You are on page 1of 10

I.

CẤP ĐỘ PHÂN TỬ (ADN, GEN, PROTEIN):

Câu 1: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số riboxom cùng hoạt động. Các riboxom
này được gọi là
A. polinucleoxom. B. poliriboxom. C. polipeptit. D. polinucleotit.
Câu 2: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotit trên mạch mã gốc là:
3’…TGTGAAXTTGXA…5’. Theo lí thuyết, trình tự nucleotit trên mạch bổ sung của đoạn phân tử ADN này là
A. 5’…TGTGAAXXTGXA…3’. B. 5’…AAAGTTAXXGGT…3’.
C. 5’…TGXAAGTTXAXA…3’. D. 5’…AXAXTTGAAXGT…3’.
Câu 3: Gen được cấu tạo bởi loại đơn phân nào sau đây?
A. Glucozơ. B. Axit amin. C. Vitamin. D. Nuclêôtit.
Câu 4: Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại A trên mạch khuôn liên kết với loại nuclêôtit nào ở môi trường
nội bào?
A. U B. T C. G D. X
Câu 5: Phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã?
A. ADN. B. ARN. C. mARN. D. tARN

Câu 6: Trong một Operon, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động phiên mã là:
A. vùng vận hành B. vùng khởi động.
C. vùng mã hóa D. vùng kết thúc.

Câu 7: Thành phần không thuộc Operon Lac ở vi khuẩn E.coli là


A. Các gen cấu trúc. B. Vùng vận hành. C. Vùng khởi động. D. Gen điều hòa.
Câu 8: Vai trò của vùng vận hành trong operon Lac ở E.coli là
A. nơi liên kết với prôtêin ức chế làm ngăn cản sự phiên mã của các gen cấu trúc.
B. mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế.
C. nơi enzim ARN-polimeraza bám vào và khởi đầu quá trình phiên mã.
D. mang thông tin quy định cấu trúc các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactôzơ.
Câu 9: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 20% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại X của phân tử
này là
A. 10% B. 30% C. 20% D. 40%
Câu 10: Axit amin là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. Prôtêin.
Câu 11: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.
Câu 12: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 10% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử
này là
A. 10%. B. 30%. C. 20%. D. 40%.
Câu 13: Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loại axit amin nào sau đây?
A. Lizin. B. Mêtiônin. C. Glixin. D. Valin.

Câu 14: Một đoạn ADN mạch kép có 2000 nuclêôtit, trong đó Timin chiếm 10% số nuclêôtit. Theo lí thuyết, số
nuclêôtit loại X là
A. 200. B. 900. C. 800. D. 1600.
Câu 15: ở sinh vật nhân sơ, loại phân tử nào sau đây có cấu trúc hai mạch xoắn kép?
A. ADN B. mARN C. tARN D. rARN.
Câu 16: Enzim tham gia quá trình phiên mã là
A. ARN polimeraza. B. ADN polimeraza. C. Ligaza. D. Restrictaza.
Câu 17: Quá trình phiên mã là quá trình tổng hợp ra loại phân tử nào dưới đây?
A. ARN. B. Protein. C. ADN. D. Tinh bột.

