You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA SINH 10

* Nội dung ôn tập: Bài 16, 17, 18, 19


I. Một số câu hỏi gợi ý
1. Khái niệm hô hấp tế bào, PTTQ của hô hấp tế bào.
2. Trình bày các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào (vị trí xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm).
3. Khái niệm quang hợp, PTTQ của quá trình quang hợp.
4. Các pha của quá trình quang hợp (vị trí xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm).
5. Sự biến đổi hình thái của NST qua các kì của quá trình nguyên phân.
6. Kết quả, ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
7. Sự biến đổi hình thái của NST qua các kì của quá trình giảm phân I.
8. Sự khác nhau về kết quả của giảm phân ở tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng.
9. Tại sao nguyên phân lại tạo ra các tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ.
10. Trong quá trình quang hợp, tại sao pha tối không sử dụng ánh sáng nhưng nếu không có ánh sáng thì pha tối cũng
không xảy ra?
II. Một số câu hỏi trắc nghiệm tham khảo
Câu 1: Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?
A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào
B. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP
C. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử
D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào
Câu 2: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân?
A. Glucozơ → axit piruvic + ATP + NADH
B. Glucozơ → CO2 + ATP + NADH
C. Glucozơ → nước + năng lượng
D. Glucozơ → CO2 + nước
Câu 3: Chất hữu cơ trực tiếp đi vào chu trình Crep là
A. axit lactic B. axetyl - CoA
C. axit axetic D. glucôzơ
Câu 4: Giai đoạn nào sinh ra nhiều ATP nhất?
A.Đường phân
B.Chuỗi chuyền electron hô hấp
C.Chu trình Crep
D.Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep
Câu 5: Ở sinh vật nhân sơ không có ti thể thì hô hấp tế bào diễn ra ở
A. tế bào chất và nhân tế bào
B. tế bào chất và màng nhân
C. tế bào chất và màng sinh chất
D. nhân tế bào và màng sinh chất
Câu 6: Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là
A. Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào
B. Giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào
C. Giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu
D. Tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa
Câu 7: Trong quang hợp, oxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây?
A. Hấp thụ ánh sáng của diệp lục
B. Quang phân li nước
C. Các phản ứng oxi hóa khử
D. Chuỗi truyền electron
Câu 8: Trong pha sáng, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ
A. Quá trình quang phân li nước
B. Quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng trở thành trạng thái kích động
C. Hoạt động của chuỗi truyền electron
D. Sự hấp thụ năng lượng của nước
Câu 9: Những hoạt động nào sau đây xảay ra trong pha tối
(1) Giải phóng oxi.
(2) Biến đổi khí CO2 hấp thụ từ khí quyển thành cacbohidrat.
(3) Giải phóng electron từ quang phân li nước.
(4) Tổng hợp nhiều phân tử ATP.
(5) Sinh ra nước mới.
Những phương án trả lời đúng là
A. (1), (4) B. (2), (3) C. (3), (5) D. (2), (5)
Câu 10: Nguồn năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yêu lấy từ
a. ADP và NADP+ được tạo ra trong pha sáng
b. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp
c. ATP và NADPH được tạo ra trong pha sáng.
d. Do diệp lục cung cấp.
Câu 11: Pha tối quang hợp xảy ra ở cấu trúc nào sau đây?
A. màng tilacoit của lục lạp. B. các lớp màng của lục lạp.
C. chất nền của lục lạp. D. các hạt grana.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang hợp?
A. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
B. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể của tất cả các loại sinh vật.
C. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ.
D. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2.
Câu 13: Khi nói về pha sáng quang hợp, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Xảy ra tại màng tilacoit của lục lạp.
(2) Xảy ra trong chất nền của lục lạp.
(3) Là quá trình oxi hóa nước.
(4) Nhất thiết phải có ánh sáng.
A. (2), (3), (4). B. (1), (3). C. (1), (2), (4). D. (1), (4).
