You are on page 1of 15

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HKII

MÔN: SINH HỌC 10


*Nội dung kiểm tra:
- Bài 19: Quá trình phân bào
- Bài 21: Công nghệ tế bào.
- Bài 22: Khái quát về vi sinh vật
- Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở VSV
* Hình thức kiểm tra:
- Phần I: Trắc nghiệm – 21 câu (phần chung)
- Phần II: Tự luận – 3 câu (1 câu chung, 2 câu riêng)
* PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
BÀI 19 – QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO
Câu 1. Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự
A. G1, G2, S, nguyên phân. B. G1, S, G2, nguyên phân
C. S, G1, G2, nguyên phân. D. G2, G1, S, nguyên phân.
Câu 2. Sự kiện nào dưới đây không xẩy ra trong các kì nguyên phân?
A. tái bản AND. B. phân ly các nhiễm sắc tử chị em.
C. tạo thoi phân bào. D. tách đôi trung thể.
Câu 3. Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha
A. G1. B. G2. C. S. D. nguyên phân
Câu 4. Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là
A. tế bào cơ tim. B. hồng cầu. C. bạch cầu. D. tế bào thần kinh.
Câu 5. Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc dần xuất hiện ở kỳ
A. đầu. B. giữa. C. sau. D. cuối .
Câu 6. Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc bắt đầu xuất hiện ở
A- kì trung gian. B- kì đầu C- kì giữa. D- kì sau.
Câu 7. Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ
A. đầu. B. giữa . C. sau. D. cuối.
Câu 8. Số NST trong tế bào ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân là
A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép.
Câu 9. Số NST trong tế bào ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là
A. 2n NST đơn B. 2n NST kép. C. 4n NST đơn. D. 4n NST kép.
Câu 10. Số NST trong một tế bào ở kỳ cuối quá trình nguyên phân là
A. n NST đơn. B. 2n NST đơn. C. n NST kép. D. 2n NST kép.
Câu 11. Trong nguyên phân, tế bào động vật phân chia chất tế bào bằng cách
A. tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. kéo dài màng tế bào.
C. thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào. D. cả A, B, C.
Câu 12. Trong nguyên phân, tế bào thực vật phân chia chất tế bào bằng cách
A. tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo. B. kéo dài màng tế bào.
C. thắt màng tế bào lại ở giữa tế bào. D. cả A, B, C.
Câu 13. Từ 1 tế bào ban đầu, qua k lần phân chia nguyên phân liên tiếp tạo ra được
A. 2k tế bào con . B. k/2 tế bào con. C. 2k tế bào con. D. k – 2 tế bào con.
Câu 14. Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kỳ
A. đầu. B. giữa. C. sau . D. cuối.
Câu 15. Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia nhân được thực hiện nhờ
1
A. màng nhân. B. nhân con. C. trung thể. D. thoi vô sắc.
Câu 16. Ở người ( 2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là
A. 23. B. 46. C. 69. D. 92.
Câu 17 Ở người ( 2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân là
A. 23. B. 46. C. 69. D. 92.
Câu 18. Ở người ( 2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì cuối của nguyên phân là
A. 23. B. 46. C. 69. D. 92.
Câu 19. Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo
thành:
A- 8. B- 12. C- 24. D- 48.
Câu 20. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Một tế bào đang tiến hành quá trình
phân bào nguyên phân, ở kì sau có số NST trong tế bào là
A- 24 NST đơn. B- 24 NST kép. C- 48 NST đơn. D- 48 NST kép.
Câu 21.Trong giảm phân I, NST kép tồn tại ở
A-kì trung gian. B- kì đầu. C- kì sau. D- tất cả các kì.
Câu 22. Trong giảm phân II, NST kép tồn tại ở
A-kì giữa. B- kì sau. C- kì cuối. D. tất cả các kì trên.
Câu 23. Kết quả quá trình giảm phân I là tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa
A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép.
Câu 24. Sự trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng xảy ra vào kỳ
A. đầu I. B. giữa I. C. sau I. D. đầu II.
Câu 25. Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra
A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
Câu 26. Hình thức phân chia tế bào sinh vật nhân sơ là
A. nguyên phân. B. giảm phân. C. nhân đôi. D. phân đôi.
Câu 27. Trong quá trình phân đôi của tế bào vi khuẩn, việc phân phối vật chất di truyền được
thực hiện nhờ
A. sự hình thành vách ngăn. B. sự co thắt của màng sinh chất.
C. sự kéo dài của màng tế bào. D. sự tự nhân đôi của màng sinh chất
Câu 28. Quá trình giảm phân xảy ra ở
A- tế bào sinh dục . B- tế bào sinh dưỡng. C- hợp tử. D- giao tử.
Câu 29. Từ một tế bào qua giảm phân sẽ tạo ra số tế bào con là
A- 2. B- 4. C- 6. D-8.
Câu 30. Kết thúc giảm phân II, mỗi tế bào con có số NST so với tế bào mẹ ban đầu là
A- tăng gấp đôi. B- bằng . C- giảm một nửa. D- ít hơn một vài cặp.
Câu 31. Một tế bào có bộ NST 2n=14 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối I số NST
trong mỗi tế bào con là
A- 7 NST kép. B- 7 NST đơn. C- 14 NST kép. D- 14 NST đơn.
Câu 32. Quá trình giảm phân có thể tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST đó là do
A- xảy ra nhân đôi ADN.
B- có thể xảy ra sự trao đổi chéo của các NST kép tương đồng ở kì đầu I.
C- ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng về hai cực của tế bào.
D-cả B và C.
Câu 33. Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trên ADN được thực hiện thông qua
2
A- các hình thức phân chia tế bào. B- sự trao đổi chất và năng lượng của tế bào.
C- quá trình hô hấp nội bào. D- quá trình đồng hoá.
Câu 34. Quá trình giảm phân chỉ xảy ra ở các cơ thể
A- đơn bào. B- đa bào.
C- lưỡng bội. D-lưỡng bội có hình thức sinh sản hữu tính.
Câu 35. Hoạt động quan trọng nhất của NST trong nguyên phân là
A- sự tự nhân đôi và sự đóng xoắn.
B- sự phân li đồng đều về 2 cực của tế bào.
C- sự tự nhân đôi và sự phân li.
D- sự đóng xoắn và tháo xoắn.
Câu 36. Nhiễm sắc thể có thể nhân đôi được dễ dàng là nhờ
A- sự tháo xoắn của nhiễm sắc thể.
B- sự tập trung về mặt phẳng xích đạo của nhiễm sắc thể.
C- sự phân chia tế bào chất.
D-sự tự nhân đôi và phân li đều của các nhiễm sắc thể về các tế bào con.
Câu 37. Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào chuột đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 19
NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở
A. kì trước II của giảm phân. C. kì trước của nguyên phân.
B. kì trước I của giảm phân. D. kì cuối II của giảm phân.
Câu 38. Trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào rất khó quan sát NST vì
A. NST chưa tự nhân đôi
B. NST tháo xoắn hoàn toàn, tồn tại dưới dạng sợi rất mảnh.
C. NST ra khỏi nhân và phân tán trong tế bào chất.
D. các NST tương đồng chưa liên kết thành từng cặp.
Câu 39. Trong giảm phân sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở
A.kì sau của lần phân bào II. C.kì sau của lần phân bào I.
B.kì cuối của lần phân bào I. D.kì cuối của lần phân bào II .
Câu 40. Quá trình giảm phân có thể tạo ra các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST đó là do
A- xảy ra nhân đôi ADN.
B- có thể xảy ra sự trao đổi chéo của các NST kép tương đồng ở kì đầu I.
C- ở kì sau diễn ra sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng về hai cực của tế bào.
D-cả B và C.
Câu 41. ở loài giao phối, Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ là khác
nhau của loài là nhờ
A- quá trình giảm phân. B- quá trình nguyên phân .
C- quá trình thụ tinh. D- cả A, B và C.
Câu 42. Sự đóng xoắn và tháo xoắn của các NST trong quá trình phân bào có ý nghĩa
A. thuận lợi cho sự tự nhân đôi của NST.
B. thuận lợi cho sự phân li của NST.
C. thuận lợi cho sự tập hợp các NST tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
D. A, B và C.

