You are on page 1of 11

Ôn tập SH10 HK2 21-22

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP SINH HỌC 10 HKII 2021 - 2022


***/ Chủ đề 1: Phân bào
*1. Chu kì tế bào và nguyên phân.
Câu 1: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?
A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa.  B. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối.
C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.  D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối.
Câu 2: Trật tự nào sau đây đúng về các kì của quá trình nguyên phân ở tế bào nhân thực?
I. Kì giữa. II. Kì đầu. III. Kì cuối. IV. Kì sau.
A. I → II → III → IV. B. II → I → IV → III.
C. III → I → IV → II. D. I → II → IV → III.
Câu 3: Ở kì đầu của nguyên phân không xảy ra sự kiện nào dưới đây ?
A. Màng nhân dần tiêu biến.
B. NST dần co xoắn.
C. Các nhiễm sắc tử tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào.
D. Thoi phân bào dần xuất hiện.
Câu 4: Trong kỳ đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép. B. Bắt đầu co xoắn lại.
C. Co xoắn tối đa. D. Bắt đầu dãn xoắn.
Câu 5: Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn là sự kiện xảy ra ở
A. Kì giữa. B. Kì sau. C. Kì đầu. D. Kì cuối.
Câu 6: Trong quá trình nguyên phân bình thường, thoi phân bào dần xuất hiện ở kì nào?
A. Kì giữa. B. Kì sau. C. Kì đầu. D. Kì cuối.
Câu 7: Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ nào?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 8: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. Qúa
trình này là ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau.  D. Kì cuối.
Câu 9: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?
A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì sau.
Câu 10: Sự phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy ra ở
A. Kì đầu. B. Kì sau. C. Kì giữa. D. Kì cuối.
Câu 11: Trong quá trình nguyên phân bình thường của một tế bào lưỡng bội (2n), số lượng và
trạng thái nhiễm sắc thể trong tế bào ở kì giữa là
A. 2n, kép. B. 4n, đơn. C. 4n, kép. D. 2n, đơn.
Câu 12: Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình nguyên phân như thế nào?
A. Đóng xoắn cực đại . B. Bắt đầu đóng xoắn.
C. Dãn xoắn. D. Bắt đầu tháo xoắn.
Câu 13: Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng và dễ quan
sát nhất ở kỳ
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 14: Hiện tượng sau đây xảy ra ở kỳ cuối là:
A. Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào. B. Màng nhân và nhân con xuất hiện.
C. Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn. D. Các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép.
Câu 15: Hiện tượng không xảy ra ở kỳ cuối là:
A. Thoi phân bào biến mất. B. Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn.
C. Màng nhân và nhân con xuất hiện. D. Nhiễm sắc thể tiếp tục nhân đôi.
Câu 16: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về kỳ giữa của quá trình phân bào nguyên phân?
A. 2 sợi cromatit trong mỗi NST kép tách nhau tại tâm động và phân li đều về 2 cực của tế bào.
B. Các NST bắt đầu co xoắn, tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C. Các NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
D. Mỗi NST tự nhân đôi tạo thành NST kép gồm 2 sợi cromatit dính nhau tại tâm động.
Trang 1
Ôn tập SH10 HK2 21-22
Câu 17: Có 10 tế bào loài A (2n=8 NST) trải qua 5 lần phân bào nguyên phân liên tiếp, tính số tế
bào con tạo ra bao nhiêu?
A. 32 tế bào. B. 320 tế bào. C. 400 tế bào. D. 80 tế bào.
Câu 18: Sau một số lần nguyên phân của 1 hợp tử người đã tạo ra 1024 tế bào. Số lần nguyên phân
của hợp tử và số NST trong mỗi tế bào con lần lượt là
A. 10 lần, 23 đơn B. 9 lần, 46 đơn C. 10 lần, 46 kép D. 10 lần, 46 đơn
Câu 19: Một cơ thể thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một tế bào sinh dưỡng ở mô
phân sinh của loài này tiến hành nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra 128 tế bào con. Số đợt
nguyên phân từ tế bào ban đầu là
A. 5. B. 7. C. 6. D. 9.
Câu 20: Ở gà có bộ NST 2n = 78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số
lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất
cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là:
A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 21: Một hợp tử đậu Hà Lan (2n = 14) nguyên phân một số lần tạo ra các tế bào con với tổng
số 448 NST đơn. Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo thành của hợp tử trên?
A. 7 B. 5 C. 6 D. 4
Câu 22: Xét 5 tế bào của 1 loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 6 đều nguyên phân với số lần bằng nhau
đã cần môi trường nội bào cung cấp 90 NST đơn. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào trên:
A. 1 B. 2 C. 5 D. 3

