You are on page 1of 4

UBND TỈNH HÀ NAM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT CẤP TỈNH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023 - 2024


Môn: Sinh học
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi gồm 04 trang)
Câu I. (1,5 điểm)
1. Bạn Hoa khi quan sát mẹ tưới rau ngoài vườn, bạn cho rằng: “Sự nảy mầm của hạt
giống cần phải có nước”. Bạn Hoa đã thực hiện một thí nghiệm tại nhà để kiểm chứng cho
giả thuyết của mình đưa ra ban đầu như sau: Gieo 100g hạt đậu xanh cùng loại vào hai chậu
chứa cát khô. Cho biết các điều kiện ở hai chậu là tương đương nhau. Tiến trình và kết quả
thí nghiệm sau một tuần được thể hiện trong hình sau:

Hãy cho biết:


a. Cho biết chậu nào là đối chứng và chậu nào là thí nghiệm?
b. Giả thuyết của bạn Hoa đưa ra ban đầu là gì?
c. Kết quả thí nghiệm đã chứng minh cho giả thuyết của Hoa là đúng hay sai? Giải
thích.
2. Sắp xếp các tổ chức sống sau theo thứ tự từ thấp đến cao: Một con cá chép; Hồng
cầu; Tập hợp các loài sinh vật sống ở Hồ Tây; Các sinh vật cùng các yếu tố môi trường
trong Hồ Tây; Tập hợp đàn cá chép trong Hồ Tây.
Câu II. (3,5 điểm)
1. Cho hỗn hợp các chất sau: glucose, amino acid, fructose, ribose, glycerol, acid béo,
nitrogenous base, deoxyribose.
a. Từ các hợp chất trên có thể tổng hợp được các phân tử, cấu trúc nào sau đây: tinh
bột, cellulose, phospholipid, triglyceride, DNA, sucrose, polypeptide? Giải thích.
b. Phân tử, cấu trúc nào không được tổng hợp? Giải thích.
Biết rằng có đầy đủ các điều kiện để hình thành các liên kết hóa học giữa các chất.
2. Cho biết trình tự nucleotide trong một đoạn mạch (1) của một phân tử DNA như
sau: ...AGC AAA AGG CCT AGC TTG… (1)
Viết trình tự các nucleotide trên đoạn mạch còn lại (2) của phân tử DNA và trình tự
nucleotide trên đoạn phân tử RNA được phiên mã từ đoạn phân tử DNA trên.
3. Khi phân tích thành phần 2 phân tử DNA nằm ở vùng nhân của 2 loài vi khuẩn,
người ta thấy cả 2 phân tử DNA đều có số liên kết hydrogen bằng nhau. Ở DNA của loài vi

1/4
khuẩn 1 có G=10% tổng số nucleotide của phân tử và có 600 nucleotide loại A. Ở loài vi
khuẩn 2 có hiệu số giữa nucleotide loại G và A là 150.
a. Xác định số nucleotide mỗi loại trong 2 phân tử DNA của 2 loài vi khuẩn này.
b. Từ kết quả trên, em hãy dự đoán loài vi khuẩn nào có thể sống được trong suối nước
nóng tốt hơn? Giải thích.
Câu III. (2,0 điểm)
Cho biết các phát biểu sau đây đúng hay sai. Nếu sai hãy giải thích.
1. Mỗi tế bào đều có: Màng sinh chất, tế bào chất, các bào quan và nhân.
2. Oxygen có thể tạo nên "xương sống" của các hợp chất hữu cơ chính của tế bào.
3. Chỉ có tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có cấu trúc thành tế bào.
4. Khi ăn cà chua chưng với dầu, mỡ thì cơ thể người có thể hấp thụ được nhiều
vitamin A hơn.
5. Nhờ có tính phân cực nên nước có khả năng hòa tan tất cả các chất cần thiết cho tế bào.
6. Tế bào biểu bì củ hành tím ngâm trong nước cất sẽ bị vỡ.
7. Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay đổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động
bình thường.
8. Tinh bột và cellulose đều là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào
thực vật.
Câu IV (3,0 điểm)
1. Trong tế bào nhân thực, hãy cho biết:
a. Bào quan, cấu trúc nào trong tế bào chất chứa đồng thời protein và nucleic acid?
b. Bào quan, cấu trúc nào trong tế bào chất có màng đơn bao bọc?
2. Hoàn thành các chú thích trong hình vẽ mô tả cấu trúc màng sinh chất sau:

3. X là một loại protein ngoại tiết của tế bào động vật. Hãy cho biết:
a. Bào quan nào tổng hợp chất X?
b. Chất X được vận chuyển ra ngoài tế bào bằng hình thức nào?
c. Bào quan nào đóng gói, vận chuyển chất X ra ngoài tế bào?
d. Khi dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu đường đi của X trong một tế bào nuôi cấy
trong phòng thí nghiệm, người ta thấy X không hề đi ra khỏi tế bào. Hiện tượng này có bình
thường hay không? Giải thích.
Câu V. (1,5 điểm)
1. So sánh điểm giống nhau và khác nhau (về chiều gradient nồng độ, yêu cầu về
năng lượng, protein vận chuyển) giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
2. Giải thích cơ sở khoa học của việc ngâm rau sống với nước muối pha loãng trước
khi ăn.

