁN: a. Chú thích đúng 0,5 điểm
- (1) Prôtêin xuyên màng. (2) Phôtpholipit. (3) Prôtêin bám màng. (4) Côlestêrôn.
b. Đây là màng sinh chất của tế bào động vật vì màng sinh chất trong hình 1 có thành phần côlestêrôn chỉ có ở tế
bào động vật mà ở tế bào thực vật không có. (0,5 điểm)
c. Côlestêrôn được sắp xếp xen kẽ vào trong cấu trúc của phôtpholipit, có chức năng cố định lớp phôtpholipit →
tăng tính ổn định của màng. (0,5 điểm)
Số côlestêrôn lượng càng nhiều độ linh hoạt của màng càng kém, màng càng cứng, dễ vỡ. Thường hay xảy ra ở
những người béo phì có nhiều côlestêrôn ở thành mạch máu nhất là ở não hoặc tim dễ dẫn tới vỡ mạch máu, đột
quỵ. (0,5 điểm)
Câu 3. Sơ đồ hình 2 mô tả quá trình phân bào của một loài sinh vật. Quan sát hình, trả lời các câu hỏi:

a. Đây là quá trình phân bào nào ? Giải thích.


b. Xác định đúng thứ tự các giai đoạn của quá trình phân bào trong hình 2.
c. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này là bao nhiêu ?
Đáp án:
a. Đây là quá trình là giảm phân II. (0,5 điểm)
Dựa vào hình b: các NST kép xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, không thấy có cặp
NST nào tương đồng. (0,5 điểm)
- Thứ tự xảy ra các giai đoạn là : a → d → b → c → e ( 0,5 điểm)
- Hình b là kì giữa II → số nhiễm sắc thể trong tế bào: n kép = 4 → bộ NST của loài là : 2n = 8 (0,5 điểm)
Câu 4.
a. Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có một lớp phopholipit kép để tiến hành thí nghiệm xác định tính
thấm của màng này với glixerol và ion Na+ nhằm so sánh tính thấm của màng sinh chất. Hãy dự đoán kết quả
và giải thích.
b. Cho các chất sau: Ca2+, CO2, ethanol, glucose, ARN, H2O. Hãy sắp xếp các chất đó theo thứ tự giảm dần
khả năng khuếch tán qua lớp phospholipid kép của màng sinh chất. Giải thích cơ sở của sự sắp xếp đó.
Đáp án
a. Glixerol dễ dàng thấm qua màng lipit kép vì glixerol là một chất tan trong lipit. Na+ không thấm qua
màng này vì Na+ là một chất mang điện, nó không thể thấm qua lipit mà chỉ có thể đi qua các kênh protein
xuyên màng hoặc bơm protein. (0,5 điểm)
b. - Lớp phospholipid kép có các đầu ưa nước quay ra ngoài còn các đuôi kị nước quay vào trong → tính phân
cực. (0,5 điểm)
- Có hai tính chất cơ bản kiểm soát khả năng khuếch tán các chất qua lớp phospholipid kép của màng tế
bào là
+ kích thước chất khuếch tán: chất có kích thước nhỏ khuếch tán qua lớp phospholipid kép nhanh hơn chất có