*2. Giảm phân


Câu 23: Qua giảm phân, từ 1 tế bào mẹ tạo ra các tế bào con có số NST trong mỗi tế bào con như
thế nào so với số NST của tế bào mẹ.
A. bằng gấp đôi. B. bằng một nửa. C. bằng nhau. D. bằng gấp ba lần.
Câu 24: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo nhiễm sắc thể diễn ra ở kỳ nào trong giảm phân?
A. Kỳ đầu I. B. Kỳ giữa I. C. Kỳ đầu II. D. Kỳ trung gian.
Câu 25: Trong giảm phân, các NST co xoắn cực đại và xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào ở
A. Kì giữa I và kì sau I.    B. Kì giữa II và kì sau II.
C. Kì giữa I và kì giữa II.   D. Kì đầu II và kì giữa II.
Câu 26: Vào kỳ đầu của quá trình giảm phân I xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Các NST kép bắt đầu co xoắn.  B. Thoi vô sắc đã được hình thành hoàn chỉnh. 
C. Màng nhân trở nên rõ rệt hơn.  D. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi. 
Câu 27: Phát biểu sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kỳ sau I của giảm phân là:
A. Phân li ở trạng thái đơn.  B. Phân li nhưng không tách tâm động. 
C. Chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào.  D. Tách tâm động rồi mới phân li. 
Câu 28: Diễn biến xảy ra ở kì sau của quá trình giảm phân 1 là
A. NST kép tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo.
B. các nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa.
C. NST kép di chuyển về 2 cực tế bào trên thoi phân bào.
D. NST sắp xếp 1 hàng trên thoi phân bào.
Câu 29: “NST co xoắn cực đại và tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào”
là diễn biến của kì nào?
A. Kì giữa 2. B. Kì đầu 1. C. Kì giữa 1. D. Kì đầu 2.
Câu 30: Trong giảm phân, các nhiễm sắc thể kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
của thoi vô sắc là đặc điểm của kì nào sau đây?
A. Kì đầu I. B. Kì đầu II. C. Kì giữa I. D. Kì giữa II.
Câu 31: Trong giảm phân, các nhiễm sắc thể kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo
của thoi vô sắc là đặc điểm của kì nào sau đây?
A. Kì đầu II. B. Kì giữa I. C. Kì giữa II. D. Kì đầu I.
Trang 2
Ôn tập SH10 HK2 21-22
Câu 32: Trong giảm phân I, NST kép tồn tại ở
A. kì trung gian. B. kì đầu 1. C. kì sau 1. D. tất cả các kì đã nêu.
Câu 33: Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là:
A. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.  B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín. 
C. Đều có một lần nhân đôi NST.  D. Cả A, B, C đều đúng. 
Câu 34: Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là:
A. Có hai lần nhân đôi NST.  B. Có một lần phân bào. 
C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xô ma.  D. Tế bào con có số NST đơn bội. 
Câu 35: Kết quả quá trình giảm phân I là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa
A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép.
Câu 36: Kết thúc quá trình giảm phân II (diễn ra bình thường), mỗi tế bào con thu được có bộ
nhiễm sắc thể nào sau đây?
A. 2n (đơn). B. n (đơn). C. n (kép). D. 2n (kép).
Câu 37: Từ một tế bào (2n) của sinh vật nhân thực sau khi kết thúc quá trình giảm phân bình
thường tạo ra các tế bào con, trong đó mỗi tế bào có bộ nhiễm sắc thể
A. 2n kép. B. n đơn. C. 2n đơn. D. n kép.
Câu 38: Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra
A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
Câu 39: Ở động vật, 1 tế bào sinh tinh chín 2n=8 NST thực hiện giảm phân sẽ cho (1) tinh trùng và
số lượng NST trong mỗi tinh trùng là (2). (1) và (2) lần lượt là:
A. 1, 8 B. 1, 4 C. 4, 8 D. 4, 4
Câu 40: Cho các sự kiện sau, có bao nhiêu sự kiện đúng khi nói về kì sau của giảm phân I?
(1) Xảy ra sự tiếp hợp của các NST kép theo cặp tương đồng và có thể xảy ra trao đổi chéo.
(2) Màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến.
(3) NST kép co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
(4) Hai NST kép trong mỗi cặp tương đồng phân li về 2 cực của tế bào.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 41: Có bao nhiêu sự kiện sau đây xảy ra vào kì giữa trong lần giảm phân I?
(1) Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng.
(2) Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
(3) Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi vô sắc về 2 cực của tế bào.
(4) NST kép co xoắn cực đại.
(5) Mỗi NST kép tách nhau ra đi về 2 cực của tế bào.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 42: Sự kiện nào sau đây chỉ xảy ra trong phân bào giảm phân mà không xảy ra trong phân bào
nguyên phân?
A. Phân li của các nhiễm sắc thể đơn về hai cực của tế bào.
B. Tập trung của các nhiễm sắc thể kép thành một hàng.
C. Tiếp hợp, trao đổi chéo của các NST kép theo cặp tương đồng.
D. Tự nhân đôi của các nhiễm sắc thể tạo thành NST kép.
Câu 43: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình phân bào giảm phân bình
thường?
I. Gồm hai lần phân bào liên tiếp nhưng nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi một lần.
II. Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục ở vùng chín.
III. Từ 1 tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo 4 tế bào con, mỗi tế
bào con có bộ nhiễm sắc thể n.
IV. Ở động vật, một tế bào sinh tinh qua giảm phân và phát sinh giao tử bình thường sẽ tạo ra 4
tinh trùng.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Trang 3
Ôn tập SH10 HK2 21-22
Câu 44: Hình vẽ sau đây mô tả một tế bào ở cơ thể lưỡng bội đang thực hiện quá trình phân bào.