II. CẤP ĐỘ TẾ BÀO (NST):


Câu 18: Một loài thực vật có 12 nhóm gen liên kết. Theo lí thuyết, bộ NST lưỡng bội của loài này là
A. 2n = 6. B. 2n = 36 C. 2n = 12 D. 2n = 24
Câu 19: Ở một loài lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này là
A. 16. B. 17. C. 18. D. 19.
Câu 20: Ở loài thực vật lưỡng bội (2n = 8) các cặp NST tương đồng được ký hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. Do đột biến lệch
bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây?
A. AaaBbDD. B. AaBbEe. C. AaBbDEe. D. AaBbDdEe.
Câu 21: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến
dạng tam bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST?
A. 25. B. 48. C. 12. D. 36.
Câu 22: Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí hiệu là D, d và E, e. Cơ thể có bộ NST nào sau đây là thể một?
A. DEE. B. DDdEe. C. DdEee. D. DdEe.
Câu 23: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi trình tự phân bố các gen nhưng không làm thay đổi chiều dài của
NST?
A. Đảo đoạn NST B. Mất đoạn NST.
C. Thêm 1 cặp nuclêôtit D. Mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 24: Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có đường kính 30 nm là
A. Sợi ADN. B. sợi cơ bản. C. sợi nhiễm sắc. D. cấu trúc siêu xoắn.
Câu 25: Ở thực vật, thể ba mang bộ NST nào sau đây?
A. 2n + 1. B. n C. 2n - 1. D. 3n.
Câu 26: Dạng đột biến không làm thay đổi thành phần và số lượng các alen trên NST là
A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. chuyển đoạn. D. lặp đoạn.
Câu 27: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi trình tự phân bố các gen nhưng không làm thay đổi chiều dài của
NST?
A. Mất đoạn NST. B. Đảo đoạn NST. C. Mất 1 cặp nuclêôtit. D. Thêm 1 cặp nuclêôtit
Câu 28: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể tứ bội?
A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).
B. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).
C. Giao tử (n+1) kết hợp với giao tử (n+1).
D. Giao tử (n+2) kết hợp với giao tử (n+2).
Câu 29: Ở sinh vật nhân thực, NST được cấu trúc bởi 2 thành phần nào sau đây?
A. ADN và mARN. B. ADN và prôtêin histôn.
C. ADN và tARN. D. tARN và prôtêin histôn.
Câu 30: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng NST trong tế bào?
A. Đột biến thể một. B. Đột biến đảo đoạn NST.
C. Đột biến tứ bội. D. Đột biến tam bội.
Câu 31: Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 cặp NST tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Do đột biến lệch
bội đã làm xuất hiện thể ba ở một trong số các cặp NST trên. Bộ NST của thể ba về các cặp NST này là
A. ABbDd. B. AaaBbDd. C. AaBbDd. D. AaBbDD.
Câu 32: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất là
A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. mất đoạn. D. lặp đoạn.
Câu 33: Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG*HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là
ADCBEFG*HI. Đây là dạng đột biến nào?
A. Lặp đoạn NST. B. Chuyển đoạn NST. C. Đảo đoạn NST. D. Mất đoạn NST.
Câu 34: Ở cà chua, bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Số NST trong một tế bào đột biến thể tam bội là
A. 13. B. 23. C. 72. D. 36.
Câu 35: Loài mới được hình thành bằng con đường nào sau đây mang bộ NST của 2 loài khác nhau?
A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái. C. Tự đa bội. D. Dị đa bội

III. QUY LUẬT DI TRUYỀN:


Câu 36: Đối tượng nào sau đây được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền?
A. Đậu hà lan B. Ruồi giấm C. Lúa nước. D. Chuột.
Câu 37: Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a, phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích?
A. AA x AA. B. AA x Aa. C. Aa x aa. D. Aa x Aa.
Câu 38: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử ab?
A. AaBB. B. Aabb. C. AAbb. D. aaBB.
Câu 39: Ở đậu Hà lan alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng và mọi diễn biến xảy ra bình thường. Phép
lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ con lai là 1 đỏ : 1 trắng?
A. Aa × AA. B. AA × Aa. C. Aa × aa. D. Aa × AA.
Câu 40: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
A. AABb. B. AaBb. C. AABB. D. aaBB.
Câu 41: Cho biết alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Theo lí thuyết, phép lai
nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1?
A. Bb x bb B. Bb x Bb. C. BB x bb. D. BB x Bb.
Câu 42: Xét cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường. Giao tử ab chiếm tỉ lệ
A. 50%. B. 75%. C. 12,5%. D. 25%.
Câu 43: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây
cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1: 1: 1: 1?
A. Aabb x aaBb. B. AaBb x aaBb.
C. AaBb x AaBb. D. Aabb x AaBb.
Câu 44: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử về tất cả các cặp gen đang xét?
A. aabbdd. B. AabbDD. C. aaBbDD. D. aaBBDd.
Câu 45: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?
A. AA × Aa. B. AA × aa. C. Aa × Aa. D. Aa × aa.
Câu 46: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 ?
A. AA × AA. B. Aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × aa.
Câu 47: Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai
giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 2 loại kiểu hình?
A. Dd × Dd. B. DD × dd. C. dd × dd. D. DD × DD.
Câu 48: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen?
A. AABB B. aaBB C. Aabb D. AaBb
Câu 49: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo giao tử, biết rằng quá trình giảm phân tạo không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, loại giao tử chứa 3 alen trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1 B. 1/2 C. 1/4 D. 1/8
Ab
Câu 50: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số
aB
20%. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo ra, loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ
A. 40% B. 10% C. 5% D. 20%

