You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 05

(HSG SINH 10)


Câu 1.
Cho biết vai trò các loại liên kết hóa học chủ yếu tham gia duy trì cấu trúc không
gian của các đại phân tử protein và axít nucleic trong nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân
thực.
Câu 2.
a. Kể tên các cấu trúc, các bào quan được cấu tạo từ màng cơ sở có trong tế bào nhân
thực ? Những cấu trúc, bào quan nào không thuộc hệ thống màng nội bào? Giải
thích?
b. Tại sao không thể đưa ra một con số chính xác về số phân tử ATP tạo thành trong
quá trình hô hấp hiếu khí nội bào của tế bào nhân thực với nguyên liệu khởi đầu là 1
phân tử glucose?
Câu 3.
a. Hình vẽ dưới đây minh họa một tế bào đang ở một kỳ của quá trình giảm phân.

Tế bào lưỡng bội (2n) của loài này có khoảng 2,83 × 10 8 cặp nuclêôtit. Hãy xác định
số cặp nuclêôtit có trong tế bào:
c1 – Đang ở pha G1 của kỳ trung gian
c2 – Vào kỳ cuối của lần phân bào I giảm phân
c3 – Kết thúc kỳ cuối của lần phân bào II giảm phân
c4 – Vào kỳ sau của nguyên phân
c5 – Kết thúc kỳ cuối của nguyên phân
c6 – Tế bào sinh dục chín.
b. Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của một cá thể đực thuộc loài nói trong
câu c có một số tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân 5 lần liên tiếp. Có 87,5% số
tế bào con tạo ra được chuyển sang vùng chín trở thành tế bào sinh tinh. Trong số các
1
tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ
tinh tạo ra tổng số 168 hợp tử.
Tính số tế bào sinh dục sơ khai đực đã phát sinh ra các loại tinh trùng nói trên và số
nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh đó.
Câu 4.
a. Kể tên các sản phẩm và vai trò của các sản phẩm đó trong pha sáng và pha tối của
quang hợp. Mối liên quan của hai pha như thế nào?
b. Trình bày tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới?
c. Cho enzim mantaza.
(1) Hãy chọn cơ chất, sản phẩm tạo thành của enzim này.
(2) Nếu nhiệt độ tăng quá cao thì tốc độ phản ứng của enzim mantaza sẽ thế nào?
Giải thích?
(3) Điều gì xảy ra với ống nghiệm có cơ chất và enzim mantaza khi:
+ Đưa vào ngăn đá
+ Nhỏ HCL vào
+ Cho muối asen hoặc thủy ngân vào.
Phản ứng có xảy ra không? Giải thích.
d. Người ta giữ khoai tây một tuần trong không khí sạch, sau đó giữ một tuần trong
nitơ sạch; rồi lại giữ một tuần trong không khí sạch. Lượng CO2 giải phóng ra trong
thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị:
CO2

0 Tuần
1 2 3

Hãy giải thích hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên.
Câu 5. a. Hình dưới đây là sơ đồ khái quát của quá trình quang hợp
2
(1) Hãy xác định vị trí F, G; đâu là phản ứng sáng và đâu là phản ứng tối.
(2) Xác định các chất tương ứng với các chữ cái B, C, D, E, H, I, K, L ở sơ đồ trên.
(3) Ôxy được sinh tra trong quang hợp nhờ quá trình nào? Từ nơi được tạo ra, ôxy
phải đi qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào?
b. Nêu điểm khác nhau giữa hai pha của quá trình quang hợp
c. Hãy chỉ ra điểm giống nhau trong cấu tạo của ty thể và lục lạp. Căn cứ vào đâu mà
người ta cho rằng ty thể và lục lạp có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ đã ẩn nhập vào tế
bào nhân chuẩn bằng hiện tượng thực bào?
d.
(1) Cho sơ đồ hoạt động của enzim như sau:

A B C E F

H D G

Nếu G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào tăng lên một cách bất thường?
Giải thích?
(2) Sơ đồ sau thể hiện tính chất nào và hình thức điều hòa hoạt động nào của enzim?

A B C D E
Enzim 1 Enzim 2 Enzim 3 Enzim 4

Câu 6.

3
Cho 4 tế bào A, B, C, D của bốn loài tiến hành phân bào và đang ở kỳ phân bào như
hình dưới đây. Quan sát hình vẽ, hãy xác định:

A B C D
a. Kỳ phân bào của các tế bào A, B, C và D.
b. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của mỗi loại có tế bào trên.
c. Giả sử tế bào C đang ở một kỳ của quá trình giảm phân. Tế bào lưỡng bội (2n) của
loài này có khoảng 2,83 × 108 cặp nuclêôtit. Hãy xác định số cặp nuclêôtit có trong tế
bào:
c1 – Đang ở pha G1 của kỳ trung gian
c2 – Vào kỳ cuối của lần phân bào I giảm phân
c3 – Kết thúc kỳ cuối của lần phân bào II giảm phân
c4 – Vào kỳ sau của nguyên phân
c5 – Kết thúc kỳ cuối của nguyên phân
c6 – Tế bào sinh dục chín.
d. Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của một cá thể đực thuộc loài nói trong
câu c có một số tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân 5 lần liên tiếp. Có 87,5% số
tế bào con tạo ra được chuyển sang vùng chín trở thành tế bào sinh tinh. Trong số các
tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ
tinh tạo ra tổng số 168 hợp tử.
Tính số tế bào sinh dục sơ khai đực đã phát sinh ra các loại tinh trùng nói trên và số
nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh đó.

You might also like