Cho biết các chữ cái A, a, B, b là kí hiệu cho các nhiễm sắc thể; A và a là 2 NST của cặp tương
đồng số 1; B và b là 2 NST của cặp tương đồng số 2. Quá trình phân bào không xảy ra đột biến,
theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Bộ NST lưỡng bội của tế bào này là 2n = 4.
B. Tế bào đang ở kỳ sau của quá trình phân bào nguyên phân hoặc kỳ sau của giảm phân II.
C. Tế bào đang ở kỳ sau của quá trình phân bào nguyên phân.
D. Kết quả của quá trình phân bào tạo ra 2 tế bào con đều có bộ NST là AaBb.
Câu 45: Khi quan sát quá trình phân bào bình thường ở một tế bào (tế bào A) của một loài dưới
kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới. Có bao nhiêu kết luận sau
đây là không đúng?

(1) Tế bào A đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.


(2) Tế bào A có bộ NST 2n = 4.
(3) Mỗi gen trên NST của tế bào A trong giai đoạn này đều có 2 alen.
(4) Tế bào A khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra các tế bào con có bộ NST n = 2.
(5) Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 46: Hình bên là sơ đồ minh họa quá trình phân bào ở một cơ thể lưỡng bội bình thường. Cho
biết quá trình phân bào diễn ra bình thường, hình này mô tả
A. kì giữa của giảm phân I với n = 2.
B. kì giữa của giảm phân II với n = 2.
C. kì giữa của giảm phân I với n = 4.
D. kì giữa của giảm phân II với n = 4.

***/ Chủ đề 2: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
*1. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
Câu 47: Vi sinh vật sử dụng nguồn cacbon vô cơ và nhận năng lượng từ các chất hóa học được gọi
là vi sinh vật:
A. Hóa tự dưỡng. B. Hóa dị dưỡng. C. Quang tự dưỡng. D. Quang dị dưỡng.
Câu 48: Vi sinh vật sử dụng nguồn cacbon là CO2 và nguồn năng lượng là ánh sáng thì có kiểu
dinh dưỡng là:
A. Quang tự dưỡng. B. Hóa tự dưỡng. C. Quang dị dưỡng. D. Hóa dị dưỡng.
Câu 49: Hình thức dinh dưỡng nào sau đây có nguồn cacbon chủ yếu là chất hữu cơ và nguồn
năng lượng là ánh sáng?
A. Hoá tự dưỡng. B. Quang tự dưỡng. C. Hoá dị dưỡng. D. Quang dị dưỡng.