2/4
Câu VI. (3,5 điểm)
1. Hình sau mô tả các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan ở một tế bào thực
vật. Biết rằng A, B, C, D là kí hiệu của các giai đoạn (pha) và 1, 2, 3 là kí hiệu của các chất
được tạo ra.

a. Hãy cho biết tên gọi của bào quan 1 và bào quan 2.
b. Cho biết tên các quá trình A, B, C, D và tên các chất 1, 2, 3
2. Trong chu trình Calvin, khi tắt ánh sáng hoặc giảm CO 2 thì chất nào tăng, chất nào
giảm? Giải thích.
3. Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzyme có trong nước bọt, bạn An đã tiến
hành thí nghiệm sau: Có 3 ống nghiệm đều có chứa 1ml hồ tinh bột loãng, được đặt trong
nước ấm, bạn An lần lượt đổ thêm vào:
Ống 1: thêm 1ml nước cất.
Ống 2: thêm 1ml nước bọt.
Ống 3: thêm 1ml nước bọt và có nhỏ vài giọt acid HCl.
Bạn An quên không đánh dấu các ống. Em hãy trình bày cách giúp bạn An tìm đúng
các ống nghiệm trên?
Câu VII. (2,0 điểm)
1. Gene p53 (gene ức chế khối u) có thể tạo ra các protein có khả năng nhận biết các
sai hỏng của DNA và kích hoạt việc dừng chu kì tế bào để sửa sai. Nếu các sai sót không thể
sữa chữa thì protein này sẽ kích thích tế bào tự chết theo chương trình (apoptosis). Em hãy
cho biết gene p53 ảnh hưởng lên điểm kiểm soát nào của chu kì tế bào?
2. Giải thích tại sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?
Nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy thì xảy ra hậu quả gì với tế bào?
3. Một tế bào sinh dưỡng ở một loài có bộ nhiễm sắc thể gồm 4 cặp tương đồng được
kí hiệu là AaBbDdEe thực hiện quá trình nguyên phân. Cho biết toàn bộ quá trình nguyên
phân diễn ra bình thường.
a. Viết kí hiệu NST của tế bào ở kì giữa và kì cuối của nguyên phân.
b. Có 2 tế bào của loài này nguyên phân 3 lần liên tiếp. Hãy cho biết:
- Số tế bào con hình thành khi kết thúc quá trình phân bào.
- Số nhiễm sắc thể đếm được trong kì giữa của tất cả các tế bào con ở lần nguyên phân
thứ ba.
Câu VIII. (3,0 điểm)
1. Ở nhiều loài động vật ví dụ như con nai khi phát hiện ra nguy hiểm thì cơ thể sẽ tăng
cường tiết hormone epinephrine (còn được gọi là adrenaline) vào máu. Hormone này tác
động đến các tế bào ở gan, tim, cơ…và gây ra một loạt các đáp ứng. Một quá trình truyền

3/4
thông tin từ epinephrine ở tế bào cơ chân giúp con nai có thể tăng tốc độ để bỏ chạy. Quá
trình truyền thông tin này thể hiện ở hình sau:

Dựa vào các thông tin trong hình trên. Hãy cho biết:
a. Nêu tên các giai đoạn (1), (2), (3) trong quá trình truyền thông tin từ epinephrine.
b. Nêu những thay đổi trong hoạt động của tế bào cơ chân ở giai đoạn (3) .
2. Những hiện tượng nào trong giảm phân tạo ra sự đa dạng của các loại giao tử?
3. Ở một cơ thể động vật đơn tính có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là AaBb. Các tế
bào sinh dục chín trong cơ thể này thực hiện giảm phân và không xảy ra hoán vị gen.
a. Xét ba tế bào của cơ thể này giảm phân bình thường, trong các giao tử tạo ra có 4
giao tử AB. Cho biết giới tính của cơ thể động vật này.
b. Ba tế bào khác của cơ thể này giảm phân tạo giao tử. Cho biết giao tử ab có thể
được tạo ra với tỉ lệ bằng bao nhiêu?
c. Một tế bào khác của cơ thể này giảm phân, nếu nhiễm sắc thể a không phân li trong
giảm phân II, nhiễm sắc thể A và cặp nhiễm sắc thể Bb giảm phân bình thường. Xác định
các loại giao tử có thể được tạo ra từ tế bào này.

--- HẾT---
Họ và tên thí sinh:…………………………………...Số báo danh:...................................
Cán bộ coi thi số 1……………………… Cán bộ coi thi số 2……………..................

4/4

You might also like