Câu 51: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con của phép lai Aa × Aa là
A. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng B. 100% hoa đỏ
C. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 100% hoa trắng
Câu 52: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ
A. 50%. B. 15%. C. 25%. D. 100%.
Câu 53: Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây
cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1?
A. AaBb  AaBb. B. Aabb  aaBb. C. Aabb  AaBb. D. AaBb  aaBb.
Câu 54: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử ab?
A. aaBB. B. AaBB. C. AAbb. D. Aabb.
Câu 55: Biết rằng không xảy ra đột biến. Phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen?
A. Aa × Aa B. Aa × AA C. AA × aa D. AA × AA
Câu 56: Kiểu gen nào sau đây giảm phân không đột biến sẽ cho 4 loại giao tử?
A. aaBB B. AaBB C. Aabb. D. AaBb
Câu 57: Về mặt lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân tạo ra giao tử AB chiếm tỉ lệ là
A. 1/4. B. 1/2. C. 3/4. D. 100%.
Câu 58: Theo lý thuyết, nếu không có đột biến, phép lai Aa x aa sẽ cho đời con có tối đa
A. 1 loại kiểu gen. B. 2 loại kiểu gen. C. 3 loại kiểu gen. D. 4 loại kiểu gen.
Câu 59: Trường hợp nào sau đây tính trạng được di truyền theo dòng mẹ?
A. Gen nằm ở ti thể B. Gen nằm trên NST thường
C. Gen nằm trên NST giới tính X D. Gen nằm trên NST giới tính Y

IV. DI TRUYỀN QUẦN THỂ:

Câu 60: Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen A của quần thể này là bao
nhiêu?
A. 0,3 B. 0.5. C. 0,4 D. 0,7
Câu 61: Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và 1400
cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là
A. 0,25. B. 0,4. C. 0,5. D. 0,6.
Câu 62: Quần thể nào sau đây đang cân bằng về di truyền?
A. 100%AA B. 0,7Aa : 0,3aa. C. 0,5AA : 0,5Aa. D. 100%Aa.
Câu 63: Một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Ở thế hệ F3, kiểu
gen Aa chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 0,1. B. 0,05. C. 0,2. D. 0,15.
Câu 64: Một quần thể thực vật giao phấn đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có hai alen là A và a, trong
đó tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể là
A. 0,36. B. 0,16. C. 0,40. D. 0,48.

V. TIẾN HÓA:
Câu 65: Nhân tố nào sau đây quy định chiều hướng tiến hoá của tất cả các loài sinh vật?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Cách li địa lý và sinh thái.
C. Đột biến và giao phối. D. Biến dị và chọn lọc tự nhiên.
Câu 66: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài
được gọi là
A. giao phối không ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên.
C. di - nhập gen. D. đột biến.
Câu 67: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể tạo ra các alen mới cho quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 68: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác
định?
A. Di – nhập gen. B. Đột biến.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 69: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không thể làm tăng nguồn biến dị di truyền của quần
thể?
A. Giao phối B. Nhập cư. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến.
Câu 70: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm
thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 71: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác
định?
A. Di - nhập gen. B. Đột biến C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 72: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể tạo ra các alen mới cho quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 73: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần
kiểu gen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến.
Câu 74: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không được coi là nhân tố tiến hóa?
A. Di – Nhập gen. B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến.
Câu 75: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây tạo ra nguồn biến dị sơ cấp?
A. Đột biến gen. B. Di - nhập gen.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.