Trang 4
Ôn tập SH10 HK2 21-22
Câu 50: Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ đậu có nguồn năng lượng là chất vô cơ và sử
dụng nguồn cacbon từ CO2 trong không khí. Đây là hình thức dinh dưỡng:
A. Quang tự dưỡng. B. Hóa tự dưỡng. C. Quang dị dưỡng. D. Hóa dị dưỡng.
Câu 51: Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn cacbon và nguồn năng lượng là
A. chất hữu cơ, ánh sáng. B. CO2, hoá học.
C. CO2, ánh sáng D. chất hữu cơ, hoá học.
Câu 52: Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon nào sau đây?
A. Ánh sáng và chất hữu cơ. B. Ánh sáng và CO2.
C. Chất vô cơ và CO2.D. Ánh sáng và chất vô cơ.
Câu 53: Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
A. chất hữu cơ. B. ánh sáng và chất hữu cơ.
C. chất vô cơ và CO2. D. ánh sáng và CO2.
Câu 54: Vi khuẩn lactic sử dụng glucôzơ làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu. Vậy vi
khuẩn lactic thuộc kiểu dinh dưỡng nào sau đây?
A. Quang tự dưỡng. B. Hóa dị dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Quang dị dưỡng.
Câu 55: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là chất vô cơ (NH4 ,NO2-...) và nguồn cacbon chủ
+

yếu là CO2 thuộc kiểu dinh dưỡng nào sau đây?


A. Quang dị dưỡng. B. Quang tự dưỡng. C. Hóa dị dưỡng. D. Hóa tự dưỡng.
Câu 56: Nấm men sử dụng glucôzơ làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu. Vậy nấm
men thuộc kiểu dinh dưỡng nào sau đây?
A. Hóa dị dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Quang tự dưỡng. D. Hóa tự dưỡng.
Câu 57: Khi nói về kiểu dinh dưỡng của các vi sinh vật, chọn phát biểu sai trong các phát biểu
dưới đây? 
A. Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng.
B. Vi khuẩn tía không chứa lưu huỳnh dinh dưỡng theo kiểu quang dị dưỡng.
C. Nấm dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng.
D. Vi khuẩn nitrat hóa dinh dưỡng theo kiếu hóa dị dưỡng.
Câu 58: Chất nhận electron cuối cùng trong hô hấp hiếu khí là
A. các chất vô cơ. B. chất hữu cơ. C. Oxi phân tử. D. chất vô cơ không phải O2
Câu 59: Trong quá trình lên men ở vi sinh vật, chất nhận electron cuối cùng là
A. NO3-. B. O2. C. các phân tử hữu cơ. D. các hợp chất vô cơ.
Câu 60: Trong quá trình hô hấp kị khí ở vi sinh vật, chất nhận electron cuối cùng là
A. NO3-, SO42- B. O2. C. các phân tử hữu cơ. D. H2O.
Câu 59: Trong quá trình lên men, chất cho electron và chất nhận electron lần lượt là
A. chất hữu cơ, chất vô cơ. B. chất hữu cơ, ôxi.
C. chất hữu cơ, chất hữu cơ. D. chất vô cơ, chất hữu cơ.
Câu 60: Nhận định nào sau đây đúng về quá trình hô hấp hoặc lên men ở vi sinh vật?
A. Chất nhận electron cuối cùng trong quá trình hô hấp kị khí là oxi phân tử.
B. Sản phẩm cuối cùng của quá trình hô hấp hiếu khí là CO2, H2O.
C. Chất nhận electron cuối cùng trong quá trình lên men là chất vô cơ đơn giản.
D. Lên men tạo ra sản phẩm đặc trưng như O2, H2O.
Câu 61: Ý nào sau đây là đúng khi nói về quá trình lên men?
A. Lên men là quá trình chuyển hóa hiếu khí.
B. Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí.
C. Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là các phân tử vô cơ.
D. Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là NO3.
Câu 62: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về hô hấp ở vi sinh vật?
A. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng là
oxi phân tử.
B. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử vô cơ mà chất nhận electron cuối cùng là oxi
phân tử.
Trang 5
Ôn tập SH10 HK2 21-22
C. Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohidrat mà chất nhận electron cuối cùng là một phân
tử vô cơ không phải là oxi.
D. Hô hấp là một hình thức hóa dị dưỡng cacbohidrat.
Câu 63: Khi nói về quá trình lên men, phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Chuyển hóa hiếu khí diễn ra trong tế bào chất mà chất cho và chất nhận electron là các phân
tử hữu cơ.
B. Chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất mà chất cho và chất nhận electron là các phân tử
hữu cơ.
C. Chuyển hóa kị khí diên ra trong tế bào chất mà chất cho và chất nhận electron là các phân tử
vô cơ.
D. Chuyển hóa hiếu khí diễn ra trong tế bào chất mà chất cho và chất nhận electron là các phân
tử vô cơ.