kích thước lớn (0,25 điểm)
+ độ phân cực: chất không phân cực khuếch tán tốt hơn (>) chất phân cực > chất tích điện (0,25 điểm)
- Thứ tự sắp xếp các chất theo khả năng khuyếch tán tốt nhất đến kém nhất như sau: CO2 (kích thước nhỏ và
không phân cực) > ethanol (kích thước nhỏ và hơi phân cực) > H2O (kích thước nhỏ và phân cực) > glucose
(kích thước lớn và phân cực) > Ca2+ (kích thước nhỏ và tích điện) > ARN (kích thước lớn và tích điện cao) (0,5
điểm).
Câu 5
a. Phân biệt cơ chế hoạt động của chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của enzyme.
Succinate là cơ chất của enzyme succinate dehydrogenase. Malonate là một chất ức chế của enzyme này. Làm
thế nào để xác định được malonate là chất ức chế cạnh tranh hay chất ức chế không cạnh tranh?
b. Vì sao electron không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH2 tới O2 mà cần có chuỗi truyền điện tử
trong hô hấp? Điều gì xảy ra nếu không có chuỗi truyền điện tử nhưng có cơ chế làm giảm pH của xoang gian
màng?
TL
Ý Nội dung
A * Phân biệt:
0,25 - Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hóa học và hình dạng khá giống với cơ chất. Khi có mặt cả cơ
chất và chất ức chế sẽ xảy ra sự cạnh tranh về trung tâm hoạt tính và dẫn đến kìm hãm hoạt động của
enzyme. Do phức hệ enzyme - chất ức chế rất bền vững, như vậy không còn trung tâm hoạt động cho
cơ chất nữa.
- Chất ức chế không cạnh tranh: chúng không kết hợp với trung tâm hoạt tính của enzyme mà
0,25 kết hợp với enzyme gây nên các biến đổi gián tiếp hình thù trung tâm hoạt động làm nó không phù
hợp với cấu hình của cơ chất.
* Nhận biết
0,25 - Làm tăng nồng độ cơ chất (succinate), xem xét tốc độ của phản ứng tăng lên hay không.
0,25 - Nếu tốc độ phản ứng tăng lên thì malonate là một chất ức chế cạnh tranh.
(HS có thể nêu thí nghiệm cụ thể, nếu đúng vẫn cho đủ điểm)
B
0,5 - Electron không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH2 tới O2 mà cần có chuỗi truyền điện tử
trong hô hấp vì:
+ Khi truyền qua chuỗi truyền điện tử năng lượng được giải phóng từ từ từng phần nhỏ qua nhiều
chặng.
+ Nếu truyền trực tiếp sẽ xảy ra hiện tượng "bùng nổ nhiệt" đốt cháy tế bào.
0,5 - Quá trình tổng hợp ATP vẫn diễn ra vì khi pH xoang gian màng giảm thì nồng độ H+ cao và như
vậy phức hệ ATP - synthetase tiếp tục hoạt động theo cơ chế hóa thẩm.