BÀI 21 – CÔNG NGHỆ TẾ BÀO


Câu 1: Cho biết: Phương pháp nào sau không tạo ra được nguồn biến dị di truyền?

3
A. Cấy truyền phôi.
B. Cho các cá thể cùng loài có kiểu gen khác nhau lai với nhau.
C. Dung hợp tế bào trần khác loài.
D. Chuyển gen từ loài này sang loài khác.
Câu 2: Chọn ý đúng: Trong quy trình nhân bản vô tính ở động vật, tế bào được sử dụng để cho
nhân là?
A. tế bào động vật. B. tế bào tuyến sinh dục.
C. tế bào tuyến vú. D. tế bào xôma.
Câu 3: Cho biết: Khi nói về hoạt động nhân bản vô tính ở động vật, phát biểu nào đúng?
A. Người ta sử dụng tế bào chất của tế bào xôma.
B. Người ta sử dụng tế bào chất của tế bào trứng.
C. Người ta lai 2 tế bào xôma với nhau.
D. Người ta lai tế bào xôma và tế bào trứng.
Câu 4: Hãy xác định: Nội dung không đúng khi nói đến thành tựu nổi bật của phương pháp lai tế
bào?
A. Dùng các hoocmôn phù hợp để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai
B. Tạo loài mới từ các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại, mà lai hữu tính không thực hiện
được
C. Tìm được virut Xenđê tác động lên màng tế bào như một chất kết dính
D. Tìm được phương pháp này nhờ vào sự hiểu biết tế bào sinh dục.
Câu 5: Điền vào cho đúng: Trong lai tế bào, khi nuôi hai dòng tế bào ….. trong cùng một môi
trường, chúng có thể kết hợp lại với nhau thành ….. chứa bộ nhiễm sắc thể của hai tế bào gốc.
A. sinh dưỡng khác loài - tế bào lai
B. sinh dục - tế bào thai
C. sinh dưỡng - hợp tử
D. sinh dục - hợp tử.
Câu 6: Hãy cho biết: Con cừu được tạo ra bằng phương pháp sinh sản vô tính có tên là gì?
A. A-my.
B. Lo-li-ta
C. Do-ly
D. Ma-ry
Câu 7: Đâu là phát biểu sai: Khi nói về phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực
vật?
A. Một trong các công nghệ tế bào là lai các giống cây khác loài bằng kĩ thuật dung hợp tế bào trần.
B. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn đơn bội (n) rồi gây lưỡng bội đã tạo ra các cây lưỡng bội (2n) hoàn
chỉnh và đồng nhất về kiểu gen
C. Nhờ công nghệ tế bào đã tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất rất cao.
D. Bằng công nghệ tế bào đã tạo ra các cây trồng đồng nhất về kiểu gen nhanh từ một cây có kiểu gen
quý hiếm.
Câu 8: Hãy cho biết: Hoocmôn insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người là thành tựu nhờ?
A. Công nghệ tạo động vật biến đổi gen.
B. Công nghệ tạo thực vật biến đổi gen.
C. Công nghệ tạo ra các chủng vi sinh vật mới
D. Công nghệ tế bào thực vật và động vật
Câu 9: Chọn ý đúng: Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về?
4
A. Quy trình nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
B. Duy trì sản xuất cây trồng hoàn chỉnh.
C. Quy trình ứng dụng di truyền học vào trong tế bào.
D. Quy trình sản xuất để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh.
Câu 10: Hãy xác định: Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính là gì?
A. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.
C. Tạo ra các động vật biến đổi gen.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.
Câu 11: Công nghệ tế bào là:
A. Kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống.
B. Dùng hoocmon điều khiển sự sinh sản của cơ thể.
C. Nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ
thể hoàn chỉnh.
D. Dùng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào.
Câu 12: Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào không gồm phương pháp :
A. nuôi cấy hạt phấn, lai xoma
B. cấy truyền phôi
C. chuyển gen từ vi khuẩn
D. nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo
Câu 13: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Nuôi cấy hạt phấn.
B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm.
C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.
D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại.
Câu 14: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là:
A. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó
B. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên
C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục
D. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân
Câu 15: Cừu Đôly được tạo nên từ nhân bản vô tính mang đặc điểm giống với :
A. cừu cho nhân
B. Cừu cho trứng
C. cừu cho nhân và cho trứng
D. cừu mẹ
