You are on page 1of 5

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HK II MÔN SINH 10

TRẮC NGHIỆM
Câu 17: Trình tự các pha trong chu kì tế bào là
A. Pha G1 → Pha G2 → Pha S → Pha M. B. Pha M → Pha G1 → Pha S → Pha G2.
C. Pha G1 → Pha S → Pha G2 → Pha M. D. Pha M → Pha G1 → Pha G2 → Pha S.
Câu 18: Sự kiện nào sau đây diễn ra ở pha S của chu kì tế bào?
A. Tế bào ngừng sinh trưởng.
B. DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi.
C. Các nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào.
D. Các nhiễm sắc thể xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng của tế bào.
Câu 19: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép gồm có 2 chromatid dính
ở tâm động xuất hiện ở
A. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì giữa). B. pha S, pha G2, pha M (kì giữa, kì sau).
C. pha S, pha G2, pha M (kì sau, kì cuối). D. pha S, pha G2, pha M (kì đầu, kì cuối).
Câu 20: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại
điểm kiểm soát G1 thì tế bào sẽ chuyển sang
A. pha S. B. pha G2.
C. phân chia nhân của pha M. D. phân chia tế bào chất của pha M.
Câu 21: Trong nguyên phân, hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai
nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào xảy ra ở
A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối.
Câu 22: Tại sao có thể quan sát nhiễm sắc thể rõ nhất tại kì giữa của nguyên phân?
A. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn cực đại.
B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại.
C. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi tạo thành nhiễm sắc kép.
D. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li về hai cực của tế bào.
Câu 23: Tại sao có sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và
tế bào thực vật?
A. Vì tế bào động vật có lysosome. B. Vì tế bào động vật có trung thể.
C. Vì tế bào thực vật có lục lạp. D. Vì tế bào thực vật có thành tế bào.
Câu 24: Cho các vai trò sau:
(1) Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể đa bào sinh trưởng và phát triển.
(2) Giúp cơ thể đa bào tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương.
(3) Là cơ chế sinh sản của nhiều sinh vật đơn bào.
(4) Là cơ chế sinh sản của nhiều loài sinh sản vô tính.
Số vai trò của quá trình nguyên phân là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: Trong giảm phân, tế bào sinh dục ở thời kì chín có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội trải
qua
A. 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào liên tiếp.
B. 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 1 lần phân bào liên tiếp.
C. 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào liên tiếp.
D. 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 1 lần phân bào liên tiếp.
Câu 26: Các giao tử được hình thành qua giảm phân có bộ nhiễm sắc thể
A. đơn bội (n). B. lưỡng bội (2n). C. tam bội (3n). D. tứ bội (4n).
Câu 27: Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì nào của giảm
phân?
A. Kì đầu I. B. Kì giữa I. C. Kì đầu II. D. Kì giữa II.
Câu 28: Trong giảm phân, kì sau I và kì sau II đều xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Các chromatid tách nhau ra ở tâm động.
B. Các nhiễm sắc thể kép tập trung thành một hàng.
C. Các nhiễm sắc thể di chuyển về 2 cực của tế bào.