***/ Chủ đề 3: Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật


Câu 64: Nấm men bia có thời gian thế hệ (g) là 2 giờ ở 300C và điều kiện thí nghiệm đầy đủ. Số tế
bào nấm men bia ban đầu là 10 5 .Sau một thời gian sinh trưởng số lượng tế bào đạt được là 256.10 5.
Vậy nấm men bia đã sinh trưởng trong thời gian bao lâu?
A. 16 giờ B. 4 giờ C. 14 giờ D. 10 giờ
Câu 65: Người ta thả vào bình nuôi cấy 200 tế bào phẩy khuẩn tả, sau 2 giờ thì số tế bào phẩy
khuẩn tả có thể có trong bình nuôi cấy là bao nhiêu? Biết thời gian thế hệ của phẩy khuẩn tả là 20
phút
A. 204800 B. 6400 C. 102400 D. 12800
Câu 66: Trong thời gian 375 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào mới.
Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 2 giờ. B. 1 giờ 30 phút. C. 45 phút D. 1 giờ 15 phút.
Câu 67: Trong thời gian 120 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 64 tế bào mới.
Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 20 phút B. 2 giờ C. 40 phút D. 60 phút
Câu 68: Một quần thể vi khuẩn có số lượng ban đầu là 500, sau 2 giờ đồng hồ, số lượng tế bào
trong quần thể đạt 4000 tế bào. Thời gian thế hệ của quần thể là:
A. 20 phút B. 30 phút C. 40 phút D. 1 giờ
Câu 69: Loài vi khuẩn A có thời gian thế hệ là 45 phút. 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong
môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ
cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu.
A. 4,5 giờ B. 1,5 giờ C. 2 giờ D. 3 giờ
Câu 69: Một quần thể vi khuẩn E.coli ban đầu có 2.10 tế bào được nuôi trong điều kiện thích hợp.
5