Câu 16: Kĩ thuật nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Nuôi cấy hạt phấn
B. Nuôi cấy mô tế bào
C. Cấy truyền phôi
D. Nhân bản vô tính
BÀI 22 – KHÁI QUÁT VỀ VI SINH VẬT
1. Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu:
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
2. Vi khuẩn tía không chứa lưu huỳnh dinh dưỡng theo kiểu:
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
5
3. Nấm và các vi khuẩn không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu:
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
4. Vi sinh vật quang tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ:
A. ánh sáng và CO2. B. ánh sáng và chất hữu cơ.
C. chất vô cơ và CO2. D. chất hữu cơ.
5.Vi sinh vật là gì?
A.Sinh vật kí sinh trên cơ thể sinh vật khác
B.Sinh vật nhân sơ, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi
C. Sinh vật đơn bào, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi
D.sinh vật có kích thước nhỏ bé, có kích thước hiển vi
6.Câu nào sau đây không đúng?
A. VSV sinh trưởng nhanh, phân bố rộng B.vsv là những cơ thể có kích thước hiển vi
C.VSV là tập hợp đơn bào hay tập hợp đa bào D.phần lớn vsv là cơ thể nhân sơ hay nhân thực
7.Loài nào sau đây không phải vi sinh vật?
A.nấm rơm B.tảo lục đơn bào C.vi khuẩn lam D.trùng biến hình
8. Loài nào sau đây không phải vi sinh vật?
A.vi khuẩn B.tảo đơn bào C.động vật nguyên sinh D.rêu
9.Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?
A.có kích thước nhỏ B.Phần lớn có cấu đơn bào
C.đều có khả năng tự dưỡng D.sinh trưởng nhanh
10.Đặc điểm nào sau đây đúng với vi sinh vật?
A.có kích thước rất nhỏ, thấy rõ dưới kính hiển vi B.hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh
C.thích ứng nhanh với điều kiện môi trường và dễ bị biến đổi D.tất cả đều đúng
11.Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật?
A.Kích thước hiển vi B.Cơ thể đa bào C.Sinh trưởng, sinh sản nhanh D.Phân bố rộng
12.Đặc điểm nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của vi sinh vật?
A.thích ứng cao với môi trường B.Trao đổi chất nhanh
C.Có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V nhỏ D.phân bố rộng
13. cho các đặc điểm sau
(1) Phân bố rộng. (2) Sống kí sinh và gây bệnh (3) Sinh trưởng nhanh.
(4) Chỉ có một tế bào (5) Hấp thụ các chất nhanh. (6) chưa có nhân chính thức
Có bao nhiêu đặc điểm đúng khi nói về vi sinh vật?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
14.Để nghiên cứu hình dạng, kích thước của vi sinh vật, người ta dung phương pháp:
A.quan sát bằng kính hiển vi B.nuôi cấy
C.phân lập vi sinh vật D.định danh vi khuẩn
15.Để tách riêng vi khuẩn từ quần thể ban đầut ạo thành các dòng thuần khiết, người ta dung phương
pháp:
A.quan sát bằng kính hiển vi B.nuôi cấy
C.phân lập vi sinh vật D.định danh vi khuẩn
BÀI 25 – SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT
1. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, sản phẩm chuyển hóa tăng lên đã
dẫn đến hiện tượng:
A. tăng tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật B. số vi sinh vật sinh ra bằng số vi sinh vật chết đi
C. quần thể vi sinh vật bị suy vong D. thu được số vi sinh vật tối đa
6
2. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha:
A. tiềm phát B. lũy thừa C. cân bằng D. suy vong
3. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzyme trao đổi chất được hình thành ở pha:
A. tiềm phát. B. lũy thừa. C. cân bằng D. suy vong.
4. Loại bào tử nào sau đây là loại bào tử sinh sản của xạ khuẩn?
A. Bảo tử nấm B. Bào tử túi C. Bào tử hữu tính D. bào tử trần
5.Các hình thức sinh của vsv nhân sơ là:
A. phân đôi, tiếp hợp B.phân đôi, bào tử trần
C.phân đôi, nảy chồi, bào tử D.phân đôi, bào tử, sinh sản hữu tính
6. Các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực là:
A. phân đôi, bào tử trần B.phân đôi
C.phân đôi, nảy chồi, bào tử, sinh sản hữu tính D.tất cả đều sinh sản hữu tính
7: Hình thức nuôi cấy không liên tục có đặc điểm nào?
A. Không bổ sung chất dinh dưỡng nhưng rút lượng sinh khối nhân định ra khỏi môi trường nuôi
cấy.
B. Bổ sung chất dinh dưỡng và rút khỏi môi trường nuôi cấy lượng chất thải và sinh khối dư thừa.
C. Không bổ sung chất dinh dưỡng cũng không lấy đi các sản phẩm của quá trình nuôi cấy
D. Bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên nhưng không rút khỏi môi trường lượng chất thải và
sinh khối dư thừa.
8. Sinh trưởng của vi sinh vật là:
A. sự tăng về số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật
B. sự đồng hóa các chất, tích lũy trong cơ thể vi sinh vật.
C. quá trình đồng hóa và dị hóa xảy ra trong cơ thể vi sinh vật.
D. sự lớn lên về kích thước của vi sinh vật.
9. Trong hình thức nuôi cấy không liên tục, pha tiềm phát được tính từ khi:
A. vi khuẩn được cấy vào môi trường đến khi chúng bắt đầu phân chia.
B. vi khuẩn bắt đầu phân chia đến khi số lượng tế bào đạt cực đại.
C. vi khuẩn ngừng phân chia đến khi số lượng tế bào bắt đầu giảm xuống.
D. số lượng vi khuẩn bắt đầu giảm đến khi không còn vi khuẩn nào phân chia nữa.
10. Vai trò chủ yếu của việc nuôi cấy không liên tục là:
A. tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.
B. sản xuất sinh khối vi sinh vật.
C. nghiên cứu đăc điểm hoạt động của một chủng vi sinh vật nào đó.
D. chế tạo các loại vacxin.
11. Đối với vi sinh vật, hình thức nuôi cấy liên tục có đặc điểm nào?
A. Không bổ sung chất dinh dưỡng nhưng không ngừng lấy từ môi trường các chất thải.
B. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng cho môi trường đồng thời nuôi cấy một lượng dịch
tương đương.
C. Không bổ sung chất dinh dưỡng cũng không lấy chất thải ra khỏi môi trường nuôi cấy.
D. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng cho môi trường nhưng không rút khỏi chất thải và sinh
khối.
12. Tại sao hình thức nuôi cấy liên tục vi sinh vật lại giúp cho con người sản xuất có hiệu quả các hợp
chất sinh học có giá trị?
A. Vì con người không còn hình thức nào khác ngoài việc sử dụng vi sinh vật.
B. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, pha lũy thừa kéo dài, sinh khối sẽ được lấy ra liên tục.
7
C. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, các vi sinh vật luôn ở giai đoạn tiềm phát chuẩn bị phân
chia.
D. Vì chất thải được rút ra liên tục, kích thích tế bào vi khuẩn sinh sản.
13. Hoạt động nào sau đây của con người được gọi là nuôi cấy vi sinh vật theo hình thức liên tục?
A. Làm rượu. B. Làm nấm. C. Làm giấm. D. Làm bánh mì.
14. So với nuôi cấy không liên tục thì nuôi cấy liên tục:
A. có hiệu quả cao hơn. B. có thời gian nhanh hơn.
C. chỉ áp dụng trong công nghiệp. D. lâu hơn nhưng hiệu quả cao hơn.
15. Trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, các nguyên tố đa lượng như C, H, O, N, S, P là
A. chất dinh dưỡng B. chất sát khuẩn C. chất kháng sinh D. nhân tố sinh trưởng
16. Cơ chế tác động của chất kháng sinh là:
A. diệt khuẩn có tính chọn lọc B. ôxi hoá các thành phần tế bào
C. gây biến tính các prôtêin D. bất hoạt các prôtêin
17.Chất nào dưới đây là chất sát khuẩn?
A.vitamin B.amino acid C.nucleic acid D. ethanol
18. Các tia có bước sóng ngắn có tác dụng:
A. đẩy mạnh tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
B. tham gia vào các quá trình thuỷ phân trong tế bào vi khuẩn.
C. tăng hoạt tính enzim.
D. gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn.
19.Nuối cấy vi khuẩn E.coli trong nôi trường có nhiệt độ nào sau đây để thu được sinh khối nhiều
nhất?
A.170C B.270C C.370C D.470C
20.Khi bị bệnh, một số người thường tự mua thuốc kháng sinh để điều trị, thậm chí có người còn uống
kết hợp 2 đến 3 loại thuốc kháng sinh khác nhau với suy nghĩ uống nhiều loại sẽ nhanh khỏi hơn. Việc
làm này sẽ dẫn tới hậu quả:
A.gây hiện tượng nhờn kháng sinh B.gây hiện tượng tiêu chảy
C.gây bệnh tiểu đường D.gây bệnh tim mạch
21.Để bảo quản các loại hạt đậu, lúa… tránh sự xâm nhiễm của vi khuẩn và nấm, người ta thường phơi
hạt thật khô và cất giữ nơi khô ráo. Việc bảo quản này dựa vào yếu tố nào?
A.pH B.nhiệt độ C.độ ẩm D.áp suất thẩm thấu
22. Người ta thường dùng nước muối để sát khuẩn vì hàm lượng muối trong nước có thể gây ra hiện
tượng gì?
A.co nguyên sinh, tế bào vi khuẩn mất nước, không phân chia được B.trương nước, tế bào vi khuẩn vỡ
ra và chết
C.đông đặc protein trong tế bào vi khuẩn D.màng lipid bị phá vỡ, tế bào vi khuẩn
sẽ bị chết
23.khi làm sữa chua, ta nên dừng ở pha nào để thu được sản phẩm tốt nhất?
A. tiềm phát B. cuối pha lũy thừa và đầu pha cân bằng
C. đầu pha lũy thừa D. suy vong.

