You are on page 1of 2

TRẮC NGHIỆM CHU KÌ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN

Câu 1:   Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào
B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào
C. Trong chu kỳ tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau
Câu 2: Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự
A. G1, G2, S, nguyên phân. B. G1, S, G2, nguyên phân .
C. S, G1, G2, nguyên phân. D. G2, G1, S, nguyên phân.
Câu 3: Có các phát biểu sau về kì trung gian: 
(1) Có 3 pha: G1, S và G2  (2) Chiếm phần lớn thời gian trong chu kỳ tế bào. 
(3) Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.  (4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế
bào. 
Những phát biểu đúng trong các phát biểu trên là
A. (1), (2) B. (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 4: Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha
A. G1. B. G2. C. S. D. Nguyên phân
Câu 5: Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi:
A. Sinh tổng hợp đầy đủ các chất. B. NST hoàn thành nhân đôi.
C. Có tín hiệu phân bào. D. Kích thước tế bào đủ lớn
Câu 6: Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là
A. Tế bào cơ niêm mạc miệng. B. Tế bào gan.  
C. Bạch cầu. D. Tế bào thần kinh.
Câu 7: Bệnh ung thư là ví dụ về
A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể
B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể
C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định
D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi
Câu 8: Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào dưới đây ?
A. Tế bào hợp tử B. Tế bào sinh dưỡng
C. Tế bào sinh dục sơ khai D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 9:  Kì trung gian không thuộc quá trình nguyên phân có hoạt động nào xảy ra?
A. Sinh tổng hợp các chất B. Nhân đôi NST
C. Hình thành thoi vô sắc D. Cả A và B
Câu 10: Ở kì đầu của nguyên phân không xảy ra sự kiện nào dưới đây ?
A. Màng nhân dần tiêu biến B. NST dần co xoắn
C. Các nhiễm sắc tử tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào
D. Thoi phân bào dần xuất hiện
Câu 13: Nhiễm sắc tử (crômatit) là:
A. Các nhiễm sắc thể đơn. B. Bộ NST kép.
C. Các nhiễm sắc thể kép. D. NST chị em trong một NST kép.
Câu 14: Nhiễm sắc tử (crômatit) chỉ có trong:
A. Các nhiễm sắc thể đơn. B. Một NST đơn.
C. Cặp NST tương đồng. D. Một NST kép.
Câu 15: Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại, có hình thái đặc trưng và dễ
quan sát nhất ở kỳ
A. Đầu. B. Giữa . C. Sau. D. Cuối.
Câu 16: Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kỳ
A. Đầu. B. Giữa. C. Sau . D. Cuối.
Câu 17: Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào của nguyên phân ?
A. Kì cuối B. Kì sau C. Kì giữa D. Kì đầu
Câu 18: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
A. Là cơ chế di truyền các đặc tính ở các loài sinh sản vô tính.
B. Duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể.
C. Nhờ nguyên phân mà cơ thể không ngừng lớn lên.
D. Cả a, b và c.
Câu 19: Số NST trong tế bào ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân là
A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép.
Câu 20: Ở người (2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì cuối của quá trình nguyên phân là
A. 23 B. 46 C. 69 D. 92
Câu 20: Gà có 2n =78. Vào kỳ trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi
tế bào là:
A. 78 NST đơn B. 78 NST kép. C. 156 NST đơn. D. 156 NST kép.
Câu 21: Từ 1 tế bào ban đầu, qua k lần phân chia nguyên phân liên tiếp tạo ra được
A. 2k tế bào con. B. k/2 tế bào con. C. 2k tế bào con. D. k – 2 tế bào con.
Câu 22: Trâu có 2n = 50NST. Vào kì giữa của lần nguyên phân thứ tư từ một hợp tử của trâu,
trong các tế bào có:
A. 400 NST kép B. 800 NST kép C. 400 NST đơn D. 800 NST đơn
Câu 23: Bộ NST của một loài là 2n = 14 (Đậu Hà Lan). Có bao nhiêu phát biểu đúng bên dưới? 
(1) Số NST ở kì đầu của nguyên phân là 14 NST kép. 
(2) Số tâm động ở kí giữa của nguyên phân là 14. 
(3) Số NST ở kì sau của nguyên phân là 14 NST kép 
(4) Số crômatit ở kì sau của nguyên phân 28.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

You might also like