Sau 3 giờ, số lượng tế bào trung bình trong quần thể này là bao nhiêu? (Biết rằng thời gian thế hệ
của vi khuẩn E.coli là 20 phút).
A. 105. 210 B. 105. 29 C. 105. 28 D. 104. 210
Câu 70: Tiến hành nuôi cấy 13 tế bào vi khuẩn trong điều kiện tối ưu thì sau 4giờ30phút, lượng tế
bào đạt được là 832 tế bào. Hỏi các tế bào vi khuẩn ban đầu đã phân chia bao nhiêu lần? Thời gian
thế hệ của vi khuẩn này là bao nhiêu?
A. 40 phút B. 30 phút C. 45 phút D. 1 giờ
***/ Chủ đề 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.
Câu 71: Nhân tố sinh trưởng là một số chất...
A. hữu cơ cần cho sự sinh trưởng của VSV nhưng chúng không thể tự tổng hợp được từ các chất
vô cơ
B. hữu cơ cần cho sự sinh trưởng của VSV mà chúng có thể tự tổng hợp được từ các chất vô cơ
C. vô cơ cần cho sự sinh trưởng của VSV nhưng chúng không thể tự tổng hợp được từ các chất
hữu cơ
D. vô cơ cần cho sự sinh trưởng của VSV mà chúng có thể tự tổng hợp được từ các chất hữu cơ.
Trang 6
Ôn tập SH10 HK2 21-22
Câu 72: Nhân tố sinh trưởng là một số chất hữu cơ
A. cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật.
B. không cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật.
C. cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng tự tổng hợp được.
D. cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được.
Câu 73: Vi sinh vật (VSV) có khả năng tổng hợp nhân tố sinh trưởng gọi là
A. VSV dị dưỡng. B. VSV nguyên dưỡng.
C. VSV hóa dưỡng. D. VSV khuyết dưỡng.
Câu 74: Vi sinh vật không tổng hợp được nhân tố sinh trưởng còn được gọi là vi sinh vật:
A. Khuyết hợp.   B. Nguyên dưỡng. C. Vô dưỡng. D. Khuyết dưỡng.
Câu 75: Vi sinh vật khuyết dưỡng
A. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng.
B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
C. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể.
D. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng.
Câu 76: Vi sinh vật (VSV) sinh trưởng được trong môi trường tối thiểu gọi là
A. VSV khuyết dưỡng. B. VSV nguyên dưỡng.
C. VSV dị dưỡng. D. VSV hóa dưỡng.
Câu 77: Đối với một số vi sinh vật, các chất nào sau đây có thể coi là nhân tố sinh trưởng?
A. Chất kháng sinh. B. Các chất ôxyhóa.
C. Axit amin và vitamin. D. Các enzim.
Câu 78: Đối với vi sinh vật, chất nào dưới đây được xem là nhân tố sinh trưởng?
A. Vitamin.            B. Cacbohiđrat. C. Nước.                D. Lipit.
Câu 79: Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật có thể là chất nào sau đây?
A. Hợp chất phenol. B. Chất kháng sinh. C. Axit amin. D. Iôt.
Câu 80: Phương án nào đúng khi nói về vi khuẩn E.coli triptophan âm?
A. Vi khuẩn có khả năng tự tổng hợp triptophan để sinh trưởng.
B. Vi khuẩn không cần bổ sung triptophan để sinh trưởng.
C. Vi khuẩn nguyên dưỡng với triptophan.
D. Vi khuẩn sinh trưởng được trên môi trường có triptophan.
Câu 81: Một chủng tụ cầu vàng ( Stahylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường như sau:
Môi trường A gồm: nước, muối khoáng và nước thịt.
Môi trường B gồm: nước, muối khoáng, glucôzơ và tiamin (vitamin B1)
Môi trường C gồm: nước, muối khoáng, glucôzơ.
Sau khi nuôi ở tủ ấm 370C một thời gian, môi trường A và môi trường B trở nên đục còn môi
trường C vẫn trong suốt. Kết luận nào sau đây là sai khi phân tích kết quả trên?
A. Chủng tụ cầu vàng thuộc nhóm vi sinh vật khuyết dưỡng.
B. Chủng tụ cầu vàng thuộc nhóm vi sinh vật (VSV) ưa ấm và ưa pH trung tính.
C. Tiamin được gọi là nhân tố sinh trưởng đối với chủng tụ cầu vàng.
D. Trong môi trường A, chủng tụ cầu vàng thuộc nhóm VSV nguyên dưỡng.
Câu 82: Chất dinh dưỡng là
A. những chất làm vi sinh vật không sinh trưởng được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của vi
sinh vật.
B. một số chất hữu cơ không cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng tổng hợp được.
C. một số chất vô cơ không cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng tổng hợp được.
D. những chất giúp cho vi sinh vật đồng hoá và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng.
Câu 83: Chất ức chế sinh trưởng là những chất làm cho vi sinh vật (VSV)
A. đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng.
B. không sinh trưởng được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của VSV.
C. sinh trưởng và phát triển mạnh khi tiếp xúc với nó.
D. không tổng hợp được các chất để giúp nó tăng sinh khối.
Câu 84: Chất nào sau đây được sử dụng để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Prôtêin. B. Lipit. C. Cloramin. D. Cacbohiđrat.
Trang 7
Ôn tập SH10 HK2 21-22
Câu 85: Chất nào sau đây được sử dụng để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Prôtêin. B. Cacbohiđrat. C. Lipit. D. Êtanol.
Câu 86: Để thanh trùng nước máy, nước bể bơi, người ta thường dùng
A. cloramin. B. chất kháng sinh. C. hợp chất phênol. D. Iôt.
Câu 87: Các chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình:
A. cồn, chất kháng sinh. B. cồn, thuốc tím, chất kháng sinh.
C. thuốc tím, cồn, thuỷ ngân, bạc. D. chất kháng sinh, thuỷ ngân.
Câu 88: Chất nào sau đây diệt khuẩn có chọn lọc; thường dùng trong y tế, thú y:
A. hợp chất phênol. B. Clo. C. chất kháng sinh. D. kim loại nặng.
Câu 89: Chất nào sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của VSV và có tác dụng ức chế hoạt động
của VSV khác là:
A. Chất kháng sinh. B. Alđehit. C. Axit amin. D. Các hợp chất cacbohidrat.
Câu 90: Chất ức chế sinh trưởng vi sinh vật nào sau đây được sử dụng để thanh trùng nước máy
hoặc nước các bể bơi?
A. Iốt    B. Phenol C. Clo                D. Phoocmandehit
Câu 91: Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc?
A. Chất kháng sinh. B. Cồn. C. Rượu. D. Phenol.
Câu 92: Chất nào sau đây thường được dùng để thanh trùng nước sinh hoạt?
A. Izôprôpanol. B. Cloramin. C. Thủy ngân. D. Êtanol.