1
D. Các nhiễm sắc thể kép bắt đôi theo từng cặp tương đồng.
Câu 29: Giảm phân và nguyên phân giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Đều có 2 lần phân bào liên tiếp.
B. Đều có 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
C. Đều có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Đều có sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 30: Giao tử là
A. tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử
ở sinh vật đa bào.
B. tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo thành hợp
tử ở sinh vật đa bào.
C. tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), có thể trải qua giảm phân rồi mới tham gia thụ
tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào.
D. tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), có thể trải qua giảm phân rồi mới tham gia thụ
tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào.
Câu 31: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra
A. 4 tinh trùng. B. 1 tinh trùng. C. 2 tinh trùng. D. 3 tinh trùng.
Câu 32: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh trứng sẽ tạo ra
A. 4 tế bào trứng. B. 2 tế bào trứng và 2 thể cực.
C. 1 tế bào trứng và 3 thể cực. D. 3 tế bào trứng và 1 thể cực.
Câu 33: Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu
là AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 34: Bộ nhiễm sắc thể của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là
nhờ
A. sự phối hợp của quá trình nguyên phân và giảm phân.
B. sự phối hợp của quá trình nguyên phân và thụ tinh.
C. sự phối hợp của quá trình giảm phân và thụ tinh.
D. sự phối hợp của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 35: Ngựa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 64 và lừa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 62. Con lai giữa
ngựa cái và lừa đực là con la. Con la sẽ có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n = 62. B. 2n = 64. C. 2n = 63. D. 2n = 126.
Câu 36: Kì giữa của giảm phân I và kì giữa của giảm phân II khác nhau ở
A. sự sắp xếp các NST trên mặt phẳng xích đạo. B. sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
C. sự phân li của các nhiễm sắc thể. D. sự co xoắn của các nhiễm sắc thể.
Câu 37:Sự kiện nào sau đây không xảy ra tại kì đầu của lần giảm phân I?
A. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có thể trao đổi chéo.
B. Nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép.
C. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
D. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp.
Câu 38: Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số
nhiễm sắc thể và số chromatid ở kì sau I lần lượt là
A.38 và 76 B. 38 và 0. C. 38 và 38. D. 76 và 76.
Câu 39: Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 46 tiến hành nguyên phân. Phát biểu nào sau
đây không đúng khi nói về quá trình nguyên phân của tế bào này?
A. Tại kì đầu, tế bào chứa 46 nhiễm sắc thể kép.
B. Tại kì giữa, tế bào chứa 46 nhiễm sắc thể kép.
C. Tại kì sau, tế bào chứa 92 nhiễm sắc thể kép.
D. Tại kì cuối, mỗi tế bào con chứa 46 nhiễm sắc thể đơn.
Câu 40: Có 4 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con
tạo thành là
A. 32. B. 12. C. 24. D. 48.

2
Câu 41. Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào chuột đang phân chia thì thấy trong một tế bào có
19 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở
A. kì đầu II của giảm phân. B. kì đầu của nguyên phân.
C. kì đầu I của giảm phân. D. kì cuối II của giảm phân.
Câu 42. Nếu tinh trùng của một loài sinh vật có số lượng NST là 28 thì tế bào của cơ thể
thuộc loài đó có bộ NST là :
A. 14 B. 28 C. 42 D. 56
Câu 43. Từ 20 tế bào sinh trứng khi giảm phân sẽ có.
A. 40 thể định hướng, 40 trứng. B. 20 trứng và 60 thể định hướng.
C. 80 trứng. D. 20 thể định hướng.
Câu 44. Hoạt động quan trọng nhất của NST trong nguyên phân là
A. sự tự nhân đôi và sự đóng xoắn. B. sự phân li đồng đều về 2 cực của tế bào.
C. sự tự nhân đôi và sự phân li. D. sự đóng xoắn và tháo xoắn.
Câu 45: Ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo
ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được gọi là gì?
A. Công nghệ tế bào. B. Công nghệ gen. C. Kỹ thuật PCR. D. Công nghệ sinh học.
Câu 46: Tế bào gốc là gì?
A. Các tế bào đã biệt hóa từ các tế bào khác
B. Các tế bào tủy xương
C. Tế bào gốc là các tế bào có khả năng biệt hoá thành các tế bào khác
D. Tế bào bạch cầu
Câu 47: Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí là
A. tính toàn năng của tế bào.
B. khả năng biệt hoá của tế bào.
C. khả năng phản biệt hoá của tế bào.
D. tính toàn năng, khả năng biệt hoá và phản biệt hoá của tế bào.
Câu 48: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản
biệt hóa của tế bào?
A. Tính toàn năng của mỗi loại tế bào động vật là giống nhau.
B. Hầu hết các loại tế bào thực vật đều có khả năng phản biệt hóa.
C. Tính toàn năng của tế bào động vật cao hơn tế bào thực vật.
D. Tất cả các dòng tế bào động vật có khả năng phản biệt hóa.
Câu 49: Trong thực tiễn sản xuất, người nông dân thường dùng kĩ thuật giâm cành đối với
một số cây trồng như sắn, mía, rau muống, khoai lang,... Đặc tính nào sau đây của tế bào
thực vật là nguyên lí để thực hiện kĩ thuật này?
A. Tính toàn năng. B. Khả năng biệt hoá.
C. Khả năng phản biệt hoá. D. Tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa.
Câu 50: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo mô, cơ quan thay thế
(2) Tạo dòng tế bào và động vật chuyển gene
(3) Nhân bản vô tính ở động vật
Các thành tựu chính của công nghệ tế bào động vật gồm
A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (3). D. (1), (2) và (3).
TỰ LUẬN: Gợi ý đáp án
Câu 1: Thụ tinh là gì? Hợp tử có bộ NST như thế nào so với các tế bào giao tử và tế bào sinh
dưỡng của cơ thể bố mẹ?
TL: Thụ tinh: là quá trình giao tử đực đơn bội (n) kết hợp với giao tử cái đơn bội (n) tạo nên
hợp tử lưỡng bội (2n).
Hợp tử có bộ NST 2n, gấp đôi so với giao tử (n) và bằng với tế bào sinh dưỡng của cơ thể bố
mẹ.