Câu 6. Hình 3 mô phỏng một thí nghiệm được


thực hiện vào năm 1960. Lúc đầu lục lạp được đặt
trong dung dịch có pH = 4 để không gian trong
strôma và tilacôit bị axit hóa. Sau đó chuyển sang
trạng thái cơ bản (dung dịch pH = 8), điều này
nhanh chóng làm tăng pH chất nền bằng 8, đồng
thời có bổ sung ADP và Pi, lúc này tilacoid vẫn
duy trì pH = 4. Hãy cho biết:
1. Trong thí nghiệm trên, ATP có được tổng hợp không? Giải thích.
2. Có cần ánh sáng để thí nghiệm hoạt động không?
3. Điều gì sẽ xảy ra nếu như các bước thí nghiệm vẫn tiến hành như trên, tuy nhiên ở bước thứ nhất đặt trong
pH = 8 và bước thứ hai đặt trong pH = 4?
4. Chất dinitrophenol (DNP) có thể khuếch tán dễ dàng qua màng và giải phóng 1 proton vào chất nền lục lạp.
Nếu bổ sung DNP trong thí nghiệm trên, thì quá trình tổng hợp ATP có xảy ra không? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
1 - Có.
0,5đ - Sự chuyển liên tiếp các bước trong thí nghiệm đã tạo ra sự chênh lệch về nồng độ H+ giữa tilacoid
với chất nền lục lạp. H+ sẽ chảy qua ATP synthetase hướng về phía chất nền và tổng hợp ATP.
2 - Không cần.
0,5 đ - Vì các bước của thí nghiệm đã tạo nên sự chênh lệch nồng động H+ bên trong tilacoid cao hơn
bên ngoài chất nền. Do đó thay thế cho ánh sáng và chuỗi truyền e.
3 - Không tạo ra ATP.
0,5 đ - Có sự chênh lệch H+ nhưng sự chênh lệch ngược với hướng của ATP synthetase.
4 - Có.
0,5 đ - Vì trong thí nghiệm sự chênh lệch nồng độ H+ không phụ thuộc vào chuỗi truyền electron nên quá
trình tổng hợp ATP vẫn diễn ra.
Câu 7
a. Ở cơ thể người, tế bào nào chứa nhiều ti thể nhất? Tế bào nào không cần ti thể?
b. Khi uống nhiều rượu hoặc uống thuốc quá liều thì loại tế bào nào, bào quan nào trong cơ thể
người phải tích cực làm việc để khử độc cho tế bào của cơ thể? Hãy cho biết cơ chế khử độc của bào
quan đó?
Đáp án
a.
– Ti thể là bào quan sản sinh năng lượng, do đó tế bào có nhiều ti thể là tế bào hoạt động mạnh nhất. Tế bào
cơ (cơ tim), tế bào gan, vùng nào cần nhiều năng lượng thì tập trung nhiều ti thể nhất. (0,5 điểm)
- Tế bào hồng cầu không cần ti thể, không tiêu tốn oxi trong ti thể vì năng lượng cần cho vận chuyển lấy từ
đường phân (2ATP). (0,5 điểm)
b.
- Loại tế bào: gan (0,25 điểm)
- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn và peroxixôm. (0,25 điểm)
- Cơ chế khử độc: (0,5 điểm)
+ Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm hyđrôxin (-OH) vào các phân
tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ bị đẩy ra khỏi cơ thể.
+ Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hiđrô từ chất độc đến ôxi tạo ra H2O2, chất
này lập tức được enzim catalaza xúc tác chuyển thành H2O.
Câu 8
a. Trong tế bào nhân thực có các đại phân tử sinh học: tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit, ADN và
prôtêin. Những đại phân tử nào có cấu trúc đa phân? Kể tên đơn phân và liên kết hóa học đặc trưng
của các đại phân tử đó.
b. Tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà lại dưới dạng mỡ?
ĐÁP ÁN:
Nội dung
a Những đại phân tử có cấu trúc đa phân: tinh bột, xenlulôzơ, ADN và prôtêin. (0,25 điểm)
- Tinh bột: α-glucôzơ, liên kết α-1,4 glicozit (amilozo) và liên kết α-1,6 glicozit (amilopectin)
(0,25đ)
- Xenlulozo: β-glucozo, liên kết β-1,4 glicozit. (0,25 điểm)
- ADN: nuclêôtit, liên kết photphodieste. (0,25 điểm)
- Prôtêin: axit amin, liên kết peptit. (0,25 điểm)
b - Động vật hoạt động nhiều do đó cần nhiều năng lượng. Trong khí đó năng lượng chứa trong tinh
0,25 bột sẽ không đủ cung cấp cho hoạt động của động vật.
Năng lượng chứa trong mỡ nhiều hơn năng lượng chứa trong tinh bột => quá trình ôxy hóa lipit sẽ
cho nhiều năng lượng hơn tinh bột (gấp đôi).
0,25 - Lipit là những phân tử không phân cực, kị nước => khi vận chuyển không phải vận chuyển kéo
theo nước.
0,25 - Ngoài ra, mỡ có thể dự trữ được trong thời gian dài, mỡ có chức năng làm đệm cơ học, chống
lạnh, chống thấm, …