VI. SINH THÁI:


Câu 76: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật tự dưỡng?
A. Thực vật. B. Nấm hoại sinh
C. Vi khuẩn phân giải. D. Giun đất.
Câu 77: Trong một chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật nào sau đây thuộc bậc định dưỡng cấp 2?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. B. Sinh vật sản xuất.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.
Câu 78: Rễ cây có thể hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây?
A. NH +4 B. N2O C . N2 D. NO

Câu 79: Bồ nông xếp thành đàn dễ dàng bắt được nhiều cá, tôm so với bồ nông kiếm ăn riêng lẻ là ví dụ về mối
quan hệ nào sau đây?
A. Hỗ trợ cùng loài B. Kí sinh cùng loài.
C. Cạnh tranh cùng loài D. Vật ăn thịt – con mồi.
Câu 80: Phong lan và cây thân gỗ là mối quan hệ gì?
A. Kí sinh B. Sinh vật ăn sinh vật C. Cộng sinh D. Hội sinh
Câu 81: Nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí qua cả phổi và da?
A. Giun đất. B. Lưỡng cư. C. Bò sát. D. Côn trùng.
Câu 82: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6oC và
42oC. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC được gọi là
A. giới hạn sinh thái. B. khoảng thuận lợi. C. khoảng chống chịu. D. khoảng gây chết.
Câu 83: Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau thì giữa chúng thường xảy
ra mối quan hệ
A. cộng sinh. B. cạnh tranh.
C. sinh vật này ăn sinh vật khác. D. kí sinh.
Câu 84: Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái → Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật
tiêu thụ bậc 2 là
A. lúa. B. châu chấu. C. nhái. D. rắn
Câu 85: Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường qua bể mặt cơ thể?
A. Giun đất. B. Cá chép. C. Cá sấu. D. Chim sẻ.
Câu 86: Trong một hệ sinh thái trên cạn điển hình, hai loài động vật ăn thịt có chung nguồn con mồi thì giữa chúng
thường xảy ra mối quan hệ
A. kí sinh - kí chủ. B. ức chế - cảm nhiễm.
C. ăn thịt nhau. D. cạnh tranh.
Câu 87: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật tự dưỡng?
A. Giun đất. B. Nấm hoại sinh. C. Vi khuẩn phân giải. D. Thực vật.
Câu 88: Trong quá trình sống, một loài vô tình gây hại cho loài khác là mối quan hệ
A. cạnh tranh khác loài. B. ức chế - cảm nhiễm.
C. cộng sinh. D. sinh vật ăn sinh vật.
Câu 89: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức
ăn này, sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 là
A. sâu ăn lá ngô. B. nhái C. rắn hổ mang. D. diều hâu.
Câu 90: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Các cây cọ ở rừng Phú Thọ. B. Các con cá đang săn mồi ở đại dương.
C. Các cây đang ra hoa và sinh sản. D. Các con côn trùng ở vườn hoa.
Câu 91: Trong một lưới thức ăn, loài sinh vật nào sau đây thuộc bậc dinh dưỡng cấp n + 1?
A. Động vật tiêu thụ bậc n. B. Thực vật bậc n
C. Động vật ăn thực vật bậc n2 D. Động vật tiêu thụ bậc n + 2.
Câu 92: Kiểu phân bố nào sau đây thuộc quần xã sinh vật?
A. Phân bố đều. B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố theo chiều thẳng đứng.
Câu 93: Ở mối quan hệ nào sau đây, cả hai loài đều có lợi?
A. Hội sinh B. Kí sinh C. Ức chế cảm nhiễm. D. Cộng sinh.
Câu 94: Sinh vật nào sau đây sống trong môi trường đất?
A. Cá chép B. Giun đất. C. Mèo rừng. D. Thỏ.

VII. SINH 11:


Câu 95: Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại?
A. Dạ cỏ. B. Dạ lá sách. C. Dạ tổ ong. D. Dạ múi khế
Câu 96: Sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào của cơ thể xảy ra chủ yếu ở:
A. động mạch chủ B. tĩnh mạch chủ.
C. tiểu động mạch D. mao mạch.
Câu 97: Khi thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật, người ta thường sử dụng loại mẫu vật nào sau đây?
A. Hạt khô B. Hạt khô đã được luộc chín
C. Hạt đang nhú mầm D. Hạt nhú mầm đã được luộc chín.
Câu 98: Động vật nào sau đây có tim 2 ngăn?
A. Ếch đồng. B. Cá chép. C. Gà D. Thỏ
Câu 99: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?
A. Thủy tức B. Cá chép C. Châu chấu D. Trùng đế giày.

You might also like