***/ Chủ đề 6: Cấu trúc các loại virut.


Câu 93: Những virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?
A. Virut cúm và virut sởi. B. Virut sởi và virut bại liệt.
C. Virut sởi và phagơ. D. Virut bại liệt và virut mụn cơm.
Câu 94: Những virut nào sau đây có cấu trúc khối?
A. Virut cúm và virut virut sởi. B. Virut sởi và virut bại liệt.
C. Virut đậu mùa và phagơ. D. Virut bại liệt và virut mụn cơm.
Câu 95: Những virut nào sau đây có cấu trúc hỗn hợp?
A. Virut cúm và virut đậu mùa. B. Virut sởi và virut bại liệt.
C. Virut sởi và phagơ. D. Phagơ và virut đậu mùa.
Câu 96: Cấu trúc khối của virut có đặc điểm:
A. Gồm 20 mặt tam giác đều và capsome được xếp theo hình khối đa diện.
B. Capsome được xếp theo chiều xoắn của axit nucleic.
C. Có cấu tạo giống nòng nọc, có đuôi.
D. Là khối hình tứ giác
Câu 97: Virut có cấu trúc khối sẽ có
A. capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
B. capsôme sắp xếp theo chiều hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều.
C. vỏ nhưng thiếu lõi hoặc thiếu vỏ nhưng có lõi.
D. phần đầu cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với phần đuôi có cấu trúc xoắn.
Câu 98: Virut có cấu trúc xoắn sẽ có.
A. capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
B. capsôme sắp xếp theo chiều hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều.
C. vỏ nhưng thiếu lõi hoặc thiếu vỏ nhưng có lõi.
D. phần đầu cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với phần đuôi có cấu trúc xoắn.
Câu 99: Virut có cấu trúc hỗn hợp sẽ có.
A. capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
B. capsôme sắp xếp theo chiều hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều.
C. vỏ nhưng thiếu lõi hoặc thiếu vỏ nhưng có lõi.
D. phần đầu cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với phần đuôi có cấu trúc xoắn.
Câu 100: Virut có hình cầu là
A. virut Ađenô. B. HIV. C. phagơ T2. D. virut khảm thuốc lá.

Trang 8
Ôn tập SH10 HK2 21-22
Câu 101: "Đầu có cấu trúc khối chứa axit nucleic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn"- đây là cấu trúc
dạng ...(1)... của virut ...(2)... (1) và (2) lần lượt là
A. khối, phagơ T2. B. hỗn hợp, HIV.
C. hỗn hợp, virut đốm thuốc lá. D. hỗn hợp, phagơ T2
Câu 102: Cấu trúc xoắn của virut có đặc điểm:
A. Gồm 20 mặt tam giác đều và capsome được xếp theo hình khối đa diện.
B. Capsome được xếp theo chiều xoắn của axit nucleic.
C. Có cấu tạo giống nòng nọc, có đuôi.
D. Là khối hình tứ giác
Câu 103: Virut có hình dạng gồm 20 mặt, mỗi mặt là 1 tam giác đều là
A. virut khảm thuốc lá. B. virut Ađenô.
C. HIV. D. phagơ T2.
Câu 104: Virut có hình dạng là 1 dạng ống hình trụ là
A. virut khảm thuốc lá. B. virut Ađenô.
C. HIV. D. phagơ T2.

***/ Chủ đề 7: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.
Câu 105: Trong chu trình nhân lên của của virut, giai đoạn nào sau đây prôtêin và axit nuclêic mới
của virut được tạo ra?
A. Lắp ráp. B. Phóng thích. C. Xâm nhập. D.  Sinh tổng hợp.
Câu 106: Trong chu trình nhân lên của của virut, giai đoạn nào sau đây virut bám vào tế bào chủ?
A. Xâm nhập. B. Sinh tổng hợp. C. Lắp ráp. D. Hấp phụ.
Câu 107: Trong chu trình nhân lên của của virut, giai đoạn nào sau đây virut mới phá vỡ tế bào
chủ?
A. Xâm nhập. B. Phóng thích. C. Lắp ráp. D. Hấp phụ.
Câu 108: Hãy quan sát hình ảnh, xác định giai đoạn của chu trình nhân lên của phagơ?

A. Hấp phụ B. Xâm nhập


C. Sinh tổng hợp D. Phóng thích

Câu 109: Hãy quan sát hình ảnh, xác định giai đoạn của chu trình nhân lên của phagơ?