3
Câu 2. Vì sao sự phối hợp giữa các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế
duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ?
TL: Do:
- Giảm phân tạo giao tử mang bộ NST đơn bội n NST.
- Thụ tinh giúp phục hồi bộ NST lưỡng bội 2n NST đặc trưng cho loài.
- Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể lớn lên.
Câu 3: Sự khác nhau giữa giai đoạn của sự phát sinh giao tử đực và sự phát sinh giao tử cái ở
động vật.
TL:
Các giai đoạn Sự phát sinh giao tử đực Sự phát sinh giao tử cái
Phát triển Từ 1 tế bào mầm tạo ra 1 tinh Từ 1 tế bào mầm tạo ra 1 noãn bào
nguyên bào bậc 1. bậc 1
Giảm phân I Tinh bào bậc 1 giảm phân I tạo 2 Noãn bào bậc 1 giảm phân I tạo 1
tinh bào bậc 2. noãn bào bậc 2 có kích thước lớn và 1
thể cực có kích thước nhỏ.
Giảm phân II Mỗi tinh bào bậc 2 giảm phân II Noãn bào bậc 2 giảm phân II tạo 1 tế
cho 2 tinh tử phát triển thành bào trứng có kích thước lớn và 1 thể
tinh trùng. cực có kích thước bé.
Kết quả Từ 1 tinh bào bậc 1 giảm phân Từ 1 noãn bào bậc 1 giảm phân cho 1
cho 4 tinh trùng đều tham gia tế bào trứng( tham gia thụ tinh) và 3
thụ tinh. thể cực( tiêu biến).

Câu 4:Chu kì tế bào là gì? Gồm các giai đoạn nào? Nêu đặc điểm các pha của kì trung gian?
- Đọc nội dung mục I(SGK 81), bảng 13.1 (SGK 82)
Câu 5: Phân biệt quá trình nguyên phân và giảm phân

Điểm phân Nguyên phân Giảm phân


biệt
Nơi diễn ra Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
tế bào sinh dục sơ khai.
Số lần phân 1 2
bào
Hiện tượng Không Xảy ra ở kì đầu của giảm
tiếp hợp và phân I.
trao đổi chéo
Sắp xếp NST Kì giũa NST kép xếp thành 1 Kì giữa I các NST kép xếp
trên thoi phân hàng trên mặt phẳng xích đạo thành 2 hàng trên mặt phẳng
bào xích đạo.
Các NST tách Ở kì sau Kì sau I: Các NST kép trong
nhau ở tâm cặp tương đồng phân li nhưng
động không tách tâm động.
Kết quả Từ một tế bào mẹ cho ra hai Từ một tế bào mẹ cho ra bốn
tế bào con giống nhau và tế bào con có bộ NST (n)

4
giống tế bào mẹ ban đầu. giảm đi một nửa so với tế bào
mẹ ban đầu..

You might also like