Câu 14: Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?
A. Pha G1 B. Pha G2 C. Pha S D. Pha G1 và pha G2
Câu 15: Trong kỳ đầu của nguyên nhân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây ?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép. B. Bắt đầu co xoắn.
C. Co xoắn tối đa. D. Bắt đầu dãn xoắn.
Câu 16: Thoi phân bào bắt đầu được hình thành ở kì nào trong quá trình nguyên phân?
A. Kỳ đầu B. Kỳ sau C. Kỳ giữa D. Kỳ cuối
Câu 17: Hoạt động nào trong các hoạt động sau của nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân?
A. 2 NST con trong từng NST kép tách nhau khỏi tâm động và phân li về 2 cực của tế bào.
B. Phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép.
C. Không tách tâm động và dãn xoắn.
D. Tiếp tục xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 18: Nguyên nhân làm cho các tế bào con được tạo ra trong nguyên phân có số lượng NST bằng nhau là do
A. sự nhân đôi và co xoắn nhiễm sắc thể B. sự nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể
C. sự phân li và dãn xoắn nhiễm sắc thể D. sự co xoắn và dãn xoắn nhiễm sắc thể
Câu 19: Khi hoàn thành kỳ sau, số nhiễm sắc thể trong tế bào con là
A. 4n ở trạng thái đơn C. 4n ở trạng thái kép
B. 2n ở trạng thái đơn D. 2n ở trạng thái đơn
Câu 20: Ở gà có bộ NST 2n=78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là :
A. 78 nhiễm sắc thể đơn B. 78 nhiễm sắc thể kép
C. 156 nhiễm sắc thể đơn D. 156 nhiễm sắc thể kép
Câu 21: Người có bộ NST 2n = 46. Vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có :
A. 46 nhiễm sắc thể đơn B. 46 nhiễm sắc thể kép
C. 46 crômatit D. 92 tâm động
Câu 22: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng C. Giao tử
B. Tế bào sinh dục chín D. Tế bào xô ma
Câu 23: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể diễn ra ở kỳ nào trong giảm phân ?
A. Kỳ đầu I B. Kỳ giữa I C. Kỳ đầu II D. Kỳ giữa II
Câu 24: Kết thúc lần phân bào I trong giảm phân, các nhiễm sắc thể trong tế bào ở trạng thái
A. đơn và dãn xoắn C. kép và dãn xoắn
B. đơn và co xoắn D. kép và co xoắn
Câu 25: Trong giảm phân II, các nhiễm sắc thể có trạng thái kép ở các kỳ nào sau đây ?
A. Sau II, cuối II và giữa II B. Đầu II, cuối II và sau II
C. Đầu II, giữa II D. Tất cả các kỳ của giảm phân II
Câu 26: Số NST trong một tế bào ở cuối kỳ cuối quá trình nguyên phân (sau khi phân chia tế bào chất) là
A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép.
Câu 27: Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự
A. S, G1, G2, nguyên phân. B. G1, G2, S, nguyên phân.
C. G1, S, G2, nguyên phân .D. G2, G1, S, nguyên phân.
Câu 28: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài (2n = 8) giảm phân bình thường . Nếu đó là các tế bào chín sinh dục của
con cái thì sau giảm phân, số loại giao tử tối đa thu được là
A. 10 B. 1 C. 20 D. 5
Câu 29: Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ
A. cuối. B. sau. C. giữa . D. đầu.
Câu 30: Từ 1 tế bào ban đầu, qua k lần phân chia nguyên phân liên tiếp tạo ra được
A. 2k tế bào con . B. k/2 tế bào con. C. k - 2 tế bào con. D. 2k tế bào con.
Câu 31: Kết thúc lần phân bào I trong giảm phân, các nhiễm sắc thể trong tế bào ở trạng thái
A. đơn và dãn xoắn C. kép và dãn xoắn
B. đơn và co xoắn D. kép và co xoắn
Câu 32: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài (2n = 8) giảm phân bình thường. Ở cuối kì sau I, trong mỗi tế bào có
A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động. B. 16 NST đơn, 0 cromatit, 16 tâm động.
C. 8 NST kép, 8 cromatit, 8 tâm động. D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động.
Câu 33: Kết thúc giảm phân I, sinh ra 2 tế bào con, trong mỗi tế bào con có
A. nNST đơn, dãn xoắn. B. nNST kép, dãn xoắn.
C. 2n NST đơn, co xoắn. D. n NST đơn, co xoắn.
Câu 34: Sự kiện nào dưới đây không xảy ra trong các kì của quá trình nguyên phân?
A. tái bản ADN. B. tách đôi trung thể.
C. tạo thoi phân bào. D. phân ly các nhiễm sắc tử chị em.
Câu 35: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là
A. Các NST đều ở trạng thái đơn. B. Có sự dãn xoắn của các NST.
C. Các NST đều ở trạng thái kép. D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào

You might also like