You are on page 1of 4

C©u 1: H·y s¾p xÕp c¸c ®Æc ®iÓm cua VSV cæ vµ VK t¬ng øng víi tõng nhãm (Vi

sinh vËt cæ
hoÆc vi khuÈn)

STT Nhãm sinh vËt C¸c ®Æc ®iÓm Tr¶ lêi


1 Vi sinh vËt cæ a. Kh«ng cã mµng nh©n 1………………..
b. Lµ sinh vËt nh©n s¬ 2………………..
2 Vi khuÈn c. Lµ sinh vËt rÊt bÐ nhá 3………………..
d. Sèng ë kh¾p n¬i trong ®Êt, níc, 4………………..
kh«ng khÝ
e. Trong tÕ bµo cã 1 NST 5………………..
f. Sèng trong ®iÒu kiÖn rÊt kh¾c 6………………..
nghiÖt

C©u 1: 1. a-b-c-e-f 2. a-b-c-d-e


Câu 2: Điều nào sau đây là đúng với quá trình đường phân ?
A. Bắt đầu oxi hóa glucozo C. Có hình thành NADH E. Tất cả các điều trên
B. Hình thành một ít ATP D. Chia gluco thành 2 axit piruvic
Câu 3: Sự kiện nào dưới đây không xảy ra trong các kì của nguyên phân ?
A. Hình thành nhiễm sắc thể B. Tái bản ADN
C. Phân li các nhiễm sắc tử chị em D. Tạo thoi phân bào
E. Tách đôi trung thể
Câu 4: Trong các mô đang phân bào, có một tế bào có số ADN bằng nửa các tế bào khác. Tế bào
đó phải ở pha:
A. G1 B. G2 C. Kì trước D. Kì giữa E. Kì sau
Câu 5: Điều nào khẳng định về nhân sơ là không đúng
A. Thành phần lipit của màng sinh chất của Archea khác của vi khuẩn
B. Archea và vi khuẩn có lẽ phân nhánh rất sớm trong lịch sử tiến hóa
C. Cả Archea và vi khuẩn đều có thành tế bào, tuy thành tế bào của Archea không có peptidoglican
D. Trong 2 nhóm, với nhân thực, vi khuẩn có quan hệ gần gũi hơn
E. Khuẩn lam cũng là vi khuẩn
Câu 6: Một phân tử glucozo bị oxxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Krebs, nhưng 2
quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử
glucozo ở đâu ?
A. Trong NAD+ và FAD B. Trong O2 C. Mất dưới dạng nhiệt
D. Trong NADH và FADH2 E. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này
Câu 7: Một phân tử glucozo đi vào đường phân khi không có mặt của oxi sẽ thu được
A. 38 ATP B. 4 ATP C. 2 ATP
D. O. ATP, bởi vì tất cả điện tử nằm trong NADH
E. O. ATP, bởi vì tất cả điện tử nằm trong lactat
Câu 8: Phân tử nào sau đây, không phải là chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm của phản ứng
đầu tiên trong quá trình đường phân ?
A. ATP B. Glucozo C. Glucozo- 6-P D. ADP E. Không có chất nào kể trên
Câu 9: Quá trình vận chuyển tích cực các chất qua màng cần ATP để :
A. Gắn chất cần vận chuyển vào protein vận chuyển
B. Làm biến đổi cấu hình của protein vận chuyển
C. Tạo kênh trên màng để vận chuyển chất cần chuyển
D. Làm biến đổi chất cần vận chuyển cho phù hợp với protein vận chuyển
Câu 10: Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tính động của màng tế bào ?
A. Số liên kết đôi trong lipit B. Nhiệt độ
C. Chuyển động lộn ngược của lipit D. Colestron
Câu 11 : Bạn ăn một phần thức ăn hấp dẫn của Bỉ gồm khoai tây chiên với thịt gà và rau xà lách
tươi. Những phân tử nào sau đây của bữa ăn là ít bị khả năng oxi hóa nhất trong hô hấp hiếu khí để
sản sinh ATP ?
A. Polisaccrit B. Protein C. Axit nucleic D. Lipit
Câu 12: Một nhà sinh học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật và sau đó đem li tâm chúng. Bà ta
thu được một số bào quan từ phần cặn của ống nghiệm. Các bào quan này hấp thu CO 2 và giải
phóng O2. Các bào quan này có nhiều khả năng là:
A. Lục lạp B. Riboxom C. Nhân D. Ti thể
II. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM)
Câu 1( 1,5 điểm): So sánh tế bào độngvật và tế bào thực vật, rút ra nhận xét về sự giống và khác
nhau của hai loại tế bào đó ?
Câu 1( 1,5 điểm):
Giống: - Đều có các thành phần: Màng nguyên sinh, tế bào chất và các bào quan ti thể, thể Gongi,
lưới nội chất, riboxom; Nhân gồm nhân con và NST
Khác nhau
Tế bào thực vật Tế bào động vật
- Có màng xenlulo bên ngoài - Chỉ có màng nguyên sinh
-Có lạp thể, quang tự dưỡng - Không có lạp thể, hóa tự dưỡng
- Chỉ có thực vật bậc thấp mới có trung thể - Có trung thể
- Chất dự trữ là tinh bột - Chất dự trữ là glicogen
- Có không bào trung tâm kích thước lớn, - Có không bào kích thước nhỏ, không
chứa nhiều nước, muối khoáng, chất hữu quan trọng
cơ rất quan trọng trong đời sống tế bào
* Nhận xét: Giống nhau: Chứng tỏ chúng cùng đảm nhiệm chức năng giống nhau; Phản ánh nguồn
gốc chung của sinh giới.
Khác nhau: Phản ánh hướng tiến hóa từ một nguồn gốc chung, hướng tự dưỡng tạo ra TV và hướng
dị dưỡng tạo ra ĐV
Câu 2( 1,5 điểm): : Quan sát ba tế bào được ngâm trong ba dung dịch có nồng độ khác nhau:
-Tế bào 1: Thể tích tế bào giảm. -Tế bào 2: Thể tích tế bào tăng. -Tế bào 3: V tế bào không đổi.
Giải thích các hiện tượng đã xảy ra ở ba tế bào trên.
Câu 2( 1,5 điểm): : -Tế bào 1: Do ngâm tế bào trong dung dịch ưu trương => nước từ tế bào di
chuyển ra ngoài => hiện tượng co nguyên sinh => thể tích TB giảm
-Tế bào 2: Do ngâm tế bào trong dung dịch nhược trương =>nước sẽ di chuyển vào trong tế bào =>
Tế bào trương nước => thể tích tế bào tăng
-Tế bào 3: Do ngâm tế bào trong dung dịch đẳng trương => lượng nước sẽ di chuyển vào trong tế
bào và lượng nước đi ra bằng nhau => thể tích tế bào không tăng
Câu 3 (1 điểm)
a. ATP được tổng hợp trong 2 loại bào quan nào của tế bào thực vật?
b. Trong điều kiện nào ATP được tổng hợp tại 2 bào quan đó?
c. Nêu sự khác nhau trong quá trình tổng hợp và sử dụng ATP tại các bào quan đó?
Câu 3 (1 điểm)
a.Ti thể và lục lạp
b. Điều kiện
- Có sự chênh lệch nồng độ H+ giữa 2 bên màng tilacoit khi hoạt động quang hợp.
- Có sự chênh lệch nồng độ H+ giữa 2 bên màng trong ti thể khi hoạt động hô hấp
c. Khác nhau
Lục lạp Ti thể
Hướng tổng hợp ATP tổng hợp ở ngoài màng ATP tổng hợp ở phía trong màng ti thể
tilacoit
Năng lượng Từ photon ánh sáng Từ quá trình oxi hoá hợp chất hữu cơ