A. Hấp phụ B. Xâm nhập


C. Sinh tổng hợp D. Phóng thích

Câu 110: Hãy sắp xếp các giai đoạn cho dưới đây thành trình tự đúng các giai đoạn trong chu trình
nhân lên của virut?
I. Xâm nhập. II. Sinh tổng hợp. III. Lắp ráp. IV. Hấp phụ. V.
Phóng thích.
A. IV, I, II, V, III. B. I, III, II, IV, V. C. IV, I, II, III, V. D. I, IV, III, II, V.
Trang 9
Ôn tập SH10 HK2 21-22
Câu 111: Các hình dưới đây mô tả các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut.

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5

Hạt virut
Chú thích: Tế bào
ADN

Hãy chú thích tên giai đoạn cho từng hình trên. Sắp xếp lại trình tự của các hình theo đúng trình
tự các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut. Chọn đáp án đúng:
A. Hình 1: xâm nhập, hình 2: sinh tổng hợp, hình 3: hấp phụ, hình 4: phóng thích, hình 5: lắp
ráp.
B. Hình 3: hấp phụ, Hình 1: xâm nhập, hình 2: sinh tổng hợp, hình 5: lắp ráp. hình 4: phóng
thích.
C. Hình 3: hấp phụ, Hình 1: xâm nhập, hình 5: sinh tổng hợp, hình 2: lắp ráp. hình 4: phóng
thích.
D. Hình 1: hấp phụ, Hình 3: xâm nhập, hình 5: sinh tổng hợp, hình 2: lắp ráp. hình 4: phóng
thích.
Câu 112: Virut HIV tấn công vào loại tế bào nào sau đây?
A. Hồng cầu. B. Tiểu cầu. C. Cơ.  D. Bạch cầu.
Câu 113: Khi xâm nhập vào cơ thể người, HIV tấn công chủ yếu vào loại tế bào nào ?
A. Đại thực bào B. Tế bào limphô B C. Tế bào limphô T D. Hồng cầu.

***/ Chủ đề 8: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.


Câu 114: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm theo
con đường truyền dọc?
A. Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục.
B. Qua sol khí bắn ra hoặc do côn trùng cắn.
C. Truyền từ mẹ sang con khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
D. Qua đường tiêu hóa, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn.
Câu 115: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm
theo con đường truyền ngang?
A. Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục.
B. Qua sol khí bắn ra hoặc do côn trùng cắn.
C. Truyền từ mẹ sang con khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
D. Qua đường tiêu hóa, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn.
Câu 116: Điều nào sau đây là đúng khi nói tác nhân gây bệnh truyền nhiễm?
A. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut
B. Gồm vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, virut
C. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật, virut
D. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, côn trùng chứa virut
Câu 117: Miễn dịch không đặc hiệu có đặc điểm nào sau đây?
A. Là miễn dịch tự nhiên, có tính bẩm sinh
B. Là miễn dịch học được
C. Có tính tập nhiễm
D. Là miễn dịch tập nhiễm nhưng không bền vững, sinh vật chỉ có khả năng kháng bệnh một
thời gian ngắn sau khi bị bệnh.
Câu 118: Miễn dịch đặc hiệu
A. Là miễn dịch tự nhiên, có tính bẩm sinh
B. Có tính bẩm sinh hoặc tập nhiễm tùy từng loại
Trang 10
Ôn tập SH10 HK2 21-22
C. Là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
D. Không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.
Câu 119: Điều nào sau đây là đặc điểm riêng của miễn dịch thể dịch?
A. Đều là miễn dịch không đặc hiệu
B. Có sự hình thành kháng nguyên
C. Tế bào T độc tiết ra protein độc có tác dụng làm tan tế bào bị nhiễm virut
D. Có sự hình thành kháng thể
Câu 120: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào tác nhân gây bệnh lan truyền theo phương
thức truyền dọc:
A. Truyền qua các sol khí. B. Truyền qua động vật cắn.
C. Truyền qua đường tiêu hóa. D. Truyền từ mẹ sang con.
Câu 121: Phương thức lây truyền nào dưới đây không cùng nhóm với những phương thức lây
truyền còn lạ?
A. Truyền qua sol khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi
B. Truyền qua đường tiêu hóa
C. Truyền qua vết thương hở
D. Truyền từ mẹ sang con.

----- Chúc các em thi tốt!!! -----

Trang 11

You might also like