You are on page 1of 2

ÔN TẬP CHƯƠNG 2: Nhiễm sắc thể – SINH HỌC 9 Họ tên:…………………….

Câu 1: Một tế bào tham gia nguyên phân liên tiếp 5 lần. Số tế bào con được tạo ra là?
A. 8. B. 10. C. 32. D. 5.
Câu 2: Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể xếp thành:
A. Bốn hàng B. Hai hàng C. Ba hàng D. Một hàng
Câu 3: Ở chim, thằn lằn, nhiễm sắc thể giới tính của cá thể đực thuộc dạng:
A. XXY. B. XO. C. XY. D. XX.
Câu 4: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
được gọi là :
A. Quá trình phân bào B. Chu kỳ tế bào C. Phân chia tế bào D. Phát triển tế bào
Câu 5: Hình sau đây cho thấy tế bào đang trong kì nào của quá trình nguyên phân?
A. kì sau. B. kì đầu. C. kì giữa. D. kì cuối.
Câu 6: Những kỳ nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép?
A. Trung gian , đầu và giữa B. Đầu, giữa , sau và cuối
C. Đầu, giữa , cuối D. Trung gian, đầu và cuối
Câu 7: Trong tế bào của một loài, vào kỳ giữa của nguyên phân , người ta xác định có tất cả16 crôma tít. Loài
đó có tên là :
A. Lúa nước B. Ruồi giấm C. Đậu Hà Lan D. Người
Câu 8: Sự hình thành giới tính ở cá thể của nhiều loài động vật được xác định chủ yếu bởi:
A. cơ chế NST giới tính xác định giới tính
B. ảnh hưởng của các yếu tố môi trường ngoài.
C. cơ chế NST thường xác định giới tính
D. ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong
Câu 9: Loài dưới đây có cặp NST XX ở giới cái và cặp NST XY ở giới đực là:
A. Ếch nhái B. Bướm tằm C. Tinh tinh D. Bò sát
Câu 10: Hình sau đây mô tả 5 kì của một chu kì tế bào. Thứ tự đúng là:

A. d → c → a → b → c B. d → b → a → e → c
C. c → d → a → e → b D. b → a → e → c → d
Câu 11: Các nhiễm sắc thể dính vào thoi phân bào nhờ :
A. Eo sơ cấp B. Eo thứ cấp C. Đầu nhiễm sắc thể D. Tâm động
Câu 12: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân . Biết số nhiễm sắc thể của loài là 2n=40. Số tế bào
con được tạo ra sau giảm phân là :
A. 10 B. 5 C. 15 D. 20
Câu 13: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dục chín B. Tế bào xô ma C. Giao tử D. Tế bào sinh dưỡng
Câu 14: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân ?
A. Kỳ giữa , kỳ sau , kỳ đầu , kỳ cuối B. Kỳ sau ,kỳ giữa ,Kỳ đầu , kỳ cuối
C. Kỳ đầu , kỳ giữa , kỳ sau , kỳ cuối D. Kỳ đầu , kỳ sau , kỳ cuối , kỳ giữa
Câu 15: Quan sát hình sau đây, ta dễ dàng đoán được nó thuộc……………………….của nguyên phân:
ÔN TẬP CHƯƠNG 2: Nhiễm sắc thể – SINH HỌC 9 Họ tên:…………………….
A. Kì đầu và kì giữa B. Kì trung gian và kì đầu C. Kì sau và kì cuối D. Kì giữa và kì sau
Câu 16: Trong một chu kỳ tế bào , thời gian dài nhất là của :
A. Kì cuối B. Kỳ trung gian C. Kỳ đầu D. Kỳ giữa
Câu 17: Khi quan sát một tế bào người đang tiến hành phân bào, người ta đếm được có 23 nhiễm sắc thể kép
đang xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Hỏi tế bào đó đang ở kì nào và quá trình
phân bào đó là nguyên phân hay giảm phân?
A. Kì sau, giảm phân I. B. Kì giữa, giảm phân I.
C. Kì giữa, nguyên phân. D. Kì giữa, giảm phân II.
Câu 18: Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XY?
A. Châu chấu. B. Ruồi giấm. C. Chim. D. Bướm.
Câu 19: Gà có 2n=78. Vào kỳ trung gian , sau khi xảy ra tự nhân đôi , số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là :
A. 78 nhiễm sắc thể đơn B. 156 nhiễm sắc thể đơn C. 156 nhiễm sắc thể kép D. 78 NST kép
Câu 20: Hình ảnh sau đây mô tả …………….của nguyên phân ở một tế bào động vật.

A. Kì đầu, kì giữa, kì sau B. Kì trung gian, kì đầu và kì giữa


C. Kì sau, kì cuối và kì trung gian D. Kì giữa, kì sau, kì cuối
Câu 21: Trong tế bào sinh dưỡng của một loài có 46 nhiễm sắc thể. Đó là tế bào của:
A. vượn. B. gà. C. tinh tinh. D. người.
Câu 22: Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kỳ sau của nguyên phân là:
A. 48. B. 12. C. 46. D. 45.
Câu 23: Vào kỳ sau của nguyên phân , trong mỗi tế bào của người có :
A. 46 crômatit B. 92 tâm động C. 46 nhiễm sắc thể đơn D. 92 nhiễm sắc thể kép
Câu 24: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở:
A. tế bào sinh dục vào thời kì chín. B. tế bào sinh dưỡng.
C. tế bào sinh dục sơ khai. D. hợp tử.
Câu 25: Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là :
A. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi B. Xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể
C. Có sự phân chia của tế bào chất D. Có 2 lần phân bào
Câu 26: Cách sắp xếp của nhiễm sắc thể ở kì giữa của lần giảm phân I là
A. xếp thành hai hàng. B. xếp thành ba hàng. C. xếp lộn xộn. D. xếp thành một hàng.
Câu 27: Trong kỳ giữa , nhiễm sắc thể có đặc điểm
A. Ở trạng thái đơn bắt đầu có co xoắn B. Ở trạng thái đơn có xoắn cực đại
C. Ở trạng thái kép bắt đầu có co xoắn D. Ở trạng thái kép có xoắn cực đại
Câu 28: Trong kỳ đầu của nguyên nhân , nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây ?
A. Co xoắn tối đa B. Bắt đầu co xoắn lại
C. Bắt đầu dãn xoắn D. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép
Câu 29: Trong 1 tế bào sinh dục của1 loài đang ở kỳ giữa I , người ta đếm có tất cả 16 crômatit. Tên của loài
nói trên là :
A. Ruồi giấm B. Củ cải C. Đậu Hà Lan D. Bắp
Câu 30: Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân ?
A. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất
B. Nhân và tế bào chất phân chia cùng lúc
C. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không
D. Tế bào chất phân chia trước rồi đên nhân phân chia

You might also like