* PHẦN II: TỰ LUẬN


BÀI 19 – QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO
I. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN:
1. Phân chia nhân:
8
Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối

- Các NST co xoắn - Các NST co xoắn - Các NS tử của NST - Các NST đơn dần dãn xoắn.
- Màng nhân, nhân cực đại tập trung ở kép tách nhau ra thành - Màng nhân, nhân con dần
con mờ dần, biến mặt phẳng xích đạo các NST đơn. hình thành
mất và có hình dạng đặc - Các dây tơ của thoi - Thoi phân bào dần biến mất.
- Thoi phân bào dần trưng phân bào co ngắn, kéo
hình thành - Thoi phân bào các NST đơn trong
dính vào 2 phía của NST kép về 2 cực của
NST tại tâm động tế bào.
2. Phân chia tế bào chất:
- Ở đầu kì cuối, TBC phân chia dần và tách TB mẹ thành 2 TB con.
+ Ở TBĐV: màng TB co thắt lại ở vị trí giữa TB 2TB con.
+ Ở TBTV: hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo chia tế bào mẹ thành 2 TB con.
3. Kết quả
Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống mẹ.
Bài tập. với 1 tế bào người 2n = 46. Hãy hoàn chỉnh bảng sau:
Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối/1tb
G1
Số NST đơn
Số NST kép
Số tâm động
Số crômatit
II. GIẢM PHÂN
Là hình thức phân bào xảy ra ở cơ quan sinh sản.
Giảm phân gồm 2 lần phân chia liên tiếp nhưng chỉ có 1 lần nhiễm sắc thể nhân đôi
1. Giảm phân:
- Kì trung gian trước giảm phân I: có hiện tượng nhân đôi NST chuyển từ NST đơn thành NST kép
(gồm 2 cromatit dính với nhau ở tâm động).
Các kì Giảm phân I Giảm phân II
- Các NST kép tiếp hợp, bắt đôi với nhau theo các cặp tương Không có sự nhân đôi
đồng, có thể xảy ra trao đổi đoạn giữa các crômatit khác của NST. Các NST co
nguồn ( trao đổi chéo) xoắn lại.
- Các NST kép dần dần xoắn lại co ngắn.
Kì đầu
- Sau đó NST kép tương đồng trong mỗi cặp dần tách nhau ở
tâm động.
- Thoi vô sắc được hình thành đính vào tâm động.
- Màng nhân và nhân con biến mất.