Mục đích Dùng trong pha tối của quang hợp Sử dụng cho các hoạt động sống của tế
bào
Câu 4( 1 điểm): Dựa vào đặc điểm cấu trúc của màng sinh chất, hãy cho biết:
a. Những chất nào có thể đi qua lớp PL kép nhờ sự khuếch tán?
b. Các đại phân tử như protein, cac ion có thể qua màng tế bào bằng cách nào?
Câu 4( 1 điểm):
a. Những chất tan trong lipit, chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực.
b. Các đại phân tử protein có kích thước lớn qua màng bằng cách xuất bào, ẩm bào hay thực bào.
Các ion có thể đi qua màng TB nhờ các kênh protein ( cùng chiều hoặc ngược chiều nồng độ)
Câu 5( 2điểm): Ở vùng sinh sản của một tinh hoàn có 500 tế bào sinh dục mang cặp NST giới tính
XY đều qua các đợt nguyên phân bằng nhau hình thành các tế bào sinh dục sơ khai đực
Ở vùng sinh sản của một buồng trứng có 50 tế bào sinh dục mang cặp NST giới tính XX đều qua
các đợt nguyên phân bằng nhau hình thành tế bào sinh dục sơ khai cái.
Quá trình hình thành tế bào sinh dục sơ khai của các tế bào sinh dục nói trên đã được cung cấp
nguyên liệu tương đương 21800 NST giới tính X. Các tế bào sinh dục sơ khai được tạo ra đều
chuyển sang vùng chín tạo giao tử. Trong quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng nói trên chỉ có
3% số tinh trùng X được hình thành kết hợp với trứng, 5% số tinh trùng Y hình thành kết hợp với
trứng. Các hợp tử đều phát triển thành cá thể.
a. Tìm số lần nguyên phân của tế bào sinh dục ban đầu ở tinh hoàn và buồng trứng ?
b. Tính số cá thể đực và cá thể cái trong đàn con ?
c. Tỉ lệ thụ tinh của trứng là bao nhiêu?
Câu 5( 2điểm):
a. Gọi x, y lần lượt là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái ( x, y
nguyên, dương)
Nguyên liệu cung cho 500 tế bào sinh dục ở tinh hoàn qua x lần nguyên phân tương đương với số
NST X là:
500 .1( 2x -1) (1)
Nguyên liệu cung cho 50 tế bào sinh dục ở buồng trứng qua y lần nguyên phân tương đương với số
NST X là:
50 .2( 2y -1) (2)
Tổng số NST X cần cung cấp là:

500 .1( 2x -1) + 50 .2( 2x -1) = 21800

Giải ra được x = 5, y = 6
b. Số cá thể đực và cái
Tổng số tế bào sơ khai đực là : 500 2x = 500.32 = 16000
Tổng số tinh trùng được hình thành : 16000 .4 = 64000
Số tinh trùng mang NST X = số tinh trùng mang NST Y = 64000:2 = 32000
Số tinh trùng mang NST X thụ tinh là : 3% .32000 = 960
Số tinh trùng mang NST Y thụ tinh là : 5% .32000 = 1600
Số hợp tử XX tạo thành bằng số tinh trùng X thụ tinh = 960
Số hợp tử XY tạo thành bằng số tinh trùng Y thụ tinh = 1600
Số cá thể đực 1600 và số cá thể cái là 960
c. Tỉ lệ thụ tinh của trứng
Số trứng được thụ tinh bằng số hợp tử XX và XY tạo thành: 960 + 1600 = 2560
Số tê bào sơ khai cái tạo thành: 50.26 = 3200
Số trứng hình thành : 3200.1= 3200
Tỉ lệ thụ tinh của trứng : 2560 :3200 = 4/5

You might also like