Câu 9 (2 điểm) Cấu trúc tế bào


a. Một nghiên cứu được tiến hành để so sánh 2 con đường vận chuyển các phân tử ngoại bào: nhập bào
nhờ thụ thể và ẩm bào. Người ta nuôi cấy một loại tế bào động vật trong môi trường có bổ sung protein M hoặc
protein N ở các nồng độ khác nhau. Kết quả là cả 2 loại protein đều được tìm thấy trong các túi vận chuyển nội
bào (hình A và hình B).
Mỗi protein M và protein N được vận chuyển vào tế bào theo cơ chế nào? Giải thích
b. Không bào trong tế bào lông hút của thực vật chịu hạn và thực vật ưa ẩm khác nhau rõ nhất ở điềm
nào? Giải thích.
Câu/Ý Nội dung Điểm
a. - Protein M được vận chuyển theo cơ chế nhập bào nhờ thụ thể 0,25
Vì tốc độ hấp thụ tăng lên và gần đạt đến tốc độ bão hoà thụ thể màng trên tế bào. 0,25
- Protein N được vận chuyển theo cơ chế ẩm bào
Vì tốc độ hấp thụ tăng tuyến tính phụ thuộc vào nồng độ protein B. Sự ẩm bào diễn ra 0,25
liên tục để đưa các chất vào với tốc độ phụ thuộc vào nồng độ cơ chất. 0,25

b. - Không bào của tế bào lông hút ở thực vật chịu hạn chứa dịch không bào có nồng độ 0,5
khoáng cao hơn hẳn so với thực vật ưa ẩm.
- Giải thích:
+ Thực vật chịu hạn sống ở vùng đất khô ,tế bào lông hút phải tạo được ASTT cao bằng 0,25
cách dự trữ muối khoáng trong không bào mới hút được nước.
+ Mặt khác các ion khoáng trong đất khô hạn bám chặt bề mặt hạt keo ,cây chịu hạn
hút khoáng bằng hình thức trao đổi ion mạnh hơn cây ưa ẩm. 0,25
Câu 10
Một số loại thuốc điều trị ung thư có cơ chế tác động lên thoi vô sắc. Trong số đó, một số thuốc (như
cholcicine) ức chế hình thành thoi vô sắc, còn một số thuốc khác (như taxol) tăng cường độ bền của thoi vô
sắc. Ở nồng độ thấp, cả hai nhóm thuốc đều có khuynh hướng ức chế nguyên phân và thúc đẩy sự chết theo
chương trình của các tế bào đang phân chia.
a) Các tế bào chịu tác động của các loại thuốc này thường dừng chu kỳ tế bào tại giai đoạn nào của
nguyên phân?
b) Tại sao hai nhóm thuốc có cơ chế tác động ngược nhau nhưng đều có khả năng ngăn cản sự phân
bào?
c) Điều gì sẽ xảy ra nếu trong nguyên phân, những tế bào được xử lý thuốc không dừng phân chia?
Giải thích.
Đáp án
- Các tế bào được xử lý với các thuốc trên thường dừng lại trước kỳ sau của nguyên phân (tại điểm kiểm tra
tế bào pha M liên quan đến trung tử/bộ máy tổ chức thoi vô sắc). (0,5 điểm)
Hai nhóm thuốc này đều ngăn cản sự phân bào là vì.
- Sự phân bào diễn ra đòi hỏi thoi vô sắc hình thành (nhờ tổng hợp tubulin) và rút ngắn (sự phân giải tubulin)
diễn ra liên tục (tuân thủ nguyên lý động năng của phản ứng trùng hợp và giải trùng hợp ở cấp phân tử) để
thoi vô sắc (vi ống) có thể gắn được vào thể động của NST, rồi đẩy chúng về mặt phẳng xích đạo của tế bào
ở một tốc độ "nhất định". Điều này chỉ có thể diễn ra nhờ sự linh động của thoi vô sắc. (0,75 điểm)
- Vì vậy, thoi vô sắc hoặc không hình thành hoặc xơ cứng (tăng độ bền vững) đều không thực hiện được
chức năng này. Nếu tế bào không dừng lại, thì sự phân chia tế bào chất tiếp tục diễn ra mặc cho các NST
không được phân li đúng về các cực. Sự phân chia bất thường các NST dẫn đến sự hình thành các tế bào đa
nhân hoặc các tế bào có số lượng NST bất thường. (0,75 điểm)

You might also like