9
- Các NST kép co ngắn cực đại, di chuyển về mặt phẳng xích Các NST kép tập trung
đạo của TB thành 2 hàng. thành 1 hàng ở mặt
Kì giữa
- Thoi vô sắc từ mỗi cực TB chỉ đính vào một phía của mỗi phẳng xích đạo của TB
NST kép.
Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng được thoi vô sắc kéo Các NS tử tách nhau
Kì sau
về 2 cực của TB. tiến về 2 cực của TB.
- Ở mỗi cực NST dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con
- Màng nhân và nhân con xuất hiện. xuất hiện, TBC phân
Kì cuối - Thoi vô sắc biến mất chia.
- TBC phân chia tạo 2 TB con có bộ NSt đơn bội kép (n NST
kép)
Kết quả cả 2 lần phân chia: từ 1 tế bào (2n) qua lần phân bào 1 tạo 2 tế bào ( n kép), qua phân bào 2
tạo thành 4 tế bào con (n).
- Ở động vật:
+ Con đực: tạo ra 4 tế bào con sẽ thành 4 tinh trùng
+ Con cái: tạo ra 4 tế bào con hình thành 1 trứng và 3 thể định hướng.
- Ở thực vật: các tế bào con nguyên phân 1 số lần để hình thành noãn và hạt phấn
2. Ý nghĩa của giảm phân
- Nhờ quá trình giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST đơn bội, qua thụ tinh bộ NST lưỡng bội được
phục hồi
- Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc
trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
- Sự trao đổi chéo và phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân tạo ra nhiều loại
giao tử khác nhau về nguồn gốc NST, cùng với sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử qua quá
trình thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những bộ nhiễm sắc thể khác nhau. Đó là nguyên nhân tạo nên sự
khác biệt về kiểu hình và kiểu gen, dẫn đến xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp cho quá trình tiến hóa và
chọn giống.
3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân
- Điều kiện vật lí, hóa học và môi trường sống
- Sóng điện thoại di động
- Các thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các dung môi hữu cơ
- Nhiễm độc một số kim loại nặng
- Chế độ ăn uống
- Các yếu tố di truyền, hormone ...
4. So sánh sự khác biệt của quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân
So sánh NP và GP.
* Giống nhau:
- Là cơ sở cho quá trình sinh sản của các loài sinh vật.
- Có quá trình nhân đôi DNA, nhiễm sắc thể.
- Có sự tham gia của thoi phân bào; có sự hình thành và tiêu biến của màng nhân và nhân con.
- Có các kì tương tự nhau: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
* Khác nhau:
Nguyên phân Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào soma, tế bào sinh dục sơ khai, - Xảy ra ở tế bào sinh dục trưởng thành.
hợp tử.
10
- Có một lần nhân đôi NST và một lần phân bào. - Có một lần nhân đôi NST và hai lần phân bào.
- Không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo. - Có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
- Tại kì giữa, các NST kép xếp thành một hàng ở - Tại kì giữa I, các NST kép xếp thành hai hàng ở
mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Có hai tế bào con có số lượng NST được giữ - Tạo bốn tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể
nguyên như tế bào mẹ. giảm đi một nữa so với tế bào mẹ.
Bài tập: Với kí kiệu bộ NST lưỡng bội là 2n = 46. Hãy điền các số liệu vào bảng sau:
Kì TG G1 Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối/1 tế
bào
Giảm Số NST đơn
phân I Số NST kép
Số tâm động
Số crômatit
Giảm Số NST đơn
phân II Số NST kép
Số tâm động
Số crômatit

BÀI 21 – CÔNG NGHỆ TẾ BÀO


I. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
1. Khái niệm công nghệ tế bào
- Là quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoạt mô trên môi trường dinh dưỡng
nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Cơ chế là dựa trên tính toàn năng, nguyên lí phân chia và biệt hóa của tế bào để tạo ra số lượng sản
phẩm lớn.
2. Nguyên lí của công nghệ tế bào
- Mô là một nhóm tế bào độc lập có cấu trúc và chức năng như nhau. Vì vậy, khi tách riêng mô để nuôi
cấy, chúng có thể phát triển thành mô cơ quan hoặc mô cơ thể.
- Tính toàn năng của tế bào là: các tế bào gốc có khả năng biệt hóa và phản biệt hóa thành những loại
tế bào khác nhau trong cơ thể.
- Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào: tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa,
khả năng phân chia và điều khiển sự biệt hóa bằng hormone sinh trưởng. Tùy thuộc vào môi trường
cấy mà tế bào có thể tạo ra các sản phẩm công nghệ khác nhau.
II. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT
1.Quy trình thực hiện nhân giống cây trồng bằng công nghệ tế bào thực vật:
(1) Tách các mẫu mô từ cơ quan của cơ thể thực vật.
(2) Cho các mẫu mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp tạo thành mô sẹo.
(3) Bổ sung hormone kích thích sinh trưởng để kích thích mô sẹo phát triển thành cây con.
(4) Đem cây con chuyển sang trồng trong vườn ươm cho phát triển thành cây trưởng thành.
(5) Đem cây trưởng thành từ vườn ươm chuyển sang trồng trong môi trường thực địa.
2.Một số kĩ thuật của công nghệ tế bào thực vật
2.1. Kĩ thuật nuôi cấy mô
- Các bước:
(1) tách mô phân sinh đỉnh sinh trưởng nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm để tạo mô
sẹo.
(2) các mô sẹo tiếp tục được nuôi cấy để phát triển thành cây non.
11
(3) cây non được chuyển sang trồng ở vườn ươm và sau đó là ngoài môi trường.
- Ý nghĩa: nhân nhanh các giống cây quý hiếm, tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen, tiết kiệm
thời gian và diện tích nhân giống, có thể tạo ra giống mới từ dòng tế bào xoma biến dị.
2.2. Kĩ thuật dung hợp tế bào trần:
- Tạo tế bào trần bằng cách loại bỏ thành tế bào Cho tế bào trần của 2 loài đem lai vào môi trường đặc biệt,
kết dính tạo tế bào lai Cho tế bào lai vào môi trường đặc biệt cây lai khác loài
- Thành tựu: lai thành công tế bào của cây khoai tây và cây cà chua.
- Triển vọng: tạo giống mới có nguồn gen khác xa nhau
2.3. Kĩ thuật nuôi cấy tế bào đơn bội
- Tạo các mô đơn bội từ một tế bào đơn bội (hạt phấn, noãn chưa thụ tinh) được nuôi trong ống nghiệm với hóa
chất đặc biệt rồi cho phát triển thành cây đơn bội hoặc lưỡng bội hóa thành mô lưỡng bội và nuôi cấy để tạo
cây hoàn chỉnh.
- Đặt biệt tạo ra cây lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
3. Một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật:
Các giống cây ăn quả (chuỗi Nam Mỹ, chuối sứ, dây tây chịu nhiệt ...)
Các giống cây cảnh giá trị cao (lan hồ điệp, lan rừng đột biến ...)
Các giống cây dược liệu và ( sâm Ngọc Linh, đinh lăng,…)
Các giống cây lấy gỗ ( bạch đàn, cẩm lan,…)
.
III. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT
1. Nhân bản vô tính ở động vật
Các bước
- Lấy trứng của con vật cho trứng (1) ra khỏi cơ thể, loại bỏ nhân của tế bào trứng.
- Lấy nhân của tế bào cho (được tách ra từ một tế bào sinh dưỡng của con vật (2)) ( ở cừu sử dụng tế
bào vú ).
- Đưa nhân của tế bào này vào tế bào trứng đã bị loại nhân.
- Nuôi trứng đã được cấy nhân trong ống nghiệm phát triển thành phôi.
- Cấy phôi vào trong tử cung của con vật khác (1 hoặc 3) để phôi phát triển và sinh nở bình thường.
2. Cấy truyền phôi
- Chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi
- Cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau
Đối tượng : Động vật quí hiếm . Đặc biệt là sinh vật biến đổi gen
3. Một số thành tựu của công nghệ tế bào động vật
- Nuôi niêm mạc miệng của bệnh nhân thành niêm mạc để chữa mắt tại Việt Nam.
- Nuôi cấy tế bào mầm tinh trùng của chuột thành tinh trùng, mở triển vọng điều trị vô sinh ở nam.
- Kiểm soát cách thức tế bào tạo ra nhiều tế bào giúp hoàn thiện liệu pháp chống ung thư ...

BÀI 22 – KHÁI QUÁT VỀ VI SINH VẬT


I. Khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật
1.Khái niệm: Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ chỉ quan sát được dưới kính hiển vi, phần
lớn có cấu trúc đơn bào (nhân sơ hoặc nhân thực), một số khác là tập đoàn đơn bào.
2.Đặc điểm:
- VSV có mặt ở khắp mọi nơi như trong đất, nước, không khí và trên cơ thể sinh vật
- VSV hấp thụ và chuyển hoá nhanh các chất dinh dưỡng nên sinh trưởng và sinh sản rất nhanh trong
môi trường.
II.Các nhóm vi sinh vật

12
Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, vsv được phân loại thành hai nhóm:
+ Vi khuẩn và vi khuẩn cổ thuộc nhóm đơn bào nhân sơ
+ Vi nấm, vi tảo và nguyên sinh vật thuộc nhóm đơn bào nhân thực hay tập đoàn đơn bào.
III.Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật
Tùy nhu cầu sử dụng nguồn carbon và năng lượng của vi sinh vật, vi sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng sau:
Các kiểu dinh Nguồn năng Nguồn carbon Ví dụ
dưỡng lượng
Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 Vk lam, tảo đơn bào, vk lưu huỳnh tía,
lục
Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2 Vk nitrat hóa, vk oxi hóa hidro, oxi hóa
lưu huỳnh
Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ Vk không chứa lưu huỳnh tía, lục
Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi
khuẩn không quang hợp
IV.Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
1.Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
-Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi: để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một số nhóm vi
sinh vật
- Phương pháp nuôi cấy: để nghiên cứu khả năng hoạt động hiếu khí, kị khí của vsv và sản phẩm
chúng tạo ra
-Phương pháp phân lập vi sinh vật: tách riêng các vi khuẩn từ quần thể ban đầu tạo thành các dòng
thuần khiết để khảo sát và định loại
-Phương pháp định danh vi khuẩn: Các nhà khoa học đã tiêu chuẩn hóa các mô tả hình dáng, độ cao
bờ và rìa của khuẩn lạc để định danh vi khuẩn.
2.Các kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật
-Kĩ thuật cố định và nhuộm màu: để nghiên cứu hình dạng, kích thước và một số cấu tạo trong tế bào
vi sinh vật
-Kĩ thuật siêu li tâm: nhìn cấu trúc dưới mức tế bào
-Kĩ thuật đồng vị phóng xạ: nghiên cứu cấu trúc không gian của phân tử, theo dỏi quá trình tổng hợp
sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử.
BÀI 25 – SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT
BÀI 25: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT
I.Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật
- Sinh trưởng ở vsv là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể vsv
- So sánh sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật với sự sinh trưởng của các sinh vật đa bào:
Quá trình sinh Vi sinh vật Sinh vật đa bào
trưởng
Bản chất Do quá trình phân bào làm gia tăng số lượng tế bào
Biểu hiện Sự gia tăng số lượng tế bào của quần Sự gia tăng kích thước và khối
thể vi sinh vật lượng của cơ thể, do sự gia tăng số
lượng tế bào
II.Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
1. Nuôi cấy không liên tục:
13
- Là môi trường không bổ sung chất dinh dưỡng mới và không lấy đi sản phẩm của quá trình nuôi cấy
- Quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục gồm 4 pha.
Các pha Đặc điểm
Pha tiềm phát - Vi khuẩn thích nghi với môi trường
- Số lượng tế bào trong quần thể không tăng
- Tổng hợp các enzyme trao đổi chất và các nguyên liệu để chuẩn bị cho
quá trình phân chia
Pha lũy thừa - Vi khuẩn trao đổi chất, sinh trưởng mạnh, tốc độ phân chia của vi khuẩn
đạt tối da do chất dinh dưỡng dồi dào.
Pha cân bằng - Song song với quá trình phân chia, vi khuẩn bị chết do chất dinh dưỡng
giảm dần. Số lượng tế bào vi khuẩn sinh ra bằng với số lượng tế bào vi
khuẩn chết đi.
Pha suy vong - Số lượng vi khuẩn chết tăng dần do chất dinh dưỡng bị cạn kiệt, chất
độc hại tích luỹ nhiều

2. Nuôi cấy liên tục:


- Nguyên tắc nuôi cấy liên tục: thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra 1
lượng tương đương dịch nuôi cấy tương đương, điều kiện môi trường duy trì ổn định.
- Đặc điểm: sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật diễn ra qua pha tiềm phát, pha lũy thừa và duy trì
ở pha cân bằng.
III.Một số hình thức sinh sản ở vi sinh vật
1.Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ
-Phân đôi tế bào: hình thức này thường gặp ở vi khuẩn
-Bào tử trần: hình thức này gặp ở xạ khuẩn
2.Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực
*Sinh sản vô tính:
-Phân đôi: hình thức này thường gặp ở vi sinh vật nhân thực đơn bào như trùng roi, trùng giày,
amip,…
-Nảy chồi: hình thức này thường gặp ở nấm men bia
-Bào tử: hình thức này thường gặp ở nấm men, nấm sợi
*Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp: Hình thức này thường gặp ở nấm men bia, nấm sợi, trùng
giày
IV.Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
1.Các yếu tố hóa học
Các yếu tố hóa Thành phần Ảnh hưởng tới sinh trưởng vsv
học
Các chất dinh Gồm các chất hữu cơ (carbohydrate, Ảnh hưởng đến quá trình chuyển háo
dưỡng protein, lipid,…), các nguyên tố đa lượng vật chất và năng lượng của vi sinh
(C, H, O, S, P,…), các nguyên tố vi lượng vật như quá trình dinh dưỡng, hô
(Zn, Mo, Mn,…) và các nhân tố sinh hấp, hoạt hóa enzyme,…
trưởng (vitamin, amino acid, nucleic
acid,…)
Chất sát khuẩn Phenol, ethanol, các halogen,… Tiêu diệt hoặc ức chế không chọn lọc
các vsv gây bệnh nhưng không làm

14
tổ thương đến da và mô sống của cơ
thể
Chất kháng sinh penicilin, cephalosporin,… Những hợp chất hữu cơ có khả năng
tiêu diệt hoặc ức chế vsv gây bệnh
theo nhiều cơ chế khác nhau như ức
chế tổng hợp thành
tế bào, protein,…
2.Các yếu tố vật lí
Các yếu Ảnh hưởng tới sinh trưởng của vsv
tố lí học
Nhiệt độ - ảnh hưởng tới tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào , hoạt tính của enzyme làm
cho VSV sinh sản nhanh hay chậm
- Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt chia VSV chia thành 4 nhóm: ưa lạnh, ưa ấm, ưa
nhiệt và ưa siêu nhiệt
Độ ẩm - VSV rất cần nước vì nước là dung môi của các chất dinh dưỡng, enzyme, thủy phân
cơ chất.
Nếu không có nước, vsv sẽ ngừng sinh trưởng và hầu hết sẽ chết.
-Vsv đòi hỏi độ ẩm khác nhau: Vi khuẩn cần độ ẩm cao, nấm mốc và nấm men cần độ
ẩm thấp
pH - Ảnh hưởng đến tình thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa các chất trong tế bào,
hoạt tính enzyme
-Giới hạn hoạt động của đa số vi khuẩn trong khoảng pH từ 4 đến 10. Một số vk chịu
acid có thể sinh trưởng ở pH lớn hơn hoặc bằng 1.
Ánh sáng - Tác động đến quá trình quang hợp ở vi khuẩn, sự hình thnahf bào tử, tổng hợp sắc tố,
chuyển động hướng sáng,…
-Tia sáng có bước sóng ngắn có thể tiêu diệt vi khuẩn bằng cách gây đột biến, là biến
tính protein
Áp suất - Áp suất thẩm thấu là áp suất gây ra do sự chênh lệch nồng độ các chất ở 2 phía của
thẩm thấu màng sinh chất.
- Khi đưa vsv và môi trường ưu trương gây co nguyên sinh làm cho VSV không phân
chia được.
V.Ý nghĩa của kháng sinh và tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh
-Kháng sinh là những hợp chất hữu cơ do vsv tổng hợp có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế các vsv
khác. Ngày nay, kháng sinh có thể được tổng hợp nhân tạo.
-Kháng sinh có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vsv gây bệnh một cách chọn lọc ngay cả ở nồng độ
thấp nên kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh do vsv gây ra cho con người và vật nuôi góp
phần nâng cao sức khỏe, giảm tỉ lệ tử vong của con người và phát triển ngành chăn nuôi.
-Nếu lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị có thể gây ra sự kháng kháng sinh (nhờn kháng sinh).
Do đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

15

You might also like